ĐẢNG CSVN HÃY SOI MẶT MÌNHPhạm Trần
(10/023)
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật.
Vì vậy,
công tác “Bảo vệ chính trị nội bộ” và “kiểm soát quyền lực” đã được khẩn trương
thi hành, trước thềm các Hội nghị chuẩn bị cho kỳ họp bầu Ban Chấp hành Trung
ương khóa đảng XIV (2026-2031), dự trù tháng 1 năm 2026.
Về “Bảo
vệ chính trị nội bộ”, báo của Trung ương đảng viết:”Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường
lối chính trị, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo vệ chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của
Đảng; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc,
phá hoại nền tảng tư tưởng, đường lối chính trị, phá hoại tổ chức đảng từ trong
nội bộ, mua chuộc, dụ dỗ, khống chế cán bộ, đảng viên của Đảng.”
Về tầm
quan trọng, bài viết lưu ý toàn đảng:” Bảo
vệ chính trị nội bộ là vấn đề sống còn của cách mạng, gắn liền với vận mệnh và
vai trò lãnh đạo của Đảng, là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu
dài trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng; là trách nhiệm của các cấp uỷ, các tổ
chức đảng và toàn thể đảng viên.” (báo Đảng CSVN, ngày 06/03/2018)
Nhưng
bảo vệ cái gì ?
“Trong tình hình hiện nay”, báo ĐCSVN cho
biết, “nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ
trước hết là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật của
Nhà nước; bảo vệ các nguyên tắc tổ chức đảng; bảo vệ tổ chức đảng và bảo vệ đội
ngũ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Xây dựng
Đảng bộ Khối thật sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, giữ
gìn đạo đức, lối sống lành mạnh của cán bộ, đảng viên là yếu tố tiên quyết để
chủ động làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.”
Nhưng “các thế lực thù địch” của đảng là những ai và từ đâu mà có ? Chưa
bào giờ đảng minh thị cho dân biết chúng từ đâu đến, hay ngay trong nội bổ
đảng.
Chỉ
thấy báo đảng kêu gọi:”Nêu cao tinh thần
cảnh giác, kịp thời đấu tranh với những quan điểm trái với đường lối, nguyên
tắc tổ chức của Đảng. Chuyển mạnh trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội
bộ sang nắm và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay nảy sinh trong nội bộ Đảng
như “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thoái hóa, biến chất, tham nhũng của một
bộ phận cán bộ, đảng viên.”
À
thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập
cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản
thân.
Nên
biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính
trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện
tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong
hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Kế đến là
trình trạng lười học “lý luận chinh trị,
đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ
đảng viên.
Vì vậy,
theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính
trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề mới nảy
sinh đòi hỏi công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải được đổi mới cả về nội dung,
phương thức hoạt động và tổ chức bộ máy.”
Tuy nhiên,
bài báo không cho biết phải “đổi mới” như thế nào, nhưng đề ra 2 bước :”Cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về quan điểm, đường
lối, chủ trương của công tác bảo vệ chính trị nội bộ; về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, về vị trí và
tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.”
Ngoài
ra, theo bài báo, cũng cần phải : “Xác
định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu, nhất là cấp
ủy cơ sở trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh việc giáo dục, rèn
luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng
viên trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch.”
Song
song với những việc làm trên, báo đảng CSVN còn đề xướng:” Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên nói,
viết và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng; tham ô, tham nhũng,
cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết trong Đảng. Ngăn chặn kịp thời
âm mưu hình thành phe nhóm, tổ chức chính trị đối lập.”
Nhưng “âm mưu hình thành
phe nhóm, tổ chức chính trị đối lập” đã có từ bao giờ mà Công an đảng không
tìm ra, hay đây chỉ là lời ”thả mồi bắt bóng” của Tuyên giáo đảng ?
THAM
NHŨNG QUYỀN LỰC
Bên
cạnh vấn đề “chính trị nội bộ” lung
tung, ông Trọng và đảng CSVN còn phải đối phó với tệ nạn tham nhũng và hối mại
quyến thế trong hàng ngũ đảng viên, nhất là thành phần có trách nhiệm chống
tham nhũng, tiêu cực và thi hành kỷ luật đảng.
Nên biết, ông
Nguyên Phú Trọng từng than phiền tại cuộc họp thông tin về kết quả phiên họp
thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày
20/01/2023 rằng:” Vì sao chúng ta chống
tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham
nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?"
Theo báo VietnamNet, ông Trọng còn cho biết:” Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm
tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực
hay không?"
Thắc mắc của ông
Trọng đã được trả lới trong “Quy định về
kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra,
giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán”, ban
hành ngày 27/10/2023.
Quy định 131 của Bộ Chính trị cho thấy tình
trạng “tham nhũng quyển lực” của
những kẻ có chức, có quyền trong đảng không nhỏ. Nghiêm trọng hơn là nó đã xẩy
ra gay trng dội ngũ những người làm “công tác kiểm tra, giám sát, thi hành
kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.”
Đó
là những hành động, nguyên văn:
1.
Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ,
quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm giảm nhẹ, trốn tránh trách nhiệm cho đối
tượng vi phạm.
2.
Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng kiểm tra cho tổ chức
và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là thông tin, tài liệu, hồ sơ
đang trong quá trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng hoặc thanh tra,
kiểm toán.
3.
Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia
hoạt động vui chơi, giải trí của đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến
đối tượng kiểm tra.
4.
Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy
tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đối tượng kiểm
tra hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
5.
Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá
nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đối tượng kiểm tra, người có thẩm
quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ
luật đảng, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
6.
Để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình
nhằm thao túng, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng,
thanh tra, kiểm toán.
7.
Đưa ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp
đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đối
tượng kiểm tra.
8.
Xác nhận, nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị không đúng sự thật hoặc làm
giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đối tượng kiểm
tra.
9.
Thoả thuận, đặt điều kiện với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến
đối tượng; thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định để làm thay đổi, sai
lệch kết quả, kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
10.
Không kiến nghị, đề xuất chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy
định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm; không kiến nghị
hoặc chỉ đạo, xử lý thu hồi vật chất, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với các
vi phạm khi tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
11.
Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, chưa được phép công bố
hoặc không thực hiện đúng kết luận, kiến nghị về kiểm tra, giám sát, thi hành
kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
12.
Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với đối tượng kiểm tra; sử dụng
các tài liệu thẩm tra, xác minh không đúng mục đích.
13.
Bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận, không xử lý hoặc kết luận, xử
lý không đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hoặc không báo cáo cấp có
thẩm quyền xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
14.
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm
toán vượt thẩm quyền; không đúng quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng, nội
dung, thời gian theo quy định. Cản trở, can thiệp trái quy định vào việc kiểm
tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
15.
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, sách nhiễu, gây khó khăn, có thái
độ áp đặt, thiếu tôn trọng, không đúng quy định của ngành, can thiệp trái quy
định vào hoạt động của đối tượng kiểm tra.
16.
Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định khi nhận
được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đối tượng kiểm tra.
17.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia
đình để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền quyết định hoặc
tham mưu về các kết luận kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra,
kiểm toán không đúng bản chất sự việc.
18.
Tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đối tượng kiểm tra có được kết
quả, quyền lợi không chính đáng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
19.
Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng kiểm tra thực hiện các hành vi nhằm
trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm.
20.
Không kịp thời thay đổi thành viên đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật
đảng, thanh tra, kiểm toán khi có căn cứ xác định thành viên không vô tư, khách
quan trong công tác; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
của đoàn.
21.
Không kịp thời kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với những tổ chức,
cơ quan, đơn vị và cá nhân có dấu hiệu vi phạm, đơn, thư phản ánh, tố cáo đã
được xác định là có cơ sở.
22.
Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác theo quy định của Đảng và pháp luật.”
Với hàng trăm thứ tội lỗi
và mánh khóe ăn cướp của dân như vậy thì đảng đã mục nát chưa ? Đảng hãy soi mặt
vào gương xem có còn tư cách gì để tiếp tục vênh váo rằng :” Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, hay :
“Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.”
Phạm Trần
No comments:
Post a Comment