Sunday, October 29, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 10 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Hàng trăm ngàn người tụ tập khắp các thành phố ủng hộ người Palestine

Liên lạc ở Gaza bị cắt đứt khi Israel tấn công Hamas ‘khắp mọi nơi’

LHQ áp đảo thông qua nghị quyết kêu gọi hưu chiến giữa Israel và Hamas

Đại sứ quán Nga phủ nhận Moscow hành quyết binh sĩ của chính mình trên chiến trường

Thị trường bất động sản chới với, liệu Việt Nam có thành Trung Quốc thứ hai?

Quân nhân dự bị Lục quân Mỹ tình nghi xả súng ở Maine được tìm thấy đã chết

 Thủ tướng Israel loan báo khởi động giai đoạn hai của cuộc chiến ở Gaza

 Đảng cầm quyền Thái Lan chọn người thuộc gia tộc Shinawatra làm lãnh đạo mới

 

 

RFA

So găng

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai bất nhất, đổ lỗi cho em gái

ASEAN và Trung Quốc khởi động vòng đọc COC lần thứ ba

Philippines giữ gần 600 người, có công dân Việt, khi đột kích mạng lưới tội phạm ở Manila

Liệu Việt Nam có sa vào bẫy nợ mới của BRI?

TNLT Trần Bang bị đưa đi Trại giam Bố Lá, sức khoẻ suy giảm vì điều kiện hà khắc

Bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc Hội có tác dụng đến đâu?

Bộ Công an có cần thu thập nhóm máu, số điện thoại và địa chỉ e-mail của dân?

Tòa tuyên các nhà thầu Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam phải bồi thường trong vụ cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi

Vụ ‘4 tiếp viên hàng không’ dẫn đến việc phá hơn 100 đường dây, hội kín mua bán ma túy

Nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền nam bị khởi tố do gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng

Giám đốc Điện lực Cao Phong bị bắt do lập hồ sơ khống gây thiệt hại 900 triệu đồng

Khởi tố và bắt tạm giam ba nguyên lãnh đạo thuộc Đại học Đồng Nai

Bắt tạm giam một nguyên phó phòng Công ty Cao su Đắk Lắk vì gây thất thoát tài sản Nhà nước

An Giang: “Bà trùm” Mười Tường lãnh thêm án tù 13 năm, cựu công an lãnh án tù tám năm

An Giang xét xử vụ buôn lậu vàng lớn

Luật sư Võ An Đôn và gia đình đến Hoa Kỳ để định cư

Đất “guộng” phương Nam

Khi Ngọc Trinh ở nơi công cộng

 

BBC

Chuyên gia cảnh báo Israel không có kế hoạch cho Gaza sau khi chiến tranh kết thúc

 

Nga: Sách giáo khoa mới bị cáo buộc 'tẩy trắng' lịch sử đế quốc

‘Hoàn toàn hỗn loạn’ ở Gaza sau đêm Israel oanh tạc dữ dội nhất

Vì sao ông Lý Khắc Cường qua đời lại nguy hiểm đối với ông Tập

Video,Trung Quốc: Cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường là ai?Thời lượng, 0,54

Israel-Gaza: ‘Tôi phải sinh con trong bất kỳ hoàn cảnh nào’

TQ: Cảnh sát giải cứu 1000 con mèo, phá đường dây buôn bán thịt mèo trái phép

Trung Quốc giải quyết mớ hỗn độn ở Evergrande như thế nào?

Lý Khắc Cường: Cựu Thủ tướng Trung Quốc qua đời vì đau tim ở tuổi 68

Mỹ nói Nga hành quyết những binh sĩ rút lui khỏi cuộc chiến Ukraine

Con tin Hamas: ‘Không có thời gian để tang mẹ tôi và cháu gái, tôi phải cứu con tôi’

18 người thiệt mạng trong vụ xả súng hàng loạt tại Maine, Mỹ

 

RFI

Chiến tranh Cận Đông : Gia tăng cường độ oanh kích Hamas, Israel cam kết tăng viện trợ nhân đạo tại miền nam dải Gaza

Mỹ : Cựu phó tổng thống Mike Pence rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Mỹ và Trung Quốc phối hợp chuẩn bị thượng đỉnh Biden-Tập vào tháng 11

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Malta : Hơn 50 nước tham gia Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina

Israel oanh tạc hệ thống đường hầm của Hamas ở miền bắc dải Gaza

Phép thử Israel : Mỹ có thể chiến đấu ở cả Trung Đông, Ukraina và Đài Loan ?

Bị cắt đứt khỏi thế giới, người dân Gaza sống dưới mưa bom của Israel

Người Do Thái biểu tình tại New York đòi ngừng oanh tạc vào Gaza

Quan hệ Nga - Israel căng thẳng sau chuyến công du Matxcơva của Hamas

Washington khẳng định Bắc Triều Tiên đã chuyển giao đạn cho Nga

Mỹ đánh vào các kho đạn của những tổ chức có liên hệ với Iran tại Syria

Giai điệu "Comment te dire Adieu" và bốn phiên bản lời Việt

 Xung đột bùng phát ở Trung Đông, Bắc Kinh nắn gân Mỹ ở Biển Đông

Mỹ tố cáo chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát oanh tạc cơ B-52 một cách nguy hiểm trên Biển Đông

Israel lại mở thêm một cuộc đột kích trên bộ vào miền trung Dải Gaza

Nga tiến gần Avdiivka, Ukraina sơ tán trẻ em ở 10 địa phương gần Kupiansk

Pháp xét xử đường dây đưa người Việt vượt biên trái phép sang Anh

 Chống khủng bố, Pháp dự kiến đẩy mạnh trục xuất người nước ngoài nguy hiểm : Giải pháp khả thi ?

 (Yonhap) - Bắc Triều Tiêu : Con gái của Kim Jong Un có thể kế nghiệp cha? Ngày 27/10/2023, bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho rằng « đến thời điểm hiện tại, không loại trừ khả năng đó » dựa vào số lần con gái của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên xuất hiện cùng cha trong những sự kiện quan trọng. Kim Ju Ae xuất hiện lần đầu với cha khi mới khoảng 10 tuổi trong buổi bắn thử tên lửa liên lục địa Hwasong-17. Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước Quốc Hội, bộ trưởng Kim Yung Ho « không thể xác nhận » liệu lãnh đạo Bắc Triều Tiên có con trai hay không.

( AFP ) - Con gái cựu thủ tướng Thái Lan lên lãnh đạo đảng cầm quyền. Hôm qua, 27/10/2023, đảng Pheu Thai, đảng cầm quyền ở Thái Lan đã bầu Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, làm tân chủ tịch đảng. Ông Thaksin Shinawatra hiện đang bị giam kể từ khi trở về nước sau 15 năm sống lưu vong.

(AFP) - Hồng Kông : Một phó giáo sư đại học bị sa thải vì nghiên cứu về sự kiện Thiên An Môn. Bà Rowena He chuyên về lịch sử tại Đại học HKCU ở Hồng Kông xác nhận với AFP đã « bị sa thải với hiệu lực ngay lập tức ». Theo người phát ngôn HKCU, « việc làm của những người không phải là thường trú nhân gắn với việc có thị thực hợp lệ », trường không thể tác động đến quyết định cấp thị thực, thuộc thẩm quyền của cơ quan di trú Hồng Kông. Rowena He, sinh trưởng ở Trung Quốc, hiện giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Texas, thành phố Austin, Mỹ. Năm 2014, bà viết sách về những người lưu vong sau sự kiện Thiên An Môn.

(AFP) - Miến Điện bắt giữ 95 người bị nghi liên quan lừa đảo trên mạng. Ngày 27/10/2023, chính quyền Miến Điện thông báo vụ bắt giữ diễn ra ngày 25/10 tại ba địa điểm ở Rangoon, phần lớn nghi can là người Miến Điện, thu giữ một xe ô tô, nhiều máy tính, điện thoại và các thiết bị khác. Đây là lần đầu tiên một mạng lưới lừa đảo tên mạng được phá vỡ ở Rangoon. Các vụ bắt trước đó thường diễn ra ở biên giới phía bắc với Trung Quốc. Nhiều tổ chức tội phạm ở Miến Điện vẫn bị cáo buộc bắt có người nước ngoài hoặc chiêu dụ họ đến các vùng nơi áp dụng lỏng lẻo luật pháp dọc biên giới phía bắc và đông, buộc họ lừa đảo trực tuyến, chủ yếu nhắm vào đồng hương.

( AFP ) - Nga: Một nhà vật lý bị kết án 12 năm tù. Nhà vật lý Nga Anatoli Gubanov hôm qua, 27/10/2023, đã bị kết án 12 năm tù vì tội “phản quốc” trong một vụ án gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu, mà trong những năm gần đầy bị chính quyền trấn áp ngày càng nặng nề. Gubanov đã bị bắt giữ vào năm 2020 khi đang làm việc cho Viện TsAGI ở Matxcơva, chuyên về các công nghệ máy bay.

( AFP ) - Hơn 30 thợ mỏ thiệt mạng ở Kazakhstan. Ít nhất 32 thợ mỏ đã thiệt mạng và 14 người vẫn đang được tìm kiếm hôm nay, 28/10/2023, sau tai nạn tại một mỏ do tập đoàn tháp đa quốc  gia ArcelorMittal khai thác ở miền trung Kazakhstan, theo thống kê mới nhất của nhà chức trách. 

(Reuters) - Nghị phạm vụ xả súng nghiêm trọng nhất ở Mỹ có thể đã tự sát. Ngày 27/10/2023, thống đốc bang Maine cho biết thi thể Robert Card, 40 tuổi, bị tình nghi xả súng giết 18 người và khiến 13 người bị thương ở Lewiston, bang Maine, được tìm thấy ở một cánh rừng gần thành phố lân cận Lisbon Fall. Sau hai ngày truy đuổi, thống đốc bang Maine cho biết « cảm thấy nhẹ nhõm vì Robert Card không còn là mối nguy hiểm cho bất kỳ ai ». Nghi phạm bị chết vì một vết thương, có thể là do tự sát.

(Reuters) - Lãnh đạo nhiều nước châu Âu kêu gọi Serbia « công nhận » Kosovo. Dù tuyên bố độc lập vào năm 2008, Kosovo vẫn bị chính quyền Beograd coi là một tỉnh của Serbia. Ngày 27/10/2023, trong thông cáo công bố sau các cuộc đàm phán với hai bên, tổng thống Pháp, thủ tướng Đức và Ý tuyên bố « đã đến lúc các nước láng giềng Balkan tôn trọng những cam kết trước đây của họ ». Lời kêu gọi được đưa ra sau khi cộng đồng quốc tế quan ngại về những căng thẳng nảy sinh trong những tháng vừa qua giữa hai cựu thù, tập trung chủ yếu ở miền bắc Kosovo nơi có đa số người Serbia sinh sống, có nguy cơ trở thành cuộc xung đột mở.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Chủ Nhật 29.10.2023

1) CỰU CHỦ TỊCH FLC TRỊNH VĂN QUYẾT KHAI BẤT NHẤT, ĐỔ LỖI CHO EM GÁI

Ông Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, bị Bộ Công an kết luận đã có thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ông này đã khai báo bất nhất và đổ lỗi cho người thân là em gái.

Sau khi bị bắt hồi ngày 29/3/2022, ông Trịnh Văn Quyết khai báo về việc chỉ đạo cho bà Trịnh Thị Minh Huế, em gái của ông Quyết, và các đồng phạm thực hiện hành vi ‘thao túng thị trường chứng khoán’. Đến khi Cơ quan Điều tra khởi tố bổ sung ông này về hành vi ‘lừa đảo chiếm đọa tài sản’, ông Trịnh Văn Quyết thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội và đổ lỗi cho bà Trịnh Thị Minh Huế và những người khác.

Tuy nhiên, theo kết luận của Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an Việt Nam, ông Quyết là người có vai trò chủ mưu, cầm đầu và cũng là người thực hiện các hành vi tội phạm như vừa nêu.

Ông Trịnh Văn Quyết, tính đến ngày 24/2/2021 đã chỉ đạo bà Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên năm cá nhân khác (do ông Quyết nhờ đứng tên), thu được tổng cộng 6.412.480.399.700 đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.

Ông Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc đã bán chui 74,8 triệu cổ phiếu vào ngày 4/1 vừa qua cho phiên giao dịch vào ngày 10/1 thu về hơn 1.500 tỷ đồng.

Đến ngày 5/4/2022 hai em gái của tông Quyết là bà Trịnh Thị Thuý Nga, và Trịnh Thị Minh Huế cũng bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc đóng vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. 

2) NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM BỊ KHỞI TỐ DO GÂY THIỆT HẠI ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG

Công an Thành Hồ vào ngày 27/10 thông báo Cơ quan Anh ninh Điều tra đang tiến hành làm rõ các sai phạm tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II) và một số đơn vị liên quan.

Ông Huỳnh Thế Năng, nguyên tổng giám đốc tổng công ty này, và ông Đinh Trường Trinh nguyên Giám đốc Công ty Thương mại- Quảng cáo- Xây dựng- Địa ốc Việt Hân, đã vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng khu đất số 33 Nguyễn Du và 34-36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quân 1, Sài Gòn.

Vào ngày 26/10 công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với hai ông Huỳnh Thế Năng và Đinh Trường Chinh về tội ‘vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ theo khoản 3, Điều 219 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

3) GIÁM ĐỐC ĐIỆN LỰC CAO PHONG BỊ BẮT DO LẬP HỒ SƠ KHỐNG GÂY THIỆT HẠI 900 TRIỆU ĐỒNG

Giám đốc Điện lực Cao Phong tại tỉnh Hòa Bình, ông Trần Thanh Bình, và hai thuộc cấp bị khởi tố và bị bắt giam do lập hồ sơ khống, gây thiệt hại số tiền trên 900 triệu đồng.

Ông Trần Thanh Bình bị khởi tố điều tra về hai tội danh ‘Giả mạo trong công tác’ và ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ theo khoản 2, Điều 359 và khoản 2, Điều 356 Bộ Luật hình sự 2015 của Việt Nam.

Hai thuộc cấp của ông Trần Thanh Bình gồm Vũ Tiến Dũng-kế toán, và Vương Thị Linh Ngọc-thủ quỹ Điện lực Cao Phong bị khởi tố về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.

Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Hòa Bình xác định ông Trần Thanh Bình dùng quyền giám đốc chỉ đạo việc lập các tài liệu giả trong hồ sơ thi công công trình. Theo đó, kế toán Vũ Tiến Dũng và thủ quỹ Vương Thị Linh ngọc ký chữ ký giả cho nhiều tài liệu rồi ông Trần Thanh Bình ký với chức danh giám đốc.

 

4) GAZA HỖN LOẠN SAU ĐỢT OANH KÍCH CỦA DO THÁI

Quân đội Israel đã tăng cường việc ném bom vào dãi Gaza và các lực lượng bộ binh đang mở rộng chiến dịch tấn công. Phía bắc Dải Gaza bị tấn công nặng nề nhất. Quân đội Israel trong đêm qua đã tấn công 150 mục tiêu của Hamas, được mô tả là các đường hầm khủng bố, và giết người đứng đầu nhóm quân dù lượn đột nhập vào Israel hôm 7/10, cùng một số chỉ huy Hamas khác.

Sáng nay, người phát ngôn quân đội Israel cho biết quân Israel đã tiến vào Gaza.

Người phát ngôn của Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) ông Daniel Hagari xác nhận quân IDF đã vào lãnh thổ bắc Gaza và tăng cường chiến dịch trên mặt đất, phối hợp với các cuộc tấn công lớn từ trên không và trên biển.

Các nỗ lực nhân đạo đưa hàng viện trợ vào Gaza cũng sẽ được tăng cường hôm nay, với lương thực, nước và thuốc men được phép vào Gaza.

Ở phía Bắc Israel, quân đội Israel tấn công một cơ sở quân sự của Hezbollah nhằm đáp trả pháo kích bắn vào Israel.

Vào đêm qua, hệ thống viễn thông ở Gaza bị đánh, có nghĩa người dân ở đây không thể liên lạc được. Hiện chưa rõ con số thương vong là bao nhiêu.

 

 

VNThoibao

VNTB – Băng nhóm tội phạm nguy hiểm nhất Việt Nam

VNTB – Nằm Chờ Sung Rụng

VNTB – Kinh tế có thật là đang… tốt lên không?

VNTB – Cuối cùng thì phải tin ai?

VNTB – Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng ‘ngồi’ lâu quá rồi…

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

29/10/1969: Bobby Seale bị bịt miệng trong phiên tòa

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)

28/10/1998: Clinton ký ban hành Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số

Chuyển động Quốc Phòng (20/10 – 26/10/2023)

Thế giới hôm nay: 27/10/2023

Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?

26/10/1984: Em bé sơ sinh được ghép tim của khỉ đầu chó

Thế giới hôm nay: 26/10/2023

Tranh luận ở Phương Tây về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Thế giới hôm nay: 25/10/2023


Báo Tiếng Dân

 

Lê Văn Mạnh: ‘…Con bị giết oan thật sự bố mẹ ạ!’27/10/2023

 

Thuy My

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 612, 28-10-2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 28/10/2023

Nguyễn Minh Lê - Như thế nào là du lịch hạng sang?

Bông Lau - Bàn cờ Trung Đông

Lê Học Lãnh Vân - Bao dung, thù hận và hòa bình

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Bao dung, thù hận và hòa bình 29/10/2023

Cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến Israel – Hamas 29/10/2023

Vì sao ông Lý Khắc Cường qua đời lại nguy hiểm đối với ông Tập 29/10/2023

Nhà văn Nguyên Ngọc: Con người nào thì làm ra văn hóa ấy… 28/10/2023

Quốc hội Việt Nam công bố mức độ tín nhiệm các lãnh đạo 28/10/2023

Trung Quốc chấm dứt 30 năm phát triển mạnh, hết thời làm mưa làm gió trên thế giới? 28/10/2023

Ai còn nhớ cô giáo Kiều Thị Giang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đăk Nông? 28/10/2023

Muôn năm cụ Phan Châu Trinh 28/10/2023

Ai làm được gì cũng tốt 28/10/2023

VTV và Nhà xe Thành Bưởi 28/10/2023

Liệu Biển Đông có trở thành khu vực xung đột thứ 3? 28/10/2023

27.10: Chiến đấu cơ Trung Quốc cản trở nguy hiểm B-52 Mỹ ở Biển Đông 28/10/2023

Ngay tiêu đề bài báo đã sai 27/10/2023

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Cách ông Trịnh Văn Quyết thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.700%

Phạm Dự

https://vnexpress.net/cach-ong-trinh-van-quyet-thao-tung-5-ma-co-phieu-tang-den-1-700-4670339.html

HÀ NỘICựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc chỉ đạo em gái dùng 500 tài khoản chứng khoán liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, "lái" giá cổ phiếu tăng 70-1.700%.

Ngày 28/10, ông Quyết, hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế cùng bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đề nghị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan vụ án, trong 17 người còn lại bị đề nghị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán hoặc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều nhân viên tập đoàn FLC, người thân của ông Quyết và nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS.

Theo kết luận điều tra, ông Quyết thành lập Công ty CP Tập đoàn FLC, giữ cương vị chủ tịch. Đến năm 2020, sau 33 lần thay đổi kinh doanh, FLC có vốn điều lệ hơn 7.000 tỷ đồng. Hệ sinh thái FLC có 15 công ty con, 2 công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nhà chức trách cáo buộc, với vai trò là người đứng đầu FLC, ông Quyết đã chỉ đạo em gái Huế liên hệ với 45 cá nhân có quan hệ họ hàng ký giấy tờ thành lập 20 công ty, 500 tài khoản chứng khoán. Ông Quyết còn chỉ đạo mở thêm 359 tài khoản chứng khoán tại các công ty khác và giao cho bà Huế quản lý, sử dụng.

Để thao túng các mã cổ phiếu, ông Quyết bị cáo buộc đã chỉ đạo hai em gái ruột và những người khác cấp hạn mức sức mua chứng khoán khống cho nhóm 79/141 tài khoản mở tại Công ty CP Chứng khoán BOS.

Công ty BOS tiền thân là Công ty chứng khoán FLC do ông Quyết là Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật.

Đầu phiên giao dịch hàng ngày, theo chỉ đạo của ông Quyết, bà Huế sẽ thông báo cho bà Nga các số tài khoản thiếu tiền cần phải cấp hạn mức để đặt lệnh. Nhóm nhân viên FLC sau đó đăng nhập vào các tài khoản trong phần mềm quản trị "Bos Floor Trading" để cấp hạn mức khống.

Bằng cách này, từ 26/5/2017 đến 10/1/2022, bà Nga bị cáo buộc đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện hơn 1.500 lần cấp hạn mức ảo cho nhóm 79/141 tài khoản. Tổng giá trị hạn mức khống hơn 170.000 tỷ đồng.

Từ số tiền khống này, bà Huế đã chỉ đạo đặt 15.100 lệnh mua 2,8 tỷ cổ phiếu FLC gồm 5 mã: AMD, HAI, GAB, ART, FLC, với tổng giá trị gần 47.000 tỷ đồng. Các tài khoản của nhóm ông Quyết đã khớp lệnh mua 463 triệu cổ phiếu tổng giá trị 11.800 tỷ đồng nhưng chỉ có 234 tỷ đồng.

Theo cơ quan điều tra, sau khi đã khớp lệnh mua song thiếu tiền, nhóm nhân viên FLC đã bàn bạc để thanh toán bù trừ với Trung tâm Lưu ký Việt Nam cho các lệnh "khớp lệnh thiếu tiền".

Về thủ đoạn, C01 cáo buộc, bà Huế đã sử dụng 190/500 tài khoản mở tại 18 công ty chứng khoán để thực hiện hành vi thao túng. Cách thao túng chung là liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán khớp nội bộ nhóm để không dẫn đến chuyển quyền sở hữu; mua bán với khối lượng lớn để chi phối thị trường vào thời điểm mở, đóng cửa; đặt lệnh mua bán liên tục sau đó hủy lệnh bất ngờ...

Mục đích của các thao tác trên để tạo ra cung cầu giả với 5 nhóm mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, trong 562 phiên giao dịch. Có lần, khi chưa khớp lệnh, bà Huế đã chủ động hủy hơn 5.000 lệnh mua. Do vậy, mã chứng khoán AMD tăng từ 13.750 đồng/cổ phiếu lên 23.450 đồng (tăng 70%) sau đó giảm nhanh xuống 10.000 đồng; mã HAI tăng từ 3.780 đồng/cổ phiếu lên 22.500 đồng (tăng 459%), sau đó giảm còn 4.610; mã GAB tăng từ 10.900 đồng/cổ phiếu lên 193.600 đồng (tăng 1.776%); mã ART tăng từ 3.300 đồng lên 10.300 (tăng 330%); mã FLC tăng từ 3.050 đồng lên 21.150 đồng (tăng 593%), kết luận điều tra nêu.

Riêng với mã FLC có biến động mạnh về giá trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022 khi tăng trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu sau đó giảm nhanh về mức sàn là 21.150 đồng (giảm 12,9% trong một phiên). C01 cáo buộc, trong phiên giao dịch này, ông Quyết đã chỉ đạo em gái bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC với tổng giá trị khớp lệnh 1.600 tỷ đồng.

Ông Quyết dùng tiền thao túng giá chứng khoán vào việc gì?

Cơ quan điều tra cho rằng ông Quyết đã chỉ đạo hai em gái cùng những người khác thao túng thị trường chứng khoán, thu lời bất chính 723 tỷ đồng. Trong thời gian kinh doanh chứng khoán, ông Quyết còn 2 lần bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính.

Dưới sự chỉ đạo của ông Quyết, em gái ông đã liên tục thực hiện hành vi hủy lệnh, khớp chéo giữa các tài khoản hoặc mua vào số lượng lớn cùng mã để thao túng thị trường. Sau khi tạo cung cầu giả đẩy giá cổ phiếu lập đỉnh, ông Quyết chỉ đạo bán.

Số tiền 723 tỷ đồng thu lời bất chính, ông Quyết dùng để mua cổ phần của Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), Công ty CP FLC Travel và Công ty Nông dược HAI. Số còn lại ông dùng trả nợ và chi tiêu cá nhân.

Theo cơ quan điều tra, ban đầu, ông Quyết thành khẩn khai báo về việc chỉ đạo em gái thực hiện hành vi thao túng chứng khoán. Tuy nhiên, đến khi bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Quyết thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội và đổ lỗi cho em gái.

C01 đánh giá là chủ doanh nghiệp tạo được nhiều việc làm cho người lao động nhưng ông Quyết đã lợi dụng quy định pháp luật về chứng khoán để phạm tội nhiều lần với vai trò chủ mưu, cầm đầu. Hành vi của ông Quyết bị đánh giá là "xảo quyệt, thu lợi bất chính đặc biệt lớn, làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán".

 

Nhiều cựu lãnh đạo Saigon Co.op bị cáo buộc lạm quyền sử dụng 1.000 tỷ đồng vốn

Hải Duyên

https://vnexpress.net/nhieu-cuu-lanh-dao-saigon-co-op-bi-cao-buoc-lam-quyen-su-dung-1-000-ty-dong-von-4670361.html

TP HCMNgoài nguyên chủ tịch HĐQT Diệp Dũng, hai cựu lãnh đạo khác của Saigon Co.op cũng bị cáo buộc dùng 1.000 tỷ đồng vốn huy động để đầu tư bên ngoài, gây thiệt hại 115 tỷ.

Ngày 28/10, sai phạm của ông Diệp Dũng, 55 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) cùng Nguyễn Thành Nhân (46 tuổi, nguyên tổng giám đốc) và Hồ Mỹ Hòa (nguyên giám đốc tài chính) bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM nêu trong kết luận điều tra bổ sung lần thứ 4.

Công an TP HCM đề nghị VKS cùng cấp truy tố 3 bị can này cùng với Võ Thành Trung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô Thị Mới; Tôn Thất Hào, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Đại Á về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Động thái này được Công an TP HCM đưa ra sau 2 tháng điều tra bổ sung, làm rõ những yêu cầu của VKS. Trước đó, Nguyễn Thành Nhân và Hồ Mỹ Hòa bị đề nghị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cùng với 3 người khác.

Vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

1.000 tỷ đồng bị đem đi đầu tư như thế nào

Năm 2016, sau khi Saigon Co.op được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương, ông Diệp Dũng đã ký công văn gửi nhà đầu tư thông báo huy động vốn để mua lại chuỗi Big C Việt Nam. Tài khoản huy động vốn của Saigon Co.op tại một ngân hàng ở Sài Gòn đã nhận được 3.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cuối tháng 5/2016, Saigon Co.op đấu giá mua Big C bất thành nhưng nhà đầu tư không rút tiền.

Kết quả điều tra xác định, tháng 7/2016, ông Diệp Dũng chỉ đạo Hồ Mỹ Hòa thực hiện thủ tục lấy 1.000 tỷ đồng trong tổng số 3.000 tỷ từ tài khoản huy động vốn của công ty để đầu tư. Quá trình thực hiện, Hòa báo cáo "miệng" cho Nguyễn Thành Nhân và được Tổng giám đốc đồng ý cho thực hiện theo chỉ đạo của Dũng.

Tháng 8/2016, ông Dũng với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op đã tự ý ký hợp đồng "hợp tác đầu tư" với Công ty Đại Á số tiền 300 tỷ đồng, Đô Thị Mới 700 tỷ đồng (mà không thông qua HĐQT). Ông Dũng sau đó ký ủy nhiệm chi chuyển 1.000 tỷ đồng từ tài khoản huy động vốn của Saigon Co.op sang một tài khoản khác của công ty. Tiếp đó, ông này ký ủy nhiệm chi chuyển lần lượt 300 tỷ và 700 tỷ đến tài khoản của Công ty Đại Á và Đô Thị Mới để thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư.

Theo thỏa thuận, Saigon Co.op được nhận tỷ lệ lợi nhuận cố định là 7%/năm, thời hạn 3 tháng và được thanh toán (gốc + lãi) vào cuối kỳ hợp tác. Sau khi nhận được tiền từ Saigon Co.op, Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung mang đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhận được hơn 9,4 tỷ đồng tiền lãi.

Hết thời hạn 3 tháng hợp tác, Hào và Trung tiếp tục sử dụng tiền của Saigon Co.op ký hợp đồng đầu tư với các công ty khác. Do đó, từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2017, Tôn Thất Hào, Võ Thành Trung thỏa thuận với ông Dũng tiếp tục ký 4 phụ lục hợp đồng để gia hạn thời gian hợp tác.

Lấy lý do việc đầu tư không hiệu quả, đến năm 2018, Hào và Trung đề nghị với ông Dũng cho điều chỉnh lãi suất khoản đầu tư. Tháng 3/2018, ông Dũng không thông qua HĐQT, tự ký thỏa thuận bổ sung để điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận từ 7% xuống 0%/năm kể từ tháng 8/2016. Tức, Saigon Co.op không nhận được khoản tiền nào kể cả khoản tiền lãi mà Đại Á và Đô Thị Mới được hưởng.

Sau khi ông Dũng ký thỏa thuận, Hồ Mỹ Hòa đã chuyển lại cho phòng kế toán để thực hiện việc hoạch toán giảm lợi nhuận đối với 2 hợp đồng trên. Nguyễn Thành Nhân đã thông qua báo cáo tài chính có nội dung hạch toán giảm doanh thu như trên.

Theo cơ quan điều tra, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Saigon Co.op thiệt hại số tiền lợi nhuận của hai hợp đồng, sau đó bị Cục Thuế TP HCM truy thu thuế và phạt tiền.

Nhà chức trách cáo buộc ông Diệp Dũng đã lạm quyền, tự ý ký kết Hợp đồng hợp tác đầu tư gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về thuế là gần 30 tỷ đồng. Hồ Mỹ Hòa, Nguyễn Thành Nhân, Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung có vai trò giúp sức ông Dũng.

Đề nghị xem xét giảm nhẹ cho ông Diệp Dũng

Quá trình điều tra bổ sung, ông Nhân thừa nhận được ông Dũng thông báo về việc sử dụng số tiền 1.000 tỷ đồng từ tài khoản huy động vốn của Saigon Co.op để hợp tác đầu tư và đồng ý cho Hòa thực hiện việc kiểm tra, theo dõi. Với vai trò là Tổng giám đốc Saigon Co.op nhưng ông Nhân không chỉ đạo các phòng ban làm rõ cơ sở của việc điều chỉnh giảm doanh thu, lợi nhuận từ hai hợp đồng đầu tư.

Đối với Hồ Mỹ Hòa, nhà chức trách cáo buộc, sau khi được Dũng chỉ đạo thực hiện việc hợp tác đầu tư với Công ty Đại Á và Đô Thị Mới đã tham mưu cho ông Dũng khi ký hợp đồng với hai công ty này. Trong suốt quá trình thực hiện hai hợp đồng hợp tác nói trên cũng như việc điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận xuống 0%, Hòa đã không thông báo và phối hợp với Ban Thanh tra - Pháp chế để kiểm tra đầy đủ tính pháp lý trong việc hợp tác.

Theo cơ quan điều tra, khi mới bị khởi tố, ông Dũng có thái độ không hợp tác, song quá trình điều tra ông nhận thức được hành vi của mình là sai, hợp tác với cơ quan điều tra. Ông có nhiều thành tích trong công tác, là con của liệt sĩ và mẹ là người có công với cách mạng, nên cơ quan điều tra đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Các bị can khác cũng có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối hận, lần đầu phạm tội.

Ngoài vụ án này, tháng 4/2022, ông Diệp Dũng bị TAND TP HCM tuyên phạt 2 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 337 Bộ luật Hình sự.

 

8 tháng bị bắt tạm giam, giám đốc trung tâm pháp y vẫn giữ chức vụ, nhận lương

HOÀNG TÁO

https://tuoitre.vn/8-thang-bi-bat-tam-giam-giam-doc-trung-tam-phap-y-van-giu-chuc-vu-nhan-luong-20231028212045532.htm

Sở Y tế Quảng Trị có văn bản đề nghị tạm đình chỉ chức vụ giám đốc Trung tâm Pháp y với ông Nguyễn Đình Cương sau gần 8 tháng ông này bị khởi tố, bắt tạm giam.

Tối 28-10, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay Sở Y tế Quảng Trị vừa có tờ trình gửi Sở Nội vụ về việc đề nghị tạm đình chỉ chức vụ giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh với ông Nguyễn Đình Cương.

Theo một lãnh đạo Sở Y tế, dù ông Cương bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "giả mạo trong công tác" nhưng ông này chưa ra tòa.

"Về nguyên tắc là chưa có tội nên rất cần thận trọng. Hơn nữa, Sở Y tế cũng không nhận được văn bản đề nghị đình chỉ chức vụ của cơ quan điều tra

Tạm đình chỉ mà sau này không có tội thì phân công công tác trở lại rất khó cho cả ngành y tế và nội vụ", vị lãnh đạo trao đổi. Ông Cương vẫn nhận 50% lương, phụ cấp đến hết tháng 10-2023.

Căn cứ nghị định 112/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì cơ quan có thẩm quyền chưa có quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Nguyễn Đình Cương do chưa có kết luận của cơ quan điều tra.

Mới đây, ngày 20-9, Chính phủ ban hành nghị định 71/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 112/2020, theo điều 41, khoản 4: cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì đương nhiên bị tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ chức vụ.

Căn cứ vào quy định mới, Sở Y tế có văn bản đề nghị Sở Nội vụ xem xét, trình UBND tỉnh quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Nguyễn Đình Cương. Đồng thời Sở Y tế đề nghị Sở Nội vụ đề xuất thời gian tạm đình chỉ chức vụ.

Trong thời gian qua, do Trung tâm Pháp y Quảng Trị không có giám đốc nên Sở Y tế đã cử một nhân sự thuộc sở phụ trách đơn vị này. 

Ngoài ra, do không có người có chứng chỉ giám định pháp y nên nhiều hồ sơ giám định bị tồn đọng. Để giải quyết công việc, sở cử một người đi học để sớm cấp chứng chỉ, phục vụ công việc.

Sở Y tế có văn bản gửi cơ quan, đơn vị về việc tạm dừng tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định. Tuy nhiên, theo Công an Quảng Trị, việc tạm dừng ảnh hưởng rất lớn đến thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra cũng như kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm. 

Để đáp ứng yêu cầu điều tra, đánh giá chứng cứ kịp thời, Công an tỉnh Quảng Trị đề nghị Sở Y tế sớm kiện toàn nhân sự tại Trung tâm Pháp y tỉnh.

Trước đó, tháng 3-2023, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đình Cương - 47 tuổi, giám định viên, giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị.

Ông Cương bị khởi tố về hành vi "giả mạo trong công tác" liên quan đến việc giám định pháp y đối với ông N.M.D. (35 tuổi, ngụ tại thôn Long Phụng, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).



Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh Bắc Ninh bị đề nghị kỷ luật vì dùng bằng giả

Viết Tuân

https://vnexpress.net/chu-nhiem-uy-ban-kiem-tra-tinh-bac-ninh-bi-de-nghi-ky-luat-vi-dung-bang-gia-4670364.html

Ông Nguyễn Công Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh Bắc Ninh bị đề nghị kỷ luật do dùng văn bằng trình độ thạc sĩ giả, không do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh nêu kết luận trên tại hội nghị ngày 26/10. Theo đó, ông Thắng khi bảo vệ luận án và nhận bằng tiến sĩ đã dùng bằng thạc sĩ giả, sau đó dùng bằng tiến sĩ thi nâng ngạch.

Ông Thắng bị đánh giá vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc sử dụng văn bằng không hợp pháp, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Vi phạm này ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân ông Thắng.

Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh biểu quyết xem xét kỷ luật ông Thắng và báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ông Nguyễn Công Thắng 40 tuổi, quê tỉnh Bắc Ninh. Theo hồ sơ cán bộ, ông có trình độ cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng; cử nhân luật; thạc sĩ kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh; thạc sĩ luật chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự; tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế - chính trị.

Ông từng làm Bí thư huyện ủy Tiên Du, rồi Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy trước khi giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy từ tháng 6/2022.

Tại cuộc họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Phó chủ tịch tỉnh Đào Quang Khải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc; khiển trách các ông Trương Tiến Yên (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), Cao văn Hà (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng), Lê Tiến Nam (nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng). Những cá nhân này có vi phạm liên quan phê duyệt phương án đầu giá quyền sử dụng đất tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Đồng Sen, thị xã Từ Sơn, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Ông Đỗ Xuân Thủy, Phó viện trưởng Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội cũng bị khiển trách do kê khai không đầy đủ đặc điểm chính trị, bản thân trong hồ sơ cán bộ.

 

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Bảo Việt Cao Bằng

Đại Văn

https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/khoi-to-bat-tam-giam-giam-doc-cong-ty-bao-viet-cao-bang-d200274.html

Bà Hoàng Thị Minh Hiền Giám đốc Công ty Bảo Việt Cao Bằng vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.


Ngày 29/10, theo thông tin từ cơ quan chức năng Công an tỉnh Cao Bằng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giám đốc Công ty Bảo Việt Cao Bằng.

Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Công ty Bảo Việt Cao Bằng theo quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự và ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Hoàng Thị Minh Hiền (sinh năm 1973), trú tại tổ 6, phường Hợp Giang (TP Cao Bằng), Giám đốc Công ty Bảo Việt Cao Bằng.

Theo đó, nhận được nguồn tin phản ánh của quần chúng nhân dân về sai phạm trong công tác thu, chi tài chính của Công ty Bảo Việt Cao Bằng năm 2020, 2021, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra, xác minh.

Bước đầu lực lượng chức năng xác định Công ty Bảo Việt Cao Bằng trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã lợi dụng các quy định về việc các đại lý được thanh toán tiền hoa hồng, tiền hỗ trợ khi tham gia bán bảo hiểm để kê khai các hợp đồng bảo hiểm do cán bộ Công ty Bảo Việt trực tiếp khai thác thành các bảo hiểm của đại lý của Công ty Bảo Việt Cao Bằng bán.

Sau đó làm thủ tục thanh toán tiền hoa hồng, tiền hỗ trợ, ký nhận tiền khống cho các đại lý. Hành vi sai phạm trên của Công ty Bảo Việt Cao Bằng gây thiệt hại cho Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt hơn 1,8 tỷ đồng.

Hiện, vụ án đang được tiến hành mở rộng điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Em gái giúp cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng ra sao?

Khánh Ngân

https://www.doisongphapluat.com/em-gai-giup-cuu-chu-tich-flc-trinh-van-quyet-thu-loi-bat-chinh-hang-tram-ty-dong-ra-sao-a597130.html

Theo kết luận điều tra, ban đầu, Trịnh Thị Minh Huế khai hành vi phạm tội của mình là thực hiện theo chỉ đạo của anh trai là cựu Chủ tịch FLC nhưng đến nay, Huế phủ nhận, nói bản thân tự thực hiện.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC), Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng Faros và các công ty liên quan. Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết cựu Chủ tịch FLC về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Giúp sức cho Trịnh Văn Quyết, có em gái của ông ta là bị can Trịnh Thị Minh Huế (SN 1981), kế toán tổng hợp của FLC, đã giúp anh trai mình thao túng chứng khoán và lừa đảo. Bà Huế bị truy tố về cả 2 tội danh nói trên, giống anh trai .

Theo điều tra của Bộ Công an, Trịnh Thị Minh Huế là kế toán tổng hợp của Công ty Tập đoàn FLC, có trình độ hiểu biết về lĩnh vực tài chính kế toán, chứng khoán. Kết luận nêu, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh nhân dân của 45 cá nhân, thành lập, đứng tên 20 doanh nghiệp để mở 500 tài khoản chứng khoán. Huế biết việc anh trai chỉ đạo trên là vi phạm pháp luật; biết việc đặt lệnh mua cổ phiếu khi không có tiền hoặc không đủ tiền trong tài khoản là vi phạm.

Tuy nhiên, Huế vẫn nghe theo ông Quyết, đề nghị Trịnh Thị Thúy Nga (chị gái Huế) chỉ đạo cấp dưới thực hiện 1.568 lần cấp hạn mức cho 79 tài khoản chứng khoán, nâng khống tổng giá trị hạn mức lên hơn 170.000 tỷ đồng. Điều này giúp Huế đặt hơn 15.000 lệnh mua hơn 2.800 cổ phiếu các mã AMD, HAI, GAB, ART, FLC, tương đương hơn 46.980 tỷ đồng, nhưng chỉ khớp lệnh hơn 463 triệu cổ phiếu.

Từ ngày 26/5/2017 đến 10/1/2018, Huế sử dụng 190 tài khoản chứng khoán, liên tục đặt lệnh mua, bán, khớp chéo, hủy lệnh... với số lượng lớn cùng một loại chứng khoán, trong cùng ngày giao dịch để thao túng 5 mã chứng khoán trên.

Khi giá cổ phiếu tăng, Huế nghe theo chỉ đạo của anh trai, bán lại ra thị trường, giúp cựu Chủ tịch FLC thu lời bất chính hơn 700 tỷ đồng. Số tiền này, cựu Chủ tịch FLC sử dụng mua cổ phần tại hãng hàng không Bamboo Airways, mua cổ phần Công ty CP FLC Travel, mua cổ phần của Công ty CP Nông dược HAI, trả nợ, chuyển vào tài khoản chứng khoán, chi tiêu cá nhân. Trịnh Thị Minh Huế còn giúp anh trai nâng khống vốn của Công ty CP Xây dựng Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần mặc dù thực tế không có tiền.

Theo đó, thực hiện theo ý kiến của anh trai, từ năm 2014 đến 2016, Huế vừa chỉ đạo, vừa nhờ các cá nhân là người thân, lãnh đạo, nhân viên Công ty FLC đứng tên là cổ đông, ký khống các chứng từ để Huế sử dụng trong những thủ tục nộp tiền, rút tiền... tại ngân hàng.

Việc nộp, rút tiền được Huế thực hiện nhiều lần, quay vòng dòng tiền để 5 lần tăng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần. Trên thực tế, công ty không có tiền.

Để hợp thức việc tăng vốn khống, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Huế nghe theo chỉ đạo của ông Quyết, trực tiếp soạn thảo 115 hợp đồng chuyển tiền ủy thác đầu tư, hợp tác kinh doanh, cho vay vốn với 12 doanh nghiệp để 3 đời Giám đốc Công ty Faros và 6 cá nhân ký khống. Từ đó hợp thức việc rút toàn bộ số tiền đã góp khống nêu trên ra khỏi công ty.

Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022, theo chỉ đạo của anh trai, Huế sử dụng 41 tài khoản chứng khoán để thực hiện việc mua, bán cổ phiếu ROS; bán hơn 391 triệu cổ phiếu ban đầu hình thành từ vốn góp khống, thu về hơn 4.818 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Trong đó, các bị can chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, khai với cơ quan điều tra, bị can Trịnh Thị Minh Huế khẳng định bản thân "tự thực hiện hành vi phạm tội", không phải thực hiện theo chỉ đạo của anh trai. Cơ quan điều tra đánh giá, mặc dù tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội đã rõ nhưng bị can vẫn không thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của đồng phạm, vì vậy cần phải xử lý bằng một bản án nghiêm khắc để răn đe.

 

Nguyên nhân nào khiến Đà Nẵng cứ gặp mưa

lớn là ngập?

Tuấn Vỹ 

https://diendandoanhnghiep.vn/nguyen-nhan-nao-khien-da-nang-cu-gap-mua-lon-la-ngap-253224.html

DIENDANDOANHNGHIEP.VN Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, nhiều khu vực trên địa bàn bị ngập úng là do hệ thống thoát nước cũ, hạ tầng còn nhiều bất cập, do ô tô tải trọng lớn đi lên vỉa hè làm hư hỏng hệ thống thoát nước,...

Lý giải nguyên nhân về các sự cố ngập úng đô thị thời gian vừa qua, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay nguyên nhân chính là do tần suất xuất hiện các trận mưa có cường độ lớn ngày càng nhiều, vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có. Đồng thời, các trận mưa lớn thường xảy ra tại thời điểm điều kiện thủy văn bất lợi, mực nước triều cao hơn đáy cửa xả nên hạn chế khả năng tự chảy của cống.

Thông tin từ Sở này, hệ thống thoát nước vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm, phần lớn hệ thống thoát nước được xây dựng từ lâu và hiện nay đã xuống cấp. Cùng với đó, một số tuyến cống được xây dựng từ thời Pháp, Mỹ bằng cống gạch vòm và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn, một số đoạn rất hạn chế khả năng thoát nước. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo như hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang,... lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước, hố ga, qua cống làm giảm khả năng thoát nước. Cùng với đó là tình trạng lấn chiếm, xâm hại hệ thống thoát nước như đổ đất đá, rác thải xuống mương cống, hồ điều hòa gây tắc nghẽn dòng chảy, xe tải trọng nặng chạy lên vỉa hè gây hư hỏng các kết cấu kiện của hệ thống thoát nước.

Ông Phùng Phú Phong – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng còn thông tin đến việc các khu vực vùng ven có tình trạng xây dựng nhà trái phép không được quy hoạch bài bản, hạ tầng kỹ thuật chưa thể đầu tư đồng bộ, một số khu vực không có hệ thống cống thoát nước và có địa hình thấp trũng. Ngoài ra, vị này cũng cho biết một số dự án, công trình đã được bố trí vốn nhưng chưa thể thi công hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng, một số công trình đã thi công hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho đơn vị chức năng quản lý, kéo dài thời gian do thủ tục pháp lý, dẫn đến cống thoát nước không được nạo vét thường xuyên

“Nguồn điện tại các trạm bơm chống ngập chưa được ổn định, vẫn còn tình trạng cúp điện khi đang xảy ra mưa lớn, chưa thật sự chủ động trong việc rà soát, nạo vét cống thoát nước bảo đảm tính kịp thời, nhiều trường hợp chờ người dân phản ánh mới được xử lý. Số lượng, chủng loại máy móc, thiết bị chuyên dùng trang bị cho Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước đô thị còn hạn chế, một số máy móc, thiết bị đã được sử dụng lâu nên hiệu suất giảm. Cơ sở vật chất, nhà xưởng, kho bãi chưa được đầu tư đồng bộ, bài bản,...”, ông Phùng Phú Phong nói.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, mặc dù đã nhận thấy vấn đề từ những năm gần đây nhưng việc triển khai vẫn chưa quyết liệt, tính hiệu quả chưa cao. Cụ thể hơn, nhiều đơn vị thi công trong quá trình thi công cải tạo hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến đường dadx không khơi thông, dọn dẹp xà bần, giá hạ sau khi hoàn thiện, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thoát nước của cống.

Trong khi đó, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhìn nhận địa phương đang phát triển đô thị mới trên lõi nền đô thị cũ nên việc thoát nước ở thành phố thực sự có vấn đề. Thông tin từ ông Nam, có một vấn đề rất lớn của địa phương là có sân bay Đà Nẵng nằm giữa đô thị thuận lợi cho việc đi lại nhưng khi có các trận mưa lớn làm phát sinh trữ lượng nước lớn thoát ra xung quanh.

“Trước đây, khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng có 14 hồ điều hòa, tuy nhiên nhiều hồ đã bị bồi lấp hoặc bồi lắng, không còn bảo đảm chức năng. Do đó, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng làm việc với các đơn vị trong sân bay để giải quyết vấn đề thoát nước. Ngoài vấn đề thời tiết cực đoan, TP. Đà Nẵng vẫn còn những vấn đề trong xử lý nước mưa mặc dù thành phố đã đầu tư kinh phí rất lớn. Thành phố đã giao ngành xây dựng nghiên cứu hướng thoát khác, thay vì đổ ra biển thì qua cửa sông hay vị trí khác để tránh phản cảm”, ông Lê Quang Nam cho hay.

Nói về giải pháp xử lý trong thời gian tới, ông Phùng Phú Phong cho biết sẽ bố trí nhân viên thường xuyên túc trực tại công trình xử lý đảm bảo thoát nước tạm thời cho các khu vực đang thi công dở dang, chưa được đấu nối thoát nước hoàn chỉnh, bị ngập úng hoặc có nguy cơ ngập úng. Tại các khu vực dân cư thấp trũng, chuẩn bị các máy bơm di động để xử lý kịp thời khu vực ngập úng cục bộ,...

“Thành phố sẽ ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị, hạn chế tối đa việc bê tông hóa nếu không thật sự cần thiết. Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với các Ban quản lý dự án chuyên ngành hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án chống ngập khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng và triển khai dự án Cải tạo các hồ điều tiết khu vực sân bay Đà Nẵng (dự kiến kinh phí khoảng trên 700 tỷ đồng)”, ông Phong thông tin.

 

Vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Tuyên án tù hai cựu Tổng Giám đốc VEC

Văn Thanh

http://daidoanket.vn/vu-an-cao-toc-da-nang--quang-ngai-tuyen-an-tu-hai-cuu-tong-giam-doc-vec-5742470.html

Sau thời gian xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội đã tuyên án phạt đối với 22 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2.

Ngày 27/10, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội tuyên án 22 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về xây dựng, gây thiệt hại 460 tỷ đồng tại giai đoạn 2 (dài 74km) dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, do Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư có tổng chiều dài gần 140km. Trong đó, giai đoạn 1 dài 65km từ TP Đà Nẵng tới TP Tam Kỳ (Quảng Nam), thông xe tháng 8/2017, gồm 8 gói thầu. Giai đoạn 2 dài hơn 74km, từ Tam Kỳ đến TP Quảng Ngãi, thông xe tháng 9/2018, gồm 5 gói thầu.

Tuy nhiên, khi vừa đưa vào sử dụng, đường cao tốc đã xuất hiện nhiều điểm hư hỏng, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến vận hành khai thác.

HĐXX cho rằng, các bị cáo là lãnh đạo thuộc chủ đầu tư dự án, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát đã không tuân thủ nhiều quy định trong quá trình xây dựng, từ chọn vật liệu, thiết kế, thi công... Gây hậu quả là đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được đưa vào vận hành.

HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo là gây nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế chính đáng của Nhà nước. Vì vậy, đưa các bị cáo ra xét xử là phù hợp với quy định pháp luật.

Sau khi xem xét toàn bộ tình tiết vụ án cùng những lời khai tại tòa, TAND tuyên bị cáo Mai Tuấn Anh, cựu chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc VEC, 42 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Trần Văn Tám, cựu tổng Giám đốc VEC, 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; 30 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hình phạt là 5 năm 6 tháng tù.

Đối với tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng, cựu Phó Tổng Giám đốc VEC, 4 năm tù, cộng với hình phạt 7 năm tù tại bản án trước, tổng hình phạt là 11 năm tù. Lê Quang Hào, cựu Phó Tổng Giám đốc VEC, mức án 2 năm tù, cộng với hình phạt 6 năm tù tại bản án trước, tổng hình phạt chung phải chấp hành là 8 năm tù. Nguyễn Tiến Thành, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án, mức án 30 tháng tù, cộng mức án 4 năm 6 tháng tù tại bản án trước, tổng hình phạt chung phải chấp hành là 7 năm tù.

Các bị cáo còn lại bị TAND TP Hà Nội tuyên 24 tháng tù cho hưởng án treo đến 8 năm 6 tháng tù.

Về dân sự, Tòa xác định, thiệt hại 460 tỷ đồng trong vụ án sẽ do trách nhiệm của 5 nhà thầu phải bồi thường cho chủ đầu tư là VEC.

Cụ thể, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) phải bồi thường cho gói A1 giá trị 47,5 tỷ đồng; Tập đoàn Công trình giao thông Sơn Đông gói A2 giá trị 129 tỷ đồng; Tập đoàn Xây dựng Giang Tô bồi thường gói A3 trị giá 85 tỷ đồng; Tập đoàn Lotte E&C gói A4 trị giá 127 tỷ đồng và Tập đoàn Posco E&C bồi thường gói A4 trị giá 71 tỷ đồng.

Ngoài ra, để đảm bảo công tác thi hành án, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên một số tài sản là nhà đất; phong tỏa một số tài khoản chứng khoán; tài khoản ngân hàng của bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Văn Tám, cùng hơn 10 bị cáo khác.

 

 

 

No comments:

Post a Comment