Wednesday, October 25, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 10 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Tổng thống Pháp đề nghị liên minh quốc tế chống lại Hamas

Con tin Israel được Hamas phóng thích: ‘Tôi đã xuống tận địa ngục’

Giới phân tích: Trung Quốc thử thách cam kết của Mỹ ở Biển Đông

Mỹ, Trung phản ứng khác biệt trước tình trạng bạo lực gia tăng ở Trung Đông

Quốc hội Việt Nam đánh giá tín nhiệm thủ tướng, 43 quan chức lãnh đạo

Philippines: Trung Quốc là ‘kẻ xâm lược’ gây căng thẳng ở Biển Đông

Kiều dân Việt ở Tel Aviv: ‘Dân Israel ủng hộ tiêu diệt khủng bố’

 

 

RFA

Thanh Hoá: Dân vẫn biểu tình phản đối Dự án Cảng container Long Sơn sau quyết định khởi tố hình sự

Hà Nội: Tiêu cực học đường nhan nhản!

Dân biểu tình phản đối dự án cảng container Long Sơn, Công an khởi tố vụ án

Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án 10-11 năm trong vụ thông thầu ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Vụ án tham nhũng “bà Nhàn” thuộc lĩnh vực chính trị

Trong lá thư cuối cùng trước khi bị thi hành án, tử tù Lê Văn Mạnh vẫn khẳng định bị oan

54/13.000 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực: đáng tin hay nực cười!

Việt Nam và Nhật Bản đối diện “trật tự Trung Hoa mới”

Công an TP HCM phá đường dây mua bán thận chuyên nghiệp

Nhóm tình nguyện viên thứ 2 của Peace Corps đến Việt Nam

Lâm Đồng: Bốn du khách Hàn Quốc tử vong do lũ cuốn ở làng Cù Lần

Bình Dương: Khởi tố trưởng văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái

Chính phủ Việt Nam gửi đi "thông điệp" kiểm soát và phát triển lĩnh vực Đất hiếm

Kiều hối về TP HCM trong chín tháng vượt cả năm 2022

Chính phủ VN dự kiến vay hơn 676.000 tỷ đồng vào năm 2024

Tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan phủ nhận mua cổ phần chuỗi bán lẻ tại Việt Nam

Hãng Bamboo điều chỉnh tuyến bay và đội bay

Gia Lai: Sở Công thương công bố nguyên nhân vụ vỡ thủy điện Ia Glae 2; Chủ đầu tư phản bác

Bộ Văn hóa sẽ xem xét việc đưa Ngọc Trinh vào “danh sách đen”

 

BBC

VN muốn học mô hình TQ để nâng cấp chỉ số chứng khoán, thúc đẩy đầu tư

Lý Thượng Phúc: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị cách chức

Biển Đông: Vì sao Philippines và Trung Quốc đang trên đà xung đột?

VN bắt các lãnh đạo ngành đất hiếm giữa kế hoạch thách thức sự thống trị của TQ

Một năm sau thảm kịch Halloween tang thương ở Itaewon

Tiến bộ lớn nhất trong điều trị ung thư cổ tử cung trong 20 năm qua

Ca sỹ Jisoo của Blackpink tuyên bố chia tay với bạn trai, diễn viên Hàn Quốc Ahn Bo-hyun

Nam Hàn bắt giữ thuyền nghi là chở người đào tẩu Bắc Hàn

Thủ tướng Iceland đình công để phản đối chênh lệch lương theo giới

Darwin - thành phố Úc là chìa khóa cho kế hoạch kiềm chế Trung Quốc của Mỹ

Video,Thi thể chất đầy bệnh viện: Người Palestine tức giận khi trẻ em bị không kích ở khu vực sơ tánThời lượng, 2,17

Mỹ sẽ đi đến mức nào để bảo vệ Israel?

 

RFI

Xung đột ở dải Gaza : Tổng thống Pháp đến Jordani tìm kiếm một giải pháp hòa bình

Tại sao châu Á không ủng hộ Israel trong cuộc chiến chống Hamas ?

Tổng thống Pháp Macron đến Israel nhằm thuyết phục “hưu chiến nhân đạo”

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Kiev khẳng định Nga triển khai đến 400 ngàn quân tại các vùng chiếm đóng ở Ukraina

Biển Đông: Philippines gia tăng tuần tra hàng hải sau các hành động ‘‘hung hăng’’ của Trung Quốc

Olympic Munich 1972 : Thế Vận Hội của niềm vui biến thành thảm kịch con tin Israel

Trung Quốc : Một làn gió mới cho Con Đường Tơ Lụa Mới

Khủng hoảng Trung Cận Đông: Món lợi bất ngờ cho Nga và Trung Quốc

Tổng thống Pháp đến Israel : Chuyến thăm “biểu tượng” hơn là “hiệu quả”

Israel tiếp tục oanh kích Gaza: Ít nhất 140 người chết

Giải cứu con tin ở Gaza: Thái Lan tiếp xúc với các nước Hồi Giáo

Mỹ và Indonesia lần đầu tiên đối thoại Ngoại Giao - Quốc Phòng

Ngoại trưởng Trung Quốc đi Mỹ

Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ xem xét việc phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển

2024 : Amsterdam lại tăng thêm thuế lưu trú

Khí hậu : Nhu cầu năng lượng hóa thạch « quá cao » đe dọa các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc

Cận Đông : Israel ồ ạt oanh kích vào hàng trăm “mục tiêu quân sự” ở dải Gaza trong 24 giờ

Chiến tranh Ukraina : Được tăng viện, nhưng quân Nga chưa chọc thủng được phòng tuyến Avdiivka

(NHK) – Chủ tịch Nghị Viện Litva thăm Đài Loan. Bà Viktorija Cmilyte-Nielsen, hôm nay, 24/10/2023, đã đến Đài Loan và có cuộc gặp với tổng thống Thái Anh Văn. Chuyến thăm Đài Bắc của lãnh đạo Nghị Viện Litva là nhằm bày tỏ tình liên đới ủng hộ nền dân chủ. Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Nghị Viện quốc gia vùng Baltic đến thăm Đài Loan. 

(AFP) – Pakistan: Cựu thủ tướng bị truy tố vì tội tiết lộ tài liệu mật. Hôm qua, 24/10/2023, Cơ quan Điều tra Liên bang Pakistan cho biết cựu thủ tướng Pakistan, Imran Khan, 71 tuổi, sẽ bị truy tố về tội tiết lộ tài liệu mật. Vụ việc liên quan đến một bức điện ngoại giao từ đại sứ Pakistan ở Hoa Kỳ mà ông đưa ra như là một bằng chứng về âm mưu của Mỹ được quân đội Pakistan hậu thuẫn nhằm chống lại ông. Hoa Kỳ và quân đội Pakistan đã bác bỏ khẳng định. Hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Adiala ở thành phố Rawalpindi phía nam thủ đô Islamabad, Imran Khan, 71 tuổi, có nguy cơ đối mặt với án tù nặng. 

(AFP) – Thuyền chở di dân Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc. Theo một nguồn tin chính phủ ẩn danh, được hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm nay, 24/10/2023, trích dẫn, một con tầu nhỏ chở theo bốn người đã băng qua vùng lãnh hải Hàn Quốc. Quân đội Hàn Quốc cho biết chiếc thuyền này đã bị chặn ngoài khơi thành phố Sokcho, phía đông đất nước và những người bỏ trốn này đã được đưa về một nơi an toàn. Những cuộc đào tẩu của người Bắc Triều Tiên bằng đường biển là hiếm khi xảy ra. 

(AFP) – Trung Quốc thông báo cách chức các cựu ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc, hôm nay, 24/10/2023, lần lượt cho biết cựu ngoại trưởng Tần Cương và bộ trưởng Quốc Phòng Lý Thượng Phúc đã chính thức bị tước mọi chức vụ trong chính phủ. Ông Tần Cương, một người thân tín của chủ tịch Tập Cận Bình, được bổ nhiệm làm ngoại trưởng vào tháng 12/2022 và đã bị đình chỉ chức vụ hồi tháng 7/2023. Còn Lý Thượng Phúc lên nắm giữ bộ Quốc Phòng hồi tháng 3/2023 nhưng không còn xuất hiện trước công chúng từ tháng Tám. Truyền thông nhà nước Trung Quốc không cho biết rõ lý do quyết định bãi chức hai nhân vật trên cũng không cho biết ai sẽ thay thế ông Lý Thượng Phúc.  

(Reuters) – Điện Kremlin: Tổng thống Nga sức khỏe vẫn tốt. Điện Kremlin hôm nay, 24/10/2023, phủ  nhận một thông tin cho rằng tổng thống Nga dường như mắc bệnh, đồng thời bác bỏ nhiều tin đồn lan truyền về việc sử dụng người đóng thế để thay ông trong những lần xuất hiện trước công chúng. Gần đây, tổng thống Nga có chuyến công du Trung Quốc. Nhưng trên đường về, chuyên cơ chở nguyên thủ Nga phải quá cảnh tại hai thành phố Nga. Lời đồn thổi về việc tổng thống Nga sử dụng người đóng thế vai cũng từng nổi lên trong năm 2020. 

(AFP) – OCDE: Dân nhập cư vào khối các nước phát triển tăng vọt. Dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, công bố hôm 23/10/2023, cho biết số lượng dân nhập cư vào các nước phát triển tăng chưa từng có trong năm 2022, với hơn 6 triệu người thường trú/năm, tăng 26%. Hơn một phần ba số nước ghi nhận dòng nhập cư “chưa từng thấy từ ít nhất 15 năm nay”, trong đó có Pháp (301.000 người), Tây Ban Nha (471.000) và Bỉ (122.000). Dân nhập cư vào Vương quốc Anh (521.000) hoặc Canada (437.000) phá vỡ kỷ lục tuyệt đối. Theo OCDE, động lực của làn sóng di cư toàn cầu này liên quan chủ yếu đến ‘‘tình trạng thiếu lao động’’. Số dân nhập cư nói trên không gồm 4,7 triệu dân tị nạn Ukraina, tại 38 nước OCDE, theo thống kê hồi tháng 6/2023. 

(Reuters) – Các nước sẽ có thêm 250 tỉ đô la/năm, nếu lập thuế tối thiểu toàn cầu, để chống trốn thuế. Theo một báo cáo của Đài quan sát Châu Âu về thuế, công bố hôm qua, 23/10, chính quyền các nước nên mở một mặt trận mới trong cuộc đấu tranh quốc tế chống trốn thuế. Số tiền trên chỉ tương đương 2% với tải sản 13.000 tỷ đô la tài sản của 2.700 tỷ phú trên khắp thế giới. Cho đến nay, các tỉ phú nhìn chung phải nộp thuế rất ít, nhờ hệ thống ‘‘các công ty bình phong’’, theo Đài Quan sát châu Âu về thuế. Tỉ lệ nộp thuế trung bình từ 0% với Pháp, đến 0,5% ở Mỹ. Trong ngân sách 2024, tổng thống Mỹ dự kiến đánh thuế 25% đối với 0,01% trong số những người giàu nhất. Nhưng đề xuất này rút cục đã bị hủy.  

(RFI) – Ả Rập Xê Út đăng cai World Cup thể thao điện tử hàng năm. Chính quyền Ả Rập Xê Út thông báo tin trên hôm nay. Theo phóng viên khu vực Nicolas Keraudren, giải này “sẽ bao gồm các trò chơi điện tử phổ biến nhất trên thế giới’’. Một quỹ quốc gia của Ả Rập Xê Út đầu tư hơn 3 tỷ đô la trong năm 2022 vào lĩnh vực trò chơi điện tử. Theo điều tra của Boston Consulting Group, khoảng 67% người dân Ả Rập Xê Út đam mê trò chơi điện tử. 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức: Thứ Tư 25.10.2023

1/ TỬ TÙ LÊ VĂN MẠNH VẪN KÊU OAN Ở PHÚT CUỐI CÙNG

Những lời nhắn nhủ sau cùng của ông Lê Văn Mạnh viết cho gia đình trước khi bị hành quyết sau hơn một tháng mới đến được tay người thân, trong đó ông vẫn khẳng định bị oan và nhờ gia đình tiếp tục đi đòi lại công lý.

Ông Lê Văn Mạnh 41 tuổi bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm trong vụ án "hiếp dâm và giết chết" một nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, vào năm 2005. Ông Mạnh liên tục kêu oan và việc kết tội ông không có bằng chứng thuyết phục cũng như có nhiều thiếu sót trong quá trình điều tra.

Ông bị tiêm thuốc độc vào ngày 22/9 tại một cơ sở thi hành án của bộ công an ở tỉnh Hòa Bình. Sau đó thi hài được đưa về mai táng tại một nghĩa trang của tỉnh Thanh Hoá.

Sau hơn một tháng, gia đình xuống trại tạm giam của công an Thanh Hóa để đòi lá thư và băng ghi âm của ông trước khi bị tiêm thuốc độc.

Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của ông Mạnh, vào ngày 24/10 cho biết là chỉ có lá thư chứ không có băng ghi âm. Trong lá thư dài khoảng một trang giấy viết trước thời điểm bị đưa đi hành quyết nhưng không đề ngày tháng, tử tù Lê Văn Mạnh khuyên gia đình không nên đau buồn vì cá nhân ông đã xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Ông Mạnh khẳng định là mình không có tội nên không hổ thẹn với lương tâm. Ông kêu gọi là gia đình vẫn phải tiếp tục đi đòi công lý sau cái chết của ông. Bà Việt cho rằng con trai mình bị chết oan nên sẽ tiếp tục làm mọi việc có thể để minh oan cho ông.

RFA

2/ CÔNG AN TRUY TỐ DÂN BIỂU TÌNH CHỐNG DỰ ÁN CẢNG LONG SƠN

Khoảng 300 người dân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em tại xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, vào sáng ngày 23/10 đã tiếp tục cuộc tuần hành biểu tình phản đối việc xây dựng tại bến số 3 dự án cảng container Long Sơn.

Cuộc tuần hành biểu tình của người dân địa phương được cho biết làm ách tắc giao thông trên tuyến đường tỉnh lộ 531 khoảng 1 cây số. Công an thị xã Nghi Sơn trong cùng ngày ra quyết định truy tố vụ án hình sự “gây rối trật tự công cộng” tại xã Hải Hà.

Theo thông tấn xã Việt Nam, trong những ngày qua, nhiều người dân xã Hải Hà tập trung tại khu vực xây dựng bến số 3 dự án cảng container Long Sơn và trụ sở hành chánh xã Hải Hà để phản đối không đồng ý để chủ đầu tư triển khai dự án.

Lý do dẫn đến phản đối của người dân được cho biết do quan ngại phần bờ biển để ngư dân neo đậu tàu thuyền, ra biển đánh cá sẽ không còn. Tin cho biết nhà cầm quyền xã Hải Hà liên tục thuyết phục người dân về dự án nhưng họ vẫn không đồng thuận.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết trong năm nay, công ty Long Sơn có kế hoạch xây bến số 3 trên tổng diện tích khoảng 15 mẫu, với chiều dài 250 thước. Tổng phí tổn đầu tư vào khoảng 30 triệu Mỹ kim và dự trù hoàn thành vào tháng 10 năm 2025.

RFA

3/ BỐN DU KHÁCH NAM HÀN THIỆT MẠNG VÌ LŨ CUỐN Ở LÂM ĐỒNG

Một trận lũ lụt bất ngờ ập xuống làng Cù Lần, huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, khiến một chiếc xe jeep chở du khách bị lật, làm bốn du khách Nam Hàn thiệt mạng.

Đại diện khu làng Cù Lần cho truyền thông hay trận lũ bất ngờ đổ dồn về con suối của làng vào trưa hôm qua 24/10. Vào thời điểm đó, chiếc xe jeep chở 4 du khách đang đi qua một con suối thì bị cuốn trôi khiến 4 du khách trôi theo dòng nước.

Đến chiều thì lực lượng cấp cứu cho biết đã tìm thấy thi thể cả bốn du khách bị lũ cuốn. Tài xế chiếc xe jeep bị thương trong vụ này. Theo một hướng dẫn viên du lịch, nhóm du khách này chỉ vào tham quan khu du lịch làng Cù Lần và không ở lại qua đêm.

Cần biết là liên tục ba ngày qua, nhiều nơi ở tỉnh Lâm Đồng xảy ra mưa rất lớn. Khu du lịch Cù Lần nằm ở thôn Suối Cạn, huyện Lạc Dương, cách trung tâm Đà Lạt hơn 20 cây số. Nơi đây có nhiều phong cảnh đẹp với rừng thông hoang sơ, thường được du khách ghé thăm.

Ngoài mức vé vào cửa từ 60 ngàn đến 120 ngàn đồng, du khách còn tham gia nhiều trò chơi, trong đó có đi xe jeep trải nghiệm những cung đường độc đáo ở khu du lịch

RFA

4/ PHILIPPINES GIA TĂNG TUẦN TRA HÀNG HẢI ĐỂ CHỐNG TRUNG CỘNG

Các vụ căng thẳng giữa Philippines và Trung Cộng đã gia tăng trong những ngày qua, khiến Manila phải gia tăng các cuộc tuần tra ở Biển Đông.

Một quan chức Phi vào hôm qua 24/10 cho biết Manila sẽ gia tăng các cuộc tuần tra hàng hải, và bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sau các hành động hung hăng của Trung Cộng nhắm vào một đoàn tàu tiếp tế cho đơn vị đồn trú ở Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa vào hôm Chủ nhật 23/10.

Ông Jonathan Malaya, phụ tá tổng giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Phi, cho biết quyết định nói trên được đưa ra khi Phi ghi nhận “một số lượng lớn tàu ngư quân Trung Cộng” đang hoạt động không chỉ gần Bãi Cỏ Mây mà còn tại bãi cạn Scarborough và bãi Sabin.

Phía Phi kêu gọi Trung Cộng nên hành động “có trách nhiệm”, tuân thủ luật pháp quốc tế, lưu ý là Trung Cộng đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Phi Eduardo Ano đã có cuộc điện đàm vào hôm 23/10 về tình hình Biển Đông.

Sau cuộc điện đàm, Washington ra thông báo ‘‘tái khẳng định ủng hộ của Hoa Kỳ đối với đồng minh Philippines sau các hành động nguy hiểm và bất hợp pháp của lực lượng tuần duyên Trung Cộng”. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh là theo Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ -Philippines, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh, theo đó thì nếu các tàu công vụ, chiến đấu cơ và lực lượng vũ trang của Philippines bị tấn công.

Về phía Bắc Kinh, trong cuộc họp báo vào hôm qua 24/10, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng lên án “các nỗ lực nham hiểm” của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ các hành vi khiêu khích của Philippines tại Bãi Cỏ Mây, và khẳng định Trung Quốc có chủ quyền tại vùng biển này. 

RFI

 

VNThoibao

VNTB – Sài Gòn mưa một tiếng, ủy ban quận ở TP.HCM ngập một thước*, hàng trăm ngàn tỷ trôi về đâu?

VNTB – ‘Cưỡng hôn’ môn lịch sử và địa lý?

(VNTB) – Vì sao trì hoãn ban hành luật về quyền biểu tình?

VNTB – Công an vi Hiến: 300 người bị khởi tố vì biểu tình phản đối xây cảng biển

VNTB – Nhà ai nấy ở, báo chí đừng đi lung tung!

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 25/10/2023

Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

24/10/1931: Khánh thành Cầu George Washington

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Tại sao người Trung Quốc đổ xô mua nhà ở Nhật Bản?

22/10/1975: Trung sĩ đồng tính thách thức Không quân Mỹ

21/10/1966: Thảm họa lở đất ở Aberfan, Anh

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)

Chuyển động Quốc Phòng (13/10 – 19/10/2023)

Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?

 


Báo Tiếng Dân

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (Kỳ 4)24/10/2023

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - Luật ngầm

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 608, 24-   10-2023

Phúc Lai - Có chuyện gì với quân Nga ở Avdiivka vậy ? (tiếp theo)

Tuấn Khanh - Chuyện không tiếng súng

Nguyễn Đình Bổn - Dao găm rỉ sét!

Đặng Bích Phượng - Một đám cưới vui

Lê Xuân Nghĩa - Đời như hạch!

Hoàng Nguyên Vũ - Bữa cơm bán trú chảy nước mắt ở một trường tiểu học

Lưu Trọng Văn - Cử tri chỉ cần biết tín nhiệm hoặc không tín nhiệm

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Nếu ta chết bây giờ…. 25/10/2023

UPR Việt Nam 2024: Thêm ba tổ chức nhân quyền yêu cầu Việt Nam phóng thích TNLT, sửa luật 25/10/2023

Cử tri chỉ cần biết tín nhiệm hoặc không tín nhiệm 25/10/2023

Nhìn trong trời nhá nhem… 25/10/2023

“Lưỡng” và “Chôm” 25/10/2023

Phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19-10-2023 25/10/2023

Có chuyện gì với quân Nga ở Avdiivka vậy? Vài nét về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 24-10-2023 25/10/2023

Yến tiệc ‘Vành đai và Con đường’ và bữa ăn trên máy bay: ‘Công bằng và lợi ích’ của ông Tập là gì? 25/10/2023

Lý thuyết và thực tiễn giáo dục “Cánh Buồm” 24/10/2023

Từ tư tưởng bài Hoa đến đấu tố 24/10/2023

“Con xin lỗi …” 24/10/2023

Con đường dẫn tới sự hủy diệt của Trung Quốc 24/10/2023

22-10-2023, tình hình Ukraina ngày thứ 606 24/10/2023

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

‘Sạn’ trong sách giáo khoa: Qua nhiều vòng thẩm định, vẫn gây tranh cãi

Nguyễn Hoài

http://daidoanket.vn/san-trong-sach-giao-khoa-qua-nhieu-vong-tham-dinh-van-gay-tranh-cai-5742141.html

“Sạn” trong sách giáo khoa được nhắc tới nhiều trong 3 năm qua kể từ khi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được triển khai.

Nhiều tranh luận trái chiều

Những ngày qua, bài thơ Bắt nạt, trích trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục gây nhiều tranh cãi gay gắt.

Nhiều phụ huynh, nhà văn, nhà thơ cho rằng, cách gieo chữ trong bài thơ lủng củng, tối nghĩa, từ ngữ nghèo nàn, ngôn từ không phù hợp với học sinh lớp 6 nhưng lại được đưa vào giảng dạy.

Cũng có ý kiến nhận định, bài thơ đưa ra chủ đề hay nhưng cách thể hiện chưa sắc nét. Những câu từ như “trêu mù tạt”, “nhảy híp hóp cho hay” bị nhận xét khá ngô nghê, không có giá trị về ý nghĩa.

Trước đó, năm 2021 khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 6, bài thơ “Bắt nạt” cũng nhận được nhiều lời khen chê.

Không riêng “Bắt nạt”, bài thơ “Con chào mào” của nhà thơ Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng đang nhận nhiều tranh luận trái chiều trên mạng xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, bài thơ tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên, gợi nhắc về sự tương tác giữa con người và tự nhiên. Qua đó, học sinh sẽ nhận ra con người không thể sở hữu tự nhiên, chỉ có thể sống hòa hợp, tương giao với vạn vật trong đó.

Tuy nhiên, bên cạnh lời khen, có không ít độc giả bày tỏ ý kiến không hài lòng. “Làm gì có con chào mào mũ đỏ”, “Triu… uýt… huýt… tu hìu…, văn thơ giờ đọc gượng hết cả mồm”, “Người lớn còn khó hiểu huống gì học sinh lớp 6”…, đây là bình luận của phần đông cư dân mạng.

Có giáo viên cho rằng, ngay cả với thầy cô cũng không dễ dàng để giải thích cho học trò những từ ngữ trong bài thơ như từ “triu”, từ “hìu” vì tra trong từ điển tiếng Việt cũng không thấy có 2 từ này.

Để thưởng thức các tác phẩm văn chương, mỗi người sẽ có một cảm nhận, khen - chê khác nhau. Song, nhận xét về những bài thơ trong sách giáo khoa mới đang gây tranh cãi những ngày qua, trên một số diễn đàn mạng xã hội, nhiều phụ huynh bày tỏ quan điểm cho rằng, đây là những “hạt sạn” của sách giáo khoa mới, trong khi trước đây có rất nhiều tác phẩm ý nghĩa lại không được chọn đưa vào giảng dạy cho học sinh.

Loại “sạn” thế nào?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1. Hiện sách giáo khoa được biên soạn theo phương thức mới bước sang năm thứ 4 được đưa vào giảng dạy ở các lớp 4, 8 và 11.

Điểm khác biệt lớn nhất của đổi mới sách giáo khoa lần này chính là việc sách giáo khoa được biên soạn xuất bản theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa.

Tới thời điểm hiện tại, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã khẳng định thành công nhất định. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai chương trình, “sạn” trong sách giáo khoa luôn được nhắc tới nhiều.

Trước đó, khi chương trình mới thực hiện ở lớp 1, việc sách Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục dạy học cũng tạo một làn sóng tranh luận gay gắt.

Các đơn vị phát hành của các bộ SGK lớp 1 năm học 2020-2021 cũng đã từng thừa nhận có “sạn” trong những sản phẩm của mình và đưa ra phương án chỉnh sửa, khắc phục. 

Dù qua nhiều vòng thẩm định, sau cùng mới được Bộ GDĐT phê duyệt nhưng chỉ đến khi SGK đi vào giảng dạy, những “hạt sạn” không đáng có mới được dư luận, phụ huynh phát hiện ra.

Một chuyên gia giáo dục cho rằng, khó có thể tạm dừng dạy học sinh những tác phẩm văn chương gây tranh cãi khi tác phẩm đó đã đưa vào sách giáo khoa.

Vị chuyên gia này cũng bày tỏ sự thông cảm với những người biên soạn sách giáo khoa nhưng theo quan điểm của ông, nếu làm theo cách biên soạn mở thì sách giáo khoa có thể khắc phục được những hạn chế.

Tức là, trước khi hoàn thiện sách giáo khoa, ban biên soạn có thể đưa thông tin các tác phẩm lên mạng, tham khảo ý kiến xã hội, chuyên gia, từ đó rút ra quyết định cuối cùng.

“Những người biên soạn sách không nên máy móc, kiên định quan điểm của mình về ngữ liệu. Cần tham khảo dư luận xã hội và nếu có ngữ liệu gây tranh cãi thì tạm thời loại bỏ. Sách giáo khoa phải là công cụ chuẩn chỉnh”, chuyên gia nêu quan điểm.

Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhắc lại thời điểm chuẩn bị bước vào năm học 2021-2022, năm chương trình mới triển khai ở lớp 2 và lớp 6. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bất ngờ thông báo hợp nhất từ 4 bộ sách giáo khoa ở lớp 1 thành hai bộ sách giáo khoa ở lớp 2. Điều này đồng nghĩa với việc, 2 bộ sách bị “xóa sổ” không thể sử dụng được nữa.

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, đây là chuyện không tưởng. “Nếu sách giáo khoa có những sai sót, tồn tại không thể chấp nhận được, lọt “sạn” vào trường học thì ngành giáo dục cần nghiêm túc nhìn nhận, tìm hướng khắc phục và xử l

Năm học 2023-2024, có 9 khối lớp đang học theo chương trình, sách giáo khoa mới gồm lớp: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11. Như vậy, chỉ còn 3 khối lớp đang học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 gồm lớp: 5, 9 và 12. Theo lộ trình, 3 khối lớp này sẽ thực hiện chương trình mới từ năm học 2024-2025. Hiện Bộ GDĐT đang tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 5, 9 và lớp 12.ý những người có trách nhiệm liên quan”, GS Dong nhấn mạnh.

 

Cục Cảnh sát hình sự khuyến cáo những rủi ro khi tham gia 'hụi, họ'

https://www.anninhthudo.vn/cuc-canh-sat-hinh-su-khuyen-cao-nhung-rui-ro-khi-tham-gia-hui-ho-post555812.antd

ANTD.VN -Người dân cần nhận diện rõ những rủi ro khi tham gia "hụi, họ" và nâng cao cảnh giác, tránh để kẻ gian lợi dụng việc tham gia hụi, họ để chiếm đoạt tài sản.

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ vỡ họ, hụi, khiến nhiều người tham gia có nguy cơ bị mất tài sản. Tuy hoạt động này không bị cấm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng luôn ẩnchứa nhiều rủi ro cho người tham gia. Do đó, người dân cần nhận diện rõ những rủi ro khi tham gia hụi, họ và nâng cao cảnh giác, tránh để kẻ gian lợi dụng việc tham gia hụi, họ để chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, việc tham gia "hụi, họ" là một hoạt động theo tập quán của người dân, nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau, dựa trên những ràng buộc về niềm tin, lợi ích và quy định pháp luật. Hoạt động này phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự, hành chính và hình sự để phòng ngừa các vi phạm, biến tướng của hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng…

Hoạt động này chứa nhiều rủi ro

Hoạt động này là tập quán, dựa trên niềm tin và các mối quan hệ. Do vậy, người tham gia thường không đề cao cảnh giác. Mặt khác, không giống như các loại hình cho vay, tiết kiệm khác, chủ họ không cần tài sản đảm bảo. Mặc dù pháp luật đã quy định việc tham gia họ phải thỏa thuận bằng văn bản và có thể yêu cầu công chứng nhưng người tham gia chủ yếu thỏa thuận miệng, giấy tờ viết tay. Khi xảy ra các vụ vỡ hụi, họ hoặc đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người tham gia sẽ khó có thể được bồi thường một cách đầy đủ.

Bên cạnh đó, đây là hoạt động mang tính tự phát, thường ít công khai. Trong khi số lượng người tham gia đông nhưng lại ít biết về nhau, ít thông tin về điều kiện kinh tế, mục đích của chủ họ, hụi. Chủ họ, hụi cũng không cung cấp đầy đủ thông tin cho người tham gia (thậm chí gian dối trong mục đích, phớt lờ các quyền được xem thông tin của người tham gia), không báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.

Hoạt động này dựa trên niềm tin, cơ chế tự kiểm soát (thường người kiểm soát và điều hành là chủ họ), nhưng nếu có đông người tham gia thì cơ chế này bộc lộ hạn chế. Nhất là đối với người tham gia thiếu sự cảnh giác, không nắm rõ quy định pháp luật, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý liên quan.

Các dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động hụi, họ

Nhiều chủ họ có thể lợi dụng uy tín, mối quan hệ hoặc sẽ trả lãi cao để thu hút nhiều người tham gia, thậm chí vượt quy định về trả lãi của Bộ luật dân sự.

Chủ họ thường không thực hiện thỏa thuận bằng văn bản, thỏa thuận bằng miệng, gian dối trong việc cung cấp thông tin về dây họ và không thực hiện báo cáo, quyền và nghĩa vụ theo các quy định pháp luật.

Thành viên họ có thể lĩnh họ, nhận lãi một vài kỳ. Một số trường hợp chủ họ có ý định lừa đảo thì có thể trả lãi rất cao, sau khi người tham gia họ đã đóng họ hoặc thậm chí lôi kéo người thân tham gia, khi thu được số tiền góp họ đủ lớn thì các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền góp họ và bỏ trốn.

Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an khuyến cáo:

- Người dân cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến hụi, họ như tiền lãi không được vượt quá 20%/năm (tức khoảng 1,6%/tháng), nắm rõ về điều kiện của chủ họ, thành viên, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của chủ họ, thành viên góp họ quy định tại Nghị định số 19 năm 2019 của Chính phủ.

- Người dân nên tìm hiểu kỹ về nhân thân của chủ họ để có thể đặt niềm tin khi góp họ. Tìm hiểu kỹ về hoạt động của dây họ định tham gia, có thể yêu cầu chủ họ cho xem hoặc sao chụp, kiểm tra về số lượng người tham gia, sổ ghi họ, số tiền góp họ, tìm hiểu điều kiện kinh tế của chủ họ, các thành viên góp họ để đánh giá mức độ rủi ro và để phục vụ giải quyết tranh chấp về sau nếu có; lập văn bản và yêu cầu công chứng các thỏa thuận về hụi, họ. Nếu chủ họ điều hành từ 2 dây "họ" trở lên hoặc số tiền góp họ từ 100 triệu trở lên thì phải báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết để rà soát, quản lý, theo dõi, phòng ngừa xử lý các vi phạm.

Khi phát hiện các thông tin như nhiều dây họ của chủ họ bị vỡ hoặc nhiều thành viên bỏ họ thì cần báo cho chính quyền địa phương để nắm, giải quyết kịp thời.

 

Bắt giữ “ông trùm” mượn danh tập đoàn Panosonic lừa đảo 1.500 người

https://www.anninhthudo.vn/bat-giu-ong-trum-muon-danh-tap-doan-panosonic-lua-dao-1500-nguoi-post555779.antd

ANTD.VN - Một ổ nhóm gần 20 đối tượng, dưới sự chỉ đạo của Hoàng Phi Long, mạo danh là nhân viên Tập đoàn Panasonic và một số nhãn hàng nổi tiếng để gọi điện thoại, nhắn tin tuyển lao động với mức lương cao, sau đó chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhiều nạn nhân...

Bên trong căn hộ “bí ẩn”

Qua công tác trinh sát, nắm tình hình, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện Vi Văn Tùng, SN 1993, trú tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có nhiều hoạt động nghi vấn. Đối tượng lắp đặt nhiều camera giám sát tại một căn hộ tầng 2, địa chỉ SH2.30, khu chung cư APEC, xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Tại đây thường xuyên có nhiều người ra vào bất thường.

Trước những biểu hiện bất minh trên, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đã vào cuộc xác minh, phát hiện trong căn hộ này có một nhóm khoảng hơn chục thanh niên cả nam và nữ, độ tuổi từ 18 đến 27 sinh sống và làm việc cả ngày và đêm.

Các đối tượng lắp đặt khoảng 20 bộ máy tính để bàn, có cài đặt ứng dụng Wechat, Telegram và 1 ứng dụng có chữ Trung Quốc. Mặt khác, trong căn hộ còn lắp đặt camera để đối tượng cầm đầu giám sát, quản lý công việc từ xa.

Cơ quan Công an nhận định, đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, phạm vi hoạt động rộng. Chúng sử dụng mạng xã hội Telegram, Wechat để liên lạc.

Đối tượng cầm đầu nhanh chóng được xác định là Hoàng Phi Long, SN 1997, HKTT tại Khu phố Hữu Vĩnh 1, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn. Tuy nhiên, Long đang cư trú, làm việc tại Campuchia.

Sau khi nắm bắt tình hình, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo và phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá hoạt động của ổ nhóm trên.

"Điệu hổ ly sơn" bắt giữ "ông trùm"

Nếu không bắt giữ được đối tượng cầm đầu thì chuyên án coi như không thành công, chính vì vậy, Ban chuyên án đã quyết định dùng kế “điệu hổ ly sơn” để dụ Hoàng Phi Long từ Campuchia nước. Khi vừa bước chân về tới Việt Nam, Long đã bị lực lượng chức năng phối hợp vây bắt.

Triệt xóa ổ nhóm này, Ban chuyên án đã bắt giữ 16 đối tượng; thu giữ 20 bộ máy tính, 20 điện thoại di động và một số tài liệu hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Tại cơ quan Công an, Hoàng Phi Long khai nhận, tuy không thường xuyên có mặt tại Lạng Sơn nhưng luôn chỉ đạo, điều hành từ xa đối tượng Vi Văn Tùng, Đỗ Thị Duyên và các đối tượng khác ở Lạng Sơn để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cũng theo lời khai của Long, trong thời gian làm ăn phi pháp ở Campuchia, đối tượng đã “học lỏm” được mánh khóe sử dụng công nghệ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một ổ nhóm. Từ đó Long có ý định tự thiết lập đường dây “làm ăn” riêng. Nạn nhân mà đối tượng nhắm tới là người Việt Nam.

Hoàng Phi Long nhanh chóng về nước, câu kết với Vi Văn Tùng và Đỗ Thị Duyên, SN 1992, trú tại xã Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương lập ra đường dây lừa đảo. Long giữ vai trò cầm đầu, điều hành từ Campuchia.

Thủ đoạn của nhóm này là mạo danh là nhân viên Công ty Panasonic và một số nhãn hàng nổi tiếng, gọi điện, nhắn tin tìm những người nhẹ dạ, cả tin, muốn làm thêm kiếm thu nhập online với lời mời chào hấp dẫn “việc nhẹ, lương cao”.

Công việc mà chúng đưa ra cho nạn nhân là thực hiện việc “like” và “share” video trên Youtube. Sau đó, yêu cầu các nạn nhân nạp tiền để làm nhiệm vụ và hứa “thưởng hoa hồng cao”.

Sau khi các bị hại nạp tiền vào các tài khoản do ổ nhóm này cung cấp, để tránh trả thưởng, chúng sẽ cố ý bắt lỗi như “nội dung nạp tiền sai cú pháp”, “quá trình làm nhiệm vụ sai” hoặc “yêu cầu nâng cấp tài khoản VIP”… yêu cầu nạn nhân chuyển khoản nạp số tiền lớn hơn.

Nhiều bị hại do tiếc khoản tiền đã nạp trước đó nên tiếp tục nạp thêm tiền theo yêu cầu những mong “gỡ gạc” lại, cho đến khi không còn khả năng nạp tiền nữa thì các đối tượng chặn tài khoản, cắt đứt mọi liên lạc và chiếm đoạt toàn tiền.

Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 2-2023 đến tháng 7-2023, Hoàng Phi Long và đồng bọn đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng từ 1.500 người tại Việt Nam.

Hiện, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn khởi tố 3 đối tượng trên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Điều tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm vụ xe U oát bị lũ cuốn làm 4 khách du lịch Hàn Quốc tử vong

https://www.anninhthudo.vn/dieu-tra-lam-ro-nguyen-nhan-trach-nhiem-vu-xe-u-oat-bi-lu-cuon-lam-4-khach-du-lich-han-quoc-tu-vong-post555805.antd

ANTD.VN -Bốn khách du lịch Hàn Quốc đến Làng Cù Lần, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng du lịch, trải nghiệm dịch vụ xe U oát lội suối đã bị lũ cuốn trôi làm 4 người tử vong. 

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh Lâm Đồng cho biết, vào khoảng 13h30 chiều 24/10, nhân viên khu du lịch Làng Cù Lần ở xã Lát, huyện Lạc Dương, lái xe UAZ (U Oát) chở khách 4 người khách Hàn Quốc (2 nam, 2 nữ) tham quan trải nghiệm dọc suối bị lũ quét cuốn trôi. Ôtô lật úp sau tai nạn, tài xế và nam du khách thoát được ra ngoài, song người khách tử vong trên đường đi cấp cứu.

Đến khoảng 16h30, lực lượng chức năng tìm được thi thể ba du khách cách vị trí bị nạn khoảng 2 km về phía hạ lưu. Các nạn nhân được đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng bảo quản, tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Con suối nơi xe gặp nạn hình thành từ các khe trong rừng, nước sâu 30-40 cm. Sau khi mua vé 100.000 đồng, khách được ôtô chở quãng đường hơn 200 m dưới dòng suối. Các ôtô xuất phát nối tiếp nhau sau chừng vài phút, mỗi xe chở 4 khách.

Thời điểm ôtô chở khách Hàn Quốc gặp sự cố, một xe khác cũng bị nước cuốn, song các hành khách an toàn.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cùng lãnh đạo huyện Lạc Dương có mặt tại hiện trường để chỉ đạo việc tìm kiếm các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo điều tra làm rõ vụ lũ cuốn trôi ô tô chở khách khiến 4 du khách nước ngoài tử vong.

Liên tục ba ngày qua, nhiều địa bàn ở Lâm Đồng xảy ra mưa rất lớn.

KDL Làng Cù Lần nằm cách trung tâm Đà Lạt hơn 20 km. Nơi đây có nhiều phong cảnh đẹp, rừng thông hoang sơ... thường được du khách ghé thăm. Ngoài mức vé vào cửa 60.000 đồng, khách có thể tham gia nhiều trò chơi, trải nghiệm.

Ngay sau vụ việc xảy ra, tối cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện về việc khắc phục sự cố lật xe do lũ tại khu du lịch Cù Lần, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, yêu cầu Bộ Ngoại giao, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác khắc phục sự cố,

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo, triển khai các công việc cần thiết để khắc phục nhanh hậu quả sự cố; chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và các cơ quan có liên quan khẩn trương xử lý các vấn đề liên quan, hỗ trợ lo hậu sự cho các nạn nhân theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan có liên quan khẩn trương xử lý khắc phục hậu quả sự cố nêu trên theo đúng quy định; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong cả nước tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

 

Thu hồi dầu gội dược liệu Đông Bắc và tinh dầu hoa bưởi

PV

http://daidoanket.vn/thu-hoi-dau-goi-duoc-lieu-dong-bac-va-tinh-dau-hoa-buoi-5742110.html

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 2 văn bản thông báo đến phòng y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn thành phố về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Theo đó, văn bản 4943/SYT-NVD thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi lô sản phẩm dầu gội dược liệu Đông Bắc – hộp 1 chai 250ml, trên nhãn ghi NSX:23.11.22; HSD: 23.11.25, số công bố: 24/22/CBMP-QN.

Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược Đông Bắc, địa chỉ thôn Sơn Hải, xã Cộng Hòa, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là Công ty TNHH nuôi trồng và chế biến dược liệu Đông Bắc, địa chỉ tổ 98, khu 8A, phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Sản phẩm bị thu hồi do mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm theo quy định.

Tại văn bản 4944/SYT-NVD là thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi lô sản phẩm tinh dầu hoa bưởi – chai 80ml (bao gồm chai tinh dầu và gói dầu gội), trên nhãn ghi thông tin: số lô: 03; NSX: 3.07.23; HSD: 3.07.25.

Sản phẩm có số công bố mỹ phẩm: 24/17/CBMP-TG do doanh nghiệp tư nhân Long Thuận sản xuất, địa chỉ Ấp Mỹ Thạch, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Sản phẩm tinh dầu hoa bưởi – chai 80ml bị thu hồi do mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm theo quy định và lô sản phẩm được sản xuất sau khi hết hạn phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương rà soát, ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng dầu gội dược liệu Đông Bắc – hộp 1 chai 250ml và tinh dầu hoa bưởi – chai 80ml (bao gồm chai tinh dầu và gói dầu gội)  bị đình chỉ và thu hồi nêu trên.

Phòng y tế các quận, huyện, thị xã thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn tiến hành thu hồi toàn bộ các sản phẩm đã bị đình chỉ lưu hành và thu hồi; kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi của các cơ sở.

Trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng đã có văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc hai sản phẩm là tinh dầu hoa bưởi – chai 80ml (bao gồm chai tinh dầu và gói dầu gội) và dầu gội dược liệu Đông Bắc – hộp 1 chai 250ml do không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

 

 

Bắt ông trùm “Kho tiền miền Tây Nam Bộ” cầm đầu đường dây lô đề nghìn tỷ

Thục Hiền

https://www.doisongphapluat.com/bat-ong-trum-kho-tien-mien-tay-nam-bo-cam-dau-duong-day-lo-de-nghin-ty-a596516.html

Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ đối tượng có biệt danh "Kho tiền miền Tây Nam Bộ", liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay ở tỉnh này.

Chiều 24/10, báo Dân trí dẫn tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt giữ Quách Sơn Vũ (51 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ), người có biệt danh "kho tiền miền Tây".

Vũ được xác định là đối tượng cầm đầu liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ bị Công an Sóc Trăng triệt phá vào tháng 11/2021. 

Trước đó, vào chiều 26/1/2021, Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đồng loạt tổ chức triệt phá chuyên án, bắt quả tang Nguyễn Quốc Thái (SN 1989; ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tạm trú TP.Sóc Trăng); Từ Phi Hải (SN 1987; ngụ Sóc Trăng) đánh bạc và tổ chức đánh bạc qua mạng.

Theo đó, nhóm này tổ chức đánh bạc dưới hình thức đặt cược số lô, số đề dựa trên kết quả xổ số kiến thiết trên toàn quốc. Sau đó nhóm đối tượng tổng hợp chuyển đến nhà cái cấp trên tại TP.Cần Thơ, TP.HCM hoặc giữ lại một phần (tự thầu).

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã bắt giữ 20 đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc với số tiền trên 1,3 tỷ đồng, 26.400 USD…

Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng tiến hành khám xét, bắt giữ Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1980; ngụ TP.Sóc Trăng) và 17 đối tượng khác cùng trú trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, theo báo Người Lao Động.

Theo lực lượng chức năng, đây là đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trực tuyến qua mạng Internet với tính chất, quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Sóc Trăng đã được khám phá, với tổng số tiền giao dịch qua mạng trên 1.000 tỷ đồng.

 

Loạt "ông lớn" bất động sản gia hạn và "khất nợ" trái phiếu

Quang Hanh

https://www.doisongphapluat.com/loat-ong-lon-bat-dong-san-gia-han-va-khat-no-trai-phieu-a596186.html

Ngay trong đầu tháng 10, hàng loạt doanh nghiệp trong đó chiếm đa số doanh nghiệp bất động sản có động thái xin gia hạn trả nợ các lô trái phiếu. Điều này cho thấy các đơn vị phát hành trái phiếu đang phải chịu áp lực rất lớn về dòng tiền trả lãi và gốc trái phiếu.

Theo đó các "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc gia hạn thời gian trả lãi và gốc các lô trái phiếu phát hành trước đó. Đáng chú ý có trường hợp dù thời gian tất toán trái phiếu còn cả năm nữa nhưng doanh nghiệp đã có động thái xin gia hạn thêm 2 năm với giá trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

Như trường hợp của Công ty Cổ phần Bất động sản Dragon Village. Theo đó ngày 13/10,  Bất động sản Dragon Village đã đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc thay đổi kỳ hạn trái phiếu từ 36 tháng thành 60 tháng đối với 5 mã trái phiếu DVLCH2124001, DVLCH2124002, DVLCH2124003, DVLCH2124004, DVLCH2124005.

Trong đó, các lô trái phiếu DVLCH2124001, DVLCH2124002, DVLCH2124003 phát hành lần lượt vào các ngày 20/9/2021, 6/10/2021, 19/10/2021, đều có giá trị 500 tỷ đồng mỗi lô và là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm. Doanh nghiệp này phát hành lô trái phiếu với mục đích bổ sung vốn đầu tư dự án Khu đô thị Rose Valley tại Mê Linh, Hà Nội.

Dự án trên được triển khai rầm rộ từ năm 2008 tuy nhiên đến nay đang lâm vào cảnh “đắp chiếu”. Phía UBND TP. Hà Nội kết luận dự án này là một trong những dự án chậm triển khai. Do đó, huyện Mê Linh hiện đang tích cực đốc thúc chủ đầu tư dự án hoàn thiện các hồ sơ, sớm triển khai dự án. Còn lô trái phiếu DVLCH2124004 được Dragon Village phát hành ngày 08/11/2021, giá trị 500 tỷ đồng nhằm mục đích cơ cấu lại nguồn vốn và tăng quy mô vốn hoạt động của Bất động sản Dragon Village.

Tương tự như trường hợp của Công ty Cổ phần Bất động sản Dragon Village ở trên,  Địa ốc Phú Long mới đây cũng có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc thay đổi nội dung kỳ hạn trái phiếu. Cụ thể lô trái phiếu PLCCH2124001 trị giá 2000 tỷ phát hành ngày 31/03/2021 sẽ thay đổi thời gian đáo hạn từ tháng 3 năm 2024 thành tháng 3 năm 2026. Điểm chung của Công ty Cổ phần Bất động sản Dragon Village ở trên và Địa ốc Phú Long là đều chưa đến thời điểm đáo hạn những lô trái phiếu 2 doanh nghiệp này phát hành.

Địa ốc Phú Long là thành viên của CTCP Tập đoàn Sovico. Doanh nghiệp này nổi tiếng với dự án Dragon City 65 ha với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD tại khu Nam Sài Gòn, liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Ngoài ra, Phú Long cũng là chủ đầu tư nhiều dự án đình đám khác như Dragon Riverside City, Dragon Parc, và Furama Resort Đà Nẵng, Ariyana Smart Condotel Nha Trang…

Trong khi đó một doanh nghiệp BĐS khác là CTCP Kinh doanh Bất động sản S - Việt Nam lại có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc chậm thanh toán trái phiếu. Theo đó doanh nghiệp này “khất nợ” 169.2 tỷ đồng lãi trái phiếu đối với mã trái phiếu SVNCH2124001 phát hành ngày 07/10/2021 với lý do chưa thu xếp được nguồn thanh toán. Lô trái phiếu trên có giá trị là 2.500 tỷ đồng kỳ trả lãi là 6 tháng một lần.

Bất động sản S – Việt Nam tiền thân là CTCP Thương mại Quốc tế - Sunshine, được thành lập vào đầu năm 2019  đến tháng 09/2021, doanh nghiệp này đổi tên thành CTCP Kinh doanh Bất động sản S-Việt Nam như hiện nay.

Ngoài những doanh nghiệp kể trên thì loạt ông lớn liên quan đến BĐS như CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova; Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa; CTCP Đầu tư Hải Phát; Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức; CTCP Đầu tư và Dịch vụ đất xanh Miền Nam; CTCP Hưng Thịnh Land cũng có động thái xin gia hạn thời điểm đáo hạn trái phiếu hoặc “khất nợ” trái phiếu.

Báo cáo mới đây của công ty chứng khoán VNDirect nhận định, nhiều tổ chức phát hành sau khi đàm phán với trái chủ được giãn tiến độ thanh toán cũng bắt buộc tăng lãi suất trái phiếu thêm 2-3 điểm %. Nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận nâng lãi suất lên mức cao nhất khoảng 15% mỗi năm, dựa trên thông tin đã được công bố vì đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề dòng tiền trong ngắn hạn.

 

Tiểu thương khu chợ "dưới lòng đất" ở Hà Nội ế ẩm, bán cả ngày được 40.000 đồng

Vân Hi 

https://laodong.vn/kinh-doanh/tieu-thuong-khu-cho-duoi-long-dat-o-ha-noi-e-am-ban-ca-ngay-duoc-40000-dong-1258277.ldo

Hà Nội - Việc buôn bán của các tiểu thương chợ Mơ èo uột, cầm chừng. Nhiều người rơi vào cảnh khổ sở vì buôn bán trong điều kiện khó khăn.

Khách đông nhưng vẫn ế

Chúng tôi tìm đến chợ Mơ (phố Bạch Mai, Hà Nội) vào đầu giờ sáng, thông thường đây là thời điểm chợ tấp nập nhất, tuy nhiên, theo ghi nhận, lượng người tiêu dùng không quá đông. Mặc dù vậy, theo các tiểu thương lượng khách như hiện tại thì đã đông hơn trước.

Bà B.T.N tiểu thương bán quần áo tại chợ cho biết: "Xuống hầm bán từ năm 2014 đến nay, ban đầu không có người lui tới nên ế ẩm. Bây giờ, khách xuống chợ ăn, may quần áo cũng nhiều hơn so với trước".

Theo bà N, mặc dù, lượng khách đến nhiều hơn nhưng việc kinh doanh của các tiểu thương vẫn đìu hiu, ế ẩm, nhiều kiốt vẫn đóng cửa, phủ bạt đóng kín.

"Khách đến nhiều hơn trước thì gọi là khả quan nhưng thực tế mà nói đa số là dân văn phòng, người dân khu vực đến ăn vì đồ ăn rẻ. Chiều chiều thì có các cô chú trung niên đi dạo, đa số họ sống bằng lương hưu trí, tiền con cái cho thì có bao nhiêu đâu mà mua sắm" - bà N nói.

Một tiểu thương kinh doanh giày dép (xin được giấu tên) tại chợ cho biết: "Hôm trước, cả ngày tôi bán 2 đôi dép được 40.000 đồng, hôm sau cả ngày bán được một đôi, bán được là mừng rồi, có còn hơn không. Còn buổi trưa ở đây có thể kê giường xếp ra ngoài lối đi để ngủ vì vắng khách".

Chật vật vì muôn cái khổ

Được đánh giá là có nhiều lợi thế vì chợ Mơ nằm ngay trục giao thông kinh doanh chính truyền thống của Hà Nội. Tuy nhiên, các tiểu thương nơi đây vẫn chật vật vì buôn bán trong điều kiện khó khăn.

Trao đổi với Lao Động, bà B.T.N cho biết, những ngày thời tiết nóng bức, khu chợ càng trở nên bức bí: "Trời mát thì đỡ, chứ hôm nắng gắt, bóng đèn thì cứ bật suốt nên không khí ngột ngạt. Quạt thì để đó nhưng ít ai dám bật, tôi thì có hôm cả ngày bán được một bộ quần áo, lời được 20.000 đồng, bật quạt thì còn gì lời lãi nữa".

Bên cạnh đó, mặc dù hàng hóa đa dạng nhưng theo các tiểu thương, do nằm ở tầng hầm nên khách khó tìm đến kéo theo việc kinh doanh càng khó khăn.

"Người ta mua đồ thì cứ tiện đâu mua đó, chứ xuống hầm vừa tốn tiền gửi xe mà còn tốn công. Những người bán gần lối đi lên xuống thì đỡ còn bán heo hút bên trong tầng hầm thì rất khổ. Nhiều người vì thua lỗ mà đóng cửa, sang lại kiốt, tôi ước chừng 1/3 kiốt ở đây đóng cửa vì lỗ vốn rồi" - bà N.T.K tiểu thương tại chợ Mơ nói.

Theo bà K, mỗi ngày bán được một bộ quần áo, vài đôi dép trong khi tiền điện, mặt bằng vẫn phải trả nên thường là lấy tiền nhà để ăn, còn tiền lời bán hàng thì không đủ.

"Ở đâu mà không có cạnh tranh, nhưng tôi nghĩ nếu như kinh doanh trên mặt đất như chợ khác, người ta dễ thấy, thì còn tiện ghé mua. Nhưng vì buôn bán ở đây mấy chục năm rồi, tôi cũng không thể bỏ chợ, đành tới đâu hay tới đó" - bà K bộc bạch.

Sống cảnh mất nước, người dân KĐT Thanh Hà chán nản muốn bán nhà, về quê

Tùng Giang

https://laodong.vn/ban-doc/song-canh-mat-nuoc-nguoi-dan-kdt-thanh-ha-chan-nan-muon-ban-nha-ve-que-1258598.ldo

Người dân đang sống tại khu đô thị (KĐT) Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, tình trạng mất nước kéo dài, lượng nước cấp lại nhỏ giọt và không đảm bảo an toàn, khiến họ cảm thấy chán nản và thậm chí muốn bán nhà hay về quê sinh sống.

"Tôi thực sự muốn muốn bán nhà, lỗ cũng bán”

Ngày 24.10, theo ghi nhận của Lao Động tại KĐT Thanh Hà, nhiều gia đình đang phải tìm đủ mọi cách để tiết kiệm nước sinh hoạt.

Theo các hộ dân tại đây, sau khi cư dân phản ánh về tình trạng chất lượng nước không đảm bảo an toàn và thiếu nước sinh hoạt thì đến nay, nước đã được cấp lại. Tuy nhiên, lượng nước đổ về nhỏ giọt, chỉ được từ 1-2 tiếng đồng hồ là tiếp tục bị cắt.

Bên trong căn hộ của gia đình anh Nguyễn Hữu Thảo (tòa HH01B) ngổn ngang vỏ chai nước khoáng hoặc đã sử dụng hết, hoặc đang tích trữ nước cho buổi tối sinh hoạt của cả nhà gồm 5 người.

Anh Thảo cho biết, do tính chất công việc nên anh và vợ có thể thường xuyên ở nhà để “săn nước sạch”. Nhưng đối với đa số các hộ dân khác, nhiều người vẫn phải đi làm vào ban ngày, việc lấy nước chỉ có thể thực hiện vào buổi tối.

Tuy nhiên, việc cấp nước thất thường theo các khu giờ oái oăm như cấp lúc 9h sáng, lúc 1-2h đêm, khiến người dân không thể chờ đợi hứng nước. Trong khi đó, nguồn nước được cấp lại cũng không đảm bảo chất lượng. Các hộ phải mua nước bên ngoài sử dụng, vô cùng tốn kém.

Cũng theo anh Thảo, tình trạng này kéo dài đang bào mòn sức chịu đựng của các thành viên trong gia đình. Hiện vợ chồng anh đã lên kế hoạch thu dọn đồ đạc về quê một thời gian để đảm bảo an toàn.

“Cứ ăn tối xong, vợ chồng tôi lại đèo nhau lên nhà họ hàng ở Xa La (cách nhà khoảng 4km) để tắm nhờ. Không thể ngày nào cũng làm như vậy, rất phiền phức cho cả mình lẫn người giúp mình. Tôi thực sự đang muốn bán căn hộ này, dù có bán lỗ cũng chịu, vì an toàn của cả nhà là trên hết”, anh Thảo bộc bạch.

Một nguồn nước được tái sử dụng nhiều lần

Chuyển về ở gần 6 năm nay, theo chị Vũ Vân Anh (cư dân tòa HH01B), vấn đề về nguồn nước chưa bao giờ hết nóng tại KĐT Thanh Hà. Trước đó, nước sinh hoạt tại đây bằng nhiều lý do khác nhau hoặc mất hoặc bị cắt một cách đột ngột.

Việc mất nước diễn ra thường xuyên đến mức, trong căn hộ nào cư dân cũng chuẩn bị sẵn thùng xốp, thùng chứa và xô, chậu để sẵn sàng ứng phó.

“Chúng tôi chẳng dám dùng nước của tòa nhà cung cấp nữa vì dân đã mất niềm tin rồi. Mọi người rất khổ. Dân thà không tắm, không ăn chứ không thể dùng nước theo cách này mãi được. Mấy ngày nay, nhiều gia đình không chịu nổi đã về quê để lánh tạm”, chị Vũ Vân Anh bức xúc nói.

Trên các hội nhóm cộng đồng của cư dân KĐT Thanh Hà những ngày này, nhiều người chia sẻ mẹo vặt và hướng dẫn nhau sử dụng nguồn nước tiết kiệm nhất có thể.

Có những gia đình đông người sinh sống nhưng chỉ có một xô nước dùng để tắm. Người dân cho hay, họ phải chia nhỏ số nước và ưu tiên trẻ nhỏ tắm trước, sau đó sử dụng lại chính nước đó để dội nhà vệ sinh hoặc dùng cho các mục đích khác.

“Các thông điệp khuyến cáo người dân tiết kiệm nước cũng liên tục được cập nhật, đăng tải trong các hội nhóm cư dân. Thậm chí, mọi người còn khuyến cáo nhau nên hạn chế xả thải để tiết kiệm nước bằng cách kiểm soát lượng thức ăn và nước uống. Nhìn qua tưởng là đùa vui nhưng thực chất mọi thứ đang diễn ra đúng như vậy tại Thanh Hà”, một người dân than thở.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra, có phương án cấp nước sạch đảm bảo ổn định, an toàn cho người dân KĐT Thanh Hà (huyện Thanh Oai). Đồng thời, thành lập, chỉ đạo Tổ công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại KĐT Thanh Hà.

 

Ô tô điện mất giá quá nhanh, khách hàng sợ"rỗng" túi

Hải Linh 

https://diendandoanhnghiep.vn/o-to-dien-mat-gia-qua-nhanh-khach-hang-thiet-hai-lon-252988.html

 Ô tô điện có giá bán cao nhưng lại mất giá rất nhanh sau một thời gian ngắn sử dụng. Đấy là lý do quan trọng, khiến nhiều người vẫn e ngại.

Mất giá nhanh

Ý kiến từ nhiều khách hàng cho biết, hiện nay giá của một chiếc ô tô điện mới vẫn cao hơn so với xe xăng. Tuy có giá cao hơn nhưng xe điện lại mất giá rất nhanh. Một chiếc xe động cơ đốt trong có thể tồn tại hàng thập kỷ và chạy hàng triệu km. Còn xe điện để có thể hoạt động được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi thọ của pin. Tuổi thọ của pin xe điện hiện chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ 5 -10 năm. Khi pin xuống cấp, chiếc xe điện sẽ mất giá trị. Khi khả năng tích năng lượng của pin không còn thì xe điện cũng trở nên vô giá trị. Trong khi thay pin mới thì chi phí rất cao, còn bán lại thì giá sẽ rất rẻ. Đấy chính là lý do nhiều người vẫn e ngại với xe điện.

Theo công ty theo dõi pin ô tô điện Recurrent (Mỹ), giá ô tô điện đã qua sử dụng tại Mỹ trong tháng 9/2023 đã giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 7% của các mẫu ô tô chạy bằng xăng. Còn theo hãng AutoTrader (Anh quốc), giá ô tô điện đã qua sử dụng ở Anh vào tháng 8/2023 đã giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, ngược lại giá các mẫu ô tô chạy bằng xăng đã qua sử dụng lại tăng ít nhất 4%. Các doanh nghiệp này cho biết, những lo ngại của người tiêu dùng về thời lượng pin ô tô điện đã qua sử dụng, là nguyên nhân chính làm giá xe điện giảm.

Pin thường chiếm khoảng 40% giá trị của một chiếc ô tô điện mới. Điều quan trọng là pin đó được sử dụng như thế nào. Sạc pin nhanh thường xuyên, sạc liên tục khi pin gần đầy hoặc để đầy trong thời gian dài… đều có thể làm pin xe xuống cấp nhanh hơn.

Với những chiếc ô tô sử dụng động cơ đốt trong truyền thống, thông qua số km đã đi và số năm sử dụng, người ta có thể nhanh chóng biết được gia trị còn lại của nó. Nhưng với một chiếc ô tô điện, quãng đường và năm tuổi không cho bạn biết điều gì. Tất cả là do pin quyết định. Giá trị còn lại của chiếc xe phụ thuộc phần lớn vào phạm vi di chuyển và khả năng tích trữ năng lượng của pin. Chẳng hạn một chiếc Tesla Model S 7 chỗ đã qua sử dụng, nếu pin còn 90% so với công suất ban đầu, nó có thể chạy được quãng đường 400 km, nếu pin còn 70% thì nó chỉ hoạt động được hơn 300 km thôi. Điều này sẽ làm cho giá trị của nó giảm đi.

Aviloo một công ty khởi nghiệp tại Áo đã phát triển một thử nghiệm dành cho xe điện và phát hiện ra rằng sau 100.000 km thì tình trạng pin ô tô điện có thể thay đổi tới 30%. Trong khi đó, theo dữ liệu từ AutoTrader, giá trị còn lại của ô tô điện sau 3 năm hoạt động thấp hơn 10% so với xe hơi dùng xăng cùng phân khúc.

Không muốn thứ “rác rưởi”

Theo kết quả khảo sát của S&P Global Mobility, hãng chuyên cung cấp dữ liệu ngành công nghiệp ô tô cho thấy, mức độ trung thành của người tiêu dùng ở Mỹ đối với các thương hiệu xe điện phổ thông là 52,1% tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 7. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 81% của cùng kỳ năm 2021. Hơn một nửa số chủ xe điện tại Mỹ cho biết lần sau sẽ mua xe động cơ đốt trong.

Sự quan tâm của người mua đối với xe điện đang giảm, sau 1 thời gian đầy hào hứng. Nhiều hãng xe điện đang phải vật lộn với doanh số bán hàng toàn cầu chậm lại, bất chấp việc giảm giá mạnh trên các dòng sản phẩm của mình. 

Theo ông Nguyễn Minh Đồng, Giám đốc Công ty Công nghệ Đức Việt (tp Hồ Chí Minh), nếu thị trường ô tô cũ không hoạt động bình thường, thị trường ô tô mới cũng không hoạt động bình thường và quá trình chuyển đổi sang xe điện sẽ không diễn ra.

Không những thế, các nhà sản xuất ô tô thường quá thổi phồng thông tin về phạm vi hoạt động của xe điện, trong khi lại thiếu những cuộc thử nghiệm độc lập. Sự thiếu minh bạch đã ảnh hưởng đến thị trường ô tô điện.

Trong khi đó, người tiêu dùng luôn muốn một chiếc ô tô điện đáng tin cậy, không phải thứ “rác rưởi” và cần nó có tuổi thọ lâu dài. Đây là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất xe điện hiện nay.

Từ năm 2021 đến nay đã có hàng triệu ô tô điện mới bán ra trên toàn cầu và nhiều chiếc sẽ có mặt trên thị trường xe đã qua sử dụng thời gian tới. Nếu giá ô tô điện đã qua sử dụng vẫn tiếp tục giảm và ở mức thấp, điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá xe mới và ngành công nghiệp ô tô. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại, đối với các nhà sản xuất ô tô, khi đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc xây dựng nhà máy, với kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng mạnh mẽ.

 

Làm giả con dấu, chữ ký Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chiếm đoạt tiền của người bệnh

PV

https://soha.vn/lam-gia-con-dau-chu-ky-benh-vien-trung-uong-quan-doi-108-chiem-doat-tien-cua-nguoi-benh-20231025083639801.htm

Theo thông tin từ bệnh viện, đối tượng này đã lợi dụng thương hiệu các bệnh viện lớn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của người bệnh.

Sử dụng hình ảnh bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm chuyên môn có đeo khẩu trang, đội mũ, mặc đồ bảo hộ (không rõ danh tính) để "khoe" công việc hàng ngày của bản thân; làm giả bằng khen, cúp, huy hiệu "bác sĩ xuất sắc" có in logo, tên "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" tạo uy tín; làm giả Giấy xác nhận công tác tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo Bệnh viện… Không từ thủ đoạn nào, đối tượng lừa đảo có tài khoản mạng xã hội là "Đông Phương" (zalo), "Phương Đông" (Facebook) đã lợi dụng thương hiệu các bệnh viện lớn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ người bệnh.

Phản ánh tới bệnh viện, một người dân cho biết người thân của chị bị bệnh lý ở mắt, bị bác sĩ "dởm" này lừa mua thuốc, chạy máy. Nhiều người khác cũng bị đối tượng Đông lừa bán thuốc với số tiền từ 5-7 triệu, thậm chí có một số người bị lừa tới 80 triệu đồng.

Thủ đoạn tinh vi, có sự đầu tư về mặt hình ảnh, đối tượng kể trên khiến nhiều người dân bàng hoàng nhận ra bị lừa khi ‘tiền đã mất’ và ‘tật đã mang’. Đối tượng lừa đảo nhắm đến người bệnh cao tuổi khó nhận biết dấu hiệu giả mạo, ngay cả người trẻ khi vội vàng tìm kiếm địa chỉ điều trị cho người thân cũng khó nhận ra điểm đáng ngờ.

Nếu quan sát kỹ các nội dung giả mạo, có thể nhận thấy những điểm bất hợp lý, ví dụ tấm bằng khen "Bác sĩ xuất sắc", phía trên có logo, tên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tuy nhiên phần ký của lãnh đạo đơn vị lại là "Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa" - Nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong văn bản giả "Giấy xác nhận công tác", đối tượng lừa đảo cắt hình chữ ký, con dấu của Thiếu tướng Lâm Khánh - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 gắn vào nội dung tự biên, phần chức danh chưa đúng còn được "chữa cháy" bằng chữ viết tay.

Nhằm ngăn chặn các hành vi mạo danh, lừa đảo, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thường xuyên rà soát, báo cáo cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng. Tuy nhiên, để đối tượng xấu không có cơ hội lợi dụng, người dân cần đề cao cảnh giác hơn nữa và chọn lọc thông tin chính xác.


Cao tốc không đạt chuẩn cao tốc, kiểm tra lại mới thấy hết hồn

Đức Trong

https://tuoitre.vn/cao-toc-khong-dat-chuan-cao-toc-kiem-tra-lai-moi-thay-het-hon-20231024225240438.htm

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải cùng các địa phương khảo sát 11 tuyến, đoạn cao tốc trên cả nước.

Các tuyến, đoạn cao tốc được đưa vào khai thác thời gian qua đã phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, các cao tốc này bộc lộ nhiều bất cập, nguy cơ tai nạn giao thông rình rập...

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ GTVT cùng các địa phương khảo sát 11 tuyến, đoạn cao tốc trên cả nước, phát hiện nhiều bất hợp lý ngay từ khi xây dựng cao tốc.

Cao tốc nhưng không chuẩn cao tốc

Kết quả khảo sát cho thấy có 7 đoạn, tuyến cao tốc không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn như không có dải phân cách cứng, không có làn dừng khẩn cấp hoặc có nhưng chưa đủ bề rộng, không đảm bảo hệ thống chiếu sáng ban đêm, tầm nhìn hạn chế... 

Trên các tuyến, đoạn cao tốc này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, cùng nhiều vụ va chạm khác, nhất là một số tuyến mới đưa vào khai thác.

Điển hình như tuyến Nội Bài - Lào Cai (đoạn từ km123 đến km262) chỉ có hai làn xe chạy, hai làn dừng khẩn cấp nhưng không có dải phân cách giữa, chỉ bố trí các đoạn vượt. Trong khi lưu lượng xe qua lại khoảng 33.000 lượt/ngày, đêm. Các đoạn Cao Bồ - Mai Sơn - quốc lộ 45 (từ km259 đến nút giao quốc lộ 45), tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận (từ km39+750 đến km 1001+126), tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tuyến Nha Trang - Cam Lâm có bốn làn xe chạy, có dải phân cách giữa nhưng không có làn dừng khẩn cấp.

Cứ khoảng từ 4 - 5km là bố trí một điểm dừng xe khẩn cấp. Trong đó, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn - quốc lộ 45 có lưu lượng xe qua lại rất lớn, khoảng 60.000 lượt/ngày, đêm. Với tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận là khoảng 38.000 lượt/ngày đêm, Nha Trang - Cam Lâm khoảng 1.500 lượt/ngày đêm... Đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (từ km26+100 đến km62+200) có bề rộng làn đường xe chạy chỉ 3,5m, làn dừng khẩn cấp là 1,5m, không đảm bảo theo tiêu chuẩn cao tốc.

Theo tiêu chuẩn đối với cao tốc cho phép chạy tối đa 100km/h, làn xe chạy phải là 3,75m, làn dừng khẩn cấp phải tối thiểu 3m. Lưu lượng xe cộ qua lại đoạn này khoảng 10.000 lượt/ngày đêm. 

Đặc biệt, đoạn La Sơn - Cam Lộ (thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông) chỉ có hai làn xe chạy, bề rộng mặt đường 23m, không có dải phân cách giữa, không có làn dừng khẩn cấp, cứ 10km là bố trí một điểm vượt. Cao tốc này chỉ tương đương đường cấp 3 đồng bằng.

Việc tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc này còn nhiều tồn tại như thiếu người trực chốt, hệ thống hàng rào chưa khép kín nên còn tình trạng người dân tự ý đi bộ vào, xe ba gác, gia súc đi trên cao tốc... 

Có đoạn xảy ra tình trạng rào thép bị cắt bỏ, người dân trèo lên cao tốc để đón xe khách (tuyến Pháp Vân - Mai Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên). Cá biệt, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây từng xảy ra ngập sâu do mưa (ngày 29-7), xe cộ không qua lại được, ùn tắc kéo dài...

Nguy cơ bủa vây khách đi xe

Ngoài những bất cập trên, đoàn khảo sát còn phát hiện một số tuyến cao tốc khi đưa vào khai thác đã xuống cấp, hằn lún, xe chạy không êm thuận, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. 

Các bất cập này chậm được khắc phục, sửa chữa như ở các tuyến, đoạn: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, La Sơn - Cam Lộ. Riêng tuyến Hà Nội - Lào Cai đã đưa vào khai thác, thu phí gần 10 năm trước, lưu lượng xe cộ tăng cao nhưng đến nay vẫn chưa đầu tư mở rộng từ 4 - 6 làn xe theo phê duyệt (đoạn Yên Bái - Lào Cai).

Những tuyến, đoạn không có dải phân cách cứng ở giữa luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Một số tuyến cao tốc chưa bố trí trạm dừng nghỉ cho tài xế, trụ sở làm việc, bãi giữ phương tiện, xử lý vi phạm... gây khó khăn cho lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra. 

Với những tuyến, đoạn không có làn dừng khẩn cấp, khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn, lực lượng chức năng khó tiếp cận để xử lý sớm, có nguy cơ xảy ra tai nạn liên hoàn và ùn tắc kéo dài.

Điển hình là vụ tai nạn giao thông xảy ra vào sáng 6-8 trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Cụ thể, tại km199+100, chiếc xe tải do tài xế Đoàn Minh Thành (25 tuổi) cầm lái chạy theo hướng Vĩnh Hảo vào Phan Thiết đã tông vào đuôi xe tải gắn cần cẩu đang dừng lại để sữa chữa ngay trên đoạn cao tốc không có điểm dừng khẩn cấp. Cú tông khiến phần đầu bên phải xe tải do tài xế Thành lái găm chặt vào đuôi xe tải gắn cần cẩu, người đàn ông ngồi bên ghế phụ tử vong tại chỗ.

Kết quả khảo sát phát hiện 132 mục tồn tại bất hợp lý trên các tuyến, đoạn cao tốc. Theo Bộ Công an, những tồn tại, bất cập trên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tai nạn xảy ra nhiều, trong đó có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, Bộ Công an đề nghị Bộ GTVT khẩn trương khắc phục những bất cập này, có lộ trình nâng cấp, cải tạo bảy tuyến cao tốc chưa đạt chuẩn an toàn đường cao tốc.

Trước đó, báo Tuổi Trẻ cũng từng phản ánh nhiều điểm tréo ngoe trên các tuyến cao tốc mới. Đơn cử như cao tốc từ Vĩnh Hảo - Dầu Giây dài 200km nhưng không có một trạm dừng nghỉ, gây bất tiện và nguy hiểm cao độ cho tài xế. Người dân phải dựng "nhà vệ sinh 0 đồng" bên hông cao tốc để người đi xe giải quyết cấp bách. Nhiều đoạn trên cao tốc mất sóng điện thoại, một khi xảy ra sự cố không biết xoay xở thế nào...

Nghiên cứu hạ cấp đoạn Cam Lộ - La Sơn

Bộ Công an đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu hạ cấp khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đảm bảo đúng quy định. Trên thực tế, tuyến Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan có kết cấu hạ tầng, hệ thống tổ chức giao thông giống nhau nhưng công bố khai thác khác nhau, gây khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn giao thông. Nhiều hành vi vi phạm được quy định xử phạt mức cao đối với đường cao tốc nhưng không đúng với đường cấp 3 đồng bằng, dễ gây khiếu kiện. Phương án tổ chức giao thông tạm thời đối với tuyến này đã hết thời hạn (30-6-2023), nhưng vẫn chưa có phương án thay thế.

Theo Bộ Công An trong lúc chờ Bộ GTVT xây dựng trung tâm quản lý, điều hành đối với các tuyến đang khai thác Bộ GTVT phải bố trí ngay bãi tạm giữ phương tiện và nhà làm việc của lực lượng tuần tra trên cao tốc.

Nhiều nút giao vẫn đang thi công ngổn ngang

Theo ghi nhận của chúng tôi trên hai tuyến cao tốc mới từ Vĩnh Hảo - Dầu Giây (khoảng 200km), nhiều bất cập, tồn tại vẫn chưa được chủ đầu tư và nhà thầu khắc phục. Ngoài nút giao từ quốc lộ 1 dẫn vào cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cơ bản hoàn thiện, hàng loạt nút giao khác như: Chợ Lầu, Đại Ninh, Ma Lâm, Ba Bàu, Sông Phan, tỉnh lộ 720 (Bình Thuận); quốc lộ 1, tỉnh lộ 715, quốc lộ 56 (Đồng Nai) vẫn đang ngổn ngang.

Các nút giao vẫn chưa có điện chiếu sáng, tài xế rất khó quan sát ra vào cao tốc với các đường nhánh vào ban đêm. Do chưa có trạm dừng nghỉ nên vào ban đêm, tài xế cho đậu vào làn dừng khẩn cấp ở các nút giao để ngủ, rất nguy hiểm. Tại nút giao Ba Bàu (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), ngay từ khi đưa vào khai thác đã xảy ra "xung đột" giữa hai luồng xe ra vào cao tốc, luôn trong tư thế "đối đầu", gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ, chưa kể nhiều vụ va chạm giao thông đã xảy ra.

Trên tuyến chính cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều điểm nhà thầu mở tôn hộ lan nhưng không cảnh báo, đất cát rơi vãi. Nhiều đoạn bị cỏ cây hai bên che khuất cọc tiêu phản quang, tôn hộ lan. Sau vài cơn mưa, nhiều đoạn trên cao tốc này có mái ta luy xói lở, trôi đất cát ngập hết rảnh thoát nước. Nhiều khoảnh đất trống từ hàng rào dân sinh đến tuyến chính của cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, người dân vô tư chăn thả gia súc.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, tài xế Nguyễn Thành Vương cho biết từng bị đá văng vỡ kính trước khi đang chạy ô tô con với tốc độ cao trên tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Không ít ô tô bị vật sắt nhọn đâm thủng lớp, nhưng gọi cho cứu hộ rất khó khăn và tốn kém.

Chọn nhà đầu tư có năng lực, hạn chế đầu tư "cuốn chiếu"

Thực tế có một số tuyến cao tốc đã hoạt động nhưng không có làn dừng khẩn cấp hoặc không đảm bảo hệ thống chiếu sáng, có dấu hiệu xuống cấp, gây mất an toàn giao thông, dễ ùn tắc giao thông vào những ngày cao điểm...

Một số tuyến cao tốc như Trung Lương - Mỹ Thuận không có làn dừng khẩn cấp gây khó khăn cho người dân đi lại, vận tải hàng hóa. Một số tuyến khác cũng thiếu làn dừng khẩn cấp hoặc có nhưng chưa đủ chất lượng. Khi xảy ra sự cố giao thông, lực lượng chức năng khó tiếp cận xử lý ngay. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, việc mở rộng đường và thêm làn khẩn cấp thường được bố trí vào giai đoạn 2.

Trong khi đó, nếu các tuyến cao tốc được đầu tư đầy đủ, đúng các quy chuẩn kỹ thuật đồng bộ sẽ giảm nguy cơ ùn tắc và tai nạn có thể xảy ra, chưa kể việc đi lại của người dân sẽ thuận lợi, thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Để làm được điều này, câu chuyện về vốn cần được giải quyết đầu tiên. Từ giai đoạn ban đầu, ngành giao thông cần xác định bám sát quy hoạch dài hơi, khơi thông nguồn lực đầu tư đảm bảo nguồn vốn triển khai không bị manh mún, "cuốn chiếu".

Quá trình xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn đường cao tốc bao gồm các làn, làn khẩn cấp, trạm dừng nghỉ, điều kiện chiếu sáng, kết cấu đường... Căn cứ vào nguồn vốn, chúng ta có thể rút ngắn số km đảm bảo chất lượng giai đoạn 1 và tiếp tục nối dài ở giai đoạn tiếp theo. Cùng với đó, cần chọn nhà đầu tư và đơn vị thi công có năng lực, kinh nghiệm để quá trình xây dựng, quản lý vận hành và khai thác đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu người dân, sự an toàn nhất định.

Về lâu dài, các công trình đường cao tốc mới phải chú trọng đến vấn đề vốn, quy chuẩn kỹ thuật như đã nói ở trên. Ngoài ra, đường cao tốc sẽ hòa vào mạng lưới cao tốc Bắc - Nam. Chính vì vậy, phải có sự đồng bộ trong quy chuẩn làm đường cao tốc thì khi hoàn thiện mới vận hành trơn tru, đạt hiệu quả kết nối giao thông cao nhất.


Bộ trưởng nói 350.000 tỉ đồng 'chấn hưng văn hóa' không phải lấy cho bộ

Thành Chung

https://tuoitre.vn/bo-truong-noi-350-000-ti-dong-chan-hung-van-hoa-khong-phai-lay-cho-bo-20231024201205338.htm

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, 350.000 tỉ đồng được tổng hợp từ các địa phương. Đây là số khái quát, còn phải lượng hóa cụ thể trong ngân sách từng giai đoạn.

Phát biểu tại tổ ngày 24-10, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết Đảng, Nhà nước đã giao bộ là cơ quan chủ trì xây dựng cho được Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035.

Bộ sẽ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu tất cả ý kiến hợp lý

Sau khi có nghị quyết từ Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết của Quốc hội, bộ đã tổ chức hai hội thảo với sự tham dự của 63 địa phương, bộ ngành, chuyên gia, nhà khoa học, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

Chương trình mục tiêu quốc gia sau đó được xây dựng bám sát Luật Đầu tư công.

Về con số 350.000 tỉ đồng, theo ông Hùng, được tổng hợp từ các địa phương và đây là con số khái quát, còn phải lượng hóa cụ thể trong ngân sách theo từng giai đoạn để tính toán.

"Nhiều khi không hiểu, chưa có thông tin đầy đủ sẽ đặt câu hỏi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm gì mà cần 350.000 tỉ đồng, trong lúc đất nước còn khó khăn lấy đâu ra. Tôi nói rõ số tiền này không phải lấy cho bộ", ông Hùng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhìn nhận nếu chỉ nghe đến số tiền của chương trình và giật mình mà chưa tìm hiểu đề án sẽ rất khó.

"Chúng tôi đã cố gắng hết sức. Bộ sẽ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu tất cả ý kiến hợp lý cho chương trình, kể cả những ý kiến khó nghe hoặc hiểu không đúng, bởi họ yêu quý thì mới góp ý", ông Hùng nêu rõ.

Nhiều mục tiêu của chương trình

Cũng theo ông Hùng, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa chủ yếu đi vào công tác xây dựng môi trường văn hóa, tôn tạo bảo tồn phát huy các di sản, từ đó làm nơi để quảng bá văn hóa, bao gồm nguồn lực của Nhà nước và của xã hội.

Ông lấy ví dụ cả nước có 128 di tích đặc biệt quốc gia. Nhiều di tích ở địa phương bị xuống cấp và hỏng nhưng chưa được quan tâm bởi nguồn lực ở địa phương còn có hạn.

Các di tích này cần được chăm lo và đó là các di tích lịch sử cách mạng, vì thế rất cần để đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia.

Mục tiêu nữa mà ông Hùng đề cập đến là phải bảo tồn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc như tuồng, chèo, cải lương…

Đồng thời, cũng cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn hóa để quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Ông nói tại các quốc gia đều có các trung tâm văn hóa đặt ở nước ngoài và sức ảnh hưởng của các trung tâm này rất lớn. Trong khi đó, do điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn,  hiện ta chỉ có hai trung tâm văn hóa đặt tại Lào và Việt - Pháp mới được đầu tư.

Với nhu cầu mở rộng ngoại giao văn hóa hiện nay, bộ đã khu trú và lựa chọn khu vực, vùng nào có nhiều kiều bào Việt Nam sinh sống đông nhất để đề xuất Chính phủ và Quốc hội cho phép được thành lập một số trung tâm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng bày tỏ khi được thông qua với những mục tiêu cụ thể, mong các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến để bộ hoàn thiện tiếp chương trình này.

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi công văn đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá dự thảo mới nêu một số căn cứ xác định nhu cầu vốn ngân sách trung ương mà chưa nêu cơ sở, phương pháp xác định tổng vốn đầu tư của chương trình 350.000 tỉ đồng trong 11 năm (2025 - 2035).

Tổng vốn đầu tư cũng chưa được tính toán dựa trên mục tiêu, quy mô chương trình.

Cơ quan soạn thảo ước tính đến năm 2030 cần 182.000 tỉ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương 110.000 tỉ đồng (vốn đầu tư phát triển 82.500 tỉ đồng; vốn sự nghiệp 27.500 tỉ đồng); vốn địa phương 36.000 tỉ đồng; nguồn khác 36.000 tỉ đồng. Số tiền còn lại dành cho giai đoạn sau.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đến thời điểm này chưa có cơ sở đề xuất nguồn lực cụ thể cả hai giai đoạn của chương trình mục tiêu quốc gia.

 

Đất rừng phương Nam được nhắc ở Quốc hội, đặt vấn đề xâm lăng văn hóa

MI LY

https://tuoitre.vn/dat-rung-phuong-nam-duoc-nhac-o-quoc-hoi-dat-van-de-xam-lang-van-hoa-20231024185146818.htm


Trong phần thảo luận ngày 24-10, đại biểu Quốc hội dẫn tranh luận về phim 'Đất rừng phương Nam' và đặt câu hỏi vì sao phim ảnh, văn hóa nước ngoài 'xâm lăng' thị trường Việt Nam.

Ngày 24-10, Quốc hội thảo luận tại tổ về các báo cáo kinh tế - xã hội. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã khai mạc ngày 23-10 và dự kiến bế mạc vào ngày 28-11.

Tại phiên thảo luận, ông Bùi Hoài Sơn - đại biểu Quốc hội và ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội - nêu ý kiến về lý do sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, nhất là phim ảnh nhà nước đặt hàng thường khô cứng, khó tiếp cận thị trường.

Ông Sơn lấy ví dụ tiêu biểu là trường hợp tranh cãi về phim Đất rừng phương Nam vừa qua.

Đất rừng phương Nam và phim lịch sử

Cụ thể, nhân việc nhiều người làm công tác văn hóa - nghệ thuật tranh luận về Đất rừng phương Nam trong thời gian qua, ông Bùi Hoài Sơn cho biết có nhiều ý kiến đặt câu hỏi: 

Tại sao phim lịch sử nước ngoài làm hay thế mà ta lại không làm được? Tại sao ta để văn hóa, nghệ thuật nước ngoài xâm lăng, để khán giả Việt Nam ngồi đây nhưng tinh thần thì "vượt biên" theo các sản phẩm nghệ thuật nước ngoài hết rồi?

Ông Sơn nêu quan điểm cần hiểu phim ảnh là nghệ thuật, mang tính hư cấu, sáng tạo chứ không hoàn toàn là lịch sử.

Ông cũng lấy ví dụ một số phim do Nhà nước đặt hàng năm nay như Đào, phở và piano và Hồng Hà nữ sĩ dù được Nhà nước đầu tư và thực hiện kỹ lưỡng, lại không gây chú ý trên thị trường điện ảnh.

Liệu có phải vì phim nhà nước khô cứng do tránh động chạm hay tại vướng mắc ở khâu phát hành nên không nhận được sự quan tâm của xã hội?

Trả lời Tuổi Trẻ Online về việc đưa câu chuyện về Đất rừng phương Nam ra bàn trước Quốc hội hôm nay, ông Bùi Hoài Sơn cho biết những vấn đề quan trọng của đất nước nên được thảo luận một cách công khai, thẳng thắn.

Đặc biệt, ông muốn bày tỏ sự trăn trở sau nhiều năm làm việc trong ngành văn hóa, đồng cảm và đồng hành với các nghệ sĩ.

"Câu chuyện phim Đất rừng phương Nam không chỉ giới hạn ở một bộ phim, mà rộng ra là cả quan điểm về cách thức làm phim lịch sử, sáng tạo nghệ thuật và cả phát triển thị trường nghệ thuật cho nước nhà.

Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nhấn mạnh: "Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa" - ông Sơn nói với Tuổi Trẻ Online.

Lâu nay, sử dụng chất liệu lịch sử để sáng tác là rất đáng khuyến khích nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. 

Đó là: làm sao cân bằng được sự tôn trọng lịch sử và sáng tạo nghệ thuật; làm sao để cân bằng đánh giá của công chúng khi công chúng giờ đây rất quan trọng, lại có nhiều ý kiến trái chiều...

Lo lắng phim ảnh, văn hóa nước ngoài "xâm lăng"

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho biết ông rất lo lắng khi chứng kiến sự phổ biến rộng rãi đến mức như một hình thức "xâm lăng văn hóa" của các sản phẩm văn học, nghệ thuật nước ngoài.

Các bộ phim lịch sử, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn thường được khán giả Việt tấm tắc khen nhưng những bộ phim như vậy mà làm ở Việt Nam nhiều khả năng khó thoát búa rìu dư luận.

Các bộ phim, bài hát, truyện tranh… không phù hợp với văn hóa và các giá trị đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam, khiến cho một bộ phận công chúng say mê lịch sử nước ngoài, có nguy cơ lãng quên lịch sử, văn hóa dân tộc, trở thành những bản sao mờ của các nền văn hóa khác.

"Những lý do trên dẫn tôi tới mong muốn các nghệ sĩ Việt Nam có những sản phẩm văn học, nghệ thuật của người Việt Nam, cho người Việt Nam, vì người Việt Nam, từ đó dẫn lối cho chúng ta có thêm sự tự tin, niềm tự hào với lịch sử và văn hóa dân tộc, hội nhập vững chắc với thế giới" - ông Sơn nói.

Phản hồi sau phát biểu tại Quốc hội

Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho biết ngay sau khi phát biểu, ông đã nhận được một số phản hồi tích cực và động viên. Tuy nhiên, ông tin rằng cũng có những ý kiến chưa đồng thuận.

Văn học nghệ thuật quá phức tạp nên bất kỳ một phân tích nào, của bất kỳ ai, về văn học, nghệ thuật cũng không hoàn toàn đúng, mà sẽ nhận được những phản biện.

Ông Sơn cho biết ông mong rằng dù có quan điểm khác nhau về một vấn đề nhưng mọi người sẽ cùng chung một mục đích là xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tốt đẹp và phát triển. Mong các nghệ sĩ tâm huyết cũng sẽ không nản chí khi khai thác đề tài lịch sử.

"Tôi cũng mong sự ủng hộ của khán giả đối với bộ phim Đất rừng phương Nam nói riêng, điện ảnh và nghệ thuật Việt Nam nói chung, nhất là các tác phẩm văn học, nghệ thuật khai thác chất liệu lịch sử" - ông Sơn chia sẻ.


Bến xe 32 tỉ đồng mới xây 'đắp chiếu' vì chưa có đường ra quốc lộ

DOÃN HÒA

https://tuoitre.vn/ben-xe-32-ti-dong-moi-xay-dap-chieu-vi-chua-co-duong-ra-quoc-lo-20231024170215344.htm

Dù đã hoàn thiện xong nửa năm nhưng một bến xe ở TP Vinh, Nghệ An vừa được đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với số vốn 32 tỉ đồng vẫn chưa hoạt động được.

Bến xe chờ đường ra quốc lộ

Đó là thực trạng bất cập đang xảy ra tại bến xe Nam Vinh đặt ở xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.

Những ngày cuối tháng 10, có mặt tại bến xe Nam Vinh, chúng tôi ghi nhận công trình cơ bản đã được hoàn thiện với tòa nhà chính, hệ thống bãi xe, tường rào và cổng khang trang. Tuy nhiên phía ngoài cổng vẫn "cửa đóng then cài" suốt ngày.

Bến xe Nam Vinh được xây ngay cạnh tuyến quốc lộ 1 đường tránh Vinh, được cấp phép xây dựng từ năm 2020. Đây là bến xe tiêu chuẩn loại 3, phục vụ tiếp nhận, trung chuyển hành khách từ Vinh đi các huyện và nhiều tỉnh, thành.

Bến xe xây trên diện tích hơn 46.000m2, trong đó giai đoạn 1 xây bến xe có diện tích 19.000m2 với tổng mức đầu tư 32 tỉ đồng.

Trước đó, Sở Giao thông vận tải Nghệ An đã quyết định chấm dứt hoạt động bến xe khách tại bến xe chợ Vinh kể từ ngày 30-4.

Toàn bộ các tuyến vận tải hành khách cố định đang khai thác tại bến xe chợ Vinh với hơn 100 đầu xe sẽ được điều chuyển về bến xe Nam Vinh.

Dù đã nửa năm trôi qua sau khi Sở Giao thông vận tải Nghệ An thông báo chuyển hoạt động ra bến xe Nam Vinh nhưng các hoạt động vận tải tại đây vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

Nguyên nhân do bến xe này chưa được đấu nối ra quốc lộ 1.

Chủ đầu tư nóng ruột

Ông Trần Minh Thành - tổng giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Nghệ An (đơn vị chủ đầu tư dự án) - cho biết bến xe Nam Vinh đã hoàn thành các hạng mục từ tháng 3-2023, sẵn sàng đưa vào hoạt động từ sau dịp 30-4 nhưng thủ tục xin đấu nối vào quốc lộ vẫn chưa hoàn thành.

Theo ông Thành, dự án chưa có quy hoạch đấu nối với quốc lộ 1 do việc này thuộc thẩm quyền Bộ Giao thông vận tải. Thời gian qua, đơn vị phối hợp cơ quan chức năng của tỉnh làm các thủ tục xin được đấu nối vào quốc lộ 1 nhưng vẫn chưa được.

"Bến xe sẵn sàng hoạt động. Chúng tôi mong muốn sớm được đấu nối đưa vào hoạt động càng sớm càng tốt vì rất nóng ruột bỏ tiền ra đầu tư mà chưa hoạt động, khai thác được", ông Thành nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Sỹ Thắng - trưởng phòng quản lý vận tải Sở Giao thông vận tải Nghệ An - cho hay phía sở đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra thực địa, thống nhất ý kiến và có văn bản về việc bổ sung đấu nối dự án bến xe vào quốc lộ 1 đoạn tránh TP Vinh.

"Sau khi Bộ Giao thông vận tải có văn bản đồng ý, tỉnh sẽ ra quyết định chấp thuận bổ sung quy hoạch đấu nối với bến xe Nam Vinh. Công ty Bến xe Nghệ An làm các thủ tục, xây dựng xong mới trình sở hồ sơ để tỉnh công bố đi vào hoạt động", ông Thắng nói.

Hiện nay, xung quanh TP Vinh có bốn bến xe gồm: bến xe phía bắc Vinh (đã đi vào hoạt động năm 2018, tiếp nhận xe từ bến xe Vinh chuyển ra), bến xe Miền Trung nằm ở phía tây thành phố, bến xe phía đông (hay còn gọi là bến xe Văn Minh do doanh nghiệp này đầu tư) và bến xe Nam Vinh.




 

 

 

 

No comments:

Post a Comment