Sunday, October 15, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 15 tháng 10 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Lãnh đạo cứu trợ LHQ: Tình hình ở Gaza ‘sắp không trụ được nữa’

Người Palestine chạy khỏi bắc Gaza trong khi Israel tập trung quân chuẩn bị tấn công

Mỹ khuyến cáo công dân của mình ở Gaza đến gần cửa khẩu Rafah của Ai Cập

Quân đội Israel nói tiêu diệt được hai chỉ huy Hamas cầm đầu vụ tấn công.

Bộ Ngoại giao Mỹ: 29 công dân Mỹ chết, 15 người mất tích trong vụ tấn công của Hamas

 Hàn Quốc phản đối Trung Quốc vì nghi có việc cưỡng bức hồi hương người Triều Tiên

Pháp huy động 7000 binh sĩ tuần tra thêm sau vụ tấn công Hồi giáo cực đoan

 

 

RFA

VinFast đưa xe điện sang Lào chạy dịch vụ taxi "xanh".

Việt Nam dự kiến có 400-500 sân golf vào năm 2030

Đắk Lắk khởi tố nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cao su do gây thất thoát tài sản Nhà nước

Chủ tịch nước Việt Nam tham dự Diễn đàn “Vành Đai- Con Đường" ở Bắc Kinh

Việt Nam và Hoa Kỳ khởi động hoạt động thúc đẩy thương mại số

Hai TNLT tố cáo bị đánh đập và cùm chân ở Trại An Điềm sau khi biểu tình phản đối vi phạm nhân quyền

Chủ danh khoản Facebook đã bị hack còn bị phạt?

Lý do Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ và những khúc mắc cần giải quyết

Việt Nam ra quyết định rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối với nhôm Trung Quốc

Mexico khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây hàn Việt Nam

Sáu người Nhật bị bắt do lừa đảo qua điện thoại từ Việt Nam

Miền Trung Việt Nam mưa to nhiều ngày qua, dự báo sẽ có lũ, sạt lở

Gần 5.000 người tử vong vì TNGT trong chín tháng đầu năm

Số người chết vì hoả hoạn ở Việt Nam tăng 30%

Bình Dương: Bắt ba người trong đường dây mua bán người sang Campuchia

Các tổ chức quốc tế đệ trình LHQ về những vi phạm của Hà Nội cho kỳ UPR 2024

Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang kiểm tra hai ngành điện và xăng-dầu

Bộ Quốc phòng xử lý vụ giao đất phi pháp Sân bay Nha Trang cũ

Cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa và tám cán bộ tiếp tục bị khởi tố

 

BBC

Israel nói quân đội đang chuẩn bị tấn công Gaza 'trên không, trên biển và trên bộ'

Ba Lan: Cử tri gốc Việt nói cần dùng lá phiếu 'bảo vệ pháp quyền và dân chủ'

Mỹ khẳng định Bắc Hàn gửi thiết bị quân sự cho Nga

Trẻ em nằm trong số người bị giết khi đoàn xe chở dân Gaza đi sơ tán bị tấn công

Rong biển có nuôi được thế giới?

Biên tập viên Steve Rosenberg: ‘Putin sẵn sàng tận dụng cuộc chiến Israel-Gaza’

Gaza-Israel: Bên trong đường hầm bí mật của Hamas

TQ trục xuất ‘số lượng lớn’ người đào tẩu Bắc Hàn – Seoul nói

Anh phát hành tiền xu hình hoa lá và chim thú thời vua Charles III

Nhật Bản muốn cấm Giáo hội Thống nhất – The Unification Church – sau vụ ông Abe bị ám sát

Israel-Hamas: EU điều tra mạng xã hội X về cáo buộc lan truyền thông tin sai lệch

Chiến tranh Israel-Gaza: Phóng viên BBC sốc khi chứng kiến bạn bè và người thân thiệt mạng

 

RFI

Chiến tranh Cận Đông : Israel “gần kề” một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza

Gaza : Hamas yêu cầu thường dân Palestine không di tản

Gaza : Hamas bị nghi sử dụng vũ khí Bắc Triều Tiên

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Sau vụ sát hại giáo viên ở Arras, Pháp nâng báo động khủng bố lên mức cao nhất

Mỹ tố cáo Bắc Triều Tiên giao cho Nga hơn 1000 container thiết bị quân sự

Gaza : Israel mở hành lang di tản, hàng nghìn người Palestine chạy lánh nạn

Thảm sát dân Do Thái, Hamas giải phóng hay đưa người Palestine vào tuyệt lộ ?

Bị Hamas đánh úp, Israel thừa nhận sai lầm, củng cố phòng thủ và "trả thù" cho "ngày đen tối"

Quốc tế thúc giục Israel dừng kế hoạch tấn công trên bộ vào dải Gaza, tránh gây thảm họa nhân đạo

Đụng độ bạo lực nổ ở biên giới giữa Liban và Israel, một nhà báo thiệt mạng

Xung đột Israel - Gaza: Biểu tình tại nhiều nước Ả Rập ủng hộ người Palestine

Hoa Kỳ : Đảng Cộng Hòa đề cử Jim Jordan làm ứng cử viên chủ tịch Hạ Viện

Ấn Độ - Trung Quốc : Từ hữu nghị giả tạo đến đối thủ cạnh tranh

Bruxelles : Niềm tin lẫn nhau giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc 'đã bị xói mòn'

 Từ bản gốc đến lời Việt : 50 năm thành công của nhạc phẩm Sailing

Tấn công khủng bố tại Pháp: Một giáo viên bị đâm chết

Israel ra lệnh thường dân di tản về phía nam Gaza trong vòng 24 giờ

Chiến tranh Israel - Hamas : Hoa Kỳ trấn an đồng minh Israel

 (Le Monde) - Theo báo chí Israel, bóng thám không để giám sát dải Gaza đã không hoạt động từ vài tuần nay. Truyền thông Israel hôm 13/10/2023 loan tin tin là ba quả bóng thám không mà quân đội Israel sử dụng để giám sát biên giới với dải Gaza gần đây đã bị hư hại. Quân đội Israel ban đầu viện dẫn các vấn đề kỹ thuật, nhưng hiện đang dấy lên câu hỏi về khả năng tổ chức Hamas đã bắn hạ bóng thám không của Israel và đây là quá trình chuẩn bị trước cuộc tấn công nhắm vào Israel hôm 07/10. Đây không phải là lần đầu tiên bóng thám không của quân đội Israel bị tấn công : hồi tháng 06/2022, một đoạn video cho thấy mảnh vỡ bóng thám không của Israel ở Beit Hanoun, phía bắc dải Gaza.

(AFP) - Pháp : Bảo tàng Louvre, Paris, phải di tản khách tham quan và đóng cửa đề phòng khủng bố. Bảo tàng Louvre, lớn nhất thế giới, vào khoảng giữa ngày hôm nay 14/10/2023 đã buộc phải đóng cửa « vì lý do an ninh », theo thông báo của ban quản lý bảo tàng trên mạng X. Theo Louvre, những khách hàng nào đã đăng ký mua vé tham quan bảo tàng hôm nay sẽ được hoàn tiền. Nước Pháp đang được đặt trong tình trạng báo động khủng bố ở mức cao nhất sau khi xảy ra một thành niên Hồi giáo cực đoan tấn công đâm chết một thầy giáo trước cửa trường học ở Arras, miền bắc Pháp.

(AFP) - Ả Rập Xê Út định ngưng thảo luận về khả năng bình thường hóa quan hệ với Israel. Quyêt định của Ryiad được một nguồn tin thân chính quyền Ả Rập Xê Út tiết lộ vào sáng nay 14/10/2023 trong bối cảnh Israel đang chuẩn bị tấn công trên bộ vào dải Gaza và ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Ryiad sau khi công du Israël và một số nước Ả Rập khác. Trong thời gian quan, Mỹ đã rất tích cực thúc đẩy Ả Rập Xê Út và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao.

(AFP) - Nga đẩy mạnh hợp tác hạt nhân với Châu Phi. Ngày 13/10/2023, Cơ quan năng lượng nguyên tử Nga Rosatom thông báo đã ký với Mali tại Matxcơva một thỏa thuận hợp tác để phát triển hạt nhân dân sự. Trước đó ít giờ, Rosatom cũng đã ký một thỏa thuận với, Burkina Faso về việc Nga sẽ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại quốc gia châu Phi này. Từ sau cuộc xâm lược Ukraina, tháng 2/2022, Nga đã đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao, quân sự với nhiều nước châu Phi, trước đây từng là vùng ảnh hưởng của các nước phương tây, trong đó đặc biệt có Pháp.

(Reuters) - Úc : Trưng cầu dân ý bác bỏ ghi quyền của người thổ dân vào Hiến pháp. Ngày 14/10/2023, kết quả cuộc trưng cầu dân ý đã bác bỏ việc thừa nhận trong Hiến Pháp cộng đồng thổ dân như là nhưng công dân đầu tiên của đất nước. Diễn biến này được đánh giá là một thất bại trong nỗ lực hòa hợp của đất nước này. Theo truyền thông Úc, sau khi kiểm 45% phiếu trên toàn quốc, số phiếu phủ nhận chiếm trên 57%, trong khi số ủng hộ chiếm hơn 42%.

(AFP) - Bóng đá nam Pháp lọt vào vòng chung kết EURO 2024. Tuyển Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ, giành vé đi dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá Châu Âu EURO 2024 tại Đức vào mùa hè năm tới, sau chiến thắng 2-1 trước đội tuyển Hà Lan tối ngày 13/10/2023 trên sân vận động Amsterdam. Hai bàn thắng của tuyển Pháp đều do đội trưởng, tiền đạo Kylian Mbappé ghi ở phút thứ 7 và 53 của trận đấu. Như vậy Mbappé đã ghi được 42 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia, vượt trên thành tích của danh thủ Platini. Tuyển Pháp đã nhanh chóng vượt qua vòng loại với 6 chiến thắng tuyệt đối giờ chỉ còn phải chờ rút thăm chia bảng A vào ngày 02/12 tới tại Hambourg, Đức. 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Chủ Nhật 15.10.2023

 

1) NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CAO SU BỊ KHỞI TỐ

Ông Văn Đức Lư, 68 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Một Thành Viên (TNHH MTV) và Cao su Đắk Lắk (DAKRUCO), bị khởi tố và bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Công an tỉnh Đắk Lắk vào ngày 14/10 vừa ra quyết định khởi tố trên về hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,lãng phí” đối với ông Văn Đức Lư.

Vào tháng bảy vừa qua, Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành khởi tố vụ án để điều tra những sai phạm liên quan hợp đồng cung ứng giống cây cao su nhập từ Malaysia của DAKRUCO gây thiệt hại gần 1,4 tỷ đồng, và hợp đồng môi giới bán mũ cao su để hưởng phần trăm chênh lệch.

Vào tháng 9/2007, công ty DAKRUCO được UBND tỉnh Đắc Lắk chấp nhận cho nhập giống cao su từ Malaysia. Sang đầu năm 2008, DAKRUCO để cho Công ty Cao Su Huỳnh Phước cung cấp 1,5 triệu loại cây giống cao su theo đơn giá 1,2 Mỹ kim/cây, tính cả thuế VAT tổng cộng gần 1,9 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, trong số này có hơn 118 ngàn cây không đạt tiểu chuẩn. Hai phía sau đó thương lượng và vào tháng 12/2010, DADRUCO đồng ý chia sẻ rủi ro với công ty cung cấp số tiền gần 1,4 tỷ đồng.

Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết cũng đang tiến hành điều tra liên quan việc Công ty TNHH Huỳnh Phước môi giới cho DAKRUCO bán mũ cao su để hưởng hoa hồng hơn nửa triệu USD.

 

 

2) VIỆT NAM DỰ KIẾN CÓ 400-500 SÂN GOLF VÀO NĂM 2030

Việt Nam dư tính có thể có 200 sân golf trong vòng vài năm tới, và đến năm 2030 số này có thể tăng lên gấp đôi hay hơn nữa ở mức 400 đến 500 sân golf trên cả nước.

Số liệu vừa nêu được đưa ra tại cuộc tọa đàm Đầu tư ngành golf Việt nam hôm 12/10 do Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) và Tạp chí Đầu tư Tài Chính- VietnamFinance tổ chức.

Ông Hoàng Anh Minh- Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính, Tổng biên tập VietnamFinance, đưa ra nhận định rằng lĩnh vực golf tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Ông này còn cho biết trên toàn cõi Việt Nam đang diễn ra một cuộc đua đầu tư sân golf.

Thống kê của Tổng Cục Thể dục- Thể thao Việt Nam cho thấy trên cả nước hiện có 80 sân golf 18 lỗ đang đi vào hoạt động.

Giới chuyên gia môi trường tại Việt Nam cảnh báo về việc phá rừng để làm sân golf khiến diện tích rừng ngày càng giảm đi; bên cạnh đó khi sân golf được vận hành, nhiều loại hóa chất được sử dụng như acid silic, oxid nhôm, oxid sắt, acrylamide… Những loại hóa chất này đều gây hại đối với con người và những sinh vật khác.

Một dự án sân golf vừa qua bị nhiều ý kiến phản đối là dự án sân golf 36 lỗ tại huyện Dak Đoa, tỉnh Gia Lai.

 

3) MEXICO KHỞI XƯỚNG ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI DÂY HÀN VIỆT NAM

Dây hàn Việt Nam nhập vào thị trường Mexico phải chịu điều tra chống bán phá giá bởi cơ quan thương mại nước này.

Thông báo này được đưa ra bởiCục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương Việt Nam vào ngày 12/10. Theo đó, Bộ Kinh tế Mexico cho phía Việt Nam biết biện pháp khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây hàn Việt Nam nhập vào nước này do có đơn kiện của ngành sản xuất tại Mexico.

Thời kỳ điều tra hành vi bán phá giá được thông báo là từ ngày 1/2/2022 đến ngày 31/1/2023; và thời kỳ điều tra thiệt hại là từ ngày 1/2/2020 cho đến ngày 31/1/2023.

Bộ Công thương Việt Nam cho biết Cơ quan Điều tra Mexico đã gửi bảng câu hỏi điều tra đến các doanh nghiệp xuất khẩu dây hàn Việt Nam bị nêu tên trong đơn kiện; và thời hạn chót nộp lại bảng trả lời là ngày 21/11 tới đây.

Mexico đã tiến hành điều tra hai vụ chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam: vụ thứ nhất đối với mặt hàng thép mạ vào năm 2021 và mặt hàng thép cán nguội vào năm ngoái.

Vụ thép mạ được Mexico kết luận sơ bộ vào tháng 9 năm ngoái và mức thuế sơ bộ cao nhất là 12,34%.

 

4) TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ DO THÁI - HAMAS

Vào thứ Bảy 14 tháng 10, quân đội Do Thái cho biết họ đã tiêu diệt hai chỉ huy Hamas đứng sau vụ tấn công chết người xuyên biên giới vào tuần trước. Quân đội nói họ đã giết chết Merad Abu Merad, người đứng đầu hệ thống trên không của Hamas, và Ali Qadi, một đại đội trưởng của lực lượng đặc công.

Trong khi đó, để chuẩn bị cho cuộc tấn chiếm Gaza, Do Thái kêu gọi người Palestine di tản khỏi miền bắc dãi Gaza.

Người đứng đầu Hội đồng an ninh quốc gia Do Thái, ông Tzachi Hanegbi, tuyên bố rằng Do Thái thấy không cần thiết phải đàm phán với phiến quân Hamas trong lúc này về việc thả những con tin bị lực lượng Hamas bắt giữ, thay vào đó. Thay vào đó, nỗ lực phải tận diệt nhóm Hamas được cho là cấp thiết nhất.

 

 

VNThoibao

VNTB – Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì bắc thang để… lên trời

VNTB – Tổng bí thư đã… hết bài?

VNTB – Nhớ quê…

VNTB – Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo: Công Cụ Đàn Áp của Đảng Cộng Sản Việt Nam

VNTB – Hà Nội đang làm gì trong cao vọng “trung tâm hòa giải xung đột quốc tế”?

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

15/10/1948: Gerald Ford kết hôn với Elizabeth Bloomer

Chính trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?

14/10/1947: Chuck Yeager bay vượt tốc độ âm thanh

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?

Chuyển động Quốc Phòng (6/10 – 12/10/2023)

Thế giới hôm nay: 13/10/2023

Tác động hạn chế của việc Trung Quốc cấm xuất khẩu Gallium và Germanium

12/10/2000: Tàu USS Cole bị khủng bố tấn công

Thế giới hôm nay: 12/10/2023

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

 

Báo Tiếng Dân

 

Biên niên sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine14/10/2023

 

Thuy My

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 598, 14-10-2023

Ngô Nhân Dụng - Netanyahu phải làm gì?

Phan Châu Thành - Đôi điều về Israel-Palestine

Thái Vũ - Loạn !

Trần Quốc Quân – Tổ chức ăn hại !

Mạc Văn Trang - Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ thế nào ?

Đặng Chương Ngạn - Các nhà văn thơ có tác phẩm vào sách giáo khoa nên đòi nhuận bút

Mai Bá Kiếm - Không có triết lý về « trí dục » và « đức dục » thì đừng viết sách giáo khoa

Nguyễn Thông - Sách giáo khoa

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Sách giáo khoa phải chuẩn mực … 15/10/2023

Nguy cơ chương trình giáo dục quốc gia bị nuốt chửng? 15/10/2023

Nhân ngày 13… 15/10/2023

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ? 15/10/2023

Hai tù nhân lương tâm tố cáo bị đánh đập và cùm chân ở trại An Điềm sau khi biểu tình phản đối vi phạm nhân quyền 14/10/2023

Cuộc chiến sinh tử vì Tự Do, vì thế giới Tự Do 14/10/2023

Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin 14/10/2023

Đôi điều trao đổi với ông Giản Tư Trung 14/10/2023

‘Vành đai và con đường’ sụp đổ? TQ không còn ‘thống trị’ được thế giới 14/10/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Lạ lùng chuyện thu hồi gần 44ha đất của 138 hộ dân

Hải Lan

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/la-lung-chuyen-thu-hoi-gan-44ha-dat-cua-138-ho-dan-i710420/

Dự án (DA) hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam là DA thủy lợi trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế do Bộ NN&PTNN phê duyệt năm 2008; điều chỉnh quy hoạch đầu năm 2010với quy mô 2 hồ chứa nước, bao gồm các hạng mục chính như cống lấy nước, đập tràn xả lũ, đập hỗn hợp nhiều khối có lõi chống thấm, tổng chiều dài 2 đập hơn 1.430m, chiều cao đập lớn nhất 34m, dung tích chứa gần 19 triệu m3nước. DA được đầu tư từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và ngân sách của tỉnh với tổng kinh phí trên 645 tỷ đồng.

Mỏi mòn chờ đền bù

Để thực hiện dự án này, cấp thẩm quyền tại Thừa Thiên Huế đã thu hồi gần 44ha đất nông nghiệp của người dân tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc. Thế nhưng gần 13 năm trôi qua, người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù.

Theo ông Trần Văn Đặng (thôn Thủy Yên Thượng, xã Lộc Thủy), một trong những hộ dân bị thu hồi đất, năm 2010 người dân được UBND xã Lộc Thủy thông báo về việc huyện sẽ thu hồi đất nông nghiệp, phục vụ DA trên. Sau khi đo đạc, UBND xã lập danh sách, công khai số tiền đền bù và thông báo rộng rãi cho bà con trong thôn được biết. Riêng thôn Thủy Yên Thượng được thông báo có 26ha đất nông nghiệp và đất rừng của khoảng 50 hộ dân bị thu hồi để thực hiện dự án với tổng số tiền đền bù khoảng 20 tỷ đồng. Ông Đặng ký vào biên bản bàn giao đất và 13 năm qua, ông cũng như nhiều hộ dân chưa hề nhận được tiền đền bù. Chung cảnh ngộ, gần 1ha đất nông nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Bua cũng được thông báo thu hồi. Danh sách thu hồi đất, tiền đền bù cho người dân do chính ông Bua (lúc đó là Phó trưởng thôn Thủy Yên Thượng đem từ xã về dán ngay ở nhà mình. Thế nhưng, chính ông Bua và hàng chục hộ dân vẫn không có tiền đền bù dù đã có quyết định thu hồi đất. “Nhiều hộ dân sau khi có thông báo thu hồi đất đã ngưng sản xuất để giao đất sạch cho DA. Không còn đất trồng lúa, trồng rừng nên không ít hộ rơi vào tình cảnh rất khó khăn nhiều năm qua”, một hộ dân bức xúc.

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, gần 13 năm nay, tại rất nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất nhưng chưa được đền bù vẫn liên tục “kêu cứu”. Hầu hết các hộ dân cho rằng, nếu đất đã thu hồi thì phải đền bù cho dân. Nếu không đền bù thì phải trả lại đất để người dân trồng cây, trồng lúa để mưu sinh… Thế nhưng, nhiều năm nay, nguyện vọng của người dân ở thôn Thủy Yên Thượng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, trong khi đó nhiều hộ dân rơi vào cảnh khó khăn chồng chất. Được biết, DA xây dựng hồ chứa nước thủy lợi Thủy Yên - Thủy Cam do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

Thu hồi nhưng… không có nhu cầu sử dụng

Thời điểm năm 2010, UBND huyện Phú Lộc đã ra quyết định thu hồi gần 44 ha đất nông nghiệp của nhiều hộ dân. Tuy nhiên, sau đó, Ban quản lý DA hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam trả lời DA không có nhu cầu sử dụng phần đất nói trên nên không chi trả tiền đền bù cho người dân (?).

Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng xác nhận, qua rà soát, có 138 hộ dân ở xã Lộc Thủy đã bị thu hồi đất canh tác để phục vụ DA nói trên và số tiền chưa được đền bù khoảng 23,9 tỷ đồng. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, DA xây dựng hồ chứa nước Thủy Yên – Thủy Cam không có nhu cầu sử dụng số đất nói trên nên đã quyết định không đền bù cho dân.

Sở NN&PTNT tỉnh cho rằng, do không có nhu cầu sử dụng đất canh tác của 138 hộ dân nói trên nên Ban Quản lý DA hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam đã nhiều lần gửi công văn thông báo cho UBND huyện Phú Lộc, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện về việc chưa có nhu cầu thu hồi đất cho DA để người dân vẫn tiếp tục canh tác, sản xuất bình thường trên các diện tích đất này.Trong khi đó, một số hộ dân cho rằng, đất của họ đã có thông báo bị thu hồi nên nhiều hộ dân không dám đầu tư tiền của, công sức để trồng trọt nên không ít diện tích đất đành bỏ hoang trong nhiều năm qua.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, DA xây dựng hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam đã kết thúc từ lâu, nguồn kinh phí không còn. Do đó, Sở đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các bên liên quan khắc phục, lập các thủ tục liên quan để giúp dân xác lập chủ quyền trên tài sản của các hộ không chi trả đền bù.

Trao đổi với PV Báo CAND chiều 12/10, ông Trần Viết Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phú Lộc cho biết, tại cuộc họp giữa các ban, ngành của huyện, tỉnh với số hộ dân nằm trong danh sách bị thu hồi đất để phục vụ DA hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam nhưng chưa được đền bù; các hộ dân có ý kiến rằng, nếu cơ quan chức năng cho rằng, số diện tích đất canh tác được thu hồi nhưng không sử dụng thì sớm trả lại cho dân để sản xuất. Đồng thời, phải triển khai làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng các thửa đất đó cho người dân theo quy định. Trước kiến nghị của dân, sau khi có ý kiến thống nhất từ các cơ quan, ban ngành; UBND huyện Phú Lộc đã ra quyết định hủy bỏ “Quyết định thu hồi gần 44ha đất của 143 hộ dân để làm DA hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam vào năm 2010”, để trả lại đất cho dân canh tác.

Ngày 20/9, UBND huyện Phú Lộc đã có công văn gửi Sở NN&PTNT và yêu cầu đơn vị này chỉ đạo các đơn vị liên quan đi thực địa để khôi phục lại các mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) DA hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam, trước khi bàn giao đất lại cho các hộ dân. Tuy nhiên, đến nay việc khôi phục các mốc GPMB đối với ranh giới các thửa đất không có nhu cầu sử dụng được UBND huyện Phú Lộc ra quyết định hủy bỏ vẫn chưa được thực hiện.

Trước việc người dân ngày ngày trông ngóng vào “số phận” các thửa đất vốn là đất của họ từng canh tác trước đây, ngày 10/10 vừa qua, UBND huyện Phú Lộc tiếp tục có công văn (lần 2) gửi Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế và đề nghị Sở cử các đơn vị liên quan thực hiện việc khôi phục lại các mốc GPMB DA hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam. “Để có cơ sở bàn giao đất tại thực địa các thửa đất cho hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, UBND huyện Phú Lộc đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện việc khôi phục lại các mốc GPMB đối với diện tích gần 44ha trước ngày 27/10 để tránh việc giải quyết đơn thư, khiếu nại kéo dài của cử tri xã Lộc Thủy”, ông Hoàng Văn Đề, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho hay.

 

Bắt 1 phó chủ tịch Ủy ban phường tại Hà Nội

https://www.anninhthudo.vn/bat-1-pho-chu-tich-uy-ban-phuong-tai-ha-noi-post554755.antd

ANTD.VN - Quá trình giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm,  Hà Nội, ông Trần Trí Anh đã có hành vi sai phạm, chiếm đoạt 600 triệu đồng của 1 doanh nghiệp.

Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ CATP Hà Nội ngày 14- 10, đã thông tin ban đầu về kết quả điều tra vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, liên quan đến 1 cán bộ thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Theo đó, ngày 05/10/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trần Trí Anh (SN 1973), Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, để điều tra về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS

Quá trình điều tra xác định: trong thời gian giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, ông Trần Trí Anh đã có hành vi lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tiền 600 triệu đồng của một doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Vụ án đang được điều tra mở rộng.

 

Tóm 'nóng' 6 đôi nam nữ đang mua bán dâm, massage kích dục

https://www.anninhthudo.vn/tom-nong-6-doi-nam-nu-dang-mua-ban-dam-massage-kich-duc-post554793.antd

ANTD.VN -  Cơ sở kinh doanh Bảo An bên ngoài treo biển massage xông hơi, vật lý trị liệu, bên trong là hoạt động kích dục và mại dâm.

Ngày 13-10, Công an TP Ninh Bình kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage Bảo An (địa chỉ phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình). Cơ sở này do Trần Thị Quyên (SN 1985, quê quán quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) làm chủ và Hoàng Xuân Anh (SN 1993, quê quán TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm quản lý.

Quá trình kiểm tra, lực lượng Công an phát hiện 6 đôi nam nữ có hành vi mua bán dâm, massage kích dục.

Ngay sau đó, những người này được đưa về trụ sở Công an TP Ninh Bình tiếp tục lấy lời khai, lập hồ sơ để tiến hành xử phạt theo quy định pháp luật.

 

Khởi tố nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk

Văn Thành

https://cand.com.vn/Ban-tin-113/khoi-to-nguyen-tong-giam-doc-cong-ty-tnhh-mtv-cao-su-dak-lak--i710386/

Ngày 14/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Văn Đức Lư (SN 1955, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Như Báo CAND đã thông tin, tháng 7/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án để điều tra sai phạm liên quan hợp đồng cung ứng giống cây cao su nhập khẩu Malaysia gây thiệt hại gần 1,4 tỷ đồng và hợp đồng môi giới bán mủ cao su để hưởng phần trăm chênh lệch xảy ra tại Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk (viết tắt là DAKRUCO, nay là Công ty CP Cao su Đắk Lắk).

Theo điều tra, ngày 24/9/2007, Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk (nay là Công ty CP cao su Đắk Lắk - Công ty cao su Đắk Lắk) có tờ trình gửi UBND tỉnh Đắk Lắk xin chủ trương nhập một số giống mới của Viện nghiên cứu Malaysia và được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nhập giống mới.

Ngày 17/10/2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk có công văn hướng dẫn Công ty cao su Đắk Lắk thực hiện thủ tục nhập khẩu giống mới. Ngày 21/1/2008, Công ty cao su Đắk Lắk và Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước (có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) ký hợp đồng kinh tế mua bán giống cây trồng. Trong đó thể hiện, Công ty cao su Đắk Lắk đồng ý mua 1,5 triệu cây giống với giá 1,2USD/cây, thành tiền (tính cả VAT 5%) là 1.890.000USD.

Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước đã giao tổng cộng 14 đợt cây giống cho Công ty cao su Đắk Lắk. Tuy nhiên, trong quá trình giao, nhận hàng, có nhiều cây giống không đạt yêu cầu do bị hư hỏng thiệt hại.

Ngày 9/12/2010, đại diện Công ty cao su Đắk Lắk và Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước đã tiến hành họp thỏa thuận, thống nhất các nội dung. Theo đó, Công ty cao su Đắk Lắk đồng ý chia sẻ rủi ro với Công ty TNHH cao Su Huỳnh Phước với tỷ lệ 50% tổng số cây giống bị thiệt hại với số lượng 118.672 cây, quy thành tiền đã chia sẻ rủi ro là 1,38 tỷ đồng.

Ngày 29/12/2010, Công ty cao su Đắk Lắk và Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước ký phụ lục hợp đồng kinh tế với điều khoản điều chỉnh: Công ty TNHH cao Su Huỳnh Phước cung cấp cho Công ty cao su Đắk Lắk 500.000 giống cây cao su với đơn giá 1,5USD, quy thành tiền (tính cả VAT 5%) là 787,500USD.

Ngoài điều tra sai phạm về mua bán giống cây trồng, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cũng đang tiến hành điều tra liên quan đến việc Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước đi môi giới mua bán mủ cao su cho Công ty cao su Đắk Lắk để hưởng hoa hồng lên đến hàng tỷ đồng.

Cụ thể như từ năm 2009-2011, Công ty cao su Đắk Lắk ký 3 hợp đồng nguyên tắc với Công ty TNHH Huỳnh Phước về việc môi giới bán hàng. Trong đó, một hợp đồng nguyên tắc ký vào ngày 20/3/2009, số hàng đã giao dịch hơn 1.128 tấn; doanh thu hơn 2,5 triệu USD; chiết khấu môi giới 3% trả cho Công ty TNHH Huỳnh Phước trên 75.276USD. Hợp đồng nguyên tắc tiếp theo ký ngày 9/11/2009, giao dịch trên 3.548 tấn hàng, doanh thu trên 11,7 triệu USD; chiết khấu môi giới 3% trả cho Công ty TNHH Huỳnh Phước hơn 353.677USD. Một hợp đồng nguyên tắc khác ký ngày 5/1/2011, giao dịch trên 1.370 tấn; doanh thu hơn 6,2 triệu USD; chiết khấu môi giới 2% trả cho Công ty TNHH Huỳnh Phước là 115,698 USD.

Liên quan đến vụ việc, Báo CAND đã có nhiều tin, bài phản ánh, Công ty cao su Đắk Lắk là doanh nghiệp Nhà nước chuyên trồng, chế biến mủ cao su nhưng trong suốt một thời gian dài, lãnh đạo công ty đã mang vốn đi đầu tư ngoài ngành dẫn đến thua lỗ, gây thất thoát tiền nhà nước lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể như tại dự án xây dựng cụm dịch vụ khách sạn 4 sao Dakruco (30 Nguyễn Chí Thanh, TP Buôn Ma Thuột). Được khởi công từ tháng 1/2006, cụm dịch vụ khách sạn Dakruco nằm trong khuôn viên rộng 3,6ha ngay cửa ngõ TP Buôn Ma Thuột, đưa vào sử dụng từ tháng 1/2009, đến nay cụm dịch vụ khách sạn Dakruco liên tiếp làm ăn thua lỗ dẫn đến âm vốn chủ sở hữu lên đến 122 tỷ đồng.

Hay như việc thành lập Công ty CP Chỉ thun Đắk Lắk (đóng tại Khu công nghiệp Hòa Phú, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột). Dự án được khởi động từ năm 2010, vào thời điểm đó, Công ty cao su Đắk Lắk góp vốn 15 tỷ đồng (chiếm 35,29% vốn), ông Huỳnh Bảo Minh (con trai ông Khiết) góp 12 tỷ đồng (28,24%), các cổ đông còn lại góp từ 2,5 đến 9 tỷ đồng. Sau một thời gian đi vào hoạt động, Công ty cao su Đắk Lắk tiếp tục “rót” vào công ty này số tiền 135,5 tỷ đồng với danh nghĩa... cho vay. Đến hết năm 2014, công ty này đã làm ăn thua lỗ hơn 90 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 80% tổng giá trị tài sản.

Một dự án khác là dự án Khu du lịch sinh thái Bản Đôn (đóng tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), là dự án được Công ty cao su Đắk Lắk tiếp nhận từ Sở Thương mại và Du lịch Đắk Lắk từ năm 2004 để đầu tư, xây dựng, kinh doanh. Công ty cao su Đắk Lắk đã bỏ ra 86,7 tỷ đồng để xây dựng các hạng mục trong khu du lịch nhưng liên tiếp làm ăn thua lỗ hơn 26 tỷ đồng, trong đó có hơn 10 tỷ đồng của Công ty cao su Đắk Lắk. Hậu quả để lại tại dự án này là khối tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng bị mục nát, hơn 1.300ha rừng được Nhà nước giao cho Công ty cao su Đắk Lắk bị chặt phá tan hoang, hàng chục lao động bị mất việc và nợ lương...

 

Đà Nẵng sơ tán hơn 4.000 người tránh lũ

Hoài Thu

https://cand.com.vn/doi-song/da-nang-so-tan-hon-4-000-nguoi-tranh-lu-i710392/

 

Trong ngày 14/10, Công an TP Đà Nẵng đã huy động 100% quân số ứng trực với hàng nghìn CBCS. 

Theo báo cáo nhanh, toàn TP Đà Nẵng đã có 11 vị trí ngập từ 1m trở lên. Cụ thể là 5 vị trí tại phường Hòa Minh, 6 vị trí tại phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu); tại huyện Hòa Vang có 381 hộ bị ngập.

Tính đến 9h30 ngày 14/10, có 3.763 người dân được sơ tán đến nơi an toàn. Phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) nhiều nhất với 3.190 người được sơ tán.

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến quốc lộ qua địa phận Đà Nẵng ngập sâu, giao thông chia cắt và lực lượng CSGT phải phong tỏa đường lên bán đảo Sơn Trà vì sạt lở đá. Đến trưa 14/10, tại TP Đà Nẵng vẫn xuất hiện mưa lớn, nhiều khu vực ngập sâu, giao thông chia cắt.

Một số điểm trên đường Quốc lộ (QL) 14B, 14G và Quốc lộ 1A đã bị ngập cục bộ. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã dầm mưa chốt chặn, điều tiết, hướng dẫn phương tiện di chuyển theo hướng khác tránh đi vào vùng nguy hiểm. Trung tá Nguyễn Đình Trung, Trạm trưởng Trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn (Phòng CSGT, Công an TP Đà Nẵng) cho biết: "Trước tình hình ngập như trên, trạm đã bố trí cán bộ hướng dẫn người dân qua vùng ngập nước bằng cách đi các tuyến đường khác ngập ít hơn".

Mưa lớn kéo dài từ trưa 13/10 đến chiều nay 14/10 đã làm Quốc lộ 14G (QL14G), thuộc địa phận huyện Hòa Vang ngập sâu. Theo đó, QL14G đoạn từ Km 0+800 (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) ngập sâu, phương tiện không thể di chuyển. Lực lượng CSGT phối hợp với Công an huyện Hòa Vang đã đặt biển cảnh báo cho người dân được biết. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, chốt chặn tại các vị trí ngập để hướng dẫn người dân đi lại, đảm bảo an toàn.

Theo thông tin do Công an huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, đến 11h00 ngày 14/10, đã có 8/11 xã ngập lụt, ngập cục bộ, đoạn quốc lộ 14B đi qua các xã có nơi ngập từ 50-100 cm. Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng Công an huyện đã phối hợp triển khai sơ tán di dời 172 hộ dân, 620 nhân khẩu đến điểm tránh lụt, lũ quét, sạt lở đất. Xã Hòa Sơn di dời 89 hộ, 329 khẩu tại khu vực Núi Sọ, thôn An Ngãi Tây 1; xã Hòa Bắc di dời 07 hộ, 29 khẩu tại thôn Tà Lang; xã Hòa Phong di dời 30 hộ, 88 khẩu; xã Hòa Nhơn: di dời 46 hộ, 174 khẩu.

Công an huyện vẫn đang tích cực triển khai lực lượng chốt chặn, lập rào chắn, biển cảnh báo tại các tuyến đường giao thông ngập nguy hiểm; thường trực, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn. Đường dây cho mọi trường hợp cần hỗ trợ, giúp đỡ của Công an huyện Hoà Vang là 02363674191.

Trong khi đó, tại QL14B, đoạn chân cầu vượt Hòa Cầm về hướng trung tâm TP Đà Nẵng và nhiều đoạn trước Trường Quân sự Quân khu V bị ngập sâu. Theo ghi nhận, đoạn sâu nhất khoảng 0,5-0,8m nên phương tiện di chuyển được qua vùng ngập chủ yếu là xe tải lớn, xe container.

Còn trên QL1A đoạn đường Tôn Đức Thắng (gần Đại học Sư phạm Đà Nẵng) ngập sâu trên 0,5-0,7m khiến phương tiện không thể di chuyển. Lực lượng chức năng đã đặt biển cảnh báo, hướng dẫn phương tiện không di chuyển qua. Tại tuyến đường Hoàng Văn Thái (đoạn qua phường Hòa Khánh Nam) cũng đang ngập sâu gần 1m, các phương tiện không thể di chuyển.

Do mưa lớn kéo dài nên taluy dương đường lên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà) xảy ra tình trạng sạt lở, đá tảng lăn, một số vị trí đất cát sụt trượt xuống mặt đường. Lãnh đạo Đội CSGT - Trật tự Công an quận Sơn Trà cho biết, để đảm bảo an toàn, lực lượng CSGT đã lập chốt chặn đường tại chân núi Sơn Trà, không cho người dân và phương tiện lưu thông...

 

Sẽ khởi tố dự án làm mất rừng?

Mai Chiến 
https://diendandoanhnghiep.vn/se-khoi-to-du-an-lam-mat-rung-252393.html

Các dự án ở huyện Kon Plông được nhà nước giao cho thuê đều có rừng nhưng đến nay 11 dự án đã bị phát hiện để mất rừng.

Trong số 11 dự án làm mất rừng, cơ quan chức năng xác định có 6 dự án có dấu hiệu hình sự. Các dự án được nêu đó là Công ty Cổ phần dược liệu MEKONG bị thiệt hại rừng 23.110 m2, Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông bị thiệt hại 11.325 m2, Công ty TNHH Hoàng Tùng mất 7.480 m2 rừng, Công ty TNHH Mỹ Long Măng Đen mất 8.690 m2 rừng, Công ty TNHH ADC thiệt hại 8.470 m2 rừng và Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Đầu tư Măng Đen mất 5.422 m2.

Theo lý giải của Kiểm lâm huyện Kon Plông khi giao, cho thuê rừng đối với các tổ chức trên thì sở, ban ngành có liên quan đã xác định phần ranh giới, bàn giao đất và rừng ngoài thực địa. Đồng thời theo quyết định giao, cho thuê đất và hợp đồng thuê đất thể hiện nội dung các dự án phải có trách nhiệm quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng.

Đến nay, qua kiểm tra đã phát hiện các dự án để mất rừng so với thời điểm giao, cho thuê nên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội “Hủy hoại rừng”. 

Hai dự án khác có xâm phạm đến rừng đã được xử lý khắc phục là Dự án Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại huyện Kon Plông của Trường ĐH Cần Thơ bị thiệt hại 370 m2 rừng. HTX Lan Rừng xây tường rào chiếm đất rừng do UBND Thị trấn Măng Đen quản lý với diện tích 5.470 m2 rừng tự nhiên. 

Dự án Kinh doanh vườn hoa cây cảnh và du lịch sinh thái của Công ty cổ phần MDEN; Dự án Xây dựng vùng sản xuất rau, hoa và trồng dược liệu dưới tán rừng của Công ty TNHH Thái Hòa; Dự án Trồng cây dược liệu dưới tán rừng của Công ty TNHH MTV Ê Ban Farm để mất tổng cộng 4.877 m2 rừng. Hiện Hạt kiểm lâm huyện Kon Plông đang hoàn tất hồ sơ để xử lý hoặc tham mưu xử phạt đối với 3 dự án này.

Sự buông lỏng quản lý của địa phương đã khiến nhiều dự án của các doanh nghiệp vi phạm vào diện tích rừng. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển du lịch sinh thái của địa phương, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phát triển Kon Plông “rừng trong phố, phố trong rùng”. Do đó, Ban Nội chính tỉnh Kon Tum đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm báo cáo vụ việc, hướng giải quyết trong thời gian tới, báo cáo Ban Nội chính trước ngày 17/10 để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ.

Theo Luật sư Vũ Đình Năm, Văn phòng luật sư Hà Trung: “khởi tố sẽ là biện pháp răn đe tốt nhất đối với các doanh nghiệp có dự án trên đất rừng. Việc vi phạm sẽ giảm đi, và ý thức bảo vệ rừng sẽ tốt lên”.

 

Chưa xác định nguyên nhân 21 dự án không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội ở Khánh Hòa

Hữu Long 

https://laodong.vn/bat-dong-san/chua-xac-dinh-nguyen-nhan-21-du-an-khong-bo-tri-quy-dat-xay-nha-o-xa-hoi-o-khanh-hoa-1254452.ldo

Khánh Hòa - Có 21 dự án không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội. Đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguyên nhân các dự án không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội là đúng hay chưa đúng.

Ngày 15.10, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có phản hồi về bài viết “21 dự án ở Khánh Hòa không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội” mà Lao Động phản ánh trước đó.

Nội dung bài viết phản ánh nhiều dự án khu đô thị, nhà ở thương mại tại Khánh Hòa đã đi vào hoạt động và chủ đầu tư tổ chức bán nhà thương mại cho khách hàng, thu hàng ngàn tỉ đồng. Qua rà soát, địa phương phát hiện có đến 21 dự án không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội theo quy định.

Thậm chí có nhiều dự án không bố trí đất để xây dựng các công trình tiện ích phục vụ đời sống người dân như công viên, trường học, khu vui chơi giải trí.

Trước phản ánh của Lao Động, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa thừa nhận, vào năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Xây dựng đã kiểm tra, rà soát việc bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại một số dự án khu đô thị, nhà ở thương mại; qua kiểm tra có 21 dự án không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, do số lượng các dự án nhiều, một số dự án có quy mô lớn; các dự án triển khai kéo dài trải qua nhiều giai đoạn với chính sách pháp luật quy định về việc bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại từng thời điểm khác nhau; hồ sơ pháp lý của dự án liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của nhiều cơ quan như đầu tư, đất đai, thuế, quy hoạch...

Do đó, kết quả kiểm tra nêu trên của Sở Xây dựng chỉ ở mức sơ bộ về thống kê các dự án có bố trí, bố trí chưa đủ và không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội; chưa xác định được nguyên nhân, cũng như chưa đánh giá, kết luận việc các dự án không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội là đúng hay chưa đúng với quy định pháp luật.

Một số dự án không bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội như Dự án Khu đô thị Hưng Thịnh (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm), dự án Khu đô thị mới Nam Sông Cái (huyện Diên Khánh), dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang, dự án khu dân cư Phước Long, dự án khu dân cư cồn Tân Lập, dự án Lê Hồng Phong 2, dự án Nhà ở gia đình cán bộ Hải quân Vùng 4 - Quân chủng Hải quân, dự án khu nhà ở cán bộ quân đội ở Khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh.

Đáng chú ý, trong danh sách 21 dự án không bố trí xây nhà ở xã hội ở Khánh Hòa, có không ít dự án, chủ đầu tư đã phân lô, bán nền bán cho khách hàng, thu lợi tiền tỉ. Nổi bật là dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang tại sân bay Nha Trang cũ.

 

Vụ khách sạn 5 sao xây "lố" gần 4.500 m2: Chủ đầu tư nóng vội?

Trường Nguyên

https://soha.vn/vu-khach-san-5-sao-xay-lo-gan-4500-m2-chu-dau-tu-nong-voi-20231015074238707.htm

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, dù mới được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương nhưng Công ty CP Khải Vy - chủ đầu tư dự án Merperle Dalat Hotel (số 1 Hùng Vương, phường 10, TP Đà Lạt) - đã tự ý xây dựng với tổng diện tích sai phép, không phép gần 4.500 m2.

UBND TP Đà Lạt yêu cầu Công ty CP Khải Vy tạm dừng thi công công trình, nghiêm túc chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng.

Theo ghi nhận của phóng viên vào các ngày 13 và 14-10, sau khi UBND TP Đà Lạt yêu cầu đình chỉ thi công, vẫn có nhiều công nhân thi công ở phía trước và sau tòa nhà khách sạn, chủ yếu là hoàn thiện mặt ngoài công trình. Nhiều nhóm công nhân khác chỉnh trang mặt tiền khách sạn, lát vỉa hè, lắp tiểu cảnh, trồng cây trang trí...

Trao đổi với một lãnh đạo phường 10, vị này cho biết phường đã đình chỉ thi công công trình theo chỉ đạo của UBND TP Đà Lạt. Tuy nhiên, khu vực bị đình chỉ là những nơi xây dựng sai phép, không phép. Các khu vực khác do thi công đúng giấy phép nên vẫn được tiếp tục hoàn thiện theo tiến độ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Merperle Dalat Hotel trước đây có tên là khách sạn Sài Gòn Mới, do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Sài Gòn làm chủ đầu tư với diện tích hơn 8.800 m2. Năm 2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý cho Công ty CP Tập đoàn Khải Vy (sau là Công ty CP Khải Vy) nhận chuyển nhượng, đổi tên thành Merperle Dalat Hotel và nâng diện tích lên 11.758 m2.

Khởi công vào tháng 4-2021, tính đến đầu tháng 2-2023, Công ty CP Khải Vy đã thi công đến sàn tầng 9; hoàn thành đóng nắp hầm; các hệ thống liên quan điện, nước, cơ khí; phần thô khối đế tầng 6.

Giữa tháng 8-2023, Công ty CP Khải Vy có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị UBND tỉnh và Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho phép bổ sung khu phụ trợ khách sạn và nhà hàng hội nghị ở tầng 1 trong phạm vi ranh giới của kết cấu tầng hầm đã được phê duyệt, bảo đảm dự án có không gian phục vụ 1.000 khách.

Cuối tháng 9-2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ký văn bản thống nhất chủ trương điều chỉnh thiết kế công trình dự án này. Cụ thể, tầng hầm 2 được tăng diện tích từ 5.806 lên 7.092 m2, tầng hầm 1 từ 5.777 lên 7.092 m2, tầng 1 từ 3.612 lên 4.567 m2, tầng 9 được điều chỉnh công năng sang phòng gym - quầy bar, tầng 10 giảm từ 15 xuống 9 phòng...

Theo lãnh đạo phường 10, các phần diện tích xây sai phép của dự án có trong hồ sơ cấp phép xây dựng cũ nhưng không được sử dụng làm phòng chức năng. Sau khi được UBND chấp thuận chủ trương điều chỉnh giấy phép, chủ đầu tư chưa hoàn tất hồ sơ thủ tục điều chỉnh nhưng đã ngăn ra làm các phòng chức năng.

Ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, cũng xác nhận vi phạm của công trình này là dù được phép điều chỉnh thiết kế nhưng chủ đầu tư chưa hoàn tất thủ tục hồ sơ đã bắt đầu thi công. "Tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương thi công dự án bảo đảm tiến độ. Chắc do nóng vội!" - ông Trung nói.

Cho rằng đây là một trong những dự án mà TP Đà Lạt rất cần để phát triển du lịch song ông Trung cũng khẳng định nếu có vi phạm thì phải chấp hành yêu cầu của cơ quan chức năng.

Kiểm tra nhiều dự án lớn

Bên cạnh dự án Merperle Dalat Hotel, tháng 5-2023, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu cầu Sở Xây dựng kiểm tra, xử lý các dự án: tòa nhà Câu lạc bộ Golf của Công ty CP Hoàng Gia ĐL, khu du lịch thác Prenn của Công ty CP Dịch vụ du lịch Đà Lạt, khu du lịch thác Bobla của Công ty CP Dịch vụ Bảo Lộc, tòa nhà văn phòng của Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng.

 

Tạm giữ xe khách chở hóa chất nghi thuốc bảo vệ thực vật lậu

A Lộc

https://tuoitre.vn/tam-giu-xe-khach-cho-hoa-chat-nghi-thuoc-bao-ve-thuc-vat-lau-20231014212810518.htm

Lực lượng cảnh sát giao thông Bình Phước liên tiếp phát hiện hai xe khách chở hàng trăm chai nhựa chứa dung dịch không rõ nguồn gốc, nghi là thuốc bảo vệ thực vật lậu.

Ngày 14-10, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Phước cho hay vừa phát hiện hai xe khách chở hàng trăm chai, can nhựa chứa dung dịch hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi là thuốc bảo vệ thực vật lậu.

Thông tin ban đầu, đêm 13 rạng sáng 14-10, tổ công tác của Trạm cảnh sát giao thông Đồng Phú tổ chức tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ 14.

Lúc 0h ngày 14-10, tổ công tác phát hiện xe khách 46 chỗ, biển số 70B-014.06 chạy hướng TP.HCM đi Đắk Nông có dấu hiệu nghi vấn nên dừng xe kiểm tra.

Qua đó, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 100 chai và 44 can nhựa có chữ nước ngoài, chứa tổng cộng hơn 300 lít dung dịch hóa chất nghi thuốc bảo vệ thực vật lậu.

Thời điểm kiểm tra, tài xế không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng này.

Trạm cảnh sát giao thông Đồng Phú đã lập biên bản tạm giữ tang vật, xe khách và giấy tờ liên quan. Sau đó bàn giao vụ việc cho Công an huyện Đồng Phú điều tra xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, chiều 13-10, tổ công tác thuộc đội số 3 Phòng cảnh sát giao thông Công an Bình Phước làm nhiệm vụ trên tuyến đường ĐT 759, đoạn thuộc xã Bình Sơn, huyện Phú Riềng.

Đến khoảng 13h30, tổ công tác phát hiện xe khách biển số 48B-000.83 chạy trên đường, hướng từ huyện Bù Đốp đi thị xã Phước Long.

Kiểm tra khoang chở hành khách, lực lượng chức năng phát hiện nhiều thùng các tông đựng các chai, can nhựa chứa hơn 400 lít dung dịch không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bước đầu tài xế khai số hàng trên là thuốc bảo vệ thực vật do một khách hàng ở Bù Đốp gửi về thị xã Phước Long.

Tổ công tác đã lập biên bản tạm giữ xe khách, giấy tờ liên quan và bàn giao lại cho Công an huyện Phú Riềng điều tra xử lý theo thẩm quyền.

 

Tiền gửi khách hàng tại công ty chứng khoán: Vì sao chưa tách bạch?

Bình Khánh

https://tuoitre.vn/tien-gui-khach-hang-tai-cong-ty-chung-khoan-vi-sao-chua-tach-bach-20231013172151029.htm

 

Số tiền gửi của khách hàng tại công ty chứng khoán được thống kê không hề nhỏ, có khi tới cả trăm ngàn tỉ đồng. Vấn đề tách bạch tiền nhà đầu tư từng được đề cập từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Chưa tách bạch hoàn toàn, rủi ro gì?

Thông tư 121 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ năm 2021 quy định, công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng.

Cụ thể, khách hàng mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán vẫn được bổ sung phương thức mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số lãnh đạo công ty chứng khoán cho biết đến nay vẫn phổ biến phương thức công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng, thay vì ngân hàng quản lý trực tiếp tiền từng nhà đầu tư.

Tuy nhiên với cách dùng tài khoản "tổng" của công ty chứng khoán này, nhiều quan điểm lo ngại sự nhập nhằng và nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư.

Ông Trần Ngọc Báu - CEO Wigroup, một chuyên gia từng có nhiều năm kinh nghiệm về quản lý tài sản - cho rằng việc mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi là cần thiết nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng.

Một số công ty chứng khoán thu hút nhà đầu tư bằng lãi suất. Do vậy khi tách bạch nguồn tiền như vậy, nhà đầu tư có thể giảm quyền lợi về lãi suất, theo ông Báu. Nhưng bù lại, số tiền gửi sẽ an toàn hơn, không lo bị lạm dụng vốn hay mất thanh khoản...

Ông Báu cho biết thêm thời gian qua một số công ty tham gia nhiều kênh đầu tư để nâng cao hiệu quả đồng vốn, nhưng như "con dao hai lưỡi", có thể rơi vào trạng thái khó kiểm soát khi thị trường đó có biến động.

Ông Bùi Văn Huy - giám đốc chi nhánh TP.HCM Chứng khoán DSC - thông tin thêm tiền gửi của khách hàng tại công ty chứng khoán rất lớn, vừa qua được thống kê lên tới 60.000 - 70.000 tỉ đồng, có lúc cao điểm còn lên tới 100.000 tỉ đồng. Giả sử, một phần số tiền được sử dụng để kinh doanh chênh lệch lãi suất, số lợi thu về không hề nhỏ.

Chậm vì đâu?

Vấn đề tách bạch tiền nhà đầu tư từng được đề cập cả chục năm trước. Mới đây, vấn đề này lại nóng lên khi báo chí đưa tin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi công văn tới các công ty chứng khoán để lấy ý kiến về việc quản lý tách bạch tài sản của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán.

Ủng hộ việc cần tách bạch tài sản của nhà đầu tư nhưng ông Bùi Văn Huy lo ngại sẽ phát sinh không ít khó khăn khi "một công ty chứng khoán chỉ được lựa chọn từ 1 - 3 ngân hàng thương mại để khách hàng mở tài khoản quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán" như công văn đưa ra.

"Để phục vụ khách hàng thì vẫn phải dựa trên lợi ích, sự đồng thuận của khách hàng, chỉ định như vậy khách hàng có đồng ý không. Thêm nữa việc hợp tác giữa các công ty chứng khoán với ngân hàng ra sao, tiêu chí nào để lựa chọn, chỉ định", ông Huy nhấn mạnh, các thỏa thuận, hợp tác liên quan đến chia sẻ lợi ích và dữ liệu khách hàng bao giờ cũng "gây tranh cãi".

"Không phải bên nào cũng có thể ngồi lại với nhau. Chưa kể có những công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng, nếu chỉ định ngân hàng khác có làm được không?", ông Huy tiếp tục nêu vấn đề.

Nói với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực chứng khoán cũng cho biết một loạt vấn đề đặt ra khi chỉ cho phép khách hàng mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng do công ty chứng khoán chỉ định.

Cũng theo vị này, khó ai có thể đảm bảo sự phối hợp giữa công ty chứng khoán và ngân hàng. Chưa kể còn các vấn đề tương thích công nghệ các bên, tốc độ giao dịch cho khách hàng.

"Khi chuyển tiền về ngân hàng, công ty chứng khoán muốn đặt lệnh phải kiểm tra bên ngân hàng, nếu phối hợp chậm trễ ảnh hưởng cơ hội nhà đầu tư thì ai chịu trách nhiệm", ông lo ngại.

Nhiều người lo ngại công ty chứng khoán nhập nhằng, lạm dụng vốn. Tuy nhiên theo vị chuyên gia, trường hợp công ty chứng khoán lấy tiền của nhà đầu tư đi làm việc khác, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trong khi số lượng tài khoản nhà đầu tư rất lớn, việc chuyển đổi cách thức quản lý tách bạch tiền cũng đặt ra vấn đề về bài toán thời gian, sự đồng thuận từ nhà đầu tư.




 

 

 

 

No comments:

Post a Comment