Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 10 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Triều Tiên đổ lỗi cho Mỹ về
vụ tấn công đại sứ quán Cuba
Nga bắn hạ máy bay không
người lái và tên lửa của Ukraine
Thổ Nhĩ Kỳ: Khủng bố dùng
bom tấn công tòa nhà chính phủ ở Ankara
Thủ tướng Sunak: Hiện chưa
có kế hoạch đưa binh sĩ Anh tới Ukraine
VinFast đang tính
mở nhà máy ở Ấn Độ, theo Economic Times
Quốc Hội Mỹ thông qua ngân sách tạm, chính phủ tiếp
tục vận hành trong 45 ngày
EU đang chuẩn bị các cam kết an ninh
lâu dài cho Ukraine
Tàu
hải cảnh Trung Quốc đi tuần trong Bãi Tư Chính một tháng qua
Vì
sao người miền Bắc thích xếp hàng mua bánh Trung thu?
Mưa
lũ khiến chín người chết ở các tỉnh Bắc và Bắc Trung Bộ
Việt
Nam điều tra chống bán phá giá tháp điện gió từ Trung Quốc
Hà
Nội gửi người sang TQ học lớp cán bộ nguồn: Công chúng lo ngại, chuyên gia nói
gì?
Bảo
vệ người có nguy cơ bị tra tấn trong trại giam: Có khả thi?
Hoa
Kỳ và Liên Hiệp Quốc lên tiếng về việc bỏ tù bà Hoàng Thị Minh Hồng
Việt
Nam đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng làm đường dây nhập điện từ Lào
Bộ
Công an: Bà Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt vì "chiếm đoạt tài liệu của" của
EVN
Vụ
Việt Á: Truy tố 38 người, cựu Bộ trưởng Y tế nhận hối lộ 2,25 triệu USD
Bộ
Công an Việt Nam thông báo tìm bị hại trong vụ Vạn Thịnh Phát
Khởi
tố vụ án tại TT Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao TP HCM
Làm
cách mạng, không làm ..... tình
Các
nước cần chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài trên Biển Đông
Bình
Dương: Facebooker bị bắt giam vì “nói xấu” Đảng và Nhà nước
Mưa
lũ làm ít nhất 8 người chết và mất tích ở Bắc và Bắc Trung Bộ
Cảnh
sát Pháp giải cứu bốn người Việt trốn trong thùng xe đông lạnh để vào Anh
Vì sao chỉ ở Mỹ mới
có chuyện chính phủ đóng cửa?
Tổng thống Biden
cam kết tiếp tục hậu thuẫn Ukraine bất chấp thách thức về ngân sách
Bất động sản VN:
Nên phát triển mạnh nhà ở xã hội thay chung cư mini?
Công an VN khởi tố
bà Ngô Thị Tố Nhiên với tội danh 'chiếm đoạt tài liệu'
Điều tra của
Reuters: Nga chiêu mộ công dân Cuba ra chiến trường Ukraine như thế nào?
Các nhà khoa học
tiến gần đến giải mã bí mật của phản vật chất
Hứa Gia Ấn: Sự
nghiệp thăng trầm của nhà sáng lập tập đoàn Evergrande
'Văn hóa đình công'
ở Mỹ diễn ra mạnh mẽ như thế nào trong năm 2023
Việt Nam: Tăng
trưởng GDP quý III bị hạn chế vì nhu cầu thế giới giảm
BBC Tiếng Việt cùng
cảnh sát Pháp giải cứu 'người rơm Việt trong xe tải đông lạnh'
Tổng thống Nga
'giao việc' cho Andrei Troshev, cựu cố vấn của Prigozhin
'Săn Tây' để luyện
tiếng Anh: Người nước ngoài phản ứng ra sao?
Ba
Lan : Khoảng một triệu người biểu tình phản đối chính phủ
Slovakia: Đảng thân Nga giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc
Hội
Hoa Kỳ tránh được tình trạng « shutdown » vào phút chót
Maldives : Ứng viên thân Trung Quốc, Mohamed Muizzu, đắc
cử tổng thống
Chính quyền Việt Nam xác nhận vụ bắt giữ giám đốc một công ty tư
vấn về năng lượng
Lần đầu tiên từ hơn 3 thập kỷ qua Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến
Thượng Karabakh
Trung Quốc tố cáo Mỹ “dối trá” sau bản báo cáo lên án Bắc Kinh
tung tin giả khắp thế giới
Anh Quốc muốn tập huấn cho binh sĩ Ukraina ngay trên lãnh thổ
Ukraina
ASIAD 19 : Ra đấu trường châu lục, thể thao Việt Nam bị các nước
Đông Nam Á bỏ xa
Nga kỷ niệm một năm ngày sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraina
Azerbaijan bật đèn xanh cho LHQ cử phái đoàn nhân đạo đến Thượng
Karabakh
Chiến tranh Ukraina phủ bóng cuộc bầu cử Quốc Hội Slovakia
Crimée bị Ukraina oanh kích ác liệt, dân Nga bắt đầu nếm mùi chiến
tranh
Liên Hiệp Châu Âu: Đã có 7 nước đặt mua chung đạn dược để viện trợ
cho Ukraina
Các quốc gia Địa Trung Hải thuộc EU họp thượng đỉnh về vấn đề di
dân
NATO sẵn sàng tăng cường hiện diện tại Kosovo
Viễn cảnh Hoa Kỳ bị tê liệt vì ngân sách cận kề
Ba Lan và Đức tái lập kiểm soát biên giới để chống nhập cư trái
phép
(Yonhap) - Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ
được công nhận là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc đã khẳng định như
trên ngày 01/10/2023, đồng thời cảnh cáo rằng việc theo đuổi vũ khí hạt nhân sẽ
chỉ dẫn đến nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với chế độ Bình Nhưỡng. Seoul đã
đưa ra nhận định này nhằm đáp lại tuyên bố của ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Choe
Son Hui ngày hôm trước, cho rằng việc Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là
hành vi thực thi chủ quyền hợp pháp.
(Reuters) - Một đường ống dẫn dầu ở miền Tây
Ukraina bị vỡ gây ra hỏa hoạn lớn. Sự cố xảy ra ngày 30/09/2023 còn khiến cho 9 người bị
thương, trong đó có 4 trẻ em. Theo thống đốc vùng Ivano-Frankivsk, đám cháy đã
được khống chế và dầu đã ngừng thoát ra. Tuy nhiên, 4 người bị thương vẫn đang
trong tình trạng nghiêm trọng.
(RFI) – Liên Hiệp Châu Âu: Luật đánh thuế
carbon đối với hàng nhập khẩu bắt đầu được áp dụng. Kể từ hôm nay, 01/10/2023, với luật đánh
thuế carbon, Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu áp dụng giai đoạn thử nghiệm việc áp
thuế phát thải carbon trên hàng nhập vào lãnh thổ Liên Âu dựa trên cường độ
phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất. Bước đi hôm nay chỉ là giai
đoạn thử nghiệm đầu tiên, vì chỉ từ năm 2026, các công ty mới phải thực hiện.
Do đó, từ ngày 1 tháng 10 năm 2023, các công ty chỉ phải khai báo nhập khẩu
nguyên liệu thô gây ô nhiễm nhất. Sáu lĩnh vực được quan tâm: sắt, thép, nhôm,
xi măng, phân bón, hydro và điện.
(Kyodo News) - Ngoại trưởng Nhật Bản công du 4
nước Đông Nam Á từ ngày 08/10/2023. Chính phủ Nhật hôm 30/09/2023 thông báo ngoại trưởng Yoko
Kamikawa sẽ thăm Brunei, Việt Nam, Lào và Thái Lan để chuẩn bị cho hội nghị
thượng đỉnh với khối ASEAN vào cuối năm nay. Bộ trưởng Kamikawa dự kiến sẽ
xác nhận với các đồng nhiệm về tầm quan trọng của việc bảo đảm bảo trật tự quốc
tế dựa trên luật pháp và đưa Ấn Độ - Thái Bình Dương thành khu vực tự do và
rộng mở. Lãnh đạo Nhật Bản và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á dự kiến họp từ
ngay 16 đến 18/12/2023 tại Tokyo để kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác.
Hồi đầu tháng 09, Nhật Bản và 10 thành viên khối ASEAN đã nâng cấp quan hệ
lên “đối tác chiến lược toàn diện” để tăng cường hợp tác an
ninh hàng hải và các lĩnh vực khác.
(AFP) - Thổ Nhĩ Kỳ : Tấn công tự sát tại
trung tâm Ankara, vài giờ trước kỳ họp Quốc Hội mới, dự kiến thông qua việc
Thụy Điển gia nhập NATO. Vụ
tấn công tự sát xảy ra trước cổng Tổng Cục An Ninh, thuộc bộ Nội Vụ, tại một
khu vực tập trung nhiều tòa nhà của các bộ. Theo bộ trưởng Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ,
một trong hai « kẻ khủng bố » hôm 01/10/2023 đã kích
hoạt thuốc nổ và bỏ mạng, người còn lại đã bị bắt. Hai cảnh sát đã bị thương.
Viện công tố Ankara thông báo mở điều tra. Các cơ quan truyền thông, đặc biệt
là đài truyền hình, nhận được yêu cầu ngưng phát hình ảnh ở nơi xảy ra vụ tấn
công tự sát.
(Yonhap) - Bình Nhưỡng: Quan hệ giữa Bắc Triều
Tiên và Nga đóng vai trò là “pháo đài hùng mạnh” để gìn giữ
hòa bình và ngăn chặn các mối đe dọa quân sự của các đế quốc. Trên đây là phát biểu hôm nay 01/10/2023
của thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Im Chon Il, được hãng tin Nhà nước
KCNA đăng tải. Im Chon Il nhận định « sự thù địch bất công và thái quá
của Hoa Kỳ đối với mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Bắc Triều
Tiên và Nga, cũng như nỗ lực can thiệp vào quan hệ của hai nước đã vượt quá lằn
ranh đỏ ». Thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên chỉ trích việc
Washington tạo cho thế giới một ấn tượng sai rằng sự hợp tác giữa Bắc Triều
Tiên và Nga đặt ra « mối đe dọa » đối với « hòa
bình và an ninh toàn cầu ».
(AFP) - Kế hoạch quản lý hóa chất trên thế
giới được thông qua ngày 30/09/2023 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Hội nghị lần thứ 5 về quản lý hóa
chất diễn ra tại Bonn, Đức, trong tuần qua, với sự hiện diện của đại diện
các chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ, để đạt « một
khung quốc tế mới về hóa chất » với 28 mục tiêu về quản lý vòng
đời của các hóa chất, từ sản xuất đến xử lý rác thải. Liên Hiệp Quốc kêu gọi
phòng chống thương mại trái phép và buôn lậu hóa chất và rác thải từ hóa chất,
và kêu gọi từ nay đến năm 2035 ngưng sử dụng trong nông nghiệp các loại thuốc
trừ sâu diệt cỏ nguy hiểm.
(Reuters) - Thụy Sĩ: Hàng chục ngàn người biểu
tình đòi hành động vì khí hậu ở thủ đô Bern. Đã có hơn 60.000 người biểu tình đã tập trung tại thủ đô
Bern của Thụy Sĩ ngày Thứ Bảy 30/09/2023 yêu cầu có chính sách cứng rắn hơn để
chống lại biến đổi khí hậu. Những cuộc biểu tình lớn rất hiếm xảy ra ở Thụy Sĩ,
do đó cuộc xuống đường tại Bern cho thấy sự thất vọng ngày càng tăng của công
chúng đối với tốc độ hoạch định chính sách nhằm chống lại sự nóng lên toàn cầu
mặc dù có nhiều bằng chứng về tác hại của nó.
Tin Tức: Thứ Hai 02.10.2023
1/ BÀ NGÔ THỊ TỐ NHIÊN BỊ CÁO BUỘC TỘI “CHIẾM ĐOẠT TÀI LIỆU”
Bộ
công an VN xác nhận vụ bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên, một nhà hoạt động môi
trường, với cáo buộc “chiếm đoạt tài liệu” thay vì tội “trốn thuế”.
Phát ngôn nhân bộ công an,
Trung tướng Tô Ân Xô, tuyên bố trong
cuộc họp báo vào chiều 30/9 là bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc công ty VIETSE, sẽ
bị truy tố với cáo buộc “chiếm đoạt tài liệu” theo điều 342 bộ luật hình sự.
Quyết định truy tố vụ án đã
được công an Hà Nội ký ngày 20/9. Nếu bị kết tội, bà Nhiên có thể phải đối diện
với mức án lên tới 5 năm tù giam. Theo cáo trạng, bà Nhiên bị cho là đã nhận
tài liệu liên quan tới hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ hai ông Lê
Quốc Anh và Dương Đức Việt, hai nhân viên của các công ty con thuộc tập đoàn,
đồng thời cũng là nhân viên làm việc bán thời cho VIETSE.
Bị bắt cùng với bà Ngô Thị
Tố Nhiên, hai người này bị cho là đã trao cho bà Nhiên các tài liệu, trong đó
có thông tin về lưới điện 500kV và 200kV. Giới chức nói đây là các tài liệu
thuộc loại không được chia xẻ.
Cần biết là công ty của bà
Nhiên đang tham gia vào một dự án trị giá 15 tỷ Mỹ kim nhằm giảm dần mức xử
dụng dầu khí tại Việt Nam.
Việt Nam đã cam kết sẽ đạt
mức không xả khí thải carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, đảng cộng sản VN không
chấp nhận bất kỳ đối lập nào đối với sự nắm độc quyền lãnh đạo của đảng.
Tướng Tô Ân Xô nói việc một
số báo chí nước ngoài và "các tổ chức phản động lưu vong" xem vụ bắt
giữ bà Nhiên là "hành vi an thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam".
2/ TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT MỸ BỊ TỘI ĐÚT LÓT CHO CÁC QUAN CHỨC VN
Tập đoàn hóa chất Albemarle của Mỹ vừa đồng ý
nộp hơn 218 triệu Mỹ kim để giải quyết vụ điều tra đưa hối lộ cho các quan chức
VN để trúng thầu cung cấp ở hai nhà máy lọc dầu.
Cuộc điều tra do bộ tư pháp và Ủy ban Chứng
khoán Hoa Kỳ cầm đầu, dựa theo đạo luật chống tham nhũng của Mỹ.
Theo loan báo của bộ tư
pháp Mỹ vào hôm 29/9, tập đoàn Albemarle thừa nhận là trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2017, tập đoàn này qua trung gian thứ ba là các đại diện bán hàng đã
đưa hối lộ cho quan chức một số nước để có được hợp đồng cung cấp hóa chất với
các nhà máy lọc dầu các nước Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Albemarle đã thu lợi
nhuận hơn 98 triệu Mỹ kim từ vụ đưa đút lót này.
Tại Việt Nam, Albemarle đã
đút lót để nhận được hợp đồng với hai nhà máy lọc dầu. Theo điều tra của giới chức
Mỹ, các trung gian đã yêu cầu Albemarle tăng tiền hoa hồng để trả đút lót cho
các quan chức Việt Nam và để đưa ra các điều kiện đấu thầu có lợi cho
Albemarle.
Albemarle đã có một thoả
thuận không bị truy tố trong vòng 3 năm với bộ tư pháp Mỹ và đồng ý trả khoảng
98 triệu Mỹ kim tiền phạt.
Theo thoả thuận này,
Albemarle đồng ý hợp tác trong bất cứ cuộc điều tra hình sự nào trong tương lai
liên quan vấn đề này. Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu có vốn nhà nước là
nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá.
3/ TÀU HẢI CẢNH TRUNG CỘNG LƯỢN LỜ Ở BÃI TƯ CHÍNH CẢ THÁNG QUA
Tàu hải cảnh Trung Cộng
mang số hiệu 5204 đang lượn lờ trong khu vực Bãi Tư chính thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam suốt 30 ngày qua, tính đến ngày 1/10/2023.
Ông Raymond Powell , một
chuyên gia hàng hải thuộc đại học Stanford, đưa tin này lên mạng dựa theo các hình ảnh vệ tinh thu thập được. Theo
không ảnh vệ tinh, ông Raymond Powell cho biết tàu kiểm ngư của Việt Nam hiện
theo dõi hoạt động của tàu hải cảnh Trung Cộng.
Khu vực Bãi Tư Chính ngoài
khơi Vũng Tàu là nơi có các các lô dầu khí đang khai thác của Việt Nam và cũng
là nơi chịu nhiều sức ép do các hoạt động của tàu chấp pháp và tàu ngư quân
Trung Cộng trong những năm qua.
Vào năm 2017 và 2018, Trung
Cộng đã gây sức ép khiến Việt Nam phải yêu cầu công Repsol của Tây Ban
Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở đây. Vào ngày 17/8, Trung Cộng cũng điều tàu hải
cảnh mang số hiệu 5403 vào Bãi Tư Chính. Trước đó, vào đầu tháng 7, Trung Cộng
đã điều tàu hải cảnh lớn nhất thế giới áp sát các lô dầu khí VN ở đây.
Vào tháng 5, Trung Cộng
cũng điều tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 cùng đoàn tàu hộ tống gồm hải cảnh
và ngư quân vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đi lại trong vùng này
suốt 28 ngày.
Việt Nam đã lên tiếng phản
đối việc Trung Cộng điều tàu khảo sát vào vùng biển của Việt Nam nhưng Bắc Kinh
khẳng định tàu Trung Cộng đang hoạt động ở vùng nước thuộc chủ quyền của họ.
4/ BẮC HÀN ĐỔ TỘI CHO MỸ VỀ VỤ TẤN CÔNG TÒA ĐẠI SỨ CUBA
Vào hôm qua 1/10, Bắc Hàn
lớn tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đã để cho một hành động khủng bố nhắm vào Cuba diễn
ra trên đất Mỹ, đồng thời nói rằng cuộc tấn công gần đây nhắm vào tòa đại sứ
Cuba ở Washington là kết quả của ý định "chống Cuba đáng khinh bỉ"
của Hoa Kỳ.
Phát ngôn nhân Bắc Hàn nói
rằng Mỹ đã phớt lờ việc bảo đảm an toàn cho phái đoàn Cuba và chỉ muốn đưa các
quốc gia mà họ không ưa, chẳng hạn như Cuba, vào danh sách nhà nước tài trợ
khủng bố. Cùng với Cuba, Bắc Hàn, Syria và Iran điều nằm trong danh sách này
của bộ ngoại giao Mỹ.
Vụ tấn công xảy ra vào tối
ngày 24/9, khi một hung thủ đã ném 2 trái bom xăng vào tòa đại sứ Cuba, nhưng không
có ai bị thương và không có thiệt hại đáng kể.
Phát ngôn nhân Bắc Hàn tuyên
bố đây là vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng, đồng thời nhắc nhở là nó giống như
vụ tấn công năm 2020 tại cùng tòa đại sứ, khi có người dùng súng trường bắn vào
tòa nhà.
Cố vấn an ninh quốc gia
Jake Sullivan từng tuyên bố là Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ vụ tấn công và các cơ quan
của Hoa Kỳ sẽ mở cuộc điều tra. Cơ quan mật vụ cho biết không có ai bị giam giữ
khi cuộc điều tra sẽ tiếp tục.
Trương
Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc
Phó
Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức
Hồi
ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan
Không,
trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!
28/09/2018:
Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan
Liên
tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?
Đằng
sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc
26/09/1996:
Shannon Lucid trở lại Trái Đất
Lê
Văn Mạnh âm thầm nhận cái chết oan để quan toà ngạo nghễ thắng dân, thắng cả
công lý02/10/2023
Ngoại giao
cây tre (Phần 4)02/10/2023
Nhắn
các bạn học sinh và cha mẹ02/10/2023
Khối
BRICS có vai trò gì trong nền kinh tế toàn cầu?02/10/2023
Mấy
suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay01/10/2023
Truyền
thông tiếng Việt hải ngoại, kẻ ăn không hết người lần không ra!01/10/2023
Hiệu
trưởng trường tiểu học Hồng Hà “xé” nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP.HCM!30/09/2023
Ngoại giao
cây tre (Phần 3)30/09/2023
Chiến
tranh đã lan đến Crimea30/09/2023
Giáo dục đa mưu!30/09/2023
Ngô
Nhân Dụng - Ferdinand Marcos không sợ Tập Cận Bình
Chương
trình phát thanh RFI ngày 01.10.2023
Tuấn
Khanh - Bắc Hàn tịch thu bánh Trung thu, vì xét là “văn hóa ngoại bang”
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 28/09/2023
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Chuỗi cung ứng công nghệ cao và sự nâng cấp trong quan hệ đối tác
giữa Hoa kỳ và Việt Nam 02/10/2023
Tàu hải cảnh Trung Quốc đi tuần trong Bãi Tư Chính một tháng qua 02/10/2023
CHANGE và án trốn thuế (tt) 02/10/2023
Nếu không có điện hạt nhân 02/10/2023
Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay 01/10/2023
Nhà cách mạng Phan Châu Trinh như tôi đã hiểu 01/10/2023
CHANGE và án trốn thuế 01/10/2023
Trật tự mới của BRICS 01/10/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Chạy ẩu mọi nẻo đường,
có nhà xe vi phạm 200 lần 1 ngày
Thu Dung
https://tuoitre.vn/chay-au-moi-neo-duong-co-nha-xe-vi-pham-200-lan-1-ngay-20231001223759501.htm
Sau khi nghe thông tin vụ xe Thành Bưởi
gây tai nạn làm 5 người chết và 4 người bị thương, chia sẻ
với Tuổi Trẻ, một cán bộ quản lý giao thông cho biết nếu không bổ
sung quy định về các chế tài theo mức tăng nặng đối với lỗi tái phạm thì tình
trạng xe phóng nhanh vượt ẩu hay "xe dù, bến cóc" rất khó giải quyết
triệt để.
Có nhà xe
vi phạm hơn 200 lần/ngày
Căn cứ theo quy
định hiện hành, cơ quan chức năng vẫn chưa thể rút giấy phép kinh doanh đối
với các nhà xe vi phạm nhiều lần hoặc cố tình tái phạm.
"Vì vậy để
xử lý triệt để tình trạng này, cơ quan quản lý nhà nước cần thiết phải sớm bổ
sung, điều chỉnh quy định xử lý vi phạm theo hướng tăng nặng đối với các hành
vi vi phạm nhiều lần, cố tình tái phạm như tạm đình chỉ kinh doanh, thu hồi
giấy phép kinh doanh, giấy phép vận tải. Khi đó, nhà xe sẽ quản lý chặt hơn
việc lái xe của các tài xế", vị này nói.
Ông Lê Trung
Tính, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP.HCM, cũng ủng hộ quan điểm
sớm bổ sung các quy định, chế tài có tính răn đe hơn đối với các trường hợp tái
phạm, đặc biệt các lỗi nguy hiểm có nguy cơ dẫn tới tai nạn như vượt tốc độ quy
định, lấn làn...
Sở Giao thông
vận tải TP.HCM từng công bố 10 nhà xe thường cố tình vi phạm và vi phạm rất
nhiều lần, trong đó có nhà xe Thành Bưởi.
Nhìn vào số lần
vi phạm của các nhà xe ở địa phương khác thời gian qua đã được công bố cũng làm
người dân không khỏi giật mình. Chẳng hạn theo trích xuất dữ liệu giám sát hành
trình của Cục Đường bộ, từ ngày 1 đến 31-1, Công ty TNHH MTV thương mại và dịch
vụ vận tải chất lượng cao Việt Thắng (Quảng Ngãi) vi phạm về tốc độ với 6.131
lần.
Doanh nghiệp này
có 12 xe chạy tuyến Quảng Ngãi - TP.HCM, vậy mỗi ngày có đến hơn 200 lần vi
phạm tốc độ.
Hiện các xe đã
được trang bị hệ thống GPS và camera để truyền dữ liệu về Cục Đường bộ giám
sát. Đây là công cụ hậu kiểm rất tốt. Vì vậy cơ quan chức năng cần căn cứ vào
nguồn dữ liệu để xử lý nghiêm và công bố thông tin các doanh nghiệp vi phạm
định kỳ hằng tháng, hằng năm.
Đối với các
nhà xe thường xuyên vi phạm, cơ quan chức năng cần phải rà soát và mời lên làm
việc, giải trình và yêu cầu cam kết về khắc phục.
Cần tổng rà soát, tăng cường phạt nguội
Về giải pháp xử
lý tình trạng xe chạy ẩu bát nháo trên quốc lộ 20 sau vụ
tai nạn liên quan xe Thành Bưởi, lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai cho hay cơ quan
điều tra đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự lái xe và đang mở rộng điều tra để
xác định trách nhiệm của chủ xe và những đơn vị khác có liên quan.
Thời gian tới
Công an tỉnh Đồng Nai sẽ phối hợp Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức tuần tra, kiểm
soát để có kế hoạch căn cơ đảm bảo trật tự an toàn
giao thông tuyến quốc lộ 20.
Đại tá Trần Anh
Sơn, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho hay trên địa bàn có nhiều tuyến
quốc lộ đi qua. Trong đó, tuyến quốc lộ 20 đoạn qua các huyện Tân Phú, Định
Quán và Thống Nhất đường hẹp, không có dải phân cách và lề đường.
Mặt khác, quá
trình thi công xây dựng quốc lộ 20 có một số bất cập, vài chỗ không có vỉa hè
cho dân đi bộ. Đặc biệt, lề đường quốc lộ 20 đoạn qua huyện Thống Nhất cao hơn
nhiều so với mặt đường. "Giả sử khi ô tô lấn tuyến người đi xe máy không
biết đi đường nào, leo lên lề cũng không được, dễ xảy ra tai nạn", ông Sơn
nêu vấn đề.
Trước tình hình
trên, ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã tham mưu nhiều giải pháp, trong đó
có kiến nghị mở rộng đường ở khu vực đông dân cư, lắp dải phân cách để tránh
hai xe đối đầu nhau. Song song đó, UBND tỉnh đang xây dựng đề án hệ thống
camera. Ngoài phục vụ chuyển đổi số, xử lý phạt nguội tuyến quốc lộ chưa có
camera... góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Các chuyên gia
giao thông cho rằng ngoài tăng cường giám sát trực tiếp, cơ quan chức năng có
thể dựa vào dữ liệu giám sát hành trình, phản ánh người dân... đủ căn cứ thì
phạt nguội.
Đối với nhà
xe, doanh nghiệp vận tải chậm
chấp hành hoặc tái phạm nhiều lần thì xem xét rút giấy phép kinh doanh, đình
chỉ giấy phép có thời hạn... để nâng cao ý thức chấp hành luật lệ. Bên cạnh đó
về phía cơ quan chức năng cũng phải làm nghiêm, không để xảy ra tiêu cực thì
mới hiệu quả được.
2 tháng,
xe Thành Bưởi gây ra 2 vụ tai nạn làm 7 người chết
Trong vòng hai
tháng qua, tài xế nhà xe Thành Bưởi gây ra hai vụ tai nạn trên quốc lộ 20 đoạn
qua tỉnh Đồng Nai làm bảy người chết.
* 2h30 sáng
30-9, xe khách giường nằm chạy trên quốc lộ 20, hướng từ Đồng Nai đi Lâm Đồng.
Khi đến km48, đoạn thuộc ấp 3, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, Đồng Nai xảy ra va
chạm với xe khách 16 chỗ chạy chiều ngược lại. Vụ tai nạn khiến 5 người chết, 4
người bị thương.
Ở vụ tai nạn
này, tài xế Hoàng Văn Tính (37 tuổi) được xác định đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng
tước bằng lái xe 3 tháng trước đó cũng vì lỗi lái xe khách chạy quá tốc độ quy
định.
* 21h tối
23-7, xe khách của nhà xe Thành Bưởi chạy trên quốc lộ 20, hướng từ Đà Lạt đi
TP.HCM. Khi đến km04 trên tuyến quốc lộ 20, đoạn thuộc ấp Lê Lợi 1 (huyện Thống
Nhất) xe khách vượt lên thì tông vào xe máy chạy chiều ngược lại. Vụ tai nạn đã
làm hai anh em ruột Hoàng và Điệp đi xe máy (trú huyện Thống Nhất) tử nạn.
Xe khách
Phương Trang lật chắn ngang quốc lộ 1
Đến trưa 1-10,
hiện trường vụ xe khách Phương Trang lật nghiêng trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận đã
được các cơ quan chức năng giải quyết xong. Đường thông thoáng trở lại.
Theo thông tin
ban đầu, chiếc xe khách Phương Trang bị lật sáng cùng ngày trên quốc lộ 1, đoạn
qua xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Thời điểm trên, chiếc xe khách
chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội - TP.HCM, khi đến đây đã tông vào dải phân
cách giữa đường rồi lật nghiêng, nằm chắn ngang phần đường cùng chiều.
Người dân địa
phương hỗ trợ hàng chục hành khách từ bên trong xe ra ngoài, đưa đi bệnh viện
cấp cứu. Trong đó có một số hành khách bị xây xát nhẹ.
Lối đi nào cho chung
cư mini?
KTS Quốc Chính
https://vietnamnet.vn/loi-di-nao-cho-chung-cu-mini-2196654.html
Vụ cháy
chung cư mini ở Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội vẫn còn làm dư luận rúng động,
nhiều ý kiến coi mô hình chung cư mini là "tội đồ" của các vụ cháy
tiềm năng và thậm chí muốn đưa mô hình này “ra khỏi vòng pháp luật”.
Song, bình tĩnh nhìn nhận lại, chúng ta cần trả lời câu
hỏi: chung cư mini có thực sự “có tội” hay không?
Là kiến trúc sư, tôi gặp rất nhiều ví dụ về chung cư mini. Có
hai anh em được bố mẹ để lại mảnh đất rộng 4m, dài 20 m. Nếu chia đôi, mỗi
người chỉ được mảnh đất rộng có 2m, khó mà làm nhà. Vậy là họ quyết định xây
một chung cư mini 5 tầng, gia đình người anh ở tầng hai, ba; gia đình người em
ở hai tầng trên cùng, còn dưới là dùng chung cho để xe. Ai cũng có chỗ ở tiện
nghi, hơn là xây hai cái nhà ống dài xòng xọc, chiều ngang 2 mét.
Giải pháp trên vừa tối ưu với họ, vừa làm cho cảnh quan đô thị
đẹp hơn là hai cái nhà ống.
Điều 22, QĐ 24/2014 của UBND TP HN quy định: "Nhà chung cư
mini là nhà ở hộ gia đình, cá nhân xây dựng có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi
tầng có từ hai căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu
khép kín (có phòng riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng, diện tích
sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu là 30m2 và đáp ứng các quy định về nhà chung
cư theo quy định tại điều 70 Luật Nhà ở)".
Theo quy định
này, những căn chung cư mini đầu tiên của Việt Nam chính là căn phòng được chia
nhỏ ra cho các gia đình ở những biệt thự Pháp từ sau năm 1954. Các khu tập thể
xây dựng trong giai đoạn những năm 60, 70 của thế kỷ trước không đạt chuẩn
chung cư mini vì không có toa lét khép kín.
Trong giai đoạn
những năm 80, các khu tập thể đời mới, xây dạng block 5 tầng, mỗi block có 1
cầu thang bộ phục vụ khoảng 4 căn hộ, mỗi căn khoảng 40-70m2. Nó chính là những
chung cư mini được chủ động thiết kế đầu tiên của nước ta, đa số là dành cho
cán bộ, công nhân viên Nhà nước. Các nhà ở tập thể cũ đều đã được hóa giá, có
sổ đổ/hồng bình thường cho hàng vạn người dân.
Kể từ những năm
2000 tới nay, cùng với đà phát triển kinh tế và tốc độ tăng dân số cơ học rất
nhanh, người dân bắt đầu xây các nhà ở riêng lẻ để cho thuê đối với các gia
đình trẻ nhập cư, sinh viên, người mới đi làm.
Đặc biệt, sau
năm 2010, thể loại nhà này nở rộ, với tiện nghi cơ bản, diện tích từ 20-70m2,
có toa lét khép kín hoặc 2-3 phòng chung một toa lét. Nhiều căn nhà được cải
tạo từ nhà ở bình thường, người dân không có nhu cầu ở thì cho thuê, người thuê
có thể thuê nguyên căn rồi cho thuê lại. Dịch vụ này trở nên khá phổ biến tại
Hà Nội và TP. HCM trong 10 năm nay.
Ngoài ra, còn
một dạng nhà tương tự với tiện nghi cao cấp dành cho khách cao cấp hơn là người
nước ngoài ở quanh khu vực Hồ Tây, Hà Nội. Cũng có một số căn khác với đủ loại
tiện nghi, từ trung bình tới cao cấp, được thiết kế cho mục đích cho thuê
homestay cho khách du lịch, thường ở gần trung tâm Hà Nội hay TP. HCM.
Như vậy, có thể
thấy, dạng nhà chung cư mini đã tồn tại hàng chục năm nay với những chủ đầu tư
khác nhau từ Nhà nước tới doanh nghiệp và người dân với các mục đích sử dụng
khác nhau. Chung cư mini sinh sôi, nảy nở vì nó gắn liền với hơi thở của cuộc
sống đô thị.
Đi
tìm giải pháp cho chung cư mini
Chúng ta đều có
thể thấy rằng nguyên nhân dẫn tới thảm họa, chết nhiều người tại chung cư mini
Khương Hạ là do tòa nhà đã không có thiết kế PCCC hợp lý, không có lối thoát
nạn trực tiếp ra bên ngoài đạt chuẩn PCCC ở Quy chuẩn 06. Thang bộ hở không
dùng để thoát hiểm được mà còn tạo thành ống khói dẫn khói từ đám cháy ở tầng 1
lên các tầng trên. Cửa ra sân thượng lại bị khóa, không có lối thoát nạn.
Như vậy, nguyên
nhân dẫn tới thảm họa là tòa nhà đã không có thiết kế PCCC hợp lý, chứ không
phải vì nó được xây sai giấy phép xây dựng hay vì nó là chung cư mini. Nếu nhà
này xây đúng như giấy phép thì vụ cháy vẫn có thể xảy ra vì thiết kế vẫn không
có lối thoát nạn, do nó được thiết kế dưới dạng nhà ở riêng lẻ (không hề có quy
định phải thiết kế PCCC).
Nghị định
79/2014 hướng dẫn Luật PCCC đã không có quy định loại nhà này phải có thiết kế
PCCC. Nghị định 136/2020 kế thừa Nghị định 79 cũng chỉ mới bổ sung thêm nhà trọ
vào diện phải thẩm duyệt PCCC. Lẽ ra cần có quy định PCCC phù hợp với thể loại
công trình như chung cư mini dù có thể nó vẫn là nhà ở riêng lẻ.
Chung cư mini
không có lỗi, mà lỗi ở chỗ nó chưa có hành lang pháp lý phù hợp, cụ thể, để bắt
buộc nó phải có thiết kế đáp ứng an toàn PCCC.
Tuy nhiên, nếu
bắt buộc coi chung cư mini cũng phải đáp ứng đầy đủ các quy định như chung cư
cao tầng thì sẽ bóp chết nó về mặt luật pháp, vì thủ tục đầu tư quá phức tạp và
quy định PCCC lại quá cao, không phù hợp với thực tế.
Như vậy thì
người dân sẽ tiếp tục đầu tư "chui", xây nhà ở riêng lẻ và cho thuê
trá hình và vì thế nên “thảm họa” có thể sẽ vẫn tiếp tục diễn ra do nhà ở riêng
lẻ không cần thiết kế PCCC.
Không quản được
thì cấm là giải pháp quen thuộc, nhưng không bền vững do nhu cầu có chỗ ở ngắn
hay dài hạn vẫn còn rất nhiều. Thay vì cấm, có lẽ nên có hành lang pháp lý dành
riêng cho chung cư mini để có thể kiểm soát an toàn cháy và tiện nghi ở cơ bản cho
cư dân.
Về tương lai,
không nên xóa bỏ chung cư mini mà có thể phát triển nó thêm bằng cách cho nó
thay thế nhà liền kề, loại không dùng để kinh doanh ở các khu đô thị mới. Nên
dần xóa bỏ loại nhà liền kề chỉ dùng để ở. Nhà liền kề kết hợp kinh doanh nên
được tách riêng thành dạng shophouse, có thiết kế riêng và bố trí riêng ở 1 số
vị trí để dễ quản lý.
Chung cư mini
khi đó sẽ khoảng 5 tầng, tối đa 9 tầng, đảm bảo về lối thoát nạn và hệ thống
PCCC. Mỗi tầng có từ 2-6 căn hộ. Nó ưu việt hơn nhà liền kề ở chỗ sẽ đảm bảo an
toàn cháy hơn, tiết kiệm thang, toa lét hơn, tức là tiết kiệm tài sản xã hội
hơn.
Nhà liền kề hình
chữ nhật dài sẽ không tối ưu về kinh tế xây dựng nữa và rất bất hợp lý về kinh
tế trong vận hành, sinh hoạt. Đi lại giữa các phòng phải leo cầu thang nhiều,
không tiện, lại chỉ có một mặt thoáng.
Trong khi đó,
chung cư mini sẽ giải quyết được các nhược điểm trên. Điểm quan trọng nữa là
chung cư mini xóa bỏ khả năng lấn chiếm đất công, kinh doanh bừa bãi trong khu
dân cư, góp phần xóa bỏ kiểu kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lề đường hay gặp với
nhà liền kề.
Các đô thị nên
dần xóa bỏ nền kinh tế vỉa hè bằng cách xóa bỏ nhà lô phố, thay vào đó là chung
cư và chung cư mini. Đừng có ác cảm với chung mini. Về tiện nghi, chung cư mini
hoàn toàn có thể cao cấp hơn chung cư thường. Nó có thể tận dụng được các lô đất
có diện tích nhỏ hơn 1.000m2 và không nhất thiết phải lập doanh nghiệp để phát
triển dự án.
Nếu cho phát
triển chung cư mini, các ngõ nhỏ sẽ dần biến mất, nhà đầu tư sẽ đi mua gom các
lô đất nhỏ để hợp thửa, xây chung cư mini. Nhà nước chỉ cần kiểm soát về quy
mô, tiêu chuẩn PCCC. Chung cư mini nên là giải pháp thay thế dần các nhà liền
kề trong ngõ ngách sâu mà không làm tăng dân số do hạn chế chiều cao.
Chung cư mini là
thể loại công trình nằm ở vùng giao giữa chung cư và nhà ở riêng lẻ. Nó giống
như xe ô tô bán tải, là vùng giao giữa xe con và xe tải. Nếu không có luật
riêng thì chung cư mini bị coi là chung cư, cũng giống như xe bán tải bị coi là
xe tải, sẽ bị cấm hoạt động ở đô thị lớn vào ban ngày, phải chạy ở làn xe tải…
Vì vậy, cần tạo
cho nó một hành lang pháp lý để quản lý, vận hành chung cư mini, hơn là cấm
đoán, hạn chế nó bởi không thể ngăn cản loại hình nhà ở mà rất nhiều quốc gia
đã và đang vận hành.
Từ 270 tỷ tại Quỹ bình
ổn xăng dầu của dân bị ngân hàng thu nợ: 'Thả gà ra đuổi'
Gần 4 tháng
sau khi được phát hiện, 270 tỷ tiền Quỹ bình ổn bị ngân hàng cấn nợ doanh
nghiệp xăng dầu vẫn chưa được trả lại. Câu chuyện này làm lộ ra những vấn đề
đáng lo ngại trong việc quản lý Quỹ bình ổn giá - vốn là tiền của dân đóng góp.
Quản lý Quỹ bình ổn không ổn
Đến thời điểm
ngày 29/9, ngân hàng thu nợ bằng cách tự ý lấy tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu do Công ty TNHH Vận tải
thủy bộ Hải Hà mở, vẫn chưa trả lại tiền vào Quỹ. PV. VietNamNet đã tìm câu trả
lời từ phía ngân hàng, cơ quan chức năng nhưng đều chưa nhận được phản hồi
“đang chờ các cơ quan vào làm rõ”.
Như vậy, gần 270
tỷ đồng tại Quỹ bình ổn giá xăng dầu do người dân góp vào khi mua xăng dầu vẫn
không rõ số phận ra sao, dù doanh nghiệp đã “tố” lên Bộ Công Thương - Tài chính
từ tháng 6.
Câu hỏi đặt ra
là liệu ngân hàng có thực sự không biết tài khoản đó mở ra để giữ tiền cho Quỹ
bình ổn giá xăng dầu do người dân đóp góp, nên cứ thu để trừ nợ của doanh
nghiệp?
Ngân hàng chỉ có
thể "không biết tài khoản đó là dành cho Quỹ bình ổn giá xăng dầu"
nếu khi doanh nghiệp lập tài khoản này không ghi rõ mục đích của tài khoản.
Tham khảo một
báo cáo về số tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu được doanh nghiệp gửi đến Cục
Quản lý giá (Bộ Tài chính), phóng viên nhận thấy rằng các thông tin được liệt
kê rất chi tiết bao gồm: Số hiệu tài khoản, tên chủ tài khoản, ngày mở, nơi mở
tài khoản, loại tài khoản.
Đặc biệt, tại
phần loại tài khoản, doanh nghiệp nêu rõ: Tài khoản thanh toán không kỳ hạn
(mục đích: Quỹ bình ổn xăng dầu).
Nếu Công ty TNHH
Vận tải thủy bộ Hải Hà lập tài khoản chi tiết như tài khoản kể trên, thì không
thể có chuyện ngân hàng không biết và "trích nhầm".
Còn nếu mục đích
lập tài khoản không được công ty này ghi rõ, gây nhầm lẫn với các tài khoản
khác mà công ty này đứng tên, thì công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật.
Giả sử không ghi rõ mục đích lập tài khoản, thì suốt bao năm nay
Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà trích lập và chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu
theo “lệnh” của liên Bộ Công Thương - Tài chính vào tài khoản nào? Việc rút
tiền ra, đổ tiền vào Quỹ khi có lệnh điều hành của liên Bộ thực hiện ra sao?
Từ năm 2014,
Thông tư liên tịch số 39 của liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng đã quy định
cụ thể về trách nhiệm của ngân hàng thương mại - nơi thương nhân đầu mối mở tài
khoản Quỹ.
Theo đó, định kỳ
mùng 1 hàng tháng, ngân hàng thương mại - nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền
gửi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu - phải gửi sao kê về các giao dịch phát sinh liên
quan đến tài khoản tiền gửi Quỹ đến Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước)
và Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Trong đó, thể hiện rõ số dư Quỹ đầu kỳ báo
cáo; số trích lập Quỹ trong kỳ báo cáo; số sử dụng Quỹ trong kỳ báo cáo...
“Kết thúc năm
tài chính, thương nhân đầu mối và ngân hàng thương mại đó có trách nhiệm tổng
hợp báo cáo tình hình trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá... đến liên Bộ Công
Thương - Tài chính”, Thông tư 39 nêu.
Báo cáo tài
chính hàng quý, hàng năm của doanh nghiệp xăng dầu cũng vẫn có một khoản mục
dành cho Quỹ bình ổn giá với các thông tin đủ đầy liên quan đến số dư, số trích
lập, số chi...
Cho nên, thật
khó tin nếu có ngân hàng nào không phân biệt được đâu là tài khoản dành cho Quỹ
bình ổn giá xăng dầu khi Công ty Hải Hà cũng đã hoạt động xăng dầu từ rất nhiều
năm nay.
Những quy định
như trên thực hiện từ tận năm 2014, và trước đó là các quy định tại Thông tư
234 năm 2009 về Quỹ, lẽ nào các ngân hàng vẫn không biết?!
Báo
động sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Từ câu chuyện
hàng trăm tỷ tiền Quỹ bị các công ty đầu mối kinh doanh xăng
dầu Xuyên Việt Oil, Dương Đông Hòa Phú, Thái Sơn B.Q.P chiếm dụng, đến việc Hải
Hà bị ngân hàng cấn trừ gần 270 tỷ đồng tiền nợ từ tài khoản Quỹ bình ổn giá,
cho thấy việc sử dụng quản lý tiền từ Quỹ này đang rất đáng báo động.
Cũng phải nói
thêm rằng, Thông tư 234 năm 2009, Thông tư 39 năm 2014 có những quy định rõ
ràng và chặt chẽ hơn liên quan đến trách nhiệm về quản lý Quỹ bình ổn giá so
với Thông tư 103 (áp dụng từ 2/1/2022). Bởi các thông tư 234 và Thông tư 39 đều
quy định chi tiết doanh nghiệp mở tài khoản quỹ Bình ổn giá số bao nhiêu, hạch
toán thế nào, trách nhiệm ngân hàng ra sao...
Còn Thông tư 103
lại trao quyền gần như toàn bộ cho các doanh nghiệp xăng dầu. Nếu gặp các doanh
nghiệp làm ăn yếu kém, thua lỗ thì đặt Quỹ tại doanh nghiệp mà không giám sát
thường xuyên liên tục thì không khác gì "thả gà ra đuổi".
Lúc này, các cơ
quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ những vấn đề kể trên, để đòi lại
gần 270 tỷ đồng tiền Quỹ bình ổn giá xăng dầu của người dân.
“Nếu ngân hàng
thương mại đã thực hiện việc thu nợ như trên, cần phải hoàn trả ngay lập tức
cho Quỹ bình ổn giá. Trong trường hợp “dây dưa” không hoàn trả, Bộ Tài chính,
Bộ Công Thương - cơ quan quản lý nhà nước về quỹ hoàn toàn có quyền chuyển hồ
sơ để cơ quan pháp luật xử lý”, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định
giá Việt Nam kiến nghị.
Nữ chuyên viên lợi
dụng ảnh hưởng của lãnh đạo để trục lợi trong vụ Việt Á
Nữ chuyên
viên này đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân để tác động, can thiệp khiến ông
Nguyễn Thanh Long có mặt tại buổi lễ trao test xét nghiệm ủng hộ.
Trong số 38 bị
can bị truy tố trong vụ Việt Á, có 2 người bị truy tố tội “Lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” là bà Nguyễn Bạch Thùy Linh
(Giám đốc Công ty TNHH MTV SNB Holdings) và Nguyễn Thị Thanh Thủy (nguyên
chuyên viên NXB Giáo dục Việt Nam).
Theo cáo buộc,
sau khi biết Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành tạm thời test xét nghiệm
Covid-19, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên ngày 18 và 20/3/2020, bà
Thủy và Linh chủ động gặp, thỏa thuận, thống nhất với Chủ tịch Việt Á Phan Quốc
Việt và Vũ Đình Hiệp (Phó TGĐ Công ty Việt Á). Nội dung về việc Công ty Việt Á
giao bà Thủy thông qua Công ty Giang San (công ty do bà Linh và chồng là ông
Ngô Mê Giang đứng tên chủ sở hữu) là đại lý cấp 1, độc quyền xuất khẩu test xét
nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất
Do Công ty Việt
Á chưa được cấp số đăng ký lưu hành chính thức, chưa đủ điều kiện xuất khẩu
test xét nghiệm nên ông Phan Quốc Việt thỏa thuận và chấp nhận chi 40% giá trị
test xét nghiệm được xuất khẩu cho bà Thủy.
Việc này nhằm
mục đích để nữ chuyên viên có mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao, có thể
can thiệp, tác động giúp Công ty Việt Á thuận lợi trong việc được cấp số đăng
ký lưu hành chính thức, cấp chứ chỉ CE, CFS, đủ điều kiện xuất khẩu test xét
nghiệm Covid-19.
Cuối tháng
3/2020, bà Trần Vũ Mai Hoàng (em họ bà Thủy), nhân viên Công ty Capitaland
(Công ty thuộc Singapore) có trao đổi thông tin với bà Thủy và bà Linh về
việc công ty này sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam hàng hóa phục vụ công tác phòng,
chống dịch bệnh Covid- 19 trị giá 1 triệu USD.
Lúc này, bà Thủy
và Linh nói, Công ty Giang San của bà Linh là đại lý cấp 1 của Công ty Việt Á,
đồng thời gợi ý bà Mai Hoàng báo cáo lãnh đạo Công ty Capitaland mua test xét
nghiệm Covid- 19 do Công ty Việt Á sản xuất với trị giá 1 triệu USD để tặng.
Sau khi bà Mai
Hoàng báo cáo, lãnh đạo Công ty Capitaland đồng ý mua test xét nghiệm tặng, với
những điều kiện kèm theo nhằm tăng uy tín cho Capitaland trên thị trường Việt
Nam.
Lợi
dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi tiền tỷ
Với điều kiện mà
Công ty Capitaland đưa ra, ông Phan Quốc Việt không thực hiện được. Nhưng bà
Thủy có mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao nên nữ chuyên viên này nói có
thể can thiệp, tác động đến lãnh đạo các bộ, ngành để đáp ứng điều kiện của
Capitaland.
Do vậy, ông Phan
Quốc Việt đồng ý chi 40% giá trị hợp đồng cho bà Thủy, Linh để bà Thủy thực
hiện tác động, can thiệp theo đề nghị của phía Capitaland.
Đến ngày
2/4/2020, Công ty Việt Á đã ký hợp đồng bán 40.000 test xét nghiệm Covid- 19
cho Công ty Capitaland, giá trị hợp đồng là 23,58 tỷ đồng (tương đương 1 triệu
USD). Ngay ngày hôm sau, Công ty Capitaland thanh toán số tiền trên cho Công ty
Việt Á.
Do biết bà Thủy
có quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao nên khi bà Thủy trực tiếp liên hệ, đề
nghị cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đến dự buổi lễ trao tặng test xét
nghiệm của Công ty Capitaland. Ông Long đồng ý và còn nhắn tin số điện thoại
của lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bà Thủy gọi điện
nhờ người này tham dự buổi trao tặng.
Ngày 7/4/2020,
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận test xét
nghiệm do Công ty Capitaland ủng hộ Chính phủ Việt Nam. Theo đúng yêu cầu của
phía Capitaland, tham dự buổi lễ có Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và ông Nguyễn Thanh Long, khi đó là Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.
Ngày 9/4/2020,
ông Phan Quốc Việt gọi điện thông báo cho bà Thủy về việc chuyển tiền % theo
hợp đồng bán test xét nghiệm cho Công ty Capitaland. Sau đó, theo yêu cầu của
bà Thủy, ông Việt chỉ đạo nhân viên Công ty Việt Á chuyển 8,085 tỷ đồng tiền
mặt cho nhân viên Công ty Giang San.
Cáo trạng xác
định, bà Thủy đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân tác động, can thiệp để ông Nguyễn
Thanh Long có mặt tại buổi lễ trao test xét nghiệm Công ty Capitaland ủng hộ
Chính phủ Việt Nam. Việc này giúp bà Thủy và Linh được hưởng lợi 40% giá trị
hợp đồng trên với số tiền là hơn 8 tỷ đồng. Trong đó, bà Thủy hưởng 2 tỷ đồng;
bà Linh hưởng hơn 6 tỷ đồng.
Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực
12 tháng
Theo Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức mà Chính phủ đã ban hành, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Quyết
định xử lý kỷ luật hiệu lực không cần phải có văn bản
Theo đó, về
nguyên tắc xử lý kỷ luật, Nghị định 71/2023/NĐ-CP bổ sung quy định: Quyết định
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có
hiệu lực thi hành; Đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách,
cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ
cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền.
Trường hợp đã có
quyết định kỷ luật về Đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính
tính từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu
không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết
định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản
về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp cán
bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật
trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định
tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt
hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật
mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ
luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ
luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.
Cán bộ, công
chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phát hiện hành
vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền
của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp
dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ,
công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm.
Lúc này, cơ
quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến
hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.
Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan
được tính ở đơn vị cũ.
Không được cử
vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; Cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; Con đẻ,
con nuôi; Anh, chị, em ruột; Cô, dì, chú, bác, cậu ruột; Anh, chị, em ruột của
vợ hoặc chồng; Vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa
vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội
đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.
Mỗi hành
vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật
Nghị định
71/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 2 nguyên
tắc xử lý kỷ luật. Cụ thể, việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công
bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự,
thủ tục.
Mỗi hành vi vi
phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm
xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 2 hành vi vi phạm
trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng
một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.
Khi xem xét xử
lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả,
nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Thái
độ tiếp thu và sửa chữa. Việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả. Các
trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để
xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
Cán bộ, công
chức, viên chức bị xử lý kỷ luật về Đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
công bố quyết định kỷ luật về Đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy
trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ
luật quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Hình thức kỷ
luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về Đảng. Trường hợp bị xử
lý kỷ luật về Đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán
bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật
hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định
tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định này.
Nếu không thuộc
một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử
lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý; Hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.
Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ
luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về Đảng cao nhất thì cấp
có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu;
Tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật Đảng
viên trước khi quyết định.
Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về Đảng thì
phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi
hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử
lý kỷ luật mới (nếu còn).
Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết
định xử lý kỷ luật về Đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải
ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.
Người lao động Trường
Cao đẳng Y tế Quảng Nam khốn đốn vì bị nợ lương
Hoàng Bin
Hàng trăm người lao động (NLĐ) tại Trường Cao
đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam bị nợ lương nhiều tháng, nhiều người đã gửi đơn kiến nghị
đến UBND tỉnh Quảng Nam nhưng nợ lương vẫn chưa được giải quyết.
Chật vật xoay sở vì bị nợ lương
Trước ngày sinh nở một tuần, chị P.T.T.N, kế toán Bệnh viện
Trường CĐYT Quảng Nam (Bệnh viện) hết sức hoang mang khi biết tin chế độ BHXH
của chị đã không được Bệnh viện đóng đúng hạn, đồng nghĩa chị phải tự lo liệu
mọi chi phí thai sản.
“Bệnh viện nợ lương của tôi hơn 9 tháng, tổng cộng hơn 30 triệu
đồng, đúng thời điểm tôi đang mang thai.
Tôi cố gắng đi làm với hi vọng có được chế độ bảo hiểm thai sản.
Nhưng đợi mãi mà Bệnh viện không đóng bổ sung. Toàn bộ viện phí, tôi phải vay,
mượn từ người thân để xoay sở, mà không được BHYT đồng chi trả” – chị N phản
ánh với phóng viên Báo Lao Động.
Tương tự, anh P.T.T, giảng viên kiêm cán bộ quản lý Bệnh viện
CĐYT Quảng Nam chia sẻ, tổng lương, thưởng Bệnh viện nợ anh là hơn 70 triệu
đồng, gồm tiền lương, thưởng, phụ cấp độc hại và chế độ dạy vượt giờ.
Theo anh T, đa
số các cán bộ tại Bệnh viện đã làm việc trên 12 năm, đã đồng hành cùng Bệnh
viện trong buổi đầu gian khó. Hiện tại, cuộc sống của NLĐ gặp muôn vàn khó
khăn, vì hầu hết đã lập gia đình và đang nuôi con nhỏ.
“Tất cả NLĐ
đều cố gắng chia sẻ khó khăn với Bệnh viện nhưng cuối cùng cũng bị cho thôi
việc. Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị đến UBND tỉnh Quảng Nam nhưng việc nợ
lương vẫn chưa được giải quyết” – anh T lo lắng.
Bác sĩ T.T.H
công tác tại Bệnh viện Trường CĐYT chia sẻ, một thời gian dài chị không dám
chia sẻ với ai về việc bị nợ lương, mọi chi tiêu, sinh hoạt đều phải “giật gấu
vá vai” trong suốt gần 1 năm, khiến bản thân rơi vào bế tắc.
Không
có khả năng chi trả
Trả lời Báo
Lao Động, ông Huỳnh Tấn Tuấn - Hiệu trưởng kiêm Phó Giám đốc phụ trách Bệnh
viện Trường CĐYT Quảng Nam thừa nhận, Trường CĐYT Quảng Nam hiện có rất nhiều
khoản nợ, mà nguồn thu của trường không có khả năng chi trả.
Theo ông Tuấn, ngoài hơn 800 triệu đồng tiền nợ lương 22 cán bộ,
y, bác sĩ của Bệnh viện (21 người đã bị cho thôi việc từ ngày 15.1.2023), hiện
111 cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường CĐYT Quảng Nam cũng đang bị nợ
lương 3 tháng. Bệnh viện cũng đang nợ các nhà cung ứng thuốc cho Bệnh viện
trước đây hàng tỉ đồng.
Trong văn bản trả lời đơn của NLĐ, Trường CĐYT Quảng Nam cam kết
sau khi được BHXH thanh toán số tiền hơn 11 tỉ đồng vượt trần, vượt dự toán từ
năm 2016 – 2020 đối với Bệnh viện, nhà trường sẽ chuyển trả hết số nợ cho NLĐ.
Tuy nhiên, BHXH Quảng Nam thông tin với Báo Lao Động, chỉ có 541
triệu đồng được xác định là do nguyên nhân khách quan, BHXH đã khấu hao vào nợ
của Bệnh viện. Còn lại hơn 10,5 tỉ đồng thanh toán sai quy định, không thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
Ngày 12.9, ông
Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành văn bản chỉ đạo
giải quyết vướng mắc của Trường CĐYT Quảng Nam.
Lãnh đạo tỉnh
Quảng Nam yêu cầu Trường CĐYT báo cáo, nêu rõ nguyên nhân các tồn tại hạn chế,
tình hình tài chính của trường, các khoản nợ ngân sách đến thời điểm hiện nay.
Đồng thời, cam
kết lộ trình trả nợ trong thời gian tới, phương án để đảm bảo không làm
phát sinh nợ mới và đề xuất biện pháp xử lí...); tính toán xây dựng phương án
phù hợp quy định và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ theo quy định.
Cát tặc rút ruột sông
Mã và dấu hỏi về lợi ích nhóm
Xuân Hùng
https://laodong.vn/xa-hoi/cat-tac-rut-ruot-song-ma-va-dau-hoi-ve-loi-ich-nhom-1248874.ldo
Sông Mã bắt đầu chảy vào Thanh Hóa từ bản Tén
Tằn, huyện Mường Lát rồi chảy qua nhiều huyện, thị của tỉnh Thanh Hóa. Phù sa
sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ 3 ở Việt Nam. Vậy
nhưng, nhiều năm qua, “cát tặc” ngang nhiên cắm vòi vào bãi sông hút cát
khiến thay đổi dòng chảy, hủy hoại sinh kế, đe dọa tính mạng người dân trong
khi đó chính quyền các cấp vẫn loay hoay tìm cách xử lý.
Doạn sông nào cũng có “cát tặc”
Trong số báo
trước, Lao Động đã đề cập tới tình trạng sạt ở bên bờ sông Mã đoạn qua huyện
Vĩnh Lộc với bài “Sông Mã nổi giận”. Đó là giọt nước tràn ly, tăng thêm sự bức
xúc của người dân vì thực tế, nhiều năm qua, không chỉ ở Vĩnh Lộc, nạn khai
thác cát trái phép ở Thanh Hóa diễn ra triền miên, liên tục và luôn là điểm
nóng.
Điểm lại một
số vụ việc để thấy rõ hơn vấn nạn này. Năm 2021, tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm
Thủy, nạn hút cát trái phép diễn ra nhiều năm khiến hàng chục hécta đất nông
nghiệp bị sạt trượt xuống lòng sông. Tình trạng sạt lở đến nay đang ngày càng
nghiêm trọng khiến diện tích bãi bồi ven sông bị thu hẹp.
Nguyên nhân,
theo người dân địa phương là do trên lòng sông Mã đoạn chảy qua xã Cẩm Vân có 3
mỏ cát hút rất nhiều, ngoài mốc giới dẫn đến bãi bồi bị sụt trượt ngày càng
nghiêm trọng.
Xuôi xuống hạ
nguồn, huyện Yên Định, Thiệu Hóa cũng là địa bàn hoạt động rầm rộ ngày đêm của
“cát tặc”. Cát tặc có 2 dạng, một là dùng loại tàu không đăng ký, hút bất kỳ
chỗ nào; loại thứ hai là những tàu có số của các đơn vị được cấp phép nhưng các
chủ mỏ cát tận dụng tối đa việc khai thác phía ngoài ranh giới được cấp, khi
lực lượng chức năng kiểm tra lại cho thuyền vào vị trí được cấp phép.
Đầu năm 2023,
cơ quan chức năng đã xử phạt Công ty cổ phần Vĩnh An do khai thác ngoài vị trí
mỏ số 62 ở xã Thiệu Thịnh, Thiệu Hóa. Cũng trên địa bàn huyện này, cơ quan chức
năng cũng đã xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Miền Trung vi phạm khi khai thác
cát tại mỏ số 66. Việc khai thác vô tội vạ của đơn vị này đã khiến 3.115m2 đất
bị sạt lở xuống sông Mã…
Xuôi xuống
huyện Hoằng Hóa, nhiều năm qua, “cát tặc” vẫn ngày đêm lộng hành trên sông Mã.
Năm nào cơ quan chức năng cũng bắt giữ, xử lý vài trường hợp nhưng đâu lại vào
đó, năm sau việc khai thác cát trái phép càng nghiêm trọng hơn năm trước.
"Cát
tặc" là ai?
Điều đáng nói
là trong lúc bị báo chí chất vấn về nạn khai thác cát ở sông Mã, nhiều vị lãnh
đạo địa phương lại trả lời rất vòng vo.
Năm 2021, khi
đang làm Chủ tịch UBND xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, bà Nguyễn Thị Lan dù xác
định tình trạng sạt lở bờ sông đã diễn ra nhiều năm nhưng nguyên nhân theo bà,
sạt lở là do quy luật dòng chảy bên lở bên bồi, chứ chưa có căn cứ chứng minh
do khai thác cát gây sạt lở. Thời điểm trên, ông Phạm Văn Hoành, Trưởng phòng
Tài nguyên khoáng sản, Sở TNMT cũng khẳng định: "Chưa có cơ sở khẳng định
do khai thác cát" (?!).
Ngay gần đây,
với sự kiện sạt lở nghiêm trọng ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, ông Mai Xuân
Tùng - Trưởng phòng TNMT huyện Vĩnh Lộc trả lời báo chí như không có chuyện gì,
ông nói: “Việc sạt lở bờ sông là có nhưng chưa có dấu hiệu đe dọa tính mạng
người dân. Đất bị sạt lở chỉ là đất bãi bồi, còn đất cơ bản của người dân thì
chưa có sạt lở”.
Ông Phạm Văn
Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa khẳng định với báo chí là khó có thể vây
bắt được các đối tượng khai thác cát trái phép vì không có phương tiện và khi
phát hiện thì tàu khai thác cát trái phép lại di chuyển sang địa bàn xã khác
nên không thể bắt.
Còn ông Lê
Xuân Thủy Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa cũng cho hay, việc
bắt các đối tượng là rất khó vì giáp ranh là xã Thiệu Quang, bờ bên kia là xã
Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa nên khi lực lượng ra xử lý các đối tượng lại đẩy
thuyền sang phía kia sông.
Nhiều vị lãnh
đạo khác, như ông Hoàng Ngọc Dự - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa thì nói
chung chung khi trả lời báo chí: "Huyện sẽ giao Phòng TNMT xuống kiểm tra
thực tế để nắm bắt thực trạng, nếu phát hiện có tàu sang địa phận Hoằng Giang
khai thác cát sẽ xử lý đúng quy định".
Về vấn nạn
"cát tặc" ở Thanh Hóa, trả lời trên truyền thông, ông Đặng Hùng Võ -
nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT cho biết, việc cấp phép khai thác mỏ cát hiện nay là
thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND tỉnh cũng là đơn vị giám sát việc khai
thác có đúng giấy phép hay không. Theo ông Võ, cấp tỉnh phải trực tiếp ngăn
chặn cát tặc chứ không phải bắt người dân ngay ngáy lo lắng việc lúc nào cát
tặc đến và cầm đá ném để xua đuổi...
Tại diễn đàn
HĐND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2017, ông Đào Trọng Quy - khi đó là GĐ Sở TNMT
Thanh Hoá đã thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép đang diễn ra gây bức
xúc trong dư luận. Nếu tiếp tục sẽ khai thác vào diện tích đất nông nghiệp, gây
sạt lở.
Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cát tặc” lộng hành được ông Quy chỉ rõ
là: “Có một thế lực ngầm điều hành các tàu không biển số khai thác cát. Có lợi
ích nhóm ở đây”. Cũng theo vị giám đốc sở này, "các đối tượng khai thác
cát trái phép là các đối tượng cá biệt trong xã hội”.
Đến thời điểm
này, sau 6 năm, ông Quy đã về hưu nhưng những lời khẳng định của ông Quy vẫn
cần các cơ quan chức năng ở Thanh Hoá phải làm rõ.
Vụ Việt Á: Hé lộ thủ
đoạn 'phù phép' nguồn vốn của Phan Quốc Việt
Văn Thanh
http://daidoanket.vn/vu-viet-a-he-lo-thu-doan-phu-phep-nguon-von-cua-phan-quoc-viet-5740059.html
Mặc dù đề tài nghiên cứu kit test Covid-19
thuộc sở hữu Nhà nước nhưng sau đó đã bị Phan Quốc Việt đem ra thương mại, thu
lời bất chính.
Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
vừa ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án Công ty Việt Á nâng khống
giá kit xét nghiệm Covid-19.
Các bị can bị truy tố về các tội "Đưa
- Nhận hối lộ"; "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng"; "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây
thất thoát, lãng phí"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ" và "Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ, quyền hạn
để trục lợi".
Theo cáo trạng, năm 2010, dịch Covid-19
bùng phát nên Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) chủ trì nghiên cứu
sinh phẩm phòng, chống dịch.
Do muốn doanh nghiệp của mình được tham
gia nghiên cứu nên Phan Quốc Việt, Chủ tịch Công ty Việt Á đã tác động Trịnh
Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng thuộc Bộ KHCN.
Hùng sau đó đề xuất với bị can Chu Ngọc
Anh, khi đó là Bộ trưởng, ký các văn bản cho Học viện Quân y chủ trì nghiên cứu
test xét nghiệm cùng Công ty Việt Á với kinh phí 19 tỷ đồng. Ông Ngọc Anh sau
đó được Phan Quốc Việt "cảm ơn" 200.000 USD.
Việc nghiên cứu thành công, sản phẩm test
xét nghiệm của Học viện Quân y đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu
xét nghiệm trong phòng chống dịch.
Tuy đây là công trình nghiên cứu của Nhà
nước, do Nhà nước bỏ tiền ra nhưng Phan Quốc Việt sau đó tác động các lãnh đạo,
cán bộ tại Bộ Y tế để Công ty Việt Á được quyền sản xuất, bán thương mại trên
cả nước. Vì vậy, Việt đã đưa tiền cho nhiều người ở Bộ Y tế, trong đó có cựu Bộ
trưởng Nguyễn Thanh Long, số tiền hơn 2 triệu USD.
Sau đó, Phan Quốc Việt nhanh chóng đẩy
mạnh việc sản xuất kit test xét nghiệm Covid-19, bán cho nhiều cơ quan, địa
phương trên cả nước. Giá thành phẩm một kit test xét nghiệm chỉ là 143.000 đồng
nhưng Công ty Việt Á lại nâng lên gấp nhiều lần để "chia chác" với
những người có thẩm quyền mua hàng, có lúc tiền hoa hồng lên tới 25%.
Phan Quốc Việt bị truy tố tội Vi phạm quy
định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Người
thầy “tồi” và “nỗi đau” nghề giáo
Nguyễn Giang
https://diendandoanhnghiep.vn/nguoi-thay-toi-va-noi-dau-nghe-giao-251632.html
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Một công nhân tồi có thể làm
hỏng vài sản phẩm, một kỹ sư tồi có thể làm hỏng cả công trình, nhưng một nhà
giáo tồi có thể làm hỏng một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà xã hội phải
gánh chịu…
Có thể
nói, trong bất cứ xã hội nào, người thầy luôn là một chuẩn mực đạo đức để xã
hội noi theo, là "kiến trúc sư trí tuệ" tạo ra thế hệ tương lai của
dân tộc. Một người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ
sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm
hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho
đến tận mai sau.
Sinh
thời, Bác Hồ đã nhận định: "Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do
đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi". Chính vì
vậy, trong thời gian qua, những tiêu cực liên quan đến chất lượng giáo dục và
đặc biệt là đạo đức người giáo viên đang
đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ.
Những
ngày qua, sự việc nữ giáo viên ở trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, TP Hà
Nội) có hành vi túm cổ áo, chửi mắng, kéo lê học sinh ngay cửa lớp
học như một giọt nước tràn ly gây bức xúc dư luận. Đáng chú ý, nhiều học sinh
nhà trường còn cho rằng, đây không phải lần đầu tiên nữ giáo viên này có hành
vi không chuẩn mực.
Liên quan
đến sự việc này, một số học sinh của nhà trường, những người trực tiếp chứng
kiến vụ việc chia sẻ: "Vào hôm lớp tổ chức Tết Trung thu, giáo viên chủ
nhiệm đã giao cho Bí thư chi đoàn của lớp (nữ sinh bị bạo hành) đi mua bánh và
chỉ định cửa hàng để mua. Tuy nhiên, đến khi chuẩn bị tổ chức, cô giáo đã gọi
cho phía cửa hàng mà cô chỉ định, nhưng phía bên đó cho biết, không có đơn hàng
nào được đặt".
Theo một
số học sinh chia sẻ, khi mang bánh đến lớp, nữ sinh đã bị cô chủ nhiệm chửi
mắng thậm tệ, đe doạ hạ hạnh kiểm để em không đủ điểm thi tốt nghiệp.
"Cô
bảo bạn ấy rằng "cô cầm bánh và cút ra khỏi lớp...". Sau khi bị đuổi
ra khỏi hành lang, bạn đã khóc suốt 2 tiếng đồng hồ. Cho dù khi cô giáo đến,
bạn có ôm chân cô khóc xin lỗi nhưng cô vẫn buông lời cay nghiệt.
Ngay sau
đó, bạn lên cơn co giật tại chỗ, nhưng không vì thế mà cô giáo dừng lại. Cô túm
cổ áo của bạn ấy, giật mạnh và lôi đi trên nền đất cùng những lời thách thức
"Cô không phải giả vờ, tôi sẽ gọi chuyên gia đến kiểm tra, nếu cô lừa tôi,
tôi sẽ cho cô đi tù". Mặc dù cả lớp khuyên ngăn nhưng cô vẫn tiếp tục lôi
bạn ấy dưới đất" – những nhân chứng chia sẻ.
Đáng nói,
cũng theo nhiều học sinh tại trường, đây không phải lần đầu tiên cô giáo chủ
nhiệm có hành động không chuẩn mực với học sinh. Và điều đáng buồn hơn, đây là
cô giáo dạy bộ môn “giáo dục công dân” tại nhà trường.
Trước đó,
những câu chuyện tiêu cực về nghề giáo và sự xuống cấp về đạo đức của một bộ
phận nhà giáo cũng đã xuất hiện “nhan nhản” trên mặt báo. Đó là chuyện một cô
giáo kỳ thị phụ huynh đơn thân, đó là chuyện cô bắt trò uống nước vắt từ giẻ
lau bảng, đó là chuyện về nữ giáo viên ở cùng một phòng trong nhà nghỉ với nam
học sinh; thầy giáo sờ mông, sờ đùi, sàm sỡ học sinh; thầy cô giáo quan hệ bất
chính, đưa nhau đi nhà nghỉ rồi nói "bị sốt rét nên phải ôm cho đỡ
lạnh"…Những tiêu cực đã xảy ra thực sự là nỗi đau không chỉ của
riêng ngành Giáo dục mà còn là sự nhức nhối của toàn xã hội.
Nói như
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, đây là những hiện tượng
“dị biệt” và không thế chấp nhận được trong môi trường giáo dục, không thể chấp
nhận được với tư cách người thầy. Điều này cũng cho thấy, phẩm chất, đạo đức
của một bộ phận giáo viên hiện nay đang giảm sút, bị thoái hóa. Những “tấm
gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người giáo viên mà còn
tác động xấu tới thế giới quan của học sinh. Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã
hội đối với ngành giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng ít nhiều bị
sứt mẻ.
Nhìn lại
một số vụ việc tiêu cực đã qua, nhiều người cho rằng, phải chăng có không ít
thầy cô chọn chưa thật đúng nghề. Bởi, đây là nguyên nhân sâu xa. Vì chọn chưa
đúng nghề, nên không tâm huyết với nghề, không có ý chí phấn đấu để đạt chuẩn
giá trị của đạo đức nghề nghiệp nhà giáo, không thường xuyên tu dưỡng, hoàn
thiện bản thân, giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp. Do đó, đã lơ là, chểnh mảng để
dẫn đến vi phạm đạo đức như những sự việc đã xảy ra.
Hạn chế xe cá nhân:
Một khẩu hiệu, 45 năm vẫn... “luẩn quẩn”
Nguyễn Giang
Câu chuyện hạn chế xe cá nhân đã được đưa ra bàn luận hàng chục
năm qua nhưng vẫn chưa có kết quả rõ rệt, thậm chí, còn xảy ra nghịch cảnh
“càng quyết liệt hạn chế thì xe cá nhân lại càng tăng...”.
Xung
quanh vấn đề này, chuyên gia giao thông Võ Đức Thắng cho biết, từ năm 1976, Bộ
GTVT đã đưa ra khẩu hiệu “hạn chế xe cá nhân, tăng cường vận tải hành khách
công cộng” để chống ùn tắc, kẹt xe.
Theo vị
chuyên gia chia sẻ, đây là thời kỳ bao cấp, chỉ cần một văn bản là có thể hạn chế xe cá nhân ngay, bởi xe đạp và xăng
dầu còn phải phân phối theo tem phiếu. Cấp ít phiếu thì xe phải ít đi. Sau đó,
luận điểm này phát triển theo ý tưởng cứ “siết”, cứ quyết liệt là mọi việc đều
xong. Sang thời kỳ đổi mới sau 1990, qua nhiều năm vẫn khẩu hiệu ấy, với quyết
tâm càng cao, hiến kế càng mạnh, mà lượng xe cá nhân vẫn cứ tăng vọt quá sức
quản lý.
Qua nhiều
bước tiến, quan hệ kinh tế và xã hội đổi mới nhanh, GDP tăng mạnh, nhưng hầu
như ai cũng nghĩ như cũ: “Hạn chế xe cá nhân” là luận điểm phải làm trước tiên
và duy nhất đúng. Vì vậy, chỉ thấy lặp lại và đào sâu hiến kế theo hướng cũ với
lời lẽ quyết liệt hơn, mà không thấy có thêm giải pháp mới.
Tầng lớp
bình dân càng ngày càng sắm thêm xe gắn máy. Tầng lớp trung lưu và các
nhà kinh doanh quản lý càng ngày càng sắm thêm ô tô, khiến lượng xe
gắn máy và ô tô cùng tăng nhanh chóng.
Vị chuyên
gia bày tỏ băn khoăn, “Câu hỏi tại sao lượng xe trong xã hội lại cứ thản nhiên
tăng vọt ngoài ý muốn suốt 45 năm, đi ngược lại luận điểm hạn chế xe cá nhân
vẫn chưa được phân tích rõ ràng, cặn kẽ để khắc phục tận nguồn gốc sâu xa”.
Dễ nhận
thấy, những năm gần đây, dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng vấn nạn ùn tắc giao
thông tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM chưa được cải thiện nhiều, thậm
chí còn diễn biến phức tạp khi có sự chênh lệch quá lớn giữa tốc độ gia tăng
phương tiện cá nhân và đầu tư phát triển hạ tầng cũng như mở rộng mạng lưới vận
tải hành khách công cộng.
Nói như
chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình, việc hạn chế xe máy cũng mới chỉ nêu
câu chuyện, chứ đi vào thực tế rất cần phương tiện giao thông công cộng để
người dân có thể thay thế. Bởi nếu cấm xe máy không cẩn thận sẽ thúc đẩy người
dân sử dụng ô tô cá nhân nhiều hơn so với trước, bởi vận tải hành khách công
cộng chưa theo kịp.
Theo TS
Phan Lê Bình, nhìn sang các nước phát triển, họ có mức độ ưu tiên cao độ cho
phương tiện công cộng. Tại London (Anh) hay Tokyo (Nhật Bản), trong giờ cao
điểm có làn đường riêng chỉ dành cho xe buýt và taxi, những phương tiện có khối
lượng chuyên chở lớn hơn xe cá nhân. Việc này đã được làm ở Hà Nội với làn BRT,
nhưng việc xây dựng mạng lưới liên thông, tiếp cận đồng bộ quá chậm trễ đã gây
phản tác dụng. Với giao thông công cộng đường sắt, việc thực hiện cũng quá chậm
khiến mất cơ hội cạnh tranh với giao thông cá nhân.
Nhiều
chuyên gia giao thông cũng đã khẳng định, kinh nghiệm của thế giới về việc hạn
chế cá nhân chỉ áp dụng được khi phát triển các phương tiện vận tải công cộng.
Khi vận tải công cộng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân thì việc hạn
chế xe máy là bất khả thi. Vấn đề của ùn tắc đô thị không phải là làm quy hoạch
ra sao, mà là thực hiện quy hoạch như thế nào.
Nhận định
về nguyên nhân khiến việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân bị “bế tắc”,
chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, đó là do dân số tăng cao cộng với áp lực
của quá trình đô thị hóa. Vị chuyên gia cho biết, các giải pháp hạn chế phương
tiện cá nhân vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa được chú trọng và triển khai quyết
liệt vì những cách làm nửa vời. Hiện đang có một nghịch lý là nhà nước bỏ ra
rất nhiều tiền để đầu tư hạ tầng giao thông, nhưng ùn tắc thì không giảm vì tốc
độ phát triển hạ tầng không thể đua nổi với tốc độ mua sắm phương tiện cá nhân.
Chia sẻ
về “bài toán nan giải” này, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô
tô Việt Nam cũng cho rằng, để đề án hạn chế phương tiện cá nhân đi vào thực tế,
cơ quan chức năng cần phải phát triển được vận tải công cộng, ít nhất đáp ứng
được 50% nhu cầu đi lại của người dân. Đồng thời, phát triển đường sắt, tàu
điện, xe buýt hướng xuyên tâm. Rồi phải có nơi để người dân gửi xe máy để
chuyển sang sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
Ông Quyền
cho rằng, đây là những điều kiện mà các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM phải
kiên quyết thực hiện. Khi người dân thấy được lợi ích từ phương tiện công cộng
mang lại sẽ tự bỏ phương tiện cá nhân, vì chẳng ai lại muốn hàng ngày phải đối
mặt với ùn tắc, khói bụi cũng như sự mất an toàn. Vấn đề là chính quyền của các
đô thị lớn cần vào cuộc để người dân sớm thấy được sự thay đổi.
No comments:
Post a Comment