NHỮNG CHỨNG BỆNH SUỐT ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Phạm Trần
(10/023)
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta’ là vĩ đại, ‘là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”.
Không những
thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại
tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các
quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tường và tự do tôn giáo
khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang.
Vì vậy bây giờ,
93 năm sau (1930-2023), mới có chuyện: “Một số không nhỏ đảng viên suy thoái tư tưởng,
đạo đức và lối sống”.
Trong “suy thoài
tư tưởng” có biến chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang đe
dọa sự sống còn của chế độ. Nguy cơ này đã chứng minh đảng viên không còn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; không còn tin vào đường lối lãnh đạo của đảng;
và nạn tham nhũng, thoái hóa trong cán bộ đảng viên ngày một gia tăng.
Như vậy là đảng
đang “xuống dốc không phanh” rồi “còn gì nữa đâu mà khóc với cười” ? (Bài hát “Nghìn
trùng xa cách” của Phạm Duy)
Nhưng nhiều đảng
viên CSVN lại vẫn bô bô cái miệng khoe “đảng lãnh đạo nhân dân ta hết thắng
lợi này đến thắng lợi khác”, nhưng lại quên đi những “chứng bệnh của chính
mình”.
Do đó, trong Diễn
văn “giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII vào tháng 5/2023”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã khuyến cáo phải :”Hết sức tránh tình trạng “chân mình còn lấm bê bê; lại
cầm bó đuốc đi rê chân người!”.
CẦN TUYÊN TRUYỀN
Bởi vì thói quen
“ngồi trên soi mói, vạch lá tìm sâu” của Lãnh đạo không mới mà vẫn tồn tại sau
nhiều năm sửa đổi. Hai chứng bệnh “chủ
nghĩa cá nhân” và “lợi ích nhóm” tiếp tục tràn lan trong nội bộ khiến đảng viên
mất định hướng.
Bằng chứng như Đảng
nhìn nhận trong lĩnh vực “bảo vệ tư tưởng đảng” thì :” Bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng bộc lộ một số hạn
chế, bất cập. Công tác tuyên truyền, định hướng, nhất là trên internet và
mạng xã hội còn thiếu nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, có biểu hiện chạy
theo thành tích, bệnh hình thức, hiệu quả chưa cao.” (báo Tuyên giáo, ngày 25/09/2023)
Thêm
vào đó lại có : “Một bộ phận không nhỏ cán bộ làm công tác tuyên truyền do hạn
chế về nhận thức, năng lực nên tham gia hoạt động tuyên truyền chưa thật sự hiệu
quả hoặc do chạy theo lợi nhuận, lợi ích vật chất nên đã đánh mất đạo đức nghề
nghiệp, chỉ chú tâm đến việc đăng các thông tin giật gân nhằm “câu like”, “câu
view”, chạy theo tâm lý đám đông mà không tuân theo quy định của các cơ quan quản
lý về tuyên truyền bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước…”
Như
vậy là “phản tuyên truyền rồi”. Cho nên, bài viết nhìn nhận:” Bốn nguy cơ, trong
đó có tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ còn nhiều
diễn biến phức tạp.”
10 CHỨNG BỆNH
Để có một cái
nhìn xác thực hơn, hãy đọc 10 chứng bệnh
của đảng CSVN đang hành hạ dân do Đài tiếng nói Việt Nam phổ biến ngày 20/05/2017,
một năm sau ban hành Nghĩ quyết 4 (khóa XII) về “ tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng”.
Đó là:
“1. Bệnh quan liêu: “Quan
liêu là bệnh của những người và những cơ quan lãnh đạo xa rời thực tế, xa nhân
dân, mất dân chủ. Các ông quan liêu khi được phân công phụ trách ở vùng nào,
việc gì thì như ông vua con, tha hồ hạch sách, hoạch họe ở vùng ấy, lĩnh vực
ấy. Đối với cấp trên thì xem thường, với cấp dưới cậy quyền lấn át, với quần
chúng thì quan cách.”
“2. Bệnh tham lam: “Những
người mắc bệnh này đều đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân
tộc. Chữ tôi to hơn chúng ta, không lo mình vì mọi người, mà chỉ muốn mọi người
vì mình…tham ô, hủ hóa, sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi”.
“3. Bệnh lười biếng: “Tự
cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết, làm biếng học hỏi, làm biếng suy
nghĩ. Ngại khó khăn gian khổ...”
“4. Bệnh kiêu ngạo: “Tự
cao, tự đại, hay lên mặt. Ưa người ta khen ngợi, tâng bốc mình. Ưa sai khiến
người khác. Việc gì cũng muốn làm thày người khác”.
“5. Bệnh hiếu danh, tham
danh, trục lợi, đích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại:
“Vì tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm…chỉ biết lên mà không biết
xuống. Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ.”
“6. Bệnh hữu danh vô thực:
“Làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới lên. Làm
cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít, xuýt ra nhiều, để làm một báo cáo cho
oai, nhưng xét kỹ thì rỗng tuyếch”.
“7. Bệnh cận thị:
Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm
chút những việc vụn vặt.”
“8. Bệnh tỵ nạnh: “Cái
gì cũng muốn bình đẳng, sinh ra hiểu lầm hai chữ bình đẳng, không hiểu rằng
người khỏe gánh nặng, người yếu gánh nhẹ…”
“9. Bệnh xu nịnh a dua:
“Những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói
xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi”.
“10. Bệnh kéo bè kéo cánh:
“Ai hợp với mình thì dù xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che
đạy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là
xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người
ta xuống.”
THỜI NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Đáng chú ý là 10 căn bệnh
kinh niên này đã được đảng CSVN ra sức chữa trị trong suốt 9 năm, kể từ năm
2012 khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền từ khóa đảng XI, thay Nông Đức
Mạnh.
Nhưng xem ra có hai lĩnh vực
ông Trọng không làm nổi là: chống Tham nhũng và Xây dựng đảng.
Về tham nhũng, dú đã có nhiều
viên chức cấp cao và sỹ quan Quân đội phải vào tù, nhưng khi nào tình hình cũng
“vẫn còn phức tạp và tinh vi”. Quan trọng hơn là bây giờ lại sinh ra bệnh
mới “tham nhũng quyền lực” gây nhức nhối không ít cho lãnh đạo.
Còn chuyện “xây dựng đảng” thì càng chống,
căn nhà Đảng càng xiêu vẹo”. Trước đây chỉ có “một bộ phận” đảng viên
suy thoái, giờ đây là “một số không nhỏ” trong tổng số trên 5 triệu đảng
viên. (số chính thức là 5.248.607 người)
BẰNG CHỨNG PHAI NHẠT
Tình trạng phai nhạt tư
tưởng chính trị và đạo đức lối sống của đảng viên đã được chứng minh liên tiếp trong
3 Nghị quyết Trung ương 4 của Khóa đảng XI, XII và XIII.
Trong khóa đảng XI, đảng
viết:” Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ
cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện
khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực
dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng
phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay)
Sang khóa đảng
XII, Nghị quyết 4 lần đầu tiên nhìn nhận đảng bị:” Lúng túng trong
nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển
hoá"… Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…”
Ngoài ra, nhiều đảng viên : “Nói và viết không đúng
với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói
không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong
hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi
đương chức với lúc về nghỉ hưu…. Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.”
Thêm vào đó, các chứng bệnh mới nẩy sinh gồm:” Thành
tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích,
"đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành
tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu"…. Tham ô,
tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng
khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng,
bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực…”
Đến khóa đảng XIII, lại có Nghị quyết 4 về tiếp tục “đẩy
mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá.”
Theo đó thì : “Một bộ phận cán bộ, đảng
viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy
đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai
nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói
chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật.
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, công
tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm
soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng
chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp.”
Do đó, thêm lần nữa đảng nhìn nhận:” Tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" còn
diễn biến phức tạp.”
Cuối cùng Nghị quyết kêu gọi : “ Phải đặc biệt coi
trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao
mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của
Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”
Nói hăng như thế nhưng, như đã chứng minh
trong suốt 3 khóa đảng XI, XII và XIII, hai công tác chống Tham nhũng và Xây dựng
đảng lúc nào cũng chỉ mới “tiến được một bước”.
Vậy đến khi nào thì Ông Nguyễn Phú Trọng mới
cho dân biết đã tiến lên “bước thứ hai” ? -/-
Phạm Trần
(10/023)
No comments:
Post a Comment