Tuesday, August 8, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 08 tháng 08 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Trung Quốc nói với Nga sẽ duy trì lập trường ‘không thiên vị’ đối với Ukraine

Tin tặc Triều Tiên tấn công hãng sản xuất phi đạn hàng đầu của Nga

Ukraine: Hệ thống phòng không Mỹ, Đức cung cấp ‘rất hiệu quả’

Úc hy vọng Trung Quốc sẽ chấm dứt các lệnh trừng phạt thương mại

 Gia đình, công chúng thỉnh cầu Chủ tịch Việt Nam hoãn tử hình Nguyễn Văn Chưởng

Trung Quốc tung phim tài liệu khoe khả năng tấn công Đài Loan

 Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga chỉ trích việc đối xử với công dân tại biên giới

 

 

RFA

Tất cả mọi người do thám lẫn nhau

Còn nhiều bất minh trong vụ bê bối chuyến bay giải cứu

Bà Nhàn AIC – một ví dụ nữa về “mình phải như thế nào...”

Thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng: Nhà nước vấy máu dân oan

Sài Gòn sẽ xóa sổ 6 quận 3, 4, 5, 10, 11, Phú Nhuận?

Biển Đông: Xịt vòi rồng tàu Philippines, Trung Quốc muốn thử phản ứng, Việt Nam cần ứng phó thế nào?

Hệ lụy gì nếu Nguyễn Văn Chưởng bị thi hành án tử hình?

Có nên buộc giáo viên thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp?

Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam cần ngưng ngay kế hoạch tử hình tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng

Doanh thu thị trường xe điện tại Việt Nam tăng gấp đôi trong năm 2023

Rừng và lò của bác Trọng

Một số hồ thủy điện phía Bắc, miền Trung buộc phải xả lũ; nguy cơ vỡ đập ở Đăk Nông

Mưa lũ, sạt lở khiến 11 người thương vong; Thủ tướng chỉ đạo sơ tán dân

Cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng lên Hà Nội kêu cứu, ngất xỉu vì kiệt sức

Nhà hoạt động Hoàng Văn Vương bị tuyên 5 năm tù, gia đình không hay biết

Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines ở Biển Đông

Giá gạo xuất khẩu vượt mốc 600 USD/tấn, Việt Nam lo ngại an ninh lương thực

Bảy người chết do mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Khởi tố nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Gia Lai liên quan sai phạm trong mua sắm phần mềm

 

BBC

Ukraine bắt một phụ nữ bị nghi âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky

Video,Đoạn tuyệt với Nga, Ukraine dỡ bỏ biểu tượng búa liềm thời Liên Xô, Thời lượng 2,34

Anh: Tuyển lao động lậu và cho dân không giấy thuê nhà sẽ bị phạt nặng

Không phận Niger bị đóng sau cuộc đảo chính của tướng tá quân đội

Quốc vương Campuchia ban sắc lệnh bổ nhiệm ông Hun Manet làm thủ tướng

Ukraine nói hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ và Đức 'có hiệu quả cao'

Con ngựa vàng mã bị từ chối 'bay' ở Việt Nam: Còn là chuyện ứng xử với di sản văn hóa?

Nhà nước nên ân xá cho Nguyễn Văn Chưởng và minh oan cho Hồ Duy Hải?

Trung Quốc đang thay đổi kế hoạch hòa bình cho Ukraine trước tình hình mới?

 

RFI

Ukraina oanh kích hai cây cầu trong vùng Nga chiếm giữ

Quốc vương Cam Bốt chính thức bổ nhiệm Hun Manet làm thủ tướng

Niger đóng cửa không phận trước hạn chót tối hậu thư của khối Tây Phi

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Du lịch Việt Nam đủ nguồn lực chuyên môn cao để hướng đến khách “giàu” ?

Khó có khả năng Tây Phi can thiệp quân sự vào Niger

Liệu Pháp có phụ thuộc vào uranium từ Niger ?

Manila triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối vụ tàu Philippines bị tấn công ở Biển Đông

Ukraina đánh giá cuộc thảo luận hòa bình do Ả Rập Xê Út tổ chức có hiệu quả, Nga phủ nhận

Drone hải chiến mới của Ukraina, cơn ác mộng cho Nga trên Hắc Hải

Hai tàu chiến và 3.000 lính Mỹ đến Hồng Hải để ngăn cản Iran bắt giữ các tàu chở dầu

Donald Trump muốn thay thẩm phán xét xử trong vụ đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020

Bảng hiệu Hollywood : 100 năm biểu tượng điện ảnh Mỹ

Nga ồ ạt huy động tên lửa siêu thanh, hành trình và drone oanh kích Ukraina

Quân đội nhiều nước Tây Phi đã chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp vào Niger

Biển Đông: Manila và Washington tố cáo Hải Cảnh TQ tấn công tàu Philippines

Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un thị sát các nhà máy vũ khí và kêu gọi tăng sản lượng

Kỷ niệm 78 năm Hiroshima bị bom nguyên tử, Nhật Bản lên án Nga đe dọa hạt nhân

Ả Rập Xê Út: Hội nghị tìm kiếm hòa bình cho Ukraina không có thông cáo chung

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Ba, ngày 08/08/2023

1/ LÊN HÀ NỘI KÊU CỨU, CHA CỦA TỬ TÙ NGUYỄN VĂN CHƯỞNG NGẤT XỈU.

Ông Nguyễn Trường Chinh, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, đã ngất xỉu sau khi lên Hà Nội để kêu cứu cho con trai mình.

Ông Chinh đã ngất xỉu vào sáng hôm qua 7/8 trước cổng trụ sở ban tiếp dân trung ương ở quận Hà Đông – Hà Nội sau thông báo “đến nhận tro cốt của con mình”. Vào sáng sớm, hai vợ chồng ông Chinh với bộ quần áo có dòng chữ “con tôi vô tội” cùng một số dân oan đã kéo đến trụ sở này nhưng ông Chinh ngã quỵ xuống đất.

Mọi người xúm lại làm các động tác cấp cứu cho ông. Xe cấp cứu đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện Hà Đông để cấp cứu.

Cần biết là vào ngày 4/8 vừa qua, gia đình ông Chinh nhận được thông báo từ tòa án Hải Phòng về việc làm thủ tục nhận tro cốt của đứa con trai Nguyễn Văn Chưởng. Hơn mười năm qua, gia đình đã bán nhà cửa ruộng vườn để lên Hà Nội kêu oan cho anh Chưởng.

Vào tháng 6 vừa qua, Nguyễn Trọng Đoàn, em ruột của anh Chưởng, người cũng bị án 2 năm tù giam với cáo buộc “che giấu tội phạm” cũng qua đời vì ung thư xương.

Trong nhiều năm qua, có nhiều trường hợp nghi phạm bị kết tội tử hình hoặc chung thân như Hàn Đức Long ở Bắc Giang và Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận trong những vụ án giết người. Họ đều bị tra tấn ép cung buộc phải nhận tội. Sau khi bị kết án và bị giam giữ nhiều năm chờ thi hành án, họ được minh oan khi thủ phạm chính tự thú tội hoặc bị tìm ra.

Vào 10 năm trước khi Nguyễn Văn Chưởng mới bị kết án, một số báo chí lề đảng có bài đưa tin về vụ án này và đặt câu hỏi về khả năng bị oan sai. Tuy nhiên trong mấy ngày qua, giới báo chí lề đảng hoàn toàn im lặng về việc hành quyết tử tù này.

RFA

2/ NHÀ ĐẤU TRANH HOÀNG VĂN VƯƠNG BỊ ÂM THẦM TUYÊN ÁN 5 NĂM TÙ.

Trong một phán quyết đầy lặng lẽ, tòa án huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, đã kết án 5 năm tù đối với ông Hoàng Văn Vương với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong một phiên xử vào tháng 4 vừa qua mà không hề có luật sư bào chữa, cũng như gia đình hoàn toàn không được thông báo.

Ông Vương 45 tuổi, một nhà đấu tranh cho dân chủ, bị công an huyện Thống Nhất bắt giữ vào ngày 3 tháng Giêng. Một ngày sau, công an gửi thông báo cho gia đình về việc tạm giam đối với ông Vương. Theo thông báo này, công an sẽ tạm giam ông Vương trong vòng 2 tháng nhưng không nêu rõ lý do.

Gia đình sau đó đến nơi tạm giam và được cho biết là ông Vương đã bị kết án 5 năm tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Ông Vương nói với gia đình là sau phiên tòa sơ thẩm ông đã làm đơn kháng cáo nhưng sau đó lại rút đơn.

Giới báo chí lề đảng không loan tin gì về việc bắt giữ và kết án ông Vương kể từ đầu năm đến nay.

Ông Hoàng Văn Vương là người lên tiếng phê bình trên mạng xã hội từ năm 2011. Ông đã từng bị bắt và bị đánh đập vì tham gia cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Cộng. Một số nhà hoạt động cho biết, ông Vương thường xuyên trợ giúp gia đình một số tù nhân lương tâm như ông Đinh Văn Hải và bà Hoàng Thị Thu Vang cho dù điều kiện kinh tế của gia đình ông còn khó khăn.

Trong năm 2018, ông nhiều lần bị công an huyện Thống Nhất triệu tập lên đồn vì lên tiếng về xả thải của công ty Sonadezi ở thành phố Biên Hòa.

RFA

3/ QUỐC VƯƠNG CAMPUCHIA BỔ NHIỆM ÔNG HUN MANET LÀM THỦ TƯỚNG.

Theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, vào hôm qua 7/8 Quốc vương Norodom Sihamoni chính thức bổ nhiệm đại tướng Hun Manet 45 tuổi vào vị trí thủ tướng, chấm dứt đế chế kéo dài gần 4 thập niên qua dưới thời ông Hun Sen.

Sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, ông Hun Manet sẽ phải thành lập nội các mới và theo dự trù, quốc hội Campuchia sẽ bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ mới. Tuy nhiên đây chỉ là một thủ tục bởi vì quốc hội mới chỉ gồm thành viên của đảng Nhân dân Campuchia của ông Hun Sen.

Đại tướng Hun Manet, con trai cả của ông Hun Sen, từng theo học ở Anh và trường Võ bị West Point của Mỹ. Ông Hun Manet được bổ nhiệm làm tư lệnh lục quân Campuchia từ năm 2018.

Cần biết là chỉ vài ngày sau chiến thắng của đảng cầm quyền tại kỳ bầu cử quốc hội vừa qua, ông Hun Sen đã thông báo từ nhiệm chức thủ tướng, chuyển giao quyền lực cho con trai cả. Riêng ông sẽ giữ chức chủ tịch thượng viện Campuchia, tức nhân vật quyền lực thứ nhì, chỉ sau Quốc vương Norodom Sihamoni.

RFI

 

VNThoibao

VNTB –  Sạt lở khắp nơi: do thiên tai hay nhân hoạ?

VNTB – Hiến pháp Việt Nam vẫn chưa thể hiện đầy đủ về quyền con người

VNTB – Đề nghị Đắk Nông công bố tình huống khẩn cấp

VNTB – Bà Nhàn AIC sẽ là một trường hợp của “mặc cả thú tội” (!?)

VNTB – Tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia khỏi EVN

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 08/08/2023

Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc

Thế giới hôm nay: 07/08/2023

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

06/08/1996: Tìm thấy dấu hiệu sự sống Sao Hỏa trong thiên thạch ở Nam Cực

Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

05/08/1861: Abraham Lincoln thông qua đạo luật thuế thu nhập liên bang đầu tiên

Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên”

Chuyển động Quốc Phòng (28/7 – 3/8/2023)

Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri


Báo Tiếng Dân

 

Chuyện án tử hình, Việt Nam nên học tập Nga07/08/2023

 

Thuy My

Nguyễn Ngọc Chu - Ân xá là giải pháp nhân văn hợp lý cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải

Tạ Duy Anh - Tiếc cho Kafka

Nguyễn Thông - Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (1)

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 06/08/2023

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Quyền bảo hiến ở đâu sao không sử dụng? 08/08/2023

Gặp cô giáo Lê Thị Dung – người bị loại 08/08/2023

Đọc vị lòng dạ của nhà độc tài? Chuyện không tưởng 08/08/2023

Lương tâm không cho phép im lặng 08/08/2023

“Đã nhận được thư”… 07/08/2023

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố tội âm mưu lật ngược cuộc bầu cử 2020 07/08/2023

Ân xá là giải pháp nhân văn hợp lý cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải 07/08/2023

Nghịch lý kinh tế tăng trưởng nhanh và tham nhũng nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của chế độ 07/08/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Nhân viên hàng không bị kỷ luật vì dùng ma túy sẽ được trở lại làm việc sau 5 năm?

https://www.anninhthudo.vn/nhan-vien-hang-khong-bi-ky-luat-vi-dung-ma-tuy-se-duoc-tro-lai-lam-viec-sau-5-nam-post548142.antd

ANTD.VN - Thông tư số 23/2023 quy định về chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không của Bộ GTVT có điểm mới đó là nhân viên hàng không sử dụng ma túy hoặc được xóa án tích trong các vụ án hình sự sau 5 năm sẽ được trở lại làm việc.

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 23/2023 quy định về chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.

Thông tư mới có hiệu lực từ 1/9, áp dụng với những nhân viên hàng không (gồm các chức danh theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT về nhân viên hàng không) và người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.

Cụ thể, hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù với nhân viên hàng không bao gồm tạm đình chỉ ngay công việc và theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trong đó, nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp: Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không; Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự; Tự ý bỏ vị trí làm việc; Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;

Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân; Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa; Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định; Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.

 Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.

So với Thông tư hiện hành (Thông tư 46/2013), Thông tư mới có nhiều điểm thay đổi liên quan tới việc bố trí người lao động tại vị trí nhân viên hàng không.

Cụ thể, Thông tư mới quy định, người sử dụng lao động không được bố trí người lao động là nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấp hành xong các hình phạt trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 5 năm, kể từ hai thời điểm: kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực với các trường hợp vi phạm quy định và kể từ khi người lao động được xóa án tích trong vụ án hình sự.

Trong khi theo quy định hiện hành, không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng với các trường hợp: Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng; Bị kết án trong các vụ án hình sự; Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, không sử dụng người lao động làm việc tại vị trí nhân viên hàng không với trường hợp những người lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa, cũng như sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác trong quy định.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử khi có nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.

Đồng thời, thông báo cho cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của cảng vụ hàng không.

 

Năm năm vẫn chưa thể ban hành quy định hàng "made in Vietnam"

https://www.anninhthudo.vn/nam-nam-van-chua-the-ban-hanh-quy-dinh-hang-made-in-vietnam-post548156.antd

ANTD.VN -  Bộ Công Thương cho hay, có hàng loạt vướng mắc khiến quy định, điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam) 5 năm vẫn chưa được ban hành.

Năm 2018, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng quy định hàng “made in Vietnam” (sản xuất tại Việt Nam), trong đó một trong những “điểm nghẽn” lớn nhất là quy định về tiêu chí, điều kiện để doanh nghiệp xác định, thể hiện hang hóa trên bao bì là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Đến năm 2019, khi đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành nội dung thông tư thì phát sinh các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ Công Thương. Vì vậy, Bộ Công Thương đã xin chuyển hướng sang xây dựng nghị định.

Năm 2021, Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành, và nội dung về cách ghi nhãn hàng hóa được đưa vào văn bản này. Tức là quy định “sản xuất tại Việt Nam" sẽ chỉ tập trung vào việc đưa ra bộ tiêu chí xuất xứ để xác định hàng sản xuất tại Việt Nam, là cơ sở ghi nhãn xuất xứ hàng hóa. Việc xây dựng văn bản “sản xuất tại Việt Nam” ở cấp nghị định, theo đánh giá của Bộ Công Thương, lúc này không còn cần thiết.

Mặt khác, do đây là quy định mới, phạm vi rộng, Bộ Công Thương đã kiến nghị ban hành ở cấp thông tư để có thể linh hoạt hơn khi cần điều chỉnh chính sách phù hợp với nhu cầu và tác động của thực tiễn.

Đến tháng 5-2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công Thương rút nhiệm vụ xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”; đồng thời đồng ý cho Bộ Công Thương quay trở lại xây dựng quy định ở cấp thông tư, thay vì nghị định. Theo Bộ Công Thương, trong quá trình tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành đối với dự thảo thông tư và tự rà soát, Bộ Công Thương nhận thấy vướng mắc về thẩm quyền ban hành văn bản sản xuất tại Việt Nam ở cấp Thông tư của Bộ trưởng. Theo đó, việc ban hành Thông tư “Sản xuất tại Việt Nam” hiện chưa đủ căn cứ pháp lý, chưa đảm bảo điều kiện “đúng thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao” như Nghị quyết của Chính phủ nêu.

“Việc quy định ở cấp thông tư về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay với hàng trong nước, trên cơ sở căn cứ pháp lý chưa rõ ràng, vững chắc nên "tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp”- Bộ Công Thương lý giải việc chậm trễ hoàn tất xây dựng các quy định.

Cơ quan này cũng cho biết, thực tế hiện nay, khi thông tư chưa được ban hành, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc của Nghị định 111/2021/NĐ-CP.

Và trong thời gian 5 năm thực hiện xây dựng quy định, Bộ Công Thương chỉ nhận được một số văn bản của 16 doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn xác định hàng hóa có được phép dán nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam hay không. Sau khi được hướng dẫn thực hiện, các doanh nghiệp này không có phản ánh về việc gặp khó khăn hay vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, nếu quy định “xuất xứ hàng hóa” là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, mọi hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định.

Điều này sẽ có tác động rất lớn với doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, Bộ Công Thương cho rằng, việc ban hành quy định, điều kiện mới, có khả năng phát sinh chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là chưa phù hợp.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng Bộ Tư pháp và các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý những vướng mắc về thẩm quyền ban hành thông tư và xem xét ban hành quy định này theo thẩm quyền tại thời điểm thích hợp để hạn chế tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Hàng giả ngập "chợ mạng", bủa vây người tiêu dùng

Lưu Hiệp

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/hang-gia-ngap-cho-mang-bua-vay-nguoi-tieu-dung-i703015/

Hàng giả, nhái ngày càng phức tạp trên môi trường thương mại điện tử (TMĐT).Riêng trong năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) toàn quốc đã phát hiện, xử lý 439 vụ vi phạm, xử phạt hành chính gần 5,9 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm gần 11,5 tỷ đồng. Còn 7 tháng đầu năm 2023, QLTT phát hiện, xử lý 424 vụ vi phạm, xử phạt trên 6,6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 3,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, đây mới chỉ là bề nổi của "tảng băng chìm" vì hàng giả bán trên các trang TMĐT với số lượng rất lớn nhưng chưa thể xử lý triệt để. Vậy đâu là giải pháp căn cơ để ngăn chặn hàng giả trên TMĐT, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thật giả lẫn lộn

Giờ chỉ cần ngồi ở bất cứ đâu, với 1 điện thoại thông minh có kết nối mạng, người tiêu dùng có thể mua sắm đủ thứ trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tik Tok. Chỉ cần seach google về mặt hàng túi xách, chưa tới 0,47 giây đã cho kết quả khoảng 23.800.000 kết quả với đủ thể loại để người tiêu dùng lựa chọn. Người tiêu dùng có thể mua từ những sản phẩm làm đẹp (hoá mỹ phẩm, thực phẩm chức năng), tân dược, đông dược, thời trang, hàng gia dụng, thực phẩm, đủ loại, "mua gì cũng có" trên chợ mạng. Tại đây, khách hàng có thể thấy được nhiều loại thương hiệu, hàng hiệu quảng bá nhưng giá thành thì rất bình dân, thậm chí rất rẻ để thu hút người mua hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cho cả người bán, người mua và DN, thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên các sàn TMĐT, các trang mạng xã hội. Đây cũng là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, khiến cơ quan quản lý đau đầu, môi trường đầu tư kinh doanh bị nhiễu loạn, gây thất thu ngân sách... Điều đáng quan tâm là với cùng 1 sản phẩm nhưng với mỗi gian hàng, kênh TMĐT, giá cả lại chênh lệch khá lớn, ít thì vài trăm nghìn đồng, có mặt hàng giá trị cao chênh lệch lên đến tiền triệu. Bên cạnh đó, một số sàn TMĐT chưa chặt chẽ ở khâu kiểm soát, xác minh hàng hóa đã tạo kẽ hở cho hàng giả, hàng nhái "vào" sàn buôn bán.

Hàng thật - giả trên "chợ mạng" rất khó nhận biết, trong số đó, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN) là những mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm nhiều, nhất là đối với chị em phụ nữ. Đáng chú ý, đây là những mặt hàng có nguy cơ bị làm giả rất nhiều tại thị trường Việt Nam. Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán, hoá mỹ phẩm, TPCN giả trên mạng xã hội.

Như vụ việc đêm 23/2, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Công an kiểm tra đột xuất và thu giữ gần 5 tấn TPCN  có dấu hiệu giả mạo, đây là số lượng TPCN bị phát hiện lớn nhất từ đầu năm tới nay, trong đó có 1 tấn bao bì tem nhãn và hơn 2 tấn nguyên liệu thuốc, TPCN, tương đương hàng triệu viên dạng con nhộng. Toàn bộ hàng hóa đều không có hoá đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Khai nhận ban đầu, đối tượng cho biết, đây là các loại thuốc về lợi tiểu, liên quan đến đường tiêu hóa. Các sản phẩm này sau khi được gia công, đóng gói sẽ được bán qua nền tảng xã hội Facebook tên Kiều Anh Nguyễn (Elly San), chuyên quảng cáo bán thuốc giảm cân từ Thái Lan. Các đối tượng này rất tinh vi, thường xuyên xóa dấu vết tại các địa điểm tập kết hàng và thay đổi nơi cất giấu.

Ngày 31/5/2023, Cục QLTT TP Hà Nội cùng Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra đột xuất một địa điểm tại thôn Cao Sơn, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, phát hiện gần 12.000 lọ/hộp TPCN giả mới "ra lò", đã được đóng gói thành phẩm với bao bì nhãn mác bắt mắt thể hiện có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chiêu thức đánh lừa người tiêu dùng

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 2 bị can trong vụ buôn bán hàng giả là thực phẩm trên mạng xã hội. Chia sẻ với PV Báo CAND về vụ việc này, Trung tá Đoàn Văn Đông, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết, đây là một trong 8 vụ việc điển hình của đơn vị thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023. Để phát hiện, bắt giữ, Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm đã xác lập chuyên án, điều tra hơn nửa năm mới phát hiện được đường đi, nước bước trên không gian mạng và thủ đoạn điều hành của đường dây này. Trong quá trình điều tra, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát đã phát hiện các đối tượng thường xuyên thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa tại địa bàn phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm.

Sau thời gian dài theo dõi, đến ngày 6/6/2023, Tổ công tác Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ đang làm nhiệm vụ tại khu vực cổng chào Khu đô thị Goldmark City, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm thì phát hiện 1 đối tượng điều khiển xe máy chở 1 thùng carton, trong đó có 30 hộp TPCN nhãn hiệu Lady, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, nghi là giả. Quá trình khai thác mở rộng điều tra, Tổ công tác đã phát hiện dấu hiệu vi phạm tại điểm kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ tầng 4, tòa nhà Time Coffee, số 117 Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Công an quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với Công an huyện Hoài Đức, Đội QLTT số 24 (Cục QLTT Hà Nội) tiến hành kiểm tra tại địa điểm trên.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận cửa hàng có 12 nhân viên đang thực hiện hoạt động kinh doanh đăng bài, chốt đơn và đóng gói hàng hóa. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện trên mạng xã hội qua tài khoản: "Viên sủi Lady - chính hãng". Tổ công tác thu giữ khoảng 200 sản phẩm thực phẩm chức năng nhãn hiệu Lady vinci V3 Collagen. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty TNHH Supharmco khẳng định, số sản phẩm bảo vệ sức khỏe Lady nói trên không phải là sản phẩm của công ty. Công ty cũng không ủy quyền phân phối sản phẩm trên cho chủ số hàng đang được kiểm tra.

Trong vụ việc này, có 2 đối tượng chính là Lê Văn Hữu, chủ sở hữu của lô hàng và Trương Thị Thảo, quản lý kinh doanh hệ thống bán hàng online, thực hiện điều hành đường dây buôn bán hàng giả là TPCN trên không gian mạng. Hai đối tượng Hữu và Thảo khai đều biết đó là hàng giả. Các đối tượng mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay tại khu chung cư, có cả một hệ thống kinh doanh online chuyên nghiệp, lập fanpage giới thiệu là sản phẩm chính hãng, cùng với đó bán hàng cả trên sàn TMĐT. Đặc biệt, đối tượng lấy tên Công ty là VGD Group (thực tế các đối tượng không có đăng ký kinh doanh).

"Điểm đặc biệt thu hút khách đến với trang fanpage này họ chỉ bán qua mạng, quảng cáo hàng chính hãng và là đại lý cấp 1 của hãng. Điểm nữa là giá thành rất rẻ như có sản phẩm chỉ bán 320 nghìn đồng/sản phẩm trong khi đó, sản phẩm cùng loại hàng thật là 750 nghìn đồng/sản phẩm", Trung tá Đoàn Văn Đông cho hay và cho biết thêm, 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ và bắt giữ 8 vụ án hình sự trong lĩnh vực kinh tế với 15 bị can, trong đó các loại tội phạm hoạt động giao dịch trên mạng xã hội và không gian mạng. Số lượng hàng hóa thu giữ là các mặt hàng TPCN, mỹ phẩm được các đối tượng lợi dụng triệt để mạng xã hội để bán cho khách hàng thông qua các đầu mối để đặt số lượng lớn trong quá trình giao dịch…

Trung tá Đoàn Văn Đông cho biết, trong đấu tranh với vi phạm trên các nền tảng số, môi trường mạng lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn, bởi các đối tượng ngày một tinh vi hơn với những chiêu thức "đánh lừa" người tiêu dùng. Như vụ việc trên, chủ cửa hàng mở bán hàng từ năm 2021, công ty tự nghĩ tên, cũng không phải công ty chính danh, đối tượng còn mở chi nhánh ở Malaysia, Singapore để bán hàng, tạo dựng niềm tin với khách hàng. Chủ cửa hàng tổ chức bán hàng khép kín, mỗi một khâu có quản lý riêng biệt, thay đổi liên tục địa chỉ giao nhận hàng, nguồn hàng, người quản lý Fanpage, có người xuất kho riêng, quản lý nhập hàng, xuất hàng riêng biệt, thay đổi địa chỉ kho hàng và địa điểm kinh doanh liên tục… Do vậy, để phát hiện và bắt quả tang 1 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm để xử lý hình sự trên không gian mạng, lực lượng chức năng mất rất nhiều thời gian, công sức để đấu trí với các chủ hàng. Sản phẩm mỹ phẩm, TPCN được làm giả rất tinh vi, từ khâu đóng gói, nhãn mác, mã vạch, rất khó để nhận diện và chứng minh ngay được là hàng giả, mà cần phải đi giám định sơ bộ ban đầu để đánh giá về nhãn mác sản phẩm, có xâm phạm về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hoá… hay không.

Cùng với đó, tổ công tác phải xác minh thông tin công ty được các cơ quan chức năng cấp giấy phép chứng nhận, sản phẩm có nhãn hiệu, thương hiệu. Các tài liệu được khai thác trên hệ thống máy móc, hệ thống máy điện thoại, laptop (dữ liệu điện tử) để làm căn cứ chứng minh và các tài liệu khác có liên quan để có căn cứ đánh giá về các hành vi của đối tượng vi phạm vào việc buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng cấm thì mới đủ căn cứ để xử lý hình sự và khai thác triệt để các đường dây, ổ nhóm tội phạm hoạt động trên không gian mạng.


Gần 40 "nhân viên ngân hàng ảo" lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Minh Thuy

https://cand.com.vn/Ban-tin-113/gan-40-nhan-vien-ngan-hang-ao-lua-dao-hang-chuc-ty-dong-i702994/

Gần 40 đối tượng từ 17 đến 25 tuổi đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Giang, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bắc Giang tóm gọn vì có hành vi giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng của hàng nghìn người dân trên cả nước, gây thiệt hại trên 30 tỷ đồng.

Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bắc Giang đã phát hiện một nhóm đối tượng có hành vi giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Xác định dấu hiệu tội phạm và đây là hành vi vô cùng nguy hiểm đối với xã hội, gây thiệt hại tài sản lớn của người dân nên Đại tá Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo xác lập chuyên án đấu tranh. Các lực lượng, biện pháp, phương tiện đã được ban chuyên án huy động tối đa để có thể đấu tranh hiệu quả cao nhất.

Đại tá Nguyễn Hữu Bình - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: Do các đối tượng trong vụ án này đông, ở độ tuổi trẻ, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội nên Ban chuyên án đã phải tính toán rất kỹ lưỡng đến các biện pháp để đấu tranh, bắt giữ.

Xác định những điều kiện phá án bảo đảm, vào lúc 7h ngày 4/8, Ban chuyên án đã quyết định phá án. 9 mũi công tác với hơn 100 cán bộ, chiến sỹ Công an TP Bắc Giang, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát cơ động và một số đơn vị nghiệp vụ khác thuộc Công an tỉnh Bắc Giang đã đồng loạt kiểm tra 7 căn hộ của một khu chung cư cao cấp thuộc huyện Gia Lâm, TP Hà Nội và 2 địa điểm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã phát hiện, kiểm soát đối với 37 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng tại các căn hộ chung cư, Ban chuyên án đã thu giữ 28 bộ máy vi tính, 31 thiết bị phát sóng Internet, 43 ĐTDĐ các loại, 18 thẻ ngân hàng, 61 thẻ sim điện thoại và nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Trong vụ án này, đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu được xác định là Trần Văn Mạnh (SN 2002) ở An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội. Các đối tượng có vai trò giúp sức tích cực như: Trần Văn Sỹ (SN 2002); Trần Long Vũ (SN 2002); Trần Văn Đạt (SN 1998); Nguyễn Bá Tuấn (SN 2004) đều ở An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội. Các đối tượng còn lại được các đối tượng trên tuyển vào làm nhân viên, được nuôi ăn, ở, trả lương hàng tháng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thượng tá Trần Huy Việt - Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: Các đối tượng trong vụ án này đã dùng thủ đoạn thu mua các tài khoản Facebook ảo rồi dùng các ứng dụng trên nền tảng Internet để chạy quảng cáo nhằm tăng tương tác trên Facebook; tập trung gửi đăng quảng cáo vào các hội nhóm cho vay tiền; giả thông tin của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ các gói vay với mức lãi suất ưu đãi, giải ngân nhanh trong ngày.

Để tạo niềm tin của người có nhu cầu vay tiền, các đối tượng đã đóng nhiều vai, khi là nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng, khi là nhân viên thẩm định hồ sơ… để tư vấn, lập hồ sơ cho vay tiền; sau đó, yêu cầu người dân cần vay tiền phải chuyển các khoảntiền như: phí giải ngân, phí bảo hiểm cho khoản vay… tới các tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định.

Để có thể chiếm đoạt được nhiều tiền, nhiều lần, các đối tượng đã có kịch bản sẵn để bị hại chuyển tiền nhiều lần, số lượng lớn rồi chiếm đoạt, sau đó chặn liên lạc với bị hại. Phí bảo hiểm khoản vay mà các đối tượng đưa ra đầu tiên là 950.000 đồng, sau đó, các đối tượng đưa ra nhiều kịch bản khác nhau như: nội dung chuyển sai, khoản tiền có nợ xấu nên đã yêu cầu người vay phải chuyển nhiều lần; nhiều trường hợp chuyển nhiều lần lên tới trên 200 triệu đồng. Với thủ đoạn lừa đảo như trên, bước đầu, lực lượng phá án xác định nhóm đối tượng trên đã lừa đảo chiếm đoạt được số tiền trên 30 tỷ đồng của hàng nghìn bị hại trên địa bàn toàn quốc.

Nhằm chiếm đoạt trót lọt số tiền đã lừa đảo được cũng như phòng tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, các đối tượng trên đã luân chuyển dòng tiền chiếm đoạt được và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau. Các đối tượng cầm đầu, có vai trò giúp sức tích cực đã thuê căn hộ chung cư cao cấp để ở, mua máy móc, phương tiện phục vụ hành vi phạm tội, tuyển nhân viên để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Điều đáng lưu ý trong vụ án này, các đối tượng trong vụ án ở độ tuổi rất là trẻ, dưới 25 tuổi, thậm chí, có một số trường hợp ở độ tuổi vị thành niên đã bị lôi kéo tham gia tụ tập và tham gia vào hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cá biệt, có học sinh đang nghỉ hè cũng bị lôi kéo.

Thiếu tá Chu Văn Hiệu - Phó trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bắc Giang cho biết thêm: Qua xác minh, nhiều đối tượng trong vụ án này có hoàn cảnh gia đình bố mẹ bỏ nhau, không hoà thuận, bố mẹ mất và nhiều gia đình không quan tâm đến con cái.

Hiện, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bắc Giang đã ra quyết định tạm giữ 31 đối tượng và đang tiếp tục phối hợp với An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệcao đấu tranh mở rộng chuyên án.


Mỗi năm có đến 200 nghìn ca đột quỵ

ĐỨC TRÂN

http://daidoanket.vn/moi-nam-co-den-200-nghin-ca-dot-quy-5725250.html

Với dân số gần 100 triệu, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ. Thông tin từ Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, trên bản đồ đột quỵ thế giới, nước ta thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất.

Mặc dù vậy, số lượng đơn vị đột quỵ lại quá ít, đến mức đáng báo động. Được biết, hiện nay cả nước có 110 đơn vị/trung tâm đột quỵ. Phần lớn các đơn vị này lại tập trung tại TPHCM và Hà Nội. Do đó, khá nhiều bệnh nhân từ các tỉnh phải mất vài giờ mới có thể tiếp cận được trung tâm đột quỵ gần nhất.

Hiện nay, cứ một đơn vị đột quỵ ở Việt Nam phải phụ trách trên 2.000 bệnh nhân/năm. Trong khi đó, con số tại Mỹ là 300 bệnh nhân/đơn vị, con số khuyến cáo trong điều kiện lý tưởng là 500 bệnh nhân/đơn vị đột quỵ.

Theo Bộ Y tế, đột quỵ là biến cố xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Đột quỵ được chia thành 2 dạng. Đó là đột quỵ do tắc mạch máu não và đột quỵ chảy máu não. Trong đó, 85% các ca đột quỵ là đột quỵ do tắc mạch não. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị bít tắc (thường là do huyết khối), khiến vùng não bị ảnh hưởng không nhận được máu mang ô xy và chất dinh dưỡng tới nuôi. Các tế bào não vùng bị ảnh hưởng sẽ bị hoại tử và không thực hiện được chức năng của nó.

Nguyên nhân của đột quỵ tắc mạch não thường do động mạch não bị hẹp hoặc tắc theo thời gian do xơ vữa hoặc huyết khối. Những yếu tố thúc đẩy tiến trình xơ vữa động mạch hoặc hình thành huyết khối thường gặp như hút thuốc lá, cao huyết áp, béo phì, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, lạm dụng rượu, bệnh lý mắc kèm.

Những nguyên nhân gây tăng huyết áp bao gồm: Thừa cân, béo phì, ít vận động; Hút thuốc lá, lạm dụng rượu; căng thẳng có thể gây ra tăng huyết áp ngắn hạn. Ngoài tăng huyết áp, những bất thường/dị dạng mạch máu não cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ do chảy máu não.

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, trước hết, dấu hiệu dễ nhìn thấy của đột quỵ là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ, cần yêu cầu bệnh nhân cười, vì khi đó, tình trạng méo có thể rõ hơn. Dấu hiệu tiếp theo là tay bị liệt. Tình trạng này cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê một bên tay, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,…. Dấu hiệu rõ nhất là một số người đột quỵ bị “á khẩu” hay nói đớ. Điều quan trọng là cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám ngay khi ghi nhận những dấu hiệu trên.

Ngoài ra, có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như: Lẫn lộn, sảng, hôn mê; Thị lực giảm sút, hoa mắt; Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững; Đau đầu; Buồn nôn, nôn ói...

“Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Tùy theo thời gian người bị đột quỵ được phát hiện, đưa vào bệnh viện và điều trị mà mức độ tổn thương hệ thần kinh sẽ khác nhau” - BS Liệu cho biết.

Theo chuyên gia này, khi bị đột quỵ, càng chậm trễ trong việc điều trị cấp cứu thì hệ thần kinh càng bị tổn hại nặng nề, gây nên hậu quả nghiêm trọng, thời gian phục hồi lâu và thậm chí là không thể phục hồi. Thông thường, phải mất ít nhất 30 ngày để người bị tai biến mạch máu não có thể phục hồi. Thậm chí, trong một số trường hợp, biến chứng có thể gây thương tổn vĩnh viễn.

Một số biến chứng thường gặp sau khi bị đột quỵ bao gồm: Bị liệt, khả năng vận động yếu, khó cử động tay chân; Mất ngôn ngữ, nói ngọng, gặp khó khăn trong giao tiếp. Ngoài ra, người bị đột quỵ còn có thể gặp các vấn đề thị giác, vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Thậm chí, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong…

 

Đổ tiền tỷ vào nước sạch, dân vẫn 'khát'

CẨM KỲ

http://daidoanket.vn/do-tien-ty-vao-nuoc-sach-dan-van-khat-5725050.html

Dù sống bên cạnh nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư hơn 12 tỷ đồng, thế nhưng hàng trăm người dân tại xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn phải chịu cảnh “khát” nước. Vì sao vậy?

Vừa qua, người dân tại các thôn Tân Phong, Thanh Long, Bình Sơn và Vĩnh Sơn (xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) phản ánh về việc nhiều tháng nay, họ phải sống trong cảnh sinh hoạt khó khăn do không có nước sạch.

Ông Đào Xuân Thịnh (69 tuổi, trú tại thôn Tân Phong) cho biết, nguồn nước trong thôn bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng. Đặc biệt, vào mùa hè tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng, khi nhà máy nước đi vào hoạt động, người dân địa phương vui mừng vì thoát cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt.

Từ khi nhà máy nước của xã đi vào hoạt động, gia đình ông Thịnh cũng như nhiều hộ dân khác sử dụng nguồn nước này để phục vụ cho việc ăn uống, tắm giặt... Tuy nhiên, khoảng hơn 2 tháng nay, bỗng nhiên nhà máy dừng hoạt động khiến cuộc sống của nhiều hộ dân gặp không ít khó khăn.

“Để có nước phục vụ sinh hoạt, gia đình tôi phải đi mua nước đóng bình từ một cơ sở kinh doanh nước sạch trong xã về sử dụng cho việc ăn uống. Mỗi ngày gia đình tôi sử dụng khoảng 2 - 3 bình 20 lít, mỗi bình như thế phải mua với giá 5 nghìn đồng” - ông Thịnh nói.

Trước tình trạng nhà máy cấp nước dừng hoạt động, hàng trăm hộ dân tại xã Đỉnh Bàn phải tự tìm nguồn nước sạch để thay thế.

Chị Trần Thị Hồng (38 tuổi, trú tại thôn Vĩnh Sơn) cho biết, ngoài việc phải đi mua từng can nước về để sử dụng hằng ngày, gia đình chị còn bơm nước từ giếng khoan, sau đó cho chảy qua bể lọc để sử dụng. Tuy nhiên, dù được lọc qua bể nhưng nguồn nước giếng vẫn có màu vàng vì bị nhiễm phèn nặng.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn cho biết, công trình nâng cấp hệ thống cấp nước sạch xã Đỉnh Bàn được xây dựng trên núi Nam Giới (thuộc thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn) với tổng mức đầu tư hơn 12,5 tỷ đồng.

Công trình do xã UBND Đỉnh Bàn làm chủ đầu tư, nguồn kinh phí từ ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và một phần do người dân trong xã đóng góp. Theo thiết kế, nguồn nước cung cấp cho nhà máy được lấy từ dòng khe Hao trên núi Nam Giới.

Nhà máy nước xã Đỉnh Bàn được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2022 với chức năng cung cấp nước sạch cho khoảng 600 hộ dân tại các thôn Tân Phong, Thanh Long, Bình Sơn và Vĩnh Sơn.

Nhà máy nước sử dụng nguồn nước đầu vào phụ thuộc hoàn toàn vào dòng nước trên khe Hao nên khi thời tiết nắng nóng, khô hạn khiến nước trong hồ bị cạn kiệt, do đó công trình cấp nước phải ngừng hoạt động.

“Trước đây, lúc khảo sát để đầu tư nhà máy nước sạch, các đơn vị liên quan cũng đã tính đến tình huống khó khăn khi nguồn nước khe khan hiếm, khô cạn vào mùa hè nhưng vì nhu cầu bức thiết của người dân nên vẫn đầu tư” - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, trước sự việc nguồn nước bị khan hiếm, chính quyền địa phương đang xin chủ trương của các cơ quan ban ngành liên quan để thực hiện khoan giếng tại vị trí có nước ngầm dồi dào rồi tiến hành đấu nối nguồn nước này vào hệ thống đường ống có sẵn của nhà máy nước.

“Tuy nhiên, để thực hiện được, phải tiến hành khảo sát, thăm dò và được sự cho phép của ngành Tài nguyên và môi trường” - ông Sơn nói.



Nhân chứng trận lũ kinh hoàng ở xã Hồ Bốn: Mọi thứ chỉ tính bằng giây

Dinh Kim

https://www.doisongphapluat.com/nhan-chung-tran-lu-kinh-hoang-o-xa-ho-bon-moi-thu-chi-tinh-bang-giay-a585756.html

 

Trận mưa lớn xảy ra vào chiều tối 5/8 dẫn đến lũ ống, sạt lở đất đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại một số khu vực thuộc tỉnh Yên Bái, trong đó có xã Hồ Bốn.

Người dân nháo nhào bỏ chạy khi lũ ập về

Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ Online ngày 7/8, nhiều người dân tại bản Trống Là đổ về trung tâm xã Hồ Bốn (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người tìm tài sản bị lũ cuốn trôi, người dọn dẹp nhà cửa.

Trong khung cảnh ngổn ngang đất đá, cây cối sau trận lũ quét, chị Giàng Thị Khua (ở bản Trống Là) chia sẻ, ngôi nhà nơi chị và người thân sinh sống bị lũ san phẳng, trên nền nhà giờ chỉ còn đất đá đè lên nhau.

 Trước đó, chiều 5/8, xã Hồ Bốn mưa rất to, gia đình chị Khua liên tục nghe ngóng để sẵn sàng sơ tán khi có lũ. Khoảng 19h, nghe tiếng ồ ồ rất to, cả nhà chị hô hoán thoát ra ngoài, rồi chạy lên rừng. Bố chị chạy sau nên nước lũ đã ngang đùi, may vẫn kịp thoát.

"Tôi chỉ kịp cầm theo chiếc ví đựng giấy tờ cá nhân và 2,5 triệu đồng. Còn cả nhà không mang theo được thứ gì. May mắn sau lũ dữ cả gia đình còn đông đủ, nhưng cũng đau xót vì cụ ông hàng xóm bị lũ cuốn mất tích", chị Khua nhớ lại.

Sống cạnh nhà chị Khua, chị Lý Thị Ca bị lũ cuốn nhưng ôm được cột điện, sau đó nhờ mái tôn trôi đến mắc vào cột vô tình cản được nước. Chị Ca đã ôm cột điện đến lúc nước lũ rút bớt, rồi được một người đàn ông soi đèn thấy đưa vào nơi an toàn.

Bà Nguyễn Thị Tỉnh lại thẫn thờ ngồi ở nhà hàng xóm với đôi mắc đỏ hoe vì chỉ trong tích tắc lũ đã cuốn trôi toàn bộ tài sản, nhà cửa. 15 hộ khác ở gần Trạm y tế xã Hồ Bốn cũng chung cảnh ngộ.

Theo lời kể của bà Tỉnh, khi bà cùng con cháu bỏ chạy, lũ đã ngang bụng. Nhà nấu rượu, chăn nuôi heo, gà nên thiệt hại lớn, chưa kể mười mấy tấn gạo nấu rượu cũng bị cuốn trôi hết.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời chia sẻ của bà Tỉnh: “Lúc chạy tôi bị ngã xuống cống, mọi người phải lôi lên. Lũ về nhanh lắm, lũ dâng chỉ tính bằng giây. 15 hộ chạy thoát, chỉ ông già yếu bị trôi mất”.

Cũng theo bà Tỉnh, từ trước đến nay, chưa bao giờ bà và mọi người trong thôn gặp lũ to như thế, kể cả trận lũ năm 2017.

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại Mù Căng Chải

Số liệu thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Mù Cang Chải cho biết, đến thời điểm hiện tại, mưa lớn kèm lũ ống và sạt lở đất xảy ra tối 5/8 đã khiến hai cháu nhỏ ở xã Khao Mang thiệt mạng, một người ở xã Hồ Bốn nghi mất tích.

Bên cạnh đó, mưa lũ gây sạt lở đất làm hư hại nhiều nhà cửa của người dân; làm gãy và cuốn trôi ba cột điện 35kW khiến toàn huyện mất điện đến nay chưa có. Đặc biệt, tuyến đường Quốc lộ 32 đoạn từ Km309 đến Km330 bị hơn 100 điểm sạt lở lớn nhỏ, trong đó có ba vị trí sạt taluy âm, mất đường toàn bộ, có đoạn mất gần 500m đường.

Theo TTXVN, nhận được tin báo thiệt hại do mưa lũ gây ra, Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn huyện Mù Cang Chải đã thành lập ba tổ công tác xuống xã Khao Mang và xã Hồ Bốn để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Công ty Cổ phần Xây dựng Đường bộ 1-Yên Bái đã huy động tối đa phương tiện, máy móc kịp thời khắc phục các điểm sạt lở, phấn đấu có thể thông xe sớm nhất.

Huyện Mù Cang Chải đã thành lập nhiều đoàn đi kiểm tra, giúp chính quyền, nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả; thăm hỏi động viên kịp thời gia đình có người bị chết với số tiền hỗ trợ là 38 triệu đồng, hỗ trợ 40 triệu đồng đối với hộ có nhà bị sập trôi hoàn toàn. Đồng thời, huyện chỉ đạo các địa phương bị thiên tai nỗ lực tìm kiếm người còn mất tích; di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm và huy động các nguồn lực, lực lượng giúp người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Theo Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên, ngay khi mưa lũ xảy ra, huyện đã chỉ đạo các lực lượng công an, quân sự kết hợp với lực lượng tại chỗ nhanh chóng tiếp cận hiện trường để giúp đỡ nhân dân di dời ra khỏi vùng nguy hiểm; bố trí nhà văn hóa, điểm trường học để người dân ở tạm và hỗ trợ nước uống, mỳ tôm lương thực, thực phẩm để người dân kịp thời ổn định sinh hoạt. Huyện thành lập các tổ công tác tiếp cận vào các xã bằng đường bộ.

Đối với các hộ có nhà bị sập trôi hoàn toàn, huyện kịp thời hỗ trợ 40 triệu đồng, 30kg gạo và các đồ dùng thiết yếu khác... Đồng thời, huyện sẽ sớm xem xét điểm bố trí tái định cư cho các hộ này.

Sau khi nhận được tin lũ ống, lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của nhân dân, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường, trạm bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lớn kéo dài ở huyện Mù Cang Chải, ngay chiều tối 6/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước cùng Đoàn công tác đã có mặt tại huyện, trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo chính quyền địa phương khắc phục hậu quả.

Ông Nguyễn Thế Phước đã đến chia buồn, thăm hỏi và hỗ trợ gia đình anh C.A.S ở bản Háng Bra Ha B (xã Khao Mang) có hai con tử vong do bị đá lăn vào nhà. Ngoài ra, ông chỉ đạo huyện Mù Cang Chải khẩn trương đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai; quan tâm thăm hỏi, động viên kịp thời các hộ gia đình; bố trí chỗ ăn ở tạm thời cho các hộ gia đình nhà cửa bị sạt lở và lũ cuốn trôi hoàn toàn; huy động tối đa các lực lượng dân quân tự vệ của các xã La Pán Tẩn, Kim Nọi, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Púng Luông, Nậm Khắt và thị trấn Mù Cang Chải tham gia giúp nhân dân xã Hồ Bốn và Khao Mang khắc phục hậu quả thiên tai.

 Trước mắt, huyện cần quan tâm hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết, gồm: gạo, mỳ tôm, xoong nồi, thuốc men, nước uống, chăn đệm để người dân ổn định cuộc sống; tập trung huy động máy móc, nhân lực để tham gia giải phóng đất đá, bùn lấp các tuyến đường sạt lở để thông tuyến sớm nhất, phục vụ người dân tham gia giao thông

Sau khi khắc phục hậu quả thiên tai, huyện cần bố trí quỹ đất để di dời các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở và các hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa do mưa lũ gây ra, giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

 

Khu vực lũ quét ở Hà Nội có nhiều công trình xây trái phép

Võ Hải

https://vnexpress.net/khu-vuc-lu-quet-o-ha-noi-co-nhieu-cong-trinh-xay-trai-phep-4638945.html

Lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho hay con đường bêtông và một số công trình xây dựng ở xóm Ban Tiện, nơi xảy ra lũ quét vùi nhiều ôtô, được xây dựng trái phép.

Ngày 7/8, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Quang Ngọc cho biết xóm Ban Tiện, thôn Phù Ninh, xã Minh Phú có sự chồng lấn, xen kẽ giữa đất rừng và đất ở. Tại đây có một số công trình, homestay do người dân xây dựng trái phép. Huyện đang cho rà soát để phân định rõ ranh giới đất rừng và đất ở.

Riêng căn nhà nằm ở điểm cao nhất tuyến đường bêtông (lưng chừng đồi Dõng Chum), lãnh đạo huyện Sóc Sơn thông tin công trình này vi phạm, chính quyền đã có phương án cưỡng chế từ tháng 8/2022. Nhưng do gia đình có người bệnh nặng, sau đó từ trần nên việc cưỡng chế được tạm hoãn.

Tuyến đường bị đất đá vùi lấp do các hộ dân tự ý đổ bêtông, không nằm trong quy hoạch, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Sau sự cố, huyện đã huy động người và phương tiện cưỡng chế phá dỡ thành 4-5 điểm cắt ngang để thoát nước mưa.

Thống kê của huyện Sóc Sơn, trong 6 tháng đầu năm nay cơ quan chức năng đã phát hiện 187 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng phải lập hồ sơ xử lý. Ngoài ra, chính quyền đã xử lý 149 công trình vi phạm từ năm 2022 trở về trước theo các quyết định và kết luận thanh tra của thành phố năm 2019.

Hàng loạt cán bộ liên quan đến các công trình xây dựng trái phép bị kỷ luật, như buộc thôi việc Chủ tịch xã Minh Phú; khiển trách Phó chủ tịch xã Minh Phú, Chủ tịch xã Minh Trí; đình chỉ công tác phó chủ tịch 3 xã Minh Trí, Nam Sơn, Mai Đình. Huyện cũng hoàn thiện 164 hồ sơ chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội xử lý theo thẩm quyền.

Lãnh đạo Sóc Sơn cho rằng việc xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm mới nhằm răn đe những người khác. Để xử lý căn cơ, huyện đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch rừng. Sau điều chỉnh, công trình nào nằm trong đất rừng sẽ bị xử lý, công trình nằm ngoài thì cho chuyển đổi mục đích sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trước đó sáng 4/8, lũ quét kéo theo đất đá từ đồi Dõng Chum tràn xuống tuyến đường bêtông dân sinh dài hơn 600 m, rộng 6 m ở xóm Ban Tiện, vùi và làm hư hỏng 13 ôtô. Chính quyền cảnh báo nếu tiếp tục mưa lớn kéo dài, đặc biệt là mưa trên 100 mm, sẽ uy hiếp tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực.

Năm 2019, Thanh tra TP Hà Nội công bố kết luận thanh tra nêu hàng nghìn trường hợp vi phạm đất rừng phòng hộ Sóc Sơn. Riêng xã Minh Phú và Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn đã có 797 công trình vi phạm. Nhiều cán bộ huyện Sóc Sơn bị xử lý, sở ngành liên quan phải kiểm điểm và hàng trăm công trình vi phạm phải phá dỡ. Tuy nhiên, thống kê của huyện cho thấy trong khi chưa khắc phục xong sai phạm cũ lại xuất hiện nhiều công trình vi phạm mới.

 

 

 

No comments:

Post a Comment