Tuesday, August 1, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 01 tháng 08 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Bộ trưởng Ý: Tham gia Vành đai-Con đường của Trung Quốc là quyết định ‘tệ hại’

Chính trị, rào cản lớn nhất để Trung Quốc tham gia hiệp định thương mại xuyên TBD

Myanmar chính thức hoãn cuộc bầu cử đã hứa sau cuộc đảo chính 2021

Quan chức Mỹ phấn khởi vì mối quan hệ chặt chẽ hơn sau chuyến đi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

 Nhà bất đồng: phiên tòa chuyến bay giải cứu là ‘diễn cho dân xem’

 Gia đình nhận được tin tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị ‘trù dập’ trong tù

 Chính trị, rào cản lớn nhất để Trung Quốc tham gia hiệp định thương mại xuyên TBD

 Mỹ tiến hành nghiên cứu để thử nghiệm điều trị COVID kéo dài

 

 

RFA

Gia đình trị từ năm 1985

“Bay giải cứu”: Khi họ “chung lưng mở một ngôi hàng”

Ba người tại Sóc Trăng, Trà Vinh bị bắt theo cáo buộc chống Nhà nước

Vụ án kê khống mộ giả để lấy tiền tại Thừa Thiên- Huế: VKS đề nghị án tù

Bà Rịa- Vũng Tàu: thêm 13 người bị khởi tố trong vụ thanh tra giao thông nhận hối lộ

Quan hệ VN - Vatican tiến triển: lợi ích song phương và quan ngại chung?

Vụ ‘Chuyến bay giải cứu’ – Các nạn nhân có thể bắt đầu đòi ‘bồi thường’!

Nâng cấp quan hệ Việt Mỹ: bây giờ hoặc không bao giờ

Sconnect gửi đơn đến bốn bộ đề nghị can thiệp khi hơn 3.000 video Wolfoo bị YouTube xóa

Quảng Bình: Triệt phá đường dây lừa đảo Forex do người Trung Quốc cầm đầu

Sáu chuyên gia LHQ quan ngại việc chính quyền sách nhiễu gia đình TNLT Đặng Đình Bách

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức bị trại giam tịch thu thiết bị y tế cá nhân sau khi đấu tranh đòi công lý

Việt - Mỹ sắp nâng cấp quan hệ?

Bộ Ngoại giao VN lên tiếng vụ một người Việt bị bắn chết ở Campuchia do xô xát

Thừa Thiên Huế: Cháy rừng thông hơn 40 năm tuổi

Sạt lở ở đèo Bảo Lộc khiến ba CSGT và một người dân mất tích

Tổng thống Biden: lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại G20 để nâng cấp quan hệ

Ai rồi cũng rứa

Hun Manet liệu có giống cha mình? Quan hệ CPC – Việt Nam sau khi Phnom Penh có Thủ tướng mới

 

BBC

Trung Quốc: Thông tin cựu Ngoại trưởng Tần Cương 'biến mất' trên website bộ ngoại giao

Gali và germani: Bước đi mới của Trung Quốc trong cuộc chiến vi mạch có ý nghĩa gì đối với thế giới

Làm mẹ đơn thân ở Trung Quốc giờ đây dễ dàng hơn trước?

Afghanistan: Taliban coi thiết bị âm nhạc là 'băng hoại', đem thiêu hủy

"Trí tuệ nhân tạo (AI) sao chép tranh của tôi 400 nghìn lần"

Những phim Ghibli khán giả Việt mê mẩn phải xem

Thủ lĩnh Wagner tuyên bố tập trung vào châu Phi và Belarus, tạm ngưng tuyển mộ tân binh

Trung Quốc dùng gia đình gây áp lực lên giới bất đồng Uyghur ở nước ngoài

Moscow bị tấn công bằng drone: Zelensky cảnh báo chiến tranh đang quay trở lại Nga

 

RFI

TT Ukraina tuyên bố: Chiến tranh lan sang đất Nga là ‘‘chuyện dĩ nhiên và lẽ công bằng’’

Biển Đông : Liên Âu tăng cường hợp tác với Philippines về an ninh hàng hải

Đảo chính tại Niger : Cộng Đồng Kinh tế Tây Phi ra tối hậu thư đe dọa can thiệp quân sự

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : Việt Nam và ASEAN chọn lợi ích nhưng không chọn phe

trương “giảm thiểu rủi ro” trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc

NATO và Ukraina : Mọi chuyện sẽ đi về đâu sau thượng đỉnh Vilnius ?

Giáo Hoàng kêu gọi Nga trở lại với « Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen »

Nga củng cố lực lượng Hải Quân, bổ sung thêm 30 tàu chiến các loại

Bộ trưởng Quốc Phòng Ý: Tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc là một quyết định “tồi tệ”

Đan Mạch muốn hạn chế các cuộc biểu tình « báng bổ đạo Hồi »

Hollywood : Phong trào đình công tác động đến các liên hoan phim

Drone Ukraina lại tấn công thủ đô Nga và bán đảo Crimée

Hoa Kỳ săn lùng các phần mềm độc hại Trung Quốc cài vào hạ tầng an ninh Mỹ

Ba Lan, Litva lo ngại lính Wagner trà trộn vào di dân thâm nhập lãnh thổ

TT Nga: “Không từ chối đàm phàn hòa bình với Ukraina”

Đức lo ngại nguy cơ sinh viên Trung Quốc cũng có thể làm gián điệp

Đảo chính ở Niger: Liên Âu ngừng viện trợ, các nước Tây Phi chuẩn bị trừng phạt

 (AFP) – Trung Quốc loan báo nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu thụ. Do chỉ số sản xuất công nghiệp (PMI) sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp, chính phủ Trung Quốc hôm nay 31/07/2023, công bố chương trình thúc đẩy tiêu thụ rộng lớn, gồm 20 điểm, tập trung vào nhà ở, các lĩnh vực văn hóa, du lịch, cũng như ‘‘tiêu thụ xanh’’, bao gồm xe chạy điện. Bắc Kinh dự kiến tăng số lượng căn hộ trợ giá, để giải quyết nạn thiếu chỗ ở, đặc biệt là với giới trẻ.

(AFP) – Các Tiểu Vương Quốc Thống Nhất lập cơ quan tư pháp chống rửa tiền, do áp lực quốc tế. Nhóm Gafi, định chế quốc tế chuyên chống rửa tiền, hồi tháng 3/2022, đặt quốc gia vùng Vịnh này và 23 nước khác vào ‘‘danh sách xám’’, gồm các quốc gia dung túng cho nạn rửa tiền, với sự ‘‘thiếu vắng mang tính chiến lược’’ các biện pháp chống rửa tiển trong hệ thống pháp lý quốc gia. Quyết định của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất được đưa ra hôm qua, 30/07/2023.

(AFP) – Matxcơva : oanh kích chống Ukraina ‘‘tăng vọt’’, nỗ lực tấn công sang đất Nga là ‘‘tuyệt vọng’’. Đích thân bộ trưởng Quốc Phòng Nga hôm nay 31/07/2023 khẳng định các cuộc tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraina ‘‘tăng vọt’’, nhằm trả đũa các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

(Le Monde) – Wagner đến đóng quân ở Belarus, không mang theo vũ khí hạng nặng. Trong một báo cáo, hôm 30/07/2023, bộ Quốc Phòng Anh xác nhận hàng ngàn lính đánh thuê Wagner hiện đang đóng quân ở Tsel, Bélarus. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Wagner chỉ mang theo các phương tiện để di chuyển như xe tải hoặc xe buýt nhỏ, chứ không có các loại phương tiện chiến đấu. Tình báo Anh cho rằng có thể Wagner đã buộc phải chuyển giao tất cả vũ khí hạng nặng cho bộ Quốc Phòng Nga. Hôm nay ông chủ của Wagner Prighozin cho biết trên Telegram, một số lính đánh thuê của tổ chức này đã rời Belarus và có khả năng gia nhập quân đội Nga, tuy nhiên Wagner chưa có kế hoạch tuyển thêm thành viên mới. 

(AFP)- Chuỗi siêu thị Penny của Đức tăng giá hàng hóa vì « chi phí môi trường ». Từ ngày 01/08-05/08/2023, chuỗi siêu thị Penny ở Đức, gồm 2150 cửa hàng đã quyết định tăng giá nhiều mặt hàng thực phẩm, một số mặt hàng giá tăng gấp đôi. Đại diện của chuỗi siêu thị này giải thích giá tăng là vì đã thêm vào chi phí «về môi trường » khi sản xuất các sản phẩm này, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Lợi nhuận từ chiến dịch tăng giá này sẽ được quyên góp vào một quỹ giúp nông dân thực hiện chuyển đối sinh thái trang trại.  

(BBC) – Trung Quốc gây áp lực với người Duy Ngỗ Nhĩ ở hải ngoại. Trang BBC đưa tin ngày hôm qua, 30/07/2023, nhiều người tị nạn Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động ở hải ngoại bị chính quyền Bắc Kinh gây áp lực, bị ép buộc theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền. Theo BBC, Trung Quốc đe dọa những người thiểu số Hồi giáo này ở hải ngoại, nhiều người bị ép phải hợp tác với chính quyền Bắc Kinh để đổi lấy sự an toàn của những người thân, hiện vẫn đang ở Tân Cương, Trung Quốc.  

(AFP) – Irak và Kuwait muốn đạt được phân định ranh giới trên biển. Trong chuyến thăm của lãnh đạo ngoại giao Kuwait đến Bagdad, gặp đồng cấp Irak, hôm qua 30/07/2023. Hai bên đã nhấn mạnh đến việc tìm đồng thuận chung và giải quyết vấn đề về biên giớitrên biển từ cột mốc 162, mà hai bên vẫn tranh chấp từ nhiều năm qua.Kuwait đã bị quân đội của nhà độc tài Irak, Saddam Hussein sáp nhập vào năm 1990, nhưng sau đó đã bị một liên minh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo đánh bại vài tháng sau đó. Năm 2021, Irak đã hoàn thành việc thanh toán các khoản bồi thường chiến tranh cho Kuwait, tổng cộng hơn 52 tỷ đô la. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Ba, ngày 01/08/2023

 

1/ TNLT TRẦN HUỲNH DUY THỨC LẠI BỊ SÁCH NHIỄU TRONG TÙ.

Cai tù trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đã tịch thu đồ dùng của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức khiến ông nghi ngờ là mình bị trù dập vì lên tiếng đòi công lý cho cá nhân.

Ông Thức, một doanh nhân và kỹ sư về công nghệ thông tin đang thụ án năm thứ 14 của bản án 16 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ nhà nước”, đã bị cai tù thu các dụng cụ y tế cá nhân sau khi ông viết giấy phản hồi tòa án tối cao về văn thư của cơ quan này.

Trong văn thư nói trên, tòa tối cao khẳng định ông Thúc bị kết tội theo trường hợp tội phạm đã hoàn thành, không thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội theo khoản 3 của điều 109 của bộ luật hình sự năm 2015. Do đó, ông không thuộc diện được quốc hội xem xét miễn phần hình phạt còn lại.

Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, cho biết trong cuộc gọi điện vào ngày 30/7, ông Thức đã kể lại tình cảnh của mình ở trại tù. Theo đó vào ngày 20/7, đám cai tù đã tịch thu những thứ cần thiết trong sinh hoạt như đèn đọc sách, máy đo huyết áp và quạt chạy bằng pin.

Theo lời kể của ông Thức, vào ngày 22/7, cục an ninh đã kiểm tra tất cả đồ đạc cá nhân còn sót lại, và khẳng định "chắc chắn đây là sự trù dập, trả thù đối với việc ông đấu tranh cho cái bản án đó”. Trại giam cũng không cho ông Thức tiếp tục gửi thư về nhà như thường lệ.

Cũng theo gia đình, ông Thức sẽ từ chối thăm gặp gia đình từ tháng sau để phản đối hành động của trại giam số 6, đồng thời đề nghị gia đình báo cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam là việc ông bị sách nhiễu ở trong tù.

Ông Thức là một trong số các tù nhân lương tâm được nhiều chính phủ quốc gia phương Tây quan tâm và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng đòi tự do cho ông kể từ khi ông bị bắt giam vào năm 2009. Ông đã tuyệt thực nhiều lần trong tù để phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo và đòi được trả tự do.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prison-authorities-confiscate-personal-items-of-poc-tran-huynh-duy-thuc-as-he-continues-to-fight-for-justice-07312023015431.html

2/ THÊM 3 NGƯỜI TẠI SÓC TRĂNG VÀ TRÀ VINH BỊ BẮT VÌ “CHỐNG CHẾ ĐỘ”.

Công an hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh vừa ra tay bắt giữ các ông Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vào ngày 31/7 vừa qua với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”.

Ông Danh Minh Quang 36 tuổi, cư ngụ tại xã Đạo Tâm, huyện Mỹ Xuyên; riêng hai người là  Thạch Cương 36 tuổi và Tô Hoàng Chương 37 tuổi đều ngụ xã Thạch Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang.

Công an hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh chỉ cho biết việc bắt giữ và truy tố ba người này là đến từ nguồn mật báo. Một trong ba người vừa bị khởi tố và bị bắt là ông Tô Hoàng Chương, người hôm 28/6 cho biết ông bị công an tỉnh Sóc Trăng chặn xe, đánh đập sau khi đi thăm một người bạn tại xã Mỹ Tâm, huyện Mỹ Xuyên.

Ông Tô Hoàng Chương cho biết ông từng đi phát sách Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa. Vào ngày 25/6, Liên minh Người Khmers Kampuchia Krom (KKF) có trụ sở ở Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí lên án công an tỉnh Sóc Trăng về “hành vi đối xử tàn bạo và vô nhân đạo” đối với ông Tô Hoàng Chương.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-arrested-with-anti-state-charges-07312023092723.html

3/ HÀ NỘI NGẬP LỤT SAU CƠN MƯA LỚN.

Tình trạng ngập lụt ở các đô thị lớn nhỏ tại  VN đã trở nên thường xuyên sau mùa mưa, với thành phố Hà Nội bị ngập sâu ở nhiều tuyến đường lớn. Nhiều khu vực hệ thống thoát nước trở nên quá tải khiến người dân đi lại vô cùng chật vật.

Vào lúc 2 giờ rưỡi chiều hôm qua 31/7, nhiều tuyến đường tại Hà Nội bị ngập sâu như đường Quang Trung ở quận Hà Đông, các con đường Nguyễn Trãi, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Tuân ở quận Thanh Xuân.

Tại quốc lộ 6 ở quận Hà Đông có mưa từ 1 giờ chiều, chỉ sau ít phút thì tuyến đường này bị ngập với mực nước cao khoảng 20 cm. Trong khi đó tại phố Bùi Xương Trạch vào lúc gần 3 giờ chiều, nước mưa ngập đến 50 cm, hàng loạt xe cộ đi qua đều bị chết máy. Thậm chí nước mưa tràn vào nhà một số tư gia trên đường.

Tại đường Nguyễn Trãi, nước mưa cũng ngập sâu khoảng 20 cm khiến đoạn đường này bị kẹt nghẽn dài, xe cộ nhích từng bước trên đường.

https://thanhnien.vn/ha-noi-ngap-nhu-song-sau-mua-lon-nguoi-dan-nhich-tung-met-tren-duong-185230731152844719.htm

4/ NƯỚC Ý QUYẾT ĐỊNH TỆ HẠI KHI THAM GIA SÁNG KIẾN CỦA TRUNG CỘNG.

Bộ trưởng quốc phòng Ý vào hôm 30/7 tuyên bố là quốc  gia ông đã có một quyết định tệ hại khi tham gia sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Cộng cách đây 4 năm.

Cần biết nước Ý đã ký gia nhập sáng kiến này vào 4 năm trước, trở thành quốc gia lớn duy nhất của phương Tây thực hiện bước tiến này. Ông Guido Crosetto là một thành viên của chính quyền Ý hiện nay đang xem xét đến cách thức thoát ra khỏi thỏa thuận.

Kế hoạch của Trung Cộng là xây dựng lại Con đường Tơ lụa cũ để kết nối Trung Cộng với Á châu, Âu châu và xa hơn nữa. Giới chỉ trích xem đây là công cụ để Trung Cộng mở rộng ảnh hưởng chính trị và kinh tế.

Ông Crosetto cho biết quyết định tham gia Con đường Tơ lụa là một hành động ngẫu hứng và “tệ hại” giúp gia tăng xuất cảng của Trung Cộng sang Ý nhưng không có tác động tương tự đối với xuất cảng của Ý sang Trung Cộng.

Sau cuộc họp tại tòa Bạch Ốc hôm 27/7 với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết chính phủ của bà vẫn đang cân nhắc về Con đường Tơ lụa và tuyên bố sẽ sớm có chuyến thăm Bắc Kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-y-tham-gia-vanh-dai-con-duong-cua-trung-quoc-la-quyet-dinh-te-hai/7205768.html

5/ TẬP ĐOÀN QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN ĐÌNH HOÃN CUỘC BẦU CỬ.

Tập đoàn quân phiệt Miến Điện vào hôm qua đã rút lại lời hứa hẹn tổ chức tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 8 năm nay sau 2 năm đảo chánh.

Đại tướng Min Aung Hlaing, người cầm đầu tập đoàn quân phiệt, trong cuộc họp vào hôm 31/7 với Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia, đã ra lệnh gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng.

Cần biết là tập đoàn quân phiệt đã cam kết tổ chức bầu cử trước tháng 8 năm 2023 sau khi lật đổ chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi cầm đầu, nhưng nay quân đội viện dẫn lý do là bạo lực đang diễn ra nên buộc phải đình hoãn cuộc bỏ phiếu.

Miến Điện đã rơi vào tình trạng hỗn loạn từ sau cuộc đảo chánh, với phong trào kháng chiến chống lại quân đội tại nhiều địa phương sau cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào những người chống đối khiến các biện pháp trừng phạt của Tây phương được tái áp đặt.

Trong tuyên bố trên đài truyền hình, tập đoàn quân phiệt cho biết để có một cuộc bầu cử tự do và công bằng, cũng như để có thể bỏ phiếu mà không sợ hãi, vẫn cần có các biện pháp an ninh. Vì thế thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp cần phải được kéo dài.

Tập đoàn quân phiệt đã lên nắm quyền sau khi cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2020 mà đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng lớn. Các nhóm giám sát bầu cử không tìm thấy bằng chứng có sự gian lận.

Việc lật đổ chính phủ dân cử của bà Suu Kyi đã làm chệch hướng một thập niên cải cách, giao dịch quốc tế và tăng trưởng kinh tế, đồng thời để lại dấu vết của những cuộc đời bị đảo lộn sau đó.

https://www.voatiengviet.com/a/myanmar-chinh-thuc-hoan-cuoc-bau-cu-da-hua-sau-cuoc-dao-chanh-2021/7205702.html

 

VNThoibao

VNTB – Phiếm đàm ‘tiền chùa’

VNTB – Nông dân miền Tây đang trúng mùa, trúng giá lúa

VNTB – 90% phụ nữ Việt Nam cam chịu khi bị bạo lực

VNTB – Vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc: Dù vườn sầu riêng là của ai thì lỗi cũng là của đảng

VNTB – Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trước giờ vẫn vậy

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 01/08/2023

Phương Tây chào đón nhân viên tình báo Nga đào thoát

Thế giới hôm nay: 31/07/2023

Quan hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?

30/07/1866: Thảm sát New Orleans

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal

Về số phận của Nho giáo

Thế giới hôm nay: 28/07/2023

Chuyển động Quốc Phòng (21/7 – 27/7/2023)


Báo Tiếng Dân

Hệ điều hành “Windows” hoặc là chết…01/08/2023

 

 

Thuy My

 

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Nỗi ám ảnh của Tập Cận Bình về an ninh – Tại sao Trung Quốc cố thủ trong nước và dương oai ở nước ngoài 01/08/2023

Bộ Công thương & “tư duy đầu tôm” 01/08/2023

Blackpink – Quyền lực mềm của Làn sóng Hàn Quốc 01/08/2023

Đề xuất nguy hiểm, bắt chước Trung Quốc 31/07/2023

Vé số siêu lợi nhuận 31/07/2023

Ăn cướp 31/07/2023

Nghịch lý của chiến tranh và hòa bình 31/07/2023

Chuyến bay giải cứu: Bốn án chung thân là chưa đủ; cần cải tổ lại toàn bộ nền tư pháp Việt Nam 31/07/2023

Erdogan và Hun Sen 31/07/2023

“Trời còn để có hôm nay…” 31/07/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Năm đứa trẻ 10X mang tuýp sắt gắn dao chọc tiết lợn lên kế hoạch cướp xe máy

https://www.anninhthudo.vn/nam-dua-tre-10x-mang-tuyp-sat-gan-dao-choc-tiet-lon-len-ke-hoach-cuop-xe-may-post547510.antd

ANTD.VN - Đọc được thông tin 1 thanh niên rao bán xe máy trên mạng xã hội, nhóm 5 đứa trẻ đều thuộc thế hệ 10X đã lên kế hoạch cướp...

Khoảng 14h ngày 17-7, Công an thị trấn Tiên Lãng (Hải Phòng) tiếp nhận đơn trình báo của anh Đ.T.H (sinh 2007, trú tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng) về việc bị nhóm đối tượng dùng tuýp sắt gắn dao bầu, cướp xe máy BKS: 15H1 - 308..., tại khu vực chân cầu Khuể, thuộc Khu 6 thị trấn Tiên Lãng.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin trình báo, Công an huyện Tiên Lãng đã báo cáo lãnh đạo CATP, đồng thời phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an các quận, huyện điều tra, truy bắt các đối tượng.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến 17h30 cùng ngày, cơ quan Công an đã xác định và bắt được 5 đối tượng gây án gồm: Nguyễn Quốc Việt, sinh năm 2004, trú tại xã Chiến Thắng; Phạm Huy Thịnh, sinh năm 2005; Phan Bảo Anh, sinh năm 2008; Nguyễn Văn Mạnh, sinh năm 2006 và Nguyễn Văn Đạt, sinh năm 2004, cùng trú tại xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng.

Lời khai của các đối tượng thể hiện, chiều 17-7, Thịnh lên mạng xã hội đọc được thông tin anh Đ.T.H đăng bán xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave Alpha, nên nảy sinh ý định cướp tài sản.

Thịnh rủ Việt, Mạnh, Đạt, Bảo Anh sang huyện Tiên Lãng bàn bạc, vờ hỏi mua, sau đó đánh anh H để chiếm đoạt chiếc xe. Đến 16h cùng ngày, Thịnh hẹn, gặp anhH cùng 2 người bạn tại khu vực chân cầu Khuể, thuộc thị trấn Tiên Lãng. Thịnh nói chuyện với nhóm của anh H được khoảng 2 phút thì Mạnh điều khiển xe máy chở Bảo Anh đến cầm giáo chọc đe dọa khiến nhóm anh H. hoảng sợ bỏ chạy. Sau khi chiếm đoạt được chiếc xe, nhóm đối tượng mang về nhà của Thịnh cất giấu.

Công an huyện Tiên Lãng đã bàn giao hồ sơ vụ việc đến Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an thành phố điều tra, thụ lý theo thẩm quyền. 

 

Cá nhân sở hữu trên 10 sim điện thoại: Cuối tháng 8 sẽ xử lý dứt điểm

PV

http://daidoanket.vn/ca-nhan-so-huu-tren-10-sim-dien-thoai-cuoi-thang-8-se-xu-ly-dut-diem-5724668.html

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) và các nhà mạng đang thực hiện rà soát thông tin thuê bao là khách hàng cá nhân đứng tên nhiều sim. Việc xử lý này sẽ thực hiện xong vào cuối tháng 8/2023.

Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT) đến giữa tháng 7/2023, các doanh nghiệp (DN) đã rà soát, làm rõ việc sở hữu thuê bao đối với khách hàng là tổ chức. Đối với thuê bao là khách hàng cá nhân đứng tên nhiều sim (trên 10 sim), các nhà mạng hiện đang tiếp tục tích cực xử lý số giấy tờ đứng tên nhiều sim.

Ông Trần Duy Hải - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, từ đầu tháng 7/2023, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng xử lý đối với tệp khách hàng DN (hơn 3 triệu). Đến ngày 25/7/2023, các nhà mạng tiếp tục xử lý đối với tệp khách hàng cá nhân. Với sự vào cuộc rất tích cực của các nhà mạng hiện nay, đến ngày 30/8 sẽ giải quyết xong tình trạng thuê bao sở hữu trên 10 sim.

Theo ông Hải, việc loại bỏ các sim thuê bao không đúng quy định là một quá trình, do vậy sẽ liên tục rà soát và yêu cầu các DN thực hiện. Tại đợt xử lý lần này, Bộ TT&TT tập trung xử lý tình trạng sim thuê bao đứng tên 1 khách hàng, không trùng khớp với người sử dụng trên thực tế diễn ra rất lớn (có cá nhân sở hữu hàng trăm sim thuê bao...). Đây là tồn tại do nhiều giai đoạn trước đây phát triển nóng của các DN và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sim rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác gây mất trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người sử dụng, thậm chí có thể bị liên đới nếu các sim do mình đứng tên bị sử dụng trong các hoạt động phạm pháp (lừa đảo…).

Với 3 giai đoạn xử lý trong gần 2 năm qua, đại diện Bộ TT&TT cho rằng sẽ giảm triệt để được nạn sim rác, từ đó sẽ ngăn chặn được 1 nguồn chính trong việc phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

Trên thực tế, trong thời gian qua vẫn còn tình trạng cá nhân/tập thể thực hiện kích hoạt sẵn, kích hoạt nhiều sim thuê bao và bán, lưu thông ra thị trường nhưng không thực hiện thay đổi thông tin theo quy định. “Các sai phạm này bao gồm cả thuê bao có thông tin không đầy đủ, không chính xác, giả mạo giấy tờ để đăng ký thông tin thuê bao, lợi dụng, sử dụng trái phép thông tin của người khác để đăng ký, kích hoạt sim” - ông Hải cho biết.

Đối với những sai phạm này, Bộ TT&TT đã yêu cầu các DN viễn thông phải xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện các sai phạm này, các đoàn thanh tra sẽ tiến hành xử phạt theo quy định. Trong trường hợp phát hiện cố tình giả mạo giấy tờ để đăng ký thông tin thuê bao, lợi dụng, sử dụng trái phép thông tin của người khác để đăng ký, kích hoạt sim, gây ra hậu quả thì tùy theo mức độ vi phạm, đoàn Thanh tra sẽ chuyển cho cơ quan công an để tiếp tục xử lý.

Từ tháng 3/2023 đến nay, Bộ TT&TT đã lập 82 đoàn thanh tra, trong đó Bộ TT&TT tổ chức 8 đoàn, các sở TT&TT trên cả nước tổ chức 74 đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý thông tin thuê bao đối với các chi nhánh của DN viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, các tổ chức/cá nhân đăng ký số lượng lớn sim. Kết quả thanh tra cũng dự kiến sẽ được Bộ TT&TT công bố trong tháng 8/2023.

Bộ TT&TT cũng đề nghị người dân, khách hàng sử dụng dịch vụ phối hợp tốt với các nhà mạng, cập nhật thông tin thuê bao chính xác của người sử dụng sim thuê bao, nhằm góp phần cùng ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng việc đăng ký thông tin thuê bao các giai đoạn trước đây, sử dụng số thuê bao mang tên người khác, ẩn danh để thực hiện các thủ đoạn lừa đảo. 

 

Hơn 7.000 người bị hại mất tiền trong thẻ tín dụng vì "rút tiền mặt miễn phí"

Như Quỳnh (T/h)

https://www.doisongphapluat.com/hon-7-000-nguoi-bi-hai-mat-tien-trong-the-tin-dung-vi-rut-tien-mat-mien-phi-a584975.html 

  

 Một nhóm đối tượng đã giả nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách có thẻ tín dụng đề nghị "hỗ trợ rút tiền mặt miễn phí" khiến hơn 7.000 bị hại với tổng số tiền lên tới tới 136 tỷ đồng. 

 Theo báo CAND, ngày 31/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đang tiếp tục điều tra vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn TVX Group. Trước đó, Cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can.

Cụ thể, vào tháng 1/2022, Hoàng Trọng Vỹ và Trần Văn Xuân có thông tin khách hàng được cấp thẻ tín dụng tại các ngân hàng. Hai đối tượng này đã thuê người đóng giả là nhân viên ngân hàng và tổ chức tín dụng, gọi điện cho khách hàng đề nghị rút tiền mặt từ thẻ tín dụng (trong hạn mức được ngân hàng cấp) không mất phí.

Các đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, mã OTP sau đó thông qua các trang thương mại trực tuyến, ví điện tử để rút tiền.

Số tiền các bị can rút được từ 7.012 thẻ tín dụng tổng số tiền lên tới tới 136 tỷ đồng. Các đối tượng đã chuyển hoàn cho các nạn nhân 75% tức 112 tỷ đồng và chiếm đoạt 24 tỷ đồng, theo báo Sức khỏe và đời sống.

Cùng với việc đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can, Công an TP.HCM đề nghị các cá nhân, tổ chức là bị hại của nhóm tội phạm trên đến trụ sở cơ quan điều tra (địa chỉ số 674 đường Ba Tháng Hai, P14, Q10) - số điện thoại 069.318.7791 để phục vụ công tác điều tra và xử lý vụ án.

 

 Công an TP.HCM: Xử lý người mở tài khoản ngân hàng tiếp tay cho đánh bạc qua mạng

Việt Hương (T/h)

https://www.doisongphapluat.com/cong-an-tphcm-xu-ly-nguoi-mo-tai-khoan-ngan-hang-tiep-tay-cho-danh-bac-qua-mang-a584909.html

Công an TP.HCM không chỉ lập hồ sơ quản lý các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi tổ chức đánh bạc, mà sẽ mời xử lý cả người mở tài khoản ngân hàng tiếp tay cho đánh bạc. 

 Ngày 31/7, Phòng Tham mưu Công an TP.HCM đã có thông tin phản hồi các câu hỏi của cử tri về tình trạng cá cược, đánh bài qua mạng, được đặt ra tại chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời tháng 7/2023".

Pháp luật TP.HCM dẫn thông tin từ phòng Tham mưu (PC01), Công an TP.HCM, liên quan đến các hình thức tổ chức cá cược, đánh bài qua mạng, thời gian qua, Công an TP đã triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, kế hoạch chuyên đề, biện pháp nghiệp vụ để điều tra, xác minh, đấu tranh triệt phá đối với các loại tội phạm lợi dụng không gian mạng.

Công an TP.HCM chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức tổng rà soát, lập hồ sơ quản lý các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc hoặc có điều kiện, khả năng hoạt động tổ chức đánh bạc, đánh bạc.

Lực lượng công an cũng tiến hành rà soát các đối tượng là người Việt Nam, người nước ngoài hiện đang cư trú trên địa bàn thành phố và các đối tượng nghi vấn hoạt động cờ bạc từ các tỉnh, thành phố khác vào cư ngụ, ẩn nấp để hoạt động phạm tội trên không gian mạng.

Đồng thời, công an cũng xác minh, mời làm việc và xử lý các đối tượng mở tài khoản ngân hàng tiếp tay cho các đối tượng tổ chức đánh bạc theo quy định.

Bên cạnh đó, Công an TP.HCM thường xuyên phối hợp với các phương tiện truyền thông tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm tổ chức đánh bạc trên không gian mạng; những tác hại, hậu quả mà tệ nạn này gây ra đối với đời sống xã hội.

Tiền phong cho biết thêm, lực lượng Công an TP.HCM cũng đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có biểu hiện chống đối, kích động, lôi kéo nhân dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật nói chung và chống người thi hành công vụ nói riêng.

Ngoài ra, Công an địa phương chủ động phối hợp Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp đưa ra xét xử các vụ chống người thi hành công vụ tạo sự răn đe cho các đối tượng.

 

Tự ý chia đất dự án để cho thuê, xây dựng hàng loạt công trình trái phép 

 NGỌC VIÊN 

 https://laodong.vn/bat-dong-san/tu-y-chia-dat-du-an-de-cho-thue-xay-dung-hang-loat-cong-trinh-trai-phep-1223113.ldo

   Quảng Ngãi - Được cấp phép đầu tư dự án ở Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi nhưng chủ đầu tư tự ý cho nhiều doanh nghiệp khác thuê để sản xuất, kinh doanh. Việc tự ý “sang tay” qua nhiều đơn vị khiến công tác kiểm tra, giám sát khó khăn, dẫn đến nhiều vi phạm về đầu tư, xây dựng.

Chạy dự án để “sang tay” 

 Đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất từ năm 2005, Công ty Cổ phần vận tải Đa Phương Thức Vietranstimex có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh được Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư 5,4 ha tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất.

Thời hạn đầu tư của dự án là 49 năm, với mục tiêu là xây dựng văn phòng, nhà xưởng, vùng kho, bãi chứa hàng cho thuê, kinh doanh dịch vụ vận tải, sản xuất bêtông và các sản phẩm từ ximăng, gia công cơ khí.

Theo giấy phép đầu tư, trên diện tích 3 ha, Công ty Đa Phương Thức Vietranstimex thực hiện gia công cơ khí với sản lượng 2.500 tấn sản phẩm/năm; sản xuất bêtông tươi, bêtông thương phẩm 600 m3/giờ; 2,4 ha xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho, sân bãi chứa hàng hóa.

Tuy nhiên, Công ty Đa Phương Thức Vietranstimex ký hợp đồng cho Công ty TNHH MTV Cơ khí và Xây dựng Tùng Lâm, có địa chỉ tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương thuê lại.

Trả lời phóng viên vào ngày 25.7, ông Lê Văn Trịnh - Giám đốc Chi nhánh Miền Trung thuộc Công ty Đa Phương Thức - cho rằng, những năm qua không có công trình mới nên cho đơn vị khác thuê lại. “Bỏ không thì phí nên chúng tôi cho Công ty Tùng Lâm thuê làm trạm sản xuất bêtông. Cho thuê để có tiền chi trả kinh phí hạ tầng hàng năm”- đại diện Công ty Đa Phương Thức nói.

Sau khi thuê lại mặt bằng dự án, đầu năm 2022, Công ty Cơ khí và Xây dựng Tùng Lâm tiếp tục ký hợp đồng cho 3 công ty gồm: Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng An Phúc; Công ty Cổ phần Vimeco, thuộc Tổng Công ty Cổ phần xuất khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex; và Công ty Xây dựng thương mại vận tải Đất Quảng thuê để sản xuất bêtông các loại.

“Do Công ty Đa Phương Thức có mặt bằng nhưng không dùng đến nên bên tôi thuê lại để thực hiện các dự án ở khu kinh tế Dung Quất. Công ty tôi chỉ có nhu cầu 1 ha, nhưng ở đây phải thuê hết nên tôi cho các công ty khác có nhu cầu sản xuất bêtông thuê lại” - ông Vũ Văn Viên, Giám đốc Công ty Cơ khí và Xây dựng Tùng Lâm, giải thích.

Nhiều hạng mục xây dựng trái phép

Lấy đất mặt bằng dự án để cho nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuê lại, nên các thủ tục pháp lý, hoạt động sản xuất chưa được giám sát kịp thời, vi phạm các quy định lĩnh vực đầu tư, xây dựng. 

 Trên diện tích 3 ha, 3 trạm sản xuất bêtông tươi, bêtông thương phẩm được xây dựng và vận hành, cung ứng số lượng lớn bêtông cho các dự án. Mặc dù hoạt động từ đầu năm 2023, nhưng tất cả trạm sản xuất bêtông của Công ty Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng An Phúc, Công ty Cổ phần Vimeco và Công ty Xây dựng thương mại vận tải Đất Quảng đều không có giấy phép xây dựng.

Trong đó, Công ty An Phúc xây dựng trạm sản xuất bêtông tươi, bêtông thương phẩm, văn phòng làm việc, nhà ở công nhân và kho bãi chứa hàng hóa; mỗi ngày, hàng chục xe tải, phương tiện liên tục ra vào nhà máy vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất bêtông.

Theo thông tin thu thập của phóng viên Báo Lao Động, ngày 25.7.2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi phối hợp cùng với các cơ quan liên quan, đã có buổi kiểm tra về trật tự xây dựng tại Công ty Đa Phương Thức Vietranstimex.

Qua kiểm tra, Công ty Đa Phương Thức Vietranstimex đã tổ chức thi công các hạng mục công trình gồm 3 trạm trộn bê tông và các công trình phụ trợ… mà không có giấy phép xây dựng. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đã lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, đồng thời chuyển hồ sơ vi phạm hành chính đến UBND huyện Bình Sơn xem xét, xử lý. 

 

 Thu hồi 4.000m2 đất làm sân bóng, dân nói tự khai hoang, xã bảo lấn chiếm

BẢO TRUNG 

https://laodong.vn/ban-doc/thu-hoi-4000m2-dat-lam-san-bong-dan-noi-tu-khai-hoang-xa-bao-lan-chiem-1222235.ldo

Đắk Lắk - Gia đình bà Nguyễn Thị Tình (thôn Hợp Hòa, xã Ea M’Droh, tỉnh Đắk Lắk) khai hoang được mảnh đất hơn 8.000m2. Đến năm 2019, một nửa diện tích đất nói trên bị UBND xã thu hồi để xây dựng sân bóng, nhưng không có phương án đền bù.

Bà Nguyễn Thị Tình (thôn Hợp Hòa, xã Ea M’Droh, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã cùng chồng là ông Trịnh Thanh Tiếp, khai hoang được hơn 8.000m2 đất tại buôn Ea M’Dróh, xã Ea M’Dróh.... từ năm 1995.

Năm 2016, bà Tình đã kê khai, đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) gần 4.000m2 trên mảnh đất rộng hơn 8.000 m2 mà bà đang canh tác. Tiếp đó, bà đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận, cấp sổ đỏ tiếp cho phần diện tích đất còn lại.

Đến năm 2019, UBND xã mới làm việc với bà Tình và rà soát hồ sơ và tháng 9.2020, UBND xã Ea M’Droh ban hành văn bản, trả lời việc bà Tình đề nghị xin được cấp sổ đỏ phần đất còn lại đã khai hoang vào năm 1995 là không đủ căn cứ.

Bà Nguyễn Thị Tình - bức xúc: "Tôi được cơ quan chức năng thông báo rằng khoảng hơn 4.000m2 đất tại thửa đất được gia đình khai hoang vào năm 1995 nằm trong diện bị thu hồi để UBND xã Ea M'Droh xây dựng sân bóng. Đây là việc khó chấp nhận được, bởi đây là thửa đất tôi sử dụng lâu dài bao nhiêu năm nay và gần một nửa trong số đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà con sinh sống trong vùng có thể làm chứng.

Ngoài ra, tôi còn có giấy sang nhượng đất viết tay, định giá mua bán từ chủ cũ thửa đất nếu cơ quan chức năng thu hồi theo quy định thì phải có bồi thường xứng đáng còn nếu không phải trả lại đất cho gia đình. Chồng tôi đã qua đời, hiện tôi chỉ sống với con, hoàn cảnh gia đình khó khăn".

Tại cuộc họp ngày 24.7, liên quan đến vụ đất đai của bà Phạm Thị Tình (tại thửa đất số 1946, tờ bản đồ số 36, thôn Hợp hòa, xã Ea M'Droh), UBND xã đã mời người khoảng 10 người dân sinh sống lâu năm tại khu vực trên để xác minh, đối chiếu lịch sử nguồn gốc khu đất nói trên có thuộc quyền sở hữu của bà Tình hay không.

Tại đây, một số bà con xác nhận rằng thửa đất số 1946 (thôn Hợp Hòa) là do vợ chồng bà Tình mất nhiều công sức khai hoang, cải tạo mới thành ra hiện trạng như ngày nay. Họ tận mắt chứng kiến quá trình thửa đất hình thành và nếu cơ quan chức năng thu hồi để xây dựng sân bóng tại địa phương thì cần xem xét bồi thường, hỗ trợ xứng đáng cho bà Tình.

Lãnh đạo UBND xã Ea M'Droh (huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk) - nhận định: Đối với trường hợp của đất của bà Tình, nếu công dân không đồng ý với cách xử lý của chính quyền địa phương thì có thể khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi. Bà Tình cũng có thể khiếu nại lên cấp cao hơn là UBND huyện để giải quyết.

UBND xã chỉ làm đúng theo quy định, thửa đất của bà Tình thuộc diện lấn chiếm, có trích lục đo đạc hẳn hoi, thuộc diện cần thu hồi. Còn đối với giấy sang nhượng đất viết tay có thể tham khảo bởi rất khó chứng minh được nguồn gốc đất là khai hoang hay là lấn chiếm. 

 Cả nước có hơn 85.200 lao động đi làm việc nước ngoài trong 7 tháng

Hồng Kiề

https://www.vietnamplus.vn/ca-nuoc-co-hon-85200-lao-dong-di-lam-viec-nuoc-ngoai-trong-7-thang/886394.vnp 

 

Trong thời gian gần đây, Nhật Bản luôn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất bởi có điều kiện làm việc, thu nhập hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. 

 Theo số liệu mới nhất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 85.224 lao động (trong đó có 29.712 lao động nữ), đạt 77,47% kế hoạch năm.

Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với  41.139 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) 36.956 lao động, Hàn Quốc 1.799 lao động, Trung Quốc 1.024 lao động, Singapore 800 lao động, Hungary 802 lao động, Romania 537 lao động và các thị trường khác.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất, bởi đây là thị trường có điều kiện làm việc, thu nhập hấp dẫn và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam.

 Ngay trong tháng 7/2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và tỉnh Wakayama đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác khung pháp lý cơ bản giữa về tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.

Hiện do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, tỉnh Wakayama có chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam, lao động kỹ năng đặc định và lao động là kỹ sư sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản. Thông qua Bản ghi nhớ khung về hợp tác lao động giữa hai bên, người lao động Việt Nam có thể thực tập và làm việc trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và Nhật Bản, phát huy thế mạnh mỗi bên, cùng có lợi trong hoạt động hợp tác. 

 Hiện do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, tỉnh Wakayama có chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam, lao động kỹ năng đặc định và lao động là kỹ sư sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản. Thông qua Bản ghi nhớ khung về hợp tác lao động giữa hai bên, người lao động Việt Nam có thể thực tập và làm việc trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và Nhật Bản, phát huy thế mạnh mỗi bên, cùng có lợi trong hoạt động hợp tác.

Chính quyền tỉnh Wakayama sẽ thuận lợi xây dựng các cơ chế trợ giúp, quan tâm đối với người lao động Việt Nam thực tập và làm việc tại địa bàn tỉnh. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tạo dựng được các kênh liên lạc để nắm tình hình và hợp tác giải quyết các phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc tại đây.

Cũng trong tháng 7/2023, Tập đoàn JHL Việt Nam và Công ty Cổ phần Nozomi (Nhật Bản) đã ký kết triển khai Chương trình đào tạo E-Learning Chăm sóc viên Y tế chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam với sự tham dự của lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Jica (Nhật Bản), lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh Thanh Hóa, Tuyên Quang, các trường Cao đẳng Y tế Thái Bình, Cao đẳng công nghệ Y dược Việt Nam….

Lễ ký kết đánh dấu chương trình đào tạo nhân sự chuyên chăm sóc người cao tuổi theo tiêu chuẩn Nhật Bản được đưa vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề tại Việt Nam, đưa việc giảng dạy ngành chăm sóc viên y tế dưới hình thức E-learning, thuận tiện cho việc vừa học vừa thực hành, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng bài giảng./. 

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment