VNTB – Hoa Kỳ hình thành chuỗi đảo thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương ngăm chận Trung Cộng
Phạm Bá Hoa
05.06.2023 4:50
VNThoibao
Cuối tháng 4/2023, Hoa Kỳ và Đại Hàn đã đạt được thỏa thuận về tiềm thủy đỉnh hạt nhân hoạt động tại Đại Hàn, thì ngày 1/5/2023 Tổng Thống Philippines Marcos Jr. đến thăm Hoa Kỳ. Trong tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, Philippines và Đại Hàn là đồng minh của Hoa Kỳ, đang mở đường cho sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Hoa Kỳ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Tổng Thống Marcos, Ông gặp và thảo luận với Tổng Thống Hoa Kỳ, và sau đó là Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin.
Cùng ngày 1/5/2023, Tổng Thống Philippines phát biểu rằng: “Philippines quyết tâm xây dựng mối bang giao bền chặt hơn với Hoa Kỳ, và thúc đẩy trao đổi kinh tế nhiều hơn giữa hai quốc gia”.
Trong tuyên bố chung có đoạn:
“Tổng Thống Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết đồng minh sắt đá của Hoa Kỳ với Philippines. Khu vực Thái Bình Dương -bao gồm Biển Đông- bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào quân đội, hoặc tàu công vụ, hay phi cơ của Philippines, thì Hoa Kỳ sẽ viện dẫn “Hiệp Ước Phòng Thủ Chung giữa Hoa Kỳ với Philippines năm 1951, có nghĩa là cả hai bên sẽ giúp bảo vệ nhau, nếu một trong hai bên bị tấn công bởi bên thứ ba”.
Gần đây, Philippines đã mở 4 căn cứ quân sự mới cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng, trong đó có một số đảo ở eo biển Bashi. Cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Hoa Kỳ với Philippines gần Đài Loan vừa kết thúc. Báo Wall Street Journal nhận định: “Đây là cuộc tập trận đầu tiên trong mục đích bảo vệ miền Bắc Philippines, cũng là chuẩn bị bảo vệ Đài Loan khi bị Trung Cộng tấn công.
Trước khi rời Hoa Kỳ, Tổng Thống Marcos Jr. đã tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ để thu hút các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Philippines.
Giới chuyên gia nhận định: “Khi quân đội Hoa Kỳ mở rộng căn cứ quân sự ở Philippines, sẽ hình thành chuỗi đảo thứ nhất vùng Tây Thái Bình Dương có “hình lưỡi liềm” từ Đại Hàn –🡪 Nhật Bản –🡪 Đài Loan –🡪 Philippines. Tuyến phòng thủ quan trọng này, có khả năng ngăn chận tham vọng của Trung Cộng trong khu vực”.
Xin nhắc lại là Philippines thời Tổng Thống Rodrigo Duterte với chính sách thân Trung Cộng, nhất là trong vấn đề Biển Đông. Nhưng bất chấp sự ve vãn của ông Duterte, Trung Cộng hứa đầu tư nhiều vào Philippines, nhưng thực chất thì không có gì hết, mà ngược lại họ sử dụng tàu hải cảnh thường xuyên quấy rối các tàu của Philippines. Chính vì vậy mà khi ông Marcos nhận chức Tổng Thống Philippines, ông quyết định tăng cường bang giao với Hoa Kỳ.
Philippines, mảnh ghép chống Trung Cộng ở cực Nam.
Với vị thế chung quanh là biển, Philippines nằm ở cực Nam của chuỗi đảo thứ nhất, và là quốc gia đầu trong việc đối đầu với mối đe dọa từ Trung Cộng ở eo biển Đài Loan và Biển Đông. Eo biển Bashi là hải trình mà Hải Quân Hoa Kỳ từ căn cứ trên đảo Guam tiến vào eo biển Đài Loan, cũng là hải trình mà Trung Cộng sử dụng vào bờ biển phía Đông Đài Loan và vào Thái Bình Dương.
Giáo Sư Ma Zhunwei (Adam Ma) thuộc Viện Bang Giao Quốc Tế & Chiến Lược tại Đại Học Tamkang của Đài Loan, nhận định rằng: “Với chuỗi đảo thứ nhất nói trên, nếu các chiến hạm của Trung Cộng muốn đi về phía Đông để đến Thái Bình Dương, thì chỉ có 2 lối ra: Đó là eo biển Bashi, và eo biển eo biển Miyako. Vị trí tương ứng là Philippines ở phía Nam, và Okinawa ở phía Bắc, trong khi Philippines là cửa ngõ vào lối ra phía Nam Trung Cộng của chuỗi đảo thứ nhất”.
“Philippines là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Khi vùng Tây Thái Bình Dương vào tình hình khẩn cấp, thì quân đội Hoa Kỳ sẽ đến đảo Luzon đối diện với Đài Loan, nơi đây sẽ là căn cứ của Pháo Binh và Hỏa Tiễn của Hoa Kỳ bảo vệ eo biển Đài Loan”.
“Cuộc tập trận của quân đội Trung Cộng hồi tháng 8/2022 và tháng 4/2023, họ đã sử dụng chiến đấu cơ và hỏa tiễn bắn chung quanh Đài Loan, cho thấy mục đích chiến lược của họ nhằm cắt đứt hỗ trợ từ bên ngoài trong trường hợp khủng hoảng eo biển Đài Loan. Năm nay -2023- một phần của cuộc tập trận quân sự Balikatan -vai kề vai- giữa Mỹ với Philippines thực hiện ở eo biển Bashi, cho thấy Hoa Kỳ đã nhận ra âm mưu phong tỏa của Trung Cộng. Đảo Basco và các đảo khác ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Philippines, sẽ trở thành bàn đạp cho bất kỳ phản ứng của Hoa Kỳ đối với xung đột quân sự ở Đài Loan”.
Vẫn Giáo sư Ma Zhunwei: “Chiến lược an ninh quốc gia hiện tại của Hoa Kỳ củng cố chuỗi đảo thứ nhất vùng Tây Thái Bình Dương, rõ ràng là nhắm vào đối thủ số một là Trung Cộng. Chiến lược này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng của chuỗi đảo thứ hai.
“Mặc dù xung đột giữa Philippines với Trung Cộng là ở một số đảo Biển Đông chớ không phải ở eo biển Đài Loan, nhưng Philippines cần hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ với Philippines có Hiệp Ước Quân Sự nên Philippines không thể đứng ngoài cuộc. Nói cách khác, nếu Hoa Kỳ cần thì Philippines chắc chắn sẽ hợp tác chặt chẽ”.
Báo Wall Street Journal dẫn lời của Thiếu Tướng Restituto Padilla -từng là Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Philippines, nhận định rằng: “Cuộc tập trận của Hải Quân Trung Cộng gần miền Nam Đài Loan có thể dễ dàng bị đánh chìm, khiến mọi hành động xâm lược đều khó thành công. Phạm vi tối đa của hệ thống Himars cho phép tấn công các mục tiêu trên eo biển Bashi từ đảo Basco và các đảo lân cận khác”.
Giám Đốc Gregory Poling -chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược & Quốc Tế- một tổ chức nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ, nói với hãng tin Reuters rằng: “Philippines sẽ khó giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột tại Đài Loan, do khoảng cách với Hoa Kỳ và các nghĩa vụ theo Hiệp Ước giữa hai quốc gia”.
Giám Đốc Su Ziyun (Su Tzu-yun/Tô Tử Vân) -Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên & Chiến Lược Quốc Phòng thuộc Viện Nghiên Cứu An Ninh Quốc phòng Đài Loan- nói với Epoch Times rằng:
“Philippines là mảnh ghép mới nhất chống lại Trung Cộng, cũng là mảnh ghép tại cực Nam. Trong khi từ phía Bắc có Đại Hàn đã thật sự là một đồng minh mạnh mẽ của Hoa Kỳ, cạnh đó là Nhật Bản cùng với Đài Loan, giờ đây có thêm đồng minh Philippines ở cực Nam. Tất cả, trở thành một mạng lưới bao vây hình lưỡi liềm, chính là tuyến phòng thủ quan trọng nhất để ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Cộng”.
“Phía Tây Bắc Philippines đối diện với Biển Đông, còn phía Đông Bắc đối diện với eo biển Bashi của Đài Loan. Nếu tuyến phòng thủ này được bổ sung, chẳng khác nào biến Hải Quân Trung Cộng thành một hạm đội trong gọng kìm, nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp sẽ có thể ngăn Trung Cộng đe dọa bờ Đông Đài Loan. Về vị trí chiến lược, có nghĩa là 3 vùng biển (Biển Hoa Đông – eo biển Đài Loan – Biển Đông) đã bao vây Trung Cộng. Giờ đây, có thêm Hoàng Hải – Đại Hàn Quốc cùng tham gia, vậy là Trung Cộng bị bao vây từ 4 vùng biển. Trong tình thế đó, đảo Basco là đảo chỉ cách Đài Loan khoảng 172 cây số, là nơi từng có Thủy Quân Lục Chiến Philippines. Tại đây, Philippines đã bố trí hỏa tiễn chống hạm siêu thanh BrahMos, có thể ngăn chặn hiệu quả hạm đội Trung Cộng đi qua eo biển Bashi”.
Chiến lược mà Philippines áp dụng trước đây là dựa vào Hoa Kỳ về an ninh, và gắn chặt kinh tế với Trung Cộng. Nhưng với tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, cộng thêm tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, các nước Đông Nam Á khác đang nhìn theo Philippines để cân nhắc xem “giữa an ninh quốc gia với kinh tế, lãnh vực nào quan trọng hơn”.
Giáo sư Ma Zhunwei (Đài Loan) nhận định: “Sức mạnh quân sự của Trung Cộng ngày càng tỏ ra hiếu chiến, sẽ tạo cảm giác lo sợ đối với các nước láng giềng nói riêng, và toàn bộ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nói chung, tất cả đang tăng cường phòng thủ trước mối đe dọa của Trung Cộng, và muốn liên kết với nhau để đối phó với mối đe dọa này”.
Trong khi chuyên gia Su Ziyun (Đài Loan) phân tách rằng: “Các quốc gia khối ASEAN, có thể chia thành Bắc ASEAN và Nam ASEAN.
– Bắc ASEAN là ASEAN đất liền, bao gồm: Lào + Campuchia + Myanmar + Thái Lan + Việt Nam. Nhóm này nghiêng về Trung Cộng hơn.
– Nam ASEAN là ASEAN đại dương, bao gồm: Singapore + Philippines + Indonesia + Malaysia + Brunei. Nhóm này gần gũi hơn với Hoa Kỳ, và cùng trong thế bao vây Trung Cộng”.
Không giống như phòng thủ của NATO Châu Âu, Hoa Kỳ có 5 đồng minh trong Hiệp Ước riêng biệt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là Hoa Kỳ + Australia + Đại Hàn + Nhật Bản + Philippines + Thái Lan. Với sự gia tăng đe dọa quân sự của Trung Cộng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản và Australia đã ký các quy định phòng thủ riêng biệt, và trong cuộc tập trận quân sự ở Philippines lần này có quân đội Australia tham dự. Vậy, trong tương lai khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể là “tiểu NATO” chăng?
Chuyên gia Su Ziyun nhận định: “Không chỉ Hải Quân Australia có mặt, mà chiến hạm của Pháp đã đi qua eo biển Đài Loan, và Anh Quốc đã quyết định sẽ điều động quân đội đến Nhật Bản để giúp chống lại mối đe dọa từ vùng xám hàng hải Trung Cộng. Giờ đây, Hoa Kỳ đang trở lại chiến lược an ninh Thái Bình Dương thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ là trung tâm và trục phụ trợ kéo dài từ Đại Hàn 🡪 Nhật Bản 🡪 Đài Loan 🡪 Philippines 🡪 Singapore.”
“Lớp củng cố thứ hai, là chương trình sản xuất tiềm thủy đỉnh hạt nhân AUKUS Hoa Kỳ + Anh quốc + Australia, giúp Australia gia tăng sức mạnh quân sự trong mục đích ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng. Lớp củng cố thứ ba, là thỏa thuận giữa 5 quốc gia là Anh quốc + Singapore + Malaysia + Australia + New Zealand.
“Cuối cùng, eo biển Đài Loan cũng liên quan đến an ninh và lợi ích của Châu Âu, vì giao thông đường biển giữa Đông Bắc Á với Châu Âu chiếm 26% thế giới, nếu tuyến vận tải đường biển này bị Trung Cộng kiểm soát, sẽ rất bất lợi cho Châu Âu”. (tóm lược bài của Tống Đường, Dị Như, trong e-mail tmyloan@gmail.com ngày 8/5/2023)
(*) Trích thư số 140 gởi người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam.
No comments:
Post a Comment