Đối Thoại Điểm Tin ngày 08 tháng 06 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Khảo
sát: Tỷ lệ ủng hộ ông Biden ở mức 41%, người Mỹ lo ngại về kinh tế
Cựu
giám đốc tố Trung Quốc dùng dữ liệu từ TikTok để theo dõi người biểu tình Hong
Kong
Đại
sứ Mỹ: Trung Quốc nhắm mục tiêu các công ty Mỹ vì động cơ chính trị
Messi sẽ gia
nhập Inter Miami sau khi rời Paris St Germain
Chuyên gia LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình việc điều
tra hình sự luật sư Đặng Đình Mạnh
Đức quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Thị
Minh Hồng
Thủ tướng Campuchia đề nghị Việt Nam bắt Sam Rainsy,
cảnh báo ‘sẽ có vấn đề’ nếu không bắt
Vắc-xin ngừa dịch tả lợn đầu tiên trên thế giới sắp được
phê duyệt tại Việt Nam
Cựu giám đốc tố Trung Quốc dùng dữ liệu từ TikTok để
theo dõi người biểu tình Hong Kong
Kyiv tuyên bố tiến gần Bakhmut, phủ nhận cuộc phản
công quy mô lớn đang diễn ra
Thủ
tướng VN yêu cầu thanh tra về cung ứng điện của EVN giữa lúc thiếu điện nghiêm
trọng
Nhà
thầu cao tốc Bến Lức-Long Thành kiện VEC ra Trung tâm trọng tài quốc tế
Quảng
Ninh: Cách chức trưởng công an phường “chửi bới dân” sau va chạm giao thông
Khánh
Hòa: Bắt Phó giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
Campuchia
khởi công tuyến cao tốc kết nối với Việt Nam
Nhật,
Mỹ, Úc, Canada lần đầu tập trận chung ở biển Hoa Đông và tín hiệu được gửi ra
Liên
tục bắt các nhà hoạt động môi trường, VN sẽ gặp khó với khoản tài trợ hơn 15 tỷ
đô
Khi
lòng yêu nước bị ‘định hướng’
Việt
Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh
Tướng
đúng là có ‘giá’, chỉ chưa rõ... bao nhiêu? (Phần 2)
Tướng
đúng là có ‘giá’, chỉ chưa rõ... bao nhiêu? (Phần 1)
Các
cựu lãnh đạo Cienco1 hầu tòa trong vụ sai phạm 239 tỷ đồng
Việt
Nam cảnh báo tình trạng người về hưu khó bảo đảm an sinh xã hội
Mỹ,
Nhật, Úc và Philippines cam kết gia tăng hợp tác tại Biển Đông
Bắc
Giang cảnh báo thiếu điện gay gắt, cắt giảm điện cho sản xuất ở các khu công
nghiệp
Đồng Nai: Bắt tạm giam nguyên Hiệu trưởng Đại học Đồng Nai gây
thất thoát hàng chục tỷ đồng
Bắt
Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Tây Bắc
Đắk
Lắk: Thầy giáo âm nhạc Đặng Đăng Phước bị kết án 8 năm tù giam
Vì sao Nhật Bản
định nghĩa lại thế nào là hiếp dâm?
Vụ
nhà thơ Dạ Thảo Phương 'lên tiếng là quan trọng nhất'
Việt
Nam: Tố cáo kẻ xâm hại tình dục để rồi bị lên án ngược?
Thăm lại bưu điện
Cầu Voi và tìm chứng cứ ‘giải oan’ cho tử tù Hồ Duy Hải
Việt Nam đứng trên nhiều
'chân kiềng' quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nga và EU
Việt Nam: Dân chật
vật, doanh nghiệp ngưng sản xuất vì mất điện trong nắng nóng
TikTok: ByteDance
bị cáo buộc giúp Trung Quốc theo dõi các nhà hoạt động Hong Kong
Tàu Trung Quốc rời vùng
biển Việt Nam sau phản đối của Hà Nội
Vỡ đập Ukraine: Liên
Hiệp Quốc cảnh báo về 'hậu quả cực kỳ nghiêm trọng'
Tiếc nuối và chờ
đợi khi giải Ngoại hạng Anh khép lại
Đảng Cộng sản Việt
Nam học gì từ các chính sách của 'người đồng chí' Trung Quốc?
Vỡ đập Kakhovka : Hàng ngàn cư dân được sơ tán, LHQ cảnh báo về
một thảm họa nghiêm trọng
Mỹ trừng phạt nhiều công ty
Trung Quốc ‘‘do hỗ trợ chương trình tên lửa Iran’’
Liên Âu yêu cầu 44 công ty công
nghệ số áp dụng nhãn mác ‘‘Trí thông minh nhân tạo’’
OECD:
Việt Nam không nên hỗ trợ tài chánh cho các đại công ty để bù đắp các khoản
thuế toàn cầu
Việt
Nam : Các quán phở được Michelin khuyên “nên đến ăn thử”
Phản
đối NATO mở văn phòng đại diện tại Nhật : Pháp tránh làm phật lòng Trung Quốc.
Cải
tổ hưu trí Pháp : Số người tham gia ngày biểu tình phản đối lần thứ 14 giảm
mạnh
TT
Zelensky : « Vụ vỡ đập Kakhovka không ảnh hưởng đến kế hoạch phản công của
Ukraina »
Việt
Nam : Nhiều tỉnh thành ở miền bắc cắt điện gần như cả ngày
Ukraina
: Đập Kakhovka bị vỡ, vùng Crimée có nguy cơ bị thiếu nước
Ukraina
: Hậu quả của thảm họa vỡ đập thủy điện Kakhovka
Tại
Tòa án Công lý Quốc tế, Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’
Tổng
thống Brazil công bố kế hoạch chống khai thác bất hợp pháp rừng Amazon
1983-2023
: 40 năm cuộc đua với thời gian từ khi các nhà khoa học Pháp phát hiện virus
gây bệnh SIDA
Vỡ
đập thủy điện Kakhovka : Ukraina và Nga đổ trách nhiệm cho nhau
Tàu
Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam sau đối thoại Mỹ -Trung
Pháp :
Đình công chống cải tổ hưu trí lần thứ 14
Tổng
thống Yoon : Liên minh Mỹ-Hàn Quốc dựa trên vũ khí hạt nhân
(AFP) –
Nga cáo buộc Ukraina làm nổ đường ống dẫn khí amoniac dài nhất thế giới. Theo bộ Quốc Phòng Nga hôm
07/06/2023, ‘‘một nhóm phá hoại Ukraina đã cho nổ tung đường ống dẫn
khí amoniac Togliatti-Odessa’’, dài khoảng 2.400 km, nối một thành phố của
Nga bên bờ sông Volga với một hải cảng Ukraina trên Biển Đen. Theo phía
Nga, ‘‘hành động khủng bố’’ diễn ra vào tối thứ Hai.
(Yonhap) -
Seoul lên án phi cơ chiến đấu Trung Quốc và Nga xâm nhập vùng Nhận dạng Phòng
Không. Bộ Quốc
Phòng Hàn Quốc hôm 07/06/2023 ra thông báo lên án ‘‘nghiêm
khắc’’ đối với Trung Quốc và Nga, vì các cuộc xâm nhập không báo
trước của chiến đấu cơ vào Khu vực Nhận dạng Phòng không Hàn Quốc.
Một ngày trước đó, 4 máy bay quân sự Trung Quốc và nhiều máy bay Nga đã xâm
nhập trong chốc lát vùng ADIZ của Hàn Quốc, buộc lực lượng không quân nước này
phải điều máy bay chiến đấu lên giám sát.
(AFP) -
Đảo Fiji thận trọng trong hợp tác an ninh với Trung Quốc. Thủ tướng Sitiveni Rabuka hôm 07/06/2023
cho biết chương trình trao đổi nhân viên an ninh với Trung Quốc « đang
trong vòng nghiên cứu ». Đảo quốc nay không loại trừ khả nhăng « hủy » thỏa
thuận đã thông qua với Bắc Kinh hồi 2011 cho phép cảnh sát Fiji sang Trung Quốc
để đào tạo và học hỏi kinh nghiệm. Thông báo được đưa ra nhân dịp ông Rabuka
công du New Zealand. Quốc đảo này chuẩn bị ký kết với Wellington một thỏa
thuận « tăng cường hợp tác quân sự ».
(AFP) –
Giáo hoàng Phanxicô nhập viện, giải phẫu đề phòng bị rối đường ruột. Theo tin từ Vatican, lãnh đạo tòa
thánh phải nhập viện chiều nay 07/06/2023 và sẽ được giữ lại bệnh viện « một
vài ngày để theo dõi ». Năm nay 86 tuổi, sức khỏe của giáo hoàng
Phanxicô sa sút nhiều từ 2013. Dự kiến, ngài sẽ công du Bồ Đào Nha dự lễ hội
Thanh Niên Công Giáo Thế Giới vào tháng 08/2023.
(AFP) –
Matxcơva phải bồi thường cho nhà đối lập Nga Alexeï Navalny 40.000 euro. Thông cáo của Tòa Án Nhân Quyền
Châu Âu CEDH hôm 06/06/2023 giải thích : do không cho mở điều tra thực sự
về vụ ông Navalny bị đầu độc năm 2020, chính quyền Nga phải đền bù thiệt hại
về « tâm lý » cho đương sự số tiền nói trên. Tháng
08/2020 Alexeï Navalny đã thoát chết trong gang tấc do bị đầu độc bằng chất
Novitchok. Ông bảo toàn được tính mạng nhờ được đưa sang Đức điều trị.
(AFP) –
Bảo tàng Louvre ở Paris giúp Ukraina bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật. Trong thông cáo hôm
07/06/2023, giám đốc bảo tàng Louvre Laurence des Cars xác nhận :
ngay từ đầu chiến tranh do Nga khởi động, Louvre đã là nơi cất giữ nhiều tác
phẩm lớn của bảo tàng nghệ thuật Kiev. 16 trong số này sẽ được trưng bày trong
một cuộc triển lãm từ ngày 14/06-06/11/2023. Tính cho
đến nay, 468 công trình văn hóa của Ukraina đã bị hư hại do tác động
của chiến tranh, trong đó có 35 viện bảo tàng.
TIN TỨC: Thứ Năm,
ngày 08 tháng 06 năm 2023
1/ THIẾU ĐIỆN NHIỀU TỈNH THÀNH TẠI
VN BỊ CÚP ĐIỆN CẢ NGÀY
Tình trạng
thiếu điện trong khi thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C ở VN, nhiều tỉnh thành
ở miền bắc đã bị cúp điện gần như cả ngày, khiến đời sống dân chúng bị đảo lộn.
Trong một
hành động vô cùng chậm trễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ra lệnh cho bộ công
thương phải thành lập đoàn thanh tra về việc cung ứng điện lực của tập đoàn
Điện lực VN (EVN) từ ngày 1 tháng Giêng năm 2021 cho đến ngày 1/6 năm nay. Ngoài
ra, bộ công thương phải hoàn thiện chỉ thị về tăng cường tiết kiệm điện trong
những ngày tới và phải báo cáo trước ngày 8/6.
Với các dự
án phong điện và quang điện đã thực hiện đầu tư xây dựng nhưng không đáp ứng
thời hạn áp dụng, bộ này phải nghiên cứu, hướng dẫn xử lý dứt điểm theo thẩm
quyền trong tháng 6/2023.
Cũng theo
yêu cầu nói trên, tập đoàn điện lực VN có nhiệm vụ tháo gỡ các trục trặc tại
các nhà máy điện, nhất là các nhà máy điện tại miền bắc, để đưa vào vận hành
trong thời gian sớm nhất. Các tập đoàn khác gồm Tập đoàn Công nghiệp Than và
Khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia được yêu cầu bảo đảm cung cấp đủ than
khí cho tập đoàn điện lực trong tháng 6 này.
Công điện
của ông Chính công bố ngay vào thời điểm một số khu công nghiệp tại các tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang đang đối mặt với tình trạng mất điện toàn bộ. Trong ngày
6/6, nhiều tỉnh thành ở miền bắc như Hải Phòng và Hà Nội bị cắt điện đột xuất
khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
Tại một quán
tắm hơi ở quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng trong ngày 6/6, bốn khách hàng đã
bị kẹt thang máy do mất điện đột xuất.
2/ VN KHÔNG
NÊN TRỢ GIÚP TIỀN CÁC CÔNG TY ĐỂ BÙ ĐẮP TIỀN THUẾ TOÀN CẦU
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (gọi tắt là OECD) vào tuần trước
khuyên bảo VN là nên tránh hỗ trợ các công ty ngoại quốc để bù đắp các khoản
thuế cao hơn mà họ sẽ phải trả trong khuôn khổ các quy định mới về mức thuế tối
thiểu toàn cầu.
Vào tuần
trước, VN đang đàm phán trợ cấp hàng trăm triệu Mỹ kim để bù đắp cho các công
ty đa quốc gia đang làm ăn ở VN, trong đó có tập đoàn Nam Hàn Samsung
Electronics và tập đoàn Mỹ Intel. Phần trợ cấp này sẽ giúp các doanh nghiệp nói
trên, kể từ năm tới, đối mặt với mức thuế tối thiểu toàn cầu, có thể cao hơn
mức thuế mà Việt Nam hiện nay dành cho họ.
Theo các quy
tắc mới đã được 140 nước thông qua và được tổ chức OECD hướng dẫn áp dụng, các
công ty có doanh thu hơn 750 triệu Mỹ kim mỗi năm, phải trả mức thuế lợi nhuận
thấp nhất toàn cầu là 15%, bất kể tại nơi có trụ sở chính hay nơi đặt chi
nhánh.
Theo giới
chuyên gia, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới dự tính bù
thuế cho các doanh nghiệp, một cách luồn lách một phần các quy tắc tài chánh
toàn cầu mới. Lý do là VN lo ngại rằng nếu không có một số hình thức bù đắp,
mức thuế cao hơn có thể khiến Việt Nam bớt hấp dẫn hơn đối với các công ty đa
quốc gia.
Trong nhiều
thập niên qua, Việt Nam đã thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhờ các ưu đãi thuế
khóa, chi phí lao động thấp, vị trí gần Trung Cộng, các hiệp định thương mại tự
do và chính phủ ổn định.
3/ HOA KỲ TRỪNG PHẠT NHIỀU CÔNG TY TRUNG CỘNG VÌ HỖ TRỢ CHO IRAN
Vào hôm 6/6, chính phủ Hoa
Kỳ đã ban hành một số biện pháp trừng phạt nhắm vào nhiều công ty Trung Cộng và
Hồng Kông vì đã hỗ trợ cho kế hoạch phi đạn tầm xa của Iran.
Theo bộ tài
chính Mỹ, các công ty Trung Cộng đã cung cấp nhiều lò phản ứng ly tâm, thiết bị
điện tử, một số nguyên liệu kim loại có thể được xử dụng cho mục tiêu quân sự
cho bạo quyền Iran vốn đã nằm trong danh sách trừng phạt.
Bộ tài chính
Mỹ cũng trừng phạt tùy viên quân sự Iran ở Bắc Kinh với cáo buộc tổ chức việc
mua vật tư và thiết bị của Trung Cộng để phục vụ công nghiệp quân sự Iran. Các
trừng phạt này giúp gia tăng các nỗ lực chống lại những bất ổn trong khu vực,
gây đe dọa an ninh cho các nước đồng minh.
Một giới
chức Hoa Kỳ cho biết là có rất nhiều khả năng Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ
công du Trung Cộng trong những tuần tới. Vẫn theo quan chức nói trên, hiện tại
thời điểm cụ thể chuyến đi chưa được xác định.
Cần biết
ngoại trưởng Mỹ từng có kế hoạch đi Bắc Kinh vào tháng 2 năm nay, nhưng chuyến
đi rút cục bị hủy vào cuối tháng Giêng, sau vụ khinh khí cầu Trung Cộng bị bắn
rơi ở Mỹ.
Vào hôm 6/6,
bộ ngoại giao Trung Cộng cho biết hai bên đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn và
xây dựng về việc cải thiện mối quan hệ Mỹ - Hoa, phù hợp với sự đồng thuận mà
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden đạt được bên lề hội nghị thượng
đỉnh G20 tại thành phố Ba Li của Indonesia vào tháng 11 năm ngoái.
4/ VỠ ĐẬP
KAKHOVKA: LHQ CẢNH BÁO VỀ MỘT THẢM HỌA NGHIÊM TRỌNG
Chiến dịch di tản khẩn cấp
cư dân hai bên bờ sông Dniepr ở Ukraine vẫn tiếp diễn vào hôm 7/6, chỉ một ngày
sau vụ đập thủy điện Kakhovka ở miền nam Ukraine bị phá vỡ khiến nước sông dâng
cao.
Theo các nguồn tin từ hai
phía Ukraine và các vùng bị Nga tạm chiếm, đã có gần 3 ngàn người di tản khỏi
vùng bị ngập lụt, trên tổng số hơn 40 ngàn người bị ảnh hưởng.
Theo phát
ngôn nhân cơ quan khẩn cấp Ukraine, hơn 1450 người sinh sống trong khu vực do
Ukraine kiểm soát đã được di tản. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, mực nước
sông ở khu vực thành phố Kherson đã cao thêm 5 thước.
Về phía Nga,
phó tỉnh trưởng Kherson cho biết hơn một ngàn người ở phía bên kia sông trong
vùng do Nga kiểm soát cũng đã được di tản. Tính chung có hơn 40 ngàn người sinh
sống ở hai bên bờ sông bị lũ lụt ảnh hưởng, gồm 17 ngàn người dân phía Ukraine.
Chiến dịch
di tản sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong bối cảnh nước lũ được dự báo đạt đỉnh
vào hôm qua 7/6 và sẽ giữ ở mức đó trong vòng từ 4 đến 5 ngày.
Vụ đập thủy
điện Kakhovka bị phá vỡ đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng an toàn của nhà
máy điện hạt nhân Zaporijjia, nằm cách đó 150 cây số về phía thượng nguồn, với
các lò phản ứng được làm mát bằng nước của hồ đập thủy điện.
Câu hỏi cho
đến giờ chưa có lời giải đáp là thủ phạm vụ phá hoại đập Kakhovka là ai. Tại
một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo An LHQ vào chiều hôm qua, đại diện của
Nga và Ukraine tiếp tục đổ lỗi cho nhau. Riêng Hoa Kỳ xác định rằng trước mắt
chưa thể khẳng định bên nào là thủ phạm.
Trong khi
đó, người cầm đầu các vấn đề nhân đạo LHQ đã nói đến một thảm họa mà quy mô chỉ
có thể được đánh giá trong vài ngày tới, nhưng hậu quả sẽ nghiêm trọng và sâu
rộng đối với hai bên.
Đối với Tổng
thư ký LHQ Antonio Guterres, đây là hậu quả tàn khốc mới của cuộc xâm lược
Ukraine do Nga phát động vào cuối tháng 2 năm 2022. Theo ông thì phải chấm dứt
các cuộc tấn công vào thường dân và các cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu.
VNTB – Sài Gòn: cửa đóng then cài
VNTB
– TS Trương Minh Ẩn: làm điều gì phải nhớ đến danh dự của người Việt
VNTB – Lá phiếu
“tín nhiệm thấp” với các quan chức EVN?
VNTB
– Cá nhân hay pháp nhân phải chịu trách nhiệm thuế trong vụ bà Hoàng Thị Minh
Hồng?
Người
Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta
“Đội
tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt
Khủng
hoảng mới tại Biển Đông?
Tại
sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?
04/06/1944:
Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ
Đại
Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)
Chuyển
động Quốc Phòng (26/5 – 1/6/2023)
Điện và Trung
Quốc08/06/2023
Thảm
họa nối tiếp thảm họa: Lũ lụt làm trầm trọng thêm nỗi khổ cực ở vùng chiến sự
Ukraine08/06/2023
Vượt biên08/06/2023
Ông
Hiền là ai mà lên lon thiếu tướng?08/06/2023
Nước
lũ nhấn chìm tiền tuyến của cuộc chiến Ukraine08/06/2023
Từ
vụ tân thiếu tướng Phạm Bá Hiền, nhìn lại08/06/2023
Tân
thiếu tướng Phạm Bá Hiền08/06/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 46807/06/2023
Vụ
vỡ đập Nova Kakhovka: Những gì chúng ta biết cho đến nay07/06/2023
Lại
nói về văn hóa!07/06/2023
Chu
Hồng Quý - Con đường lên tướng của chủ tòa lâu đài đang ồn ào trên mạng
Lê
Hồng Anh - Thảm họa Kakhovka : Ai vô tình, ai hữu ý ?
Bông
Lau - Giặc Nga phá đê Kakhovka
Hoàng
Nguyên Vũ - Bà cụ bán rau xây lâu đài
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Quy định đất ở mới được làm dự án là “đeo tròng” làm khó doanh nghiệp 08/06/2023
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ukraine về hành động khủng bố của Nga
tại Nhà máy thủy điện Kakhovka 08/06/2023
“Chuỗi cung ứng” IPEF: Mỹ và 13 nước hợp tác tránh phụ thuộc Trung
Quốc 07/06/2023
Phiếm luận trưa hè 07/06/2023
Giao tiếp với cõi tâm linh: Từ mê tín dị đoan trở thành sản phẩm
của chính trị 07/06/2023
Khủng hoảng mới tại Biển Đông? 06/06/2023
Trung Quốc vận động hành lang để ngăn cản Tây Tạng phát biểu trước
Câu lạc bộ Báo chí Úc 06/06/2023
Nghĩ về một ‘’chiến thắng lịch sử’’ 06/06/2023
Lỗi của EVN và Bộ Công thương, từ chối tháo gỡ ngay là tham nhũng,
là tiêu cực 06/06/2023
Những hiểm họa của Trí tuệ Nhân tạo 06/06/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Vụ thất thoát 240 tỷ đồng: Cựu sếp Cienco
1 bị đề nghị 9-10 năm tù
Thứ tư, 7/6/2023 16:53 (GMT+7)
VKS đánh giá sai phạm của các ông Phạm Dũng, Cấn Hồng
Lai và đồng phạm gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 240 tỷ đồng, đây là vi phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
Chiều 7/6, đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị tòa sơ thẩm
phạt các ông Cấn Hồng Lai (68 tuổi, cựu Tổng giám đốc Cienco 1) và Phạm Dũng
(62 tuổi, cựu chủ tịch HĐTV đơn vị này) cùng mức án 9-10 năm tù trong vụ tự ý
xóa 184 tỷ đồng nợ khó đòi là tài sản công và để ngoài sổ sách 4 khu đất khi cổ
phần hóa.
Ông Lê Văn Long (cựu Kế toán trưởng Cienco 1) bị đề
nghị 4-5 năm tù; Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó phòng Tài chính Kế toán) và Nguyễn
Mạnh Tiến (cựu Trưởng phòng Kế hoạch thị trường Cienco 1) 36-42 tháng tù.
Các ông Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó phòng Kiểm toán thuộc
Công ty Kiểm toán A&C chi nhánh Hà Nội) và Nguyễn Ngọc Tuyến (cựu kiểm toán
viên công ty) bị đề nghị 24-30 tháng tù.
Về dân sự, VKS đề nghị các bị cáo Lai và Dũng liên đới
bồi thường thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền trên 54 tỷ đồng. Cơ quan công tố
cũng ghi nhận sự thỏa thuận, thống nhất giữa Bộ Giao thông Vận tải, DATC và
Cienco 1 về việc giao khoản nợ hơn 184 tỷ đồng, hoàn trả cho Nhà nước số tiền
đã thu hồi được từ khoản nợ này.
Theo luận tội, hành vi của các ông Phạm Dũng, Cấn Hồng
Lai, Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Bích Hạnh vi phạm các quy định về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
Còn nhóm bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, Trần Ngọc Tuyến vi phạm
quy định khi thẩm định giá. Sai phạm của các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước
khoảng 240 tỷ đồng, đây là vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong vụ án, VKS đánh giá ông Phạm Dũng là chủ tịch
HĐTV, Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa, nên chịu trách nhiệm cao nhất khi cổ phần
hóa Cienco 1. Quá trình làm việc, bị cáo không đưa nội dung về việc xử lý khoản
nợ hơn 184 tỷ đồng để yêu cầu đối chiếu, đưa khoản nợ này vào giá trị doanh
nghiệp.
Ông Dũng và đồng phạm đã xác định 50 công ty còn nợ
Cienco 1 tổng số tiền 364 tỷ đồng. Trong đó, 184 tỷ đồng là khoản nợ khó thu hồi,
nên các bị can quyết định xóa nợ dù đây là tài sản công. Sau khi cổ phần hóa,
các bị can đòi được 65 tỷ đồng trong số 184 tỷ đồng, nhưng không bàn giao tiền
cho Nhà nước theo quy định.
Khi cổ phần hóa, Cienco 1 không bàn giao giá trị quyền
sử dụng 4 khu đất vào giá trị doanh nghiệp, gồm: 422 m2 tại số 135 Nguyễn Văn Đậu,
TP.HCM; 916 m2 tại TP Tân An, tỉnh Long An; 16.706 m2 tại Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang và 852 m2 tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Tại 4 khu đất này, nhóm cựu lãnh đạo Cienco 1 và các bị
cáo thuộc Công ty A&C xác định đây là "tài sản cố định vô hình" với
tổng giá trị 12,6 tỷ đồng. Trong khi đó, theo hội đồng định giá, tổng giá trị
các khu đất là hơn 67,4 tỷ đồng.
Trả hồ sơ điều tra vụ cháy quán karaoke An
Phú làm 32 người tử vong
Thứ tư, 7/6/2023 18:00 (GMT+7)
Liên quan vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết
tại TP Thuận An (Bình Dương) xảy ra ngày 6/9/2022, Công an tỉnh Bình Dương cho
biết đang điều tra bổ sung.
Ngày 7/6, tại buổi họp báo định kỳ thông tin tình hình
kinh tế, xã hội của UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, đại tá Trần Văn Chính, Phó
giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, cho biết
VKSND tỉnh Bình Dương đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung đối
với vụ án này.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bình Dương đã khởi tố 3 bị can gồm: trung tá Nguyễn Duy Linh (đội trưởng)
và đại úy Nguyễn Văn Võ (cán bộ, quản lý địa bàn công tác tại đội cảnh sát
phòng cháy chữa cháy Công an TP Thuận An) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
Chủ quán karaoke An Phú là Lê Anh Xuân (42 tuổi, ngụ
TP Thủ Đức, TP.HCM) bị khởi tố điều tra về tội vi phạm quy định về phòng cháy,
chữa cháy.
Vụ cháy bùng phát do chập điện từ khoảng 20h15 ngày
6/9/2022 tại tầng 2 của cơ sở karaoke. Vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng khi
có làm 32 nạn nhân tử vong.
Bắt tạm giam phó giám đốc văn phòng đăng
ký đất đai huyện ở Khánh Hòa
Thứ tư, 7/6/2023 14:39 (GMT+7)
Ông Nguyễn Quang Phương, Phó giám đốc Văn phòng đăng
ký đất đai huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), bị điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Ngày 7/6, Công an huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã bắt
tạm giam ông Nguyễn Quang Phương (38 tuổi), Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất
đai huyện này, để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Lực lượng chức năng thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm
việc của ông Phương, thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Đây là động thái được cơ
quan Công an huyện Khánh Vĩnh đưa ra để mở rộng việc điều tra các sai phạm của
ông Phương trong quá trình công tác.
Ông Phương bị điều tra với cáo buộc liên quan đến vụ
việc ông Nguyễn Minh Tùng, Phó chánh Văn phòng UBND huyện Khánh Vĩnh, bị khởi tố,
bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ hồi tháng 1.
Chửi bới và đe dọa người dân, trưởng công
an phường xuống làm trực ban
Thứ tư, 7/6/2023 13:35 (GMT+7)
Trung tá Nguyễn Thành Nam, Trưởng công an phường Bãi
Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh), vừa bị cách chức và điều chuyển xuống bộ phận trực
ban.
Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng
Ninh, đã ký quyết định cách chức trưởng Công an phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng
Ninh) đối với ông Nguyễn Thành Nam và chuyển công tác khác từ ngày 6/6.
Cụ thể, ông Nam được điều động đến công tác tại Đội cảnh
sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an TP Hạ Long, được bố trí ở bộ
phận trực ban.
Ông Nguyễn Thành Nam có hành vi điều khiển ôtô khi đã
uống rượu, đi sai làn đường, dẫn đến va chạm giao thông và có hành vi ứng xử
thiếu văn hóa và chuẩn mực đạo đức, đe dọa người khác tại nơi công cộng vào
ngày 17/5.
Do những vi phạm trên, ngày 22/5, Ủy ban Kiểm tra
Thành ủy Hạ Long thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thành Nam.
Theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hạ Long, những hành vi
trên của trung tá Nguyễn Thành Nam gây hậu quả nghiêm trọng, gây dư luận bức
xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng,
chính quyền, đơn vị nơi mình sinh hoạt và công tác, làm xấu hình ảnh của người
chiến sĩ công an nhân dân và làm mất uy tín của cá nhân mình.
Thay đổi tội danh đối với Phó ban Tổ chức
Tỉnh ủy Gia Lai
https://zingnews.vn/thay-doi-toi-danh-doi-voi-pho-ban-to-chuc-tinh-uy-gia-lai-post1437753.html
Thứ tư, 7/6/2023 09:52 (GMT+7)
Ông Huỳnh Văn Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng ban Tổ chức
Tỉnh ủy Gia Lai, bị khởi tố về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ngày 7/6, theo nguồn tin của phóng viên, Cơ quan Cảnh
sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Gia Lai đã quyết định khởi tố ông Huỳnh Văn
Tâm - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai
(nguyên Giám đốc Sở Nội vụ) về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", thay thế cho hành vi "Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" bị khởi tố trước đó.
Theo cơ quan CSĐT, trong quá trình thực hiện Dự án
“Xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ, công chức, viên chức”, do
chưa đảm bảo tiến độ thực hiện gói thầu, sợ bị rút vốn đầu tư, ông Huỳnh Văn
Tâm (lúc này là Giám đốc Sở Nội vụ) cùng các ông Nguyễn Đình Trúc (Phó
chánh văn phòng sở) và Hồ Quang Thi (kế toán) lập khống hồ sơ, rút số tiền 575
triệu đồng.
Lợi dụng sơ hở của ông Huỳnh Văn Tâm và lãnh đạo Văn
phòng Sở Nội vụ trong giao dịch ủy nhiệm chi, Hồ Quang Thi nhiều lần rút và chiếm
đoạt hơn 540 triệu đồng từ số tiền trên để tiêu xài cá nhân.
Vào tháng 6, trong tiến trình điều tra bổ sung, Cơ
quan CSĐT khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Đình Trúc về
hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất
thoát, lãng phí".
Trước đó, vào tháng 12/2021, ông Hồ Quang Thi bị bắt
giam về hành vi Tham ô tài sản. Tháng 4/2022, ông Huỳnh Văn Tâm bị khởi tố về
hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cấm đi khởi nơi cư trú.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã hoàn tất kết luận
điều tra vụ án, chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố đối với 3 bị can trên
theo quy định của pháp luật.
Vào năm 2021, Thanh tra tỉnh Gia Lai ban hành kết luận
thanh tra “Dự án Xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ, công chức,
viên chức trên địa bàn tỉnh” do Sở Nội vụ làm chủ đầu tư.
Sở này được cấp 2 tỷ đồng để thực hiện dự án (năm
2016). Dự án không sử dụng được nhưng Sở Nội vụ Gia Lai vẫn nghiệm thu, thanh
quyết toán cho nhà thầu, gây thất thoát, lãng phí 979 triệu đồng ngân sách.
Ông Huỳnh Văn Tâm với tư cách Giám đốc Sở Nội vụ Gia
Lai đã cùng ông Nguyễn Đình Trúc - Phó Chánh văn phòng sở lập khống hồ sơ rút
575 triệu đồng, tạo điều kiện để Hồ Quang Thi - kế toán sở, chiếm đoạt 540 triệu
đồng ngân sách Nhà nước.
Trưởng công an phường bị cách chức vì chửi
bới, đe dọa người dân
https://zingnews.vn/truong-cong-an-phuong-bi-cach-chuc-vi-chui-boi-de-doa-nguoi-dan-post1437713.html
Thứ tư, 7/6/2023 05:37 (GMT+7)
Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng
Ninh, vừa ký quyết định cách chức trưởng Công an phường Bãi Cháy đã có hành vi ứng
xử thiếu văn hóa.
Chiều 6/6, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, thiếu
tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, vừa ký quyết định kỷ luật,
cách chức, điều chuyển công tác đối với trung tá Nguyễn Thành Nam, Trưởng công
an phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Trước đó, ông Nam bị tạm đình chỉ công tác để thực hiện
quy trình xem xét, xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm theo quy định.
Trước đó, trên mạng xã hội có đăng tải một clip dài 1
phút 27 giây ghi lại hình ảnh 2 chiếc ôtô đối đầu nhau, nghi là va chạm giao
thông. Người đàn ông mặc quần đen, áo trắng chân bước loạng choạng, giọng nói
như say rượu vừa chửi bới, đe dọa vừa đánh người thanh niên.
Ngay sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, đoạn clip
gây xôn xao dư luận.
Nhận được thông tin vụ việc, Công an TP Hạ Long vào cuộc
xác minh và bước đầu xác định vào khoảng 21h30 ngày 17/5, tại đường Hạ Long
(phường Bãi Cháy) xảy ra vụ va chạm giao thông giữa ôtô BKS 14A - 707.87 với
ôtô BKS 14A - 506.98 khiến 2 ôtô bị hư hỏng nhẹ.
Kết quả xác minh cũng cho thấy người điều khiển ôtô
BKS 14A - 506.98 cũng là người đàn ông mặc quần đen, áo trắng, có hành vi chửi
bới, đánh người trong clip là trung tá Nguyễn Thành Nam, trưởng Công an phường
Bãi Cháy.
Hai người đánh phóng viên bị tạm giữ
Phạm Dự
https://vnexpress.net/hai-nguoi-danh-phong-vien-bi-tam-giu-4614811.html
Thứ tư, 7/6/2023, 17:37 (GMT+7)
Hà NộiChủ cửa hàng quạt Khánh Phương cùng một nhân
viên bị tạm giữ để làm rõ hành vi đấm, đá phóng viên quay phim của Đài Truyền
hình Hà Nội ở con phố đông người qua lại.
Chiều 7/6, lãnh đạo Công quận Đống Đa cho biết hai người
bị tạm giữ để xác minh hành vi Cố ý gây thương tích là Phạm Văn Phương,
42 tuổi, chủ cửa hàng và nhân viên Lê Văn Hưng, 39 tuổi.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND Hà Nội giao Công an thành phố
chỉ đạo điều tra "việc phóng viên ngang nhiên bị hành hung" và báo
cáo Thành ủy, UBND thành phố trước ngày 12/6.
Theo trình báo, chiều 6/6, nhóm 4 người của Đài Truyền
hình Hà Nội đi tác nghiệp về thị trường mua bán quạt tích điện trên phố Đông
Các, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Khi dựng máy trên vỉa hè trước cửa nhà số
19 Đông Các, nam phóng viên quay phim 29 tuổi bị ông Phương và Hưng ra đe dọa,
chửi bới cho rằng quay cửa hàng của mình.
Hai người này túm cổ áo phóng viên, đạp, đá liên tiếp.
Nạn nhân ngã ra đường nhưng ông Phương và Hưng tiếp tục đá thêm nhiều nhát và
chỉ dừng lại khi người dân can ngăn để đưa nạn nhân rời đi.
Nam phóng viên quay phim cho hay ê-kíp ghi hình ở
ngoài vỉa hè chứ không chĩa máy vào cửa hàng nào. Anh bị đa chấn thương vùng
gáy, lưng, đầu, cổ và vẫn đang điều trị tại bệnh viện.
Trong công văn gửi Công an thành phố, Hội Nhà báo Hà Nội
cho rằng đây là sự việc "không thể chấp nhận được", là hành vi vi phạm
luật pháp nghiêm trọng.
Bộ trưởng Giao thông: 'Nhiều dự án BOT
thua lỗ không phải lỗi nhà đầu tư'
Đoàn Loan
Thứ tư, 7/6/2023, 19:29 (GMT+7)
Trả lời chất vấn chiều 7/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải
Nguyễn Văn Thắng nói nhiều dự án BOT thua lỗ do thực tế phát sinh, không phải lỗi
do nhà đầu tư.
Theo Bộ trưởng Thắng, cách đây 10-15 năm, khi nguồn lực
có hạn, Bộ Giao thông Vận tải đã tạo mọi điều kiện để mời gọi nhà đầu tư tham
gia các dự án BOT đầu tư hạ tầng giao thông. Đến khi kinh tế xã hội phát triển,
Bộ tiếp tục đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối nên nhiều dự án cũ bị ảnh
hưởng.
Ví dụ, khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khánh thành,
dự án BOT trên quốc lộ 1A qua Bình Thuận bị giảm tới 83% doanh thu do phương tiện
chọn đi cao tốc. Tương tự, khi tuyến tránh Buôn Hồ hoàn thiện, dự án đầu tư
nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14 đoạn qua Đăk Lăk bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, một số trạm BOT đã làm xong nhưng không
được thu phí do người dân phản đối. "Rất nhiều dự án không phải lỗi do nhà
đầu tư, cũng không phải lỗi của nhà nước mà do kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu
thực tiễn phát sinh, phải mở thêm tuyến này, làm thêm đoạn kia", ông Thắng
nói.
Theo Bộ trưởng, hợp đồng BOT và Luật PPP quy định khi
một dự án đầu tư BOT của doanh nghiệp vượt quá 125% doanh thu so với dự tính
thì nhà đầu tư phải chia sẻ lại cho nhà nước. Ngược lại, nếu như doanh thu xuống
dưới 75% theo dự kiến thì nhà nước phải chia sẻ rủi ro. Khi doanh thu quá thấp,
nhà nước phải mua lại. Đây là điều khoản, điều kiện trong hợp đồng chứ không phải
nhà nước dành đặc quyền, đặc lợi cho doanh nghiệp.
Đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài
chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Bộ trưởng cho biết khi nào Bộ Giao thông
Vận tải hoàn thành xử lý các trạm BOT gặp bất cập?
Bộ trưởng Thắng cho biết đã thành lập các đoàn công
tác rà soát các dự án BOT. Hiện nay 8 dự án đang có vấn đề đã được Bộ Giao
thông Vận tải trình Chính phủ theo hướng nhà nước mua toàn bộ hoặc mua một phần
dự án. Trong quá trình xử lý, Bộ phải đàm phán, yêu cầu chủ đầu tư phải bỏ hết
lợi nhuận vốn chủ sở hữu, còn ngân hàng phải giảm, miễn lãi suất để giảm thiểu thiệt
hại cho nhà đầu tư.
"Chúng tôi đang làm hết sức mình để tháo gỡ triệt
để, bảo vệ các doanh nghiệp đầu tư dự án BOT do điều kiện khách quan bị ảnh hưởng",
ông Thắng nói.
Đại biểu Trần Anh Tuấn (Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư TP HCM) đề nghị Bộ trưởng nêu thực trạng số dự án đã có chủ trương đầu tư
theo hình thức đối tác công tư (PPP), sau đó chuyển qua hình thức đầu tư công
làm dự án kéo dài và ảnh hưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết cá nhân ông và
ngành giao thông vận tải rất trăn trở bởi từ khi ban hành Luật PPP (năm 2020) đến
nay chưa kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào dự án hạ tầng theo hình thức
này. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông rất lớn, giai đoạn
2021-2025 cần 462.000 tỷ đồng, đến nay mới bố trí được 66% nhu cầu.
Theo ông, một số dự án thua lỗ thời gian qua là nguyên
nhân khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đề xuất một
số giải pháp thu hút vốn đầu tư PPP, trong đó tạo lòng tin, sự bình đẳng với
các doanh nghiệp và điều chỉnh thể chế phù hợp.
Sáng 8/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng
có thêm 1,5 tiếng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, trước khi Phó thủ tướng
Lê Minh Khái đăng đàn.
Bắt thêm người thứ 3 liên quan đất đai
ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
07/06/2023 14:24 GMT+7
Cơ quan CSĐT Công an huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)
đã bắt tạm giam thêm một người trong vụ án nhận hối lộ. Đó là Nguyễn
Quang Phương - phó giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện
này.
Lãnh đạo UBND huyện Khánh Vĩnh vừa cho biết ông
Nguyễn Quang Phương - phó giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện
Khánh Vĩnh (trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh) đã bị khởi
tố, bắt tạm giam vào trưa 7-6.
Vẫn theo nguồn tin trên: "Nguyễn Quang Phương
là tòng phạm, móc nối nhận hối lộ liên can trong vụ án có hai bị
can Nguyễn Minh Tùng và Trần Thiện Sinh đã bị khởi tố, bắt tạm giam
trước đây".
Về vụ án nhận hối lộ vừa nêu, vào trưa
10-1-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Khánh Vĩnh cũng đã
tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam (4 tháng) để điều
tra đối với Nguyễn Minh Tùng - phó Văn phòng UBND huyện Khánh Vĩnh,
kiêm trưởng Bộ phận một cửa của huyện (nguyên chủ tịch UBND xã Sơn
Thái của huyện này) và Trần Thiện Sinh (cán bộ Trung tâm Y tế huyện
Khánh Vĩnh).
Theo lãnh đạo huyện Khánh Vĩnh, 2 người trên đã
có hành vi móc nối, nhận hối lộ liên quan trong việc làm các thủ
tục giấy tờ đất đai khi diễn ra các "cơn sốt đất" tại huyện
miền núi này trước đây.
Khởi tố phó chánh văn phòng sở nội vụ gây
thất thoát tài sản công
07/06/2023 09:03 GMT+7
Phó chánh văn phòng Sở Nội vụ Gia Lai bị khởi tố về tội
"vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát,
lãng phí".
Sáng 7-6, Công an tỉnh Gia Lai cho biết cơ quan cảnh
sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh cấm đi khỏi nơi
cư trú với ông Nguyễn Đình Trúc (41 tuổi, trú phường Phù Đổng, thành phố
Pleiku) - phó chánh văn phòng Sở Nội vụ - về tội "vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo kết quả điều tra, trong quá trình thực hiện gói
thầu nhập dữ liệu hồ sơ cán bộ, công chức thuộc dự án xây dựng phần mềm và cơ sở
dữ liệu quản lý cán bộ, công chức, viên chức, ông Huỳnh Văn Tâm (57 tuổi, trú
thành phố Pleiku; nguyên giám đốc Sở Nội vụ) cùng với hai ông Trúc và Hồ Quang
Thi (44 tuổi, trú phường Hoa Lư, thành phố Pleiku; kế toán trưởng Sở Nội vụ từ
năm 2015-2018) đã lập khống hồ sơ rút vốn đầu tư số tiền hơn 575 triệu đồng.
Lợi dụng sơ hở của ông Tâm và lãnh đạo văn phòng Sở Nội
vụ trong thực hiện giao dịch ủy nhiệm chi, từ tháng 2 đến tháng 8-2017, ông Thi
đã nhiều lần rút và chiếm đoạt số tiền hơn 540 triệu đồng từ số tiền trên để
tiêu xài cá nhân.
Tháng 12-2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết
định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Thi về tội tham
ô tài sản.
Tháng 4-2022, tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can,
ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Tâm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Quản lý đội xe lên mạng đặt mua tem kiểm định
giả
https://tienphong.vn/quan-ly-doi-xe-len-mang-dat-mua-tem-kiem-dinh-gia-post1540830.tpo
07/06/2023
TPO - Đối tượng Nguyễn Thành Minh đã lên mạng đặt mua
số giấy tờ giả nhằm mục đích đưa phương tiện vận tải của công ty vào làm việc tại
một công trường ở Quảng Ngãi.
Ngày 7/6, Công an huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho
biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thành
Minh (36 tuổi, trú thôn Như Lân, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên),
là quản lý đội xe của Công ty TMCP Nam Tiến (Công ty Nam Tiến, trụ sở tại xã
Bình Thuận, huyện Bình Sơn), để điều tra về hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, ngày 14/3/2023, Công an huyện Bình Sơn phối hợp
với Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ngãi, kiểm tra đoàn xe của Công ty Nam Tiến
và phát hiện nhiều xe ô tô vận tải có dấu hiệu sử dụng tem kiểm định giả.
Tiến hành khám xét khẩn cấp Công ty Nam Tiến, cơ quan
chức năng thu giữ nhiều giấy chứng nhận kiểm định và giấy chứng nhận bảo hiểm bắt
buộc, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu làm giả.
Qua làm việc, Minh khai nhận đã lên mạng đặt mua giấy
tờ giả trên, nhằm mục đích đưa phương tiện vận tải của Công ty Nam Tiến vào làm
việc tại công trường ở Quảng Ngãi.
Như Tiền Phong đã phản ánh, ngày 14/3/2023, trong quá
trình tuần tra, kiểm soát, trên địa bàn KKT Dung Quất, lực lượng liên ngành Quảng
Ngãi kiểm tra, phát hiện nhiều phương tiện vận tải của Công ty Nam Tiến được đưa
vào sửa chữa trong ga ra ô tô với tình trạng cơi nới thành thùng và có biểu hiện
bất thường về tem kiểm định.
Qua kiểm tra 20 xe tải của công ty, đa phần những xe
này đều hết hạn kiểm định, một số xe không có thông tin dữ liệu đăng kiểm.
Xóa nợ hàng trăm tỷ đồng khi cổ phần hóa:
Cựu lãnh đạo Cienco 1 khai 'muốn làm đẹp sổ sách'
Hoàng An
07/06/2023
TP - Ngày 6/6, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm
vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,
lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1).
Thừa nhận cơ bản nội dung cáo trạng
Sau hơn 2 giờ nghe Viện kiểm sát đọc công bố cáo trạng,
ông Cấn Hồng Lai (cựu Tổng giám đốc Cienco 1); ông Phạm Dũng (cựu Chủ tịch HĐTV
Cienco 1) cùng 5 bị cáo khác đồng tình với cáo buộc quy kết, song họ mong được
làm rõ một số tình tiết liên quan ở phần tranh luận sắp tới.
Khi xét hỏi vào đầu giờ chiều cùng ngày, bị cáo Cấn Hồng
Lai nhận một phần trách nhiệm với vụ án.
Bị cáo Lai thừa nhận do muốn “làm đẹp sổ sách kế toán
để chào bán cổ phần phục vụ cổ phần hóa” nên không đưa khoản “nợ xấu” và 4 khu
đất vào sổ sách.
Ông Lai khai do quá lâu, không nhớ có cuộc họp nào về
vấn đề rà soát nợ, nhưng sau đó vẫn ký tờ trình không số gửi Hội đồng thành
viên Cienco 1, xin ý kiến chấp thuận cho 184 tỷ đồng là khoản nợ “không có khả
năng thu hồi”.
Giải thích về tờ trình không số này, ông Lai nói thời
gian đó đi công tác, khi về kế toán trưởng đã trình, bị cáo chỉ ký. Việc ký này
xuất phát từ “sự thống nhất từ trước”.
Theo bị cáo Lai, thời điểm đó ông ta chỉ nghĩ khi gửi
tờ trình không số, Hội đồng thành viên sẽ phân biệt được và phát hiện ra nếu có
sai sót. Trong số 50 doanh nghiệp, đã có doanh nghiệp nào giải thể hay không,
ông Lai nói “không biết và không ai báo cáo”.
“Tôi không hiểu lắm về tài chính, kế toán, tôi chỉ ký
vào tờ trình để Hội đồng thành viên xem xét xử lý, còn sau xử lý thì không thể
nắm rõ được”, ông Lai nói.
Trong khi đó, cáo trạng của Viện kiểm sát cũng quy kết
bị cáo Phạm Dũng, là người ký quyết định xử lý số nợ 184 tỷ đồng nêu trên. Giải
thích lý do ký quyết định (sau này được xác định là vi phạm pháp luật), ông
Dũng phân trần, việc xử lý tài chính của tổng công ty đã có hội đồng xử lý nợ
do tổng giám đốc làm chủ tịch hội đồng, bị cáo không nằm trong cơ cấu.
Sau khi cổ phần hóa, nhóm bị cáo đòi được 65 tỷ đồng
trong số 184 tỷ đồng, nhưng không bàn giao tiền cho Nhà nước.
Khi chủ tọa hỏi “bị cáo có nghe hoặc được báo cáo về
việc 50 doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể (để đủ điều kiện xếp vào dạng nợ
không có khả năng thu hồi) hay không?”, ông Dũng trả lời chưa nắm được thông
tin.
“Chưa nắm rõ vậy nhưng vẫn chấp nhận ký?”, chủ tọa hỏi
tiếp. Cựu Chủ tịch HĐTV Cienco 1 cho hay những doanh nghiệp này chưa phá sản, giải
thể, nhưng thực tế họ không có khả năng trả nợ trong nhiều năm.
“Nợ khó đòi và nợ không có khả năng trả là khác nhau,
bị cáo có phân tích điều này trước khi ký quyết định?”, HĐXX tiếp tục hỏi. Ông
Phạm Dũng nói thời điểm ấy nghĩ rằng hai khái niệm này giống nhau, không phân
biệt được.
Hậu quả thiệt hại 240 tỷ đồng
Cáo trạng truy tố quy kết quá trình cổ phần hóa, các
ông Phạm Dũng và Cấn Hồng Lai cùng thuộc cấp đã thỏa thuận, thống nhất xử lý
các khoản nợ phải thu trái quy định pháp luật. Mục đích để xử lý tài chính trước
khi cổ phần hóa cho Cienco 1 không còn các khoản nợ xấu.
Theo đó, giai đoạn 2010-2013, các bị cáo xác định 50
công ty còn nợ Cienco 1 tổng số tiền 364 tỷ đồng. Trong đó, 184 tỷ đồng là khoản
nợ khó thu hồi, nên nhóm ông Dũng quyết định “xóa nợ” dù đây là tài sản công.
Sau khi cổ phần hóa, nhóm bị cáo đòi được 65 tỷ đồng
trong số 184 tỷ đồng, nhưng không bàn giao tiền cho Nhà nước.
Viện kiểm sát cho rằng, khoản tiền 184 tỷ đồng nêu
trên phải được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Song, Cấn Hồng
Lai và đồng phạm đã không làm việc này.
Ngoài ra, Cienco 1 khi cổ phần hóa không bàn giao giá
trị quyền sử dụng 4 khu đất vào giá trị doanh nghiệp, gồm: 422 m2 tại số 135
Nguyễn Văn Đậu, TPHCM; 916 m2 tại TP Tân An, tỉnh Long An; 16.706 m2 tại Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang và 852 m2 tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Viện kiểm sát cáo
buộc, hành vi “bỏ quên” 4 khu đất của các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước
hơn 54,7 tỷ đồng.
Như vậy, khi cổ phần hóa tại Cienco 1, ông Phạm Dũng,
Cấn Hồng Lai cùng đồng phạm đã gây thiệt hại tổng số tiền gần 240 tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment