Đối Thoại Điểm Tin ngày 07 tháng 06 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Tại
sao các cuộc chạm trán nguy hiểm Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp diễn?
Ukraine
lên án Nga là ‘nhà nước khủng bố’ tại Tòa án Thế giới
Iran giới
thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên của đất nước
Anh nói Trung
Quốc đã đóng cửa các đồn cảnh sát không chính danh ở Anh
Chủ tịch Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ
Việt Nam tuyên phạt thầy giáo chống tham nhũng Đặng
Đăng Phước 8 năm tù
Tin tặc Triều Tiên nhắm vào các định chế tài chính của
Mỹ, Đông Á
Bộ Ngoại giao Mỹ: Quan chức Mỹ-Trung vừa có cuộc đối
thoại thẳng thắn
Tướng
đúng là có ‘giá’, chỉ chưa rõ... bao nhiêu? (Phần 2)
Tướng
đúng là có ‘giá’, chỉ chưa rõ... bao nhiêu? (Phần 1)
Các
cựu lãnh đạo Cienco1 hầu tòa trong vụ sai phạm 239 tỷ đồng
Việt
Nam cảnh báo tình trạng người về hưu khó bảo đảm an sinh xã hội
Đắk
Lắk: Thầy giáo âm nhạc Đặng Đăng Phước bị kết án 8 năm tù giam
Bộ
trưởng Ngoại giao công du Châu Âu và khả năng tìm kiếm nguồn cung vũ khí từ Pháp
và Séc
Vụ
án Đặng Đăng Phước: Chính quyền cần đối xử nhân văn hơn với các tiếng nói bất
đồng!
Mỹ,
Nhật, Úc và Philippines cam kết gia tăng hợp tác tại Biển Đông
Bắc
Giang cảnh báo thiếu điện gay gắt, cắt giảm điện cho sản xuất ở các khu công
nghiệp
Đồng
Nai: Bắt tạm giam nguyên Hiệu trưởng Đại học Đồng Nai gây thất thoát hàng chục
tỷ đồng
Bắt
Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Tây Bắc
Bẻ
gãy UNCLOS trên Biển Đông, Trung Quốc làm càn
Đắk
Nông: Đường liên xã không nâng cấp được do vướng quy hoạch Boxit
Mất
điện diện rộng ảnh hưởng đến các khu công nghiệp tại Việt Nam
Bộ
Thông tin Truyền thông: TikTok có nhiều vi phạm, kết luận kiểm tra sẽ có trong
tháng 7
Việt Nam ân xá cho hai công dân Úc bị tuyên án tử hình nhân chuyến
thăm của Thủ tướng Úc
Việt
Nam lạm dụng điều luật để kết tội người kêu gọi đổi mới
Vỡ đập Ukraine:
Liên Hiệp Quốc cảnh báo về 'hậu quả cực kỳ nghiêm trọng'
Tàu Trung Quốc rời vùng
biển Việt Nam sau phản đối của Hà Nội
Tiếc nuối và chờ
đợi khi giải Ngoại hạng Anh khép lại
Đảng Cộng sản Việt
Nam học gì từ các chính sách của 'người đồng chí Trung Quốc?
Ủng hộ dân chủ, đa đảng,
thầy giáo dạy nhạc Đặng Đăng Phước lãnh 8 năm tù
Tai nạn tàu hỏa ở
Odisha: Hơn 80 thi thể chưa được nhận dạng sau vụ đâm tàu ở Ấn Độ
Sau đụng độ nguy hiểm, Mỹ
cáo buộc sự 'hung hăng' của quân đội Trung Quốc
Những chiến binh
xâm nhập từ Ukraine vào Nga là ai?
Ngày Phật Đản
nhìn vào hình ảnh Phật và các thể tướng con người
Vỡ đập thủy điện Kakhovka : Ukraina và Nga đổ trách nhiệm cho
nhau
Tàu
Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam sau đối thoại Mỹ -Trung
Pháp :
Đình công chống cải tổ hưu trí lần thứ 14
Tổng
thống Yoon : Liên minh Mỹ-Hàn Quốc dựa trên vũ khí hạt nhân
Hoa
Kỳ và Ấn Độ đạt đồng thuận về chương trình hợp tác quốc phòng
Ukraina
xác nhận thực hiện các cuộc phản công chống Nga
Đưa
chiến tranh vào đất Nga: Chiến thuật có thể phản tác dụng đối với Ukraina
Pháp
vẫn là một điểm đầu tư an toàn ?
Theo
Tòa án Công lý Liên Âu, cải cách tư pháp Ba Lan vi phạm luật pháp Liên Âu
Bầu
cử sơ bộ đảng Cộng Hòa: Đường đua càng đông, Donal Trump càng dễ thắng
Cựu
phó tổng thống Mỹ Mike Pence ra ứng cử tổng thống 2024
Đối
lập mơ nước Nga không còn Putin, Trung Quốc đàn áp để xóa ký ức Thiên An Môn
Nga
thông báo đẩy lui cuộc “tấn công quy mô lớn” của Ukraina
Biển
Đông: Philippines tăng cường liên minh với Mỹ, Nhật, Úc
Các
nước OPEC+ thỏa thuận tiếp tục giảm sản lượng dầu trong năm tới
Vấn
đề giá điện vẫn gây cản trở phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Khí
hậu : Đàm phán quốc tế tại Bonn, Đức để chuẩn bị cho COP28
‘‘Chuỗi
cung ứng” IPEF: Mỹ và 13 nước hợp tác tránh phụ thuộc Trung Quốc
(Reuters) – Nga-Trung tuần tra không quân
chung tại Thái Bình Dương. Chiến dịch diễn ra trong ngày hôm nay, 06/06/2023, trên không
phận biển Nhật Bản và biển Hoa Đông. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nêu rõ cuộc tuần
tra chung này được tiến hành trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác thường niên với
quân đội Nga được bắt đầu từ năm 2019. Tuy nhiên, không quân Hàn Quốc phải cho
cất cánh các chiếc tiêm kích sau khi bốn chiến đấu cơ của Nga và bốn máy bay
Trung Quốc thâm nhập vào vùng phòng không nước này ở phía Nam và Đông bán đảo
Triều Tiên.
(AFP) –
Iran tiết lộ tên lửa siêu thanh mới. Hôm nay, 06/06/2023, lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran, đã phô
bày tên lửa siêu thanh, được đặt tên là Fattah, trước sự hiện diện của tổng
thống Ebrahim Raissi, tại một địa điểm không được nêu tên. Theo truyền thông
Nhà nước, chiếc tên lửa này, do lực lượng Hàng không – Không gian chế tạo, có
tầm bắn đến 1.400 km, và vận tốc đạt được trước khi đánh trúng mục tiêu là
nhanh hơn vận tốc âm thanh từ 13-15 lần.
(AFP) –
Ngoại trưởng Mỹ đến Ả Rập Xê Út. Ngoại trưởng Anthony Blinken từ hôm nay, 06/06/2023, có chuyến
công du ba ngày Ả Rập Xê Út, và gặp hoàng thái tử Mohammed ben Salmane tại
Jeddah, bên bờ Biển Đỏ. Mục tiêu là nhằm hâm nóng quan hệ Mỹ - Ả Rập Xê Út.
Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh Ryad vừa nối lại bang giao với hai kẻ thù
của Mỹ là Iran và Syria, làm thay đổi diện mạo địa chính trị khu vực.
(AFP) –
Pháp: Một phần mười người trẻ tuổi gặp « khó khăn » trong đọc hiểu. Nghiên cứu do bộ Giáo Dục công bố hôm
nay, 06/06/2023, cho biết thêm là gần một nửa trong số này hiện trong tình
trạng mù chữ. Khảo sát này được tiến hành nơi 750.000 người trong độ tuổi từ
16-25 nhân Ngày Quốc Phòng Công Dân năm 2022.
(Yonhap) –
Hàn Quốc tìm cách giành ghế trong Hội Đồng Bảo An LHQ. Ngành ngoại giao Hàn Quốc đang chạy
nước rút để Hàn Quốc có được một ghế không thường trực trong Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2024-2025. Nếu được bầu, đây sẽ là lần thứ ba
Hàn Quốc nằm trong số 10 thành viên không thường trực của HĐBA LHQ sau các
nhiệm kỳ 1996-1997 và 2013-2014. Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu vào hôm
nay 06/06/2023 tại New York.
(AFP) –
Singapore chuẩn bị « dẹp » hoạt động đua ngựa. Sau hơn 180 năm, hoạt động đua ngựa
ở Singapore sắp kết thúc với việc trường đua ngựa duy nhất của đảo quốc sư tử sắp
đóng cửa để tái thiết kế làm nhà ở cho người dân. Câu lạc bộ Turf Singapore
(STC) cho biết chặng đua cuối cùng, Grand Singapore Gold Cup lần thứ 100, sẽ
diễn ra vào tháng 10/2024. STC được thành lập vào năm 1842 bởi một thương gia
người Scotland và những người đam mê đua ngựa khác.
(RFI) –
Hơn 30 người bị cáo buộc « tổ chức bạo loạn và đảo chính » ở Kyrgyzstan bị bắt. GKNB, cơ quan mật vụ của Kyrgyzstan,
thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị trong nước, hôm nay
06/06/2023 thông báo rằng hơn 30 người bị cáo buộc muốn "tổ chức
bạo loạn và đảo chính" ở Kyrgyzstan đã bị bắt giữ. Ủy ban Nhà
nước về An ninh Quốc gia của Kyrgyzstan đã triệt phá các hoạt động bất hợp pháp
của một nhóm người đang bí mật chuẩn bị tổ chức bạo loạn trong nước nhằm giành
chính quyền bằng vũ lực.
Tin Tức: Thứ Tư, ngày
07/06/2023
1/
GIẢNG VIÊN ĐẶNG ĐĂNG PHƯỚC BỊ KẾT ÁN 8 NĂM TÙ GIAM
Trong phiên sơ thẩm bỏ túi vào ngày 6/6, ông Đặng
Đình Phước, giảng viên trường cao đẳng sư phạm Đắc Lắc, bị tòa án bỏ tù 8 năm
và 4 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN”.
Phiên toà xét xử ông Phước bắt đầu từ 7 giờ rưởi
sáng và kết thúc vào lúc 2 giờ rưởi chiều ngày hôm qua. Vợ ông là bà Lê Thị Hà
cùng 4 luật sư đã có mặt trong phiên xử án.
Luật sư Lê Văn Luân, đại diện cho nhóm luật sư bào
chữa của ông Đặng Đăng Phước cũng cho hay là phiên tòa diễn ra bình thường, với
ông Phước được quyền tự bào chữa và bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên bất
chấp là viện kiểm sát không trình được bằng chứng cụ thể, quan tòa đã ra phán
quyết nói trên.
Ông Luân cho rằng mức án 8 năm tù là quá nặng nề so
với những gì mà ông Phước đã làm, đồng thời cho biết thêm chủ tọa và hội đồng
xét xử trong phiên tòa cư xử đàng hoàng và lịch sự.
Ông cho biết thêm là ông Phước, trong phần trình
bày của mình, đã ngỏ lời cảm ơn cha mẹ đã sinh ra ông để yêu thương. Ông Phước
nói thêm là những gì mà ông làm là với mong muốn xã hội và con người Việt được
tốt đẹp hơn.
Ngay sau phiên tòa, ông Phil Robertson, phó giám
đốc chi nhánh Á châu của tổ chức Giám sát Nhân quyền, nhận định là bản án 8 năm
tù là quá đáng và không thể chấp nhận được. Nó chứng tỏ bạo quyền VN hoàn toàn
không bao dung đối với những người dân chống lại tham nhũng và sự bất công
trong xã hội. Trong phiên sơ thẩm ngày 6/6, ông Đặng Đăng Phước, giảng viên
trường cao đẳng sư phạm Đắc Lắc, bị kết án 8 năm và 4 năm quản chế với cáo buộc
“tuyên truyền chống nhà nước”.
Phiên toà xét xử ông Phước bắt đầu từ 7 :30
phút sáng và kết thúc vào lúc 2 rưỡi
chiều. Vợ ông là bà Lê Thị Hà cùng 4 luật sư đã có mặt trong phiên xử án.
Luật sư Lê Văn Luân, đại diện cho nhóm luật sư bào
chữa của ông Đặng Đăng Phước cho hay, bất chấp việc Viện Kiểm sát không trình
được bằng chứng cụ thể, nhưng tòa án vẫn tuyên ông Phước có tội.
Ông cho biết thêm là ông Phước, trong phần trình
bày của mình, đã ngỏ lời cảm ơn cha mẹ đã sinh ra ông để yêu thương. Ông Phước
khẳng định những gì ông làm đều xuất phát từ mong muốn xã hội và con người Việt
được tốt đẹp hơn.
Ngay sau phiên tòa, ông Phil Robertson, phó giám
đốc chi nhánh Á châu của tổ chức Giám sát Nhân quyền, nhận định là bản án 8 năm
tù là quá đáng và không thể chấp nhận được. Nó chứng tỏ bạo quyền VN hoàn toàn
không bao dung đối với những người dân chống lại tham nhũng và sự bất công
trong xã hội.
2/
VN THIẾU ĐIỆN GAY GẮT, CẮT GIẢM ĐIỆN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Giới chức tỉnh Bắc Giang cảnh báo tình trạng thiếu
điện gay gắt và lên kế hoạch cắt điện luân phiên ở các khu dân cư và khu công
nghiệp từ đây đến cuối tháng 6.
Tại cuộc họp trực tuyến với các huyện của thành phố
và trên 300 công ty vào chiều ngày 5/6, ông Lê Ánh Dương, chủ tịch tỉnh Bắc
Giang, nhấn mạnh là việc cung ứng nguồn điện được dự báo là còn khó khăn, trong
vài tuần tới chưa thể bảo đảm nhu cầu. Một giải pháp quan trọng lúc này là tiết
kiệm và xử dụng điện một cách hiệu quả.
Theo ông Dương, tỉnh này sẽ ưu tiên nguồn điện cho
sản xuất và ban đêm ưu tiên cho dân chúng phục vụ sinh hoạt. Ban ngày các công
ty bắt đầu sản xuất từ 7 giờ rười đến 5 giờ chiều.
Các công ty trong khu công nghiệp có đơn hàng gấp,
chỉ sản xuất từ 12 đêm đến 5 giờ sáng. Các công ty bên ngoài khu công nghiệp xử
dụng chung đường điện dân sinh, giới chức điện lực sẽ khảo sát và giải quyết
cho từng công ty theo khả năng phù hợp. Phương án này được cho biết là sẽ áp
dụng trong 20 ngày tới.
Thông tấn xã Reuters trích lời của hai giới chức
đầu tư địa phương cho biết là một số khu công nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang đang phải đối mặt với tình trạng mất điện toàn bộ.
3/
MỸ - NHẬT – ÚC – PHI CAM KẾT GIA TĂNG CÓ MẶT TẠI BIỂN ĐÔNG
Bộ trưởng quốc phòng các nước Mỹ, Nhật, Úc và
Philippines quyết định gia tăng hợp tác về an ninh ở Biển Đông trong thời gian
tới, nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương tự do và rộng mở trước
các hành động lấn lướt của Trung Cộng.
Tại cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La diễn ra
vào cuối tuần qua, 4 bên đã thảo luận các vấn đề quan tâm chung ở khu vực và cơ
hội mở rộng hợp tác, theo thông báo của bộ quốc phòng Nhật.
Theo giới truyền thông Philippines, quyền bộ trưởng
quốc phòng Carlito Galvez Jr. cho biết các bên đang xem xét khả năng mở rộng
cuộc tập trận chung Mỹ và Phi có tên là Balikatan (Vai Kề Vai) với các quốc gia
khác.
Cuộc tập trận thường diễn ra vào tháng 4 và hiện là
cuộc tập trận lớn nhất giữa hai nước với sự tham gia của 18 ngàn binh sĩ Phi và
Mỹ. Nước Úc cũng gửi một lượng nhỏ quân đến tham dự trong khi Nhật Bản và các nước
đồng minh khác cũng đã gửi người tới quan sát cuộc tập trận này.
Ông Galvez cho báo chí biết Manila cũng hướng tới
việc chuẩn bị cho quân đội Nhật tham gia vào các cuộc tập trận lớn ở Phi.
Cần biết là tại Shangri-La, hai bộ trưởng quốc
phòng Mỹ và Trung Cộng đã chỉ trích lẫn nhau về tình hình an ninh và ổn định
trong khu vực. Phát biểu vào hôm 3/6, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin
tuyên bố là Washington sẽ không chấp nhận việc “cưỡng bức và bắt nạt” của Trung
Cộng, đồng thời cảnh báo quân đội Trung Cộng về các hành động “không chuyên
nghiệp” của chiến đấu cơ tại khu vực Biển Đông.
Đáp lại, trong phát biểu tại cuộc họp hôm 4/6, Bộ
trưởng quốc phòng Trung Cộng Lý Thượng Phúc tuyên bố là một số quốc gia ngoài
khu vực đang thực hiện hành vi “bá quyền về hàng hải”, núp dưới chiêu bài “tự
do hàng hải”.
4/
VỠ ĐẬP THỦY ĐIỆN KAKHOVKA Ở UKRAINE
Đập thủy điện Nova
Kakhovka ở miền nam Ukraine vào sáng 6/6 đã bị phá hỏng một phần sau nhiều vụ
nổ chưa xác định được nguồn gốc, gây ngập lụt lớn dọc theo bờ sông Dniepr. Cả
hai nước Nga và Ukraine đều trút tội cho nhau về thảm họa môi trường này.
Theo các hình ảnh đăng trên các mạng xã hội, nhiều
tiếng nổ lớn xảy ra xung quanh đập và một nửa cấu trúc đập đã bị hàng triệu lít
nước cuốn trôi.
Nga và Ukraine cáo buộc nhau về vụ phá hủy đập thủy
điện được xây dựng từ thời Xô Viết và hiện do quân Nga chiếm đóng kiểm soát.
Trên mạng xã hội, thị trưởng thành phố Nova Kakhovka tố cáo quân đội Ukraine
tiến hành nhiều cuộc tấn công nhắm vào đập thủy điện trong đêm thứ 2 rạng sáng
thứ 3, phá hỏng nhiều van khóa đập và gây ra tình trạng xả nước không thể kiểm soát.
Ngược lại, quân đội Ukraine trong thông cáo lên án
Nga đã tổ chức đánh sập đập thủy điện nhằm cản trở cuộc phản công sắp tới của
Kiev. Ông Andriy Yermak, cố vấn tổng thống Ukraine, còn cho rằng việc phá hoại
đập thủy điện của Nga còn nhằm “kích
hoạt nỗi sợ thảm họa hạt nhân”, buộc Ukraine phải tiến hành đàm phán và
từ bỏ kế hoạch thu hồi những thành phố bị Nga chiếm đóng.
Cũng theo ông Andriy Yermak, Tổng thống Zelensky sẽ
cho triệu tập một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia trong ngày. Vào hôm
qua, bộ nội vụ Ukraine kêu gọi khoảng 16 ngàn người dân sinh sống tại 10 ngôi
làng thuộc tả ngạn sông Dniepr và tại thành phố Kherson thu gom những giấy tờ
thiết yếu, gia súc, tắt các thiết bị điện tử và đi di tản.
Tuy nhiên một trong những nỗi lo chính là nhà máy
điện hạt nhân Zaporijia, cho đến lúc này được làm mát một phần nhờ vào bể chứa
nước Kakhovka. Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu sẽ được
giám sát chặt chẽ.
Việc vỡ đập thủy điện Nova Kakhovka cũng gây ra
thảm họa môi trường vì có ít nhất 150 tấn dầu máy bị đổ xuống sông Dniepr.
Trong thông cáo sáng hôm qua, phủ tổng thống Ukraine dự báo vụ rò rỉ dầu máy
lên đến hơn 300 tấn.
Vụ vỡ đập đã tàn phá hệ sinh thái cho miền nam
Ukraine, có nguy cơ đối mặt với những thiệt hại dài hạn về môi trường không thể
đảo chiều. Ngoại trưởng Ukraine cho biết thêm là các loài động vật trong vườn
thú đều chết do nước dâng cao.
Ukraine lập tức tố cáo Nga phạm tội ác hủy diệt môi
trường.
HRW – Việt Nam: Hãy phóng thích nhà vận động chống tham
nhũng
VNTB
– Tư lệnh ăn mừng thăng tướng: lộ siêu biệt phủ xây trái phép
VNTB – Hai
tàu chiến của Đức sẽ đến Biển Đông vào năm 2024
VNTB – Trung Cộng bị phương Tây
cô lập
“Đội
tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt
Khủng
hoảng mới tại Biển Đông?
Tại
sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?
04/06/1944:
Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ
Đại
Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)
Chuyển
động Quốc Phòng (26/5 – 1/6/2023)
Henry
Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P2)
Vụ
vỡ đập Nova Kakhovka: Những gì chúng ta biết cho đến nay07/06/2023
Lại nói về văn
hóa!07/06/2023
Việt
Nam nhiều tướng để… làm gì? (Phần 2)07/06/2023
Tuyên
bố của Bộ Ngoại giao Ukraine về hành động khủng bố của Nga tại Nhà máy thủy
điện Kakhovka07/06/2023
Làm khổ trẻ con06/06/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 46706/06/2023
Cuộc
phản công của Ukraine sẽ dẫn đến vô số thương vong…06/06/2023
Chứng cớ sờ
sờ ra đấy…06/06/2023
Lỗi
của EVN và Bộ Công thương…05/06/2023
Khiếp
thật, những “hàng ngàn”…05/06/2023
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 468, 06-06-2023
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 06/06/2023
Thọ
Nguyễn - Nước Nga và tội ác ecocide
Lê
Xuân Nghĩa - Trực thăng Nga hạ Leopard-2 ?
Trần
Thanh Cảnh - Phiếm luận trưa hè
Tạ
Duy Anh - Giai cấp vô vàn sản
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
“Chuỗi cung ứng” IPEF: Mỹ và 13
nước hợp tác tránh phụ thuộc Trung Quốc 07/06/2023
Phiếm luận trưa hè 07/06/2023
Giao tiếp với cõi tâm linh: Từ
mê tín dị đoan trở thành sản phẩm của chính trị 07/06/2023
Khủng hoảng mới tại Biển Đông? 06/06/2023
Trung Quốc vận động hành lang
để ngăn cản Tây Tạng phát biểu trước Câu lạc bộ Báo chí Úc 06/06/2023
Nghĩ về một ‘’chiến thắng lịch
sử’’ 06/06/2023
Lỗi của EVN và Bộ Công thương,
từ chối tháo gỡ ngay là tham nhũng, là tiêu cực 06/06/2023
Những hiểm họa của Trí tuệ Nhân
tạo 06/06/2023
Vì sao phong trào dân chủ ở
Thiên An Môn thất bại? 06/06/2023
Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo
lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc? 06/06/2023
Viết cho các ứng viên Việt Nam
muốn gia nhập quân Wagner 05/06/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
5 cựu lãnh
đạo Cienco 1 ra tòa trong sai phạm 240 tỷ đồng
Thanh Lam
https://vnexpress.net/5-cuu-lanh-dao-cienco-1-ra-toa-trong-sai-pham-240-ty-dong-4613776.html
Thứ ba, 6/6/2023, 00:00
(GMT+7
Hà Nội - Ông Cấn Hồng
Lai, cựu tổng giám đốc Cienco 1 và 4 cựu cán bộ hôm nay ra tòa với cáo buộc xóa
nợ trái quy định, xác định sai giá đất sau cổ phần, gây thiệt hại 239 tỷ đồng.
Phiên tòa mở tại TAND
Hà Nội, 14 luật sư đăng ký bào chữa cho 7 bị cáo, riêng ông Lai có 4 người.
Trong 6 bị cáo còn lại
có 4 cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco
1), gồm: ông Phạm Dũng (cựu Chủ tịch HĐTV); Lê Văn Long (cựu Kế toán trưởng);
Nguyễn Thị Bích Hạnh (Phó phòng tài chính kế toán ); Nguyễn Mạnh Tiến (cựu Trưởng
phòng kế hoạch thị trường).
Hai người còn lại là
Nguyễn Ngọc Tuyển (cựu kiểm toán viên Công ty kiểm toán A&C) và Nguyễn Anh
Tuấn - bị cáo duy nhất được tại ngoại.
7 người cùng bị VKSND
Hà Nội truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước
gây thất thoát, lãng phí, theo điều 219 Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa từng được
hoãn lần đầu ngày 6/4, do một số luật sư của ông Lai vắng mặt. Một số luật sư đề
nghị triệu tập thêm nhiều cá nhân liên quan khác.
Cienco1 thành lập năm
1995, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Năm 2012, xem xét tài chính trước khi
cổ phần hoá, Cienco1 phải xử lý khoản nợ hơn 364 tỷ đồng của 50 công ty. Ông
cùng các bị can đã thống nhất xoá nợ hơn 184 tỷ đồng, xác định "đây là khoản
nợ khó thu hồi".
Khi cổ phần hoá xong,
Cienco 1 đòi được 65 tỷ đồng trong số "nợ xấu" trên nhưng không bàn
giao cho Nhà nước theo quy định mà chỉ đạo chi cho các hoạt động khác.
Theo cơ quan công tố,
184 tỷ đồng phải được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa nhưng ông
Lai và các đồng phạm không thực hiện. Các bị can thừa nhận làm sai với mục đích
"làm đẹp sổ sách kế toán, thuận tiện việc chào bán cổ phần phục vụ cổ phần
hóa".
Liên quan sai phạm,
theo nhà chức trách, có trách nhiệm của Công ty Kiểm toán A&C. Ông Tuyến,
kiểm toán viên, kiêm trưởng nhóm thẩm định tài chính A&C, bị cáo buộc biết
các khoản nợ công phải thu do Cienco1 cung cấp ban đầu là phù hợp. Tuy nhiên, bị
can lại chấp nhận số liệu đã chỉnh sửa của Cienco 1 để loại bỏ 184 tỷ đồng ra
khỏi giá trị doanh nghiệp.
Cienco 1 khi cổ phần
hóa, không xác định giá trị quyền sử dụng 4 khu đất vào giá trị doanh nghiệp. Bốn
khu đất đều ở vị trí đẹp, rộng 400-16.000 m2 tại TP HCM, Long An, Tiền Giang và
Gia Lai. Theo quy định, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND cấp tỉnh sẽ có ý kiến
để làm căn cứ xác định giá trị đất. Nhóm lãnh đạo Cienco 1 và các bị can thuộc
Công ty A&C bị cáo buộc đã xác định 4 khu đất trên là "tài sản cố định
vô hình" với tổng giá trị hơn 12 tỷ đồng.
Hội đồng định giá tài
sản tố tụng hình sự tại 4 tỉnh, thành nói trên xác định tổng giá trị 4 khu đất
khoảng 67 tỷ đồng. Do vậy, hành vi của các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước
trên 54,7 tỷ đồng, VKS cáo buộc.
Cơ quan công tố xác định
việc xử lý xoá nợ trái quy định, để ngoài giá trị doanh nghiệp là hơn 184 tỷ đồng;
không xác định giá trị quyền sử dụng 4 khu đất, gây thiệt hại hơn 54,7 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại vụ án được xác định từ các khoản trên là gần 240 tỷ đồng.
Liên quan vụ án, 8 bất
động sản của các bị cáo bị thi hành lệnh kê biên để cưỡng chế thu hồi tài sản.
4 khu đất của Cienco 1 tại TP HCM, Tiền Giang, Gia Lai và Long An cũng bị cơ
quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường và Sơ Tư
pháp các địa phương tạm dừng giao dịch.
Với 65 tỷ đồng Cienco
1 đã thu được từ các khoản nợ khó đòi của 6/50 công ty Cienco 1 xử lý nợ trái
quy định, Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Cienco 1 nộp lại, song công ty chưa
thực hiện.
Bắt tạm
giam quản lý đội xe sử dụng tem kiểm định giả
https://zingnews.vn/bat-tam-giam-quan-ly-doi-xe-su-dung-tem-kiem-dinh-gia-post1437663.html
Thứ ba, 6/6/2023 20:13
(GMT+7)
Nguyễn Thành Minh - quản
lý đội xe của Công ty TMCP Nam Tiến - bị bắt tạm giam vì hành vi sử dụng tem kiểm
định giả.
Chiều 6/6, Công an huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh
tạm giam đối với Nguyễn Thành Minh (36 tuổi, trú thôn Như Lân, xã Long Hưng,
huyện Văn Giang, Hưng Yên) - quản lý đội xe của Công ty TMCP Nam Tiến (Công ty
Nam Tiến) tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn - để tiếp tục điều tra về hành vi
“Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức”.
Theo hồ sơ vụ việc, giữa
tháng 3 vừa qua, Công an huyện Bình Sơn phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng
Ngãi kiểm tra Công ty Nam Tiến và phát hiện nhiều ôtô vận tải có dấu hiệu sử dụng
tem kiểm định giả.
Khám xét khẩn cấp Công
ty Nam Tiến, cơ quan chức năng thu giữ nhiều giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng
nhận bảo hiểm bắt buộc, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu làm giả.
Sau đó, Công an huyện
Bình Sơn ra lệnh bắt khẩn cấp quản lý đội xe của Công ty Nam Tiến là Nguyễn
Thành Minh.
Qua làm việc, Minh
khai nhận lên mạng đặt mua giấy tờ giả trên, nhằm mục đích đưa phương tiện vận
tải của Công ty Nam Tiến vào làm việc tại công trường.
Cựu sếp
Cienco 1 khai về số tiền 184 tỷ đồng bị xóa nợ khi cổ phần hóa
Thứ ba, 6/6/2023 18:43
(GMT+7)
Các bị cáo khai 184 tỷ
đồng là khoản nợ không có khả năng thu hồi nên để ngoài sổ sách, còn VKS xác định
số tiền này phải được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Chiều 6/6, HĐXX TAND
Hà Nội xét hỏi các bị cáo Phạm Dũng (62 tuổi, cựu Chủ tịch HĐTV Cienco 1), Cấn
Hồng Lai (68 tuổi, cựu Tổng giám đốc Cienco 1) và 5 người khác trong vụ tự ý
xóa 184 tỷ đồng nợ khó đòi là tài sản công và để ngoài sổ sách 4 khu đất, xảy
ra tại đơn vị này.
Cáo trạng nêu Cienco 1
ban đầu thuộc Bộ Giao thông vận tải, đến năm 2013 có chủ trương cổ phần hóa.
Sau đó, Bộ GTVT thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, do ông Phạm Dũng làm trưởng
ban, ông Cấn Hồng Lai làm phó ban thường trực.
Tháng 6/2014, khi cổ
phần hóa thành công, Cienco 1 đăng ký kinh doanh mới thể hiện vốn điều lệ doanh
nghiệp này là 700 tỷ đồng, gồm 35% vốn Nhà nước. Cuối năm đó, Bộ GTVT thoái
toàn bộ 35% vốn này. Giai đoạn 2010-2013, các bị cáo xác định 50 công ty còn nợ
Cienco 1 tổng số tiền 364 tỷ đồng. Trong đó, 184 tỷ đồng là khoản nợ khó thu hồi,
nên họ tự quyết định xóa nợ dù đây là tài sản công.
Sau khi cổ phần hóa,
ông Lai và đồng phạm tại Cienco 1 công ty cổ phần đòi được 65 tỷ đồng trong số
184 tỷ đồng, nhưng không bàn giao tiền cho Nhà nước theo quy định.
Khai tại tòa, ông Lai
thừa nhận cáo trạng truy tố "cơ bản là đúng". Bị cáo nói để xảy ra
sai phạm là do bản thân có lỗi, ông là tổng giám đốc nên có một phần trách nhiệm.
HĐXX nêu rõ ông Lai có
hành vi tham gia ký tờ trình (không đánh số) rồi trình lên HĐTV Cienco 1 trong
quá trình doanh nghiệp cổ phần hóa. Khai trước tòa, bị cáo thừa nhận không đọc
kỹ hồ sơ sau khi Lê Văn Long (cựu Kế toán trưởng Cienco 1) đưa trước khi trình
lên HĐTV.
Nói về lý do tờ trình
không đóng dấu nhưng vẫn ký, ông Lai thừa nhận sai sót, nhưng cho rằng đó là do
Phòng kế toán đưa lên. Bị cáo còn giãi bày ông ta không hiểu về tài chính kế
toán, nên chỉ ký vào tờ trình để đưa HĐTV xem xét xử lý.
Ngoài ra, ông Lai khi
được HĐXX đề nghị làm rõ có hay không sự khác nhau của 2 thuật ngữ “nợ khó đòi”
có trong tờ trình và “không có khả năng thu hồi”, bị cáo ban đầu cho rằng 184 tỷ
đồng là khoản nợ "không có khả năng thu hồi" và 2 khái niệm này giống
nhau. Trong khi đó, VKS xác định 184 tỷ đồng phải được tính vào giá trị doanh
nghiệp khi cổ phần hóa, nhưng ông Lai và các bị cáo không thực hiện đúng quy định.
Còn bị cáo Phạm Dũng
khi HĐXX xét hỏi, cũng thừa nhận trách nhiệm do "không đọc kỹ văn bản"
mà cấp dưới đưa lên. Theo ông Dũng, bản thân không nắm rõ một số nội dung, nên
dẫn đến sai phạm. Tuy nhiên, HĐXX phản bác và cho rằng bị cáo biết và cố ý, nên
để xảy ra lỗi.
Ông Dũng còn khai ở thời
điểm cổ phần hóa doanh nghiệp, bị cáo là chủ tịch HĐTV của đơn vị, việc xử lý
tài chính do hội đồng xử lý nợ thực hiện, ông ta không thuộc bộ phận chuyên môn
này. Bị cáo cũng cho biết bản thân nghĩ "nợ khó đòi" và "nợ
không thể thu hồi" là 2 khái niệm này giống nhau.
Ngày mai (7/6), phiên
tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Vụ nghi
vòi tiền chạy tại ngoại: Viện kiểm sát ra cáo trạng truy tố
Thứ ba, 6/6/2023 14:50
(GMT+7)
Liên quan vụ việc nghi
vòi tiền chạy tại ngoại, VKSND huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) ban hành cáo trạng truy
tố bị can và chuyển hồ sơ sang tòa án thụ lý.
Liên quan thông tin vụ
tố cáo nghi cán bộ “vòi tiền chạy tại ngoại”, theo nguồn tin của phóng viên,
Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau có giấy báo tin gửi ông L.T.T. (ngụ
khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) về việc chuyển nội dung đơn tố cáo
cán bộ công an và cán bộ VKSND huyện Ngọc Hiển đến công an, VKSND huyện này để
giải quyết theo quy định.
Ông T. cũng cung cấp
nhiều đoạn ghi âm có nội dung được cho là cán bộ vòi vĩnh tiền để giải quyết
cho con gái ông được tại ngoại hầu tra.
Được biết, trường hợp
của bị can L.P.T. (con gái ông L.T.T. Thị trấn Rạch Gốc) không được bảo lãnh tại
ngoại. Hiện tại, VKSND huyện Ngọc Hiển đã ban hành cáo trạng truy tố và chuyển
hồ sơ sang tòa án cùng cấp thụ lý. Dự kiến, trong tháng 6, L.P.T. sẽ được đưa
ra xét xử về hành vi “đánh bạc”.
Liên quan đến vụ việc
trên, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau giao Ban Nội chính Tỉnh ủy - cơ quan Thường trực của
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Cà Mau - giám sát chặt chẽ vụ
việc nghi “vòi tiền chạy tại ngoại”.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau
cũng chỉ đạo Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng VKSND tỉnh sớm
xác minh, làm rõ nội dung sự việc, xử lý đúng nguyên tắc, quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và có báo cáo kết quả về Thường trực Tỉnh ủy.
Trước đó, vào khoảng
cuối tháng 5, ông L.T.T. (ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)
có chia sẻ với báo chí về vụ việc gia đình ông bị vòi vĩnh tiền để chạy tại ngoại
cho bị can L.P.T. (con gái ông T.).
Được biết, tháng
12/2022, T. bị công an bắt quả tang đánh bạc ăn thua bằng tiền 2 lần. Lần đầu bị
phạt hành chính 1,5 triệu đồng, lần sau bị khởi tố vì đã bị phạt hành chính nhưng
vẫn tái phạm.
Sau đó, Cơ quan điều
tra Công an huyện Ngọc Hiển bắt giam T. vì có xác nhận của Công an thị trấn Rạch
Gốc về dấu hiệu bỏ trốn hoặc cản trở điều tra.
Khi L.P.T. gần hết hạn
tạm giam, ông T. được cho là bị các cán bộ nghi có hành vi “vòi tiền” để giúp
cho con gái ông được tại ngoại, nhưng ông T. đã không đưa tiền.
Tìm bị hại
vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt 5,5 tỷ đồng chơi tiền ảo
Thứ ba, 6/6/2023 13:59
(GMT+7)
Lê Nhật Nguyên (quê
Kiên Giang) là nhân viên một ngân hàng. Để có tiền trả nợ và tiếp tục chơi tiền
ảo, Nguyên chiếm đoạt của khách hàng 5,5 tỷ đồng.
Ngày 6/6, cơ quan CSĐT
Công an TP Cần Thơ cho biết đang thụ lý vụ án Lê Nhật Nguyên (SN 1993, ngụ tỉnh
Kiên Giang) về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”, gây
thiệt hại 5,5 tỷ đồng.
Để mở rộng điều tra vụ
án, cơ quan CSĐT đề nghị ai là bị hại, hoặc biết bị hại của Lê Nhật Nguyên, xin
liên hệ Phòng CSHS Công an TP Cần Thơ (9B Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ) gặp điều tra viên Lê Tân Thạnh, điện thoại 0907.059.168 để tố
giác và phối hợp giải quyết.
Trước đó, ngày 2/6, cơ
quan CSĐT Công an TP Cần Thơ khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Lê Nhật Nguyên về
hành vi trên. Theo điều tra, bà Trần Thị Trúc Mai (SN 1991) và bà Trần Thị Mai
Em (SN 2001, chị em ruột, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) tố cáo Nguyên (cán bộ
phòng giao dịch chi nhánh một ngân hàng trên địa bàn), có hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền 5,5 tỷ đồng.
Cụ thể, từ tháng
8/2022 đến tháng 12/2022, Nguyên tham gia chơi tiền ảo Binance thua trên 1,75 tỷ
đồng. Để có tiền trả nợ và gỡ gạc, Nguyên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của
khách hàng. Theo dõi hồ sơ vay của khách hàng Mai và Em, Nguyên nhận thấy 2
khách hàng này có hạn mức lớn, hời hợt trong việc ký các loại giấy tờ.
Ngày 31/3, khi ông Trần
Văn Hiền (cha ruột chị Trúc Mai và Mai Em) điện thoại đề nghị giải ngân số tiền
một tỷ đồng từ khoản vay của Mai để thanh toán tiền mua lúa của ông Nguyễn
Hoàng Nhân, Nguyên làm hồ sơ giải ngân cho chị Mai (gồm bảng kê, văn bản xác nhận
người thụ hưởng, giấy nhận nợ, ủy nhiệm chi). Ông Hiền chỉ đề nghị giải ngân số
tiền một tỷ đồng cho ông Nhân, nhưng khi làm các thủ tục trên, Nguyên đánh thêm
tên người bán lúa là Nguyễn Thùy Dung kèm theo số tài khoản, số tiền giải ngân
là một tỷ đồng.
Làm xong hồ sơ, Nguyên
thông báo để chị Mai ra ký tên. Do tin tưởng Nguyên, chị Mai ký mà không đọc lại.
Sau chị Mai ký tên, Nguyên trình lãnh đạo phê duyệt giải ngân vào tài khoản của
ông Nhân và chị Dung. Trước đó, Nguyên đã liên hệ chị Dung nhờ nhận tiền giúp,
sau khi nhận tiền, chị Dung đã chuyển lại cho Nguyên.
Trước đó, ngày 10/2,
ông Hiền điện thoại cho Nguyên đề nghị giải ngân từ tài khoản của chị Mai vào
tài khoản của ông Nhân số tiền 2,5 tỷ đồng để thanh toán tiền mua lúa. Nguyên
biết chị Mai Em khi ký tên hay xem trang đầu tiên, nên Nguyên làm một giấy nhận
nợ đúng như những gì ông Hiền yêu cầu để trên cùng, còn các tài liệu khống
Nguyên để phía dưới. Trong các tài liệu này, Nguyên đánh thêm tên người nhận là
chị Dung với số tiền 2,5 tỷ đồng rồi kêu chị Mai Em đến ký tên.
Đúng như Nguyên dự
đoán, chị Mai Em chỉ đọc trang đầu tiên và chụp hình lại, các trang khác không
đọc. Nguyên tiêu hủy trang đầu tiên, sử dụng những tài liệu còn lại để trình
lãnh đạo phê duyệt giải ngân. Khi chị Dung nhận được 2,5 tỷ đồng, đã chuyển lại
cho Nguyên. 5 ngày sau, chị Mai Em phát hiện số tiền giải ngân lên đến 5 tỷ đồng
liền điện thoại hỏi Nguyên, thì Nguyên nói do lỗi hệ thống.
Để tiếp tục chiếm đoạt
tiền, ngày 24/2, lợi dụng hợp đồng tín dụng với chị Mai sắp hết hạn, Nguyên nhắn
ông Hiền kêu chị Mai đến ngân hàng để ký lại hợp đồng mới. Nguyên làm thêm bộ hồ
sơ với nội dung chị Mai đề nghị giải ngân cho tài khoản của chị Dung số tiền 2
tỷ đồng để thanh toán tiền mua lúa. Chị Mai tin tưởng đến ngân hàng ký tên mà
không đọc lại. Sau đó, Nguyên trình lãnh đạo phê duyệt giải ngân tiền, còn hợp
đồng Nguyên bỏ. Số tiền này chị Dung cũng chuyển lại cho Nguyên.
Tại cơ quan công an,
Nguyên thừa nhận chiếm đoạt số tiền 5,5 tỷ đồng của 2 chị em Trúc Mai và Mai
Em. Tổng số tiền chiếm đoạt được Nguyên dùng trả nợ ngân hàng 800 triệu đồng mà
Nguyên vay, trả nợ cho ông Thái Minh Thuận một tỷ đồng, số tiền còn lại mua
chơi tiền ảo thua hết.
Bắt tạm
giam nguyên hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai
https://zingnews.vn/bat-tam-giam-nguyen-hieu-truong-truong-dai-hoc-dong-nai-post1437501.html
Thứ ba, 6/6/2023 11:50
(GMT+7)
Nguyên hiệu trưởng
cùng nguyên trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch Trường đại học Đồng Nai bị bắt tạm
giam để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.
Ngày 6/6, Cơ quan An
ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh
khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với ông Trần Minh Hùng (58 tuổi, nguyên hiệu
trưởng Trường đại học Đồng Nai) và ông Phan Văn Thanh (64 tuổi, nguyên trưởng
phòng Tài chính - Kế hoạch Trường Đại học Đồng Nai).
Theo cảnh sát, 2 người
này bị bắt trong quá trình Công an tỉnh Đồng Nai điều tra vụ án lợi dụng chức vụ,
quyền hạn khi thi hành công vụ xảy ra tại trường Đại học Đồng Nai.
Đây là vụ án thuộc diện
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo, quá trình
điều tra xác định các bị can nêu trên có những vi phạm nghiêm trọng trong công
tác đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, Cơ quan An
ninh điều tra thi hành lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với các cá nhân có
liên quan đang là giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường.
Cơ quan điều tra đang
tiếp tục mở rộng điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý vụ án đúng quy định
pháp luật.
Kêu gọi
cung cấp thông tin sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm Lâm Đồng
Thứ ba, 6/6/2023 11:28
(GMT+7)
Công an tỉnh Lâm Đồng
kêu gọi cá nhân, tổ chức phối hợp, cung cấp tài liệu liên quan vụ án đưa, nhận
hối lộ xảy ra tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tỉnh này.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
tỉnh, UBND và Công an các huyện, thành phố Đà Lạt, TP Bảo Lộc về việc đề nghị
phối hợp điều tra liên quan vụ án đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm đăng
kiểm xe cơ giới Lâm Đồng.
Động thái trên được thực
hiện sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án Đưa và nhận hối lộ,
đồng thời bắt tạm giam nhiều bị can là cán bộ thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới tỉnh và Sở Giao thông Vận tải tỉnh này.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Lâm Đồng khuyến khích các cá nhân có liên quan đến sai phạm trong hoạt động
đăng kiểm, nghiệm thu xe cơ giới cải tạo, tự thú, đầu thú, chủ động khai báo, tố
giác tội phạm, tự nguyện khắc phục hậu quả để được hưởng chính sách khoan hồng
của pháp luật.
Cơ quan điều tra yêu cầu
cá nhân, tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sai phạm liên quan đến
hoạt động đăng kiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tự nguyện phối hợp, chủ động đến
cơ quan công an khai báo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ chứng minh vi
phạm, tội phạm và tự nguyện nộp tiền thu lợi bất chính, khắc phục hậu quả (nếu
có) để được hưởng chính sách khoan hồng, tình tiết giảm nhẹ.
Công an các địa phương
chỉ đạo, phối hợp với chính quyền, cơ quan, đoàn thể tuyên truyền vận động tổ
chức, cá nhân tích cực tố giác hành vi tội phạm, nhất là chủ ôtô, xe tải đã đến
các trung tâm để kiểm định, nghiệm thu xe cơ giới cải tạo.
Cá nhân, tổ chức có thể
cung cấp thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp về Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh
Lâm Đồng, số 4 Trần Bình Trọng, phường 5, TP Đà Lạt hoặc công an cấp huyện, xã
nơi cư trú, nơi làm việc. Người báo tin, tố giác, trình báo sẽ được giữ bí mật
theo quy định.
Hồi tháng 4, Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 người để điều tra về
cùng về tội Nhận hối lộ và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy
ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Lâm Đồng.
Họ gồm Phan Hoàng Vũ
(54 tuổi, phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng), Phạm Tấn Tấn
(phó phòng kiểm định), Hồ Tấn Phương, Nguyễn Ngọc Hiệp (đăng kiểm viên thuộc
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng) và Phùng Văn Hồng cán bộ thanh tra thuộc
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng.
Theo cảnh sát, sau thời
gian điều tra, Cơ quan CSĐT xác định những cán bộ trên nhận tiền bồi dưỡng từ
các khách hàng để bỏ qua các lỗi vi phạm trong kiểm định xe cơ giới.
Các cán bộ này còn móc
nối để làm thủ tục nhanh khi tiếp nhận xe cơ giới đến làm thủ tục đăng kiểm,
nghiệm thu xe cơ giới cải tạo.
Cơ quan điều tra xác định
Phùng Văn Hồng có vợ làm giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc, chuyên thiết kế, cải
tạo ôtô. Trong quá trình hoạt động, Hồng và vợ có những tác động để hợp thức
200 hồ sơ đăng kiểm tại các Trung tâm đăng kiểm 49-01S (TP Đà Lạt) và 49-02S
(TP Bảo Lộc).
Ông Hồng thay vợ nộp
29 bộ hồ sơ trái quy định và giả chữ ký trong các bản thuyết minh thiết kế, cải
tạo xe cơ giới để gửi lên Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng xin thẩm định,
phê duyệt.
Cảnh sát cũng xác định
trong vụ việc trên, một số nhân viên còn làm trung gian, môi giới để làm thủ tục
cho người có nhu cầu cải tạo xe cơ giới, thu tiền dịch vụ để hưởng lợi trái
phép trong quá trình thực hiện thủ tục hồ sơ thiết kế, cải tạo xe cơ giới tại một
số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cựu phó cục
trưởng Cục Thuế TP.HCM Nguyễn Thị Bích Hạnh hầu tòa
https://zingnews.vn/cuu-pho-cuc-truong-cuc-thue-tphcm-nguyen-thi-bich-hanh-hau-toa-post1437404.html
Thứ ba, 6/6/2023 06:00
(GMT+7)
Bị cáo Nguyễn Thị Bích
Hạnh và đồng phạm bị TAND TP.HCM xét xử về những sai phạm liên quan Thuduc
House, gây thất thoát của Nhà nước hơn 331 tỷ đồng.
Sáng 6/6, TAND TP.HCM
mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát
triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục thuế TP.HCM và các đơn vị có liên quan.
Trong vụ án này, 67 bị
cáo bị truy tố về 10 tội danh. Trong đó, 18 lãnh đạo, cán bộ của Cục thuế
TP.HCM bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm
quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, gồm bà Nguyễn Thị
Bích Hạnh (Phó cục trưởng), Phạm Minh Tuấn (cựu Trưởng phòng Kê khai kế toán
thuế), Cao Văn Tỵ (Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 5), Nguyễn Xuân Thắng
(Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ), Đào Thị Nga (cán bộ Chi cục Thuế quận 1)...
7 người thuộc Cục hải
quan TP.HCM bị truy tố gồm Phạm Duy Bình, Hoàng Trung Kiên, Hồ Hoàng Hải, Nguyễn
Duy Linh, Trần Văn Thành, Nguyễn Hữu Trên và Nguyễn Lê Hùng.
Phiên tòa do thẩm phán
Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM) làm chủ tọa, dự kiến kéo dài đến
ngày 10/7. Cục thuế TP.HCM và Thuduc House được xác định là bị hại trong vụ án
này.
Theo cáo trạng, từ năm
2017 đến năm 2019, Trịnh Tiến Dũng (đang trốn truy nã) chỉ đạo thành lập nhiều
doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài để lập hồ sơ, xuất nhập khẩu hàng hóa. Tại
Mỹ, Campuchia, Malaysia và UAE, Dũng đã thành lập, sử dụng 13 pháp nhân để ký
các hợp đồng xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa.
Từ tháng 2/2018 đến
tháng 6/2019, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo nhân viên móc nối với các nghi phạm tại
Thuduc House để lập, ký 334 hợp đồng kinh tế với 8 công ty nước ngoài để bán
hàng hóa linh kiện điện tử cho các đối tác. Tổng giá trị các lô hàng xuất khẩu
là hơn 158 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng), thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu
bằng 0%.
Để hợp thức đầu vào,
Thuduc House lập, ký 334 hợp đồng mua bán linh kiện điện tử trong nước với nhiều
công ty với giá trị hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó có 10% tiền thuế giá trị gia
tăng. Sau đó, công ty này lập 19 bộ hồ sơ gửi Cục Thuế TP.HCM đề nghị hoàn thuế
giá trị gia tăng hơn 430 tỷ đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cục thuế TP.HCM đã ban
hành 15 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng cho Thuduc House với tổng số tiền
hơn 331 tỷ đồng.
Đối với 7 người thuộc
Cục hải quan TP.HCM, cáo trạng xác định các bị can là cán bộ công chức hải quan
được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa tại hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu
vực I. Tuy nhiên, họ không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao dẫn đến việc không
phát hiện được 4 lô hàng bị phân luồng "đỏ" khai báo hải quan không
trùng khớp so với hàng hóa thực tế.
Tuy nhiên, các cán bộ
hải quan vẫn cập nhật thông tin lên hệ thống để thông quan cho các lô hàng và
không phát hiện được hành vi buôn lậu của Trịnh Tiến Dũng, Mạc Văn Nguyện và đồng
phạm. Toàn bộ số hàng lậu này sau khi dễ dàng thông quan đã được tiêu thụ hết.
Nhà chức trách xác định
bị can Mạc Văn Nguyện khai giao cho Mạc Thành Nam (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn
CAD) và Lương Văn Đức làm thủ tục hải quan nhập khẩu 37 lô hàng lậu. Nguyện chỉ
đạo Nam chi tiền bồi dưỡng 200.000-500.000 đồng/tờ khai cho cán bộ hải quan làm
nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ. Nếu tờ khai bị kiểm tra thực tế hàng hóa, Nguyện sẽ trực
tiếp liên hệ với cán bộ hải quan làm nhiệm vụ kiểm hóa để thống nhất thời gian.
Sau khi kiểm hóa, Nguyện
chi trực tiếp từ 2-8 triệu đồng/lô hàng cho cán bộ hải quan làm nhiệm vụ kiểm
hóa tại bàn làm việc. Số tiền chi tùy theo tỷ lệ kiểm tra thực tế.
Quá trình điều tra, Mạc
Thành Nam khai nhận về việc "bôi trơn" cán bộ hải quan. Song các cán
bộ hải quan phủ nhận các lời khai trên, cho rằng không nhận bất cứ số tiền nào
từ Nam. Theo cáo trạng, ngoài những lời khai trên, thì không có tài liệu khác
chứng minh việc đưa, nhận tiền. Do đó, không đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm của
các công chức hải quan trong việc đưa, nhận tiền.
Nhân viên
quản lý bảo vệ rừng bị nhóm người lạ đánh đập, bắt quỳ gối
Thứ ba, 6/6/2023 05:34
(GMT+7)
Nhân viên quản lý bảo
vệ rừng ở Đắk Lắk đã bị nhóm người lạ đánh đập ngay tại trạm bảo vệ rừng, bắt
anh quỳ gối xin thì mới tha.
Tối 5/6, ông Trần Thanh
Lâm - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (Đắk Lắk) - cho biết
đơn vị đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc anh T.H.M. (nhân viên quản lý bảo vệ rừng của công ty) bị nhóm người
đánh đập, phải nhập viện cấp cứu.
Theo thông tin ban đầu,
vào khoảng 15h30 ngày 2/6, nhóm 4 người đi xe máy đến Trạm Quản lý bảo vệ rừng
của Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm dùng lời lẽ đe dọa anh M.
Đến khoảng 17h cùng
ngày, nhóm trên cùng nhiều người khác cùng lao đến đánh anh M. Lúc này, vợ anh
M. đang ở đó đã quỳ gối van xin cho chồng nhưng không được.
Sau đó, anh M. bỏ chạy
vào trong trạm, nhưng nhóm này vẫn đuổi theo, dồn anh M. vào góc tường và dọa sẽ
đánh chết. Nhóm này bắt anh M. quỳ gối xin thì mới tha.
Sau khi bị đánh, anh
M. được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tối 4/6, sức khỏe của
nạn nhân có dấu hiệu trở nặng, phải thở oxy và điều trị tích cực.
Lãnh đạo Công ty TNHH
Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm khẳng định nhóm nghi phạm vây đánh anh M. chủ yếu là những
người thường xuyên có hành vi lấn chiếm, đốt rừng để làm nương rẫy.
Trưởng
công an phường mất chức vì dọa bắt người vi phạm giao thông
Lê Tân
Thứ ba, 6/6/2023,
17:41 (GMT+7)
Quảng Ninh - Trung tá
Nguyễn Thành Nam, Trưởng Công an phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, bị cách chức và
điều chuyển công tác do dọa bắt người va chạm giao thông.
Theo quyết định ngày
6/6 của thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, trung tá
Nam sẽ nhận nhiệm vụ khác tại Công an TP Hạ Long.
Theo quyết định được Ủy
ban Kiểm tra Thành ủy Hạ Long công bố chiều 22/5, ông Nam vi phạm các quy định
về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ công an nhân dân, vi phạm
quy định của Đảng và quy tắc ứng xử của ngành công an.
Tối 17/5 ông Nam điều
khiển ôtô khi đã uống rượu, đi sai làn đường, dẫn đến va chạm giao thông. Ông
Nam ứng xử thiếu văn hóa và chuẩn mực đạo đức khi thách thức, đòi bắt người lái
xe. Sự việc được người dân quay video đưa lên mạng xã hội.
Theo Điều 7 quy tắc ứng
xử ban hành tháng 3/2023, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân khi giao tiếp, làm
việc với người dân phải niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái
độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp
đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật,
đau ốm, phụ nữ mang thai; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân.
Cựu Chủ tịch
Cienco 1: Không biết nợ khó đòi khác nợ không thể thu hồi
Thanh Lam
Thứ ba, 6/6/2023,
16:41 (GMT+7)
Hà Nội - Bị chủ tọa
nhiều lần chất vấn về việc "giấu" 184 tỷ đồng nợ xấu trước cổ phần
hóa, cựu Chủ tịch Cienco 1 Phạm Dũng và cựu tổng giám đốc Cấn Hồng Lai nhiều lần
đáp "không biết".
Chiều 6/6, HĐXX TAND
Hà Nội xét hỏi 7 bị cáo trong sai phạm cổ phần hóa tại Cienco 1, thời điểm năm 2013, bị cáo buộc
gây thiệt hại 240 tỷ đồng.
Cựu Tổng giám đốc Cấn
Hồng Lai thừa nhận vi phạm, nhận "một phần trách nhiệm" với sai sót.
Ông Lai bị cáo buộc khi xem xét tài chính trước khi cổ phần hóa Cienco1, khi đó
là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, phải xử lý khoản nợ hơn 364 tỷ đồng của 50
công ty. Ông Lai cùng các bị can đã thống nhất xóa nợ hơn 184 tỷ đồng, xác định
"đây là khoản nợ khó thu hồi".
Khi cổ phần hoá xong,
Cienco 1 đòi được 65 tỷ đồng trong số "nợ xấu" trên nhưng không bàn
giao cho Nhà nước theo quy định mà chỉ đạo chi cho các hoạt động khác. Theo cơ
quan công tố, 184 tỷ đồng phải được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần
hóa nhưng ông Lai và các đồng phạm không thực hiện.
Bị cáo Lai thừa nhận
làm sai với mục đích "làm đẹp sổ sách kế toán, thuận tiện việc chào bán cổ
phần phục vụ cổ phần hóa". Ông Lai khai do quá lâu, không nhớ có cuộc họp
nào về vấn đề rà soát nợ không, nhưng sau đó vẫn ký tờ trình không số gửi Hội đồng
thành viên Cienco 1, xin ý kiến chấp thuận 184 tỷ đồng là khoản nợ "không
có khả năng thu hồi".
Giải thích về tờ
trình, ông Lai nói thực tế thời gian đó đi công tác, khi về kế toán trưởng đã
trình, bị cáo nhận thì đã thấy đầy đủ hết, chỉ ký. "Thực tế, bị cáo không
có mặt tại cuộc họp, việc ký xuất phát từ sự thống nhất đã được quyết định",
ông khai tại tòa.
Theo cáo buộc, nhận được
tờ trình, cựu chủ tịch Cienco 1 Phạm Dũng ký quyết định chấp thuận đề nghị,
song các khoản nợ vẫn phải được theo dõi, thu hồi. "Thực tế họ đã có sự thống
nhất, để che giấu việc xử lý nợ trái luật", VKS nêu.
Trả lời HĐXX, ông Dũng
nói khi đó làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, việc xử lý tài chính đã có hội đồng
xử lý nợ, ông không nằm trong cơ cấu chuyên môn này.
"Bị cáo có nghe
hoặc được báo cáo các về các doanh nghiệp nợ đang bị phá sản, giải thể thế nào
trước khi ký tờ trình xử lý nợ không?", chủ tọa Đào Bá Sơn hỏi. Ông Dũng
đáp chưa nắm được thông tin.
"Vậy tại sao vẫn
ký?", chủ tọa truy vấn. Cựu Chủ tịch Cienco 1 phân trần, 50 doanh nghiệp
này chưa phá sản, giải thể nhưng thực tế không có khả năng trả nợ trong nhiều
năm.
"Bị cáo có phân biệt
được nợ khó đòi và nợ không thể thu hồi khác nhau thế nào không? Nghe tên gọi
đã phải biết nó khác nhau ngay chứ, sao lại đánh đồng được?, chủ tọa hỏi cả ông
Lai và ông Dũng và cùng nhận về lời đáp "không biết".
Cựu Chủ tịch Phạm Dũng
nói "nghĩ rằng hai khái niệm này giống nhau, không phân biệt được".
Song HĐXX ngay sau đó viện dẫn, quá trình điều tra, bị cáo từng viện dẫn các
văn bản phân biệt rõ ràng hai khái niệm này.
Trong khi đó cựu tổng
giám đốc Cấn Hồng Lai thừa nhận "chỉ ký mà đọc không kỹ. Đến giờ mới thấy
hai cái khái niệm khác nhau". Bị cáo Lai nghĩ khi gửi tờ trình không số, Hội
đồng thành viên sẽ phân biệt được và phát hiện ra nếu có sai sót. Thời điểm đó,
trong số 50 doanh nghiệp, đã có doanh nghiệp nào giải thể hay không, ông Lai
nói "không biết, không ai báo cáo", nhưng vẫn đặt bút ký tờ trình
không số.
"Tôi không hiểu lắm
về tài chính, kế toán, do đó chỉ ký vào tờ trình để Hội đồng thành viên xem xét
xử lý, còn sau xử lý thì không thể nắm rõ được", ông Lai nói.
HĐXX cho rằng với vai
trò là phó ban thường trực mà nói không nắm rõ thì "rất khó hiểu". Về
số tiền 65 tỷ đồng "nợ xấu" Cienco 1 đã thu hồi được và không nộp lại
cho Nhà nước, ông Lai cho hay đến khi ông nghỉ hưu, Cienco 1 chưa thu hồi được
đồng nào nên không biết về số tiền này.
Ngoài các sai phạm về
xử lý nợ, các bị cáo là cựu lãnh đạo Cienco 1 còn bị truy tố trong sai phạm
tính sai giá đất, cũng xảy ra trong giai đoạn cổ phần hóa.
Bốn khu đất đều ở vị
trí đẹp, rộng 400-16.000 m2 tại TP HCM, Long An, Tiền Giang và Gia Lai. Theo
quy định, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND cấp tỉnh sẽ có ý kiến để làm căn cứ
xác định giá trị đất. Nhóm lãnh đạo Cienco 1 và các bị can thuộc Công ty
A&C bị cáo buộc đã xác định 4 khu đất trên là "tài sản cố định vô
hình" với tổng giá trị hơn 12 tỷ đồng.
Hội đồng định giá tài
sản tố tụng hình sự tại 4 tỉnh, thành nói trên xác định tổng giá trị 4 khu đất
khoảng 67 tỷ đồng. Do vậy, hành vi của các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước
trên 54,7 tỷ đồng, VKS cáo buộc.
Cơ quan công tố xác định
việc xử lý xoá nợ trái quy định, để ngoài giá trị doanh nghiệp hơn 184 tỷ đồng;
không xác định giá trị quyền sử dụng 4 khu đất, gây thiệt hại hơn 54,7 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại vụ án được xác định từ các khoản trên là gần 240 tỷ đồng.
Liên quan vụ án, 8 bất
động sản của các bị cáo bị thi hành lệnh kê biên để cưỡng chế thu hồi tài sản.
4 khu đất của Cienco 1 tại TP HCM, Tiền Giang, Gia Lai và Long An cũng bị cơ
quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường và Sơ Tư
pháp các địa phương tạm dừng giao dịch.
Với 65 tỷ đồng Cienco
1 đã thu được từ các khoản nợ khó đòi của 6/50 công ty Cienco 1 xử lý nợ trái
quy định, Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Cienco 1 nộp lại, song công ty chưa
thực hiện.
Vụ án có 7 bị cáo, 5
trong số này là cựu cán bộ Cienco 1. Họ đều bị truy tố về tội Vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí,theo điều 219
Bộ luật Hình sự, khung hình phạt đến 20 năm tù.
HĐXX đang tiếp tục xét
hỏi các bị cáo.
Nghị định
206/2013/NĐ-CP quy định:
- Nợ phải thu khó
đòi: Là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 6 tháng (tính
theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp
đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng
doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời
hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản,
đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp
luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
- Nợ không có khả
năng thu hồi: Là các khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến
thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khách nợ là doanh
nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
b) Khách nợ là doanh
nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả, không có người
kế thừa nghĩa vụ trả nợ.
c) Khách nợ là cá nhân
đã chết, mất tích, cá nhân còn sống nhưng không còn khả năng lao động hoặc mất
năng lực hành vi dân sự, hoặc người thừa kế theo luật nhưng không có khả năng
chi trả.
d) Khách nợ đã được cơ
quan có thẩm quyền Quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.
đ) Khoản chênh lệch
còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá
nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
e) Các khoản nợ phải
thu đã quá thời hạn thanh toán từ một năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại,
đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục từ 3 năm trở lên và quá khó
khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng
các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
Giám đốc
bán dự án 'ma' chiếm đoạt 45 tỷ đồng
Trường Hà
https://vnexpress.net/giam-doc-ban-du-an-ma-chiem-doat-45-ty-dong-4614289.html
Thứ ba, 6/6/2023,
15:35 (GMT+7)
Bà Rịa - Vũng TàuTrần
Văn Hội, 35 tuổi, đặt cọc và nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, rồi tự vẽ 10 dự
án rao bán nền, chiếm đoạt gần 45 tỷ đồng của khách hàng.
Ngày 6/6, Hội, Giám đốc
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc Hưng Phú Group, bị TAND tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu tuyên phạt 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; buộc bồi
thường gần 45 tỷ đồng cho 80 bị hại.
Tại tòa, Hội thừa nhận
toàn bộ hành vi, khai số tiền chiếm đoạt được sử dụng vào mục đích cá nhân, đặt
cọc đất và chi trả cho môi giới.
HĐXX nhận định hành vi
của bị cáo đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bị hại, đẩy nhiều gia
đình vào cảnh nợ nần chồng chất... nên cần xử lý nghiêm khắc.
Theo cáo trạng, năm
2018, Hội thành lập Công ty Hưng Phú Group (trụ sở tại TP Bà Rịa) và mua lại một
công ty khác để kinh doanh bất động sản.
Từ tháng 11/2018 đến
khi bị tố cáo tháng 9/2019, Hội đặt cọc và nhận chuyển nhượng các lô đất diện
tích lớn ở các huyện Đất Đỏ, Long Điền, TP Bà Rịa bằng hình thức hợp đồng ủy
quyền. Anh ta sau đó lập bản vẽ bản đồ quy hoạch, lập dự án "ma", tự
ý phân lô bán nền.
Các dự án được người
này tự lập là: Hưng Phú Center City, Hưng Phú Obama Riverside 2, Hưng Phú Long
Tân, Hưng Phú Long Phước 1, Hưng Phú Center City - Hương lộ 2, Hưng Phú Center
City 5...
Dù chưa được cơ quan
chức năng phê duyệt, song Hội chỉ đạo nhân viên quảng cáo các dự án đều có pháp
lý đầy đủ, ký kết hợp đồng đặt cọc, hứa hẹn sớm giao sổ đỏ. Hội cam kết trường
hợp không giao nền sẽ hoàn trả tiền gốc, kèm lợi nhuận 20-30% giá trị lô đất.
Hội ký 75 hợp đồng với
khách hàng thu gần 40 tỷ đồng, nhưng sau đó không giao sổ đỏ như cam kết mà
chuyển nhượng các thửa đất cho người khác. Ngoài ra, anh ta còn đặt cọc nhận
chuyển nhượng miệng với 5 người, chiếm đoạt 5,5 tỷ đồng.
Bị khách hàng tố cáo,
Hội đóng cửa công ty bỏ trốn lên Đà Lạt cho đến khi bị bắt.
Chủ đại lý
nước tinh khiết cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy từ châu Âu về Việt Nam
06/06/2023 18:47 GMT+7
Thủ đoạn của Hoàng Tiến
Dũng và đồng bọn là mở một đại lý chuyên cung cấp nước tinh khiết, quán ăn đêm
để làm vỏ bọc, rồi vận chuyển ma túy đi khắp nơi dưới mác chuyển hàng hóa.
Ngày 6-6, Công an TP
Hà Nội cho biết Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa triệt phá một ổ nhóm mua bán trái phép chất
ma túy xuyên lục địa từ châu Âu về Việt Nam.
Theo cảnh sát, qua
công tác nắm bắt tình hình, Công an TP Hà Nội phát hiện ổ nhóm trên do nghi phạm
Hoàng Tiến Dũng cầm đầu.
Điều tra ban đầu, thủ
đoạn của Dũng là mở một đại lý chuyên cung cấp nước tinh khiết (tại huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên) để làm vỏ bọc. Từ đó, Dũng và đồng bọn vận chuyển ma túy
đi khắp nơi dưới mác chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, Dũng còn mở
một quán ăn đêm cho vợ tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) để ngụy trang làm điểm
giao dịch ma túy.
Theo cảnh sát, Dũng nhập
ma túy từ châu Âu về Việt Nam thông qua đường chuyển phát bưu chính quốc tế. Ma
túy khi nhập về được ngụy trang là những mặt hàng thực phẩm và đồ gia dụng.
Cảnh sát xác định Trần
Văn Tuấn (19 tuổi, ở Hưng Yên) là người trực tiếp giúp việc mua bán trái phép
chất ma túy cho Dũng. Ngoài ra, nghi phạm đóng vai trò là đầu mối kết nối Dũng
với nghi phạm ở nước ngoài để đặt mua ma túy chuyển về Việt Nam là Đào Ngọc
Long (35 tuổi, trú tại Hưng Yên).
Ngày 23-3, Công an TP
Hà Nội phối hợp Cục Hải quan TP phát hiện một kiện hàng chứa khoảng 40kg ma túy
tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Người nhận ghi trên kiện hàng là Hoàng Tiến
Dũng.
Chiều 4-5, các lực lượng
chức năng bắt giữ Lê Thị Huyến (vợ Dũng) tại Hưng Yên, thu giữ gần 20kg ma túy
tổng hợp được cất giấu trong các vỏ lon bia và máy pha cà phê.
Mở rộng điều tra, từ
ngày 4-5 đến 7-5, Công an TP Hà Nội phối hợp Công an tỉnh Phú Thọ, Công an
TP.HCM tiếp tục bắt giữ Hoàng Tiến Dũng, Trần Văn Tuấn và Đào Ngọc Long.
Tang vật cảnh sát thu
giữ gồm hơn 42kg ma túy tổng hợp các loại, ngụy trang trong các túi trà sữa và
cà phê.
Tiến hành khám xét khẩn
cấp chỗ ở của các nghi phạm, lực lượng chức năng thu giữ thêm 0,13 gram ma túy
tổng hợp cùng một số dụng cụ sử dụng trái phép chất ma túy.
Cựu tổng
giám đốc Cienco 1 nhận một phần trách nhiệm, không đọc kỹ tờ trình nhưng vẫn ký
06/06/2023 17:45 GMT+7
Trước tòa, cựu tổng
giám đốc Cienco 1 Cấn Hồng Lai nhận một phần sai phạm và cho hay 'do thời gian
quá lâu nên không nhớ' các văn bản đã ký và nhiều chi tiết liên quan đến vụ án.
Chiều 6-6, phiên tòa
xét xử vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công
ty cổ phần (Cienco 1) tiếp tục phần thẩm vấn.
Không đọc
kỹ tờ trình nhưng vẫn ký
Theo cáo buộc, để xử
lý tài chính trước khi cổ phần hóa, với mục đích Cienco 1 không còn các khoản nợ
xấu, ông Cấn Hồng Lai, cựu tổng giám đốc Cienco 1 và các thuộc cấp đã thống nhất
cùng nhau xử lý các khoản nợ phải thu trái quy định pháp luật.
Viện kiểm sát xác định
ông Lai chủ trì cuộc họp để xử lý khoản nợ hơn 364 tỉ đồng phải thu của 50 công
ty.
Tuy nhiên, cựu tổng
giám đốc Cienco 1 cùng các thuộc cấp sau đó quyết định xóa gần 185 tỉ đồng
trong số nợ trên vì xác định "đây là khoản nợ khó thu hồi".
Sau cuộc họp, ông Lai
ký tờ trình không số gửi hội đồng thành viên. Kế tiếp, cựu chủ tịch hội đồng
thành viên Cienco 1 Phạm Dũng ký phiếu xin ý kiến gửi các thành viên hội đồng
thành viên, các thành viên nhất trí phương án như đề nghị.
Chuyển thành công ty cổ
phần, Cienco 1 tiếp tục thu hồi các khoản nợ đối với sáu công ty trực thuộc trước
đây. Doanh nghiệp này đã thu hồi được 65 tỉ nhưng lại không đề xuất bàn giao
cho Nhà nước, mà chỉ đạo chi cho các hoạt động khác.
Trước tòa, bị cáo Cấn
Hồng Lai nhận một phần trách nhiệm trong vụ án và cho hay "một số nội dung
trong cáo trạng cơ bản đúng, một số nội dung chưa sát trong thực tiễn".
Cựu tổng giám đốc
Cienco 1 cho hay thời điểm ký tờ trình không số gửi hội đồng thành viên, ông vừa
đi công tác về, kế toán trưởng trình ký kèm theo toàn bộ hồ sơ về xử lý nợ, "khi nhận hồ sơ thấy đã đầy
đủ hết rồi".
Về cáo buộc chủ trì cuộc
họp của lãnh đạo Cienco 1 hồi tháng 6-2013, ông Lai nói do thời gian quá lâu
nên không nhớ có tham gia cuộc họp này hay không. "Việc ký tờ trình xuất
phát từ sự thống nhất đã được quyết định trước đó".
Chủ tọa đặt vấn đề
"nợ khó đòi và nợ không thể thu hồi là khác nhau, vì sao bị cáo lại đồng ý
ký tờ trình?". Cựu tổng giám đốc Cienco 1 trả lời khi ký không đọc kỹ,
nghĩ rằng hội đồng thành viên tổng công ty sẽ phát hiện, đến nay thì thấy hai
khái niệm khác nhau.
"Thời điểm đó,
trong số 50 doanh nghiệp đang nợ có doanh nghiệp nào giải thể, phá sản (để đủ
điều kiện xếp vào dạng nợ không có khả năng thu hồi) hay không?", chủ tọa
hỏi. Ông Lai khai không thấy ai báo cáo.
Chủ tọa tiếp tục truy
vấn: "Vậy sao bị cáo vẫn chấp nhận để ký văn bản gửi hội đồng thành viên,
đến giờ nhận thức như thế nào?". Cựu tổng giám đốc Cienco 1 còn cho rằng bản
thân "không hiểu lắm về tài chính, kế toán, chỉ ký vào tờ trình để hội đồng
thành viên xem xét xử lý, còn sau xử lý thì không nắm rõ".
"Với vai trò là
phó ban thường trực Ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty, bị cáo nói không nắm rõ là
rất khó hiểu", chủ tọa giải thích.
Không biết
nợ khó đòi khác nợ không thể thu hồi
Là người thứ hai trả lời
thẩm vấn, nói về việc ký quyết định xử lý số nợ gần 185 tỉ đồng, bị cáo Phạm
Dũng cho hay việc xử lý tài chính của tổng công ty đã có hội đồng xử lý nợ do tổng
giám đốc làm chủ tịch, bị cáo không nằm trong cơ cấu.
Hội đồng xét xử truy vấn
ông Dũng về việc có nghe hoặc được báo cáo về việc 50 doanh nghiệp bị phá sản
hoặc giải thể (để đủ điều kiện xếp vào dạng nợ không có khả năng thu hồi) hay
không. Ông Dũng khai "chưa nắm được thông tin".
"Vậy nhưng vẫn chấp
nhận ký?", chủ tọa truy vấn. Cựu chủ tịch Cienco 1 cho rằng những doanh
nghiệp này chưa phá sản, giải thể nhưng thực tế họ không có khả năng trả nợ
trong nhiều năm.
Chủ tọa tiếp tục hỏi:
"Nợ khó đòi và nợ không có khả năng trả là khác nhau, bị cáo có phân tích
điều này trước khi ký?". Ông Dũng đáp: Thời điểm ấy nghĩ rằng hai khái niệm
này giống nhau, không phân biệt được".
Ngày mai 7-6, phiên
tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Có sai phạm
tài chính ở Trung tâm Khuyến công tỉnh Đồng Nai
https://tuoitre.vn/co-sai-pham-tai-chinh-o-trung-tam-khuyen-cong-tinh-dong-nai-20230605204702761.htm
06/06/2023 10:49 GMT+7
Qua thanh tra, Sở Tài
chính tỉnh Đồng Nai đánh giá có sai phạm tài chính rất nghiêm trọng ở Trung tâm
Khuyến công tỉnh Đồng Nai nên chuyển hồ sơ cho công an điều tra.
Ngày 6-6, tin từ Sở
Tài chính tỉnh Đồng Nai
cho hay lãnh đạo sở đã ký kết luận thanh tra về việc chấp hành chế độ kế toán
và quản lý tài chính tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp
Đồng Nai (Trung tâm Khuyến công, thuộc Sở Công Thương).
Cụ thể, kết luận thanh
tra nêu sai phạm của
một số cá nhân ở Trung tâm Khuyến công đã dẫn đến gây thất thoát thuế thu nhập
doanh nghiệp, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về tổ chức đấu thầu,
thực hiện các gói thầu và Luật Phòng chống tham nhũng.
Sở Tài chính đánh giá
vụ việc sai phạm tài chính
ở Trung tâm Khuyến công "có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi
hành công vụ" nên chuyển hồ sơ cho công an điều tra sai phạm.
Sở Tài chính cũng đề
nghị Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công có trách nhiệm nộp ngân sách số tiền
để ngoài sổ sách từ nguồn thu chiết khấu thuộc hoạt động trưng bày, giới thiệu
sản phẩm.
Đồng thời, truy thu tiền
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… đối với cá nhân, doanh nghiệp
đã ký hợp đồng với
trung tâm.
Theo kết luận thanh
tra, Trung tâm Khuyến công tỉnh Đồng Nai được UBND tỉnh Đồng Nai quyết định
thành lập từ năm 2018. Trung tâm có chức năng phục vụ quản lý nhà nước ngành
công thương, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động khuyến
công, dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, thương mại.
Tuy nhiên, thanh tra
phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm tài chính
của Trung tâm Khuyến công diễn ra trong năm 2022 và những năm trước đó là rất
nghiêm trọng.
Cụ thể, đoàn thanh tra
đã tổ chức đi đối chiếu các hợp đồng giữa trung tâm với Công ty TNHH MTV Điện lực
Đồng Nai, Ban quản lý dự án TP Biên Hòa… xác định khi nghiệm thu bàn giao hồ sơ
cho chủ đầu tư thì sẽ được thanh toán 90% giá trị hợp đồng, giá trị còn lại sẽ
được thanh toán khi hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình được phê duyệt.
Tuy nhiên các hồ sơ đã
được bàn giao, báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình cũng đã được phê duyệt
nhưng Trung tâm Khuyến công không yêu cầu chủ đầu tư lập hồ sơ nghiệm thu,
thanh lý.
Trung tâm áp dụng hình
thức khoán hoặc giao lại gần như toàn bộ nội dung công việc của gói thầu (đã ký
kết với công ty điện lực) cho cá nhân khác đang làm việc tại trung tâm và cá
nhân ngoài trung tâm với 70% giá trị hợp đồng đã ký kết với công ty điện lực.
Với cách làm trên,
trung tâm đã vi phạm hành vi chuyển nhượng thầu vì đây là hành vi bị cấm trong
đấu thầu.
Trung tâm đã tùy tiện
trong việc lựa chọn các cá nhân quen biết bên ngoài để giao khoán các công việc.
Không thực hiện tất cả các quy định về hoạt động đấu thầu, không công khai đăng
tải thông tin về đấu thầu.
Ngoài tra, trung tâm
còn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không đúng quy định như lấy tiền khấu trừ
thuế cấp cho nhiều cá nhân khác.
Thanh tra Sở Tài chính
kết luận trách nhiệm về những sai phạm tài chính nêu trên thuộc về Ban giám đốc
Trung tâm Khuyến công và các viên chức phụ trách kế toán.
Thiếu tướng
Đinh Văn Nơi cách chức trưởng công an phường thiếu chuẩn mực với dân
06/06/2023 17:31 GMT+7
Giám đốc Công an tỉnh
Quảng Ninh Đinh Văn Nơi vừa ký quyết định cách chức trung tá Nguyễn Thành Nam -
trưởng Công an phường Bãi Cháy, TP Hạ Long - do có hành vi thiếu chuẩn mực với
dân.
Trao đổi với Tuổi
Trẻ Online chiều 6-6, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh Quảng
Ninh - xác nhận vừa ký quyết định kỷ luật, cách chức và điều chuyển công tác
trung tá Nguyễn Thành Nam - trưởng Công an phường
Bãi Cháy, TP Hạ Long - liên quan việc thiếu chuẩn mực với dân và những vi phạm
khác liên quan.
Trung tá Nam bị điều
chuyển về công an thành phố Hạ Long để chờ nhận nhiệm vụ theo sự phân công của
lãnh đạo công an thành phố.
Trước đó, giữa tháng
5-2023, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác
với trung tá Nam để thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm
theo quy định.
Cụ thể, trên mạng xã hội
đăng tải một video ghi lại hình ảnh hai xe ô tô đối đầu nhau, nghi va chạm giao thông.
Một người đàn ông mặc quần đen, áo trắng chân bước loạng choạng có dấu hiệu say
rượu liên tục chửi bới, đe dọa một người dân.
Trong đoạn video, người
đàn ông còn xưng "tao là trưởng Công an phường Bãi Cháy... bắt thằng này lại…".
Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, đoạn video gây xôn xao dư luận.
Công an TP Hạ Long sau
đó vào cuộc xác minh, xác định khoảng 21h30 ngày 17-5, tại đường Hạ Long, phường
Bãi Cháy xảy ra vụ va chạm giao thông giữa hai ô tô, trong đó một chiếc do
trung tá Nguyễn Thành Nam điều khiển.
Người có hành vi chửi
bới, thiếu chuẩn mực với dân được xác định là trung tá Nam.
Liên quan vụ việc, Ban
thường vụ Thành ủy Hạ Long chỉ đạo Đảng ủy Công an TP, Ủy ban kiểm tra Thành ủy
Hạ Long, Đảng ủy phường Bãi Cháy kiểm tra, xem xét các bước khi có dấu hiệu vi
phạm với ông Nam.
Trên cơ sở báo cáo của
Đảng ủy phường Bãi Cháy, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hạ Long họp, thống nhất biểu
quyết thi hành kỷ luật
cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thành Nam về mặt Đảng.
Tượng Trần
Nguyên Hãn và vua Lê Lợi bị hư hại, Sở Văn hóa TP.HCM đề xuất sửa gần 2 tỉ đồng
06/06/2023 22:09 GMT+7
Sở Văn hóa và Thể thao
TP.HCM cùng các đơn vị liên quan sẽ kiểm định chất lượng tượng Trần Nguyên Hãn,
vua Lê Lợi và báo cáo với UBND TP.HCM để quyết định phương án sửa chữa và vị
trí đặt.
UBND TP.HCM vừa có văn
bản giao Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cùng các đơn vị liên quan kiểm định chất
lượng chuyên sâu của tượng Trần Nguyên
Hãn và vua Lê Lợi do bị hư hại trong thời gian đặt tạm tại công
viên Phú Lâm (quận 6).
Trước đó, Sở Văn hóa
và Thể thao TP.HCM đã có báo cáo với UBND TP.HCM về tình trạng của tượng Trần
Nguyên Hãn, vua Lê Lợi sau khi kiểm tra thực tế. Đồng thời, sở này cũng đề xuất
một số phương án sửa chữa.
Sở Văn hóa và Thể thao
TP.HCM cho biết sau khi cùng các đơn vị kiểm tra thực tế tượng Trần Nguyên Hãn
và vua Lê Lợi ở
công viên Phú Lâm (nơi để tạm thời) vào ngày 16-3, tấm bạt nhựa che chắn bị mục
nát, bộ khung xương sắt chịu lực hư hại và lớp thạch cao làm khuôn bên ngoài gần
như không còn sử dụng được.
Cụ thể, hiện trạng tượng
vua Lê Lợi: khung thạch cao hư hỏng hoàn toàn, khung sắt bảo vệ và gia cố tượng
cũng trong tình trạng hư hỏng do mục. Các thanh giằng khung thạch cao đã mục
hoàn toàn. Chỉ còn chân đế nguyên vẹn.
Còn tượng Trần Nguyên
Hãn cũng rơi vào tình trạng tương tự. Các cấu kiện theo tượng là thanh kiếm và
con chim bồ câu vẫn còn. Tuy nhiên, hai chân ngựa trong quá trình di dời đã mục.
Do đó, để đưa ra các
phương án xử lý cụ thể, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM nhận thấy việc đánh giá,
kiểm định chất lượng chuyên sâu hai tượng đài này là rất cần thiết và phải làm
sớm.
Sau khi kiểm định, nếu
chất lượng toàn phần tượng còn tốt sẽ tìm cách sửa chữa chuyên sâu.
Nếu chất lượng tượng
quá thấp hoặc tượng cũ không còn đảm bảo an toàn cho trưng bày thì sẽ phục dựng
lại đúng theo nguyên mẫu và đúc khuôn âm bản, làm tượng mới. Tượng cũ sẽ được di
dời và bảo quản theo quy định.
Về nguồn kinh phí sửa
chữa, Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành bổ sung
dự toán là 1,995 tỉ đồng, thời gian dự kiến là 98 ngày.
Di dời tượng
Trần Nguyên Hãn và vua Lê Lợi để xây dựng công trình giao thông
Từ tháng 5-2013, tượng
đài Lê Lợi được di dời từ vòng xoay Cây Gõ về công viên Phú Lâm để bàn giao mặt
bằng thi công cầu vượt tại vòng xoay.
Còn tượng đài Trần
Nguyên Hãn, vào tháng 12-2014, được tháo dỡ để lấy mặt bằng làm tuyến metro số
1, nên cũng được dời từ khu vực vòng xoay chợ Bến Thành (quận 1) về công viên
Phú Lâm (quận 6).
No comments:
Post a Comment