Bàn Về Quốc Nạn Tham Nhũng ở Việt NamThái Bình:
12.06.2023
DLSN
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật. Ở Việt Nam tham nhũng đã trở thành quốc nạn, nó đang đe dọa chế độ toàn trị cộng sản đi đến diệt vong.
Thảm họa này
được xuất hiện vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà hệ thống các nước XHCN
ở Đông Âu sụp đổ, vài nước cộng sản sót lại, trong đó có Việt Nam, lập tức co
cụm lại tìm mọi cách để cầm cự, khẩu hiệu cải cách, đổi mới mang ý nghĩa sống
còn cho chế độ được giương cao và ngay theo đó, các chính sách thích ứng được
ra đời để cứu vãn tình thế.
Xóa bỏ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp (cơ chế đặc thù của chủ nghĩa xã hội), chuyển hẳn
sang cơ chế thị trường (cơ chế đặc trưng của chủ nghĩa tư bản), là điểm đột phá
cứu cánh cho 4 nước cộng sản còn sót lại, đó là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và
Bắc Hàn. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự khởi sắc. Các nhà đầu tư của
các nước tư bản ồ ạt tìm đến nước ta một cách đến chóng mặt, bởi vì: Một mặt
Việt Nam thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng của cộng sản trong suốt thời
gian dài, và đến thời điểm tự nó phá vỡ. Chính sách mở cửa, nhất là chính sách
kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài lập tức được ra đời và có sức thu hút các nhà đầu
tư, vì Việt Nam, nguồn tài nguyên thiên nhiên trữ lượng còn khá lớn do chưa bị
khai thác tối đa, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu giá rẻ, giá thuê đất rẻ và
cuối cùng là giá nhân công lại càng rẻ mạt so với các nước phát triển. Đó là
những yếu tố khích lệ cho các nhà đầu tư nước ngoài ào ạt đến với Việt Nam.
Cùng với đó là các chính sách cho vay của các ngân hàng thế giới, ngân hàng
châu Á, và ngân hàng khu vực có những cơ chế khuyến khích cho vay phù hợp với
việc mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Tiền nước ngoài đổ vào nhiều, bộ mặt đất
nước có những đổi thay và cũng từ đó bộ mặt cán bộ, đảng viên có quyền chức
cũng thay da, đổi thịt, nghĩa là nạn tham nhũng bắt đầu bùng phát.
Nói vậy không có
nghĩa trước đó ở Việt Nam không có tham nhũng, không, hoàn toàn không, vì lúc
đó nền kinh tế của đất nước đang nghèo đói, thiếu thốn đủ đường, nạn tham nhũng
vẫn diễn ra nhưng quy mô, nó thích ứng với hoàn cảnh đói nghèo lúc bấy giờ. Lấy
đâu ra những chương trình kinh tế kỹ thuật lớn (nay gọi là dự án) hàng trăm tỷ,
hàng ngàn tỷ để phát sinh tham nhũng lớn. Thời đó cán bộ, đảng viên có quyền
chức ăn cắp từng yến gạo, từng cân đường, hộp sữa, từng mét vải, bộ quần áo…
gọi là tham ô, móc ngoặc với nhau để biển thủ của công. Hãn hữu mới có công
trình đầu tư công mang tầm cỡ quốc gia, nên tham nhũng thời đó nó chỉ là ăn cắp
vặt, ăn bẩn không hơn, không kém.
Do mới bắt đầu
mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài để ý đến Việt Nam vì đây là địa chỉ dễ làm
ăn, là miếng mồi béo bở để các nhà đầu tư kiếm chác và đây cũng là cơ hội kiếm
ăn cho những cán bộ, đảng viên các cấp của cộng sản Việt Nam. Nên chẳng có gì
làm lạ khi mà rầm rộ từ chính phủ cho đến các bộ,ngành, các địa phương trăm hoa
đua nở xây dựng các dự án quốc gia, dự án cho ngành, cho địa phương với mục
tiêu hào nhoáng là phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước, cho ngành, cho địa
phương. Cùng với đó là lợi ích của nhóm, lợi ích cá nhân của những người nắm
trong tay trọng trách chi phối trong việc phê duyệt dự án, người trúng thầu
cùng những người có liên quan được nâng lên theo tỷ lệ thuận, của số lượng dự
án, quy mô dự án, tổng vốn đầu tư của dự án. Có thể liệt kê ra đây về các trình
tự thủ tục hình thành dự án cho đến các công đoạn thi công dự án mà các nhóm
lợi ích, các cá nhân có quyền chức từ trên xuống dưới, từ cao đến thấp đều được
hưởng, đó là: Khi một dự án được cấp có thẩm quyền đồng ý hoặc gợi ý cho tiến
hành các thủ tục ban đầu thì cá nhân hay nhóm người có quyền đó sẽ nhận được
khoản “lại quả” thích ứng với tổng vốn đầu tư, sau khi
dự án được phê duyệt.
Trước khi dự án
được trình lên cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, hiển nhiên phải có những
cá nhân hoặc nhóm người chống lưng để dự án được phê duyệt và theo đó phải có
khoản lại quả theo thỏa thuận.
Sau khi dự án
được phê duyệt, dù dự án đấu thầu hay chỉ định thầu, ai trúng thầu là vấn đề
quan trọng nhất, nghĩa là phải hậu tạ lớn nhất. Và tiếp theo là công đoạn thi
công, công đoạn thực thi này là khâu trực tiếp rút ruột công trình.
Tiếp nữa là công
đoạn nghiệm thu, mặc cho đã có sự thỏa thuận trước, nhưng người trực tiếp
nghiệm thu công trình cũng phải có khoản “bồi dưỡng” thích
đáng riêng để quá trình công việc được trôi chaỷ hơn.
Và cuối cùng là
khâu khai thác công trình (nếu là dự án BOT), theo kế hoạch thỏa thuận ban đầu
quy định thời gian khai thác rất rõ ràng, trên cơ sở đó quy định giá thành phù
hợp với nền kinh tế đất nước để thu vốn bảo đảm hài hòa lợi ích hai bên.
Ở Việt Nam, thực
tế có thể kéo dài thời gian khai thác hoặc nâng giá thành khai thác khác với
thỏa thuận ban đầu là việc bình thường, và đương nhiên giá chênh lệch đó được
ăn chia đôi bên cùng hưởng. Ngoài ra, chính sách kêu gọi vốn đầu tư từ nước
ngoài, có sự thỏa thuận “lại quả” của bên đầu tư đang
diễn ra ở tầm vĩ mô, trong phạm vi bài viết này chúng tôi không thể đề cập đến
do vượt tầm nhìn của tác giả.
Tất cả các khâu
buộc phải chi để dự án thành hiện thực từ ý tưởng ban đầu cho đến công đoạn
cuối cùng của dự án đều được trích từ tổng vốn đầu tư của dự mà ra, nói chính
xác là rút ruột công trình./.
No comments:
Post a Comment