Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 04 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Trung
Quốc, Singapore sắp tập trận trong lúc Bắc Kinh củng cố quan hệ với khu vực
Tại
LHQ, Nga cảnh báo thế giới đang ở ‘ngưỡng nguy hiểm’
Chiến
dịch tái tranh cử của ông Biden đối mặt các thách thức mới
Nhà
văn Dương Thu Hương nhận giải Cino Del Duca ở Pháp, báo chí VN không đưa tin
HRW cáo buộc Việt Nam ‘bắt cóc’ blogger bất đồng chính
kiến ở Thái Lan
Hội Nghề cá Việt Nam: Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung
Quốc ở Biển Đông là ‘sai trái, ngang ngược’
Cộng hòa Séc tìm cách bán thêm máy bay, radar cho Việt Nam
Mỹ sắp tiết lộ nỗ lực mới bảo vệ Hàn Quốc trước hạt
nhân Triều Tiên
Bác
sĩ người Pháp hiếp dâm hàng chục em trai Việt Nam vẫn “nhởn nhơ” ngoài vòng
pháp luật
Blogger
Đường Văn Thái mất tích: Tiếng la cuối cùng để lại nhiều câu hỏi
Nhật
xem xét mở rộng chương trình visa công nhân nước ngoài
Di
Sản VNCH: Gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử VN và chủ quyền Biển Đông
Biểu
tình đòi ngưng dự án xả thải ở Đắk Lắk: Người Ê-đê bị Cảnh sát đánh đập
Nhà
văn Dương Thu Hương đoạt Giải thưởng Văn học Thế giới: truyền thông Nhà nước
Việt Nam im lặng!
Hội
Nghề cá Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông
Trung
Quốc và Singapore đang chuẩn bị tập trận chung
Việt
Nam đàm phán mua khí tài quân sự của Czech
Kon
Tum: Không kỷ luật các đảng viên vi phạm trong vụ Việt Á, chỉ rút kinh nghiệm
Công
ty chứng khoán ACB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm
Việt
– Pháp: ông Macron đi qua ngõ mà chẳng vào Hà Nội là thiệt thòi…
Việt
Nam phát hiện biến thể mới của Omicron, các ca nhiễm COVID-19 tăng đột ngột
Đại
gia Lê Thanh Thản bị truy tố về tội “Lừa dối khách hàng”
Cảnh sát giao thông biến dân thành lá chắn sống được xem xét phong
liệt sĩ
Hà
Tĩnh, Bắc Giang: Khởi tố sáu người tại hai Trung tâm đăng kiểm 38-02D và 98-01S
Việt Nam bị phê
phán đã bỏ tù các nhà hoạt động môi trường vì 'động cơ chính trị'
Nhân
quyền Úc-Việt: Các vụ tù chính trị, cấm xuất nhập cảnh và tự do tôn giáo 'đều
rất khó'
Tỵ nạn ở Thái Lan, Thái Văn Đường bị 'bắt cóc' hay 'xâm
nhập trái phép' về Việt Nam
Có gì trong thư 70 nhóm
tôn giáo quốc tế gửi chính quyền Biden về 'đàn áp tôn giáo ở VN'?
Chuyện gì đang xảy ra ở
Sudan?
Nhân quyền Úc-Việt: Các
vụ tù chính trị, cấm xuất nhập cảnh và tự do tôn giáo 'đều rất khó'
30/4: VNCH ‘thiếu tiền,
đạn dược’ sau khi Mỹ rút
Châu Âu và TQ: Lời Lư Đại
sứ 'không phải vậy'?
Hồ Chí Minh ở Thái Lan:
'Cạnh tranh' giữa 'nhà thật' và 'Nhà Tưởng niệm'
30/04: Việt Nam hoà giải
chưa xong nên vẫn phải cấm đoán, kiểm duyệt?
Nhà văn Dương Thu
Hương được trao giải 'Cino del Duca 2023'
Tổng
thống Hàn Quốc thăm Mỹ nhằm tăng cường quan hệ song phương đối phó với Bắc
Triều Tiên
Chi tiêu
quân sự của châu Âu lên đến mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh
Đại sứ TQ
tại Pháp “phủ nhận” chủ quyền các nước Liên Xô cũ: Paris và ba nước Baltic phẫn
nộ
“Yếu tố
Trung Quốc” trong quan hệ Mỹ-Việt
Úc loan
báo học thuyết quốc phòng mới để kháng lại Trung Quốc
Bất đồng
trong Liên Hiệp Châu Âu về mua chung đạn để cấp cho Ukraina
Matxcơva
phản đối Mỹ không cấp thị thực nhập cảnh cho các nhà báo Nga tới New York
Thượng
Karabakh: Azerbaijan thiết lập một trạm kiểm soát ở điểm giáp giới Armenia
Tranh
luận xung quanh nguồn gốc món mì Carbonara của Ý
Thượng
đỉnh 9 nước châu Âu tại Bỉ : Mục tiêu tăng gấp 10 sản lượng điện gió trên biển
Pháp
: Nạn lừa đảo bằng thiết bị gián điệp của Trung Quốc
Mỹ,
Pháp sơ tán nhân viên ngoại giao và kiều dân khỏi Sudan
Chiến
tranh Ukraina : Nga dồn hỏa lực hy vọng chiếm dứt điểm Bakhmut
Bắc
Kinh và Seoul khẩu chiến xung quanh bình luận của tổng thống Hàn Quốc về Đài
Loan
Ukraina
: Tổng thống Zelensky ban hành đạo luật xóa dấu tích Nga khỏi nơi công cộng
Công
du Bồ Đào Nha, tổng thống Brazil không che giấu bất đồng về chiến tranh Ukraina
Đại
sứ Trung Quốc tại Paris phủ nhận « tư cách pháp lý » của các nước thuộc Liên Xô
cũ
Nga
trục xuất hơn 20 nhà ngoại giao Đức
(RFI) -
Pháp: Nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải văn học Cino Del Duca. Trong khuôn khổ Liên Hoan Sách Paris, ngày
21/04/2023 vừa qua, ban giám khảo giải thưởng văn học mang tên Prix Mondial
Cino Del Duca (Viện Hàn Lâm Pháp) đã loan báo quyết định trao giải năm nay cho
nhà văn nữ Dương Thu Hương về toàn bộ sự nghiệp văn học của bà. Theo ban giám
khảo, giải thưởng được trao cho bà Dương Thu Hương để khen tặng “một nhà văn
lớn mà tác phẩm và nhân cách độc đáo chứa đựng thông điệp của chủ nghĩa nhân
văn hiện đại”. Dương Thu Hương là tác giả của nhiều tiểu thuyết như Những Thiên
Đường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Vĩ Nhân Tỉnh Lẻ, Đỉnh Cao Chói Lọi… Rất nhiều tác
phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Pháp. Giải văn học Prix Mondial Cino Del
Duca bắt đầu được trao từ năm 1969 và được dùng để tôn vinhsự nghiệp của một
tác giả người Pháp hoặc nước ngoài mà tác phẩm - khoa học hoặc văn
học– thể hiện một thông điệp của ''chủ nghĩa nhân văn hiện
đại''. Giải Cino Del Duca có một phần tiền thưởng 200.000 euro. Lễ trao
giải cho nhà văn Dương Thu Hương sẽ được tổ chức vào ngày 21/06 ở Institut de
France (Paris).
(AFP) –
Trung Quốc và Singapore tập trận chung. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm nay, 24/04/2023 cho biết Hải
quân Trung Quốc sẽ điều tầu khu trục Yilin và tầu quét mìn Chibi đến tập trận
cùng Hải quân Singapore, dự kiến diễn ra từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2023.
Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình
Dương của Mỹ đến gặp bổ trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen để thảo luận về
việc tăng cường hợp tác huấn luyện quân sự.
(AFP) –
Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đến Miến Điện. Truyền thông Nhà nước Miến Điện hôm nay,
24/04/2023, cho biết ông Ban Ki Moon đã đến Naypyidaw ngày hôm qua, nhưng không
nêu rõ nội dung chuyến thăm. Tiếp cựu lãnh đạo LHQ là thứ trưởng bộ Quốc
Phòng và thứ trưởng Ngoại Giao Miến Điện. Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và
cũng từng là ngoại trưởng Hàn Quốc, hiện là thành viên « nhóm chuyên gia
cao cấp quốc tế kỳ cựu », hoạt động trong lĩnh vực xử lý các xung đột trên
thế giới.
(AFP) –
Anh Quốc trừng phạt Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran. Lệnh trừng phạt mới của Anh công bố hôm
nay, 24/04/2023, nhắm vào hơn 70 người, trong số này có bốn tướng của Vệ Binh
Cách Mạng Hồi Giáo Iran. Với quyết định mới này, tổng cộng đã có 300 nhân vật
và chủ thể nằm trong danh sách trừng phạt của Anh. Những người này bị cấm nhập
cảnh vào Anh Quốc và tài sản ở Anh bị phong tỏa.
(AFP) –
Giới trẻ Anh giảm nhiệt tình với chế độ quân chủ. Theo một cuộc thăm dò do Viện YouGov
thực hiện trên mạng trong trung tuần tháng Tư, được công bố hôm nay,
24/04/2023, 58% trong số gần 4.600 người Anh được hỏi vẫn ủng hộ chế độ quân
chủ và 26% muốn một lãnh đạo chính phủ do dân bầu. Tuy nhiên, sự hậu thuẫn này
giảm dần theo độ tuổi, theo như một thăm dò khác của BBC. Nếu như 78% những
người trên 65 tuổi ủng hộ chế độ quân chủ, thì chỉ có 32% trong độ tuổi từ
18-24 là đồng tình, trong khi 38% là chống muốn có một lãnh đạo chính phủ dân
cử, 30% không có ý kiến.
(AFP) –
Greenpeace : Trung Quốc tăng tốc xây dựng trung tâm điện than. Tổ chức phi chính phủ Greenpeace ngày
24/04/2023, lấy làm tiếc là Trung Quốc trong quý I/2023 đã thông qua kế hoạch
tăng sản lượng điện than, gây khó khăn cho cam kết giảm khí thải từ nhiên liệu
hóa thạch. Việc các chính quyền tỉnh thành phê chuẩn kế hoạch xây dựng thêm
nhiều trung tâm nhiệt điện cho phép tăng hơn gấp đôi sản lượng cùng kỳ năm rồi,
và cao hơn cả mức chính phủ bật đèn xanh. Mức tăng này làm dấy lên nỗi lo Trung
Quốc sẽ không đáp ứng mục tiêu mà nước này đặt ra : trung hòa khí các-bon
trước năm 2060.
(AFP) – Ô
nhiễm không khí : 1.200 trẻ em và trẻ vị thành niên chết mỗi năm. Cơ quan Môi Trường của châu Âu trong một
báo cáo công bố hôm nay, 24/04/2023, lấy làm tiếc rằng bất chấp những cải
thiện, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn khiến ít nhất 1.200 trẻ nhỏ và thiếu
niên tử vong mỗi năm. Cũng giống như người trưởng thành, tình trạng ô nhiễm này
là nguy cơ môi trường chính cho sức khỏe trẻ vị thành niên, và làm giảm tuổi
thọ của các em theo như nghiên cứu của cơ quan này, được thực hiện tại hơn 30
nước trên châu lục.
Tin Tức: Thứ Ba 25.04.2023
1) GIÁM SÁT NHÂN QUYỀN CÁO BUỘC VN BẮT CÓC ÔNG ĐƯỜNG VĂN THÁI
Tổ chức Giám Nhân quyền
(HRW) cáo buộc bạo quyền Việt Nam đã bắt cóc ông Đường Văn Thái, người thường
chỉ trích nhà nước VN và được LHQ cấp quy chế tị nạn ở Thái Lan sau khi đào
thoát đến đây vào năm 2019.
Ông Phil Robertson, giám
đốc chi nhánh Á châu của tổ chức Giám sát Nhân quyền, cáo buộc là các mật vụ VN
đã bắt cóc ông Thái trên đường phố, gần nơi cư trú của ông ở tỉnh Pathum Thani.
Ông Robertson mạnh mẽ yêu cầu giới chức Thái Lan phải điều tra vụ này.
Theo bà Grace Bùi, một
người hoạt động nhân quyền trợ giúp người tị nạn ở Thái Lan và có mặt tại buổi
họp báovào hôm 20/4, ông Thái sẽ không
bao giờ tự nguyện quay trở lại Việt Nam.
Bạn bè của ông cho biết là
ông Thái đã biến mất sau khi có cuộc phỏng vấn tái định cư tại văn phòng của Cao
ủy Tỵ nạn LHQ ở Bangkok. Bà Bùi cho biết
các nhân chứng kể lại với bà là 2 chiếc xe hơi màu trắng, một chiếc đằng trước
và một chiếc đằng sau, đã chặn xe máy của ông Thái trên đường vào chiều ngày
13/4.
Ông Thái, người bị báo chí lề
đảng VN gọi là một “đối tượng phản động”, đến Thái Lan năm 2019 và được cấp quy
chế tỵ nạn từ năm 2020. Trước khi bị bắt, ông Thái đang xin tỵ nạn ở một nước
thứ 3. Ông Thái, từng là một phóng viên báo nhà nước, thường đăng tải các video
bình luận chỉ trích lãnh đạo Việt Nam cho hơn 120 ngàn độc giả theo dõi trên
YouTube.
Cần biết là các tổ chức
quốc tế gồm Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) và Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đã
lên án việc mà họ gọi là “bắt cóc” và giam giữ ông Thái, đồng thời kêu gọi nhà
cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho ông ngay lập tức.
2/ CÔNG AN ĐÁNH ĐẬP NGƯỜI BIỂU
TÌNH CHỐNG DỰ ÁN XẢ THẢI Ở ĐẮC LẮC
Hàng trăm người Ê-đê ở huyện Cư Kuin đã bị
công an trấn áp thô bạo khi biểu tình phản đối dự án xả thải vào hồ nước vào
ngày 21/4 vừa qua.
Theo nhà cầm quyền tỉnh Đắc
Lắc, dự án thoát nước khu trung tâm hành chính huyện Cư Kuin được thực hiện
nhằm đưa nước mưa từ các cơ quan của huyện vào hồ nước ở xã Ea Bhốk. Tuy nhiên
người dân xung quanh hồ phản đối dự án này vì lo ngại là nước thải bị đưa vào
hồ có thể gây ô nhiễm môi trường cũng như gây ngập lụt ở khu vực gần hồ.
Trong hai ngày 20 và 21/4
vừa qua, hàng chục công an với dùi cui và khiên chắn đã kéo đến để trấn áp
người dân và trợ giúp để thực hiện phần cuối cùng của dự án, đó là tuyến đường
ra cửa xả đổ ra hồ nước với chiều dài hơn 870 thước và chiều rộng 10 thước.
Theo hình ảnh cung cấp bởi
người dân địa phương, hàng chục công an đối đầu với người dân mà đa số là phụ
nữ Ê-đê. Tất cả đều kiên quyết phản đối dự án nói trên, với 12 người bị công an
bắt giữ đưa về đồn. Một nhân chứng cho biết là có 3 người bị đánh trọng thương
với các vết thương ở đầu, miệng, tai và vai.
Cần biết dự án nói trên có mức
đầu tư gần 40 tỷ đồng, được phê duyệt vào năm 2019. Nhà cầm quyền tỉnh Đắc Lắc
cũng khảo sát tác động môi trường, mức độ an toàn hồ đập và tác động đến đời
sống người dân trong khu vực đối với dự án. Theo kết quả khảo sát, dự án được
cho là không ảnh hưởng đến môi trường, đất đai, khí hậu và nguồn nước sinh hoạt
của người dân xung quanh. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, việc khảo sát
này không phản ánh đúng thực tế.
Trong ngày 20/4, nhà cầm quyền
nêu quyết tâm sẽ thi công phần còn lại của dự án, coi mọi hành động cản trở
việc thi công là trái pháp luật. Theo báo chí lề đảng, nhà cầm quyền cảnh báo
sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người phản đối, nhưng không đề cập gì đến vụ
đàn áp trong ngày 21/4.
3/ CHI TIÊU QUÂN SỰ CỦA KHỐI ÂU CHÂU LÊN ĐẾN MỨC CAO NHẤT
Theo báo cáo mới nhất của viện Nghiên cứu Hòa
bình Stockholm, tổng chi tiêu quân sự ở Âu châu trong năm 2022 đã lên đến mức
cao nhất kể từ khi kết thúc cuộc “Chiến Tranh Lạnh”.
Theo báo cáo này, tính trên
toàn thế giới, chi tiêu cho quốc phòng vào năm ngoái đã lên đến mức kỷ lục hơn 2200
tỷ Mỹ kim, chiếm hơn 2% tổng sản lượng nội địa toàn cầu. Đây là năm thứ tám
liên tiếp mà số tiền đầu tư cho các quân đội gia tăng trên toàn thế giới.
Ông Nan Tian, một trong số các
tác giả của báo cáo, cho biết là mức gia tăng này không chỉ là do cuộc chiến
xâm lược của Nga ở Ukraine, mà còn do các căng thẳng ở Đông Á, giữa Trung Cộng
và Mỹ cùng các đồng minh Á châu.
Theo báo cáo nói trên, vào năm
ngoái, đánh dấu bằng việc Nga xâm lược Ukraine, chi tiêu quân sự của Âu châu đã
tăng đến 13%. Đây là mức tăng cao nhất từ hơn 30 năm qua, bằng với mức của năm
1989, năm mà bức tường Berlin sụp đổ.
Riêng Ukraine đã tăng gấp 7
lần chi tiêu quốc phòng, lên đến 44 tỷ Mỹ kim, chưa kể hàng chục tỷ Mỹ kim viện
trợ vũ khí của phương Tây. Cũng theo thẩm định của viện nghiên cứu nói trên,
chi tiêu quân sự của Nga đã tăng hơn 9% vào năm ngoái.
Ông Nan Tian nhấn mạnh là
cho dù không tính đến cuộc chiến nói trên, chi tiêu quân sự của Âu châu cũng đã
gia tăng đáng kể. Vào năm ngoái, chỉ riêng Hoa Kỳ đã chiếm tới 39% chi tiêu
quân sự toàn thế giới, đứng thứ hai là Trung Cộng là 13%, cả hai vượt xa các
nước như Nga, Ấn Độ, Saudi Arabia.
4/ PHÁT NGÔN BỪA BÃI, ĐẠI SỨ
TRUNG CỘNG TẠI PHÁP BỊ CHỈ TRÍCH DỮ DỘI
Trong mấy ngày qua, ông Lư Sa Dã, đại sứ
Trung Cộng tại Pháp, đã hứng một cơn bão chỉ trích dữ dội chỉ vì câu tuyên bố
phủ nhận chủ quyền của Ukraine và các nước thuộc khối Liên Xô trước đây, đặc biệt
là 3 nước Litva, Latvia và Estonia ở biển Baltic.
Vào hôm 24/4, ông Lư Sa Dã và các đại sứ
Trung Cộng ở ba quốc gia Baltic đã bị mời lên bộ ngoại giao để giải thích về
câu tuyên bố của họ Lư vào ngày 21/4, theo đó thì các nước này là không đủ có
chủ quyền.
Theo nhật báo Le Monde, đại
sứ Trung Cộng ở Paris được mời lên bộ ngoại giao về các tuyên bố khiêu khích
của mình. Cùng ngày, theo lời ngoại trưởng Litva, thì trong ngày hôm qua, ba
quốc gia Litva, Latvia và Estonia cũng triệu tập các đại sứ Trung Cộng tại nước
họ lên bộ ngoại giao để yêu cầu giải thích về lời lẽ của họ Lư.
Theo ngoại trưởng Litva,
các nước Baltic muốn biết là phải chăng quan điểm của Trung Cộng về độc lập đã
thay đổi và nhắc nhở Bắc Kinh là ba nước Baltic không phải là các quốc gia hậu
Xô Viết mà là các nước đã bị Liên Xô chiếm đóng trái phép.
Cần biết là đại sứ Trung Cộng
tại Pháp, ông Lư Sa Dã, nổi tiếng với các tuyên bố khiêu khích và đã nhiều lần
bị bộ ngoại giao Pháp khiển trách như lời
nói dối về các viện dưỡng lão ở Pháp vào thời đại dịch Vũ Hán, hay những lời lẽ
xúc phạm nhà nghiên cứu Pháp Antoine Bondaz...
Ngay từ hôm 21/4, Paris và
thủ đô các nước Baltic đã cực lực lên án họ Lư về các phát biểu bừa bãi của ông
này trên một đài truyền hình tư nhân, theo đó bán đảo Crimea là của Nga, còn
chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ không có cơ sở.
VNTB – Nhà nước theo cách hiểu ‘bình dân học vụ’
VNTB – Khuyến cáo của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
VNTB – Nữ
tiếp viên hàng không Võ Tú Quỳnh hiện đang ở đâu?
VNTB
– Báo Đảng gián tiếp nhìn nhận lâu nay Đảng làm không như nói
VNTB – Hãy Bớt Ác Với Dân Đi Đã
Nhìn
lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản
Tại
sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?
23/04/1969:
Sirhan Sirhan nhận án tử hình vì ám sát Robert F. Kennedy
Đông
Nam Á ngỡ ngàng trước sự đổi thay của nông thôn Việt Nam
Lê
Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông
22/04/1778:
John Paul Jones dẫn đầu cuộc đột kích của Mỹ vào Whitehaven
Immanuel
Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi
Chuyển
động Quốc Phòng (7/4 – 13/4/2023)
Cuộc
xâm lược của Nga đã chia rẽ giới mafia như thế nào25/04/2023
Không
phải chỉ là lỗi chính tả…25/04/2023
Ukraine
mười bốn tháng chiến tranh: Thêm một bước đến diệt vong của Putin25/04/2023
“Những
kẻ này không phải con người”24/04/2023
Khi Quân
“vương” bị tống giam!24/04/2023
Xã
hội không có công lý là xã hội cá lớn nuốt cá bé24/04/2023
Cười bò
với đài báo “cuốc da”24/04/2023
Từ
Dương Thu Hương, Đặng Tiến, nhìn lại ‘Hội Nghị Văn Hóa Toàn Quốc’24/04/2023
Lừa dối khách
hàng24/04/2023
Nhà nước và
người dân24/04/2023
Phúc
Lai - Ukraine mười bốn tháng chiến tranh : Thêm một bước đến diệt vong của
Putin
Dương
Quốc Chính - Lừa dối khách hàng
Nguyễn
Văn Tuấn - ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Nguyễn
Hưng Quốc - Một lần gặp Dương Thu Hương
Nguyễn
Đăng Mạnh - Chân dung Dương Thu Hương
Hoàng
Hưng - Nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải Cino Del Duca 2023
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Cách nhận diện một nền dân chủ và quan sát trường hợp của Việt Nam 25/04/2023
Nhân việc Bộ Giáo dục gỡ bớt gánh nặng cho giáo viên 25/04/2023
Ukraine mười bốn tháng chiến tranh: Thêm một bước đến diệt vong
của Putin 25/04/2023
Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với
AUKUS? 25/04/2023
Nhà văn Dương Thu Hương được trao giải ‘Cino del Duca 2023′ 24/04/2023
Nhân ngày 30 tháng Tư – “Tương lai tôi không có lối thoát, thì còn
chỗ dựa nào cho vợ con tôi?” 24/04/2023
Chỉ có thay đổi “cơ chế” mới khắc chế được tham nhũng 24/04/2023
Mỹ bế tắc trong nghị trình nhân quyền với Việt Nam 24/04/2023
Người Việt bất chấp rủi ro trên biển vượt biên vào Đài Loan tìm
việc 24/04/2023
Các nhà kỹ trị của Nga nắm bắt công nghệ phương Tây, sau đó hỗ trợ
cuộc chiến của Putin 24/04/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Mua nhà của ông Lê Thanh Thản, 6 người đề nghị hoàn trả
hơn 7 tỷ đồng
Thứ hai, 24/4/2023 20:40 (GMT+7)
Trong 488 khách hàng, đa
số bị hại đề nghị được cấp sổ đỏ cho những căn hộ họ đã mua. Chỉ có 6 nạn nhân
đề nghị trả lại nhà và yêu cầu chủ đầu tư hoàn trả lại tiền.
Trong cáo trạng vụ án lừa
dối khách hàng liên quan dự
án CT6 Kiến Hưng ở quận Hà Đông, VKSND Hà Nội cáo buộc ông Lê Thanh Thản
(73 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường
Thanh) đã lừa bán 488 căn hộ cho 488 khách hàng dẫn đến việc không được cấp sổ
đỏ. Qua đó, bị can thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 481 tỷ đồng.
Ông Lê Thanh Thản khai do
nóng vội trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh nên doanh nghiệp chưa kịp hoàn
thiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết
1/500. Sau khi bị CQĐT khởi tố bị can, ngày 31/7/2019, ông Thản có đơn đề nghị
được khắc phục hậu quả theo 3 phương án.
Thứ nhất là xem xét xử lý
theo các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng;
khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật
liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản,
phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Thứ 2, bị can mong tự thỏa
thuận với người mua căn hộ tại tòa CT6C để di dời sang dự án khu đô thị Thanh
Hà Cienco5.
Phương án 3 là bị can đề
xuất tự thỏa thuận với người mua nhà tại tòa CT6C Kiến Hưng để mua lại nhà hoặc
trả lại tiền mua nhà, sau đó phá dỡ tổ hợp chung cư này
Giai đoạn điều tra, ông
Thản chọn phương án 3 nêu trên. Song đến nay Công ty Bemes không thỏa thuận được
với khách hàng. Sau đó, bị can đã đề nghị Ngân hàng BIDV Chi nhánh Nam Hà Nội bảo
lãnh số tiền ông ta phải trả lại cho khách hàng. Ngày 27/11/2019, chi nhánh
BIDV phát hành công văn xác nhận bảo lãnh số tiền 530 tỷ đồng để khắc phục hậu
quả cho ông Lê Thanh Thản tại dự án CT6 Kiến Hưng. Đây là tổng số tiền có trong
những sổ tiết kiệm thuộc sở hữu của bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Thản).
Ngoài ra, 488 khách hàng
mua căn hộ nhưng không được cấp sổ đỏ trình bày rằng khi ký hợp đồng mua bán
nhà, họ không biết các căn hộ tại dự án CT6 Kiến Hưng xây sai quy hoạch. Khách
hàng đều tin tưởng chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh đã xây dựng theo đúng thiết kế
được phê duyệt.
Quá trình điều tra, đa số
bị hại đề nghị được hỗ trợ cấp sổ đỏ cho những căn hộ họ đã mua. Chỉ có 6 nạn
nhân đề nghị trả lại nhà cho chủ đầu tư và yêu cầu chủ đầu tư trả lại tổng số
tiền mua nhà là hơn 7 tỷ đồng. Trong số này, 2 bị hại yêu cầu trả lại số tiền lớn
nhất là hơn 1,3 tỷ đồng mỗi cá nhân; 3 người đề nghị hoàn trả số tiền hơn 1 tỷ
đồng/cá nhân; người còn lại yêu cầu trả hơn 989 triệu đồng.
Theo cáo trạng, từ tháng
10/2010, ông Lê Thanh Thản chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình dự án
CT6 Kiến Hưng vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 đã được
UBND cấp tỉnh phê duyệt. Bị can tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng
sai phạm nghiêm trọng quy hoạch.
Ngoài ra, từ tháng
3/2011, ông Thản quảng cáo gian dối về tính pháp lý của dự án với nội dung: Dự
án đã được phê duyệt, thiết kế căn hộ và thiết kế công trình tuân thủ các quy định
về xây dựng, giá bán căn hộ đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất... để bán các
căn hộ tại dự án CT6 Kiến Hưng được xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được
duyệt.
Ông Lê Thanh Thản được
đánh giá thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích và không có tình tiết tăng nặng.
Bộ Công an cảnh báo 5 chiêu lừa khách du lịch
https://zingnews.vn/bo-cong-an-canh-bao-5-chieu-lua-khach-du-lich-post1425028.html
Thứ hai, 24/4/2023 20:03 (GMT+7)
Ngày 24/4, Bộ Công an
khuyến cáo một số hình thức lừa đảo xuất hiện trong mùa du lịch, nhất là dịp
nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới.
Thứ nhất, kẻ lừa đảo đăng
bài quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên Internet rồi nghị nạn
nhân chuyển tiền đặt cọc (từ 30-50% giá trị) để giữ chỗ tour du lịch hoặc phòng
khách sạn. Sau đó, họ chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Thứ 2, tội phạm đăng bài
quảng cáo dịch vụ làm visa (thị thực) du lịch nước ngoài, cam kết thành công nếu
không sẽ hoàn trả 100% số tiền. Khi nạn nhân chuyển khoản toàn bộ hoặc một phần
chi phí, kẻ xấu để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ… Sau
đó, họ nói rằng nạn nhân khai thông tin bị thiếu, không trả lại tiền.
Thứ 3, nhiều cá nhân làm
giả trang web, fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả ảnh chụp biên lai,
hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du
lịch. Khách hàng chuyển khoản lập tức bị các đối tượng chặn liên lạc, xóa dấu vết.
Thứ 4, tội phạm làm giả
hoặc chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội rồi liên lạc với người
thân trong danh sách bạn bè để thông báo việc chủ tài khoản bị mắc kẹt khi du lịch
tại nước ngoài và cần một khoản tiền. Kẻ gian sử dụng công nghệ Deepfake, giả lập
hình ảnh, khuôn mặt giống chủ tài khoản và gọi video để nạn nhân tin tưởng. Nếu
nạn nhân chuyển tiền sẽ bị chiếm đoạt.
Thứ 5, sau khi mạo danh đại
lý bán vé máy bay và lập trang web với đường link kèm thiết kế tương tự kênh của
các hãng hoặc đại lý chính thức, kẻ gian đưa ra mức giá hấp dẫn để thu hút
khách hàng. Khi ai đó liên hệ, kẻ gian đặt chỗ vé máy bay, gửi mã đặt chỗ và
yêu cầu bị hại thanh toán. Sau khi nhận tiền, các đối tượng không xuất vé máy
bay (mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay sẽ tự hủy sau một thời gian) và cắt
liên lạc.
Để tránh bị lừa chiếm đoạt
tài sản, Bộ Công an khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ thông tin khi chọn các gói
du lịch, nên đặt tour, đặt phòng, đặt vé máy bay của những công ty uy tín hoặc
qua các ứng dụng du lịch.
Ngoài ra, mọi người cảnh
giác khi nhận được lời mời chào mua gói du lịch với mức giá quá rẻ (thấp hơn
30-50% so với giá thị trường). Đặc biệt thận trọng khi đối phương yêu cầu chuyển
tiền cọc, ưu tiên giao dịch thanh toán trực tiếp.
Theo Bộ Công an, người
dân cần phân biệt rõ các trang web giả mạo thường có thêm hoặc thiếu một số ký
tự. Đáng chú ý, tên miền giả thường sử dụng những đuôi lạ như .cc, .xyz, .tk… Đối
với các fanpage, người dân nên chọn các trang có dấu tích xanh hoặc biết rõ
thông tin của người bán.
Cũng trong hôm nay, Bộ
Công an công bố đường dây nóng tiếp nhận tin phản ánh về hiện tượng tiêu cực,
tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ công an. Hotline là số điện thoại 069.232.6555.
Còn đường dây nóng của Ban chỉ đạo 389 quốc gia tiếp nhận tin báo về gian lận
thương mại, buôn lậu và hàng giả là các số điện thoại 0961.389.389 và 0981.389.389.
Bán đất dự án 'ma' ở Đồng Nai, giám đốc công ty bất động
sản bị bắt
Thứ hai, 24/4/2023 22:11 (GMT+7)
Bị can Bùi Vĩnh Tuấn bị
cáo buộc lập ra các dự án trái phép ở Đồng Nai rồi bán cho nhiều người để chiếm
đoạt hơn 80 tỷ đồng.
Ngày 24/4, Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Đồng
Nai tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Bùi Vĩnh Tuấn (38 tuổi,
quê Hà Tĩnh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, Tuấn là
giám đốc 3 công ty gồm Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng địa ốc Đại Tuấn Phát,
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển tập đoàn Đông Dương, Công ty Cổ phần tập đoàn
Boss Land. Bị can đã tự ý lập ra các dự án khu dân cư trái phép với các tên gọi
“Cát Tường”, “Dragon City” và “Sonata” tại huyện Long Thành và TP Biên Hoà, sau
đó bán cho nhiều người để thu về hơn 80 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, đêm
23/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp Đồn Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc
tế Nội Bài bắt giữ Bùi Vĩnh Tuấn. Cảnh sát sau đó di lý Tuấn về Đồng Nai để tiếp
tục điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Đồng Nai thông báo ai là bị hại của Bùi Vĩnh Tuấn, nhanh chóng
liên hệ với Công an tỉnh Đồng Nai tại địa chỉ 1034 Nguyễn Ái Quốc, khu phố 1,
phường Trảng Dài, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để cung cấp thông tin, phối hợp điều
tra.
Lái xe cho lãnh đạo TP.HCM, lừa bán nhà đất rồi lẩn trốn
16 năm
https://zingnews.vn/lai-xe-cho-lanh-dao-tphcm-lua-ban-nha-dat-roi-lan-tron-16-nam-post1424922.html
Thứ hai, 24/4/2023 14:55 (GMT+7)
Là nhân viên lái xe của
UBND TP.HCM, Sơn đã đưa ra những thông tin gian dối rằng mình đủ tiêu chuẩn mua
đất trong khu dự án để chiếm đoạt tiền của bạn bè, sau đó bỏ trốn 16 năm.
Sáng 24/4, TAND TP.HCM đã
xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Hồ Văn Sơn (SN 1962, ngụ tại quận 5) 16 năm tù về
tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buộc Sơn phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt
của các bị hại.
Theo cáo trạng, năm 2000,
Hồ Văn Sơn là tài xế, phục vụ ban lãnh đạo UBND TP.HCM, nên Sơn biết được dự án
nhà ở của UBND TP.HCM bán cho cán bộ, công nhân viên và người có thu nhập thấp
tại phường Phú Hữu, quận 9 (nay là TP Thủ Đức). Dự án trên chỉ xây dựng nhà ở để
bán, không bán đất và chưa có phương thức phân phối.
Biết một số người có nhu
cầu mua đất trong khu dự án trên, nảy sinh lòng tham, Sơn đã đưa ra thông tin
giả cho những người có nhu cầu, mỗi cán bộ, nhân viên có đủ tiêu chuẩn đều được
mua nền đất 500 m2 tại khu quy hoạch của dự án. Sơn và một người có đủ tiêu chuẩn
mua đất, nhưng không đủ tiền nên có nhu cầu bán lại. Sơn sẽ đứng tên dùm. Tin
tưởng, một số bị hại đã đưa tiền cho Sơn để rồi bị chiếm đoạt.
Cụ thể, ngày 12/3/2002,
Sơn viết biên nhận, nhận của bị hại tên Sỹ 120 triệu đồng. Sau khi nhận tiền,
Sơn có ký tên và viết rõ họ tên vào biên nhận. Trên tờ giấy biên nhận này, ngày
24/11/2002, Sơn tiếp tục nhận của ông này 150 triệu đồng. Tiếp theo, ngày
14/3/2003, Sơn tiếp tục ký nhận của ông này 75 triệu đồng. Tổng số tiền 3 lần,
Sơn ký nhận của bị hại là 345 triệu đồng.
Ngày 22/8/2003, Sơn tiếp
tục yêu cầu ông Sỹ và ông Dũng (anh trai ông Sỹ) đưa thêm tiền để Sơn đứng tên
mua đất dự án hộ. Anh em ông Dũng, Sỹ tin tưởng nên tiếp tục đưa tiền cho Sơn
240 triệu đồng. Lần này, Sơn và anh em ông Sỹ có làm giấy tờ mua bán đất.
Giấy mua bán đất này thể
hiện 3 lần Sơn nhận tiền của gia đình anh em ông Sỹ 585 triệu đồng. Giao tiền
mà không thấy có một động thái nào trong việc giao đất, nhưng sau đó Sơn vẫn
yêu cầu bị hại đưa tiếp 85 triệu đồng.
Khi biết rõ chân tướng vụ
việc, ngày 8/3/2005, 2 bị hại đã ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Kim Thủy (con gái
ông Dũng) đại diện làm đơn tố cáo Sơn đến cơ quan công an về hành vi lừa đảo
chiếm đoạt 670 triệu đồng của cha và chú bà Thủy.
Cũng bằng thủ đoạn tương
tự, Sơn đã lừa đảo chiếm đoạt của 3 người bạn mình gần 600 triệu đồng và 3.000
USD.
Ngoài thủ đoạn trên, Sơn
đưa ra thông tin gian dối là kinh doanh ôtô, buôn bán hàng mua từ Lào về, nên
thiếu hụt vốn để mượn tiền của một số người. Sơn hứa hẹn sau khi bán xe hoặc
bán hết hàng mua từ Lào về sẽ trả lại tiền, nhưng sau đó Sơn đã chiếm đoạt tiền
rồi bỏ trốn.
Các nạn nhân đã làm đơn tố
cáo Sơn lên cơ quan công an. Tuy nhiên, trước đó nghi phạm trốn khỏi địa
phương, nên cơ quan công an đã quyết định truy nã đối với Hồ Văn Sơn.
Tổng số tiền Sơn chiếm đoạt
của gia đình bà Thủy và 6 cá nhân khác gần 1,5 tỷ đồng và 4.300 USD.
Sau 16 năm trốn truy nã,
ngày 14/2/2022, Hồ Văn Sơn đến Công an phường 14, quận 11, TP.HCM, đầu thú.
Nguyễn Võ Quỳnh Trang rút kháng cáo, chấp nhận án tử
hình
Hải Duyên
https://vnexpress.net/nguyen-vo-quynh-trang-rut-khang-cao-chap-nhan-an-tu-hinh-4597315.html
Thứ hai, 24/4/2023, 15:51 (GMT+7)
TP HCMTheo luật sư của
Nguyễn Võ Quỳnh Trang - bị cáo hành hạ bé Vân An tử vong, thân chủ vừa rút đơn
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tử hình.
Ngày 24/4, Trại giam T30
Chí Hoà cho biết đơn rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Nguyễn Võ Quỳnh
Trang, 27 tuổi, về tội Giết người; Hành hạ người khác đang được chuyển
cho TAND Cấp cao tại TP HCM.
Quyết định này của Trang
được đưa ra trước phiên
phúc thẩm (28/4) vài ngày. Lý do bị cáo rút kháng cáo chưa được luật sư, trại
giam công bố. Trong khi đó, phía tòa phúc thẩm cho biết đã được trại giam thông
báo về việc Trang rút kháng cáo, còn văn bản "phải 2-3 ngày mới nhận được".
Trước đó, giữa tháng
12/2022, sau khi bị TAND TP HCM tuyên phạt mức án tử hình, Trang kháng cáo xin
giảm nhẹ hình phạt với lý do mức án trên là "quá nặng" so với
hành vi phạm tội của mình.
Theo quy định, nếu bị cáo
rút kháng cáo, TAND Cấp cao tại TP HCM sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm, giữ nguyên
bản án sơ thẩm đối với Trang. HĐXX sẽ xem xét kháng cáo của luật sư bảo vệ cho
gia đình bé Vân An - đề nghị hủy án sơ thẩm, điều tra Nguyễn Kim Trung Thái
(cha bé Vân An) phạm tội Giết người với vai trò đồng phạm của Trang.
Theo luật sư, mức hình phạt
8 năm tù tòa tuyên đối với Thái về hai tội Hành hạ người khác và Che
giấu tội phạm là quá nhẹ, chưa thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và
không đúng với bản chất hành vi tàn ác của Thái. Bị cáo là cha đẻ, trực tiếp
chăm sóc bé Vân An, nhưng đã cùng Trang bạo hành con gái trong suốt thời gian
dài với nhiều vết thương trên cơ thể.
Trong phiên phúc thẩm lần
này, tòa sẽ triệu tập 5 nhân chứng gồm: người giúp việc, hàng xóm, bảo vệ chung
cư... và hai giám định viên pháp y thuộc Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP HCM
tham gia phiên tòa.
Bản án sơ thẩm xác định,
từ tháng 9/2020, sau khi ly hôn, Thái nuôi bé Vân An và sống như vợ chồng với
Trang tại chung cư Sai Gon Pearl (quận Bình Thạnh). Do cha mẹ Thái không đồng ý
cho kết hôn, Thái cũng không muốn có thêm con nên Trang luôn ghen tuông, tức tối.
Từ tháng 10/2021, trong thời gian được Thái giao chăm sóc Vân An (bé học trực
tuyến tại nhà), Trang nhiều lần đánh đập con riêng của người tình.
Trong những ngày 7 đến
22/12/2021, Trang liên tục dùng roi mây, cây gỗ đánh bé An. Có lần cô ta không
cho An mặc quần áo, bắt quỳ gối, giơ hai tay lên cao cho mình đánh; nhốt vào
chuồng chó hoặc bắt cháu quỳ gối để học bài trong nhiều giờ. Khuya 10/12/2021 đến
hơn 2h sáng hôm sau, Trang và Thái thay nhau hành hạ và đánh vào vùng trọng yếu
của cô bé. Riêng ngày 21/12/2021, từ 14h đến 18h, Trang liên tục đánh bé An bằng
cây gỗ, đạp vào người... khiến nạn nhân bất tỉnh, sau đó tử vong.
HĐXX sơ thẩm nhận định,
hành vi của Trang là quá tàn ác đối với người lệ thuộc mình, mất nhân tính, thực
hiện vì động cơ đê hèn, có tính chất côn đồ, phạm tội với trẻ em... nên tuyên
phạt bị cáo mức án tử hình về tội Giết người; 3 năm tù về tội Hành hạ
người khác; tổng hợp hình phạt là tử hình.
Công an Bình Dương có giám đốc mới
Phước Tuấn - Yên Khánh
https://vnexpress.net/cong-an-binh-duong-co-giam-doc-moi-4597551.html
Thứ hai, 24/4/2023, 19:30 (GMT+7)
Đại tá Tạ Văn Đẹp, 48 tuổi,
quê Tây Ninh, được Bộ Công an điều động làm Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương
thay đại tá Trịnh Ngọc Quyên.
Ngày 24/4, quyết định bổ
nhiệm, điều động đại tá Đẹp thôi giữ chức Phó giám đốc Công an Tây Ninh để làm
Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương được thượng tướng Lương Tam Quang, thứ trưởng
Bộ Công an, công bố.
Người tiền nhiệm là đại
tá Trịnh Ngọc Quyên được điều động làm Giám đốc Học viên An ninh nhân dân.
Thượng tướng Lương Tam
Quang cho biết, đại tá Đẹp là cán bộ được đào tạo cơ bản và trưởng thành từ cơ
sở, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm
cao trong công tác, tận tụy với công việc.
Phát biểu nhận chức, đại tá
Đẹp nói sẽ quyết tâm phát huy năng lực, sở trường bản thân cùng tập thể Công an
tỉnh Bình Dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó; giữ
vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội địa phương...
Tân Giám đốc Công an Bình
Dương là Tiến sĩ Cảnh sát nhân dân. Trước khi làm Phó giám đốc Công an tỉnh Tây
Ninh, ông Đẹp là Trưởng Công an huyện Dương Minh Châu, Trưởng phòng tổ chức cán
bộ Công an tỉnh.
Ông Lê Thanh Thản bị cáo buộc lừa dối 500 người mua
nhà thế nào
Phạm Dự - Nguyễn Hưng
Thứ hai, 24/4/2023, 00:00 (GMT+7)
Chủ tịch tập đoàn Mường
Thanh bị cáo buộc chỉ đạo xây trái phép một toà nhà và nhiều căn hộ tại phường
Kiến Hưng, Hà Đông, song quảng cáo gian dối lừa gần 500 người mua.
Ông Lê Thanh Thản 73 tuổi,
bị VKSND Hà Nội truy tố về tội Lừa dối khách hàng, theo khoản 2 Điều 198
Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 100-500 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm. Ông
Thản bị khởi tố, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 5/7/2019.
Theo cáo trạng, ông Thản
nắm 90% cổ phần và là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bemes. Năm 2000,
Bemes ký hợp đồng thuê đất với Sở địa chính Hà Tây cũ để xây dựng nhà máy sản
xuất vật liệu xây dựng. Sau khi thay đổi chủ trương, năm 2008 Bemes được UBND
Hà Tây phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 dự án CT6 Kiến Hưng tại phường
Kiến Hưng, quận Hà Đông.
Theo quy hoạch, trên
17.000 m2 đang quản lý, công ty của ông Thản được xây nhà cao 31 tầng, hai tầng
hầm trên phần đất hơn 5.500 m2. Trong đó tầng 2-4 là trung tâm thương mại, tầng
5-31 tách thành hai toà tháp chung cư cao cấp và khách sạn.
Khối nhà thấp tầng trên
diện tích hơn 1.000 m2, Bemes được xây 15 căn nhà cao 3 tầng. Quy hoạch còn nêu
nhiều phần diện tích đất ông Thản chỉ được dùng để xây nhà trẻ, trồng cây xanh,
giao thông.
Giữa năm 2010, Công ty
Bemes nhiều lần xin điều chỉnh một số quy hoạch nhưng không được nhà chức trách
đồng ý. VKS cáo buộc ông Thản sau đó vẫn chỉ đạo thi công dự án "vi phạm
nghiêm trọng quy hoạch xây dựng" như sai quy hoạch, xây dựng vào chỉ giới
đường đỏ.
Với khu nhà cao tầng, ông
Thản tăng diện tích tầng hầm từ 5.762 lên 6.817 m2, toà tháp A tăng từ 1.108
lên 2.428 m2, tháp B từ 1.099 lên 1.928 m2 và giảm một tầng hầm, thêm một tầng
penhouse; bỏ xây nhà trẻ 718 m2.
Toà tháp B thay đổi từ chức
năng khách sạn thành căn hộ ở; xây dựng 495 phòng khách sạn thành 1.582 căn hộ.
Ông chỉ đạo xây thêm một toà CT6C không nằm trong phê duyệt với 438 căn hộ.
Khối nhà thấp tầng diện
tích được phê duyệt là hơn 1.600 m2 để xây 15 căn hộ cao 3 tầng. Tuy nhiên, ông
Thản đã chỉ đạo xây dựng trên hơn 2.800 m2 với 38 căn hộ cao tầng. Hơn nữa,
toàn phần diện tích quy hoạch xây dựng nhà trẻ đã chuyển đổi thành các căn hộ
thấp tầng.
Từ tháng 3/2011, ông Thản
chỉ đạo cấp dưới quảng cáo, "đưa thông tin gian dối về tính pháp lý của dự
án để bán các căn hộ xây dựng trái pháp luật". Việc này nhằm mục đích để
khách hàng tin tưởng ký hợp đồng mua bán căn hộ với Bemes, nộp tiền theo tiến độ
thi công.
m2Sai phạm về diện tích
xây dựngNguồn: Cáo trạng VKSND Hà Nội82 00082 0005 6005 60071871862 00062 00020
00020 00011 50011 5001 6001 600147 000147 0006 2006 20000139 000139 0008 2008
2006 4006 4002 5002 500Quy hoạch phê duyệtXây dựng thực tế
Tổng mặt sànNhà cao tầngNhà
trẻSàn nhà ởSàn thương mạiTầng hầmLiền kề020k40k60k80k100k120k140k160kVnExpress
Trên hợp đồng mua bán căn
hộ, ông Thản với danh nghĩa là Tổng giám đốc đã trực tiếp ký với khách hàng.
Ông cam kết hồ sơ dự án đã được phê duyệt, thiết kế tuân thủ đúng quy định về
xây dựng và sẽ hỗ trợ bên mua làm thủ tục cấp sổ đỏ.
Theo cáo trạng, dự án CT6
Kiến Hưng có 1.620 căn hộ. Sau khi bán nhà cho khách hàng, Công ty Bemes cùng
phối hợp thực hiện và đã được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cấp sổ đỏ cho 916
căn hộ chung cư, 18 nhà thấp tầng. Còn lại 483 căn hộ của toà tháp CT6C và 82
căn hộ khác chưa được cấp sổ.
Cảnh sát đã làm việc với
488/520 khách hàng mua nhà tại dự án của ông Thản và xác định số tiền họ phải bỏ
ra để mua 488 căn hộ nhưng không được cấp sổ đỏ là hơn 534 tỷ đồng. Trừ đi 53 tỷ
đồng đã nộp thuế, VKS xác định ông Thản thu lời bất chính hơn 481 tỷ đồng; thiệt
hại gây ra cho 488 khách hàng mua căn hộ không được cấp sổ đỏ là 53 tỷ đồng.
Ông Thản đề nghị xem xét
lại số tiền thu lời bất chính, bởi phải đầu tư chi phí để xây dựng công trình
CT6C hết 632 tỷ đồng. Nhưng VKS cho hay toà nhà này ông chỉ đạo xây dựng sai
quy hoạch nên không có căn cứ trừ chi phí xây dựng dự án.
Tại cơ quan điều tra, 488
khách hàng mua nhà mà không được cấp sổ đỏ khai, khi ký hợp đồng mua bán họ
không biết căn hộ xây sai quy hoạch. Họ mua nhà đều "do tin tưởng ông Thản".
Ngoài các bị hại đề nghị hỗ trợ được cấp sổ đỏ, 6 người yêu cầu chủ đầu tư trả
lại tiền mua nhà với tổng cộng 7 tỷ đồng.
Theo VKS, ông Thản khai
do nóng vội nắm bắt cơ hội kinh doanh nên chưa kịp hoàn thiện các thủ tục hành
chính trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch. Ông có đơn đề nghị được khắc
phục hậu quả của vụ án theo 3 phương án. Một là chấp nhận xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định. Hai là tự thoả thuận với người mua nhà tại CT6C để di dời
sang dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco5 (cũng do ông Thản làm chủ). Ba là tự
thoả thuận với cư dân CT6C để mua lại căn hộ hoặc trả lại tiền mua nhà, sau đó
sẽ tự phá dỡ.
Quá trình điều tra, ông
Thản lựa chọn phương án thoả thuận với khách hàng để trả lại tiền hoặc mua lại
nhà sau đó tự phá dỡ phần sai phạm. Tuy nhiên đến nay, Công ty Bemes chưa thoả
thuận được với khách hàng nên ông Thản đã đề nghị ngân hàng bảo lãnh 530 tỷ đồng
khắc phục hậu quả.
Về dân sự, VKS đề nghị buộc
ông Thản phải trả lại 7 tỷ đồng cho 6 hộ dân và nhận lại các căn hộ này tại
CT6C đã bán cho khách hàng. Với các bị hại yêu cầu cấp sổ đỏ, VKS đề nghị tách
ra để giải quyết theo dân sự khi có yêu cầu.
Để xảy ra sai phạm, VKS
cho rằng còn có sự thiếu trách nhiệm của nhóm cựu cán bộ phường Kiến Hưng và
thanh tra xây dựng quận Hà Đông. Suốt quá trình dự án CT6 Kiến Hưng xây dựng
sai quy hoạch, nhóm cán bộ phường và thanh tra quận đã không thanh tra, kiểm
tra để ngăn chặn.
Xác minh tại UBND phường
Kiến Hưng và thanh tra xây dựng quận Hà Đông, cảnh sát không thấy bất kỳ tài liệu,
hồ sơ kiểm tra hay phiếu đề xuất xử lý nào với dự án.
Từ đó, VKS truy tố ông
Nguyễn Duy Uyển (cựu chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, Hà Đông), Vương Đăng Quân
(cựu Phó chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông), Mai Quang Bài (cán bộ Đội Quản
lý trật tự xây dựng quận Hà Đông) và Bùi Văn Bằng, Đỗ Văn Hưng, Nguyễn Văn Năm
cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 Điều
285 Bộ luật Hình sự 1999; khung hình phạt 3-12 năm tù.
Bắt giám đốc lừa đảo hơn 80 tỉ đồng, di lý từ Hà Nội về
Đồng Nai
24/04/2023 21:14 GMT+7
Bằng cách thành lập các
công ty bất động sản, Bùi Vĩnh Tuấn đã lừa ký hợp đồng bán cho nhiều người, lừa
đảo hơn 80 tỉ đồng.
Ngày 24-4, Phòng cảnh sát
điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03) Công an tỉnh Đồng
Nai cho hay vừa bắt giữ Bùi Vĩnh Tuấn (38 tuổi, quê Hà Tĩnh) để tiếp tục điều
tra hành vi "lừa
đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo đó, Tuấn là giám đốc
của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc Đại Tuấn Phát, Công ty cổ phần đầu
tư phát triển tập đoàn Đông Dương và Công ty cổ phần tập đoàn Boss Land.
Theo công an, bằng việc
thành lập các công ty kinh doanh bất động sản, Tuấn đã tự ý lập ra các
dự án khu dân cư trái phép với các tên Cát Tường, Dragon City, Sonata tại huyện
Long Thành và TP Biên Hòa.
Sau đó, Tuấn ký các hợp đồng
lừa bán cho nhiều "khách hàng", thu về số tiền hơn 80 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, ngày
23-4, PC03 Đồng Nai phối hợp Đồn công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Nội
Bài bắt giữ Bùi Vĩnh Tuấn, sau đó di lý về Đồng Nai để tiếp tục điều tra làm rõ
hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trung tâm dạy lái xe lớn
nhất Đồng Nai bị tố gian lận những gì?
24/04/2023 22:29 GMT+7
Trước đó, các đơn vị nghiệp
vụ Bộ Công an đã phối hợp Công an tỉnh Đồng Nai khám xét trung tâm này cùng một
số trụ sở làm văn phòng, thu giữ nhiều tài liệu và làm việc với một số nhân
viên của trung tâm để phục vụ công tác điều tra.
Bị tố ăn gian số giờ chạy
xe
Theo tìm hiểu của Tuổi
Trẻ, Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn là đơn vị
đưa vào áp dụng thiết bị chuyên dụng DAT (Distance and Time, là thiết bị điện tử
được lắp trên ô tô tập lái để giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái
xe) từ rất sớm và có riêng thiết bị cho mình. Trong quá trình sử dụng thiết bị
dạy lái xe, trung tâm này đã bị học viên phản ảnh có dấu hiệu tiêu cực đến cơ
quan chức năng để xử lý. Trong đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng tiếp nhận
các phản ảnh, kiến nghị của học viên.
Cụ thể, nhiều học viên đi
học lái xe cho rằng tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn khi thực hành học lái
xe thực tế trên đường khoảng 300km nhưng lại được gọi đến chụp ảnh để ăn gian số
giờ trên phần mềm xử lý, dù không chạy thực tế trên đường. Sau đó, học viên được
trung tâm này "phù phép" để đủ điều kiện thi sát hạch.
Một thầy giáo dạy lái xe
cho biết, công nghệ DAT đưa vào sát hạch nhằm chống gian lận thi nên Bộ Giao
thông vận tải có quy định rất cụ thể. Theo đó, giáo viên và học viên đăng nhập
vào thiết bị DAT và thực hiện việc giảng dạy, kỹ năng đi đường.
Sau khi kết thúc phiên học,
dữ liệu từ thiết bị DAT sẽ được gửi vào máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam, đồng
thời cũng lưu trên máy chủ của đơn vị đào tạo. Khi học viên hoàn tất việc học,
đi đủ số km và thời gian theo quy định sẽ được dự thi lấy bằng.
Chẳng hạn, nếu học viên
muốn thi lấy bằng ô tô hạng B2 thì phải chạy được 810km và phải hơn 20 giờ và
áp dụng 4 giờ chạy đêm, đồng thời phải chạy tối thiểu 3 tiếng 20 phút xe số tự
động. Khi học viên lên xe, DAT nhận diện khuôn mặt ở nhiều góc và phần mềm nhảy
lộ trình, số giờ chạy xe...
Tuy nhiên, học viên phản ảnh
tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn đã
bỏ qua những quy chuẩn trên.
Một học viên từng học ở
trường này cho biết: "Sau khi tôi và một nhóm bạn đóng đủ tiền thì chỉ cho
mỗi người chạy chừng 100 - 300km. Tiếp đó, họ kêu học viên đến văn phòng, dùng
phần mềm DAT để cho nhận diện. Chẳng hiểu họ can thiệp kiểu nào mà chúng tôi
cũng chạy đủ 810km và số giờ theo quy định rồi đủ điều kiện dự thi sát hạch".
Mở văn phòng,
"mua" học viên
Trung tâm dạy nghề lái xe
Sài Gòn tự giới thiệu "là đơn vị đào tạo dạy nghề lái ô tô chuyên nghiệp với
24 chuỗi trung tâm đào tạo" ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và một số tỉnh phía Bắc.
Theo tìm hiểu, Trung tâm
dạy nghề lái xe Sài Gòn có chiêu thức kéo học viên ở rất nhiều tỉnh thành về dự
thi. Trung tâm này còn cho mở văn phòng ở Ninh Thuận, Bình Thuận... và tổ chức
chiêu sinh, thu tiền học lái ô tô cho từng loại bằng.
Ở mỗi địa phương này,
giáo viên dạy lái nếu kéo được học viên về cho trung tâm sẽ được hưởng hoa hồng.
Sau đó, trung tâm dùng pháp nhân của mình để đưa học viên đi thi. "Vì vậy
mà nhiều đợt thi tại Đồng Nai thấy học viên dự thi ở các tỉnh Tây Nguyên, thậm
chí ở tận Cà Mau", một giáo viên dạy lái ô tô chia sẻ.
Giáo viên này còn cho biết:
"Qua các đợt thi, học viên của trường dạy nghề lái xe Sài Gòn vẫn đông nhất
so với các trung tâm đào tạo khác. Nếu so sánh học viên ở đây đào tạo và so
sánh với số km, số giờ bắt buộc phải chạy thì chỉ có can thiệp vào phần mềm DAT
để chỉnh sửa mới đào tạo ra hàng ngàn học viên như vậy".
Trong một diễn biến liên
quan đến vụ việc này, Bộ Công an cũng đang yêu cầu các đơn vị sát hạch, cấp giấy
phép lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải cung cấp các tài liệu có liên quan để
phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, tháng 1-2023,
công an cũng đã bắt Võ Chí Giang (39 tuổi, nhân viên Trung tâm dạy nghề lái xe
Sài Gòn) để điều tra về hành vi "đưa hối lộ".
Nhiều nơi "kêu"
thiết bị DAT bất cập, dẫn tới gian lận
Một cán bộ của Vụ Quản lý
phương tiện và người lái (Bộ Giao thông vận tải) cho hay DAT bắt buộc áp dụng
toàn quốc từ ngày 15-6-2022. Thiết bị điện tử này được lắp trên các ô tô tập
lái để giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe.
Khi lắp thiết bị ghi lại,
lưu trữ và truyền toàn bộ thông tin quá trình dạy và học thực hành lái xe 5
phút/lần về Cục Đường bộ Việt Nam. Từ đó sẽ giúp kiểm soát đầy đủ thông tin, buộc
người học và giáo viên phải đi đủ số km, học đủ số giờ thực hành. Nếu không thì
sẽ không được phép dự sát hạch cấp giấy phép lái xe.
Như vậy, không thể cắt
xén được chương trình đào tạo quy định. Cơ sở đào tạo lái ô tô cũng quản lý được
công việc của giáo viên thực hành, người học và cả lượng nhiên liệu tiêu hao một
cách hiệu quả, chính xác.
Tuy nhiên, trao đổi với
báo Tuổi Trẻ, nhiều người dân phản ảnh dùng thiết bị này để giám sát quá
trình dạy và học thực hành lái ô tô còn nhiều bất cập. Việc giám sát, kiểm tra
chưa rõ ràng dễ dẫn tới gian lận, đặt 2 - 3 máy để khống số giờ thực hành. Bên
cạnh đó, quá trình dạy xe đi vào các địa hình đồi núi, hầm... mất tín hiệu kết
nối thì kết quả truyền về không chính xác, "lợi bất cập hại".
Cần Thơ phạt công ty quảng cáo cá độ bóng đá công khai
ngoài trời
24/04/2023 14:35 GMT+7
Cần Thơ xử phạt công ty
treo bảng quảng cáo trang web cá độ bóng đá công khai ngoài trời khiến nhiều
người dân ngỡ ngàng.
Ngày 24-4, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch TP Cần Thơ cho biết vừa phối hợp cùng Phòng an ninh chính trị nội
bộ Công an TP Cần Thơ lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt 25 triệu đồng
đối với một công ty quảng cáo cá độ bóng đá.
Đơn vị bị phạt là Công ty
cổ phần quảng cáo và thương mại Hải Vân, do có hành vi không thông báo về nội
dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo.
Làm việc với cơ quan chức
năng, đại diện Công ty Hải Vân đã thừa nhận hành vi vi phạm, chấp hành đóng phạt
và tự tháo dỡ bảng quảng cáo vi phạm.
Trước đó, nhiều người dân
phát hiện, quay video đăng lên mạng xã hội một tấm bảng quảng cáo lớn đặt tại
nút giao IC3, đường Võ Nguyên Giáp (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần
Thơ).
Tấm bảng ghi rất rõ dòng
chữ "Thương hiệu uy tín số 1 châu Á...". Bên dưới bảng là logo SEA Games 32 diễn
ra tại Campuchia. Kèm theo là hình ảnh chân dung cựu danh thủ bóng đá người Anh
Teddy Sheringham đang quảng bá cho trang web cá độ bóng đá.
Nhiều người thắc mắc vì
sao bảng quảng cáo lớn quảng cáo cho trang web cờ bạc lại xuất hiện công khai
giữa tuyến đường lớn.
Theo thông tin tìm kiếm
trên mạng, nội dung xuất hiện trên bảng quảng cáo là một trang web cá độ bóng
đá lớn hiện nay tại Việt Nam và châu Á.
Trang này có hẳn ứng dụng
cá độ trực tuyến. Nhiều trang web chuyên phát lậu trực tiếp các giải bóng đá lớn
trên thế giới và cá nhân là công dân Việt Nam cũng tham gia bình luận, quảng
cáo, giới thiệu cho trang web cờ bạc này.
Bí thư Thành ủy Biên Hòa xin nghỉ việc
https://tuoitre.vn/bi-thu-thanh-uy-bien-hoa-xin-nghi-viec-2023042418104027.htm
24/04/2023 18:26 GMT+7
Chiều 24-4, tỉnh Đồng Nai
đã công bố quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc cho ông Võ Văn Chánh,
bí thư Thành ủy Biên Hòa, nghỉ việc theo nguyện vọng.
Theo đó, ông Võ Văn Chánh
sẽ nghỉ việc từ ngày 1-5.
Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng
Nai cũng công bố quyết định giao cho ông Huỳnh Tấn Đạt - phó bí thư thường trực
Thành ủy Biên Hòa, chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Biên Hòa - phụ trách điều
hành hoạt động của Đảng bộ TP Biên Hòa cho đến khi kiện toàn nhân sự giữ chức bí thư Thành ủy Biên Hòa.
Ông Võ Văn Chánh có 37
năm công tác, trong đó có 27 năm làm việc ở Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trước khi làm bí thư
Thành ủy Biên Hòa, ông Chánh từng nhiều năm làm phó giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường rồi làm phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 3-2023, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Võ Văn Chánh.
Tại buổi công bố quyết định,
ông Chánh nói ở vị trí công tác nào cũng luôn nỗ lực làm tốt công việc, nhưng
quá trình công tác "cũng không tránh khỏi những thiếu sót".
Hai cựu Bí thư quận Hà Đông liên quan gì đến dự án sai
phạm của ông Lê Thanh Thản?
Hoàng An
24/04/2023
TPO - Cơ quan truy tố cáo
buộc, ông Lê Cường và ông Phạm Khắc Tuấn, nguyên là Bí thư quận Hà Đông, đã thiếu
trách nhiệm khi để dự án CT6 Kiến Hưng của ông Lê Thanh Thản vi phạm nghiêm trọng
quy hoạch.
Viện KSND TP Hà Nội vừa
ra cáo trạng truy tố bị can Lê Thanh Thản (Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) về tội
“Lừa dối khách hàng”, theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự
2015. Bị truy tố cùng ông Thản, còn 6 bị can là nguyên cán bộ UBND phường Kiến
Hưng; Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông.
Theo cáo trạng, bị can Lê
Thanh Thản, là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Công ty
Bemes, đã chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình CT6 Kiến Hưng vi phạm
nghiêm trọng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 đã được UBND tỉnh Hà Tây (nay là
UBND TP Hà Nội) phê duyệt.
Sau khi dự án hoàn thiện,
từ tháng 1/2013, ông Thản quảng cáo gian dối về tính pháp lý của dự án rằng: “Dự
án đã được phê duyệt, thiết kế căn hộ và thiết kế công trình tuân thủ các quy định
về xây dựng, giá bán căn hộ đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất... " để
bán 488 căn hộ CT6 Kiến Hưng cho 488 khách hàng không được Nhà nước công nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, thu lợi bất
chính tổng số tiền hơn 481 tỷ đồng.
Cáo trạng cho rằng, để xảy
ra sai phạm, ngoài 6 cán bộ bị truy tố cùng ông Thản, Viện kiểm sát xác định, ông
Lê Cường, nguyên Bí thư quận Hà Đông, từ tháng 7/2008 - 3/2012 là Phó Chủ tịch
quận phụ trách quản lý đô thị; từ tháng 3/2012 - 5/2015, ông Cường là Chủ tịch
UBND quận Hà Đông. Trong khi đó, công trình Dự án CT6 Kiến Hưng được triển khai
từ 31/10/2010 - 25/11/2012.
Tại các cuộc giao ban khối
quản lý đô thị hay giao ban quận Hà Đông, ông Lê Cường nhiều lần chỉ đạo các cơ
quan liên quan là Thanh tra xây dựng quận, UBND các phường thuộc quận Hà Đông tổ
chức kiểm tra, phát hiện vi phạm trật tự xây dựng tại tất cả các công trình xây
dựng trên địa bàn, thể hiện thông qua các kết luận cuộc họp.
Riêng công trình CT6 Kiến
Hưng, Viện kiểm sát xác định, tại các cuộc họp giao ban quận, hay giao ban khối
quản lý đô thị, ông Lê Cường
không được UBND phường Kiến Hưng hay Thanh tra xây dựng quận Hà Đông báo cáo đề
xuất kiểm tra phát hiện vi phạm.
Sau này, Ban chấp hành Đảng
bộ TP Hà Nội đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Lê Cường. Ngày
1/8/2020 ông này được chuyển công tác làm Phó trưởng Ban Quản lý các khu công
nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.
“Hành vi của ông Lê Cường
có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng xét thấy
ông Cường đã bị xử lý về Đảng, chính quyền nên không cần thiết phải xử lý hình
sự”, Viện kiểm sát nêu.
Ngoài ông Cường, cơ quan
truy tố đề cập đến ông Phạm Khắc Tuấn, nguyên Bí thư quận uỷ Hà Đông, với
tư cách là Chủ tịch UBND quận Hà Đông giai đoạn từ tháng 5/2008 - 4/2012, đã
phân công cho ông Lê Cường phụ trách lĩnh vực quản lý xây dựng, đô thị. Xét thấy
hành vi của ông Phạm Khắc Tuấn có sự thiếu sót ở mức độ gián tiếp của người đứng
đầu nên không xem xét xử lý hình sự.
Trước đó, hồi tháng
6/2020, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Phạm
Khắc Tuấn khi này đã về làm Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Theo Ủy ban Kiểm tra
Thành ủy Hà Nội, trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Hà Đông, ông Tuấn
thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, đôn đốc cán bộ cấp dưới, các cơ quan chức năng
thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về đất đai, trật
tự xây dựng của Công ty Bemes, dẫn đến dự án CT6 Kiến Hưng xây dựng vi phạm
nghiêm trọng quy hoạch được duyệt, vi phạm Luật Đất đai, Luật Xây dựng năm 2003
để lại hậu quả khó khắc phục.
Hà Nội: Gây sự cố lưới điện, một cá nhân phải nộp hơn
1,4 tỷ đồng
Hoàng Phong
https://tienphong.vn/ha-noi-gay-su-co-luoi-dien-mot-ca-nhan-phai-nop-hon-14-ty-dong-post1528975.tpo
24/04/2023
TPO - Gây sự cố cho đường
dây 110 kV nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, người đàn ông 28 tuổi bị xử phạt
65 triệu đồng. Anh này cũng phải nộp một khoản tiền hơn 1,4 tỷ đồng - tương
đương giá trị chiếc xe cẩu gây sự cố.
UBND
thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với anh
T.V.T (Nam Định) vì hành vi điều khiển dụng cụ, phương tiện vi phạm khoảng cách
an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
Trước đó, chiều 19/4,
trong quá trình cẩu cục bê tông đối trọng tại bãi tập kết vật liệu nằm trong
hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn phường Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội),
anh T. đã để dây đầu cẩu vi phạm khoảng cách an toàn, gây sự cố cho tuyến đường
dây trạm 110 kV Cầu Diễn đến trạm 110 kV Bắc An Khánh.
Tại khu vực này, Tổng
Công ty Điện lực thành phố Hà
Nội đã đặt 3 biển cảnh báo an toàn điện và 1 rào chắn hạn chế chiều cao
phương tiện tại lối ra vào.
Ngay sau khi sự cố xảy
ra, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã mời đại diện sở, ngành và chính
quyền địa phương đến hiện trường làm việc với đại diện tổ chức, cá nhân vi phạm;
đồng thời, huy động lực lượng khẩn trương khắc phục sự cố để khôi phục vận hành
an toàn cho các tuyến đường dây.
Theo Quyết định của UBND thành phố
Hà Nội, anh T. bị xử phạt 65 triệu đồng. Đáng chú ý, anh T. bị áp dụng hình
phạt bổ sung, phải nộp một khoản tiền hơn 1,4 tỷ đồng - tương đương giá trị chiếc
xe cẩu - phương tiện gây sự cố.
Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông,
Hội nghề cá Việt Nam lên tiếng phản đối
Dương Hưng
24/04/2023
TPO - Hội nghề cá Việt
Nam vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương để
phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Theo Hội Nghề cá Việt
Nam, vừa qua phía Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên
Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5 tới 16/8, bao gồm cả vùng biển Hoàng
Sa của Việt Nam.
"Đây là lệnh
cấm đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ
quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam. Vi phạm luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và đi ngược lại
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”, Hội nghề cá Việt Nam nhấn mạnh.
Hội nghề cá Việt Nam cho
rằng, lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong một thời gian dài như vậy sẽ cản
trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc
chủ quyền của Việt Nam.
Lệnh cấm phi lý này sẽ
làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải
cảnh phía Trung Quốc và sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân
ta.
Do đó, Hội Nghề cá Việt
Nam
kịch liệt phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt
cá phi lý trên Biển Đông, trong đó có vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng
đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam phản đối mạnh mẽ và có những biện
pháp quyết liệt, ngăn chặn lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc nhằm bảo
vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản đặc trưng cho từng khu vực biển, bảo vệ
an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc.
Hội Nghề cá Việt Nam cho
biết, sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh hội thủy sản, hội nghề cá địa phương và
các địa phương liên quan chủ động, tích cực thông tin - tuyên truyền để ngư dân
chấp hành đúng pháp luật khi đánh bắt trên biển, hỗ trợ, vận động ngư dân yên
tâm ra khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc.
No comments:
Post a Comment