Saturday, April 29, 2023

VNTB – Đánh Giá Ngày 30/4/1975 Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh Ủy Nhiệm – Phần 1
Lê Bá Vận
30.04.2023 12:00
VNThoibao



(VNTB) – “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” – Tổng Bi Thư Lê Duẩn   

 Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với Kinh Thư?”

Lục Giả giảng giải cho Lưu Bang: “Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không?… (Sử Ký Tư Mã Thiên).                                    

 Lời giảng giải chí tình, hợp lý trên của cổ nhân chỉ ra Đại Thắng 30/4/1975, Cộng sản chiếm đoạt miền Nam là đại họa, là sự kiện xấu xa bậc nhất trong lịch sử nước Việt Nam.

TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM (Proxy War). [1].

PHẦN 1.

I) Tóm tắt thời cuộc 

Ngày 20/7/1954 Pháp và CS VNDCCH ký Hiệp định Geneva đình chiến chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 tại sông Bến Hải, Quảng Trị. 

Chia tay từ năm 1955, gia cảnh 2 huynh đệ Bắc Nam không khác biệt nhiều. Sài Gòn giàu có hơn Hà Nội, gấp rưỡi hoặc có thể gấp đôi. Nhưng miền Bắc có thêm Hải Phòng. Đà Nẵng còn bé xíu. Đến thập niên 1970 ở Sài Gòn đã có nạn kẹt xe hơi trong khi Hà Nội vẫn giữ vẻ cổ kính, nghèo nàn, trên đường phố chỉ thấy người đi bộ, quang gánh, xe đạp là nhiều, có khi xích lô, xe bò, tàu điện đầy nhóc người bu bám ở cửa.

Miền Bắc Cộng sản (CS) được hưởng thái bình liên tục suốt 20 năm ròng, 1955-1975 để xây dựng kinh tế đất nước với sự viện trợ của các nước thuộc hệ thống CNXH. Cho dù máy bay Mỹ từ 1965 -1968 thường kéo đến bắn phá các cơ sở quân sự xây cất ở các tỉnh kề ranh giới Bến Hải, chỉ chấm dứt trước ngày hội đàm Paris khởi nhóm. 

Từ 17 đến 30 tháng 12/1972, trong 12 ngày liên tục, Mỹ lại dùng phi cơ B-52 oanh tạc các mục tiêu quân sự ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh ở miền Bắc, hủy diệt tiềm năng chiến tranh nhằm khai thông hội nghị Ba Lê (Paris, Pháp).

Miền Nam Việt Nam VNCH sau Hiệp định Geneva, trong vòng 8 năm, 1955 – 1962 cũng được hưởng thái bình tuyệt đối như ở miền Bắc. Đất nước thanh bình trở lại, tự cường tự lực, sung túc, rộn rã. Ruộng đồng miền quê Nam Bộ phì nhiêu, thóc lúa đầy vựa, các thị trấn phố xá hàng quán trên bến dưới thuyền, tấp nập, sầm uất. Các hãng hàng không nhộn nhịp chào đón khách, tàu hỏa chạy suốt Quảng Trị – Sài Gòn, và lên Đà Lạt. Trên các tuyến đường xe cộ lớn nhỏ vận chuyển hành khách chen chúc, hàng hóa chồng chất. 

Tuy nhiên năm 1962 chiến tranh trở lại ở miền Nam, tăng dần cường độ ác liệt kéo dài.

Ngày 27/1/1973 hiệp định Paris được ký kết giữa bốn nước tham chiến: Mỹ, VNDCCH, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (bản doanh ở Đông Hà) và Việt Nam Cộng Hòa.

Bốn bên ngưng bắn và Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam cùng với các đồng minh.

Chỉ 2 năm sau, nhiều chục sư đoàn quân Bắc Việt ồ ạt trở lại, mạnh hơn nhiều với đầy đủ vũ khí hạng nặng, xe tăng, trọng pháo… và giành chiến thắng ngày 30/4/1975.

II) Nhận định thời cuộc 

Trận chiến 1962 -1975 xảy ra trên đất miền Nam và làm chết trên 1 triệu binh sĩ con dân miền Bắc thuộc lứa thanh xuân, từ Bắc kéo vào, sinh Bắc tử Nam. Miền Nam mất khoảng 230.000 quân nhân tử trận trên đất nhà, kèm thêm một số lớn nhân dân tên bay đạn lạc.

Nội chiến Bắc Nam 1962 – 1975 là cuộc chiến man rợ và đẫm máu nhất trong lich sử nước nhà, hai bên như cặp gà chọi, là đánh thuê song đánh chí tử, dùng súng đạn của các siêu cường đối địch cung cấp miễn phí để huynh đệ tương tàn.

Trong cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) này Liên Xô, Tàu đứng ngoài, trao vũ khí và Hồ Chí Minh (HCM), Lê Duẩn gây chiến, tận lực. VNCH tiếp nhận súng đạn Mỹ nhưng cũng vì sự bắt buộc phải có vũ khí để tự vệ, hơn nữa Mỹ cũng trực tiếp nhảy vào vòng chiến và chịu tổn thất 58.281 quân nhân chết[42], 303.644 bị thương đủ loại[45][46][47], 1.584 – 1.948 mất tích[48][49] . Thương vong khá lớn làm xôn xao dư luận Mỹ và dấy lên các phong trào phản chiến.

Kẻ làm lính đánh thuê tàn sát đồng bào không gớm tay thì ngày 30/4/1975 đại thắng có gì mà huênh hoang tự đắc! CS lại không có chính nghĩa vì dựa trên sự lừa dối.

HCM và CS hô hào đánh Mỹ xâm lăng, giải phóng miền Nam đang đói rách, lừa gạt dân Bắc  vào Nam gởi xương máu. Song ai chính là kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng”?

Mỹ ư? Không thấy Mỹ như thời Pháp thuộc, bổ nhiệm quan cai trị: thống sứ, khâm sứ, công sứ, giám binh (chỉ huy lính bản xứ), nắm giữ thuế vụ, hải quan, kinh tế… bóc lột dân chúng!

Chiến trường là tại miền Nam. Năm 1962 CS bắt đầu gây hấn khuấy rối miền Nam, tăng dần cường độ. Miền Nam buộc phải chống trả, đó là chiến tranh hợp lý tự vệ, giữ nước và từ năm 1965 được bạn bè đồng minh gởi quân đến tham chiến hỗ trợ.

Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, được thành lập tại miền Nam là năm 1960.

Đến năm 1962 Mặt trận ra mặt quấy phá ban đêm ở thôn quê và được nhân dân gọi là Việt cộng (VC), “ngày cọng hòa, đêm việt cọng”. Đêm đến VC từ ‘bưng’ về hoặc từ địa đạo bò lên thu thuế, buộc ủng hộ lương thực, bắt cóc, chặt đầu các người bị nghi hợp tác với chính quyền ban ngày. Đào đường, đắp mô, giật mìn. Mặt trận làm tai mắt – và được cung cấp khí giới – cho bộ đội chính quy miền Bắc vào Nam ngày càng đông, đóng quân ẩn núp trong rừng núi. 

Ngày 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. KTS Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch. Chính phủ phát hành tiền giấy, bưu chánh (bộ tem) riêng và dùng cờ nửa xanh nửa đỏ, giữa sao vàng. Trụ sở đặt tại Đông Hà sau hiệp định Paris. Gần cuối hội nghị Paris, có lúc bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Thị Bình của Cọng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN) đề xuất lập chính phủ liên hiệp với VNCH song Mỹ bác bỏ.

Sau ngày 30/4/1975 CHMNVN thừa kế VNCH, được 90 quốc gia công nhận.

Quốc tế xem đó là sự thay đổi chính quyền xảy ra trong nội bộ một nước .

“Miền Nam Việt Nam phải được độc lập, tự do…”, chính phủ mới trong viễn ảnh của các người cầm đầu là Trung Lập và Độc Lập song thân hữu đối với chính phủ Hà Nội. Như vậy sau tổng tuyển cử trên cả nước sẽ là thống nhất với hai chính thể khác nhau.

Các sự kiện dồn dập đến. Ngày 25/4/1976 tổng tuyển cử trên toàn quốc. Quốc hội Việt Nam, chung cả nước được bầu thì chính phủ Hà Nội chưa gì đã đặt tên là Quốc hội khóa VI, như sự đã rồi, nối tiếp Quốc hội khóa V của VNDCCH được bầu vào ngày 6/4/1975.

Ngày 2/7/1976 Quốc hội khóa VI họp bầu ra các lãnh đạo nước. LS Nguyễn Hữu Thọ nguyên thủ của miền Nam trúng cử ‘đệ nhị phó chủ tịch nước’ trong số 2 vị phó. KTS Huỳnh Tấn Phát được bầu ’đệ nhị phó thủ tướng’ trong số 7 phó thủ tướng.

Quốc hội đặt lại tên nước là CHXHCNVN thủ đô, quốc kỳ, quốc ca của VNDCCH cũ.

CHMNVN chính thức xóa sổ nhanh chóng trong nhục nhã, uất hận âm thầm.

______________

Chú Thích

[1] Hai ví dụ điển hình nữa của loại hình chiến tranh uỷ nhiệm ở trong cuộc chiến tranh Lạnh này là Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và Chiến tranh Việt Nam (1955-1975)… (Wikipedia).

Cuộc chiến uỷ nhiệm có các kết quả khác nhau khi lúc là phe cộng sản (thân Liên Xô) chiến thắng như ở Việt Nam hay là phe chống cộng (thân Mỹ) thắng như ở Afghanistan hay là bế tắc như ở Triều Tiên (Wikipedia).

 


 

No comments:

Post a Comment