Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 05 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Cách một cựu
binh Anh dùng du thuyền để chuyển lậu người Việt vào Anh
Cựu lãnh đạo
Ukraine gây tranh cãi bị bắn chết tại Madrid là ai?
Việt Nam mua chiến
đấu cơ F-16 có chọc giận Trung Quốc và Nga?
Mối quan hệ với
Trung Quốc trở thành gánh nặng chính trị của Harvard?
Thấy gì qua việc Bộ
Công an yêu cầu chặn Telegram tại Việt Nam?
Ông Trump hiểu
nhầm: Tuyến đường tưởng niệm ở Nam Phi không phải là nghĩa trang
Mua chiến đấu cơ
F-16 của Mỹ có thể thay đổi không quân Việt Nam như thế nào?
Ông Macron đến Hà
Nội: Bù đắp lỡ hẹn với lịch sử hay bình minh của trật tự đa cực mới?
Khả năng Việt Nam
mua F-16: 'Thoát Nga' hay con bài mặc cả thuế quan với Mỹ?
Nhà xuất khẩu Trung
Quốc: 'Áp lực không đến từ Mỹ, mà từ Việt Nam'
Thuế ông Trump áp
lên Việt Nam buộc các ông lớn thể thao tăng giá bán
Một công dân Việt
Nam bị Mỹ trục xuất sang Nam Sudan
50 năm kết thúc Chiến
tranh Việt Nam
50 năm Kết thúc Chiến tranh: Hai Việt Nam – từ xa cách
đến gắn kết qua ký ức gia đình
Hậu Chiến tranh Việt Nam: Chính quyền cải tạo hàng chục
ngàn người như thế nào?
Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 6: Khúc
ruột ngàn dặm - di sản hải ngoại
50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại quan hệ
Việt-Mỹ thời hậu chiến
Chiến đấu cơ F-16: Đứa con ra đời từ Chiến tranh Việt Nam
vì sao vẫn được săn đón?
Đảo Thị Tứ: Hòn đảo Hy Vọng nơi Philippines đối đầu Trung
Quốc ở Biển Đông
Tổng thống Macron thăm Việt Nam: Bàn về vấn đề gì?
Trump Tower Thủ Thiêm và sân golf Trump Hưng Yên giữa đàm
phán thuế quan
Em bé Napalm: Ông Nguyễn Thành Nghệ nói gì sau hơn 50 năm
im lặng?
Tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng để chữa 'nhờn
luật', do dân và vì dân?
Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt trong vụ án kẹo rau củ Kera
Những lý do ông Nick Út có thể không phải tác giả
bức Em bé Napalm
Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng: Nỗ lực 'chuyên trách'
đầy cam go
Em bé Napalm: World Press Photo ngưng ghi tên tác giả bức
ảnh lịch sử
Số phận cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào
khi bị điểm danh?
Việt Nam phê duyệt dự án sân golf 1,5 tỷ USD của Trump
Organization tại Hưng Yên
Tổng
thống Pháp bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam, mở ra chương mới trong
quan hệ hai nước
ASEAN
kêu gọi « thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế và đoàn kết »
Cành Cọ Vàng 2025 được trao cho Un simple Accident, tiếng nói phản
kháng chế độ Iran
Trước
đợt trao đổi tù nhân cuối cùng, Nga tiếp tục oanh kích ồ ạt Ukraina làm 12
người chết
Nga tấn công ồ ạt thủ đô Kiev vào lúc đang trao đổi tù nhân với
Ukraina
Liên Âu kêu gọi “tôn trọng” sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump dọa
áp thuế 50%
Ông Tô Lâm trước cơ hội cuối cùng để Việt Nam « giàu lên trước khi
già đi »
Biên giới Phần Lan - Nga : Điểm nóng mới tiếp sau chiến tranh
Ukraina ?
Nhạc
ngoại lời Việt : Tuấn Nghĩa và phiên bản tình ca mới của Elsa
Giải
Ecoprod 2025: Khi điện ảnh có trách nhiệm với môi trường tại LHP Cannes
Tổng
thống Nga thông báo thiết lập một vùng đệm ở biên giới Ukraina
Seoul bác bỏ thông tin Mỹ rút một phần binh sĩ ra khỏi Hàn Quốc
Chính quyền Trump cấm đại học
Harvard tuyển sinh viên nước ngoài
Mỹ mất gì nếu Trung Quốc chiếm
được Đài Loan ?
Chiến tranh Ukraina : Trừng phạt của châu Âu chưa đủ mạnh để chặn
đứng cỗ máy chiến tranh Nga
Chiến tranh Ukraina: Châu Âu vỡ mộng lớn với Donald Trump
(Reuters)
- Telegram "ngạc nhiên" vì sắp bị chặn ở Việt Nam. Đại diện của Telegram hôm qua,
23/05/2025, đã bày tỏ sự "ngạc nhiên" trước thông báo
của phía Việt Nam yêu cầu ngăn chặn mạng này do “có dấu hiệu vi phạm pháp
luật". Theo báo chí trong nước, trong một văn bản đề ngày 21/05, Cục
Viễn Thông, thuộc bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, đã yêu cầu các doanh
nghiệp viễn thông "khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn
(Telegram), báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày
02/06/2025". Theo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao (bộ Công An), nhóm Telegram tại Việt Nam có đến 68% là kênh nhóm
"xấu, độc", cụ thể là gian lận, buôn bán ma túy và "bị
nghi ngờ liên quan đến khủng bố" .
(AFP) -
Mỹ : Thẩm phán tạm hoãn quyết định loại bỏ sinh viên quốc tế khỏi Đại học
Havard của chính quyền Trump. Phán quyết được một thẩm phán liên bang
bang Massachusetts đưa ra hôm qua, 23/05/2025. Do đó, việc thu hồi quyền
tiếp nhận sinh viên quốc tế của Harvard đã tạm thời bị đình chỉ cho đến khi
diễn ra phiên điều trần sơ bộ vào ngày 29/05. Cũng trong ngày hôm qua, bà
Christine Choi, Thư ký Văn phòng Giáo dục Hồng Kông, đã đề nghị tất cả các
trường đại học tại Hồng Kông tiếp nhận và hỗ trợ những sinh viên quốc tế
đã ghi danh tại Harvard trong diện bị ảnh hưởng bởi quyết định của tổng thống
Trump.
(AFP) -
Tai nạn hàng không : Boeing đạt thỏa thuận với chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ và Boeing hôm qua,
23/05/2025, đã đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt các thủ tục truy tố hình sự
đối với tập đoàn chế tạo máy bay này về hai vụ tai nạn hàng không của hai chiếc
Boeing vào năm 2018 và 2019, khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng. Boeing sẽ
phải chi ra 1,1 tỷ đôla, trong đó có 444,5 triệu đôla bỏ vào quỹ đền bù cho gia
đình các nạn nhân. Nhưng nhiều gia đình của nạn nhân đã tỏ vẻ bất bình về thỏa
thuận nói trên.
(AFP) -
TT Donald Trump trưng ra hình ảnh "fake" để cáo buộc Nam Phi.
Trong buổi tiếp người đồng cấp Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm thứ Tư,
21/05/2025, tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng các ảnh trích
từ một video do Reuters quay tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) để đưa ra các cáo
buộc không có cơ sở về cuộc thảm sát người da trắng ở Nam Phi. Trên thực tế,
hình ảnh được trích từ video đã được phổ biến ngày 03/02 năm nay ghi lại hình
ảnh sau cuộc đụng độ giữa quân chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và phiến quân M
23 được Rwanda hậu thuẫn tại thành phố Goma của Congo.
(AFP) -
TT Donald Trump "mạnh mẽ" khuyến nghị Vương quốc Anh ngừng lắp đặt
tua-bin gió và đẩy mạnh khoan dầu. Viết trên mạng Truth Social của mình hôm qua, 23/05/2025,
ông Trump cho rằng Anh Quốc nên ngừng xây dựng "các tua-bin gió đắt
tiền và xấu xí" để giảm chi phí năng lượng. Vẫn theo ông Trump,
Luân Đôn nên "tài trợ cho các phương pháp khoan hiện đại ở Biển
Bắc, (…) với Aberdeen là tâm điểm". Theo AFP, Aberdeen là thành
phố ở miền đông Scotland, một căn cứ hậu cần cho các giàn khoan dầu ngoài khơi
và là nơi gia đình ông Trump sở hữu một khu nghỉ dưỡng chơi golf.
(AFP) -
Mỹ : Tăng cường an ninh ở Washington sau vụ sát hại 2 nhân viên sứ quán
Israel. Cảnh
sát trưởng Washington hôm thứ Năm, 22/05/2025, thông báo tăng cường an ninh tại
những nơi thờ phụng ở thủ đô Hoa Kỳ, sau vụ hai nhân viên sứ quán Israel bị bắn
hạ tối thứ tư trước Bảo tàng Do Thái, vào lúc đang tổ chức tiếp tân cho một tổ
chức Do Thái. Nghi can được xác định là Elias Rodriguez, 31 tuổi, quê quán ở
Chicago. Khi bị bắt, nghi can này đã hô các khẩu hiệu ủng hộ Palestine. Hôm thứ
Năm, Rodriguez đã bị truy tố về tội ám sát.
(AFP) -
Hoa Kỳ bắt đầu dỡ bỏ trừng phạt Syria. Ngày 23/05/2025, Hoa Kỳ đã chính thức dỡ
bỏ dần lệnh trừng phạt đối với Syria, như tổng thống Donald Trump đã thông báo
trong chuyến thăm Ả Rập Xê Út tuần trước. Bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent cho
biết bộ Tài Chính và bộ Ngoại Giao đang triển khai việc cho phép khuyến khích
đầu tư mới vào Syria. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ban hành miễn trừ theo
đạo luật Caesar để bảo vệ thường dân ở Syria. Về phần mình, bộ Ngoại Giao Syria
hoan nghênh quyết định của chính phủ Hoa Kỳ.
(AFP) -
Các hiệp hội nhà báo Pháp kêu gọi chính phủ sơ tán đồng nghiệp ở Gaza. Khoảng hai chục hiệp hội nhà báo
(SDJ), bao gồm các hiệp hội từ France 24, RFI và Le Monde, hôm qua, 23/05/2025,
đã kêu gọi "di tản" đội ngũ nhân viên truyền thông Pháp tại
Dải Gaza, những người mà họ cho là "đang trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng" vì các cuộc không kích của Israel.
(AFP) -
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục trong hơn
hai thập kỷ. Trung
tâm Khí tượng Quốc gia thông báo nhiệt độ trong ngày hôm qua, 23/05/2025, đã
đạt 50,4 độ C, mức nhiệt chưa từng thấy ở quốc gia vùng vịnh kể từ năm 2003. Số
lượng những ngày nóng kỷ lục đã tăng gần gấp đôi trên toàn thế giới trong ba
thập kỷ qua. Các nhà khoa học dự đoán những đợt nắng nóng này sẽ trở nên thường
xuyên hơn, kéo dài hơn và dữ dội hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
TIN TỨC: CHỦ NHẬT 25.05.2025
1. NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ VÕ ĐẠI TÔN QUA ĐỜI
Nhà hoạt động dân chủ Võ Đại Tôn, tức nhà thơ Hoàng Phong Linh
vừa qua đời lúc 10 giờ khuya Thứ Sáu 23/05/2025 (giờ Úc châu) tại bệnh viện
Bankstown (NSW), hưởng thọ 90 tuổi.
Ông Võ Đại Tôn sinh năm 1935 tại Quảng Nam, là sĩ quan cấp tá
trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã từng được biệt phái ngoại ngạch sang nhiều
công vụ dân chính tại miền Nam trước 1975 (Phụ Tá Tổng Trưởng Bộ Thông Tin,
Giám Đốc Công Tác Bộ Chiêu Hồi năm 1970).
Sau khi VNCH sụp đổ, ông Võ Đại Tôn đã vượt biển và định cư tại
Úc Châu từ năm 1976. Sau đó, ông lại về Việt Nam bằng đường bộ để tham gia
Kháng Chiến Phục Quốc (qua đường rừng Thái-Lào) nhưng bị CSVN bắt giữ. Ông bị
biệt giam hơn 10 năm tại trại tù Thanh Liệt (B-14), ngoại thành Hà Nội.
Nhờ áp lực quốc tế, ông được phóng thích và trở lại Úc vào tháng
12.1991, tiếp tục con đường đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam đến tận khi qua đời.
Không chỉ nổi tiếng là một người hoạt động chính trị, Võ Đại Tôn
còn được biết đến bởi tài năng về thi ca và hội họa.
2. VIỆT NAM CHẶN ỨNG DỤNG TELEGRAM VỚI LÝ DO
“CHỐNG PHẢN ĐỘNG”
Cục Viễn thông thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hôm 21/5 đã ra
công văn yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông chặn ứng dụng Telegram ở Việt Nam.
Quyết định của Cục Viễn thông được thi hành theo chỉ thị của Cục An ninh mạng
thuộc Bộ Công an, được biết đến qua văn bản số 2898/A05-P5.Văn bản này của Bộ
Công an kết luận rằng 68% trong tổng số 9600 kênh, nhóm Telegram tồn tại ở Việt
Nam thuộc diện “xấu, độc”. Công an CSVN cho rằng, nhiều hội, nhóm “có hàng chục
nghìn người tham gia” đã “tán phát tài liệu chống phá” nhà nước.
Tất cả mọi trang web, blog có nội dung cổ võ cho nhân quyền, dân
chủ, trong đó bao gồm Đáp Lời Sông Núi đều bị chặn tường lửa tại Việt
Nam.
Việc chặn Telegram ở Việt Nam không chỉ hạn chế quyền tự do biểu
đạt và tiếp cận thông tin của người dân mà còn khiến người dùng mất đi một kênh
thông tin an toàn và bảo mật.
Nếu không có gì thay đổi Telegram sẽ trở thành ứng dụng nhắn tin
mã hóa đầu tiên bị cấm ở Việt Nam.
3.
MỸ DỠ BỎ TRỪNG PHẠT SYRIA, DAMASCUS HOAN NGHÊNH
Ngày 23/5,
Mỹ chính thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện áp đặt từ thời chính
quyền Assad với Syria. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, hành động
này nhằm hỗ trợ Syria hướng tới ổn định, hòa bình và phát triển. Quyết định
được Tổng thống Donald Trump công bố trong chuyến thăm Trung Đông, theo đề nghị
từ Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Mỹ đưa ra điều kiện: chính phủ Syria không được
che giấu khủng bố, phải bảo vệ các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số. Ngoài ra,
Mỹ cũng cấp phép cho các đối tác nước ngoài đầu tư tái thiết Syria. Bộ Ngoại
giao Syria hoan nghênh quyết định, gọi đây là "bước đi tích cực đúng
hướng", góp phần giảm bớt khủng hoảng kinh tế và nhân đạo kéo dài do chiến
tranh và trừng phạt gây ra.
4.
PAKISTAN KÉO DÀI ĐÓNG KHÔNG PHẬN VỚI ẤN ĐỘ ĐẾN 24/6
Ngày 23/5,
Pakistan tuyên bố gia hạn lệnh đóng cửa không phận đối với tất cả máy bay do Ấn
Độ sở hữu, vận hành hoặc thuê đến 4h59 ngày 24/6. Quy định này áp dụng với cả
máy bay dân sự và quân sự, đồng nghĩa Ấn Độ không thể bay qua không phận
Pakistan trong thời gian trên. Đáp lại, Ấn Độ cũng áp dụng lệnh hạn chế tương
tự với các hãng hàng không Pakistan. Lệnh cấm được Islamabad áp đặt từ tháng
4/2025, sau khi Ấn Độ thực hiện đáp trả một vụ tấn công khủng bố khiến 26 người
chết tại Pahalgam. Tình hình làm căng thẳng thêm mối quan hệ vốn phức tạp giữa
hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo quy định của ICAO, mỗi lệnh hạn chế
chỉ được kéo dài một tháng tại một thời điểm.
5.
NGA SẴN SÀNG GỬI VĂN KIỆN HÒA BÌNH CHO UKRAINE, SẮP CÓ ĐÀM PHÁN MỚI
Ngày 23/5,
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow đang hoàn tất dự thảo văn kiện
hòa bình để gửi tới Ukraine, sau khi hai bên trao đổi thành công 1.000 tù nhân
chiến tranh. Văn kiện sẽ đề cập các điều kiện cho một thỏa thuận toàn diện, lâu
dài nhằm chấm dứt xung đột kéo dài hơn ba năm. Ông Lavrov cho biết Nga vẫn giữ
cam kết với kết quả đàm phán tại Istanbul và sẵn sàng bước vào vòng đàm phán
tiếp theo trong thời gian tới. Trước thông tin Vatican có thể là nơi tổ chức,
ông Lavrov phản đối, cho rằng điều này không phù hợp với hai nước Chính thống
giáo. Trước đó, vào ngày 16/5, Nga – Ukraine đã nối lại đàm phán trực tiếp sau
hơn ba năm gián đoạn và đồng ý trao đổi tù nhân, bước đầu xây dựng nền tảng cho
lệnh ngừng bắn trong tương lai.
VNTB – Vũ Trinh và bộ Nguyễn triều hình
luật
VNTB – Mất ý chí chiến đấu hay thấm nhuần
đạo đức cách mạng?
VNTB – Tô Lâm ngầm hứa không xử lý những
quan chức đã “chốt đơn” mua ghế thành công
VNTB – Dân chủ và phát triển: những huyền
thoại cần hóa giải và hòa hợp cho Việt Nam
25/05/1979: “Cậu bé trên hộp sữa” Etan
Patz mất tích
Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao
Nhìn lại phong trào dân chủ Việt Nam,
thách thức và triển vọng sau nửa thế kỷ (Phần 2)25/05/2025
Kiến trúc sư đã trở nên vô dụng?25/05/2025
Nhìn
lại phong trào dân chủ Việt Nam, thách thức và triển vọng sau nửa thế kỷ (Phần
1)25/05/2025
Chuyến
đi nước Việt Đàng Trong năm 1792-1793 (Phần cuối)24/05/2025
Nhìn
từ tang lễ Giáo Hoàng24/05/2025
Trung
Quốc đã cản trở thỏa thuận thương mại Mỹ-Việt như thế nào24/05/2025
Nhìn
từ đám “Cách mạng tháng Tư”24/05/2025
Kinh
tế tư nhân: Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói “gà”, Bộ Chính trị và Quốc hội nói
“vịt”?24/05/2025
Giới
thiệu hồi ký “Tuổi thơ và Chiến tranh” của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn24/05/2025
Đua
làm giàu là đua làm gì?24/05/2025
Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai
vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy
Dương Quốc Chính - Kiến trúc sư đã trở nên
vô dụng ?
Mai Quốc Ấn - Hãy đánh thuế thật nặng với
đất và nhà ở không sử dụng!
Nguyễn Thông - Chuyện vải lụa (1)
Nguyễn Mỹ Khanh – Thực phẩm chức năng ?
Tiểu Vũ – Danh tiếng không phải để đánh
đổi niềm tin người bệnh
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 24.05.2025
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
16 năm – chỉ là một đoạn đường 25/05/2025
Trung Quốc đã cản trở thỏa
thuận thương mại Mỹ – Việt như thế nào 25/05/2025
Đua làm giàu là đua làm gì? 24/05/2025
Phát triển kinh tế tư nhân và
nguy cơ đại bàng nuốt chim sẻ 24/05/2025
Luật biểu tình 24/05/2025
Bi thảm! 24/05/2025
Ông Macron đến Hà Nội: Bù đắp
lỡ hẹn với lịch sử hay bình minh của trật tự đa cực mới? 24/05/2025
Con đường Việt Nam trong thế kỷ
XXI: Lựa chọn giữa Tự do hay Chuyên quyền 23/05/2025
Ngàn Nưa – giữ được núi xanh,
lo gì không có củi đốt 23/05/2025
Bài thơ khắc đá của tác giả
Trương Hoà Bình tại huyệt đạo núi Nưa 22/05/2025
Biden chỉ là vật tế thần. Đảng
Dân chủ mới là vấn đề 22/05/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BẮT
PHÓ GIÁM ĐỐC CỦA 3 CÔNG TY
https://lifestyle.znews.vn/bat-pho-giam-doc-cua-3-cong-ty-post1554900.html
Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố, bắt tạm giam
4 bị can về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" để khai thác
cát lậu, trong đó có Ngô Vĩnh Hải là phó giám đốc của 3 công ty.
Ngày 24/5, lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho
biết đơn vị ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 4 bị can để bắt tạm
giam về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" để khai thác cát
lậu.
4 bị can gồm: Ngô Văn Chiến (SN 1983) và
Nguyễn Ngọc Tú (SN 1981), cùng trú tại huyện Giao Thủy, Nam Định; Trần Thị Diệu
(SN 1992, trú tại huyện Nam Trực, Nam Định) là kế toán Công ty CP Đầu tư và
phát triển Đại Phúc Nam Định và Ngô Vĩnh Hải (SN 1976, trú tại quận Thanh Xuân,
Hà Nội) là Phó giám đốc của 3 công ty: Công ty CP Vật liệu xây dựng Hùng Cường,
Công ty CP Xây dựng và thương mại Thanh Tâm, Công ty TNHH Hoàng Tuấn. Trước đó,
ngày 3/4, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Nam Định đã bắt giữ 7 phương tiện
thủy có hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép hơn 3.000 m3 cát tại khu vực
ven biển thuộc xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy.
Qua đấu tranh, cơ quan công an đã làm rõ thủ
đoạn làm giả giấy tờ đăng ký, đăng kiểm các tàu khai thác của một số đối tượng.
Nhóm đối tượng còn làm giả chứng nhận của
thuyền trưởng, máy trưởng. Để thuận lợi cho hoạt động khai thác trộm, các đối
tượng đã tìm mọi biện pháp nhằm đáp ứng đủ điều kiện hoạt động hòng qua mặt các
cơ quan chức năng. Các loại giấy tờ quan trọng được làm giả rất tinh vi gồm:
Giấy đăng ký phương tiện thủy nội địa, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường phương tiện thủy nội địa, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa và Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
Máy trưởng phương tiện thủy nội địa.
Công an tỉnh Nam Định đang tiếp tục mở rộng
điều tra.
VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO CỦA NỮ
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG NGÂN HÀNG XINH ĐẸP
Thu
Hiền
TPO - Lợi dụng chức vụ, lòng tin của đồng
nghiệp và khách hàng, Nguyễn Thị Kiều Nga đã thực hiện hàng loạt phi vụ lừa
đảo, chiếm đoạt hơn 47 tỷ đồng.
Tốt nghiệp cử nhân với
tấm bằng kinh tế loại giỏi, lại có ngoại hình ưa nhìn, Nguyễn Thị Kiều Nga (SN 1984, trú phường Hà Huy Tập, thành
phố Vinh, Nghệ An) được tuyển vào một ngân hàng lớn chi nhánh Nghệ An. Vào làm
việc từ năm 2006, với sự nỗ lực của mình, Nga đã được bổ nhiệm làm Phó Trưởng
phòng quản lý khách hàng bán lẻ. Nga đã lợi dụng chức vụ, lòng tin của
đồng nghiệp và khách hàng để thực hiện hàng loạt phi vụ lừa đảo.
Phi vụ đầu tiên mà Nga
thực hiện vào đầu năm 2022. Do làm ăn thua lỗ, nợ nần, Nga đã nghĩ cách lừa đảo từ những đồng nghiệp từng làm
việc dưới quyền của mình. Cuối tháng 12/2022, Nga vay chị M.H.D (trú tại phường
Vinh Tân, thành phố Vinh), một nhân viên cấp dưới số tiền 7 tỷ đồng với lý do
xác nhận số dư, chứng minh tài chính cho công ty do chồng Nga đứng tên. Tin
tưởng cấp trên, chị D. vay mượn người thân, bạn bè rồi chuyển khoản 7 tỷ đồng
vào một tài khoản ngân hàng do Nga chỉ định. Số tiền đó
lập tức được Nga dùng để trả nợ cá nhân. Thấy phi vụ đầu tiên trót lọt, Nga tiếp tục tiếp cận một nhân viên
khác - chị N.T.A (trú tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh). Biết việc bố chồng
và chồng của chị A. từng vay vốn, còn tài sản thế chấp tại ngân hàng nên đã bịa
ra câu chuyện “đảo khế”, gia hạn khoản vay cho các khách hàng, tránh ảnh hưởng
đến chỉ tiêu của phòng. Tin tưởng, chị A. thuyết phục bố chồng ký hồ sơ vay 7
tỷ đồng; còn chồng vay thêm 9,5 tỷ đồng. Tổng cộng, Nga chiếm đoạt 16,5
tỷ đồng từ gia đình chị A. những người từng xem Nga là người thân.
Không dừng lại ở nội
bộ cơ quan, Nga tiếp tục mở rộng danh sách “con mồi” sang cả khách hàng của
mình. Trong vai trò Phó Trưởng phòng quản
lý khách hàng bán lẻ, Nga quen biết chị D.T.T.L (trú phường Hưng Phúc, thành
phố Vinh), thường xuyên vay và gửi tiền tại ngân hàng. Trong năm 2022, Nga
nhiều lần gọi điện và nhắn tin vay tiền chị L. với lý do đảo khế ngân hàng cho
khách. Hai bên thỏa thuận lãi suất 1.500 đồng/triệu/ngày. Tin tưởng, chị L.
đồng ý.
Ban đầu, quá trình vay
mượn tiền diễn ra suôn sẻ, Nga chuyển khoản trả lại cho chị L. đầy đủ. Đến giữa
tháng 12/2022, khi việc làm ăn ngày càng khó khăn, không có tiền trả nợ, Nga
tiếp tục vay mượn tiền chị L. Tuy nhiên, lần này Nga chỉ trả 3 tỷ đồng cho chị
L. Tổng số tiền Nga lừa đảo chiếm đoạt của chị L. là gần 24 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng xác
định, bằng các thủ đoạn trên,
trong thời gian ngắn, Nguyễn Thị Kiều Nga đã chiếm đoạt của 4 bị hại ở Nghệ An
với tổng số tiền hơn 47 tỷ đồng. Sau thời gian đòi nợ nhưng bất thành, các bị
hại đã làm đơn tố cáo Nguyễn Thị Kiều Nga lên cơ
quan Công an.
Hối hận muộn màng
Ngày 2/8/2023, Nguyễn
Thị Kiều Nga bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt tạm giam.
Trong quá trình điều tra, Nga từng đến khám tại Bệnh viện Tâm thần Nghệ An. Kết
luận giám định cho thấy, Nga bị trầm cảm nhẹ, nhưng đủ khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi. Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra cũng làm rõ vai trò
của một số cán bộ tín dụng ngân hàng thực hiện hồ sơ, hợp đồng vay vốn cho
chồng và bố chồng chị N.T.A.
Kết quả điều tra xác
định, những cán bộ này có thiếu sót trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn,
gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, họ không hề hay biết về
những trao đổi vay tiền, cũng như mục đích thực sự do Nga dàn dựng. Do đó, cơ quan
điều tra không có đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với các cán bộ này.
Tại phiên tòa sơ thẩm,
bị cáo Nga cúi đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Đồng thời, gửi
lời xin lỗi đến các nạn nhân và cơ quan cũ, nơi Nga từng được tin tưởng giao
trọng trách.
Nga khai, do làm ăn
thua lỗ nên đã lừa vay tiền của người này để trả cho người kia. Khi bị Hội đồng
xét xử hỏi về các khoản nợ, nữ bị cáo trình bày do đầu tư “lướt sóng” bất động
sản ở Phú Quốc và bị lừa mất hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, Nga không đưa ra
được giấy tờ pháp lý nào chứng minh việc mình bị lừa.
Đại diện Viện Kiểm sát
nhận định, hành vi của Nguyễn Thị Kiều Nga là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội,
phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Hội
đồng xét xử tuyên phạt án tù chung thân đối với Nguyễn Thị Kiều Nga về tội “Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản”, yêu cầu bị cáo hoàn trả toàn bộ số tiền chiếm đoạt cho
các bị hại.
Hậu quả mà Nguyễn Thị
Kiều Nga để lại không chỉ là những con số thiệt hại, mà còn là sự sụp đổ niềm
tin và bản án lương tâm dai dẳng...
MÁNH KHÓE NHẬN HỐI LỘ
39 TỈ CỦA CỰU GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM LÝ LỊCH TƯ PHÁP QUỐC GIA
Cựu Giám đốc Trung tâm Lý
lịch tư pháp quốc gia bị cáo buộc là người đứng sau đường dây 'cấp nhanh' phiếu
lý lịch tư pháp, qua đó nhận hối lộ 39 tỉ đồng.
Trong vụ án xảy ra
tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Viện KSND tối cao truy
tố 22 bị can. Có 4 người bị cáo buộc tội nhận
hối lộ,
gồm: Hoàng Quốc Hùng, cựu giám đốc; Lương Nhân Hòa, cựu phó giám đốc; Nguyễn
Đình Cảnh, cựu trưởng phòng thuộc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; Phạm
Quang Hậu, cộng tác viên Công ty luật Vicco.
14 bị can bị truy tố tội
đưa hối lộ và 4 bị can còn lại bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ.
Gom hồ sơ để hưởng
"hoa hồng"
Đầu năm 2019, ông Hùng
nhiều lần được Phạm Quang Hậu (trước đó là lái xe riêng của ông Hùng) nhờ xin
cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người quen. Thấy việc này có thể
trục lợi cá nhân, ông Hùng thỏa thuận để Hậu đứng ra làm đầu mối nhận hồ sơ
"cấp nhanh" phiếu lý lịch tư pháp.
Theo yêu cầu ông Hùng đưa
ra, Hậu được tự do "phát giá" với người có nhu cầu cấp phiếu lý lịch
tư pháp, miễn sao phải chi "hoa hồng" 700.000 đồng/hồ sơ/phiếu lý
lịch tư pháp cho ông Hùng.
Định kỳ chiều thứ 6 hằng
tuần, Hậu sẽ dựa trên số lượng hồ sơ được giải quyết cấp phiếu lý lịch tư pháp
trong tuần đó, thanh toán tiền cho ông Hùng. Tiền được chuyển bằng 2 hình thức,
một là chuyển khoản cho ông Hùng, hai là trực tiếp đưa tiền mặt tại phòng làm
việc của ông Hùng.
Đáng chú ý, cáo trạng của
Viện KSND tối cao cho thấy, cựu Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã
sử dụng nhiều mánh khóe trong quá trình phạm tội. Đây cũng là lý do dẫn tới số
phiếu lý lịch tư pháp được "cấp nhanh" vô cùng lớn.
Theo quy đinh, Trung tâm
Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp
công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú. Nếu xác định
được nơi thường trú hoặc cư trú, thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ do sở
tư pháp các địa phương thực hiện.
Để "gom" hồ sơ
về đầu mối của mình, ông Hùng hướng dẫn Hậu khi nhận hồ sơ sẽ để trống thông
tin nơi thường trú, tạm trú và quá trình cư trú trên tờ khai; đồng thời sử dụng
hộ chiếu thay vì chứng minh nhân dân hoặc căn cước công an, vì hộ chiếu không
thể hiện thông tin nơi cư trú. Tất cả những điều này nhằm hợp thức thẩm quyền
cấp phiếu cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Đặc biệt, ông Hùng một
mặt nghiêm cấm nhân viên tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trực tiếp làm
dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp, mặt khác lại chỉ đạo cấp dưới phải tiếp
nhận, xác minh, tra cứu và cấp phiếu đối với các hồ sơ không ghi thông tin nơi
thường trú, tạm trú.
Bằng các thủ đoạn nêu
trên, từ tháng 1.2019 - tháng 7.2023, ông Hùng cùng với Hậu đã nhận hối lộ tổng
cộng hơn 43 tỉ đồng để "cấp nhanh" 55.713 phiếu lý lịch tư pháp.
Trong đó, ông Hùng hưởng lợi gần 39 tỉ đồng, Hậu hưởng lợi hơn 4,1 tỉ đồng.
Lệ phí theo quy định
200.000 đồng, "cấp nhanh" 2,5 triệu
Lệ phí cấp phiếu lý lịch
tư pháp theo quy định là 200.000 đồng. Ông Hùng yêu cầu chi "hoa
hồng" 700.000 đồng/hồ sơ, Hậu thu thêm 100.000 - 150.000 đồng/phiếu khi
nhận hồ sơ từ các đầu mối trung gian. Các đầu mối trung gian tiếp tục thu thêm
khoản chênh lệch để hưởng lợi, càng qua nhiều mối thì chi phí càng cao. Cao
nhất, người dân phải trả đến 2,5 triệu đồng/phiếu lý lịch tư pháp "cấp
nhanh".
Kết quả điều tra cũng cho
thấy, tham gia đường dây "cấp nhanh" phiếu lý lịch tư pháp có hàng
chục đầu mối trung gian. Trong số này, có cả cán bộ công tác tại các đơn vị có
liên quan đến quy trình cấp phiếu.
Một trong những đầu mối
lớn nhất là Nguyễn Xuân Thọ, đại diện văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH
Vicco. Thọ quen Hậu và được Hậu giới thiệu về việc quen ông Hùng, có thể làm
thủ tục "cấp nhanh" phiếu lý lịch tư pháp.
Thọ cho Hậu làm cộng tác
viên của Công ty Luật TNHH Vicco. Mỗi hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, Hậu thu
của Thọ 850.000 đồng, Thọ cộng thêm 100.000 đồng trên mỗi phiếu để hưởng lợi cá
nhân.
NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ VÕ ĐẠI TÔN (1935-2025) TỪ TRẦN
https://vietbao.com/a322297/23-5
QUẬN CAM (VB-23/5/2025) ⦿
---- Nhà hoạt động dân chủ Võ Đại Tôn (1935-2025) vừa mất lúc 22:00 giờ ngày
Thứ Sáu 23/05/2025 (giờ Úc) tại bệnh viện Bankstown (NSW), hương tho 90 tuổi,
theo tin từ nhà báo Gia Du. Ông Võ Đại Tôn cũng nổi tiếng trong lĩnh vực văn
học: ông là nhà thơ Hoàng Phong Linh, đã in nhiều tập thơ trước và sau 1975.
.
Ông Võ Đại Tôn sinh năm 1935 tại Quảng Nam, là sĩ quan cấp tá trong Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa, đã từng được biệt phái ngoại ngạch sang nhiều công vụ dân
chính tại miền Nam trước 1975 (Phụ Tá Tổng Trưởng Bộ Thông Tin, Giám Đốc Công
Tác Bộ Chiêu Hồi năm 1970).
.
Ông Võ Đại Tôn đã vượt biển đến định cư tại Úc Châu năm 1976 và trở về lại quê
hương để tham gia Kháng Chiến Phục Quốc (qua đường rừng Thái-Lào) nhưng đã bị
sa cơ vào tháng 10/1981, tại biên giới Lào Việt. Vì cương quyết giữ vững lập
trường không đầu hàng Cộng Sản trong cuộc họp báo quốc tế ngày 13.7.1982 tại Hà
Nội, ông Võ Đại Tôn đã bị Cộng Sản Việt Nam biệt giam hơn 10 năm tại trại tù
Thanh Liệt (B-14), ngoại thành Hà Nội.
.
Nhà nước CSVN phải trả tự do cho ông nhờ áp lực của Quốc Tế và trở lại Úc Châu
ngày 20.12.1991. Từ đó, ông liên tục dấn thân phục vụ Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ
cho quốc gia Việt Nam, công tác khắp nơi trên thế giới, với cương vị là Tổng Ủy
Viên Điều Hợp Trung Ương của tổ chức đấu tranh Liên Minh Quang Phục Việt Nam.
Ngoài các hoạt động đấu
tranh chống Cộng Sản, ông Võ Đại Tôn còn là một nhà thơ nổi tiếng về các đề tài
Quê Hương Dân Tộc, với bút hiệu Hoàng Phong Linh và là một họa sỹ. Một trong
những bài thơ của ông đã được phổ nhạc là bài "Mẹ Việt Nam ơi, chúng con
vẫn còn đây", phổ biến khắp nơi tại hải ngoại từ mấy chục năm qua. Các tác
phẩm văn-thơ của ông Võ Đại Tôn trước 1975 là: Hoa Tim, Đêm Trắng, Cánh Chim
Bằng, Đăng Trình, Hồn Ca.
.
Các tác phẩm văn hay thợ sau 1975 là:
-Lời Viết Cho Quê Hương. (Năm 1979 tại Hoa Kỳ)
- Đoản Khúc Người Ra Đi. (Năm 1986 tại Úc Châu)
- Hồi ký lao tù Tắm Máu Đen
- Tập Thơ Tiếng Chim Bên Dòng Thác CHAMPY (Năm 1992 tại Úc Châu và năm 2000 tái
bản tại Hoa Kỳ)
- Tập truyện Chim Bắc Cành Nam (2002)
- Tuyển Tập Thơ-Văn Đấu Tranh "Tổ Quốc – Hành Trình 30 năm" (Úc Châu
2005).
No comments:
Post a Comment