Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 05 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Tiết kiệm để phát triển: Bao giờ ông Tô Lâm cắt ngân sách Đảng?
BBC
Phương Tây đã 'tài
trợ' cho Nga trong chiến tranh Ukraine ra sao?
Việt Nam cấm ấn bản
The Economist về ông Tô Lâm, báo chí gỡ bài
Tỷ phú giàu nhất
thế giới Elon Musk đã thay đổi Nhà Trắng theo 5 cách này
Vũ khí kinh hoàng
mới đang thay đổi cục diện chiến trường Ukraine
Bác sĩ phẫu thuật
ấu dâm xâm hại 299 người lãnh án 20 năm tù
NATO muốn Đức cung
cấp thêm 40.000 quân trước 'mối đe dọa' từ Nga
Đấu súng trên biên
giới Thái Lan - Campuchia: kết quả đàm phán ra sao?
Trung Quốc đem oanh
tạc cơ tân tiến nhất tới Hoàng Sa
Campuchia điều quân
và vũ khí hạng nặng tới biên giới giáp Thái Lan sau vụ đấu súng chết người
Bộ Công an đề xuất
dự thảo Luật Dẫn độ, số phận bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sẽ ra sao?
Việt Nam 'gửi thông
điệp mâu thuẫn' khi đầu tư bộn tiền vào các dự án khí đốt
Việt Nam được mất
gì khi VinSpeed muốn 'cống hiến', phương án THACO có gì khác?
Cựu Vụ phó Bộ Công
Thương bị cáo buộc nhận hối lộ 14,2 tỷ để mua nhà
ASEAN cảnh giác
trước thuế quan của Mỹ và tăng cường hợp tác với Trung Quốc
Chuyến đi Việt Nam
của ông Macron có gì đáng chú ý?
Pháp, Việt Nam và
ảo tưởng chiến lược: Ai cần ai giữa gọng kìm Mỹ - Trung?
Việt Nam 'phá rào'
để tăng tốc dự án tỷ đô của Trump Organization tại Hưng Yên
50 năm Kết thúc
Chiến tranh: Bộ Chính trị và quyết định tiếp tục chiến tranh sau Hiệp định
Paris
Ông Macron tới Việt
Nam: Thể hiện sự tin cậy, cảnh báo về Mỹ, Trung Quốc?
Tổng Bí thư Tô Lâm
và kinh tế tư nhân: từ đại tướng công an đến tư duy thị trường
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào – Bài 7: Con Lạc cháu Hồng - di sản lịch sử
Việt Nam 'chơi
lớn' với Pháp, Thái Lan và ASEAN, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc?
Cách một cựu
binh Anh dùng du thuyền để chuyển lậu người Việt vào Anh
Mỹ: Một tòa án chặn các mức thuế đối ứng mà tổng thống Trump ban
hành
Ukraina sẵn sàng đàm phán tiếp với Nga nếu Matxcơva nêu trước các
điều kiện hòa bình
Lãnh đạo quân đội Thái Lan và Cam Bốt gặp nhau sau vụ đọ súng tại
vùng biên giới
Dỡ bỏ giới hạn tầm bắn sang Nga : Quyết định quá muộn để phát huy
lợi thế cho Ukraina
Liên Hiệp Châu Âu có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của đô la Mỹ ?
Anh chống buôn người và nhập cư trái phép từ Việt Nam : Từ răn đe
đến giáo dục
ASEAN
công bố chiến lược trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Hoa Kỳ : Donald Trump tiếp tục tấn công đại học Harvard
Ukraina tố cáo Nga điều động 50 ngàn quân chuẩn bị tấn công vùng
Sumy
Sứ quán Pháp tại Việt Nam làm cầu nối cho điện ảnh Việt tại Chợ
phim Cannes 2025
Tổng
thống Pháp Macron thăm Indonesia, ca ngợi quan hệ quốc phòng song phương
Tổng thống Pháp Macron thăm Indonesia, đi tìm mối gắn kết với cái
nôi của phong trào không liên kết
Ukraina: Kherson sống theo nhịp độ tấn công của drone Nga
Pháp và Việt Nam ra tuyên bố chung sau chuyến thăm của tổng thống
Macron
Thủ tướng Đức : Các đồng minh của Kiev bỏ giới hạn tầm bắn đối với
các vũ khí cấp cho Ukraina
Mỹ và Liên Âu nối lại đàm phán về thuế quan
(AFP) - Hoa Kỳ cảnh báo Israel không
được tấn công vào Iran do đang có đàm phán hạt nhân. Hôm qua, 28/05/2025, tổng thống
Hoa Kỳ Donald Trump đã cảnh báo thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không được
tấn công vào Iran trong lúc này, vì có nguy cơ làm hỏng các cuộc đàm phán hạt
nhân với Iran, được cho là đang có tiến triển tốt. Quan hệ Israel và Iran trở
nên căng thẳng do chiến tranh Gaza, vì Nhà nước Do Thái muốn tiêu diệt lực
lượng Hamas mà Iran yểm trợ. Lời cảnh báo của ông Trump được đưa ra trong bối
cảnh Iran có thể sẽ cho phép các thanh tra của Cơ quan năng lượng nguyên tử
quốc tế đến thăm các cơ sở làm giàu uranium nếu đạt được đồng thuận với
Washington.
(AFP) -
Thủ tướng Israel tuyên bố Mohammed Sinouar, người được cho là chỉ huy của Hamas
tại Gaza, đã bị tiêu diệt. Tuyên bố của thủ tướng Netanyahu được đưa ra hôm 28/05/2025.
Theo truyền thông Israel, cuộc oanh kích của quân đội hôm 13/05 nhắm vào một
trung tâm chỉ huy của Hamas đặt ngầm dưới một bệnh viện ở Khan Younès, miền
trung dải Gaza, thực chất là nhằm tiêu diệt Mohammed Sinouar. Mohammed Sinouar
là anh em của Yahya Sinouar, lãnh đạo tối cao của lực lượng Hamas, đã bị bắn hạ
hồi năm 2024 tại Rafah, miền nam dải Gaza. Còn theo lực lượng cứu hộ tại Gaza,
hôm nay có ít nhất 44 người chết trong các vụ oanh kích của Israel.
(Reuters)
- Elon Musk rời chính quyền Trump. Trên mạng xã hội X hôm qua, 28/05/2025, vị tỷ phú đã gửi
lời cảm ơn tới tổng thống Mỹ Donald Trump khi nhiệm kỳ của ông tại bộ Hiệu quả
Chính phủ (DOGE) sắp kết thúc. Lý do chính thức của việc Elon Musk rời
khỏi chính quyền vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên sự kiện này diễn ra sau
khi chủ nhân Tesla hôm thứ Ba chỉ trích dự luật cắt giảm thuế của ông
Trump. Ngoài ra còn có mâu thuẫn cá nhân giữa tỷ phú Musk và một số thành
viên trong nội các của ông Trump.
(AFP) -
Đức hỗ trợ Ukraina sản xuất tên lửa tầm xa có khả năng tấn công sâu vào lãnh
thổ Nga. Thủ tướng Đức Friedrich Merz hôm
28/05/2025 cam kết giúp Kiev sản xuất tên lửa tầm xa ở cả Ukraina và Đức. Tuyên
bố được thủ tướng Đức đưa ra khi tiếp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại
Berlin, nhưng ông không cung cấp thông tin chi tiết. Việc sản xuất được đặt
dưới sự quản lý của ngành công nghiệp vũ khí Ukraina, với các linh kiện có thể
do Đức cung cấp. Thông báo của Berlin dĩ nhiên khiến Matxcơva nổi giận.
Điện Kremlin cho rằng hành động của Đức cản trở các nỗ lực hòa bình.
(AFP) -
Slovakia cho phép bán thịt gấu bất chấp phản đối từ các hiệp hội bảo vệ động
vật. Hôm qua,
28/05/2025, tổ chức We are forest đã lên án chính phủ Slovakia cho phép tiêu
thụ thịt gấu tại nước này, quyết định được cho là sẽ khuyến khích nạn săn bắt
trộm. Vào tháng Tư, Slovakia đã bật đèn xanh cho việc giết mổ 350 con gấu vì
cho rằng thịt gấu có thể ăn được. Sau khi có thông tin về người bị gấu tấn
công, chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực có gấu
xuất hiện, tổng cộng lên đến 1300 con. Chính phủ Slovakia cho biết sẽ cấp giấy
chứng nhận loài động vật này đã được săn bắt theo đúng luật hiện hành. Thịt gấu
cũng phải được xử lý để ngăn ngừa sự lây lan của ký sinh trùng.
(AFP) -
Phe cực hữu trở thành đảng đối lập lớn nhất tại Bồ Đào Nha. Theo kết quả chính thức được công bố hôm
qua, 28/05/2025, trong cuộc bầu cử bầu cử lập pháp trước thời hạn ngày
18/05/2025, đảng cực hữu ChegaPor đã giành được 60 ghế trong Quốc Hội và
như vậy trở thành đảng đối lập lớn nhất tại nước này.
(RFI) -
Đói khát, hàng ngàn người Gaza cướp phát một kho hàng cứu trợ nhân đạo. Theo Chương trình Lương thực
Thế giới (WFP), đã có ít nhất hai người thiệt mạng và nhiều người bị thương
trong vụ cướp phá. WFP kêu gọi thế giới “cung cấp khẩn cấp và an toàn
các nguồn cứu trợ nhân đạo” cho Gaza, vẫn bị Israel phong tỏa trong
gần hai tháng qua. Cũng hôm qua, người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc tại lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng đã lên án quân đội Israel
nhiều lần nổ súng trong lúc phát hàng viện trợ, khiến nhiều thường dân
Palestine bị thương.
(AFP) -
Trung Quốc không cử quan chức cấp cao đến dự hội nghị Đối thoại An ninh - Quốc
phòng Shangri-La. Tuy
bộ trưởng Đổng Quân (Dong Jun) không tham gia, nhưng Trung Quốc vẫn có một phái
đoàn đặc biệt đến dự họp. Thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc được đưa ra
hôm nay 29/05/2025, một hôm trước khi diễn ra hội nghị. Về phía Mỹ, bộ trưởng
Quốc Phòng Pete Hegseth đã xác nhận sẽ tham dự. Tổng thống Pháp cũng sẽ đến dự
Đối thoại An ninh - Quốc phòng Shangri-La, nhân chuyến công du Đông Nam Á.
(Le
Monde) - Hàn Quốc "xuất khẩu" trẻ em bất hợp pháp. Theo báo cáo điều tra, từ những
năm 1950 đến 1990, các cơ quan phụ trách nhận con nuôi quốc tế tại Hàn Quốc đã
cưỡng bức tách hơn 300 trẻ em khỏi cha mẹ ruột để có đủ nguồn cung cho chương
trình nhận con nuôi quốc tế của chính quyền. Các cơ quan này đã nhiều lần lừa
đảo và làm giả giấy tờ để biến những trẻ em này thành trẻ mồ côi, đồng thời thu
những khoản tiền lớn và các khoản đóng góp để trục lợi.
(AP) -
Hàn Quốc : 4 người thiệt mạng sau vụ rơi máy bay tuần tra của Hải
quân. Máy bay
P-3, cất cánh từ căn cứ Pohang miền nam Hàn Quốc, vào lúc 13 giờ 43 (giờ địa
phương) hôm nay, 29/05/2026, để tham gia huấn luyện, đã rơi xuống một ngọn núi
ở đông nam Hàn Quốc, vài phút sau đó. Thi thể của các sĩ quan trong máy bay đã
được tìm thấy. Không có thương vong về thường dân được báo cáo. Hiện vẫn chưa
rõ nguyên nhân của tai nạn.
(AFP) –
Nigeria : Hơn 10.000 chết trong vòng hai năm vì xung đột vũ trang. Con số này được đưa ra trong báo
cáo mà tổ chức Amnesty International công bố hôm nay, 29/05/2025. Tình trạng
bạo lực xảy ra tại nhiều khu vực ở miền trung và miền bắc của nước này, do xung
đột từ các nhóm thánh chiến và các nhóm tội phạm khác. Các cuộc xung đột còn
xảy ra giữa các cộng đồng, do không tìm được đồng thuận về phân chia đất canh
tác. Nhiều ngôi làng, trường học, hay các cơ sở hạ tầng bị đốt phá, phụ nữ, trẻ
em bị bắt cóc, hành quyết. Tổ chức Amnesty International kêu gọi tổng thống
Bola Tinubu, nắm quyền từ năm 2023, “giữ lời hứa” giải quyết
tình trạng bất ổn an ninh.
TIN TỨC: THỨ SÁU 30.05.2025
1. MỘT NGƯỜI TỊ NẠN BỊ CẢNH SÁT THÁI BẮT GIỮ
Ông Nguyễn Văn Ân, một nhà hoạt động tôn giáo hiện lánh nạn tại Thái Lan hôm
26/5 đã bị cảnh sát nước này bắt giữ khi đang ở một khu chợ. Theo luật pháp
Thái Lan, ông Ân sẽ được ra tòa trước khi bị đưa đến nhà tù di trú (IDC) và chờ
những phán quyết tiếp theo.
Năm 2017, CSVN đem quân đàn áp Giáo xứ Kẻ Gai để chiếm đất, ông Ân cùng với các
linh mục, giáo dân khác đã dũng cảm chống lại hành vi vi phạm nhân quyền, vi
phạm pháp luật của nhà cầm quyền địa phương. Công an Nghệ An sau đó đã phát
lệnh truy nã đối với ông. Nguyễn Văn Ân đã phải rời Việt Nam để sang Thái lánh
nạn.
Vài năm trở lại đây, Thái Lan không còn là nơi an toàn cho các nhà hoạt động
người Việt lánh nạn, đặc biệt khi CSVN gia tăng đàn áp xuyên biên giới. Thái
Lan không ký kết Công ước Quốc tế công nhận quyền tị nạn. Do vậy, ông Nguyễn
Văn Ân đang đứng trước nguy cơ bị dẫn độ về Việt Nam, nơi ông sẽ đối mặt với
nhiều năm tù, tương tự trường hợp của nhà hoạt động Y Quynh Bdap.
2. CSVN ĐEM VÒI RỒNG, SÚNG VÀ CHÓ NGHIỆP
VỤ ĐI CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN
Ngày 24/5/2025, nhà cầm quyền CSVN tại Cà Mau đã huy động một lực lượng đông
đảo gồm công an, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và “quần chúng tự phát”
đến phá nhà, cướp đất của dân tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Lực lượng này được trang bị súng, dùi cui, chó nghiệp vụ, vòi rồng, hơi cay, xe
ủi và nhiều phương tiện chiến đấu khác để tấn công người dân. Những chủ nhân
của các căn nhà này đều có sổ đỏ (tức giấy tờ hợp pháp) nhưng bị nhà cầm quyền
lấy đất mà không bồi thường. Được biết, khi nhà cầm quyền đem quân đến cưỡng
chế, nhiều người còn đang ở Hà Nội để nộp đơn kêu cứu.
Hình ảnh cuộc cướp đất được luật sư Trịnh Vĩnh Phúc công bố trên trang fb cá
nhân cho thấy, công an đã xả vòi rồng vào người dân, trong đó có người già và
trẻ em. Người ta nghe rõ tiếng súng, tiếng loa phóng thanh của lực lượng cướp
đất và tiếng kêu gào thảm thiết của nạn nhân trong những đoạn video được người
dân ghi lại
Công an mặc sắc phục chĩa súng vào dân và một số người sau đó đã bị bắt trói,
đưa đi. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, vụ việc kinh hoàng trên ít được
công luận biết tới do nhà cầm đã kiểm soát được các nền tảng công nghệ, bên
cạnh việc sử dụng luật pháp như một công cụ trấn áp mọi nỗ lực đưa sự thật ra
ánh sáng của dân chúng.
3.
CANADA ĐỐI MẶT VỚI CHÁY RỪNG NGHIÊM TRỌNG, HÀNG NGHÌN NGƯỜI SƠ TÁN
Manitoba đã
tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi cháy rừng lan rộng, buộc 17.000 người, bao gồm
cư dân Flin Flon, phải sơ tán vào các trung tâm ở Winnipeg và các thành phố
khác. Lực lượng vũ trang liên bang hỗ trợ di tản nhằm bảo đảm an toàn cho người
dân.
Tại Alberta,
cháy rừng đã ảnh hưởng đến hoạt động dầu khí, với một số cơ sở phải tạm ngừng
sản xuất. Công ty Cenovus Energy cắt giảm nhân sự tại Foster Creek như một biện
pháp phòng ngừa trước đám cháy 2.900 ha gần Hồ Chipewyan. Người dân khu vực này
được yêu cầu sẵn sàng sơ tán nếu gió đổi hướng.
Ngoài ra,
một vụ cháy khác rộng 1.600 ha gần Swan Hills đã buộc 1.200 cư dân phải sơ tán.
Aspenleaf Energy tạm dừng sản xuất 4.000 thùng dầu/ngày để ứng phó. Giới chức
theo dõi chặt chẽ tình hình khi thời tiết khô và gió mạnh làm lửa lan nhanh.
4.
BẦU CỬ TỔNG THỐNG HÀN QUỐC 2025: THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Cuộc bầu cử
tổng thống Hàn Quốc năm 2025 đang thu hút sự chú ý lớn, với ứng cử viên Lee
Jae-myung của Đảng Dân chủ dẫn đầu các cuộc thăm dò. Ông cam kết theo đuổi
chính sách thực dụng, hợp tác với Triều Tiên và duy trì quan hệ cân bằng với
Trung cộng và Nga.
Cựu Tổng
thống Yoon Suk Yeol, bị phế truất vào tháng 12 năm ngoái, có lập trường cứng
rắn với Triều Tiên và thân thiện với Washington. Nếu Lee thắng cử, chính sách
đối ngoại của Hàn Quốc có thể thay đổi đáng kể, gây lo ngại ở Mỹ về sự ổn định
trong liên minh.
Lee đã
chuyển hướng sang trung dung để thu hút cử tri ôn hòa, ca ngợi liên minh với Mỹ
và cam kết hợp tác ba bên với Nhật Bản. Tuy nhiên, một số chuyên gia hoài nghi
về sự nhất quán trong chính sách của ông, đặc biệt là quan hệ với Trung cộng và
Triều Tiên.
5.
NHẬT BẢN XÁC NHẬN CÔNG DÂN BỊ BẮT TẠI CAMPUCHIA TRONG CHIẾN DỊCH CHỐNG GIAN LẬN
Chính quyền
Campuchia đã bắt giữ một số công dân Nhật Bản trong nỗ lực chung nhằm trấn áp
các trung tâm lừa đảo tại nước này. Theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản
Yoshimasa Hayashi, Tokyo đang điều tra số lượng và nơi ở của những người bị
giam giữ.
Hãng thông
tấn Kyodo đưa tin khoảng 30 người Nhật Bản bị tình nghi liên quan đến gian lận
đã bị đưa đến Phnom Penh sau khi bị bắt tại thành phố Poipet. Các nhóm lừa đảo
thường tiếp cận nạn nhân qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin để chiêu dụ họ
đầu tư vào các kế hoạch gian lận.
Nhật Bản cam
kết phối hợp với chính quyền Campuchia để giải quyết sự việc và bảo vệ công dân
của mình.
6.
HY VỌNG VỀ LỆNH NGỪNG BẮN Ở GAZA: ISRAEL ĐỒNG Ý, HAMAS VẪN DO DỰ
Israel đã
chấp thuận đề xuất ngừng bắn do Hoa Kỳ đưa ra, nhưng Hamas vẫn chưa đồng ý, cho
rằng kế hoạch này không đáp ứng các yêu cầu của người dân Palestine.
Theo đề
xuất, lệnh ngừng bắn sẽ kéo dài 60 ngày, có thể gia hạn, và bao gồm việc thả
con tin cùng tù nhân Palestine. Tuy nhiên, Hamas cho rằng đề xuất này không bảo
đảm chấm dứt hoàn toàn chiến sự và vẫn duy trì tình trạng phong tỏa Gaza.
Tình hình
nhân đạo tại Gaza tiếp tục xấu đi, với nạn đói đe dọa một phần năm dân số.
Trong khi đó, Israel vẫn tiến hành các cuộc tấn công quân sự nhằm vào Hamas,
khiến hàng chục người thiệt mạng mỗi ngày.
Các cuộc đàm
phán vẫn đang diễn ra, nhưng chưa có dấu hiệu đột phá. Hamas yêu cầu một lệnh
ngừng bắn vĩnh viễn và chấm dứt phong tỏa, trong khi Israel tiếp tục các chiến
dịch quân sự. Cộng đồng quốc tế đang theo dõi sát sao tình hình, hy vọng một
thỏa thuận có thể đạt được để giảm bớt đau khổ cho người dân Gaza.
VNTB – Chính sách của ông Trump và phản
ứng của Đại học Harvard
VNTB
– Thành Hồ phải thu thêm 78.000 tỷ mới đủ “đền bù” quan chức nghỉ việc
Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không
đảm bảo an ninh cho Mỹ
Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, nhưng nó vẫn
là đồng tiền mạnh nhất
Vàng và thói độc quyền30/05/2025
Hình như ông Nguyễn Thiện Nhân nhầm?30/05/2025
Quốc tang (Phần
3)30/05/2025
Trumpism
2.0: Chính trị bản sắc và sự xói mòn của nền dân chủ Mỹ (Phần 2)30/05/2025
Tại
sao Việt Nam phớt lờ luật pháp để đẩy nhanh dự án khu phức hợp chơi golf của
gia đình Trump29/05/2025
Trumpism
2.0: Chính trị bản sắc và sự xói mòn của nền dân chủ Mỹ (Phần 1)29/05/2025
Giáo
dục phải tránh giáo điều và giả dối…29/05/2025
Chỉ
định nhân sự chủ chốt 34 tỉnh, thành phố, sau sáp nhập sẽ chống được căn bệnh
cục bộ địa phương?29/05/2025
Xuân
và Trump, tại sao phải giận?28/05/2025
Phúc Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler
ở Ukraine ngày 29/05/2025
Hà Phan – Chính quyền Trump chặn sinh viên
Trung Quốc là đúng
Lê Diễn Đức – Hy vọng MAGA sẽ tiếp tục
thất bại ở Ba Lan
Nguyễn Gia Việt - "Người ở lại
Charlie" bất tử trong lòng người Nam Kỳ
Trần Trung Đạo – Khói thuốc bay như mây
trời phiêu bạt
Nguyễn Viện – Lề trái hay lề phải, lề nào
cũng là lề
Mai Quốc Ấn – « Anh nghĩ gì về ông Tô Lâm
? »
Tiểu Vũ – Khi nhà báo dùng AI để viết bài
công nghệ
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 29.05.2025
Nguyễn Thông - Vàng và thói độc quyền
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Quốc tế đồng loạt kêu gọi trả
tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang 30/05/2025
Vì sao chưa có luật về đảng? 30/05/2025
Nghị quyết 68: Để chính sách
mới không ‘đi vào vết xe cũ’ 30/05/2025
Cách mạng cho ai? 29/05/2025
Macron cảnh báo sinh viên Việt
Nam về các siêu cường “bốc đồng”, nhân chuyến công du Đông Nam Á 29/05/2025
300 năm nước Nga dùng chiêu bài
“bảo vệ dân Nga” như cái cớ cho xâm lược và diệt chủng 29/05/2025
Tại Việt Nam, Macron cố gắng
tìm đường giữa Trump và Tập Cận Bình 28/05/2025
“Ong trong tay áo” Tô tướng
quân 28/05/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
MỘT ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐẮK
NÔNG ĐỀ XUẤT KHÔNG NHẬN CÁN BỘ SAU SÁP NHẬP
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk
Nông phúc đáp về việc Ban Thường vụ Thành ủy Gia Nghĩa đề xuất không tiếp nhận
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xã Đắk Ha (H.Đắk Glong) sau sáp
nhập thành phường mới.
Ngày 30.5, thông tin từ
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Nông, cho biết đơn vị đã có
văn bản gửi Ban Thường vụ Thành ủy Gia Nghĩa, phúc đáp về việc xin chủ trương
không tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động xã Đắk Ha (H.Đắk Glong) về P.Bắc Gia Nghĩa (mới).
Cụ thể, Ban Tổ chức Tỉnh
ủy Đắk Nông đề nghị Thường trực Thành ủy Gia Nghĩa chủ trì, phối hợp với Thường
trực Huyện ủy Đắk Glong thảo luận, thống nhất phương án bố trí cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động của xã Đắk Ha sau khi sáp
nhập thành lập P.Bắc Gia Nghĩa.
Trường hợp các địa phương
chưa thống nhất được phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động tại xã Đắk Ha thì tổng hợp, báo cáo, đề xuất phương án gửi về Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Đắk Nông để tổng hợp, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy chỉ đạo.
Trước đó, ngày 26.5, Ban
thường vụ Thành ủy Gia Nghĩa gửi tờ trình đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ
chức Tỉnh ủy về việc cho chủ trương không tiếp nhận cán
bộ,
công chức, viên chức, người lao động xã Đắk Ha về P.Bắc Gia Nghĩa.
Theo nội dung tờ trình,
khi kết thúc hoạt động cấp huyện, các phường: Quảng Thành, Nghĩa Thành, Nghĩa
Đức (TP.Gia Nghĩa) và xã Đắk Ha (H.Đắk Glong) sẽ sáp nhập thành phường mới có
tên Bắc Gia Nghĩa.
Tuy nhiên, Thành ủy Gia
Nghĩa đề xuất không tiếp nhận thêm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
tại xã Đắk Ha về công tác tại P.Bắc Gia Nghĩa. Với lý do, tổng số cán bộ, công
chức, viên chức, người hợp đồng lao động trên địa bàn TP.Gia Nghĩa và các phường, xã tính đến ngày 30.4 là 462
người.
Đa số cán bộ, công chức của thành phố là cán bộ trẻ, có trình độ
chuyên môn, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Vì vậy, nếu
tiếp nhận thêm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại xã Đắk Ha về
công tác tại P.Bắc Gia Nghĩa thì việc sắp xếp cán bộ, công chức tại phường mới
sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, theo định hướng của T.Ư, sau khi hoàn thiện vị trí
việc làm, các địa phương phải thực hiện tinh giản biên chế trong
vòng 5 năm. Cụ thể, chỉ tiêu tinh giản biên chế của Gia ở khối Nhà nước gồm từ
17 - 20 biên chế khối Đảng và 10 biên chế khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể.
Qua đó, Ban Thường vụ Thành ủy Gia Nghĩa đề xuất Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem xét, giao Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong bố
trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện đang công tác tại xã Đắk
Ha về công tác tại các xã mới thành lập thuộc H.Đắk Glong.
TAI BIẾN CHẾT NGƯỜI,
ĐÌNH CHỈ PHẨU THUẬT THẨM MỸ BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ PARIS
Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris liên tục
xảy ra tai biến trong phẫu thuật thẩm mỹ, lần này là chết người. Sở Y tế TP.HCM
đình chỉ hoạt động phẫu thuật thẩm bệnh viện này để đảm bảo an toàn người bệnh.
Ngày 30.5, nguồn tin của PV Báo Thanh Niên cho
biết vừa xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng, tai biến khi phẫu thuật thẩm mỹ dẫn
đến chết người tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris (84A
Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3, TP.HCM).
Theo nguồn tin, ngày 28.5, chị P.T.T.D (32 tuổi) đến khám tại
Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris và được chỉ định phẫu thuật treo ngực sa
trễ không đặt túi, kết hợp với hút mỡ bắp tay. Chị D. được thực hiện
các xét nghiệm tiền phẫu, thăm khám trước phẫu thuật và khám tiền mê.
Đến 15 giờ 10 cùng ngày, chị D. được chuyển vào phòng mổ, thực
hiện gây mê nội khí quản và bác sĩ tiến hành phẫu thuật hút mỡ bắp tay. Phẫu
thuật hoàn tất và chị D. được băng 2 bắp tay lúc 16 giờ 40 phút.
Đến 16 giờ 55 phút, trong khi y bác sĩ thực hiện rạch da ngực
bên phải, chị D. xuất hiện cơn nhịp nhanh. Ê kíp phẫu thuật nghi ngờ chị
bị ngộ độc thuốc tê và tiến hành xử trí
theo phác đồ. Sau 5 phút, chị D. đột ngột ngưng tim, ô xy máu (SpO2) và huyết
áp không đo được, điện tâm đồ ghi nhận rung thất.
Ê kíp tiến hành hồi sinh tim phổi và kích hoạt báo động đỏ nội viện. Một tiếng sau
thì chị D. có mạch và nhịp tim trở lại, sau đó tiếp tục vào rung thất lần hai.
Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris tiếp tục hồi sức tích cực, đồng thời
kích hoạt báo động đỏ liên viện và thực hiện hội chẩn với Bệnh viện Thống Nhất,
chuyển bệnh.
Chị D. được chuyển đến Bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng mê,
thở máy qua nội khí quản. Tại đây, chị D. tiếp tục được hồi sức tích cực và sử
dụng vận mạch liều cao.
Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nặng, không cải thiện và chị D.
đã tử vong lúc 0 giờ 15 ngày 29.5.
Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris và Bệnh viện Thống Nhất
cũng đã báo cáo sự cố y khoa nghiêm trọng về cho Sở Y
tế TP.HCM. Tổ công tác của Sở Y tế bao gồm các chuyên gia đầu ngành của các
bệnh viện tuyến cuối thuộc lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ, hồi sức tích cực, ngoại
tổng quát và gây mê hồi sức đã đến Bệnh viện Răng hàm mặt Thẩm mỹ Paris để kiểm
tra, đánh giá nhanh quá trình tiếp nhận, điều trị, xử trí và các điều kiện bảo
đảm an toàn người bệnh trong phẫu thuật.
Công an TP.HCM đến Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris
niêm phong hồ sơ bệnh án và làm rõ.
Sở Y tế TP.HCM báo cáo về sự cố tai biến y khoa nghiêm trọng dẫn đến chết người tại Bệnh viện Răng
hàm mặt thẩm mỹ Paris cho Bộ Y tế.
Sở Y tế TP.HCM nhận định, đây là một số sự cố y khoa
nghiêm trọng và liên tục xảy ra tại Bệnh viện Răng hàm mặt thẩm mỹ Paris trong
thời gian gần đây.
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu bệnh viện tạm ngưng các hoạt động thủ
thuật, phẫu thuật thẩm mỹ kể từ ngày 29.5
cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng và các cấp có thẩm quyền.
7 HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỪ 15.6
Có 7 hình thức xử lý kỷ luật trong thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức theo
Nghị định 93 năm 2025 của Chính phủ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93 năm 2025 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 19 năm 2020 về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong đó quy định 7 hình thức
kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, các quy định mới này chính thức có hiệu lực từ ngày
15.6.2025.
1. Khiển trách
Hình thức khiển trách sẽ áp dụng với cán bộ, công chức, viên
chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, cụ thể:
- Đối với cán bộ, công chức: Vi phạm một trong các hành
vi tại khoản 1, 3, 6, 7, 9, 10, 13, 14, 15, 18, 20 điều 22 Nghị định 19
năm 2020.
Khoản 1: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi
phạm hành chính.
Khoản 3: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận
tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối
tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính.
Khoản 6: Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền,
không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính.
Khoản 7: Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc
vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 9: Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ
tục. Không đúng đối tượng theo quy định pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử
phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với
hành vi vi phạm hành chính hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.
Khoản 10: Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi
phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
Khoản 13: Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo
quy định; không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Khoản 14: Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm
hành chính.
Khoản 15: Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không
chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra công
tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù
dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt
động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Khoản 18: Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối
tượng được kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm.
Khoản 20: Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết
luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Đối với viên chức: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít
nghiêm trọng theo khoản 3, 6, 14, 15, 18, 20. Hoặc nếu vi phạm thời hạn
lập biên bản vi phạm hành chính được pháp luật quy định, gây ảnh hưởng đến
tính kịp thời, khách quan trong quá trình xử lý cũng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển
trách.
Khoản 3: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận
tiền, tài sản từ đối tượng vi phạm hành chính; dung túng, bao che hoặc hạn chế
quyền của đối tượng vi phạm trong quá trình xử lý.
Khoản 6: Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền,
không đúng hành vi hoặc không đúng đối tượng vi phạm.
Khoản 14: Sử dụng trái pháp luật số tiền thu được từ hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 15: Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác, không
đầy đủ, không trung thực thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Khoản 18: Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ liên
quan đến đối tượng bị kiểm tra cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền,
không có trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Khoản 20: Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo hoặc tổ chức thực
hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Cảnh cáo
Hình thức cảnh cáo áp dụng
khi người vi phạm: Tái phạm sau khi đã bị khiển trách, hoặc vi phạm lần đầu
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm các hành vi tại khoản 2, 4, 5, 8, 11,
16, 17 điều 22; không sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt hoặc không thực hiện
kết luận kiểm tra.
Khoản 2: Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
hoặc hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Khoản 4: Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành
chính.
Khoản 5: Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện
hành vi vi phạm hành chính theo quy định.
Khoản 8: Không ra quyết định xử phạt hoặc không áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định. Không tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hoặc không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Khoản 11: Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Khoản 16: Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra; đe
dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra; gây khó khăn
cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Khoản 17: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công
tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Hạ bậc lương
Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý,
khi tái phạm sau khi đã bị cảnh cáo hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất
nghiêm trọng.
4. Giáng chức
Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu tái
phạm sau khi đã bị cảnh cáo hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm
trọng.
5. Cách chức
Áp dụng trong các trường hợp cán bộ tái phạm sau khi đã bị cảnh
cáo; công chức lãnh đạo tái phạm sau giáng chức hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có thái độ tích cực khắc phục, có tình tiết giảm
nhẹ; viên chức quản lý tái phạm sau khi bị cảnh cáo, hoặc vi phạm lần đầu gây
hậu quả rất nghiêm trọng.
6. Buộc thôi việc
Hình thức buộc thôi việc được áp dụng trong các trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng: Công chức tái phạm sau khi bị hạ bậc lương hoặc lần đầu vi
phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; công chức lãnh đạo tái phạm sau cách
chức hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hoặc viên chức
thường hoặc viên chức quản lý tái phạm sau cảnh cáo hoặc cách chức, hoặc vi
phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
7. Bãi nhiệm
Bãi nhiệm là hình thức kỷ luật mới được bổ sung tại Nghị
định 93/2025/NĐ-CP, áp dụng đối với cán bộ vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng trong các trường hợp thuộc diện buộc thôi việc.
Không ràng buộc số thành viên đoàn kiểm tra xử
lý vi phạm
Ngoài ra, điểm mới nữa đó là quy định mới về thành lập đoàn kiểm
tra.
Luật sư Nguyễn Thị Minh Trang (thuộc Đoàn luật sư TP.HCM) cho
biết, theo quy định tại điều 8 Nghị định 19 năm 2020, đoàn kiểm tra được thành
lập theo quyết định của người có thẩm quyền, chủ yếu theo hình thức liên ngành.
Tuy nhiên, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc thủ trưởng đơn vị
quản lý người có thẩm quyền xử phạt có thể thành lập đoàn kiểm tra riêng trong
phạm vi lĩnh vực mình quản lý.
Nhưng nay, Nghị định 93 năm 2025 sửa đổi, bổ sung nội dung này
thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND các cấp có quyền thành lập đoàn kiểm
tra liên ngành và đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2, 4, 5 điều 6 có thể
thành lập đoàn kiểm tra trong lĩnh vực mình quản lý và đoàn kiểm tra liên ngành
theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Luật sư Minh Trang cho biết thêm, theo quy định trước đây thì
thành phần đoàn kiểm tra bắt buộc phải có ít nhất 5 thành viên, gồm trưởng
đoàn, 1 phó trưởng đoàn và các thành viên. Nhưng từ ngày 15.6.2025, theo Nghị
định 93 năm 2025, sẽ không còn ràng buộc số lượng và cơ cấu cứng nữa. Việc
quyết định số lượng, thành phần (trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành
viên) sẽ do người ra quyết định kiểm tra xem xét, căn cứ vào tình hình thực tế.
TRUY NÃ HUỲNH BẢO
MINH, CỰU CHỦ TỊCH HĐTV CÔNG TY HUỲNH PHƯỚC
Bị cáo Huỳnh Bảo Minh,
cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Huỳnh Phước bị truy nã về tội tham ô tài sản và
rửa tiền.
Ngày 29.5, tin từ Công an
tỉnh Đắk
Lắk, đơn vị vừa ra quyết định truy nã đối với Huỳnh Bảo Minh
(41 tuổi, quê Long An, trú TP.HCM), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Huỳnh Phước.
Huỳnh Bảo Minh có tội
danh bị khởi tố là tham ô tài sản và rửa tiền, nhưng
đã bỏ trốn từ ngày 6.4.
Theo quyết định truy nã,
Huỳnh Bảo Minh cao khoảng 1m67, có nốt ruồi sau cánh mũi phải. Bất kỳ người nào
cũng có quyền bắt, giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan công an, Viện
KSND hoặc UBND nơi gần nhất.
Công an ra
quyết định truy nã đối với Huỳnh Bảo Minh
Theo hồ sơ, vào
tháng 2.2025, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk ban hành cáo trạng truy tố 5 bị can trong
vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk, nay là Công ty CP cao su Đắk
Lắk.
Trong đó, các bị can bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí, gồm: Văn Đức Lư (70 tuổi, cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH
MTV cao su Đắk Lắk (sau này là công ty cổ phần); Võ Tiến Hùng (57 tuổi, cựu
Trưởng phòng Kỹ thuật kế hoạch đầu tư); Bùi Quang Ninh (66 tuổi, cựu Tổng giám
đốc) và ông Huỳnh Văn Toàn (53 tuổi, cựu Phó tổng giám đốc).
Bị can Huỳnh Bảo Minh (41 tuổi, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH
Huỳnh Phước, trụ sở TP.HCM) bị truy tố về các tội tham ô tài sản và rửa tiền.
Theo cáo trạng, năm 2007, ông Võ Tiến Hùng tham mưu cho ông
Huỳnh Văn Khiết, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk
(đã chết) ký tờ trình và được UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý chủ trương nhập một số
cây cao su từ Malaysia.
Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk không trực tiếp nhập giống mà
thông qua Công ty TNHH cao su Huỳnh Phước để nhập 1,5 triệu giống cây cao su;
giao trong 3 đợt, với tổng số tiền thỏa thuận là gần 1,9 triệu USD.
Trong hai năm 2008 và 2009, Công ty TNHH cao su Huỳnh Phước đã
giao 14 lần, với tổng cộng 447.078 giống cây cao su. Tuy nhiên, số lượng cây
giống được chấp thuận là 328.406 cây; còn lại 118.672 cây bị hư hỏng.
Đến tháng 12.2010, Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk tổ chức họp,
có sự tham gia của các ông Lư, Hùng, Ninh, Toàn và Công ty TNHH cao su Huỳnh
Phước; kết luận công ty đồng ý chia sẻ rủi ro với Công ty Huỳnh Phước với tỷ lệ
50%, trong tổng số 118.672 cây bị hư hỏng.
Theo cơ quan điều tra kết luận, việc làm này đã gây thiệt hại với
tổng số tiền gần 1,4 tỉ đồng.
Lập công ty để trục lợi
Cũng theo nội dung cáo trạng, ông Khiết đã chỉ đạo thành lập
Công ty TNHH Huỳnh Phước (địa chỉ tại TP.HCM), thành viên góp vốn gồm vợ và 3
người con, trong đó Huỳnh Bảo Minh (con trai ông Khiết) là người đại diện pháp
luật, chủ tịch HĐTV.
Tháng 5.2009, ông Khiết chỉ đạo Huỳnh Bảo Minh lập công ty tại
Mỹ có tên Huynh Phuoc LLC. Cơ quan điều tra xác định, từ khi thành lập đến năm
2011, ông Khiết đã chỉ đạo Huỳnh Bảo Minh sử dụng Huynh Phuoc LLC để ký hợp
thức hóa các thủ tục, tài liệu liên quan đến các hợp đồng liên quan đến việc
tìm kiếm và giới thiệu 3 khách hàng nước ngoài cho Công ty TNHH MTV cao su Đắk
Lắk.
Từ đó, hợp thức việc chi tiền hoa hồng môi giới bán hàng cho
Công ty TNHH Huỳnh Phước, chiếm đoạt của
Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk tổng cộng 544.652 USD (hơn 11 tỉ đồng).
PHÁT HIỆN NHIỀU LOẠI
THUỐC KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ THUỐC Ở HÀ NỘI
Hà Minh
TPO - Cục Quản lí Dược (Bộ Y tế) cho biết đã
phát hiện nhiều mẫu thuốc được bày bán tại Nhà thuốc Đức Anh (quận Đống Đa, Hà
Nội) không đạt chất lượng và thiếu thông tin về nguồn gốc, giấy tờ pháp lí.
Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mĩ phẩm, thực phẩm
Hà Nội, mẫu thuốc DIAMICRON® MR 60mg (Gliklazid), số lô 23F603, hạn dùng
04/2026, được lấy tại Nhà thuốc Đức Anh đã
không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định lượng hoạt chất. Cụ thể, kết quả
phân tích cho thấy mỗi viên chỉ chứa 42,5mg Gliklazid, tương đương 70,83% hàm
lượng ghi trên nhãn - thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu cho phép theo Dược
điển Việt Nam V.
Cùng với đó, 6 mẫu thuốc khác được lấy từ cùng nhà thuốc này
cũng không có thông tin về số Giấy đăng kí lưu hành (GĐKLH) và/hoặc Giấy phép
nhập khẩu (GPNK), cũng như thiếu thông tin về cơ sở sản xuất và nhập khẩu.
Danh sách các mẫu thuốc bao gồm:
DIAMICRON® MR 60mg (Gliklazid), số lô: 23F603, hạn dùng: 04.2026
Oseltamivir, số lô: M1164B01, NSX: 03.2021, HD: 03.2023
Crestor 20mg (Rosuvastatin), số lô: A23237030, HD: 04.2026
Janumet 50/1000mg (Sitagliptin/Metformin), số lô: 24497505A, HD:
07.2026
Plavix (Klopidogrel), số lô: ELB04027, HD: 05.2027
NEXIUM® 40mg (Esomeprazol), số lô: 23H420, HD: 09.2027
Crestor 10mg (Rosuvastatin), số lô: A24236004, HD: 07.2027
Đáng chú ý, nhiều mẫu thuốc thuộc danh mục biệt dược gốc, có giá
thành cao và được chỉ định trong điều trị bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối
loạn mỡ máu... nhưng lại không rõ xuất xứ, làm dấy lên lo ngại về tình trạng
lưu hành thuốc giả,
thuốc kém chất lượng.
Khẩn trương thanh tra, truy tìm nguồn gốc thuốc
Trước tình hình này, Cục Quản lí Dược yêu cầu Sở Y tế Hà Nội
khẩn trương báo cáo Ban Chỉ đạo 389 và phối hợp với công an, quản lí thị
trường, cùng các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra toàn diện Nhà thuốc Đức
Anh, truy tìm nguồn gốc các lô thuốc nêu trên, đồng thời xử lí nghiêm các vi
phạm theo quy định pháp luật. Báo cáo kết quả cần gửi về Cục trước ngày
2/6/2025.
Đồng thời, Cục cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố: tăng
cường truyền thông để người dân và các cơ sở y tế không mua bán, sử dụng các
sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có số đăng kí hoặc giấy phép nhập khẩu.
Khuyến cáo người dân chỉ mua thuốc tại các cơ sở kinh doanh hợp
pháp, đồng thời báo ngay các dấu hiệu nghi ngờ thuốc giả tới cơ quan y tế và
công an.
Tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức tháng cao điểm phòng
chống thuốc giả, triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Cục
Quản lí Dược về công tác này.
Theo các chuyên gia y tế, việc một viên thuốc có hàm lượng hoạt
chất thấp hơn tiêu chuẩn tới gần 30% như trường hợp DIAMICRON MR là vô cùng
nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường, vì có thể gây thất bại điều trị,
tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, tổn thương thận…
Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về lỗ hổng
trong giám sát chất lượng và chuỗi cung ứng thuốc trên thị trường. Trong bối
cảnh thị trường thuốc đang dần phục hồi sau dịch COVID-19, việc kiểm soát nguồn
gốc, chất lượng thuốc cần được siết chặt hơn bao giờ hết.
KHỞI TỐ VỤ SẢN XUẤT,
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY CHỒNG CA SỸ ĐOÀN DI BĂNG
Mạnh
Thắng
TPO - Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM xác định
sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body được thu mẫu trực tiếp tại Công
ty Cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai có chỉ số SPF là 2,4, chỉ đạt 4,8% so với
chỉ số đã được đăng ký
Ngày 29/5, Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án hình sự
“Sản xuất, buôn bán hàng giả”, xảy ra tại Công ty Cổ
phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai để điều tra, xử lý theo quy định.
Theo điều tra ban đầu,
Công ty Cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai hợp tác và
sản xuất cho Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group, trụ sở đặt tại cao ốc
Đại Thanh Bình (số 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, TPHCM) sản
phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body.
Hồ sơ về tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm đã được đăng ký có thành phần chống nắng ghi trên bao bì là
SPF 50. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm nghiệm số 0027/VKN-KTMP2025 ngày 28/4/2025
của Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM, sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body được thu mẫu
trực tiếp tại Công ty Cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai có chỉ số chống nắng
SPF là 2,4, chỉ đạt 4,8% so với chỉ số SPF đã đăng ký và ghi trên bao bì của
sản phẩm là 50.
Căn cứ điểm b khoản 7
Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ, sản phẩm kem
chống nắng nói trên được xác định là hàng giả vì có định lượng chất chính (SPF)
tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hoá dưới 70%.
Lô hàng mà Công ty EBC
đã sản xuất và chuyển giao cho Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group để bán
ra thị trường là 1.652 sản phẩm với đơn giá là 99.000 đồng/sản phẩm, tương
đương tổng giá trị là 163.548.000 đồng, có dấu hiệu phạm tội: “Sản xuất, buôn
bán hàng giả".
Công ty TNHH Thương
mại dịch vụ VB Group là pháp nhân đứng sau thương hiệu mỹ phẩm Hanayuki. Ông
Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - là người đại diện pháp luật kiêm
Tổng giám đốc của công ty.
Theo cơ quan điều tra,
đây là vụ án có tính chất nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Do đó, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tập trung lực lượng để điều
tra, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật.
3 CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ
SẮP HẦU TÒA PHÚC THẨM GIAI ĐOẠN 2 VỤ ÁN 'CHUYẾN BAY GIẢI CỨU'
Hoàng An
TPO - Sau phiên sơ thẩm, cựu Phó giám đốc Sở
Ngoại vụ Thái Nguyên, hai cựu Phó giám đốc Sở Y tế, Sở VHTT&DL Quảng
Nam...cùng 8 người khác có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt hoặc xin hưởng
án treo.
11 bị cáo đều xin giảm
án
Dự kiến ngày 13/6,
TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của 11 bị cáo phạm tội
trong giai đoạn hai vụ án “Chuyến bay giải cứu.
Hội đồng xét xử có 3
thẩm phán, trong đó, thẩm phán Đặng Đình Lực được phân công làm chủ tọa; 2 Kiểm
sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử cùng nhiều
luật sư tham gia tố tụng để bào chữa cho các bị cáo.
Trong số 11 người
kháng cáo, có ông Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại
vụ tỉnh Thái Nguyên) đề nghị cấp phúc thẩm xem xét, cân nhắc giảm nhẹ hình phạt
cho mình.
Cùng xin giảm án hoặc
xin hưởng án tù treo có các bị cáo: Nguyễn Văn Văn (cựu Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng
Nam); Lê Ngọc Tường (cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Quảng Nam); Trần Thanh Nhã (trú quận Bình Thạnh, TPHCM); Đặng
Nhật Đức (Giám đốc Công ty TNHH Top Agent Japan); Vũ Hoàng Dũng (trú phường
Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội); Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt);
Nguyễn Mạnh Cương (Trưởng phòng Thương mại Điện tử Công ty CP Thương mại Hàng
không Vietjet); Bùi Đăng Khoa (Giám đốc Công ty TNHH MTV Du ngoạn thế giới),
Phạm Quốc Thắng (Giám đốc Công ty TNHH PNR), Trương Thị Mỹ Dung (Giám đốc Công
ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Du lịch Ánh Sao Thiên)...
Các bị cáo làm trái chủ trương nhân
đạo của Đảng, Nhà nước
Cuối tháng 12/2024, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần
Tùng, tổng mức án 12 năm tù về tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”.
Cùng nhóm tội nhận hối
lộ, Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Văn 2 năm tù; Lê Ngọc Tường 2 năm tù; 14
bị cáo khác, người lĩnh mức án thấp nhất 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo,
cao nhất là 3 năm tù giam các tội “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Che giấu tội phạm”.
Về dân sự, nhóm bị cáo
phải nộp sung công quỹ số tiền nhận hối lộ hoặc tiền hưởng lợi bất chính.
Cấp sơ thẩm đánh giá
đây vụ án tham nhũng có tính chất đặc biệt nghiêm
trọng, phức tạp, diễn ra trong thời kỳ dịch COVID-19 bùng phát, được dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm. Hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm
phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thay đổi tính nhân văn
trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với việc bảo
hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người
dân bị mắc kẹt trong đại dịch COVID-19, cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng
nói riêng.
Do đó, cần phải tuyên
một bản án nghiêm minh trước pháp luật, đảm bảo công bằng, răn đe.
Toàn vụ án, tòa xác
định ông Trần Tùng nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng và hưởng lợi bất chính hơn 3 tỷ
đồng. Hai cựu quan chức cấp cao là cựu Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn
Văn Văn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh này là Lê Ngọc Tường nhận hối
lộ lần lượt 450 triệu đồng và 400 triệu đồng của doanh nghiệp.
Theo bản án sơ thẩm,
khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức
các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch.
Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số bộ ngành và địa
phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.
Lợi dụng chủ trương
nêu trên của Đảng, Nhà nước và chức vụ quyền hạn được giao, một bị cáo công tác
tại UBND các tỉnh, thành phố đã thỏa thuận đưa/nhận hối lộ, làm trái công vụ để
tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về
nước cách ly y tế tại địa phương.
Các bị cáo thực hiện
trực tiếp hoặc qua trung gian "móc nối", "thỏa thuận" với
cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa, nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuận,
xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ.
Ngoài ra, có bị cáo
lợi dụng vị trí công tác để "ra giá" với công dân nhằm trục lợi;
hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây
cản trở việc điều tra, làm rõ tội phạm của cơ quan chức năng.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG
ƯƠNG KỶ LUẬT CẢNH CÁO THỨ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN THỊ KIM CHI
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi và đề nghị kỷ luật nguyên
lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, tỉnh Đồng Nai, Hậu Giang.
Ngày 29-5, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đã họp kỳ thứ 56 dưới sự chủ trì của Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận
một số nội dung.
Cụ thể, xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên vi
phạm tại đảng bộ các địa phương, đơn vị gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn
Công nghiệp cao su Việt Nam, Đồng Nai, Hậu Giang, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
nhận thấy:
Bà Nguyễn Thị Kim Chi - ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, thứ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - trong thời gian giữ chức vụ ủy viên Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, bí thư Thị ủy Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đã vi phạm quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách
nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng,
đến mức phải thi hành kỷ luật.
Các ông Trần Ngọc Thuận - nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy
khối doanh nghiệp Trung ương, bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng quản trị Tập
đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; Võ Văn Chánh - nguyên ủy viên Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; Nguyễn Văn Tiến - nguyên tỉnh ủy
viên, phó chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang - đã suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.
Vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách
nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của
tổ chức đảng, chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị công tác, đến mức phải
thi hành kỷ luật.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm;
căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo bà
Nguyễn Thị Kim Chi.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét,
thi hành kỷ luật các ông Trần Ngọc Thuận, Võ Văn Chánh, Nguyễn Văn Tiến.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
chỉ đạo, xem xét, xử lý các cá nhân khác có liên quan.
No comments:
Post a Comment