Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 05 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Liệu Quốc hội có dám bác đề xuất đường sắt cao tốc của Phạm Nhật
Vượng?
BBC
Một công dân Việt
Nam bị Mỹ trục xuất sang Nam Sudan
Chiến đấu cơ F-16:
Đứa con ra đời từ Chiến tranh Việt Nam vì sao vẫn được săn đón?
Tin tặc đánh cắp dữ
liệu từ cố vấn ông Trump và nhiều cơ quan chính phủ Mỹ
Đảo Thị Tứ: Hòn đảo
Hy Vọng nơi Philippines đối đầu Trung Quốc ở Biển Đông
Tổng thống Macron
thăm Việt Nam: Bàn về vấn đề gì?
Em bé Napalm: Ông
Nguyễn Thành Nghệ nói gì sau hơn 50 năm im lặng?
Trump công bố kế
hoạch hệ thống phòng thủ Golden Dome, chống Trung Quốc và Nga?
Trump Tower Thủ
Thiêm và sân golf Trump Hưng Yên giữa đàm phán thuế quan
Tăng phạt giao
thông lên 200 triệu đồng để chữa 'nhờn luật', do dân và vì dân?
Sống sót 5 năm ở
nhà tù Trung Quốc: 'Bạn sẽ phát điên'
Vì sao ngày càng
khó nhìn thấy dãy Himalaya hùng vĩ?
Những lý do ông
Nick Út có thể không phải tác giả bức Em bé Napalm
50 năm kết thúc Chiến
tranh Việt Nam
50 năm Kết thúc
Chiến tranh: Hai Việt Nam – từ xa cách đến gắn kết qua ký ức gia đình
Hậu Chiến tranh
Việt Nam: Chính quyền cải tạo hàng chục ngàn người như thế nào?
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào – Bài 6: Khúc ruột ngàn dặm - di sản hải ngoại
50 năm kết thúc
chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến
Hoa hậu Thùy Tiên
bị bắt trong vụ án kẹo rau củ Kera
Quốc hội dưới sự
lãnh đạo của Đảng: Nỗ lực 'chuyên trách' đầy cam go
Em bé Napalm: World
Press Photo ngưng ghi tên tác giả bức ảnh lịch sử
Số phận cựu Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị điểm danh?
Việt Nam phê duyệt
dự án sân golf 1,5 tỷ USD của Trump Organization tại Hưng Yên
Vì sao ông Lưu Bình
Nhưỡng được giảm án còn ông Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo?
Trung Quốc và
Campuchia tập trận lớn chưa từng có, Việt Nam có nên lo?
Công ty Shein của
Trung Quốc thuê nhà kho lớn tại Việt Nam để né thuế Mỹ
Đảng đẩy mạnh luân
chuyển cán bộ cấp cao để phòng ngừa tiêu cực
Khách Đài Loan tố
bị xé thẻ lên máy bay, sân bay Phú Quốc nói gì?
Vì sao Đảng muốn
rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Việt Nam sản xuất
vắc xin ngừa ung thư bằng công nghệ Nga, thực hư thế nào?
Ảnh vệ tinh: Nga tăng cường hoạt động quân sự sát biên giới với
Phần Lan
Hai nhân viên sứ quán Israel bị bắn hạ trước Bảo tàng Do Thái ở
Washington
Tai nạn khi hạ thủy tàu chiến của Bắc Triều Tiên : Kim Jong
Un lên án sai phạm không thể dung thứ
Trung Quốc lo lắng trước sự gắn bó của quan hệ Nga – Triều
Vatican sẵn sàng đón tiếp các cuộc đàm phán giữa Ukraina và Nga
Liên Hiệp Châu Âu xem xét lại thỏa thuận liên kết với Israel do «
thảm cảnh » ở Gaza
Tổng thống Mỹ công bố dự án phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng"
Thế giới quanh ta có còn muôn màu ?
Pakistan, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự sau
thành công bắn hạ Rafale của Ấn Độ
Các nước dầu khí vùng Vịnh:
Điểm tựa cho chiến lược toàn cầu mới của Trump, nhiệm kỳ 2 ?
Cannes 2025 : Phim chế giễu chế độ Iran tranh giải Cành Cọ Vàng
Điện
đàm Trump–Putin : TT Mỹ khẳng định Nga và Ukraina bắt đầu « ngay
lập tức » đàm phán ngừng bắn
Việt-Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại thứ hai
Gaza : Nhiều nước nước phương Tây lên án mạnh mẽ Israel, đòi nối
lại viện trợ nhân đạo
Chiến tranh thuế quan Mỹ-Trung : Những yếu tố trói tay Donald
Trump
Nước
Đức chưa hết nỗi lo Mỹ không bảo đảm an ninh
Không chiến Ấn Độ - Pakistan : Cuộc thử nghiệm vũ khí Trung
Quốc
Donald Trump ghẻ lạnh với Benjamin Netanyahu và xích lại gần các
nước Vùng Vịnh
(AFP)
– Thuế quan toàn cầu : Việt Nam mời gọi các hãng công nghệ và công
nghiệp Mỹ. Hôm
qua, 20/05/2025, trong ngày thứ hai đàm phán thương mại, bộ trưởng Công Nghiệp
– Thương Mại, trưởng đoàn thương thuyết Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, đã có cuộc
gặp trao đổi với đại diện nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Excelerate Energy,
Lockheed Martin, SpaceX và Google, cùng nhiều doanh nghiệp khác. Đáp lời mời
gọi đầu tư của bộ trưởng Công Thương Việt Nam, đại diện các tập đoàn Mỹ cam kết
tăng cường hợp tác và đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng, công
nghệ hàng không – không gian, vệ tinh và công nghệ quốc phòng…
(AFP/Anadolu
Ajiansi) - Tuần duyên Philippines và Mỹ tập trận chung ở Biển Đông. Ngày 21/05/2025, quân đội Philippines
cho biết tầu tuần tra Melchora Aquino và Malapascua được điều tham gia « hoạt
động hợp tác hàng hải chung (MAC) », diễn ra ngày 20/05/2025 gần
quần đảo Palawan và nhiều vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Cuộc tập trận
chung, nằm ngoài khuôn khổ các cuộc tập trận song phương thường niên. Cùng thời
điểm, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật 3 ngày ở Biển Đông từ ngày 20 đến ngày
22/05. Tại Liên Hiệp Quốc, đại sứ Trung Quốc phản đối tuyên bố của đại sứ Mỹ
kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ « phán quyết của Tòa trọng tài năm
2016 ». Theo đại sứ Cảnh Sảng (Geng Shuang), Trung Quốc không chấp
nhận phán quyết này vì « bất hợp pháp và vô hiệu ».
(Upstream)
– Một công ty Malaysia trúng thầu cung cấp giàn khoan cho Việt Nam. Hãng Velesto Drilling của Malaysia,
ngày 20/05/2025, cho biết đã được Tập đoàn Khai thác Dầu khí Phú Quốc trao thầu
cung cấp giàn khoan tự nâng trong kế hoạch khoan hơn 40 giếng ngoài khơi Việt
Nam. Hợp đồng có trị giá hơn 40 triệu đô la và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào
nửa đầu năm 2026.
(AFP) –
Trung Quốc tập trận gần đảo Đài Loan. Truyền thông Trung Quốc CCTV hôm qua, 20/05/2025, cho
biết cuộc tập trận đổ bộ được thực hiện ngoài khơi phía nam tỉnh Phúc Kiến, nằm
đối diện với đảo Đài Loan. Cuộc thao dợt quân sự được tổ chức đúng vào ngày một
năm ông Lại Thanh Đức nhậm chức tổng thống Đài Loan. Trong lễ kỷ niệm này, tổng
thống Đài Loan kêu gọi « chuẩn bị chiến tranh để tránh chiến tranh. »
(AFP) –
Hoa Kỳ trục xuất hai di dân châu Á sang Nam Sudan. Trong các văn bản gởi lên tòa ngày hôm
qua, 20/05/2025, các luật sư cho biết trong số hơn một chục di dân bị đưa sang
Nam Sudan, có hai công châu Á, một người Miến Điện và một người Việt Nam. Những
luật sư này cáo buộc chính quyền Trump đã vi phạm một phán quyết của tòa công
bố hồi tháng 4/2025 yêu cầu chính phủ tạo cơ hội « nộp đơn xin bảo hộ căn
cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn ».
(Đại học
Aix-Marseille) - Hội thảo Pháp ngữ và di sản thuộc địa ở Việt Nam. Hội thảo được tổ chức tại trường
Nhân văn, Đại học Aix-Marseille, miền nam Pháp, trong hai ngày 23-24/05/2025.
Các nhà nghiên cứu thảo luận về những thách thức và triển vọng liên quan đến di
sản Pháp trong xã hội Việt Nam hiện nay, cũng như vai trò của Pháp ngữ trong
chiến lược của Việt Nam thế kỷ XXI. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ kỉ
niệm 50 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam và 70 năm Việt Nam độc lập.
(AFP) -
Những kiện hàng nhỏ của Shein, Temu nhập vào Liên Âu sẽ bị đánh thuế 2
euro. Theo đề
xuất ngày 20/05/2025 của Ủy Ban Châu Âu, khoản phí đối với những kiện hàng dưới
150 euro nhập trực tiếp từ Trung Quốc sẽ do các sàn giao dịch thanh toán. Số
tiền này sẽ được dành chi trả cho hoạt động kiểm tra của hải quan, hiện bị quá
tải vì khối lượng hàng ngày càng lớn nhập vào châu Âu. Vào tháng 02/2025, Ủy
Ban Châu Âu từng kêu gọi bỏ miễn thuế, có từ năm 2010, đối với các kiện hàng
nhỏ, và nhấn mạnh đến nguy cơ nhập « những sản phẩm nguy
hiểm » không đáp ứng tiêu chuẩn của Liên Âu, cũng như tác động
đến môi trường trong hoạt động chuyển phát.
(AFP) – Úc :
Lũ lụt nghiêm trọng ở miền đông, đặc biệt tại bang New South Wales. Chính quyền thành phố Taree, cách
Sydney khoảng 300 km, hôm nay 21/05/2025, đã ghi nhận có hơn 400 mm mưa chỉ
trong vòng hai ngày, nhiều gấp bốn lần lượng mưa trung bình tháng 5. Khoảng
16.000 người hiện đang bị cô lập. Nhà chức trách cảnh báo rằng mưa lớn sẽ còn
tiếp diễn trong 48 giờ tới. Các nhà khoa học cho biết hiện tượng thời tiết cực
đoan như thế này đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.
(AFP) –
Bầu cử tổng thống Rumani : Ứng viên thất cử yêu cầu huỷ bỏ kết quả. George Simion, ứng cử viên dân tộc
chủ nghĩa, hôm qua 20/05/2025, đã yêu cầu Tòa Bảo Hiến hủy bỏ kết quả bầu cử,
mà ông gọi là “trò hề”, với cáo buộc có sự can thiệp từ bên ngoài. Ban đầu, ông
Simion đã thừa nhận thất bại, nhưng sau đó thay đổi ý kiến khi đề cập đến sự
can thiệp từ Pháp và Moldova, cho dù không có bằng chứng cụ thể. Về phần mình,
cơ quan tình báo Pháp đã phủ nhận mọi cáo buộc can thiệp vào cuộc bỏ phiếu.
(AFP) -
Chanel bị mất 28,2% lợi nhuận trong năm 2024. Ngày 20/05/2025, thương hiệu cao cấp nổi
tiếng của Pháp cho biết đã bị mất 3,4 tỷ đô la lợi nhuận, trong bối cảnh doanh
thu đạt 18,7 tỷ đô la, giảm 5,3%, trong năm 2024 do điều kiện thị trường « khó
khăn hơn ». Giám đốc tài chính Philippe Blondiaux cho biết Chanel
đang theo dõi diễn biến về xung đột thuế quan với Mỹ để ra quyết định có tăng
giá các sản phẩm hay không. Đối thủ Hermès cho biết sẽ tăng giá thêm 10% để bù
cho thuế hải quan của Mỹ.
(AFP) –
Nghị Viện Iran phê chuẩn hiệp ước đối tác với Nga. Theo hãng thông tấn Irna của Iran,
Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện 20 năm giữa Nga và Iran đã được các nghị
sĩ bỏ phiếu thông qua hôm nay, 21/05/2025. Văn bản này, được phía Nga thông qua
hồi tháng Tư, dự trù một sự hợp tác sâu rộng hơn giữa Matxcơva và Iran để
« đối phó với các mối đe dọa chung về an ninh ». Tuy nhiên,
đây không phải là hiệp ước phòng thủ hỗ tương như được ký kết giữa Nga và Bắc
Triều Tiên, nhưng quy định rằng nếu một bên là nạn nhân của một hành động gây
hấn, thì bên kia sẽ không cung cấp « hỗ trợ cho kẻ gây hấn. »
(AFP) –
Mỹ trông đợi Nga nhanh chóng đưa ra các điều kiện. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm qua,
21/05/2025, phát biểu trước Ủy ban Thượng viện cho biết ông hy vọng Nga sẽ đưa
ra các điều kiện về một lệnh ngưng bắn tại Ukraina « trong những ngày
sắp tới, có thể là trong tuần này ». Theo ông, điều này sẽ cho phép
« khởi động các cuộc đàm phán chi tiết nhằm chấm dứt xung đột ».
Về phía Kiev, hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua tố cáo
« Nga đang tìm cách kéo dài thời gian để có thể tiếp tục cuộc chiến và
chiếm đóng lãnh thổ ». Tuy nhiên, hôm nay, Matxcơva đã bác bỏ cáo
buộc trên của Kiev.
(AFP) –
Một cựu nghị sĩ Ukraina bị hạt sát tại Tây Ban Nha. Nguồn tin cảnh sát Tây Ban Nha hôm
nay, 21/05/2025, cho biết ông Andriy Portnov, cựu trợ lý cho văn phòng tổng
thống Ukraina thời ông Viktor Ianoukovitch, thân Nga, đã bị giết chết bằng
nhiều phát đạn. Vụ việc xảy ra vào lúc nạn nhân đang chuẩn bị lên xe. Nhiều
người đã nã súng vào lưng và đầu nạn nhân trước khi chạy thoát vào một vùng
rừng. Nạn nhân cũng từng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ vì tham nhũng.
TIN TỨC: THỨ NĂM 22 THÁNG 5 NĂM 2025
1.VỤ TỊNH
THẤT BỒNG LAI: ÔNG LÊ TÙNG VÂN BỊ XỬ 3 NĂM TÙ GIAM
Một phiên tòa kín ở
huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) hôm 21/5 đã tuyên án ông Lê Tùng Vân (93 tuổi) 03
năm tù giam với cáo buộc tội danh mơ hồ là “Loạn luân”.
Mặc dù ông Lê Tùng Vân
không thể tham dự phiên xử của mình nhưng tòa án vẫn xét xử và tuyên án vắng mặt.
Trước đó, ông Vân bị
tuyên 5 năm tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, ông Vân bị
tuyên 8 năm tù giam cho cả hai tội danh cáo buộc.
Vụ án Tịnh Thất Bồng
Lai (sau này là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ) gây sự chú ý đặc biệt của công luận từ
vài năm trở lại đây. Bốn trong số 5 luật sư bào chữa cho TTBL đều đã phải đi tị
nạn chính trị tại Mỹ vì sức ép của nhà cầm quyền csvn, qua việc họ chứng minh sự
vô tội của các thân chủ của mình, tức những thành viên của TTBL. Các luật sư và
giới hoạt động nhân quyền cũng vạch trần sự phạm pháp, vô nhân đạo của nhà cầm
quyền và một số tu sĩ quốc doanh qua vụ TTBL.
2. DỰNG KỊCH
BẢN ĐỂ QUAY CLIP ĐĂNG MẠNG XÃ HỘI, HAI NAM SINH TỬ VONG
Một vụ đuối nước
thương tâm xảy ra tại đập Quán Trăn, thuộc hồ Tân Xã, xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà
Nội hôm 20/5/2025 khiến hai sinh viên tử vong, đang gây xôn xao dư luận.
Tin cho hay, một nhóm
gồm 04 sinh viên trường Đại học FPT, cơ sở Hòa Lạc, hẹn nhau tại Cầu Đá để quay
một đoạn video "giả vờ cứu người nhảy cầu tự tử” sau đó sẽ đăng lên mạng
xã hội.
Hai sinh viên tên Quân
và Long nhảy xuống hồ để đóng vai “nạn nhân”, Huy được phân công đứng trên cầu
quay clip. Chỉ ít phút sau, Long bị đuối nước, kêu cứu và Đức (người duy nhất
biết bơi) đã nhảy xuống cứu bạn. Nhưng cả Long và Đức đều đã tử vong. Quân may
mắn bơi được vào bờ và được đưa tới bệnh viện sau đó.
Vụ việc thương tâm này
phản ánh một phần lối sống tiêu cực, theo đuổi các giá trị ảo thay vì tìm kiếm
những giá trị thật trong cuộc sống. Giới trẻ không quan tâm đến giá trị thực, đến
hiện tình đất nước là nguyên nhân chính, giúp đảng cộng sản kéo dài sự cai trị.
3. NGUYÊN
CHỦ TỊCH VN CỘNG SẢN TRẦN ĐỨC LƯƠNG QUA ĐỜI
Tin từ Hội đồng chuyên
môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam vừa từ trần đêm 20/5/2025 tại nhà riêng, thọ 88 tuổi.
Ông Trần Đức Lương giữ
cương vị Chủ tịch nước trong 09 năm, từ năm 1997 đến 2006.
Ông Lương là Chủ tịch
nước đầu tiên trong lịch sử đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào năm
2000 sau khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Năm 2001, ông
Lương trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Tổng thống Nga Pu-tin nhân chuyến
thăm Hà Nội để thiết lập mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược Việt-
Nga.
Trong thời gian ông
Lương làm Chủ tịch nước, xảy ra nhiều vụ đàn áp mà điển hình là việc bắt bớ, thủ
tiêu người bản địa tại Tây Nguyên hay vụ khiếu kiện tập thể của dân oan Thái
Bình. Giới quan sát và các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng Trần Đức Lương
không đứng ngoài các tội ác đó.
4. NĂM NGƯỜI
THIỆT MẠNG TRONG VỤ ĐÁNH BOM TỰ SÁT TẠI PAKISTAN
Ít nhất ba trẻ em trong số năm người
thiệt mạng khi một kẻ đánh bom tự sát tấn công một xe buýt trường học đang chở học sinh đến trường học trong tỉnh Balochistan thuộc Pakistan. Tin trên
được xác nhận bởi phía Pakistan, và quy trách nhiệm có cho các lực lượng ủy nhiệm của Ấn Độ.
Ông Yasir Iqbal, quản
trị viên của quận hạt Khuzdar cho biết Chiếc xe bus chở khoảng 40 học sinh đang trên đường đến một trường
học do quân đội điều hành thì bị kẻ đánh bom tự sát tấn công.
Quân đội Pakistan và Thủ tướng Shehbaz Sharif đã nhanh chóng lên án vụ đánh bom này và cáo buộc "các
lực lượng khủng bố dưới sự ủy nhiệm của phía Ấn Độ".
Ấn Độ bác bỏ cáo buộc của Pakistan. Bộ Ngoại giao Ấn cho biết trong một tuyên bố: "Để đánh lạc hướng dư luận về việc nuôi dưỡng các lực lượng khủng bố của
mình và để che dấu sự bất lực của mình, Pakistan đã có thói quen đổ lỗi cho Ấn
Độ về mọi vấn đề nội bộ của mình".
VNTB – Hoa Kỳ chuyển hường chiến lược với
ông Trump
VNTB – Đảng cộng sản tính hối lộ gia đình
Tổng thống Trump để được giảm thuế
VNTB – Nhân chuyện mộ vua Lê bị đào trộm:
mộ vua thua mộ cộng sản
VNTB
– Nghi thức xếp và dâng Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa lên bàn thờ Tổ Quốc
22/05/1939: Hiệp ước Thép được ký kết, phe
Trục được thành lập
Biden chỉ là vật tế thần. Đảng Dân chủ mới
là vấn đề.
Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển
Đài Loan đang ngày càng cao hơn?
Chém gió lùa gà22/05/2025
Bài
thơ khắc đá của tác giả Trương Hoà Bình tại huyệt đạo núi Nưa22/05/2025
Bốn
tổ chức quốc tế kêu gọi Tổng thống Pháp yêu cầu Hà Nội tôn trọng nhân quyền22/05/2025
Nghịch nước21/05/2025
Tội
ác chiến tranh và tấm hình “Em bé Napalm”21/05/2025
Xá lợi21/05/2025
Các
ông đang muốn gì ở nhà tôi nữa?21/05/2025
Hình
phạt để nâng cao nhận thức, chứ không phải tạo ra những “bước đường cùng”21/05/2025
Tôi
chính là vợ cũ của anh ấy!20/05/2025
Công lý ở đâu?20/05/2025
Dương Quốc Chính - Chém gió lùa gà
Nguyễn Đình Bổn - Trump đã phủi sạch mọi
lời hứa cho đến lúc này!
Phó Đức An - Về việc Nguyễn Thị Xuân đề
nghị phạt vi phạm giao thông tới 200 triệu đồng
Võ Khánh Tuyên - Chỉ cần làm người lương
thiện
Đặng Sơn Duân - Những trò ma mãnh
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 21.05.2025
Nguyễn Thông - Chỉ có thể là Nguyễn Duy
(2)
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Bài thơ khắc đá của tác giả
Trương Hoà Bình tại huyệt đạo núi Nưa 22/05/2025
Biden chỉ là vật tế thần. Đảng
Dân chủ mới là vấn đề 22/05/2025
Hình phạt để nâng cao nhận
thức, chứ không phải tạo ra những “bước đường cùng” 21/05/2025
Công lý ở đâu? 21/05/2025
Các ông đang muốn gì ở nhà tôi
nữa? (*) 21/05/2025
Việt – Mỹ khởi động vòng đàm
phán thương mại thứ hai 21/05/2025
Hoa Kỳ và châu Âu: Donald Trump
mắc phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng 20/05/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
VỤ BUÔN LẬU ĐẤT HIẾM
SANG TRUNG QUỐC: HAI CHỦ DOANH NGHIỆP LĨNH HƠN 30 NĂM TÙ
Hoàng
An
TPO
- Với cáo buộc khai thác quặng, buôn lậu đất hiếm trái phép gây thất thoát số
tiền lớn của Nhà nước, hai bị cáo Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP
Tập đoàn Thái Dương) bị tòa phạt 14 năm 6 tháng tù giam và Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch
Công ty CP Đất hiếm Việt Nam) bị phạt 16 năm tù.
Cựu thứ trưởng nhận án
phạt 3 năm tù
Sau 10 ngày xét xử và nghị án, sáng 21/5, TAND TP
Hà Nội tuyên bị cáo Nguyễn
Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ
TN&MT, mức án 3 năm tù tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cùng tội, tòa tuyên
ông Nguyễn
Văn Thuấn, cựu Tổng cục
trưởng Địa chất và Khoáng sản, 5 năm tù; các bị cáo Hoàng Văn Khoa, cựu Vụ
trưởng Vụ Khoáng sản, lĩnh án 42 tháng tù; Lê Duy Phương, cựu chuyên viên chính
Vụ Khoáng sản, 4 năm tù; Hồ Đức Hợp, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái, 4
năm tù; Lê Công Tiến, cựu Phó giám đốc Sở, 3 năm tù; Bùi Đoàn Như, cựu Phó chi
cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT tỉnh Yên Bái, lĩnh 2 năm 6 tháng tù giam.
Riêng bị cáo Đoàn
Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT Công
ty Thái Dương, bị tuyên tổng mức án 14 năm 6 tháng tù cho 3 tội “Vi phạm quy
định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán
gây hậu quả nghiêm trọng; Gây ô nhiễm môi trường”.
Người lĩnh án cao nhất
là Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt
Nam, bị phạt 16 năm cho 2 tội “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây
hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo còn lại bị
tuyên từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến cao nhất 8 năm 6 tháng tù về
các tội danh như: "Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi
phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Gây ô nhiễm môi trường; Buôn
lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Về dân sự, tòa cho
rằng trong giai đoạn điều tra, truy tố, bị cáo Đoàn Văn Huấn đã nộp khắc phục
một phần hậu quả, song còn phải nộp thêm hơn 665 tỷ đồng; bị cáo Lưu Anh Tuấn
phải nộp lại hơn 200 tỷ đồng.
Hành vi phạm tội nguy
hiểm
Tòa sơ thẩm đánh giá,
hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự trị an, an
toàn quản lý kinh tế về thuế; xâm phạm đến uy tín danh dự của các cơ quan tổ
chức liên quan; gây thiệt hại thất thoát lãng phí rất nghiêm trọng nguồn tài nguyên
của đất nước.
Hành vi đó, còn gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư; Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã
hội. Do đó, đòi hỏi phải xử lý nghiêm, áp dụng hình phạt nghiêm minh đối với
từng bị cáo là cần thiết, nhằm trừng trị những cá nhân có hành vi đi ngược lợi
ích của Nhà nước, của nhân dân và xã hội.
Theo nội dung vụ án,
Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ liên quan quản lý nhà nước về
khoáng sản trên cả nước. Trong đó, có trách nhiệm cấp, gia hạn, thu hồi giấy
phép khai thác khoáng sản. Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc là người được giao
phụ trách lĩnh vực này.
Ngày 24/5/2011, Tổng
cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, thuộc Bộ TN&MT nhận được hồ sơ xin cấp
phép khai thác đất hiếm tại mỏ Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty
CP Tập đoàn Thái Dương của bị cáo Đoàn Văn Huấn. Doanh nghiệp đã lập và được
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình khai thác, chế biến quặng đất hiếm.
Thời điểm này do có sự
thay đổi về Luật Khoáng sản, Chính phủ chỉ đạo tạm dừng cấp phép khai thác
khoáng sản trên cả nước để chờ hướng dẫn.
Sau khi được xét cấp
phép lại, Công ty CP Tập đoàn Thái Dương phải lập, bổ sung dự án "đầu tư
xây dựng tổ hợp chế biến sâu gồm hai nhà máy thủy luyện, chế biến ôxít”.
Hồ sơ vụ án xác định,
dù biết doanh nghiệp có giấy phép hết hạn và chưa có giấy chứng nhận với hai dự
án nhà máy thủy luyện, chế biến ôxít nhưng vẫn được các cán bộ thuộc Bộ
TN&MT ký duyệt, cấp phép.
Hậu quả, Công ty CP
Tập đoàn Thái Dương đã khai thác trái phép quặng, đất hiếm thu lợi bất chính
hơn 736 tỷ đồng.
Ngoài ra, Chủ tịch
Công ty CP Tập đoàn Thái Dương Đoàn Văn Huấn còn chỉ đạo cấp dưới gian dối hóa
đơn bán quặng, để ngoài sổ kế toán gây thiệt hại cho Nhà nước 9,6 tỷ đồng thuế.
Ông Huấn còn bị cho
rằng không xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, không thực hiện các biện
pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định, xả thải hơn 35.000 tấn chất
thải ra môi trường.
Công ty của ông ta
cũng bị cáo buộc xuất bán tinh quặng sắt sang Trung Quốc, trong khi quy định phải bán cho các cơ sở luyện gang thép
trong nước.
Đối với bị cáo Lưu Anh
Tuấn, từ 2019 - 2023 Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam của Tuấn đã mua của Công
ty CP Tập đoàn Thái Dương hơn 3.500 tấn quặng đất hiếm, tổng 142 tỷ đồng, đơn
giá 40.622 đồng/kg. Tuy nhiên, hóa đơn chỉ thể hiện 765 tấn, trị giá ghi trên
hóa đơn là 10,7 tỷ đồng, đơn giá 14.000 đồng/kg.
Từ thương vụ mua bán
khiến lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao trong khi nguồn nguyên liệu mua của Thái
Dương không có hóa đơn, do đó ông Lưu Anh Tuấn chỉ đạo nhân viên mua hóa đơn
"khống".
Ngoài ra, theo cáo
buộc, sau khi mua hơn 3.500 tấn quặng đất hiếm của Thái Dương, với lượng Tổng
ôxit đất hiếm (TREO) chỉ 18-20%, khi chế biến, bị cáo Tuấn chỉ đạo thêm Muối
Carbonate nhập từ Trung Quốc để nâng hàm lượng TREO lên 95% và xuất khẩu 474
tấn cho các công ty nước ngoài, tổng trị giá 379 tỷ đồng.
15 LUẬT SƯ THAM GIA
BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO TRẦN ĐÌNH TRIỂN TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM
Hoàng An
TPO
- Sau bản án sơ thẩm, ông Trần Đình Triển có đơn kháng cáo kêu oan, đề nghị tòa
phúc thẩm hủy án sơ thẩm.
Theo lịch dự kiến,
ngày 30/5, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm, xem xét kháng cáo
kêu oan của bị cáo Trần
Đình Triển, nguyên Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, Trưởng văn
phòng Luật sư Vì Dân.
Phiên tòa dự kiến diễn
ra trong một ngày, có 15 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho ông Triển.
Trước đó ngày 10/1,
TAND thành phố Hà Nội (cấp sơ thẩm) tuyên phạt ông Triển mức án 3 năm tù về tội
“Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật
Hình sự.
Theo cáo trạng
của Viện
kiểm sát nhân dân Tối cao, tài khoản Facebook mang tên "Trần Đình Triển" được
lập từ tháng 2/2013. Tài khoản mạng xã hội này đăng ký với thông tin là luật sư
Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân và do ông quản lý, sử dụng,
không chia sẻ quyền quản trị với người khác. Quá trình hành nghề luật sư, ông
Triển nảy sinh bức xúc cá nhân, cho rằng ngành tòa án và việc điều hành của lãnh đạo
Tòa án nhân dân tối cao có những vấn đề chưa hợp lý.
Do đó, trong thời gian
từ ngày 23/4 đến ngày 9/5/2024, bị cáo đã viết và đăng tải 3 bài trên trang
Facebook "Trần Đình Triển".
Kết luận giám định xác
định thông tin trong các bài viết ông Triển đăng tải trên Facebook cá nhân
"có nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi
ích hợp pháp của hệ thống Tòa án nhân dân và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân tối
cao".
Cơ quan truy tố cáo
buộc hành vi của bị cáo còn gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
Tại cơ quan điều tra,
bị cáo Trần Đình Triển khai các thông tin, nội dung nêu trong các bài viết trên
do bị cáo tự thu thập, nhận xét, đánh giá theo ý kiến chủ quan về ngành tòa án
và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao mà không có thông tin, tài liệu,
chứng cứ xác thực để kiểm chứng.
Trần Đình Triển bị
khởi tố, bắt tạm giam đầu tháng 6/2024, theo thông tin trên Cổng thông tin Bộ
Công an, ông đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do dân chủ,
đăng tải các bài viết trên mạng xã hội Facebook xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hành vi của ông Triển
bị xác định đã phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Sau án sơ thẩm, ông
Trần Đình Triển, viết đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Ông thừa nhận đăng tải bài
viết có nội dung bình luận về hệ thống tòa án và lãnh đạo tòa án tối cao nhưng
cho rằng hành vi của mình không phạm tội, đồng thời, đề nghị tòa cấp phúc thẩm
hủy bản án sơ thẩm.
TOÀ TUYÊN VỤ CHÁU
‘DỰNG’ ÔNG NGOẠI ĐÃ CHẾT 26 NĂM DẬY KÝ GIẤY CHO TẶNG ĐẤT Ở QUẢNG BÌNH
Hoàng Nam
TPO
- Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm của Toà án Nhân dân huyện Quảng Trạch (Quảng
Bình) đã tuyên hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông, bà với vợ chồng
cháu ngoại là vô hiệu, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và buộc trả lại đất
hương hoả cho dòng họ.
Theo đó, nguyên đơn là
ông Dương Minh Luyện (SN 1960), yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa
bố mẹ ông, là cụ ông Dương Lai (mất năm 1980) và cụ bà Phạm Thị Điểu (mất năm
2015) với vợ chồng cháu ngoại là Nguyễn Thái Lam và Dương Thị Hà.
Hợp đồng cho tặng đất
này được lập ngày 17/10/2006, có chứng thực của UBND xã Quảng Xuân. Tuy nhiên,
theo ông Luyện hợp đồng này là giả mạo vì bố ông mất trước khi ký hợp đồng 26 năm, còn mẹ
ông không biết chữ.
HĐXX xác định, Hợp
đồng tặng cho đất
có chữ ký không đúng thực tế vì một trong hai người ký tên cho tặng đã chết
trước đó và người còn lại không biết chữ. HĐXX đã tuyên hợp đồng này vô hiệu theo quy
định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự.
Tòa kiến nghị Sở Nông
nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình, cùng UBND huyện Quảng Trạch thu hồi 3 Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp cho ông Lam, bà Hà các năm 2007, 2011 và 2020 dựa trên hợp đồng
vô hiệu.
Tòa buộc vợ chồng ông
Nguyễn Thái Lam và bà Dương Thị Hà trả lại cho các đồng thừa kế của cụ Dương
Lai và cụ Phạm Thị Điểu thửa đất số 269, tờ bản đồ số 7, diện tích 360m² tại
thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch.
Như Tiền Phong đã
thông tin, Ông Dương Lai (SN 1917 – 1980) và vợ bà Phạm Thị Điểu (SN 1925 –
2015) từng sinh sống trên thửa đất hơn 360m2 tại xóm 3, thôn Thanh Bình, xã
Quảng Xuân. Hai ông bà sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái và đều rời xa quê
lập nghiệp.
Năm 2005, ông Nguyễn
Thái Lam (SN 1975) là cháu ngoại của ông Lai bà Điểu dẫn vợ là Dương Thị Hà (SN
1976) về xin tá túc nhà ông bà ngoại vì quá khó khăn. Ông Lai lúc này đã qua
đời, bà Điểu cho cháu ngoại ở nhờ và cho lập xưởng mộc trong khu đất để làm ăn.
Lợi dụng bà ngoại tuổi
cao không còn minh mẫn, năm 2006, vợ chồng ông Lam tự ý lấy sổ đỏ của bà Phạm
Thị Điểu đến UBND xã Quảng Xuân, giả mạo chữ ký của ông bà ngoại (ông Lai đã
chết, còn bà Điểu không biết chữ) làm hợp đồng cho, tặng cháu ngoại thửa đất
hương hoả của gia tộc họ Dương.
Đến năm 2015, bà Điểu
qua đời, con cháu về tính chuyện cải tạo lại nhà cửa để làm nơi thờ tự tổ tiên
thì tá hoả, toàn bộ diện tích đất hương hoả của dòng tộc họ Dương đã mang tên
cháu ngoại Nguyễn Thái Lam.
Theo ông Dương Minh
Luyện, dòng họ đã họp và thống nhất cho vợ chồng ông Lam, bà Hà diện tích đất
đã lỡ làm nhà kiên cố trên đó, tuy nhiên vợ chồng nhà này không chịu, buộc ông
Luyện phải khởi kiện ra toà án.
KỊCH BẢN TÁO TỢN TÁI
CHIẾM CÔNG TY BẰNG VŨ LỰC CỦA 'ÔNG TRÙM' MỎ CÁT PHA LÊ
Với mục đích giành lại quyền điều hành mỏ cát
Pha Lê ở Quảng Nam, bị can Phạm Chiến Thắng đã tổ chức nhóm “xã hội đen” vào Đà
Nẵng hành hung người kế nhiệm, buộc người này phải từ chức.
Công an TP Đà Nẵng vừa khởi tố, bắt tạm giam Phạm Chiến Thắng
(SN 1974, quê Hải Phòng) để điều tra về hành vi “cố ý gây thương tích”.
Ông Thắng là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng
Nam (Công ty Pha Lê), trụ sở tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Cơ quan điều tra xác định, ông Thắng chính là chủ mưu, cầm đầu
vụ chém cổ đông để thâu tóm quyền điều hành công ty và quyền khai thác mỏ cát
Pha Lê.
Từ đối tác góp vốn đến hành xử kiểu ''xã hội
đen''
Theo cơ quan điều tra, năm 2018, Công ty Pha Lê được thành lập
bởi ông P.T.D. (62 tuổi, trú huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) và ông Phạm Chiến
Thắng, chuyên khai thác cát tại xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc.
Thời điểm thành lập, ông Thắng góp 30% vốn điều lệ. Đến năm
2020, ông Thắng được bầu làm Chủ tịch HĐTV.
Sau đó, ông Thắng đã chuyển nhượng 23% phần vốn góp của mình cho
người khác, chỉ giữ lại 7%. Dù vậy, ông vẫn tìm cách duy trì ảnh hưởng trong
công ty.
Ngày 15/4/2021, các thành viên công ty tổ chức họp và thống nhất
bầu ông N.Đ.H. (trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) giữ chức Chủ tịch HĐTV thay ông
Thắng.
Từ đầu năm 2022, nhằm thâu tóm lại quyền điều hành công ty, ông
Thắng đã đưa nhiều đối tượng có dấu hiệu tiền án, tiền sự từ miền Bắc vào làm
việc tại mỏ cát. Nhóm này gồm: Trần Ngọc Anh (58 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà
Nội), Bùi Thu Huyền (40 tuổi, quê Hà Nam), Lê Bá Vũ (46 tuổi) và Nguyễn Phi
Hùng (trú tại TP Hải Phòng).
Quá trình hoạt động, nhóm người này không tuân thủ các quy định
nội bộ, tự ý tăng cường thiết bị khai thác, không nộp quỹ, thường xuyên đe dọa
các tổ đội khai thác và các cổ đông khác. Sự xuất hiện và hành vi của nhóm này
khiến hoạt động công ty rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng.
Cuối năm 2022, nhận thấy tình hình phức tạp, Công ty Pha Lê
quyết định đóng cửa toàn bộ mỏ cát.
Tổ chức chém người, chiếm lại ghế chủ tịch
Do lo ngại bị đe dọa, ông N.Đ.H. hạn chế đến công ty làm việc.
Tuy nhiên, nhóm của ông Thắng vẫn liên tục gọi điện, nhắn tin đe dọa ông H. và
gia đình.
Ngày 2/7/2023, công ty tổ chức họp HĐTV, ông Thắng lấy lý do
bận, ủy quyền cho Nguyễn Phi Hùng tham dự. Tuy nhiên, cuộc họp bất thành vì
Hùng không phải là thành viên hợp pháp của công ty. Tại buổi họp, Hùng tiếp tục
có hành vi đe dọa ông H.
Đến ngày 7/7/2023, khi ông H. điều khiển ô tô đến đường Phan
Đăng Lưu (TP Đà Nẵng) và đi bộ về nhà thì bị đối tượng Nguyễn La Duy - đàn em
của Trần Ngọc Anh bám theo, dùng dao chém nhiều nhát. Nạn nhân bị thương nặng,
phải nhập viện cấp cứu. Sau khi gây án, Duy được đồng bọn hỗ trợ rời khỏi hiện
trường.
Sau vụ việc, ông H. đã nộp đơn xin từ chức Chủ tịch HĐTV, mở
đường cho ông Thắng quay trở lại nắm quyền điều hành công ty.
Để che giấu hành vi phạm tội, ông Thắng đã sắp xếp cho nhóm của
Trần Ngọc Anh rời khỏi Đà Nẵng, tìm cách trốn ra nước ngoài và cắt đứt liên
lạc.
Sau thời gian thu thập tài liệu, đầu tháng 2/2025, Phòng Cảnh
sát hình sự Công an TP Đà Nẵng ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Trần Ngọc
Anh, Bùi Thu Huyền và Lê Bá Vũ.
Đến ngày 27/2/2025, khi phát hiện Trần Ngọc Anh đang ẩn náu tại
một căn hộ ở quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), lực lượng công an đã tổ chức mật
phục, theo dõi và tiến hành vây bắt. Tại hiện trường, công an thu giữ hai khẩu
súng, hàng chục viên đạn, nhiều loại hung khí và ma túy.
Hiện tại, cơ quan công an đang tiếp tục truy bắt các đối tượng
liên quan và mở rộng điều tra vụ án.
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TP
HCM NGÓNG TIỀN HỖ TRỢ SAU TINH GIẢN
Lê
Tuyết
https://vnexpress.net/can-bo-cong-chuc-tp-hcm-ngong-tien-ho-tro-sau-tinh-gian-4888458.html
Nhận quyết định nghỉ việc gần ba tháng, anh Trần Thanh vẫn chưa
nhận được khoản hỗ trợ hơn 1,4 tỷ đồng theo chính sách tinh giản.
Anh Thanh,
45 tuổi, từng làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực lao động tại một quận trung
tâm TP HCM. Tháng 1/2025, sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sáp nhập
với Bộ Nội vụ, anh nằm trong diện tinh giản và chủ động nộp đơn nghỉ việc.
Đầu tháng 3,
anh nhận quyết định thôi việc, dự kiến được nhận tổng cộng hơn 1,3 tỷ đồng từ
hai nguồn hỗ trợ cho cán bộ, công chức nghỉ việc để tinh gọn bộ máy: Nghị định
178 (hơn 800 triệu đồng) và Nghị quyết 01 của TP HCM (hơn 500
triệu đồng).
"Lúc
nghỉ, tôi đã lên kế hoạch mở một quán cơm chay, đã tìm mặt bằng, liên hệ người
thân cùng làm, chỉ chờ tiền giải ngân là triển khai", anh nói. Tuy nhiên,
đến nay anh vẫn chưa nhận thông tin về thời gian chi trả.
Không còn nguồn thu nhập, song anh Thanh cho biết may mắn là vợ
vẫn đi làm và gia đình có một mặt bằng nhỏ cho thuê, tạm thời lo được sinh hoạt
cho bốn người. "Công chức không đóng bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ việc là
không có khoản hỗ trợ nào khác. Nếu chờ lâu, rất khó xoay xở", anh nói.
Tương tự, bà Bích Diệp, nguyên cán bộ một tổ chức chính trị xã
hội tại TP HCM, cũng chưa nhận khoản hỗ trợ sau khi nghỉ việc từ tháng 2. Đơn
vị bà làm việc giải thể theo chủ trương chung.
Bà thuộc nhóm nghỉ hưởng lương hưu và từng được thông báo sẽ
nhận hơn 2,7 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ của thành phố. Tuy nhiên, đến ngày
15/3, Chính phủ ban hành Nghị định 67 thay thế Nghị định 178,
đồng thời bãi bỏ điều khoản cho phép địa phương chi hỗ trợ thêm, khiến Nghị
quyết 01 của TP HCM không còn căn cứ pháp lý.
Đến đầu tháng 5, bà Diệp nhận quyết định nghỉ việc, chế độ hỗ
trợ chỉ còn khoảng 1,7 tỷ đồng. "Tôi chấp nhận thay đổi kế hoạch nghỉ hưu,
nhưng điều tôi lo nhất là vẫn chưa biết khi nào được nhận tiền", bà nói.
Theo bà Diệp, lãnh đạo đơn vị cho biết đang tổng hợp báo cáo tài
chính để trình cấp có thẩm quyền chi trả một lần cho tất cả cán bộ nghỉ cùng
đợt. "Đơn vị tôi đã hoàn tất nhưng không rõ các đơn vị khác bao giờ
xong", bà nói.
Theo quy định, những người có quyết định nghỉ việc trước ngày
15/3 nhận hỗ trợ từ hai nguồn: Nghị định 178 (Trung ương) và Nghị quyết 01 (địa phương). Trước khi
chính sách thay đổi, TP HCM dự kiến dành hơn 17.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 7.159
người nghỉ việc.
Tuy nhiên, sau khi Nghị định 67 có hiệu lực, việc triển khai
chính sách hỗ trợ của địa phương ngưng trệ. Đại diện đơn vị của bà Diệp cho
biết khoản hỗ trợ mỗi người lên đến hàng tỷ đồng nên phải thẩm định kỹ lưỡng,
đảm bảo đúng đối tượng và quy định. Ngoài ra, nhiều địa phương, cơ quan chưa có
hướng dẫn cụ thể nên chờ cấp trên phân bổ nguồn lực.
Anh Thanh chia sẻ đã nhiều lần liên hệ phòng nội vụ quận để hỏi
thông tin chi trả, nhưng chỉ nhận được câu trả lời "đang chờ thành phố xét
và phân bổ nguồn". "Tôi nghe nói thành phố đang tính toán để những
người nghỉ trong giai đoạn chuyển tiếp chính sách không bị thiệt thòi",
anh nói.
Bà Nguyễn Hồng Vân, Trưởng phòng Công chức, viên chức, Sở Nội vụ
TP HCM, cho biết theo hướng dẫn của thành phố, các quận, sở, ngành đang tổ chức
đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc
phục vụ tinh gọn bộ máy.
Sở Nội vụ đang tiếp nhận hồ sơ cán bộ sau đó thẩm định để trình
UBND TP HCM và cố gắng trước ngày 1/6 có danh sách ban đầu. Sau khi UBND TP HCM
có ý kiến, kết luận chính thức, Sở Tài chính sẽ chi trả cho người trong diện
tinh giản.
Liên quan sắp xếp, tinh giản nhân sự sau sáp nhập trên quy mô cả
nước, ngày 17/5 Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan liên quan sớm phân
bổ ngân sách, bổ sung kinh phí và hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị chi
trả chế độ kịp thời, đúng quy định cho cán bộ, công chức nghỉ việc do sắp xếp
bộ máy. Văn phòng Trung ương Đảng sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn hoàn thiện thủ
tục để việc chi trả diễn ra minh bạch, đúng thời hạn.
Theo Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ 63
xuống 34 tỉnh, thành, cả nước sẽ giảm hơn 18.400 biên chế cấp
tỉnh, hơn 110.000 biên chế cấp xã và hơn 120.000 người hoạt động không chuyên
trách.
Tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 2025-2030 để chi trả cho cán bộ,
công chức thôi việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi là hơn 128.000 tỷ đồng. Trong đó,
cấp tỉnh chi khoảng 22.100 tỷ đồng; cấp xã 99.700 tỷ đồng; hơn 6.600 tỷ đồng
còn lại để đóng bảo hiểm xã hội, tránh trừ lương hưu người nghỉ sớm
11.000 HỘP THỰC PHẨM
CHỨC NĂNG 'THỔI PHỒNG CÔNG DỤNG' BỊ PHÁT HIỆN
Phạm
Dự
https://vnexpress.net/11-000-hop-thuc-pham-chuc-nang-thoi-phong-cong-dung-bi-phat-hien-4888965.html
Công an Hà Nội vừa phát hiện 11.000 hộp thực phẩm chức năng do
Công ty Thảo dược Mộc Can sản xuất được "thổi phồng" công dụng, gây
hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.
Xưởng sản
xuất của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can đặt tại thôn Năm Trại, xã Sài Sơn,
huyện Quốc Oai. Đây là địa điểm kín đáo, sâu trong ngõ nhỏ, ít người qua lại,
được sơn vẽ ngụy trang bằng các hình loang lổ nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Kiểm tra hôm
15/5, Công an Hà Nội phát hiện 11.430 hộp thực phẩm trà, sữa hạt, viên uống.
Bước đầu, nhà chức trách xác định doanh nghiệp không thông báo bằng văn bản về
nội dung thay đổi sau công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các loại hàng
hoá có nhãn mác nhưng không ghi đủ nội dung bắt buộc
Ngày 21/5, Công an Hà Nội cho biết doanh nghiệp còn ghi nhãn sản
phẩm với thông tin sai lệch, không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng
hóa. Từ đó khiến người tiêu dùng hiểu lầm thực phẩm chức năng này là thuốc chữa
bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông
tin trước khi sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc có yếu tố "quảng cáo
công dụng vượt mức" để tránh "tiền mất, tật mang".
SẾP NGÂN HÀNG HẠCH TOÁN KHỐNG GẦN 14 TỶ ĐỒNG ĐỂ ĐÁNH
BẠC
https://lifestyle.znews.vn/sep-ngan-hang-hach-toan-khong-gan-14-ty-dong-de-danh-bac-post1554910.html
Lợi dụng tư cách phó giám đốc phụ trách Phòng
giao dịch ngân hàng, Lê Minh Luân chỉ đạo nhân viên hạch toán khống gần 14 tỷ
đồng để trả nợ và chơi cá độ trên mạng.
Sau thời gian nghị án kéo dài, ngày 21/5, Tòa
án nhân dân tỉnh Long An đã tuyên phạt bị cáo Lê Minh Luân (38 tuổi, ngụ xã
Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc), nguyên Phó giám đốc phụ trách một phòng giao
dịch của ngân hàng tại huyện Cần Giuộc mức án 20 năm tù về tội "Tham ô tài
sản".
Theo cáo trạng, do cần tiền trả nợ, ngày
5/12/2023, Luân đưa cho nhân viên 40 triệu đồng, yêu cầu hạch toán nộp 150
triệu đồng vào tài khoản của một người khác để người này chuyển lại tiền cho
Luân. Luân hứa sẽ nộp lại vào quỹ phòng giao dịch.
Chỉ trong 1 ngày, Luân yêu cầu nhân viên hạch
toán khống 5 lần với tổng số tiền hơn 13,9 tỷ đồng vào tài khoản của
mình.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định,
Luân chuyển trả nợ 2,2 tỷ đồng cho nhiều người; dùng 10,5 tỷ
đồng tham gia cá cược các game cờ bạc trên mạng. Sau khi phạm tội, Luân
nộp lại 3,6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Trong vụ án này, tuy không hưởng lợi, Trương
Thị Khuyên giúp Luân hạch toán khống 5 lần, bị tuyên phạt 15 năm tù; Đỗ Hoàng
Oanh giúp Luân hạch toán khống lần đầu bị phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án
treo.
No comments:
Post a Comment