Wednesday, May 21, 2025

Đối Thoại Điểm Tin ngày 21 tháng 05 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

RFA

Toàn cảnh vụ Vingroup muốn làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam

 

BBC

Tổng thống Macron thăm Việt Nam: Bàn về vấn đề gì?

Trump công bố kế hoạch hệ thống phòng thủ Golden Dome, chống Trung Quốc và Nga?

Em bé Napalm: Ông Nguyễn Thành Nghệ nói gì sau hơn 50 năm im lặng?

Trump Tower Thủ Thiêm và sân golf Trump Hưng Yên giữa đàm phán thuế quan

Tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng để chữa 'nhờn luật', do dân và vì dân?

Sống sót 5 năm ở nhà tù Trung Quốc: 'Bạn sẽ phát điên'

Vì sao ngày càng khó nhìn thấy dãy Himalaya hùng vĩ?

Trump: Nga và Ukraine sẽ 'lập tức' đàm phán ngừng bắn

Số phận cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị điểm danh?

Những lý do ông Nick Út có thể không phải tác giả bức Em bé Napalm

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt trong vụ án kẹo rau củ Kera

Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng: Nỗ lực 'chuyên trách' đầy cam go

50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam

50 năm Kết thúc Chiến tranh: Hai Việt Nam – từ xa cách đến gắn kết qua ký ức gia đình

Hậu Chiến tranh Việt Nam: Chính quyền cải tạo hàng chục ngàn người như thế nào?

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 6: Khúc ruột ngàn dặm - di sản hải ngoại

50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến

Việt Nam

Em bé Napalm: World Press Photo ngưng ghi tên tác giả bức ảnh lịch sử

Việt Nam phê duyệt dự án sân golf 1,5 tỷ USD của Trump Organization tại Hưng Yên

Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án còn ông Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo?

Trung Quốc và Campuchia tập trận lớn chưa từng có, Việt Nam có nên lo?

Công ty Shein của Trung Quốc thuê nhà kho lớn tại Việt Nam để né thuế Mỹ

Đảng đẩy mạnh luân chuyển cán bộ cấp cao để phòng ngừa tiêu cực

Khách Đài Loan tố bị xé thẻ lên máy bay, sân bay Phú Quốc nói gì?

Vì sao Đảng muốn rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?

Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa ung thư bằng công nghệ Nga, thực hư thế nào?

Bị Mỹ dọa đánh thuế, Việt Nam tăng cường chống hàng giả từ Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm đi Nga, nói về Ukraine và 'con đường của Việt Nam'

Tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối khởi tố 'án chồng án' ông Trịnh Bá Phương

 

RFI

Vatican sẵn sàng đón tiếp các cuộc đàm phán giữa Ukraina và Nga

Liên Hiệp Châu Âu xem xét lại thỏa thuận liên kết với Israel do "thảm cảnh" ở Gaza

Tổng thống Mỹ công bố dự án phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng"

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Thế giới quanh ta có còn muôn màu ?

 Cannes 2025 : Phim chế giễu chế độ Iran tranh giải Cành Cọ Vàng

Điện đàm Trump–Putin : TT Mỹ khẳng định Nga và Ukraina bắt đầu « ngay lập tức » đàm phán ngừng bắn

Việt-Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại thứ hai

Gaza : Nhiều nước nước phương Tây lên án mạnh mẽ Israel, đòi nối lại viện trợ nhân đạo

Chiến tranh thuế quan Mỹ-Trung : Những yếu tố trói tay Donald Trump

 Nước Đức chưa hết nỗi lo Mỹ không bảo đảm an ninh

Không chiến Ấn Độ - Pakistan : Cuộc thử nghiệm vũ khí Trung Quốc

Donald Trump ghẻ lạnh với Benjamin Netanyahu và xích lại gần các nước Vùng Vịnh

Cannes 2025: Nữ đạo diễn người Pháp Julia Ducournau trở lại đầy “ám ảnh” với Alpha

Trước điện đàm Trump – Putin: Nga khẳng định muốn giải quyết xung đột tại Ukraina qua ngoại giao

Anh Quốc và Liên Âu họp thượng đỉnh tái lập quan hệ song phương hậu Brexit

Ứng cử viên thân Liên Âu đắc cử tổng thống Rumani

Quan hệ Việt-Trung trong cơn bão thuế quan Mỹ

 Chiến tranh thương mại : « Bài học » Bắc Kinh dành cho Washington !

(Tuổi Trẻ) - Bộ Y Tế Việt Nam đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly Covid-19. Chiều 19/05/2025, bộ Y Tế cho biết số ca nhiễm Covid-19 đã gia tăng tại một số nước như Brazil, Anh, Thái Lan… Việt Nam ghi nhận 148 ca trên cả nước kể từ đầu năm 2025. Các bộ, ngành được yêu cầu khẩn trương triển khai một số giải pháp chống dịch, trong đó có cơ sở vật chất, khu vực cách ly… để ứng phó với tình hình dịch bệnh.

(AFP) - Trung Quốc : Ngân hàng Trung ương tiếp tục hạ lãi suất chỉ đạo xuống mức thấp nhất. Hôm nay, 20/05/2025, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo lãi suất tín dụng một năm giảm từ 3,1% xuống 3%. Lãi suất tiền vay 5 năm, giảm từ 3,6% xuống 3,5%. Hai chỉ số này vốn đã được hạ thấp xuống mức thấp kỉ lục từ tháng 10/2024. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất vào lúc Bắc Kinh đang nỗ lực kích thích tăng trưởng trong bối cảnh căng thẳng thương mại tăng cao với Washington và khủng hoảng địa ốc trong nước.

(AFP) - Nắng nóng kỷ lục ở miền bắc và đông Trung Quốc. Ngày 19/05/2025, 99 trạm khí tượng trên cả nước đã ghi nhận nhiệt đột ngang bằng hoặc vượt quá những kỷ lục nhiệt độ vào tháng 05. Theo chính quyền Trung Quốc, nhiệt độ ở nhiều vùng ở miền bắc và miền trung Trung Quốc đã vượt quá 40°C, ví dụ vào ngày 19/05 ở thành phố Trịnh Châu hoặc thành phố miền bắc Lâm Châu (Linzhou). Nhiệt độ sẽ giảm dần từ nay đến thứ Sáu 23/05, có thể giảm bớt 15°C ở nhiều địa phương.

(Reuters) - Đài Loan muốn hòa bình, đối thoại với Trung Quốc nhưng cần tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ. Phát biểu với truyền thông ngày 20/05/2025 nhân kỷ niệm một năm tại nhiệm, tổng thống Lại Thanh Đức bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hòn đảo và khẳng định chỉ người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ. Ông cũng cho biết “Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ vì chuẩn bị cho chiến tranh là cách tốt nhất để tránh chiến tranh”. Theo ông Lại, Đài Loan sẵn sàng “trao đổi, hợp tác với Trung Quốc miễn là có sự tôn trọng lẫn nhau. Sử dụng trao đổi để thay thế cho kìm kẹp, dùng đối thoại để thay thế cho đối đầu”.

(AFP) - Tăng gấp đôi sản lượng thép:  Ấn Độ phá vỡ nỗ lực cắt giảm khí thải của thế giới. Sản xuất thép, sử dụng nhiều than đá, chiếm khoảng 11% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của nhóm tư vấn Global Energy Monitor, được công bố hôm nay, 20/05/2025, với kế hoạch tăng gấp đôi sản xuất thép, từ đây đến 2030, các dự án thép của Ấn Độ chiếm đến hơn một nửa lượng khí thải của ngành thép toàn cầu (57%). Các lò thép bằng điện chiếm khoảng 32% tổng sản lượng thép hiện tại, và sẽ phải tăng lên 36% vào ngưỡng 2030. Mục tiêu của Ấn Độ là trung hòa về khí thải vào năm 2070, chậm hơn 20 năm so với đa số các nước.

(Financial Times) - Diễn đàn An ninh Shangri-La : Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc có thể không dự trong bối cảnh thanh trừng nội bộ. Theo Financial Times hôm nay, 20/05/2025, dẫn năm nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, Trung Quốc đã gửi tín hiệu cho thấy ông Đổng Quân (Dong Jun) sẽ vắng mặt tại diễn đàn quốc tế thường niên về an ninh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ không trả lời yêu cầu bình luận. Việc ông Đổng Quân vắng mặt diễn ra trong bối cảnh chiến dịch thanh trừng các quan chức cấp cao trong Quân Ủy Trung ương Trung Quốc tiếp diễn. Mới đây nhất là vụ thượng tướng Hà Vệ Đông, ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, bị hạ bệ hồi tháng trước.

(AFP) - Ấn Độ nối lại nghi thức hạ cờ tại cửa khẩu biên phòng trên bộ duy nhất với Pakistan: Hai bên rút quân khỏi các khu vực căng thẳng. Hôm nay, 20/05/2025, ít ngày sau khi đạt thỏa thuận về đình chỉ đối đầu quân sự, lực lượng biên phòng Ấn Độ nối lại nghi thức hạ cờ nổi tiếng nói trên tại cửa khẩu Attari-Wagah, vốn được duy trì liên tục từ năm 1959. Nghi thức do các lực lượng biên phòng hai bên tiếng hành diễn ra cũng lúc ở hai bên cửa khẩu, và kết thúc theo thông lệ với việc chỉ huy hai bên bắt tay nhau. Suốt trong thời gian xung đột vừa qua, phía Pakistan vẫn duy trì nghi thức này. Một quan chức an ninh cao cấp Pakistan hôm nay cho AFP biết là hai bên đã thỏa thuận rút các lực lượng tăng viện khỏi « đường giới tuyến » (LoC) tại khu vực Kashmir tranh chấp từ nay đến cuối tháng.

(ABC) - Mỹ cho phép Úc chuyển xe tăng M1A1 Abrams đời cũ cho Ukraina. Theo trang ABC ngày 19/05/2025, lô đầu tiên gồm 49 xe tăng Úc đã được bắt đầu chuyển giao sau khi Washington “bật đèn xanh”. Do xe tăng được sản xuất tại Mỹ nên việc chuyển giao phải được Mỹ chấp nhận. Nằm trong chương trình hỗ trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ đô la được Canberra công bố vào mùa thu 2024, lô viện trợ 245 triệu đô la này bị chỉ trích tại Úc vì số xe tăng này không còn được sử dụng, không phù hợp với chiến tranh hiện đại, khó bảo trì, dễ bị drone tấn công và khó điều khiển.

(RFI) - Litva kiện Belarus ra Tòa Công lý Quốc tế với cáo buộc tổ chức khủng hoảng di dân. Trong đơn kiện đệ trình lên tòa án ở La Haye ngày 19/05/2025, Vilnius khẳng định có bằng chứng cáo buộc Belarus "tham gia trực tiếp" vào việc "buôn lậu người di cư quy mô lớn" kể từ năm 2021, bằng cách nới lỏng thủ tục cấp thị thực và nhập cảnh, khuyến khích mọi người, đặc biệt là từ Trung Đông, đến châu Âu, sau đó đẩy đến biên giới với Litva và Ba Lan để đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên Âu nhắm vào chế độ do đàn áp các cuộc biểu tình. Chính quyền Vilnius cáo buộc Belarus vi phạm nghị định thư của Liên Hiệp Quốc về chống buôn người, vi phạm chủ quyền của Litva và sự an toàn của những di dân. Tuy nhiên, sẽ phải chờ nhiều năm trước khi có phán quyết cuối cùng.

(AFP) - Nga cấm tổ chức Amnesty International hoạt động trên lãnh thổ. Ngày 19/05/2025, Văn phòng công tố Nga coi Ân Xá Quốc Tế là tổ chức “không được chào đón” vì tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Luân Đôn có “nhiều dự án bài Nga trên thế giới”. Trong thông cáo, văn phòng công tố cáo buộc Amnesty International “làm mọi cách có thể để gia tăng xung đột quân sự trong khu vực, biện minh cho tội ác của những kẻ tân phát xít Ukraina và kêu gọi tăng tiền tài trợ cho họ” song song với việc kêu gọi “cô lập về chính trị và kinh tế” nước Nga.

(AFP) - Đức xét xử ba người bị tình nghi làm gián điệp cho Nga. Ba người mang hai quốc tịch Đức-Nga bị tình nghi chuyển thông tin cho Matxcơva, trong đó Dieter S. bị coi là chủ mưu và đã trao đổi thông tin với một người có liên quan đến tình báo Nga trong vòng nhiều tháng, từ tháng 10/2023. Vụ xử diễn ra ngày 20/05/2025 tại Munich (miền nam Đức) cho thấy những căng thẳng giữa Đức và Nga, quốc gia bị tình nghi đứng sau chiến dịch gây bất ổn cho các nước đồng minh châu Âu của Ukraina.

(AFP) - Hungary: Quốc Hội  phê chuẩn rút khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI). Hôm nay 20/05/2025, Quốc Hội Hungary đã bỏ phiếu thông qua quyết định này với 134 phiếu thuận, 37 phiếu chống và 7 phiếu trắng. Hồi tháng 04/2025, Budapest thông báo quyết quyết định khỏi CPI để đáp lại lệnh bắt giữ được ban hành đối với nhà lãnh đạo Israel Benyamin Netanyahu. Quy trình rút thường mất một năm. Hungary đã ký Quy chế Rome, văn kiện thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), vào năm 1999. Đây là điều kiện cần thiết để gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong nhiệm kỳ đầu tiên của Viktor Orban.

(AFP) - Tổng thống Mỹ ký luật chống deepfake tình dục và “khiêu dâm trả thù”Trước hiện tượng ngày càng gia tăng, ngày 19/05/2025, ông Donal Trump đã ký Luật “Take It Down”, được đệ nhất phu nhân Melania Trump ủng hộ, nhằm hình sự hóa hành vi phát tán hình ảnh khiêu dâm mà không được sự đồng ý, hoặc được trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, kể cả nhằm mục đích trả thù. Trước đó, luật đã được thông qua ở Thương Viện và Hạ Viện và được cả hai đảng Cộng Hòa, Dân Chủ ủng hộ mạnh mẽ.

(AFP) - Mỹ : Lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng Viện đề xuất ra luật không cho tổng thống Trump sử dụng phi cơ Qatar tặng. Hôm qua, 19/05/2025, lãnh đạo nhóm thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện, ông Chuck Schumer, đã đưa ra dự luật cấm bộ Quốc Phòng Mỹ sử dụng tiền thuế của dân để tân trang tất cả các loại máy bay của tổng thống, trước đó thuộc sở hữu của một chính phủ nước ngoài. Vụ Qatar tặng Lầu Năm Góc một Boeing 747, ước tính 400 triệu đô la, nhân chuyến công du của ông Trump, bị lên án mạnh tại Mỹ. Theo lãnh đạo phe Dân Chủ, không có gì bảo đảm là sau khi tân trang, phi cơ này bảo đảm sẽ "an toàn". Về phần mình, ông Trump phàn nàn về chất lượng của chuyên cơ Air Force One của tổng thống, và cho rằng từ chối một món quà như vậy là "ngu xuẩn".

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

 

TIN TỨC: THỨ TƯ 21.05.2025

 

1.TIN THÊM VỀ TNLT TRỊNH BÁ PHƯƠNG

Hôm qua 20/5-05/2025, bà Đỗ Thị Thu đã có chuyến thăm chồng bà là ông Trịnh Bá Phương tại nhà tù An Điềm.

Bà Thu cho biết, chuyến thăm gặp lần này có công an và kiểm sát viên của Cơ quan An ninh Điều tra và Viện Kiểm sát tỉnh Quảng Nam giám sát.

Trước đó, bà Thu được những người này yêu cầu không nên đề cập đến chuyện ông Phương bị khởi tố, nếu không sẽ bị tước quyền thăm gặp. Kiểm sát viên nói bà Thu nên khuyên chồng hợp tác với Cơ quan An ninh Điều tra để được hưởng lượng khoan hồng của đảng, nhưng bà từ chối và khẳng định chồng mình không làm gì sai.

Bà Thu nói với chồng rằng bà luôn đồng hành và ủng hộ mọi quyết định của ông.

Được biết, ông Phương vẫn mạnh mẽ, lạc quan, vui vẻ nhưng giữ quyền im lặng và chỉ làm việc với điều tra viên khi có mặt của luật sư. 

 

2. BỘ CHÍNH TRỊ RA CHỈ THỊ YÊU CẦU GIỮ BÍ MẬT VIỆC SÁP NHẬP TỈNH.

Bộ Chính trị đảng cộng sản hôm 17 tháng 5 ban hành một công văn gồm 7 điểm liên quan đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính. Công văn có tên “Kết luận 155-KL/TW” phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cơ quan của đảng từ địa phương tới trung ương, từ Chính phủ sang Quốc hội.

Một trong những điểm đáng chú ý của công văn này là yêu cầu giữ bí mật về việc sắp xếp tỉnh và tinh gọn bộ máy. Các đảng viên được yêu cầu tuân thủ việc phát ngôn trên truyền thông xã hội và “chủ động phòng tránh việc lộ thông tin, tài liệu bí mật nhà nước, bí mật nội bộ”.

Kết luận 155 đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền nhằm mục đích “định hướng dư luận”, “tạo đồng thuận” trong nhân dân về vấn đề sáp nhập tỉnh.

Hành vi giấu diếm các thông tin liên quan đến danh sách các tỉnh thành sau sáp nhập cũng như giàn lãnh đạo mới sẽ đẩy người dân vào tình thế “sự đã rồi” và dự báo sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống xã hội.

 

3. THỦ TƯỚNG Ý TUYÊN BỐ GIÁO HOÀNG XÁC NHẬN SẴN SÀNG TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN HÒA BÌNH UKRAINE

Thủ tướng Ý, bà Giorgia Meloni cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng Đức Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận trong cuộc điện đàm với bà rằng ông sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo nhằm chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine tại Vatican.

Sau cuộc điện đàm hôm thứ Hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, văn phòng của bà Meloni cho biết bà hoan nghênh phát biểu của ông Trump rằng Đức Giáo hoàng Leo XIV đã bày tỏ mong muốn tổ chức các cuộc đàm phán giữa Kyiv và Moscow, tuy nhiên Vatican chưa xác nhận ngay lập tức lời đề nghị này.

Giáo hoàng Leo XIV, được bầu cách đây hai tuần, là người Mỹ đầu tiên lãnh đạo Giáo hội Công giáo toàn cầu. Trong một bài phát biểu ngày 14 tháng 5, ông nói rằng Vatican có thể đóng vai trò trung gian trong các cuộc xung đột toàn cầu, nhưng không đề cập cụ thể đến Ukraine và Nga.

Trong một tuyên bố riêng biệt thứ hai, Thủ tướng Ý cho biết bà cũng đã có các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo châu Âu khác và với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về các bước tiếp theo.

“Các bên đã đồng ý duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác nhằm hướng tới một vòng đàm phán mới nhằm đạt được lệnh ngừng bắn và một thỏa thuận hòa bình tại Ukraine,” tuyên bố cho biết.

 

VNThoibao

VNTB – Đoàn Viết Hoạt: người thực hiện sứ mạng xương rồng

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 21/05/2025

Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới

 

 

Báo Tiếng Dân

 

Không cần phải ra lời kêu gọi “toàn dân thi đua làm giàu”19/05/2025

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 20/05/2025

Lê Diễn Đức - Màn diễn vụng về và mối quan hệ đáng ngờ với Putin

Nguyễn Chiến Thắng - Đáng xấu hổ !

Nguyễn Đình Bổn - Sáu năm trước và bây giờ!

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 20.05.2025

Bích Hậu - Tranh cãi về cô tiên

Linh Hoàng Vũ - Không oan rồi !

Bích Hậu - Nàng tiên

Hoàng Nguyên Vũ - Fan hoa hậu lại tiếp tục đổ lỗi

Cù Mai Công - Thời buổi thật giả khôn lường này, có những tấm gương chỉ là ranh ma chính trị

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Hình phạt để nâng cao nhận thức, chứ không phải tạo ra những “bước đường cùng” 21/05/2025

Công lý ở đâu? 21/05/2025

Các ông đang muốn gì ở nhà tôi nữa? (*) 21/05/2025

Việt – Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại thứ hai 21/05/2025

Hoa Kỳ và châu Âu: Donald Trump mắc phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng 20/05/2025

Tương lai về quyền lực mềm của Mỹ 20/05/2025

Những lý do ông Nick Út có thể không phải tác giả bức “Em bé Napalm” 20/05/2025

Cai trị bằng công lý hay bằng sợ hãi? 20/05/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

'BÁO ĐỘNG ĐỎ' SẦU RIÊNG VIỆT NAM

Huỳnh Thủy

https://tienphong.vn/bao-dong-do-sau-rieng-viet-nam-post1744048.tpo

TPO - Trong “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk nêu ra hàng loạt bất cập của ngành hàng tỷ USD. Hàng trăm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi thực sự là vấn đề cần “báo động đỏ”.

Ông Vũ Đức Côn - Chủ tịch Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk, nơi có diện tích, sản lượng sầu riêng lớn nhất nước - vừa gửi “tâm thư” lên Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường Đỗ Đức Duy.

Trong “tâm thư”, ông Côn cho biết Trung Quốc là thị trường chính cho trái cây tươi Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng. Sau khi ký Nghị định thư về kiểm dịch thực vật, sầu riêng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang thị trường tỷ dân.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 3,2 tỷ USD, cho thấy đây là ngành tiềm năng cần đầu tư vào quy hoạch vùng nguyên liệu, nhà máy đóng gói an toàn thực phẩm và quy trình xuất khẩu minh bạch, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tuy nhiên từ năm 2024 đến nay, Trung Quốc phát hiện sầu riêng Việt Nam và Thái Lan nhiễm cadimi. Từ đó, đối tác yêu cầu 100% lô hàng phải có giấy kiểm nghiệm cadimi và vàng O mới được thông quan. Nếu phát hiện tồn dư, mã số cơ sở đóng gói và vùng trồng sẽ bị phía Trung Quốc đình chỉ.

Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cho biết, đến nay có khoảng 55 mã số vùng trồng và 61 mã cơ sở đóng gói sầu riêng bị thu hồi. Từ tháng 9/2023 đến nay, Trung Quốc không chấp thuận thêm vùng trồng và cơ sở đóng gói nào.

Cả nước có 150.000 ha sầu riêng, nhưng hiện chỉ khoảng 20% diện tích được cấp mã số vùng trồng.

Về việc sầu riêng Việt Nam liên tục vi phạm an toàn thực phẩm (Cadimi, vàng O), Tiền Giang là tỉnh có nhiều mã số bị thu hồi. Lý do Cadimi được phát hiện trong đất vượt ngưỡng cho phép. Chưa hết, trong phân bón hữu cơ và vô cơ cũng bị phát hiện có Cadimi.

Hoạt động mua bán mã số tự do bằng hình thức "ủy thác xuất khẩu" tại cửa khẩu bị lợi dụng. Điều này khiến nước nhập khẩu không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ các lô hàng không đúng mã số. Các doanh nghiệp và hợp tác xã có mã số bị lợi dụng không hay biết, chỉ khi bị mất mã số họ mới nhận ra nhưng không có cách nào để lấy lại.

Tại Đắk Lắk, trong thời gian Trung Quốc kiểm soát chặt, các xe hàng từ Tiền Giang đã được chuyển đến các cơ sở có mã số tại Đắk Lắk. Hàng hóa được mở ra để kiểm nghiệm và lấy mẫu với yêu cầu ghi rõ số container, mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến các mã số tại các địa phương khác.

Theo ông Côn, đến tháng 7 tới, Nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ hết hạn.

Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk kiến nghị Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cần rà soát, đánh giá đàm phán và tái ký kết nghị định thư, cũng như quá trình cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Theo ông Vũ Đức Côn, cần lấy ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp trước khi ký kết nghị định thư để tránh lúng túng trong thực hiện. Bên cạnh đó cần nghiên cứu xây dựng quy định rõ ràng về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và xử lý vi phạm.

Đối với vùng trồng vi phạm như Tiền Giang, ông Côn đề nghị Cục Bảo vệ Thực vật khoanh vùng báo động đỏ và cải thiện quy trình canh tác.

Vị này cũng đề nghị xây dựng tiêu chuẩn sầu riêng xuất khẩu, áp dụng khoa học công nghệ để kiểm tra độ tuổi và an toàn thực phẩm (hiện chỉ dựa vào kinh nghiệm của các “thợ gõ”).

Đến nay Trung Quốc chỉ phê duyệt một số phòng thí nghiệm do Cục Bảo vệ Thực vật giới thiệu để kiểm tra vàng O và cadimi. Để tránh độc quyền và cơ chế xin - cho, ông Côn đề nghị cần tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để mở thêm nhiều phòng thí nghiệm cho doanh nghiệp lựa chọn.

 

BẮT CHỦ MỎ CÁT NỔI TIẾNG QUẢNG NAM, ‘VÉN MÀN’ PHI VỤ ĐOẠT QUYỀN ĐIỀU HÀNH CÔNG TY KIỂU XÃ HỘI ĐEN
Nguyễn Thành _ Duy Quốc

https://tienphong.vn/bat-chu-mo-cat-noi-tieng-quang-nam-ven-man-phi-vu-doat-quyen-dieu-hanh-cong-ty-kieu-xa-hoi-den-post1744059.tpo

TPO - Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Chiến Thắng (SN 1974, trú Hải Phòng), chủ doanh nghiệp khai thác cát tại xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, Quảng Nam để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích”.

Theo điều tra, năm 2018, ông Phan T.D (SN 1963, trú xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cùng Phạm Chiến Thắng thành lập Công ty TNHH TM Pha Lê Quảng Nam hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát. Đến năm 2020, Thắng giữ chức Chủ tịch HĐTV và nắm 30% vốn góp.

Trong thời điểm này, thị trường cát ảm đạm, giá xuống thấp và cạnh tranh với nhiều mỏ cát khác nên hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, ảnh hưởng đến các thành viên của công ty, trong đó có Phạm Chiến Thắng. Thế nên, về mặt pháp lý thì Thắng vẫn là thành viên góp vốn chính thức sở hữu 30% phần vốn góp (thể hiện trong các biên bản họp Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại Pha Lê Quảng Nam); tuy nhiên trên thực tế, Thắng đã chuyển nhượng 23% phần vốn góp của mình cho người khác, bản thân chỉ giữ lại 7%.

Ngày 15/4/2021, công ty bầu ông Nguyễn Đ.H (trú tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng - là bị hại trong vụ án) làm Chủ tịch HĐTV thay Thắng. Đến năm 2022, vì muốn thâu tóm lại quyền điều hành công ty và chiếm lại quyền khai thác mỏ cát nên Thắng đã lên kế hoạch, tự ý đưa nhóm người có tiền án, tiền sự là Trần Ngọc Anh (SN 1967), Bùi Thu Huyền (SN 1985) cùng trú Hà Nội; Lê Bá Vũ và Nguyễn Phi Hùng (cùng quê Hải Phòng) vào mỏ cát Pha Lê làm việc để tạo áp lực.

Quá trình làm việc, các đối tượng này khai thác không tuân thủ quy định của công ty, tự ý tăng các thiết bị khai thác, không nộp quỹ về cho công ty, thường xuyên có những hành động ngang ngược đe doạ, uy hiếp các tổ đội khai thác khác và kể cả thành viên góp vốn.

Cuối năm 2022, nhận thấy tình hình phức tạp nên công ty có chủ trương đóng mỏ. Ông Nguyễn Đ.H do lo sợ nhóm người của Thắng hành xử theo kiểu “xã hội đen” nên chủ động ở nhà, tránh gặp rắc rối. Thấy ông H. không đến công ty làm việc, nhóm đối tượng đã liên tục gọi điện, nhắn tin đe dọa tính mạng ông H. và các thành viên trong gia đình.

Ngày 7/7/2023, khi ông H. đang đi bộ gần nhà ở đường Phan Đăng Lưu (quận Hải Châu), bị Nguyễn La Duy, đàn em của nhóm Trần Ngọc Anh bám theo sau và bất ngờ cầm dao chém nhiều nhát khiến ông H. bị thương, bản thân Duy sau đó được đồng bọn là Phạm Văn Việt đến chở đi khỏi hiện trường.

Sau khi bị chém, ông H. có đơn xin từ chức Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Pha Lê Quảng Nam. Nhân cơ hội này, Phạm Chiến Thắng đã “tương kế tựu kế” để được ngồi vào ghế Chủ tịch HĐTV của công ty, giữ quyền điều hành. Để che giấu hành vi phạm tội, Phạm Chiến Thắng đã dàn xếp cho nhóm của Trần Ngọc Anh trốn ra nước ngoài, đồng thời cắt đứt liên lạc với Trần Ngọc Anh.

Sau thời gian thu thập thông tin, tài liệu, đầu tháng 2/2025, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Trần Ngọc Anh, Bùi Thu Huyền, Lê Bá Vũ. Và chỉ sau thời gian ngắn, 3 đối tượng trên đã bị bắt giữ để phục vụ công tác điều tra.

Qua điều tra, cơ quan công an xác định Phạm Chiến Thắng là chủ mưu cầm đầu, chỉ đạo nhóm đối tượng đưa người từ phía Bắc vào gây án nhằm chiếm đoạt quyền điều hành công ty và khai thác mỏ cát.

Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

 

CỰU GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM LÝ LỊCH TƯ PHÁP QUỐC GIA BỊ CÁO BUỘC NHẬN HỐI LỘ GẦN 39 TỶ ĐỒNG
Hoàng An

https://tienphong.vn/cuu-giam-doc-trung-tam-ly-lich-tu-phap-quoc-gia-bi-cao-buoc-nhan-hoi-lo-gan-39-ty-dong-post1743954.tpo

TPO - Ông Hoàng Quốc Hùng (cựu Giám đốc Trung tâm LLTP Quốc gia) bị cáo buộc nhận hối lộ gần 39 tỷ đồng để giải quyết 55.713 phiếu LLTP trái pháp luật.

Ngày 20/5, Viện KSND Tối cao vừa hoàn thành cáo trạng truy tố các bị can: Hoàng Quốc Hùng, cựu Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia (Trung tâm LLTP); Lương Nhân Hòa (cựu Phó giám đốc); Nguyễn Đình Cảnh (cựu Phó trưởng Phòng Hành chính - tổng hợp, Trung tâm LLTP) và Phạm Quang Hậu (nhân viên Công ty luật Vicco) về tội “Nhận hối lộ”.

Các bị can: Nguyễn Xuân Thọ (đại diện Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH Vicco); Nguyễn Ngọc Cường (biên tập viên Nhà xuất bản Tư pháp, Bộ Tư pháp); Nguyễn Văn Hướng (Giám đốc Công ty CP Đầu tư Quốc tế Gia Hợp); Nguyễn Thị Ngọc (chuyên viên thuộc Đảng bộ Sở Tư pháp TP Hà Nội); Nguyễn Thị Thu Hiền (cựu cán bộ Vụ Pháp chế Bộ KH&CN); Nguyễn Phương Nam (cựu Phó trưởng Phòng Bổ trợ Tư pháp thuộc Sở Tư pháp TP Hà Nội) cùng một số người khác bị cáo buộc “Đưa hối lộ”.

Trong khi, các bị can: Lương Minh Sơn (nhân viên nghiệp vụ Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm); Trương Thị Nga (Trưởng Văn phòng Công chứng Trương Thị Nga); Lại Hồng Khánh và Vũ Nam (đều là cựu công chứng viên) bị truy tố “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Người muốn cấp phiếu LLTP phải hối lộ qua nhiều khâu "trung gian"

Theo cáo buộc, từ năm 2015 - 7/2023, ông Hùng với cương vị Giám đốc Trung tâm LLTP Quốc gia thuộc Bộ Tư pháp đã trực tiếp chỉ đạo, quyết định mọi vấn đề liên quan đến công tác cấp phiếu LLTP tại đơn vị. Ông có thẩm quyền ký hoặc ủy quyền cho cấp dưới ký phiếu LLTP.

Từ tháng 1/2019 đến 7/2023, ông Hùng được sự giúp sức của các bị can Hòa, Cảnh, Hậu đã nhiều lần nhận hối lộ của 14 bị can khác và một số cá nhân, doanh nghiệp để cấp phiếu LLTP trái pháp luật.

Cụ thể, Viện kiểm sát cho rằng, người muốn được cấp phiếu LLTP phải nộp tờ khai kèm theo bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu. Nếu hợp lệ, Trung tâm sẽ phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ Bộ Công an và các cơ quan có liên quan tra cứu, xác minh thông tin án tích để làm căn cứ cấp phiếu LLTP, lệ phí 200.000 đồng/lần/người.

Tuy nhiên, ông Hoàng Quốc Hùng đã chỉ đạo không ghi thông tin nơi thường trú, nơi tạm trú, quá trình cư trú trên tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP; sử dụng hộ chiếu thay giấy CMND/CCCD vì trên hộ chiếu không thể hiện thông tin nơi cư trú.

Để thực hiện được việc cấp phiếu LLTP không đúng quy định, ông Hùng còn chỉ đạo các bộ phận chức năng thuộc Trung tâm phải tiếp nhận, tra cứu và cấp phiếu LLTP đối với các hồ sơ không ghi thông tin nơi thường trú, nơi tạm trú, quá trình cư trú trên tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP.

Với vai trò Giám đốc Trung tâm, ông Hùng cấm viên chức, người lao động dưới quyền trực tiếp làm dịch vụ cấp phiếu LLTP nhưng lại cho người quen của mình là Phạm Quang Hậu làm “trung gian” nhận hồ sơ từ người có nhu cầu xin cấp phiếu LLTP.

Do đó, những đầu mối khác phải liên hệ, bàn bạc, thỏa thuận với Hậu và thông qua Hậu đưa tiền cho Hùng để được giải quyết hồ sơ của những cá nhân, doanh nghiệp muốn xin cấp phiếu LLTP.

Ông Hùng yêu cầu Hậu phải chi cho mình từ 700.000 đồng/hồ sơ được cấp phép. Tiền sẽ được Hậu tổng hợp, đưa cho Hùng vào thứ 6 hằng tuần bằng cách chuyển khoản hoặc đưa tiền mặt.

Trong khi, để có tiền, Hậu yêu cầu các đầu mối trung gian phía dưới phải nộp cho mình từ 750.000 - 850.000 đồng/hồ sơ, tùy từng thời điểm.

Còn nhóm trung gian lại dùng mạng xã hội để tìm kiếm người có nhu cầu làm phiếu LLTP, yêu cầu họ gửi hồ sơ cho mình kèm số tiền 2 triệu đồng.

Trừ đi các chi phí và số tiền phải đưa cho Hùng, nhóm trung gian được hưởng lợi 50.000 - 300.000 đồng/hồ sơ.

Với thủ đoạn nêu trên, cơ quan tố tụng cáo buộc từ tháng 1/2019 - 7/2023, nhóm ông Hoàng Quốc Hùng với Phạm Quang Hậu đã nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng thông qua cấp phiếu LLTP cho hơn 55.000 trường hợp. Cá nhân ông Hùng chiếm hưởng gần 39 tỷ đồng, Hậu hơn 4 tỷ đồng.

Đối với bị can Lương Nhân Hòa (Phó Giám đốc Trung tâm LLTP Quốc gia), bị quy kết từ tháng 1/2019 - 4/2023, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, nhận hối lộ với tổng số tiền là 8,2 tỷ đồng để giải quyết 10.946 hồ sơ xin cấp phiếu LLTP trái quy định.

Số tiền nhận được, Hòa đưa cho Phạm Quang Hậu hơn 7,6 tỷ đồng để Hậu đưa cho cựu Giám đốc Hoàng Quốc Hùng, bị can hưởng lợi hơn 500 triệu đồng.

Bị can Nguyễn Đình Cảnh (cựu Chuyên viên, Phó Trưởng Phòng Hành chính tổng hợp), từ tháng 1/2019 - 4/2022, nhận hối lộ 3,5 tỷ đồng để giải quyết 4.678 hồ sơ xin cấp phiếu LLTP. Sau khi nhận tiền, Cảnh đưa hơn 3,2 tỷ đồng cho Hoàng Quốc Hùng, cá nhân Cảnh hưởng lợi hơn 200 triệu đồng.

 

GÂY THẤT THOÁT LÃNG PHÍ, 3 CỰU CÁN BỘ HUYỆN Ở CÀ MAU BỊ KHỞI TỐ

Tân Lộc

https://tienphong.vn/gay-that-thoat-lang-phi-3-cuu-can-bo-huyen-o-ca-mau-bi-khoi-to-post1743920.tpo

TPO - 3 cựu cán bộ tại huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) bị khởi tố để điều tra hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với 3 cựu cán bộ tại huyện Ngọc Hiển, về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Các bị can gồm: Hồ Tấn Bạo (50 tuổi) - nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ngọc Hiển; Nguyễn Trường Giang (46 tuổi) - nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc; Thái Hữu Phước (50 tuổi) - nguyên cán bộ địa chính thị trấn Rạch Gốc.

Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, Hồ Tấn Bạo trực tiếp ký 12 phiếu chuyển thông tin địa chính làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính sai thực tế. Những thông tin sai lệch này dẫn đến việc miễn giảm thuế đất không đúng, gây thất thoát hơn 1 tỷ đồng ngân sách nhà nước.

Nguyễn Trường Giang với vai trò lãnh đạo thị trấn Rạch Gốc đã xác nhận sai nguồn gốc đất cho 9 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây thất thoát ngân sách hơn 867 triệu đồng.

Thái Hữu Phước cũng xác nhận sai sự thật trong 9 hồ sơ đất khác, làm thất thoát ngân sách gần 800 triệu đồng.

 

NHÂN VIÊN BƯU ĐIỆN CHIẾM ĐOẠT TIỀN CỦA NGƯỜI HƯU TRÍ BẰNG THỦ ĐOẠN TẨY XÓA SỔ TIẾT KIỆM

Hoàng An
https://tienphong.vn/nhan-vien-buu-dien-chiem-doat-tien-cua-nguoi-huu-tri-bang-thu-doan-tay-xoa-so-tiet-kiem-post1743013.tpo

 

TPO - Thấy người hưu trí và hàng xóm có nhu cầu mở sổ tiết kiệm lấy lãi, bị cáo Man Tiến Long dùng "chiêu thức" mở sổ tiết kiệm và tự ý tẩy xóa, in đè thông tin để chiếm đoạt tiền hơn 600 triệu đồng.

Chiếm đoạt tiền của người hưu trí

Ngày 17/5, được biết, TAND TP Hà Nội vừa xét xử, tuyên bị cáo Man Tiến Long (SN 1989, trú ở phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây) 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 3 năm tù về tội “Sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội, bị cáo chấp hành chung 16 năm tù.

Theo cáo buộc, Man Tiến Long được Bưu điện thị xã Sơn Tây (nay đổi tên là Bưu điện trung tâm Sơn Tây) nhận làm hợp đồng cộng tác viên thuê khoán từ năm 2012 - 2023, được phân công làm nhân viên bưu điện văn hóa xã tại phường Viên Sơn.

Dù Long không có chức năng, nhiệm vụ trong việc nhận tiền, phát hành sổ tiết kiệm cho khách hàng nhưng do cần tiền, bị cáo lợi dụng danh nghĩa nhân viên Bưu điện thị xã Sơn Tây đưa ra các thông tin gian dối về việc bản thân có thể giúp khách hàng mở sổ tiết kiệm rồi chiếm đoạt hơn 608 triệu đồng của bị hại.

Trong số nạn nhân có ông Nguyễn Bá T. (SN 1955) là người đã nghỉ hưu, được Nhà nước chi trả trợ cấp thông qua Bưu điện văn hóa xã Viên Sơn bằng hình thức nhận tiền mặt. Long trực tiếp phát tiền trợ cấp hàng tháng cho ông T.

Khi làm nhiệm vụ, Long giới thiệu với ông T. về các chính sách của Tổng công ty bưu điện Việt Nam thông qua việc huy động tiền gửi của người dân. Bị cáo nói có khả năng giúp ông T. mở sổ tiết kiệm tại bưu điện.

Tin tưởng, ông T. đưa cho Long 200 triệu đồng để mở hai sổ tiết kiệm, mỗi sổ 100 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng.

Thời gian sau, Long có trao đổi về các chương trình lãi suất nên ông T. nhờ Long tất toán sổ tiết kiệm cũ, đưa cho Long 310 triệu đồng để mở sổ khác.

Long thấy ông T. chỉ có nhu cầu gửi tiền lấy lãi và xoay vòng gốc nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền.

Bị cáo tự mở sổ tiết kiệm trị giá 3 triệu đồng mang tên mình rồi dùng dao lam cạo, tẩy nội dung, in đè thành thông tin của ông Nguyễn Bá T. gửi 310 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng. Trong khi khoản tiền mặt ông T. đưa Long chiếm đoạt, chi tiêu cá nhân hết.

Ông T. sau đó muốn làm sổ tiết kiệm lên trị giá 350 triệu đồng nên đưa tiếp cho Long gần 19 triệu đồng cộng với lãi suất cũ để mở sổ mới. Bị cáo tiếp tục dùng thủ đoạn cũ để tẩy thông tin, in đè, chỉnh sửa thông tin sổ tiết kiệm trị giá 3 triệu đồng của bản thân thành sổ tiết kiệm 350 triệu của ông T.

Đến ngày 21/8/2023, ông T. không thấy Long đưa lại sổ nên nhiều lần gọi điện và đến nhà tìm. Long sau đó nhờ mẹ mình đưa lại sổ tiết kiệm cho ông T. Lần này, bị hại này nghi ngờ có dấu hiệu làm giả sổ nên đến Bưu điện kiểm tra, rồi tố giác hành vi của Long.

Quá trình điều tra, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPbank) khẳng định trong các năm 2022 – 2023, ông T. không mở sổ tiết kiệm tại đây.

Có sai phạm của nhân viên bưu điện, ngân hàng

Một bị hại khác là người phụ nữ (hàng xóm của Long), năm 2023 bà này biết Bưu điện Việt Nam có chương trình cho người dân gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng LPBank nên gặp Long để hỏi thủ tục. Long tư vấn cho người phụ nữ nếu mở sổ tiết kiệm gửi thời hạn 1 năm với lãi suất 9,4%/năm, "thủ tục đơn giản, chỉ cần đưa tiền cho Long sẽ nhận lại sổ”.

Tin tưởng, nạn nhân đưa cho Long 200 triệu đồng tiền mặt và để anh ta chụp ảnh căn cước công dân. Bị cáo Long sau đó đến Bưu điện Sơn Lộc (thuộc Sơn Tây) mở sổ tiết kiệm mang tên mình, gửi vào 2 triệu đồng.

Cũng như lần trước, Long tiếp tục dùng dao lam để tẩy xoá thông tin của Long trên sổ tiết kiệm, in đè nội dung thông tin người phụ nữ hàng xóm cùng số tiền 200 triệu đồng lên.

Tháng 8/2023, bà hàng xóm của Long cầm quyển sổ này đến bưu điện để rút tiền mới biết bị lừa.

Theo cơ quan điều tra, các nhân viên tại phòng giao dịch Bưu điện thị xã Sơn Tây, mở và cho tất toán 3 sổ tiết kiệm đứng tên ông T. để Long làm thủ tục gửi, tất toán là sai quy định. Các lần này đều do ông T. nhờ và Long đưa lại tiền cho ông T. Do vậy, cơ quan công an không có căn cứ xử lý hình sự với các nhân viên của bưu điện.

Tuy nhiên, Cơ quan điều tra có văn bản kiến nghị gửi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện TP Hà Nội, Bưu điện thị xã Sơn Tây về việc rà soát lại các quy trình, thủ tục đối với các khách hàng trên địa bàn phường Viên Sơn gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) thông qua Bưu điện thị xã Sơn Tây từ năm 2021 - 2023 và xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý các quy trình mở sổ, tất toán sổ tiết kiệm, quản lý cán bộ.

 

TÒA ÁN MỞ PHIÊN PHÚC THẨM XÉT KHÁNG CÁO KÊU OAN CỦA ÔNG TRẦN ĐÌNH TRIỂN, 15 LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/toa-an-mo-phien-phuc-tham-xet-khang-cao-keu-oan-cua-ong-tran-dinh-trien-20250521082242602.htm

Bị phạt 3 năm tù với cáo buộc đã viết, đăng tải trên trang Facebook cá nhân bài viết “có nội dung không xác thực” gây ảnh hưởng đến uy tín ngành tòa án, ông Trần Đình Triển kháng cáo kêu oan.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội vừa ra quyết định mở phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo kêu oan của cựu luật sư Trần Đình Triển, nguyên phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân. Phiên tòa phúc thẩm dự kiến sẽ được mở vào ngày 30-5.

Viết bài đăng Facebook ảnh hưởng uy tín lãnh đạo tòa án

Phiên phúc thẩm diễn ra dưới sự điều hành của thẩm phán, chủ tọa Thái Duy Nhiệm. Tòa án triệu tập 5 giám định viên của Bộ Thông tin - Truyền thông (đã chấm dứt hoạt động). Ngoài ra, có 15 luật sư tham gia bào chữa cho ông Trần Đình Triển.

Trước đó hồi tháng 1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt ông Trần Đình Triển 3 năm tù với cáo buộc phạm tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật Hình sự. Ông Triển sau đó kháng cáo.

Bản án sơ thẩm thể hiện, tháng 5-2024, Tòa án nhân dân tối cao ra văn bản đề nghị cơ quan điều tra xác minh 2 bài viết đăng trên Facebook “Trần Đình Triển” do có nội dung ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và uy tín của cơ quan này.

Kết quả điều tra xác định ông Triển trong quá trình hành nghề luật sư có bức xúc vì cho rằng ngành tòa án còn những điều chưa hợp lý. Do đó, ông viết 3 bài trên Facebook cá nhân về ngành tòa án nhưng “không có tài liệu, chứng cứ xác thực”.

Hội đồng giám định Bộ Thông tin - Truyền thông kết luận một trong các bài viết trên Facebook “Trần Đình Triển” có nội dung ảnh hưởng tới uy tín, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống tòa án, lãnh đạo tòa án và gây ảnh hưởng xấu an ninh. Bài viết này có 1.400 lượt like, 100 bình luận, 136 lượt chia sẻ.

Luật sư Trần Đình Triển kháng cáo kêu oan

Sau khi bị tòa sơ thẩm tuyên 3 năm tù, ông Trần Đình Triển gửi đơn kháng cáo, cho rằng bản thân bị xử oan, sai.

Theo đơn kháng cáo của ông Triển, Tòa án nhân dân tối cao khẳng định không có yêu cầu bồi thường thiệt hại nên không có chứng cứ chứng minh ông “xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp” của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.

Ông Triển trình bày, trong bài viết mình bị cáo buộc phạm tội có 11 nội dung gồm 5 nội dung “khen” và 6 nội dung mang tính chất phản biện, góp ý để rút kinh nghiệm trong công tác xét xử.

Cấp sơ thẩm chỉ phân tích về “quyền tự do ngôn luận” nhưng bản thân ông Triển còn là luật sư nên có quyền và nghĩa vụ theo điều 3 Luật Luật sư: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Từ những căn cứ trên, ông Triển cho rằng những điều “có lợi” cho ông đã bị bỏ qua, đơn kháng cáo nêu.

Trước đó tại tòa sơ thẩm, ông Triển cũng khai viết bài trên Facebook với mục đích góp ý xây dựng cho hệ thống tòa án, không nhằm xâm phạm quyền, lợi ích của ai.

Hội đồng xét xử sơ thẩm cho rằng với loại tội phạm này, khách thể bị xâm hại là trật tự quản lý hành chính của Nhà nước nên vụ án không có bị hại. Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản không có yêu cầu gì nên không đưa cơ quan này vào tham gia tố tụng.

Hành vi của bị cáo Triển là nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong xã hội… Do vậy, tòa sơ thẩm phạt ông Triển 3 năm tù.

 

KHÁM XÉT NƠI Ở CỦA HOA HẬU THÙY TIÊN TẠI QUẬN 4
Tuyết Mai

https://tuoitre.vn/kham-xet-noi-o-cua-hoa-hau-thuy-tien-o-quan-4-20250520112409886.htm

Sáng 20-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thực hiện lệnh khám xét tại nơi ở của Hoa hậu Hòa bình quốc tế năm 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên tại số 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM.

Khoảng 10h10, cơ quan chức năng xuất hiện tại chung cư Millennium, số 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM, để thực hiện lệnh khám xét chỗ ở của Hoa hậu Hòa bình quốc tế năm 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Trước đó, ngày 15-5-2025, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Hoa hậu Hòa bình quốc tế năm 2021) về tội lừa dối khách hàng, khởi tố bị can đối với 4 người là lãnh đạo trong Công ty cổ phần Asia Life cùng về tội sản xuất hàng giả là thực phẩm.

Theo ghi nhận của phóng viên, sáng nay đoàn làm việc có công an, viện kiểm sát, đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban quản lý chung cư. Hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện ở chung cư. Đến khoảng 10h40, cơ quan chức năng ra về.

Cơ quan điều tra xác định kẹo Kera là của Thùy Tiên và các cổ đông Công ty Chị Em Rọt hợp tác làm ăn chung. Trong đó Thùy Tiên được hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận góp vốn tương đương 30%, còn các cổ đông còn lại góp 70%.

Trước đó, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên cùng TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs thường livestream trên mạng xã hội, quảng cáo về sản phẩm kẹo rau củ Kera. Sản phẩm do Công ty Chị Em Rọt (TP Thủ Đức, TP.HCM) công bố, bắt đầu đưa ra thị trường vào cuối năm 2024.

Trong các livestream, Thùy Tiên thường nói kẹo rau củ Kera "là đứa con tinh thần của mình". Cô chia sẻ "kẹo Kera xuất phát từ cá nhân của mình", sử dụng sản phẩm vì "bản thân không ăn được rau".

Thùy Tiên còn cho hay biết ngoài kia có nhiều người cũng không biết ăn rau, đặc biệt là trẻ em kén ăn rau. "Đây là sản phẩm từ thiên nhiên, một ngày chỉ cần ăn 2-3 viên sẽ bổ sung chất xơ, rất tiện lợi. Em bé tầm 3 tuổi, mẹ bầu cũng ăn được, các bạn văn phòng bận rộn càng nên sử dụng".

Đáng chú ý, hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục tạo dựng hình ảnh không chỉ là người đại diện thương hiệu kẹo Kera mà họ còn đồng hành, tâm huyết với sản phẩm ngay từ đầu. Họ đến tận nông trại, nhà máy sản xuất thực hiện nhiều video giới thiệu chi tiết về quy trình sản xuất, lợi ích của kẹo Kera.

Ba người này cùng một số người khác "diễn" hoạt cảnh từ vườn rau đến nhà máy, thể hiện nguyên liệu rau củ tươi sạch đến dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ sấy thăng hoa...

Song quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra xác định kẹo Kera là sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt, do Công ty CP Asia Life sản xuất là hàng giả.

 

CẢNH CÁO NGUYÊN PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ LIÊN QUAN SAI PHẠM DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ

Trung Tân

https://tuoitre.vn/canh-cao-nguyen-pho-giam-doc-so-lien-quan-sai-pham-du-an-dien-gio-20250521092821195.htm

Liên quan các sai phạm dự án điện gió, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã kỷ luật cảnh cáo nguyên phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Ngày 21-5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Dưỡng, nguyên phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, do liên quan đến sai phạm ở các dự án điện gió.

Theo kết luận, ông Nguyễn Dưỡng với trách nhiệm là đảng viên, nguyên lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu thực hiện chủ trương đầu tư các dự án điện gió không đúng quy định, để xảy ra sai phạm trong đấu thầu, chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. 

Ông Dưỡng còn không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình biến động tài sản, vi phạm quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác định nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân và hậu quả của các vi phạm là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân, đến mức phải thi hành kỷ luật. Ủy ban quyết định kỷ luật ông Nguyễn Dưỡng bằng hình thức cảnh cáo.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng đã thảo luận, biểu quyết thi hành kỷ luật đối với một đảng viên khác và kết luận kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ba tổ chức đảng.

 

 

No comments:

Post a Comment