Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 05 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
BBC
Hậu Chiến tranh
Việt Nam: Chính quyền cải tạo hàng chục ngàn người như thế nào?
Số phận cựu Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị điểm danh?
Bí ẩn về vị lãnh
đạo Tây Tạng 6 tuổi biến mất cách đây 30 năm
Em bé Napalm: World
Press Photo ngưng ghi tên tác giả bức ảnh lịch sử
Việt Nam phê duyệt
dự án sân golf 1,5 tỷ USD của Trump Organization tại Hưng Yên
Vì sao ông Lưu Bình
Nhưỡng được giảm án còn ông Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo?
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào – Bài 6: Khúc ruột ngàn dặm - di sản hải ngoại
Trung Quốc và
Campuchia tập trận lớn chưa từng có, Việt Nam có nên lo?
Đảng đẩy mạnh luân
chuyển cán bộ cấp cao để phòng ngừa tiêu cực
Công ty Shein của
Trung Quốc thuê nhà kho lớn tại Việt Nam để né thuế Mỹ
Vì sao Đảng muốn
rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Khách Đài Loan tố
bị xé thẻ lên máy bay, sân bay Phú Quốc nói gì?
50 năm kết thúc Chiến
tranh Việt Nam
50 năm kết thúc
chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến
Bao giờ chúng ta
mới ngừng viết về chiến tranh?
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào - Bài 4: Đồng phục tư tưởng - di sản ý thức hệ
Việt Nam sản xuất
vắc xin ngừa ung thư bằng công nghệ Nga, thực hư thế nào?
Bị Mỹ dọa đánh
thuế, Việt Nam tăng cường chống hàng giả từ Trung Quốc
Tổng Bí thư Tô Lâm
đi Nga, nói về Ukraine và 'con đường của Việt Nam'
Tổ chức nhân quyền
quốc tế phản đối khởi tố 'án chồng án' ông Trịnh Bá Phương
Vụ tai nạn ở Vĩnh
Long: 'Cuộc đua một mất một còn' giữa Viện Kiểm sát và Bộ Công an
Tranh chấp Đá Hoài
Ân - 'điểm nóng mới' ở Biển Đông
Thấy gì qua việc
ông Tô Lâm thăm Nga, dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng?
Em bé Napalm: AP
công bố kết luận sau nhiều tháng điều tra về tác giả bức ảnh
Doanh nghiệp FDI
vẫn đặt cược vào Việt Nam bất chấp thuế quan của Trump
Đàm phán tại Istanbul : Nga và Ukraina không đạt thỏa thuận
ngừng bắn
Quân đội Israel thông báo chuẩn bị tấn công cường độ cao vào Gaza
Cơ quan thẩm định tài chính Moody’s hạ điểm tín nhiệm về nợ của
Hoa Kỳ
Donald Trump có phải là nhà đàm phán giỏi ?
Liên hoan phim Cannes 2025 : Jennifer Lawrence và Robert
Pattinson hai siêu sao trên thảm đỏ
Nhiệm kỳ 2 của TT Mỹ Donald Trump : Đã hết thời thủ tướng
Israel Netanyahu « muốn gì được nấy » ?
Cuộc
thi hát Eurovision : Liệu ca sĩ Louane có thể đem giải nhất về cho
nước Pháp ?
Donald
Trump mở ra cả một đại lộ cho Trung Quốc tại Đông Nam Á
Đàm phán đầu tiên giữa Ukraina và Nga bàn về ngừng bắn và cuộc gặp
Zelensky-Putin
Các thành viên NATO sẵn sàng tăng đáng kể chi tiêu quân sự và an
ninh
TT Trump kết thúc vòng công du Trung Đông đạt nhiều thỏa thuận đầu
tư hơn nghìn tỷ đô la vào Mỹ
Ẩm thực : Dễ làm trên TikTok nhưng học nghề lại khó
Phải
chăng thời cơ đang thuận lợi cho thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran ?
Được Mỹ dỡ cấm vận, Syria bắt đầu tái thiết sau hơn 10 năm nội
chiến và đàn áp
Liên hoan Cannes 2025 : Hollywood phản đối quyết định đánh
thuế 100 % phim sản xuất ở nước ngoài
Nga và Ukraina đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Putin vắng
mặt
Các bộ trưởng Thương Mại APEC họp trong bối cảnh cuộc chiến thuế
quan leo thang
Trump công du Trung Đông: Hãng Mỹ Boeing bội thu với hợp đồng 200
tỷ đô la của Qatar
(AFP) –
Ngoại trưởng Iran bác bỏ tin Mỹ đã gửi một văn kiện chính thức « với những đề nghị trực tiếp hay
gián tiếp » để hướng tới một thỏa thuận về hạt nhân. Hôm 16/05/2025 thứ trưởng Ngoại
Giao Iran, Kazem Gharibabadi tiếp xúc với các giới chức ngoại giao của Anh, Đức
và Pháp tại Istanbul, trình bày với ba đối tác châu Âu này về tiến triển sau 4
cuộc trao đổi với Hoa Kỳ về hạt nhân Iran. Cùng lúc trang thông tin Mỹ Axios
trích dẫn một quan chức của Washington cho biết chính quyền Trump đã trao cho
Teheran « một văn bản viết » với những đề xuất
giải trừ chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran. Tin trên xuất hiện
sau khi tổng thống Mỹ thông báo đang « cận kề » một
thỏa thuận với Teheran trên hồ sơ này.
(AFP) –
Bầu cử tổng thống Ba Lan 2025 có thể tác động đến Liên Âu. Vòng đầu của cuộc bầu cử tổng thống Ba
Lan, diễn ra vào ngày mai 18/05/2025, có thể làm thay đổi vị thế và lập trường
của đất nước đối với Liên Hiệp Châu Âu. Vận động tranh cử diễn ra trong bầu
không khí căng thẳng giữa một ứng cử viên ủng hộ châu Âu và một người theo chủ
nghĩa dân tộc, ngưỡng mộ tổng thống Mỹ Donald Trump. Cử tri đặc biệt sẽ quan
tâm đến chính sách đối ngoại của các ứng viên, đặc biệt là trong quan hệ với
Liên Âu, Hoa Kỳ và tình hình Ukraina. Cho dù tổng thống ở Ba Lan có quyền lực
hạn chế, nhưng vẫn có thể phủ quyết luật, điều mà tổng thống mãn nhiệm Andrzej
Duda, theo phe dân túy bảo thủ, thường xuyên làm.
(AFP) –
Chiến tranh Gaza là trọng tâm thượng đỉnh Liên Đoàn các nước Ả Rập tổ chức tại
Bagdad, Irak. Hội
nghị mở ra hôm nay 17/05/2025, nhiều nguyên thủ quốc gia vắng mặt và cuộc họp
lần này bị chiến tranh ở Gaza chi phối, cộng thêm những tuyên bố của tổng thống
Hoa Kỳ Donald Trump về kế hoạch muốn trục xuất người Palestine ra khỏi dải đất
này và biến nơi này thành một khu vực nghỉ mát cho những nhà triệu phú, tỉ phú,
tựa như vùng biển biếc ở miền nam nước Pháp hay Monaco. Trong bài phát
biểu tại Hội nghị, tổng thống Ai Cập kêu gọi Mỹ gây áp lực với Israel để đạt
được một thỏa thuận ngừng bắn cho Gaza.
(Nikkei
Asia) – Khủng hoảng địa ốc Trung Quốc vẫn chưa tới hồi kết. Theo báo tài chính Nhật Bản Nikkei
Asia hôm 17/05/2025, mặc dù Bắc Kinh ra sức hỗ trợ ngành địa ốc nhưng « giới
đầu tư vẫn chưa tin rằng thị trường nhà đất tại Hoa Lục đã ổn định ».
Các tập đoàn xây dựng và cơ quan môi giới tiếp tục hạ giá nhà để giải quyết
những căn hộ đã hoặc sắp xây nhưng chưa có chủ. Báo chí Trung Quốc cho biết,
năm 2024, các nhà thầu đã phải hạ giá các căn hộ ở Bắc Kinh khoảng 30% mà vẫn
khó tìm được người mua.
(AFP) – Hơn
20 tỷ euro đầu tư nước ngoài vào Pháp. Trước khi khai mạc hội nghị Choose France
2025 tại cung điện Versailles, kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Pháp, tổng thống Emmanuel Macron hôm 16/05/2025 đã cho biết Pháp sắp đạt kỷ
lục, thu hút hơn 20 tỷ euro đầu tư từ các doanh nghiệp ngoại quốc. Trong sự
kiện này năm ngoái, Pháp đã nhận được hơn 15 tỷ euro. Năm nay, Pháp vẫn là điểm
thu hút đầu tư cao nhất tại châu Âu, bất chấp những bất ổn về kinh tế toàn cầu,
bất chấp cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như là chiến tranh
thuế quan Washington đã khơi mào với toàn thế giới.
(AFP) – Cựu tổng thống Hàn Quốc
Yoon Suk Yeol ngày 17/05 thông báo rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) trước
cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn vào ngày 03/06, được ấn định sau khi ông
bị phế truất hồi đầu tháng 4 do nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành. Tuy
nhiên ông Yoon kêu gọi ủng hộ ứng cử viên chính thức của đảng bảo thủ PPP
là Kim Moon Soo, cựu bộ trưởng Lao Động trong nội các do ông điều hành. Theo
cuộc thăm dò mới nhất của Viện Gallup công bố hôm 16/05, ứng cử viên của đảng
Dân Chủ (đảng đối lập chính, đảng trung tả), Lee Jae Myung, đang dẫn đầu với
51% ý định bỏ phiếu, bất chấp các thủ tục tố tụng hình sự chống lại ông, đặc
biệt là về tội tham nhũng. Đứng thứ hai là Kim Moon Soo với 29%.
(AFP) – Cuộc
thi hát châu Âu Eurovision 2025 mở màn. Ca sĩ Pháp Louane dự thi với nhạc phẩm Maman.
Cô là một trong số 26 thí sinh vào chung kết. Đêm nhạc hội tổ chức tại thành
phố Basel, Thụy Sĩ đêm nay 17/05/2025. Chỉ có khoảng chưa đầy 7.000 khán giả
may mắn mua được vé để đi xem hát trực tiếp. Trên toàn châu lục sẽ có 160 triệu
cặp mắt khán giả hướng về sự kiện văn hóa này.
(AFP) –
Pháp phá vỡ đường dây lớn gái mại dâm Trung Quốc. Viện Công Tố Bordeaux hôm 16/05 ra
thông cáo cho biết, 8 nghi can trong mạng lưới dẫn dắt gái mại dâm Trung Quốc
trên khắp nước Pháp đã bị giam giữ và truy tố. Các nghi phạm gồm 5 đàn ông và 3
phụ nữ, đều là người gốc Trung Quốc, từ 37 đến 48 tuổi, đã bị bắt từ hôm Chủ
nhật và thứ Hai vừa qua tại nhiều địa phương của Pháp. Theo Viện công tố, đây
là mạng lưới có tổ chức chặt chẽ từ Paris, Mulhouse (đông bắc Pháp) và Tây Ban
Nha chuyên môi giới và cung cấp gái mại dâm đi khắp nước Pháp. Theo các nhà
điều tra các hoạt động này thu về hàng trăm nghìn euro mỗi tháng. Văn
phòng công tố cho biết, khoảng 200.000 euro, một nửa là tiền mặt và một nửa còn
lại trong nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, đã bị tịch thu, cùng với nhiều
túi xách hàng hiệu.
(AFP) –
Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu tạm ngừng nhập khẩu thịt gà từ Brazil vì cúm
gia cầm. Bộ
trưởng Nông Nghiệp Brazil, Carlos Favaro, hôm 16/05, cho báo chí biết : Trung
Quốc sẽ không mua thịt gà của Brazil trong vòng 60 ngày. Một nguồn tin châu Âu
cũng cho biết việc nhập khẩu thịt gà vào Liên Hiệp Châu Âu cũng đã bị đình chỉ
vì chính quyền Brazil hiện không thể cũng cấp các giấy chứng nhận cần thiết để
xuất khẩu sang châu Âu. Brazil là nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới và
Trung Quốc là điểm đến chính của mặt hàng này, với hơn 562.000 tấn được xuất
khẩu sang quốc gia châu Á này vào năm 2024, chiếm 10,89% tổng lượng, theo dữ
liệu từ Hiệp hội Protein động vật Brazil (ABPA). Liên Âu đã nhập khẩu hơn
231.000 tấn thịt gà từ Brazil, chiếm 4,49% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của
nước này.
TIN TỨC:
CHỦ NHẬT 18.05.2025
1.GIÁO SƯ,
NHÀ DÂN CHỦ ĐOÀN VIẾT HOẠT QUA ĐỜI
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt,
cựu tù nhân lương tâm, một trong những biểu tượng tiêu biểu của phong trào dân
chủ và nhân quyền Việt Nam trong vài thập niên trở lại đây, vừa qua đời vào chiều
14/5/2025 tại bệnh viện UCI Health-Fountain Valley, Nam California.
Ông sinh năm 1942 tại
Hà Đông, từng là phụ tá Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975. Sau
năm 1975, ông bị bắt và bị giam cầm suốt 12 năm trong trại cải tạo mà không qua
xét xử. Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục đấu tranh ôn hòa cho tự do ngôn luận
và dân chủ, dẫn đến việc bị kết án 20 năm tù vào năm 1993. Dưới áp lực quốc tế,
ông được trả tự do và sang Hoa Kỳ năm 1998, nơi ông tiếp tục hoạt động cho đến
cuối đời.
Ông được mệnh danh là
“Sakharov của Việt Nam” và từng nhận nhiều giải thưởng quốc tế danh giá như Giải
Tự do Báo chí Quốc tế (1993), Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy (1995), Giải
Bút vàng Tự do (1998) và được vinh danh là Anh hùng Tự do Báo chí Thế giới năm
2000.
Khoảng 3 năm trước,
ông chuyển từ Washington DC tới sinh sống tại Nam Cali , nơi có đông người Việt
tị nạn cộng sản.
Theo tổ chức Robert F.
Kennedy Human Rights được báo Người Việt dẫn lại, trong một lần nói chuyện với
bà Mary Kerry Kennedy, con gái cố Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy, vào năm 2000,
Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt chia sẻ: “Thời gian trôi qua quá chậm cho đất nước và
người dân nước tôi, làm cho họ bị chịu đựng quá lâu. Chính suy nghĩ này làm cho
tôi không thể im lặng – kiến thức, tầm nhìn, và tình yêu quê hương của tôi bắt
tôi phải lên tiếng. Tôi luôn tin sự thật, công lý, và lòng trắc ẩn sẽ chiến thắng,
cho dù các nhà độc tài mạnh mẽ tới đâu, cho dù tình trạng có thể tệ đến đâu.”
2.
Zelensky kêu gọi quốc tế trừng phạt Nga nếu đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ thất bại
Tại Hội nghị
thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu ở Tirana (Albania), Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm
khắc hơn đối với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và năng lượng, nếu các
cuộc đàm phán đang diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) không đạt được kết quả rõ
ràng. Ông cáo buộc Nga đang cố tình biến quá trình đối thoại thành một “vở kịch
trống rỗng”, tương tự các cuộc gặp thất bại hồi năm 2022, bằng cách cử những
người không đủ thẩm quyền tham gia.
Zelensky
nhấn mạnh rằng Ukraine và các quốc gia phương Tây không phải là bên phá vỡ đàm
phán, mà chính phía Nga đang làm suy yếu nỗ lực ngoại giao thông qua việc thiếu
thiện chí và thiếu thực chất. Ông đề xuất cộng đồng quốc tế cần phản ứng mạnh
mẽ nếu Nga tiếp tục trì hoãn hoặc làm gián đoạn quá trình hòa đàm. Ông cũng kêu
gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin trao cho phái đoàn của mình đầy đủ thẩm quyền
để đạt được giải pháp thực tế. “Chúng ta cần ngừng giết chóc, tạo cơ hội thực
sự cho ngoại giao,” ông nói.
3. ÔNG
NICK ÚT KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ BỨC ẢNH NỔI TIẾNG “EM BÉ NAPALM”
Tổ chức World Press
Photo đã thông báo đình chỉ việc ghi nhận quyền tác giả của bức ảnh báo chí nổi
tiếng nhất của thế kỷ 20 “Em bé Napalm”, vốn được cho là của phóng viên Nick
Út.
Sự thật bị lột trần
sau khi bộ phim tài liệu The Stringer được tung ra, thách thức và đòi lại sự thật
cho 50 năm lịch sử báo chí bị coi là sai lầm.
The Stringer được công
chiếu tại liên hoan phim Sundance vào Tháng Giêng, 2025, tuyên bố rằng ông Nguyễn
Thành Nghệ, một tài xế của NBC, người đã bán ảnh cho AP nhưng bị từ chối được
điền tên tác giả. Bộ phim đã khiến World Press Photo phải tiến hành cuộc
điều tra, dẫn đến kết luận công bố vào Thứ Sáu ngày 16 Tháng Năm rằng Nick Út
không phải tác giả.
World Press Photo chưa
công nhận ông Nghệ là tác giả nhưng tuyên bố việc đình chỉ xác nhận quyền tác
giả đối với Nick Út “hiện tại có hiệu lực, cho đến khi bức ảnh có được chứng
minh khác.”
Bức ảnh “Em bé Napalm”
đã góp phần mang lại chiến thắng cho Bắc Việt trên mặt trận tuyên truyền, đồng
thời mang hào quang cho Nick Út hơn nửa thế kỷ qua. Dù phải đối mặt với nhiều
chất vấn từ giới chuyên môn nhưng Nick Út luôn khẳng định mình là tác giả.
4.
Mỹ có thể công bố mức thuế mới trong 2–3 tuần tới
Tổng thống
Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ sớm công bố các mức thuế mới dành riêng
cho từng quốc gia trong vòng 2–3 tuần tới, nhằm điều chỉnh quan hệ thương mại
và bảo vệ lợi ích nội địa. Phát biểu sau chuyến công du vùng Vịnh, ông Trump
tiết lộ rằng hiện có khoảng 150 quốc gia đang muốn đàm phán thương mại với Mỹ.
Theo đó, các bộ trưởng tài chính và thương mại Mỹ đang chuẩn bị gửi thư tới các
nước, thông báo rõ ràng về mức phí mà họ cần chi trả nếu muốn tiếp tục tiếp cận
thị trường Mỹ.
Chính quyền
Trump trước đó đã tạm hoãn áp dụng chính sách thuế đối ứng trong 90 ngày từ đầu
tháng 4 để tạo điều kiện cho đàm phán. Tuy nhiên, ông Trump khẳng định sẽ không
gia hạn thời gian hoãn này. Theo kế hoạch, mức thuế cơ bản là 10% sẽ được áp
dụng cho hầu hết quốc gia, cùng các mức thuế bổ sung với khoảng 60 nước có
thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Việc công bố
biểu thuế mới diễn ra trong bối cảnh Mỹ muốn tái cân bằng thương mại toàn cầu,
sau khi từng phải tạm rút kế hoạch thuế hồi đầu tháng 4 do thị trường trái
phiếu phản ứng tiêu cực.
5.
Mỹ và EU nối lại đàm phán thương mại sau thời gian đình trệ
Sau nhiều
tuần gián đoạn, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức khởi động lại tiến
trình đàm phán thương mại bằng việc trao đổi tài liệu đàm phán, tập trung vào
các lĩnh vực then chốt như thuế quan, thương mại điện tử và đầu tư song phương.
Mỹ trước đó đã bày tỏ không hài lòng khi EU chậm trễ trong việc đưa ra đề xuất
cụ thể, khiến quá trình thương lượng bị đình trệ.
Tại cuộc họp
với các đại sứ EU, bà Sabine Weyand – Tổng Vụ trưởng Thương mại của Ủy ban châu
Âu – cảnh báo rằng Mỹ đang cố đạt được các "thắng lợi nhanh", đồng
thời khẳng định EU cần hành xử thận trọng. Mỹ đe dọa sẽ khôi phục đầy đủ các
mức thuế đã công bố hồi tháng 4 nếu EU không đưa ra hành động cụ thể. Hiện tại,
EU đã tạm giảm một nửa mức thuế trả đũa 20% cho đến ngày 8/7 để tạo điều kiện
đàm phán.
EU cho biết
sẵn sàng tăng nhập khẩu năng lượng, nông sản và vũ khí từ Mỹ để thu hẹp thâm
hụt thương mại, nhưng bác bỏ các yêu cầu về việc bỏ thuế VAT và nới lỏng quy
định với dịch vụ kỹ thuật số. Một số quốc gia EU cũng phản đối kiểu thỏa thuận
thương mại như giữa Mỹ và Anh.
VNTB – “Tiền cơ chế”: thêm một khái niệm
mới về tiền tham nhũng
VNTB – Trách nhiệm của thủ tướng ở đâu
trong vụ sữa giả, thực phẩm giả?
VNTB
– Lời cầu nguyện của Hòa Thượng Thích Huyền Việt tại Lincoln Memorial
VNTB
– Người tỵ nạn ở Thái Lan bị đánh đập hành hạ trong IDC ra sao?
18/05/1926: Nhà truyền giáo nổi tiếng
Aimee Semple McPherson mất tích
Tại sao chúng ta cần thảo luận về “phương
Nam toàn cầu”?
Cai trị bằng công lý hay bằng sợ hãi?18/05/2025
Nhân phát biểu của một nữ thiếu tướng ở
Đăk Lăk18/05/2025
Những cải cách này có chân thành hay
không?18/05/2025
Đoàn
Viết Hoạt: Người thực hiện sứ mạng xương rồng17/05/2025
Có một
Nick Út mà tôi biết17/05/2025
Hạt
giống đỏ và đồng tiền dễ đến trên tay!17/05/2025
Sự
thật của nó thì mãi bất tử…17/05/2025
Tiền
vàng trong dân còn nhiều lắm17/05/2025
Lời kêu cứu
khẩn cấp!16/05/2025
Hữu
danh vô thực như Đại học Quốc gia15/05/2025
Nguyễn
Thông - Tiền vàng trong dân còn nhiều lắm
Trần
Quốc Quân – Chiến thôi, Ukraina ơi !
Linh
Lê – Bò đỏ điên cuồng phò Nga
Bông
Lau – Ukraine, hãy quên Mỹ Đế !
Nguyễn
Đình Bổn - Trump, hãy mở to mắt ra !
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 17.05.2025
Tuấn
Khanh – Có một Nick Út mà tôi biết
Nguyễn
Tấn Cứ - Dấu hỏi lớn về một bức ảnh lịch sử
Lê
Thiếu Nhơn - Hạt giống đỏ và đồng tiền dễ đến trên tay !
Hoàng
Linh - Huỳnh Nguyễn Lộc, trưởng thành từ phong trào Đoàn và 62 lần nhận hối lộ
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Sự thật của nó thì mãi bất tử… 18/05/2025
“Tiền cơ chế”: thêm một khái
niệm mới về tiền tham nhũng 18/05/2025
Hạt giống đỏ và đồng tiền dễ
đến trên tay! 18/05/2025
Tiền vàng trong dân còn nhiều
lắm 18/05/2025
Tại sao chúng ta cần thảo luận
về “phương Nam toàn cầu”? 18/05/2025
Thấy gì qua việc VinSpeed xin
làm chủ đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 17/05/2025
Dự án đường sắt cao tốc Bắc –
Nam 17/05/2025
Thi sĩ máy Ba con nhất 17/05/2025
Vì sao có đông người Việt ủng
hộ Putin? 17/05/2025
Vì sao Đảng muốn rút ngắn nhiệm
kỳ Quốc hội khóa 15? 16/05/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
KHỞI
TỐ 4 BÁC SĨ VÌ 'CHẠY' CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-4-bac-si-vi-chay-chung-chi-hanh-nghe-post1552666.html
Công an tỉnh Đắk Lắk quyết định khởi tố các bị
can để điều tra về tội "Đưa hối lộ" xảy ra năm 2018 tại Bệnh viện Đa
khoa vùng Tây Nguyên.
Ngày 17/5, một nguồn tin cho biết Công an tỉnh
Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can về tội "Đưa hối lộ",
trong vụ việc "chạy" chứng chỉ hành nghề (CCHN) y xảy ra năm 2018 tại
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Các bị can bị khởi tố về tội "Đưa hối
lộ" gồm Lê Anh Tài (SN 1978, quê TP Huế), Hứa Chí Cường (SN 1981, quê
TP.HCM), Huỳnh Văn Bình (SN 1970, quê tỉnh Lâm Đồng) và Huỳnh Thành Giàu (SN
1976, quê tỉnh Đồng Tháp). Cả 4 người này đều có trình độ chuyên môn bác sĩ đa
khoa. Trước đó, năm 2028, thấy mạng xã hội Facebook đăng tải nội dung "Hỗ
trợ cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh", Hứa Chí Cường, Huỳnh Văn
Bình, Huỳnh Thanh Giàu, Lê Anh Tài đã liên hệ và được cho số điện thoại của
người môi giới để làm giấy chứng chỉ hành nghề.
Đến tháng 2/2018, 4 trường hợp trên cũng được
làm thủ tục nhập khẩu vào huyện Buôn Đôn vì cả 4 người đều ở tỉnh, thành khác.
Sau đó, cả 4 bác sĩ trên được Bệnh viện Đa
khoa vùng Tây Nguyên làm giấy xác nhận thực hành. Khi có giấy xác nhận quá
trình thực hành của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, năm 2019, hồ sơ của
Bình, Cường, Tài và Giàu được chuyển về nộp tại bộ phận một cửa thuộc Sở Y tế
Đắk Lắk để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
CÔNG
TY DƯỢC 'BÔI TRƠN' 71 TỶ ĐỒNG CHO NHỮNG AI ĐỂ THUỐC VÀO BỆNH VIỆN
Theo kết luận điều tra, bị can Phạm Văn Cách -
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dược Sơn Lâm đã chi hơn 71 tỷ đồng
để hối lộ các cá nhân là giám đốc, phó giám đốc bệnh viện, trung tâm y tế,
người có thẩm quyền, nhằm tránh bị gây khó khăn trong việc cung ứng thuốc.
Cơ quan điều tra xác định, đứng đầu và nhận số
tiền hối lộ lớn nhất trong vụ án là ông Huỳnh Nguyễn Lộc, nguyên Viện trưởng
Viện Y dược học dân tộc TP.HCM. Ông bị cáo buộc đã yêu cầu "cắt phế"
tới 25% giá trị đơn thuốc, qua đó nhận hơn 47 tỷ đồng để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp cung cấp thuốc vào viện. Tương tự, bà Trương Thị Thu
Hương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên, bị cáo buộc đã
yêu cầu tỷ lệ “hoa hồng” đến 30% và nhận hơn 10 tỷ đồng từ doanh
nghiệp.
Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định hàng loạt
lãnh đạo và cán bộ các bệnh viện tuyến tỉnh cũng tham gia nhận hối lộ từ Công
ty Sơn Lâm như: bị can Đinh Thị Mộng Thanh, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Bệnh
viện Y dược cổ truyền tỉnh Tây Ninh (Bệnh viện Tây Ninh), đã nhận hơn 4,1
tỷ đồng, hưởng lợi cá nhân hơn 2,3 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Thị Hiệu, Trưởng phòng Tài chính
Kế toán của bệnh viện Tây Ninh, dù không trực tiếp thỏa thuận nhưng biết rõ
hành vi vi phạm vẫn nhiều lần nhận tiền từ doanh nghiệp, tổng cộng 1,8 tỷ
đồng.
Quá trình điều tra, bà Thanh thành khẩn khai
báo, nộp lại 2,2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả; bà Hiệu nộp lại hơn
355 triệu đồng.
Bên cạnh đó, bị can Cao Hữu Hạng, Phó Giám đốc
Bệnh viện Tây Ninh phụ trách dược, đã nhận 188 triệu đồng và tự nguyện nộp lại
toàn bộ số tiền này.
Võ Thị Kim Loan, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y
học cổ truyền tỉnh Bến Tre, nhận 940 triệu đồng từ Phạm Văn Cách; hiện đã nộp
lại toàn bộ số tiền.
Nguyễn Văn Trịnh, nguyên Phó Giám đốc Bệnh
viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch (Lâm Đồng), được giao thẩm quyền ký kết
hợp đồng, đã nhận 955 triệu đồng và nộp lại toàn bộ để khắc phục.
Nguyễn Duy Thanh, Phó Trưởng khoa thuộc Trung
tâm Y tế thị xã Mỹ Hào (từng công tác tại Bệnh viện đa khoa Phố Nối), bị cáo
buộc nhận 626 triệu đồng. Ông Thanh khai báo thành khẩn và nộp lại 646 triệu
đồng, cao hơn số tiền nhận được do có yếu tố hoàn trả vượt.
Quách Thị Lịch, nguyên Trưởng phòng Tài chính
Kế toán Bệnh viện Y Dược cổ truyền Hưng Yên, bị cáo buộc đã nhận 507 triệu đồng
và nộp lại toàn bộ…
Tất cả các bị can nêu trên đều bị khởi tố về
tội "Nhận hối lộ" theo Điều 354 Bộ luật Hình sự .
Đáng chú ý, hành vi nhận hối lộ không chỉ dừng
ở lãnh đạo cấp cao mà còn lan xuống các cấp trung gian, từ trưởng/phó phòng tài
chính – kế toán, đến phó trưởng khoa dược. Hệ thống này vận hành theo quy trình
"ngầm", trong đó doanh nghiệp cung cấp thuốc phải chi tiền phần trăm
mới được tạo điều kiện trúng thầu. Hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng không
chỉ về kinh tế mà còn làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào ngành y tế.
CỰU TỔNG BIÊN TẬP ĐỒNG
XUÂN THỤ ĐÃ CHỈ ĐẠO ĐƯỜNG DÂY CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN VỚI THỦ ĐOẠN NÀO?
Cơ quan điều tra đã chỉ ra những mắt xích quan
trọng trong đường dây cưỡng đoạt tài sản của cựu tổng biên tập tạp chí Môi
trường và Đô thị Việt Nam Đồng Xuân Thụ.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa ban hành bản kết luận điều tra vụ án
hình sự, đề nghị truy tố Đồng Xuân Thụ, cựu tổng biên tập tạp chí Môi
trường và Đô thị Việt Nam, cùng 41 đồng phạm về hành vi "cưỡng đoạt
tài sản" xảy ra ở Thái Bình và các tỉnh thành khác trên cả nước.
Chỉ đạo 'tìm cho ra' sai phạm của tổ chức, cá
nhân
Theo kết luận điều tra, với vai trò là tổng biên tập tạp
chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Đồng Xuân Thụ đã chỉ đạo
phóng viên của tạp chí đi tìm các sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
để viết bài đăng tải lên web moitruongvadothi.vn.
Giúp sức đắc lực cho Đồng Xuân Thụ có
Bùi Văn Toàn, trưởng ban kinh tế môi trường.
Sau khi tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của Thụ, Toàn trực tiếp hoặc
chỉ đạo phóng viên tìm kiếm thông tin, thu thập tài liệu, đe dọa các cá nhân,
đơn vị, doanh nghiệp sẽ viết bài phản ánh đăng trên tạp chí Môi trường
và Đô thị điện tử và chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, nhằm gây
sức ép buộc các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp phải nộp tiền ủng hộ chương trình
"Cây chổi vàng", "Vẽ tranh cho thiếu nhi" hoặc hợp
đồng quảng cáo.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định Toàn trực tiếp
hoặc chỉ đạo phóng viên ban kinh tế môi trường chiếm đoạt 42 lần của các cá
nhân, đơn vị, doanh nghiệp với số tiền 2.878.400.000 đồng.
Ngoài bị can Toàn, Nguyễn Thanh Tâm, cựu trưởng văn phòng Tây
Nguyên, cũng là mắt xích quan trọng trong đường dây của Thụ. Tâm đã chỉ đạo
phóng viên tìm kiếm tài liệu liên quan sai phạm trong quá trình khai thác đá
của Công ty TNHH Vĩnh Tài, sau đó liên hệ làm việc, không viết bài, yêu cầu
doanh nghiệp ủng hộ chương trình "Cây chổi vàng", qua đó chiếm đoạt
300 triệu đồng.
Cũng bằng thủ đoạn tương tự, Tâm chỉ đạo phóng viên khai thác
thông tin mua bán cát lậu của Công ty TNHH Hùng Cường, sau đó yêu cầu công ty
ký hợp đồng ủng hộ chương trình "Cây chổi vàng" và chiếm đoạt 200
triệu đồng.
Không chỉ các vụ việc trên, Nguyễn Thanh Tâm và sau này là Vũ
Đình Năm với vai trò trưởng văn phòng Tây Nguyên (từ 1-6-2023) đã chỉ đạo phóng
viên 5 lần chiếm đoạt 374 triệu đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Phóng viên thường trú tỉnh thành là mắt xích
quan trọng
Ngoài ra, các ban điện tử, media, văn phòng Bắc Trung Bộ, văn
phòng Đà Nẵng, các phóng viên thường trú tại các tỉnh cũng là những mắt xích
quan trọng trong đường dây cưỡng đoạt tài sản do cựu tổng biên tập Đồng Xuân
Thụ chỉ đạo.
Đặc biệt, Nguyễn Thị Ánh Hồng, cựu phó tổng biên tập tạp
chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, đã giúp Thụ trong điều hành
công việc của tạp chí, ký giấy giới thiệu cho phóng viên đi tìm hiểu sai phạm
của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Thực hiện gỡ, ẩn, sửa bài viết..., giúp ông Thụ trong việc thu
chi, chia phần trăm thụ hưởng các khoản tiền mà phóng viên chiếm đoạt, với số
tiền lên tới 5.069.800.000 đồng.
Còn Cao Thị Thu Hường, kế toán của tạp chí Môi trường và
Đô thị Việt Nam, là người đã quản lý, thu, chi số tiền đã chiếm đoạt
được cho các phóng viên. Cơ quan điều tra đã truy tố Hường theo khoản 4 điều
170 Bộ luật Hình sự.
NHẬN 5 TRIỆU ĐỒNG, CỰU
PHÓ TRƯỞNG CÔNG AN PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO BỊ TRUY TỐ
Sau khi cấp dưới nhận 50 triệu đồng để thả
nghi phạm có dấu hiệu tàng trữ trái phép chất ma túy, cựu phó trưởng Công an
phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM) được 'chia' 5 triệu đồng.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố ra trước Tòa án nhân
dân TP.HCM để xét xử đối với ông Nguyễn Thủy (cựu thiếu tá, cựu phó trưởng Công
an phường Phạm Ngũ Lão) về tội "nhận hối lộ" và "đưa hối
lộ".
Liên quan vụ án, ông Nguyễn Thành Luân (cựu đại úy) và ông
Nguyễn Võ Danh (cựu trung úy, cùng công tác tại Công an phường Phạm Ngũ Lão)
cùng bị truy tố về tội "nhận hối lộ"; Phan Đức Minh (44 tuổi, ngụ
quận 1) bị truy tố về tội "đưa hối lộ" và Phan Thị Thúy (35 tuổi, ngụ
quận Bình Tân) bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo hồ sơ, khoảng 18h30 ngày 8-11-2022, ông Luân trong quá
trình tuần tra đã phát hiện Phan Đức Minh có hành vi tàng trữ 2 tép chất bột
trắng nghi là ma túy, nên đưa về trụ sở giải quyết.
Tại công an phường, Minh ngỏ ý đưa tiền để ông Luân giúp đỡ
không bị xử lý. Sau đó Luân báo cáo với ông Thủy việc này, thì ông Thủy trả lời
"nếu giúp được thì giúp".
Nghe vậy, Luân dẫn Minh đến gặp ông Danh là cán bộ trực ban,
trao đổi việc của Minh rồi Luân tiếp tục đi tuần tra.
Quá trình trao đổi, Minh đề nghị đưa 50 triệu đồng cho Danh, ông
Danh đồng ý rồi đưa điện thoại cho Minh để gọi điện thoại vay tiền người quen
(không nói mục đích vay) nhằm mục đích "chung chi".
Sau khi nhận 50 triệu đồng, ông Danh cho Minh về mà không lập hồ
sơ theo quy định và không báo cáo chỉ huy ca trực.
Khoảng 23h cùng ngày, Luân đi tuần tra về thì Danh đưa cho Luân
15 triệu đồng, nhưng không nói cho Luân biết đã nhận 50 triệu đồng của Minh.
Sáng hôm sau, Luân đến phòng làm việc của ông Nguyễn Thủy, đưa
cho ông Thủy 5 triệu đồng và nói "đây là phần em gửi anh".
Hồ sơ vụ án thể hiện ông Nguyễn Thủy hiểu rằng số tiền nhận từ
Luân là tiền có được từ việc không xử lý Minh, nên ông Thủy cất vào ngăn kéo
bàn làm việc.
Cùng ngày, Luân tiếp tục đưa 5 triệu đồng cho ông P. (cán bộ
cùng ca trực) và chỉ nói là biếu Tết, mà không nói nguồn gốc số tiền.
Đến tháng 2-2023, Luân và Danh bị Công an quận 1 tạm đình chỉ
công tác vì liên quan vụ việc trên. Do sợ bị kỷ luật, cả hai đến phòng làm việc
của ông Thủy bàn tìm các mối quan hệ nhờ giúp đỡ. Sau đó nhóm này nhờ Phan Thị
Thủy "chạy án", giúp không bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Với mục đích chiếm đoạt tiền của ông Thủy, Luân, Danh, Phan Thị
Thủy đã đưa ra thông tin gian dối rằng bản thân có nhiều mối quan hệ, quen biết
nhiều người có khả năng tác động giúp không bị xử lý. Từ đó Thủy nhận của cả 3
người tổng cộng 2,16 tỉ đồng, sau đó tiêu xài cá nhân và trả nợ hết.
NHỮNG LÃNH ĐẠO BỆNH
VIỆN NHẬN HỐI LỘ TỪ CÔNG TY SƠN LÂM SAU HỢP ĐỒNG MUA DƯỢC LIỆU
Ông Phạm Văn Cách, cựu
chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ
đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước
để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.
Cơ quan an ninh điều tra
Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản; đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần y dược LanQ và các bệnh
viện, trung tâm y tế liên quan.
Trong đó, ông Nguyễn
Mạnh Quyền - cựu chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), tổng giám đốc Công
ty cổ phần y dược LanQ và Phạm Văn Cách - cựu chủ tịch HĐQT
Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm - bị đề nghị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và đưa hối lộ.
Cùng vụ án, Cơ quan an
ninh điều tra còn đề nghị truy tố 18 lãnh đạo, cán bộ của các bệnh viện y dược
cổ truyền, trung tâm y tế trên cả nước về tội nhận hối lộ.
Chỉ đạo con dâu chuyển
tiền tỉ hối lộ
Để quá trình cung cấp
thuốc được thuận lợi, ông Phạm Văn Cách đã phải chi tiền cho một số cá nhân có
thẩm quyền thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế trước, trong hoặc sau khi thực
hiện hợp đồng.
Tại Viện Y dược
học dân tộc TP.HCM, trong khoảng năm 2017 - 2023, Công ty Sơn Lâm đã trúng
thầu 10 hợp đồng cung cấp dược liệu trị giá hơn 230 tỉ đồng. Viện trưởng Huỳnh
Nguyễn Lộc có vai trò quyết định trong việc lựa chọn nhà thầu, thực hiện mua
bán.
Cơ quan điều tra cáo buộc
ông Lộc đã yêu cầu ông Cách chi hoa hồng từ 20-25% trên một hóa đơn mua bán,
chưa tính VAT.
Tiền đưa trực tiếp cho
ông Lộc hoặc thông qua nhân viên Phạm Văn Chuân. Thời điểm đưa hối lộ thường
sau mỗi đợt viện thanh toán tiền mua dược liệu cho Công ty Sơn Lâm hoặc khi ông
Lộc cần tiền gấp.
Để không bị viện trưởng
gây khó khăn, ông Cách đồng ý. Tổng số tiền ông Lộc đã nhận là 47,1 tỉ đồng.
Trong đó, ông Lộc một lần trực tiếp nhận 500 triệu đồng, 34 lần chỉ đạo Chuân
nhận 26,8 tỉ đồng qua tài khoản ngân hàng, 12 lần giao Chuân 4,7 tỉ đồng tiền mặt.
Tại Bệnh viện Y
dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên, giai đoạn năm 2014 - 2019, Công ty Sơn Lâm đã
thực hiện 6 hợp đồng cung cấp vị thuốc cổ truyền phục vụ khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế. Tổng trị giá hợp đồng theo hóa đơn là 21,4 tỉ đồng.
Trong quá trình thực
hiện, bà Quách Thị Lịch - trưởng phòng tài chính kế toán bệnh viện - đã yêu cầu
phải chi 10-15% trên mỗi hóa đơn mua bán (chưa tính VAT).
Thời điểm đưa tiền diễn
ra sau các đợt bệnh viện thanh toán tiền mua thuốc cho Sơn Lâm. Ông chỉ đạo con
dâu 4 lần chuyển cho bà Lịch qua tài khoản, tổng 507 triệu đồng.
Tại Trung tâm Y
tế huyện Khoái Châu (Hưng Yên), Sơn Lâm thực hiện 4 hợp đồng trị giá
4,2 tỉ đồng.
Giám đốc trung tâm Vũ Thị
Ngát yêu cầu ông Cách phải cắt hoa hồng 12%. Ông chỉ đạo con dâu chuyển khoản 9
lần, tổng 476 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng của cấp dưới bà Ngát.
Tại Trung tâm Y
tế huyện Kim Động (Hưng Yên), ông Cách cũng chỉ đạo con dâu chuyển 6
lần, tổng 287 triệu đồng cho trưởng khoa dược Vũ Đức Thắng.
Tại Bệnh viện Đa
khoa Phố Nối và Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào (Hưng
Yên), Công ty Sơn Lâm thực hiện 5 hợp đồng trị giá 5,4 tỉ đồng. Ông Cách chi 8
lần, tổng 626 triệu đồng cho Tạ Quang Nghi, cán bộ khoa dược, sau là phó khoa
dược Trung tâm Y tế theo yêu cầu.
Chi hơn 71 tỉ đồng hối lộ
để "tuồn" thuốc vào nhiều bệnh viện
Tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo
Lộc, tỉnh Lâm Đồng, ông Cách chi tiền hoa hồng cho hai lãnh đạo bệnh viện, tổng
hơn 1,2 tỉ đồng. Ông Cách còn chi 940 triệu đồng cho Võ Thị Kim Loan,
giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre.
Tại Bệnh viện Y
học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên, ông Cách chỉ đạo con dâu 24 lần chuyển
khoản cho Trương Thị Thu Hương, giám đốc bệnh viện, tổng 10 tỉ đồng. Số tiền
này tương ứng với 10-30% giá trị hợp đồng do bà Hương đưa ra.
Với Bệnh viện Y
dược cổ truyền tỉnh Tây Ninh, từ năm 2017 đến 2020, Công ty Sơn Lâm ký 6
hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, trị giá 16,8 tỉ đồng.
Khi thực hiện, bà Đinh
Thị Mộng Thanh, phó giám đốc phụ trách bệnh viện, yêu cầu Sơn Lâm chi 20% hoa
hồng cá nhân và chi 17% cho trưởng phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Hiệu. Ông
Cao Hữu Hạng, phó giám đốc bệnh viện, cũng đề nghị doanh nghiệp chi 1-3%.
Nhằm không bị gây khó
khăn, Công ty Sơn Lâm đã đồng ý chi tiền cho ba người này. Trong đó, bị can
Thanh cầm 15 lần với tổng 2,3 tỉ đồng; Hiệu nhận 16 lần với tổng 2,6 tỉ đồng;
Hạng nhận 9 lần với 188 triệu đồng.
Theo kết luận điều tra,
bà Thanh chuyển lại 868 triệu đồng nhờ bị can Lê Văn Tình, phó giám đốc Công ty
Sơn Lâm, đưa chi phí hoa hồng cho Sở Y tế tỉnh Tây Ninh, tuy nhiên người này
không đưa mà chiếm hưởng.
Tại Bệnh viện Y học cổ
truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bình Định và Bệnh viện Y dược cổ truyền phục
hồi chức năng tỉnh Kon Tum, Công ty Sơn Lâm đã chuyển cho ba lãnh đạo, cán bộ
bệnh viện, tổng 434 triệu đồng.
Ở Đà Nẵng, bị can Tình
thống nhất chuyển cho ông Tống Viết Phải, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần
Dược thiết bị y tế Đà Nẵng, 22% giá trị hợp đồng để đi chi phí hoa hồng cho
lãnh đạo Sở Y tế và 12 bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn. Công ty Sơn Lâm đã
chuyển 27 lần, tổng 7,8 tỉ đồng cho Phải.
Sau khi nhận tiền, ông
Phải chỉ đạo cấp dưới dùng 4,2 tỉ đồng làm phong bì đưa chi phí cho giám đốc,
trưởng khoa dược, y học cổ truyền thuộc 12 bệnh viện, trung tâm y tế ở thành
phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy các cá nhân của 12 đơn vị trên
không thừa nhận đã nhận tiền.
CỰU
VIỆN TRƯỞNG VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC TP.HCM NHẬN HỐI LỘ 47 TỈ ĐỒNG
Ngọc Lê- bngocthanhnien@gmail.com
Liên quan vụ án xảy ra
tại Công ty cổ phần Y dược LanQ, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn
tất kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can Huỳnh Nguyễn Lộc, cựu Viện trưởng
Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ cùng 22 bị
can khác.
Ngày 15.5, Cục An ninh
điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND tối cao
truy tố 23 bị can về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đưa hối lộ và nhận hối
lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Y dược LanQ (viết tắt Công ty LanQ) và nhiều đơn
vị liên quan. Trong đó, bị can Huỳnh Nguyễn Lộc, cựu Viện
trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị đề nghị truy tố
vì nhận hối lộ hơn 47 tỉ đồng.
Ngoài ra, các bị can bị
đề nghị truy tố nhóm tội nhận hối lộ có: bị can Thân Đức Lại, cựu Giám đốc BHXH
tỉnh Bắc Giang; Trương Thị Thu Hương, cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền
tỉnh Thái Nguyên; Đinh Thị Mộng Thanh, cựu Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ
truyền tỉnh Tây Ninh; Nguyễn Văn Trung, cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền
Bảo Lộc (Lâm Đồng); Lê Phước Nin, cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền và
phục hồi chức năng tỉnh Bình Định; Vũ Thị Kim Loan, cựu Giám đốc Bệnh viện Y
học cổ truyền tỉnh Bến Tre, và nhiều bị can khác.
Ngoài ra, Cơ quan An ninh
điều tra đề nghị truy tố cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty LanQ
Nguyễn Mạnh Quyền; Phạm Văn Cách, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Sơn Lâm về 2 tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đưa hối lộ.
Kết luận điều tra thể
hiện, bị can Phạm Văn Cách với vai trò là Chủ tịch Công ty Sơn Lâm, đã có hành
vi cấu kết với bị can Nguyễn Mạnh Quyền để dùng thủ đoạn gian dối lừa đảo chiếm
đoạt hơn 18 tỉ đồng của BHXH tỉnh Bắc Giang và của nhiều nạn nhân khác.
Ngoài ra, trong quá trình
cung cấp thuốc và một số bệnh viện, trung tâm y tế, theo yêu cầu của các cá
nhân có thẩm quyền, bị can Phạm Văn Cách đã đưa hối lộ hơn 71 tỉ đồng.
Cựu Viện trưởng Viện Y
Dược học dân tộc TP.HCM chỉ định đưa hối lộ ra sao?
Theo kết luận điều tra,
từ năm 2017 đến năm 2023, Công ty Sơn Lâm đã trúng thầu, ký kết, thực hiện 10
hợp đồng cung cấp dược liệu cho Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM phục vụ khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với tổng giá trị theo hóa đơn mua bán gần 233 tỉ
đồng.
Bị can Huỳnh Nguyễn Lộc,
lúc đó có vai trò quyết định trong việc lựa chọn nhà thầu, thực hiện các hợp
đồng mua bán dược liệu tại Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM.
Trong quá trình thực hiện
hợp đồng, từ năm 2018 đến năm 2023, cựu Viện trưởng Viện Y Dược học dân
tộc TP.HCM Huỳnh Nguyễn Lộc yêu cầu Phạm Văn Cách phải
đưa chi phí hoa hồng từ 20% đến 25%/hóa đơn mua bán cho Lộc.
Cứ sau mỗi đợt Viện Y
Dược học dân tộc TP.HCM thanh toán tiền mua dược liệu cho Công ty Sơn Lâm hoặc
khi Lộc cần tiền gấp thì phải đưa.
Để không bị Lộc gây khó khăn, Phạm Văn Cách nhiều lần trực tiếp
hoặc chỉ đạo người thân, nhân viên Công ty Sơn Lâm chuyển tiền, đưa tiền cho
Lộc hoặc cho Phạm Văn Chuân (cựu nhân viên Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM) theo
chỉ đạo của Lộc. Công an xác định tổng số tiền Lộc đã nhận từ bị can Phạm Văn
Cách hơn 47 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, cựu Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc
TP.HCM đã chỉ đạo Chuân 34 lần nhận qua tài khoản ngân hàng với tổng số tiền
gần 27 tỉ đồng từ con dâu Cách, vợ Cách… Bên cạnh đó, Lộc còn chỉ đạo Chuân
nhiều lần nhận trực tiếp với số tiền từ 500 triệu đến 2,5 tỉ đồng.
Đối với bị can bị can Trương Thị Thu Hương, với vai trò là giám
đốc, người có thẩm quyền quyết định trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng mua
thuốc phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên, Hương yêu cầu Phạm Văn Cách phải
đưa chi phí hoa hồng cho Hương với mức chi 10% đến 30%/ hóa đơn mua bán (chưa
tính thuế VAT).
Cách đã chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Hương hoặc
Trương Thị Thúy Vinh (em gái Hương). Thời điểm đưa tiền là sau mỗi đợt Bệnh
viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên thanh toán tiền mua thuốc cho Công ty Sơn
Lâm.
Để không bị Trương Thị Thu Hương gây khó khăn, Cách chỉ đạo Bùi
Thị Thanh Hương (con dâu Cách), sử dụng tài khoản ngân hàng của Hương
chuyển 24 lần vào tài khoản ngân hàng của Trương Thị Thu Hương và Vinh với tổng
số tiền hơn 10 tỉ đồng.
No comments:
Post a Comment