Friday, May 16, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 16 tháng 05 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

 

RFA

Công ty Việt Nam bị EU cấm vận vì cung cấp hàng hóa cho quân đội Nga

BBC

Trung Quốc và Campuchia tập trận lớn chưa từng có, Việt Nam có nên lo?

Đảng đẩy mạnh luân chuyển cán bộ cấp cao để phòng ngừa tiêu cực

Công ty Shein của Trung Quốc thuê nhà kho lớn tại Việt Nam để né thuế Mỹ

Vì sao Đảng muốn rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?

Khách Đài Loan tố bị xé thẻ lên máy bay, sân bay Phú Quốc nói gì?

Tổng thống Trump và ngoại trưởng Rubio nói gì về hòa đàm Nga-Ukraine?

APEC cảnh báo xuất khẩu đình trệ trong năm 2025 do thuế quan Mỹ

Ông Putin không đến Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình với ông Zelensky

Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa ung thư bằng công nghệ Nga, thực hư thế nào?

Giá vàng đang bùng nổ nhưng nhà đầu tư có nguy cơ lỗ lớn

Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan đến mức nào?

Ông Trump có được phép nhận món quà máy bay 400 triệu USD không?

50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam

50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 5: 'Sống mãi với hệ điều hành 1975' - di sản phân cực chính trị

Bao giờ chúng ta mới ngừng viết về chiến tranh?

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào - Bài 4: Đồng phục tư tưởng - di sản ý thức hệ

Việt Nam

Bị Mỹ dọa đánh thuế, Việt Nam tăng cường chống hàng giả từ Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm đi Nga, nói về Ukraine và 'con đường của Việt Nam'

Tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối khởi tố 'án chồng án' ông Trịnh Bá Phương

Vụ tai nạn ở Vĩnh Long: 'Cuộc đua một mất một còn' giữa Viện Kiểm sát và Bộ Công an

Tranh chấp Đá Hoài Ân - 'điểm nóng mới' ở Biển Đông

Thấy gì qua việc ông Tô Lâm thăm Nga, dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng?

Em bé Napalm: AP công bố kết luận sau nhiều tháng điều tra về tác giả bức ảnh

Doanh nghiệp FDI vẫn đặt cược vào Việt Nam bất chấp thuế quan của Trump

Tiết lộ về những chiếc vali của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày rời Việt Nam

Hậu Chiến tranh Việt Nam: Khi những đứa trẻ trở về

Việt Nam lên tiếng vụ Trung Quốc, Philippines đổ bộ và giăng cờ tại Trường Sa

Vì sao Thủ tướng Phạm Minh Chính lập Hội đồng tư vấn chính sách lúc này?

 

RFI

Khai mạc đàm phán đầu tiên giữa Ukraina và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi ngừng bắn

Các thành viên NATO sẵn sàng tăng đáng kể chi tiêu quân sự và an ninh

TT Trump kết thúc vòng công du Trung Đông đạt nhiều thỏa thuận đầu tư hơn nghìn tỷ đô la vào Mỹ

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Liên hoan Cannes 2025 : Hollywood phản đối quyết định đánh thuế 100 % phim sản xuất ở nước ngoài

Nga và Ukraina đàm phán hòa bình tại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Putin vắng mặt

Các bộ trưởng Thương Mại APEC họp trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan leo thang

Trump công du Trung Đông: Hãng Mỹ Boeing bội thu với hợp đồng 200 tỷ đô la của Qatar

Ba Lan và Tam giác Weimar trong quan hệ ba bên với Pháp và Đức

 Từ chối đối thoại trực tiếp với Zelensky, Putin muốn tiếp tục dẫn dắt cuộc chơi

Liên hoan Cannes 2025 vinh danh nữ phóng viên ảnh Palestine tại Gaza

Trung Quốc thúc đẩy mạng lưới địa chiến lược tại châu Mỹ Latinh, « sân sau » của Hoa Kỳ

Ukraina: Zelensky trông chờ Trump đến Thổ Nhĩ Kỳ để thuyết phục Putin đàm phán trực tiếp

Dù đến Thổ Nhĩ Kỳ hay không, Putin đã thua trong cuộc chiến ngoại giao

TT Mỹ Trump gặp TT Syria Al Sharaa tại Ả Rập Xê Út sau khi dỡ lệnh trừng phạt Damas

Trung Quốc, Cam Bốt mở cuộc tập trận chung lớn nhất trong lịch sử giữa hai nước

Thương chiến Mỹ-Trung tạm lắng, nhưng những vấn đề căn bản vẫn còn đó

Hẹn hò qua mạng, “duyên số” hay “công nghệ số” ?

 Nguy cơ vỡ nợ : Liệu Mỹ có lặp lại lịch sử năm 1933 ?

 (AFP) - Vingroup đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Tập đoàn Vingroup hôm nay, 16/05/2025, xác nhận đã đệ trình chính phủ Việt Nam kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đã được Quốc Hội thông qua vào tháng 11/2024. Với tổng chiều dài hơn 1.500 km, tuyến đường sắt cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ 30 tiếng xuống còn 5 tiếng. Vinspeed, công ty mới được tập đoàn Vingroup thành lập gần đây, thẩm định ngân sách cho dự án lên tới 61 tỷ đô la. Theo dự kiến, công trình sẽ được hoàn tất vào năm 2030, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch được Quốc Hội thông qua. 

(Reuters) - Hoa Kỳ: Thâm hụt thương mại với Việt Nam là "không bền vững" và là mối quan ngại lớn. Trong một cuộc họp hôm qua, 15/05/2025, với thứ trưởng Tài Chính Việt Nam Cao Anh Tuấn, ông Robert Kaproth, một quan chức cấp cao của bộ Tài Chính Hoa Kỳ, yêu cầu Việt Nam phải có biện pháp chống chuyển tải bất hợp pháp và các hình thức gian lận thương mại khác. Phía Việt Nam mong muốn được hỗ trợ để có thể mua các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ như một phần trong nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ đối Việt Nam, đã vượt quá 123 tỷ đô la vào năm 2024.

(Reuters) - Việt Nam, Thái Lan nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện. Theo truyền thông Việt Nam hôm nay, 16/05/2025, quyết định nâng cấp được công bố nhân chuyến thăm Việt Nam 2 ngày của thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN. Trao đổi mậu dịch giữa hai nước đã vượt mức 20 tỷ đô la năm 2024. Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đạt hơn 14 tỷ đô la. Hai bên dự trù nâng mức trao đổi thương mại lên 25 tỷ đô la mỗi năm từ đây đến năm 2030. 

(AFP) - World Press Photo tạm rút tên tác giả bức ảnh "Em bé Napalm". Ban tổ chức cuộc thi World Press Photo hôm nay, 16/05/2025, thông báo quyết định này. Trước đó, bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm", tđược cho là của Nick Út, một nhiếp ảnh gia của hãng tin Mỹ Associated Press (AP), do có những nghi ngờ được nêu lên trong một bộ phim tài liệu. Nick Út đã giành được giải Pulitzer và Giải thưởng World Press Photo cho bức ảnh mang tính biểu tượng này. Nhưng vào tháng 1, một phim tài liệu được chiếu tại Liên hoan phim Sundance của Hoa Kỳ, "The Stringer", đã ghi rõ bức ảnh này là của một nhà báo tự do người Việt Nam, Nguyễn Thành Nghệ. Hãng tin AP vào đầu tháng 5 nói rằng họ sẽ tiếp tục ghi Nick Út là người chụp bức ảnh "Em bé Napalm".

(AFP) - APEC : Các nước châu Á - Thái Bình Dương "lo lắng" về cuộc chiến thuế quan toàn cầu. Nỗi lo này đã được các bộ trưởng Thương Mại của nhóm 21 nước thành viên của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đưa ra trong thông cáo chung, kết thúc cuộc họp cấp bộ trưởng Thương Mại hôm nay, 16/05/2025, diễn ra tại đảo Jeju, Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo ngành Thương Mại còn "tái khẳng định các cam kết chung để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực". Theo bộ trưởng Thương Mại Hàn Quốc, đây là một "tín hiệu tích cực cho thị trường thế giới" bất chấp có những bất đồng, khó khăn trong cuộc thảo luận. Dù vậy, ông cũng nhìn nhận là tình hình kinh tế và lập trường khác biệt của mỗi nước là những rào cản lớn để khối này đưa ra một "hành động chung trước các biện pháp thuế quan của Mỹ".

(RFI) - Ukraina, trọng tâm thượng đỉnh Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu - CPE. Lãnh đạo 47 nước châu Âu tham dự thượng đỉnh Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu - CPE, được tổ chức tại Tirana, thủ đô Albanie hôm nay 16/05/2025. CPE được lập ra năm 2022 trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraina và là biểu tượng của tình đoàn kết giữa các quốc gia tại châu Âu. Đây cũng là lần đầu tiên khối này họp trong vùng Balkan. Có nhiều khả năng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vắng mặt do đang điều phối các cuộc đối thoại tay ba ở Istanbul giữa Ukraina và Nga, cũng như giữa Ukraina với Hoa Kỳ. Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu là một sáng kiến của tổng thống Pháp. Các bên họp lần đầu tiên vào năm 2022. Sau thượng đỉnh CPE, tổng thống Emmanuel Macron công du Albanie ngày 17/05. Trên nguyên tắc, Paris và Tirana sẽ ký kết thêm nhiều hợp đồng đầu tư để củng cố quan hệ kinh tế song phương vốn đã được nâng cấp đáng kể từ gần 2 năm qua. 

(AFP) - EU và Anh Quốc "ráo riết" đàm phán về thỏa thuận phòng thủ. Trước kỳ họp thượng đỉnh EU - Anh Quốc, diễn ra tại Luân Đôn vào thứ Hai 19/05/2025, cuộc họp đầu tiên hậu Brexit, Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc gia tăng các nỗ lực ngoại giao nhằm đúc kết một thỏa thuận về phòng thủ. Mối đe dọa từ Nga gia tăng và nguy cơ Mỹ giảm cam kết phòng thủ với châu Âu, cùng với việc Công Đảng Anh lên cầm quyền được cho là "tạo thuận lợi" cho quan hệ EU và Anh Quốc xích lại gần hơn, sau một thời gian căng thẳng khi Anh Quốc rời Liên Hiệp Châu Âu. 

(AFP) - Hamas: "Gaza không phải để bán". Một lãnh đạo của phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas hôm qua, 15/05/2025, tuyên bố dải Gaza "không phải là một bất động sản được rao bán", sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump, trong chuyến công du các nước vùng Vịnh, một lần nữa nói ông muốn giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này để biến thành một "khu vực tự do".

(AFP) - Hạt nhân : Ba nước châu Âu và Iran đàm phán tại Istanbul. Ngày 16/05/2025, Iran có cuộc đàm phán về hạt nhân cấp thứ trưởng ngoại giao với Anh, Pháp và Đức, song song với các vòng thương thuyết với Hoa Kỳ trong hồ sơ này. Bộ ba Châu Âu, gọi tắt là E3, đã tham gia vào việc ký kết thỏa thuận hạt nhân 2015 cùng với Nga, Mỹ và Trung Quốc. Cuộc họp này diễn ra một tuần sau khi Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán thứ tư dưới sự trung gian của Oman. Hôm qua, vài giờ trước khi có đàm phán với nhóm E3, chính quyền Teheran cho biết sẽ không phản đối nếu Mỹ muốn đầu tư vào lãnh thổ Iran.

(AFP) - Bỉ chọn không từ bỏ hạt nhân. Quyết định này đã được các nghị sĩ Bỉ thông qua ngày hôm qua, 15/05/2025, trong cuộc bỏ phiếu hủy đạo luật 2003. Văn bản luật mới hủy bỏ mọi tham chiếu có liên quan đến việc ra khỏi nguyên tử năm 2025 cũng như các lệnh cấm xây dựng các cơ sở sản xuất điện hạt nhân mới như đã từng làm. Văn bản này còn cho phép Bỉ kéo dài tuổi thọ các lò phản ứng hạt nhân khác cho đến năm 2035, sau một thỏa thuận đạt được giữa Nhà nước Bỉ và tập đoàn khai thác điện hạt nhân Pháp Engie.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC : THỨ SÁU  16 THÁNG 05 NĂM 2025

DU KHÁCH ĐÀI LOAN TỐ CÁO BỊ XÉ THẺ LÊN MÁY BAY Ở VIỆT NAM

Một du khách Đài Loan vừa lên tiếng tố cáo việc cô bị nhân viên ở phi trường quốc tế Phú Quốc xé thẻ lên máy bay.

Thông tin trên được nữ du khách Đài Loan đăng tải trên mạng xã hội và sau đó được tờ báo China Times đăng lại vào sáng hôm qua 15/5. Theo tường thuật ban đầu, sau chuyến du lịch 6 ngày 5 đêm ở thành phố Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang, một gia đình 4 người là du khách Đài Loan đã ra phi trường để về nhà vào ngày 13/5.

Khi đến cổng ra máy bay, một nhân viên được cho là thuộc cơ quan xuất nhập cảnh đã yêu cầu du khách làm thủ tục riêng cho từng người. Sau khi đã xếp hàng vì đợi quá lâu, nữ du khách Đài Loan lên tiếng than phiền thì bị nhân viên tại phi trường xé thẻ lên máy bay ngay trước mặt.

Hướng dẫn viên du lịch của gia đình này nói rằng đây phong tục ở Việt Nam là vậy đấy, không chịu chi tiền thì người ta sẽ kiếm cớ gây khó dễ thôi. Cuối cùng, hướng dẫn viên đã giúp họ in lại vé và cả gia đình 4 người xuất cảnh suôn sẻ.

Nhưng sự việc tồi tệ này đã khiến người đăng bài vô cùng tức giận vì Phú Quốc là nơi từng được đánh giá 5 sao, nhưng bây giờ thì bà không bao giờ muốn đặt chân đến Việt Nam nữa.

Cần biết là khâu xuất nhập cảnh tại các phi trường do bộ công an quản trị. Từ ngày 1/3 năm nay, bộ công an còn tiếp nhận thêm công tác an ninh sân bay từ bộ giao thông vận tải.

CÁC CÔNG TY VIỆT NAM BỊ KHỐI ÂU CHÂU CẤM VẬN VÌ CUNG CẤP HÀNG HÓA CHO NGA

Vào hôm 14/5, Liên minh Âu châu đã thông qua gói trừng phạt mới nhất nhắm vào Nga, nước đang thực hiện cuộc xâm lược ở Ukraine.

Lệnh trừng phạt này được thiết kế nhằm xiết chặt hành vi lách đòn cấm vấn đối với các sản phẩm dầu khí của Nga. Dầu khí là ngành kinh tế chủ lực của Nga, giúp nuôi sống cỗ máy chiến tranh của nước này. Tuy bị áp đặt nhiều lệnh cấm vận, tuy nhiên chính quyền Putin đã tìm cách để lách bằng cách xử dụng “hạm đội ngầm”.

Đây là thuật ngữ để chỉ việc Nga xử dụng hàng trăm tàu chở dầu để tuồn các sản phẩm dầu khí ra thị trường quốc tế một cách bí mật. Các tàu này thường áp dụng các biện pháp ngụy trang, như che dấu thông tin chủ sở hữu, xử dụng cờ của nước khác, tắt hệ thống định vị và giao hàng trên vùng biển quốc tế.

Lệnh cấm vận vừa được khối Âu châu thông qua sẽ liệt 200 chiếc tàu loại này vào danh sách đen. Liên quan tới Việt Nam, gói cấm vận mới nhất của Liên minh Âu châu cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào các công ty Việt Nam, với cáo buộc cung cấp hàng hóa cho quân đội Nga.

Hiện chưa rõ danh tính của các công ty Việt Nam bị trừng phạt và hàng hóa mà họ bán cho quân đội Nga. Động thái này xảy ra chỉ 5 ngày sau khi Tổng bí thư Tô Lâm tới thủ đổ Moscow để tham dự lễ duyệt binh mừng ngày Chiến thắng, nhân kỷ niệm 80 năm Phát xít Đức đầu hàng.

PUTIN TỪ CHỐI GẶP ZELENSKIY TẠI THỔ NHĨ KỲ, TRIỂN VỌNG HÒA BÌNH TRỞ NÊN MỜ NHẠT
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Thổ Nhĩ Kỳ, khiến triển vọng hòa bình trở nên mong manh. Thay vì tham gia trực tiếp, Nga chỉ cử một nhóm phụ tá và quan chức cấp thấp đến Istanbul. Zelenskiy chỉ trích sự vắng mặt của Putin, gọi đây là "sự thiếu tôn trọng" và nhấn mạnh rằng Ukraine sẵn sàng đàm phán về lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Tổng thống Trump, đang công du vùng Vịnh, tuyên bố rằng sẽ không có tiến triển nếu ông không gặp trực tiếp Putin, làm giảm kỳ vọng về kết quả đàm phán. Trong khi đó, Nga tiếp tục giành thêm lãnh thổ ở miền đông Ukraine và vẫn yêu cầu Kyiv phải nhượng bộ đáng kể.
Dù cuộc đàm phán lần đầu tiên trong ba năm có thể mở ra cơ hội hòa giải, nhưng sự thiếu vắng lãnh đạo cấp cao và lập trường cứng rắn từ cả hai bên khiến triển vọng hòa bình vẫn bấp bênh.

BBC MỞ RỘNG ĐÀI PHÁT THANH QUỐC TẾ NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI TUYÊN TRUYỀN CỘNG SẢN

Hôm nay, Giám đốc Tổng Quát Đài BBC, ông Tim Davie, đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng: mở rộng quy mô hoạt động của Đài Phát Thanh Thế Giới BBC (BBC World Service) nhằm tăng gấp đôi lượng thính giả toàn cầu lên đến con số 1 tỉ người mỗi tuần.
Theo bản thông cáo, chương trình mở rộng sẽ bao gồm việc gia tăng phát sóng bằng các ngôn ngữ địa phương, đặc biệt tại các quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tuyên truyền cộng sản như tại Á Châu, Phi Châu và Đông Âu. BBC cũng sẽ tăng cường nội dung dành riêng cho các thính giả sử dụng Anh ngữ tại các quốc gia đang phát triển, với mục tiêu cung cấp thông tin trung lập, đáng tin cậy, nhằm chống lại các chiến dịch xuyên tạc đến từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.
Giới quan sát tại Anh Quốc tin rằng việc BBC tái định hướng hoạt động toàn cầu không chỉ mang ý nghĩa truyền thông mà còn mang giá trị chiến lược trong cuộc chiến ý thức hệ giữa thế giới tự do và chủ nghĩa cộng sản đang lan rộng khắp các châu lục..

 

VNThoibao

 

VNTB – Đức Thánh Cha Lêô XIV, Người đấu tranh cho hòa bình và tự do báo chí.

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Sự kết hợp đáng sợ của quyền lực công nghệ và quyền lực nhà nước

 

Báo Tiếng Dân

For whom the bell tolls – Chuông nguyện hồn ai12/05/2025

 

Thuy My

 

Nguyễn Khắc Nhượng - Thuyết âm mưu về Hoàng Sa

Phúc Tiến - Bao giờ trở lại xe đạp ?

Lê Xuân Nghĩa - Syria không muốn tụt hậu

Linh Lê - Gánh hát Pudog

Bông Lau - Tổng thống Syria Ahmed Al-Sharaa

Nguyễn Thông - Văn thời hậu chiến (2)

Trần Quốc Quân – Liên Hiệp Quốc kết luận Nga bắn rơi máy bay MH17, thủ tướng Malaysia làm việc với ông Putin

Trần Thanh Cảnh – Đọc sách

Thái Vũ - Gửi các cháu bò đỏ

Nguyễn Thông - Hữu danh vô thực như Đại học Quốc gia

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 15.05.2025

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Vì sao Đảng muốn rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15? 16/05/2025

Trở lực lớn nhất của kinh tế tư nhân là công an 16/05/2025

Khởi tố vì “Đả Đảo Cộng Sản”: Hài hước! 16/05/2025

Lạy các bố! 15/05/2025

Nền tư pháp không công lý 15/05/2025

Vợ Tù 15/05/2025

Tương lai của một quốc gia? 15/05/2025

Làm thế nào để thêm hiệu quả trong lấy ý kiến cử tri? 14/05/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

TRÀN LAN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: DOANH NGHIỆP KHỐN ĐỐN, NGƯỜI TIÊU DÙNG LÃNH ĐỦ

Phan Hậu - Thu Hằng

https://thanhnien.vn/tran-lan-hang-gia-hang-nhai-tren-san-thuong-mai-dien-tu-doanh-nghiep-khon-don-nguoi-tieu-dung-lanh-du-185250515184705932.htm

Hàng giả tràn lan trên sàn thương mại điện tử không chỉ đe dọa sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng mà còn khiến nhiều doanh nghiệp chân chính điêu đứng khi sản phẩm bị làm giả trắng trợn, bán công khai giữa 'chợ mạng'. Trong khi đó, quá trình khiếu nại với các sàn lại đầy gian nan, kéo dài, thậm chí bị thờ ơ.

NGƯỜI TIÊU DÙNG HOANG MANG, LO LẮNG

Chia sẻ với Thanh Niên, rất nhiều khách hàng, người tiêu dùng (NTD) bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc khi mua phải hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Anh V. (ở Q.Ba Đình, Hà Nội, bị đại tràng nhiều năm) cho biết thấy quảng cáo thuốc đông y trị viêm đại tràng giá 450.000 đồng/lọ, mua về uống thì bụng đau dữ dội. Anh mang lọ đi hỏi bác sĩ thì họ bảo là thực phẩm chức năng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Anh Nguyễn Thanh T. (Q.Đống Đa, Hà Nội) kể lại, 2 tuần trước anh mua cục sạc trên mạng với giá 80.000 đồng/cái. "Cục sạc in chữ Samsung, bao bì giống hệt hàng thật, nhưng khi cắm sạc thì máy nóng ran, ổ cắm ám khói. Sau tôi mới phát hiện là hàng nhái hoàn toàn", anh T. chia sẻ.

Với sản phẩm cần tây, yến sào đang bán nhan nhản trên mạng, nhiều người mua phải hàng nhái đã phản ánh tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, trong khi bao bì ghi thành phần và công dụng hoàn toàn giống hàng chính hãng. Tình trạng này không chỉ khiến NTD mất niềm tin, mà còn khiến doanh nghiệp (DN) bị hiểu lầm về chất lượng.

Tương tự, nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng gắn mác thương hiệu uy tín nhưng thực chất là hàng gia công giá rẻ, không có kiểm nghiệm, dễ gây kích ứng da, nổi mẩn, thậm chí ảnh hưởng gan, thận nếu dùng lâu dài. Điều đáng nói, khi mua phải hàng giả trên sàn, NTD gần như không biết khiếu nại với ai: tài khoản bán có thể đã xóa, sàn thì thoái thác trách nhiệm, còn DN thật không thể hỗ trợ vì đó không phải hàng của họ sản xuất.

Những câu chuyện như vậy không còn là cá biệt. Trong môi trường TMĐT phát triển quá nhanh, khi quyền được biết, được bảo vệ và được hoàn tiền không được đảm bảo, NTD trở thành mục tiêu dễ tổn thương nhất.

Gần 2 năm nghiên cứu, Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ VN (Vinanutrifood) đưa ra thị trường sản phẩm cần tây Green Beauty. Đây là mặt hàng bán chạy, chủ lực của công ty, nhưng chỉ sau một thời gian sản phẩm này được bán tràn lan trên Shopee với giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với hàng công ty.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Giám đốc Công ty Vinanutrifood, cho biết DN đầu tư rất nhiều tiền bạc, trí tuệ, công nghệ vào sản phẩm này và được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành, có đăng ký sở hữu trí tuệ. Công ty ký hợp đồng với Công ty TNHH xu hướng mới (KOS) là đơn vị phân phối độc quyền. Ngoài DN này thì không đơn vị nào được nhà sản xuất ủy quyền hay cho phép phân phối sản phẩm ra thị trường. KOS không có bất kỳ đại lý cấp 2, cấp 3.

Từ năm 2022, DN gửi đơn khiếu nại, tố cáo chỉ đích danh nhiều gian hàng trên Shopee bán hàng giả mạo thương hiệu, xâm hại quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm cần tây Green Beauty. Nhưng đến nay, sau gần 3 năm, vụ việc chưa được Shopee xử lý dứt điểm. Trong khi đó, đường dây nóng của Vinanutrifood liên tục nhận được cuộc gọi phản ánh, khiếu nại về chất lượng sản phẩm mua trên sàn nhưng đây không phải là hàng chính hãng do DN sản xuất.

"Để bảo vệ lợi ích của DN, chúng tôi nhiều lần liên hệ, đặt lịch làm việc trực tiếp, thậm chí bay từ Hà Nội vào văn phòng của Shopee ở TP.HCM nhưng phía sàn không gặp gỡ, làm việc. Chúng tôi kiên trì theo đuổi khiếu nại trong vài năm qua để bảo vệ lợi ích của DN nhưng cách giải quyết của Shopee vẫn là xử lý khiếu nại cho có...", bà Hằng nói.

DN ĐƠN ĐỘC GIÀNH LẠI THƯƠNG HIỆU

Chưa hết, ông Nguyễn Ngọc Trung Chánh, Trưởng bộ phận pháp chế, Tập đoàn Thiên Long - chuyên sản xuất đồ dùng học tập, văn phòng phẩm, bức xúc qua việc chủ động tra soát và giám sát thị trường, kết hợp phản ánh của NTD, DN này phát hiện nhiều sản phẩm giả mạo thương hiệu trên nhiều sàn TMĐT như Shopee, Lazada, TikTok... Các sản phẩm giả mạo được bán dễ dàng, công khai trên các sàn TMĐT gây thiệt hại về doanh thu, tác động tiêu cực đến thương hiệu...

Ông Chánh cho rằng dù các sàn TMĐT đều có quy trình kiểm duyệt và cơ chế báo cáo vi phạm, nhưng thực tế cho thấy các biện pháp này chưa thực sự hỗ trợ tốt cho chủ sở hữu thương hiệu bị làm giả... Công tác rà soát phát hiện hàng giả của các sàn vẫn thụ động, phụ thuộc vào phản ánh từ bên ngoài. Người bán dễ dàng tạo nhiều tài khoản khác nhau để lách kiểm duyệt và tiếp tục vi phạm.

Khi phát hiện và phản hồi về sản phẩm giả mạo, DN đều chủ động gửi bằng chứng vi phạm và yêu cầu xử lý đến bộ phận phụ trách gian lận của từng sàn. Nhưng thực tế, sự hợp tác giữa các sàn không đồng đều; có sàn phản hồi kịp thời, nhưng cũng có sàn yêu cầu thêm thủ tục phức tạp, gây kéo dài thời gian xử lý. Các hình thức xử lý nếu chỉ dừng lại ở việc xóa bài đăng là chưa triệt để, không có chế tài răn đe với người bán vi phạm.

"Trong khi các DN chân chính phải mất nhiều thời gian thu thập chứng cứ và làm thủ tục xác minh với các sàn TMĐT để đeo đuổi "công lý", thì người bán hàng giả lại dễ dàng tạo lập gian hàng, đăng bán hàng giả tràn lan. Đây rõ ràng là một cuộc chơi thiếu công bằng", ông Chánh nói.

 

ĐỒNG NAI: KHỞI TỐ NỮ KẾ TOÁN THAM Ô SỐ TIỀN HƠN 2 TỈ ĐỒNG

Lê Lâm

https://thanhnien.vn/dong-nai-khoi-to-nu-ke-toan-tham-o-so-tien-hon-2-ti-dong-18525051521343873.htm

Nữ kế toán nhiều lần dùng thủ đoạn điều chỉnh phiếu thu tiền của khách hàng để tham ô tài sản, chiếm đoạt số tiền hơn 2 tỉ đồng.

Ngày 15.5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Dương Thị Hồng Thắm (37 tuổi, ngụ xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) về hành vi tham ô tài sản.

Theo điều tra ban đầu, Dương Thị Hồng Thắm là kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ của Công ty TNHH ô tô Việt Nhật (TP.Biên Hòa).

Trong thời gian từ 12.2023 đến 5.2024, bị can Thắm đã nhiều lần dùng thủ đoạn điều chỉnh phiếu thu tiền của khách hàng để chiếm đoạt số tiền hơn 2 tỉ đồng của công ty.

Công an tỉnh Đồng Nai cho biết thêm bị can Dương Thị Hồng Thắm đã có tiền án về tội "tham ô tài sản", đồng thời đang bị truy tố về tội "đánh bạc".

Hiện vụ án tham ô tài sản trên đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai điều tra làm rõ.

 

NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP CẢNH SÂN BAY PHÚ QUỐC XÉ THẺ LÊN MÁY BAY CỦA KHÁCH ĐÀI LOAN?

Chí Công

https://tuoitre.vn/nhan-vien-xuat-nhap-canh-san-bay-phu-quoc-xe-the-len-may-bay-cua-khach-dai-loan-20250515164938873.htm

Một du khách Đài Loan vừa cáo buộc một nhân viên ở Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang) có hành động xé vé máy bay của khách. Đơn vị có thẩm quyền liên quan ở sân bay này đang làm rõ thực hư sự việc trên.

Chiều 15-5, thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) cho biết đơn vị có thẩm quyền liên quan ở sân bay Phú Quốc đang làm rõ thực hư vụ việc liên quan đến du khách Đài Loan cáo buộc một nhân viên sân bay này có hành động xé vé máy bay của khách vào ngày 13-5 vừa qua.

Theo thông tin ban đầu, sau chuyến du lịch 6 ngày 5 đêm ở TP Phú Quốc (Kiên Giang), một gia đình 4 người là du khách Đài Loan đã trở về nhà hôm 13-5. Tuy nhiên khi đến cổng ra máy bay, một nhân viên được cho là đơn vị xuất nhập cảnh yêu cầu du khách làm thủ tục riêng cho từng người (kể cả hai người con).

Sau khi phải xếp hàng, chờ đợi lâu, nữ du khách Đài Loan này đã than phiền và bị nhân viên trong sân bay xé boarding pass (hay còn gọi thẻ lên máy bay) ngay trước mặt.

Dù được giải quyết, in lại cho du khách nhưng hành động của nhân viên ở sân bay Phú Quốc này để lại ấn tượng không tốt đẹp trong mắt khách.

Phú Quốc đã và đang là điểm đến du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Từ đầu năm 2025 đến nay, Phú Quốc ước đón hơn 2 triệu lượt khách, khách quốc tế hơn 500.000 lượt, trong đó chủ yếu khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan…

Các doanh nghiệp làm du lịch Phú Quốc dự đoán lượng khách du lịch không ngừng tăng lên trong thời gian tới. Địa phương luôn khuyến khích doanh nghiệp du lịch không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và có thái độ cởi mở, thân thiện để phục vụ du khách.


ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ GIẢM ÁN, ÔNG LÊ THANH VÂN VIẾT ĐƠN 28 TRANG KÊU OAN

Danh Trọng

https://tuoitre.vn/ong-luu-binh-nhuong-duoc-de-nghi-giam-an-ong-le-thanh-van-viet-don-28-trang-keu-oan-20250515134800104.htm

 

Cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng được viện kiểm sát đề nghị tòa xem xét giảm một phần hình phạt do bổ sung tài liệu mới, trong đó có xác nhận từ chính quyền địa phương và một số đơn vị về việc ông tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Sáng 15-5, Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng - cựu đại biểu Quốc hội, cựu phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lê Thanh Vân - cựu đại biểu Quốc hội, ủy viên thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội; Nguyễn Văn Vương - cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước.

Viện kiểm sát: Tòa sơ thẩm kết án ông Lê Thanh Vân là có căn cứ, không oan

Sau gần một buổi sáng làm việc, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao công bố bản luận tội và đề nghị mức án với ba bị cáo.

Viện kiểm sát nhận định hành vi phạm tội của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng là đặc biệt nghiêm trọng. Mức án 13 năm tù mà tòa án cấp sơ thẩm tuyên đối với hai tội danh cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được đánh giá là phù hợp, đồng thời thể hiện tính nhân văn trong quá trình xét xử.

Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, ông Nhưỡng đã cung cấp thêm các tài liệu mới như bị cáo được vợ nộp bổ sung 29 triệu đồng khắc phục hậu quả. Ngoài ra, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre có văn bản xác nhận trong thời gian công tác, ông Nhưỡng đã vận động được 18 tỉ đồng cho hoạt động thiện nguyện...

Do đó viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử xem xét chấp nhận một phần kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Cụ thể, đối với tội cưỡng đoạt tài sản (mức án sơ thẩm là 3 năm tù), đại diện viện kiểm sát đề nghị giảm cho ông Nhưỡng từ 3 - 6 tháng tù. Đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (mức án sơ thẩm là 10 năm tù), viện kiểm sát đề nghị giảm từ 9-12 tháng tù.

Tổng hợp, bị cáo Nhưỡng được viện kiểm sát đề nghị giảm 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù cho cả hai tội.

Về phần bị cáo Lê Thanh Vân, viện kiểm sát cho rằng mặc dù bị cáo kháng cáo kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, lời khai tại tòa của các bị cáo và những người liên quan, có đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của ông Vân.

"Bản án sơ thẩm kết tội bị cáo Lê Thanh Vân là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan", kiểm sát viên khẳng định.

Cũng theo viện kiểm sát, tại phiên phúc thẩm, bị cáo Vân không cung cấp được chứng cứ hay tài liệu mới, nên không có căn cứ chấp nhận đơn kháng cáo. 

Viện kiểm sát đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Tương tự, viện kiểm sát cho rằng bản án sơ thẩm kết tội bị cáo Nguyễn Văn Vương là "đúng người, đúng tội, không oan".

Do bị cáo không cung cấp được chứng cứ mới nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo. Viện kiểm sát đề nghị giữ nguyên mức án 14 năm tù mà tòa sơ thẩm đã tuyên với bị cáo Vương về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Cụ thể, đối với tội cưỡng đoạt tài sản (mức án sơ thẩm là 3 năm tù), đại diện viện kiểm sát đề nghị giảm cho ông Nhưỡng từ 3 - 6 tháng tù. Đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (mức án sơ thẩm là 10 năm tù), viện kiểm sát đề nghị giảm từ 9-12 tháng tù.

Tổng hợp, bị cáo Nhưỡng được viện kiểm sát đề nghị giảm 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù cho cả hai tội.

Về phần bị cáo Lê Thanh Vân, viện kiểm sát cho rằng mặc dù bị cáo kháng cáo kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, lời khai tại tòa của các bị cáo và những người liên quan, có đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của ông Vân.

"Bản án sơ thẩm kết tội bị cáo Lê Thanh Vân là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan", kiểm sát viên khẳng định.

Cũng theo viện kiểm sát, tại phiên phúc thẩm, bị cáo Vân không cung cấp được chứng cứ hay tài liệu mới, nên không có căn cứ chấp nhận đơn kháng cáo. 

Viện kiểm sát đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Tương tự, viện kiểm sát cho rằng bản án sơ thẩm kết tội bị cáo Nguyễn Văn Vương là "đúng người, đúng tội, không oan".

Do bị cáo không cung cấp được chứng cứ mới nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo. Viện kiểm sát đề nghị giữ nguyên mức án 14 năm tù mà tòa sơ thẩm đã tuyên với bị cáo Vương về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Trước đó tại phần xét hỏi, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân được hội đồng xét xử cho phép ngồi trả lời.

Ông Nhưỡng trình bày ngắn gọn, giữ nguyên nội dung kháng cáo, xin hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt dựa trên các tình tiết mới. Các nội dung còn lại, ông ủy quyền hoàn toàn cho luật sư bào chữa.

Luật sư của ông Nhưỡng cũng đồng tình với thân chủ, không tranh luận về tội danh hay mức án sơ thẩm, mà chỉ xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt tù.

Đối với bị cáo Lê Thanh Vân, HĐXX cho biết ông đã gửi đến tòa nhiều đơn thư, trong đó lá đơn gần nhất dài 28 trang được gửi ngày 4-3. Tuy nhiên, các đơn đều có nội dung tương tự nhau.

Chủ tọa sau đó đã tóm tắt ba nội dung chính trong đơn kêu oan của ông Vân gồm: Bản án sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan, chỉ dựa vào một số lời khai chọn lọc để kết tội, đồng thời bỏ qua các tình tiết có lợi cho bị cáo. Có những vi phạm "đặc biệt nghiêm trọng" trong quá trình tố tụng. Việc áp dụng pháp luật có sai sót "đặc biệt nghiêm trọng", đi ngược tinh thần của Hiến pháp.

Ông Vân cho rằng các cơ quan tố tụng đã làm sai lệch bản chất vụ án, sử dụng chứng cứ theo hướng áp đặt và cố ý quy chụp các hoạt động đúng đắn của ông - một đại biểu Quốc hội - thành hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi.

Đáng chú ý, quá trình trả lời xét hỏi, ông Vân dùng những từ ngữ không phù hợp nên chủ tọa đã nhắc nhở bị cáo "nên sử dụng những từ ngữ văn minh vì là người có học thức".

Luật sư của ông Vân cũng khuyên thân chủ nên kiềm chế.

"Bảo kê" giang hồ, can thiệp tòa án, chính quyền

Theo bản án sơ thẩm, trong khoảng thời gian từ năm 2020-2023, các bị cáo trên đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, xảy ra tại Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, được thể hiện qua 5 vụ việc.

Vụ thứ nhất, ông Nhưỡng bị cáo buộc can thiệp với lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình, qua đó ông "bảo kê" cho một nhóm giang hồ chuyên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác cát tại vùng biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Thái Bình.

Vụ việc thứ hai, ông Nhưỡng bị cáo buộc vào tháng 12-2020 và tháng 5-2021, bị can lấy tư cách đại biểu Quốc hội ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, chánh án, viện trưởng viện kiểm sát và giám đốc Công an TP Hà Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho vụ án tranh chấp đất đai đã bị TAND huyện Thủy Nguyên xử sơ thẩm, tuyên thua của Bùi Văn Thao (người làm thuê cho Cường "quắt").

Ông Nhưỡng sau đó hưởng lợi bộ cánh cổng nhà thờ bằng gỗ lim trị giá 75 triệu đồng do được "biếu".

Tuy nhiên, tháng 6-2021, tòa phúc thẩm giữ nguyên nội dung sơ thẩm, buộc vợ chồng Thao phải bàn giao lại nhà đất.

Lúc này ông Nhưỡng tiếp tục hướng dẫn Thao gửi đơn kiến nghị đến Văn phòng Quốc hội đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Biết không có kết quả nên Thao dừng lại.

Trong vụ việc thứ ba, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã hướng dẫn doanh nghiệp làm đơn "kêu cứu" khẩn cấp để gỡ khó cho việc phê duyệt dự án Quế Võ 3 (tỉnh Bắc Ninh).

Sau khi nhận đơn của doanh nghiệp, ông Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội viết phiếu chuyển đơn gửi Thủ tướng xem xét, giải quyết. Ông sau đó nhận 300.000 USD, tương đương 6,9 tỉ đồng. Gia đình ông đã nộp lại toàn bộ số tiền này.

 

Vụ việc thứ tư xảy ra trong năm 2019, ông Nhưỡng bị cáo buộc can thiệp đến UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36ha.

Ông Nhưỡng sau đó hưởng lợi một lô đất trị giá 1,8 tỉ đồng, và nhằm hưởng lợi 1.000m2 đất tại dự án này có giá 1,9 tỉ đồng.

Từ tháng 7 đến tháng 10-2023, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp cho doanh nghiệp sớm được cấp phép khai thác dự án và hưởng lợi 210 triệu đồng.

Đáng chú ý, trong vụ án thứ năm, ông Nhưỡng và ông Vân còn "bắt tay", phân chia gọi điện cho lãnh đạo, gây áp lực cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh để "giúp đỡ" cho Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép thực hiện dự án, thăm dò, khai thác mỏ đất.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình cáo buộc quá trình can thiệp, ông Nhưỡng và ông Vân đã nhiều lần nhận tiền của doanh nghiệp Trường Sinh. Trong đó ông Vân nhận 2 lần, tổng 60 triệu đồng. Ông Nhưỡng nhận 6 lần, tổng 210 triệu đồng.

 

CHỦ TỊCH CÔNG TY DƯỢC SƠN LÂM HỐI LỘ HƠN 71 TỶ ĐỒNG ĐỂ TRÓT LỌT ĐƯA THUỐC VÀO BỆNH VIỆN

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/chu-tich-cong-ty-duoc-son-lam-hoi-lo-hon-71-ty-dong-de-thuan-duong-lam-an-2401645.html

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược Sơn Lâm Phạm Văn Cách đã đưa hối lộ hơn 71 tỷ đồng để Công ty không bị gây khó khăn trong quá trình cung cấp thuốc vào một số bệnh viện, trung tâm y tế.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 23 bị can về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo CQĐT, đây là vụ án tham nhũng trong lĩnh vực y tế, bảo hiểm xã hội (BHXH) xảy ra trên nhiều tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, hoạt động tội phạm diễn ra từ năm 2015 đến nay mới bị phát hiện nên khó khăn trong việc điều tra, xử lý.

Các đối tượng đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong quy định về tổ chức đấu thầu và việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán vị thuốc cổ truyền, dược liệu để thông đồng, cấu kết, dùng thủ đoạn gian dối, tinh vi chiếm đoạt tiền của BHXH.

Quá trình điều tra còn làm rõ một số cá nhân có thẩm quyền thuộc nhiều bệnh viện, trung tâm y tế đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng mua sắm vị thuốc cổ truyền, dược liệu phục vụ khám bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, y học dân tộc và BHXH.

Theo kết luận điều tra, với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược Sơn Lâm, bị can Phạm Văn Cách đã cấu kết với bị can Nguyễn Mạnh Quyền (TGĐ Công ty LanQ) dùng thủ đoạn gian dối lừa đảo chiếm đoạt hơn 18 tỷ đồng của BHXH tỉnh Bắc Giang và của người dân cùng chi trả.

Ngoài ra, quá trình Công ty Sơn Lâm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc vào một số bệnh viện, trung tâm y tế, theo yêu cầu của các cá nhân có thẩm quyền, ông Phạm Văn Cách đã đưa hối lộ hơn 71 tỷ đồng để không bị gây khó khăn trong việc cung cấp thuốc.

Sau khi ông Cách bị khởi tố, ông Huỳnh Nguyễn Lộc, nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM, đã chuyển 7 tỷ đồng vào tài khoản của Bùi Thị Thanh Hương (con dâu ông Cách) để trả lại một phần tiền chi phí hoa hồng đã nhận từ ông Cách. CQĐT cho rằng, đây là tiền liên quan đến hành vi phạm tội, cần được xem xét, xử lý trong cùng vụ án.

Theo CQĐT, ông Huỳnh Nguyễn Lộc là người có thẩm quyền quyết định trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng mua thuốc phục vụ khám, chữa bệnh BHYT tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thỏa thuận, nhận hối lộ hơn 47 tỷ đồng từ ông Phạm Văn Cách để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Sơn Lâm trong quá trình cung cấp thuốc vào viện này.

Với vai trò là Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên, bà Trương Thị Thu Hương là người có thẩm quyền quyết định trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng mua thuốc phục vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.

Bà Hương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao yêu cầu, thỏa thuận nhận hối lộ hơn 10 tỷ đồng từ ông Cách trong quá trình Bệnh viện ký kết, thực hiện hợp đồng mua thuốc của Công ty Sơn Lâm.

Trong quá trình liên danh, Công ty Sơn Lâm và Công ty CP Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc vào các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Với vai trò TGĐ công ty này khi ấy, ông Tống Viết Phải đã thỏa thuận, nhận tiền từ Công ty Sơn Lâm, dùng hơn 4 tỷ đồng chi hoa hồng cho 12 bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn TP Đà Nẵng để các cá nhân có thẩm quyền thuộc các đơn vị này không gây khó khăn trong quá trình cung cấp thuốc.

CQĐT xác định, bị can Thân Đức Lại, nguyên Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao làm trái công vụ để tạo điều kiện giải ngân tiền tạm ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho Công ty LanQ không đúng quy định của pháp luật, nhận hối lộ 700 triệu đồng từ bị can Nguyễn Mạnh Quyền.

 

KHỞI TỐ VỢ CHỒNG CHỦ TỊCH HĐQT CÔNG TY HOÀNG LONG

Đình Hiếu

https://vietnamnet.vn/khoi-to-6-nguoi-tai-cong-ty-thu-phi-dich-vu-xuat-khau-lao-dong-vuot-muc-2401598.html

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Hoàng Long và một số đơn vị liên quan.

Ngày 15/5, Bộ Công an cho biết, thời gian qua, nhiều phương tiện truyền thông, người xuất khẩu lao động phản ánh thông tin phải nộp tiền phí dịch vụ xuất khẩu lao động vượt định mức chi phí theo quy định pháp luật.

Trước thực trạng đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã tổ chức điều tra làm rõ dấu hiệu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long (Công ty Hoàng Long) và các đơn vị có liên quan lạm dụng việc được cấp phép, giao nhiệm vụ tổ chức người đi xuất khẩu lao động, cố ý áp đặt, buộc người lao động phải nộp phí dịch vụ vượt nhiều lần định mức chi phí, chiếm đoạt tiền của người lao động.

Đồng thời, công ty này lập, sử dụng 2 sổ sách kế toán, khai man, để ngoài sổ sách kế toán, không hạch toán đầy đủ doanh thu để báo cáo thuế, làm giảm doanh thu, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước.

Căn cứ kết quả điều tra bước đầu, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Hoàng Long và một số đơn vị liên quan.

Đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 6 đối tượng, gồm: Nghiêm Quốc Hưng, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Hoàng Long;  Nguyễn Đình Thám, Phó TGĐ Công ty Hoàng Long kiêm TGĐ Công ty JHL; Phạm Thị Hạnh (vợ của Nghiêm Quốc Hưng); Đặng Thị Phương, Kế toán trưởng Công ty Hoàng Long; Trần Hồng Hạnh; Nguyễn Thị Cẩm Anh, nhân viên kế toán Công ty Hoàng Long về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự.

Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang mở rộng điều tra.

 

CÁN BỘ HẢI QUAN TIẾP TAY BUÔN LẬU 4.000 THÙNG SỮA TỪ MỸ VỀ VIỆT NAM

Nhật Vy

https://vnexpress.net/can-bo-hai-quan-tiep-tay-buon-lau-4-000-thung-sua-tu-my-ve-viet-nam-4886532.html

TP HCM Nguyễn Thị Hiền, 39 tuổi, cán bộ Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1, bị cáo buộc tiếp tay cho đường dây nhập lậu sữa từ Mỹ về Việt Nam.

Ngày 15/5, bà Hiền bị Công an TP HCM khởi tố bị can, điều tra hành vi Buôn lậu.

Động thái này được đưa ra trong quá trình mở rộng vụ án Trần Quốc Khánh, Giám đốc chi nhánh Công ty Busan, và Trần Ngọc Dâng bị bắt hồi tháng 5/2023.

Hồ sơ vụ án thể hiện, tối giữa tháng 4/2023, Phòng Cảnh sát kinh tế TP HCM phát hiện xe đầu kéo container ở khu vực bãi đất trống trên đường Võ Chí Công (TP Thủ Đức) có dấu hiệu nghi vấn. Kiểm tra bên trong, nhà chức trách phát hiện hơn 4.000 thùng sữa, dư hơn 500 thùng so với khai báo hải quan.

Những người liên quan không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, khai lô hàng do Khánh, Giám đốc chi nhánh Công ty Busan, dùng pháp nhân này nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam tiêu thụ.

Theo cơ quan điều tra, bà Hiền đã có hành vi làm sai lệch các điều kiện áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho Khánh nhập khẩu trái phép hơn 4.000 thùng sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng từ Mỹ vào Việt Nam, tổng giá trị gần 3,5 tỷ đồng.

 

 

No comments:

Post a Comment