Wednesday, May 14, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 14 tháng 05 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

RFA

Trở lực lớn nhất của kinh tế tư nhân là công an

 

BBC

Giá vàng đang bùng nổ nhưng nhà đầu tư có nguy cơ lỗ lớn

Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan đến mức nào?

Ông Trump có được phép nhận món quà máy bay 400 triệu USD không?

Phóng viên BBC ám ảnh với hình ảnh trẻ em Palestine bị suy dinh dưỡng vì đạn pháo của Israel

Bị Mỹ dọa đánh thuế, Việt Nam tăng cường chống hàng giả từ Trung Quốc

Quá trình 'cai nghiện' Trung Quốc của Apple đang diễn ra đau đớn

Trung Quốc đã ngồi vào bàn đàm phán – nhưng cuộc chiến này còn lâu mới kết thúc

'Dù đánh tiếp hay ngừng bắn, con chúng tôi cũng không thể sống lại'

Công ty Mỹ 'hấp hối' do thuế quan, khó tìm ra lối thoát ngay cả ở Việt Nam

50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến

Hoa Kỳ và Trung Quốc tạm ngưng cuộc chiến thuế quan trong 90 ngày

Cựu tù nhân lên tiếng về kế hoạch mở lại nhà tù Alcatraz từng giam giữ ông của Trump

50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 5: 'Sống mãi với hệ điều hành 1975' - di sản phân cực chính trị

Bao giờ chúng ta mới ngừng viết về chiến tranh?

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào - Bài 4: Đồng phục tư tưởng - di sản ý thức hệ

Dân biểu gốc Việt Derek Trần: 'ngày để tưởng nhớ, hồi tưởng và tiếc thương'

Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đi Nga, nói về Ukraine và 'con đường của Việt Nam'

Tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối khởi tố 'án chồng án' ông Trịnh Bá Phương

Vụ tai nạn ở Vĩnh Long: 'Cuộc đua một mất một còn' giữa Viện Kiểm sát và Bộ Công an

Tranh chấp Đá Hoài Ân - 'điểm nóng mới' ở Biển Đông

Thấy gì qua việc ông Tô Lâm thăm Nga, dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng?

Em bé Napalm: AP công bố kết luận sau nhiều tháng điều tra về tác giả bức ảnh

Doanh nghiệp FDI vẫn đặt cược vào Việt Nam bất chấp thuế quan của Trump

Tiết lộ về những chiếc vali của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngày rời Việt Nam

Hậu Chiến tranh Việt Nam: Khi những đứa trẻ trở về

Việt Nam lên tiếng vụ Trung Quốc, Philippines đổ bộ và giăng cờ tại Trường Sa

Vì sao Thủ tướng Phạm Minh Chính lập Hội đồng tư vấn chính sách lúc này?

Ca sĩ Như Quỳnh: biến cố 30/4 đã thay đổi cuộc sống của cô như thế nào

 

RFI

Ukraina: Zelensky trông chờ Trump đến Thổ Nhĩ Kỳ để thuyết phục Putin đàm phán trực tiếp

TT Mỹ Trump gặp TT Syria Al Sharaa tại Ả Rập Xê Út sau khi dỡ lệnh trừng phạt Damas

Trung Quốc, Cam Bốt mở cuộc tập trận chung lớn nhất trong lịch sử giữa hai nước

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Hẹn hò qua mạng, “duyên số” hay “công nghệ số” ?

 Nguy cơ vỡ nợ : Liệu Mỹ có lặp lại lịch sử năm 1933 ?

Trung Quốc : Tập Cận Bình hứa giải ngân 9,2 tỷ đô la phát triển châu Mỹ Latinh

Tổng thống Mỹ công du Vùng Vịnh thắt chặt quan hệ với ba nước đồng minh Ả Rập

Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố có thể sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ dự đàm phán Ukraina - Nga

Bắc Cực, sân chơi mới của Nga-Trung sát cạnh cửa ngõ Hoa Kỳ

 Liên hoan Cannes 2025 khai mạc với Cành cọ Vàng danh dự cho Robert De Niro

Tổng thống Trump công du ba nước Vùng Vịnh : Lợi ích tư ẩn trong hợp đồng công

Thương chiến Mỹ-Trung: Tín hiệu hòa hoãn mong manh

Nguồn gốc của năng lực hạt nhân Ấn Độ và Pakistan

Việt Nam và Brazil hợp tác mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào Mỹ, Trung Quốc

 Trung Quốc - Hoa Kỳ giảm 115% thuế suất trừng phạt đối ứng trong vòng 90 ngày

Chiến tranh Ukraina : Kiev đồng ý đàm phán với Matxcơva nếu Nga chấp nhận ngưng bắn

Ý đồ của Nga khi đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraina

Zelensky chấp nhận hội đàm tay đôi, Putin gặp khó

(AFP) – Đụng độ Ấn Độ - Pakistan : Hơn 70 người chết. Theo thống kê hôm nay 13/05/2025 của Ấn Độ - Pakistan, trong tổng số hơn 70 người thiệt mạng có 15 binh sĩ. Phía Pakistan cho biết 11 binh sĩ chết và 78 người bị thương trong lực lượng bộ binh và không quân. Ngoài ra, còn có 40 thường dân thiệt mạng và 121 người bị thương. Phía Ấn Độ thông báo 15 thường dân và 5 binh sĩ thiệt mạng. Tối qua, một lần nữa thủ tướng Modi dọa là nếu Pakistan tiến hành một vụ khủng bố khác nhắm vào Ấn Độ, New Delhi sẽ đáp trả cứng rắn.

(AFP) – Miến Điện : Không quân oanh kích một trường học, giết chết 22 người. Vụ oanh kích của không quân tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện xảy ra lúc 3 giờ, giờ quốc tế, hôm 12/05/2025 tại làng Oe Htein Kwin, cho dù Miến Điện đang trong giai đoạn ngừng bắn nhân đạo để khắc phục hậu quả trận động đất kinh hoàng hồi cuối tháng 3. Theo một giáo viên xin ẩn danh của ngôi trường làng này, trong số 22 người thiệt mạng có 20 học sinh và 2 giáo viên. Một quan chức giáo dục tại vùng Sagaing cũng xác nhận thông tin. Tuy nhiên, tập đoàn quân sự Miến Điện khẳng định đây là tin bịa đặt, không có vụ oanh kích nào và họ cũng không nhắm vào mục tiêu phi quân sự nào.

(Reuters) – Đài Loan thử nghiệm hệ thống tên lửa HIMARS mới do Mỹ cung cấp. Ngày 12/05/2025, quân đội Đài Loan được Mỹ huấn luyện đã bắn tên lửa có tầm bắn khoảng 300 km từ trung tâm thử nghiệm Jiupeng, huyện Bình Đông. Đài Loan có thể triển khai hệ thống HIMARS để tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc trong trường hợp có chiến tranh. Trong số 29 hệ thống HIMARS mua của Lockheed Martin, Đài Loan đã nhận được lô đầu tiên gồm 11 chiếc vào năm 2024, số còn lại sẽ được giao vào năm 2026. Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Đài Loan, mặc dù hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức.

(AFP) – Philippines : Cựu tổng thống Duterte được bầu làm thị trưởng Davao. Ông Rodriogo Duterte, đang bị giam tại Tòa Hình Sự Quốc Tế vì bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại, đã giành hơn 60% số phiếu trong cuộc bầu cử ngày 12/05/2025 ở thành phố Davao, quê hương ông. Sara Duterte, con gái của tổng thống, cho biết « các luật sư tại Tòa CPI và các luật sư Philippines đang thảo luận về phương thức tuyên thệ nhậm chức với tư cách là người chiến thắng trong cuộc bầu cử thành phố Davao » và họ có thời gian đến ngày 30/06. Ngoài ra, phe của tổng thống còn giành được 12 ghế thượng nghị sĩ. Các cuộc bầu cử tại Philippines còn cho thấy rõ sự đối đầu mạnh mẽ giữa hai gia tộc Duterte và Marcos.

(ĐSQ Pháp) – Việt Nam : Liên Hiệp Châu Âu giúp tài trợ dự án mở rộng nhà máy thủy điện Ialy. Ngày 12/05/2025, đại sứ Pháp Olivier Brochet và đại sứ Liên Hiệp Châu Âu Julien Guerrier đã đến thăm công trường xây dựng nhà máy thủy điện Ialy mới sau khi mở rộng. Dự án được Pháp và Liên Âu tài trợ sẽ góp phần bổ sung thêm 360 MW điện vào lưới điện quốc gia. Đây là một dự án trọng điểm trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam và phù hợp với chiến lược Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

(Reuters) – Việt Nam tăng cường chống hàng giả nhập khẩu trong bối cảnh đàm phán thuế quan với Mỹ. Theo một tài liệu của Bộ Tài chính đề ngày 01/04/2025 mà Reuters tham khảo được, trong số các sản phẩm bị kiểm tra chặt chẽ hơn tại biên giới để xác định tính xác thực có nhiều mặt hàng xa xỉ Prada, Gucci, thiết bị điện tử Google, Samsung, đồ chơi Mattel, Lego, mặt hàng tiêu dùng như dầu gội, dao cạo râu Procter&Gamble, các sản phẩm Johnson&Johnson… Song song đó là một cuộc trấn áp phần mềm giả, theo cảnh báo từ bộ Văn Hóa ngày 14/04. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cuộc chiến chống hàng giả và vi phạm bản quyền kỹ thuật số, là một trong các vấn đề đang được thảo luận với Mỹ trong khuôn khổ đàm phán thuế quan diễn ra từ ngày 07/05.

(AFP) – Bắc Kinh kêu gọi Mỹ ngưng đổ lỗi cho Trung Quốc về nạn buôn lậu chất gây nghiện Fentanyl. Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra hôm nay 13/05/2025 một ngày sau khi đôi bên thông báo về thỏa thuận giảm thuế suất đối ứng trong 90 ngày. Fentanyl là một loại ma túy tổng hợp cực mạnh. Hàng năm có hàng chục ngàn người Mỹ chết vì dùng Fentanyl. Washington vẫn tố cáo Trung Quốc là thủ phạm và tổng thống Donald Trump muốn dùng thuế quan để gây áp lực với Bắc Kinh trong khuôn khổ cuộc chiến chống buôn lậu Fentanyl. Khi được hỏi về triển vọng đối thoại về Fentanyl, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lâm Kiếm (Lin Jian), cho biết Trung Quốc chủ động hợp tác, nhưng không chịu trách nhiệm về khủng hoảng Fentanyl tại Mỹ.

(AFP) – Nhiều nước Trung Âu và Balkan bị gián tiếp tác động mạnh vì chiến tranh thương mại Mỹ. Theo cảnh báo ngày 13/05/2025 của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (BERD ), những nước này phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế Đức trong khi quốc gia đầu tầu châu Âu bị lay chuyển vì cuộc chiến thuế quan do tổng thống Trump phát động sau hai năm suy thoái. Hàng xuất khẩu sang Đức chiếm 1/4 GDP của CH Séc hoặc 20% đối với Bắc Marcedonia. Việc Mỹ và Trung Quốc giảm 115% thuế suất trừng phạt được một số chuyên gia kỳ vọng có thể giúp đạt được một thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.

(AFP) – Tổng thống Pháp Macron tối nay có bài phát biểu với quốc dân trên truyền hình. Theo dự kiến, tối nay 13/05/2025, tổng thống Pháp Macron sẽ đề cập đến các hồ sơ Ukraina, các đề tài về xã hội trong nước, hưu trí, tài chính công … Rất có thể tổng thống sẽ nói đến việc tổ chức trưng cầu dân ý. Bài nói chuyện được truyền hình trực tiếp sẽ kéo dài khoảng 2 giờ 30 phút, có sự tham gia của nhiều nhân vật nổi tiếng của xã hội dân sự, trong đó có một lãnh đạo doanh nghiệp, một lãnh đạo nghiệp đoàn, một nhà báo trẻ trong lĩnh vực môi trường, một thị trưởng, một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, và một số dân thường. 

(AP) – Cảnh sát bắt giữ nghi phạm đốt nhà riêng của thủ tướng Anh. Hôm nay, 13/05/2025, cảnh sát Anh cho biết đã bắt giữ một người đàn ông 21 tuổi, bị tình nghi có hành vi đốt phá, gây nguy hiểm đến tính mạng của thủ tướng  Anh Keir Stamer. Hôm qua, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà của Starmer, nơi ông và gia đình sinh sống trước khi được bầu làm lãnh đạo chính phủ. Cảnh sát cũng cho biết người này có thể liên can tới các vụ hỏa hoạn khác, chẳng hạn như vụ cháy xe gần nhà của ông Starmer vào Chủ Nhật và một vụ cháy tại một căn nhà khác có liên hệ với ông Starmer ở phía bắc Luân Đôn.  Kể từ khi nhậm chức, ông Starmer sống cùng gia đình tại dinh thự chính thức ở Downing Street. 

(AFP) – Chính phủ Đức giải thể một tổ chức theo thuyết âm mưu và cực đoan. « Vương quốc Đức » bị chính phủ của thủ tướng Merz hôm nay 13/05/2025 ra lệnh cấm hoạt động với cáo buộc « tấn công trật tự nền dân chủ ». Bộ Nội Vụ Đức thông báo đã tiến hành khám xét tại 7 vùng trong cả nước, nhắm vào nhóm « Vương quốc Đức », với khoảng 6.000 người ủng hộ, những người « phủ nhận sự tồn tại của Cộng hòa Liên bang Đức và bác bỏ hệ thống pháp luật của Đức ». « Vương quốc Đức » bị cấm hoạt động ngay từ hôm nay vì có « mục tiêu và hoạt động trái với luật hình sự và trái với trật tự hiến pháp ». Nhóm này ra đời từ năm 2012, do một giáo viên karate tự xưng là vua thành lập, có cơ sở gọi là « cung điện », có cờ, bộ luật và đồng tiền riêng để chống lại điều họ xem là « sự thao túng hàng loạt » đang tràn lan trong xã hội Đức.

(AFP) – Hoa Kỳ : Chính quyền Trump tiếp nhận người Nam Phi da trắng, xin tị nạn. Khoảng 50 chục người Nam Phi, xuất thân từ những người định cư da trắng ở Nam Phi, đã được Hoa Kỳ tiếp nhận, cấp quy chế tị nạn vào hôm qua, 12/05/2025. Tổng thống Trump nhắc đến tình trạng « diệt chủng » mà những người này phải trải qua, và cấp quốc tịch Mỹ để họ thoát khỏi bạo lực ở Nam Phi. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã phản đối hành động này của Washington, nhấn mạnh rằng một người xin tị nạn là người phải rời bỏ đất nước vì bị đàn áp chính trị, tôn giáo hay kinh tế, trong khi những người mà Washingon đề cập chỉ là một nhóm thiểu số, không được ủng hộ, vì muốn đưa Nam Phi trở lại chính sách phân biệt chủng tộc. 

(AFP) – Iran cho biết sẵn sàng chấp nhận giới hạn mức độ làm giàu uranium.Vài ngày sau vòng đàm phán thứ tư giữa Hoa Kỳ và Iran về hạt nhân, hôm nay, 13/05/2025, thứ trưởng Ngoại Giao Iran Majid Takht-Ravanchi khẳng định có thể chấp nhận một loạt hạn chế về mức độ và số lượng làm giàu uranium của nước này trong một khoảng thời gian giới hạn, đồng thời nêu rõ rằng các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ vẫn chưa đi vào chi tiết. Hiện các cơ sở của Iran đang làm giàu uranium ở mức 60 %, gần với mức 90 % để sản xuất vũ khí hạt nhân. Các tên lửa của Iran khiến phương tây lo ngại. Hôm qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio nhấn mạnh Iran là nước duy nhất trên thế giới không có vũ khí hạt nhân, nhưng lại làm giàu uranium ở mức cao.

(AFP) – Tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới : Nạn suy dinh dưỡng cấp tính ở dải Gaza được Israel sử dụng như một loại « vũ khí chiến tranh » thông qua lệnh phong tỏa. Y Sĩ Không Biên Giới hôm nay 13/05/2025 cảnh báo là sau 18 tháng chiến tranh, mức độ suy dinh dưỡng của người dân Gaza đã đến mức « tương đương với tình trạng ở các quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng nhân đạo kéo dài hàng thập kỷ », như Yemen hoặc Nigeria. Báo cáo của Tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới dựa vào dữ liệu của 6 trung tâm y tế ở dải Gaza, cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng tăng theo tỉ lệ thuận với việc phong tỏa hàng cứu trợ nhân đạo.

(AFP) – Ấn Độ : 17 người bỏ mạng vì rượu rẻ tiền, pha methanol. Cảnh sát Ấn Độ hôm nay 13/05/2025, cho biết, ngoài 17 nạn nhân, 6 người khác trong tình trạng nguy kịch tại bang Punjab. Cảnh sát đang điều tra và bắt giữ 9 người, trong đó có nhiều nhà phân phối rượu được sản xuất tại các lò chưng cất rượu lậu. Một số bang ở Ấn Độ cấm mua bán và tiêu thụ rượu, chính sách này được cho là đã thúc đẩy thị trường rượu chợ đen. Năm 2024, 53 người đã thiệt mạng do uống rượu giả ở bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ TƯ 14.05.2025

1/ “THÁNH RẮC HÀNH” BÙI TUẤN LÂM BỊ CÙM CHÂN TRONG PHÒNG BIỆT GIAM

Tin từ bà Lê Thanh Lâm cho hay, hôm 11/5/2025 bà nhận được công văn của nhà tù Xuân Lộc, thông báo về việc chồng bà - ông Bùi Tuấn Lâm bị cùm chân 10 ngày trong buồng kỷ luật.

Đây là lần cùm chân thứ ba của “thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm kể từ khi bị bắt, vào tháng 9 năm 2022.

Giấy thông báo không cho biết nội dung cụ thể lý do về việc ông Lâm bị kỷ luật.

Suốt 3 tháng qua, ông Lâm cũng từ chối nhận khẩu phần ăn để yêu cầu nhà tù trả lại quyền được dùng giấy bút, được ra sân thư giãn, vốn được quy định trong luật pháp.

Trong thời gian bị kỷ luật, tù nhân chính trị sẽ bị cùm một hoặc cả hai chân suốt hai mươi tư giờ trong một ngày, không thể cử động. Người bị kỷ luật không được nhận đồ tiếp tế, khẩu phần ăn bị giảm, không được tắm gội, đánh răng hay rửa mặt, tiêu tiểu tại chỗ và phải chịu đựng mùi hôi thối từ chính chất thải của mình. Lệnh cùm chân có thể được gia hạn thêm nhiều ngày nếu tù nhân bị đánh giá là “không tiến bộ”.

Hình thức này thường được áp dụng cho những người phản kháng nhằm hủy hoại sức khỏe, tinh thần và ý chí tranh đấu của người tù.

2/ CHÁY LỚN Ở HÀ NỘI, PHẢI HUY ĐỘNG MÁY XÚC ĐỂ MỞ ĐƯỜNG

Một trận hỏa hoạn lớn đã bộc phát tại một cơ xưởng làm giấy ở quận Nam Từ Liêm của Hà Nội, sau đó lan sang một công ty bên cạnh vào hôm qua 13/5. Lực lượng cứu hỏa đã phải xử dụng máy xúc để mở đường chữa cháy.

Đến 8 giờ rưởi tối, lực lượng cứa hỏa đã căn bản khống chế đám cháy lớn tại khu vực đường Phúc Diễn thuộc phường Tây Mỗ. Hiện chưa có thống kê về thiệt hại người và tài sản, cũng như chưa biết được nguyên nhân vụ hỏa hoạn này.

Trước đó, vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, đám cháy bùng lên tại khu nhà xưởng một tầng, dựng bằng khung sắt và lợp mái tôn. Cột khói đen kịt, bốc cao cả trăm thước, đứng cách xa cả cây số vẫn nhìn thấy.

Ngọn lửa gần như thiêu rụi hoàn toàn công ty Sách Nhân Dân nằm cạnh xưởng sản xuất giấy và hóa chất. Một quan chức phường Tây Mỗ cho biết là thời điểm xảy ra cháy có nhiều công nhân đã kịp thời thoát ra ngoài.

Nhân chứng là ông Nguyễn Công Hải cho hay vụ cháy xảy ra vào khoảng 5 giờ chiều, bắt nguồn từ một chiếc xe nâng hàng vô tình va vào đường dây điện. Sau đó xảy ra một vụ nổ lớn khiến ngọn lửa bốc lên sau đó lan nhanh sang các nhà xưởng bên cạnh.

VNNet

3/ CỰU CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ TRUNG CỘNG ĐI TÙ VÌ NHẬN HỐI LỘ

Cựu chủ tịch tập đoàn dấu khí Trung Cộng Vương Nghi Lâm vừa bị kết án 13 năm tù giam vì nhận hối lộ, liên quan đến việc đấu thầu các dự án.

Đài truyền hình Trung Cộng vào hôm qua 13/5 loan tin ông Vương Nghi Lâm vừa bị tuyên án 13 năm tù giam về tội nhận hối lộ. Bên cạnh đó, ông Vương còn phải nộp phạt hơn 3 triệu Hoa tệ.

Cần biết là giới báo chí lề đảng Trung Cộng vào tháng 7 năm ngoái đưa tin là ông Vương bị khai trừ khỏi đảng cộng sản vì vi phạm kỷ luật. Ông bị điều tra vì hành vi nhận trái phép tài sản có giá trị lớn và lợi dụng chức vụ để giúp người khác hưởng lợi trong việc đấu thầu dự án.

Vào năm ngoái, tập đoàn dấu khí này ra thông cáo bày tỏ thái độ kiên quyết ủng hộ việc khai trừ đảng đối với ông Vương. Viện kiểm sát thành phố Erdos thuộc khu tự trị Nội Mông đã kiện ông Vương ra tòa, sau khi có kết luận điều tra của Ủy ban Giám sát Nhà nước đối với vụ việc.

Trước khi giữ chức chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia, ông Vương Nghi Lâm là người đứng đầu tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Cộng.

Thanhnien

4/ BA LAN RA LỆNH ĐÓNG CỬA LÃNH SỰ QUÁN NGA TẠI KRAKOW

Ba Lan đã ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Krakow sau khi cáo buộc Moscow đứng sau vụ phóng hỏa trung tâm mua sắm Marywilska 44 ở Warsaw vào tháng 5 năm 2024. Vụ cháy đã phá hủy khu chợ với 1.400 cửa hàng, gây tổn thất lớn cho cộng đồng người Việt tại đây. Hai công dân Ukraine bị truy tố vì liên quan đến vụ việc.
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radek Sikorski tuyên bố rằng vụ phóng hỏa là hành động không thể chấp nhận được và cảnh báo sẽ có thêm biện pháp nếu các cuộc tấn công tiếp diễn.
Nga bác bỏ cáo buộc, với người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi đây là hành động thù địch và cảnh báo rằng quyết định của Ba Lan sẽ làm tổn hại quan hệ song phương.
Trước đó, Ba Lan đã đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Poznan vì các hành vi phá hoại bị cáo buộc do Moscow tài trợ. Hiện tại, Nga chỉ còn một lãnh sự quán ở Ba Lan, tại Gdansk.
Châu Âu ngày càng lo ngại về các hoạt động bí mật của Nga nhằm gây bất ổn trong khu vực, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc sườn phía đông NATO như Ba Lan và các nước vùng Baltic.

VNThoibao

VNTB – Phạm Nhật Vượng muốn xây đường sắt cao tốc Bắc – Nam: tiếp tay Trung Cộng thôn tính Việt Nam

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 14/05/2025

Trung Quốc sẽ gia tăng đối đầu quân sự với Mỹ?

 

Báo Tiếng Dân

 

Về hòa giải, hòa hợp và những “cái bóng” của dân tộc12/05/2025

 

Thuy My

Hoàng Quốc Dũng - Tái Thống Nhất Quốc Gia: So Sánh Giữa Pháp Sau Năm 1945 và Việt Nam Sau Năm 1975

Nguyễn Thông - Chỉ có thể là Nguyễn Duy (1)

Lưu Nhi Dũ - Bộ Y tế vô can ?

Lê Huyền Ái Mỹ - Phẩm giá ở đâu khi họ "diễn" trong cái vỏ bảo vệ an toàn thực phẩm

Nguyễn Thông - Bàn trà Chủ nhật (8): Chức hữu danh vô thực

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 13.05.2025

Dương Quốc Chính - Xã hội hóa diễu binh, diễu hành

Nguyễn Thông - Thời sự

Mai Bá Kiếm - Tiên viện phí hậu điều trị, tiên chắc đậu hậu cho thi

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

Boxitvn

 

Làm thế nào để thêm hiệu quả trong lấy ý kiến cử tri? 14/05/2025

Điểm sách: Thế giới quá khứ của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel 14/05/2025

Nghịch lý phân cực công nghệ 14/05/2025

Sandy Cay: Một điểm nóng mới ở Biển Đông và mối liên quan với Việt Nam 13/05/2025

50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến 13/05/2025

Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 9 và hết) 13/05/2025

Giá điện tăng và chuyện những cỗ xe kỳ lạ trên đường 13/05/2025

Báo nhà nước gỡ bài Phạm Nhật Vượng muốn làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam 13/05/2025

Tân Phú – Đồng Nai: Vẫn câu chuyện luật pháp và đất đai 12/05/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

LỜI KHAI VỀ VIỆC THỰC HIỆN 'LUẬT NGẦM' CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN THUẬN AN

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/loi-khai-ve-viec-thuc-hien-luat-ngam-cua-chu-tich-tap-doan-thuan-an-2400831.html

Ở các dự án được trúng thầu, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An đều sẵn sàng chi tiền “cơ chế” với mức hàng tỷ đồng. Đây dường như là “luật ngầm” mà doanh nghiệp phải hiểu và thực hiện.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan cho thấy việc “chạy thầu” (bản chất là tìm kiếm sự thỏa thuận, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu) là thực trạng rất phổ biến.

Để trúng thầu, đại đa số các doanh nghiệp phải có “quan hệ”, chấp nhận chi tiền “cơ chế” cho lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, xem đấy là phần “tất yếu” của quá trình đấu thầu, thi công dự án.

Điều này được thể hiện rất rõ trong việc thực hiện gói thầu số 26 dự án Cao tốc Tuyên Quang- Phú Thọ và gói thầu số 13, dự án Đường ven sông Hạ Long- Đông Triều.

Kết quả điều tra cho thấy, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng và ông Nguyễn Văn Huy (ở Tuyên Quang) có mối quan hệ cá nhân từ trước. Thông qua ông Huy giới thiệu, ông Hưng biết và quan hệ với ông Trần Viết Cương (cựu Giám đốc Ban QLDA Tuyên Quang) từ năm 2011.

Khoảng tháng 5/2021, khi có thông tin Ban QLDA Tuyên Quang chuẩn bị đấu thầu gói thầu số 26 dự án Cao tốc Tuyên Quang- Phú Thọ, ông Hưng thỏa thuận với ông Huy về việc Tập đoàn Thuận An đứng tên đấu thầu gói thầu số 26 và để cho ông Huy quản lý, thực hiện việc thi công, Tập đoàn Thuận An thu phí ngoài hợp đồng. 

Sau đó, ông Hưng thỏa thuận, thống nhất với ông Cương về việc cho Tập đoàn Thuận An liên danh với Công ty Hiệp Phú và Công ty Licogi 14 tham gia đấu thầu, thi công gói thầu số 26. 

Theo lời khai của ông Hưng, sau khi thỏa thuận, thông đồng với ông Cương về việc cho Tập đoàn Thuận An trúng thầu từ trước khi đấu thầu, ông Hưng chỉ đạo cấp dưới phối hợp làm hồ sơ “quân xanh”, “quân đỏ”, đổi hồ sơ đề xuất tài chính sau ngày đóng, mở thầu để Tập đoàn Thuận An và liên danh trúng thầu.

Quá trình đấu thầu, thi công, ông Hưng thu 4 tỷ đồng tiền ngoài hợp đồng của 2 nhà thầu phụ, đơn vị thi công và gửi giá hóa đơn đầu vào (mua vật tư và thi công nổ mìn) đưa vào hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, thu chênh lệch số tiền hơn 5,8 tỷ đồng. 

Tại CQĐT, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An khai đã chỉ đạo đưa tiền “cơ chế” cho ông Trần Viết Cương tổng số 8 tỷ đồng. Kết luận điều tra cho rằng, ông Cương hưởng lợi 12,5 tỷ đồng, ông Hưng hưởng lợi 4 tỷ đồng của 2 đơn vị thi công, nhà thầu phụ (Công ty Đức Trung và Công ty 459) và gửi giá, thu hơn 5,8 tỷ đồng trên hóa đơn đầu vào đưa vào hồ sơ nghiệm thu, thanh toán.

Hành vi của ông Nguyễn Duy Hưng giúp Tập đoàn Thuận An và liên danh trúng thầu gói thầu số 26 trái quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 9,8 tỷ đồng.

Nhận hơn 9 tỷ đồng tiền “cơ chế” gói thầu đường ven sông

Một dự án khác có sai phạm liên quan đến Tập đoàn Thuận An phải kể đến là gói thầu số 13, dự án Đường ven sông Hạ Long- Đông Triều (Quảng Ninh). CQĐT làm rõ, ông Phạm Thanh Bình (cựu Giám đốc Ban QLDA Quảng Ninh) và Nguyễn Ngọc Hòa (Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An) quen biết nhau khi ông Bình còn là Trưởng phòng Kế hoạch, Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh.

Cuối năm 2022, khi gói thầu số 13 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An đã cùng ông Hòa đến Ban QLDA Quảng Ninh gặp ông Bình để xin cho tập đoàn được tham gia thi công hạng mục cầu dự án.

Thời điểm đó, ông Bình chưa đồng ý ngay. Sau đó, ông Hưng đưa cho ông Bình 10.000 USD để chúc mừng việc ông Bình mới được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc Ban QLDA từ ngày 7/11/2022.

Theo lời khai của ông Hưng, sau đó bị can chỉ đạo ông Trần Anh Quang (TGĐ Tập đoàn Thuận An) phối hợp với nhà thầu liên danh và Ban QLDA Quảng Ninh làm hồ sơ dự thầu, đảm bảo cho Tập đoàn Thuận An trúng thầu. Khi trúng thầu, ông Hưng chỉ đạo cấp dưới chi 5 tỷ đồng tiền “cơ chế” cho ông Phạm Thanh Bình.

Tại CQĐT, ông Bình khai, sau khi liên danh Tập đoàn Thuận An - Công ty Cầu 75 - Công ty Huy Hoàng trúng thầu, bị can nhận 9,2 tỷ đồng tiền “cơ chế” từ Tập đoàn Thuận An và các nhà thầu liên danh.

Trong đó, ông Bình đưa tiền cho người có tên Phạm Thế Mỹ để chuyển cho Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh; chi 1 tỷ đồng thưởng tết cuối năm cho các PGĐ Ban QLDA, còn lại hơn 3,4 tỷ đồng ông Bình sử dụng cá nhân và các công việc chung của Ban QLDA Quảng Ninh. 

 

TỪ ‘CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ’ ĐẾN 235 TỶ USD ÁCH TẮC

Tư Giang

https://vietnamnet.vn/tu-chu-truong-dau-tu-den-235-ty-usd-ach-tac-2400815.html

Quyền tự do kinh doanh được hiến định trong Hiến pháp 2013 nhưng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư đang cản trở quyền tự do này.

235 tỷ USD bị treo trên toàn quốc

Có một cảm giác xót xa và bất lực dâng trào khi đọc thông tin sau: có 2.200 dự án với tổng số vốn gần 6 triệu tỷ đồng (235 tỷ USD) và hơn 300.000 ha đất đang ách tắc trên toàn quốc.

Đến nay chưa có đủ thông tin, có bao nhiêu trong số đó là dự án đầu tư công, FDI hay đầu tư tư nhân, nhưng với nỗ lực thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ của Chính phủ trong mấy năm gần đây, có vẻ như các dự án đầu tư tư nhân đang chiếm phần lớn trong số 2.200 dự án ách tắc nêu trên.

Nhưng tin tốt là Chính phủ đã hoàn thành rà soát các dự án này và Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nêu trên, như ông phát biểu tại Quốc hội.

Có lẽ nhiều lý do hay rào cản làm ách tắc các dự án trên, nhưng chắc chắn trong số đó có một rào cản lớn có tên gọi là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư.

Nhiều năm nay, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đã bộc lộ nhiều bất cập, đi ngược lại tinh thần tự do kinh doanh và gây ra những rào cản kinh doanh không đáng có.

Trước hết, cần xem lại lịch sử của thủ tục này.

Trước năm 2005, hệ thống pháp luật đầu tư ở Việt Nam phân biệt rõ ràng giữa đầu tư nước ngoài (FDI) và đầu tư trong nước. Trong khi đầu tư trong nước không yêu cầu thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thì FDI lại chịu sự quản lý chặt chẽ theo dự án, các dự án FDI phải được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đến năm 2005, Việt Nam xây dựng Luật Đầu tư chung nhằm chuẩn bị cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước, yêu cầu chấp thuận chủ trương đầu tư lẽ ra phải được gỡ bỏ đi thì lại được mở rộng áp dụng cho cả các dự án đầu tư trong nước cùng với dự án FDI.

Nhưng đối với đầu tư trong nước, thủ tục này từ không đến có, tạo gánh nặng hành chính không cần thiết, gây tốn kém về chi phí và thời gian. 

Trong suốt 20 năm qua, thủ tục này trong Luật Đầu tư nói riêng, và Luật Đầu tư nói chung đã được kiến nghị gỡ bỏ nhiều lần nhưng không thành công, thể hiện quản lý nặng về kiểm soát, hạn chế hơn là tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh trong nước.

Hệ quả tiêu cực của thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

Chấp thuận chủ trương đầu tư được định nghĩa là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án, nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư. 

Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về tính hợp lý và hiệu quả của thủ tục này:

Thứ nhất, về mục tiêu dự án: Tại sao nhà nước phải chấp thuận mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, khi mục tiêu chính của họ là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận?

Thứ hai, về địa điểm dự án: Yêu cầu này dường như chỉ áp dụng cho các dự án xây dựng, vốn đã được điều chỉnh bởi Luật Đất đai và Luật Xây dựng. Các dự án không xây dựng thì không có địa điểm thực hiện cụ thể.

Thứ ba, về quy mô dự án: Việc nhà nước can thiệp vào quy mô dự án (vốn, công suất, năng lực sản xuất, số lượng lao động) là không phù hợp với cơ chế thị trường.

Thứ tư, về tiến độ và thời hạn thực hiện dự án: Đây là những khái niệm mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn và có cách hiểu khác nhau giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư.

Quy trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư bộc lộ nhiều bất cập thông qua các yêu cầu về hồ sơ:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án, kèm cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu không được chấp thuận: Điều này cho thấy rõ ràng tính chất "xin-cho" của thủ tục, cơ quan nhà nước có quyền chấp thuận hoặc từ chối mà nhà đầu tư phải chấp nhận mọi rủi ro.

Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính: Yêu cầu này thường bao gồm báo cáo tài chính hai năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính, bảo lãnh tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp mới thành lập dưới hai năm tuổi gần như không có cơ hội đầu tư, tạo ra rào cản lớn cho các startup và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).   

Những yêu cầu trên hoàn toàn trái ngược với cơ chế thị trường, nơi các quyết định về sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu và như thế nào thuộc về quyền tự chủ của nhà đầu tư, không phải sự chấp thuận của cơ quan nhà nước.

Chấp thuận chủ trương đầu tư là một thủ tục hành chính mang nặng tính "xin-cho", không có mục tiêu quản lý rõ ràng, gây can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư kinh doanh, tốn kém thời gian và tiền bạc một cách không cần thiết. Nó tạo ra một nút thắt thể chế, cản trở việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn hiệu quả.

Thủ tục này tạo ra rào cản gia nhập thị trường quá cao và tốn kém:

Chỉ những doanh nghiệp đã hoạt động ít nhất hai năm mới có khả năng đáp ứng yêu cầu về hồ sơ.

Mỗi dự án đầu tư đều phải xin chấp thuận chủ trương, biến nó thành một dạng giấy phép đầu tư với nhiều thủ tục.

Các tiêu chí thẩm định chủ trương đầu tư không rõ ràng, mang tính chủ quan, dẫn đến nguy cơ thiếu minh bạch.

Thời gian chờ đợi kéo dài (ít nhất 7 tuần đối với dự án cấp tỉnh) và đây chỉ là bước khởi đầu, sau đó còn nhiều thủ tục khác.

Yêu cầu ký quỹ, bảo lãnh làm tăng chi phí đầu tư, đặc biệt đối với DNNVV.

Có sự trùng lặp về hồ sơ và nội dung thẩm định với các thủ tục hành chính khác đối với dự án xây dựng.

Nó giới hạn hoạt động kinh doanh trong phạm vi hiểu biết của cơ quan nhà nước, kìm hãm sự đổi mới và sáng tạo.

Cần bãi bỏ thủ tục đầu tư

Báo cáo thẩm tra “một luật sửa bảy luật” của Ủy ban Kinh tế – Tài chính ngày 24-4 cho biết có ý kiến đề nghị Chính phủ rà soát để bãi bỏ bớt ngành nghề cấm và đầu tư kinh doanh có điều kiện; nghiên cứu bãi bỏ thủ tục đầu tư (chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư), chỉ giữ lại chính sách ưu đãi đầu tư, danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và hạn chế gia nhập thị trường.

Đây là một đề xuất hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư không thay thế được các công cụ quản lý chuyên ngành khác như đánh giá tác động môi trường, giấy phép xây dựng, kiểm soát chất lượng công trình hay thủ tục tiếp cận đất đai. Nó chỉ là một lớp rào cản hành chính không cần thiết, gây tổn hại đến môi trường đầu tư kinh doanh và đi ngược lại xu thế cải cách thủ tục hành chính hiện nay.

Bản chất của thủ tục này là "được kinh doanh những gì cơ quan nhà nước cho phép", thay vì "được kinh doanh những gì pháp luật không cấm", và đi ngược lại quyền tự do kinh doanh đã được hiến định trong Hiến pháp 2013.

Trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” nhằm cổ vũ cho Nghị quyết 68, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu rất rõ: “Chính phủ sớm ban hành Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuyển toàn bộ quy trình hành chính sang hậu kiểm, trừ một số lĩnh vực đặc thù (an ninh, quốc phòng…); … chuẩn hóa toàn bộ quy trình cấp phép đầu tư theo mô hình điện tử, rút ngắn thời gian công bố kết quả”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: “Đổi mới tư duy xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật…; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Quyền kinh doanh chỉ có thể bị hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, môi trường và sức khoẻ của cộng đồng và phải được quy định trong luật”.

“Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xoá bỏ các rào cản tiếp cận thị trường đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, rõ ràng, nhất quán, ổn định lâu dài, dễ tuân thủ, chi phí thấp. Minh bạch hoá, số hoá, thông minh hoá, tự động hoá, áp dụng triệt để trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, nhất là về gia nhập, rút lui khỏi thị trường, đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn...”.

Những tinh thần trên sẽ giúp bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư không chỉ giúp “tháo gỡ” 2.200 dự án ách tắc, mà còn khơi thông dòng vốn đầu tư, thúc đẩy tự do kinh doanh và tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo của người dân.

 

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM BỘ Y TẾ CÙNG 4 ĐỒNG PHẠM

Danh Trọng
https://tuoitre.vn/bat-tam-giam-nguyen-cuc-truong-cuc-an-toan-thuc-pham-bo-y-te-cung-4-dong-pham-20250513164600081.htm

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng 4 người khác bị khởi tố với cáo buộc có hành vi sai phạm, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.

Liên quan đến vụ án triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả do Nguyễn Năng Mạnh cầm đầu, ngày 13-5 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế về hành vi nhận hối lộ.

5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm bị khởi tố

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Thanh Phong - nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; 

Đinh Quang Minh - giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm, Nguyễn Thị Minh Hải - phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm, Lê Thị Hiên - chuyên viên trung tâm và Cao Văn Trung, phó trưởng phòng giám sát ngộ độc.

Những người này đều bị khởi tố về tội nhận hối lộ.

Trong đó áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Minh Hải; bắt bị can để tạm giam đối với 4 bị can còn lại.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm của cán bộ Cục An toàn thực phẩm trong việc thẩm định, hậu kiểm. 

Trong đó có hành vi cấp 4 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (giấy chứng nhận GMP) cho Nhà máy MediPhar và Nhà máy MEDIUSA, cấp 20 giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm cho nhóm 9 công ty của Nguyễn Năng Mạnh.

Hiện cơ quan chức năng đang củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án. 

Sản xuất, buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả chỉ đạt 30% chỉ tiêu chất lượng 

Trước đó ngày 26-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với năm người gồm:

- Nguyễn Năng Mạnh (giám đốc Công ty MegaPhaco, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm MEDIUSA, trụ sở tại quận Hoàng Mai, Hà Nội);

- Đỗ Mạnh Hoàng (giám đốc Công ty MediPhar);

- Khúc Minh Vũ (giám đốc Công ty Việt Đức);

- Phạm Thị Hường (kế toán phụ trách 4 công ty MediPhar, MEDIUSA, MegaLife, Hùng Phương);

- Lê Thị Toan (thủ quỹ 6 công ty MediPhar, MEDIUSA, MegaLife, Hùng Phương, MegaPhaco, Việt Đức).

Theo điều tra, từ năm 2016 Nguyễn Năng Mạnh và các đồng phạm đã thành lập, điều hành nhiều công ty để hợp thức hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến sản xuất, đóng gói bao bì, tiêu thụ trên thị trường.

 

Nhóm này sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán (một sổ sách kế toán nội bộ và một sổ sách để kê khai nộp thuế) nhằm giảm số thuế phải nộp, gây thất thu thuế cho Nhà nước.

Cảnh sát xác định các nghi phạm sử dụng thủ đoạn in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu... nhưng trên thực tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường.

Về chỉ tiêu chất lượng, nhiều thành phần chỉ đạt dưới 30% so với công bố. Khi nghi ngờ bị điều tra, các nghi phạm tẩu tán, tiêu hủy nguyên liệu, sản phẩm, đóng cửa nhà máy.

Người tiêu dùng mà nhóm này nhắm tới bán sản phẩm chủ yếu tập trung vào người già, trẻ em.

Khám xét tại các kho hàng và một số cơ sở kinh doanh, Bộ Công an thu giữ số lượng thực phẩm chức năng đặc biệt lớn, đa dạng về chủng loại, được phân phối rộng rãi trên cả nước với tổng số thực phẩm chức năng thu giữ khoảng 100 tấn.

Hối lộ hơn 1 tỉ đồng để được ghi giảm số lỗi khi thẩm định

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, từ năm 2016 Nguyễn Năng Mạnh cùng Đỗ Mạnh Hoàng, Khúc Minh Vũ tổ chức, điều hành 9 công ty, Nhà máy MediPhar và Nhà máy MEDIUSA sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả với số lượng đặc biệt lớn, chủng loại đa dạng.

Theo quy định, điều kiện để sản xuất thực phẩm chức năng là nhà máy sản xuất phải được Cục An toàn thực phẩm thẩm định, cấp giấy chứng nhận GMP với thời hạn 3 năm.

Bên cạnh đó, điều kiện để tiêu thụ thực phẩm chức năng trên thị trường là sản phẩm phải được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Để sản xuất và tiêu thụ thực phẩm chức năng giả trên thị trường, Nguyễn Năng Mạnh và Đỗ Mạnh Hoàng thống nhất chi tiền "lobby" cho Cục An toàn thực phẩm trong việc thẩm định, hậu kiểm và cấp phép công bố sản phẩm.

Để các nhà máy MEDIUSA và MediPhar sớm được thẩm định, hậu kiểm, cấp giấy chứng nhận GMP và đi vào sản xuất, Mạnh và Hoàng đã chi cho đoàn kiểm tra thẩm định (do Cục An toàn thực phẩm chủ trì) hơn 1 tỉ đồng để được ghi giảm số lỗi khi thẩm định, được hướng dẫn cách khắc phục, cho thời gian để khắc phục lỗi.

Cơ quan chức năng cáo buộc quá trình khắc phục lỗi, Công ty MEDIUSA và Công ty MediPhar chỉ thực hiện qua loa, mang tính hình thức, đối phó.

Cao Văn Trung cũng chỉ đánh giá báo cáo khắc phục tồn tại của hai công ty trên hồ sơ và ảnh chụp do hai công ty gửi, không kiểm tra tính xác thực.

Từ đó Cục An toàn thực phẩm cấp 4 giấy chứng nhận GMP cho Công ty MEDIUSA và Công ty MediPhar, tạo điều kiện cho Công ty MEDIUSA và Công ty MediPhar sản xuất thực phẩm giả với số lượng lớn.

 

TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC CÁN BỘ CÔNG AN PHƯỜNG BỊ TỐ ĐÁNH NGƯỜI

Hồng Quang

https://tuoitre.vn/tam-dinh-chi-cong-tac-can-bo-cong-an-phuong-bi-to-danh-nguoi-20250513214150845.htm

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc Công an Hà Nội, cho biết cơ quan chức năng sẽ làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Liên quan vụ cán bộ Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) bị tố đánh một cô gái, trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 13-5, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc Công an Hà Nội, cho biết Công an thành phố đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 30 ngày đối với cán bộ công an liên quan vụ việc.

Thiếu tướng Tùng cho biết quyết định này nhằm phục vụ công tác điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và ngành công an.

Kết quả kiểm tra, xử lý sẽ được Công an thành phố cập nhật kịp thời trong thời gian tới trên các phương tiện thông tin.

Trước đó mạng xã hội đăng tải hình ảnh từ camera giám sát của một công ty, ghi lại cảnh nhóm người đàn ông mặc thường phục có mặt tại doanh nghiệp này, đồng thời yêu cầu những người có mặt xuất trình căn cước và đặt điện thoại lên bàn. Sau đó có một cô gái đứng ra nói chuyện, trao đổi.

Đoạn clip không ghi nhận được rõ ràng nội dung cuộc trao đổi, tuy nhiên người đàn ông mặc thường phục (được cho là cán bộ công an phường) bất ngờ vung tay tát nhiều phát vào đầu và mặt của cô gái. 

Chị này sau đó ngồi thụp xuống và khóc lớn. Vụ việc đang được người dân quan tâm.


12 NĂM TÙ CHO GIÁM ĐỐC CẦM ĐẦU ĐƯỜNG DÂY SẢN XUẤT, MUA BÁN SÁCH GIÁO KHOA GIẢ

Nguyễn Thành
https://tienphong.vn/12-nam-tu-cho-giam-doc-cam-dau-duong-day-san-xuat-mua-ban-sach-giao-khoa-gia-post1741952.tpo

TPO - Nguyễn Trung Luật (Giám đốc Công ty TNHH in bao bì Huy Trường Phát) bị tuyên phạt 12 năm tù về tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong vụ án sản xuất, mua bán sách giáo khoa giả.

Chiều ngày 13/5, sau khi nghị án, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Nguyễn Trung Luật mức án 12 năm tù về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

Các bị cáo Phạm Ngọc Quang mức án 7 năm tù, Phan Xuân Năng mức án 7 năm 6 tháng tù và Trần Huy Cường mức án 4 năm 6 tháng tù cùng về tội sản xuất hàng giả.

Bị cáo Lê Hà Thanh mức án 8 năm 6 tháng tù, Phạm Thạch Kim Điền mức án 9 năm tù, Phạm Đức Hậu 4 năm 6 tháng, Nguyễn Văn Tiến 3 năm tù, Phạm Tin mức án 6 năm tù, Lê Duy Quang 6 năm tù, Lê Minh Trí 3 năm tù, Nguyễn Văn Ánh 21 tháng tù, Trần Ngọc Tấn bị phạt số tiền 200 triệu đồng cùng về tội buôn bán hàng giả.

Trước đó, ngày 12/5, phiên xử sơ thẩm 13 bị cáo nói trên, trong vụ án sản xuất, mua bán sách giả với quy mô 1,6 triệu cuốn sách đã được TAND TP Đà Nẵng đưa ra xét xử.

Theo cáo trạng, từ tháng 6/2024, Nguyễn Trung Luật trên cương vị Giám đốc Công ty TNHH in bao bì Huy Trường Phát đã cùng Phạm Ngọc Quang là Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Quang Thắng tổ chức sản xuất hơn 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả thành phẩm và hơn 347 ngàn bản in bán thành phẩm, chưa gia công hoàn thiện các loại. Tổng giá trị theo giá in trên bìa hơn 51 tỉ đồng. Với số sách giả đã sản xuất, Luật bán cho nhiều đầu mối khác nhau.

Trong đó, bán cho Phạm Thạch Kim Điền hơn 1,1 triệu cuốn, tổng giá trị tính theo giá in trên bìa là hơn 37 tỉ đồng.

Bán cho Phạm Tin 17 đơn hàng với tổng giá trị theo giá in trên bìa hơn 3 tỉ đồng, với chiết khẩu khoảng 60% - 65% so với giá bìa.

Còn lại 385 ngàn cuốn sách giáo khoa thành phẩm và 347 ngàn bản in bán thành phẩm chưa gia công hoàn thiện, chưa kịp tiêu thụ thì bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ.

Quá trình hoạt động, Luật giao cho Lê Hà Thanh dùng xe ô tô Mercedes Sprinter BKS 51B-058.55 vận chuyển sách cất giấu tại các kho do Luật thuê, quản lý kho hàng, xuất hàng, giao hàng cho khách.

Tương tự, Phạm Thạch Kim Điền cũng thuê người sử dụng xe ô tô nhãn hiệu Mercedes chở sách đi giao.

Theo hồ sơ, số sách giả đã bán ra thị trường thì có một số được bán cho các nhà sách tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh khác, các bị cáo hưởng lợi khoảng 10%.

 

CỰU TỔNG CỤC TRƯỞNG KHAI 'GIẬT MÌNH' VỚI TÚI QUÀ SINH NHẬT CÓ 500 TRIỆU ĐỒNG

Hoàng An
https://tienphong.vn/cuu-tong-cuc-truong-khai-giat-minh-voi-tui-qua-sinh-nhat-co-500-trieu-dong-post1741813.tpo

TPO - Tại tòa, ông Nguyễn Văn Thuấn khẳng định luôn làm theo nguyên tắc và không quen biết hay nhận tác động từ Chủ tịch Công ty Thái Dương nhưng ông cũng thừa nhận dịp sinh nhật mình năm 2013 ông Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch Công ty Thái Dương) có đến chúc mừng bằng một bó hoa, kèm một túi hoa quả bên trong có 500 triệu đồng.

Giật mình với túi quà

Ngày 13/5, HĐXX TAND TP Hà Nội tiếp tục xét hỏi 27 bị cáo trong vụ án khai thác, buôn lậu đất hiếm xảy ra tại tỉnh Yên Bái.

Trước đó, trả lời HĐXX, Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn bật khóc, thừa nhận mọi cáo buộc truy tố của Viện kiểm sát. Trong vụ án, ông Huấn bị quy kết phạm 3 tội "Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Gây ô nhiễm môi trường", sai phạm này gây thiệt hại 736 tỷ đồng.

Cũng trong phần trả lời xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Thuấncựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, cho hay lẽ ra hồ sơ cấp phép cho Công ty Thái Dương phải được thẩm định lại, xem xét lại tất cả nhưng "lúc đó anh em trình lên, thấy đầy đủ theo quy định nên bị cáo không kiểm tra mà ký tờ trình luôn".

Lý do đầu tiên của sơ suất này, theo ông Thuấn giải thích là ông rất hy vọng doanh nghiệp Nhật Bản với công nghệ tiên tiến sớm vào Việt Nam thúc đẩy hợp tác nên chủ quan, không xem kỹ hồ sơ đã duyệt.

Lý do thứ hai, do thời điểm đó dồn tâm huyết xây dựng và đề xuất một dự thảo nên chểnh mảng chuyên môn.

Khẳng định luôn làm theo nguyên tắc và không quen biết hay nhận tác động từ Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn, nhưng sau đó ông Thuấn cũng thừa nhận dịp sinh nhật mình năm 2013 ông Huấn có đến “chúc mừng bằng một bó hoa và một túi hoa quả".

Vẫn theo lời ông Thuấn, sau khi ông Huấn ra về ông mở túi hoa quả ra thấy bên trong có 500 triệu đồng. "Tôi giật mình gọi lại nhưng anh Huấn nhưng không nhấc máy", cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản khai và cho hay, khi làm việc cơ quan điều tra đã "khai ngay, nộp lại hết”.

Trong khi đó, Hoàng Văn Khoa, cựu Vụ trưởng Khoáng sản, là người trình hồ sơ của Công ty Thái Dương cho ông Thuấn ký. Ông Khoa bị truy tố cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ông Khoa khai hồ sơ của Thái Dương thuộc rất nhiều hồ sơ tồn đọng được giao giải quyết khi lên làm vụ trưởng, bản thân không theo dõi từ đầu. Hồ sơ được bị cáo Lê Duy Phương, chuyên viên rất giàu kinh nghiệm trình lên và nói đã đủ điều kiện. Nhưng khi xem xét, ông Khoa thấy có vấn đề nhưng không phải người theo từ đầu nên không đủ tự tin nói ra các thiếu sót đó mà ký ngay.

Chủ tọa Trần Nam Hà lập tức ngắt lời, hỏi “không đủ tự tin sao ký?”. Ông Khoa trả lời do hồ sơ tồn quá lâu rồi, nếu giờ yêu cầu doanh nghiệp làm lại sẽ rất mất thời gian "sợ mang tiếng nhũng nhiễu này khác...".

Biết sai vẫn giúp Công ty Thái Dương cấp phép

Trong vụ án, cơ quan tố tụng cho rằng, vào năm 2009, Công ty Thái Dương được Bộ TN&MT cấp giấy phép thăm dò khoáng sản tại mỏ Yên Phú (Yên Bái). Tuy nhiên, khi Công ty Thái Dương nộp hồ sơ xin khai thác vào tháng 5/2011, hồ sơ chỉ có dự án khai thác và tuyển quặng, mà chưa đủ các yêu cầu về việc chế biến sâu khoáng sản theo quy định của Chính phủ.

Vào thời điểm này, Chính phủ đã tạm dừng việc cấp phép khai thác khoáng sản trên cả nước do thay đổi trong Luật Khoáng sản, và yêu cầu các dự án khai thác khoáng sản phải đi kèm với kế hoạch chế biến sâu. Do vậy, Bộ TN&MT chưa cấp phép cho Công ty Thái Dương.

Chính vì thế, Công ty Thái Dương phải bổ sung dự án "Đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến sâu đất hiếm". Dự án này bao gồm một nhà máy thủy luyện tại Yên Bái và một nhà máy chiết tách tại Hải Phòng.

Về việc này, Bộ Công thương đã thẩm định dự án chế biến sâu và báo cáo Chính phủ, dự án khả thi, qua đó Chính phủ đồng ý cho phép Công ty Thái Dương tiếp tục thực hiện. Bộ TN&MT sau đó đã cấp phép khai thác khoáng sản cho công ty này.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho rằng hồ sơ của Công ty Thái Dương lúc này vẫn thiếu nhiều giấy tờ quan trọng, như giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà máy chế biến và giấy phép khai thác đã hết hạn. Thêm vào đó, vốn chủ sở hữu của công ty cũng không đủ theo quy định.

Mặc dù hồ sơ không đủ điều kiện, bị cáo Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản và một số cán bộ của Tổng cục, đã không thẩm định lại hồ sơ, vẫn trình cấp phép cho Công ty Thái Dương. Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc, sau khi xem xét tờ trình từ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, đã ký cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho công ty này.

Việc này dẫn đến Công ty Thái Dương tiếp tục khai thác trái phép đất hiếm và quặng sắt tại mỏ Yên Phú từ năm 2019 đến tháng 10/2023, với tổng giá trị 864 tỷ đồng. Trong đó, công ty này đã bán trái phép và thu lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Văn Thuấn, khi hỗ trợ Công ty Thái Dương xin giấy phép, ông đã nhận 500 triệu đồng từ Đoàn Văn Huấn.

 

NHỮNG NGƯỜI BỊ DOANH NHÂN NƯỚC NGOÀI 'BỎ RƠI' SAU THƯƠNG VỤ BUÔN LẬU ĐẤT HIẾM

Thanh Lam

https://vnexpress.net/nhung-nguoi-bi-doanh-nhan-nuoc-ngoai-bo-roi-sau-thuong-vu-buon-lau-dat-hiem-4885554.html

Hà NộiDoanh nhân Trung Quốc Lưu Đức Hoa mua trái phép đất hiếm, giấu trong bao gạo để xuất lậu và rời Việt Nam 24 ngày trước khi bị khởi tố, "bỏ mặc" nhiều người liên quan vướng lao lý.

Phiên xét xử vụ án khai thác trái phép và buôn lậu đất hiếm liên quan Công ty Thái Dương và cựu thứ trưởng Tài nguyên môi trường Nguyễn Linh Ngọc đang được TAND Hà Nội xét xử ở ngày làm việc thứ ba. Qua phần xét hỏi, các nhóm hành vi của 27 bị cáo dần được làm rõ, đặc biệt là vai trò của người Trung Quốc tên Lưu Đức Hoa.

Trong vụ án, VKSND xác định, với giấy phép khai thác được cấp không đúng quy định, Công ty Thái Dương của Chủ tịch Đoàn Văn Huấn đã thu lợi 736 tỷ đồng từ bán đất hiếm khai thác lậu tại mỏ Yên Phú (Yên Bái). Phần lớn khoáng sản được bán chui, không chứng từ, hoặc kê khai giá thấp chỉ bằng 1/3 để "đỡ thuế".

Trong những người mua chui này có ông Lưu Đức Hoa, đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm hàm lượng 14-17%, tức Thái Dương đã bán quặng thô cho người nước ngoài, phạm vào hành vi bị cấm theo luật.

Ông Hoa mua quặng thô với mục đích chuyển ra khỏi Việt Nam, nhưng trước tiên phải cần một xưởng chế biến. Ông Hoa được Chủ tịch Thái Dương giới thiệu cho một người bạn có đất cho thuê để xây dựng nhà xưởng, tập kết nguyên liệu, chế biến, pha trộn đất hiếm.

Người bạn này là bị cáo Nguyễn Thanh Đoàn, 73 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương binh Trường Sơn.

Tại phiên toà, ông Đoàn khai biết bị cáo Huấn từ năm 2000, đến đầu năm 2021 được giới thiệu cho Hoa để cho thuê khu đất 5.000 m2 tại đường Phạm Văn Đồng, Hải Phòng.

Hoa và Huấn chỉ nói "xây lán để đổ quặng", ông Đoàn không biết quặng gì. "Kể cả ai đó nói là quặng đất hiếm, bị cáo cũng không hiểu rõ đất hiếm là cái gì", ông Đoàn ôm trán phân trần.

VKS cáo buộc, do thỏa thuận giao đất hiếm tại các kho ở Hải Phòng, bị cáo Hoa và Huấn tìm cách đối phó với việc kiểm tra của cơ quan chức năng trong quá trình vận chuyển từ Yên Bái.

Cụ thể, hai người ký hợp đồng theo yêu cầu của Hoa với nội dung: Công ty Trường Sơn của ông Đoàn nhận gia công làm giàu tinh quặng đất hiếm cho Công ty Thái Dương.

Thừa nhận việc này, ông Đoàn khẳng định "ký là do ông Huấn nhờ, dù không hiểu rõ hợp đồng". Toàn bộ hoạt động trong xưởng thế nào, chế biến ra sao, ông không biết.

Sau vài tháng vận hành, ông Đoàn nói xưởng quá gần khu dân cư, xả nhiều khói và nước thải ra môi trường cần phải chuyển đi. Cuối 2022, ông Đoàn giúp Hoa thuê khu đất khác tại xã Quốc Tuấn huyện An Lão, Hải Phòng làm nhà xưởng.

Để làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký cấp phép lao động cho các công nhân và chuyên gia Trung Quốc do Hoa thuê sang Việt Nam tổ chức chế biến, pha trộn đất hiếm, VKS xác định ông Đoàn còn sử dụng pháp nhân Công ty Trường Sơn đăng ký với Sở Lao động để hợp thức hóa thủ tục.

Ông Đoàn không biết tiếng Trung nên việc trao đổi với Hoa hoàn toàn qua phiên dịch viên là bị cáo Vũ Thị Tuyết, cũng chính là cháu họ của mình.

Ông được Hoa trả tiền thuê đất 135 triệu đồng mỗi tháng, đến thời điểm bị điều tra đã thu tổng 2,1 tỷ đồng.

"Tôi tuổi già sức yếu, thương binh nặng, nhận thức kém, nghĩ mình chỉ cho thuê đất lấy tiền, nhưng gần như đã là tiếp tay. Ban đầu tưởng làm ăn với người trong nước, sau đấy lại đẻ ra cái ông nước ngoài kia nên dù có viện bất cứ lý do nào tôi có sai trong chuyện này. Tôi hoàn toàn không dám ý kiến gì", ông phân trần trước HĐXX.

Ngụy trang đất hiếm trong bao gạo

Để ngụy trang quặng đất hiếm có nguồn gốc bất hợp pháp, không có hóa đơn, giấy tờ và chưa đủ hàm lượng ≥ 95% để xuất khẩu, cơ quan điều tra xác định, doanh nhân Hoa đã chỉ đạo công nhân tại xưởng sử dụng toàn bộ 2.160 tấn đất hiếm để trộn hóa chất, nhiệt luyện, thủy luyện tạo hỗn hợp màu trắng đục.

Doanh nhân Trung Quốc sau đó cho đóng gói đất hiếm đã pha trộn vào bao in nhãn hiệu "Bảo Khang Rice, chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng". Mỗi bao 50 kg.

Sau khi ngụy trang thành công, ông Hoa thuê doanh nghiệp ở Trung Quốc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là "hỗn hợp chất Oxalate" nhưng thực chất là đất hiếm.

Doanh nghiệp ở Trung Quốc qua quen biết đã liên hệ bị cáo Trần Đức, Giám đốc Công ty Dương Liễu Logistics, thuê làm thủ tục ủy thác xuất khẩu với tiền công 7-10 triệu đồng/container.

Do hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, Đức nhận là chủ hàng, chỉ đạo nhân viên lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc.

Đức bị cáo buộc mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ, Hải Phòng, khai báo xuất khẩu "hỗn hợp chất Oxalate" tổng hơn 200 tấn, trị giá 501.950 USD.

Thực tế, số hàng hóa trên là đất hiếm đã được Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc. Tính theo đơn giá quặng đất hiếm hàm lượng 14-20%, Hoa bị cáo buộc đã buôn lậu 200 tấn đất hiếm trị giá 341.326 USD (7,85 tỷ đồng), VKS cáo buộc.

Khai báo tại tòa, bị cáo Đức thừa nhận được đối tác Trung Quốc liên hệ và nói hàng nhờ xuất hộ là Oxalate, "thấy không thuộc danh mục cấm xuất khẩu nên nhận lời".

Trước câu hỏi "có kiểm tra tận nơi xem đúng Oxalate thật không mà đã nhận lời ngay", Đức nói chỉ xem bảng phân tích thành phần mà đối tác cung cấp, do tin tưởng nên đồng ý.

"Bị cáo xem bảng phân tích, cũng tra cứu các thông tư và thấy chất với thành phần đó không bị cấm xuất khẩu", Đức bào chữa và nhận sai khi không hỏi đối tác về nguồn gốc xuất xứ, không đề nghị xuất trình giấy tờ hóa đơn hàng hóa.

Song khi hải quan làm thủ tục, Đức cho hay cán bộ cũng không yêu cầu, hàng cũng không thuộc danh mục phải nộp thuế.

"Hàng không phải của mình mà xuất hộ thì cũng phải xem xét rồi, đây lại còn hàng hóa loại này kê sang loại khác mà vẫn nhận lời", chủ tọa phân tích, hỏi Đức thấy thế nào. Bị cáo lúc này nhận sai, nhưng vẫn khẳng định "không cố ý".

Vướng lao lý do liên quan doanh nhân Hoa còn có phiên dịch viên Vũ Thị Tuyết, cháu họ của ông Đoàn.

VKS xác định khi làm phiên dịch, Tuyết đã quản lý các hoạt động hàng ngày, theo dõi các khoản chi phí và mua sắm các loại hóa chất theo chỉ đạo của ông Hoa để phục vụ việc "ngụy trang" quặng đất hiếm.

Tuyết khai làm cho Hoa không có hợp đồng, chỉ được trả lương theo ngày với mức 500.000 đồng, gồm cả công phiên dịch và các công việc khác được yêu cầu.

Khi ông này thi thoảng về Trung Quốc, đã giao tất cả đầu mối bán hóa chất cho Tuyết, dặn mua theo yêu cầu. Ông Hoa cũng mượn tài khoản của Tuyết để trả lương công nhân, trả tiền mua hóa chất và chi phí vận chuyển hàng hóa.

Nữ phiên dịch khẳng định không rõ việc trong xưởng, chỉ biết mua hóa chất về chế biến hàng, không biết hàng đó là đất hiếm.

Cả Tuyết, ông Đoàn và Đức đều bị truy tố là đồng phạm với Hoa trong tội Buôn lậu.

Doanh nhân Trung Quốc này được xác định xuất cảnh về nước ngày 24/9/2023, chỉ 24 ngày trước khi vụ án được khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Cơ quan điều tra đã làm thủ tục truy nã quốc tế nhưng chưa có kết quả nên tách vụ án hình sự, tạm đình chỉ điều tra vụ án và tạm đình chỉ điều tra bị can với người này.

Với cán bộ Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ, Hải Phòng đã thông quan cho hơn 200 tấn hàng lậu này, VKS xác định các tờ khai do Công ty Dương Liễu của Đức lập đều được phân luồng vàng (hải quan kiểm tra hồ sơ nhưng không phải kiểm tra chi tiết hàng hóa). Cán bộ Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ, Hải Phòng đã kiểm tra chi tiết hồ sơ đảm bảo quy định nên thực hiện thủ tục thông quan.

Kết quả điều tra đến nay xác định họ không biết Hoa đã chỉ đạo pha trộn, ngụy trang đất hiếm thành Oxalate và việc Đức sử dụng các pháp nhân để hợp thức, hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu. Các cán bộ Chi cục Hải quan này vì thế không bị xem xét trách nhiệm hình sự.

 

NHẬN HỐI LỘ, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM Ở BÌNH ĐỊNH LĨNH 3 NĂM TÙ

Hải Phong

https://thanhnien.vn/nhan-hoi-lo-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-o-binh-dinh-linh-3-nam-tu-185250513194801639.htm

Nhận hối lộ để làm sai quy định, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 77-04D cùng thuộc cấp lĩnh án.

Ngày 13.5, TAND tỉnh Bình Định mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo thuộc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 77-04D (viết tắt là Trung tâm 77-04D) về tội nhận hối lộ.

Các bị cáo, gồm: Nguyễn Vũ Ka (nguyên Giám đốc Trung tâm 77-04D); Nguyễn Đức Thạch (nguyên Phó giám đốc Trung tâm 77-04D); Ngô Văn Sanh, Trần Đình Thụy, Trần Huy Cường, cùng là đăng kiểm viên. Riêng bị cáo Cường bị truy tố về tội đưa hối lộ.

Sau 1 ngày xét xử, Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Vũ Ka 3 năm tù, Nguyễn Đức Thạch 2 năm 6 tháng tù, Ngô Văn Sanh 2 năm 3 tháng tù treo, Trần Đình Thụy 2 năm tù treo và Trần Huy Cường 2 năm tù treo.

Theo cáo trạng, Công ty Cường Phát do Trần Huy Cường quản lý, điều hành nhận làm dịch vụ trọn gói từ thiết kế, thẩm định, nghiệm thu xuất xưởng, nghiệm thu cấp giấy chứng nhận cải tạo cho các chủ phương tiện có nhu cầu đối với các xe đã thi công cải tạo trước hoặc thi công cải tạo tại những cơ sở không có giấy phép theo quy định hoặc xe mua về đã làm cải tạo.

Do Công ty Cường Phát không thực hiện thi công cải tạo và nghiệm thu xuất xưởng theo quy định của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng), quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Trần Huy Cường đã chủ động lập khống hồ sơ, thủ tục thi công cải tạo. Các giấy tờ bị làm giả gồm: biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo, bảng kê hệ thống tổng thành thay thế, phiếu cân trọng lượng xe sau cải tạo... nhằm hợp thức hóa 379 hồ sơ.

Để được Trung tâm Đăng kiểm 77-04D nghiệm thu đạt, cấp giấy chứng nhận cải tạo, Trần Huy Cường đã thỏa thuận với Nguyễn Vũ Ka về việc chi tiền cho tổ nghiệm thu để bỏ qua các sai phạm đối với các hồ sơ đề nghị nghiệm thu cải tạo của Công ty Cường Phát với số tiền 500.000 đồng/xe, Ka đồng ý.

Sau đó, Ka nói lại việc này cho Trần Đình Thụy để thông báo cho Nguyễn Đức Thạch và Ngô Văn Sanh biết. Vì vậy, sau những lần nghiệm thu đạt, Trần Huy Cường chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân của Trần Đình Thụy tương ứng với số tiền 500.000 đồng/xe, rồi Thụy chia lại cho 4 thành viên trong tổ nghiệm thu, gồm: Nguyễn Vũ Ka, Nguyễn Đức Thạch, Ngô Văn Sanh và Trần Đình Thụy.

Đến tháng 9.2022, Nguyễn Vũ Ka xin nghỉ việc tại Trung tâm 77-04D, Nguyễn Đức Thạch được phân công phụ trách trung tâm. Trong thời gian này, Thạch cũng thỏa thuận với Cường về việc chi tiền khi nghiệm thu xe cải tạo tương tự như trên với số tiền từ 300.000 – 700.000 đồng/xe, tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân của Nguyễn Đức Thạch và Trần Đình Thụy.

Sau đó, Thạch, Thụy sẽ chia lại cho 3 thành viên của Tổ nghiệm thu, gồm: Nguyễn Đức Thạch, Ngô Văn Sanh và Trần Đình Thụy. Tổng số tiền Trần Huy Cường đã chuyển để Nguyễn Vũ Ka, Nguyễn Đức Thạch, Ngô Văn Sanh và Trần Đình Thụy bỏ qua sai phạm trong các hồ sơ đề nghị nghiệm thu của Công ty Cường Phát là hơn 189 triệu đồng (trong đó, thời gian Nguyễn Vũ Ka làm Giám đốc chuyển hơn 166 triệu đồng).

Cụ thể, Nguyễn Vũ Ka nhận hơn 56 triệu đồng, Nguyễn Đức Thạch nhận hơn 55 triệu đồng, Ngô Văn Sanh nhận hơn 41 triệu đồng, Trần Đình Thụy nhận hơn 36 triệu đồng.

Tổng số tiền mà Trần Huy Cường đã nhận của 379 chủ phương tiện để làm dịch vụ thiết kế, thẩm định, nghiệm thu xuất xưởng, nghiệm thu cấp giấy chứng nhận cải tạo là hơn 1,6 tỉ đồng, trong đó số tiền thu lợi bất chính là hơn 478 triệu đồng.

 

 

No comments:

Post a Comment