Đoàn Viết
Hoạt: người thực hiện sứ mạng xương rồng
Đỗ Thái
Nhiên
20/7/1991
gypidy gypidy
So
với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao
cấp và trường kỳ nhất đối với mọi tình
huống khắc nghiệt của đất đai và của thời tiết. Sứ mệnh như thế nào được gọi là
sứ mệnh xương rồng? Thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi vừa nêu, bài viết này
kính mời bạn đọc hãy theo dõi câu chuyện: “Đoàn Viết Hoạt: Người thực hiện sứ
mệnh xương rồng”. Chuyện kể như sau:
Tối
hôm ấy tại phòng giam tập thể số 14 khu BC khám Chí Hòa, người ta thấy một
người đàn ông trạc ngoài tứ tuần: Trán cao, đầu lại hói, mặc dầu nằm đằng sau
cặp kính cận thị gọng đen, đôi mắt vẫn lộ rõ nét thông minh, da trắng xanh,
mình mặc bộ bà ba nâu sồng, người gầy và tầm thước, hai tay đưa cao nắm lấy
song sắt của phòng giam, mắt hơi ngước lên trời, chăm chú nhìn mặt trăng ngày
rằm đang lửng lơ trên sân cỏ nằm ở trung tâm của khám đường. Một cách rất
thanh thản, người đàn ông đó cất tiếng hát, âm điệu khi thiết tha, khi dồn dập,
hát rằng:
Trăng đã lên trên đỉnh
nhà tù,
luồn qua khe cửa sắt,
trải một vệt trắng ngà
trên thân thể ta trong xà
lim tăm tối…
Ôi ánh trăng đã từng làm
ta đắm đuối
suốt những đêm dài trong
tuổi đôi mươi
suốt những tháng năm còn
đầy tiếc nuối
đã từng cùng ta ươm mộng
xanh tươi…
Ôi ánh trăng nồng nàn
trên da thịt em,
bừng cháy trong trái tim
tata,
qua suốt những năm tháng
nào…
ngọt ngào tình yêu đằm
thắm
dưới bầu trời lồng lộng
trăng sao…
Trăng đã lên trên đỉnh
nhà tù,
trăng của tháng Tư năm Kỷ
Mùi 79
vẫn ngọt ngào như giòng
sữa mẹ
trên quê hương còn phủ
ngập tang thương
vẫn tưới mát bao tâm hồn
son trẻ
đang âm thầm chiến đấu
cho quê hương
Trăng đã
lên... trăng đã lên.
Vừa
dứt tiếng hát, người đàn ông quay sang nhìn tôi, mỉm cười và nói:
-
“Bài này tớ sáng tác năm ngoái vào thời
kỳ tớ còn đang bị cùm chân tại xà lim. Hôm nay thấy trăng thu, lại nhớ đến nhạc
cũ, tớ hát cho cậu nghe đỡ buồn. Cậu có cảm nghĩ gì không?”
Người
đàn ông đang nói chuyện với tôi chính là anh Đoàn Viết Hoạt. Tôi nhìn mung lên
bầu trời vằng vặc trăng sao, trả lời Hoạt:
-“Bản nhạc hết sức phong phú tình cảm: tình
yêu thiên nhiên quấn quyện lấy tình nhà, tình nước… Anh tài hoa và lãng mạn,
dáng dấp rất thư sinh, nét mặt lại vừa trí thức vừa ngây thơ vô tội… Nhìn anh
không ai lại nghĩ anh là người làm những chuyện động trời!”
Hoạt
cười, hai đuôi mắt cười theo:
-“Cậu chỉ được cái tài
nói móc ! Sự thực tớ chẳng bao giờ có chủ tâm “làm chuyện động trời”. Tớ sinh
ra và lớn lên vào giai đoạn dân tộc lâm cảnh điêu đứng: hàng triệu người đã “tử biệt” trong chiến tranh và
hàng triệu triệu người khác đã “sinh ly” trên đói khổ và tử biệt ngoài biển
khơi sau khi tiếng súng ngừng nổ. Điều mà cậu gọi là “chuyện động trời” chẳng
qua chỉ là phản ứng tự nhiên của một người dân nhằm thiết thực chia sẻ với
những người dân khác tất cả đau đớn, nhọc nhằn mà toàn dân đang phải chịu đựng
một cách miên viễn: xã hội hiện tại rối loạn, xã hội tương lai mịt mù, lừa đảo
lẫn nhau trở thành vừa là phép xử thế căn bản, vừa là loại công lý đương nhiên
trong quan hệ giữa người dân với người dân, giữa người dân với cơ quan công
quyền và giữa các cơ quan công quyền với nhau”
Đoàn
Viết Hoạt sanh năm 1942 tại Nam định. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm
1965 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sàigòn ban Anh Văn.
Năm 1966 lập gia đình với chị Trần Thị Thức, một nữ
sinh viên trong phong trào sinh viên Saigon lúc bấy giờ. Năm 1967 ĐVHoạt
du học Hoa Kỳ về môn Tổ Chức và Quản Trị Đại Học tại Đại
học Florida State (FSU), Tallahassee, Florida. Năm
1971, đậu Ph.D. về Giáo Dục. Sau đó, Đoàn Viết Hoạt trở về nước giữ chức vụ Phụ tá Viện trưởng tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến 30 tháng
Tư, 1975.
Thân sinh Đoàn Viết Hoạt là một nhà nho tự học, tinh thông Hán
học, Phật học và Dịch học, một đệ tử chân truyền của nhà cách mạng Lý Đông A. Được
thân phụ giáo dục rất cẩn thận về lòng yêu nước và về đạo làm người, ngay từ
thuở niên thiếu, Đoàn Viết Hoạt đã xem lòng Yêu Nước và Yêu Người như nền tảng
tự nhiên và hằng cửu của lương tâm. Do đòi hỏi của lương tâm tự nhiên và hằng
cửu đó, anh đã tự ý quyết định ở lại Việt Nam mặc dầu những ngày gần 30 tháng
Tư, 75, Hoạt có thừa cơ hội để bỏ nước ra đi. Hoạt nhiều lần tâm sự với bạn bè
rằng: “Mỗi người có những khó khăn riêng,
mỗi người có một thái độ yêu nước riêng, chúng ta không nên nghiêm khắc phê
bình những người đã rời Việt Nam năm 1975. Tuy nhiên, đối với cá nhân tôi, thái
độ yêu nước thiết tha và cụ thể nhất vẫn là thái độ kiên trì đứng trong hàng
ngũ nhân dân vào những giai đoạn nghiệt ngã của lịch sử. Những cay đắng mà một
người đã trực tiếp cùng nhân dân chịu đựng cộng với các nhận thức cần thiết sẽ
hối thúc người đó kết hợp với những người yêu nước khác làm cho lịch sử thăng
hoa”.
Lời
tâm sự rành mạch kể trên của Đoàn Viết Hoạt đã một lần nữa giải thích cặn kẽ và
dứt khoát sự có mặt của Đoàn Viết Hoạt tại Việt Nam sau 30 tháng Tư, 1975. Thế
nhưng lòng yêu nước trong sáng đó đã bị CSVN vùi dập một cách phũ phàng: 29 tháng Tám năm 1976,
công an CS đã ập vào nhà người trí thức ái quốc này để bắt giam anh với hai
“tội danh” kể như sau:
•
Đoàn Viết Hoạt: truyền bá
tư tưởng yêu nước nhưng không chấp nhận cộng sản. Tư tưởng này được thầy Hoạt
mang ra rao giảng tại Đại học Vạn Hạnh trước 1975. Một vài cán bộ CS đã len lỏi
vào đám “học trò của thầy” bằng cách giả dạng sinh viên. Vì vậy ngay sau 30
tháng Tư, 1975 tên của “thầy Hoạt” lập tức bị nằm trong danh sách của những
người mà công an cho là cần phải bắt giam khẩn cấp.
•
Đoàn Viết Hoạt thực hiện
công tác tình báo văn hóa cho “đế quốc” Mỹ: công an CS đã “chuẩn đoán” rằng
Đoàn Viết Hoạt được “đế quốc” Mỹ nuôi cho ăn học để sau đó trở về Việt Nam tìm
cách “Mỹ hóa” Phật giáo Việt Nam thông qua cửa ngõ của Đại học Vạn Hạnh. Đó là
nội dung cốt lõi của tội “tình báo văn hóa” theo “hình luật truyền khẩu” do
CSVN tuỳ nghi biến chế.
Bằng
vào hai “tội danh” thượng dẫn và bằng những cuộc thẩm vấn gay gắt và tỉ mỉ do
ban giám đốc sở công an thành phố trực tiếp chỉ huy và điều động kéo dài trong gần ba năm từ 1976 đến 1978. Đoàn Viết Hoạt tự biết cuộc đời tù
của anh sẽ kéo dài bất tận. Hẳn nhiên trong cái bất tận đó, Hoạt cũng như bất
kỳ người tù nào dưới chế độ cộng sản, đều có thể đột ngột từ trần chỉ vì một
cơn bệnh đơn giản: tiêu chảy, cảm sốt hoặc suy nhược toàn diện… Không ai có thể
đoán biết một cách chính xác ở đâu và lúc nào người đó sẽ lìa đời. Thế nhưng,
điều có thể nhận biết chính xác và dứt khoát nhất là: đối với Đoàn Viết Hoạt,
thêm một ngày tù là thêm một chuẩn bị cẩn thận hơn, công phu hơn để khi chết
đi, người tù trí thức, dũng cảm này sẽ được người đời ghi nhớ trong cảm động:
cảm động về lòng yêu nước sắt son. Chính lòng yêu nước sắt son đã hối thúc Đoàn
Viết Hoạt, bất chấp kỷ luật khắt khe của nhà tù, tiếp tục và tích cực truyền bá
tư tưởng yêu nước đến tận tim óc của mỗi người bạn đồng tù. Nội dung chủ yếu
của tư tưởng yêu nước do anh trình bày bao giờ cũng nhằm vào hai trọng điểm:
•
“Yêu nước tức là yêu Xã
hội Chủ nghĩa” chỉ là một luận điệu tuyên truyền bịp bợm nhưng không thông
minh. Yêu nước bao gồm mọi tư duy và hành động nhằm mang lại tự do và hạnh phúc
cho đời sống tinh thần của nhân dân, mang lại cơm no áo ấm cho đời sống thể
chất của đồng bào. Trong khi đó, “Xã hội Chủ nghĩa” của CS chỉ xây dựng xã hội
trên gông cùm và đói rách, tại sao lại có thể bảo “Yêu nước là yêu Xã hội Chủ
nghĩa”?
•
Yêu nước không thể chỉ là
tình cảm uỷ mị thưong khóc cho cảnh cùng khổ của quê hương. Yêu nước phải là
những lời nói, việc làm mạnh mẽ và cụ thể nhằm nâng cao dân trí và nhằm xây
dựng cho nhân dân một chế độ dân chủ đích thực - dân chủ đa nguyên.
Mỗi
lần rao giảng lòng yêu nước cho một bạn tù nào đó là mỗi lần Đoàn Viết Hoạt chi
tiết hoá và phong phú hóa hai trọng điểm kể trên của lòng yêu nước. Mặc dầu đã
rất nhiều lần nói về lòng yêu nước, nhưng lần nào Đoàn Viết Hoạt cũng mang tất
cả tim óc đặt vào hai chữ quê hương. Đoàn Viết Hoạt hăng say mang quê hương đến
với kẻ già, người trẻ, kẻ xảo trá, người ngay tình. Trong thái độ hăng say vừa
nói, Đoàn Viết Hoạt đã có lắm lần rơi vào phòng giam kỷ luật về tội “thuyết phục tù “antène” nên yêu nước”. Rút
kinh nghiệm đối với những trường hợp bị tù “antène” ám hại, Đoàn Viết Hoạt
thường gợi ý xem tử vi cho người nào mà Hoạt đã chọn làm đối tượng của việc rao
giảng đạo yêu nước. Hoạt cho rằng lá số tử vi của một người thường báo cho
chúng ta biết là người đó có phải là bạn hiền hay không. Thế nhưng, chỉ sau
vài lần giải đoán tử vi, Đoàn Viết Hoạt lại bị tống giam vào xà lim kỷ luật về
“tội” đã truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan. Một lần khác, nhân ngày giỗ tổ Hùng
Vương, Hoạt nói với tôi:
“Muốn đánh đuổi ‘tổ’ Marx Lenine đang tìm
đường xâm nhập văn hoá Việt Nam, chúng ta phải quyết tâm làm lễ giỗ tổ Hùng
Vương hàng năm”.
Tối
hôm ấy, sau hồi kẻng giới nghiêm, toàn thể phòng tù đang giữ im lặng chờ giấc
ngủ, Đoàn Viết Hoạt đột ngột đứng lên, trang trọng nói với bạn tù vài lời về ý
nghĩa giỗ tổ Hùng Vương, sau đó, anh ta bắt giọng hát: “Tổ quốc ơi! Ta đã nghe lời sông núi…” Một số bạn tù thuộc bài hát
này đã hát theo. Sáng hôm sau, do báo cáo của tù “antène”, Đoàn Viết Hoạt đã
nhanh chóng bị mang đi phòng kỷ luật. Đối với bạn tù cùng phòng cũng như đối
với bạn tù ở các phòng cùng một hành lang, hình ảnh Đoàn Viết Hoạt mình trần,
chân đất, râu cằm, râu mép mọc tự do, mặt vẫn trắng vẫn tươi, vẫn “vô tội”, vui
vẻ bước vào xà lim kỷ luật là hình ảnh quen thuộc gần như hàng tháng. Mỗi
chuyến phạt kỷ luật kéo dài 15 ngày.
Bên
trong nhà tù, cuộc đời Đoàn Viết Hoạt cứ như vậy mà nổi trôi: rao giảng lòng ái
quốc rồi đi phòng kỷ luật. Từ phòng kỷ luật trở về nhà giam tập thể, tiếp tục
truyền bá tư tưởng tự do dân chủ, rồi lại đi phòng kỷ luật. Có một lần vừa mới
mãn hạn kỷ luật, Đoàn Viết Hoạt đã phải tiếp nhận một mệnh lệnh kỳ lạ của sở
công an thành phố. Lệnh này cho rằng đoàn Viết Hoạt và bốn người tù khác thuộc
loại “bất khả cải tạo”. Vì vậy sở công an ra lệnh cho giám thị khám Chí Hoà cấm
tù nhân cùng phòng không ai được phép giao thiệp hoặc chuyện trò với năm người
tù có tên sau đây:
•
Đoàn Viết Hoạt
•
Như Phong Lê Văn Tiến
(Tổng Thư Ký Báo Tự Do)
•
Nguyễn Đan Quế (Bác Sĩ)
•
Cao Dao Nguyễn Trần Huyên
•
Lý Thiếu Hoan.
Đoàn
Viết Hoạt đã dí dỏm gọi năm người tù vừa kể là “tù bị đông lạnh”. Tuy nhiên mặc
cho biện pháp đông lạnh, mặc cho các loại hình phạt kỷ luật, Đoàn Viết Hoạt vẫn
bền bỉ và âm thầm chiến đấu cho quê hương. Song song với cuộc chiến đấu âm
thầm đó, sinh mệnh chính trị của CSVN càng ngày càng trở nên tệ hại. Bên ngoài
nước, hệ thống CS thế giới tan rã chẳng khác nào một hình nộm bằng giấy sau cơn
mưa bão. Bên trong nước, CSVN tham ô bao nhiêu chia rẽ bấy nhiêu, toàn bộ xã
hội VN chìm trong đói khổ và rối loạn cùng cực; quyền lãnh đạo của CSVN hiển
nhiên đã trở thành quyền “ăn xôi” của những kẻ “chịu đấm”. Mỗi phẫn hận của
nhân dân là một quả đấm. Nhằm giảm thiểu sức ép của “mưa đấm”, CSVN không còn
con đường nào khác hơn là con đường trả tự do cho một số tù chính trị đã bị
giam giữ quá lâu. Đó là lý do chủ yếu nhất giải thích tại sao chiều 9 tháng Hai
năm 1988, Đoàn Viết Hoạt ung dung bước ra khỏi cổng khám Chí Hòa. Chiều hôm ấy
nhằm chiều 23 Tết: nắng Sàigòn vẫn vàng, gió
Sàigòn có vẻ như không hay biết gì về tâm tình của nhân dân, họ đang chuẩn bị
đón một cái Tết đói khát: đói cơm áo và khát tự do dân chủ.
Thoáng
một cái, Đoàn Viết Hoạt đã trải qua 12 năm
ngục tù với đầy ắp nhọc nhằn. Những ngày còn sống bên nhau trong khám Chí Hoà,
Hoạt thường tâm sự với tôi:
“Tớ ước mong là khi tớ
trở về nhà, thầy mẹ tớ vẫn còn khoẻ mạnh, vợ con tớ vẫn bằng yên và nếu quê
hương của chúng ta chưa thái hoà, tớ sẽ quyết tâm tiếp tục đấu tranh cho tự do
dân chủ của nhân dân”.
Thế
rồi, khi Hoạt trở về, căn nhà tường mốc, cửa long ở gần cổng xe lửa Trương Minh
Giảng vẫn còn đó, nhưng mẹ Hoạt đã qua đời năm 1985
và năm sau, ông cụ thân sinh của Hoạt cũng qui tiên.
Khi
Hoạt trở về, hai con trai lớn của Hoạt đã vượt biên, định cư tại Minnesota, Hoa
Kỳ. Gia đình của Hoạt chỉ còn lại bà vợ chung thuỷ và đảm đang cùng cậu trai
út, tên ở nhà là “bé Cọp”.
Khi
Hoạt trở về, quê hương vốn điêu tàn đã trở nên điêu tàn ngoài khả năng tưởng
tượng của mọi người. Đảng CSVN trở thành một loại Mafia, họ tồn tại nhờ vào nỗ
lực bóc lột nhân dân thông qua chế độ lãnh chúa. Mọi đạo đức và tình cảm có
tính truyền thống dân tộc đều bị triệt để huỷ diệt bởi hoạ CS.
Những
gì mà Hoạt đã nhìn và đã suy nghĩ từ bức tranh “khi Hoạt trở về” đã thực sự làm
cho Hoạt vừa ngậm ngùi vừa phẫn hận. Thế nên, chỉ sau vài ngày ăn Tết với vợ
con, Hoạt quyết định lao mình vào cuộc đấu tranh mới, cuộc đấu tranh mà Hoạt
khẳng định rằng: “Một cuộc chiến mới đã
bắt đầu: chiến đấu chống nghèo đói lạc hậu, độc đoán, đòi phú cường, tiến bộ và
tự do dân chủ. Trong cuộc chiến đấu mới này, chỉ có một kẻ thắng là sự thực, là
dân tộc VN, là dân chúng VN; một kẻ bại là giáo điều, giả dối, lạc hậu và độc
đoán. Đây phải là một tâm niệm chỉ đạo rõ rệt, không chút mơ hồ nào của tất cả
chúng ta” (Trích băng nhựa “Nói với đồng bào” do nhóm Diễn Đàn Tự Do bí mật
phổ biến trên toàn VN tháng Hai năm 1990).
Ở
một đoạn khác của cuốn băng nhựa đã dẫn, Đoàn Viết Hoạt đưa ra các nhận định
dứt khoát và cụ thể về tình hình VN:
“Thực tế hiện nay là tình
hình đất nước còn tuỳ thuộc hầu như hoàn toàn vào những quyết định độc quyền
của một thiểu số người trong Bộ Chính Trị tại Hà Nội, trong khi đó chỗ dựa vững
chắc trước đây của họ là chủ nghĩa Marx Lenine lại đang bể vỡ từng mảng lớn
quan trọng. Họ còn có thể hy vọng học được những kinh nghiệm gì của Trung Quốc
trong việc đối phó với tình hình mới? Còn những liều thuốc đang được thử nghiệm
ở Đông Âu và Liên Xô thì chắc chắn là quá cay đắng, có thể nào nuốt được? Nếu
nhìn thẳng vào sự thực, thì phải chăng chính những nhà lãnh đạo CS già nua hiện
nay ở Hà Nội cũng tự hiểu rằng, bản thân chủ nghĩa Marx chẳng còn mấy ý nghĩa
nữa. Nhưng nếu từ bỏ chủ nghĩa Marx thì còn nhân danh gì để CSVN có thể lý
giải vị trí độc quyền lãnh đạo quốc dân của họ? Đó phải chăng chính là ý
nghĩa thật đằng sau những mưu toan đổi mới dân chủ của Bộ Chính Trị CS ở Hà
Nội?”
Đứng
trước tình hình như đã nhận định, Đoàn Viết Hoạt một mặt kết hợp với anh chị em
trí thức trong quốc nội để vừa phổ biến băng nhựa “Tiếng Nói Diễn Đàn Tự Do”,
vừa bí mật ấn hành nguyệt san “Diễn Đàn Tự Do”, truyền bá tư tưởng tự do dân
chủ đích thực, đồng thời vạch trần mọi âm mưu đổi mới mị dân của CS. Mặt khác,
lợi dụng thời gian được trả tự do và thời gian ngành Công An đang bận rộn với
vô vàn hành vi tham ô của chính họ, Đoàn Viết Hoạt đã đi từ Nam ra Bắc để kín
đáo thuyết phục mọi người Việt: Cộng sản hay không Cộng sản, không phân biệt
tôn giáo, địa phương, nam nữ, tuổi tác, tất cả hãy kết hợp lại thành một phong
trào “Toàn dân đấu
tranh cho tự do dân chủ và thịnh vượng chung của xã hội”.
Trong
băng nhựa, trên báo mật, cũng như tại những buổi nói chuyện từng nhóm vài ba cá
nhân, Đoàn Viết Hoạt bao giờ cũng trình bày quan điểm đấu tranh chính trị với
CS trên nền tảng của các luận cứ sau:
Một
trong những phương pháp đấu tranh chính trị hữu hiệu nhất nhằm chống lại bạo
quyền CS chính là phương pháp “gậy ông đập lưng ông”.
•
Trên mọi loại giấy tờ
kinh tế, hành chính cũng như luật pháp, nhà cầm quyền CS bao giờ cũng nêu bật
tiêu đề Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Chúng ta hãy phân tích cho người CS biểu
hiện tình quốc nội và quốc tế để từ đó đi đến kết luận rằng ba chữ độc lập, tự
do, hạnh phúc mà CSVN thường rêu rao chỉ là ba cái bông giấy quá cũ, quá bạc
màu, hoàn toàn vô nghĩa ngoại trừ ý nghĩa mỉa mai một cách cay độc đời sống
cùng khổ ngày nay của nhân dân.
•
Người Cộng sản Việt Nam,
đặc biệt là quý vị Cộng sản già nua ở Hà Nội, mãi cho đến ngày nay vẫn làm ra
vẻ tự hào về “chủ nghĩa Marx Lenine vô địch muôn năm”. Chúng ta hãy nói với
những người CS về Đông Âu, về Liên Xô, về Trung Quốc và nhất là về CS Nam Tư
sau nhiều thập niên nỗ lực “đổi mới”. Những “nói về” vừa kể chính là lời khẳng
định gián tiếp nhưng mạnh mẽ rằng: “Chủ nghĩa Marx Lenine vô địch muôn năm”
hiển nhiên chỉ là lối diễn đạt tư tưởng không ngay thẳng của những người có
trình độ văn hoá tổng quát rất đáng bị than phiền.
•
Đặc biệt trước nguy cơ
sụp đổ của chế độ, người CSVN hoặc trực tiếp kêu gọi hòa hợp hòa giải, hoặc
gián tiếp kêu gọi mọi người Việt hãy nắm tay nhau để xây dựng lại quê hương.
Lời kêu gọi hòa hợp hòa giải của CSVN rõ ràng hàm ngụ hai ẩn ý:
•
Quyền lãnh đạo của đảng
CSVN là một quyền đương nhiên, chuyên độc và vĩnh viễn. Xin nhân dân chớ hề đặt
vấn đề lật đổ đảng (!)
•
Hòa hợp hòa giải đối với
CS chỉ có nghĩa đơn giản là toàn dân hãy đoàn kết chặt chẽ sau lưng đảng để
đảng tiếp tục cai trị xã hội theo phong cách của những kẻ quan liêu và tham ô
(!)
Nói
tới CSVN là nói tới thủ đoạn bóp méo chữ nghĩa. Họ sẵn sàng bóp méo chữ nghĩa
trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả trường hợp hành vi bóp méo phải diễn ra
trong trắng trợn và vụng về. Chữ với nghĩa là thành phần quan trọng của kho
tàng văn hóa dân tộc. Chúng ta không được phép “biếu không” cho CS những chữ mà
họ đã bóp méo bằng cách không dám nhắc tới hoặc tỏ ra dị ứng mỗi lần nghe nói
tới những chữ đó. Ngược lại, chúng ta hãy mạnh mẽ đấu tranh với CS để buộc họ
phải thực hiện theo chính danh những từ ngữ đã bị bóp méo.
Bây
giờ hãy trở lại với vấn đề hòa hợp hòa giải. Đoàn Viết Hoạt lý luận: trong thực
chất, lịch sử của loài người là lịch sử hòa hợp hòa giải. Thực vậy, lịch sử
tình bạn của hai người chẳng là gì khác hơn là lịch sử của những lần hai người
này gặp những xung khắc hoặc va chạm. Tuy nhiên, ngay sau những xung khắc hoặc
va chạm đó, hai người bạn lại cố gắng hòa giải lẫn nhau trên căn bản tình bạn, để sau đó đôi bên lại tiếp tục hòa hợp trên
liên hệ bằng hữu. Lịch sử của gia đình chẳng là gì khác hơn là lịch sử của
những lần hòa giải và hòa hợp giữa vợ chồng với nhau, hoặc giữa cha mẹ và con
cái, giữa anh, chị, em với nhau trên căn
bản quyền lợi chung của gia đình. Lịch sử của một quốc gia trong phạm vi
quốc nội chẳng là gì khác hơn là lịch sử của những lần hòa giải để đi đến hòa
hợp giữa nhà cầm quyền và quần chúng trên
căn bản thượng tôn quyền lợi dân tộc. Nhà cầm quyền nào không thực tâm tôn
trọng nguyên tắc thượng tôn quyền lợi dân tộc, nhà cầm quyền đó không sớm thì
muộn sẽ bị lịch sử đào thải. Lịch sử của quốc gia trên bình diện quốc tế chẳng
là gì khác hơn là lịch sử của chiến tranh và hòa bình. Mỗi lần chiến tranh xảy
ra giữa hai hay nhiều quốc gia là mỗi lần quốc tế nỗ lực hòa giải các quốc gia
lâm chiến, để mọi quốc gia đều hòa hợp trong cộng đồng quốc tế trên căn bản hòa bình và thịnh vượng chung
của toàn nhân loại.
Thông
qua hình ảnh điển hình của hòa hợp hòa giải trong lịch sử, mọi người đều dễ
dàng đạt đến nhận định rằng: hòa hợp hòa giải chính danh bao giờ cũng đòi hỏi một chân lý căn bản để trên đó, hòa hợp
hòa giải được diễn ra. Trong phạm vi sinh hoạt nội bộ tại Việt Nam ngày nay,
chân lý căn bản của hòa hợp hòa giải đương nhiên phải là tính thượng tôn dân tộc.
•
Hòa hợp hòa giải dứt
khoát không thể là toàn dân đoàn kết sau lưng đảng CS quang vinh.
•
Hòa hợp hòa giải không hề
là đòi hỏi đảng CSVN hãy mị dân bằng các loại bánh vẽ tự do dân chủ và đổi mới
kinh tế nửa vời hoặc chiếu lệ.
•
Hòa hợp hòa giải đối với
hiện tình lịch sử Việt Nam chỉ có thể là đảng CSVN hãy qui thuận nhân dân, hãy
trả lại cho nhân dân tất cả những gì thuộc về nhân dân, nhất là hãy trả lại cho
nhân dân quyền được trực tiếp cầm nắm tương lai của dân tộc,bằng cách chỉ định
một số công bộc được phép đứng lên thay mặt nhân dân để điều hành guồng máy
quốc gia. Nói một cách gãy gọn: đảng CSVN hãy trả lại cho nhân dân VN quyền bầu
cử phổ thông, kín và tự do, chữ tự do ở đây phải được hiểu theo nghĩa nghiêm
chỉnh nhất của luật pháp. Mặt khác, không thể có tự do bầu cử nếu quyền tự do
ứng cử bị hạn chế.
Nói
tóm lại, khởi đi từ khẩu hiệu “hòa hợp hòa giải” của CSVN, Đoàn Viết Hoạt dùng
lý luận khúc chiết và khoa học để biến khẩu hiệu đó thành tuyên ngôn đòi hỏi
toàn dân phải có quyền bầu cử và ứng cử. Không cần phải mất thời giờ suy nghĩ,
mọi người Việt Nam đều thừa hiểu là quyền tự do ứng cử, bầu cử của nhân dân và
quyền tự do dùng lá phiếu để truất phế độc tài CSVN chỉ là một. Vì vậy trong
diễn trình đấu tranh cho tự do dân chủ của Đoàn Viết Hoạt, người ta không hề
thấy một lần nào đó, Đoàn Viết Hoạt kêu gọi nhân dân hãy lật đổ bạo quyền Cộng
sản hoặc kêu gọi những người chống Cộng hãy triệt để “diệt Cộng”. Mặc dầu Đoàn
Viết Hoạt đã chống đối bạo quyền một cách “tế nhị” như kể trên, ngày 17 tháng
Mười Một năm 1990, Đoàn Viết Hoạt đã bị công an CS bắt giam lần thứ hai. Theo
một nguồn tin từ nhóm Diễn Đàn Tự Do tại Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã quyết
định truy tố Đoàn Viết Hoạt về tội âm mưu lật đổ nhà cầm quyền CS trước tòa án
nhân dân của CS tại Sàigòn Ngày giờ đăng đường của vụ án sẽ được công bố sau.
Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, tội “âm mưu lật đổ” nhà cầm quyền Cộng sản
của “bị can” Đoàn Viết Hoạt chính là “tội” do “bị can” đã “ủng hộ” khẩu hiệu
hòa hợp hòa giải của CSVN bằng cách mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền CS hãy trả
lại cho nhân dân Việt Nam quyền được sử dụng lá phiếu, để tuyển định các giới
chức giữ trọng trách quản trị xã hội.
Kể
từ sau khi Đoàn Viết Hoạt bị CSVN bắt giam, do nhu cầu bảo vệ an toàn cho các
anh chị em còn tiếp tục hoạt động bí mật, nhóm Diễn Đàn Tự Do quyết định giữ im
lặng đối với mọi tin tức có liên hệ đến vụ án Đoàn Viết Hoạt. Đến nay, giai
đoạn bảo toàn lực lượng đã kết thúc, nhóm Diễn Đàn Tự Do quyết định phổ biến
toàn bộ hoạt động đấu tranh của người sĩ phu họ Đoàn. Hành động phổ biến này nhằm các chủ ý kể sau:
•
Chủ
ý một: tố cáo trước dư luận quốc nội và quốc tế
thái độ xảo trá của CSVN qua việc bắt giam và truy tố một người không hề hoạt
động lật đổ nhà cầm quyền CS, Đoàn Viết Hoạt chỉ thực hiện khẩu hiệu “hòa hợp
hòa giải” của chính CS bằng cách kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả lại cho
nhân dân Việt Nam quyền tự do bầu cử và ứng cử của họ. Phải chăng dưới mắt
CSVN, hành động vừa nêu của Đoàn Viết Hoạt là một trọng tội hình sự? Và phải
chăng đó là “hình sự quan” của những người văn minh, những người tự nhận là đang
ngồi trên “đỉnh cao trí tuệ của loài người?”
•
Chủ
ý hai: vinh danh Đoàn Viết Hoạt như một dũng sĩ
trong cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của nhân dân VN. Thái độ vinh danh này
không hề xuất phát từ tâm lý suy tôn cá nhân. Vinh danh Đoàn Viết Hoạt chính là
lời kêu gọi gián tiếp nhưng thiết tha rằng, mọi người Việt Nam hãy kiên trì với
công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ trên quê hương thân yêu, và rằng công
cuộc đấu tranh này chắc chắn sẽ đi đến toàn thắng, bởi lẽ tự do dân chủ là xu
thế lịch sử của mọi dân tộc, và bởi lẽ kẻ nào, nhà cầm quyền nào chống đối tự
do dân chủ tức là kẻ đó, nhà cầm quyền đó tự biến sinh mệnh chính trị của họ
thành những phế vật mà lịch sử cần phải đào thải.
Trình
bày ý kiến vinh danh Đoàn Viết Hoạt sau khi người chiến sĩ dân chủ-nhân
quyền sĩ này bước vào khám Chí Hòa lần
thứ hai, bài viết có ý muốn gợi sự chú ý của người đọc về tập tục của một
tôn giáo trong diễn trình đào tạo giáo sĩ. Tập tục này đòi hỏi người theo
tu học để trở thành giáo sĩ phải trãi
qua thời gian tu luyện thông thường là mười năm. Sau khi hoàn tất lớp tu luyện
năm thứ chin, mỗi đệ tử sẽ được tu viện cho phép xuất viện để trở lại “sống với
đời” trong vòng một năm. Trong một năm đó (gọi là năm thử thách), người đệ tử
“hồi tục” được phép nếm mùi trần tục trên bất kỳ địa bàn nào, kể cả địa bàn tứ
đổ tường. Hết hạn một năm thử thách, nếu đương sự tự ý quyết định trở lại con
đường tu luyện thì vị đệ tử đó sẽ được tu viện nhìn nhận là người xứng đáng
trở thành giáo sĩ về khả năng cũng như về đức hạnh.
Nếu
suy nghĩ về dòng sống của một dân tộc bằng ngôn ngữ tôn giáo, thì “Ái Quốc” là
Đạo Cả và mỗi người tận tụy phục vụ dân tộc là một giáo sĩ của Đạo Ái Quốc. Đối
với trường hợp của Đoàn Viết Hoạt, mười hai năm (từ
1976 đến 1988) tại khám Chí Hòa chính là thời kỳ tu luyện đầu
tiên của diễn trình đào tạo “giáo sĩ ái quốc”. Thời gian từ 1988 đến 1990 hiển
nhiên là hai năm thử thách dành cho Đoàn Viết Hoạt. Trong hai năm thử thách,
thay vì trùm chăn chờ thời, thay vì nạp đơn đi HO hoặc ODP (Hoạt có hai con tại
Hoa Kỳ) để được sống an vui với vợ hiền con thảo, Đoàn Viết Hoạt điềm nhiên
tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ của nhân dân, đấu tranh một cách rất nhã
nhặn, mềm dẻo nhưng vô cùng kiên định trên lập trường dân tộc. Giai đoạn thử
thách của “giáo sĩ” Đoàn Viết Hoạt đã kết thúc ngày 16 tháng Mười Một năm 1990
bằng lệnh bắt giam của CSVN, đó là ngày Hoạt tự nguyện trở lại “tu viện” Chí
Hòa. Hẳn nhiên chẳng có người nào tự nguyện trở lại ngục tù, thế nhưng dưới chế
độ độc tài chuyên chế kiểu CSVN, người nào dấn thân vào con đường đấu tranh
chống bạo quyền, người đó kể như đã chấp nhận ngay từ đầu mọi khổ nạn của
ngục tù. “Chấp nhận ngay từ đầu”, chính là ý nghĩa của “tự nguyện”.
Với
tâm tư và trí dũng của một “giáo sĩ ái quốc” như đã trình bày ở trên, Đoàn Viết
Hoạt bao giờ cũng quyết tâm sống kề cận với nhân dân trong những hoàn cảnh khắc
nghiệt của lịch sử. Cuộc đời đấu tranh của Hoạt chẳng khác nào cuộc sống của
cây xương rồng. Xương rồng tồn tại trên cát khô và dưới ánh nắng rực lửa. Đoàn
Viết Hoạt đấu tranh cho tự do dân chủ ngay trong lòng của một chế độ hà khắc và
cực kỳ độc đoán. Ý nghĩ cho rằng xương rồng là một thách đố ngoạn mục đối với
đất đai và thời tiết khắc nghiệt chỉ là ý nghĩ “nhân cách hóa” cây xương rồng.
Đoàn Viết Hoạt là một loại xương rồng có tư tưởng. Sự việc xương rồng Đoàn Viết
Hoạt sau 12 năm ở tù, tạm ngưng ở tù hai năm,
nay lại trở về với ngục tù là một thách đố tích cực đối với bạo quyền CSVN.
Thái độ thách đố này hàm ý rằng: Nếu nắng gió của sa mạc không thể ngăn cản
được sức sống của cây xương rồng thì mọi mức độ độc tài áp bức của CSVN
cũng không thể triệt tiêu được ý chí của Đoàn Viết Hoạt trong đấu tranh
cho tự do dân chủ của nhân dân VN. Đó là chân ý nghĩa của câu chuyện
“Đoàn Viết Hoạt: người thực hiện sứ mệnh xương rồng” vậy.
Đỗ
Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment