NÓI VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN: THAY ĐỔI CẤU TRÚC HÀNH CHÍNH ĐẤT NƯỚC ĐI VỀ ĐÂU?
Tiến Văn
25/05/2025
Thưa quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Trong những ngày qua, báo chí của đảng Hồ-Tàu lại đua nhau đưa
tin về những ý định thay đổi nhiều thứ liên quan tới những thiết chế nền tảng
của một xã hội văn minh, dân chủ như sửa đổi hiến pháp, rút ngắn nhiệm kì của
quốc hội. Những động thái thay đổi này chỉ mới xuất hiện sau khi Tô Lâm cướp
được ghế tổng bí thư.
Tô Lâm, một nhân vật xuất thân từ nghành công an, đã cố tỏ ra có
một đầu óc đổi mới, cải cách so với các nhân vật tiền nhiệm. Tô Lâm đang cho
tiến hành một sự thay đổi có tính đảo lộn lịch sử của cả nước Việt Nam từ hàng
trăm năm qua bằng việc cho thiết lập lại các địa danh hành chính trên toàn nước
Việt Nam. Với sự thay đổi này, Tô Lâm đang cho xóa hết đi những ổn định vừa có
tính lịch sử, vừa có tính khoa học đã được chứng minh qua thời gian từ nhà
Nguyễn lên ngôi vào năm 1802 và được người Pháp kế thừa, tôn tạo, phát triển
trên cơ sở lịch sử và khoa học.
Thưa anh chị em và quí vị, tất cả chúng ta đều cảm thấy hết sức
ngỡ ngàng sửng sốt khi Tô Lâm, chỉ vài tháng sau khi nắm quyền, đã nhanh chóng
đưa ra quyết định thay đổi hành chính trên phạm vi cả nước bằng việc sát nhập
các tỉnh thành hiện có khoảng 64 để chỉ còn khoảng 34 tỉnh thành. Không những
thế, về cấu trúc hành chính, Tô Lâm còn đưa ra quyết định xóa bỏ “cấp
huyện”.
Về mặt cơ sở khoa học, sự thay đổi hấp tấp này đã tự chứng tỏ
hoàn toàn thiếu các điều nghiên cần thiết có tính khoa học. Về mặt pháp lí, sự
thay đổi này cũng hoàn toàn không xuất phát trên cơ sở luật pháp, chỉ là một sự
quyết ý độc đoán phục vụ cho một tham vọng hoặc một bốc đồng cá nhân nào đó.
Chính công luận đã phát hiện ra rằng quyết định thay đổi hành chính của Tô Lâm
hoàn toàn trái ngược với “hiến pháp” hiện hành, vì “hiến pháp” giả mạo của
chính đảng Hồ-Tàu cũng đã qui định có ba cấp hành chính cơ bản: Xã, Huyện,
Thành Phố.
Thưa quí vị, anh chị em cùng quí bạn nghe đài, những người hiện
đang ở độ tuổi trên 50 chắc chắn chưa quên, sau 1975, bọn chóp bu đảng Hồ-Tàu
đã cho thực hiện sáp nhập các tỉnh thành trên toàn hai miền Nam-Bắc, bất chấp
các căn cứ lịch sử, khoa học địa dư, khoa học hành chính đã được thiết lập từ
thời nhà Nguyễn và thời thực dân Pháp. Từ 72 tỉnh giảm xuống còn 38 tỉnh. Nhưng
sự thay đổi này đã gây ra những bất ổn nặng cho hệ thống chính quyền, và đặc
biệt, đã gây ra những trì trệ cho phát triển kinh tế và nông nghiệp nói chung.
Cuối cùng, ngay cuối năm 1978, đảng Hồ-Tàu lại phải quyết định cho phục hồi lại
dần dần các đơn vị hành chính như trước (chủ yếu do người Pháp thiết
lập).
Nhưng nay, Tô Lâm lại cho thực hiện lại cái ý tưởng vĩ cuồng
giảm thiểu số đơn vị hành chính đã bị thất bại ngay khi đảng Hồ-Tàu vừa cướp
được Việt Nam Cộng Hòa.
Chúng ta có thể thấy, với quyền độc đoán trong tay, mọi ý tưởng,
dù điên rồ nhất, của Tô Lâm cũng sẽ sớm được đưa vào thực hiện mà không phải
đối phó với một chống đối, chỉ trích đáng kể nào. Song, kết quả ra sao lại là
điều làm cho chúng ta hết sức lo lắng. Bởi, phải cần nhiều năm, thậm chí hàng
chục năm, chúng ta mới thấy rõ hệ quả của những thay đổi có tính sai lầm về
hành chính, điều hành ở tầm mức quốc gia. Nhưng, lúc đó chỉ có chúng ta, con
cháu chúng ta là những người phải gánh chịu hậu quả. Còn Tô Lâm, và những bộ
sậu của y, đã cao chạy xa bay, hoặc đã chết, đã về vườn.
Đây chính là lí do tại sao các chế độ cộng sản thường sanh ra
các lãnh tụ có đầu óc vĩ cuồng hơn các chế độ khác. Tại sao các chế độ cộng sản
thường để lại các di chứng sâu nặng về kinh tế, văn hóa cho các thế hệ sau lớn
hơn các chế độ khác.
Lí do giản dị là bởi bọn chóp bu trong các chế độ cộng sản luôn
luôn tham vọng vượt lên những kẻ tiền bối để được ghi danh vào lịch sử bằng
việc nghĩ ra nhiều thứ khác lạ đặc biệt. Điều quan trọng hơn nữa, bọn chóp bu
trong các chế độ cộng sản không phải chịu các áp lực kiểm soát, chống đối, chỉ
trích như trong các chế độ bình thường, vì vậy chúng hoàn toàn cảm thấy được
thoải mái, tự do với bất kì ý tưởng, ý muốn nào chúng thấy thích bất chấp cả
những rủi ro, hiểm họa cho dân chúng, cho đất nước.
Việc Tô Lâm lấy lí do phải thay đổi cấu trúc hành chính đất nước
là nhằm giảm thiểu chi phí hành chính, tăng hiệu suất cho bộ máy chính quyền là
một ngụy biện lừa dối dân chúng. Bởi nguyên nhân chính của sự trì trệ, tham
nhũng của chính quyền hiện nay là nằm ở bản chất độc tài, độc quyền của đảng
Hồ-Tàu trong lãnh đạo đất nước.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong
chương trình tuần sau.
25/05/2025
No comments:
Post a Comment