Đặng Chương Ngạn – Thông đồng với kẻ cướp, có nên tự hào ?vendredi 9 mai 2025
Thuymy
Khi thằng cướp kia giở chứng, nó quay qua cắn luôn nhà kẻ đó, bắt buộc phải chống cướp với nhiều người lương thiện khác. Cuối cùng tiêu diệt được tên cướp, có nên tự hào mình là kẻ đã thắng cướp không ?
Năm 1939, Stalin và Hitler ký Hiệp ước Molotov–Ribbentrop : Cam kết không tấn công lẫn nhau, sẽ phân chia ảnh hưởng tại Đông Âu, trong đó Ba Lan bị chia đôi, các nước Baltic thuộc về Liên Xô.
Nhìn nhận lại hiệp ước Molotov–Ribbentro, nhiều sử gia cho rằng :
- Liên Xô đã "Thông đồng với phát xít", là hành động thỏa hiệp vô đạo đức, cho phép Hitler phát động Thế chiến II mà không lo bị phản công từ phía Đông.
- Khởi đầu cho thảm họa : Việc hai nước chia đôi Ba Lan và chiếm đóng các nước Baltic (Litva, Latvia, Estonia) được xem là hành vi xâm lược, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở châu Âu.
Thế chiến II có thể được ngăn chặn nếu không có hiệp ước này !
Với tinh thần đó, theo suy nghĩ của nhiều người : Lãnh đạo Liên Xô không có gì để tự hào về việc chiến thắng phát xít.
Lịch sử ghi nhận về đau thương, mất mát to lớn xương máu của người dân Liên Xô (trong đó có 10 triệu sinh mạng của người Ukraine) trong thế chiến II. Và, sự đau thương, mất mát đó một phần do chính Stalin gây ra cho chính Liên Xô, do đã đi bắt tay với Hitler.
Và, vì hiệp ước đó, châu Âu, rộng ra cả thế giới hàng triệu người đã chết trong thảm họa phát xít.
ĐẶNG CHƯƠNG NGẠN 08.05.2025 (Tựa bài do Thụy My đặt)
No comments:
Post a Comment