Phương Tây đối mặt với vũ khí hạt nhân chiến thuật của NgaMinh Anh
Đăng ngày: 23/01/2024 - 15:04
RFI
Theo Le Figaro, thông báo nói trên đánh dấu một bước mới trong việc Matxcơva thực thi quyền kiểm soát đối với Belarus, quốc gia mà Nga khẳng định là đã chuyển đến nhiều đầu đạn hạt nhân hồi tháng 6/2023, dù chưa có một thông tin chính thức nào xác nhận điều đó.
Nếu như một cuộc chiến tranh hạt nhân do Nga tiến hành vẫn chưa xảy ra, nguy cơ nước này sử dụng các loại vũ khí hạt nhân phi chiến lược (NSNW) đang trở thành một vấn đề cấp bách, buộc phương Tây, đứng đầu là Mỹ, phải suy tính một học thuyết răn đe.
Gregory Weaver, cựu cố vấn bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, trong một bài nhận định viết cho NATO được đăng hồi tháng 9/2023, từng cho rằng để ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, cần phải hiểu rõ « chiến lược, học thuyết và năng lực hạt nhân của Nga ».
Theo phân tích của ông, « vai trò của lực lượng hạt nhân Nga vừa là để ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Nga vừa để bù đắp thế ưu việt về vũ khí quy ước của khối NATO. Chiến lược của Nga dựa trên giả định rằng việc sử dụng hạn chế vũ khí hạt nhân trên chiến trường ít có cơ may dẫn đến một hành động trả đũa diện rộng giữa Mỹ và Nga ».
Nghiên cứu về tiến triển học thuyết hạt nhân Nga về vũ khí chiến thuật, do IISS thực hiện theo đề nghị của Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu (Eucom) năm 2022, tổng kết là Nga dường như có đến ít nhất « 1900 vũ khí hạt nhân chiến thuật - NSNW ».
Theo William Alberque, tác giả bài nghiên cứu, khi phối hợp với toàn bộ các loại trang thiết bị quân sự và phi quân sự, Matxcơva xem NSNW có một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột không mong muốn, định hình chiến trường cho các xung đột được lập kế hoạch, hạn chế leo thang trong bất kỳ xung đột nào.
Cũng theo ông William Alberque, đối với Nga, « NSNW còn mang lại nhiều lợi thế so sánh và bất cân xứng so với các nước láng giềng lân cận, với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định vũ khí hạt nhân của Nga là công cụ bảo đảm cho chủ quyền và vị thế cường quốc của Nga, cũng như ngăn chặn mọi nỗ lực không tránh được của Mỹ nhằm thay thế sự cai trị của ông ».
Kết quả kém của các cuộc tấn công bằng tên lửa chống Ukraina buộc Mỹ và các nước đồng minh phải suy nghĩ lại khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Chỉ có điều không ai biết chính xác là « học thuyết sử dụng NSNW được đặt ở đâu » trong kho vũ khí của Nga. Cũng theo nhà nghiên cứu này, « cảm nhận của Nga về sự thiếu ý chí của phương Tây về việc sử dụng vũ khí hạt nhân hay chấp nhận những thiệt hại trong một xung đột càng củng cố hơn nữa lối tư duy và học thuyết hung hăng của Nga trên phương diện vũ khí hạt nhân chiến thuật ».
Cuối cùng, theo William Alberque, Nga xem xét việc sử dụng vũ khí chiến thuật dựa trên hai khái niệm : « Liều lượng », tức là mức độ rủi ro và tổn thất mà mỗi bên chấp nhận và « sự tỉnh táo », « buộc Mỹ phải suy nghĩ » trước khi leo thang xung đột. Để thắng trong ván bài, Matxcơva sẽ sẵn sàng đi đến cùng của rủi ro hạt nhân. Đối với các chuyên gia, phương Tây nhất thiết phải suy nghĩ về cách quản lý leo thang trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, để ngăn chặn Matxcơva rơi vào « sự cám dỗ của ma quỷ ».
No comments:
Post a Comment