Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 01 năm 2024
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Vẫn
là dự án trên giấy, tuyến metro số 2 của Hà Nội đã cần tăng vốn gần gấp đôi
Tổng
thống Ukraine: Nga tấn công tên lửa vào các thành phố, 18 người chết
Thổ
Nhĩ Kỳ chấp thuận đơn gia nhập NATO của Thụy Điển sau 20 tháng trì hoãn
Đe
dọa một nhà hoạt động, du học sinh Trung Quốc bị Mỹ truy tố
Việt Nam: Việc Mỹ
liệt vào diện ‘kinh tế phi thị trường’ có hại cho quan hệ song phương
Hãng công nghệ Việt VNG dừng IPO ở Mỹ, gây thắc mắc về
tăng trưởng
AP: Cựu Tổng thống Trump thắng bầu cử sơ bộ của đảng
Cộng hòa ở New Hampshire
Đe dọa một nhà
hoạt động, du học sinh Trung Quốc bị Mỹ truy tố
CIA tìm cách
tuyển dụng điệp viên hai mang ở Nga
Triều Tiên phá bỏ
tượng đài tượng trưng cho sự hòa giải với Hàn Quốc
Thổ Nhĩ Kỳ chấp
thuận đơn gia nhập NATO của Thụy Điển sau 20 tháng trì hoãn
Ngũ Giác Đài
không còn tiền cho Ukraine
Hãng
công nghệ khởi nghiệp VNG rút đơn chào bán cổ phiếu IPO tại Hoa Kỳ
Bình
Thuận sẽ chọn lại đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
17
địa phương đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết âm lịch
Hà
Nội phát hành 127.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong quý I/2024
Việt
Nam và Philippines sắp ký thỏa thuận hợp tác về Biển Đông
Trại
giam kỷ luật TNLT Trương Văn Dũng vì bị cho là "xúc phạm nhân phẩm cán
bộ"
Kỷ
luật cảnh cáo Trụ trì Chùa Ba Vàng vụ “xá lợi tóc Phật”: sự bao che!
Giáo
dân Cồn dầu vừa đến Mỹ tị nạn: “Các con khủng hoảng tinh thần khi chứng kiến
cha mẹ bị đàn áp”
Tổng
thống Đức và đoàn doanh nghiệp thăm Việt Nam bàn về lao động, đầu tư
Đà
Nẵng: Một phụ nữ bị tuyên án 14 năm tù vì lừa đảo trong vụ đưa người về nước
trong thời đại dịch
Cựu
Chủ tịch và các cựu quan chức tỉnh Khánh Hòa hầu tòa vì những sai phạm liên
quan đất đai
Đắk
Nông: truy tố hai phó giám đốc trung tâm đăng kiểm về tội nhận hối lộ
Bắt
thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Petrosetco
Lừa
đảo hơn 700 tỷ đồng, Chủ tịch Công ty cổ phần tập đoàn Capel bị bắt
Mô
hình chuyên chế - tăng trưởng kiểu Trung Quốc đã hết thời
Tòa
tuyên chín án tử hình trong một đường dây buôn ma túy
Công an phá đường dây ma túy "lớn nhất lịch sử" từ vụ
phát hiện bốn tiếp viên xách hàng cấm về nước
Trung
Quốc và Việt Nam sẽ thống nhất về việc nhập một số mặt hàng vào Hoa Lục
Việt
Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên lên quỹ đạo vào cuối năm 2024
Kim Jong Un: Lãnh
đạo Bắc Hàn có thực sự cân nhắc chiến tranh?
Hà Nội nói Mỹ dán
nhãn ‘kinh tế phi thị trường’ cho Việt Nam ‘có hại’ cho quan hệ song phương
Bài toán máy bay
chiến đấu, liệu Việt Nam đã có lời giải?
Nato đặt hàng 220
nghìn đạn pháo 155 ly trị giá 1,2 tỷ USD
Xử tù tài xế
Slovakia đưa phụ nữ Việt vào Anh 'trong bảng điều khiển xe hơi'
Mỹ, Anh tiến hành
các cuộc tấn công mới nhằm vào Houthi ở Yemen
Nhà hoạt động
Nguyễn Bắc Truyển ở Đức: ‘Thiên đường này mơ ước bao lâu’
Du lịch Hoàng Sa,
hơn 300.000 lượt người Trung Quốc đã tới thăm
Nước Đức rung
chuyển với các đợt biểu tình đối chọi nhau và vụ phe cực hữu họp
kín
Vatican-Việt Nam:
Quan hệ tiến triển nhưng còn vấn đề gì?
Bắc
Triều Tiên phóng nhiều tên lửa hành trình về phía Hoàng Hải
Thái Lan : Thủ lĩnh phong trào dân chủ được trắng án trong một vụ
kiện
Pháp : Nông dân tiếp tục gia tăng sức ép với chính phủ
Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục: Vì sao dân Pháp không muốn sinh con ?
Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn hồ sơ xin gia nhập NATO của Thụy
Điển
Trung Quốc và Nauru chính thức nối lại quan hệ ngoại giao
Biển Đông: Việt Nam và Philippines muốn sớm ký kết ‘‘Bản ghi nhớ’’
về hợp tác tuần duyên
Phương Tây đối mặt với vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga
Tập trận "Steadfast Defender 2024": NATO chuẩn bị một
kịch bản tồi tệ nhất với Nga ?
Ngoại trưởng Liên Âu họp để tìm giải pháp cho hòa bình tại Gaza
Báo Mỹ: Israel đề nghị hưu chiến hai tháng để trao đồi con tin và
tù nhân
Liên quân Mỹ - Anh lại oanh kích vào lực lượng Houthi ở Yemen
Thương mại toàn cầu trước thách thức trên biển
Bất chấp luật quốc tế, Nga dùng khí độc trên chiến trường Ukraina
Bầu cử sơ bộ tổng thống Mỹ: Trump có khả năng giành thắng lợi áp
đảo tại New Hampshire
Paris : Trường Le Cordon Bleu khai trương không gian ẩm thực mới
Tin Tức: Thứ Tư 24.01.2024
1/ TNLT TRƯƠNG VĂN DŨNG BỊ KỶ LUẬT VÌ “XÚC PHẠM NHÂN PHẨM CÁN BỘ”
Tù nhân lương tâm Trương
Văn Dũng, người đang thọ án 6 năm tù tại trại giam Gia Trung, đã bị kỷ luật
không cho thăm gặp và nhận quà của gia đình trong một tháng.
Cần biết là vào ngày 3/1,
gia đình gửi quà qua đường bưu điện cho ông Dũng, trong đó có bức ảnh thông báo
trao giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2023 cho ông. Đây là giải thưởng
nhằm nêu cao sự hy sinh của những cá nhân hay tổ chức đấu tranh cho nhân quyền
tại VN.
Khoảng một tuần sau đó bưu
kiện tới nơi, đám cai tù từ chối để ông Dũng nhận tấm ảnh này thì xảy ra tranh
cãi, theo tiết lộ của tù nhân lương tâm Lưu Văn Vịnh. Bà Nghiêm Thị Hợp, vợ ông
Dũng, cho biết là ông Dũng đã phản đối đám cai tù khiến ông suýt bị đánh và dẫn
tới quyết định kỷ luật nói trên.
Theo thông báo của trại tù
Gia Trung vào ngày 17/1, ông Dũng bị cảnh cáo vì đã có “lời lẽ thiếu văn hóa và xúc phạm nhân phẩm của
người khác” nhưng không cho
biết ông đã nói những gì. Kể từ ngày 16/1 đến ngày 16/02, ông bị cấm gặp
thân nhân, nhận quà, gửi thư, liên lạc điện thoại và mua hàng từ căng-tin của
trại giam.
Kể từ ngày 17/2, ông sẽ chỉ
được gặp thân nhân hai tháng một lần cho đến khi được trại tù công nhận là
"đã có tiến bộ".
2/ MỘT TÀI XẾ SLOVAKIA BỊ TÙ VỀ TỘI ĐƯA DI DÂN VIỆT VÀO ANH
Một
tòa án ở Anh đã xử tù ông Jozef Balog, một công dân Slovakia, 2 năm rưỡi tù
giam về tội đưa di dân nhập lậu vào Anh.
Ông
Balog đã che giấu một phụ nữ Việt Nam sau cabin để đưa vào nước Anh. Theo
cáo trạng của tòa án Canterbury, vào tháng 6 năm 2022, ông Balog đã bị bắt giữ
vì đã đưa di dân nhập lậu vào Anh.
Thông thường thì những
chuyến xe chở người nhập cư vào Anh được khám phá là họ trốn trong thùng
xe hai ngăn hay trong các thùng hàng. Nhưng lần này thì chiếc xe của Balog
được khám phá là phần nệm ở nền xe bị kéo lệch lên phía trước một cách đáng
nghi ngờ. Cảnh sát Anh đã tháo hộp đựng đồ dùng và thấy một phụ nữ VN đang ngồi
ở phía sau bảng điều khiển của chiếc xe.
Ông Jozef Balog đã thừa
nhận hành vi phạm pháp trước phiên xử sơ thẩm ngay trong tháng 6 năm 2022.
Riêng người phụ nữ VN đã được giới chức trách xác định danh tính và yêu cầu hồi
hương.
3/ CÁC NGHỊ SĨ MỸ PHẢN ĐỐI VIỆC GIẢM THUẾ ĐỐI VỚI CÁ TRA VN
Tám thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
vừa cảnh báo Tổng thống Joe Biden về thiệt hại kinh tế đối với người nuôi cá da
trơn Hoa Kỳ nếu chính quyền thông qua quyết định sơ bộ về việc cắt giảm đáng kể
mức thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn nhập cảng từ Việt Nam.
Các thượng nghị sĩ Mỹ vào
tuần trước công bố bức thư
chung gửi bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo, yêu cầu bộ này hủy bỏ
quyết định sơ bộ sẽ “giảm thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn nhập cảng
từ Việt Nam. Cần biết là theo quyết định này, mức thuế này sẽ giảm xuống còn 14
xu, so với mức hơn 2 Mỹ kim một ký trước đây.
Lá thư chung cho biết là quyết
định này của bộ thương mại, nếu không bị rút lại, sẽ làm suy yếu gói cứu trợ
thương mại dành cho các ngành công nghiệp trong nước. Nó sẽ gây ra làn sóng
hàng nhập cảng có giá trị không công bằng từ các nước có nền kinh tế phi thị
trường như Việt Nam, Trung Cộng và Nga vào Hoa Kỳ, gây tổn hại không thể khắc
phục được cho ngành nuôi cá da trơn của Mỹ.
Các thượng nghị sĩ Mỹ yêu
cầu bộ thương mại phải sửa lại quyết định nói trên trong đợt rà soát kỳ này và
khôi phục mức thuế hơn 2 mỹ kim mỗi ký hoặc mức thuế cao hơn đối với tất cả các
nhà sản xuất Việt Nam cho đến nay vẫn từ chối tham gia vào quá trình tố tụng vụ
án chống bán phá giá, hoặc chưa thể hiện được tính độc lập khỏi sự kiểm soát
của đảng CSVN.
Cần biết Hoa Kỳ hiện vẫn là
thị trường xuất cảng cá tra lớn thứ hai của Việt Nam với tỷ lệ 22%, chỉ sau
Trung Cộng.
4/ LIÊN QUÂN MỸ - ANH LẠI KHÔNG KÍCH LỰC LƯỢNG HOUTHI Ở YEMEN
Vào rạng sáng ngày 23/1,
liên quân Mỹ - Anh đã không kích hàng loạt vị trí của lực lượng Houthi được
Iran hậu thuẫn ở Yemen. Mục tiêu của loạt tấn công lần thứ hai này là nhằm làm
suy giảm năng lực tấn công của lực lượng Houthi vào các tàu di chuyển qua Hồng
Hải.
Đại diện của Houthi tức
giận cho biết sẽ trả đũa các vụ oanh kích nói trên và tuyên bố là hành động của
liên quân Mỹ - Anh chỉ làm “tăng thêm
quyết tâm của người dân Yemen” trong việc thực thi nghĩa vụ đạo lý và nhân đạo
đối với người dân Palestine bị đàn áp tại Gaza.
Cần
biết đây là lần thứ hai mà Mỹ và Anh tiến hành các cuộc không kích chống lại
lực lượng nổi dậy do Iran hậu thuẫn. Phía Mỹ và Anh đang được Bahrain, Canada,
Úc và Hòa Lan hỗ trợ. Tổng cộng gần 30 hỏa tiễn đã được bắn đi từ các chiến hạm,
tàu ngầm, chiến đấu cơ, và đặc biệt là từ hàng không mẫu hạm Eisenhower đang có
mặt tại Hồng Hải.
Tám
mục tiêu đã bị nhắm đến, chủ yếu là các vị trí phóng máy bay không người lái và
phi đạn, cũng như các hệ thống điều khiển phi đạn, hoặc hệ thống giám sát phòng
không và một kho vũ khí ngầm trong lòng đất.
Theo
một quan chức quân sự Mỹ, loạt tấn công thứ hai này có thể đã làm suy giảm từ
30 đến 40% năng lực tấn công của lực lượng Houthi, so với từ 20 đến 30% trong
loạt tấn công đầu tiên hôm 11/1.
Mục
tiêu của các cường quốc tham gia chuẩn bị và tiến hành loạt tấn công được gọi
là “ở mức tương thích và cần thiết” này vẫn là hướng đến làm giảm căng thẳng và
tái lập ổn định tại Hồng Hải. Cảnh báo nhắm tới lực lượng Houthi là liên quân
sẽ kiên quyết bảo vệ an toàn và tự do lưu thông tại một trong các tuyến hàng
hải quan trọng nhất của thế giới.
VNTB – Bắt tổng giám đốc Công ty Hải Hà vì sử dụng tiền
quỹ bình ổn giá xăng dầu trái pháp luật
VNTB
– Kiểm tra Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016 – 2021
VNTB
– Đức Giáo Hoàng đi thăm Việt Nam chỉ có lợi khi mang lại tự do cho tất cả các
tôn giáo
VNTB – Tổng thống Đức không hội kiến với Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng
VNTB –
Nguyễn Công Khế từng phát biểu gì về quyền tự do báo chí?
Nhiệm
kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?
Ông
Ba Trần (Thiếu tướng Trần Văn Danh)24/01/2024
Chúng ta đang
đi xuống?24/01/2024
Về
vụ án Trần Hùng bị xử tội nhận hối lộ 300 triệu đồng24/01/2024
Supporter của Khế24/01/2024
Sự
thiếu kiên nhẫn với bị cáo kêu oan của Hội đồng Xét xử24/01/2024
Nhật
ký một vụ trói khách hàng bỉ ổi và mất dạy24/01/2024
Vì
sao tham nhũng ngày một leo thang?23/01/2024
Trâu và người (Kỳ
2)23/01/2024
Quốc
hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 23/01/2024
Lưu
Nhi Dũ – Hình thức kỷ luật nào cho ông Thái Minh ?
Hà
Phan - « Chữa lành » và những kẻ miệng nam mô bụng nhét bồ đô la
Lưu
Trọng Văn - Hy vọng công lý sẽ sáng tỏ
Dương
Quốc Chính - Vụ bán con lấy 18 triệu
Lưu
Trọng Văn - Trước khi mất bố của Trần Hùng nói gì ?
Đặng
Chương Ngạn - Tôi tin ông Trần Hùng không nhận khoản hối lộ 300 triệu từ Nguyễn
Duy Hải
Nguyễn
Ngọc Chu - Tỉ lệ án oan sai là bao nhiêu ?
Mai
Bá Kiếm - Cảm tác về vụ « trâu lạc »
Nguyễn
Thông - Trâu và người (2)
Nguyễn
Thông - Trâu và người (1)
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Tỷ lệ án oan sai là bao nhiêu? 24/01/2024
Mấy ý kiến về “Giấy chứng nhận nghề nghiệp” giáo viên 24/01/2024
Năm 2024, liệu có phải xếp hàng mua thịt? 24/01/2024
Hiểm họa ngộ độc chì toàn cầu 24/01/2024
Trung Đông sôi động 24/01/2024
Tội ác từ đất 24/01/2024
Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hoàng Sa 24/01/2024
Trung Quốc: Quan hệ thân hữu ở địa phương suy yếu dưới thời Tập
Cận Bình 24/01/2024
Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình 24/01/2024
Cuối cùng phải nhờ Bộ Công an vào cuộc thì Quản lý nhà nước mới có
lối ra!? 22/01/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Cựu phó chủ tịch Khánh
Hòa: Hồ sơ qua 17 chữ ký mới tới tay bị cáo
Liên quan sai phạm tại dự án Mường Thanh Viễn
Triều, ông Đào Công Thiên nói trước khi ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho doanh nghiệp, hồ sơ đã qua 17 chữ ký khác nhau.
Chiều 23/1, tại phiên tòa xét xử vụ "Vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng
phí", bị cáo Đào Công Thiên (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa) đã trả
lời HĐXX về những cáo buộc liên quan sai phạm tại dự án Mường Thanh Viễn Triều.
Theo cáo trạng, ông Đào Công Thiên là người
chịu trách nhiệm ký quyết định phê duyệt giá đất, tính tiền thuê đất trả một
lần với khu đất hơn 22.340 m2 với giá 9,2 triệu đồng/m2 (thời điểm tháng
12/2015) sai quy định.
Việc ký quyết định trên giúp doanh nghiệp được
thuê đất với thời hạn 46 năm 11 tháng để thực hiện dự án khách sạn và căn hộ
cao cấp Oceanus (hiện là dự án Mường Thanh Viễn Triều của Tập đoàn Mường Thanh)
tại khu vực Bãi Dương, TP Nha Trang.
Ông Đào Công Thiên được HĐXX xét xử cho phép
ngồi trả lời xét hỏi do bị cáo tuổi cao sức yếu.
Trình bày về việc ký phê duyệt giá đất, ông
Thiên cho rằng bản thân đã làm đúng. Bởi vì, khi bị cáo ký quyết định phê duyệt
giá đất là cho Công ty CP đầu tư Viễn Triều, nghĩa là bị cáo không liên quan
việc nợ tiền sử dụng đất của Công ty CP đầu tư Thiên Triều.
Tuy nhiên, ông Thiên nhìn nhận sau này nghiên
cứu, bị cáo mới thấy hoang mang vì ở khoản 3 Điều 98 Luật Đất đai 2013 có quy
định trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan nghĩa vụ tài
chính... và chính điều khoản này mà bị cáo bị truy tố xét xử tại 3 vụ án vừa
qua.
Hai chữ ký trong
"ngày định mệnh"
Bị cáo Đào Công Thiên giãi bày khi giữ chức
Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông được giao phụ trách mảng phân xã. Thời
điểm đó, người đứng đầu UBND tỉnh đi công tác rồi ghi lại vào mảnh giấy là
“giao anh Thiên xử lý việc này”.
Theo ông Thiên, trước khi hồ sơ vào tay ông
phải qua 17 chữ ký khác nhau. Tờ trình của cơ quan tham mưu căn cứ vào Thông tư
30 của Bộ TN&MT, trong đó có những thủ tục nào, thì các cơ quan tham mưu đã
xem xét và đánh dấu vào các mục cụ thể trước khi tới tay ông. Ngoài ra, việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cấp theo quyết định cấp đất trước đó.
Ngoài ra, ông Thiên cho rằng Văn phòng Đăng ký
đất đai và Sở TN&MT trình hồ sơ lên đều ghi đủ điều kiện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, nên bị cáo không lý do gì không ký.
Trước HĐXX, bị cáo Thiên cho biết ngày
26/12/2016 là "ngày định mệnh" vì bị cáo ký 2 sổ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại Bãi Dương và một dự án án khác cho hai doanh nghiệp. Vì 2
chữ ký này mà bị cáo vướng lao lý, phải đứng trước tòa với tư cách bị cáo như
hôm nay.
Nói tới đây, ông Thiên giọng chậm lại, phân
trần "đời bị cáo như thế thì phải chịu, không hề oán trách ai và cũng thề
với lòng là chưa bao giờ làm việc mà bị ai sai khiến hay áp lực gì cả".
Theo cáo trạng, quá trình thực hiện triển khai
dự án trên, các bị cáo đã có nhiều sai phạm trong lựa chọn nhà đầu tư, cấp giấy
chứng nhận đầu tư, thỏa thuận phương án kiến trúc, quy hoạch.
Những bị cáo này cũng sai phạm trong việc ban
hành quyết định giao đất, cho thuê đất, định giá đất, phê duyệt giá đất và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thông qua đấu giá, đấu thầu.
Hành vi của các bị cáo gây thất thoát ngân sách Nhà nước tại
thời điểm năm 2015 là hơn 5,6 tỷ đồng, còn tại thời điểm ngày 6/1/2022
(phát hiện sai phạm) là khoảng 357 tỷ đồng.
Nguyên
cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông lừa đảo chiếm đoạt tiền
tỷ
ANTD.VN - Mượn " danh" công
tác tại Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông, Hà Nội, Vương Mạnh
Hưng đã "vẽ" với các bị hại mình có thể chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, cấp giấy phép xây dựng. Qua đó chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 23-1, Cơ quan CSĐT CAQ Hà Đông, Hà Nội thông tin đã bắt giữ
đối tượng Vương Mạnh Hưng (SN 1987) trú tại khu đô thị Văn Phú, phường Phú La,
quận Hà Đông để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, vào năm 2023, CAQ Hà Đông tiếp nhận nhiều đơn trình
báo của người dân tố cáo Vương Mạnh Hưng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo trình báo của anh H, trú tại huyện Ba Vì, Hà Nội, thông qua mối quan hệ xã
hội, anh có biết Hưng, khi đó đang là cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng đô
thị quận Hà Đông. Anh H mua một mảnh đất nông nghiệp diện tích 136 m2 và có
mong muốn được chuyển sang đất dùng để ở và có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Hưng đã báo giá tiền công là 3,5 triệu đồng/m2 chưa bao gồm tiền
thuế đất nộp vào ngân sách. Anh H đồng ý. Sau đó, với lý do đưa tiền lo việc,
Hưng đã yêu cầu anh H chuyển cho mình 3 lần với tổng số tiền là 350 triệu đồng.
Do sau gần 1 năm mà vẫn không thấy giấy tờ, anh H đã đến cơ quan công an tố cáo
hành vi của Hưng.
Với bị hại thứ 2 là anh Nguyễn, trú tại phường Phương Liệt, quận
Thanh Xuân, Hà Nội, số tiền bị chiếm đoạt còn nhiều hơn. Anh Nguyễn nhận xây
nhà cho một cặp vợ chồng trên địa bàn quận Hà Đông. Do thửa đất này thuộc quận
nội thành nên chỉ được xây dựng 4 tầng, mật độ xây dựng không quá 70% diện tích
đất nên anh Nguyễn thỏa thuận với cặp vợ chồng sẽ lo xin cấp phép xây dựng vượt
tầng, điều chỉnh mật độ xây dựng.
Anh Nguyễn sau đó đã liên lạc với Vương Mạnh Hưng. Hưng bảo có
thể giải quyết được yêu cầu của anh và cần 50 triệu đồng đi gặp các bên liên
quan để lo giấy tờ. Khoảng 10 ngày sau, Hưng thông báo cho Nguyễn biết để lo
thủ tục giấy phép xây dựng và giấy phép xây vượt tầng chi phí hết 270 triệu
đồng và xử lý mật độ xây dựng chi phí hết 340 triệu đồng. Anh Nguyễn đồng ý và
chuyển cho Hưng 610 triệu đồng.
Chờ mãi không có giấy phép trong khi Hưng nại ra nhiều lý do,
anh Nguyễn yêu cầu trả lại tiền. Lúc này Hưng hứa hẹn sẽ trả tiền trong tháng
2-2023 nhưng trên thực tế chỉ trả cho anh Nguyễn 50 triệu đồng, số tiền 610
triệu, Hưng không thể khắc phục được nên anh Nguyễn đã tố giác Hưng.
May mắn nhất là chị Huyền, trú huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hưng chỉ
mới kịp “xin” chị 50 triệu đồng sau 3 lần chuyển tiền cũng với việc xin cấp
giấy phép xây dựng.
Qua điều tra xác minh, CAQ Hà Đông xác định Vương Mạnh Hưng có
dấu hiệu bỏ trốn, nhiều lần triệu tập không lên cơ quan công an. Ngày
18-4-2023, Vương Mạnh Hưng đã bị buộc thôi việc.
Căn cứ vào hành vi của đối tượng, ngày 18-1, Cơ quan CSĐT CAQ Hà
Đông đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam với Vương Mạnh Hưng để
điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 23-1, Cơ quan CSĐT Công an
quận Hà Đông đã bắt giữ được Vương Mạnh Hưng tại địa bàn quận Hà Đông.
Tại Cơ quan điều tra, Vương Mạnh Hưng đã thừa nhận hành vi phạm
tội. Do cần tiền chi tiêu cá nhân nên đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài
sản của các bị hại. Mặc dù không có nhiệm vụ, thẩm quyền làm cấp giấy phép xây
dựng và làm sổ đỏ nhưng lợi dụng vào công việc đang làm tại đội Quản lý trật tự
và đô thị quận Hà Đông đưa ra các thông tin gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Nhận tiền của bị hại, Hưng không làm gì, không nhờ ai, chiếm đoạt toàn bộ số
tiền hơn 1 tỷ đồng.
Hiện Cơ quan CSĐT CAQ Hà Đông đang tiếp tục mở rộng vụ án. Để
đảm bảo quyền lợi người liên quan, Cơ quan CSĐT CAQ Hà Đông thông báo còn ai là
bị hại bị Vương Mạnh Hưng, đề nghị liên hệ với ĐTV Lại Duy Toàn – SĐT 090711079
để được tiếp nhận giải quyết.
Cựu
Phó cục trưởng Quản lý thị trường nói bị đổ tội...
https://www.anninhthudo.vn/cuu-pho-cuc-truong-quan-ly-thi-truong-noi-bi-do-toi-post565283.antd
ANTD.VN - Chiều 23-1, phiên tòa phúc thẩm xét
xử vụ án cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cùng 17 bị cáo liên
quan về các tội “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ” và “Sản xuất, buôn bán hàng giả” tiếp diễn tục phần tranh luận.
Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Trần Hùng (cựu Phó cục trưởng Cục
QLTT) nhất mực khẳng định Nguyễn Duy Hải (bị cáo trong vụ án) không đưa được
tiền nhưng vẫn đổ tội cho mình nên mới nhiều lần thay đổi lời khai về việc đưa
tiền ra sao.
Sau khi bị cáo Trần Hùng kết thúc trình bày, các luật sư giao
nộp một số văn bản liên quan đến nội dung tự bào chữa của thân chủ mình đến Hội
đồng xét xử.
Tuy nhiên, nêu quan điểm về văn bản mà luật sư của bị cáo Hùng
giao nộp, đại diện Viện kiểm sát cho rằng tài liệu này không có xác nhận của
trại giam nên đây không phải nguồn chứng cứ, đề nghị hội đồng xét xử không xem
xét.
Bào chữa cho bị cáo Trần Hùng, luật sư đã đưa ra nhiều quan
điểm, chứng cứ, từ đó đề nghị HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo
Trần Hùng không có tội và đình chỉ vụ án.
Đối đáp lại, đại diện Viện kiểm sát thừa nhận Nguyễn Duy Hải có
nhiều lời khai mâu thuẫn theo thời gian nhưng đây “là diễn biến dễ hiểu” do ban
đầu Hải bị xáo trộn tâm lý. Về sau ổn định và thống nhất lời khai về việc đưa
300 triệu đồng cho bị cáo Hùng.
Trước đó, bào chữa cho 17 bị cáo liên quan (tất cả đều kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo), các luật sư đều nêu ra các tình
tiết mới như: tích cực khắc phục hậu quả vụ án, gia đình có công với cách mạng,
có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật… để đề nghị Tòa cấp phúc thẩm chấp thuận kháng
cáo.
Đề
nghị khai trừ Đảng Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang
Việt Bắc
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thống nhất biểu quyết đề
nghị xem xét thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng
với ông Nguyễn Thế Bình - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang.
Chiều 23.1, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã họp xem
xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Thế Bình - Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở
GDĐT tỉnh Hà Giang.
Theo đó, ông Nguyễn Thế Bình với cương vị là Phó Giám đốc và
Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang trong quá trình tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực
hiện Chương trình Mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó
khăn của Chính phủ trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 đã có vi phạm về quản lý,
sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí số tiền lớn.
Cá nhân ông Bình và nhiều đảng viên nguyên là cán bộ, công chức
tại Sở GDĐT tỉnh Hà Giang có liên quan đến sai phạm bị khởi tố, bắt giam để
điều tra, xử lý.
BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thống nhất biểu quyết đề nghị xem
xét thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng với ông Nguyễn Thế Bình để
báo cáo UBKT Trung ương, trình Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật theo thẩm
quyền.
UBKT Tỉnh uỷ Hà Giang cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình
thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Văn Toản - Phó Trưởng phòng TNMT
huyện Xín Mần.
Trước đó, Công an huyện Xín Mần (Hà Giang) ra quyết định khởi tố
bị can và lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Văn Toản về tội "Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Như Lao động đã thông tin, ngày 17.1, Công an tỉnh Hà Giang đã
khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thế Bình - Giám đốc
Sở GDĐT tỉnh Hà Giang về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí để điều tra theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, trong quá trình tổ chức mua
sắm, trang thiết bị cho các trường năm 2019 và 2020, ông Nguyễn Thế Bình đã có
những hành vi sai phạm khi cấp trang thiết bị không đúng nhu cầu của các
trường, cấp cho các trường không thuộc đối tượng thụ hưởng, mua sắm và cấp
trang thiết bị không theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Hà Giang.
Hành vi sai phạm của ông Bình gây thiệt hại và lãng phí cho ngân
sách Nhà nước hàng chục tỉ đồng.
Chi tiết tiền lương Chủ tịch UBND phường tại
Hà Nội năm 2024
Theo đó, tiền lương Chủ tịch UBND phường tại
Hà Nội năm 2024 là 3.870.000 đồng và 4.770.000 đồng (chưa bao gồm các khoản phụ
cấp).
Theo Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2019 thì Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó
Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân phường
loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại III có một Phó Chủ
tịch.
Nhiệm vụ, quyền hạn
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là:
Thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2019.
Phối hợp với các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây
dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường.
Quản lý dân cư trên
địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
Tiền lương Chủ tịch
UBND phường tại Hà Nội năm 2024 được thực hiện theo Thông tư liên tịch số
01/2005/TTLT-BNV-BTC của Bộ Tài Chính.
Mức lương cơ sở 1,8
triệu đồng sẽ được áp dụng đến khi thực hiện chế độ tiền lương mới (dự kiến là
ngày 01/7/2024).
Cách tính tiền lương Chủ tịch UBND phường tại Hà Nội năm
2024
Lương Chủ tịch UBND
phường tại Hà Nội:
Mức lương cơ sở X Hệ
số lương
Theo đó, tiền lương
Chủ tịch UBND phường tại Hà Nội được thực hiện theo Thông tư liên tịch số
01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang
lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, hệ số lương
của Chủ tịch UBND phường tại Hà Nội có 2 bậc là 2,15 và 2,65
Theo đó, với việc tăng
lương cơ sở thì mức lương Chủ tịch UBND phường tại Hà Nội lần lượt là 3.870.000
đồng và 4.770.000 đồng.
(Mức lương này chưa
bao gồm các khoản phụ cấp).
Hiện nay, TP Hà Nội có
30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Cụ thể, 12 quận là Ba
Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng
Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ.
17 huyện là Ba Vì,
Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ,
Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng
Hòa và thị xã Sơn Tây.
Với diện tích khoảng
3.359,6 km2 Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, xếp sau lần
lượt là TP HCM và thành phố Hải Phòng. Đồng thời Hà Nội đứng vào tốp 17 Thủ đô
trên thế giới có diện tích rộng nhất vào năm 2008.
Theo Cổng TTĐT TP Hà
Nội, thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 5 năm 2008 và
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống
chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô
bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn
xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình, nhờ đó diện tích của Hà Nội tăng lên
đáng kể.
Công
bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Khách sạn Đông Á bị xử phạt
Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (Mã
HoSE: DAH) bị phạt 150 triệu đồng đối với hành vi công bố thông tin sai lệch.
Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Khách
sạn Đông Á.
Theo đó, Công ty cổ
phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á bị phạt 150 triệu đồng đối với hành vi công
bố thông tin sai lệch.
Cụ thể, theo các tài
liệu Công ty cung cấp, đến ngày 07/10/2021, Công ty sử dụng hết số tiền thu
được từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Tuy nhiên, ngày
14/11/2022, Công ty đã công bố thông tin về Nghị quyết số 1411/2022/NQ-HĐQT
ngày 14/11/2022 thông qua thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt
chào bán cổ phần riêng lẻ năm 2021.
Bên cạnh việc bị xử
phạt tiền, Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á còn phải thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả đó là buộc hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối
với hành vi công bố thông tin sai lệch theo quy định.
Theo UBCKNN, ngày
22/12/2023, Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á đã ban hành Nghị quyết số
2212/2023/NQ-HĐQT hủy bỏ Nghị quyết số 1411/2022/NQ-HĐQT ngày 14/11/2022.
Ngày 25/12/2023 Công
ty đã Công bố thông tin về Nghị quyết số 2212/2023/NQ-HĐQT trên trang thông tin
điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Công ty Cổ phần Tập
đoàn Khách sạn Đông Á, tiền thân là CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Đông Á,
được thành lập ngày 26/12/2003 với ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh
khách sạn
Hoạt động kinh doanh
chủ yếu của Công ty là lĩnh vực dịch vụ khách sạn với hệ thống các khách sạn,
khu nghỉ dưỡng lớn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Nha Trang và các tỉnh
lân cận... với vốn điều lệ hơn 840 tỷ đồng.
Về tình hình kinh
doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á
ghi nhận hơn 31 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng gần 190% so với cùng kỳ
năm trước.
Trong khi, chi phí giá
vốn tăng mạnh cộng thêm doanh thu tài chính giảm nên Công ty chỉ còn lãi sau
thuế gần 2 tỷ đồng, bốc hơi 95% so với cùng kỳ.
"Bị
cáo ký chứ không đọc"
Bài và ảnh: Kỳ Nam
https://soha.vn/bi-cao-ky-chu-khong-doc-198240124072538162.htm
Cựu Chủ
tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng cùng 8 cựu lãnh đạo, cán bộ của
tỉnh này bị cáo buộc để xảy ra 5 sai phạm tại dự án Oceanus của Tập đoàn Mường
Thanh.
Ngày
23-1, TAND tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử sở thẩm vụ án "Vi phạm các quy
định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Dự
án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus (nay là Mường Thanh Viễn Triều) của Tập
đoàn Mường Thanh.
Trong
vụ án này, có 9 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Chiến Thắng, cựu Chủ tịch
UBND tỉnh; Đào Công Thiên, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Tấn Thái, cựu Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT); Vũ Xuân Thiềng, cựu Phó Giám đốc Sở
TN- MT; Nguyễn Ngọc Tâm, cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính; Nguyễn Văn Nhựt, cựu
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trần Quang Bửu, cựu Phó Giám đốc Sở Xây
dựng; Trần Sỹ Quân, cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế; Lê Huy Toàn, cựu Phó Chủ tịch
UBND TP Nha Trang. Tại phiên tòa, các bị cáo Thái, Toàn, Bửu vắng mặt vì lý do
sức khỏe.
Theo
cáo trạng của VKSND tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2012, UBND tỉnh Khánh Hòa giao
22.340 m2 đất mặt tiền đường Phạm Văn Đồng thực hiện dự án khách sạn và căn hộ
cao cấp Oceanus. Các bị cáo để xảy ra 5 sai phạm tại dự án này.
Cụ
thể, sai phạm trong lựa chọn nhà đầu tư, cấp phép đầu tư cho Công ty CP Đầu tư
Thiên Triều làm dự án mà không thông qua đấu thầu, đấu giá đất; ký hợp đồng xây
dựng - chuyển giao (BT) đối với Công ty CP Đầu tư Thiên Triều xây dựng đường Lý
Thái Tổ (huyện Cam Lâm) đổi khu đất 22.340 m2 làm dự án nhưng sau đó lại đổi
chủ đầu tư sang Công ty CP Đầu tư Viễn Triều khi hợp đồng BT chưa thực hiện
xong.
Sai
phạm còn thể hiện trong công tác phê duyệt quy hoạch, cho phép xây dựng 47
tầng, trái với Quy hoạch chung TP Nha Trang là 40 tầng mà Thủ tướng đã phê
duyệt.
Các
bị cáo còn sai phạm trong trong công tác giao đất, xác định giá đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Đáng nói là khi Công ty CP Đầu tư Viễn Triều chưa
hoàn thành nghĩa vụ nộp đủ tiền sử dụng đất thì đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; mãi đến năm 2017, sau khi công ty này sáp nhập vào Tập đoàn
Mường Thanh thì mới hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Cáo
trạng xác định bị cáo Nguyễn Chiến Thắng với vai trò là người đứng đầu UBND
tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo thực hiện chỉ định nhà đầu tư mà không tổ
chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư, giao đất cho nhà đầu tư trái quy định
pháp luật. Từ những chỉ đạo của ông Thắng, các cán bộ cấp dưới thực hiện và dẫn
đến sai phạm tại dự án này.
Tại
buổi xét xử, HĐXX và các vị công tố viên đã xét hỏi bị cáo Nguyễn Chiến Thắng
vì sao lại chỉ định thầu dự án, chỉ định hợp đồng BT cho Công ty CP Đầu tư
Thiên Triều mà không thông qua đấu thầu dự án, đấu giá đất? Bị cáo Thắng cho
rằng thực hiện theo văn bản chỉ đạo 1191 Thủ tướng, thu xếp quỹ đất phù hợp để
thanh toán cho nhà đầu tư nên chỉ định thầu, hơn nữa khu đất này đã đưa ra đấu
giá 3 lần nhưng không thành công.
HĐXX
nhắc nhở văn bản 1191 yêu cầu thực hiện theo quy định hiện hành và chất vấn vì
sao lại đổi chủ đầu tư khi 2 công ty (Thiên Triều và Viễn Triều) có pháp nhân
độc lập? Bị cáo Thắng biện hộ: Pháp nhân mới (Công ty Viễn Triều) tách ra từ
pháp nhân cũ (Công ty Thiên Triều), trong đó có 95% cổ phần của pháp nhân cũ (2
cổ đông). "Đó là nhận thức chủ quan của bị cáo. Đây là khu đất giao thanh
toán hợp đồng BT. Công ty Thiên Triều làm BT nên được giao cho người kế
tục" - bị cáo Thắng nói.
Tuy
nhiên, khi HĐXX chỉ rõ trong hợp đồng BT có điều khoản quy định không được
chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác, bị cáo Thắng nói thời điểm đó, bị cáo đã
triệu tập cuộc họp với sở, ngành xem như là thẩm tra để rút ngắn thời gian.
"Bị cáo chỉ quan tâm người nào làm BT thì người đó được thực hiện dự án.
Bị cáo thừa nhận khi đưa hợp đồng lên bị cáo chỉ ký chứ không đọc…" - bị
cáo Thắng thành khẩn.
Cũng theo cáo trạng, căn cứ Kết luận định giá của Hội đồng định
giá tài sản trong hình sự cấp bộ, số tiền ngân sách nhà nước bị thất thoát,
lãng phí tại thời điểm ngày 21-10-2015 là hơn 5,6 tỉ đồng; số tiền chênh lệch
tại thời điểm khởi tố vụ án (ngày 6-1-2022) là hơn 356 tỉ đồng. Đến nay, bị can
Nguyễn Chiến Thắng và gia đình đã tự nguyện nộp 20 triệu đồng; những bị can còn
lại tự nguyện nộp lần lượt số tiền 10 triệu đồng để khắc phục hậu quả do hành
vi phạm tội gây ra.
PGĐ Công
an Thanh Hoá: "Giảm 7,5% vụ phạm tội là giảm hơn 100 người phải vào
tù"
Sỹ Đức/VOV1
"Con
số giảm 7,5% số vụ, số đối tượng phạm tội là thực chất, ít nhất giảm hơn 100
người phải vào tù. 100 người phải vào tù thì 100 gia đình khổ, con cái bơ vơ,
không nơi nương tựa".
Năm
2023, lực lượng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện 1.319
vụ, 1.683 đối tượng phạm tội về trật tự xã hội, so với năm 2022 giảm 107 vụ
(7,5%), 297 đối tượng (15%).
Cơ
quan Cảnh sát điều tra 2 cấp đã tiếp nhận, xử lý gần 3.000 tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố (tiếp nhận 100%); xác minh, làm rõ gần 92,5% số
tin; kết quả giải quyết bảo đảm đúng pháp luật và yêu cầu đề ra.
Nói
về số vụ, số đối tượng phạm tội giảm 7,5% so với năm 2022, Đại tá Dương Văn
Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, đã giảm bớt đi hơn 100
người phải vào tù.
"Giá
trị nhất của công tác công an là làm sao phòng ngừa, ít tù tội, ít tội
phạm đi. Con số giảm 7,5% thực chất, ít nhất là giảm đi hơn 100 người phải vào
tù. 100 người phải vào tù thì 100 gia đình khổ, con cái bơ vơ, không nơi nương
tựa", Đại tá Dương Văn Tiến cho biết.
Năm
2023 tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” tiếp tục được Công an Thanh Hoá
tuyên truyền, đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả với 32 chuyên án chung, khởi tố
161 vụ, 217 bị can, tổng số tiền cho vay lãi nặng trên 1.200 tỷ đồng, số tiền
thu lời bất chính hơn 100 tỷ đồng.
Phó
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá Dương Văn Tiến khẳng định, công tác tuyên
truyền, ngăn chặn trong đấu tranh với tội phạm được xác định rất quan trọng. Do
đó, năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá chủ trì, phối hợp, tổ chức các "chiến
dịch tuyên truyền" sâu rộng tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm tham gia phòng ngừa, răn đe, đấu tranh với tội phạm; tổ chức cảm
hóa, giáo dục, quản lý, phòng ngừa và xử lý thanh thiếu niên vi phạm pháp
luật.
45
công trình vi phạm đất rừng Sóc Sơn chưa bị xử lý
Võ
Hải
https://vnexpress.net/45-cong-trinh-vi-pham-dat-rung-soc-son-chua-bi-xu-ly-4704305.html
HÀ NỘISau kết luận thanh tra năm 2019, địa bàn hai
xã Minh Trí, Minh Phú, huyện Sóc Sơn phát sinh 139 trường hợp vi phạm đất rừng,
hiện còn 45 công trình chưa bị xử lý.
Báo cáo thành phố công tác quản lý, xử lý vi phạm đất rừng, UBND
huyện Sóc Sơn cho biết địa bàn huyện vẫn tồn tại nhiều công trình vi phạm theo
kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội năm 2019 và có thêm các trường hợp mới
phát sinh những năm gần đây.
Cụ thể, xã Minh Trí còn 25 công trình, xã Minh Phú còn 8 công
trình vi phạm được lập hồ sơ năm 2017 và 2018 chưa bị xử lý. Sau kết luận Thanh
tra tiếp tục phát sinh 139 trường hợp vi phạm đất đai có công trình xây dựng.
Huyện đã chỉ đạo hai xã xử lý 94 trường hợp, nhưng chưa xử lý
dứt điểm 45 trường hợp xây dựng công trình, trong đó có một số công trình tại
hồ Ban Tiện (xã Minh Phú) và hồ Đồng Đò (xã Minh Trí).
Về xử lý các cá nhân liên quan vi phạm, huyện đã kỷ luật 11 cán
bộ của hai xã, trong đó cách chức Chủ tịch xã Minh Phú, cảnh cáo Chủ tịch xã
Minh Trí, khiển trách 2 Phó chủ tịch xã, 4 cán bộ đội quản lý trật tự xây dựng
đô thị và 3 công chức địa chính xã. Huyện cũng chuyển công tác Bí thư Đảng ủy
xã Minh Trí.
Huyện Sóc Sơn cho rằng nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên là bất
cập trong quy hoạch rừng năm 2008. Quy hoạch rừng chồng lấn các loại đất hộ gia
đình, đất quốc phòng, an ninh, đất công trình dự án, trụ sở cơ quan. Quá trình
triển khai quy hoạch chưa có dự án tổng thể, cơ chế, chính sách để thực hiện
giao đất, giao rừng, xác định ranh giới rừng và đất lâm nghiệp, đo đạc bản đồ
địa chính đất rừng.
Bên cạnh đó, việc xử lý một số trường hợp vi phạm còn chậm do
một số hộ dân có đơn khởi kiện và Tòa án nhân dân có văn bản áp dụng biện pháp
khẩn cấp dừng thi hành quyết định hành chính.
Một số hộ dân có đơn thư khiếu nại nhiều lần đến xã, huyện và
Thanh tra Chính phủ. Thanh tra Chính phủ sau đó có văn chỉ đạo tạm dừng cưỡng
chế để giải quyết khiếu nại, đồng thời làm rõ hồ sơ pháp lý liên quan dự án quy
hoạch rừng Sóc Sơn.
Huyện Sóc Sơn cho biết có những hộ sinh sống, sản xuất trước
thời điểm quy hoạch rừng năm 2008 nhưng không được đảm bảo quyền lợi do
"quy hoạch không được thực hiện dứt điểm". Từ đó dẫn đến hành vi vi
phạm, tự ý xây dựng công trình trong quy hoạch rừng. Ngoài ra, còn có việc
nhiều hộ dân ở nơi khác đến, lợi dụng người dân bản địa để vi phạm, trục lợi.
"Một bộ phận cán bộ thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh
trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, xử lý vi phạm, chậm phát hiện, báo
cáo để xử lý kịp thời", báo cáo nêu.
Để giải quyết dứt điểm vi phạm, huyện Sóc Sơn sẽ đẩy nhanh tiến
độ rà soát, đánh giá hiện trạng rừng, thống kê bất cập để báo cáo thành phố,
cập nhật vào quy hoạch chung Thủ đô, huyện, làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch rừng
năm 2008.
UBND huyện chỉ đạo hai xã Minh Phú, Minh Trí và các xã có rừng
phân loại các trường hợp vi phạm còn tồn đọng để xử lý, kiên quyết xử lý vi
phạm mới phát sinh ngay từ đầu. "Tiếp tục củng cố hồ sơ, chuyển cơ quan
cảnh sát điều tra các vụ việc mua, bán chuyển nhượng đất rừng, chiếm đất và hủy
hoại đất rừng", UBND huyện Sóc Sơn cho hay.
Rừng phòng hộ Sóc Sơn có diện tích 4.557 ha trải rộng trên 10 xã
gồm: Minh Phú, Minh Trí, Hiền Ninh, Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh, Quang
Tiến, Tiên Dược, Tân Minh và thị trấn Sóc Sơn. Việc xâm phạm đất rừng Sóc Sơn
kéo dài nhiều năm qua.
Năm 2006, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi
kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã. Tại rừng
phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng
công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha.
Năm 2019, Thanh tra TP Hà Nội công bố kết luận chỉ ra hàng nghìn
vụ vi phạm đất rừng phòng hộ. Riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven
các hồ lớn (Đồng Quan, Hàm Lợn, Đồng Đò...) trong quy hoạch rừng có 797 công
trình vi phạm. Khoảng 40 cán bộ của huyện đã bị xử lý, nhiều công trình vi phạm
bị phá dỡ.
Tuy nhiên, một năm sau đó việc xử lý vi phạm phải tạm dừng do
người dân khiếu nại quy hoạch rừng năm 2008 chồng lấn diện tích khu dân cư.
Trong lúc chính quyền còn đang rà soát, bóc tách diện tích đất ở và đất rừng để
có cơ sở xử lý vi phạm cũ, nhiều công trình tiếp tục mọc lên trên đất quy hoạch
rừng.
Giám
sát tiêu hủy hơn 18.000 sản phẩm và thực phẩm không rõ nguồn gốc
(Vietnam+)
Lực lượng chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã
tiến hành tiêu hủy hơn 18.000 sản phẩm và gần 800kg thực phẩm không rõ nguồn
gốc, xuất xứ của 22 vụ kiểm tra về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đại diện Tổng cục Quản lý Thị trường cho
biết lực lượng chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện việc giám sát
tiêu hủy tang vật là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, không đảm
bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của 22 vụ kiểm tra về
lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Theo đó, từ 17-22/1, Đội Quản lý Thị
trường số 6 (Cục Quản lý Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh) đã giám sát hàng hóa
vi phạm bị buộc tiêu hủy gồm: 766kg bánh, kẹo, mứt, hạt các loại; 18.009 đơn vị
sản phẩm (hộp, bịch, vỉ, gói, hũ…) bánh, kẹo, mứt các loại, có tổng trị giá
264.139.000 đồng.
Ngoài ra còn có 200kg hạt hướng dương;
200kg hạt mắc ca; 11.400 cây kẹo trứng ốp la; 4.800 hộp kẹo que, 110 vỉ kẹo
hình Pokemon; 100kg hạt nhựa đào, 45kg táo khô; 66kg mứt táo, bí, gừng; 114 hộp
sô cô la không rõ xuất xứ…
Việc tiêu hủy hàng hàng hóa vi phạm được
thực hiện tại Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường
đô thị Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng liên
ngành.
Phương thức tiêu hủy áp dụng là dùng xay
chuyên dùng, xay nát hàng hóa, sau đó chuyển cho Chi nhánh Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh xử lý theo quy
định để đảm bảo vệ sinh môi trường và tiêu hủy triệt để./.
Bắt tạm giam trưởng
phòng quản lý đô thị ở Bạc Liêu
https://lifestyle.zingnews.vn/bat-tam-giam-truong-phong-quan-ly-do-thi-o-bac-lieu-post1455568.html
Ông Ngô Văn Hà, Trưởng phòng Quản lý đô thị
(QLĐT) thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu), bị bắt do liên quan đến sai phạm xảy ra
tại dự án Khu dân cư Nọc Nạng.
Chiều 23/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu
cho biết vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Ngô Văn Hà, Trưởng phòng QLĐT thị
xã Giá Rai, do có liên quan đến sai phạm tại dự án Khu dân cư Nọc Nạng (phường
1, thị xã Giá Rai). Tại thời điểm xảy ra sai phạm, ông Hà là Trưởng phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện Giá Rai (nay là thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu).
Trước đó, ngày 18/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Bạc Liêu khởi tố, bắt tạm giam các cựu lãnh đạo cấp huyện, liên quan đến sai
phạm xảy ra tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, huyện Giá Rai (nay là phường
1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu ra quyết
định khởi tố vụ án về các tội danh: Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây
dựng gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đến nay, Cơ quan CSĐT đã tống đạt các quyết
định khởi tố, bắt tạm giam đối với 5 bị can, gồm: Trần Xuân Hiền (SN 1963, Phó
Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Việt Hà, ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) về hành vi
“Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”;
Nguyễn Việt Trung (SN 1984, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc, TP Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng”.
Đồng thời khởi tố bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú" đối ông Võ Văn Phượng (SN 1958, nguyên
Phó chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành
vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”,
Nguyễn Văn Trận (SN 1980, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã
Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng
gây hậu quả nghiêm trọng”, Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, nguyên Phó trưởng phòng Kinh
tế và Hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi
“Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong quá trình điều tra, xác minh vụ án sai
phạm liên quan quá trình đầu tư xây dựng tại dự án KDC Nọc Nạng đã được cơ quan
giám định xác định tổng giá trị thiệt hại của Nhà nước trên 45,2 tỷ đồng.
Đây là vụ án có nhiều hành vi vi phạm pháp luật về hình sự, liên quan đến nhiều
tổ chức và cá nhân trong và ngoài Nhà nước, đặc biệt có nhiều người là cán bộ
có chức vụ ở các cơ quan Nhà nước qua các thời kỳ. Đây là vụ án thuộc diện theo
dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. Hiện Đảng
ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo tập trung điều tra, giải quyết
vụ án trong thời gian sớm nhất.
Liên quan đến vụ án, ngày 28/11/2019, TAND
tỉnh Bạc Liêu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Việt Trung
(Giám đốc Công ty Thiên Phúc) 12 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”. Theo cáo trạng của Viện KSND cùng cấp, Công ty Thiên Phúc đã trúng gói
thầu xây dựng Khu dân cư Nọc Nạng (phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) có
quy mô hơn 4 ha, với giá trúng thầu trên 63 tỷ đồng.
Sau đó, công ty này xin điều chỉnh quy hoạch
phân lô dự án từ 294 tăng lên 358 nền. Với vai trò lãnh đạo Công ty Thiên Phúc,
Trung biết rõ một số nền chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ), chưa đủ điều kiện chuyển nhượng hoặc đã chuyển nhượng, ủy quyền giao
GCNQSDĐ cho người khác, thế chấp cho tổ chức tín dụng để đảm bảo nợ vay.
Tuy nhiên, Trung vẫn lập ra “Hợp đồng ghi nhớ,
hứa bán; hứa chuyển nhượng, hứa nhận chuyển nhượng” không đúng quy định của
pháp luật để tiếp tục ký hợp đồng với người khác trên cùng một thửa đất; không
công khai thông tin pháp lý cho bên mua biết, làm cho bị hại tin tưởng, giao
tiền nhiều lần cho Trung. Đến thời điểm phải giao GCNQSDĐ, Trung chỉ đạo nhân
viên Công ty Thiên Phúc lập biên bản bàn giao cột mốc nền nhà, nhưng thực tế
không có đất và GCNQSDĐ để giao cho người mua.
Số tiền thu được từ các “Hợp đồng ghi nhớ, hứa
bán; hứa chuyển nhượng, hứa nhận chuyển nhượng” Trung chỉ đạo nhân viên không
được hoạch toán vào sổ sách kế toán của Công ty Thiên Phúc mà giao cho Trung
trực tiếp quản lý, sử dụng vào mục đích cá nhân. Với thủ đoạn trên, từ ngày
2/5/2012 đến 4/11/2013, Trung đã nhiều lần thực hiện hành vi gian dối chiếm
đoạt tài sản của nhiều bị hại với tổng số tiền trên 1,8 tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment