Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 01 năm 2024
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Chủ tịch Tập và Tổng thống
Biden chúc mừng 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Mỹ rút tàu sân bay ra khỏi
Trung Đông
Giao tranh dữ dội ở Gaza khi
Israel báo hiệu rút quân, thay đổi chiến thuật
Động đất lớn ở Nhật Bản, cư
dân sơ tán khỏi một số khu vực ven biển
Tập Cận Bình: 'Thống nhất' với Đài Loan là điều tất yếu
Đường sắt Côn
Minh- Hải Phòng: Trăm năm con tạo xoay vần (p1)
Người
Việt thuộc số tìm đường vào Mỹ qua ngả Nicaragua
Việt
Nam bán tín chỉ rừng và thu được 1.200 tỷ đồng trong năm 2023
Phan
Quốc Việt: phạm nhân, nạn nhân hay công thần?
Việt
Nam, Trung Quốc lên kế hoạch tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ năm 2024
Đóng
cửa nhà hàng từng thịt 300 con mèo mỗi tháng ở Thái Nguyên
Thế
giới mừng đón năm 2024, nhiều nơi an ninh chặt chẽ
RSF
kêu gọi trả tự do cho nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn đang suy kiệt trong tù
Ngoại
trưởng các nước ASEAN bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông
Việt
Nam trong bối cảnh căng thẳng cạnh tranh Mỹ- Trung
Khởi
tố vụ án tại VNCERT liên quan AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Cựu
Chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng bị tuyên án 10 năm tù
Thêm
người và thêm tội trong vụ Trung tâm Dạy nghề Lái xe Sài Gòn
Thanh
Hóa khởi tố thêm cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến trong vụ dự án Hạc Thành Tower
Đại
án Việt Á tại Học Viện Quân Y: Những người liên can lãnh án tổng cộng 75 năm tù
Tăng
trưởng của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,05% do xuất khẩu giảm
Xuất
khẩu lao động tăng kỷ lục
Kiều
hối gửi về Việt Nam trong 30 năm là 190 tỷ USD
Chiến tranh
Ukraine: Ba kịch bản có thể xảy ra trong năm 2024
Lãnh đạo đảng đối
lập Hàn Quốc bị đâm vào cổ
Nhật Bản ra lệnh sơ
tán sau cảnh báo sóng thần
Thế giới chào đón
năm mới 2024
Bắc Hàn dự tính
phóng vệ tinh, tuyên bố chiến tranh là không tránh khỏi
Vỉa hè TP HCM sẽ
hết bị 'xẻ thịt' khi cho thuê?
Tổng Thống Đài Loan
tuyên bố quan hệ với Trung Quốc phải do dân quyết định
John Pilger, nhà
báo chống Chiến tranh Việt Nam, qua đời ở tuổi 84
Nga lại không kích
Ukraine sau vụ Kyiv tấn công thành phố giáp biên
Trung Quốc: Cuộc
thanh trừng trong quân đội để lộ yếu điểm và sẽ tiếp tục lan rộng?
Tại sao 2023 là một
năm không mấy dễ chịu với Phương Tây?
Người thờ Thiên
Hậu bị kẹt trong xung khắc Trung- Đài
Thế
giới đón Năm Mới 2024 với pháo hoa rực trời nhưng cả với bom đạn
Lãnh đạo Mỹ, Trung trao đổi điện mừng nhân dịp 45 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao
Zelensky cam kết ‘‘nghiền nát’’ quân Nga tại Ukraina, Putin tuyên
bố Nga ‘‘không lùi bước’’
2024 : Kỳ vọng ngành du lịch Việt Nam "bùng
nổ"
Năm 2024 : Các nước có tranh chấp ở Biển Đông có thể cứng rắn hơn
với Trung Quốc ?
Tổng thống Macron chúc mừng năm mới 2024 với thông điệp “tái
sinh”, “tái trang bị nước Pháp”
''Damp January'' : Giảm bớt lượng cồn thay vì ngưng hẳn uống rượu
Nga : Hơn 38.000 người ủng hộ trang Telegram kêu gọi Putin ‘‘hồi
hương’’ các binh sĩ động viên
Tổng thống Đài Loan hy vọng "chung sống hòa bình" với
Trung Quốc
Israel và Gaza cùng chào đón năm mới bằng các cuộc không kích
Nhóm BRICS chính thức có thêm năm thành viên mới
2024 : Năm của những cuộc bầu cử
Áo : Buổi hòa nhạc cổ điển đón năm mới lớn nhất thế giới ở
Vienna
Nga lên án Ukraina « vô đạo đức » sau vụ tấn công vào Belgorod
Vì sao Ukraina chọn đánh Belgorod để trả đũa Nga ?
Bắc Triều Tiên từ bỏ mục tiêu ‘‘thống nhất’’ với Hàn Quốc, sẵn
sàng cho chiến tranh
Thế giới chuẩn bị bước vào năm 2024 sau « một năm đen tối »
Người ta làm gì vào ngày cuối cùng của năm
(AFP) –
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra lệnh cho quân đội ‘‘hủy diệt’’ Hàn Quốc và Hoa Kỳ, nếu hai nước
này chuẩn bị đối đầu quân sự. Hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay, 01/01/2024, dẫn
lời lãnh đạo tối cao Kim Jong Un phát biểu trong một cuộc họp với các chỉ huy
chủ chốt của quân đội Bắc Triều Tiên hôm qua, 31/12, cáo buộc Washington
đang ‘‘đe dọa quân sự về nhiều mặt’’, và ra lệnh ‘‘huy
động mọi phương tiện và lực lượng vật chất, bao gồm cả lực lượng hạt nhân,
trong trường hợp khẩn cấp’’ chống lại Hàn Quốc.
(AFP) –
Năm 2023, “năm
tốt lành” đối
với thị trường ô tô điện Pháp. Theo số liệu của Plateforme
automobile (PFA), cơ quan đại diện cho các nhà sản xuất xe hơi, công bố hôm
nay, 01/01/2024, số lượng xe lưỡng dụng điện xăng đăng ký trong năm qua là hơn
1.774.000 chiếc, tăng hơn 16%. Tuy nhiên, ông François Roudier, giám đốc truyền
thông của PFA, cho AFP biết là tình hình tích cực hơn, do vấn đề thiếu linh
kiện điện tử đã được khắc phục. Dự kiến năm 2024 tình hình sẽ phức tạp
hơn.
(AFP) –
Nhật Bản thoát sóng thần. Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương, có trụ sở tại
Hawaii, hôm nay 01/01/2023 cho biết, đe dọa về một cơn sóng thần liên quan đến
trận động đất mạnh tấn công miền trung Nhật Bản hôm nay ‘‘phần lớn đã
được loại trừ’’. Sau trận động đất, nước biển dâng cao tại bờ biển Nhật
Bản, nhưng các đợt sóng chỉ cao hơn mức thông thường khoảng một mét.
(AFP) –
Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II tuyên bố thoái vị trong bài phát biểu mừng năm
mới. Trong
bài phát biểu chúc mừng năm mới hôm qua, 31/12/2023, nữ hoàng Margrethe II đã
tuyên bố thoái vị vào ngày 14/01/2024, sau 52 năm trị vì. Bà cho biết sẽ nhường
ngôi cho con trai là thái tử Frederik. Lên ngôi kể từ khi cha bà qua đời năm
1972, nữ hoàng Margrethe IIđược coi là người từng bước hiện đại hóa chế độ quân
chủ ở Đan Mạch.
(AFP) –
Tòa án Bangladesh kết án người đoạt giải Nobel Hòa Bình. Một tòa án ở Bangladesh hôm 01/01/2023,
đã kết án ông Muhammad Yunus 6 tháng tù vì vi phạm luật lao động, ông cũng phải
đối mặt với các cáo buộc về tham nhũng. Ông Muhammad Yunus và ngân hàng Grameen
của ông đã được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 2006 vì đã giúp hàng triệu
người thoát nghèo nhờ gói trợ cấp tín dụng dưới 100 đô la. Tổ chức Amnesty
International cho rằng có động cơ chính trị đằng sau vụ việc này. Chính phủ
Bangladesh ngày càng tỏ ra cứng rắn trong việc đàn áp phe chính trị đối lập và
việc nhà kinh tế học Yunus được lòng dân biến ông trở thành đối thủ tiềm năng
của thủ tướng Sheikh Hasina.
(AFP) –
Phim Wonka chiếm vị trí đầu bảng trong các rạp chiếu phim Bắc Mỹ. Theo một thăm dò công bố hôm 31/12/2023,
bộ phim giả tưởng về vị vua sô cô la “Wonka” của hãng Warner
Bros đã thu về hơn 142 triệu đô là tại Hoa Kỳ và Canada kể từ khi được ra mắt.
Bộ phim kể được chuyển thể từ tiểu thuyết “Charlie và nhà máy Sô cô
la”, nói về nhân vật Willy Wonka, do diễn viên Timothée Chalamet thủ vai,
đặc biệt là về những ngày đầu bắt đầu sự nghiệp xây dựng lên đế chế sô cô la
của ông.
Tin Tức: Thứ Ba, ngày 02/01/2024
1/ NHẬT KÊU GỌI NGƯỜI DÂN DI TẢN SAU BÁO ĐỘNG SÓNG THẦN.
Chính
phủ Nhật Bản kêu gọi người dân di tản đến vùng đất cao hơn sau trận động đất có
cường độ 7.6 Richter xảy ra ở khu vực miền Trung nước này.
Một báo động sóng thần lớn
đã được ban hành tại khu vực duyên hải Noto ở Ishikawa, với báo động sóng sẽ cao
tới 5 thước. Báo động này sau đó đã được hạ xuống mức báo động sóng thần, nghĩa
là sóng có thể cao tới 3 thước. Các báo động tương tự cũng được đưa ra ở các
tỉnh Niigata và Toyama gần đó.
Các video về cảnh nhà cửa
và tàu điện ngầm rung chuyển trong trận động đất vào ngày đầu năm mới, sáng thứ Hai 01 tháng Giêng
năm 2024. Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết có liên tiếp 21 trận hậu chấn có
cường độ 4 Richter đã xảy ra hơn một tiếng rưỡi sau đó.
Giới truyền thông địa phương
cho biết đây là lần đầu tiên "cảnh báo sóng thần lớn" được đưa ra kể
từ năm 2011, khi một trận động đất mạnh xé toạc vùng đông bắc Nhật Bản và gây
ra những đợt sóng khủng khiếp cao tới 40 thước.
Cần biết Nhật Bản là một
trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh nhất trên trái đất vì nằm trên
Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi có nhiều mảng kiến tạo gặp nhau. Luôn luôn
có mối đe dọa về động đất đã khiến Nhật phải phát triển một trong những hệ
thống báo động sóng thần tinh vi nhất thế giới.
Công ty điện lực cho biết là
các đường cao tốc chính gần tâm chấn trận động đất đã phải đóng cửa và hơn 36
ngàn gia đình bị mất điện. Có một số nhà máy điện hạt nhân ở các khu vực bị ảnh
hưởng, tuy nhiên cơ quan hạt nhân Nhật Bản cho biết "không có nguy cơ rò
rỉ phóng xạ" từ các nhà máy này.
2/ NGƯỜI DÂN ĐÀI LOAN SẼ QUYẾT
ĐỊNH MỐI QUAN HỆ VỚI TRUNG CỘNG.
Tổng
thống sắp mãn nhiệm của Đài Loan đã đưa ra các thông điệp mạnh mẽ sau phát biểu
đêm giao thừa của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, theo đó thì người dân Đài
Loan sẽ chính thức quyết định mối quan hệ với Trung Cộng.
Tổng thống Đài Loan, bà
Thái Anh Văn, vào tối thứ Hai khẳng định quan hệ giữa Đài Loan và Trung Cộng
phải được quyết định bởi ý chí của người dân. Phát biểu của bà được đưa ra sau
khi Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố việc thống nhất với Đài Loan là
điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Cần biết là trong thời gian
gần đây, Trung Cộng đang gia tăng áp lực quân sự với mục đích khẳng định chủ
quyền đối với đảo quốc Đài Loan, nơi sắp diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và quốc
hội vào ngày 13/1.
Trong phát biểu vào đêm giao
thừa, họ Tập cho thấy giọng điệu cứng rắn hơn so với năm ngoái, khi đó ông chỉ
đơn thuần nói rằng người dân hai bờ eo biển Đài Loan là “người cùng một nhà”.
Tại buổi họp báo đầu năm
diễn ra tại dinh tổng thống ở Đài Bắc, khi được hỏi về phát biểu của ông Tập
Cận Bình, bà Thái Anh Văn cho biết dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất trong
việc định hướng quan hệ với Trung Cộng. Bà nhấn mạnh Đài Loan là một quốc gia
dân chủ vì thế phải tôn trọng ý kiến của người dân Đài Loan.
Bà Văn nói thêm là Trung Cộng
nên tôn trọng kết quả bầu cử của Đài Loan, và trách nhiệm duy trì hòa bình và
ổn định ở eo biển thuộc về cả hai bên.
Chính phủ Đài Loan liên miên
cảnh cáo là Trung Cộng đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử, thông qua thông
tin sai sự thật, uy hiếp quân sự và gây sức ép về thương mại.
Bà Thái Anh Văn nhấn mạnh
rằng các công ty Đài Loan phải hướng đến toàn cầu hóa và đa dạng hóa. Theo bà
thì đây là con đường đứng đắn thay vì phụ thuộc vào thị trường Trung Cộng có
nhiều rủi ro bất ổn.
Trung Cộng đặc biệt phản
đối Phó tổng thống Lại Thanh Đức, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Tiến cầm
quyền tại Đài Loan, với lý do là ông này cũng theo chủ nghĩa ly khai khỏi Trung
Hoa.
3/ HOA KỲ TRIỆT THOÁI HÀNG KHÔNG MẪU HẠM KHỎI TRUNG ĐÔNG.
Hải quân Hoa Kỳ vào ngày
đầu năm mới cho biết hàng không mẫu hạm Gerald Ford sẽ quay trở về căn cứ ở Mỹ,
chấm dứt việc khai triển tới đông Địa Trung Hải để yểm trợ Do Thái tiếp theo
sau cuộc tấn công vào Do Thái ngày 7/10 năm ngoái của quân Hồi giáo Hamas.
Cần biết mẫu hạm Gerald
Ford, chạy bằng năng lượng hạt nhân là mẫu hạm mới nhất của Mỹ với hơn 4 ngàn
quân nhân và 8 phi đội máy bay. Nó đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ cho sự ủng
hộ của Mỹ bằng cách tiến gần hơn đến Do Thái sau cuộc tấn công của nhóm Hamas.
Trong tuyên bố của hải quân
Hoa Kỳ thì ngay sau cuộc tấn công tàn bạo của Hamas vào Do Thái, hải đội mẫu
hạm Gerald Ford đã được lệnh tới đông Địa Trung Hải để yểm trợ thế trận phòng
thủ và răn đe trong khu vực. Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã gia
hạn khai triển mẫu hạm 3 lần với hy vọng là sự hiện diện của nó sẽ ngăn cản
Iran và các nhóm liên kết với Iran, đặc biệt là Hezbollah của Lebanon, tấn công
Do Thái.
Quân đội Mỹ ở Iraq và Syria
đã hứng chịu các cuộc tấn công bằng drone và phi đạn của lực lượng dân quân
được Iran hậu thuẫn. Lực lượng Houthi liên kết với Iran ở Yemen đã làm gián
đoạn thương mại toàn cầu bằng cách tấn công các tàu chở dầu thương mại và tàu hàng
ở Hồng Hải.
4/ GIAO TRANH DỮ DỘI Ở GAZA VÀO ĐẦU NĂM MỚI.
Người dân Palestine vào hôm
thứ Hai 1/1 cho biết Do Thái đã rút xe tăng ra khỏi một số quận của thành phố
Gaza trong lúc Do Thái công bố kế hoạch thay đổi chiến thuật và cắt giảm quân
số. Tuy nhiên các cuộc giao tranh vẫn diễn ra ở những nơi khác trong Dải Gaza
cùng với các cuộc bắn phá dữ dội.
Do Thái cho biết là cuộc
chiến này sẽ kéo dài ít nhất thêm 6 tháng nữa, nhưng cũng báo hiệu về một giai
đoạn mới trong chiến dịch của mình. Một quan chức Do Thái cho biết là các lực
lượng sẽ rút bớt quân ra khỏi Gaza trong tháng này và chuyển sang giai đoạn càn
quét các chiến binh Hamas.
Quân Hamas cho thấy khả
năng tiếp tục nhắm tấn công vào Do Thái sau hơn 12 tuần chiến tranh. Vào đêm
giao thừa, Hamas đã bắn một loạt phi đạn vào thành phố Tel Aviv.
Quan chức Do Thái cho biết
việc giảm quân sẽ cho phép một số quân nhân dự bị quay trở lại cuộc sống dân
sự, củng cố nền kinh tế đang bị chiến tranh tàn phá của Do Thái và giải phóng
các đơn vị phòng bị phía bắc với quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Lebanon.
Hezbollah và Do Thái đã nã
đạn pháo qua lại biên giới kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Gaza. Quân đội Do
Thái cho biết đã thực hiện một cuộc không kích vào đầu năm mới. Theo quan chức
Do Thái, tình hình ở mặt trận Lebanon sẽ không được phép tiếp diễn.
Trong khi đó chiến đấu cơ của
phe Houthi, cũng do Iran hậu thuẫn ở Yemen, đã tấn công tàu bè trên Hồng Hải, khiến
Mỹ đã có phản ứng quân sự và một tàu chiến Iran đã đi vào tuyến đường thủy này.
RFA – RSF kêu gọi trả tự do cho Lê Hữu Minh Tuấn
VNTB
– Việt Nam không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023
VNTB – Xá lợi tóc:
cần làm rõ thực hư cho đến cùng
VNTB
– Chuối rớt giá: chuyện cũ ở năm mới
VNTB – Tò mò về báo Tuổi trẻ
và Thanh niên
Tác
động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm
Tiếng
Việt: Niềm tự hào của chúng ta
31/12/1944:
Hungary tuyên chiến với Đức
30/12/1884:
Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo
Những
năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông
Chuyển
động Quốc Phòng (22/12 – 28/12/2023)
Vấn
đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine
28/12/1832:
John C. Calhoun từ chức Phó tổng thống Mỹ
Các
nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chuyện uống
chè (Kỳ 6)02/01/2024
Cựu
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh hiện giờ ra sao?02/01/2024
Năm
2023 vẫn là năm của Bộ Thông tin và Truyền thông01/01/2024
Việt
Nam – Trung Quốc hợp tác chống ly khai: Ai sẽ là nạn nhân?31/12/2023
Những
vở bi, hài kịch mang tên “Đại án”31/12/2023
Không
thể sửa chữa “nơi lưu niệm Tự lực Văn đoàn” ở Cẩm Giàng, Hải Dương31/12/2023
Chuyện
gian hàng bán Phật ở chùa Ba Vàng31/12/2023
Mười
sự kiện Chính trị – Kinh tế – Xã hội nổi bật năm 202331/12/2023
Chuyện uống
chè (Kỳ 5)31/12/2023
Chùa
chiền không phải chốn để xét lòng trung thành với Phật31/12/2023
Nguyễn
Anh Tuấn - Những người thế hệ chúng tôi
Lưu
Trọng Văn - Ông thầy chùa dở hơi
Cù
Mai Công - Mấy sợi quăn queo này ám chỉ gì ?
Mai
Quang Hiền - Top 10 phát ngôn lộng gió nhất năm 2023
Bùi
Chí Vinh - Anh và ngân hàng
Hoàng
Nguyên Vũ - Vàng: Trò đùa hay tội ác?
Mai
Bá Kiếm - Chỉ có người trong cuộc mới biết rõ người trong kẹt !
Nguyễn
Hoài Bắc - Chánh đạo hay Tà đạo?
Trần
Thanh Cảnh - Nói nốt chuyện 2023
Lê
Thanh Phong - Xá lợi máu, nghe như phim kinh dị
Võ
Khánh Tuyên - Ừ thì countdown
Huy
Đức – Năm 2023 vẫn là năm của Bộ Thông tin Truyền thông
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Không thể sửa chữa “nơi lưu niệm Tự Lực Văn đoàn” ở Cẩm Giàng, Hải
Dương. Đáng tiếc! 02/01/2024
Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta 02/01/2024
10 sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật ở Việt Nam năm 2023
(một góc nhìn) (*) 02/01/2024
Chỉ có người trong cuộc mới biết rõ “người trong kẹt”! 02/01/2024
Ngày cuối năm, nghĩ vụn, thành phố này 02/01/2024
Năm 2023 vẫn là năm của Bộ Thông tin và Truyền thông 02/01/2024
Ông thầy chùa dở hơi 02/01/2024
Hội luận: Nhân quyền Việt Nam năm 2023 01/01/2024
Việt Nam – Trung Quốc hợp tác chống ly khai: Ai sẽ là nạn nhân? 01/01/2024
RSF kêu gọi trả tự do cho nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn đang suy kiệt
trong tù 01/01/2024
Sáng Thứ 7 – Chuốc chén cuối năm: “đổ đi thì tiếc, uống vào thì
say” 31/12/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Bắt giữ hai "tú
bà" điều hành đường dây bán dâm toàn hoa hậu, diễn viên nổi tiếng
ANTD.VN - Một đường dây môi giới mua bán
dâm có các hoa hậu, diễn viên, người mẫu, hotgirl là sinh viên các trường đại
học trên địa bàn TPHCM tham gia, giá "đi khách" lên đến 50 triệu
đồng/ lần vừa bị cơ quan Công an triệt xóa.
Hai đối tượng Hồ Thị Hạnh, 22 tuổi, và Đậu Thị Liên, 22
tuổi, đã bị cơ quan điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ về hành vi
môi giới mại dâm.
Trong đó, Hạnh là đối tượng được xác định điều hành đường dây
mại dâm với trên 30 gái bán dâm, trong đó có các hotgirl, sinh viên, hoa hậu,
diễn viên điện ảnh khá nổi tiếng. Giá bán dâm trong đường dây của Hạnh từ 14
triệu đồng đến 50 triệu đồng/lượt.
Ngoài việc môi giới mại dâm, Hạnh và Liên khai còn trực tiếp
tham gia bán dâm với giá 25 triệu đến 50 triệu đồng cho các đại gia trên địa
bàn TPHCM.
Hiện Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM đang mở rộng chuyên án
và kêu gọi những ai là đồng phạm, giúp sức cho đối tượng Hạnh, Liên đến trụ sở
Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP. Hồ Chí Minh, số 459 Trần Hưng Đạo, P.Cầu
Kho, Quận 1, đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Trước đó, ngày 15-9-2023, cơ quan điều tra Công an thành phố Hồ
Chí Minh cũng triệt phá một đường dây môi giới bán dâm, trong đó có các
hoa hậu, hoa khôi các cuộc thi sắc đẹp.
Công an xác định Nguyễn Thành Liêm (34 tuổi, trú tại tỉnh Cà
Mau) và Hà Thụy Vân Anh (23 tuổi, trú tại Q.7) cầm đầu đường dây hoạt động mại
dâm. Giá bán dâm lên đến 200 triệu đồng/lượt, đáp ứng các nhu cầu của khách mua
dâm như đi tour, đi nhanh, qua đêm.
Nhằm thuận tiện cho việc tìm kiếm các gái mại dâm, nhất là gái
mại dâm cao cấp, Liêm và Vân Anh đã móc nối Đỗ Tiến Hải (42 tuổi, ngụ TP.Hà
Nội) và Bùi Minh Tuấn (33 tuổi, ngụ tỉnh Hưng Yên) để cùng tổ chức hoạt động
mại dâm trên toàn quốc.
Phát hiện 2 công ty
mua bán "hóa đơn khống" giá trị gần 30 tỷ đồng
ANTD.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã tiến hành tố tụng trong điều tra vụ án liên
quan đến các công ty mua bán hóa đơn khống với giá trị hàng hóa 30 tỷ đồng,
khởi tố 2 vụ án hình sự “Mua bán trái phép hóa đơn”; khởi tố 5 bị can là Giám
đốc, kế toán và thủ quỹ về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Cụ thể, quá trình điều tra xác định, trong năm 2023, Công ty
TNHH thương mại Mạnh Tuấn do Đỗ Mạnh Tuấn (SN 1963, thường trú tại số 18 Tiền
Phong, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương) là Giám đốc, trụ sở tại số 18
Tiền Phong, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương cùng Lê Thị Liễu (SN 1977,
trú tại thôn Cấp Nhất 3, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), là Thủ
quỹ và Hà Bằng Mưu (SN 1976, trú tại số 10/115 Trần Nguyên Đán, phường Thanh
Bình, TP Hải Dương), là kế toán thực hiện xuất khống 9 hóa đơn GTGT (hóa đơn
không có hàng hóa kèm theo) với giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn 6,7 tỷ đồng,
thu lợi bất chính 101 triệu đồng.
Công ty cổ phần thiết bị điện Ngân Hà do Nguyễn Thị Ngân (SN
1974, trú tại 83 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải
Dương) là Giám đốc, trụ sở tại số 83 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải
Dương, tỉnh Hải Dương cùng Phạm Thị Thanh (SN 1982, trú tại 31 Lê Phụ Trần,
phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương) là Kế toán Công ty cổ phần thiết bị
điện Ngân Hà, thực hiện xuất khống 39 hóa đơn GTGT (hóa đơn không có hàng hóa
kèm theo) với giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn 23 tỷ, thu lợi bất chính 312
triệu đồng.
Cả 2 công ty trên đều xuất hoá đơn khống cho các công ty tại địa
bàn thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Ngày 31-12-2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Cẩm
Giàng đã ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngân và Phạm Thị
Thanh là Giám đốc và Kế toán của Công ty cổ phần thiết bị điện Ngân Hà.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Giàng đang
hoàn tất hồ sơ xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Cựu Bí thư Thanh Hóa
Trịnh Văn Chiến nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục sai phạm
Trần Lâm
Ngày 2.1, Đại tá Dương Văn Tiến - Phó Giám đốc
Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận, sau khi bị khởi tố, ông Trịnh Văn Chiến -
cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và ông Nguyễn Đình Xứng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh
đã nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục hậu quả.
Theo đó, ông Trịnh Văn Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa - đã
nộp 22,5 tỉ đồng; ông Nguyễn Đình Xứng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - đã
nộp 22,5 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan công an, nhằm phục vụ điều
tra và khắc phục hậu quả do sai phạm mà hai bị can này gây ra khi còn đương
chức trong vụ án Hạc Thành Tower.
Cũng theo Đại tá Dương Văn Tiến, Công an tỉnh Thanh Hóa đang
tiếp tục điều tra vụ án liên quan đến sai phạm của dự án Hạc Thành Tower.
Lao Động
đã nhiều lần thông tin, liên quan đến dự án Hạc Thành Tower, Công an tỉnh Thanh Hóa đã
khởi tố ông Trịnh Văn Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Đình Xứng - cựu
Chủ tịch UBND tỉnh này - về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Sau khi bị khởi tố, cơ quan công an đã áp dụng biện pháp ngăn
chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Trịnh Văn Chiến và Nguyễn Đình Xứng.
Theo tài liệu của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh
Hóa, ngày 29.1.2013, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định số 389/QĐ-UBND
giao cho Công ty Sông Mã phần đất có diện tích 2.958,7m2 tại đường Phan Chu
Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa để thực hiện dự án Hạc Thành Tower. Đây
được xem là mảnh "đất vàng", tọa lạc ngay giữa trung tâm TP Thanh
Hóa.
Thời điểm đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Sở Tài chính
chủ trì, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp
ngân sách nhà nước đối với Công ty Sông Mã.
Vào thời gian trên, ông Trịnh Văn Chiến đang giữ chức chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Xứng là phó chủ tịch UBND tỉnh này. Ông
Nguyễn Đình Xứng được phân công phụ trách mảng tài chính, giá cả. Tuy nhiên,
khi Sở Tài chính có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét dự án Hạc
Thành Tower thì ông Trịnh Văn Chiến vẫn trực tiếp giải quyết.
Ông Chiến đã yêu cầu Sở Tài chính báo cáo, giải trình, sau đó
đồng ý phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp vào ngân sách nhà nước của Công ty
Sông Mã, với đơn giá là 21 triệu đồng/m2 (theo mức giá đất được xác định từ năm
2009). Sau đó, ông Chiến giao cho ông Nguyễn Đình Xứng ký quyết định phê duyệt
giá đất của dự án Hạc Thành Tower.
Thực hiện sự chỉ đạo của ông Chiến, ngày 23.12.2013, ông Nguyễn
Đình Xứng đã ký quyết định số 4562/QĐ-UBND phê duyệt giá tiền sử dụng đất mà
Công ty Sông Mã phải nộp cho Nhà nước.
Qua điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa
xác định việc phê duyệt quyết định nêu trên đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà
nước số tiền hơn 55,8 tỉ đồng.
Liên quan đến vụ án Hạc Thành Tower, đến nay, ngoài ông Trịnh
Văn Chiến, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 8 bị can
khác, gồm:
1. Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
2. Cù Đình Hiền, nguyên Phó trưởng Phòng Kinh tế - Tài chính,
thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa
3. Bùi Văn Nam, nguyên Phó trưởng Phòng Kinh tế - Tài chính,
thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa
4. Đinh Cẩm Vân, cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa
5. Nguyễn Bá Hùng, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh
Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy Như Xuân
6. Văn Xuân Hùng, nguyên Trưởng Phòng Quản lý công sản - giá cả,
Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa
7. Nguyễn Mạnh Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty
Sông Mã
8. Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy Như Thanh, nguyên Tổng
Giám đốc Công ty Sông Mã.
Nhà hàng ở Sài Gòn có
gần 200 tiếp viên múa khỏa thân, bán dâm
Nhật Vy
https://vnexpress.net/nha-hang-o-sai-gon-co-gan-200-tiep-vien-mua-khoa-than-ban-dam-4695868.html
Hwang ChangNam, 43 tuổi, bị cáo buộc thuê nhiều người quản lý
gần 200 nhân viên nữ múa khỏa thân, bán dâm, phục vụ khách Hàn Quốc.
Trước đó, cảnh sát phát hiện nhà hàng JOY trên đường Nguyễn Thái
Bình, quận 1, do Hwang Changnam làm chủ, có nhiều dấu hiệu nghi vấn. Cơ sở này
gồm 30 phòng, kinh doanh karaoke không phép, luôn có 3-5 bảo vệ gác cổng. Khi
đoàn kiểm tra tiếp cận thì toàn bộ các dàn karaoke đều ở chế độ không hoạt
động. Mỗi ngày, nơi đây đón hàng trăm khách Hàn Quốc đến ăn nhậu, sau đó được
ôtô đưa đi cùng các cô gái trẻ.
Nhận định JOY hoạt động mại dâm trá hình, PC02 lên chuyên án
triệt phá. Đêm 3 hôm trước, hàng chục trinh sát phối hợp Phòng Quản lý xuất
nhập cảnh (PA08), Công an quận 1 chia là nhiều mũi bao vây nhà hàng, khống chế
bảo vệ, ập vào kiểm tra. Bên trong nhiều phòng karaoke, khách Hàn Quốc đang ăn
nhậu cùng các nữ tiếp viên ăn mặc "mát mẻ".
Cùng lúc, tổ công tác khác ập vào khách sạn AKOYA trên đường Lý
Tự Trọng, quận 1, và chung cư Sunrise Cityview, quận 7, bắt quả tang 3 tiếp
viên nhà hàng JOY đang bán dâm cho khách theo điều hành của quản lý.
Theo trinh sát, Hwang Changnam cùng các quản lý biết nhà hàng bị
kiểm tra, đã bỏ trốn đến Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... nhưng bị bắt
giữ ngay sau đó. Từ lời khai của các quản lý, tiếp viên, sổ sách ghi chép, cảnh
sát xác định ông chủ Hàn Quốc đã chỉ đạo tuyển chọn gần 200 nữ nhân viên trẻ
đẹp, tổ chức múa khỏa thân, bán dâm phục vụ khách Hàn Quốc. Họ sẽ được nhà hàng
điều xe sang đón đến ăn nhậu, trải nghiệm các dịch vụ, rồi đưa qua các khách
sạn, căn hộ cao cấp "vui vẻ" với người đẹp.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định chủ nhà hàng và đồng phạm
thu lợi hơn 20 tỷ đồng từ các dịch vụ môi giới mại dâm. Vụ án đang được mở
rộng.
Trong cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm để giữ an ninh trật tự
cho người dân đón Tết Nguyên đán 2024, liên tiếp những ngày qua Công an TP HCM
và các quận huyện đã bắt nhiều băng nhóm giang hồ, cướp giật... Với tệ nạn mại
dâm, cảnh sát triệt phá nhiều đường dây lớn như: Nguyễn Trần Cao Nguyên, 41 tuổi, cơ trưởng
một hãng hàng không tổ chức; Hồ Thị Hạnh, 22 tuổi, cầm đầu đường dây
mại dâm có một số người mẫu ảnh, diễn viên, hoa khôi, hot girl; Zhang Lei, 38
tuổi, bị cáo buộc tuyển 200 nhân viên nữ tại nhà hàng
Fortune ở quận 5 để phục vụ khách nước ngoài đến hát karaoke và mời chào mua
dâm.
Thanh Hóa lý giải
‘sót’ gần 200 triệu tiền lương cho viên chức phòng giáo dục
Trước
sự việc Phòng GD-ĐT “đòi” tiền lương cho viên chức, người lao động bị thiếu,
Thành ủy TP Thanh Hóa đã thống nhất chủ trương bố trí nguồn kinh phí để chi
trả.
Thông tin từ UBND TP Thanh Hóa cho biết, thực hiện Chỉ thị của Chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tiếp tục tăng cường chấn chỉnh công tác quản
lý công chức, viên chức, hợp động lao động trong các cơ quan hành chính nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, UBND TP Thanh Hóa đã thực hiện các biện pháp
khắc phục những sai sót trong công tác quản lý công chức, viên chức, hợp đồng
lao động của các thời kỳ trước.
Trong thời gian triển khai các bước thực hiện biện pháp khắc phục,
UBND TP Thanh Hóa đã có văn bản xin chủ trương giao biên chế công chức hành
chính năm 2023; tiếp nhận viên chức vào công chức; điều động viên chức sự
nghiệp giáo dục; bố trí nguồn ngân sách nhà nước để chi trả chế độ tiền lương
cho 8 viên chức đang làm việc tại Phòng GD-ĐT đến hết tháng 3/2023.
Tuy nhiên, theo UBND TP Thanh Hóa, do phải báo cáo và xin ý kiến
các ngành cấp tỉnh nên thời gian xử lý kéo dài đến tháng 10/2023.
Bên cạnh đó, do thiếu sót nên đã không tổng hợp kinh phí đối với 1
hợp đồng lao động, dẫn đến kinh phí tiền lương, tiền công và các khoản đóng góp
của 3 viên chức chưa chi trả từ tháng 4/2023 đến tháng 9/2023 (6 tháng) và 1
hợp đồng lao động từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023 (3 tháng) chưa chi trả là
gần 200 triệu đồng.
Sau khi có báo cáo đề nghị của UBND TP Thanh Hóa, Thường trực
Thành ủy TP Thanh Hóa đã thống nhất bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục để
chi trả số tiền trên cho viên chức, người lao động.
Trước đó, khoảng tháng 7/2023, Phòng GD-ĐT TP Thanh Hóa đã có báo
cáo Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa về việc đề nghị cấp kinh phí chi trả lương cho 3
viên chức và 1 lao động hợp đồng tại phòng GD-ĐT năm 2023.
Theo báo cáo, từ tháng 1/2023 trở về trước, tại Phòng GD-ĐT có 8
viên chức và 1 hợp đồng lao động do UBND thành phố ký, được hưởng lương từ ngân
sách do UBND TP Thanh Hóa chi trả qua tài khoản của phòng GD-ĐT. Đơn vị này đã
thực hiện đầy đủ, đảm bảo các chế độ về tiền lương cho các viên chức theo hướng
dẫn và quy định.
Từ 1/4, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa đã chấm dứt hợp đồng lao động
đối với ông V.K.T, nhưng từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023 (3 tháng), UBND TP
chưa cấp kinh phí trả lương cho ông T. Từ tháng 1/2023 đến hết tháng 3/2023,
ông T. vẫn đi làm bình thường.
Tiếp đó, từ tháng 4, thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND TP
Thanh Hóa, trong số 8 viên chức có 5 viên chức đã được chuyển về các nhà trường
và hưởng lương từ các nhà trường, còn lại 3 viên chức (N.T.T, L.T.C và N.T.L)
vẫn tiếp tục công tác tại Phòng GD-ĐT Thanh Hóa.
Đến
tháng 10/2023, UBND TP Thanh Hóa đã chuyển 3 viên chức trên thành công chức của
UBND TP Thanh Hóa. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến hết tháng 9 (6 tháng), UBND TP
chưa cấp kinh phí để trả lương cho 3 viên chức trên.
Thị
trường ô tô suy thoái, công nghiệp hỗ trợ lao đao
Trần Thủy
https://diendandoanhnghiep.vn/thi-truong-o-to-sut-giam-cong-nghiep-ho-tro-lao-dao-257154.html
Thị
trường ô tô sụt giảm mạnh, cộng với sức ép từ cạnh tranh, khiến các doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô lao đao. Doanh thu giảm, mất đơn hàng, mất
thị trường.
Sản xuất linh kiện ô tô lao đao
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ
khí 19/8 cho biết, năm 2023 sản xuất nhíp ô tô giảm mạnh. Từng là nhà sản xuất
nhíp ô tô hàng đầu tại Việt Nam, nhưng giờ doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó
khăn. Thị trường ô tô suy giảm mạnh, khiến công nghiệp hỗ trợ cũng lao đao
theo. Hiện chúng tôi đang phải làm gia công nhíp ô tô thuê cho đối tác nước
ngoài, để duy trì hoạt động. Không chỉ riêng Cơ khí 19/8 mà nhiều doanh nghiệp
sản xuất linh kiện ô tô trong nước cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, theo ông
Trần Tuấn Anh.
Theo ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty ô
tô Trường Hải (Thaco), năm 2023 doanh thu từ sản xuất linh kiện ô tô của Thaco
ước tính giảm 20% so với năm 2022, chỉ đạt gần 8.700 tỷ đồng. Nguyên nhân do
tiêu thụ ô tô giảm, dẫn đến sản lượng xe sản xuất lắp ráp giảm, nên nhu cầu về
linh kiện cũng giảm theo.
Ngoài thị trường ô tô trong
nước sụt giảm mạnh, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn gặp khó,
khi chịu sức ép cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Theo ông Trần Tuấn
Anh, trước đây nhíp ô tô của Cơ khí 19/8 đã từng xuất khẩu sang châu Âu, Đông
Nam Á, nhưng nay đang gặp khó khăn ở chính những thị trường này, bởi các đối
thủ cạnh tranh. Ông Phạm Văn Tài cũng thừa nhận, doanh thu sản xuất linh kiện ô
tô của Thaco giảm, có nguyên nhân từ các đối thủ cạnh tranh.
Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhận định, năm nay "sức khỏe" của doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ “suy giảm khá nghiêm trọng”. Cụ thể, suy giảm doanh
thu bình quân của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lên tới 40%, tình trạng mất
đơn hàng diễn ra ở nhiều thị trường, đặc biệt là châu Âu.
Không những thế, sự “đổ bộ” của các doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ từ Trung Quốc vào Việt Nam, đang trở thành nỗi lo
lớn. Các doanh nghiệp này đầu tư vào Việt Nam với quy mô cực lớn và làm cực
nhanh, kéo theo đó là hệ thống các công ty con, hình thành chuỗi sản xuất cụm
chi tiết, để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong tương quan
này, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam yếu hơn hẳn, theo ông Phan Đăng
Tuấn.
Công nghiệp hỗ trợ yếu thế
Tính đến hết năm 2022, cả nước có khoảng hơn
350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có khoảng hơn 40 doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe,
thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô... Linh kiện
ô tô các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chủ yếu có công nghệ đơn giản như ắc
quy, ghế ngồi, kính, lốp xe, vành xe…
Để gia nhập chuỗi cung ứng linh kiện ô tô, các
doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, độ an toàn và các yếu
tố môi trường. Với nhà cung cấp cấp 2 và 3 cần phải tuân thủ chặt chẽ yêu cầu
sản xuất như chất lượng, chi phí, giao hàng (QCD), còn nhà cung cấp cấp 1 cần
thỏa mãn thêm yêu cầu về năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D).
Phần lớn các nhà cung cấp Việt Nam hiện nay,
năng lực vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn trên, chưa đạt trình độ
để xin cấp phép, nhượng quyền, chuyển giao công nghệ với các nhà cung cấp chính
hãng. Một doanh nghiệp Việt Nam với số vốn bình quân 12 tỷ đồng thì rất khó để
tham gia vào sản xuất linh kiện ô tô. Trong khi đó, để sản xuất cụm phanh ô tô,
cũng đòi hỏi số vốn tối thiểu 100 tỷ đồng. Nếu vay vốn với lãi suất ở mức từ
10-12%/năm mà lợi nhuận chỉ đạt khoảng 5% - 10% thì chẳng doanh nghiệp nào muốn
tham gia.
Dự báo cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ nói chung và ngành ô tô nói riêng năm 2024 còn khốc liệt hơn.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu, khó có khả năng đua
tranh sòng phẳng, cũng như đột phá để vươn lên.
Để công nghiệp hỗ trợ trong
nước phát triển, ông Phạm Văn Tài kiến nghị các cơ quan chức năng cần có cơ chế
ưu đãi, hỗ trợ phù hợp về thuế, phí, để thúc đẩy sản xuất, sử dụng các dòng xe
thân thiện môi trường. Sớm hoàn thiện Luật Công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo
hành lang pháp lý, thu hút đầu tư và thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ.
Ông Phan Đăng Tuất cho rằng, cần coi công
nghiệp hỗ trợ là "hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa đất nước".
Như vậy, phải xây dựng chiến lược phát triển với tầm nhìn toàn diện. Thậm chí,
cần có luật riêng về phát triển công nghiệp hỗ trợ với các chính sách ưu đãi,
đặc thù, làm cơ sở thúc đẩy công nghiệp hóa.
Sáng mai (3/1), hai
cựu Bộ trưởng và nhiều cựu quan chức hầu tòa trong vụ kit test Việt Á
Nguyễn Hưng
Sáng mai (3/1), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa
hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, cựu
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân
Thăng và 35 bị cáo khác trong vụ án Công ty Việt Á.
Trước đó, từ ngày 27 đến 29/12/2023, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà
Nội đã xét xử sơ thẩm 4 cựu sĩ quan của Học viện Quân y và 3 bị cáo khác, trong
đó có Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và tuyên phạt Phan Quốc
Việt 25 năm tù về hai tội: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong vụ án được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm, cáo trạng của
Viện KSND tối cao xác định, Phan Quốc Việt cùng đồng phạm có ba sai phạm chính
về nghiên cứu kit test COVID-19; đăng ký lưu hành kết quả nghiên cứu cho Công
ty Việt Á và vi phạm đấu thầu tại nhiều tỉnh, thành phố. Về chất lượng kit
test của Công ty Việt Á, các cơ quan chuyên môn đều đánh giá sản phẩm đạt tiêu
chuẩn xét nghiệm, phục vụ phòng chống dịch.
Sai phạm đầu tiên xảy ra trong nghiên cứu thể hiện, năm 2020,
dịch COVID-19 bùng phát nên Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ tích cực
nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phòng chống dịch. Việc nghiên cứu kit test COVID
sau đó được giao Học viện Quân y chủ trì với kinh phí 18,9 tỷ đồng.
Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (khi đó là Phó
Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và
Công nghệ) tác động người liên quan để Công ty Việt Á được tham gia cùng Học
viện Quân y. Bị cáo Chu Ngọc Anh, khi là Bộ trưởng Khoa học Công nghệ đã ký
quyết định đồng ý việc này.
Sau khi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có lợi cho
Công ty Việt Á, bị cáo Chu Ngọc Anh nhận từ Phan Quốc Việt 200.000 USD; bị cáo
Phạm Công Tạc nhận từ Phan Quốc Việt 50.000 USD và bị cáo Trịnh Thanh Hùng nhận
từ Phan Quốc Việt 350.000 USD.
Cáo trạng truy tố bị cáo Chu Ngọc Anh và bị cáo Phạm Công Tạc về
tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Riêng bị cáo
Trịnh Thanh Hùng phạm tội “Nhận hối lộ” và vừa bị Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội
tuyên phạt 15 năm tù trong vụ án xảy ra tại Học viện Quân y.
Sai phạm thứ hai xảy ra tại Bộ Y tế trong quá trình cấp phép lưu
hành sản phẩm kit test cho Công ty Việt Á thể hiện, Phan Quốc Việt dùng kết quả
nghiên cứu cùng Học viên Quân y đi đăng ký tại Bộ Y tế, để Công ty Việt Á sản
xuất thương mại và bán ra thị trường.
Bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng) khi đó đã lợi
dụng chức vụ, hướng dẫn Phan Quốc Việt soạn thảo các văn bản liên quan cấp
phép, tác động đến người của Bộ Y tế để giúp Phan Quốc Việt. Sau đó, bị cáo
Nguyễn Văn Trịnh được Phan Quốc Việt cảm ơn 200.000 USD. Với hành vi trên, bị
cáo Nguyễn Văn Trịnh bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
hành công vụ”.
Một số bị cáo khác ở Bộ Y tế cũng bị cáo buộc có hành vi nhận
hối lộ, làm sai quy định giúp Công ty Việt Á được phép sản xuất kit test để bán
thương mại. Trong số này có bị cáo Nguyễn Thanh Long khi giữ chức Thứ trưởng
(nhận 2,25 triệu USD); Nguyễn Huỳnh (cựu Phó trưởng Phòng giá, Cục Quản lý
Dược) nhận 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công
trình) nhận 300.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Tài chính - kế
hoạch) nhận 100.000 USD.
Sai phạm thứ ba vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra khi Công ty
Việt Á bán kit test với giá cao cho nhiều cơ quan trên địa bàn cả nước. Thời
điểm đó, Phan Quốc Việt cũng hối lộ nhiều bị cáo là những người có chức vụ,
quyền hạn.
Cáo trạng xác định, một kit test của Công ty Việt Á chỉ có giá
143.000 đồng, gồm tất cả chi phí kèm theo 5% lợi nhuận. Nhưng Phan Quốc Việt
bán với giá cao hơn nhiều, trong đó tại Hải Dương là 470.000 đồng một kit
test... Tổng cộng, có hơn 4,5 triệu kit test được Công ty Việt Á bán ra thị
trường, gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng, trong đó 402 tỷ đồng thuộc về Nhà nước.
Trong số 402 tỷ thiệt hại của Nhà nước, có 222 tỷ đồng do CDC
các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương gây ra trong quá trình mua,
tiêu thụ kit test của Công ty Việt Á. Còn 15 tỉnh, thành phố khác gây thiệt hại
180 tỷ đồng.
Phiên tòa lần này sẽ xử lý các bị cáo về những hành vi: đưa hối
lộ, nhận hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng của
các bị cáo là người trong Công ty Việt Á, hoặc cơ quan Nhà nước các tỉnh: Hải
Dương, Bắc Giang, Bình Dương, Nghệ An. Hành vi phạm tội của bị cáo Phan Quốc
Việt và Công ty Việt Á tại các tỉnh thành khác được công an các địa phương giải
quyết.
Một sai phạm khác thuộc vụ án này liên quan đến quá trình mua
bán kit test thuộc về bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy (cựu chuyên viên Nhà xuất
bản Giáo dục) và bị cáo Nguyễn Bạch Thùy Linh (Giám đốc Công ty SNB Holdings).
Hai bị cáo Thủy và Linh bị cáo buộc lợi dụng ảnh hưởng của mình
với người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước để yêu cầu Công ty Capital (của
Singapore) mua số kit test trị giá 1 triệu USD (23,5 tỷ đồng) từ Công ty Việt Á
để tặng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dùng cho phòng chống dịch.
Qua đây, Phan Quốc Việt đã chi 40% hoa hồng cho Thủy và Linh,
tương đương hơn 8 tỷ đồng. Hai bị cáo Thủy và Linh bị truy tố về tội “Lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
38 bị cáo hầu tòa trong vụ án gồm:
Nhóm bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”:
1. Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á (bị Tòa án Quân
sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt 25 năm tù, bản án chưa có hiệu lực pháp luật).
2. Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, bị Tòa án
Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt 6 năm tù, bản án chưa có hiệu lực pháp luật).
Nhóm bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”:
3. Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ
các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, bị Tòa án Quân sự Thủ
đô Hà Nội tuyên phạt 15 năm tù, bản án chưa có hiệu lực pháp luật).
4. Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế).
5. Nguyễn Huỳnh (cựu Phó trưởng Phòng giá, Cục Quản lý Dược, Bộ
Y tế).
6. Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công
trình, Bộ Y tế).
7. Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y
tế).
8. Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC Hải Dương).
Nhóm bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”:
9. Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
10. Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Nhóm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ”:
11. Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng).
12. Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương).
13. Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương).
Nhóm bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”:
14. Phạm Tôn Noel Thảo (Trợ lý tài chính Công ty Việt Á).
15. Hồ Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ Công ty Việt Á).
Nhóm bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng”:
16. Trần Thị Hồng (nhân viên Công ty Việt Á).
17. Lê Trung Nguyên (nhân viên Công ty Việt Á).
18. Trần Tiến Lực (nhân viên Công ty Việt Á).
19. Nguyễn Mạnh Cường (cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương).
20. Nguyễn Thị Trang (cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ
tài chính, Sở Tài chính tỉnh Hải Dương).
21. Lâm Văn Tuấn (cựu Giám đốc CDC Bắc Giang).
22. Ngụy Thị Hậu (cựu Phó trưởng Phòng Tài chính, CDC Bắc
Giang).
23. Phan Huy Văn (Giám đốc Công ty Dược vật tư y tế Phan Anh,
tỉnh Bắc Giang).
24. Phan Thị Khánh Vân (lao động tự do).
25. Vũ Văn Doanh (Giám đốc Công ty Thẩm định giá Thăng Long).
26. Tạ Ngọc Chức (Giám đốc Công ty Thẩm định và đầu tư Toàn
Cầu).
27. Nguyễn Văn Định (cựu Giám đốc CDC Nghệ An).
28. Nguyễn Thị Hồng Thắm (cựu Kế toán trưởng CDC Nghệ An).
29. Hồ Công Hiếu (Thẩm định viên Công ty Thẩm định giá Miền Nam,
Chi nhánh Nghệ An).
30. Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương).
31. Tiêu Quốc Cường (cựu Kế toán trưởng Sở Y tế tỉnh Bình
Dương).
32. Lê Thị Hồng Xuyên (nhân viên CDC Bình Dương).
33. Trần Thanh Phong (Phó trưởng Phòng tài chính, CDC Bình
Dương).
34. Nguyễn Trường Giang (Tổng Giám đốc Công ty VNDAT).
35. Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc dự án Công ty VNDAT).
36. Ninh Văn Sinh (cựu Phó Giám đốc Công ty thẩm định giá Trung
Tín).
Nhóm bị truy tố về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức
vụ, quyền hạn để trục lợi”:
37. Nguyễn Thị Thanh Thủy (cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo
dục).
38. Nguyễn Bạch Thùy Linh (Giám đốc Công ty SNB Holdings).
No comments:
Post a Comment