Wednesday, December 27, 2023

Ảnh của nguyenvandai

Vụ án chuyến bay giải cứu: Sự bất công trong chính sách khoan hồng với tội phạm
nguyenvandai
Thứ Ba, 12/26/2023 - 09:13
RFA

Trong phiên toà phúc thẩm vụ án chuyến bay giải cứu đang diễn ra tại Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát Cấp cao đã đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm giảm án cho 16 trên tổng số 21 bị cáo. Trong đó, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn và cựu đại sứ Trần Việt Thái không kháng cáo song được VKS đề nghị giảm 6-12 tháng tù.

Đối với Nguyễn Anh Tuấn, VKS đã lập luận khi đề nghị giảm án: VKS đánh giá hình phạt sơ thẩm với ông Tuấn là phù hợp. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hoàng Văn Hưng đã thừa nhận hành vi phạm tội và khắc phục toàn bộ hậu quả. VKS ghi nhận: "Để phát hiện xử lý, truy tố, xét xử được bị cáo Hoàng Văn Hưng có công sức rất lớn của bị cáo Tuấn, Hằng, Sơn. Hậu quả của vụ án đã khắc phục".

Đối với Trần Việt Thái, VKS cho rằng, ông Thái không kháng cáo nhưng đã nộp lại đủ số tiền hưởng lợi; hai cấp dưới của ông đều đã được cơ quan công tố chấp nhận kháng cáo nên việc giảm án cho ông Thái là thể hiện sự "công bằng và khoan hồng của pháp luật".

VKS đề nghị giảm xuống án 20 năm tù là cựu cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan và cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng.

Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu cục phó Lãnh sự Đỗ Hoàng Tùng và cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đều được VKS đề nghị giảm 9 tháng đến 4 năm tù. Phần lớn bị cáo là chủ doanh nghiệp được xét giảm nhẹ.

Còn 5 người bị VKS đề nghị bác kháng cáo là: Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế (án sơ thẩm tù chung thân); Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (án sơ thẩm tù chung thân); Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Thái Hòa (án sơ thẩm 18 năm tù); Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình (án sơ thẩm 7 năm tù) và Phạm Bích Hằng (án 20 tháng tù).

Chúng ta cùng xem xét quá trình phạm tội tham nhũng của các quan chức trong vụ án chuyến bay giải cứu nói riêng và của cả chế độ CSVN nói chung.

Trong chế độ độc đảng CSVN, quyền lực chính trị luôn luôn gắn liền với rất nhiều lợi ích kinh tế. Tức là các quan chức từ trung ương tới địa phương sử dụng chức vụ, quyền hạn của họ để tham ô tài sản được giao quản lý, sử dụng,…; Quan chức có thể sử dụng quyền lực của họ để chuộc lợi trong việc mua sắm công, đầu tư công, đấu thầu,…; Quan chức có thể dùng quyền lực của họ gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, cấp dưới,… để nhận hối lộ, nhận hối lộ trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm,..

Tóm lại, 100% quan chức CSVN từ trung ương tới địa phương đều sử dụng chức vụ, quyền hạn của họ để thực hiện từ một đến nhiều tội phạm trong suốt cuộc đời làm quan chức của họ cho tới khi bị phát hiện và bị bắt giữ, hoặc khi nghỉ hưu. Thậm trí khi đã nghỉ hưu rồi, quan chức CSVN còn sử dụng kinh nghiệm, quan hệ để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội như thiếu tướng, cựu Giám đối công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca.

Cơ quan cảnh sát không điều tra mở rộng các hành vi phạm tội khác của các bị cáo là quan chức trước vụ án chuyến bay giải cứu. Nhưng tất cả người dân Việt Nam đều hiểu rằng hành vi phạm tội của các bị cáo là quan chức trong vụ chuyến bay giải cứu chỉ là một trong hàng chục, thậm chí là hàng trăm vụ tội phạm khác mà các quan chức đã thực hiện.

Bởi vậy, việc chỉ điều tra và xử lý các bị cáo là quan chức trong một vụ án chuyến bay giải cứu là một sự bất công lớn đối người dân và đất nước Việt Nam.

Tiếp theo, việc nhận tội, khắc phục hậu quả, ăn năn, hối lỗi chỉ là chiêu trò của quan chức cộng sản khi bị điều tra, truy tố và xét xử.

Các quan chức CSVN đều có lòng tham vô đáy. Họ sử dụng tối đa chức vụ, quyền hạn của họ để tham ô, ăn hối lộ, chuộc lợi,… trong suốt thời gian nắm giữ quyền lực.

Khi bị bắt, điều tra, truy tố, xét xử, các quan chức CSVN đều tìm mọi cách để che giấu các hành vi phạm tội, chạy tội, chối tội. Nhưng khi không thể che giấu, chạy tội, chối tội thì các quan chức tỏ ra ăn năn, hỗi lỗi, nhận tội và khắc phục hậu quả nhằm được cái gọi là “chính sách khoan hồng” giảm nhẹ hình phạt tới mức thấp nhất. Trong khi các hành vi phạm tội khác của họ vẫn được che giấu và không bị xử lý.

Như vậy, cái gọi là “chính sách khoan hồng” của chế độ CSVN đã bị các quan chức CSVN lợi dụng để làm giảm nhẹ trách nhiệm với hành vi phạm tội của họ đã thực hiện.

Vậy, các quan chức CSVN khi bị xử lý hình sự có xứng đáng được nhận cái gọi là “chính sách khoan hồng” hay không?

Khoan hồng có thể hiểu là cụm từ chỉ việc đối xử rộng lượng với người có tội nhưng đã ăn năn hối lỗi.

Như đã nói ở trên, trong cuộc đời làm quan chức CSVN từ thấp đến cao, các quan chức CSVN không chỉ phạm tội một lần, mà là hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Nhưng khi bị điều tra thì họ chỉ thừa nhận hành vi phạm tội của một vụ án đã bị phát hiện. Hoặc cơ quan cảnh sát phát hiện thêm vụ nào thì họ chỉ thừa nhận hành vi phạm tội vụ đó. Các quan chức đều tìm cách che giấu các hành vi phạm tội khác.

Các bị cáo là quan chức trong vụ án chuyến bay giải cứu như Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Văn Hưng, Tô Anh Dũng, Đỗ Hoàng Tùng, Nguyễn Thị Hương Lan,… đều đã thực hiện rất nhiều hành vi phạm tội như tham ô, nhận hối lộ, chuộc lợi,… trong khi họ nắm giữ các chức vụ khác nhau. Nhưng họ chỉ bị phát hiện và xử lý trong một vụ án chuyến bay giải cứu. Họ đã thành công trong việc che giấu hành vi tội phạm của họ.

Như vậy, việc ăn năn, hối lỗi của các bị cáo là quan chức là không thực tâm. Đó chỉ là hành vi gian dối nhằm được giảm nhẹ hình phạt. Đây là một sự bất công cho người dân và đất nước Việt Nam.

Chính sách khoan hồng với tội phạm tham nhũng của đảng CSVN gây ra hậu quả gì?

Việc 100% các quan chức CSVN từ trung ương tới địa phương liên tục thực hiện các hành vi phạm tội tham nhũng của họ trong suốt thời gian hàng chục năm giữ chức vụ và nắm quyền lực của họ là một sự thật mà mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước ai cũng hiểu và biết.

Sự thật về các quan chức CSVN tham nhũng đã đưa nạn tham nhũng ở chế độ CSVN trở thành quốc nạn, giặc nội xâm của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Bởi vậy, việc nạn tham nhũng sinh ra từ bản chất của chế độ đã trở thành thảm hoạ cho đất nước. Nhưng khi điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tố tụng của nhà nước cộng sản Việt Nam lại áp dụng cái gọi là “chính sách khoan hồng” lại càng làm cho nạn tham nhũng nghiêm trọng hơn.

Bởi vì 100% các quan chức CSVN đều hiểu rằng họ cứ tự do sử dụng chức vụ, quyền hạn của họ để tham nhũng không ngừng nghỉ. Khi bị đổ bể trong một vụ nào đó, thì họ chỉ cần nhận tội, khắc phục hậu quả, khi ra toà thì khóc lóc, xin lỗi đảng, tỏ ra ăn năn, hối lỗi,…, thế là họ được giảm án tới mức thấp nhất.

Khi án có hiệu lực, họ đi cải tạo, họ tiếp tục sử dụng số tiền tham nhũng được để hưởng thụ trong tù như những ông hoàng, bà chúa. Sau đó, họ sử dụng tiền tham nhũng để chạy giảm án, chạy đặc xá.

Cuối cùng, những kẻ phạm tội tham nhũng chỉ phải chịu rất ít năm tù.

Sau khi ra tù, họ lại được hưởng cuộc sống sung sướng từ những đồng tiền do phạm tội tham nhũng mà có.

Những người dân Việt Nam hiền lành, chất phác là những người phải chịu thiệt thời nhất trong xã hội.

Họ làm ra của cải cho xã hội từ mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu và mạng sống của họ. Nhưng đã bị giới quan chức CSVN tước đoạt và hưởng thụ.

Còn đa số người dân vẫn phải chịu bất công và cuộc sống nghèo khổ.

No comments:

Post a Comment