VNTB – Nhân quyền Việt Nam: đợi tới năm 2099!Quang Nguyên
30.12.2023 1:41
VNThoibao
Tôn giáo nào cũng nói đến từ bi, bác ái. Người cộng sản cũng nói đến yêu người, nhưng hai phạm trù từ bi, bác ái và yêu người của người có tôn giáo và người vô thần cộng sản khác nhau, có nhiều góc đối lập nhau.
Rất ít hay hình như không bao giờ người cộng sản nói đến từ bi, bác ái, những từ ngữ người có tín ngưỡng thường dùng, hay nói cách khác nó là một phần chính trong cốt lõi của các tôn giáo. Đây là một quan điểm quan trọng và đúng về sự khác biệt giữa người Cộng sản và tín đồ của các tôn giáo truyền thống. Người cộng sản không sử dụng các từ ngữ như “từ bi” hay “bác ái” trong ngôn ngữ và tư duy của họ. Ngược lại, các tôn giáo thường xuyên nhấn mạnh các giá trị nhân văn, tình thần từ bi, lòng nhân ái, và các khía cạnh tâm linh.
Người cộng sản thường nhắc đến việc xây dựng con người chế độ mới, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Họ xem con người như đối tượng cần uốn nắn để phục vụ xã hội, cái xã hội được cai trị bởi đảng cộng sản. Quan điểm về việc xây dựng con người mới là một phần quan trọng trong triết lý và lý thuyết của các chế độ Cộng sản. Cụ thể, họ thường theo đuổi mục tiêu “xây dựng con người mới” nhằm tạo ra một thế hệ người có tư tưởng và giá trị phù hợp với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Theo cộng sản, con người được coi là một phần của cộng đồng, và giáo dục cũng như quá trình định hình tư duy được thiết kế để phục vụ lợi ích của xã hội, theo hướng mà đảng Cộng sản đề ra. Người Cộng sản thường muốn hình thành tư duy chính trị nhất quán và đồng thuận trong cộng đồng, với sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Điều này có thể bao gồm việc đào tạo người dân để chấp nhận và thực hiện các giáo lý chính trị của đảng. Việc hình thành một con người mới thường liên quan đến việc truyền đạt và đào tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa, với mong muốn làm thay đổi cách nhìn nhận và hành động của mọi người theo hướng phù hợp với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng con người mới trong bối cảnh Cộng sản có thể đối mặt với ý kiến tranh cãi, đặc biệt từ các quan điểm cá nhân và văn hóa đa dạng.
Chế độ Cộng sản có xu hướng tập trung vào phát triển vật chất và đạt được sự công bằng xã hội thông qua chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các quyền lợi xã hội. Họ có thể xem xét sự hạnh phúc của con người dựa trên mức sống vật chất và cơ sở hạ tầng xã hội. Tính chất này thường đi kèm với mục tiêu xóa bỏ sự chia rẽ giai cấp và tạo ra một xã hội công bằng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, đôi khi, quan điểm này có thể bị đánh giá là quá mức chú trọng vào khía cạnh vật chất mà ít chú ý đến các yếu tố tinh thần, tâm linh hoặc tự do cá nhân. Các chế độ cộng sản rất sợ khi phải thoả mãn nhân quyền cho toàn dân. Mới đây nhất, nhân kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát (còn gọi là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền), Việt Nam đã đệ trình với Ban Thư Ký “Nhân Quyền 75” 8 lời hứa thực thi các cam kết nhân quyền, như cải tổ khung luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế, xiển dương các biện pháp và đầu tư nguồn lực để phát huy nhân quyền, v.v. Nhưng thời hạn thực thi lại rất lạ lùng: cuối năm 2099. Nghĩa là 76 năm nữa. (*)
Mà mặc dù cam kết đến 76 năm nữa, người ta vẫn nghi ngờ Việt nam và các chế độ Cộng sản, có thỏa mãn nhân quyền hay không.
Hồ Chí Minh khẳng định con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Ông nói,”Vô luận điều gì đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Con người vừa là mục tiêu, vừa là mục đích của cách mạng, nhưng không phải mọi con người đều trở thành động lực thúc đẩy tiến bộ mà phải là những con người được giác ngộ và có tổ chức, tức là phải là đảng viên, những người ưu tú. Đàn em của ông diễn dịch thêm, “Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam…” Hiểu như vậy, không khác gì nói ngoài đảng viên, những người Việt Nam còn lại không thể trở thành động lực tự cải tạo và cải tạo người khác, “Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.” (!)
Thủ Tướng Phạm Minh Chính nói với đồng bào VN tại Anh, “nhân quyền lớn nhất của chúng ta là không để ai thiếu ăn, thiếu mặc; khi khó khăn chúng ta không để ai bị bỏ lại phía sau. Nhân quyền lớn nhất là chúng ta ổn định chính trị. Để bảo vệ nhân quyền thì phải có pháp quyền, và chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”. Điều này cho thấy quan điểm về nhân quyền, về hạnh phúc của con người của CSVN giống như nuôi con vật chỉ cần cho ăn no, có chỗ ở. Ông HCM cũng nói không khác vậy. Cái “yêu người” của cộng sản loanh quanh chỉ chăm chú vào sự bồi dưỡng thể chất của con người. Họ quan niệm khi con người hưởng được đầy đủ về vật chất sẽ hạnh phúc. Thế là đủ. Thế là quyền con người được thỏa mãn.
Với người có niềm tin tôn giáo, hay với người biết tôn trọng con người, Người hoàn toàn với nghĩa kết hợp cả thể xác và tinh thần, tình yêu thương, từ bi bác ái của họ với tha nhân. Và vì thế Nhân Quyền đối với Con Người khác với nhân quyền theo quan điểm của cộng sản vô thần.
Trước hết Người cần phải là một Người. Giáo dục là hết sức quan trọng để đào tạo ra những con người đúng nghĩa, cần thiết cho xã hội. Quan niệm tiên học lễ, hậu học văn là vậy. Người Pháp, một dân tộc văn minh cũng dè chừng cái nguy hiểm của khoa học vô lương tâm, Science sans conscience n’est que ruine de l’âme, Các giáo hội đặt giáo dục lên hàng đầu, tổ chức dạy học nhắm vào xây dựng những con người đạo đức trước đã. Diều này khác với xã hội vô thần do người cộng sản cai trị; họ cố đào tạo những con người giỏi khoa học kỹ thuật, trong đó đào tạo từ đầu những mầm non của đảng, khăn quàng đỏ, đoàn viên, đảng viên, người cố đạt đỉnh Olympic! Không ngạc nhiên khi thấy một xã hội VN đang bấn loạn về đạo đức suy đồi hiện nay, đang tàn phá những đạo đức, đẹp đẽ còn lại ngày xưa.
Tự do là quyền tối thượng của con người. Tin hay không, theo hay chống là quyền tự do của con người. Ép buộc hay dụ dỗ là vi phạm quyền con người, không phải vị tha, bác ái, từ bi. Cấm đoán các quyền căn bản của con người như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận là vi phạm nhân quyền, là không yêu người. Hàng ngàn người đã bị chính quyền VN đưa ra toà, buộc cho những tội mơ hồ mà các nước văn minh không có như tuyên truyền lật đổ nhà nước, nói xấu đảng và nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền..
Lao động trí óc và chân tay khiến xã hội tiến bộ, muốn xã hội đồng tiến con người phải thăng tiến cần lao, phải thay đổi phương cách lao động sản xuất và có những cơ chế bảo vệ người lao động. Quyền của người lao động Việt Nam không được tôn trọng. Hiến pháp VN công nhận người công nhận dược gia nhập các công đoàn, nhưng trong nước chỉ có một công đoàn duy nhất dưới sự chỉ huy của đảng cộng sản VN, nhóm này chăm chỉ thu nguyệt liễm của công nhân và chỉ có 3 nhiệm vụ chính là trả lương thật cao cho những người lãnh đạo cấp cao của công đoàn, phụcvu5 quyền lợi của đảng và phúc vụ quyền lợi của chủ nhân nhà máy, công ty hay tập đoàn!
Một số khác nhau giữa giá trị con người, tình yêu, từ bi, bác ái, và nhận quyền của người vô thần và người có tín ngưỡng không lạ, vì với người cộng sản vô thần, con người không có linh hồn, và sự thoả mãn vật chất, thể xác “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” dược cho là mục tiêu cao nhất của con người XHCN.
Kể cũng lấy làm lạ khi các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lê cho rằng ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Mọi hiện tượng trong đời sống tinh thần, xét đến cùng, đều có nguồn gốc từ đời sống vật chất. Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường. Theo Marx, “tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma. Thượng đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình”
Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánh mất bản chất người”.
Marx nói, “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, vậy mà thứ “thuốc phiện của nhân dân, tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, sự phản ánh lộn ngược hoang đường của xã hội” đó lại có cái nhìn tích cực, hoàn hảo về con người, cách giáo dục nhân bản, khai phóng, phục vụ, tôn trong nhân quyền hơn hẳn chủ nghĩa duy vật Mác-Lê.
Luận điểm trên của C.Mác đã thể hiện rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo trên lập trường duy vật lịch sử.
______________
Tham khảo:
(*) Lời hứa của nhà nước Việt Nam: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/12/Viet-Nam_EN.pdf
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-ton-giao-va-su-van-dung-de-giai-quyet-van-de-ton-giao-trong-thoi-ky-3126
No comments:
Post a Comment