Friday, December 29, 2023

Nửa thế kỉ nhìn lại

Âu Dương Thệ

Từ Nixon bắt tay với Mao trong chiến tranh VN (2.1972) tới Nguyễn Phú Trọng uống trà thân thiết với Tập Cận Bình (12.2023) để tự chui vào “Cộng đồng cùng chung vận mệnh” do Bắc kinh chỉ huy. Viễn tượng gì cho VN?

I. Cách nằm mơ giải quyết chiến tranh để giữ „danh dự“ cho Mĩ và không bị mang tiếng là „bán đứng đồng minh“ của Nixon-Kissinger

II. Xã hội Dân chủ Đa nguyên (DCĐN) tự do phóng khoáng: thay đổi trong ổn định

III. Cách nằm mơ tiến lên thiên đàng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ HCM tới Nguyễn Phú Trọng

IV. Xã hội độc tài, khép kín: cản trở đất nước thay đổi, ổn định giả đang đứng trước sóng ngầm

V. Chế độ toàn trị Cộng sản VN (CSVN) đã bỏ lỡ hai cơ hội vàng cho VN từ sau 1975 ! Nhưng cơ hội mới đang tới, làm sao nắm được để dân tộc ta chuyển mình thực sự?
Chiến tranh VN - một cuộc nội chiến với sự tiếp tay từ bên ngoài tàn khốc nhất trong lịch sử VN, gây chia rẽ trầm trọng nhất trong xã hội Hoa kì (HK). Còn với riêng VN, đến nay sau gần nửa thế kỉ mặc dầu lời thề của người sáng lập ĐCSVN là „độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc, Xã hội chủ nghĩa“!Nhưng thực tế chỉ còn “Xã hội chủ nghĩa” làm dân tộc ta vẫn chìm đắm trong độc tài, đàn áp, chậm tiến! Nguy hiểm nữa là nguy cơ Bắc thuộc đang sừng sững trước mắt !

Sau gần nửa thế kỉ hai miền Bắc-Nam từng làm „tiền đồn Thế giới Cộng sản“ và “tiền đồn Thế giới Tự do“- dùng bom đạn, võ khí tối tân của Liên xô (LX), Trung quốc (TQ) và HK giết hại bao nhiêu triệu đồng bào, tàn phá đất nước. Nhưng sau gần nửa thế kỉ thống nhất, vào những dịp 30.4 ngay cả cựu Thủ tướng (TTg) Võ Văn Kiệt đã phải trải lòng tâm sự „vẫn có hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn!“ Tai sao?

Sau hơn 30 năm LX và các nước CS Đông Âu tan rã, nhưng hiện nay trên quê hương chúng ta gần 100 triệu đồng bào vẫn bị độc tài toàn trị CS kìm kẹp và Nguyễn Phú Trọng vẫn khăng khăng nói rằng, chủ nghĩa Marx-Lenin trước sau vẫn là kim chỉ nam của VN! Tại sao?

Thế rồi mới vài ngày trước ông Trọng còn nhất trí với Tập Cận Bình tính nhốt tương lai VN vào Cộng đồng cùng chung vận mệnh” do Bắc kinh chỉ huy theo mưu đồ đen tối của họ Tập! Tại sao?

Trong khi đó TQ sau chuyến thăm của Tổng thống (TT) Nixon tháng 2.1972 đã giành được ghế thường trực với quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc  (HĐBALHQ), nay trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới  và có võ khí nguyên tử. Chẳng những thế nay Tập Cận Bình còn nói thẳng tham vọng tái lập đế quốc Đại Hán, muốn ghế giới theo mẫu mực phát triển theo XHCN độc tài kiểu TQ trong thế kỉ này! Vì thế nay TQ đang trở thành đối thủ chiến lược nguy hiểm của HK và các nước DCĐN.

Khi sinh thời cả Nixon lẫn Kissinger đã được một số giới  ca tụng là những nhà chiến lược khôn ngoan, biết thời hiểu thế. Có thực vậy không?

Đưa tin cựu ngoại trưởng Mĩ Kissinger qua đời đầu tháng 12. 2023 Tập Cận Bình đã gọi đó là, „người bạn cũ, người bạn tốt của nhân dân Trung Quốc“  „khen“ rất xiên xẹo,  thực tình là chửi xéo các giới chuyên viên và trí thức HK “Trí tuệ Kissinger là di sản quý giá nhất để lại cho Mỹ” [1]

Trong khi ấy mỗi lần nói đến Tập Cận Bình thì Nguyễn Phú Trọng luôn luôn tỏ ra kính mến nhận là “người bạn cũ, người bạn tốt của tôi” “người bạn thân thiết và quan trọng”. Chẳng  những thế, mới vài tháng trước để chuẩn bị cho việc mời họ Tập sang thăm, ông Trọng còn thân hành mời cả Đại sứ TQ tại VN Hùng Ba đi theo lên cửa khẩu “Hữu nghị” ở biên giới VN-TQ và chính mình trồng “cây Hữu nghị”và rồi lại tự khen là, “ trên thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc có cửa khẩu được đặt tên bằng Hữu nghị, thể hiện đầy đủ sự trân trọng của hai nước đối với tình hữu nghị truyền thống“! [2] Mỗi lần gặp nhau hai bên lại tự khen lẫn nhau. Nhưng họ biết thừa rằng, đây chỉ là giả dối, hoàn toàn trái với sự thật lịch sử. Vì chính tại cửa khẩu này đã bao nhiêu lần quân TQ đã đánh giết tàn sát nhân dân VN ở biên giới. Gần đây nhất là cuộc chiến xâm lược của Đặng Tiểu Bình đầu năm 1979!

 

Chiến tranh VN đã kết thúc gần nửa thế kỉ (4.1975). Từ đó xã hội HK theo chế độ DCĐN đã phát triển như thế nào trải qua nhiều đời TT Nixon, Ford, Carter, Reagan, Bush bố, Clinton, Bush con, Obama, Trump và Biden? Còn tại VN, cũng trong gần nửa thế kỉ nhưng lại vận hành theo chủ nghĩa Marx-Lenin của chế độ độc đảng đã phát triển như thế nào xuyên qua các đời Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng?

Nửa thế kỉ chỉ là thời gian tương đối ngắn trong lịch sử, nhưng đã diễn ra những sự kiện quan trọng ở HK, VN và thế giới. Trong dịp cuối năm thư thả và yên tĩnh chúng ta – những ai đang quan tâm tới đất nước, dù ở trong nước hay hải ngoại, từ những trí thức, nhân sĩ, thanh niên, các tổ chức Xã hội dân sự (XHDS), kể các đảng viên CS tiến bộ biết quí lòng tự trọng-   hãy bình tâm nhìn lại sự phát triển trong nửa thế kỉ ở HK và VN để tìm ra nguyên nhân, rút tỉa kinh nghiệm, quyết tìm ra bài học thực tế và dứt khóa chọn hướng đi tương lai đúng đắn cho VN.

 

I.                 Cách nằm mơ giải quyết chiến tranh để giữ „danh dự“ cho Mĩ và không bị mang tiếng là „bán đứng đồng minh“ của Nixon-Kissinger

Cách đây  hơn nửa thế kỉ khi tranh cử TT 1968, Nixon hứa với cử tri HK  là, ông sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh VN trong tư thế mạnh để HK không thể trở thành quốc gia thua trận đầu tiên trong lịch sử, đồng thời không bị mang tiếng là „phản lại đồng minh“. Đa số cử tri Mĩ đã bầu cho ông. Sau khi nắm chức TT từ  đầu 1969,  Nixon cử Kissinger làm Chủ tịch  Hội đồng An ninh Quốc gia (HĐANQG) và sau đó kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao HK. [3]

Trước đó TT Kennedy vì cũng tin chủ thuyết Domino của thời TT Eisenhower- „Nếu Miền Nam rơi vào CS thì nhiều nước Á châu, đặc biệt Đông nam Á sẽ chạy theo CS“- nên đã gia tăng nhanh số cố vấn quân sự HK sang Miền Nam VN từ 685 (1960) lên 16.000 (11.63) khi Johnson thay Kissinger bị ám sát [4] để giúp chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thời Ngô Đình Diệm chống lại chiến tranh giảỉ phóng do ĐCSVN tổ chức xuyên qua Mặt trận giải phóng (MTGP) Miền Nam, do chính đảng này dựng lên theo mẫu mực Chiến tranh giải phóng (CTGP) của Mao Trạch Đông đánh đổ Tưởng gới Thạch phải chạy sang Đài loan 1949.

Sau khi Ngô Đình Diệm bị chính quyền Kennedy lật đổ 1.11.63 thì Miền Nam rơi vào khủng hoảng chính trị toàn diện, chỉ nội trong 2 năm 1963-65 có tới 10 chính phủ liên tiếp bị dựng lên đạp xuống, trong khi chiến tranh ngày càng gia  tăng. Một số tướng lãnh tranh giành quyền lực và tham nhũng, đứng đầu là Nguyễn Văn Thiệu  và Nguyễn Cao Kỳ! Phong trào Phật giáo đòi thành lập chính phủ dân sự thay thế chế độ quân phiệt, tiếp đến là phong trào chống tham nhũng của Linh mục Trần Hữu Thanh từ cuối 1973.[5] 

Sau khi Kennedy bị ám sát 22.11.1963, Johnson lên thay và cả tin là, với võ khí tối tân và sức mạnh kinh tế, ngoại giao HK sẽ đánh tan Chiến tranh giải phóng ở Miền NamVN. Nên ông đã thay đổi chiến lược, từ cố vấn sang trực tiếp tham chiến theo sách lược HK hóa chiến tranh VN. Chỉ trong vài năm số binh sĩ Mĩ tham chiến trực tiếp ở VN đã lên tới trên nửa triệu người.  Và sau biến cố Vịnh Bắc bộ (4.8.1964) Hoa kì còn thả bom đánh phá miền Bắc. Nhưng chiến tranh giải phóng vẫn lan rộng ở Miền Nam. Cuộc tham chiến trực tiếp ở VN theo kế hoạch Mĩ hóa chiến tranh VN thời Johnson đã gây thiệt hại người và ngân sách rất lớn cho HK, từ 386 triệu USD (1964) đã vọt lên 20 tỉ USD (1967)[6] và phong trào phản chiến bùng nổ ở HK khiến Quốc hội (QH) Mĩ thay đổi thái độ, từ ủng hộ toàn bộ TT trở thành cơ quan kiểm soát đường lối ngoại giao, quân sự đối với hành pháp. Vì thế kế hoạch „Đại xã hội“ xóa nghèo đói ở HK cũng bị thất bại. Cuối cùng Johnson đã phải bỏ ra tranh cử TT cuối 1968.

***

Là một chính trị gia theo chủ nghĩa thực dụng (Realpolitik), đặt tham vọng cá nhân làm tối thượng, muốn thành công trong nhiệm kì TT đầu tiên để lót đường cho TT nhiệm kì 2 mong vang danh lịch sử. Với sự tiếp sức mạnh mẽ nhất của Kissinger. ngay khi vào nhà trắng trong vai trò Cố vấn an ninh, và sau đó kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, hai người đã đưa ra chiến lược VN hóa chiến tranh thay cho HK hóa chiến tranh VN thời  Johnson.

Sách lược này có những nội dung chính là, Miền Nam VN phải tăng cường quân lực và gánh vác trực tiếp cuộc chiến để quân lực HK rút lui từng bước khỏi Miền Nam. Đồng thời HK khai thác sự xung đột của LX và TQ - hai nước CS và đồng minh chính của Hà nội- . Kissinger-Nixon tin rằng, chính sách chia để trị sẽ gây ra hoang mang lo sợ cho nhóm cầm đầu CSVN, tạo thế thuận lợi cho Nixon tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh VN.

Cao điểm của chiến lược này là Nixon-Kissinger. đã đi đêm với Mao Trạch Đông. Sau những cuộc gặp bí mật của Kissinger với Chu Ân Lai và Mao 1971, nên Mao đã niềm nở đón Nixon tại Bắc kinh 21. 2.1972 và sau đó Nixon giúp TQ giành ghế thường trực tại HĐBALHQ. Chỉ ba tháng sau (5.1972) Nixon cũng còn được Breschnew (Chủ tịch đảng và Chủ tịch nước (CTN) LX) -đồng minh chính của CSVN khi đó- tiếp và hội đàm thân mật, mặc dầu các cuộc ném bom của HK  gia tăng ở Miền Bắc và còn mở rộng chiến tranh sang Kampuchia và Lào. Các biến cố này làm điên đầu Lê Duẩn- Lê Đức Thọ và đã bực bội kết án Bắc kinh là đâm dao sau lưng đồng chí. [7]

Nhờ thế sau 4 năm đàm phán (18.1.1969 -18.1.1973) giữa „ những người điếc“ Hội nghị 2 bên bốn phe (CS miền Bắc-MTGP/HK-VNCH) vào đúng dịp tranh cử TT nhiệm kì thứ 2, Nixon đã hãnh diện trình làng trước dư luận HK và thế giới về dự thảo Hiệp định và để  các bên kí vào ngày 27.1.1973 vào đúng dịp Nixon bắt đầu nhiệm kì TT lần thứ 2. Khi đó trước dư luận ông đã hô hoán như đã giữ lời hứa chấm dứt chiến tranh trong danh dự![8]

 

Nhưng thực sự thì lại hoàn toàn khác. Những điểm chính trong hiệp định xác định nội dung mà trong thời gian đầu N-Kissinger coi là không thể nhượng bộ. Như „đình chiến tại chỗ“ để cho hàng trăm ngàn Quân đội miền Bắc đóng quân tại chỗ không phải rút về miền Bắc. Ban quân sự hai bên có nhiệm vụ ngăn ngừa xung đột, nhưng trong thực tế nó trở thành để mỗi bên tự ý dùng quyền phủ quyết để cuộc chiến tiếp diễn. Ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến chỉ là con hổ không răng. Hội nghị quốc tế Hòa bình Paris về VN gồm 12 nước, nhưng mỗi nước chỉ đứng về phe của mình…Tuy nhiên khi ấy Ủy ban Nobel Hòa bình 1973 lại ngớ ngẩn công bố giải thưởng Nobel Hòa bình cho Kissinger-Lê Đức Thọ gây nhiều tranh cãi. Kissinger hớn hở đón nhận, nhưng Lê Đức Thọ từ chối, vì chính khi ấy Lê Duẩn đang chuẩn bị cho trận Tổng công kích sẽ khai diễn vào giai đoạn thích hợp! [9]

Tuy vậy Nixon-Kissinger vẫn nuôi hi vọng là, ít nhất vài năm sau Miền Nam còn tồn tại để Nixon-Kissinger không bị tai tiếng là thua trận và bán đứng đồng minh! Nhưng vụ gian lận Watergate đã làm tê liệt chính quyền Nixon  và việc QH HK khóa ngân sách tài trợ quân sự và kinh tế cho Miền Nam đã như lời mời cho CS miền Bắc mở cuộc tổng tấn công với cao điểm là đầu 1975. Vào chính thời điểm chế độ CS miền Bắc đổ toàn quân vào Miền Nam để chiếm trọn Miền Nam thì Mao đã ra tay cho hải quân TQ chiếm Hoàng sa (1.1974) do VNCH kiểm  soát. Nixon-Kissinger đã im lặng![10]

 

II.             Xã hội DCĐN tự do phóng khoáng: Thay đổi trong ổn định

Xã hội mở phóng khoáng ở Mĩ từ sau Nixon đã trải qua 9 đời TT Ford, Carter, Reagan, Bush cha, Clinton, Bush con, Obama, Trump, Biden. Sau vụ Watergate HK rơi vào khủng hoảng nội bộ kéo dài, Nixon phải từ chức để tránh bị cách chức và ngồi tù. TT Ford ân xá cho Nixon đã gây ra tranh cãi lớn, nên ông đã thất cử, nhưng là người đón nhận tử tế tị nạn VN vào HK. TT Carter (1977-81) phải tập trung hàn gắn phân hóa trong xã hội Mĩ  sau thất bại chiến tranh VN, lại phải đối phó với lạm phát cao và khủng hoảng năng lượng. Ông hướng trọng tâm vào nhân quyền và được giải Nobel Hòa bình. TT Reagan giữ hai nhiệm kì 8 năm (1981-89), có chính sách kinh tế tự do thích hợp với HK khi đó, nên kinh tế Mĩ tăng trưởng đều đặn. Khi làm TT ông còn gặp thời, vì khi đó Gorbachow làm TBT và CTN  LX (1985-91) và thực hiện cải cách sâu rộng nội bộ, đồng thời thỏa thuận tài giảm võ khí chiến lược giữa HK-LX. Nhờ vậy người kế nhiệm Reagan là TT Bush (1989-93) đã  chứng kiến bức tường ô nhục Berlin sụp đổ 11.89. Trước đó (12.6.87) TT Reagan đã kêu gọi Gorbachow dỡ bỏ bức tường ô nhục này. Tại hội nghị Thượng đỉnh ở Malta 3.12.89 TT Bush và TBT Gorbaschow chính thức chấm dứt Chiến tranh lạnh Đông-Tây giữa CS-Tư bản từ sau Thế chiến thứ 2.  Nhờ vậy các nước Đông Âu từ bỏ CS. Liên minh Âu châu (EU) mở rộng cho các nước cựu CS Đông Âu trở thành một khu vực tương đối dân chủ, phát triển, giải quyết các cuộc chiến xung đột khu vực. Bush cha đã giúp Tây Đức  thống nhất với Đông Đức trong hòa bình.

Nhưng kinh tế Mĩ không phát triển tốt nên cử tri HK đã bỏ phiếu cho Clinton 2 nhiệm kì (1993-2001). Clinton tập trung vào các vấn đề đối nội của HK như bảo hiểm sức khỏe, chống AIDS và kì thị, tăng thuế để nâng cao ngân sách. Trong ngoại giao thời thập niên 90 khi ông làm TT được coi là „thập niên vàng“, vì sau khi LX sụp đổ nên tình hình quốc tế tương đối ổn định, ngoại trừ chiến tranh ở Kosovo-Nam tư. Trong nhiệm kì 2 Clinton phải đối phó với các Affaire tình ái với một số phụ nữ, có lúc QH đã vận động để cách chức nhưng không thành. Từng trong phong trào phản chiến tranh VN thời sinh viên, Clinton đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN giữa thập niên 90.

Vừa làm TT chưa lâu Bush con (2001-09) đã phải chứng kiến biến cố tàn khốc 11.9.2001 của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan bin Laden  đã tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ở NewYork và một số nơi ở HK, giết hại gần 3.000 người và hàng chục ngàn người bị thương làm xúc động toàn HK và thế giới. Lúc đầu ông được sự hậu thuẫn của nhân dân HK và các đồng minh. Nhưng TT Bush con đã có phản ứng quá đà, vung tay quá trán, có lẽ từ hậu quả bệnh nghiện rượu thời  còn thanh niên. Bush con cho quân Mĩ vào Afghanistan và dựng đứng lên tin là TT Irak Saddam Hussein có võ khí hóa học để đánh lừa HK và thế giới, đem quân tham chiến trực tiếp ở Irak đẩy HK vào chiến tranh sa lầy ở Trung đông. TQ lợi dụng trỗi dậy trở lại.

Tiếp đến là thời kì của TT Obama tám năm (2009-17), là TT Mĩ đầu tiên gốc châu Phi. Ông tập trung giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế -tài chính HK và thế giới 2008; thực hiện các cải cách nội bộ, nổi tiếng là Obamacare  nhằm cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế  để nhiều giới được hưởng. Ông để HK rút quân khỏi Irak, cải thiện quan hệ với các nước Hồi giáo, mở rộng chiến tranh ở Afghanistan, thủ lãnh khủng bố bin Laden bị giết; căng thẳng với Nga sau khi Putin chiếm đảo Krim của Ukraine, bình thường quan hệ với Cuba, tích cực ủng hộ kế hoạch chung về biến đổi khí hậu đạt Thỏa thuận chung Paris 2015.

Nhà tài phiệt và Playboy Trump đã may mắn thắng cử TT (2017-21). Nhưng khi quyền trong tay ông ta hành động của một nhà độc tài như trong một xã hội khép kín kiểu CS, nên hoàn toàn không thích hợp với xã hội mở, phóng khoáng của HK. Vì thế HK lại rơi vào rối loạn cùng cực, các đồng minh chính mất tin tưởng. TQ trỗi dậy trở thành siêu cường kinh tế thứ 2, tranh giành ảnh hưởng với HK.

Từ 3 năm qua TT Biden (2021) phải giải quyết các vấn đề nội bộ cực kì rối loạn do Trump để lại và giải quyết kinh tế tê liệt do Covid 19. Ông làm sống dậy liên minh ngoại giao, quốc phòng và kinh tế với  EU, NATO và kết hợp với nhiều nước Á châu để chống lại chiến tranh xâm lược của Putin ở Ukraine và chủ trương xâm lấn biển Đông của Tập Cận Bình. Nhờ đó gây lại niềm in với các đồng minh, mặc dầu đã ở tuổi quá cao.

 

Nói tóm lại, hơn nửa thể kỉ qua TT Mĩ nào chỉ theo chủ nghĩa thực dụng, đặt tham vọng cá nhân quá lớn, chỉ biết trước mà không thấy sau, sẽ phải nhận thất bại, như với Trump và Bush con. Trường hợp Nixon còn thảm hại hơn. Không chỉ thất bại trong chiến tranh VN, phải từ chức vì gian lận trong vụ Watergate, mà còn để lại những hậu quả cực kì tai hại không chỉ cho HK mà cho cả thế giới cho tới ngày nay, do tin tưởng mù quáng vào Mao, nên đã nhượng bộ phi lí cho TQ.

Xã hội tự do phóng khoáng của Mĩ không cho phép những thủ đoạn gian xảo, lời hứa hão không thể che đậy được lâu, trước sau sẽ bị dư luận của các tổ chức xã hội dân sự độc lập được tự do hoạt động, các giới trí thức, chuyên viên có lương tâm, nền báo chí- truyền hình độc lập và cạnh tranh phanh phui, tạo ra những tranh luận công khai, thẳng thắn và hàng ngày.

Đây là những điều kiện cần thiết và rất quan trọng để nâng cao dân trí. Nhân dân các giới, đặc biệt là phần lớn cử tri -còn được gọi là đa số thầm lặng có trí tuệ và tấm lòng-, theo dõi và đánh giá các ứng cử viên TT trong các cuộc bầu cử định kì và giới hạn thời gian. Chính nhờ đó chế độ dân chủ tự do phóng khoáng ở HK mở ra những cơ hội mới để xã hội thay đổi thường xuyên. Những tư tưởng sai lầm, những chủ trương cực đoan không thích hợp bị kết án, bị thay thế, đào thải…Nhờ thế xã hội này rất năng động, được cải thiện thường xuyên với chất lượng cao.

Trong xã hội cởi mở, phóng khoáng, đôi khi vẫn có những rủi ro trong các cuộc bầu cử TT. Nhưng nói chung cử tri Mĩ phần lớn biết chọn TT. Nếu sau này thấy sai họ dám chống lại các quyết định của chính họ. Mỗi lần xã hội HK rơi vào khủng hoảng, cử tri thường chọn một TT mới, giống như một bệnh nhân cần phải thay bác sĩ, thay thuốc, tiếp máu để hồi phục trở lại. Nhờ đó nửa thế kỉ qua, HK tuy phải trải qua một số lần bão tát chính trị, kể cả cuồng phong như Tornado; nhưng các thành phần tiến bộ trong xã hội HK biết dùng kiến thức và kinh nghiệm vẫn can đảm vượt qua thành kiến đảng phái và chủng tộc lại cùng nhau đứng dậy, mạnh bước tiến lên. Chính vì vậy HK vẫn giữ được vị thế của cường quốc số một trên thế giới từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay.

Như vậy tuy chưa phải toàn hảo, đôi khi vẫn còn sơ hở, nhưng cho tới nay nói chung, nền tảng chế độ DCĐN ở HK có đủ sức để tự đề kháng ngăn cản và chống thế lực độc tài, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài. Mà đặc biệt còn biết kết hợp các nội lực tiến bộ ở mỗi thời kì trong xã hội HK để đẩy lùi, sửa chữa những chủ trương quá khích, kì thị, hay các mầm mống độc tài.

 

III.         Cách nằm mơ tiến lên thiên đàng XHCN từ HCM                         tới  Nguyễn Phú Trọng

Đầu thế kỉ trước khi mới ở tuổi 20-30 chưa đủ kiến thức chính trị và kinh nghiệm chính trị, nhưng sau khi là đảng viên CS Pháp (1920)  và sang LX để được huấn luyện thành cán bộ Đệ tam Quốc tế CS vào thập niên 20-30 của thế kỉ trước. Nhưng HCM đã ngây thơ đến mức khờ khạo mù quáng tin tuyệt đối vào chủ nghĩa đại đồng của Marx  và nhắm mắt tuân theo các phương pháp giải phóng thuộc địa  và nắm quyền kiểu Lenin, dùng các thủ đoạn cực kì tàn bạo và dã man, lấy đấu tranh giai cấp và bạo lực trong việc cướp quyền và giữ độc quyền cho ĐCS. Nên ngay khi ấy ông đã quả quyết đó là “đũa thần”, là “bửu bối” tuyệt đối trung thành.  Ông Hồ không thấy rằng, áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin để đánh đuổi thực dân chính là đánh hổ cửa trước rước sói cửa sau! Đánh đuổi thực dân nhưng lại dựng lên chế độ độc tài và cực kì sai lầm Marx-Lenin!!! [11]

Chính vì thế từ đó dân tộc ta đang trở thành nạn nhân của học thuyết này gần 1 thế kỉ nay. Sẵn sàng lập ĐCS Đông dương, sau đổi thành Đảng Lao động và từ Đại hội (ĐH) 4 là ĐCSVN, hãnh diện làm “tiền đồn” cho Thế giới CS chống lại Tư bản. Là học trò ngoan của HCM, nên chính Nguyễn Minh Triết, trong tư cách CTN, cũng đã hãnh diện tới mức ngây ngô ngớ ngẩn, nói trong chuyến thăm Cuba (28.9.2009), là hai nước làm lính canh cho thế giới CS:

„Có người ví von, Việt Nam- Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì VN ngủ, VN gác thì Cuba nghỉ…“ [12]

 Vì thế sau khi chiếm được miền Bắc Lê Duẩn và HCM chuẩn bị ngay chiến tranh Giải phóng ở Miền Nam. Khi ấy thuộc hạ tâng bốc Lê Duẩn là ông “Trăm nến” -thông minh sáng suốt như trăm ngọn nến! Chống lại chủ trương “Chung sống hòa bình“ của Chruschtschow nên đã thần thánh hóa Mao:

“Chính ĐCS TQ, đứng đầu là đồng chí Mao Trạch Đông, là người đã thực hiện một cách xuất sắc nhất lời giáo huấn của Lê nin vĩ đại… Nếu trước đây Lê nin đã nói rằng, sách lược cách mạng Nga là một mẫu mực cho tất cả người CS thế giới, thì ngày nay chúng ta cũng có thể nói rằng, sách lược của cách mạng TQ là một mẫu mực về sách lược cho nhiều nước CS ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ la tinh…” [13]

Vì thế bằng mọi giá phát động Chiến tranh giải phóng Miền Nam! Họ đã cực kì mù lòa không biết rằng, giữa lúc Chiến tranh lạnh bùng nổ giữa CS và Tư bản, làm như thế là đưa dân tộc VN vào nội chiến tàn khốc, làm quân cờ, vật thí nghiệm cho các thế lực đế quốc bên ngoài!

 

Từ khi trương ngọn cờ đánh thực dân, giành độc lập, nhưng từ tâm đen chỉ cốt đánh lừa sự nhẹ dạ lòng yêu nước của đa số nhân dân để thực hiện phương pháp  văn hóa cai trị Marx-Lenin để cướp chính quyền Mùa Thu 1945, tiếp đến thiết lập chế độ XHCN trên toàn miền Bắc từ 1954 và rồi cả Miền Nam từ 1975,  HCM và những người hậu duệ từ Lê Duẩn tới Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một chế độ khép kín, cực kì độc tài XHCN theo mô hình Marx-Lenin   trên toàn VN [14] -khác hẳn với chế độ tự do phóng khoáng DCĐN của HK và nhiều nước khác trên thế giới.

Điểm chung lớn và nổi bật của những người cầm đầu chế độ toàn trị suốt gần 80 năm qua từ HCM, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh tới Nguyễn Phú Trọng hiện nay là cực kì mù quáng, chỉ lấy niềm tin chủ quan của cá nhân và phe đảng làm nền tảng hoạt động, phủ nhận hoàn toàn các thực tế khách quan, thẳng tay đàn áp tàn bạo các tiếng nói đối lập, ngay cả với các thành phần đảng viên tiến bộ và có lương tâm qua nhiều thời kì. Như  các tổ chức VN Quốc dân đảng, Đại Việt…, nhiều nhân sĩ trí thức suốt gần 8 thập kỉ, các đảng viên CS tên tuổi như TTg Võ Văn Kiệt,  ủy viên BCT Trần Xuân Bách, tướng Trần Độ...

Sau khi LX và các nước CS Đông Âu tan rã Võ Nguyên Giáp đã tỉnh ngộ nói thẳng: ” Thời đại ngày nay có nhiều điều  thời C.Marx chưa có, ngay cả thời bác Hồ cũng có những điều chưa  có. 25 năm sau khi Tuyên ngôn của ĐCS ra đời C.Marx đã nói, bây giờ tình hình có nhiều điểm khác trước, nếu ngày nay mà viết lại thì những biện pháp cách mạng nêu ra  trong cuối Chương II của Tuyên ngôn có nhiều điểm phải viết khác đi.”[15]

 

IV.          Xã hội độc tài, khép kín: Cản trở đất nước thay đổi, ổn định giả đang đứng trước sóng ngầm

Các thủ lãnh trong chế độ độc tài còn tuân theo chủ nghĩa thực dụng hơn nữa, chỉ thấy trước mà không thấy sau, chỉ thích nghe nịnh hót, không dám nghe phê bình. Họ chỉ tính toán theo lợi ích cá nhân và vây cánh! Cụ thể như Lenin, Stalin ở cựu LX và Putin hiện nay. Hay Mao, Tập ở TQ. HCM, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Phú Trọng ở VN.

Chính vì vậy cách cai trị độc tài tuân theo mù quáng ý thức hệ sai lầm Marx-Lenin đã dựng lên một xã hội khép kín, bất động, ù lì, im lặng như đống thóc, coi dân và đảng viên như một đàn cừu, không phải là xã hội con người có nhận thức và ý kiến độc lập. Đây là sự ổn định giả tạo, dưới bạo lực của bộ máy công an mật vụ hàng triệu người từ các thôn làng ở miền quê tới các phường trong các thành phố và bộ máy tuyên giáo nắm trọn các hoạt động báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet, toàn quyền định hướng nhà báo viết gì, viết như thế nào để tô hồng cho Tứ trụ ….Với cơ chế tổ chức này đã tạo ra những người chỉ biết lợi dụng cơ chế độc tài toàn trị để trở thành những kẻ độc quyền trong từng thời kì như các vua thời phong kiến, toàn quyền thao túng Bộ chính trị (BCT),  Trung ương đảng (TUĐ) để sai bảo hàng triệu đảng viên!

Chính Nông Đức Mạnh vào “Ngày Báo chí VN” đã nói thẳng sự khinh thường báo chí như thế nào: “Báo chí viết gì, nói gì, thông tin gì, bao giờ cũng phải vì lợi ích của cách mạng, của đất nước của Đảng[16]. Rồi Đỗ Mười, người suốt mấy chục năm cầm trịch và giựt dây cũng phán cho các nhà khoa học XHCN phải viết kết luận trước khi nghiên cứu: “Những người làm công tác lí luận cần phải phát triển lí luận cách mạng VN lên một bước mới, chứng minh được con đường XHCN chúng ta đi là có cơ sở khoa học và nhất định sẽ thắng lợi” [17]

Chế độ độc đảng theo khuôn mẫu văn hóa cai trị Marx-Lenin khiến cho các cơ thế  dùng để ngăn chặn, trừng trị lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng của các cơ quan công quyền, như QH, tòa án, viện kiểm sát đã biến thành các cơ quan độc quyền của ĐCS, thực chất là nằm trong tay vài người có thế lực nhất trong BCT trong từng thời kì, dùng vây cánh, chức tước và tiền bạc thao túng tung hoành![18] Vì thế càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng bùng nổ bất trị theo thời gian:

 Thời Nông Đức Mạnh bùng ra vụ tham nhũng Mafia Năm Cam, PMU 18[19].  Các thủ phạm tiếp tay lại chính là các tướng công an, các cán bộ lãnh đạo báo chí. Các người đứng chóp bu trong Đảng  và Chính phủ thì được bảo vệ .

Thời Nguyễn Tấn Dũng nổ tung ra vụ tập đoàn Vinashin (con tầu không bến)  thiệt hại  ngân sách quốc gia nhiều tỉ  USD, gây ra tranh chấp công khai kịch liệt giữa Nguyễn Phú Trọng-Nguyễn Tấn Dũng suốt trong nhiều năm. Cuối cùng 2 người này thỏa hiệp tạm thời đề nắm quyền tiếp.[20] Từ khi Nguyễn Phú Trọng nắm chức TBT và kiêm  Trưởng ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng và tiêu cực thì tham nhũng càng tung hoành trở nên bất trị. Mặc dầu ông Trọng đã ra rất nhiều nghị quyết và luật bảo là rất nghiêm minh, “nhốt quyền lực trong lồng”, trừng trị “bất cứ người đó là ai”. Tuy nhiên vụ tham nhũng có hệ thống Việt Á chống Covid-19 liên quan tới nhiều bộ trưởng, nhiều ngành. Nhưng chính Nguyễn Phú Trọng lại kí Quyết định số 264/QĐ-CTN (10.3.2021) „Tặng Huân chương lao động hạng ba  cho công ti Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19“. Tiếp đó lại xẩy ra vụ án tham nhũng “Chuyến bay giải cứu” lợi dụng hàng chục ngàn người bị kẹt ở nước ngoài do Covid-19 muốn trở về VN chưa giải quyết xong. [21]    Tình hình rất căng thẳng, đổ tội lẫn nhau đã chạy lên cả BCT, TUĐ. Nên để tự cứu mình và vây cánh Nguyễn Phú Trọng đã phải tổ chức 4 Hội nghị trung ương bất thường và QH họp bất thường cuối 2022 để chảm CTN Nguyễn Xuân Phúc và 2 Phó TTg cùng nhiều cán bộ cao cấp. Nay lại đang bùng nổ Vụ án Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan tham nhũng lên tới 433.000 tỷ đồng, „lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam.“ [22]

Vì cầm quyền lâu không xuyên qua các cuộc bầu cử dân chủ trong Đảng và nhân dân, nên những người cầm đầu đang thành tù nhân của quyền lực, bị quyền lực và bổng lộc quyến rũ sai khiến. Nên những người cầm đầu này trong từng thời kì tạo dựng vây cánh để thanh toán lẫn nhau, toa rập với nhau để cố kéo dài quyền hành, hay cất nhắc tay sai lên, nhưng mình đứng đằng sau giật dây. Như Đỗ Mười đã ngăn cản không cho điều tra các tố cáo vụ Năm Châu-Sáu xứ để bảo vệ Lê Đức Anh.  Hay vụ tìm cách lật đổ TBT Lê Khả Phiêu của  Đỗ Mười-Lê Đức Anh để đưa Nông Đức Mạnh lên thay làm bù nhìn cho Đỗ Mười tự do thao túng suốt 2 nhiệm kì TBT 10 năm! Khi ấy tướng Võ Nguyên Giáp và một số Ủy viên BCT đã phải công khai phê bình hành động toa rập của Đỗ Mười-Lê Đức Anh làm “đảo chánh” ngay trong cung đình đỏ. [23]

Các thủ đoạn lạm quyền, lộng quyền của Nguyễn Phú Trọng lại càng ngang ngược hơn, dựng lên và bắt phe cánh xếp cho mình  vào “trường hợp đặc biệt” từng bước nắm TBT suốt 3 nhiệm kì , mặc dầu đã bị bệnh nặng ,  quá tuổi vượt xa thời hạn theo qui định của Điều lệ Đảng! Mặc dầu ông Trọng vẫn từng lên giọng rao giảng đạo đức giả: Danh vọng có ý nghĩa gì, danh dự mới là quí…, đòi kẻ dưới phải tuyệt đối tuân hành kỉ luật Đảng. Và từng mạt sát đe dọa cựu TTg Võ Văn Kiệt khi ông Kiệt viết thư cho BCT đòi hủy bỏ nguyên tắc tổ chức “tập trung dân chủ” chỉ là hình thức và đòi thực hiện dân chủ thực sự trong Đảng và ngoài xã hội[24]

Tình trạng ngày càng lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng của ngay những người có thế lực nhất trong Đảng  là hậu quả trực tiếp của chế độ độc đảng cầm quyền lâu, và áp dụng bàn tay sắt theo cách cai trị Marx-Lenin. Nó biến quyền thành tiền, tiền đề mua quyền. Chính điều này Lê Khả Phiêu đã phải xác nhận!

 

Cả trong lãnh vực đối ngoại, tâm lí bạc nhược, bảo thủ, sợ những thay đổi có thể làm mất quyền lực của bản thân và vây cánh cũng là những tiêu chí hành động của họ trong nhiều thập niên vừa qua. Vì thế mặc dù Bắc kinh đã mấy lần bán đứng đồng chí Hà nội để tranh thủ quyền lợi cho TQ, như Mao đã thực hiện khi bắt tay Nixon-Kissinger giữa lúc chiến tranh VN đang ở giai đoạn căng thẳng nhất. Cả tới sau này, mặc dầu Bắc kinh xâm chiếm Hoàng sa 1974, mở chiến tranh biên giới đánh phá các tỉnh biên giới phía Bắc VN 1979 rồi ủng hộ chế độ Pol Pot ở Kampuchia …Nhưng để bảo vệ độc quyền cho Đảng và quyền hành cho chính mình, họ không biết hổ thẹn vẫn sang Thành đô “cầu hòa” với Thiên triều phương Bắc 1990. Họ tin rằng, CSTQ trụ được thì CSVN cũng trụ được. Mặc dầu nhiều tổ chức và nhân sĩ trí thức VN,  cả Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp  đã cánh báo chủ trương bành trướng đế quốc của Bắc kinh. Và mới ngày 12.12.2023 Nguyễn Phú Trọng đã ngoan ngoãn nghe lời ru ngủ của Tập Cận Bình tự chui vào cái rọ. [25]

 

V. Chế độ toàn trị CSVN đã bỏ lỡ hai cơ hội vàng cho VN từ sau 1975! Nhưng cơ hội mới đang tới, làm sao nắm được để dân tộc ta chuyển mình thực sự?

 

Qua các diễn tiến chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa ở HK và VN gần nửa thể kỉ sau Chiến tranh VN mọi người đều có thể thấy. Trong khi ở HK đã có những thay đổi liên tục trong nhiều lãnh vực, đôi khi rất vũ bão. Nói chung là thay đổi tuần tự liên tục đều đặn. Nhờ thế đời sống vật chất và tinh thần của đa số nhân dân được cải thiện có thể thấy rõ.

Trong khi đó gần nửa thế kỉ qua VN trước sau vẫn bị chìm đắm, quần quại dưới chế độ độc đảng. Nên mặc dầu  người dân phải làm ăn rất vất vả, nhưng đời sống vật chất chỉ được cải thiện rất ít. Lợi tức đầu người chỉ bằng 1/9 Nam Hàn và Đài loan. Đời sống tinh thần hầu như vẫn dẫm chân tại chỗ, thậm chí phải nói là đang giật lùi! Trong khi đó người dân Nam Hàn-Đài loan không chỉ có đời sống rất sung túc, họ còn được hưởng tự do dân chủ và nhân quyền được tôn trọng.[26] Đó là kết quả đấu tranh kiên trì của các thành phần tiến bộ ở hai nước này đã từng bước dứt khóat rũ bỏ các chế độ độc đảng và quân phiệt và quyết tâm tổ chức xã hội theo DCĐN!

Những kết quả hay hậu quả này là do hai chế độ chính trị ở HK và VN hoàn toàn khác nhau, như trắng với đen. Một bên là ĐA NGUYÊN, môt bên là NHẤT NGUYÊN. Từ các nguyên lí đối nghịch nhau đó đưa tới những cơ cấu tổ chức xã hội và những giá trị nền tảng xã hội hoàn toàn khác nhau.

Xã hội DCĐN thừa nhận sự khác biệt giữa cá nhân về chính kiến và lối sống trong một xã hội, biết tôn trọng cá tính, khuyến khích khả năng và sáng kiến của công dân. Nhưng khi sống chung với nhau thì phải tổ chức xã hội đó như thế nào để quyền lợi chung được tôn trọng, đồng thời mỗi cá nhân vẫn giữ được cá tính và phát triển khả năng của mình. Từ thừa nhận một triết lí rất sát với xã hội loài người, nên các tiêu chuẩn giá trị căn bản của xã hội và những cơ chế tổ chức vận hành xã hội này rất phù hợp với nhau. Nhờ vậy trong các xã hội này sau mỗi lần vấp ngã lại được cải tiến liên tục, để sát với ước nguyện và nhu cầu của cá nhân và xã hội hơn. Vì thế các xã hội DCĐN có sức sống rất năng động và sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cộng đồng cao. Cứ sau 4 năm xuyên qua bầu cử tự do dân chủ, cử tri có thể đẩy TT bất tài thất đức về vườn. QH có quyền chất vấn thường xuyên TT và khi cần thiết có thể truất phế TT như trường hợp Nixon.

 

Ở VN dưới chế độ độc đảng các điều  kiện trên hoàn toàn không có. Thậm chí các ĐH Đảng cũng không có thực quyền đề cử hay truất phế TBT. Hiện tượng rất tiêu cực này ngày càng phổ biến, do càng nắm quyền lâu thì những người có quyền lực cao nhất thường lợi dụng để kéo dài quyền, hoặc đứng đằng sau giựt giây. Trong thực tế chỉ tính từ sau 1975 tới nay, sau khi hai cây đại thụ Lê Duẩn-Trường Chinh mất  Đỗ Mười và Nguyễn Phú Trọng (hai người cực kì bảo thủ, giáo điều) đã lần lượt thay nhau  trực tiếp hay gián tiếp thống đoạt quyền bính  bất chấp Điều lệ Đảng suốt thời gian dài từ 1986 tới nay. Sau 1986 Đỗ Mười, dù là người gần như thất học lại bị bệnh tâm thần, nhưng đã tìm mọi cách khuynh đảo BCT. Lúc đầu tuy chỉ giữ chức TTg nhưng đã lấn át Nguyễn Văn Linh. Đến khi nắm chức TBT (1991) thì tự do tung hoành biến Đảng thành cơ quan thi hành các quyết định sai lầm của mình. Dốt nát và bướng bỉnh đặt hệ thống Doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, vì thế cho tới nay kinh tế VN không ngóc đầu lên được! Cùng với Lê Đức Anh cầu hòa với Giang Trạch Dân tại Thành Đô (9.1990), rồi đưa Lê Khả Phiêu lên làm TBT giữa nhiệm kì. Nhưng khi thấy Phiêu không theo ý của mình nên đã loại giữa đường. Khiến khi đó tướng Giáp đã công khai kết án đó là “đảo chính”. Sau đó đã đặt Nông Đức Mạnh giữ chức TBT bù nhìn suốt trong 10 năm, ĐM đứng đằng sau giựt dây (2001-2011).

Năm 2011 mặc dù đã 66 tuổi, theo Điều lệ Đảng không được ra tranh cử TBT, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã lươn lẹo vượt qua. Sau nhiệm kì thứ nhất lại khuynh đảo BCT và TUĐ để làm “trường hợp đặc biệt” nắm ghế TBT lần hai, rồi còn chiếm cả ghế CTN một thời gian. Từ 2021 lại lì lợm ngồi tiếp TBT nhiệm kì ba, mặc dầu bị bệnh nặng. Chính sự lộng quyền đã cho phép quyền lực của người cầm đầu ngày càng bất trị, khiến cho Đảng ngày càng tha hóa, đảng viên càng biến chất và xã hội càng bất trị! [27]

 

Tự do, bình đẳng, công bằng và bác ái là những giá trị căn bản trong một xã hội DCĐN. Từ những giá trị căn bản cao quí này, các cơ chế tổ chức và vận hành trụ cột để xây dựng, triển khai và kiểm soát chế tài cho các giá trị căn bản trên được thực hiện nghiêm túc, từ các cơ quan công quyền tới các tổ chức trong xã hội và đến tận từng công dân.  Từ nguyên tắc tổ chức tam quyền phân lập giữa ba cơ cấu công quyền quan trọng nhất là lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động độc lập, bình đẳng, nhưng có trách nhiệm liên đới với nhau để tránh bị lạm quyền và ngăn ngừa độc tài, tham nhũng; đồng thời gìn giữ nghiêm minh kỉ cương quốc gia và bảo vệ độc lập và hòa bình với bên ngoài. Hệ thống tư pháp và tòa án độc lập từ trung ương tới địa phương là những thanh gươm bảo vệ trật tự, công bằng và bình đẳng giữa các cơ quan công quyền và với nhân dân. QH (lập pháp) là cơ quan công quyền thảo luận và ban hành các đạo luật, còn là cơ quan kiểm soát và thúc đẩy chính phủ thực hiện các chính sách thích hợp. Các cuộc điều trần, chất vấn công khai và thẳng thắn TT trước QH. Và nếu cần để bảo vệ nền tảng dân chủ của đất nước, các đại biểu QH của hai đảng có thể hợp tác để cách chức TT.  Hành pháp không chỉ có nhiệm vụ điều hành các cơ quan chính phủ, mà còn có quyền yêu cầu QH thông qua các chính sách mới phù hợp với tình thế.

Bên cạnh đó, các tổ chức XHDS từ trung ương tới địa phương trong đủ mọi lãnh vực liên quan tới đời sống hàng ngày của công dân được tôn trọng và bảo vệ từ phía các cơ quan công quyền để các XHDS được độc lập, tự do thành lập và hoạt động  trong khuôn khổ luật pháp của xã hội DCĐN. Lãnh vực hoạt động cực kì quan trọng nữa trong một xã hội DCĐN là các báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện tử được độc lập và tự do hoạt động. Những trí thức, chuyên viên, những người cầm bút trở thành những tổ chức và cá nhân làm tai, mắt, miệng và cái đầu của nhân dân và toàn xã hội. Đó là những nơi phát ra tiếng nói từ lương tâm, trí tuệ của toàn xã hội!

Chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa trong các xã hội DCĐN được tự do phát triển và cạnh tranh lành mạnh và thường xuyên. Các chính đảng, nghiệp đoàn và các tổ chức văn hóa, giáo dục được tự do hoạt động. Đó là những động cơ khuyến khích tài năng và bảo vệ công dân và các tổ chức. Nhờ vậy năng suất lao động cao, khuyến khích tinh thần sáng tạo và các chính kiến được quyền công khai tranh luận.  Đây là những động lực chính để nâng cao liên tục đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

 

Những giá trị căn bản và cao quí này từ những kinh nghiệm của nhân loại trải qua ngàn năm để kiến tạo một xã hội văn minh thời đại đã không được nhìn nhận, còn bị phủ nhận và đán áp ở VN suốt gần thế kỉ qua dưới chế độ XHCN. Hệ thống phân quyền hoàn toàn bị thủ tiêu trong thực tế. QH, Chính phủ, Tòa án nhân dân chỉ làm theo lệnh của BCT, Ban bí thư (BBT). Nhưng trong thực tế chỉ một người có quyền lực lớn nhất từng thời kì, lưu manh xảo quyệt độc quyền và vài nhóm lợi ích chia chác quyền-tiền với nhau! Nhưng họ vẫn núp đằng sau Đảng độc tài để nhân danh biện minh cho độc quyền. Nếu không làm thế họ sẽ chết sớm. Chính điều này nguyên CTN Nguyễn Minh Triết đã bộc trực công khai nói thẳng:

„Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát, cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của Đảng.“ [28]

Trong khi đó Điều 4/1 của Hiến pháp đã giành độc quyền cho đảng này: „ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.“ [29]

 

Sau gần 80 năm cai trị độc quyền tàn ác, vì vậy hiện nay chế độ này chỉ tùy thuộc một người có quyền lực bao trùm nhất trong từng giai đoạn và phục vụ vài nhóm lợi ích. Vì thế khi cơ hội vàng cho nhân dân và đất nước sẽ dễ bị bỏ qua, vì nó hoàn toàn đi ngược với quyền lợi ích kỉ của những người này!

Chỉ tính từ sau 4.1975 các thế lực độc tài, bảo thủ lì lợm đã cả vú lấp miệng em, ngăn cản và đàn áp các thành phần đảng viên CS tiến bộ và quí tự trọng và đàn áp dã man các nhân sĩ, trí thức dân chủ. Nên họ đã ra tay phá tan hai cơ hội vàng của VN có thể chuyển từ độc tài sang dân chủ đa nguyên.

 Kiêu ngạo trước chiến thắng 4.1975 nên họ đã nuốt lời hứa Hòa giải dân tộc với nhân dân, kết hợp nội lực để cùng nhau xây dựng tái thiết nhanh sau cuộc nội chiến suốt trên hai thập kỉ. Thay vào đó là nhắm mắt mù quáng thực hiện chủ trương kiêu binh của bên thắng cuộc, xuyên qua các chính sách trả thù kì thị, bắt hàng trăm ngàn binh sĩ VNCH nhốt trong các trại cải tạo, cưỡng bách hàng triệu dân thành thị phải đi các khu kinh tế mới, đánh đổ tư sản mại bản, lập doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã nông nghiệp. Thực hiện các mô hình kinh tế XHCN nên các giới công nhân, nông dân bất mãn, nạn đói khủng khiếp như nạn đói 1945, lạm phát phi mã lên tới 700-800%, hàng triệu người đã bị xua đuổi trở thành thuyền nhân, phải vượt Thái bình dương tìm đường tị nạn. Tạo ra cảnh tang thương làm thế giới vô cùng xúc động!

Đầu thập niên 90 khi các nước CS Đông Âu và Liên xô sụp đổ, chứng minh rõ ràng là, XHCN theo mô hình Marx-Lenin đã hoàn toàn sai lầm. Đúng ra khi ấy là cơ hội vàng thứ hai không chỉ cho nhân dân mà cả cho chế độ đương thời. Nhưng họ lại như con nhím không dám nhìn sự thực, không đủ bản lĩnh và can đảm dứt khoát từ bỏ chế độ độc đảng độc tài, không dám tin vào dân tạo nội lực đoàn kết, hùng mạnh để vươn lên. Trái lại họ đã ươn hèn rủ nhau sang Thành đô cúi đầu thần phục nhờ CSTQ che chở!

 

***

Nay VN đang đứng trước cơ hội mới không chỉ thoát Trung mà còn có thể thoát cả nạn độc tài đảng trị, nhưng nguy cơ bị bỏ lỡ cơ hội lần thứ ba cũng lại rất lớn. Từ khi nhà độc tài Putin mở cuộc chiến xâm lược Ukraine từ đầu 2022 để mong tái sinh đế quốc Đại Nga đã làm đảo lộn tình hình thế giới. Tập Cận Bình đã lợi dụng thế cò hến tranh nhau để đóng vai ngư ông biển lợi trong mưu đồ thực hiện tham vọng đế quốc Đại Hán, trước hết ở Á châu và sẽ mở rộng ra trên thế giới trong thế kỉ này.

Vì thế HK, EU và NATO đang liên minh chặt chẽ trong quốc phòng, ngoại giao và kinh tế, thương mại để cô lập Putin. Ngoài ra HK, Nhật bản, Ấn độ và Úc còn lập Liên minh Bộ tứ, cùng với các nước Á châu khác và EU thiết lập một chiến lược mới bao vây và ngăn chặn ý đồ chiếm biển Đông làm bàn đạp để thao túng thương mại và kinh tế trên toàn thế giới của Tập Cận Bình.[30]

Cả thế giới đang bước vào thời kì mới, trong đó Đông Nam Á và Âu châu là hai trung tâm biến động nóng. TQ đang gặp những khó khăn lớn trong kinh tế, thương mại. Những chống đối của nhân dân ngày càng gia tăng khiến cho nội tình tranh chấp giữa các phe trong ĐCSTQ ngày càng căng thẳng. Tập Cận Bình đang đứng trước những thử thách rất gay gắt, cả nội trị lẫn đối ngoại. Để cứu vãn quyền lực cá nhân, nhà độc tại họ Tập có thể đưa ra những hành động phiêu lưu với bên ngoài để mong tạo lại ảnh hưởng trong đảng và nhân dân. Tập Cận Bình sẽ gia tăng áp chế, kể cả vũ lực đối với Đài loan và các nước lân bang với TQ, đặc biệt với VN. Như mới ít ngày trước đây họ Tập đã tới Hà nội ép Nguyễn Phú Trọng phải chấp nhận gia nhập „Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam“ dưới sự chỉ huy của TQ.  [31]

Tình hình trên phản ảnh thái độ, hoàn cảnh và ý đồ rất rõ ràng của Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình. Nguyễn Phú Trọng chỉ mong kéo dài chế độ toàn trị để củng cố quyền hành cho cá nhân và phe cánh, vì đang đứng trước nguy cơ tranh giành quyền lực và tiền bạc ở ngay trong Trung ương trước ĐH 14  không còn xa, nên cần dựa vào Tập Cận Bình để được che chở. Nhưng trong khi đó Tập Cận Bình lại tương kế tựu kế, sẽ lợi dụng từng bước lôi kéo và ép chế VN vào trong cái lồng „Cộng đồng cùng chung vận mệnh“ dưới sự chỉ huy của TQ với mục tiêu cuối cùng là VN sẽ bị Bắc thuộc !!![32]

Âm mưu đen tối của họ Tập và thái độ luồn cúi của Nguyễn Phú Trọng đang gây lo ngại và bất bình chính đáng rất lớn trong nhiều thành phần yêu nước dân chủ VN ở trong và ngoài nước, kể cả những đảng viên CS tiến bộ và biết quí lòng tự trọng.  Tùy theo tình hình quốc tế phát triển và phản ứng của của các bên liên quan chính, như TQ, Nga một bên và bên kia là HK, EU, NATO, VN, Đài loan, Nhật, Ấn…sẽ đưa tới một số khả năng. Trong đó chứa đựng nguy cơ rất xấu cho các phe nhóm trong ĐCSVN chạy theo Tập Cận Bình và từ đó mở ra cơ hội rất lớn cho dân tộc ta là, không những có thể thoát Trung mà còn có thể thoát khỏi và chấm dứt chế độ độc tài toàn trị, theo cách cai trị văn hóa sai lầm của mô hình Marx-Lenin đã phá hoại đất nước và đàn áp nhân dân ta gần một thế kỉ nay và nay đang cúi đầu tìm sự che chở của Tập Cận Bình !

 

Mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng: Kéo dài chế độ toàn trị để tham quyền tiếp nên phải nhờ họ Tập che chở. Mục tiêu của Tập Cận Bình: Đẩy VN vào vòng kiềm tỏa Bắc thuộc dưới tên mới „Cộng đồng cùng chung vận mệnh”.

Mục tiêu rõ ràng và dứt khoát của những người dân chủ yêu nước chúng ta: Thoát Trung và thoát Cộng! Nhân dân bất mãn sẽ đứng dậy, các tổ chức dân chủ, yêu nước hãy kết đoàn cùng nhân dân đấu tranh kết hợp với sức mạnh thời đại của các nước tiến bộ DCĐN!

Đây là cơ hội cực kì tốt cho các đoàn thể và lực lượng dân chủ yêu nước thuộc các thành khác nhau ở trong và ngoài nước, kể cả những đảng viên CS tiến bộ và biết quí lòng tự trọng. Mùa Xuân mới đang tới trên quê hương với gần 100 triệu đồng bào. Hãy quyết chí cùng nhau liên kết đấu tranh để mở ra một tương lai mới vinh quang cho VN, hạnh phúc cho dân tộc!

 

29.12.2023



 

Ghi chú:

 

[1] . Đài Bắc kinh 1.12.2023

[3] . Âu Dương Thệ, die Vietnampolitik der USA – von der Johnson- zur Nixon-Kissingerissinger Doktrin. Oder: Die Neuorientierung der amerikanischen Außenpolitik (Chính sách VN của Hoa kì – Từ học thuyết Johnson tới chủ thuyết Nixon-Kissingerissinger. Hay: Chính sách đối ngoại mới của Hoa kì. Luận án Tiến sĩ, 541 tr., Peter Lang Verlag, Frankfurt-Bern-LasVegas, 1979; Die Vietnampolitik der USA-von der Johnson-zur Nixon-Kissinger-Doktrin oder ... - Au Duong The - Google Books

[4] . Như 3, tr. 119

[5] . Như trên, tr.371

[6] . Như trên, tr.172

[8] . Như trên, tr. 415

[9] . Hè 1974 tại trụ sở của phái đoàn VNCH tại Paris Tác giả đã đọc toàn bộ biên bản các cuộc họp về Hội nghị Paris về VN suốt 4 năm và có dịp trao đổi ý kiến với một số chính trị gia VN khi đó.

[10] . Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Wikipedia tiếng Việt   

[11] . Như 3, tr. 480 tt

[13] . Lê Duẩn, Bài thuyết trình trước Hội nghị lần thứ 9 của BCHTU Đảng Lao động 12.1963, Học tập (nay là Tạp chí CS) 2.1964

[15] . Võ Nguyên Giáp, Thấm nhuần hơn nữa quan điểm thực tiễn, phát triển sáng tạo lí luận đưa đất nước tiến lênh nhanh hơn, vững mạnh hơn“, Tạp chí CS số 15, 5.2002

[16] . Nhân dân (ND) 21.6.03; Cùng tác giả, Việt Nam "Đổi mới" ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I (lulu.com), Tập I, tr. 192

[17] .  Đỗ Mười nói tại Hội nghị triển khai các chương trình và đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 1997-2000”,ND 11.5.97, Tập I, tr. 193

[18] . Như 14

[19] . Tập I, 260 tt,  315 tt

[20] . Tập I.,tr. 414 tt

[23] . Tập I., tr. 289 tt

[24] . Tập I, tr. 137 tt

[27] . Tập II., tr. 264-68

[28] . Nguyễn Minh Triết trong tư cách CTN kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, nói tại  Tổng cục Chính trị QĐND ngày 27.8.07  nhân dịp 62 năm „Cách mạng Tháng 8“  - VTV3 27.8.07, Tập I., tr. 381

[30] . Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại vừa phải giở trò cũ:https://vietnamthoibao.org/vntb-tai-sao-nguyen-phu-trong-lai-phai-gio-tro-cu-trong-dip-don-tong-thong-biden-phan-1/

 

[32] . Như trên

No comments:

Post a Comment