Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 10 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Việt
Nam họp bàn về bảo hộ công dân giữa chiến sự tại Gaza
Vụ
công an bắt người mẫu Ngọc Trinh tiếp tục gây tranh cãi
Việt
Nam dành riêng gần 23 tỉ đô la để tăng lương
Mỹ,
Nhật, Hàn lần đầu cùng nhau tập trận không quân
Việt Nam họp bàn về bảo hộ công dân giữa chiến sự tại
Gaza
Mỹ, Nhật, Hàn lần đầu cùng nhau tập trận không quân
Trung Quốc: Tình
hình ở Gaza ‘rất nghiêm trọng’, xung đột bắt đầu lan ra khu vực
Đoàn xe viện trợ
thứ ba từ Ai Cập tới Gaza qua cửa khẩu Rafah
Tòa án Nga gia
hạn giam giữ nhà báo Mỹ đến ngày 5/12
Trong
lá thư cuối cùng trước khi bị thi hành án, tử tù Lê Văn Mạnh vẫn khẳng định bị
oan
Chính
phủ Việt Nam gửi đi "thông điệp" kiểm soát và phát triển lĩnh vực Đất
hiếm
Kiều
hối về TP HCM trong chín tháng vượt cả năm 2022
Chính
phủ VN dự kiến vay hơn 676.000 tỷ đồng vào năm 2024
Tập
đoàn Charoen Pokphand Thái Lan phủ nhận mua cổ phần chuỗi bán lẻ tại Việt Nam
Ông
Trọng chọn người kế cận thế nào?
Chủ
tịch Tập Cận Bình nhắc Việt Nam không nên quên "nguyện ước ban đầu",
chung tay đi lên XHCN
Vụ
bắt Ngọc Trinh: Luật sư nói gì về tội ‘Gây rối trật tự công cộng trên không
gian mạng’?
Hãng
Bamboo điều chỉnh tuyến bay và đội bay
Gia
Lai: Sở Công thương công bố nguyên nhân vụ vỡ thủy điện Ia Glae 2; Chủ đầu tư
phản bác
Bộ
Văn hóa sẽ xem xét việc đưa Ngọc Trinh vào “danh sách đen”
Cựu
Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xét xử vắng mặt trong vụ án thứ 3
UPR
Việt Nam 2024: Thêm ba tổ chức nhân quyền yêu cầu Việt Nam phóng thích TNLT,
sửa luật
TPHCM
ghi nhận 15 ca đậu mùa khỉ trong một tuần; dịch bệnh đang gia tăng
Huỷ
buổi nói chuyện của nhà văn đoạt giải Pulitzer gốc Việt ủng hộ người Palestine
Đề
nghị kỷ luật dàn lãnh đạo EVN do để xảy ra thiếu điện
Bộ Công an muốn định danh số nhà để quản lý thông tin sở hữu bất
động sản cá nhân
Công
an mở rộng điều tra vụ người mẫu Ngọc Trinh biểu diễn đi xe phân khối lớn trên
phố
Darwin - thành phố
Úc là chìa khóa cho kế hoạch kiềm chế Trung Quốc của Mỹ
Mỹ sẽ đi đến mức
nào để bảo vệ Israel?
Trung Quốc điều tra
Foxconn, hãng Đài Loan chuyên sản xuất Apple
'Tôi đã khóc -
nhưng chỉ sau khi 39 thi thể được xác định danh tính'
Iran nói Mỹ cũng
phải chịu trách nhiệm về xung đột ở Gaza
Ukraine lo thiếu
drone do Trung Quốc áp lệnh hạn chế xuất khẩu
Biển Đông: Cảnh sát
biển Trung Quốc tấn công tàu Philippines, Manila nói
Vì sao ngày càng có
nhiều vụ cá sấu tấn công người ở Indonesia?
Phóng viên BBC kể
về làn ranh sống chết của gia đình mình ở Gaza
Nhà hát Opera
Sydney: Câu chuyện về một kiến trúc biểu tượng qua hình ảnh
Cửa khẩu Rafah là
gì, vì sao là cứu cánh của Gaza?
Cận
Đông : Israel ồ ạt oanh kích vào hàng trăm “mục tiêu quân sự” ở dải Gaza trong
24 giờ
Chiến tranh Ukraina : Được tăng viện, nhưng quân Nga chưa
chọc thủng được phòng tuyến Avdiivka
Biển
Đông: Manila triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối các sự cố ở Bãi Cỏ Mây
Quan hệ Việt – Trung và chính sách đối ngoại « đa hướng » của Hà
Nội
Giới luật sư Pháp Việt và hợp tác về bảo vệ môi trường
Xung đột Cận Đông : Ai cung cấp
vũ khí cho Hamas ?
Chiến tranh thông tin ngày càng gay gắt giữa Israel và Hamas
Xung đột Trung Đông : Hàng
viện trợ nhân đạo vào Gaza nhỏ giọt
Lo ngại gia tăng về nguy cơ nổ ra chiến tranh Israel - Liban
Trung Quốc tỏ ý quan ngại trước nguy cơ xung đột lan rộng ở
vùng Trung Cận Đông
Bầu cử lập pháp Thụy Sĩ : Cánh hữu dân tộc chủ nghĩa và dân
túy thắng thế
Nhiếp ảnh động vật hoang dã : Laurent Ballesta lại đoạt giải nhất
2023
Israel tăng cường oanh kích dải Gaza trước cuộc tấn công trên bộ
Lần đầu tiên Mỹ - Nhật - Hàn tập trận chung trên không
Biển Đông: Philippines cáo buộc tuần duyên Trung Quốc “đâm” tàu
tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây
Ici Vietnam Festival : Cuộc hẹn với điện ảnh mang màu sắc
Việt ở Pháp
Bóng đá Việt Nam: Huấn luyện viên Philippe Troussier trước
áp lực tâm lý hiếu thắng của người hâm mộ
Chiến tranh Ukraina : Nga oanh kích một trung tâm phân phát
bưu chính, sáu người chết
(AFP) - Trung Quốc mở điều tra nhắm vào
Foxconn. Hoàn Cầu
Thời Báo ngày 22/10/2023, cho biết giới chức điều tra về cách thức các chi
nhánh của Foxconn sử dụng đất đai tại các tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc. Tuy nhiên, bài
viết không nêu rõ các nhà điều tra tìm kiếm điều gì cũng như là Foxconn đã vị
phạm luật gì.
(AFP) -
Azerbaijan tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ gần lãnh thổ Armenia. Bộ Quốc Phòng Azerbaijan ngày
23/10/2023, cho biết cuộc tập trận được tổ chức ở Baku, tại vùng « ốc
đảo » Nakhitchevan của Azerbaijan, giáp biên giới với Armenia và Iran.
Cuộc tập trận này huy động khoảng 3.000 binh sĩ của cả hai nước, hàng chục xe
bọc thép, pháo binh và khoảng hai chục máy bay quân sự. Mục tiêu là nhằm
« bảo đảm sự liên kết trong chiến đấu », « nâng cao
công tác chỉ huy » cũng như là « tính chuyên nghiệp của các
đội quân ».
(Reuters)
- Iran tổ chức đàm phán hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan. Ngoại trưởng các nước Iran, Nga, Thổ
Nhĩ Kỳ cùng với Azerbaijan và Armenia hôm nay, 23/10/2023, có cuộc họp tại
Teheran nhằm thảo luận về một thỏa thuận hòa bình cho hai nước vùng nam Kavkaz
láng giềng. Đây cũng là lần đầu tiên ngoại trưởng ba nước Nga, Armenia và
Azerbaijan gặp gỡ từ sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Azerbaijan nhắm vào
Thượng Karabakh.
(AFP) -
Mỹ ra lệnh di tản nhân viên ngoại giao không thiết yếu khỏi Bagdad, Irak. Quyết định được ký hôm thứ Sáu
20/10 nhưng đến hôm qua 22/10/2023 mới được bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo. Công
dân Mỹ cũng được kêu gọi tránh đến Irak « vì các lý do khủng bố, bắt
cóc, xung đột vũ trang, nổi dậy » và khả năng hạn chế của lực lượng Mỹ ở
Irak trong việc hỗ trợ công dân. Trong những ngày qua, đã xảy ra nhiều vụ tấn
công bằng drone và rốc-ket vào các căn cứ quân sự tại Irak là nơi trú đóng của
quân Mỹ và liên quân quốc tế chống Hồi giáo thánh chiến.
(AFP) -
Nhà Trắng cho lập hàng loạt trung tâm công nghệ sáng chế tại Mỹ. Chính quyền của tổng thống Biden hôm
23/10/2023 tiết lộ danh sách 31 trung tâm công nghệ, được thành lập trong khuôn
khổ các kế hoạch đầu tư khổng lồ, với khoản tài trợ lên đến 75 triệu đô la. Mỹ
đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực chíp điện tử, chất bán dẫn, chuyển đổi năng
lượng, công nghệ sinh học và tin học lượng tử. Bộ trưởng Thương Mại Mỹ, Gina
Raimondo, nhận định các trung tâm này sẽ tạo ra nhiều việc làm tốt, cải thiện
an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Mỹ, tăng cường khả năng cạnh tranh và
đưa Mỹ vượt xa phần còn lại của thế giới.
(AFP) -
Tư pháp Nga kéo dài thời gian tạm giam một nhà báo Mỹ gốc Nga. Một tòa án Nga hôm nay 23/10/2023 thông
báo nhà báo Alsu Kurmashva, bị bắt tuần trước, sẽ bị tạm giam đến ngày
05/12/2023. Bà Alsu Kurmashva làm việc cho đài Mỹ Radio Free Europe/Radio
Liberty (RFE/RL), có nguy cơ bị lãnh án tù giam 5 năm. Alsu Kurmashva sống và
làm việc tại Praha, Cộng Hòa Séc. Bà đã phải trở về Nga vì lý do gia đình hôm
20/05 nhưng sau đó không được rời khỏi Nga vì bị tịch thu cả hộ chiếu Nga và hộ
chiếu Mỹ. Hôm 11/10, bà bị xử phạt vì không khai báo với chính quyền Nga là bà
có quốc tịch Mỹ. Nhà báo Alsu Kurmashva bị tố cáo vi phạm luật của Nga về
« tác nhân nước ngoài », cách mà Matxcơva vẫn dùng để đàn áp báo chí
độc lập, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và các nhà đối lập.
(Reuters)
- Hãng dược Trung Quốc bị tố sử dụng động vật có nguy cơ tuyệt chủng làm nguyên
liệu sản xuất. Trong
một báo cáo được công bố ngày 23/10/2023, tổ chức phi chính phủ Cơ Quan Điều
Tra Môi Trường (EIA), có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) đã nêu đích danh ba công ty
dược phẩm niêm yết của Trung Quốc là Đồng Nhân Đường Bắc Kinh, Dược Phẩm Thiên
Tân và Dược Phẩm Ngao Đông Cát Lâm. Đây là ba công ty trong một danh sách 72
công ty mà EIA cho biết đã sử dụng bộ phận cơ thể của những loài động vật bị đe
dọa như báo và tê tê làm nguyên liệu cho ít nhất 88 sản phẩm đông y.
(AFP) -
Các nước Châu Mỹ Latinh đòi chấm dứt các chính sách nhập cư « thiếu nhất quán và có chọn
lọc ». Nhân hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở
Palenque, miền nam Mêhicô hôm 22/10/2023, các nước vùng châu Mỹ Latinh đã yêu
cầu Hoa Kỳ (không nêu tên) xem xét lại chính sách di cư mình. Các nước như
Mêhicô, Colombia, Cuba và Venezuela - trong số khoảng 10 quốc gia - đã yêu cầu
« các quốc gia điểm đến » (chủ yếu là Hoa Kỳ) từ bỏ các chính sách « không nhất
quán và có chọn lọc » chẳng hạn như chỉ cấp phép nhập cảnh cho công dân một số
nước nhất định. Hội nghị bàn về vấn đề nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ mở ra trong
bối cảnh Tổ Chức Di Cư Quốc Tế, biên giới Mỹ-Mêhicô là một trong những tuyến
đường di cư trên bộ nguy hiểm nhất trên thế giới.
Tin Tức: Thứ Ba 24.10.2023
1/ VN DỰ TRÙ VAY THÊM 30 TỶ MỸ KIM ĐỂ BÙ ĐẮP NGÂN SÁCH
Việt Nam dự trù vay hơn 30
tỷ Mỹ kim vào năm 2024, trong đó có hơn 55% là dùng để bù đắp bội chi ngân
sách, theo công bố của Bộ trưởng tài chánh Hồ Đức Phớc trước quốc hội vào ngày
23/10.
Chủ nhiệm ủy ban tài chính,
ông Lê Quang Mạnh, cũng cho biết việc vay thêm để trả nợ gốc của VN có xu hướng
gia tăng, sát tỷ lệ mức trần của quốc hội vào năm 2024.
Ông Mạnh nói thêm là theo báo
cáo của nhà nước thì chưa phân tích kỹ càng về hiệu quả xử dụng vốn vay mượn và
hiệu quả huy động vốn vay gắn với nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước.
Qua số liệu quyết toán ngân
sách hằng năm cho thấy số chi tiêu trong ngân sách rất lớn, giải ngân vốn đầu
tư từ nguồn vốn nước ngoài rất chậm, trong khi ngân sách phải đi vay để bù đắp
bội chi và phải chịu lãi suất, trả phí cam kết, cho thấy tình trạng lãng phí
nguồn lực.
Riêng ông Hồ Đức Phớc báo
cáo là đến cuối năm 2024, dự trù số nợ công lên đến khoảng 40% tổng sản lượng
nội địa, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 39% và việc trả nợ trực tiếp của nhà
nước so với tổng thu ngân sách chiếm hơn một phần năm.
2/ TẬP ĐOÀN THÁI LAN PHỦ NHẬN NGUỒN TIN MUA CHUỖI BÁN LẺ VN
Tập đoàn Charoen Pokphand (CP)
của Thái Lan vào ngày 22/10 lên tiếng phủ nhận nguồn tin liên quan việc mua cổ
phần một chuỗi bán lẻ tại Việt Nam.
Trang chủ của tập đoàn CP cho
biết như trên vào ngày hôm qua 23/10. Thông tin viết rõ là Charoen Pokphand và
các đơn vị thành viên thống nhất khẳng định là không tham gia vào bất kỳ cuộc
thảo luận mua lại cũng như hoạt động nào liên quan như cáo buộc đã nêu.
Cần biết là vào cuối tháng
9 vừa qua, thông tấn xã Reuters loan tin là một số công ty tại Thái Lan và quỹ
đầu tư quốc gia GIC của Singapore đang quan tâm đến thương vụ mua bán khoảng
20% cổ phần của chuỗi Bách Hóa Xanh từ công ty Thế giới Di động.
Reuters trích dẫn một nguồn
tin am hiểu về vấn đề là thỏa thuận đang gần đến giai đoạn hoàn tất và dự trù
sớm kết thúc. Một nguồn giấu tên còn cho biết là với thương vụ bán cổ phần như
thế, chuỗi Bách Hóa Xanh có thể được định giá lên đến 1.7 tỷ Mỹ kim.
Công ty Thế giới Di động cũng
được Reuters cho biết là sẽ công bố thông tin sau khi thương vụ được ký kết.
Công ty đang trong quá trình đàm phán riêng và có thỏa thuận không tiết lộ
thông tin của các bên mua tiềm năng.
3/ LƯỢNG NGOẠI TỆ ĐỔ VỀ SÀI GÒN VƯỢT QUA CẢ NĂM 2022
Lượng ngoại tệ chuyển về thành
phố Sài Gòn tính đến cuối tháng 9 năm nay đã vượt qua năm 2022, ở mức 6 tỷ 687
triệu Mỹ kim.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, phó giám
đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, cho biết tin trên vào chiều ngày 23/10. Số
liệu vừa nêu cho thấy mức tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái và hơn 101% so với
cả năm 2022.
Lượng ngoại tệ đổ về Sài
Gòn được ông Nguyễn Đức Lệnh thừa nhận là nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế
và xã hội, tác động hỗ trợ và tích cực đối với thị trường tiền tệ.
Thông tin trên được đưa ra sau
khi bộ trưởng kế hoạch đầu tư Việt Nam, ông Nguyễn Chí Dũng, cũng vào chiều
23/10 tuyên bố là sức chống chịu của nhiều công ty trong nước đã đến mức giới
hạn.
Ông Dũng cho rằng tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam gặp nhiều thách thức, ổn định kinh tế vĩ mô chưa
thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Theo ông Dũng,
trong năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính yếu bị chậm lại, kim ngạch
xuất cảng giảm hơn 3%, nhập cảng giảm hơn 4%, nợ xấu có xu hướng gia tăng, chỉ
số lạm phát căn bản vẫn ở mức cao, các thị trường bất động sản và trái phiếu
doanh nhiệp tiềm ẩn rủi ro.
Cần biết là Thủ tướng Phạm
Minh Chính trong báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 của quốc hội vào sáng
23/10 cho rằng mức tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ đạt trên 5%, thấp hơn mức quốc
hội ấn định.
4/ DO THÁI Ồ ẠT OANH KÍCH HƠN 300 MỤC TIÊU Ở DẢI GAZA
Trong đêm 22 rạng sáng ngày
23/10, dải Gaza đã bị Do Thái dìm trong bom đạn với hơn 320 mục tiêu của hai
lực lượng Hamas và Jihad bị oanh kích dữ dội.
Trong một thông cáo đăng
trên mạng vào sáng hôm qua, lực lượng Do Thái khẳng định là đã oanh kích hơn 320 mục tiêu quân sự ở dải
Gaza, bao gồm các địa đạo của Hamas, hàng chục trung tâm chỉ huy tác chiến, các
trại lính và trạm quan sát.
Phía Palestine đã mạnh mẽ tố
cáo Do Thái tấn công vô tội vạ vào các mục tiêu dân sự. Theo truyền thông của
lực lượng Hamas, đã có ít nhất 60 người Palestine thiệt mạng trong các cuộc
không kích do quân đội Do Thái thực hiện trên dải Gaza từ cuộc oanh kích này.
Ở
phía bắc Gaza, hàng ngàn người đã từ chối rời bỏ nhà cửa bất chấp lệnh di tản
của quân đội Do Thái. Nhiều người đã mô tả tình hình chiến sự qua điện thoại, nhắc
đến một cảnh tượng không khác gì một ngày tận thế.
Trong
khi đó quân Do Thái cũng dùng không quân để oanh kích vào Gaza, trong lúc chiến
hạm Do Thái thì nã pháo từ ngoài khơi và bộ binh thì gia tăng pháo kích.
5/ QUÂN NGA CHƯA CHỌC THỦNG ĐƯỢC PHÒNG TUYẾN AVDIIVKA
Dù được tăng viện mạnh mẽ,
các lực lượng Nga vẫn chưa chọc thủng được phòng tuyến Ukraine quanh thành phố
Avdiivka thuộc vùng Donetsk ở miền đông Ukraine.
Tổng thống Volodymyr
Zelensky vào hôm 22/10 cho biết quân Ukraine vẫn bảo vệ được các vị trí quanh
Avdiivka dù gặp nhiều khó khăn do Nga tăng cường nhiều đợt tấn công.
Cần
biết thành phố Avdiivka tiếp tục là tâm điểm chú ý và Moscow dường như đang
tiếp tục điều thêm quân đến đó. Nhưng cho dù đã được tiếp viện về nhân sự và
thiết bị, các cuộc không kích và xe bọc thép, lực lượng Nga vẫn không thể chọc
thủng tuyến phòng thủ của Ukraine, và Avdiivka vẫn là một trong những biểu
tượng của cuộc kháng chiến Ukraine.
Thế
nhưng những trận chiến này đang diễn ra với cái giá phải trả là những tổn thất
nặng nề. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, theo đánh giá của tình báo Anh thì khoảng
190 ngàn binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Không
chỉ diễn ra khốc liệt ở Avdiivka, quân Nga cũng tiến hành các cuộc tấn công dọc
theo phòng tuyến Kupyansk - Kreminna, gần thành phố Donetsk bị chiếm đóng và
thuộc vùng Zaporijjia. Các cuộc tấn công trên không của Nga, với phi đạn và máy
bay không người lái, cũng tiếp diễn nhắm vào khắp nơi trên đất nước Ukraine.
Cũng trong ngày 22/10, phía
Nga cho biết đã hạ được 3 máy bay không người lái của Ukraine ở bán đảo Crimea
mà Moscow đã chiếm của Ukraine vào năm 2014.
VNTB – Nông thôn mới, gia đình văn hóa mới và… chấn hưng
văn hóa
VNTB –
Phiên tòa giả định… trật chìa
VNTB – Công lý
cho Ngọc Trinh và cho công dân Việt Nam
VNTB – Định danh số
nhà để phục vụ ngành logistics?
Tại
sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?
Tại
sao người Trung Quốc đổ xô mua nhà ở Nhật Bản?
22/10/1975:
Trung sĩ đồng tính thách thức Không quân Mỹ
21/10/1966:
Thảm họa lở đất ở Aberfan, Anh
Đại
Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)
Chuyển
động Quốc Phòng (13/10 – 19/10/2023)
Chính
sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?
19/10/1982:
Nhà sản xuất xe hơi John Z. DeLorean bị bắt vì buôn cocaine
Tại
sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?
Nhân vật
chính của thời đại24/10/2023
Doanh
nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (Kỳ cuối)24/10/2023
Doanh
nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (Kỳ 5)24/10/2023
Doanh
nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (Kỳ 4)24/10/2023
Phát
biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19-10-202323/10/2023
Con
đường dẫn tới sự hủy diệt của Trung Quốc (Phần 2)23/10/2023
Con
đường dẫn tới sự hủy diệt của Trung Quốc (Phần 1)23/10/2023
Lá
thư cuối cùng của tử tù Lê Văn Mạnh gửi lại gia đình23/10/2023
Thế giới
đảo điên (Phần 3)23/10/2023
Thế giới
đảo điên (Phần 2)23/10/2023
Phúc Lai - Có chuyện gì với quân Nga ở Avdiivka vậy ?
Lê Xuân Nghĩa - Nga say máu ở Avdiivka
Nguyễn Đình Bổn - Thời đại kinh khủng chúng ta đang sống!
Dương Quốc Chính - Thẩm mỹ trọc phú
Nguyễn
Xuân Diện - Lá thư cuối cùng của tử tù Lê Văn Mạnh gửi lại gia đình
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Lý thuyết và thực tiễn giáo dục “Cánh Buồm” 24/10/2023
Từ tư tưởng bài Hoa đến đấu tố 24/10/2023
“Con xin lỗi …” 24/10/2023
Con đường dẫn tới sự hủy diệt của Trung Quốc 24/10/2023
22-10-2023, tình hình Ukraina ngày thứ 606 24/10/2023
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (Phần B) 23/10/2023
EVN và doanh nghiệp nội ‘chưa có cửa’ làm điện gió ngoài khơi 23/10/2023
Việc đàn áp các nhà bảo vệ môi trường làm cản trở quá trình chuyển
đổi năng lượng của Việt Nam 23/10/2023
Biển Đông: Philippines cáo buộc tuần duyên Trung Quốc “đâm” tàu
tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây 23/10/2023
Thế giới đảo điên (3) Xung đột Palestine-Israel (Tiếp theo) 23/10/2023
‘Pháo đài’ Trung Quốc xây ở Biển Đông đứng trước nguy cơ biến
thành một thảm họa quân sự 23/10/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Chỉ trong 6 tuần, hơn
6.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
LÊ KHÁNH
http://daidoanket.vn/chi-trong-6-tuan-hon-6000-truong-hop-vi-pham-nong-do-con-5742060.html
Tổ công
tác của Bộ Công an đã thực hiện đôn đốc, trực tiếp kiểm tra tại 58 tỉnh, thành
phố trên cả nước và đã xử lý 6.119 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 6 tháng
ra quân.
Ngày 23/10, Cục Cảnh sát
Giao thông thông tin, từ ngày 30/8 đến ngày 15/10, 6 tổ công tác của Bộ Công an
do Cục Cảnh sát Giao thông chủ trì đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông,
Công an cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố tập trung kiểm soát, xử lý chuyên đề
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường mà trong hơi thở có
nồng độ cồn, ma túy, quá tải trọng.
Qua công tác tuần tra,
lực lượng chức năng phát hiện và bàn giao cho Công an địa phương xử lý
6.391 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Trong đó có 6.119
trường hợp (1.129 trường hợp điều khiển ô tô, 4.963 trường hợp điều khiển mô
tô, 26 trường hợp đi xe máy điện, 1 trường hợp đi xe ba bánh) vi phạm về nồng
độ cồn.
Đặc biệt, qua xác minh
của 6 tổ công tác đã phát hiện có 232 trường hợp người vi phạm là cán bộ, công
chức, viên chức...
Điển hình, tại tỉnh Bắc
Giang, các tổ công tác đã phát hiện và bàn giao cho địa phương lập biên bản xử
lý 436 trường hợp, trong đó có 399 trường hợp (59 ô tô, 338 xe mô tô, 2 xe máy
điện) vi phạm về nồng độ cồn, 4 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra
nồng độ cồn, 1 trường hợp vi phạm về ma túy, 32 trường hợp vi phạm khác. Qua
xác minh nhanh có 19 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức.
Đại diện Cục CSGT cho
biết, các trường hợp cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang... vi phạm thì ngoài
việc phải nộp phạt còn bị gửi thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý kỷ luật.
"Việc gửi thông báo
vi phạm về cơ quan, đơn vị đối với các cá nhân vi phạm đã tạo sự chuyển biến về
nhận thức trong sâu rộng quần chúng nhân dân và các cơ quan tổ chức. Từ người
đứng đầu đơn vị đến công nhân viên chức, hình thành ý thức chấp hành pháp luật
về giao thông. Mọi người khi tham gia giao thông đều bình đẳng, mọi hành vi vi
phạm đều bị xử lý không có vùng cấm", đại diện Cục CSGT đánh giá.
Theo Cục CSGT một số địa
phương đã tập trung kiểm soát tốt chuyên đề nồng độ cồn như Thừa Thiên-Huế
(trung bình xử lý 38 trường hợp/ngày); Yên Bái (trung bình 21 trường hợp/ngày);
Bình Thuận (trung bình 28 trường hợp/ngày); Gia Lai (trung bình 31 trường hợp/ngày);
Quảng Nam (trung bình 22 trường hợp/ngày); Hà Tĩnh (trung bình 15 trường
hợp/ngày).
Thời gian tới, Cục Cảnh
sát Giao thông xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục gửi thông
báo vi phạm của cán bộ, đảng viên, công chức đến cơ quan, đơn vị để xử lý
nghiêm theo Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư; Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ; Thông báo số 388/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về Thông báo
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ
Công an…
Triệt xóa nhóm lưu
manh luân chuyển khoảng 70 tỷ đồng với những người có nhu cầu 'vay nóng'
ANTD.VN - Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an chủ
trì, bóc gỡ ổ nhóm chuyên cho vay "nóng" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang, với giao dịch khoảng 70 tỷ đồng
Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp Công an tỉnh Bắc Ninh
vừa đấu tranh, triệt phá nhóm đối tượng có hành vi cho vay lãi nặng tại địa bàn
2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, với số tiền thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
Căn cứ tài liệu điều tra, cơ quan Công an đã thực hiện biện pháp
tố tụng 6 đối tượng về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, gồm:
Nguyễn Văn Lạp (SN 1992, có 1 tiền sự về hành vi “Cố ý gây thương tích”); Lê
Minh Toàn (SN 1982, có 5 tiền án, 1 tiền sự); Vũ Duy Vương (SN 1980), Nguyễn
Văn Đức (SN 1993), đều trú tại TP Hải Phòng; Phùng Văn Tuấn (SN 1992), trú tại
tỉnh Hải Dương; Bùi Văn Khoa (SN 1991), trú tại tỉnh Nam Định.
Theo Cục Cảnh sát hình sự, trong 6 đối tượng nêu trên có 3 đối
tượng cầm đầu của 3 nhóm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là Lê Minh
Toàn, Nguyễn Văn Lạp và Nguyễn Văn Đức. Ổ nhóm này không mở cửa hàng cố định mà
hoạt động lưu động, chỉ thuê trọ trên địa bàn Bắc Ninh và thường xuyên thay đổi
địa điểm thuê.
Cụ thể, Nguyễn Văn Lạp, Lê Minh Toàn chỉ đạo đàn em thông qua
điện thoại, Zalo, và trực tiếp sẽ đi xác minh hoàn cảnh kinh tế, địa chỉ của
khách vay tiền. Những trường hợp khách đủ điều kiện vay, Lạp, Toàn sẽ chuyển
tiền qua tài khoản cho khách, sau đó những người này sẽ đóng tiền qua tài khoản
của Lạp, Toàn. Chỉ khi có khách vay không thanh toán tiền thì Lạp, Toàn mới
trực tiếp đến Bắc Ninh để chỉ đạo đàn em đòi nợ.
Các đối tượng này nhắm đến các khách vay là công nhân, người
kinh doanh nhỏ lẻ, người đang cần tiền để giải quyết công việc để cho vay dưới
hình thức bốc "bát họ"; thời gian vay ngắn từ 30-50 ngày, cắt lãi
20%, phí vay từ 100.000đ đến 3.000.000đ/bát tuỳ từng khoản vay, lãi suất từ
144%-243,3%/năm.
Tính từ năm 2022 đến nay, các đối tượng đã cho hơn 200 người vay
tiền với số tiền khoảng 70 tỷ đồng, thu lợi bất chính khoảng 5 tỷ đồng. Khi
khách vay chậm thanh toán tiền, các đối tượng sẽ chỉ đạo đàn em gọi điện, nhắn
tin thúc giục, đến nhà gây sức ép, ném chất bẩn, chất thải vào nhà buộc người
vay phải tìm cách trả tiền. Ngoài ra, có nhiều khách vay khi đến hạn phải trả
nhưng không có tiền và lại bị đối tượng đòi nợ nên buộc phải vay tiền của 1
trong 3 đối tượng cầm đầu để thanh toán khoản nợ đó.
Cục Cảnh sát hình sự đang tiếp tục phối hợp Công an tỉnh Bắc
Ninh để điều tra mở rộng vụ án, xử lý các đối tượng có liên quan.
Xử lý nghiêm các
trường hợp là cán bộ, công chức vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Duy Hoàng - Nguyễn Dịu
Từ ngày 30/8 - 15/10/2023, các Tổ công tác đặc biệt của Cục Cảnh
sát giao thông (CSGT) đã phát hiện xử lý hơn 6.000 trường hợp vi phạm, trong đó
có 232 trường hợp vi phạm là cán bộ, công chức.
Theo đó, các Tổ công tác chủ trì đã triển khai ở 58 địa phương,
phối hợp với Phòng CSGT, Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tập trung kiểm soát, phát hiện, xử lý chuyên đề người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn, ma
túy, quá tải trọng, qua đó đã phát hiện và bàn giao cho Công an địa phương xử
lý 6.391 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, 6.119
trường hợp (1.129 ô tô, 4.963 mô tô, 26 xe máy điện, 01 xe ba bánh) vi phạm về
nồng độ cồn; 46 trường hợp (12 ô tô, 33 mô tô, 01 xe máy điện) không chấp hành
yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn; 32 trường hợp người điều khiển phương tiện trong
cơ thể có chất ma túy; 12 trường hợp vi phạm về tải trọng và kích thước hàng
hóa, 187 trường hợp vi phạm khác. Đặc biệt, qua xác minh nhanh, ghi nhận 232
trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức...
Ngoài ra, quá trình kiểm tra, xử lý nồng độ cồn, các Tổ
công tác đã phát hiện, lập biên bản, bàn giao cho Công an địa phương khởi tố:
08 vụ, 09 đối tượng, cụ thể: 03 vụ, 04 đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng
chất ma túy trái phép (Hải Phòng: 01 vụ, 01 đối tượng; Bắc Kạn: 01 vụ, 02 đối
tượng; Bắc Giang: 01 vụ, 01 đối tượng); 03 vụ, 03 đối tượng chống người thi
hành công vụ (Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng); 02 vụ, 02 đối tượng về hành vi
làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Cao Bằng và Thái
Nguyên).
Chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra để xác minh, xử lý 37 vụ, trong
đó có 24 vụ liên quan đến ma túy, 10 vụ liên quan đến giấy phép lái xe
không do cơ quan thẩm quyền cấp, 02 vụ không chấp hành có dấu hiệu chống người
thi hành công vụ; 01 vụ có dấu hiệu đục số khung, số máy, gắn biển số không
đúng với xe đang điều khiển (Đà Nẵng).
Điển hình tại tỉnh Bắc Giang, các Tổ công tác đã phát hiện và
bàn giao cho địa phương lập biên bản xử lý 436 trường hợp, trong đó 399 trường
hợp (59 ô tô, 338 xe mô tô, 02 xe máy điện) vi phạm về nồng độ cồn, 04 trường
hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, 01 trường hợp vi phạm về ma
túy, 32 trường hợp vi phạm khác. Qua xác minh nhanh có 19 trường hợp là cán bộ
công chức.
Một số địa phương đã tập trung kiểm soát tốt chuyên đề nồng độ
cồn: Thừa Thiên - Huế; Yên Bái; Bình Thuận; Gia Lai; Quảng Nam; Hà Tĩnh…
Việc gửi thông báo vi phạm về cơ quan, đơn vị đối với các cá
nhân vi phạm đã tạo sự chuyển biến về nhận thức sâu rộng trong quần chúng nhần
dân và các cơ quan tổ chức, từ người đứng đầu đến cán bộ, chiến sỹ, công nhân
viên chức từ đó hình thành ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, mọi người
khi tham gia giao thông đều bình đẳng, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý không
có vùng cấm…
Quảng Nam: Một bệnh
nhân tử vong do nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'
Tấn Thành - Chí Đại
http://daidoanket.vn/quang-nam-mot-benh-nhan-tu-vong-do-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi-5742033.html
Trưa
23/10, ông Nguyễn Á, Phó Trưởng Phòng nghiệp vụ Y, Sở y tế tỉnh Quảng Nam cho
biết, đơn vị đã nhận được báo cáo số75/BVTTQN-KHTH của Bệnh viện đa khoa (BVĐK)
Tâm Trí Quảng Nam liên quan đến ca bệnh Whitmore (hay gọi vi khuẩn ăn thịt
người) vừa tử vong.
Theo báo cáo này, trưa
11/10, BVĐK Tâm Trí ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân nữ
Nguyễn Thị Tường V. (47 tuổi), ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam vào
cấp cứu trong tình trạng sốt cao, khó thở, mệt mỏi, thở gắng sức.
Sau khi được xử trí cấp
cứu, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phổi nặng, theo dõi nhiễm khuẩn huyết. Bệnh
kèm đái tháo đường type 1 bỏ điều trị khoảng 1 năm; biến chứng suy hô hấp cấp,
tăng đường máu cấp.
Bệnh nhân V. được chỉ
định các cận lâm sàng như xét nghiệm, X quang, siêu âm điện tim, cấy máu, cấy
đàm... Nhưng bệnh viện chưa thực hiện được cấy máu và cấy đàm nên phải gửi mẫu
thực hiện đến tại Trường Đại học Phan Châu Trinh để thực hiện.
Đến 16h45 ngày 11/10, do
tình trạng bệnh diễn biến xấu, tiên lượng nặng nên bệnh nhân được hội chẩn lãnh
đạo và thống nhất chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đà Nẵng điều trị tiếp. Bệnh
nhân V. đã tử vong sau đó. Đến ngày 14/10, BVĐK Tâm Trí nhận được kết quả
cấy máu và cấy đàm của bệnh nhân V. gửi về với kết quả bệnh nhân nhiễm
Burkholederia pseudomallei.
Theo ông Nguyễn Á, bệnh Whitmore (còn được gọi Melioidosis) là một
bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật, do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei
gây ra.
Suất ăn bán trú của HS
THPT Thanh Đa bị 'tố' lèo tèo, Hiệu trưởng nói gì?
Việt Dũng
GDVN- Phụ huynh nói suất ăn trưa ngày 20/10 của học sinh chỉ có
đúng 2 quả trứng ốp la, một ít giá xào, cơm mà trị giá đến 33.000 đồng.
Ngày 21/10/2023, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin: Phụ huynh
phản ánh suất ăn bán trú đầy đủ của học sinh Trường trung học phổ thông Thanh
Đa (Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) vào trưa ngày 20/10 trị giá 33.000
đồng, nhưng chỉ có đúng 2 quả trứng ốp la, một ít giá hẹ xào và cơm.
Thông tin chia sẻ trên mạng xã hội cũng nêu rằng, phụ huynh và
học sinh đã nhiều lần phản ánh về suất ăn trưa của học sinh không đảm bảo chất
lượng, nhưng nhà trường không giải quyết.
“Chỉ tội cho phụ huynh đóng tiền, mà con em không được ăn một
bữa cơm tử tế”, người chia sẻ thông tin nêu.
Cùng ngày, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên
hệ với thầy Lê Hữu Hân – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Thanh Đa, Quận
Bình Thạnh để có thêm thông tin khách quan.
Qua nắm thông tin ban đầu, thầy Lê Hữu Hân cung cấp thông tin
cho biết, trưa ngày 20/10, học sinh của trường không phải là ăn trưa với trứng
ốp la, mà là món bò viên rau củ, giá hẹ xào, canh mồng tơi với tráng miệng là
ổi.
Suất ăn với trứng ốp la được chia sẻ trên mạng xã hội chụp có
thể là suất ăn riêng của học sinh yêu cầu, do ngoài những suất ăn trưa thông
thường của học sinh, thì có những em có nhu cầu ăn chay, ăn cháo…được yêu cầu
từ trước.
Tuy nhiên, thầy Lê Hữu Hân nhấn mạnh rằng, dù là suất ăn bình
thường, hay là suất ăn riêng thì vẫn phải đảm bảo đủ liều lượng, đủ dinh dưỡng
cần thiết cho học sinh.
Việc phụ trách công tác bán trú của trường được giao cho một phó
hiệu trưởng nhà trường phụ trách.
Mỗi ngày, nhà trường có khoảng gần 700 học sinh tham gia bán
trú, và đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh của trường là Công ty Tân Hướng
Dương (thành phố Thủ Đức).
Mọi phản ánh về suất ăn bán trú của học sinh, nếu các em có ý
kiến về chất lượng đều sẽ được nhà trường ghi nhận, chuyển đến đơn vị cung cấp
xem xét, giải quyết kịp thời, nhằm phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh tốt nhất.
Dự kiến cũng trong chiều ngày 23/10, hiệu trưởng và phó hiệu
trưởng phụ trách bán trú, phụ trách y tế của trường cũng sẽ có buổi họp với nhà
cung cấp suất ăn cho học sinh của trường.
Nếu phản ánh của phụ huynh, học sinh là đúng thì nhà trường sẽ
có ý kiến, làm việc lại với đơn vị cung cấp suất ăn, để thực hiện việc điều
chỉnh lại liều lượng, đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh.
Sáng ngày 23/10, cô Lê
Thị Hà Giang – Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Thanh Đa xác nhận với
phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, suất ăn với hai quả trứng ốp la
lan truyền trên mạng xã hội đúng là suất ăn của một học sinh vào trưa 20/10.
Dù vậy, cô Lê Thị Hà
Giang khẳng định, đây là suất ăn được học sinh yêu cầu riêng, không nằm trong
thực đơn có sẵn của trường, mà được học sinh yêu cầu riêng vào chiều hôm trước
hay buổi sáng cùng ngày.
Quảng
Bình: Khởi tố đối tượng cho vay lãi suất 383,24%/năm
Tùng hoạt động cho vay lãi nặng từ năm 2021
đến nay với tổng số tiền cho vay khoảng 2,9 tỷ đồng. Lãi suất cho vay từ
120,45% đến 383,24%/năm.
Ngày 23/10, thông tin
từ Công an TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an TP Đồng Hới vừa ra quyết định khở tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối
với Nguyễn Thanh Tùng (SN 1966, trú tại 46 Xuân Thủy, TDP 13, phường Bắc Lý,
TP. Đồng Hới, Quảng Bình) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự,
quy định tại khoản 2, Điều 201 Bộ Luật Hình sự.
Trước đó, thực hiện kế
hoạch cao điểm đấu tranh với tội phạm “tín dụng đen”, ngày 17/10/2023, Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an TP Đồng Hới, Quảng Bình thi hành lệnh khám xét khẩn
cấp nơi ở của Nguyễn Thanh Tùng tại 46 Xuân Thủy, TDP 13, phường Bắc Lý, TP
Đồng Hới, Quảng Bình thu giữ nhiều đồi vật, tài liệu liên quan đến hoạt động
cho vay lãi nặng.
Các tài liệu liên quan
gồm, 01 sổ ghi chép việc cho vay, 08 hợp đồng vay mượn tiền, 02 điện thoại di
động, 27 triệu đồng và một số tài liệu có liên quan khác.
Bước đầu đấu tranh,
đối tượng Nguyễn Thanh Tùng khai nhận, hoạt động cho vay lãi nặng từ năm 2021
đến nay với tổng số tiền cho vay khoảng 2,9 tỷ đồng. Lãi suất cho vay từ
120,45% đến 383,24%/năm. Bước đầu xác định 04 người vay với tổng số tiền 650
triệu đồng, thu lợi bất chính là hơn 424 triệu đồng.
Vụ việc đang tiếp tục
điều tra, mở rộng.
Vụ người dân
"tố" bị vòi vĩnh tiền ở Cà Mau: 11 cán bộ bị kiểm điểm
Vân Du
Không
đủ cơ sở để kết luận các cá nhân bị một người dân ở Cà Mau "tố" vòi
vĩnh tiền để "chạy" tại ngoại nhưng những cán bộ này đã vi phạm về
quy trình, quy định của ngành.
Liên quan đến vụ một số cán bộ bị "tố"
vòi vĩnh tiền để "chạy" tại ngoại, ngày 23-10, theo nguồn tin của
Báo Người Lao Động, Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau đã có văn bản
thông báo kết quả xử lý thông tin này.
"Qua kiểm tra, xác minh cho thấy không đủ
cơ sở kết luận các cá nhân nêu trên có hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện công vụ, các cá nhân đã vi phạm về quy trình, quy định của
ngành… Đến nay, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau đã kiểm điểm, xử lý trách nhiệm 10
cá nhân; Viện trưởng VKSND tỉnh cũng đã kiểm điểm, xử lý trách nhiệm một cá
nhân liên quan" – văn bản nêu.
Như đã thông tin, trước đó, ông Lại Tấn Tài (ngụ
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) có đơn tố cáo gửi đến các ngành chức năng về việc
bị một số cán bộ của VKSND huyện Ngọc Hiển và công an huyện này có hành vi vòi
vĩnh tiền để cho con gái ông là bà Lại Phương Thúy được tại ngoại.
Thông tin trên đã tạo ra nhiều dư luận trái
chiều tại địa phương. Ngay sau đó, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ đạo các đơn vị
liên quan khẩn trương xác minh làm rõ nội dung tố cáo của người dân và báo cáo
về Thường trực Tỉnh ủy.
Khánh Hòa: Hơn 3.700
sổ đỏ đã ký nhưng nhiều năm không có người nhận
Văn
phòng đăng ký đất đai Khánh Hòa đã công khai danh sách hơn 3.700 hộ dân,
cá nhân ở 40 xã, phường TP Nha Trang và huyện Khánh Vĩnh được cấp
'sổ đỏ' đã nhiều năm nhưng vẫn chưa trao được cho dân.
Việc kiểm tra, rà soát
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất (hay gọi "sổ đỏ") còn tồn đọng đã được Văn
phòng đăng ký đất đai Khánh Hòa yêu cầu các chi nhánh trực thuộc tại các
huyện, thị xã, TP thực hiện, lập danh sách để trao cho dân.
Theo kết quả rà soát, tại TP Nha Trang tồn đọng 1.894 sổ đỏ của người dân
ở 27 xã, phường. Còn ở huyện miền núi Khánh Vĩnh cũng tồn đọng
1.877 sổ đỏ tại 13 xã.
Những sổ đỏ tồn
đọng nêu trên đều đã cấp từ nhiều năm trước đây cho các hộ gia đình,
cá nhân được hỗ trợ làm thủ tục đăng ký đất đai, khi thực hiện dự
án VLAP và dự án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng loạt (vốn sự nghiệp
địa chính) tại tỉnh Khánh Hòa.
Theo Văn phòng đăng ký
đất đai Khánh Hòa, việc tồn đọng số sổ đỏ này có nhiều nguyên nhân.
Trong đó có việc mời nhiều lần nhưng người được cấp sổ đỏ không đến
nhận.
Hầu hết những
người này hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, hoặc do giấy tờ đất
đai cũ đang thế chấp tại ngân hàng, không nộp lại để nhận sổ đỏ mới.
Đối với sổ đỏ
hiện còn tồn đọng tại TP Nha Trang và huyện Khánh Vĩnh, Văn phòng
đăng ký đất đai Khánh Hòa đã công khai danh sách hộ dân ở từng xã,
phường có sổ đỏ đã được cấp, đang tồn đọng và đề nghị dân đến chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Nha Trang và Khánh Vĩnh để nhận sổ
đỏ đã nêu.
Mời dân
nhận hơn 4.500 sổ đỏ tồn đọng
Trước đó, vào
tháng 9-2023, Văn phòng đăng ký đất đai Khánh Hòa cũng công bố kết
quả rà soát sổ đỏ tồn đọng tại các huyện, thị xã, TP còn lại và
đã yêu cầu các chi nhánh văn phòng các nơi vừa nêu trao cho dân hơn
4.500 sổ.
Nhà máy nước lớn ở Hà
Nội ì ạch nhiều năm giữa cơn khát của hàng vạn dân
Nhiều
khu vực ở Hà Nội đang đối mặt tình trạng thiếu nước sạch, tuy nhiên dự án nhà
máy nước mặt sông Hồng vẫn ngổn ngang sau 8 năm thi công.
Những ngày qua, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện tình trạng một số
khu dân cư bị thiếu, cắt nước sinh
hoạt. Đáng chú ý tại khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh
Oai), tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã kéo dài 10 ngày, hàng vạn cư dân mỗi
tối vẫn hứng từng xô nước để xách lên nhà từ xe téc đến cấp tạm.
Trong văn bản chỉ đạo về công tác điều tiết cấp nước ngày 22-10,
UBND Hà Nội đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước cho người dân thành
phố.
Đáng chú ý, Hà Nội yêu cầu phải khẩn trương hoàn thành nhà máy nước mặt sông Hồng công suất
300.000m3/ngày đêm trong quý 1-2024.
Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng có kế hoạch thực hiện từ quý
4-2015 đến quý 4-2020. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3.700 tỉ đồng này dự
kiến được đưa vào sử dụng từ quý 1-2021.
Tuy nhiên đến nay nhà máy mới hoàn thành khoảng 90% khối lượng
công việc. Lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng cho biết dự án gặp khó khăn trong
việc xin giấy phép cắt đê để nối đường ống lấy nước đến nhà máy, dẫn đến chậm
tiến độ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, kiến trúc sư Đào Ngọc
Nghiêm (phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) cho biết hiện
nay nguy cơ thiếu hụt nước sạch diện rộng ở Hà Nội đang hiện hữu.
Một nguyên nhân quan trọng được ông Nghiêm nêu ra là việc triển
khai một số nhà máy nước đầu nguồn của TP đang chậm so với kế hoạch, đặc biệt
là nhà máy nước mặt sông Hồng.
Trong khi đó, biến đổi khí hậu khiến
nguồn nước suy giảm và các con sông thay đổi dòng chảy đã gây khó khăn cho việc
khai thác nước mặt.
Đồng quan điểm về tầm quan trọng của những nhà máy nước mặt,
trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Ngọc Điệp, chủ tịch Hội
Cấp thoát nước Việt Nam, cho biết theo nghiên cứu, gần như toàn bộ nước ngầm ở
Hà Nội, đặc biệt khu vực các quận, huyện phía nam Hà Nội như Hoàng Mai, Thanh
Trì, Thanh Oai… đã bị ô nhiễm amoni.
Nguyên nhân được ông chỉ ra là do quá trình khai thác nước ngầm
hàng trăm năm qua, người dân sau khi khai thác không áp dụng các quy trình
chôn, lấp giếng dẫn đến tình trạng ô nhiễm.
Trong khi đó, địa hình Hà Nội thấp dần với vùng trũng là các địa phương phía
nam, biến đây thành khu vực ô nhiễm nhất.
"Do vậy, định hướng của thành phố là xây dựng hàng loạt các
nhà máy nước mặt lớn và tiến tới hoàn toàn loại bỏ việc khai thác nước ngầm.
Phần vì ô nhiễm, phần vì gây sụt lún đất", ông Điệp nhấn mạnh.
'Quyết lỗ' hơn 26 tỷ
đồng, nhà máy đường ở Hậu Giang tạm dừng hoạt động
Công
ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ chọn “kịch bản” lỗ hơn 26 tỷ đồng, quyết định tạm
dừng hoạt động Nhà máy đường Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) vì cho rằng đây là
phương án có mức lỗ thấp nhất.
Ngày 23/10, ông Trần Vĩnh Chung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía
đường Cần Thơ (Casuco) xác nhận, Đại hội đồng cổ đông công ty này đã thông nhất
thông qua phương án tạm dừng sản xuất năm 2023-2024 của Nhà máy đường Phụng
Hiệp (tỉnh Hậu Giang).
“Sắp tới, chúng tôi sẽ có thông cáo báo chí, báo cáo gửi UBND tỉnh
Hậu Giang. Tới thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa ký hợp đồng bao tiêu với
người dân”, ông Chung thông tin.
Theo báo cáo của Casuco, vụ sản xuất 2022-2023, kế hoạch đề ra của
công ty là đạt sản lượng 80.000 tấn mía, tuy nhiên kết quả thực hiện chỉ ép
được hơn 14.500 tấn (đạt 18,14%).
Nguyên nhân sản lượng mía thiếu hụt trầm trọng xuất phát chủ yếu
từ giá thu mua mía trên địa bàn diễn biến theo hướng bất lợi cho công ty, người
dân ưu tiên bán mía ra ngoài vì giá cao.
Theo đó, người dân bán mía chục (mía nước) với giá 2.200-3.200
đồng/kg; bán cho mía lò thủ công 1.600-1.700 đồng/kg; bán đi Long An, Tây Ninh
1.400-1.470 đồng/kg; trong khi đó giá thu mua của Casuco từ 1.380-1.420
đồng/kg.
“Người dân sau khi bán mía chục và mía cho thương lái lại chây ỳ
trong việc hoàn trả nợ đầu tư và lãi suất cho công ty, gây ra khó khăn trong
thu hồi nợ. Lượng mía về nhà máy quá ít, không đạt công suất ép nước mía theo thiết
kế dẫn đến hầu hết các chỉ tiêu sản xuất đều không đạt… Đây là vụ sản xuất kém
nhất từ trước đến nay”, báo cáo nêu rõ.
Chọn “kịch bản tối ưu"
Theo Casuco, với niên vụ sản xuất 2023-2024, diện tích mía đủ điều
kiện thu hoạch sẽ đạt hơn 1.500ha, với sản lượng gần 180.000 tấn. Tuy nhiên,
công ty chưa thể dự kiến sản lượng thu mua cụ thể bởi việc này phụ thuộc gần
như hoàn toàn vào yếu tố giá thu mua.
Công ty đã đưa ra 2 phương án cho vụ sản xuất tiếp theo. Phương án
1, tiếp tục chạy nhà máy Phụng Hiệp với điều kiện giá thu mua mía tối thiểu
bằng giá mía chục (tương ứng với mứa giá tối thiểu 2.200 đồng/kg ở thời điểm
xây dựng phương án); sản lượng thu mua đảm bảo công suất dao động từ
2.300-2.500 tấn/ngày.
Phương án 2, tạm dừng sản xuất nhà máy đường Phụng Hiệp niên vụ
2023-2024. Tổng chi phí hạch toán khi tạm dừng sản xuất là hơn 26,5 tỷ đồng.
Casuco cho rằng nếu tiếp tục sản xuất thì các "kịch bản"
đều lỗ và sẽ lỗ càng lớn khi sản lượng mía ép càng cao. Cụ thể, với sản lượng
mía ép 75.000 tấn sẽ lỗ gần 59 tỷ đồng; 100.000 tấn thì lỗ hơn 67 tỷ đồng và
115.000 tấn sẽ lỗ hơn 71 tỷ đồng.
“Phân tích các kịch bản phương án sản xuất thì phương án tạm dừng
nhà máy trong vụ 2023-2024 mang lại mức lỗ thấp nhất so với các kịch bản chạy
nhà máy. Đồng thời, bám sát diễn biến thị trường để xây dựng kế hoạch phục hồi
nguồn nguyên liệu, khi đủ điều kiện sẽ đưa nhà máy hoạt động trở lại”, báo cáo
nêu.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp (tỉnh
Hậu Giang) cho biết toàn huyện có khoảng 3.100 ha mía. Mấy năm nay người dân
tập trung trồng để bán mía chục nên thu hoạch quanh năm, cho năng suất bình
quân 60 tấn/ha. Năm nay được giá, mía chục dao động từ 2.500-2.800 đồng/kg.
Về việc nhà máy đường Phụng Hiệp dừng hoạt động, đại diện Phòng
NN&PTNT cho rằng sẽ không ảnh hưởng lớn tới người dân, bởi chừng 2-3 năm
nay, người dân trồng và chủ yếu bán mía chục, bán cho thương lái. Tuy nhiên, có
thể xảy ra tình trạng thương lái ép giá với bà con.
Thủ
tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu
các Bộ, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương rà soát, xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm xây dựng.
Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 về việc
tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với
nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản,
sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
Công điện nêu rõ, thời
gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương về công tác quản lý trật tự xây dựng đối với công trình xây
dựng nói chung, trong đó có nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ.
Tuy nhiên, ở một số
tỉnh, thành phố, tại khu vực đô thị, các khu dân cư gần các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế…, việc quản lý của các cơ quan chức năng chưa hiệu
quả, để xảy ra tình trạng xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng,
nhiều căn hộ không tuân thủ quy định của pháp luật, như: xây dựng không theo
quy hoạch, không phép, sai phép, không đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về
phòng cháy, chữa cháy, nhất là tự ý thiết kế nâng tầng, bố trí nhà ở thành
nhiều căn hộ hoặc ngăn phòng nhằm mục đích cho thuê, mua bán, chuyển nhượng…
dẫn đến nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố, mất an toàn cho công trình.
Để kịp thời xử lý vi
phạm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các
Bộ: Công an, Công Thương, Xây dựng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nâng cao trách nhiệm; rà soát các quy định, quy chuẩn, tiêu
chuẩn về nhà ở riêng lẻ, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, bảo đảm tuyệt
đối an toàn cho người và tài sản trong quá trình khai thác, sử dụng; thường
xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả để xem xét trách nhiệm đơn
vị, tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu
có).
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
khẩn trương kiểm tra, rà soát, kịp thời đánh giá, ban hành theo thẩm quyền hoặc
đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế về PCCC.
Đánh giá việc cấp
phép, quản lý, sử dụng, tên gọi đối với loại hình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng,
nhiều căn hộ bảo đảm tuyệt đối an toàn về tính mạng và tài sản cho người sử
dụng.
Tăng cường công tác
lập, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng, tổ chức
thanh tra toàn diện đối với hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều
tầng, nhiều căn hộ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ
chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết
quả thực hiện trong tháng 12/2023.
Chủ trì, phối hợp chặt
chẽ với Bộ Công an để khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp khắc phục ngay những
tồn tại về PCCC đối với loại hình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ,
cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao.
Ban hành tài liệu
hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm an
toàn về PCCC cho các công trình, cơ sở hiện hữu khác, hoàn thành trong tháng
10/2023.
Bộ Công an tiếp tục rà
soát, kiểm tra an toàn PCCC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện
825 ngày 15/9/2023; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của
các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trước mắt, kiểm tra,
hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân có ngay các giải pháp, kỹ năng bảo đảm an
toàn PCCC như tạo lối thoát nạn khẩn cấp thứ hai, có giải pháp ngăn cách khu
vực để xe, khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao với khu vực ở và lối thoát nạn.
Trang bị các phương
tiện, thiết bị PCCC bảo đảm hạn chế cháy nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu
quả do cháy, nổ gây ra.
Chủ tịch UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá toàn bộ các
công trình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ ở đã đưa vào sử dụng trên
địa bàn. Từ đó phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm
về chuyển đổi công năng nhà ở, vi phạm các quy định về PCCC để xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm.
Kiên quyết xử lý
nghiêm, dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng, chấm dứt tình trạng xây dựng
sai phép, không phép.
Chỉ đạo các cơ quan
chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa
cháy của các tổ chức, cá nhân có liên quan, tuyệt đối không để các vi phạm về trật
tự xây dựng tồn tại, kéo dài, gây bức xúc cho dư luận, ảnh hưởng đến trật tự,
an toàn và đời sống nhân dân.
Các bộ, ngành, địa
phương hoàn thành công tác rà soát, đánh giá, đề cuất các nhiệm vụ, giải pháp
trước mắt, lâu dài với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chậm nhất trong Quý IV
năm 2023.
No comments:
Post a Comment