Đối Thoại Điểm Tin ngày 17 tháng 10 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Ngại
Bắc Kinh, Hàn Quốc phạt các nhà thầu dính líu tới chương trình tàu ngầm Đài
Loan
Tàu
sân bay Mỹ mang gì tới Trung Đông?
New
York quá tải di dân, thống đốc ủng hộ việc đình chỉ quy định cấp chỗ tạm trú
Các
tổ chức quốc tế đệ trình ‘vi phạm’ của Việt Nam lên LHQ cho kỳ kiểm điểm nhân
quyền sắp tới
Yomiuri Shimbun: Nhật Bản sẽ nâng cấp quan hệ với Việt
Nam lên tầm cao nhất
Viện trợ cho Gaza
bị kẹt, Ai Cập nói Israel không hợp tác
Kế hoạch ngừng
bắn bị đình trệ, Israel tăng cường tấn công Gaza
Phim
Đất Rừng Phương Nam - quà quý kính dâng “Tập Đế”?
Uy
tín Nguyễn Phú Trọng đã rớt như thế nào ở Hội nghị trung ương 8?
Việt
Nam – Nhật Bản chuẩn bị nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Trung
Quốc khởi hành chuyến tàu vận chuyển hàng đông lạnh đầu tiên kết nối với Lào và
Việt Nam
“Thánh
rắc hành” Bùi Tuấn Lâm vẫn chưa được gặp gia đình 45 ngày sau phúc thẩm
Liên
minh Châu ÂU: Không chấp nhận việc Việt Nam cài phần mềm gián điệp theo dõi
Kênh
đào Đế chế Phù Nam: “âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”?
Bộ
Công Thương tiếp tục bảo lưu quan điểm sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá điện ba
tháng/lần
Mưa
lũ ở miền Trung khiến hai người chết, nguy cơ tiếp tục có lũ quét, sạt lở
Trường
THCS Đồng Khởi dừng vận động học sinh xem phim “Đất rừng phương Nam”
Việt
Nam ra khuyến cáo cho công dân về xung đột tại Israel
Ngoại
trưởng Ấn Độ đến Việt Nam tham dự kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt- Ấn lần thứ 18
Hơn
150 khách từ Gujarat Ấn Độ được giải cứu ở Việt Nam
VinFast
đưa xe điện sang Lào chạy dịch vụ taxi "xanh".
Việt
Nam dự kiến có 400-500 sân golf vào năm 2030
Đắk
Lắk khởi tố nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cao su do gây thất thoát tài sản Nhà
nước
Chủ tịch nước Việt Nam tham dự Diễn đàn “Vành Đai- Con Đường"
ở Bắc Kinh
Việt
Nam và Hoa Kỳ khởi động hoạt động thúc đẩy thương mại số
TT Biden xác nhận
thăm Israel khi Iran cảnh báo về cuộc tấn công ở Gaza
Vành đai & Con
đường hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã thay đổi thế giới như thế nào?
Một Đài Loan sợ hãi
và đơn độc tìm kiếm những bằng hữu mới
Hoa Kỳ điều thêm
hàng không mẫu hạm USS Dwight Eisenhower tới hỗ trợ Israel
Thanh Hóa giải
thích về khoản 200 triệu VND cho quán quân Lê Xuân Mạnh
Ba Lan: 72,9% cử
tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử 'quan trọng nhất từ 1989'
Putin sẽ thăm Trung
Quốc để tăng cường quan hệ đối tác 'không giới hạn' với Tập Cận Bình
Anh quốc nỗ lực đưa
công dân nước mình ra khỏi Gaza qua ngả Ai Cập
Israel nói quân đội
đang chuẩn bị tấn công Gaza 'trên không, trên biển và trên bộ'
Mỹ khẳng định Bắc
Hàn gửi thiết bị quân sự cho Nga
Trẻ em nằm trong số
người bị giết khi đoàn xe chở dân Gaza đi sơ tán bị tấn công
Rong biển có nuôi
được thế giới?
Israel:
Chưa có thỏa thuận về « hành lang nhân đạo » từ Ai Cập vào Gaza
Pháp: Toàn bộ các trường tưởng niệm hai giáo viên bị khủng bố sát
hại
Bầu cử Quốc Hội Ba Lan: Liên minh đối lập về đầu và có cơ hội
thành lập chính phủ
“Predator Files”: Phần mềm Việt Nam mua bị nghi dùng để do
thám nhiều lãnh đạo thế giới
Philippines tố Trung Quốc có những hành động « nguy hiểm và
hung hăng » ở Biển Đông
Cận Đông : Iran cảnh báo nguy cơ chiến tranh lan rộng, « vượt tầm
kiểm soát »
Xung đột ở Gaza : Những quốc gia nào "chống lưng"
cho Hamas ?
Israel dọa tấn công Gaza: Biểu tình nhiều nơi tại châu Âu ủng hộ
người Palestine
Xung đột với Hamas : Israel có nguy cơ đối đầu cùng lúc nhiều mặt
trận
Trung Quốc đón lãnh đạo các nước đến dự lễ mừng 10 năm Con Đường
Tơ Lụa Mới
K-pop Hàn Quốc thu hút 22.000 người hâm mộ tại Paris
Pháp : Hiệu áo quần Venum, nhà cung cấp hàng đầu cho môn võ tổng
hợp
Chiến tranh Cận Đông : Israel “gần kề” một cuộc tấn công trên bộ
vào Gaza
Gaza : Hamas yêu cầu thường dân Palestine không di tản
Gaza : Hamas bị nghi sử dụng vũ khí Bắc Triều Tiên
Ba Lan : Bầu cử Quốc Hội đầy bất trắc và thách thức
Chiến tranh Ukraina : Chiến sự ác liệt gần Avdiivka, Putin tuyên
bố đạt nhiều bước tiến
Chiến tranh Israel – Hamas : 1 tổ chức khủng bố và 3 người
« cha đỡ đầu »
(AFP) – Nước Mỹ bị chấn động sau vụ một
em nhỏ theo đạo Hồi 6 tuổi bị sát hại bằng dao. Vụ việc xảy ra gần Chicago hôm 14/10.
Thủ phạm là một người đàn ông 71 tuổi, chủ nhân của căn nhà nơi em nhỏ nói trên
cư trú cùng gia đình. Người mẹ 32 tuổi cũng bị tấn công, nhưng đã thoát nạn.
(Le
Monde) – Ngoại trưởng Pháp đến Ai Cập tìm kiếm giải pháp chính trị cho Cận
Đông. Sau
chặng dừng ở Tel Aviv, hôm nay 16/10/2023 bà Catherine Colonna đến Cairo, hội
kiến tổng thống Al Sissi và đồng cấp Sameh Choukri. Ngoại trưởng Pháp cố thuyết
phục lãnh đạo Ai Cập mở cửa khẩu để đưa hàng cứu trợ vào Gaza. Cairo đang lo
ngại phải tiếp nhận các làn sóng người di tản từ Gaza tràn vào lãnh thổ Ai Cập.
Sau Ai Cập, ngoại trưởng Pháp sang Liban.
(AFP) –
Ngoại trưởng Nga sẽ đến Bắc Triều Tiên. Ngoại trưởng Serguei Lavrov sẽ thăm chính thức Bình
Nhưỡng trong hai ngày 18-19/10/2023, theo lời mời của đồng nhiệm Bắc Triều
Tiên. Chuyến thăm diễn ra một tháng sau chuyến công du Nga của lãnh đạo Kim
Jong Un để họp thượng đỉnh với tổng thống Nga Vladimir Putin tại sân bay vũ trụ
Vostotchny (Viễn Đông nước Nga).
(AFP) –
Không quân Ukraina thông báo bắn hạ hai tên lửa và 11 drones của Nga. Trong chiến dịch tấn công vào các
khu vực miền bắc và miền đông Ukraina, trong đêm 15/10/2023, Nga đã phóng các
tên lửa Iskander và tên lửa dẫn đường. Hai trong số các tên lửa nói trên đã bị
phá hủy.
(AFP) –
Đến lượt Nga đình chỉ nhập khẩu hải sản Nhật Bản. Cơ quan quản lý các sản phẩm nông
nghiệp Nga thông báo, kể từ ngày 16/10/2023, Nga « tham gia các
lệnh cấm do Trung Quốc thiết lập và cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm hải sản
đến từ Nhật Bản ». Thông cáo của cơ quan này còn nêu rõ, « lệnh
cấm có hiệu lực cho đến khi nào một thông tin đầy đủ cần thiết để xác nhận tính
chất an toàn các loại hải sản được cung cấp ». Hồi tháng 08/2023,
Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu hải sản Nhật Bản nhằm trả đũa việc Tokyo cho
phép thải nước làm mát các lò phản ứng hạt nhân đã qua xử lý ra biển.
(AFP)
– Ecuador có tổng thống mới. Là một doanh nhân và con trai một nhà tỷ phú, Daniel
Noboa, 35 tuổi, là vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ecuador. Sau cuộc
bầu cử hôm qua 15/10/2023, Noboa đã được 52,1 % cử tri ủng hộ và đánh bại đối
thủ Luisa Gonzalez, con gái cựu tổng thống Rafael Correa (2007-2017).
(AFP) –
Tổng thống Mỹ hủy chuyến đi Colorado. Nhà Trắng hôm nay, 16/10/2023, thông báo chuyến
thăm Colorado của Joe Biden dự kiến trong ngày đã bị hủy. Thông báo được đưa ra
vào lúc báo chí Mỹ nhắc đến khả năng tổng thống Biden đến thăm Israel trong
tuần này.
(AFP) –
Afghanistan lại bị động đất mạnh. Hôm qua, 15/10/2023, tỉnh Herat, tây bắc Afghanistan, lại hứng
tiếp một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter, khiến ít nhất hai người chết và 154
người bị thương. Cách nay một tuần, một trận động đất mạnh tương tự cũng tại
vùng này đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng và gây ra nhiều thiệt hại vật chất
to lớn.
(AFP) –
Dưới sức ép của Liên Hiệp Châu Âu, tối Chủ Nhật 15/10/2023 mạng xã hội của
Trung Quốc TikTok thông báo xóa hơn nửa triệu video và 8.000 livestream sau vụ tấn
công đẫm máu của phong trào Hamas vào Israel từ hôm 07/10. Công ty này đồng
thời « tăng cường các toán nhân viên để kiểm tra về nội
dung » những phát biểu, video, hay chương trình trực tuyến có
liên quan đến xung đột ở Cận Đông.
(AFP) –
Cam Bốt : Khánh thành sân bay mới một tỉ euro do Trung Quốc đầu
tư. Chuyến
bay PG903 đến từ Bangkok hạ cánh tại sân bay quốc tế mới Siem Reap, sáng hôm
nay, 16/10. Chính quyền Cam Bốt hy vọng thúc đẩy du lịch tại khu vực đền Angkor
với công trình hạ tầng giao thông mới này. Sân bay rộng 700 hecta có khả năng
tiếp nhận 12 triệu khách du lịch/năm từ nay đến năm 2040.
Tin Tức: Thứ Ba, ngày 17/10/2023
1/ SAU 45 NGÀY, TNLT BÙI TUẤN LÂM VẪN CHƯA ĐƯỢC GẶP GIA ĐÌNH.
Tù nhân lương tâm Bùi Tuấn Lâm, người được
mệnh danh là “Thánh rắc hành”, vẫn chưa được gặp gia đình từ sau phiên phúc
thẩm cách đây 45 ngày. Tuy nhiên đám công an thành phố Đà Nẵng không giải thích
lý do.
Ông Bùi Tuấn Lâm bị bắt vào
đầu tháng 9 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Trong phiên
toà sơ thẩm vào cuối tháng 5 vừa qua, ông bị kết án 5 năm rưỡi tù giam và 4 năm
quản chế. Đến phiên phúc thẩm ngày 30/8, ông đã bị tuyên y án.
Bà Lê Thanh Lâm, vợ ông
Lâm, cho biết đã hơn một tháng rưỡi kể từ phiên tòa phúc thẩm mà trại tạm giam
Hòa Sơn của công an Đà Nẵng vẫn chưa cho bà và ba cô con gái nhỏ gặp chồng
mình. Vào tháng trước, sau phiên phúc thẩm, bà Lâm lên trại tạm giam để gặp
chồng nhưng bị từ chối với lý do ông Lâm bị kỷ luật.
Bà Lâm rất lo lắng cho
chồng vì không có bất cứ thông tin gì từ ông kể từ lần gặp cuối cùng là cuối
tháng 8 trước phiên phúc thẩm vài ngày. Bà cho biết đã điện thoại và trực tiếp
đến trại tạm giam để chất vấn về việc này nhưng không được trả lời.
Bà Lâm không loại trừ khả
năng chồng mình đã bị chuyển đi thọ án mà phía công an không thông báo cho gia
đình.
Ông Lâm 39 tuổi là một
trong hàng chục nhà đấu tranh cho nhân quyền bị cầm tù với cáo buộc “tuyên
truyền chống nhà nước” trong vài năm qua. Tuy nhiên không có nhiều trường hợp
bị kỷ luật và không cho gia đình thăm gặp như ông Lâm.
Kính mời quý thính giả theo
dõi cuộc phỏng vấn của chúng tôi với bà Lê Thanh Lâm ngay sau phần tin tức hôm
nay.
2/ KHỐI ÂU CHÂU KHÔNG CHẤP NHẬN VN CÀI NHU LIỆU GIÁN ĐIỆP.
Liên minh Âu châu lên tiếng
quan ngại trước cáo buộc nhà nước Việt Nam dùng nhu liệu gián điệp để lấy thông
tin từ điện thoại các giới chức và chuyên gia. Phía Âu châu gọi đây là hành
động “không thể chấp nhận” được.
Cần biết là vào hôm 9/10, nhật
báo Washington Post và tổ chức Ân xá Quốc tế công bố các cáo buộc Hà Nội xử
dụng nhu liệu Predator mua của một công ty Pháp để cài vào điện thoại di động
của giới dân biểu, nhà báo Mỹ cùng các chuyên gia và giới chức Âu châu.
Theo điều tra, phía Việt
Nam đã xử dụng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) để dụ các nhà chính trị và
những người quan tâm vào các trang mạng có nhu liệu Predator.
Vụ cài đặt này xảy ra trong
lúc Việt Nam đang cố gắng để thuyết phục khối Âu châu rút “thẻ vàng” cảnh cáo
đối với hải sản Việt Nam khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo
quy định.
Khối Âu châu đang đề nghị
Hà Nội làm rõ cáo buộc này, trong khi Pháp nói việc xử dụng nhu liệu này là không
thể chấp nhận được.
Theo thông tin điều tra
được công bố, bộ công an Việt Nam bị cáo buộc đã mua nhu liệu Predator từ tập
đoàn Nexa với giá gần 6 triệu Mỹ kim vào năm 2020. Hiện nước Mỹ cũng chưa đưa
ra bình luận cụ thể về cáo buộc đối với Hà Nội. Tuy nhiên tòa đại sứ Mỹ tại Hà
Nội cho biết là phía Mỹ coi trọng các cáo buộc liên quan đến việc xử dụng nhu
liệu gián điệp thương mại.
Hiện nhà nước CSVN vẫn chưa
đưa ra bình luận gì về những cáo buộc nói trên.
3/ PHILIPPINES TỐ CÁO TRUNG CỘNG HUNG HĂNG Ở BIỂN ĐÔNG.
Trong thông cáo vào hôm
15/10, quân đội Philippines yêu cầu Trung Cộng hãy chấm dứt các hành động “nguy hiểm và hung hăng” tại Biển Đông. Lời kêu gọi được đưa ra
sau biến cố hai ngày trước đó, một tàu hải cảnh Trung Cộng đã bám sát và tìm cách chận đường một chiếc tàu tiếp liệu của hải quân
Philippines gần đảo Thị Tứ ở quần đảo Trường Sa.
Theo cáo buộc, chiếc tàu
mang mã số 621 của Trung Cộng đã bám sát và tìm cách vượt qua mặt tàu tiếp liệu
Philippines có tên là RP Benguet. Hai tàu chỉ cách nhau chừng 350 thước.
Tư lệnh hải quân
Philippines Romeo Brawner xem đây là một hành
động “nguy hiểm và mang tính hung hăng” vì hai tàu có nguy cơ đâm vào nhau và
đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của các thuyền viên của cả hai phía.
Bộ ngoại giao Trung Cộng
lập tức đáp trả cáo buộc nói trên bằng cách tố ngược là Manila đã chiếm đóng một cách bất hợp pháp một phần
đảo Thị Tứ, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Cộng. Đồng thời tuyên bố
là việc chiến hạm Trung Cộng thường xuyên tuần tra các vùng biển gần đảo Thị
Tứ là “bình thường và hợp pháp”.
Cần nhắc lại, Trung Cộng
khẳng định chủ quyền trên 90% diện tích Biển Đông, một hải lộ có hơn 3 ngàn tỷ
Mỹ kim hàng hóa thương mại trên thế giới vận chuyển qua lại mỗi năm. Mối quan
hệ giữa Bắc Kinh với Manila đã trở nên căng thẳng từ khi Tổng thống Marcos Jr.
tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, chủ yếu về quân sự.
4/TỔNG THỐNG PALESTINE TUYÊN BỐ LỰC LƯỢNG HAMAS KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO NGƯỜI
PALESTINE.
Trong một tuyên bố mạnh mẽ vào hôm qua 16/10,
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu rõ là lực lượng
Hamas không đại diện cho người dân Palestine.
Tổng thống Palestine Mahmoud
Abbas tuyên bố là các chính sách và hành động của Hamas "không đại diện
cho người Palestine" vì Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là đại diện duy
nhất của người dân Palestine.
Phát biểu trong một cuộc
phỏng vấn, Tổng thống Joe Biden cũng tuyên bố là lực lượng Hamas không đại diện
cho người dân Palestine. Tuy nhiên, ông Biden cho rằng việc tấn công vào Dải
Gaza để "tiêu diệt những kẻ cực đoan" là điều cần thiết.
Trả lời câu hỏi về việc ông
có ủng hộ bất cứ sự chiếm đóng nào của Do Tháu tại Dải Gaza không, ông Biden
cho biết “đó là một sai lầm lớn". Liên quan tới khả năng đưa binh sĩ vào
tham chiến, ông Biden cho biết là không cần thiết nhưng bảo đảm sẽ cung cấp mọi
thứ cần thiết cho Do Thái.
Cần biết là Mỹ đã điều 2 hạm
đội hàng không mẫu hạm đến phía đông Địa Trung Hải trong hành động ủng hộ mạnh
mẽ đối với Do Thái và răn đe khả năng xung đột leo thang trong khu vực.
Vào hôm 14/10, Tổng thống
Biden đã thảo luận với Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu về những nỗ lực của
ông nhằm bảo đảm thường dân vô tội được tiếp cận với nước, thực phẩm và chăm
sóc y tế.
VNTB – Bạn đọc viết: Tâm lý chiến qua phim điện ảnh “Đất
rừng phương Nam”
VNTB
– Tổ chức Giải phóng Palestine lên án phong trào Hồi giáo Hamas?
VNTB – Hồ sơ: Hội kín xứ An Nam
Tổng
thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas
Căng
thẳng quan hệ Trung – Nhật nhìn từ ngành hải sản Hokkaido
Tổng
thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?
15/10/1948:
Gerald Ford kết hôn với Elizabeth Bloomer
Chính
trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?
14/10/1947:
Chuck Yeager bay vượt tốc độ âm thanh
Trung
Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?
Chuyển
động Quốc Phòng (6/10 – 12/10/2023)
Bẫy trung bình17/10/2023
Đàn
áp17/10/2023
Mấy
trao đổi nhỏ với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu về vấn đề sách giáo khoa mới17/10/2023
Khi
phê bình nghệ thuật nhuốm máu không ghê tay17/10/2023
VinFast
mở rộng sang Đông Nam Á và huy động thêm vốn17/10/2023
Phim
Đất Rừng Phương Nam, quà quý kính dâng “Tập Đế”?16/10/2023
Ukraine
không phải là Việt Nam Cộng hòa thứ hai16/10/2023
Đại
Vận Hà Phù Nam của Vương Quốc Cam Bốt – Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh16/10/2023
Xem phim:
Phe ta, phe ịch16/10/2023
Gian với
Đảng, láo với dân16/10/2023
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 16/10/2023
Đặng
Sơn Duân - Trung Đông đang trong thời khắc định mệnh
Nguyễn
Gia Việt - Xin hỏi đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có tinh thần dân tộc không?
Dương
Quốc Chính - Miền Nam kháng Pháp ra sao ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Triết lý vớ vẩn 17/10/2023
Mấy trao đổi nhỏ với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu về vấn đề sách giáo
khoa mới 17/10/2023
Một số hoạt động của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn sự leo thang và mở rộng
cuộc xung đột ở Trung Đông* 17/10/2023
Chiến tranh Israel – Hamas: 1 tổ chức khủng bố và 3 người «cha đỡ
đầu» 17/10/2023
Giải mã trật tự toàn cầu qua lăng kính cuộc khủng hoảng Trung Đông
và các nơi khác 17/10/2023
Từ đế chế Phù Nam – Khmer tới con kênh lịch sử Funan Techo của
vương quốc Cam Bốt 16/10/2023
Những sai lầm mang tính nguyên tắc trong biên soạn sách giáo khoa
mới 16/10/2023
Học Văn là học cái gì? 16/10/2023
Thế giới đảo điên: Chiến tranh Israel – Hamas 16/10/2023
Âm mưu của Trung Quốc trong cuộc xung đột Hamas – Israel bị vạch
trần 16/10/2023
Phần lớn châu Á đang già đi trước khi giàu có 16/10/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Tình trạng cán bộ né
tránh, đùn đẩy, sợ sai… vẫn còn, Thủ tướng tiếp tục chấn chỉnh
ANTD.VN - Trước tình trạng né tránh, đùn
đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức,
viên chức vẫn còn tồn tại, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chỉ đạo để chấn
chỉnh.
Ngày 16-10, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 968/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành,
địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành
chính nhà nước các cấp.
Công điện nêu rõ, thời
gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng
cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương và thực
hiện nghiêm Quy chế làm việc.
Tuy nhiên, tình trạng
né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán
bộ, công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn
chưa được khắc phục hiệu quả; công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương,
đơn vị trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn trường hợp chậm trễ
giải quyết…
Để tiếp tục chấn
chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
nhất là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà
nước các cấp cần triển khai các biện pháp sau:
- Đề cao trách nhiệm
người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức cơ quan hành chính
nhà nước các cấp trong xử lý công việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính.
- Trực tiếp, chủ động,
tích cực tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ được Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan cấp trên các cấp hành chính giao, đẩy
mạnh phân cấp, ủy quyền, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.
Tăng cường công tác
kiểm tra hoạt động công vụ, nhất là kiểm tra đột xuất; xử lý nghiêm những tập
thể, cá nhân làm chưa tốt.
Đặc biệt, phải kịp
thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ,
công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng,
sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Trường hợp đùn đẩy, né
tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định những vấn đề,
công việc thuộc thẩm quyền gây hậu quả thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm
tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định.
- Ngoài ra, tiếp tục
rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công
việc tại cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền theo sát tình hình thực tế; cá thể
hóa trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc.
- Thủ tướng cũng yêu
cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chủ động, tích cực tổ chức đối
thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời giải quyết triệt để, dứt điểm các
phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của người dân, doanh nghiệp;
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền,
tuyệt đối không được đùn đẩy, lòng vòng, né tránh.
Không lẽ triều cường
là 'bệnh kinh niên'?
Ngọc Quang
http://daidoanket.vn/khong-le-trieu-cuong-la-benh-kinh-nien-5741477.html
Đợt
triều cường đầu tháng 9 âm lịch vừa xuất hiện, tuy mực nước không quá cao nhưng
cũng đủ tràn vào nhiều khu vực nội thành của TP HCM, tạo ra một “combo” vừa kẹt
xe vừa ngập lội. Nhiều người cho biết, hơn 20 năm nay triều cường ở TPHCM đã
thành “bệnh kinh niên”. Triều cường lên, nước sông lại tràn qua đường, ập vào
nhà khiến người dân thấp thỏm, lo âu.
Trong khi đó, Đài khí
tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, vào ngày 17/10, đỉnh triều đợt này có
thể xuất hiện. Thời gian là 4-6 giờ và 17-19 giờ. Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự
- phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP HCM đã phải ra công văn khẩn yêu
cầu các sở, ban ngành chức năng, cơ quan đơn vị liên quan, UBND TP Thủ Đức và
các quận/huyện chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó đợt
triều cường kết hợp mưa lớn này.
Để đối phó với nạn triều
cường, thời gian qua TP HCM đã đưa ra nhiều biện pháp, đầu tư cũng rất lớn cho
các công trình thoát nước, chống ngập. Nhưng có vẻ đều như còn dang dở. Năm
nay, nhiều khu vực ở TP HCM ngập nặng vì mưa lớn, triều cường dâng cao và rút
chậm hơn bình thường. Đó là điều rất đáng lo ngại khi mà “vào mùa” triều cường
sẽ dâng mỗi tháng 2 lần, từ 2 giờ đến 4 giờ sáng và từ 17 giờ đến 19 giờ chiều,
kéo dài trung bình 3 ngày/đợt. Nước ngập bủa vây khiến xe cộ chết máy, buôn
bán, sinh sống gặp rất nhiều phiền toái.
Theo Trung tâm Quản lý
hạ tầng kỹ thuật TP HCM, chế độ thủy triều tại TP HCM lên xuống hai lần trong
một ngày (vào đầu tháng và giữa tháng, âm lịch). Càng ngày tần suất đỉnh triều
ở mức cao trên +1,50 m càng gia tăng. Từ năm 2006 đến 2010 xuất hiện 15 lần.
Nhưng từ năm 2011 đến nay, trung bình mỗi năm đỉnh triều ở mức cao trên +1,50m
đã xuất hiện gấp 2-3 lần giai đoạn 2006 đến 2010.
Đã có nhiều hội thảo
nhằm tìm nguyên nhân TP HCM bị ngập do triều cường, cùng đó là kiến nghị giải
pháp. Về nguyên nhân, trước hết là do biến đổi khí hậu, nước biển dâng tràn vào
các dòng sông. TP HCM lại là vùng đất thấp nên hậu quả càng rõ ràng hơn. Tuy
nhiên, bên cạnh nguyên nhân “tất nhiên” đó, nhiều chuyên gia quy hoạch đô thị
đã đặt vấn đề cần nhận diện nguyên nhân từ phía con người. Dễ thấy nhất là tình
trạng san lấp kênh, rạch trong một thời gian dài đã làm thu hẹp không gian điều
hòa nước. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác nước ngầm, làm sụt lún nền đất diễn
ra liên tục và ngày càng tăng, khoảng 2-5cm mỗi năm. Riêng những khu vực tập
trung các công trình thương mại, tốc độ lún khoảng 7-8 cm mỗi năm.
Theo giới khoa học, tốc
độ lún nền đất tại TP HCM cao gấp 2 lần mực nước biển dâng.
Việc “bê tông hóa thành
phố” được xem là nguyên nhân quan trọng nhất. Nhiều khu vực vốn điều hòa nước
cũng bị san lấp, xây dựng. TS Nguyễn Bách Phúc (Hội Tư vấn Khoa học công nghệ
và Quản lý TP HCM) từng cho rằng, biến đổi khí hậu dù có tác động nhưng không
thể gây ảnh hưởng nhanh đến TP HCM như vậy. Ông Phúc không nghiêng về giả thiết
nguyên nhân triều cường ngày càng cao là biến đổi khí hậu, bởi thực tế từ năm
1995 đến 2010 nước biển chỉ dâng tối đa 2cm trong khi thủy triều ở TP HCM lại
dâng 20-25cm và có thể cao hơn nữa. Theo ông, các vùng sình lầy ở quận 7, Nhà
Bè vốn là nơi thoát nước cho toàn thành phố nhưng đã bị san lấp hết để xây dựng
công trình nhà cửa. Vì thế chống ngập theo kiểu “giật gấu vá vai” thì có bao
nhiêu tiền đi nữa cũng khó hiệu quả.
Giới chuyên gia cũng cho
rằng, triều cường tràn vào trung tâm thành phố nước rút rất chậm là do không
rút được theo cách tự nhiên (ngấm xuống đất), trong khi các công trình thoát
nước không đáp ứng được, nên nước đọng lại lâu.
Như vậy, không lẽ cứ để
nước lên rồi lại xuống? Không lẽ cứ mỗi đợt triều cường TP HCM lại lo
chống ngập? Nhiều ý kiến cho rằng trước mắt, cần tập trung triển khai nhiều dự
án thoát nước, chống ngập. Bên cạnh đó phải rất đồng bộ trong quá trình xây
dựng, bảo đảm hệ thống thoát nước. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, thông thường với
các nước phát triển, cầu cống, đường sá xây dựng xong xuôi thì mới xây nhà. Còn
nếu như mặt đất bị bê tông hóa, nhà cao tầng mọc lên, dân cư đến sống đông đúc
mới bắt đầu xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thoát nước, thì sẽ không bao giờ
hết ngập.
Điều đó được gọi là tầm
nhìn trong quy hoạch và phát triển.
Tổ chức cho HS đi xem
“Đất rừng phương Nam” bị phản ứng, THCS Đồng Khởi dừng
Việt
Dũng
GDVN- Lãnh đạo Trường trung học cơ sở Đồng Khởi, Quận 1 xác
nhận, đã ngưng việc đưa học sinh khối 8, 9 đi xem phim “Đất rừng phương Nam”.
Ngày 16/10, các diễn đàn và mạng xã hội lan truyền đi một thư
ngỏ, được cho là xuất phát từ Trường trung học cơ sở Đồng Khởi, Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Bức thư ngỏ này đề ngày 20/2/2023, có chữ ký của hiệu trưởng và
đóng dấu tròn của Trường trung học cơ sở Đồng Khởi, Quận 1.
Nội dung bức thư ngỏ viết: “Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, với nhiều hình thức đa dạng này nhằm giúp cho học sinh tiếp
cận việc đọc sách với tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (nhà văn Đoàn Giỏi) thông
qua điện ảnh để tổ chức trải nghiệm, giáo viên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,
Giáo dục địa phương và nghệ thuật tổ chức tiết trải nghiệm liên môn ngoài nhà
trường với chủ đề “Vẻ đẹp quê hương – Cuộc sống muôn màu”, nhằm khơi gợi những
tình cảm tốt đẹp trong học sinh được tổ chức vào ngày 24/10.
Tiết học này sẽ được tổ chức tại một rạp chiếu phim, cụ thể là
phụ huynh sẽ tự đưa con đến đó, sau đó học sinh sẽ vào bên trong rạp xem phim.
Xem phim xong thì học sinh sẽ chung xe của trường về lại trường
tiếp tục học theo thời khóa biểu.
Thư ngỏ ghi rất rõ là lệ phí tham dự là 80.000 đồng/học sinh,
bao gồm cả vé xem phim và tiền xe một lượt về lại trường,
Cùng với bức thư ngỏ này, thì mạng xã hội cũng đã lan truyền đi
tin nhắn của một giáo viên chủ nhiệm lớp 8 trong trường về việc cho học sinh
tham gia vào tiết trải nghiệm này.
Theo giáo viên chủ nhiệm nói trên ghi trong tin nhắn, mục đích
của việc xem phim không phải chỉ là để đi xem phim, mà là qua bộ phim, học sinh
sẽ cảm nhận được một tác phẩm văn học dưới góc nhìn mới, làm phong phú thêm tâm
hồn và cách học. Vậy nên phụ huynh đừng xem là bắt buộc hay không bắt buộc. Đây
là một trong những tiết học các em rất cần để trải nghiệm.
Không có khái niệm
"quỹ lớp, quỹ trường": Sẽ chấm dứt chuyện chồng chéo quỹ?
Phan
Tuyết
GDVN- Với cách làm quyết liệt, hy vọng sẽ không còn tình trạng
một số trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh thu quỹ đè quỹ như hiện nay.
Nhiều phụ huynh tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh
vô cùng bức xúc khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thông báo bảng dự
thu.
Theo ý kiến của nhiều phụ huynh, có nhiều khoản yêu cầu nộp vô
lý, trong đó có 2 khoản được nhiều phụ huynh chú ý là tiền quỹ lớp và quỹ
trường.
Loạn quỹ phải nộp và những câu hỏi thắc mắc từ
phụ huynh
Một phụ huynh học sinh cho biết, đầu năm học, theo thông báo, họ
phải nộp tổng số tiền 3 loại quỹ là 1.700.000 đồng số tiền yêu cầu nộp gồm: quỹ
phụ huynh trường 700k; quỹ khuyến học 500k; quỹ lớp 500k.
Nhiều câu hỏi thắc mắc: Tại sao chúng tôi lại phải nộp quỹ
khuyến học và quỹ phụ huynh trường?
Tại sao phải nộp cả quỹ lớp? Quy định nào để nhà trường thu
những loại quỹ này? Các loại quỹ này dùng để chi vào những việc gì?
“Quỹ khuyến học lâu nay trong các cơ quan công sở, luôn kêu gọi
đóng góp. Quỹ này, nhằm hỗ trợ, động viên, khen thưởng, khuyến khích và giúp đỡ
về tài chính cho người học trong cơ quan, trong địa bàn, giúp các em phấn đấu
học tốt hơn. Vậy mà nay, học sinh đi học phải đóng khoản tiền quỹ khuyến học
thấy vô lý quá.
Có phụ huynh bức xúc, ở địa phương đã phải nộp quỹ khuyến học,
con đến trường cũng phải nộp quỹ này nữa, chẳng hóa ra một loại quỹ mà phụ
huynh phải nộp 2 lần à? Các con còn nhỏ, làm gì có tiền để nộp chứ?”, một phụ
huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Cũng có người tâm tư, trong trường vẫn có những học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhưng không phải hộ nghèo, cận nghèo. Những học sinh
này, cũng đang cần được giúp đỡ. Nhưng quy định phải nộp quỹ khuyến học cho
trường với số tiền khá cao thì gia đình lấy đâu để nộp? Thật là vô lý.
Đã đóng quỹ lớp sao còn quỹ trường?
Nếu tìm hiểu các thông tư, văn bản trong ngành giáo dục thì
không thể tìm đâu ra khái niệm quỹ lớp, quỹ trường chưa nói đến quy định, học
sinh phải nộp những loại quỹ này.
Chỉ có kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được
quy định trong Thông tư 55/2011. Kinh phí này có được từ sự đóng góp tự nguyện
của phụ huynh.
Khi phụ huynh ủng hộ được một khoản, tùy theo quy định của Ban
đại diện cha mẹ học sinh các lớp (thực chất là quy định của hiệu trưởng) về %
sẽ nộp về trường. Phần còn lại, để ở lớp nên gọi là quỹ lớp.
Tuy thế, trường học quy định thêm loại quỹ trường, nghĩa là
ngoài số tiền phụ huynh đã nộp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
thì vẫn phải nộp thêm một khoản tiền quỹ khác nữa.
Chỉ tính riêng 2 khoản quỹ lớp, quỹ trường của một trường ở
Thành phố Hồ Chí Minh (quỹ lớp 500 ngàn+ quỹ trường 700 ngàn), phụ huynh đã
phải đóng tới 1.200.000 đồng. Nếu một lớp học có 45 học sinh (sĩ số bình quân ở
bậc trung học) thì số tiền một lớp thu được khoảng 54.000.000 đồng.
Một số trường học hiện nay, để giảm bức xúc của phụ huynh đã
chia nhỏ số tiền mà học sinh phải đóng để nộp theo từng đợt, hoặc nộp theo học
kỳ.
Có lớp, có trường đưa ra số dự thu ban đầu ít. Khi chi hết lại
kêu gọi nộp tiếp. Có lớp, có trường thu theo học kỳ nên nhìn qua ngỡ mức thu ít
nhưng cả năm là một khoản tiền không nhỏ.
Ví như, cả năm một trường thu quỹ lớp là 500 ngàn đồng/học sinh
nhưng trường tách mỗi học kỳ thu 250 ngàn đồng (thu cả năm vẫn là 500 ngàn
đồng/học sinh). Việc xé nhỏ các khoản phải đóng để nhiều người nhìn vào tổng số
tiền phải nộp thấy ít hơn và không có ý kiến.
Lớp có cần tiền quỹ để hoạt động?
Tiền quỹ lớp có được chính là số tiền mọi người thường hay gọi
bằng cái tên “hội phí”. Nếu làm đúng quy định, sau khi phụ huynh ủng hộ kinh
phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh (nộp về trường một ít), phần còn
lại sẽ là quỹ lớp. Vậy tại sao phải thu thêm một khoản quỹ lớp, dẫn đến tình
trạng quỹ đè quỹ.
Tiền quỹ đối với mỗi lớp học là cần thiết. Số tiền này, sẽ giúp
cho việc học và hoạt động ngoài giờ của học sinh hiệu quả hơn. Đó là tiền phô
tô tài liệu, bồi dưỡng học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào, trả tiền
trang phục, đạo cụ trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức sinh nhật học
sinh thêm phần gắn kết, thăm hỏi khi các em ốm đau, trang trí phòng học…
Nếu tiền quỹ lớp để chi cho những hoạt động học tập, sinh hoạt
của học sinh như vừa kể ở trên thì cũng không cần số tiền quỹ lớp nhiều đến mấy
chục triệu như vậy.
Một phụ huynh có con học tại Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là
đồng nghiệp của người viết cho biết, tiền quỹ lớp thường làm quà tri ân cho
thầy cô vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ ni ệm nên phải tốn một khoản tiền khá lớn.
Có lớp, phong bì biếu giáo viên lên đến 2 triệu đồng, một năm có
biết bao ngày lễ, tết như thế. Một lớp cũng có hàng chục thầy cô giáo giảng
dạy. Thế nên, mang tiếng là tiền để phục vụ cho học sinh nhưng học sinh không
được hưởng bao nhiêu trong số tiền ấy.
Quỹ lớp là cần thiết nhưng không vì thế mà bắt buộc phụ huynh
phải đóng. Tại hội nghị giao ban đầu năm học với các lãnh đạo phòng giáo dục và
đào tạo Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện vào ngày 4/10, ông Nguyễn Văn Hiếu,
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo quyết liệt về xử
lý vi phạm các khoản thu trong trường học với người đứng đầu các cơ sở giáo
dục.
Ông Hiếu còn yêu cầu tất cả các khoản thu của trường
đều phải được thực hiện thu trên hệ thống. "Không có khái niệm quỹ lớp,
quỹ trường. Tôi đề nghị phòng kế hoạch tài chính hướng dẫn tất cả
các khoản thu trong trường học đều phải được thực hiện thu trên hệ thống để Sở
GD-ĐT quản lý được việc trường thu như thế nào", ông Hiếu nói.[1]
Hy vọng, với cách làm quyết liệt, sẽ không còn tình trạng một số
trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh thu quỹ đè quỹ như hiện nay.
Nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu
DLG của Đức Long Gia Lai
Từ
đầu phiên sáng 13/10, cổ phiếu DLG bị bán tháo rất mạnh, giảm sàn về mức 2.420
đồng/cổ phiếu trong tình trạng “trắng bên mua”.
Theo tin tức cổ phiếu trên tạp chí Kinh doanh,
ngay từ đầu phiên giao dịch sáng 13/10, dưới áp lực bán mạnh mẽ nhưng không có
lực cầu, cổ phiếu DLG của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai giảm
sàn về mức 2.420 đồng/cổ phiếu trong tình trạng “trắng bên mua”.
Cổ phiếu DLG vừa bị Sở
Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) giữ nguyên diện cảnh báo vào đầu tháng 9
vừa qua. Lý do vì tổ chức kiểm toán có kết luận ngoại trừ đối với Báo cáo tài
chính soát xét bán niên năm 2023 của tổ chức niêm yết, cổ phiếu chưa đáp ứng
quy định tại điểm c khoản 4 Điều 37 theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày
31/3/2012 của HoSE.
Ngoài ra, HoSE cũng
giữ nguyên diện cảnh báo đổi với cổ phiếu DLG theo Quyết định số 231/QĐ-SGDHCM
ngày 14/4/2023 vì lý do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2023 là
âm 2.042,18 tỷ đồng, căn cứ theo Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên
năm 2023, cổ phiếu chưa đáp ứng quy định tại điểm c khoản 4 Điều 37 theo Quyết
định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2012 của HoSE.
Diễn biến tiêu cực của
cổ phiếu DLG đến sau thông tin TAND tỉnh Gia Lai đã có quyết định mở thủ tục
phá sản với CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai vì doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán trong ngày 12/10.
Theo đó, báo Tuổi
trẻ đưa tin, trong vòng 30 ngày, kể từ ngày 9/10/2023, chủ nợ
phải gửi giấy đòi nợ cho quản tài viên hoặc cho thẩm phán tiến hành thủ tục phá
sản.
Hết thời gian
trên, tòa căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ phá sản để giải
quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tòa đã thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Đức Long Gia Lai vào cuối tháng 7 vừa
qua, theo đơn yêu cầu của Công ty cổ phần Lilama 45.3 (Quảng Ngãi).
Ông Nguyễn Tường
Cọt, Tổng giám đốc Đức Long Gia Lai cho biết, doanh nghiệp gặp phải khó
khăn tài chính tạm thời do bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 từ năm
2020 - 2023, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng do xung đột Nga -
Ukraine kéo dài.
Song song đó, ở thị
trường trong nước, lãi suất cao nên việc tiếp cận vốn rất khó, khiến nhiều
doanh nghiệp và cả Đức Long Gia Lai "phải đối mặt với muôn vàn khó
khăn".
Dù vậy, doanh nghiệp
vẫn đang khắc phục một cách hiệu quả, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
bình thường, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nộp ngân sách đầy
đủ và có trách nhiệm với cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng.
Công ty không bị mất
khả năng thanh toán và có tổng tài sản gần 6.000 tỷ đồng, nguồn tài chính đủ
khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng từ hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như công nợ phải thu từ các đối tác.
Tập đoàn Đức Long Gia
Lai hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ - đá granite, kinh
doanh bến xe và bãi đỗ, dịch vụ khách sạn, khai thác và chế biến khoáng sản...
Doanh nghiệp cho biết
giai đoạn 2020 - 2025 tập trung 4 lĩnh vực trọng tâm: bất động sản, cơ sở hạ
tầng, năng lượng, sản xuất linh kiện - thiết bị điện tử.
Kết quả kinh doanh quý
II/2023, Đức Long Gia Lai ghi nhận doanh thu gần 289 tỷ đồng, giảm 23% so với
cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn và các chi phí, doanh nghiệp đạt lãi ròng gần
24 tỷ đồng, tăng so với con số lỗ hơn 310 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước.
Tính chung nửa đầu năm
nay, doanh nghiệp gặt hái được doanh thu 511 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ
năm trước.
Trừ đi các chi phí, doanh nghiệp còn lãi ròng gần 28 tỷ đồng,
chuyển biến tích cực hơn so với khoản lỗ 370 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái.
Nghệ
An: Triệt phá đường dây mua bán tài khoản ngân hang
Khi bị hại đồng ý bán thông tin, Đạt sẽ chủ
động liên hệ với các đối tượng tại nước ngoài và bán lại với giá 04 triệu
đồng/tài khoản.
Ngày 16/11, thông tin
từ Công an tỉnh Nghệ An, cho biết: Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa
phá thành công chuyên án, bắt 08 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép
thông tin về tài khoản ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, Phạm Ngọc Đạt
(SN 2002), trú tại thị trấn Anh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) được xác định là đối
tương cầm đầu. Được biết, năm 2020, Phạm Ngọc Đạt qua làm việc tại Campuchia,
quá trình làm việc tại nước bạn, Đạt nắm được thông tin một số đối tượng tại
Campuchia có nhu cầu mua lại thông tin tài khoản ngân hàng của người khác với
giá cao.
Mặc dù biết trước mục
đích các đối tượng mua lại thông tin tài khoản ngân hàng là để hoạt động phạm
tội tuy nhiên vì hám lợi Phạm Ngọc Đạt vẫn tiếp tay cho hành vi phạm pháp. Nghĩ
là làm, ngay sau khi trở về Việt Nam, Phạm Ngọc Đạt đã “tuyển” thêm 07 đối
tượng khác đều trú tại huyện Anh Sơn làm cộng tác viên trong đường dây mua
thông tin tài khoản ngân hàng mà Đạt cầm đầu.
Để lừa đảo nạn nhân,
Đạt cùng các đối tượng trong đường dây thông tin tới bị hại rằng, hiện Đạt đang
có nhu cầu mua lại thông tin tài khoản ngân hàng nhằm chạy các chương trình
quảng cáo với giá 1,5 triệu đồng/tài khoản. Khi bị hại đồng ý bán thông tin cho
Đạt, Đạt sẽ chủ động liên hệ với các đối tượng tại nước ngoài và bán lại với
giá 04 triệu đồng/tài khoản.
Quá trình điều tra,
bước đầu Cơ quan Công an xác định nhóm của Đạt đã lừa đảo, mua lại thông tin
của 23 tài khoản ngân hàng, thu lợi bất chính trên 55 triệu đồng. Đáng nói, tất
cả các tài khoản sau khi được Đạt bán cho đối tượng ở Campuchia đều sử dụng để
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với lượng tiền giao dịch lên
đến 200 tỷ đồng/tài khoản.
Đến ngày 11/10/2023,
Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An phá thành công chuyên án, bắt 08 đối
tượng trong đường dây mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng nhằm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Phạm Ngọc Đạt cầm đầu.
Ngoài Phạm Ngọc Đạt,
07 đối tượng còn lại cùng trú tại huyện Anh Sơn cũng bị Cơ quan Công an bắt
gồm: Ngô Đức Ý (sinh năm 1987), Nguyễn Trọng Đức (sinh năm 1995), Lê Văn Cường
(sinh năm 1990), Hoàng Khắc Trung (sinh năm 2002), Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn
Lập và Nguyễn Văn Lý (cùng sinh năm 2004).
Hiện, chuyên án đang
tiếp tục được điều tra mở rộng.
Xét
xử vụ án "đình đám" ở Bình Dương, bị hại đông chưa từng có
Nguyên Thảo
(NLĐO)
- Dự án "ma" này từng gây xôn xao dư luận với số lượng bị hại lên đến
hơn 500 người và số tiền lừa đảo hơn 162 tỉ đồng.
Sáng 16-10, TAND tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét
xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối 5 bị cáo trong vụ vẽ dự án
"ma" để chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ xây
dựng đầu tư & phát triển địa ốc Bình Dương City land (Công ty Bình Dương City Land).
Đây là vụ án gây xôn xao dư luận với số lượng
bị hại lên đến hơn 500 người, với số tiền lừa đảo lên đến hơn 162 tỉ đồng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 5 ngày.
Trước đó, vào tháng 8-2022 vụ án lần đầu tiên
được đưa ra xét xử sau hơn 2 năm được khởi tố. Tuy nhiên, tại phiên tòa, HĐXX
đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung do trong cáo trạng có nhiều bị hại
bị trùng nhau.
Đến ngày 21-7-2023, sau thời gian điều tra bổ
sung, vụ án tiếp tục được đưa ra xét xử nhưng tại phiên tòa lần này, do vắng
mặt nhiều bị hại và người liên quan nên tòa tạm hoãn.
Tiếp đó, ngày 18-8 phiên tòa tiếp tục bị hoãn
do hai bị cáo đang giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Công an chưa kịp trích xuất
đưa về Bình Dương để tham dự phiên tòa.
5 bị cáo bị truy tố gồm: Nguyễn Thanh Hùng (SN
1994), Hoàng Anh Vui (SN 1994), Lê Văn Công (SN 1977), Nguyễn Anh Khoa (SN
1991) và Châu Lê Minh Vẹn (SN 1987).
Trong vụ án này, Hùng là người đứng đầu Công
ty Bình Dương City Land, các bị cáo còn lại là người góp cổ phần để thành lập
công ty và giữ các vị trí quan trọng trong công ty này.
Theo cáo trạng, Hùng và các đồng phạm đã tự
phân lô 6 khu đất đất nông nghiệp và tự đặt tên thành 6 dự án khác nhau: Khu
dân cư Happy Home (sau đó đổi tên là: Khu nhà ở Thành Công 1); Khu dân cư Happy
Home 2; Khu dân cư Green City 1 (sau đó đổi tên: Khu nhà ở Phúc Long 1); Khu
dân cư Green City 2 (sau đó đổi tên: Khu nhà ở Phúc Long 2); Khu dân cư Green
City 3 (sau đó đổi tên: Khu nhà ở Phúc Long 2); Khu dân cư Phúc Long City (sau
đó đổi tên: Khu nhà ở Thành Công 2).
Từ tháng 5-2018 đến tháng 11-2019, năm bị cáo
đã thành lập công ty, mua thửa đất có mục đích sử dụng là đất nông nghiệp, tự
làm dự án xin phép các cơ quan có thẩm quyền cấp phép làm dự án đất ở, nhà ở
nhưng không được chấp thuận.
Các bị cáo thuê hàng trăm nhân viên lập ra
nhiều phòng kinh doanh khác nhau và tổ chức huấn luyện nhân viên kinh doanh để
tìm kiếm khách hàng.
Tiếp đó, nhóm này đã tung tin các dự án như đã
được cấp phép, các lô đất có đầy đủ pháp lý, đủ điều kiện chuyển nhượng . Đồng
thời, tự vẽ sơ đồ phân lô, làm ra các pano, tờ rơi quảng cáo, giao bán trên
mạng.
Khi tổ chức các buổi bán hàng, nhóm này thuê
mướn máy móc, san lấp bề mặt để khách hàng tin tưởng xuống tiền cọc đất.
Năm 2020, hàng trăm bị hại đã tố cáo hành vi
lừa đảo của nhóm này. Sau đó, cơ quan điều tra (Công an tỉnh Bình Dương) đã
điều tra và khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Năm bị cáo đã đã khắc phục trả lại một phần
tiền chiếm đoạt cho 176 bị hại với tổng số tiền là hơn 18 tỉ đồng. Số tiền còn
lại chưa khắc phục trả lại cho 384 bị hại là hơn 144 tỉ đồng.
Loạt dự án du lịch
nghìn tỷ bị ngân hàng siết nợ
Mạnh Đức
https://soha.vn/loat-du-an-du-lich-nghin-ty-bi-ngan-hang-siet-no-20231016224204838.htm
Ngân
hàng liên tục rao bán các khoản nợ được thế chấp bằng các dự án du lịch, nghỉ
dưỡng có quy mô đầu tư hàng trăm, nghìn tỷ đồng.
Trong thời gian gần đây, Agribank đã rao bán
nhiều khoản nợ thế chấp bằng các dự án di lịch, nghỉ dướng lớn.
Khoản nợ lớn nhất nhà băng rao bán đợt này có
giá khởi điểm hơn 1.100 tỷ đồng của Công ty cổ phần Khách sạn Bến Du Thuyền
(Marina Hotel) – chủ đầu tư dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia
(Swisstouches La Luna Resort) tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ của doanh nghiệp
này là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản đấu giá gắn liền với đất hình thành
trong tương lai thuộc Dự án “Trung tâm Bến Du Thuyền
Hoàng Gia – Khu B” tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, phường Vĩnh Hòa, TP
Nha Trang. Cụ thể, gồm: Các tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
thuộc Khu B là căn hộ hình thành trong tương lai (bao gồm 690 căn hộ và sân
vườn Penthouse tầng 36), Công trình xây dựng hình thành trong tương lai (bao
gồm Tầng hầm và 35 tầng kinh doanh thương mại).
Cùng với Khu B, Khu A của
Dự án Trung tâm Bến Du Thuyền Hoàng Gia với diện tích gần 6.000
m2 cũng đã bị Ngân hàng Công Thương (VietinBank) rao bán để thu hồi khoản nợ
hơn 540 tỷ đồng.
Trung Tâm Bến Du thuyền Hoàng Gia bao gồm các
khách sạn, condotel, resort nghỉ dưỡng cao cấp... được xây dựng tại "khu
đất vàng" của thành phố biển Nha Trang. Dự án này dự kiến bàn giao cho
khách hàng từ cuối 2019 nhưng tới nay đã chậm tiến độ hơn 3 năm. Riêng Khu A có
tổng mức đầu tư gần 2.421 tỷ đồng.
Ngoài khoản nợ nghìn tỷ của Marina Hotel,
Agribank cũng đang siết nợ 7 doanh nghiệp với tổng dư nợ gần 500 tỷ đồng, được
thế chấp bằng các bất động sản thuộc Tổ hợp du lịch, giải trí tại
Phú Quốc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng này do chủ đầu tư là
Tập đoàn Tân Hoàng Minh khởi công từ cuối 2021 với tổng mức đầu tư 24.000 tỷ
đồng bao gồm tòa căn hộ khách sạn, hệ thống resort, hệ thống shophouse, biệt
thự...
Agribank cũng vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ
hơn 279 tỷ của Công ty TNHH Suối Cát tại Chi nhánh tỉnh Bình Thuận.
Khoản nợ được đảm bảo bằng toàn bộ Khu vui chơi giải trí Suối Cát (xã Tiến Lợi, TP
Phan Thiết); 3 QSDĐ tại số 383 Trần Quý Cáp, xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết; giá
trị tài sản hình thành trong tương lai Khu vui chơi giải trí Suối Cát giai đoạn
2 trên tổng diện tích đất là 21.132 m2 bao gồm các công trình: Tàu lượn cao
tốc, vũ trường, bãi đậu xe, cổng bán vé, phao đụng, xe đụng, khu vườn cây ăn
quả.
Ngoài ra, tài sản bảo đảm là tài sản hình thành
trong tương lai Khu vui chơi giải trí Suối Cát giai đoạn 2 trên tổng diện tích:
6.570,5 m2 (bao gồm các hạng mục: Sân khấu ngoài trời có mái che và phần san
lấp mặt bằng); tài sản hình thành trong tương lai Khu vui chơi giải trí Suối
Cát giai đoạn 2 (các hạng mục: Quảng trường trung tâm, khách sạn), cùng với một
số tài sản hình thành trong tương lai khác tại dự án này.
Khu vui chơi giải trí Suối Cát là tổ hợp giải
trí, nhà hàng, khách sạn, với tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, phân kỳ thành
3 giai đoạn đầu tư. Dự án này đã dừng hoạt động từ lâu và hiện cơ sở hạ tầng đã
xuống cấp rất nhiều.
Hồi tháng 7, Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai
cũng đã thông báo đấu giá tài sản bảo đảm là toàn bộ công trình xây dựng
gồm Khách sạn Tre Xanh ; Tre Xanh Plaza; Hầm đậu xe,
cổng tường rào và các thiết bị đi kèm công trình xây dựng tại số 18 Lê Lai,
phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Theo mô tả của Agribank, khách sạn này tọa lạc
tại số 18 Lê Lai; nằm gần ngay các trung tâm hành chính và trung tâm thương mại
của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; cách sân bay Pleiku 5,5km. Cụm khách sạn,
nhà hàng Tre Xanh, Tre Xanh Plaza gồm 02 Khu thông nhau (Khu A và Khu B) với
tổng diện tích sàn 14.339,41 m2. Hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng hiện hoạt
động kinh doanh tốt. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích đất 2.733,57
m2.
Một ngân hàng khác là VietinBank vừa thông báo
bán đấu giá lần thứ 4 khoản nợ hơn 560 tỷ đồng của CTCP Xây dựng Công nghiệp
(Descon) để xử lý thu hồi nợ vay.
Toàn bộ dư nợ của Descon tại VietinBank được bảo
đảm bằng 18 hợp đồng bảo đảm được ký trong giai đoạn 2015 - 2018. Ngoài ra, tài
sản bảo đảm còn có quyền tài sản phát sinh từ dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Descon tại
Phường 10, TP Đà Lạt; quyền tài sản từ phát sinh từ Hợp đồng khung về chuyển
nhượng Dự án Preches ngày 20/9/2015 với CTCP Đầu tư Thảo Điền; 20 quyền sử dụng
đất tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Giá khởi điểm toàn bộ khoản nợ là 265 tỷ đồng,
giảm 62 tỷ đồng so với lần rao bán gần nhất (tháng 7/2023),…
Trước đó, VietinBank cũng rao bán gần 60 khách
sạn, bất động sản khác nhau, phân khúc phổ biến là các khách sạn 3-4 sao,
homestay và biệt thự tại Hội An, Quảng Nam với giá bán từ vài chục tới vài trăm
tỷ đồng.
Ngoài ra, nhà băng này cũng siết nợ hàng loạt
khách sạn 4-5 sao, homestay, biệt thự tại các thành phố du lịch khác như Đà
Nẵng, Nha Trang... Đơn cử tại Đà Nẵng có một khách sạn 5 sao xây dựng trên diện
tích hơn 1.200 m2, quy mô 236 phòng, được VietinBank chào bán với giá 600 tỷ
đồng.
Xin lỗi vì giải quyết
thủ tục hành chính kéo dài... 11 năm
https://tuoitre.vn/xin-loi-vi-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-keo-dai-11-nam-20231016205144812.htm
Ngày
16-10, UBND TP Nam Định, tỉnh Nam Định gửi thư xin lỗi tới một hộ gia đình trên
địa bàn vì giải quyết thủ tục hành chính quá hạn, kéo dài đến hơn 11 năm.
Bức thư xin lỗi do ông Trần Huy Thành - phó chủ tịch UBND TP Nam
Định - ký, gửi tới ông Phạm Văn Nỷ cùng bà Nguyễn Thu Mai (trú tại xóm 13, xã
Bình Hòa, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) để nhận lỗi về việc giải quyết thủ tục hành chính quá
hạn.
Trong thư, lãnh đạo TP Nam Định trình bày rõ nguyên nhân dẫn
đến sự chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của
ông Phạm Văn Nỷ và bà Nguyễn Thu Mai.
Theo đó, ngày 1-6-2012, Trung tâm giao dịch hành chính một
cửa thành phố Nam Định có
tiếp nhận hồ sơ của ông Phạm Văn Nỷ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trung tâm đã chuyển hồ sơ đến Văn phòng
đăng ký thông tin nhà đất, thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường, nay là chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Nam Định
để giải quyết.
Theo quy định, kết quả sẽ được trả sau 15 ngày kể từ khi hộ dân
thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, nhưng do việc quản lý, bàn giao, tiếp nhận
hồ sơ thiếu chặt chẽ dẫn tới việc để thất lạc hồ sơ, gây chậm trễ trong việc
giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Ngày 28-9-2023, Phòng Tài nguyên - Môi trường tìm được hồ sơ và
bàn giao cho chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Đến ngày 2-10-2023, chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai đã gọi điện, thông báo mời ông, bà Phạm Văn Nỷ -
Nguyễn Thu Mai đến để hoàn thiện thủ tục.
Ngày 12-10, ông Nỷ và bà Mai đã đến bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả để hoàn thiện hồ sơ. Ngày 14-10, cơ quan chức năng đã trao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông, bà Phạm Văn Nỷ - Nguyễn Thu Mai. Đồng thời trực tiếp gửi
lời xin lỗi tại hội nghị đến ông bà.
"Sự chậm trễ này do lỗi của Phòng Tài nguyên - Môi trường
thành phố và các đơn vị liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính, gây
phiền hà cho ông, bà Phạm Văn Nỷ - Nguyễn Thu Mai. UBND thành phố Nam Định trân
trọng xin lỗi ông, bà" - một phần nội dung trong thư xin lỗi nêu.
Cao tốc Nghi Sơn -
Diễn Châu nghi bị đổ hóa chất
Lê Hoàng
https://vnexpress.net/cao-toc-nghi-son-dien-chau-nghi-bi-do-hoa-chat-4665459.html
Khoảng 2 km cao tốc qua Thanh Hóa xuất hiện vệt màu đen bất
thường, mặt đường bị phân hủy khiến nhà thầu nghi ngờ "có kẻ xấu đổ hóa
chất phá hoại".
Ngày 15/10,
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải gửi đơn trình báo cơ quan chức năng tỉnh Thanh
Hóa việc phát hiện cao tốc Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Diễn Châu (Nghệ An) có dấu
hiệu bị phá hoại.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Sơn Hải, gói thầu xây lắp số 1 dự án cao
tốc Nghi Sơn - Diễn Châu dài gần 9 km do doanh nghiệp thi công 49%, phần còn
lại do Tập đoàn Đèo Cả và Công ty CP Xây dựng Đèo Cả làm. Sau khi thông xe kỹ thuật
vào ngày 1/9, chất lượng công trình được bảo đảm.
Tuy nhiên, ngày 15/10, doanh nghiệp phát hiện khoảng 2 km đường
qua xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện dấu hiệu bất
thường. "Kiểm tra thực địa, chúng tôi phát hiện nhiều vị trí có dấu hiệu
bị đổ hóa chất màu đen, lớp nhựa trên cùng đã bị phân hủy, còn trơ lại mặt
đá...", ông Nguyễn Viết Vương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hải, nêu trong
văn bản trình báo.
Ông Vương đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa và cơ quan chức năng
xác minh, xử lý kẻ phá hoại, bảo vệ quyền lợi của nhà nước, người dân và doanh
nghiệp.
Chiều 16/10, ông Nguyễn Linh Lợi, Phó giám đốc Ban điều hành dự
án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, cho biết vệt màu đen bất thường được ghi nhận
cả mấy km cao tốc qua xã Tân Trường, hướng từ Nam ra Bắc. Ban đang cho đơn vị
khai thác tuyến cao tốc rà soát những ngày qua trên đường có sự cố bất thường
nào, hoặc có kẻ cố tình rải hóa chất như nhà thầu Sơn Hải phản ánh hay không.
"Hiện Ban không có chuyên môn nên nếu cần thiết sẽ đề xuất
đơn vị chức năng vào cuộc. Và cũng cần thêm thời gian mới có thể biết vệt màu
đen do hóa chất gì, có thể phá hủy mặt đường hay không", ông Lợi nói.
Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50 km, điểm đầu trùng với điểm
cuối dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn, thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; điểm
cuối nối với cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Tổng mức đầu tư dự án gần 7.300 tỷ đồng.
Giai đoạn một, cao tốc được xây dựng 4 làn xe, nền đường 17 m,
vận tốc thiết kế 80 km/h, không có làn dừng khẩn cấp mà bố trí điểm dừng. Giai
đoạn hoàn chỉnh có 6 làn xe, nền đường 32 m, vận tốc thiết kế 100-120 km/h.
Được giao tự chủ tài
chính, loạt cơ sở y tế tại Quảng Nam gặp khó, nợ lương
Hoàng Bin
Sau 4 tháng áp dụng cơ chế tự chủ
tài chính, nhiều cơ sở y tế công tại Quảng Nam vẫn chìm trong
khó khăn, có bệnh viện còn đang nợ lương người lao động (NLĐ).
Thu không đủ bù chi
Tháng 6.2023, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định phê duyệt
phương án tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập giai đoạn 2023 -
2025 trong đó giao quyền tự chủ tài chính cho 32 đơn vị gồm 3 đơn vị tự đảm bảo
chi thường xuyên, 21 cơ sở tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và 2 đơn vị do
Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Cơ chế tự chủ được triển khai nhằm mục tiêu giảm dần kinh phí
chi thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước và tạo quyền chủ động cho các bệnh
viện trong thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và sức cạnh
tranh.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, đến hiện
tại, nhiều đơn vị tự chủ đối diện với hàng loạt khó khăn khi nguồn thu không đủ
bù chi.
Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh được giao tự chủ 78,9%
kinh phí hoạt động. Dự toán thu năm 2023 giao hơn 21,8 tỉ đồng, trừ các khoản
chi còn lại phải thu hơn 17,6 tỉ đồng. Trong khi đó, tổng nhu cầu kinh phí chi
lương và hoạt động thường xuyên tại đơn vị này lên đến hơn 19 tỉ đồng, nên kể
cả thu đủ trong chi tiêu giao, tỉnh vẫn phải bù thêm gần 1,4 tỉ đồng.
Thực tế, đến tháng 10.2023, kể cả nguồn ngân sách Nhà nước cấp,
Bệnh viện YHCT tỉnh chỉ mới thu hơn 10,7 tỉ đồng và đã chi hơn 9 tỉ đồng. Do
vậy, trong 3 tháng cuối năm, đơn vị này cần đến gần 10 tỉ đồng để chi lương và
chi thường xuyên.
Với việc hoạt động không hiệu quả, nguồn thu từ khám chữa bệnh
giảm suất, hiện chỉ có hơn 80 bệnh nhân so với quy mô 247 giường bệnh nội trú,
bệnh viện YHCT tỉnh đang nợ gần 3,3 tỉ đồng tiền lương và BHXH từ tháng 7 đến
nay của 136 NLĐ.
Tương tự, tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Tam Kỳ, tình hình cũng
không khả quan khi lượt khám chữa bệnh giảm sâu khiến nhân viên y tế ở đây liên
tục chịu cảnh chậm lương. Với mức độ tự chủ 61%, đơn vị này luôn trong tình
trạng thu không đủ chi. Đầu năm 2023, Sở Y tế thống nhất phương án chuyển giao
TTYT Tam Kỳ sang hệ dự phòng, nhưng hiện đề án này vẫn chưa hoàn thành.
Nhiều bất cập
Đại diện Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, sau 3 năm đại dịch
COVID-19, nguồn thu của các bệnh viện đều giảm sâu, nên không phản ánh đúng
tình hình thu - chi của giai đoạn này, để làm cơ sở xây dựng phương án tự
chủ tài chính giai đoạn 2023 - 2025.
Nhóm các đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, chủ yếu là
các TTYT có hệ thống điều trị hiện đã sụt giảm nguồn thu nghiêm trọng sau khi
thông tuyến BHYT.
“Ngay khi quy định thông tuyến khám chữa bệnh BHYT có hiệu lực,
từ chỗ là đơn vị y tế ban đầu được người dân lựa chọn, TTYT Tam Kỳ ngày càng
không thể cạnh tranh với các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh cũng như các cơ
sở tư nhân trên địa bàn. Số lượng đầu thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
tại đây giảm gần 2/3 so với trước đây” - đại diện TTYT Tam Kỳ cho biết.
Đối với các bệnh viện, vướng mắc lớn nhất hiện nay là giá thu
viện phí chưa tính đúng, tính đủ các chi phí. Giá viện phí ở cơ sở y tế công
hiện mới chỉ 4/7 yếu tố, chưa có 3 phần gồm khấu hao tài sản cố định, duy tu
sửa chữa tài sản; chi phí quản lý; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học. Điều
này gây hạn chế phát triển bệnh viện.
Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn của ngành y tế hồi tháng 6.2023,
ông Tô Mười - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc - cho biết,
đơn vị này nằm trong nhóm tự đảm bảo chi thường xuyên với số nhân lực gần 1.000
người.
“Ước tính mỗi năm, chúng tôi tiết kiệm chi cho Nhà nước hơn 150
tỉ đồng khi tự đảm bảo chi thường xuyên. Theo quy định, chúng tôi sẽ được ngân
sách hỗ trợ chi đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng. Tuy nhiên, nhiều thiết bị máy
móc của bệnh viện đã hư, cũ chưa kể số giường bệnh thiếu, cơ sở hạ tầng xuống
cấp... chúng tôi vẫn chưa được phê duyệt đầu tư, do chờ đợi phê duyệt rất lâu,
dẫn đến không bắt kịp được kế hoạch phát triển” - ông Tô Mười nói.
Trước mắt, các bệnh viện mong sớm có chủ trương hoặc ban hành
khung giá khám chữa bệnh tính đúng, tính đủ chi phí. Ngoài ra, cần ban hành cơ
chế thống nhất trong việc thực hiện, thẩm tra công tác khám chữa bệnh BHYT.
Ngày 11.10, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết
định bổ sung kinh phí cho Sở Y tế để chi hoạt động thường xuyên cho các cơ
sở y tế điều trị tuyến tỉnh và hoạt động khám chữa bệnh tại TTYT trực thuộc
Sở Y tế với số tiền hơn 28,4 tỉ đồng. Về lâu dài, ngân sách Nhà nước cấp ngày
càng giảm sâu theo lộ trình, các bệnh viện phải tự tìm giải pháp cân đối nguồn
thu thông qua hoạt động khám chữa bệnh BHYT.
No comments:
Post a Comment