Sunday, October 1, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 01 tháng 10 năm 2023


·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Quốc Hội Mỹ thông qua ngân sách tạm, chính phủ tiếp tục vận hành trong 45 ngày

Tướng hàng đầu của Mỹ ngầm chỉ trích Trump trong phát biểu khi về hưu

Trung Quốc nói Mỹ mới chính là 'đế quốc dối trá'

Việt Nam ước tính tăng trưởng GDP quý III chỉ đạt 5,33% do nhu cầu xuất khẩu yếu

Bộ trưởng quốc phòng Anh nói có thể cung cấp huấn luyện ngay trong Ukraine

Việt Nam sẵn sàng từ bỏ mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

 

RFA

Bộ Công an: Bà Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt vì "chiếm đoạt tài liệu của" của EVN

Vụ Việt Á: Truy tố 38 người, cựu Bộ trưởng Y tế nhận hối lộ 2,25 triệu USD

Bộ Công an Việt Nam thông báo tìm bị hại trong vụ Vạn Thịnh Phát

Khởi tố vụ án tại TT Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao TP HCM

Làm cách mạng, không làm ..... tình

Hà Nội gửi người sang TQ học lớp cán bộ nguồn: Công chúng lo ngại, chuyên gia nói gì?

Bảo vệ người có nguy cơ bị tra tấn trong trại giam: Có khả thi?

Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc lên tiếng về việc bỏ tù bà Hoàng Thị Minh Hồng

Các nước cần chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài trên Biển Đông

Bình Dương: Facebooker bị bắt giam vì “nói xấu” Đảng và Nhà nước

Gia Lai: Kết án tổng cộng 45 năm tù đối với 6 người liên hệ với FULRO để tổ chức cho người Thượng vượt biên

Mưa lũ làm ít nhất 8 người chết và mất tích ở Bắc và Bắc Trung Bộ

Cảnh sát Pháp giải cứu bốn người Việt trốn trong thùng xe đông lạnh để vào Anh

“Cô Hằng mãi đỉnh” “Con chó cái” “Điều 331”

Họp báo tại Quốc hội Mỹ vận động cho các nhà hoạt động Việt Nam bị tù vì phản đối Formosa

Live stream chửi Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù

Vai trò của Chánh Án Toà án Nhân dân Tối cao trong vụ tử hình Lê Văn Mạnh

Cổ phiếu VinFast tại Mỹ lao dốc từ gần 100 đô la xuống còn 11.22 đô la một cổ phiếu

Quỹ đầu tư GIC của Singapore và các nhà đầu tư Thái Lan muốn mua 20% cổ phần của Bách Hoá Xanh

 

BBC

Công an VN khởi tố bà Ngô Thị Tố Nhiên với tội danh 'chiếm đoạt tài liệu'

Điều tra của Reuters: Nga chiêu mộ công dân Cuba ra chiến trường Ukraine như thế nào?

Các nhà khoa học tiến gần đến giải mã bí mật của phản vật chất

Hứa Gia Ấn: Sự nghiệp thăng trầm của nhà sáng lập tập đoàn Evergrande

'Văn hóa đình công' ở Mỹ diễn ra mạnh mẽ như thế nào trong năm 2023

Việt Nam: Tăng trưởng GDP quý III bị hạn chế vì nhu cầu thế giới giảm

BBC Tiếng Việt cùng cảnh sát Pháp giải cứu 'người rơm Việt trong xe tải đông lạnh'

Tổng thống Nga 'giao việc' cho Andrei Troshev, cựu cố vấn của Prigozhin

'Săn Tây' để luyện tiếng Anh: Người nước ngoài phản ứng ra sao?

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hát nhạc blues

Người Việt Nam tị nạn lo lắng về chương trình bảo vệ của Thái Lan

Khó khăn kinh tế của Trung Quốc ảnh hưởng gì tới thế giới?

 

RFI

Lần đầu tiên từ hơn 3 thập kỷ qua Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Thượng Karabakh

Chính quyền Việt Nam xác nhận vụ bắt giữ giám đốc một công ty tư vấn về năng lượng

Anh Quốc muốn tập huấn cho binh sĩ Ukraina ngay trên lãnh thổ Ukraina

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Hoa Kỳ tránh được tình trạng « shutdown » vào phút chót

Nga kỷ niệm một năm ngày sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraina

Azerbaijan bật đèn xanh cho LHQ cử phái đoàn nhân đạo đến Thượng Karabakh

Chiến tranh Ukraina phủ bóng cuộc bầu cử Quốc Hội Slovakia

Crimée bị Ukraina oanh kích ác liệt, dân Nga bắt đầu nếm mùi chiến tranh

Liên Hiệp Châu Âu: Đã có 7 nước đặt mua chung đạn dược để viện trợ cho Ukraina

Các quốc gia Địa Trung Hải thuộc EU họp thượng đỉnh về vấn đề di dân

NATO sẵn sàng tăng cường hiện diện tại Kosovo

Viễn cảnh Hoa Kỳ bị tê liệt vì ngân sách cận kề

Ba Lan và Đức tái lập kiểm soát biên giới để chống nhập cư trái phép

Tình khúc Pháp qua giọng ca Rita Tabbakh

Mỹ: Trung Quốc chi hàng tỷ đôla để phát tán tin giả khắp thế giới

Nga: Putin nhờ một người thân cận với chủ nhân Wagner lập đội quân tình nguyện sang Ukraina

Đức ký thỏa thuận “lịch sử” mua lá chắn tên lửa Arrow-3 của Israel

Trung Quốc : Dấu hiệu của « một cơn sốt » thanh trừng ở thượng tầng Nhà nước ?

(Reuters) – Việt Nam cho mở điều tra về việc Trung Quốc bán phá giá tháp điện gió, gây cạnh tranh bất bình đẳng. Chính phủ Việt Nam hôm 29/09/2023 ban hành quyết định cho mở điều tra, áp dụng các biện pháp chống phá giá tháp điện gió của Trung Quốc. Các nhà sản xuất của Việt Nam cáo buộc phía Trung Quốc bán phá giá gây thiệt hại cho phía Việt Nam và hành vi bán phá giá này đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2030 năng lượng gió đáp ứng 18,5% nhu cầu của cả nước.

(AFP) – Quốc Hội Pháp bác bỏ kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Elisabeth Borne. Thêm một thất bại cho liên minh các đảng phái cánh tả NUPES, đã không hội tụ đủ số phiếu tối thiểu 289 để lật đổ chính phủ của bà Elisabeth Borne trong cuộc biểu quyết đêm 29/09/2023. Đây là lần thứ 18 bà Borne bị NUPES bất tín nhiệm. Lần này do bất đồng về một dự luật tài chính cho giai đoạn 2023-2027, tức là cho đến cuối nhiệm kỳ của tổng thống Macron và của bên Lập pháp.

(AFP) – Vận động viên Nga và Belarus được dự Paralympic 2024 với tư cách trung lập. Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC), hôm qua 29/09/2023, đã ra phán quyết cho phép các vận động viên Nga và Belarus tham gia Thế vận hội Paralympic 2024 ở Paris (28/08 – 08/09) với tư cách cá nhân và trung lập. Ukraina đã chỉ trích quyết định này của IPC, thông qua cố vấn của tổng thống Ukraina, Mykhaïlo Podoliak, khi ông cho rằng điều này sẽ kéo dài chiến tranh và khuyến khích Nga gia tăng những hành động tàn bạo ở Ukraina.

(AFP) –  Ukraina chiêu dụ các tập đoàn công nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng. Ngày 29/09/2023 tổng thống Volodymyr Zelensky khai mạc diễn dàn quốc tế về quốc phòng tại Kiev. Sự kiện này thu thút 252 tập đoàn trong ngành, đại diện cho 30 quốc gia. Trong bài phát biểu, tổng thống Zelensky thông báo thành lập một « liên minh trong ngành công nghiệp quốc phòng » và 13 tập đoàn hàng đầu thế giới đã hưởng ứng kêu gọi của Kiev. Ukraina hứa sẽ có những khoản ưu đãi về thuế khóa cho các tập đoàn nước ngoài đến Ukraina hoạt động.

(AFP) – Hội Chữ Thập Đỏ cần thêm 20 triệu euro để giúp đỡ người tị nạn Thượng Karabakh. Trong thông cáo hôm 30/09/2023, tổ chức quốc tế này cho biết 100.000 trên tổng số 120.000 dân cư Thượng Karabakh đã di tản khỏi vùng đất này để sang  Armenia lánh nạn. Hội cần huy động thêm ít nhất 20 triệu euro để đối mặt với những thách thức về nhân đạo tại đây. Chữ Thập Đỏ quốc tế đã phải khởi động « kế hoạch khẩn cấp » và huy đông hàng trăm nhân viên để cứu giúp người Armenia đang chạy khỏi vùng Thượng Karabakh hơn một chục ngày sau khi quân đội Azerbaijan đã dễ dàng chiếm được vùng ốc đảo này. 

(AFP) – Malaysia đổ lỗi cho Indonesia gây ô nhiễm môi trường. Trong thông cáo hôm 30/09/2003, Kuala Lumpur cáo buộc Indonesia áp dụng chính sách đốt phá rừng để lấy đất canh tác, gây ô nhiễm không khí cho các nước láng giềng. Hàng trăm đám cháy tại Indonesia đang bùng lên trước mùa mưa. Đây là giải pháp Indonesia luôn áp dụng để lấy đất canh tác. Malaysia và Indonesia là hai nguồn cung cấp dầu cọ, chiếm 85% sản xuất cho thế giới.

(AFP) – Thời tiết ấm lạ thường tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đã bước vào thu mà nhiệt độ trung bình tại hai quốc gia này có lúc cao hơn 35°C. Trung bình nhiệt độ cao hơn từ 5 cho đến 15 độ so với bình thường. Tình hình tại Pháp cũng tương tự. Nhiều tỉnh ở miền Nam trong hai ngày cuối tuần này, nắng nóng hơn 30°C.

(RFI) – Hoa Kỳ : New York ngập trong nước. Thành phố New York, Hoa Kỳ, hôm qua 29/09/2023, bị tê liệt do ngập trong nước sau khi phải hứng chịu những cơn mưa xối xả. Cơ quan khí tượng của New York cho biết rằng hôm qua là “ngày ẩm ướt nhất” từng được ghi nhận tại sân bay Quốc tế JFK kể từ năm 1948.

 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: CHỦ NHẬT 01.10.2023

1) NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN NGUYỄN VIẾT DŨNG MÃN HẠN TÙ

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Viết Dũng, còn gọi là Dũng Phi Hổ hay Hoàng Tử Thuốc Lào, vừa mãn án hôm 27/9/2023 sau 6 năm bị giam cầm trong ngục tù cộng sản.

Xe của nhà tù Ba Sao đưa TNLT này về quê nhà tại Nghệ An, sau đó làm thủ tục “bàn giao” cho nhà cầm quyền địa phương vì Dũng còn 5 năm quản chế, trước khi chở anh về nhà.

Đây là án tù thứ hai của Dũng. Lần đầu, anh bị bắt khi đang tham gia biểu tình bảo vệ cây xanh tại Hà Nội, trên người mặc trang phục quân đội VNCH. Anh bị kết án 12 tháng tù giam. Sau một năm ra tù, Dũng tiếp tục các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ. Tháng 9/2017, nhà cầm quyền bắt Dũng lần hai để ngăn chặn những hoạt động chống Formosa, giúp đỡ sinh viên, học sinh chống việc lạm thu và nhiều việc làm dân sinh thiết thực khác của Dũng. Tháng 8 năm 2018, tại phiên phúc thẩm, Dũng bị kết án 6 năm tù giam, 5 năm quản chế với tội danh ngụy tạo “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Hiện Nguyễn Viết Dũng đang sống cùng cha mẹ tại Nghệ An và anh tạm thời chưa tiếp xúc với truyền thông.

 

2) PHÓNG VIÊN BBC VÀ CẢNH SÁT PHÁP GIẢI CỨU NGƯỜI VIỆT TRONG XE ĐÔNG LẠNH ĐỂ VÀO ANH

Cảnh sát Pháp hôm 27/9 đã giải cứu được bốn người Việt trong tổng số sáu người phụ nữ trốn trong một thùng xe đông lạnh tìm đường vào Anh.

Một trong bốn phụ nữ đã gửi tin nhắn cho phóng viên BBC Việt ngữ ở London cầu cứu. Các phóng viên BBC, sử dụng GPS được người phụ nữ chia sẻ, sau đó kết hợp với cảnh sát Pháp đã giải cứu thành công những người này.

Bốn người Việt trên xe đều còn rất trẻ, có người chưa tới 18 tuổi. Họ lên xe từ khoảng 12 rưỡi đêm hôm trước, với lời hứa sẽ được đưa sang Anh an toàn. Hai  trong số 6 người phụ nữ được giải cứu mang quốc tịch Iraq.

Tin mới nhất mà BBC nhận được hôm 28 và 29/9 cho biết, bốn phụ nữ Việt Nam đã được thả ra, với lệnh phải rời khỏi Pháp trong vòng 30 ngày. Hai người Iraq thì được ở lại Pháp để nộp đơn xin tị nạn. Cơ quan công tố Pháp sau đó xác nhận rằng tài xế xe tải đã chủ động dừng tại một điểm đỗ xe bên đường để gọi cảnh sát sau khi nghe thấy âm thanh như tiếng người nói. Cơ quan công tố cũng xác nhận rằng tài xế không bị nghi ngờ phạm tội. Hãng chủ quản của người tài xế sau đó cho chúng tôi biết người lái xe đã trả lời các câu hỏi của cảnh sát và tự nguyện báo. Ông ta đã được trả tự do, không bị cáo buộc và tiếp tục hành trình.

 

3) HẢI PHÒNG: TÒA ÁN ĐƯA NGƯỜI BỆNH RA XÉT XỬ KHIẾN BỊ CÁO GỤC NGÃ TẠI TÒA

Chiều 29/9, Tòa án nhân dân quận Đồ Sơn (Hải Phòng) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án đối với 3 người là chị em ruột gồm Đỗ Thị Thu, Đỗ Thị Thuỷ và Đỗ Thị Hiền. Cả ba bị cáo buộc tội danh “Gây rối trật tự công cộng”.

Tuy nhiên, phiên tòa đã phải đã phải tạm dừng vì bà Đỗ Thị Thu (66 tuổi) đã gục ngã ngay trên bục xét xử. Trong quá trình xét xử, luật sư và gia đình đã đề nghị dừng phiên toà khi thấy sức khoẻ của bà Thu có vấn đề nhưng thẩm phán Nguyễn Thị Minh Phương không chấp thuận. Thậm chí, khi bà Thu đứng không vững, nữ thẩm phán này cho gọi nhân viên y tế đến đo huyết áp, mang bánh và sữa cho bà Thu nhưng yêu cầu khiêng cáng cứu thương vào khu vực xét xử để bị cáo nằm rồi tiếp tục quá trình xét hỏi cho đến quá giờ hành chính. Chỉ đến khi bị cáo có biểu hiện lên cơn co giật, bác sĩ thông báo huyết áp cao và chỉ định phải đưa người đi cấp cứu và người nhà trong phòng xử án nhốn nháo kêu khóc, thẩm phán Nguyễn Thị Minh Phương mới cho dừng phiên tòa và tuyên bố sẽ tiếp tục làm việc vào 9h sáng ngày 30/9.

Được biết, trước đó, bà  Thu đã phải nhập viện điều trị trong tình trạng nghi bị nhồi máu não. Bị cáo chưa đến ngày xuất viện nhưng vẫn xin về, tới toà phục vụ việc xét xử.

Theo cáo trạng, do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, từ ngày 29/3 - 2/6/2022, tại khu dự án biệt thự và nhà nghỉ cuối tuần Vụng Hương của Công ty Cổ phần xây dựng số 15 Vinaconex, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, ba chị em bà Thu đã có hành vi sử dụng hung khí và tay chân cạy phá, làm hư hỏng 20 tấm tôn mạ màu của Công ty này, gây thiệt hại 4.244.400 đồng, giăng băng rôn khẩu hiệu để phản đối, to tiếng chửi bới, dựng lán trại trên vỉa hè để giữ đất, ngăn cản việc xây dựng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, cả ba chị em bà Thu, Thuỷ, Hiền tại toà đều khẳng định họ không có hành vi chửi bới, dựng lán trại trên vỉa hè, không có hành vi nào gây rối trật tự công cộng.

Luật sư cho rằng, Hội đồng xét xử đã làm việc quá giờ quy định của Luật Lao động, trong tình trạng sức khỏe của bị cáo không được tốt. Việc tòa vẫn tiếp tục phiên xét xử trong khi bà Thu vắng mặt do phải nằm viện sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của bà.

 

4) BẨY QUỐC GIA ÂU CHÂU ĐẶT MUA CHUNG ĐẠN DƯỢC ĐỂ VIỆN TRỢ CHO UKRAINE

Hôm 29/9, Cơ Quan Quốc Phòng Châu Âu EDA thông báo đã có 7 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu đặt mua đạn dược trong khuôn khổ một kế hoạch mua chung đề ra vào tháng 3 vừa qua nhằm khẩn cấp viện trợ cho Ukraina và bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt của phương Tây. Tuy nhiên, truyền thông không được biết cụ thể quốc gia nào đã đặt mua cũng như giá trị mỗi đơn đặt hàng.

Hãng tin Reuters cho biết, kế hoạch mua chung đạn dược mà Liên Âu khởi động vào tháng 3, trị giá ít nhất 2 tỷ euros, với chỉ tiêu là gửi được 1 triệu quả đạn pháo và tên lửa đến Ukraina trong vòng 12 tháng.

Trong một diễn biến khác, Thụy Sĩ ngày 29/09/2023 đã loan báo quyết định tài trợ 100 triệu franc Thụy Sĩ, tương đương với khoảng 103 triệu euro, cho công việc rà phá bom mìn tại Ukraina trong giai đoạn 2024-2027. Đây hoàn toàn nhằm mục đích nhân đạo vì Thụy Sĩ là nước trung lập nên không thể hỗ trợ các hoạt động rà phá bom mìn vì mục đích quân sự.

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức

Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan

Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

28/09/2018: Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan

Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Thế giới hôm nay: 27/09/2023

Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc

26/09/1996: Shannon Lucid trở lại Trái Đất

Thế giới hôm nay: 26/09/2023

Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?

 


Báo Tiếng Dân

 

Bất động sản Việt Nam gặp khó khăn khi công ty bất động sản Novaland chiến đấu với chủ nợ29/09/2023

 

Thuy My

Tuấn Khanh - Bắc Hàn tịch thu bánh Trung thu, vì xét là “văn hóa ngoại bang”

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 28/09/2023

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho nhạc sĩ Y Vũ

Võ Khánh Tuyên - Vũ đã theo Kim

Nguyễn Văn Tuấn - Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Nguyễn Thông - Hội nghị đồ nhà

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay 01/10/2023

Nhà cách mạng Phan Châu Trinh như tôi đã hiểu 01/10/2023

CHANGE và án trốn thuế 01/10/2023

Trật tự mới của BRICS 01/10/2023

Nghị quyết 1481 của Hội đồng Nghị viện của Uỷ hội Châu Âu – Nếu Nguyễn Ái Quốc cứ ở Quốc tế 2? 30/09/2023

Đảng Cộng sản Trung Quốc: Nói một đằng, làm một nẻo 30/09/2023

Các biện pháp chống đảo chính của Putin đã làm suy yếu nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine như thế nào 30/09/2023

Bài diễn văn tuyệt vời của TT Biden tại Arizona – ông nói về đe dọa dân chủ của Trump và phong trào MAGA 30/09/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Truy tố 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh trong vụ Việt Á

Nguyễn Hưởng

https://soha.vn/truy-to-2-cuu-bo-truong-nguyen-thanh-long-va-chu-ngoc-anh-trong-vu-viet-a-20230930164808784.htm

Theo cáo trạng, để kit test được chứng nhận là của Việt Á và lưu hành, Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã hối lộ cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long 2,25 triệu USD, chi tiền "cảm ơn" cho nhiều cựu cán bộ cấp cao.

Ngày 30-9, theo nguồn tin, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can liên quan đến vụ Việt Á .

Theo đó, VKSND Tối cao truy tố cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về tội "Nhận hối lộ". Cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc, cựu thứ trưởng Bộ KH-CN, bị truy tố cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". VKSND Tối cao còn truy tố Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á, về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Cơ quan tố tụng cáo buộc khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ và Bộ KH-CN giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch. Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test xét nghiệm, sau đó chiếm đoạt, biến test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN thuộc Bộ KH-CN) để Việt Á được Bộ KH-CN phê duyệt tham gia, phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài.

Sau đó, Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế)... can thiệp, tác động, chỉ đạo Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) để Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test xét nghiệm COVID-19.

Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 test xét nghiệm cho Bộ Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ.

Sau đó, Bộ Y tế kiểm tra giá hiệp thương, xác định Việt Á thay đổi nguyên vật liệu sản xuất nhưng không ra kết luận kiểm tra, không kiến nghị xử lý, dẫn đến Công ty Việt Á tiếp tục sử dụng mức giá trên, tạo mặt bằng giá để bán cho các đơn vị, địa phương.

Kết quả điều tra xác định trong 2 năm 2020, 2021 tổng doanh thu của Công ty Việt Á là hơn 4.247 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Việt Á đã sản xuất tổng hơn 8,7 triệu kit test, đã tiêu thụ cho các đơn vị, cơ sở y tế là hơn 8,3 triệu kit test với tổng giá trị hơn 3.929 tỉ đồng (giá 470.000 đồng/kit). Trong đó, đã được thanh toán hơn 5.918.266 kit test xét nghiệm với tổng giá trị 2.257 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra cáo buộc trong quá trình phạm tội, Phan Quốc Việt đã gây thiệt hại hơn 432 tỉ đồng, đưa hối lộ với tổng số tiền là 3 triệu USD (tương đương hơn 68 tỉ đồng) và 4 tỉ đồng.

Trong đó, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Y tế) 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của ông Long) 4 tỉ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ KH-CN) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế) 100.000 USD.

Bên cạnh đó, Việt còn chi tiền "cảm ơn" cho ông Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD; Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng KH-CN) 200.000 USD; Phạm Công Trạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN) 50.000 USD.

 

Bắt chuyên gia năng lượng Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ vì chiếm đoạt tài liệu mật của EVN

B. Bình 

https://soha.vn/bat-chuyen-gia-nang-luong-ngo-thi-to-nhien-va-2-can-bo-vi-chiem-doat-tai-lieu-mat-cua-evn-20230930220224629.htm

Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ tập đoàn EVN bị khởi tố, bắt giữ về hành vi chiếm đoạt tài liệu mật.

Ngày 30/9, thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, cơ quan chức năng đã bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Công ty TNHH Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE); cùng 2 cán bộ Tập đoàn EVN.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, căn cứ vào kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 20/9/2023, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên, sinh năm 1974, Giám đốc Công ty TNHH Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam về tội chiếm đoạt tài liệu của cơ quan tổ chức quy định tại Điều 342 Bộ Luật Hình sự.

Cùng bị khởi tố, bắt tạm giam với Ngô Thị Tố Nhiên còn có Dương Đức Việt, sinh năm 1979, chuyên viên cao cấp Ban Quản lý đầu tư, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia thuộc EVN và Lê Quốc Anh, sinh năm 1984, Trưởng phòng Phân tích hệ thống Công ty cổ phần tư vấn điện 1 cùng với tội chiếm đoạt tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ thu thập được xác định, từ năm 2020, Ngô Thị Tố Nhiên đã biết Lê Đức Anh và Dương Quốc Việt là những người có quyền tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạch định chính sách phát triển lưới điện của Tập đoàn EVN, về hệ thống lưới điện 500 kV và hệ thống lưới điện 220 kV nên Nhiên đã hợp thức hóa việc chiếm đoạt tài liệu bằng cách ký hợp đồng lao động, hợp đồng chuyên gia với Lê Quốc Anh và Dương Đức Việt theo hình thức bán thời gian có trả lương. Hai đối tượng trên đã cung cấp những tài liệu liên quan đến EVN cho Ngô Thị Tố Nhiên.

Các hành vi vi phạm của Ngô Thị Tố Nhiên, Lê Quốc Anh và Dương Đức Việt đã phạm tội chiếm đoạt tài liệu của cơ quan tổ chức và hiện nay cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Sau khi Ngô Thị Tố Nhiên bị khởi tố, một số cơ quan truyền thông nước ngoài và một số tổ chức phản động lưu vong đã đưa tin xuyên tạc, vu cáo Việt Nam bắt giam các nhà hoạt động môi trường. Đối với việc này, Bộ Công an bác bỏ luận điệu xuyên tạc kể trên và coi đó là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

 

Tìm bị hại trong vụ mua hơn 30.000 tỷ đồng trái phiếu liên quan Vạn Thịnh Phát

Phạm Dự

https://vnexpress.net/tim-bi-hai-trong-vu-mua-trai-phieu-hon-30-000-ty-dong-lien-quan-van-thinh-phat-4659353.html

Bộ Công an đang tìm bị hại là các nhà đầu tư mua 25 lô trái phiếu trị giá hơn 30.000 tỷ đồng từ các công ty liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, từ năm 2018 đến 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức đã có hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật để tạo lập 25 gói trái phiếu.

Mã trái phiếu là ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20. Các lô trái phiếu này có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng đã bán cho người mua (trái chủ) nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt.

Theo cảnh sát, những người sở hữu 24 mã trái phiếu trên do các công ty liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phát hành được xác định là bị hại trong vụ án. Nhà chức trách đề nghị, các bị hại hãy đến cơ quan cảnh sát điều tra công an các tỉnh, thành phố trên hợp đồng mua bán để cung cấp thông tin, ghi lời khai và giải quyết theo quy định.

Nếu bị hại không đến làm việc, phối hợp cung cấp thông tin trước thời điểm kết thúc điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, không xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án.

Sau gần một năm điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03) đã khởi tố hơn 32 người trong hai vụ án liên quan sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Ngày 7/10/2022, 4 người đầu tiên bị bắt giam là bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Cả bốn người bị điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cáo buộc gian dối trong phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân, giai đoạn năm 2018-2019.

Đến ngày 28/3, C03 khởi tố bà Đỗ Thị Nhà(cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước) và 4 người của đoàn thanh tra liên ngành thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo C03, bà Nhàn và những thành viên đoàn thanh tra đã báo cáo không đúng sự thật kết quả thanh tra với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, dẫn đến việc giám sát, kiểm sát ngân hàng SCB không được kịp thời.

 

Công ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo 20.000 người với gần 9.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN

https://laodong.vn/phap-luat/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam-lua-dao-20000-nguoi-voi-gan-9000-ti-dong-1248501.ldo

Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, quá trình điều tra xác định từ năm 2020 - 2022, Công ty bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỉ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Chiều 30.9, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9.2023, báo chí đã đề nghị Bộ Công an cung cấp thông tin về vụ việc Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam bị cáo buộc lừa đảo.

Ngay sau đó, Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an đã có trao đổi với báo chí về vụ án này.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, ngày 8.9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Thị Thúy - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Nhật Nam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174, Bộ Luật Hình sự.

Quá trình điều tra xác định, từ năm 2020 - 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỉ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Số tiền thu được, công ty chi trả hoa hồng cho các cá nhân giới thiệu huy động vốn - khoảng 2.272 tỉ đồng. Vũ Thị Thúy chi sử dụng cá nhân khoảng hơn 635 tỉ đồng. Hiện cơ quan điều tra đã làm rõ và ghi được lời khai của 111 bị hại, bước đầu xác định số tiền bị chiếm đoạt là 138 tỉ đồng.

Bản thân Vũ Thị Thúy khai tại cơ quan điều tra là Công ty Nhật Nam chưa thu được lợi nhuận, không có dự án, bất động sản nào tại tỉnh Hòa Bình và tỉnh Bình Thuận như quảng cáo cho các cá nhân tham gia các dự án.

Về thủ đoạn đưa thông tin quảng cáo sai sự thật của Vũ Thị Thúy và Công ty Nhật Nam, năm 2019, Vũ Thị Thúy thành lập công ty Nhật Nam nhưng không góp vốn cổ đông. Mục đích thành lập là để huy động vốn của các cá nhân.

Báo cáo tài chính của công ty Nhật Nam từ năm 2019 đến năm 2021 đều thua lỗ.

Vũ Thị Thúy đã tổ chức các buổi hội thảo thu hút số lượng lớn các cá nhân tham dự như: Tổ chức 2 hội thảo lớn vào các ngày 13.3.2022 và ngày 2.7.2022 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, thu hút 5.561 người tham dự.

Ngoài ra, Vũ Thị Thúy mở 32 văn phòng đại diện tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành trong cả nước để tổ chức quảng bá, huy động vốn. Tại các buổi hội thảo, Vũ Thị Thúy sử dụng một số cá nhân có uy tín trong xã hội, có thời gian công tác trong ngành pháp luật để giới thiệu về việc công ty kinh doanh uy tín, trả gốc, lãi đầy đủ, cam kết không bị mất vốn,...

“Qua vụ việc nêu trên, Bộ Công an khuyến cáo các nhà đầu tư hết sức tỉnh táo trước khi tham gia dự án huy động vốn. Hiện tại Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để thu hồi tài sản, giảm thiểu thiệt hại cho các nhà đầu tư” – Trung tướng Tô Ân Xô cho biết.

 

Hơn 73% giảng viên của Học viện Phòng không - Không quân đạt trình độ thạc sĩ

Thảo Ly

https://giaoduc.net.vn/hon-73-giang-vien-cua-hoc-vien-phong-khong-khong-quan-dat-trinh-do-thac-si-post238166.gd

GDVN-Mấy năm gần đây chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Phòng không-Không quân có giảm; giảng viên trình độ đào tạo thạc sĩ chiếm hơn 73%.

Học viện Phòng không - Không quân (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội) là một học viện quân sự thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân - Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu phòng không-không quân bậc đại học, cao đẳng, kỹ sư hàng không và đào tạo sau đại học.

Với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chất lượng cao. Đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo quốc tế chuyên sâu trên các lĩnh vực phòng không và không quân của Quân đội, góp phần quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, xứng đáng với vị thế là trường trọng điểm của Quân đội.

Tầm nhìn đến năm 2030, Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực phòng không, không quân và các chuyên ngành gần trong nền kinh tế, xã hội đất nước, phấn đấu đạt chuẩn chất lượng của quốc gia và khu vực; tạo nguồn và dự trữ nhân lực Phòng không-Không quân chất lượng cao, theo đối tượng đào tạo cho quốc phòng an ninh và kinh tế xã hội; đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng lực lượng Phòng không - Không quân hiện đại, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Hiện Học viện Phòng không - Không quân do Thiếu tướng, Tiến sĩ Hà Xuân Trường làm Giám đốc; 3 Phó Giám đốc Học viện là: Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Phúc Hải; Đại tá Phan Văn Khang và Đại tá, Tiến sĩ Lê Công Thành.

Chỉ tiêu tuyển sinh có xu hướng giảm

Theo thống kê từ đề án tuyển sinh các năm (năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023) cho thấy, chỉ tiêu tuyển sinh các ngành trong 5 năm gần đây tại Học viện có biến động.

Từ bảng trên, có thể thấy, chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện giảm qua các năm. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh các khối ngành của Học viện năm 2019 là 398 chỉ tiêu thì đến năm 2023 chỉ còn 235 chỉ tiêu.

Cụ thể, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kỹ thuật hàng không năm 2022 là 50 chỉ tiêu (tức là 55 chỉ tiêu so với năm 2019). Đến năm 2023, Học viện không tuyển sinh ngành Kỹ thuật hàng không. Trước đó, ngành Kỹ thuật Hàng không giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh là 105 chỉ tiêu trong 4 năm liên tiếp (năm 2016, 2017, 2018 và 2019).

Được biết, Khoa Kỹ thuật Hàng không được thành lập ngày 15/02/1979, đào tạo các kỹ sư, thạc sĩ Kỹ thuật hàng không, từ năm 1998 đã đào tạo sau đại học. Học viện đã đào tạo được nhiều lớp kỹ sư, thạc sĩ Kỹ thuật Hàng không có chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân chủng, quân đội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1].

Riêng ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử chỉ tiêu tuyển sinh giảm rõ rệt. Cụ thể, năm 2022, chỉ tiêu tuyển sinh là 215, tức giảm 78 chỉ tiêu so với năm 2019 (có 293 chỉ tiêu). Đến năm 2023, Học viện tăng 20 chỉ tiêu, nâng tổng số chỉ tiêu tuyển sinh của ngành là 235 chỉ tiêu.

Giảng viên có trình độ Thạc sĩ chiếm 73,3%

Theo đề án tuyển sinh của Học viện, số lượng giảng viên có chức danh phó giáo sư, tiến sĩ/ phó giáo sư, tiến sĩ khoa học chỉ có 1 người ở khối ngành V (năm 2021). Song đến năm 2022, Học viện không có giảng viên có chức danh phó giáo sư, tiến sĩ/ phó giáo sư, tiến sĩ khoa học ở khối ngành V.

Còn, khối ngành VII không có giảng viên có chức danh phó giáo sư, tiến sĩ/ phó giáo sư, tiến sĩ khoa học trong 3 năm khảo sát (năm 2020, năm 2021 và năm 2022).

Hai năm 2020 và 2021, Học viện duy trì số lượng giảng viên có trình độ đào tạo tiến sĩ là 41 người. Đến năm 2022, tăng thêm 4 giảng viên, nâng tổng số giảng viên có trình độ tiến sĩ tại Học viện lên 45 người, chiếm 10%/ tổng số giảng viên toàn trường (450 giảng viên), không tính giảng viên các môn chung.

Trong khi đó, số lượng giảng viên có trình độ đào tạo thạc sĩ gấp tới 7 lần so với giảng viên trình độ tiến sĩ (năm 2022), chiếm 73,3% số lượng giảng viên toàn Học viện. Năm 2020 và năm 2021, số giảng viên có trình độ đào tạo thạc sĩ được duy trì là 303 người.

Số lượng giảng viên có trình độ đại học có xu hướng giảm. Năm 2020 và năm 2021, Học viện duy trì số giảng viên có trình độ đại học là 104 người, giảm xuống còn 75 người năm 2022.

Theo thống kê 3 năm (năm 2020, năm 2021, năm 2022) Học viện không có giảng viên có chức danh là Giáo sư tại 2 khối ngành V và VII.

Chưa kể, năm 2020 và năm 2021, Học viện Phòng không-Không quân không có giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tại trường. Tuy nhiên, năm 2022, giảng viên thỉnh giảng của Học viên tăng lên 26 người, trong đó có 3 giảng viên có chức danh phó giáo sư, tiến sĩ/ Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học; 8 giảng viên trình độ đào tạo tiến sĩ; 5 giảng viên trình độ đào tạo thạc sĩ và 5 cử nhân.

 

Nữ “đại gia” lừa đảo chiếm đoạt 6,2 tỷ đồng lãnh 8 năm tù

THÁI SƠN

https://baothuathienhue.vn/chinh-tri-xa-hoi/phap-luat-cuoc-song/nu-dai-gia-lua-dao-chiem-doat-6-2-ty-dong-lanh-8-nam-tu-132458.html

TTH.VN - Ngày 30/9, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử bị cáo Nguyễn Xuân Thanh (SN 1987, trú phường Xuân Phú, TP. Huế) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, làm nghề kinh doanh tự do bị thua lỗ và nợ tiền của nhiều người nên Thanh tự nhận là đại gia có nhiều đất và đầu tư “làm ăn lớn” để chiếm đoạt tiền của một số người khác thông qua vay nợ để trả nợ và vay tiền cá nhân.

Thanh nói với những người khác cho mình mượn tiền để thanh toán khoản vay ngân hàng lấy sổ đỏ để đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà hàng ở bãi tắm Thuận An, kinh doanh cà phê, kinh doanh và sản xuất yến sào…

Tháng 6/2022, Thanh liên hệ bà Nguyễn Thị M.T. (trú TP. Huế) cho mình vay 2 tỷ đồng. Thanh nói với bà T. là mình có mảnh đất tại phường Thủy Lương, TX. Hương Thủy đang thế chấp tại một ngân hàng và cần 2 tỷ đồng để tất toán khoản vay lấy sổ đỏ ra bán mảnh đất đó trả tiền cho bà T.

Tin lời, đã 2 lần bà T. chuyển vào tài khoản của Thanh 2 tỷ đồng. Thanh không tất toán ngân hàng lấy số đỏ mà dùng trả nợ cho những người khác. Hết thời hạn vay, bà T. gặp Thanh yêu cầu trả nợ, Thanh trả cho bà T. 300 triệu đồng. Còn lại 1,7 tỷ đồng Thanh cố tình lẫn trốn, không có khả năng trả.

Tiếp đến, ngày 1/7/2021, Nguyễn Xuân Thanh đến xem và thuê nhà của chị Phạm Thị H. N. ở khu tái định cư xã Thủy Thanh, TX. Hương Thủy nói để ở và nuôi yến, chế biến yến sào.

Sau khi thuê nhà, Thanh làm quen chị N., gửi thông tin cho chị N. giới thiệu Thanh kinh doanh cà phê, có 3 cửa hàng chuyển phát nhanh Viettelpost, nuôi và sản xuất yến sào cho các tỉnh.

Thanh còn giới thiệu với chị N.một số nhân vật quan trọng có tầm cỡ lớn ở tỉnh đến gặp Thanh xin đáo hạn, gửi ảnh sổ đỏ của các người đó cho chị N. xem để vay tiền chị N.

Thanh mượn tiền chị N. nói là để đáo hạn ngân hàng cho khách hàng. Do tin tưởng Thanh, chị N. đã nhiều lần cho Thanh vay với số tiền gần 3 tỷ đồng. Quá hạn không thấy Thanh trả nợ nên gửi đơn tố cáo Thanh đến Công an tỉnh. Sau khi công an mời làm việc, Thanh trả cho chị N. số tiền 1,350 tỷ đồng, còn lại 1,640 tỷ đồng Thanh không có khả năng trả.

Chưa hết, tháng 9/2021, Thanh nhiều lần vay của chị Cao Thị M. P. ở phường An Đông, TP. Huế tổng số tiền 1,234 tỷ đồng nói là để kinh doanh. Sau đó, Thanh đem tiền của chị P. trả nợ cá nhân. Thấy Thanh nợ nhiều người không trả nên chị P. gặp thanh đòi nợ thì Thanh trả cho chị P. 2 lần được 254 triệu đồng, còn nợ chị P. 980 triệu đồng không có khả năng thanh toán.

Với phương thức, thủ đoạn trên, Thanh đã vay và chiếm đoạt của 3 người với tổng số tiền hơn 6,2 tỷ đồng.

Tại tòa, Hội đồng xét xử cho rằng, việc Thanh thông tin với bà T., chị N., chị P. mượn tiền để đáo hạn ngân hàng và kinh doanh là hoàn toàn gian dối, không đúng sự thật, mục đích là để những người này cho vay tiền, còn thực tế sử dụng tiền trả nợ cho nhiều người vì lúc đó Thanh không có khả năng trả nợ. Việc trước đó Thanh trả tiền cho các chị cũng là thủ đoạn để họ tin tưởng và tiếp tục cho Thanh vay tiền để xoay vòng trả nợ; việc làm giấy vay nợ nhằm trốn tránh họ tố cáo Thanh.

Sau khi xem xét tính chất, mức độ vụ án, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Xuân Thanh 8 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

 

Trung tướng Tô Ân Xô: Công ty bất động sản Nhật Nam chiếm đoạt hơn 138 tỷ đồng của các nhà đầu tư

 Quỳnh Nguyễn

https://danviet.vn/bo-cong-an-cong-ty-dong-san-nhat-nam-chiem-doat-hon-138-ty-dong-cua-cac-nha-dau-tu-20230930164722493.htm

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 hợp đồng hợp tác kinh doanh.


Chiều 30/9, thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết căn cứ tài liệu thu thập được, ngày 30/8, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại công ty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam (gọi tắt là công ty Nhật Nam).

Ngày 8/9, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với bà Vũ Thị Thúy (40 tuổi, trú P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội, Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam) để làm rõ hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Quá trình điều tra xác định từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 hợp đồng hợp tác kinh doanh (một cá nhân ký nhiều hợp đồng). Công ty sử dụng chi trả tiền gốc, lãi cho các cá nhân số tiền khoảng hơn 4.291 tỷ đồng. Chi phí hoạt động công ty qua tài khoản ngân hàng hơn 520 tỷ đồng. Chi trả tiền hoa hồng cho các cá nhân giới thiệu huy động vốn khoảng hơn 2.272 tỷ đồng. Thúy chi sử dụng cá nhân khoảng hơn 635 tỷ đồng.

Hiện cơ quan điều tra đã làm rõ và ghi được lời khai của 111 bị hại, bước đầu xác định số tiền bị chiếm đoạt là hơn 138 tỷ đồng.

"Bản thân Vũ Thị Thúy tại cơ quan điều tra đã khai nhận các hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty Nhật Nam đều chưa thu được lợi nhuận. Công ty Nhật Nam không có dự án, bất động sản nào tại tỉnh Hòa Bình và tỉnh Bình Thuận như quảng cáo cho các cá nhân", Trung tướng Tô Ân Xô thông tin.

Về thủ đoạn đưa thông tin quảng cáo sai sự thật của Vũ Thị Thúy và công ty Nhật Nam, năm 2019, Vũ Thị Thúy thành lập công ty Nhật Nam nhưng Thúy không góp vốn cổ đông; mục đích thành lập công ty của Thúy là để huy động vốn của các cá nhân. Báo cáo tài chính của công ty Nhật Nam từ năm 2019 đến năm 2021 đều thua lỗ.

Vũ Thị Thúy đã tổ chức các buổi hội thảo thu hút số lượng lớn các cá nhân tham dự như, tổ chức 2 hội thảo lớn vào các ngày 13/3/2022 và ngày 02/7/2022 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, thu hút 5.561 người tham dự. Ngoài ra, Thúy mở 32 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước để tổ chức quảng bá, huy động vốn.

Tại các buổi hội thảo, Thúy Thúy sử dụng một số cá nhân có uy tín trong xã hội, có thời gian công tác trong ngành pháp luật để giới thiệu về việc công ty kinh doanh uy tín, trả gốc, lãi đầy đủ, cam kết không bị mất vốn nếu đầu tư vào công ty.

Bên cạnh đó, Thúy cho đăng tải thông tin, các đoạn phim quảng cáo về công ty Nhật Nam và hoạt động huy động vốn trên các trang mạng xã hội (như facebook, youtube, zalo,...).

Đồng thời, Công ty Nhật Nam lôi kéo, đào tạo các khách hàng đã gửi tiền góp vốn trở thành các nhân viên kinh doanh và trả tiền hoa hồng từ 15-20% giá trị hợp đồng để các cá nhân tiếp tục lôi kéo thêm những người khác góp vốn vào công ty.

"Qua vụ việc, Bộ Công an khuyến cáo các nhà đầu tư hết sức tỉnh táo khi tham gia các dự án huy động vốn", Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.

 

Khởi tố 7 bị can thông đồng trong đấu thầu dự án

PV

https://cand.com.vn/Ban-tin-113/khoi-to-7-bi-can-thong-dong-trong-dau-thau-du-an-i708882/

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 7 bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Qua công tác điều tra, xác minh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chứng minh làm rõ trong quá trình lập, phê duyệt, tổ chức đấu thầu Dự án đầu tư nâng cấp và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm vi cơ điện tử tại Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, đủ căn cứ xác định hành vi thông đồng giữa cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu Tư vấn đấu thầu và nhà thầu cung cấp thiết bị là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ kỹ thuật T.S.T để trúng thầu, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Đấu thầu, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản Nhà nước.

Ngày 28/9, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 7 bị can; Ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với:

1. Ngô Võ Kế Thành, SN 1980, trú tại Phường 14, Quận 11, TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh

2. Hoàng Minh Bá, SN 1978, trú tại đường Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Công ty T.S.T

3. Huỳnh Trọng Nghĩa, SN 1975, trú tại phường 6, Quận 10, TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Công ty Trường Thịnh về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự

4. Trần Thị Bình Minh, SN 1963, nguyên Phó Giám đốc Sở KHĐT TP Hồ Chí Minh (đang bị tạm giam trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh)

5. Phan Tất Thắng, SN 1968, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh, Phó Phòng Kinh tế, Sở KHĐT TP Hồ Chí Minh về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự

Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với:

1. Trần Duy Phước, SN 1978, trú tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh, nguyên Kế toán trưởng Công ty TST

2. Nguyễn Đức Quỳnh, SN 1980, trú tại phường 13, quận Phú Nhuận, nguyên nhân viên Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự

Sau khi VKSND tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định của pháp luật, thu giữ nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án.

Hiện, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.

 

Tuyên án 27 bị cáo trong vụ phá rừng Hòn Đót ở Phú Yên

Hữu Toàn

https://cand.com.vn/Ban-tin-113/tuyen-an-27-bi-cao-trong-vu-pha-rung-hon-dot-o-phu-yen-i708865/

Sau gần hai ngày xét xử hình sự sơ thẩm, sáng 30/9, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 27 bị cáo trong vụ phá rừng Hòn Đót ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) với tổng hình phạt hơn 39 năm tù giam và 4 năm 6 tháng tù treo.

Theo đó, trong nhóm tội danh “Hủy hoại rừng”, 2 bị cáo tổ chức phá rừng là Trần Quốc An (SN 1979, trú ở thôn Hòa Nghĩa, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa) bị tuyên phạt 3 năm 9 tháng tù; Lê Đồng Tánh (SN 1977, trú ở thôn Xuân Trung, xã An Xuân, huyện Tuy An) lãnh án 3 năm 6 tháng tù. Bị cáo Trần Văn Kin (SN 1974, trú ở thôn Hòa Bình, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa), người đã thuê hàng chục nhân công phá rừng theo chỉ đạo của Trần Quốc An bị xử phạt 3 năm tù.

21 bị cáo còn lại là những nhân công được thuê đốn hạ, phát dọn rừng trái phép. Bị cáo Lê Trúc Bình bị xử phạt 2 năm 6 tháng tù; Thái Xuân Hùng 2 năm tù; 5 bị cáo Lê Văn Ly, Thái Xuân Cần, Phạm Văn Lâm, Sô Minh Hữu, Nguyễn Văn Nhân cùng lãnh mức án 1 năm 9 tháng tù; 2 bị cáo Lê Văn Liên, Đinh Quốc Việt cùng mức án 1 năm 6 tháng tù; 7 bị cáo La Lan Nịt, Thái Ngọc Tân, Phan Ngọc Thuận, La Lan Tiết, Sô Minh Thỏa, Sô Minh Giọt, Mang Dạt cùng lãnh mức án 1 năm 3 tháng tù; 5 bị cáo Lê Mo Mâu, Kpá Y Tiến, La Quyết Tỵ, Lê Thành Dũng, Nguyễn Văn Nhiều bị xử phạt từ 9 tháng đến 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Trong số 21 bị cáo nêu trên có 9 bị cáo là người dân tộc Chăm, 3 bị cáo là anh em ruột Thái Ngọc Tân, Thái Xuân Hùng, Thái Xuân Cần.

Trong nhóm tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hoài (SN 1991, trú ở thôn Hòa Nghĩa, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa), cán bộ nông - lâm nghiệp xã Sơn Định 2 năm tù; Đặng Dương (SN 1978, trú ở thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa), kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm huyện Sơn Hòa 1 năm 6 tháng tù.

Bị cáo duy nhất bị truy tố và xét xử về tội danh “Không tổ giác tội phạm” là Võ Thanh Lâm (SN 1982, trú ở thôn Hòa Bình, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa) bị tuyên phạt 6 tháng tù.

Như Báo CAND đã thông tin, đây là vụ phá rừng do PV Báo CAND phát hiện, điện báo cho ông Nay Y BLung, Bí thư Huyện ủy Sơn Hòa trực tiếp kiểm tra hiện trường, chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý theo quy định pháp luật. Do tính chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng nên sau đó Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên khám nghiệm hiện trường, tiến hành các hoạt động điều tra, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 27 bị can trong 3 nhóm tội danh nêu trên.

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Phú Yên, do muốn chiếm dụng đất rừng do nhà nước quản lý để trồng keo nên cuối tháng 7/2021 đến đầu tháng 9/2021, Trần Quốc An, Lê Đồng Tánh đã sử dụng xe cơ giới san ủi, mở đường rồi thuê nhiều nhóm nhân công sử dụng rựa, máy cưa cầm tay vào núi Hòn Đót đốn hạ, phát dọn trắng gần 9ha những vạt rừng sản xuất tại khoảnh 6, tiểu khu 170 do UBND xã Sơn Định quản lý, gây thiệt hại về lâm sản và môi trường hơn 1,9 tỷ đồng. Trong đó, Lê Đồng Tánh tổ chức  đốn hạ, phát dọn trắng 3,7ha rừng, gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng; Trần Quốc An tổ chức đốn hạ, phát dọn trắng gần 5,3ha, gây thiệt hại hơn 878,4 tỷ đồng.

Hai bị cáo Nguyễn Văn Hoài, Đặng Dương là cán bộ có chức trách nhưng không tham mưu tổ chức tuần tra, kiểm tra để xảy ra vụ phá rừng. Đến khi phát hiện hai nhóm “lâm tặc” đã đốn hạ, phát dọn trái pháp luật hơn 6,8ha nhưng không lâp biên bản vi phạm, không tham mưu, không tham mưu chính quyền, cơ quan chức trách đấu tranh ngăn chặn và xử lý, nên hai nhóm “lâm tặc” tiếp tục đốn hạ thêm gần 2,2ha rừng. Bị cáo Võ Thanh Lâm biết rõ Trần Quốc An hủy hoại trái phép 2,5ha rừng tự nhiên nhưng không tố giác.

Ngoài hình phạt tù, án sơ thẩm còn áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền đối với hai bị cáo Trần Quốc An, Lê Đồng Tánh, mỗi người 50 triệu đồng; buộc hai bị cáo bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại tài nguyên môi trường rừng cho UBND xã Sơn Định hơn 1,9 tỷ đồng. Sau khi trừ phần tiền đã khắc phục hậu quả, Lê Đồng Tánh còn phải bồi thường hơn 533 triệu đồng, Trần Quốc An hơn 422 triệu đồng.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment