VNTB – ‘Đòn thù’ của chính quyền dành cho cô giáo Lê Thị DungCát Tường
28.04.2023 2:34
VNThoibao
(VNTB) – Giả dụ bà Lê Thị Dung có phạm tội, thì với số tiền 45 triệu đồng, bà không thể bị kết án 5 năm tù.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, từ ngày 1-10-2012 đến năm 2017, bà Dung là bí thư chi bộ, chủ tài khoản của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên), đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhiều lần thanh toán trái quy định để chiếm đoạt số tiền hơn 48,3 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.
Theo hồ sơ vụ án, trong quá trình công tác bà Dung đã chủ trì xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có một số khoản chi không đúng quy định pháp luật.
Một số khoản thanh toán hai lần cho một nội dung như đã nhận được phụ cấp cấp ủy nhưng vẫn được tính 3 tiết/tuần cho chức danh bí thư chi bộ; đã được hỗ trợ khi đi học cao học nhưng vẫn được tính 2 tiết/tuần để thanh toán…
Trong năm học 2011-2012 với số tiền hơn 3,3 triệu đồng; năm 2013-2014 với số tiền hơn 303.000 đồng; năm 2014 – 2015 số tiền hơn 30,9 triệu đồng và trong năm 2015-2016 hơn 13,8 triệu đồng.
Tổng số tiền gây thiệt hại cho ngân sách theo cáo trạng là hơn 48 triệu đồng. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hưng Nguyên đã rút xuống còn gần 45 triệu đồng.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Hưng Nguyên cho hay do bà Dung thực hiện thanh toán nhiều lần trong nhiều năm, nên rơi vào trường hợp “phạm tội nhiều lần” và bị truy tố ở khung hình phạt 5-10 năm tù.
Một số vấn đề pháp lý xin được trao đổi ở đây, trước hết, nhận thức áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành đến nay, chưa có một văn bản dưới luật nào của đơn ngành, hoặc liên ngành tố tụng Trung ương hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” quy định trong Bộ luật hình sự 2015.
Hiện nay các cơ quan thi hành tố tụng vẫn đang áp dụng những văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện đang còn hiệu lực và chưa có văn bản thay thế như: Thông tư liên liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-
Ví dụ, một người trộm cắp 02 lần mỗi lần 2.000.000 đồng. Do thuộc trường hợp “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự nên theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì họ không được hưởng án treo.
Tuy nhiên, giả sử hai lần trộm cắp đó có tổng trị giá tài sản là 50.000.000 đồng, nếu tòa án chỉ căn cứ vào trị giá tài sản để áp dụng tình tiết định khung “chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”, mà không căn cứ vào nhân thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội để áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên”, thì họ vẫn có thể được hưởng án treo.
Ở đây, người viết cho rằng trong trường hợp của bà Lê Thị Dung, giả dụ như có phạm tội đi chăng nữa, thì việc hưởng án treo là một quyết định phù hợp.
Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, bà Dung không nhận tội vì cho rằng quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng công khai, minh bạch, đã gửi cho Phòng Tài chính và Kho bạc Nhà nước huyện Hưng Nguyên để kiểm soát chi. Điều đó có nghĩa là bà Dung không “vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ” trong các khoản duyệt chi như đã nêu ở phần đầu bài trao đổi về các vấn đề thuần pháp lý này.
Hồ sơ vụ án cho thấy bà Dung có nhiều tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với cách mạng, có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, gia đình có đóng góp kinh phí hỗ trợ phòng chống Covid-19…
Một đồng nghiệp của người viết cho biết vị thẩm phán chủ tọa phiên hình sự sơ thẩm đưa ra nhận định là do bà Dung không nhận tội, không khắc phục hậu quả nên tòa đã tuyên mức án 5 năm tù.
Không nặng lời chút nào cho việc nhìn nhận đây là một ‘đòn thù’ hèn hạ được nhân danh công lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
No comments:
Post a Comment