Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 04 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Phát
minh mới: Máy in di động tạo ra miếng dán vắc-xin mRNA
Nhận
thức của công chúng toàn cầu về vai trò lãnh đạo của Nga bị xói mòn nghiêm
trọng
Ukraine
mở các cuộc đột kích trên sông Dnipro, có thể sắp phản công
Thăm
dò: Cử tri cho rằng cả Biden và Trump đều không nên tái tranh cử
Fox nhận sai, khán giả có còn tin vào ‘gian lận bầu
cử’?
Việt Nam: Phạm Đoan Trang ‘không phải là nhà báo’, và
có ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’
Thăm dò: Cử tri cho rằng cả Biden và Trump đều không
nên tái tranh cử
Ông Biden, 80 tuổi, chính thức tuyên bố tái tranh cử
tổng thống năm 2024
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Hãy tái triển khai vũ
khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc
Lịch sử sẽ viết gì về ngày 30 tháng 4
Công
an im lặng về tình trạng blogger Đường Văn Thái sau thời hạn tạm giữ
Cựu
Chủ tịch TP Hạ Long bị án 15 năm tù do “tham ô”, “hối lộ”
Giúp
người dân Bắc Giang khiếu kiện, một người ở Bà Rịa – Vũng Tàu bị bắt giam
Hãng
Omnipol của Czech đàm phán bán vũ khí cho Việt Nam
Hàng
loạt công ty bất động sản Việt Nam phải đóng cửa do khủng hoảng nhà đất kéo dài
Vụ
CSGT dùng dân làm “lá chắn”: cán bộ được thăng cấp, dân bỏ mạng oan uổng
Di
Sản VNCH: Gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử VN và chủ quyền Biển Đông
Luật
có cấm mặc đồ giống quân phục VNCH?
Huawei
của Trung Quốc đa dạng hóa sản phẩm tại Việt Nam
Các
hãng sản xuất chuyên xuất hàng sang Mỹ rời Trung Quốc, Việt Nam được lợi
Việt
Nam – Campuchia khẳng định cam kết chống các lực lượng thù địch sử dụng lãnh
thổ của nhau
Vụ
các tiếp viên Vietnam Airlines xách ma túy về nước: Khởi tố 55 người
Bác sĩ người Pháp hiếp dâm hàng chục em trai Việt Nam vẫn “nhởn
nhơ” ngoài vòng pháp luật
Biểu
tình đòi ngưng dự án xả thải ở Đắk Lắk: Người Ê-đê bị Cảnh sát đánh đập
Blogger
Đường Văn Thái mất tích: Tiếng la cuối cùng để lại nhiều câu hỏi
Nhật
xem xét mở rộng chương trình visa công nhân nước ngoài
Hội
Nghề cá Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông
Chỉ có Mặt trời từ
trưa 30/04/1975 ở đô thành Sài Gòn hay sao?
30/4:
Góc nhìn về ngày chấm dứt Chiến tranh
30/04/1975:
Tổng thống Dương Văn Minh nói 'Theo Tây, Mỹ mãi chưa đủ sao giờ lại theo Tàu?'
Ukraine nhanh chóng
tăng cường 'Đội quân drone' nơi tiền tuyến
Những nạn nhân 'vô
hình' của lạm phát toàn cầu
Có gì trong thư 70 nhóm
tôn giáo quốc tế gửi chính quyền Biden về 'đàn áp tôn giáo ở VN'?
Chuyện gì đang xảy ra ở
Sudan?
Việt Nam: Giải cứu nông
sản – Tại sao đến hẹn lại lên?
Vụ tiếp viên và ma túy:
Công an TPHCM bắt hơn 50 người
Nhân quyền Úc-Việt: Các
vụ tù chính trị, cấm xuất nhập cảnh và tự do tôn giáo 'đều rất khó'
Lãnh
đạo ngoại giao EU kêu gọi khẩn trương cung cấp đạn dược cho Ukraina
Mỹ sẽ làm
những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của Hàn Quốc trước đe dọa Bắc Triều Tiên
Tổng
thống Mỹ thông báo chính thức ra tranh cử năm 2024
Việt Nam muốn
trang bị máy bay quân sự và radar của CH Séc
Ngoại
trưởng Anh kêu gọi « không cô lập » Trung Quốc
Ngũ cốc
Ukraina, Liên Âu hết đoàn kết với Kiev ?
Chiến
tranh Ukraina : Phương Tây chỉ trích Nga « trơ tráo » tại Hội
Đồng Bảo An
Ukraina :
Thường dân Orikhiv chờ đợi đợt phản công mùa xuân của quân đội Ukraina
Khi
Thụy Sĩ cùng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất lách lệnh trừng phạt Nga
Úc
mở rộng phạm vi răn đe quân sự đề phòng xung đột từ "mối đe dọa Trung
Quốc"
Hoa
Kỳ thông báo lệnh ngưng bắn 72 giờ tại Sudan
Bầu
cử tổng thống Mỹ 2024 : Song đấu Trump-Biden tập hai ?
Pháp
: Nhà hát Opéra thành phố Reims tròn 150 tuổi
Hoa
Kỳ : Fox News chia tay Tucker Carlson, người dẫn chương trình « thân
Trump »
Tổng
thống Hàn Quốc thăm Mỹ nhằm tăng cường quan hệ song phương đối phó với Bắc
Triều Tiên
Chi
tiêu quân sự của châu Âu lên đến mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh
Đại
sứ TQ tại Pháp “phủ nhận” chủ quyền các nước Liên Xô cũ: Paris và ba nước
Baltic phẫn nộ
“Yếu
tố Trung Quốc” trong quan hệ Mỹ-Việt
(SCMP)
- Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí « đẩy nhanh » tiến độ hướng tới một giải pháp về
tranh chấp giữa biên giới. Hai nước đã kết thúc cuộc họp cấp Tư lệnh Quân đoàn lần thứ
18 vào ngày 23/04/2023 ở Chushul-Moldo, bên phía Trung Quốc. Hai bên cho biết
đã có trao đổi « thẳng thắn và cởi mở » về phía
tây của Đường Ranh giới thực tế (LAC) và thống nhất duy trì trao đổi về chủ đề
này. Cuộc họp diễn ra vài ngày trước khi bộ
trưởng Quốc PhòngTrung Quốc công du New Delhi trong hai ngày
27-28/04/2023 và tham gia hội nghị các bộ trưởng Quốc
Phòng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Ông Lý Thượng Phúc là bộ trưởng
Quốc Phòng Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Độ kể từ cuộc giao tranh chết chóc ở
thung lũng Galwan.
(AFP) -
Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi tập đoàn quân sự Miến Điện đối thoại với
đối lập và chấm dứt bạo lực. Lời kêu gọi được ông Ban Ki Moon đưa ra hôm 25/04/2023 sau khi từ
Miến Điện trở về. Theo cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, « chính
phủ đoàn kết dân tộc » (NUG), tổ chức của các cựu dân biểu thuộc
đảng của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, hiện có nhiều người phải sống lưu vong,
cũng phải tham gia vào « giải pháp bền vững » cho quốc gia Đông Nam
Á. Tuy nhiên, lực lượng này bị tập đoàn quân sự Miến Điện coi là « khủng
bố » và không có ý định đối thoại với NUG. Ông Ban Ki Moon tham
gia nhóm « The Elders » gồm nhiều nhân vật quốc tế vận động cho việc
giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới.
(AFP)
– EU giúp Moldova đối phó với âm mưu gây bất ổn của Nga. Hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu 27 nước
quyết định cử một phái đoàn dân sự tới Moldova. Phái đoàn sẽ
bao gồm khoảng 40 chuyên gia từ các nước Liên Âu (EU). Phái đoàn sẽ
được triển khai tại Moldova từ tháng 5, trong thời gian hai năm.
Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell tuyên
bố : Moldova là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi hậu quả từ cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga vào Ukraina. Phái bộ nói trên
là một ‘‘dấu hiệu chính trị quan trọng khác’’ cho thấy sự hỗ trợ
của EU (với Moldova) trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay’’.
(Reuters)
- Nga đưa xe tăng chiến đấu T-14 Armata mới vào chiến trường
Ukraina. Theo
hãng tin nhà nước Nga RIA hôm qua, 24/04, T-14 đã được đưa đến nơi, ‘‘nhưng
chưa trực tiếp tham gia các hoạt động tấn công’’. Theo RIA, các kíp lái đã
được huấn luyện tại Ukraina. T-14 Armata, với tháp pháo điều
khiển từ xa, tốc độ di chuyển 80 km/giờ, được coi là loại xe tăng hiện đại nhất
của Nga. Năm 2015, từng có thông tin Nga có kế hoạch sản xuất hơn 2.300 chiếc.
Tuy nhiên, sau đó, kế hoạch bị trì hoãn, giảm quy mô. Cuối năm 2021, hãng tin
Nga Interfax cho biết, tập đoàn nhà nước Nga Rostec bắt đầu sản xuất khoảng 40
xe tăng, giao hàng sau 2023. Theo tình báo Anh, việc đưa T-14 vào chiến trường
Ukraina là một quyết định ‘‘rủi ro cao’’, và chủ yếu vì mục tiêu tuyên truyền.
(AFP) -
Pháp tổ chức tập trận với 19 nước ở Nouvelle Calédonie. Cuộc tập trận trên bộ và trên biển
mang tên Croix du Sud (tạm dịch : Thập tự phương Nam), ở phía bắc quần
đảo, kéo dài đến ngày 06/05/2023 huy động 3.000 quân nhân đến từ 19 nước,
trong đó có Mỹ, Úc và New Zealand. Mục đích chính là mô phỏng can thiệp, hỗ trợ
nhân đạo sau một trận thiên tai quy mô lớn nhằm « duy trì các
năng lực phối hợp và can thiệp chung của các đối tác ở trong vùng ».
Tại lễ tiếp đón ngày 24/04/2023, tướng Pháp Valéry Putz, chỉ huy Các lực lượng
vũ trang ở Nouvelle Calédonie (FANC), cho biết « chưa bao giờ lại
tiếp nhiều nước tham gia như vậy ». Đợt tập trận gần đây nhất cách
đây 5 năm có 11 nước tham gia với khoảng 2.100 người.
(AFP) - Mỹ
nối lại các chuyến bay trục xuất người Cuba về nước. Chuyến bay đầu tiên đến Cuba kể từ
năm năm 2020 diễn ra ngày 24/4/2023 trở 123 công dân Cuba nhập cư bất hợp pháp
vào Hoa Kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khủng hoảng dịch tễ Covid-19, chính
quyền La Habana chấp nhận đón các chuyến bay theo diện này. Trong số 123 người
bị đưa về Cuba, có 40 người bị bắt ngoài khơi và 83 người bị bắt ở biên giới
trên bộ giữa Mỹ và Mêhicô.
(AFP)
- Hơn 300 nhà báo từng làm phóng viên tại Nga đã ký tên vào thỉnh nguyện thư
yêu Nga thả nhà báo Mỹ Evan Gershkovich. Cơ quan an ninh Nga (FSB) đã bắt giữ Evan
Gershkovich, 31 tuổi, phóng viên của nhật báo uy tín của Mỹ Wall Street
Journal, vào cuối tháng 3 vì tội ‘‘gián điệp’’ khi anh đang tác nghiệp ở
Yekaterinburg, thuộc vùng Urals. 301 người ký tên vào thỉnh nguyện thư hôm qua
cho biết : ‘‘Chúng tôi chắc chắn rằng mục tiêu và ý định duy nhất trong
công việc của anh ấy là thông báo cho độc giả về thực tế hiện tại ở
Nga’’.
Tin Tức: Thứ Tư 26.04.2023
1/ BỊ BẮT GIAM VÌ GIÚP NGƯỜI DÂN BẮC GIANG KHIẾU KIỆN
Ông Tạ Miên Linh 78 tuổi, một người dân ở
thành phố Vũng Tàu, vào ngày 25/4 đã bị công an tỉnh Bắc Giang bắt giam và khởi
tố với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”.
Sự thật về vụ nói trên là
do ông Linh đã trợ giúp pháp lý để người dân mất đất ở huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang, kiện cáo nhà cầm quyền địa phương vào tháng 3 năm 2022.
Ông Linh đã đến Bắc Giang
từ tháng 4 đến tháng 8 năm ngoái để gặp những người có đơn thư khiếu kiện về
đất đai bị cưỡng chiếm. Những lần gặp đó đều được quay phim và phát trực tiếp
lên trang YouTube của ông Tạ Miên Linh.
Trong các video được đăng
tải, ông Linh tố cáo quan chức địa phương ở tỉnh Bắc Giang đã cấu kết cùng với
công ty tư nhân để chiếm đất của người dân, đền bù với giá rẻ mạt, sau đó phân
lô bán nền với giá cao gấp nhiều lần.
Không còn lý do để trấn áp
những người trợ giúp đồng bào dân oan, bạo quyền csvn đành phải cho là hoạt
động của ông Tạ Miên Linh là phi pháp, với ông bị cáo buộc mạo danh “luật sư”
để thực hiện việc tư vấn cho người dân khiếu kiện.
2/ VN MUỐN MUA MÁY BAY QUÂN SỰ VÀ RADAR CỦA TIỆP
Trong chuyến công
du VN ba ngày của Thủ tướng Tiệp Petr Fiala, hai nước Việt – Tiệp đã đồng ý
tăng cường hợp tác trong lãnh vực quốc phòng, với VN muốn gia tăng nhập cảng
các vũ khí từ Tiệp để đa dạng hóa số vũ khí đến 80% là sản xuất từ Nga.
Vào hôm 24/4, Hà Nội đàm
phán với Praha về việc cung cấp trang thiết bị quân sự, trong đó có máy bay,
radar, nâng cấp xe thiết giáp và vũ khí. Vẫn theo nguồn tin này, Tiệp có thể hỗ
trợ chuyển giao công nghệ vũ khí và sản xuất tại Việt Nam nếu các hợp đồng quan
trọng được ký kết. Trong số 15 công ty tháp tùng thủ tướng Tiệp có 4 tập đoàn
lớn về an ninh.
Giới chức Việt Nam vào tuần
trước đã thảo luận với đại diện Omnipol, nhà sản xuất máy bay vận tải L410 NG
của Tiệp, về việc mua loại máy bay vận tải này cũng như khả năng mua radar có
thể lắp đặt ở các phi trường dân sự và quân sự.
Cần biết là vào năm 2021, VN
đã đặt mua khoảng 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ L-39NG của Aero Vodochody, theo dự trù
sẽ được giao trong năm nay. Phía Việt Nam cũng đã thảo luận với Tiệp về nhiều
hợp đồng liên quan đến việc hiện đại hóa xe tăng và xe thiết giáp do Liên Xô
sản xuất.
Theo dữ liệu của viện
Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại Stockholm, trong hai thập niên qua, nước Tiệp
trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho khối Liên hiệp Âu châu. Lý do là các
tập đoàn quốc phòng của Tiệp rất nổi tiếng trong việc hiện đại hóa thiết bị
quân sự của Nga, trong khi khoảng 80% kho vũ khí của VN thường xử dụng kỹ thuật
của Nga.
3/ KHỞI TỐ 55 BỊ CAN TRONG VỤ 4 TIẾP VIÊN MANG MA TÚY VỀ VN
Liên quan đến vụ 4 tiếp viên hãng hàng không
Vietnam Airlines mang ma túy từ Pháp về phi trường Tân Sơn Nhất, công an Sài
Gòn đã khởi tố 55 người có hành vi mua bán ma túy.
Cần biết là vụ án ma túy
nói trên đã gây ầm ĩ dư luận hơn một tháng qua. Vào khoảng 9 giờ ngày 16/3, chi
cục hải quan Tân Sơn Nhất đã phát giác lô hàng hóa khoảng 60 ký, gồm 4 va li
của các tiếp viên hàng không Trần Thị Thu Ngân, Võ Tú Quỳnh, Nguyễn Thanh Thủy
và Đặng Phương Vân có chứa ma túy, với số lượng hơn 50 ký giấu trong 327 tuýp
kem đánh răng và 17 chai nước súc miệng.
Căn cứ kết quả điều tra, vào
ngày 21/3, lực lượng chức trách đã nhóm họp để đánh giá toàn diện tài liệu và
chứng cứ thu thập được. Theo đó thì có một người Việt tại Pháp đã nhờ các tiếp
viên nói trên vận chuyển lô quà này về VN. Tuy nhiên theo công an thì các nữ
tiếp viên này không biết là bên trong các giấu ma túy nên đã phóng thích họ.
Nhưng đến hôm qua, thứ Ba
24/4, công an lại quyết định khởi tố đến 55 người liên quan đến vụ án này,
nhưng không cho biết là có 4 nữ tiếp viên nói trên hay không.
4/ NGỪNG BẮN 72 GIỜ TẠI SUDAN
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken ra thông cáo
cho biết hai bên tham chiến tại Sudan đã chấp thuận một lệnh ngưng bắn trên
toàn lãnh thổ trong vòng 72 giờ, có hiệu lực thi hành từ nửa đêm thứ Ba 25/4.
Đây là thành quả của ngoại
giao Hoa Kỳ sau hai ngày đàm phán căng thẳng với tướng Abdel Fattah Al Burhan, tổng
thống tạm quyền ở Sudan, và tướng Mohamed Hamdane Daglo, được gọi là
"Hemedti", chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ Nhanh. Hai bên đã tiếp tục các
cuộc giao tranh, không kích và xả súng không ngừng từ hôm 15/4 ở Sudan.
Cuộc
đàm phán căng thẳng đã kéo dài suốt hai ngày qua, theo tuyên bố của ngoại
trưởng Mỹ giải thích. Lệnh hưu chiến có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Sudan.
Đây không phải là lần đầu tiên một thỏa thuận được thông báo trong bối
cảnh giao tranh diễn ra, những nỗ lực lần trước kết thúc bằng những thất bại, với
nhiều người chết và bị thương.
Lần
này Hoa Kỳ hối thúc các bên tham chiến tôn trọng ngay lập tức với đầy đủ hiệu
lực. Ông Blinken còn thông báo là Hoa Kỳ sẽ tham khảo ý kiến của các nước trong
khu vực và quốc tế để thành lập một ủy ban giám sát cuộc đàm phán nhằm duy trì
tình trạng hưu chiến.
Giống
như các nước khác, Mỹ đã di tản nhân viên của tòa đại sứ và kêu gọi các kiều
dân rời xa đất nước này. Hàng chục ngàn người dân Sudan cũng đã chạy sang các
nước láng giềng để lánh nạn.
Cố
vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan giải thích rằng chiến hạm của Mỹ được bố trí
ngoài khơi Port-Sudan để trợ giúp thêm công tác di tản. Ông nói rõ là Hoa Kỳ
không dự tính can thiệp quân sự trực tiếp vào khu vực này.
VNTB – Cộng hòa Séc sẽ cung cấp thêm máy bay, radar cho
Việt Nam
VNTB – Bộ trưởng Bộ Công Thương: khó khăn sẽ còn kéo dài
VNTB – 4 tiếp viên hàng
không tiếp tục vô can
VNTB – “Đạo Ông Trần”
có phải là tôn giáo không?
VNTB – Sao
không khai thác du lịch Dinh Tỉnh trưởng Kon Tum?
Chính
Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung
25/04/1990:
Kính viễn vọng Không gian Hubble được phóng vào vũ trụ
Nhìn
lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản
Tại
sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?
23/04/1969:
Sirhan Sirhan nhận án tử hình vì ám sát Robert F. Kennedy
Đông
Nam Á ngỡ ngàng trước sự đổi thay của nông thôn Việt Nam
Lê
Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông
Nhân
nhà văn Dương Thu Hương nhận giải thưởng văn học lớn Cino Del Duca26/04/2023
Oái oăm26/04/2023
Hoà giải
dân tộc thế nào?26/04/2023
Tôi
thấy gương mặt của Chúa trong một nhà máy bán dẫn25/04/2023
Mấy
lời bộc bạch của Dương Thu Hương25/04/2023
Cuộc
xâm lược của Nga đã chia rẽ giới mafia như thế nào25/04/2023
Không
phải chỉ là lỗi chính tả…25/04/2023
Ukraine
mười bốn tháng chiến tranh: Thêm một bước đến diệt vong của Putin25/04/2023
“Những
kẻ này không phải con người”24/04/2023
Khi Quân
“vương” bị tống giam!24/04/2023
Dương
Quốc Chính - Hòa giải dân tộc thế nào ?
Ngô
Nhân Dụng - Lịch sử sẽ viết gì về ngày 30 tháng 4
Mai
Bá Kiếm - Tưng bừng “câu like”, âm thầm “đổi tựa”!
Phúc
Lai - Ukraine mười bốn tháng chiến tranh : Thêm một bước đến diệt vong của
Putin
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Đó là Dương Thu Hương 26/04/2023
Nhà nước và người dân 26/04/2023
Biểu tình đòi ngưng dự án xả
thải ở Đắk Lắk: Người Ê-đê bị cảnh sát đánh đập 26/04/2023
Đại sứ Trung Quốc hứng chỉ
trích vì phát ngôn về chủ quyền của các nước hậu Liên Xô 26/04/2023
Cách nhận diện một nền dân chủ
và quan sát trường hợp của Việt Nam 25/04/2023
Nhân việc Bộ Giáo dục gỡ bớt
gánh nặng cho giáo viên 25/04/2023
Ukraine mười bốn tháng chiến
tranh: Thêm một bước đến diệt vong của Putin 25/04/2023
Tại sao Trung Quốc nên lo lắng
về phản ứng của châu Á đối với AUKUS? 25/04/2023
Nhà văn Dương Thu Hương được
trao giải ‘Cino del Duca 2023′ 24/04/2023
Nhân ngày 30 tháng Tư – “Tương
lai tôi không có lối thoát, thì còn chỗ dựa nào cho vợ con tôi?” 24/04/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Ông Tạ Miên Linh bị khởi tố
https://zingnews.vn/ong-ta-mien-linh-bi-khoi-to-post1425166.html
25/4/2023 16:32 (GMT+7)
Công an xác định ông Linh xưng là luật sư rồi tư vấn
pháp lý cho người dân, phát ngôn sai sự thật, gây ảnh hưởng uy tín lãnh đạo tỉnh
Bắc Giang.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa tống đạt
quyết định khởi tố bị can Tạ Miên Linh (78 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) về tội
Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo công an, năm 2022, ông Linh tự nhận mình là luật
sư để thực hiện dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người dân tỉnh Bắc Giang.
Quá trình làm việc, bị can khai đã dựa vào những thông tin, tài liệu chưa được
kiểm chứng, tự đưa ra những căn cứ, trích dẫn quy định không đúng pháp luật để
bình luận sai sự thật về việc thực hiện đường lối, chính sách và việc triển
khai thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trên các kênh YouTube.
Ông Linh bị cáo buộc xâm phạm đến quyền, lợi ích, gây ảnh
hưởng đến uy tín, hình ảnh của lãnh đạo tỉnh cũng như các tổ chức, cá nhân trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Khám xét nhà ông Linh tại Bà Rịa - Vũng Tàu, công an
thu giữ tài liệu liên quan đến hoạt động tư vấn khiếu kiện ở Bắc Giang.
7 cựu cán bộ BIDV bị đề nghị truy
tố
https://zingnews.vn/7-cuu-can-bo-bidv-bi-de-nghi-truy-to-post1425340.html
Thứ ba, 25/4/2023 17:43 (GMT+7)
Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Chi nhánh BIDV
Phú Yên và 3 cựu phó giám đốc bị cáo buộc vi phạm quy định về cho vay trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng.
Ngày 25/4, nguồn tin cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Phú Yên đã kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 8 bị can liên quan vụ vi
phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại
Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tỉnh Phú Yên.
Trong số này, 7 bị can từng là cán bộ có chức quyền ở
BIDV Phú Yên, gồm ông Nguyễn Công (cựu Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Chi
nhánh BIDV Phú Yên, SN 1956); 3 cựu Phó giám đốc Nguyễn Văn Tuyến (SN 1958),
Nguyễn Duy Sinh (SN 1973), Nguyễn Đại Hòa (SN 1979); cựu Trưởng Phòng quan hệ
khách hàng Nguyễn Phú Phong (SN 1975); cựu Phó trưởng Phòng quản lý rủi ro Lê Tấn
Đức (SN 1976) và cựu cán bộ Phòng quản lý rủi ro Võ Hồng Phong (SN 1981).
Bị can thứ 8 là Nguyễn Thành Hiếu (SN 1978, Giám đốc
Công ty Hiếu Anh có trụ sở ở ấp 5, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Theo hồ sơ vụ án, 8 cổ đông sáng lập ủy quyền cho ông
Hồ Minh Hậu, Ủy viên HĐQT, toàn quyền chỉ đạo hoạt động Công ty CP xuất nhập khẩu
nông thổ sản An Bình. Từ giữa tháng 2/2008 đến cuối tháng 12/2009, ông Hậu chỉ
đạo Công ty An Bình lập thủ tục vay vốn tín dụng hơn 312 tỷ đồng tại BIDV Phú
Yên. Tài sản ông Hậu thế chấp để đảm bảo vốn vay là nguồn hàng sắn lát và 11 sổ
đỏ (8 sổ đỏ của ông Hiếu và 3 sổ đỏ tại tỉnh Đồng Nai của ông Trần Đình Hoàng
và Trần Ngọc Hưng).
Sau khi tiếp nhận 11 sổ đỏ, BIDV Phú Yên tự định giá
giá trị đất đai hơn 87,76 tỷ đồng. Sau nhiều lần hứa hẹn, ngày 3/9/2009, bên
vay vẫn chưa thực hiện được việc chuyển tên chủ sử dụng đất cho ông Hậu nên
không thể đăng ký giao dịch đảm bảo để hoàn thành thủ tục thế chấp đảm bảo vay
vốn cho Công ty An Bình. Giữa lúc hoạt động vay vốn và thế chấp tài sản còn
nhùng nhằng, cuối tháng 12/2009, Hồ Minh Hậu lẩn trốn, trong khi Công ty An
Bình còn treo nợ tín dụng tại BIDV Phú Yên 62 tỷ tiền gốc và gần 1,27 tiền lãi.
BIDV Phú Yên không có đủ căn cứ pháp lý để phát mãi giá trị tài sản là đất đai
ghi nhận trong 11 sổ đỏ do Hậu cung cấp.
Trước tình huống đó, ông Nguyễn Công, Giám đốc, Chủ tịch
Hội đồng tín dụng Chi nhánh BIDV Phú Yên, đã chữa cháy bằng cách giao cho các
thuộc cấp lập thủ tục thế chấp 11 sổ đỏ để vay vốn, rồi lấy một phần nguồn tiền
vay để trả nợ cho Công ty An Bình. Theo đó, Công ty Hiếu Anh do ông Nguyễn
Thành Hiếu làm giám đốc thế chấp 8 sổ đỏ để vay vốn 55 tỷ đồng, Công ty CP sản
xuất xây dựng - thương mại Thanh Quang do Trần Đình Hoàng làm giám đốc, thế chấp
2 sổ đỏ để vay 48 tỷ đồng và công Trần Ngọc Hưng thế chấp 1 sổ đỏ để vay 5 tỷ đồng.
Khi giải ngân cho bên vay vào ngày 2/8/2010, BIDV Phú
Yên đã thu hồi một phần để trả khoản nợ vay tiền gốc 62 tỷ đồng của Công ty An
Bình. Tuy nhiên, sau đó các ông Hiếu, Hoàng, Hưng không trả được nợ vay kế tiếp,
BIDV Phú Yên phát mãi giá trị tài sản là đất đai trong 2 sổ đỏ của ông Hoàng để
thu nợ gốc và một phần nợ lãi, còn giá trị tài sản là đất đai trong 9 sổ đỏ của
2 ông Hiếu và Hưng do không thực hiện đúng quy định về thẩm định phương án vay
vốn và giá trị tài sản đảm bảo nên khi phát mãi giá trị tài sản, BIDV Phú Yên bị
thiệt hại hơn 34 tỷ đồng, trong đó có hơn 29,7 tỷ đồng do Hiếu sử dụng không
đúng mục đích dẫn đến mất vốn vay.
Sau khi vào cuộc xác minh thu thập chứng cứ tài liệu
có liên quan, giữa tháng 4/2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên khởi tố vụ
án hình sự. Trong 3 năm (2020-2022), lần lượt khởi tố 8 bị can về tội danh nêu
trên.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên xác định BIDV giải
quyết cho Công ty An Bình vay tiền trong khi tài sản thế chấp đảm bảo vốn vay
là 11 sổ đỏ chưa chuyển sang tên ông Hồ Minh Hậu là người đại diện doanh nghiệp
vay vốn nên không thể đăng ký giao dịch đảm bảo là hành vi Vi phạm quy định về
cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Sau đó, BIDV Phú Yên giải quyết
cho các ông Hiếu, Hoàng, Hưng thế chấp 11 sổ đỏ để vay vốn nhằm mục đích khắc
phục hậu quả từ hợp đồng tín dụng cho Công ty An Bình vay vốn không đúng quy định
pháp luật nhưng không thực hiện đúng quy định về thẩm định phương án vay vốn và
giá trị tài sản đảm bảo dẫn đến hậu quả thiệt hại hơn 34 tỷ đồng. Đến nay, 7 bị
can từng là cán bộ chức trách ở BIDV Phú Yên đã nộp lại hơn 10 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Phú Yên phát hiện bị can Nguyễn Thành Hiếu có hành vi làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan tổ chức, nhưng do thời hạn điều tra vụ án sắp hết nên phải tách
hành vi này để tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.
Trong một diễn biến có liên quan đến Hồ Minh Hậu, Ủy
viên HĐQT Công ty An Bình bỏ trốn từ tháng 12/2009, đã bị Cơ quan An ninh điều
tra - Bộ Công an ra quyết định truy nã về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ
ngày 26/3/2013 khi đang là Giám đốc Công ty TNHH An Phúc ở TP.HCM.
Khởi tố nhiều cán bộ Sở GTVT Thái Nguyên
https://zingnews.vn/khoi-to-nhieu-can-bo-so-gtvt-thai-nguyen-post1425150.html
Thứ ba, 25/4/2023 20:55 (GMT+7)
Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên cho
biết vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 10 người là cán bộ thuộc Sở GTVT và 2 cơ
sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn.
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên ra quyết
định khởi tố vụ án Đưa hối lộ và Nhận hối lộ liên quan hoạt động đào tạo, sát hạch
và cấp giấy phép lái xe trên địa bàn Thái Nguyên.
Ngày 20/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra
quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 10 trường hợp là cán bộ
thuộc Sở GTVT và 2 cơ sở đào tạo, sát hạch trên địa bàn. Các bị can bị khởi tố
do có hành vi đưa, nhận hối lộ để làm sai lệch kết quả đào tạo, sát hạch và cấp
giấy phép lái xe.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục điều
tra theo quy định của pháp luật.
Tiến sĩ dạy làm giàu lừa 576 tỷ đồng lĩnh
án chung thân
https://zingnews.vn/tien-si-day-lam-giau-lua-576-ty-dong-linh-an-chung-than-post1425293.html
Thứ ba, 25/4/2023 15:27 (GMT+7)
Tiến sĩ dạy làm giàu Phạm Thanh Hải bị tuyên phạt mức
án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều 25/4, TAND TP Hà Nội khép lại phiên xử bị cáo Phạm
Thanh Hải (57 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại đầu
tư và Phát triển công nghệ quốc tế - IDT) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài bản án chung thân, Hải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bị hại
tổng số tiền 572 tỷ đồng.
“Vụ án này là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến
an ninh trật tự. Hành vi của bị cáo Hải đã đẩy nhiều người vào hoàn cảnh khó
khăn, kiệt quệ về kinh tế, gây hoang mang, bất bình cho dư luận”. HĐXX nhận định.
Bị cáo là người có nhận thức, nhưng vẫn đưa ra thông
tin gian dối về các dự án thực tế chưa đi vào hoạt động để kêu gọi góp vốn kinh
doanh, đầu tư. Do tin tưởng thông tin Hải đưa ra, các bị hại đã đưa cho bị cáo
tổng cộng hơn 2.725 tỷ đồng. Trong số đó, Hải chỉ dùng một phần nhỏ để đầu tư
và đến nay vẫn chưa sinh lời. HĐXX xác định phần lớn số tiền huy động được Hải
sử dụng để trả lãi hợp đồng, cho vay, chi tiêu và gửi ngân hàng.
Trong số 574 bị hại, 31 người không yêu cầu bị cáo bồi
thường, do đó Hải chỉ phải khắc phục hậu quả cho 543 người với số tiền hơn 572
tỷ đồng.
Theo cáo trạng, năm 2007, ông Hải thành lập Công ty
IDT hoạt động kinh doanh nhưng không có hiệu quả. Từ năm 2008, do cần tiền, Hải
bắt đầu huy động vốn cho cá nhân ông ta thông qua các hoạt động núp danh nghĩa
IDT.
Hải tự giới thiệu là tiến sĩ, có nhiều kinh nghiệm
kinh doanh, có tài đầu tư, kinh doanh. Hải lập trang web “hoclamgiau.vn”, bắt đầu
tổ chức các hội thảo. Hải đưa thông tin gian đối Công ty IDT đang triển khai
các dự án có lãi suất cao, làm giàu từ cây Macca.
Để chứng minh tính khả thi của các dự án cũng như để
thu hút nhiều người góp vốn, Hải dùng thủ đoạn đưa ra các hợp đồng với lãi suất
huy động cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng, từ 40-50%/năm, cắt lãi ngay
khi nộp tiền. Hải khuyến khích nhà đầu tư mở rộng mạng lưới huy động vốn bằng
cách chi 2-10% tiền thưởng kết nối.
Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 10/2014 đến tháng
10/2015, Hải huy động được hơn 2.725 tỷ đồng từ từ 2.574 nhà đầu tư. Khi có tiền,
Hải sử dụng vào mục đích cá nhân chủ yếu là cho vay cá nhân, thanh toán gốc và
lãi cho những hợp đồng đến hạn, chi thưởng kết nối, chi phí cho các cuộc hội thảo…
để tiếp tục huy động vốn. Hải chỉ sử dụng một phần số tiền huy động được để góp
vốn với danh nghĩa cá nhân vào một số công ty, dự án, còn lại chi tiêu cá nhân.
Cụ thể, Hải sử dụng như sau: tiền chi lãi hợp đồng hơn
1.198 tỷ đồng; chi thưởng hơn 40 tỷ đồng; chi phí hội thảo, văn phòng, du lịch
hơn 55 tỷ đồng; cho vay cá nhân hơn 38 tỷ đồng. Bị cáo chỉ đầu tư khoảng 99 tỷ
đồng vào các dự án của 9 công ty nhưng đều hoạt động không hiệu quả, không có
khả năng sinh lợi nhuận cao như quảng cáo.
Căn cứ tài liệu thu thập được, nhà chức trách xác định
Hải đã chiếm đoạt 576 tỷ đồng của 574 bị hại. Hải không còn khả năng thanh toán
cho các nhà đầu tư này.
Trước đó, Hải từng bị tuyên án tù chung thân trong
phiên sơ thẩm diễn ra tại TAND TP Hà Nội. Nhưng đến phiên xử phúc thẩm, HĐXX đã
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số bị hại. Tại phiên xét xử lần thứ
hai, số bị hại được xác định tăng từ 508 người lên 574 người.
Chủ tịch Công ty Gold Time và các đồng phạm
hầu tòa
Bùi Thanh - Hồng Phan/Công An Nhân Dân
https://zingnews.vn/chu-tich-cong-ty-gold-time-va-cac-dong-pham-hau-toa-post1425257.html
Thứ ba, 25/4/2023 14:27 (GMT+7)
Chỉ trong thời gian ngắn, Công ty Gold Time do Nguyễn Khắc
Đồi chủ mưu đã chiếm đoạt của các nhà đầu tư hơn 329 tỷ đồng.
Ngày 25/4, TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm vụ Nguyễn
Khắc Đồi (SN 1979, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Gold Time) cùng Lâm
Thanh Phong (Phó tổng giám đốc Công ty Gold Time), Bàn Văn Dũng (Giám đốc chi
nhánh Gold Time), Trương Hoàng Ngọc Điệp, cổ đông sáng lập Gold Time), Trần Hữu
Hoàng (Giám đốc Công ty CP Công Nghệ Thời Gian Vàng thuộc Gold Time), Nguyễn Thị
Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty CP đầu tư giáo dục Thời gian Vàng thuộc Gold Time),
Nguyễn Thị Kim Yến (kế toán trưởng Công ty Gold Time), Trương Thị Trung Thanh
Trúc (nhân viên kế toán Công ty Gold Time) về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Thị Hà làm chủ tọa.
Theo cáo trạng, để chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư,
Nguyễn Khắc Đồi bàn bạc với 7 đồng phạm là đối tác, nhân viên thuộc cấp thành lập
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thời gian Vàng (Công ty Gold Time) và mở rộng mạng lưới
bằng việc thành lập các công ty con, các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công
ty Gold Time tại các địa phương trên toàn quốc.
Công ty đã xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông
tin phát triển website “Gold Time coffee.vn” và “Login.goldtimecoffee.vn”; các ứng
dụng phần mềm “Gold Time Key”, “Goldtime Mart”, mạng xã hội “Gvinawell”, sàn
giao dịch thương mại điện tử “Goldtime Pay”... tổ chức trực tiếp các buổi thuyết
trình tại các hội thảo, diễn đàn quảng bá, đăng tải trên mạng xã hội những
thông tin gian dối, không đúng sự thật về Công ty Gold Time để kêu gọi nhà đầu
tư tham gia mua “phân quyền” theo phương thức đa cấp.
Công ty của Đồi không tổ chức hoạt động theo ngành nghề
đã đăng ký kinh doanh, không sản xuất tạo ra sản phẩm và không kinh doanh phát
sinh lợi nhuận; huy động tiền trái pháp luật, lấy tiền của nhà đầu tư sau để trả
tiền hoa hồng, tiền thưởng cho nhà đầu tư trước; chi trả lương, chi hoạt động của
công ty; mua nhiều tài sản (nhà đất, ôtô).
Cáo trạng xác định Nguyễn Khắc Đồi - Tổng giám đốc
kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Gold Time - giữ vai trò chính trong vụ án, 7 đồng phạm
còn lại có vai trò đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Khắc Đổi chiếm đoạt số tiền
hơn 329 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Ngoài 8 bị cáo ra tòa, 12 cá nhân khác có liên đới.
Các cá nhân này biết rõ Công ty Gold Time chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh
gì phát sinh lợi nhuận, chỉ lấy tiền của nhà đầu tư sau trả “thưởng, hoa hồng"
cho nhà đầu tư trước theo nhiều tầng, nhiều lớp nhưng vẫn đại diện Công ty Gold
Time để quảng bá thương hiệu Goldtime nhằm kêu gọi thành viên tham gia hệ thống
để được chi trả hoa hồng, điểm thưởng…
Như vậy, hành vi của 12 nghi phạm được Đồi bổ nhiệm là
trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện của Công ty Gold Time tại các địa
phương khác nhau có đủ dấu hiệu của tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, với vai trò đồng phạm
giúp sức tích cực cho bị can Nguyễn Khắc Đồi.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định tách hành vi,
tài liệu và vật chứng liên quan đến 12 bị cáo trên, chuyển đến Cơ quan CSĐT
công an các địa phương để tiếp tục điều tra, xác minh theo thẩm quyền nhằm thu
hồi số tiền các nghi phạm đã hưởng lợi và xử lý triệt để theo quy định của pháp
luật
Phiên tòa này từng được mở vào ngày 22/3 vừa qua. Tại
phiên xét xử này, gia đình của hai bị cáo Trương Hoàng Ngọc Diệp và Nguyễn Thị
Kim Yến đề nghị có thêm một số luật sư bào chữa cho 2 bị cáo này. Tòa đã chấp
nhận, cho hoãn và nay mới đưa ra xét xử phiên sơ thẩm.
Lập 47 công ty để buôn lậu, cựu cảnh sát ở
TP.HCM sắp hầu tòa
https://zingnews.vn/lap-47-cong-ty-de-buon-lau-cuu-canh-sat-o-tphcm-sap-hau-toa-post1425174.html
Thứ ba, 25/4/2023 10:08 (GMT+7)
Hoàng Duy Tiến thuê nhân viên đứng ra thành lập 47
công ty không hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng pháp nhân để làm thủ tục nhập
khẩu, thông quan và giao dịch hàng lậu.
Ngày 25/4, theo nguồn tin của Zing, TAND TP.HCM
sắp mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Hoàng Duy Tiến (38 tuổi, cựu cán bộ Đội
7, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Công
an TP.HCM).
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 8/5 đến 12/5.
Trong vụ án này, Tiến, Võ Văn Đông (58 tuổi, nguyên
trung tá công an PC03) và 23 người khác bị truy tố về cùng tội Buôn lậu theo
khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 12-20 năm tù.
Cáo trạng xác định theo quy định, doanh nghiệp chỉ được
phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không quá
10 năm hoặc phải có văn bản ủy thác nhập khẩu nếu nhập khẩu theo ủy thác. Thủ tục
nhập khẩu hàng hóa phải có các chứng thư giám định kết luận đáp ứng đủ điều kiện.
Hoàng Duy Tiến sử dụng pháp nhân của các công ty do cựu
cán bộ công an lập ra để nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng về Việt Nam
rồi giao lại cho các chủ hàng. Khi làm hồ sơ hải quan nhập các container hàng về
Việt Nam, Tiến chỉ đạo đồng phạm chỉnh sửa năm sản xuất của hàng hóa để đủ điều
kiện nhập khẩu.
Theo cơ quan điều tra, Tiến nhận của chủ hàng 78-90
triệu đồng đối với mỗi container hàng. Cựu cán bộ công an sẽ lo toàn bộ chi phí
đóng thuế, trả tiền vận chuyển về kho, chi phí trả cho công ty giám định, chi
phí cho cán bộ kiểm hóa của hải quan.
Ngoài ra, để giảm chi phí đóng thuế, Tiến đã chỉ đạo
nhân viên khai trị giá hàng nhập thấp hơn giá trị thật và tiêu thụ hàng hóa
ngay sau khi nhận hàng ở cảng để "né" giám định.
Cảnh sát cũng xác định Hoàng Duy Tiến móc nối với Công
ty Cổ phần giám định Đại Minh Việt, lập khống các biên bản giám định hàng hóa,
cấp chứng thư có nội dung để cung cấp cho hải quan.
Để thực hiện việc buôn lậu, Tiến thuê nhân viên đứng
ra thành lập 47 công ty không hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng pháp nhân để
làm thủ tục nhập khẩu, thông quan và giao dịch hàng lậu. Các công ty này do 15
cá nhân đứng tên, không có công ty nào hoạt động kinh doanh thực tế.
Cơ quan điều tra xác định từ tháng 9/2019 đến
24/5/2021, Hoàng Duy Tiến và đồng phạm đã sử dụng tư cách pháp nhân của 45 công
ty, mở 1.146 bộ tờ khai hải quan, nhập lậu trót lọt về Việt Nam 1.280 container
hàng có tổng trị giá hơn 217 tỷ đồng.
Lập công ty bán khống hóa đơn chiếm đoạt
hàng trăm tỷ đồng
https://zingnews.vn/lap-cong-ty-ban-khong-hoa-don-chiem-doat-hang-tram-ty-dong-post1425143.html
Thứ ba, 25/4/2023 08:38 (GMT+7)
Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cho biết đã phối hợp với
cơ quan CSĐT Công an Bắc Ninh điều tra, làm rõ Trần Thị Hằng (SN 1985, trú tại
TP Từ Sơn) có hành vi bán hóa đơn trái phép.
Qua phối hợp điều tra mở rộng vụ án mua bán hóa đơn
trái phép do Hằng cầm đầu, đầu tháng 4, lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình đã phát hiện từ
tháng 1 đến tháng 8/2022, Hằng đã có hành vi bán hóa đơn trái phép, thu lợi
hàng tỷ đồng.
Thủ đoạn của Hằng đã thành lập 3 công ty có trụ sở tại
khu Lạng, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi gồm: Công ty TNHH thương mại Đỗ Cường,
Công ty TNHH sản xuất và đầu tư thương mại Tuấn Thu, Công ty TNHH thương mại tổng
hợp Duy Hiếu.
Cả 3 công ty đều không có tài sản, kho bãi, nhà xưởng,
hàng hóa; không phát sinh hoạt động giao dịch, không có hóa đơn hàng hóa mua
vào mà chỉ có hóa đơn xuất hàng hoá bán ra.
Nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của
các công ty trên, Công an tỉnh Hòa Bình đã vào cuộc, điều tra. Qua nắm bắt và
kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng đã phát hiện hoạt động của các công ty
này có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tiến hành điều tra xác minh và kết quả ban đầu xác định,
Hằng đã xuất 4.457 hóa đơn điện tử của 3 công ty cho 239 doanh nghiệp, 65 cá nhân
với tổng số tiền ghi trên hóa đơn 6.823 tỷ đồng, tiền thuế giá trị gia tăng
617,5 tỷ đồng.
Qua bán số hóa đơn trên, Hằng đã thu lời bất chính khoảng
136 tỷ đồng.
Hơn 50 người bị bắt trong vụ '4 tiếp viên
hàng không xách ma tuý'
Kiến Tường
https://vnexpress.net/hon-50-nguoi-bi-bat-trong-vu-4-tiep-vien-hang-khong-xach-ma-tuy-4597969.html
Thứ ba, 25/4/2023, 15:43 (GMT+7)
TP HCM - Trước và sau khi trả tự do 4 tiếp viên hàng
không Vietnam Airlines, cảnh sát đã lần theo dấu vết đường dây mang ma tuý về
Việt Nam, bắt hơn 50 người.
"Những người trên liên quan đến các đầu mối giao,
nhận ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam. Chúng tôi sẽ sớm thông tin về kết quả điều
tra ban đầu, hành vi cụ thể của đường dây tội phạm xuyên quốc gia này",
nguồn tin của VnExpress cho biết, chiều 25/4. Họ bị điều tra về tội Mua
bán trái phép chất ma tuý và Vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Nhà chức trách đã thu giữ một lượng lớn ma tuý các loại
cùng nhiều tang vật khác, tiếp tục làm rõ hành vi của hàng loạt người liên
quan.
Trước đó, sáng 16/3, cán bộ hải quan cửa khẩu sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện dấu hiệu bất thường trong hành lý của 4 tiếp
viên Vietnam Airlines đi chuyến bay VN10 từ Pháp về. Kiểm tra, lực lượng chức
năng tìm thấy tổng cộng hơn 8 kg thuốc lắc và hơn 3 kg cocain, ketamine (ma túy
khay, loại đắt tiền nhất) trong valy của các tiếp viên.
Các tiếp viên khai, khi ở Pháp đã nhận mang 60 kg hàng
hoá về nước với tiền công hơn 10 triệu đồng. Do quá mệt mỏi vì vừa trải qua
chuyến bay dài, họ chỉ xem qua loa vài tuýp kem, không thấy có gì bất thường.
Khi ra sân bay của Pháp để về Việt Nam, lực lượng chức năng nước sở tại không
phát hiện trong hành lý của họ có ma túy, cho đến khi về đến Tân Sơn Nhất.
Đến tối 22/3, sau 6 ngày điều tra, Công an TP HCM đã
trả tự do cho 4 tiếp viên, khởi tố vụ án Vận chuyển trái phép chất ma túy, đồng
thời tạm giữ hai nghi can liên quan việc vận chuyển số ma tuý trên từ Pháp về
Việt Nam.
Việc trả tự do cho các tiếp viên căn cứ vào kết quả điều
tra, xác định 4
tiếp viên không biết bên trong kem đánh răng nhận vận chuyển có 157 tuýp đã
được giấu ma túy. Do đó không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cựu chủ tịch thành phố Hạ Long bị phạt 15
năm tù
Lê Tân
https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-thanh-pho-ha-long-bi-phat-15-nam-tu-4597747.html
Thứ ba, 25/4/2023, 17:27 (GMT+7)
Quảng Ninh - Ông Phạm Hồng Hà, cựu Chủ tịch thành phố
Hạ Long, bị phạt 15 năm tù do nhận hối lộ và tham ô tài sản trong thời gian làm
Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long.
Bản án công bố hôm nay sau 5 ngày xét xử. Liên quan vụ
án, 27 bị cáo thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục đường thủy khu vực
I, Công ty Cổ phần Quản lý đường sông số 3, Công ty CP Đường thủy Quảng Ninh...
bị phạt từ 24 tháng tù cho hưởng án treo đến 30 năm tù.
Theo cáo trạng, năm 2016, Sở Giao thông Vận tải tỉnh
Quảng Ninh bàn giao một số tuyến đường thủy nội địa trên vịnh Hạ Long cho Ban
quản lý vịnh Hạ Long quản lý. Từ đây, Ban quản lý làm chủ đầu tư, tổ chức các
gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, đầu tư, xây lắp, cung cấp, vận chuyển nước
sạch tuyến đường thủy nội địa trên vịnh.
Nắm thông tin này, Phạm Văn Phả (Chủ tịch HĐQT Công ty
cổ phần quản lý đường sông số 3) gặp Bùi Sĩ Giáp (Trưởng phòng Kỹ thuật và tu bổ,
tôn tạo cảnh quan của Ban quản lý vịnh Hạ Long) nhờ giới thiệu gặp ông Hà.
Ông Hà và Phả thống nhất, với các gói thầu quản lý bảo
trì bớt xén được khối lượng công việc, Công ty đường sông số 3 trích lại 5% giá
trị hợp đồng cho Hà, 3-5% giá trị hợp đồng cho Giáp. Các gói thầu không bớt xén
được khối lượng, Hà được trích lại 3%, Giáp được trích 2% giá trị cho Giáp.
Thỏa thuận xong, ông Hà chỉ đạo Giáp làm đầu mối phối
hợp với Công ty đường sông số 3 hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để doanh nghiệp này
trúng thầu. Các bị cáo sử dụng các công ty quen biết làm "quân xanh"
nộp hồ sơ dự thầu để cho Công ty đường sông số 3 chắc chắn trúng thầu.
Năm 2017-2021, Công ty đường sông số 3 đã ký 18 hợp đồng
với Ban quản lý vịnh Hạ Long, tổng giá trị hợp đồng hơn 69,6 tỷ đồng, trong đó
có 6 hợp đồng về công tác quản lý bảo trì, 8 hợp đồng đầu tư xây lắp, 4 hợp đồng
về cung cấp vận chuyển nước.
Theo thỏa thuận ban đầu, Công ty cổ phần quản lý đường
sông số 3 đã đưa lại tiền phần trăm 725 triệu đồng cho ông Hà (lúc đó là Chủ tịch
thành phố Hạ Long kiêm Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long); Bùi Sỹ Giáp (Trưởng
phòng Kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan của Ban quản lý vịnh Hạ Long) 723
triệu đồng và Phạm Thái Dương (cán bộ phòng Kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh
quan của Ban quản lý vịnh Hạ Long) 168,5 triệu đồng.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều bày tỏ sự ăn năn, hối hận;
mong cho được hưởng mức án thấp nhất để sớm có cơ hội trở về với gia đình và xã
hội, làm lại cuộc đời.
Đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Ban quản lý
Vịnh Hạ Long, Ban quản lý dự án thị xã Đông Triều... đều xin giảm nhẹ mức án
cho các bị cáo.
Toà cho thêm 10 ngày để sếp về hưu nộp tiền
vụ lừa bán đất vàng
Thanh Lam
https://vnexpress.net/toa-cho-them-10-ngay-de-sep-ve-huu-nop-tien-vu-lua-ban-dat-vang-4597530.html
Thứ ba, 25/4/2023, 10:41 (GMT+7)
Hà Nội - Tòa dừng tuyên án sáng nay do con trai của bị
cáo Lương Thế Hiển, cựu Phó chánh Văn phòng Sở Tài nguyên Môi trường, xin thêm
thời gian khắc phục hậu quả cho bố, thời hạn 10 ngày.
Sáng nay theo dự kiến, TAND Hà Nội tuyên án với ông Hiển
và vợ Nguyễn Thị Liên, cùng 63 tuổi, về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản trong vụ lừa chiếm 676 m2 đất vàng của đại gia trên phố Bà Triệu.
Trước khi tuyên án, toà quay lại phần xét hỏi để làm
rõ một số tài sản đang bị kê biên đứng tên ông Hiển và tài sản mua từ tiền phạm
tội mà có, gồm 4 mảnh đất có tổng diện tích hơn 2.600 m2 tại Hà Nội và Phú Thọ.
VKS công bố một số bút lục về các tài sản đứng tên con
trai riêng của ông Hiển, do anh khẳng định thuộc sở hữu chung cả bố và mẹ mình.
Trả lời thẩm vấn sau đó, người con trai khẳng định tài
sản này có từ trước khi xảy ra vụ án nên không hình thành từ hành vi phạm tội.
Anh muốn thương lượng cùng anh Nguyễn Thanh Thuỷ (bị hại) và ông Lê Hải An (người
mua lại 676 m2 đất) để thay bố khắc phục một phần hậu quả vụ án. Dù vậy, anh vẫn
ủng hộ việc bố kêu oan.
"Xin toà và VKS làm rõ, nếu tôi bồi thường thay
và bố tôi được tuyên vô tội, tôi có được trả lại không? Và nếu bố tôi bị phạt
tù, tức có tội, việc tôi bồi thường có khiến ông được giảm nhẹ nhiều
không?", con trai ông Hiển thắc mắc.
HĐXX giải thích, số tiền sẽ được hoàn trả cho anh nếu
bố anh được tuyên vô tội và sẽ được xét làm căn cứ giảm án nếu bị tuyên có tội.
Mức độ giảm nhẹ tuỳ thuộc vào số tiền khắc phục và các yếu tố giảm nhẹ khác đã
được trình bày tại toà.
VKS nêu quan điểm, phiên toà đã được nghị án kéo dài
nhiều ngày, các tình tiết đã được làm rõ, không cần thiết phải hoãn chỉ vì nảy
sinh phần dân sự. Con trai ông Hiển nếu muốn bồi thường có thể thực hiện bất cứ
khi nào, trong giai đoạn phúc thẩm hay thậm chí khi thi hành án. Công tố viên
do đó đề nghị toà cân nhắc, ưu tiên khắc phục hậu quả vụ án song không trì hoãn
việc tuyên án.
Sau hội ý, HĐXX chấp thuận kéo dài nghị án thêm 5
ngày, cùng với 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5, tổng 10 ngày, để ba bên thương
lượng việc khắc phục hậu quả, làm giảm bớt thiệt hại (nếu có) của vụ án. Toà sẽ
tuyên án vào chiều 4/5.
"Toà đã tạo điều kiện hết mức, do đó không chấp
nhận thêm bất cứ lý do trì hoãn nào ngày 4/5 tới", chủ toạ nêu trước khi
công bố kết thúc phiên toà.
Trước đó, ông Hiển bị VKS đề nghị 18-20 năm tù, vợ ông
30-36 tháng tù treo. Về dân sự, VKS đề nghị toà buộc ông Hiển trả lại số tiền
hưởng lợi bất chính 320 tỷ đồng cho người mua đất, ông Lê Hải An.
Ông An phải có trách nhiệm trả lại các thửa đất trên
cho anh Thuỷ. Các sổ đỏ với tổng diện tích 676 m2 do Sở Tài nguyên Môi trường
Hà Nội cấp năm 2018 cho ông An phải buộc thu hồi, huỷ bỏ.
Theo cáo buộc, năm 2017, khi anh Thuỷ muốn mua gom 3
lô đất liền kề, diện tích đất 676 m2 trên phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
để gộp thành một, song không thuộc trường hợp được mua. Đại gia này vì thế nhờ
ông Hiển (Phó chánh văn phòng Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, đã nghỉ hưu)
giúp đỡ.
Ổng Hiển nói có thể đứng tên thay ông Thủy mua đất và
gộp sổ đỏ. Tiền công 7 tỷ đồng. Anh Thuỷ đồng ý và thống nhất cùng ông Hiển lập
các hợp
đồng giả cách (các bên thực hiện nhằm che giấu đi một hợp đồng khác) để hợp
thức việc đứng tên làm thủ tục.
Hai người sau đó ký hợp đồng hợp tác kinh doanh thể hiện
anh Thủy và bà Liên (vợ ông Hiển) mỗi người góp 100 tỷ đồng mua đất tại phố Bà
Triệu. Tiếp đó, hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng, thể hiện anh Thủy chuyển
nhượng 50% vốn góp của mình cho ông Hiển. Anh Thủy viết 3 giấy nhận tiền tổng cộng
200 tỷ đồng từ vợ chồng ông Hiển.
Tháng 10/2017, anh Thủy ký 11 hợp đồng công chứng để
chuyển nhượng diện tích đất theo 11 giấy chứng nhận cho vợ chồng ông Hiển. Ít
ngày sau, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp 11 giấy chứng nhận đứng tên vợ
chồng ông Hiển.
Theo bản luận tội của VKS, khi thực hiện xong thủ tục
và được gộp sổ đỏ cho 3 mảnh đất trên, "lẽ ra ông Hiển phải trả lại nhà đất
cho anh Thuỷ như thoả thuận, nhưng lại chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất trên
cho ông Lê Hải An, giá 320 tỷ đồng".
Tại phiên tòa, vợ chồng ông Hiển đưa ra lời khai trái
ngược về vụ án. Bà Liên khẳng định "không có việc chung tiền mua đất với
anh Thuỷ". Bà ký tài liệu theo chỉ đạo của chồng mà không đọc nội dung và
không hưởng lợi gì trong 320 tỷ bán đất.
Ông Hiển nói "có việc ký hợp đồng mua đất cùng
anh Thuỷ", song anh này sau đó không đủ tiền nên ông tự bỏ 2.600 cây vàng
và 9 tỷ đồng, tương đương 200 tỷ đồng mua đất. Ông ban đầu nói vợ không hưởng lợi,
sau đó lại thay đổi lời khai nói bà cầm 120 tỷ đồng, tố vợ gian dối để đổ tội.
Người có quyền nghĩa vụ liên quan, ông Lê Hải An, người
mua lại 676 m2 đất trên, sau 3 lần mở phiên toà, tiếp tục vắng mặt.
Con trai cựu phó chánh văn phòng Sở TN-MT
Hà Nội xin khắc phục thay cha vụ chiếm đoạt đất vàng
25/04/2023 11:48 GMT+7
Con trai cựu phó chánh văn phòng Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội xin tòa cho khắc phục một phần hậu quả vụ án chiếm đoạt đất vàng
trên phố Bà Triệu thay cha, nhưng vẫn ủng hộ cha kêu oan.
Sáng 25-4, theo dự kiến TAND TP Hà Nội tuyên án với bị
cáo Lương Thế Hiển (63 tuổi, cựu phó chánh văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (63 tuổi, vợ ông Hiển) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là ba khu "đất
vàng" trên phố Bà Triệu.
Xin khắc phục hậu quả vụ án thay cha
Trước khi tuyên án, tòa bất ngờ quay lại phần xét hỏi
và dân sự của vụ án.
Trình bày ý kiến, con trai của ông Hiển cho biết muốn
thương lượng cùng anh Nguyễn Thanh Thủy (bị hại) và ông Lê Hải An (người mua lại
676m2 đất), để thay cha khắc phục một phần hậu quả vụ án. Tuy nhiên,
người này vẫn ủng hộ cha mình kêu oan.
Con trai của ông Hiển thắc mắc nếu anh bồi thường thay
cha và cha anh được tuyên vô tội thì có được trả lại tiền không?
Hội đồng xét xử giải thích anh sẽ được hoàn trả lại tiền
nếu ông Hiển được tuyên vô tội và sẽ được xét làm căn cứ giảm án nếu bị cáo Hiển
bị tuyên có tội.
Trình bày ý kiến, viện kiểm sát đề nghị tòa cân nhắc,
ưu tiên khắc phục hậu quả vụ án nhưng không trì hoãn việc tuyên án quá nhiều
ngày.
Sau khi hội ý, hội đồng xét xử chấp thuận việc kéo dài
thời gian nghị án để ba bên thương lượng việc khắc phục hậu quả, làm giảm bớt
thiệt hại nếu có của vụ án.
Tòa tuyên kéo dài thời gian nghị án thêm năm ngày, cộng
thêm thời gian nghỉ lễ, sẽ tuyên án chiều 4-5.
Từ "hợp tác kinh doanh" đến chiếm
đoạt khu đất vàng
Cáo trạng xác định khu đất bị chiếm đoạt trong vụ án nằm
ở các vị trí liền nhau số 296, 298, 300 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đây là những khu "đất vàng" nằm ở vị trí trung tâm phố Bà Triệu với
giá trị hàng trăm tỉ đồng.
Ba khu đất liền nhau trên có tổng diện tích 676m2,
nguồn gốc là các khối nhà 2-3 tầng mặt phố thuộc sở hữu nhà nước do Công ty
TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, cho 14 hộ dân thuê ở.
Giữa năm 2017, ông Nguyễn Thanh Thủy đã mua gom được
11 nhà đất, tổng diện tích hơn 300m2 tại địa chỉ trên.
Tiếp đó, ông Thủy muốn mua toàn bộ phần còn lại để
chuyển đổi diện tích đất sử dụng chung và làm thủ tục gộp sổ đỏ của khu đất phố
Bà Triệu.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, ông Thủy không thuộc
đối tượng được mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
Cáo trạng thể hiện thời điểm đó ông Lương Thế Hiển vừa
nghỉ hưu, giới thiệu với Thủy mình có quan hệ "với các lãnh đạo của các sở,
ban ngành TP Hà Nội" và có thể đứng tên giúp Thủy làm thủ tục mua diện
tích đất trên phố Bà Triệu với giá thấp.
Nguyên phó chánh văn phòng sở cũng giới thiệu có thể
lo được việc chuyển mục đích đất sử dụng chung và gộp các sổ đỏ nhà đất tại số
296, 298, 300 phố Bà Triệu. Tiền công dịch vụ ông Thủy phải trả cho ông Hiển là
7 tỉ đồng.
Để hợp thức việc nhờ ông Hiển đứng tên làm các thủ tục
trên, hai bên đã thống nhất cách thức là ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, các giấy
nhận tiền, các hợp đồng công chứng chuyển nhượng tại ba khu đất phố Bà Triệu.
Cụ thể, ông Thủy và vợ chồng ông Hiển ký hợp đồng hợp
tác đầu tư mua khu đất trên có tổng giá trị 200 tỉ, mỗi bên góp một nửa.
Bảy tháng sau, hai bên tiếp tục ký biên bản thanh lý hợp
đồng. Nội dung thể hiện ông Thủy đồng ý chuyển nhượng 50% cổ phần cho nhà ông
Hiển, tương đương 100 tỉ đồng vốn đã góp để mua đất trên phố Bà Triệu.
Ông Hiển, bà Liên có nghĩa vụ thanh toán cho ông Thủy
50% giá trị hợp tác kinh doanh, tương đương 100 tỉ. Ông Thủy có trách nhiệm
hoàn thiện toàn bộ thủ tục để khối tài sản đầu tư là nhà đất tại 296, 298, 300 phố
Bà Triệu chuyển sang ông Hiển, bà Liên theo đúng quy định. Biên bản có luật sư
Cao Văn Bình ký làm chứng.
Ông Thủy cũng viết giấy nhận tiền 100 tỉ đồng của vợ
chồng bà Liên, ký tên và lăn tay vào biên nhận.
Viện kiểm sát cho rằng sau khi mua gom khu đất trên phố
Bà Triệu và làm sổ đỏ đứng tên mình, ông Hiển nảy sinh ý định chiếm đoạt, không
trả lại cho ông Thủy như thỏa thuận.
Ông Hiển đã bán toàn bộ khu đất cho người khác với giá
gần 320 tỉ đồng.
Ngày 26-9-2019, ông Thủy có đơn tố cáo cho rằng mình
đã bị nguyên phó chánh văn phòng sở lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt nhà đất tại số
296, 298, 300 Bà Triệu và hai căn nhà khác.
Cơ quan tố tụng xác định các hợp đồng hợp tác kinh
doanh giữa hai bên, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy biên nhận số tiền 100 tỉ
mà ông Hiển trả cho ông Thủy là giả cách.
Viện kiểm sát cho rằng đủ căn cứ kết luận vợ chồng ông
Hiển đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ba khu "đất vàng" trên phố Bà
Triệu của ông Thủy. Ông Hiển bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 127 tỉ.
DJ Thái Hoàng bị bắt vì tàng trữ ma túy
https://tuoitre.vn/dj-thai-hoang-bi-bat-vi-tang-tru-ma-tuy-20230425105653423.htm
25/04/2023 11:33 GMT+7
Ngày 25-4, Công an Hải Dương cho biết đã bắt quả tang
Trần Thái Hoàng (một người đánh nhạc) về hành vi tàng trữ trái phép chất ma
túy.
Theo đó, lúc 23h30 ngày 22-4, Phòng cảnh sát hình sự
Công an tỉnh Hải Dương phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra quán Ruby Club
18, tại địa chỉ đường gom An Định, khu 6, phường Nhị Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải
Dương.
Tại thời điểm kiểm tra, quán Ruby Club 18 đang bật nhạc
công suất lớn, 94 người đang có mặt.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã bắt quả
tang Trần Thái Hoàng (sinh năm 1991, đăng ký hộ khẩu thường trú tại
số 36 Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) tàng trữ trái
phép 1,535 gam ma túy
loại ketamine. Trần Thái Hoàng là người đánh nhạc DJ được quán Ruby Club 18
thuê đến biểu diễn.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra
quyết định tạm giữ hình sự đối với Hoàng.
Ngoài ra, công an thu giữ tổng cộng 5,332 gam ma túy
MDMA tại các vị trí sàn nhà, bậc cầu thang trong quán Ruby Club 18; phát hiện,
thu giữ 2 bình khí nén là khí cười N2O và các vỏ bóng bay để bán cho
khách có nhu cầu sử dụng tại quán.
Khi xét nghiệm nước tiểu, lực lượng chức năng xác định
có 11 người dương tính với các chất ma túy.
Quán Ruby Club 18 trước khi bị lực lượng chức năng kiểm
tra đã không đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy, bị Phòng cảnh sát phòng
cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Hải Dương yêu cầu tạm dừng hoạt động.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đang
tiếp tục điều tra, xử lý hành vi vi phạm của những người liên quan.
Khởi tố đối tượng lợi dụng tư vấn khiếu kiện,
gây ảnh hưởng uy tín của chính quyền
Nguyễn Thắng
25/04/2023
TPO - Ngày 25/4, Công an tỉnh Bắc Giang đang điều tra,
làm rõ đối tượng lợi dụng hoạt động tư vấn khiếu kiện, các quyền tự do, dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc
Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" xảy ra
năm 2022, tại tỉnh Bắc Giang.
Đồng thời, Công an tỉnh Bắc Giang ra quyết định khởi
tố bị can đối với Tạ Miên Linh (SN 1945, trú tại phường Thắng Nhất, thành
phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Cơ quan Công an đã tiến hành khám xét chỗ ở của bị can
Tạ Miên Linh. Quá trình khám xét, lực lượng công an đã thu giữ nhiều đồ vật,
tài liệu có liên quan đến hoạt động tư vấn khiếu kiện tại địa bàn tỉnh Bắc
Giang.
Quá trình điều tra ban đầu, bị can Tạ Miên Linh thừa
nhận mình không phải là luật sư, nhưng vẫn thực hiện dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp
lý cho người dân tỉnh Bắc Giang không đúng quy định. Bị can Linh khai nhận,
trong năm 2022, bị can đã dựa vào những thông tin, tài liệu chưa được kiểm chứng
và tự đưa ra những căn cứ, trích dẫn quy định pháp luật không đúng để trả lời
phỏng vấn, bình luận trên các kênh
Youtube.
Bị can nói không đúng sự thật về việc thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật, việc triển khai thực hiện một số dự
án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xâm phạm đến quyền, lợi ích, gây ảnh hưởng đến
uy tín, hình ảnh của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Giang, một số cơ quan, tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đang
tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ hành vi vi phạm của bị can và các đối
tượng liên quan để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Để xảy ra sai phạm về đất đai, xây dựng:
Nhiều lãnh đạo Phú Quốc bị kiểm điểm trách
nhiệm
NHẬT HUY
https://tienphong.vn/nhieu-lanh-dao-phu-quoc-bi-kiem-diem-trach-nhiem-post1529075.tpo
25/04/2023
TP - Để xảy ra sai phạm về đất đai, trật tự xây dựng ở
Phú Quốc (Kiên Giang), loạt lãnh đạo, trong đó có chủ tịch, phó chủ tịch của
thành phố này bị kiểm điểm trách nhiệm chung.
“Biến” đất công thành đất tư
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký kết
luận thanh tra trách nhiệm việc quản lý, xử lý các vi phạm về đất đai, đất rừng,
trật tự xây dựng trên địa bàn TP Phú Quốc từ năm 2018 đến nay.
Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, xác minh 20 hồ sơ
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) trên địa bàn xã Cửa Cạn,
phát hiện đất có nguồn gốc do nhà nước quản lý nhưng UBND xã xét duyệt nguồn gốc
đất không đúng thực tế quá trình sử dụng, đối tượng sử dụng với hình thức hợp
thức hóa phiếu lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc đất nhằm đủ điều kiện được cấp
giấy CNQSDĐ đối với 10 hồ sơ (trong đó có 5 hồ sơ đã được UBND TP. Phú Quốc cấp
giấy) có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
Trong 10 hồ sơ được xét duyệt nguồn gốc đất, với tổng
diện tích hơn 235.000m2, có 7 bộ hồ sơ tại tổ 5, ấp 2; 2 bộ ở tổ 3, ấp 3 và 1 bộ
ở tổ 4, ấp 4 xã Cửa Cạn. Trong số đó, có những chủ đất được xét duyệt nguồn gốc
và cấp giấy CNQSDĐ nhiều thửa.
Kết luận thanh tra cũng chỉ ra rằng, lãnh đạo và cán bộ
địa chính xã Cửa Cạn đã ký xác nhận nguồn gốc đất cho 10 hộ dân là đất rừng tự
nhiên do nhà nước quản lý.
Theo kết quả xác minh, trước năm 2004, 2006, 2014 những
thửa đất này là đất rừng tự nhiên, đất chưa sử dụng thuộc quản lý nhà nước
nhưng ông Võ Duy Phong (cán bộ địa chính) và ông Hà Việt Hùng (Phó Chủ tịch
UBND xã Cửa Cạn) ký xác nhận nguồn gốc đất theo ghi nhận tại phiếu lấy ý kiến
khu dân cư là sai, có dấu hiệu đưa những người không liên quan vào lấy ý kiến.
“Việc UBND xã Cửa Cạn xét duyệt nguồn gốc đất không
đúng thực tế, có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong xét duyệt nguồn gốc đất, cấp
giấy CNQSDĐ đối với 10 hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ của cá nhân”, kết luận thanh
tra nêu rõ.
Buông lỏng quản lý
Kết luận thanh tra chỉ rõ, UBND các xã, phường (An Thới,
Cửa Cạn, Gành Dầu, Hàm Ninh, Dương Đông, Dương Tơ) thực hiện trách nhiệm quản
lý đất do nhà nước quản lý trên địa bàn nhưng quản lý chưa chặt chẽ, để xảy ra
744 trường hợp chiếm đất, xây dựng nhà ở trái pháp luật, không có biện pháp xử
lý, ngăn chặn kịp thời, trong đó có những khu vực vi phạm phức tạp, gây hậu quả
nghiêm trọng.
Trong bản kết luận thanh tra cũng cho thấy Vườn Quốc
gia Phú Quốc chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng đất được nhà
nước giao. Cụ thể, từ năm 2001-2021, đơn vị đã không chủ động kiểm tra, rà soát
hiện trạng sử dụng đất, dẫn đến hiện có hơn 1.000 ha đất rừng đặc dụng có người
đang sử dụng. Thế nhưng Vườn Quốc gia Phú Quốc không xác định được quá trình sử
dụng, diện tích, thời điểm sử dụng đất của từng hộ dân.
Theo kết luận thanh tra, UBND TP. Phú Quốc thiếu sự
quan tâm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đối với các phòng, ban chuyên
môn, UBND các xã, phường trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao,
các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho cơ sở; chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có vi
phạm trong quản lý nhà nước về đất đai. Từ đó dẫn đến các vụ việc vi phạm phức
tạp, nghiêm trọng kéo dài chưa được phát hiện và chỉ đạo xử lý dứt điểm kịp thời.
Kiểm điểm trách nhiệm chung
Theo kết luận thanh tra, để dẫn đến sai phạm trong quản
lý đất đai, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu - Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc
(giai đoạn từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022).
Ngoài ra, các phó chủ tịch trong giai đoạn này cũng phải
chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực được phân công phụ trách để xảy ra các khuyết
điểm, vi phạm.
Cụ thể, ông Đinh Khoa Toàn (nguyên Chủ tịch UBND huyện
Phú Quốc giai đoạn từ tháng 1/2018 đến tháng 7/2018) nay là Phó Bí thư TP. Phú
Quốc; ông Trần Chiến Thắng (Phó Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc giai đoạn tháng
6/2019 đến 6/2022) nay là Chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang; ông Huỳnh Quang
Hưng, Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, giai đoạn tháng 1/2018 đến nay;
ông Đoàn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, giai đoạn từ tháng 4/2021 đến
nay...
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giao Giám đốc Sở Nội vụ
tỉnh này tham mưu, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm chung đối với chủ tịch, các
phó chủ tịch UBND TP. Phú Quốc; giám đốc, phó giám đốc Vườn Quốc gia Phú Quốc...
(giai đoạn tháng 1/2018 đến tháng 6/2022) do liên quan đến sai phạm về đất đai,
đất rừng, trật tự xây dựng.
Mới đây UBND TP. Phú Quốc cũng ra thông báo số 145 kiểm
điểm 10 tập thể, 45 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó có 28 lãnh đạo cấp
trưởng, phó phòng trở lên, chủ tịch xã qua các thời kỳ và 17 cán bộ địa chính,
xây dựng của 8 xã, phường liên quan kết luận thanh tra vừa nêu.
UBND tỉnh Kiên Giang chuyển hồ sơ sang CQĐT Công an tỉnh
10 hồ sơ xét duyệt nguồn gốc, cấp giấy CNQSDĐ lần đầu tại xã Cửa Cạn có dấu hiệu
vi phạm pháp luật; 3 vụ việc sai phạm nghiêm trọng trong quản lý nhà nước về đất
đai để việc bao chiếm, xây dựng nhà trái phép trên đất Nhà nước quản lý.
Thầy giáo bị cáo buộc hiếp dâm học sinh
nam: Từng ngồi tù vì tội dâm ô trẻ em
Nhóm PV ĐBSCL
25/04/2023
TP - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp vừa hoàn tất
kết luận điều tra, đề nghị truy tố Lê Văn Hùng (49 tuổi, ngụ huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp- nguyên giáo viên tiểu học) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.
Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2020 - 2022, bị can
Hùng làm chủ nhiệm các lớp 3-5 của một trường tiểu học ở xã Hoà Bình, huyện Tam
Nông. Trong quá trình dạy học, bị can Hùng đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục
nhiều lần đối với 5
học sinh nam tại trường.
Đáng chú ý, nguồn tin của phóng viên Tiền Phong cho biết,
năm 2004 Hùng từng phạm tội dâm ô trẻ em và phải chấp hành hình phạt tù. Thời
điểm Hùng phạm tội dâm ô trẻ em, bị can này đang là giáo viên tiểu học ở huyện
Tam Nông. Năm 2007, Hùng ra tù, đến năm 2009 nộp hồ sơ xin dạy học. Theo một
cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, thời điểm tuyển dụng ông Hùng, Sở áp dụng
Nghị định 116 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức
trong các đơn vị sự nghiệp. Ứng viên khi nộp hồ sơ cần đáp ứng các điều kiện về
mặt chuyên môn, lý lịch rõ ràng kèm theo xác nhận từ công an địa phương, chưa
phải trình lý lịch tư pháp như bây giờ.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Phước Hậu, Trưởng
phòng GD&ĐT huyện Tam Nông thông tin: “Sau khi Sở GD&ĐT Đồng Tháp tuyển
dụng và phân công ông Hùng về huyện công tác, huyện mới biết thầy giáo này từng
có tiền án và ở tù về tội dâm ô trẻ em. Khi một người đã chấp hành xong bản án,
đã được xóa án tích, họ được quyền tuyển dụng làm việc theo quy định của pháp
luật. Nhưng thời điểm đó, chúng tôi cũng rất băn khoăn vì thầy giáo này đã từng
phạm tội như vậy, nay lại được tuyển dụng tiếp vào ngành giáo dục”.
Ông Hậu cho biết thêm, việc tuyển dụng thời điểm 2009
có thể còn sơ sài về mặt lý lịch, nên dẫn đến sơ suất này, có thể cả Sở
GD&ĐT Đồng Tháp cũng không biết. Bản thân ông Hùng đã có vợ và 2 con, nhưng
10 năm sau bị cáo buộc tiếp tục tái phạm. Trong công việc, ông Hùng là một thầy
giáo bình thường, hàng ngày vẫn lên lớp. Vụ việc do phụ huynh phát hiện báo với
nhà trường, sau đó, nhà trường báo với công an.
Ông Bùi Quý Khiêm, Chánh Văn phòng Sở GT&ĐT tỉnh Đồng
Tháp cho hay, UBND tỉnh đang chỉ đạo rà soát, báo cáo quá trình tuyển dụng ông
Hùng thời điểm 2009 để xử lý. “Chúng tôi đang làm việc với toà án để xin bản án
thời điểm đó của ông Hùng như thế nào, có buộc cấm hành nghề gì hay không. Nếu
biết ông này có tiền án thì ai dám tuyển dụng”, ông Khiêm nói.
Ngày 21/4, phóng viên Tiền Phong về xã Hòa Bình, nơi
ông Hùng từng dạy tiểu học. Một phụ huynh (xin giấu tên), có con học lớp 5 tại
trường này cho biết, trước đó, thấy con đi học về có một số biểu hiện lạ như: đại
tiện bón, tâm lý lúc nào cũng lo sợ. Khi gia đình gặng hỏi, con trai nói bị thầy
giáo Hùng “làm bậy” trong nhà vệ sinh của trường. Thầy dặn không được nói cho
ai biết, dọa sẽ đánh và cho ở lại lớp.
Vụ 12.000 'sổ đỏ' cấp sai hạn mức, mới giải
quyết được 1.000 trường hợp
Trần Hoàng
25/04/2023
TPO - UBND huyện Sóc Sơn cho biết, hiện UBND huyện đã
vận động được 1.000 hộ dân tự nguyện điều chỉnh về hạn mức đất ở theo đúng quy
định. Còn 11.000 giấy chứng nhận chưa được xử lý.
Thông tin tại Hội nghị tiếp xúc với cử tri huyện Sóc
Sơn diễn ra tại huyện Sóc Sơn chiều 25/4, ông Nguyễn Văn Toàn - quyền Trưởng
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn thông tin: Địa bàn huyện có 12.000
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp vượt hạn mức đất ở. Trong đó từ năm
1993 - 2000 cấp 3.000 giấy chứng nhận; từ năm 2005-2012 cấp 9.000 giấy chứng nhận.
Các hộ dân đều có nguồn gốc sử dụng đất trước năm 1980.
Hiện UBND huyện đã vận động được 1.000 hộ dân tự nguyện
điều chỉnh về hạn mức đất ở theo đúng quy định. Còn 11.000 giấy chứng nhận chưa
được xử lý.
Theo ông Toàn, việc xử lý giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đã cấp vượt hạn mức gặp rất nhiều khó khăn do quá trình sử dụng các hộ dân
đã đăng ký biến động, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận sau khi chia tách, mua
bán, chuyển nhượng, tặng cho nên không thể thực hiện được việc thu hồi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định tại Điều 106 Luật Đất đai,
Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ.
"Khi thực hiện GPMB, nếu bồi thường theo diện
tích đất ở ghi trên giấy chứng nhận là không đúng quy định, nếu bồi thường theo
hạn mức ban đầu (không quá 400m2/hộ) thì các hộ dân không đồng thuận", ông
Toàn nói. Đặc biệt, các hộ dân thuộc phạm vi GPMB dự án di dân vùng ảnh hưởng
môi trường 0-500m và sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện GPMB theo quy hoạch Cảng
Hàng không quốc tế Nội Bài giai đoạn sắp tới.
Trả lời kiến nghị của cử tri, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội
Nguyễn Huy Cường cho biết, đối với đất ở vượt hạn mức lên đến 12.000 trường hợp
tại huyện Sóc Sơn, Thanh tra Chính phủ trước đó đã có kết luận liên quan đến việc
này. Theo lãnh đạo Sở TNMT Hà Nội, "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh"
nên không thể có cơ chế chung ban hành để xử lý toàn bộ các trường hợp này.
"Giải pháp là huyện phải phân loại ra, giao thanh tra huyện thanh tra từng
đợt. Cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc để tháo gỡ vấn đề này", ông
Cường nói.
No comments:
Post a Comment