Đối Thoại Điểm Tin ngày 14 tháng 04 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Triều Tiên
nói đã thử nghiệm ICBM nhiên liệu rắn mới, cảnh báo ‘cực kỳ’ kinh hoàng
Mỹ
lên tiếng về phóng sự điều tra của VOA, chỉ trích Nga và nhắc nhở Việt Nam
Tiến
sĩ Mỹ Robbins giải ảo về trận Tết Mậu Thân 1968: Lần này chúng ta thắng
Mỹ
tìm cách nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong lúc Hà Nội trên ‘ngõ
Thêm nhiều tổ chức lên án Việt Nam xử tù nhà báo
Nguyễn Lân Thắng
Mỹ lên tiếng về phóng sự điều tra của VOA, chỉ trích
Nga và nhắc nhở Việt Nam
Mỹ tìm cách nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong lúc Hà
Nội trên ‘ngõ hẹp’
Tiến sĩ Mỹ Robbins giải ảo về trận Tết Mậu Thân 1968:
Lần này chúng ta thắng
Trung Quốc trừng phạt nhà lập pháp cấp cao của Mỹ vì
ông thăm Đài Loan
Triều Tiên nói đã thử nghiệm ICBM nhiên liệu rắn mới, cảnh báo ‘cực kỳ’
kinh hoàng
Nga: Phát ngôn viên của Navalny nói ông mắc bệnh lạ,
có thể bị đầu độc từ từ
Nhật sẽ viện trợ quân sự phi sát thương cho các nước
‘cùng chí hướng’ trong khu vực
Vụ chuyến bay giải cứu: Nạn nhân bị gạt ra bên ngoài
(kỳ 1)
Doanh
nghiệp gỗ tại Bình Định thiếu đơn hàng
Gần
170 website giáo dục bị cài nội dung về cá độ, cờ bạc
TPHCM:
Hơn 1.700 phụ huynh yêu cầu Apax Leaders trả lại học phí
Khoá
hai chiều thuê bao chưa chuẩn hoá thông tin trong ngày mai
Bắc
Giang: Chủ tịch và phó Chủ tịch tỉnh bị kỷ luật
Mỹ
lên án Việt Nam bỏ tù ông Nguyễn Lân Thắng chỉ vài giờ trước chuyến thăm của
Blinken
Đường
sắt Hà Đông - Xuân Mai và vết xe đổ Cát Linh - Hà Đông
Luật
sư Lê Công Định: Quan hệ Việt – Mỹ đang vượt lên cả "đối tác toàn
diện"
“Thánh
rắc hành” Bùi Tuấn Lâm vẫn chưa được gặp thân nhân sau khi kết thúc điều tra
Đảng
không thể vượt qua rào cản ý thức hệ đối nghịch trong “chính sách đặc biệt” cho
tri thức?
Chính
quyền Cao Bằng ép nhiều tín đồ Dương Văn Mình ký giấy bỏ đạo
Sắc
phong Triều Nguyễn đang bị rao bán ở Trung Quốc: đề nghị đưa về bằng kênh ngoại
giao
Việt
Nam, Nhật Bản thảo luận các tăng cường quan hệ quốc phòng
Nhật
Bản trở thành nơi Việt Nam xuất nhiều thủy sản nhất
Bộ
trưởng Anh thăm Việt Nam thúc đẩy hành động trong lĩnh vực môi trường, nông
nghiệp
Đà
Nẵng bác ý tưởng qui hoạch sân bay Chu Lai thay thế sân bay Đà Nẵng
Lãnh đạo tỉnh Bình Định nói về dự án gang thép Long Sơn
Ngoại
trưởng Mỹ đến VN: Chuẩn bị cho chuyến thăm của TT Biden và ông Trọng?
Trung
Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt - Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?
Việt Nam
- Hoa Kỳ có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?
Bồ
câu hay chó: Trung Quốc giữ hòa bình nhưng vẫn nhe nanh
HRW trách
Mỹ 've vãn VN nhưng chỉ nói suông về nhân quyền' khi Ngoại trưởng Blinken thăm
Hà Nội
Các tổ
chức quốc tế phản đối bản án của ông Nguyễn Lân Thắng, hy vọng gì?
Mất
sách ở Viện Hán Nôm: Có cổ vật liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa
Bắc
Hàn phóng tên lửa, Hàn Quốc lên án 'sự khiêu khích nghiêm trọng'
Mỹ
cho rằng Tổng thư ký LHQ quá mềm mỏng với Moscow, theo tài liệu rò rỉ
Ngoại
trưởng Đức sẽ thể hiện lập trường nào đối với Trung Quốc?
Cựu
ngôi sao J-pop cáo buộc bị lạm dụng tình dục từ khi 15 tuổi
Ông
Nguyễn Lân Thắng bị tuyên 6 năm tù, 2 năm quản chế
Tài liệu rò
rỉ cho thấy lực lượng đặc nhiệm phương Tây hiện diện ở Ukraine
Elon
Musk: Sở hữu Twitter tới giờ là ‘khá đau đớn’
Sức
quyến rũ của Sân bay Changi Singapore, sân bay tuyệt nhất thế giới
Quốc tế lên án hành động chặt đầu lính Ukraina
Washington
Post: Thủ phạm vụ rò rỉ tài liệu mật làm việc trong một căn cứ quân sự Mỹ
Cải tổ
hưu trí Pháp: Biểu tình lần thứ 12, trước ngày Hội Đồng Bảo Hiến ra phán quyết
Malaysia
và Philippines chấp thuận đàm phán song phương với Trung Quốc về các tranh chấp
ở Biển Đông
Chiến
tranh Ukraina và thế trung lập chiến lược của Ấn Độ
Rò rỉ tài
liệu mật của Mỹ: Nga nêu khả năng Washington tung tin giả
Tổng
thống Pháp Macron: « Đồng minh » chứ không phải là « chư hầu » của Mỹ
Hình ảnh
TT Pháp bị sứt mẻ ở phương Tây nhưng không hẳn ở mọi nơi trên thế giới
Ngoại
trưởng Đức thăm Trung Quốc với trọng tâm là Đài Loan và Ukraina
Hàn
Quốc: Bắc Triều Tiên dường như phóng tên lửa đạn đạo "loại mới"
Với
hồ sơ Syria, Ả Rập Xê Út và Iran thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông
Liên
Hoan Cannes 2023: Phim của Trần Anh Hùng tranh giải Cành Cọ Vàng
Không
gian: Dời việc phóng phi thuyền Juice thám hiểm sao Mộc
Macron
công du Trung Quốc: Thất bại ngoại giao
Tình
báo Mỹ nghi ngờ về khả năng phản công của quân đội Ukraina
Mỹ
- Philippines lên án các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông
Tại
Hà Lan, tổng thống Pháp trình bày quan điểm về châu Âu tự chủ
Phải
chăng những cựu điệp viên Afghanistan làm việc cho tình báo Pháp bị bỏ rơi ?
(AFP) – Vụ
thảm sát ở miền trung Miến Điện : ASEAN lên án tập đoàn quân sự. Hiệp hội Khối các quốc gia Đông Nam
Á hôm nay, 13/04/2023, «lên án nghiêm khắc » các cuộc không kích
đẫm máu khiến ít nhất 100 người chết và hàng chục người bị thương ngày
11/04. Hôm qua tập đoàn quân sự thừa nhận vụ không kích, nhưng cho rằng
đối tượng tấn công là một nhóm vũ trang đối lập mà họ gọi là « khủng
bố ». Một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho AFP biết là tuyên bố cứng rắn
của ASEAN được « hoan nghênh », vì thái độ rất rõ ràng.
(Reuters)
– Covid-19 : Trung Quốc không tham gia điều tra của Liên Hiệp Quốc về các chợ
động vật. Reuters
hôm nay, 13/04/2/2023 cho hay, theo một giới chức của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh
vẫn không quyết định tham gia cuộc điều tra nhằm xác định nguy cơ lây lan dịch bệnh
từ động vật hoang dã sang người tại các cơ sở buôn bán động vật. Có bốn quốc
gia châu Á – Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Lào – được chọn để tham gia vào
dự án điều tra khởi sự từ tháng 7/2021. Đại dịch Covid-19 được xác định lần đầu
tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn
bị chỉ trích không thực sự hợp tác chia sẻ thông tin với cộng đồng quốc tế về
nguồn gốc dịch bệnh.
(Reuters)
– Mỹ phạt bốn thực thể của Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc giúp Nga lách cấm vận quốc
tế. Danh sách
đen mà bộ Tài Chính Hoa Kỳ công bố hôm 12/04/2023 bao gồm hơn 120 doanh nghiệp
của Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Hồng Kông… Tất cả bị cáo
buộc duy trì liên hệ với các đối tác Nga bất chấp lệnh trừng phạt của
Washington. Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, một công ty sản
xuất hàng điện tử và một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm công nghệ sử
dụng trong lĩnh vực quân sự và dân sự bị trừng phạt.
(AFP) –
Lệnh truy nã quốc tế nhắm vào Putin gây khó khăn cho Nam Phi. Trong cương vị chủ nhà tổ chức thượng định
nhóm BRICS, bao gồm 5 nền kinh tế đang trỗi dậy (Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam
Phi), phát ngôn viên phủ tổng thống Nam Phi ngày 12/04/2023 cho biết lệnh bắt
giữ nhắm vào ông Putin « thọc gậy bánh xe » Pretoria trong việc tổ chức
thương đỉnh BRICS vào tháng 8/2023 với sự tham gia của tổng thống 5 nước. Là
thành viên của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, Nam Phi rơi vào thế khó xử sau khi định
chế tư pháp này ban hành lệnh truy nã Vladimir Putin hồi tháng 3/2023 vì tội ác chiến
tranh, tội đày ải trẻ em Ukraina trong cuộc xâm lược một quốc gia có chủ quyền.
(AFP) –
Anh và Mỹ trừng phạt các cộng sự của tỷ phú Nga. Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ hôm qua
12/04/2023 công bố các biện pháp trừng phạt nhắm vào những cộng sự viên thân
cận của các nhà tài phiệt Nga, Roman Abramovich và Alisher Usmanov. Theo Luân
Đôn, Demetris Ioannides và Christodoulos Vassiliades, hai công dân đảo Chypre,
đã giúp tỷ phú Roman Abramovich che giấu số tài sản 760 triệu bảng Anh. Nhân
vật thứ 3 tên là Demetrios Serghides bị Hoa Kỳ trừng phạt do quản lý tài sản
của ông Usmanov và gia đình.
(AFP) –
Nghi ngờ gián điệp : Na Uy trục xuất 15 nhân viên đại sứ quán Nga. Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt hôm
nay, 13/04/2023, ra thông báo cho biết 15 nhân viên tình báo này là những
người « không được hoan ngênh », bởi họ đã có « các
hoạt động không phù hợp với quy chế ngoại giao ». Quan hệ Na Uy với Nga
xấu đi nhiều từ khi Nga xâm lược Ukraina. Cho dù không phải là thành viên Liên
Âu, Na Uy thực thi gần như toàn bộ các trừng phạt của Liên Âu nhắm vào Nga .
(AFP) –
Khôi phục mạng điện Ukraina: Ngân Hàng Thế Giới cấp 200 triệu đô la, bằng
khoảng 1/50 so với nhu cầu. Ngân hàng ra thông báo như trên vào hôm qua, 12/04/2023. Một giới
chức của Ngân Hàng Thế Giới cho biết các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina
đã bị thiệt hại đến 11 tỉ đô la năm ngoái do các tấn công phá hoại của Nga. Đây
là một trong những lĩnh vực mà Ukraina có nhu cầu khôi phục khẩn cấp nhất.
(AFP) –
Khối G7 họp về khí hậu vào cuối tuần. Các bộ trưởng năng lượng và môi trường của khối G7 sẽ
họp tại Nhật Bản vào cuối tuần này, nhưng những bất đồng về tốc độ loại bỏ
nhiên liệu hóa thạch làm giảm sút đáng kể khả năng các quan chức ra được thỏa
thuận chung về khẩn cấp chống biến đổi khí hậu.
(AFP) –
Pháp: Một giám mục nổi tiếng bảo vệ người ly dị, người LGBT, dân nhập cư,
qua đời. Đức
cha Jacques Gaillot đã qua đời hôm qua, 12/04/2023, ở tuổi 87, theo thông báo
Hội Đồng Giám Mục Pháp (CEF). Giám mục Jacques Gaillot, địa phận Evreux, vùng
Normandie, sinh thời nổi tiếng là người có quan điểm rất khác với Vatican. Năm
1995, Vatican đã cách chức ông do các lập trường « phi chính
thống ». Sau đó, đức cha Gaillot tiếp tục tranh đấu vì « những
người bị loại trừ ». Năm 2015, giáo hoàng Phanxicô đã tiếp cựu giám mục
tranh đấu.
(Reuters)
– Hoàng tử Harry sẽ dự lễ đăng quang quốc vương Anh Charles III. Thông cáo của điện Buckingham hôm
12/04/2023 cho biết thêm vợ của hoàng tử Harry là công nương Meghan sẽ ở lại
California cùng hai con. Tân vương Charles III tổ chức trọng thể lễ đăng quang
vào ngày 06/05/2023 đúng theo truyền thống « ngàn đời » của triều đình
Anh. Sóng gió đã nổi lên ở hậu cung do vợ chồng Harry tiết lộ nhiều bí mật
trong hoàng gia, liên quan trực tiếp đến nhà vua và thái tử William.
TIN TỨC: Thứ Sáu,
ngày 14 tháng 04 năm 2023
PHÁI ĐOÀN MỸ - ĐỨC THĂM CHÙA THIÊN QUANG GIỮA LÚC
CÓ LỆNH THÁO DỠ
Trong tuần qua, hai nhóm
ngoại giao Mỹ và Đức đã đến thăm chùa Thiên Quang ở tỉnh Bà Rịa, nơi họ gặp gỡ
các vị tu sĩ Phật giáo VN Thống nhất đang trực diện với lệnh tháo dỡ toàn bộ
ngôi chùa này.
Vào ngày 5/4,
ngôi chùa này đã đón tiếp bà Tina Spicher, phó lãnh sự Đức, đến thăm và gặp gỡ
các chư tăng ở đây. Trong thông điệp sau đó, bà Spicher cho biết là đã đến theo
lời mời của chùa Thiên Quang để tham dự buổi lễ kêu gọi tự do tôn giáo và chấm
dứt nạn buôn người. Bà nói thêm là đã chứng kiến tận mắt những gì mà cơ sở tâm
linh này đã làm.
Đến ngày 7/4,
chùa Thiên Quang tiếp một viên chức của tổng lãnh sự Mỹ trong một cuộc gặp gỡ
và trao đổi liên quan đến các vấn đề tại ngôi chùa, điển hình là những quyết
định cưỡng chế chùa Thiên Quang từ bạo quyền huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu.
Đại đức Thích
Thiên Thuận, trụ trì chùa Thiên Quang, cho biết trong các chuyến thăm viếng,
các nhà ngoại giao đã bày tỏ sự quan tâm đến hiện trạng của ngôi chùa trước
những quyết định cưỡng chế từ phía bạo quyền. Đại đức Thích Thiên Thuận cho
biết nhà ngoại giao Đức khẳng định sẽ có văn thư gửi bạo quyền, liên quan đến
lệnh tháo dỡ cơ sở này.
Cần biết chùa
Thiên Quang, tọa lạc tại xã Hòa Bình, là một cơ sở tôn giáo độc lập được hình
thành từ năm 2000 và là nơi sinh hoạt cho tăng chúng và đạo tràng trong khu vực
này. Vào ngày 17/3, họ nhận được lệnh tháo dỡ của bạo quyền hôm 17/3, nội dung
yêu cầu di dời tài sản và hiện vật ra khỏi công trình này trong vòng 20 ngày.
Tờ Công an
nói rằng ông Thích Thiên Thuận, thế danh Đặng Phước Bình dưới sự hậu thuẫn, tài
trợ của nhóm tự xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” cùng sự lôi kéo
của một số cá nhân tại địa phương để liên tục cơi nới, mở rộng “Cốc Thiên
Quang” thành một cơ sở thờ tự bất hợp pháp với nhiều hạng mục xây dựng trái
phép trên đất nông nghiệp.
BẠO QUYỀN CAO BẰNG ÉP NHIỀU TÍN ĐỒ DƯƠNG VĂN MÌNH
PHẢI BỎ ĐẠO
Bạo quyền xã
Nam Quang, huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, đang ép buộc người dân Hmong ở địa
phương phải ký giấy từ bỏ đạo Dương Văn Mình mà họ gọi là tà đạo.
Một người dân
Hmong ở xóm Nà Héng cho biết biến cố này xảy ra vào ngày 12/4. Theo đó, một
đoàn quan chức xã lên đến 15 người, cầm đầu bởi phó bí thư xã là Ma Thị Hiền và
trưởng công an xã Nông Văn Biên, kéo đến ép người dân ký vào giấy từ bỏ đạo
Dương Văn Mình.
Người này cho
biết một ngày sau khi xảy ra sự việc vẫn bị đau tay do bị công an địa phương bẻ
gập. Khi một người dân khác chất vấn tại sao trước đó nhà cầm quyền xã nói
vận động người dân tự nguyện ký cam kết mà giờ đây lại ép ký, phó chủ tịch xã
Thào A Sóng nói “đã vận động nhiều lần, các ông bà không chịu ký thì giờ phải
ép ký theo lệnh của cấp trên”. Một lúc sau có hơn 60 công an huyện kéo đến để
trấn áp, ép người khác ký giấy cam kết.
Năm 1989, ông
Dương Văn Mình, một người Hmong khi đó 28 tuổi nói với những người Hmong khác
rằng, tục cúng ma tốn kém của họ phải kết thúc. Ông nói chính mình là người
được Chúa đề cử để hướng dẫn người dân bỏ tục cúng ma.
Người dân ở
Nà Héng cho biết đây là lần thứ hai chính quyền xã Nam Quang thành lập đoàn
công tác đến xóm này để buộc người chủ hộ gia đình phải ký vào bản cam kết. Vào
tuần trước, phái đoàn quan chức xã vào xóm Nà Héng để phá bàn thờ của người
Hmong và ép các tín đồ theo đạo Dương Văn Mình ký vào giấy cam kết bỏ đạo.
Cần biết là
vào tháng 3 năm 2021, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, phó tư lệnh quân khu 2 kiêm ủy
viên quốc phòng và an ninh của quốc hội VN, đã phát biểu là đạo Dương Văn Mình
chỉ cải thiện các thủ tục ma chay lạc hậu của người Hmong chứ không chống nhà
nước.
Trong khi đó,
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Cường tại Học viện Chính trị Quốc gia Sài Gòn cũng khẳng
định rằng đạo Dương Văn Mình giúp người Hmong đỡ tốn kém, tiết kiệm thời gian
trong tang lễ và cưới xin.
MẤT HƠN 100 CUỐN SÁCH QUÝ Ở VIỆN HÁN – NÔM
Vào tháng 3 vừa qua, hơn
100 cuốn sách cổ tại viện Nghiên cứu Hán Nôm đã bị mất cắp, đa số đều được xem
là kho báu của nền văn hóa VN. Ngoài ra còn có hàng trăm quyển khác đã bị hư
hỏng nặng.
Tiến sĩ
Nguyễn Xuân Diện, một chuyên gia cao cấp của viện này, cho biết những cuốn sách
đã mất là các cổ vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, và đều
có tuổi đời từ một trăm năm tuổi trở lên. Đây là vụ mất sách với số lượng lớn
chưa từng xảy ra tại viện Nghiên cứu Hán Nôm trong 53 năm qua kể từ ngày thành
lập.
Vụ này đã gây
căm phẫn lớn trong giới sử học vì di sản Hán Nôm là những tài liệu không thể
thay thế được như cuốn “Việt âm thi tập”', bản in năm 1729, hay “Hoàng Việt địa
dư chí'” có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
Các cuốn sách
này được giao cho viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giữ gìn, bảo quản và
viện Nghiên cứu Hán Nôm trực tiếp được giao quản lý. Mỗi
cuốn sách bị mất được đặt trong một hộp giấy rất cứng, bên ngoài có dán mã vạch.
Theo nhận
định ban đầu của của Tiến sĩ Diện thì kẻ gian rất thông thạo kho sách, biết rõ
vị trí của các cuốn sách này. Kẻ gian lấy sách cổ, bỏ lại các hộp giấy này tại
hiện trường, tại vị trí cũ nên rất khó phát giác.
Liên quan đến
hàng trăm cuốn sách cổ bị hư nát ở nhiều cấp độ khác nhau, hơn một trăm cuốn đã
nát vụn không thể phục chế được, ông Diện cho biết ông "vô cùng đau
xót". Lý do là vì giữ được qua bao nhiêu cuộc chiến tranh binh lửa, với
biết bao mồ hôi xương máu của tiền nhân đã đổ xuống để giữ gìn cho đến hôm nay.
VNTB
– Án liên quan điều luật 117 – Có nghĩ trong đầu thì cũng đừng nói ra (Bài 1)
VNTB
– “Siêu uỷ ban” càng sáp nhập càng rườm rà, nợ như chúa chổm
Chuyển
động Quốc Phòng (7/4 – 13/4/2023)
Trí
tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?
13/04/2017:
Mỹ thả “Mẹ của các loại bom” xuống khu phức hợp của ISIS
Tại
sao Đài Loan quan trọng với thế giới?
Kết
nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?
11/04/1951:
Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur
Trung
Quốc phóng vệ tinh, tài liệu tình báo Mỹ14/04/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 41414/04/2023
Sắc
phong Việt Nam được mang bán đấu giá tại Trung Quốc (Phần 2)14/04/2023
Vụ
chuyến bay giải cứu: Nạn nhân bị gạt ra bên ngoài (kỳ 1)13/04/2023
Tàn dư xô viết
(Phần 1)13/04/2023
Tự do
quan trọng như thế nào?13/04/2023
Tân
Hiệp Phát – một ví dụ về ‘phát’ (kỳ 2)13/04/2023
Chuyện
những người trong nghề13/04/2023
Bệnh
mới: Tâm thần hoang tưởng thể “không chính phủ”13/04/2023
Dân
chủ cho Việt Nam: Khó khăn và hy vọng13/04/2023
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 414, 13-04-2023
Nóng
: Mỹ bắt nghi can tiết lộ tài liệu mật
Bông
Lau - Cách nhìn của người nghệ sĩ
Đoàn
Bảo Châu - Các vị muốn người dân thành cái gì?
Thọ
Nguyễn - Tàn dư xô viết (1)
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Tự do quan trọng như thế nào? 14/04/2023
Tàn dư xô viết (Phần 1) 14/04/2023
Sai ngay từ khâu bên trong của
làm luật và đào tạo luật 14/04/2023
Đường sắt Hà Đông – Xuân Mai và
vết xe đổ Cát Linh – Hà Đông 14/04/2023
Trung Quốc không được làm chệch
hướng các cuộc đàm phán về COC mới được tái khởi động 14/04/2023
Chuyện những người trong nghề 13/04/2023
Blogger Nguyễn Lân Thắng bị kết
án sáu năm tù giam trong phiên xử kín 13/04/2023
Một ngày rất buồn 13/04/2023
Ai “đưa cơm” cho người “dám
làm” 13/04/2023
Ba kịch bản ‘nóng’ của bang
giao Việt – Mỹ vào tuần tới, tháng tới 13/04/2023
Việt Nam hãy cảnh giác! 12/04/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Ái
nữ nhà Tân Hiệp Phát điều hành 27 công ty bất động sản
https://zingnews.vn/ai-nu-nha-tan-hiep-phat-dieu-hanh-27-cong-ty-bat-dong-san-post1421116.html
Thứ
năm, 13/4/2023 18:30 (GMT+7)
Bà
Trần Uyên Phương là cánh tay đắc lực nhất của nhà sáng lập Tân Hiệp Phát trong
việc điều hành mảng nước giải khát, cũng như đánh chiếm vào lĩnh vực bất động sản.
Sự
việc ông Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích vừa bị
bắt gây xôn xao dư luận, bởi đây là những cá nhân nắm quyền chi phối một trong
những tập đoàn kinh doanh nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam.
Ông
Thanh đóng vai trò là nhà sáng lập Tân Hiệp Phát, song thực quyền điều hành
trong các năm gần đây đã trao dần cho 2 người con gái. Trong đó, người con cả
Trần Uyên Phương đang trở thành cánh tay đắc lực nhất để mở rộng đế chế Dr
Thanh.
Ái
nữ sở hữu nghìn tỷ
Bà
Trần Uyên Phương sinh năm 1981, được mệnh danh là bông hoa nghìn tỷ trên thương
trường khi vừa có tài sắc và nắm giữ chức các chức vụ chủ chốt trong Tân Hiệp
Phát, nhất là các công ty bất động sản mới được tập đoàn phát triển hoặc mua lại.
Năm
19 tuổi, bà Phương bắt đầu theo học ngành quản trị kinh doanh tại Singapore.
Sau khi tốt nghiệp vào năm 22 tuổi, bà trở về làm việc cho công ty của gia đình
và hiện giữ chức vụ Phó tổng giám đốc tập đoàn.
Con
gái cả nhà Dr Thanh chịu trách nhiệm về các mảng tiếp thị sản phẩm, đối ngoại,
quan hệ công chúng và các chương trình CSR trên toàn quốc. Bà cũng quản lý các
chương trình tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu Tân Hiệp Phát ra thế giới.
Trần
Uyên Phương là thành viên của tổ chức Các nhà lãnh đạo trẻ (Young Presidents
Organization). Bà cũng là người Việt Nam đầu tiên được Forbes chọn xuất bản
sách với cuốn "Competing with Giants" (Vượt lên người khổng lồ) vào
tháng 8/2018.
Hồi
đầu năm 2020, bà Trần Uyên Phương tiếp tục được chú ý trong thương vụ chi khoảng 350
tỷ đồng để gom gần 22% cổ phần Tập đoàn Yeah1. Đối tác chiến lược Tân Hiệp
Phát lúc đó kỳ vọng sẽ tận dụng hệ thống quảng cáo của Yeah1 để thúc đẩy doanh
số.
Tuy
nhiên, chiến lược kinh doanh không đạt kỳ vọng của các bên nên bà Phương đi đến
quyết định rút lượng lớn cổ phần khỏi Yeah1. Động thái được xem là cắt lỗ sau khi
cổ phiếu YEG rớt giá trong thời gian dài.
Tay
to ngành bất động sản
Không
chỉ nắm vai trò điều hành chủ chốt trong tập đoàn chuyên về nước giải khát mà
Trần Uyên Phương còn nổi bật với vai trò khai phá, mở rộng sang lĩnh vực bất động
sản cho hệ sinh thái này.
Cấu
trúc kinh doanh ngành nước giải khát của Tân Hiệp Phát có 4 nhà máy lớn. Trong
đó, công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát (THP Group) được xem là
pháp nhân cốt lõi, quản lý nhà máy và văn phòng trụ sở chính tại Bình Dương.
Bà
Trần Uyên Phương là Phó tổng giám đốc THP Group và là cổ đông lớn góp 81,1
tỷ đồng (chiếm 29,384% vốn điều lệ). Bà cũng tham gia điều hành và đóng
góp 45% vốn tại nhà máy Number One Chu Lai.
Bà
Phương lại không có vai trò tại 2 pháp nhân lớn khác trong lĩnh vực sản xuất là
đơn vị quản lý nhà máy Number One Hà Nam và Number One Hậu Giang.
Công ty (dữ liệu đến 13/3/2023) |
Vai trò |
Tỷ lệ góp vốn |
THP Group |
Thành viên |
29,394% |
Number One Chu Lai |
Đại diện pháp luật, Giám đốc, Thành
viên |
45% |
BĐS An Phước |
Người sáng lập |
33,333% |
BĐS Bình An Lạc |
Người sáng lập, Đại diện pháp luật |
99,9% |
BĐS Bình Nguyên |
Người sáng lập, Đại diện pháp luật |
99,9% |
BĐS DragonPark |
Người sáng lập |
2,13% |
BĐS Đại Hồng Ân |
Người sáng lập, Đại diện pháp luật |
99,9% |
BĐS An Lạc |
Người sáng lập |
25% |
BĐS Minh Thành Đồng Nai |
Người quản lý khác |
|
Century Bay Đà Nẵng |
Đại diện pháp luật |
MỞ
RỘNG
Vai
trò nổi bật hơn của ái nữ nhà Tân Hiệp Phát lại là ở mảng bất động sản. Hệ thống
thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ghi nhận bà Phương có tham gia vào 31
doanh nghiệp đang hoạt động (đã bao gồm 27 công ty bất động sản).
Nhóm
4 công ty còn lại là THP Group, Number One Chu Lai, công ty Thương mại sản xuất
Kim Nhật Vũng Tàu (bán buôn máy móc, phụ tùng), Công ty Đầu tư và Phát triển
Thương mại Ban Mai Xanh (nhà hàng và dịch vụ ăn uống).
Thực
tế, nhà Dr Thanh bắt đầu xuất hiện trong giới bất động sản từ năm 2017 khi ông
Trần Quí Thanh đầu tư và tham gia vào Hội đồng quản trị Saigonres. Vị này còn
trở thành thành viên ban chấp hành Câu lạc bộ Bất động sản TP.HCM với ý định hỗ
trợ các thành viên thiếu vốn từ năm 2018, đánh giá việc gia nhập cuộc chơi
trong lĩnh vực địa ốc.
Nhà
sáng lập Tân Hiệp Phát từng chi gần 400 tỷ đồng để trúng đấu giá một
khu đất diện tích hơn 1,8 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Trần Ngọc Bích trúng đấu
giá một khu đất tại huyện Côn Đảo với giá 80 tỷ đồng.
Ông
Thanh còn thành lập Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC vào tháng 3/2018 với mục đích
tập trung chính vào các khoản nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản.
Chiều
ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị
can đối với ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc
Bích, thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát.
Động
thái trên diễn ra sau khi các cá nhân này bị tố cáo Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Cưỡng đoạt tài sản là các dự
án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng
11/2020.
Quyết
định khởi tố được căn cứ vào đơn tố cáo của một số cá nhân về việc nhóm lãnh đạo
Tân Hiệp Phát lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các dự án bất động sản có giá trị đặc
biệt lớn, gây thiệt hại cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai hơn 1.000 tỷ đồng.
1.717
phụ huynh ở TP.HCM gửi đơn yêu cầu Apax Leaders hoàn trả học phí
Thứ
năm, 13/4/2023 17:58 (GMT+7)
Sở
GD&ĐT TP.HCM cho biết tổng số phụ huynh có đơn yêu cầu hệ thống Anh ngữ
Apax Leaders hoàn trả học phí là 1.717 người. Số tiền học phí trung tâm này còn
nợ rất nhiều.
Chiều
13/4, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết ngày 15/2,
sở đã lập đoàn thanh tra đột xuất 5 cơ sở của hệ thống Anh ngữ Apax Leaders
trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, chỉ một cơ sở còn hoạt động.
Theo
báo cáo ngày 28/2 của nhà đầu tư, Sở GD&ĐT TP.HCM thông tin cơ sở duy nhất
còn hoạt động của hệ thống Anh ngữ Apax Leaders ở TP.HCM là chi nhánh 5, thuộc
địa chỉ 31 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận.
Ông
Minh cho biết thêm đến hiện tại, hệ thống Apax Leaders có 41 cơ sở được cấp
phép hoạt động ở TP.HCM. Sở đã chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan hệ thống Anh ngữ
Apax Leaders đến Công an TP.HCM.
Sở
GD&ĐT TP.HCM đánh giá vụ việc của hệ thống Anh ngữ Apax Leaders rất đặc biệt.
Trung tâm này có quy mô lớn, số học viên đông, số tiền học phí còn nợ khá nhiều.
Vì vậy, sở đang phối hợp với các đơn vị, cơ quan ban ngành để xử lý.
Cũng
theo ông Hồ Tấn Minh, thời gian sắp tới, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ tham mưu để đưa
ra quyết định đình chỉ hoạt động 40/41 cơ sở của hệ thống Anh ngữ Apax Leaders
không đủ điều kiện theo quy định cấp phép. Đến khi nào các cơ sở này có đủ điều
kiện, sở sẽ cho phép mở cửa trở lại.
Trước
đó, chiều 9/4, ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT của Apax Holdings - và ông
Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc điều hành của Apax Leaders - đã tổ chức họp với các
phụ huynh có con học tại Apax Leaders trên địa bàn TP.HCM.
Tại
buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Thủy cam kết sẽ mở cửa lại các trung tâm tại miền Nam
vào trước tháng 8/2023 để những phụ huynh có nhu cầu tiếp tục cho con đi học.
Ngoài ra, ông Thủy cam kết sẽ hoàn trả toàn bộ học phí cho phụ huynh nếu phụ
huynh không còn có nhu cầu cho con đi học lại.
Theo
lộ trình hoàn học phí do Apax Leaders đưa ra, vào ngày 9/6, hệ thống sẽ hoàn
trước 20% học phí cho các phụ huynh đã được xác nhận hoàn phí nhưng bị quá hạn.
Đến ngày 20/7 và 20/8, trung tâm sẽ hoàn nốt 80% còn lại cho nhóm phụ huynh
này, mỗi đợt hoàn 40%.
Với
nhóm còn lại là các phụ huynh đã được xác nhận hoàn phí nhưng chưa quá hạn và
phụ huynh chưa được xác nhận hoàn phí, Apax Leaders sẽ hoàn 20% số phí đầu tiên
cho nhóm này vào ngày 9/10/2023, thông qua tài khoản ngân hàng,
Các
lần hoàn phí còn lại cũng chia 20% cho mỗi đợt, lần lượt vào ngày 20 các tháng
11, 12/2023 và tháng 3, 4/2024.
Bên
cạnh đó, Apax Leaders cam kết đến hết tháng 5/2023, trung tâm sẽ tự chuẩn hóa lại
số liệu về học phí và buổi học, tự liên hệ với từng phụ huynh để xác nhận lại.
Việc xác nhận này sẽ hoàn thiện trước ngày 31/5/2023.
Với
những phụ huynh đã xác nhận hoàn phí nhưng cho rằng số phí chưa chính xác, phụ
huynh có thể đến văn phòng số 2, đường Số 1 khu cư xá Đô Thành, phường 4, quận
3 (TP.HCM), từ ngày 15/4 để được xác nhận lại.
Hợp
đồng bảo hiểm 100 tuổi mới đáo hạn sau khi nghe tư vấn 'mật ngọt'
Sự
"mập mờ" trong cách tư vấn của người bán đang khiến nhiều khách hàng
nhầm tưởng rằng bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm tiết kiệm đầu tư sinh lãi cao.
Thứ
năm, 13/4/2023 15:00 (GMT+7)
Tá
hỏa sau khi xem livestream của diễn viên Ngọc Lan chia sẻ về việc tư vấn không
rõ ràng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng tới 74 năm, chị Hồng
Nhung liền mở 3 hợp đồng bảo hiểm của gia đình mình đã ký kết với Manulife để
kiểm tra.
"Tôi
giật mình khi thấy một hợp đồng có ngày đáo hạn lên tới năm 2114, tức phải đến
hơn 100 tuổi mới là ngày đáo hạn. Chưa kể sau khi gọi điện tư vấn lại thì mức
lãi suất thực tế có thể nhận không như tư vấn ban đầu", chị bức xúc và khẳng
định sẽ đóng hợp đồng.
Thực
tế, không chỉ chị Nhung, diễn viên Ngọc Lan mà rất nhiều khách hàng khác cũng
thừa nhận không tìm hiểu kỹ về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà mình đang tham
gia. Hơn nữa, sự "mập mờ" trong cách tư vấn của người bán khiến nhiều
khách hàng cho hay họ đã nhầm tưởng rằng bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm tiết kiệm
đầu tư sinh lãi cao.
"Bẫy"
trong bảo hiểm
Chị
Nguyễn Thị Ngọc Anh, từng là đại lý bảo hiểm của Generali cho biết trong hợp đồng
bảo hiểm sẽ có phần điều khoản và quy định rõ những trường hợp bị loại trừ, quy
định trong bồi thường. Tuy nhiên, vì điều khoản liên quan đến bộ hợp đồng có thời
hạn và thường trên 10 năm nên người mua phải nghiên cứu kỹ. Song vì muốn chốt
được hợp đồng nên nhiều đại lý sẽ không nói rõ cho khách hàng, chưa kể nhiều
khách mua vì lòng tin, không đọc cụ thể nên mới xảy ra các lùm xùm về bảo hiểm
nhân thọ như vừa qua.
Theo
chị Ngọc Anh, trong hợp đồng sẽ có phần minh họa lãi suất. Lãi suất ngày kết
thúc hợp đồng có thể nhận lãi bằng theo phần minh họa nhưng cũng có thể thấp
hơn, thường chỉ cao hơn một chút. "Vì là bảng minh họa nên mọi thứ có thể
thay đổi theo thực tế phát triển của công ty. Điều này trong hợp đồng cũng ghi
rõ", chị nói.
Theo
chị khi tư vấn về vấn đề này, nhiều đại lý thường chỉ minh họa phần tỷ suất đầu
tư cao để "che mắt" khách hàng, khiến họ nhầm tưởng giá trị hợp đồng
sau vài chục năm rất cao so với mức thực tế đóng ban đầu. Thực tế, nếu tư vấn
tính cụ thể thì sau nhiều năm, khoản tiền đóng thường sẽ không có nhiều lãi.
"Chẳng
hạn, một hợp đồng bảo hiểm với mức phí đóng hàng năm là 24 triệu đồng, đóng
trong 20 năm thì khoản tiền nhận về nếu khách hàng đóng đủ sẽ trong khoảng
400-415 triệu đồng và có thể thấp hơn tùy vào tình hình kết quả đầu tư của công
ty bảo hiểm. Khi hủy bỏ hợp đồng trước hạn, khách hàng sẽ bị trừ 10-20% phí,
tùy năm hủy", chị dẫn chứng.
Thường
người tư vấn sẽ được chiết khấu khoảng 20-30%/hợp đồng ký được, thậm chí có nơi
lên đến 40%. Do đó, nhiều đại lý, người tư vấn vì mức lợi nhuận cao mà
"nói quá lên" để chốt được hợp đồng nên mới dẫn đến mất lòng tin ở
nhiều khách hàng, làm cho họ mang cảm giác bị lừa, bị dụ.
Thực
tế, nhiều khách hàng cho biết đã nhầm tưởng rằng bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm
tiết kiệm đầu tư sinh lãi cao. Sau vài năm đầu, khách hàng dừng đóng phí hoặc
chậm đóng để hợp đồng mất hiệu lực - tức đơn phương hủy hợp đồng thì toàn bộ số
tiền đã nộp sẽ không lấy lại được.
Bảo
hiểm không phải kênh đầu tư sinh lời
Cũng
tham gia bảo hiểm nhân thọ từ 3 năm trước, chị Thanh Hoa cho biết bản thân muốn
mua bảo hiểm để bảo vệ sức khỏe chứ không vì mục đích đầu tư tài chính.
"Tôi đóng mỗi năm 15 triệu đồng và trong thời hạn 15 năm. Khi gặp vấn đề về
sức khỏe, bảo hiểm cũng chi trả rất nhanh", chị nói và cho biết lãi suất ở
đơn vị bảo hiểm chị tham gia chỉ khoảng 6-7%.
Cũng
nhấn mạnh quan điểm bảo hiểm không phải kênh đầu tư sinh lời, chị Ngọc Anh cho
biết bảo hiểm như một khoản tiền để bảo vệ sức khỏe. "Khi mua bảo hiểm
không nên mang tư tưởng có lãi hay gửi tiết kiệm, bởi bảo hiểm là phương án
phân chia rủi ro cho bản thân, mua để phòng rủi ro. Cũng giống như bảo hiểm xe
máy, ôtô thì đây là bảo hiểm con người", chị phân tích.
Trên
thực tế, một hợp đồng bảo hiểm không phải đóng bao nhiêu thì sẽ còn đúng số tiền
đó. Bởi trong vài năm đầu sẽ mất phí ban đầu và công ty dùng để duy trì hoạt động
doanh nghiệp. Bản chất bảo hiểm là chia tiền của người này sang cho người bị
thiệt hơn.
"Bảo
hiểm nhân thọ chính là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp. Số tiền lãi
mà công ty bảo hiểm trả cho khách hàng chính là từ nguồn vốn đó đem đi đầu tư
vào các lĩnh vực khác để kiếm lợi nhuận", chị nhấn mạnh.
Tuy
nhiên, người này cho biết cũng có nhiều khách hàng có ý định trục lợi từ bảo hiểm
như khai gian tình trạng sức khỏe hoặc vừa phát hiện bệnh mới vội vàng mua bảo
hiểm.
"Cần
phải hiểu rất rõ sản phẩm"
Từng
là luật sư cho một công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới có hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam, luật sư Lương Văn Trung, Công ty luật Lexcomm Vietnam LLC cho rằng bảo
hiểm là một sản phẩm tốt về khía cạnh kiểm soát rủi ro hay sự an toàn hoặc an
tâm cho tương lai (khó hoặc không thể kiểm soát).
"Tuy
nhiên nó là một sản phẩm tài chính phức tạp, tinh vi mà sự thất bại chủ yếu nằm
ở người mua thiếu hiểu biết, có thể do quá tin tưởng vào đại lý. Các nước phát
triển đều có tỷ lệ người dân mua bảo hiểm rất cao (thường trên 60%)", ông
nhìn nhận.
Cần
cân nhắc kỹ lưỡng, không nên dùng quá 20% thu nhập để mua bảo hiểm. Bên cạnh
đó, phải hiểu rõ sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Luật
sư Lương Văn Trung, Công ty luật Lexcomm Vietnam LLC.
Theo
đó, ông cho rằng khi muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ, người dân cần cân nhắc kỹ
lưỡng, không nên dùng quá 20% thu nhập để mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, cần hiểu
rõ sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
"Trước
khi mua bảo hiểm nhân thọ, khách hàng cũng cần chú ý yêu cầu in bản tính toán
phí và quyền lợi hàng năm. Cần lưu ý giá trị hoàn lại theo năm để biết nếu mình
chấm dứt hợp đồng hay không còn khả năng đóng phí thì mình sẽ được hoàn lại bao
nhiêu tiền", ông lưu ý.
Đồng
thời khách hàng cần lưu ý quyền chấm dứt hợp đồng trong vòng 14-21 ngày sau khi
đóng khoản đầu tiên và được hoàn lại tiền sau khi trừ một số chi phí hành
chính. Hơn nữa, phải xem xét kỹ các điều khoản về hạn chế, loại trừ trách nhiệm
bồi thường bảo hiểm.
Nguyên
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai bị đề nghị kỷ luật
Viết
Tuân
https://vnexpress.net/nguyen-bi-thu-tinh-uy-lao-cai-bi-de-nghi-ky-luat-4593105.html
Thứ
năm, 13/4/2023, 16:04 (GMT+7)
Ông
Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và Doãn Văn Hưởng, nguyên Chủ tịch UBND
tỉnh Lào Cai, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật.
Theo
thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát chiều 13/4, tại kỳ họp thứ 28 (diễn
ra 12-13/4), Ủy ban đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ
2011-2016 đã vi phạm các nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng; thiếu trách
nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo.
Hậu
quả, UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước
trong hoạt động liên quan đến khoáng sản; một số cán bộ, đảng viên kê khai tài
sản thiếu trung thực, không đầy đủ, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định về những điều
đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Những
vi phạm nêu trên đã "gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn tiền,
tài sản Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức
đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương xác định trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm
nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011-2016 và hàng
loạt lãnh đạo thời kỳ này.
Đó
là các ông Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên
Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Doãn
Văn Hưởng, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên
Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh; Lê
Ngọc Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó
chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công
Thương; Mai Đình Định, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Thành ủy Lào Cai, nguyên Bí thư Đảng
ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Liên
quan đến các vi phạm, khuyết điểm này còn có trách nhiệm của một số tổ chức đảng,
đảng viên.
UBKT
Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các
ông Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc
Hưng, Mai Đình Định. Cơ quan Kiểm tra Trung ương tiếp tục xem xét, thi
hành kỷ luật các đảng viên khác có liên quan.
Cơ
quan Kiểm tra Trung ương quyết định cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai
nhiệm kỳ 2011-2016 và các ông Vũ Đình Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng
ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trịnh Huy Đại, nguyên
Phó Chánh Thanh tra Sở Công Thương, tỉnh Lào Cai.
Các
ông, bà: Nguyễn Ngọc Bích, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch
Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam; Lương Văn Na, nguyên
Đảng ủy viên, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty; Cao Văn Tham, nguyên
Đảng ủy viên, nguyên Phó phòng Kế hoạch Thị trường Công ty; Phan Văn
Cương, Phó Giám đốc Sở Công Thương, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở Công Thương, tỉnh Lào Cai; Ngô Đức
Hoàng, đảng viên Chi bộ Phòng Kế hoạch tài chính, Cục Địa chất Việt
Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên Phó phòng Công thương, Văn phòng UBND
tỉnh Lào Cai bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương khai trừ Đảng.
Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai được giao "kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm
sâu sắc"; kịp thời chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ
ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có
liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
Ông
Nguyễn Văn Vịnh 63 tuổi, quê Yên Bái. Sự nghiệp của ông gắn liền với tỉnh Lào
Cai, bắt đầu từ cán bộ cấp phòng, sau đó trải qua nhiều chức vụ khác nhau. Ông
làm Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai từ tháng 6/2010 và làm Bí thư Tỉnh ủy từ 8/2013.
Ba
cấp quản lý 'ngó lơ' để 488 căn nhà xây trái phép
Phước
Tuấn
https://vnexpress.net/ba-cap-quan-ly-ngo-lo-de-488-can-nha-xay-trai-phep-4592962.html
Thứ
năm, 13/4/2023, 16:45 (GMT+7)
ĐỒNG
NAI-Chính quyền xã, huyện và tỉnh nhiều lần kiểm tra, phát hiện sai phạm, song
không xử lý nghiêm, để cho hàng trăm biệt thự, nhà liên kế mọc lên suốt hai
năm.
Sau
gần ba năm kể từ khi dự án bị lập biên bản vi phạm, ngừng thi công, mới đây
UBND Đồng Nai ra kết luận thanh tra tại khu dân cư Tân Thịnh, xã Đồi 61, huyện
Trảng Bom. Sự việc được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi hồi cuối năm ngoái. Kết luận thanh tra
cho thấy sự thiếu trách nhiệm của cán bộ xã, huyện và tỉnh để cho hàng trăm căn
nhà xây trái phép suốt thời gian dài.
Năm
2016, sau khi có quyết định giới thiệu thực hiện dự án khu dân cư, Công ty cổ
phần đầu tư LDG (gọi tắt là Công ty LDG, chủ đầu tư) đã thu mua, chuyển nhượng
đất của người dân và một số đơn vị trên địa bàn. Tháng 5/2018, chưa có quyết định
đồng ý chủ trương đầu tư và phê duyệt 1/500 dự án, Công ty LDG đã hợp đồng với
nhiều công ty tiến hành san lấp nền, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống điện và thoát
nước, cây xanh, các dãy nhà phố, biệt thự.
Ngày
28/5/2018, UBND xã Đồi 61 phát hiện Công ty LDG đang san lấp mặt bằng 1,5 ha,
phần cốt nền tuyến đường trong dự án và lập nhiều lán trại bằng container, mái
lá nên yêu cầu ngưng thi công. Tuy nhiên theo kết luận thanh tra, thay vì lập
biên bản vi phạm hành chính, xã chỉ làm văn bản báo sự việc lên Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị và Văn phòng UBND huyện Trảng Bom. Khi biết
được thông tin, các phòng chức năng huyện "lơ đi", không có động thái
kiểm tra, xử lý hay báo cáo lãnh đạo về vấn đề này.
Một
tuần sau, để hoàn thiện hồ sơ trình, tham mưu UBND tỉnh chấp nhận chủ trương đầu
tư dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp UBND huyện Trảng Bom kiểm tra địa điểm
lập dự án ở xã Đồi 61. Sau khi thị sát, đoàn công tác lập biên bản ghi nhận hiện
trạng "chủ đầu tư đã san lấp mặt bằng", song sau đó được chỉnh sửa
thành "chủ đầu tư đã phát quang mặt bằng". Dòng chữ này cũng xuất hiện
trong văn bản UBND huyện Trảng Bom gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư góp ý chủ trương đầu
tư dự án.
Lý
giải với đoàn thanh tra tỉnh, bà Hoàng Thị Hiền, Phó chánh văn phòng Sở Kế hoạch
và Đầu tư (thành viên đoàn kiểm tra thời điểm đó) cho biết việc chỉnh sửa do
các thành viên đoàn kiểm tra thống nhất; trong đó ông Nguyễn Văn Quang, chuyên
viên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai là người trực tiếp chỉnh sửa từ
"san lấp" thành "phát quang".
Theo
cơ quan thanh tra dự án, việc ghi nhận hiện trạng không đúng thực tế đã giúp
cho hồ sơ nhanh chóng được UBND tỉnh Đồng Nai thông qua chủ trương đầu tư dự án
vào tháng 11/2018. Chưa kể trước thời điểm này 5 tháng, Công ty LDG đã cho san
lấp và khởi công các dãy nhà phố, biệt thự trước cả khi quyết định đầu tư dự án
được tỉnh thông qua.
Sau
một năm kể từ thời điểm dự án được san lấp, tháng 4/2019, Phòng Quản lý đô thị
Trảng Bom kiểm tra, dự án đã xây 201 căn nhà liền kế vườn, 89 căn nhà liên kế
và 198 căn biệt thự. Việc phát hiện vi phạm trên cũng không được lập biên bản,
xử lý hành chính. Để rồi một năm sau (tháng 4/2020) khi huyện kiểm tra, chủ đầu
tư cho san nền, xây dựng 60% hệ thống hạ tầng kỹ thuật, 488 căn nhà, biệt thự
hoàn thiện, 192 căn nhà đang xây phần móng.
Kết
luận thanh tra xác định việc chỉnh sửa, ghi nhận hiện trạng dự án như vậy không
đúng thực tế vì từ ngày 28/5/2018 UBND xã Đồi 61 đã phát hiện dự án xảy ra sai
phạm. UBND huyện Trảng Bom đã nhiều đợt kiểm tra, phát hiện dự án xây hàng trăm
căn nhà nhưng không lập biên bản vi phạm. Điều này cho thấy "chính quyền
chưa làm hết trách nhiệm quản lý xây dựng" ở địa phương.
Sai
phạm ở dự án chỉ bị lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu ngừng thi công khi
Thanh tra Sở Xây dựng Đồng Nai vào kiểm tra hồi tháng 8/2020. Ba tháng sau,
Phòng Tài nguyên môi trường Trảng Bom mới lập biên bản vi phạm hành chính về đất
đai. Huyện cũng có tờ trình UBND tỉnh xử phạt Công ty LDG 540 triệu đồng, truy
thu 5,8 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính từ vi phạm.
Tuy
nhiên, lúc này dự án đã bán cho hơn 60 khách hàng với số tiền hơn 132 tỷ đồng.
Khách đã thanh toán cho công ty 25-95% giá trị hợp đồng, 7 hộ chuyển đến sống.
Đến tháng 12/2020, UBND huyện Trảng Bom mới triển khai việc thu hồi đất, đo đạc,
kiểm đếm, trình phương án bồi thường mặt bằng dự án, tái định cư. Kết luận
thanh tra cho rằng việc làm này của huyện là hình thức, sai quy định.
Quá
trình thanh tra, tỉnh Đồng Nai còn phát hiện ông Hoàng Văn Dung, Giám đốc Văn
phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã ký chuyển nhượng sai luật cho Công ty LDG 16.000
m2 đất, trong đó có 12.000 m2 đất trồng lúa. Sự việc có dấu hiệu vi phạm các
quy định về quản lý đất đai (Điều 174 Bộ luật Hình sự).
Ngoài
ra, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực đất đai, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch
UBND huyện Trảng Bom, Chủ tịch UBND xã Đồi 61, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường,
Quản lý đô thị... bị xác định thiếu trách nhiệm trong quản lý, để xảy ra hàng
loạt sai phạm liên quan dự án. Đến nay, UBND tỉnh đã chuyển hồ sơ vụ việc cho
công an điều tra.
Chủ
khu đất trên núi Sập: 'Biệt thự là do các thầy chùa xây, tôi không biết'
13/04/2023 17:11 GMT+7
Dù 'biệt thự' trái phép ở Núi Sập nằm trên đất của
mình đứng tên, nhưng 'đại gia' này khẳng định đất này đã cho chùa, không liên
quan đến ông.
Ngày
13-4, trao đổi riêng với PV Tuổi Trẻ Online, ông Trần Kiều Mai Diễm
Phước (thường gọi là ông Beo) - thuộc một doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng, bất
động sản tại TP Long Xuyên - thừa nhận ngôi nhà được ốp gỗ cửa sổ, vách tường
trong nhà; nhà có lắp máy lạnh, có sofa gỗ... rất khang trang như một "biệt thự" nghỉ dưỡng được xây dựng
trên đất của ông.
Tuy
nhiên, ông không phải là người xây dựng, mà do "các thầy chùa" trên
núi Sập đã vận động phật tử xây dựng giữa năm 2021.
"Hồi
đó tôi mua đất rồi tôi cho chùa luôn. Sau đó họ vận động xây dựng gì đó tôi
không biết. Tôi còn ủng hộ tiền cho 3-4 chùa nữa.
"Biệt thự"
đó đang xây dựng trên đất của tôi, họ làm gì tôi không biết. Bữa đó, lãnh đạo
thị trấn Núi Sập có mời tôi ra về việc các "biệt thự" trái phép thì
tôi đã trình bày hết là đất này tôi đã cho các thầy chùa, tôi không có xây dựng",
ông Beo kể.
Trả
lời câu hỏi: "vì sao để người khác xây dựng trái phép trên đất?", ông
Beo nói: "Lúc mấy ông thầy ở chùa tổ chức xây dựng có vận động tiền của
tôi và nhiều người khác đóng góp.
Khi
bị chính quyền mời làm việc về xây dựng trái phép tôi không bất ngờ, mà còn dẫn
các ông thầy chùa xuống làm việc với lãnh đạo thị trấn Núi Sập luôn. Do đó, hiện
nay việc tháo dỡ này
không liên quan gì đến tôi", ông Beo giãi bày thêm.
Tuổi
Trẻ Online cũng liên hệ với ông Trương Văn Thành
(Duyên Phước Tự) để hỏi về hai căn "biệt thự" liền kề hoành tráng ở
núi Sập có phải của ông hay không, thì ông Thành nói gọn rồi cúp máy ngay:
"Tôi không biết gì đâu, anh có gì xuống hỏi UBND thị trấn Núi Sập
đi".
Theo
quan sát của chúng tôi, trưa 13-4, tại khu vực hai căn biệt thự liền kề của ông
Trương Văn Thành đã xuất hiện nhiều cán bộ thị trấn Núi Sập và một số dân quân
tự vệ đến để chuẩn bị cho công tác tháo dỡ.
Người
tố cáo cha con ông Trần Quí Thanh bị truy tố vì bán dự án 'ma'
13/04/2023
10:16 GMT+7
Viện
KSND TP.HCM vừa ban hành cáo trạng, truy tố ông Nguyễn Văn Chung (37 tuổi, ngụ
quận Bình Tân) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Chung là một trong những
người từng gửi đơn tố giác cha con ông Trần Quí Thanh.
Theo
cáo trạng, Công ty TNHH Đo đạc, xây dựng, kinh doanh nhà DCB có ngành nghề
chính là hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật, do ông Nguyễn Văn Chung làm tổng
giám đốc.
Từ
năm 2015 đến năm 2018, ông Nguyễn Văn Chung đã sử dụng pháp nhân Công ty DCB ký
kết các hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng
đất, hợp đồng hợp tác kinh doanh, văn bản thỏa thuận để chuyển nhượng đất nền
và thu tiền của nhiều khách hàng.
Các
thửa đất mà ông Nguyễn Văn Chung thỏa thuận sẽ phân lô, tách thửa để bán cho
khách hàng đều không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông này, có một số thuộc
quy hoạch đất giao thông, đất cây xanh, thuộc diện đất bị thu hồi không có khả
năng chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô, tách thửa để bán cho khách hàng.
Trong
suốt quá trình từ năm 2015 đến nay, ông Chung không có đất để giao cũng không
trả lại tiền cho khách hàng, mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân.
Quá
trình điều tra đến nay, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Chung đã sử dụng
tư cách giám đốc, đại diện Công ty DCB ký hợp đồng với 43 khách hàng và chiếm
đoạt tổng số tiền 72,85 tỉ đồng, đã trả lại 3,92 tỉ đồng, còn chiếm đoạt 68,93
tỉ đồng.
Được
biết ông Nguyễn Văn Chung, ông Lâm Sơn Hoàng (ngụ Phú Nhuận, TP.HCM), ông Lê
Văn Lâm (tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh Đồng Nai) có
đơn tố giác cha con ông Trần Quí Thanh và
một số cá nhân khác.
Các
cá nhân đứng đơn tố giác các sự việc khác nhau nhưng đều có điểm chung là từng
vay tiền của ông Trần Quí Thanh và họ cho rằng sau đó bị "ép" phải
chuyển nhượng bất động sản cho ông Thanh hoặc con gái, hay công ty do ông Thanh
chỉ định.
Trong
đơn tố giác, ông Nguyễn Văn Chung cho biết vay tiền của bà Trần Uyên Phương và
ký "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng lô đất hàng ngàn mét vuông tại
quận Bình Tân nhưng sau đó bị mất luôn lô đất này.
Mới
đây, ông Trần Quí Thanh và hai con gái là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích
(cùng là phó tổng giám đốc Tân Hiệp
Phát) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm
giam để điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên quan đến
các tố giác này.
Đề
nghị Ban Bí thư kỷ luật chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Ánh nhận hối
lộ
13/04/2023
16:04 GMT+7
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Nguyễn Ngọc Ánh suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, nhận hối lộ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật.
Tại
kỳ họp thứ 28, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét đề nghị của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thi hành kỷ luật đảng
viên vi phạm đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh, tỉnh ủy viên, chánh Thanh tra tỉnh
Lâm Đồng.
Sau
khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Nguyễn Ngọc
Ánh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối
lộ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm quy định những
điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm
trọng, dư luận bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng
và ngành thanh tra.
Căn
cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét,
thi hành kỷ luật ông Nguyễn Ngọc Ánh.
Trước
đó, theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ
Công an đã phối hợp Công an Lâm Đồng triệu tập làm việc và khởi tố, bắt tạm
giam ông Nguyễn Ngọc Ánh, chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, về tội "nhận hối
lộ". Ông Ánh bị bắt khi còn đương chức.
Thông
tin ban đầu, ông Ánh được xác định có liên quan đến các sai phạm trong quá
trình thanh tra liên quan một dự án bất động sản trên địa bàn huyện Đức Trọng,
dự án có nguồn đầu tư từ TP.HCM.
Sai
phạm của ông Ánh xuất phát từ việc trình chỉ đạo, kết luận thanh tra về những
sai phạm trong quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng tại một dự án.
Nhiều
vi phạm tại Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Cũng
tại kỳ họp, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng đoàn
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Đảng
đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã vi phạm quy chế làm việc, các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê
bình, phê bình, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, để nội bộ mất đoàn kết.
Thiếu
trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và
nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong
công tác tổ chức, cán bộ, thi đua khen thưởng và trong quản lý, sử dụng đất
đai, tài chính, tài sản, dự án đầu tư.
Trách
nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Đảng đoàn Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025; Đảng ủy cơ quan Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các ông:
Nguyễn
Ngọc Bảo, bí thư Đảng đoàn, chủ tịch; Lê Văn Nghị, ủy viên Đảng
đoàn, phó chủ tịch, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, giám đốc Trung tâm Công nghệ
sinh học.
Nguyễn
Mạnh Cường, ủy viên Đảng đoàn, phó chủ tịch, bí thư Đảng ủy cơ quan, chủ tịch
Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Nguyễn Văn Thịnh, ủy viên Đảng đoàn, phó chủ
tịch.
Trịnh
Xuân Ngọc, ủy viên Đảng đoàn, phó bí thư Đảng ủy cơ quan, chánh Văn phòng Đảng
đoàn, ủy viên Ban Thường vụ, trưởng Ban Tổ chức cán bộ.
Nguyễn
Hùng Tiến, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng
ủy cơ quan, ủy viên Ban Thường vụ, trưởng Ban Kinh tế và Đầu tư, Liên minh Hợp
tác xã Việt Nam.
Liên
quan đến các vi phạm, khuyết điểm nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức
đảng, đảng viên.
Những
vi phạm, khuyết điểm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm suy giảm năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu và uy tín của Đảng đoàn, nguy cơ thiệt hại lớn tiền,
tài sản nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn
Văn Vịnh
13/04/2023 15:52 GMT+7
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kỷ luật
nguyên bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và nhiều cán bộ khác.
Trong
các ngày 12 và 13-4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 28. Tại kỳ họp, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối
với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ
2011 - 2016 đã vi phạm các nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng; thiếu trách
nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi
phạm nghiêm trọng pháp luật nhà nước trong hoạt động liên quan đến khoáng sản.
Một
số cán bộ, đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực, không đầy đủ, vi phạm Luật
Phòng, chống tham nhũng,
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định về những
điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Những
vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn tiền, tài sản
Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng
và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách
nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND
tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các ông: Nguyễn Văn Vịnh, nguyên ủy viên Trung ương
Đảng, nguyên bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, nguyên chủ tịch
UBND tỉnh.
Doãn
Văn Hưởng, nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, nguyên chủ
tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Dương, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
nguyên ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh.
Lê
Ngọc Hưng, nguyên tỉnh ủy viên, nguyên ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên phó chủ
tịch UBND tỉnh, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Sở Công Thương.
Mai
Đình Định, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy, nguyên bí thư Thành ủy Lào Cai, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường.
Liên
quan đến các vi phạm, khuyết điểm nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức
đảng, đảng viên.
Xét
nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của
Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
Cảnh
cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016
và các ông Vũ Đình Thủy, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, phó giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường; Trịnh Huy Đại, nguyên phó chánh Thanh tra Sở Công
Thương, tỉnh Lào Cai.
Khai
trừ ra khỏi Đảng các ông Nguyễn Ngọc Bích, nguyên bí thư
Đảng ủy, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Apatit Việt Nam; Lương Văn Na, nguyên đảng ủy viên, nguyên phó tổng
giám đốc công ty.
Cao
Văn Tham, nguyên đảng ủy viên, nguyên phó trưởng phòng kế hoạch - thị trường,
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam.
Phan
Văn Cương, phó giám đốc Sở Công Thương, nguyên phó bí thư Đảng ủy, nguyên chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở Công Thương tỉnh Lào Cai.
Ngô
Đức Hoàng, đảng viên Chi bộ phòng kế hoạch tài chính, Cục Địa chất Việt Nam, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, nguyên phó trưởng phòng công thương, Văn phòng UBND tỉnh
Lào Cai.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ
luật các ông Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng,
Mai Đình Định.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương cho biết tiếp tục xem xét, thi hành kỷ luật các đảng
viên khác có liên quan.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai kiểm điểm
nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các
vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra.
Kiểm
điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật các
tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về ủy ban.
Cũng
tại kỳ họp, xem xét kết quả giám sát, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy bên
cạnh những ưu điểm, Ban cán sự đảng và ông Nguyễn Mạnh Hùng - ủy viên Trung
ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - có
một số vi phạm, khuyết điểm trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy
chế làm việc.
Trong
lãnh đạo, chỉ đạo tham mưu, xây dựng, tổ chức thực hiện thể chế, chính sách;
trong quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông, báo chí; trong công tác cán
bộ và thực hiện một số dự án đầu tư công.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông,
ông Nguyễn Mạnh Hùng kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Đồng
thời, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ
ra. Chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan,
báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo
Luân Dũng
13/04/2023
TPO
- Trong các ngày 12 và 13/4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ
thứ 28. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại
Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã
xem xét, kết luận một số nội dung:
Xem
xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Uỷ ban
nhân dân (UBND) tỉnh Lào Cai, UBKT Trung ương nhận thấy:
Ban
cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã vi phạm các nguyên tắc,
quy chế, quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để
UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước
trong hoạt động liên quan đến khoáng sản; một số cán bộ, đảng viên kê khai tài
sản thiếu trung thực, không đầy đủ, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định về những điều
đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Những
vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn tiền, tài sản
Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng
và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách
nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND
tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các đồng chí: Nguyễn Văn Vịnh,
nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự
đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Doãn Văn Hưởng, nguyên Phó Bí thư
Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn
Thanh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự
đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Ngọc Hưng, nguyên Tỉnh ủy
viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí
thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công Thương; Mai Đình Định, nguyên Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Bí thư
Thành ủy Lào Cai, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường. Liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm nêu trên còn có trách nhiệm của
một số tổ chức đảng, đảng viên.
Xét
nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của
Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
- Cảnh
cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm
kỳ 2011 - 2016 và các đồng chí: Vũ Đình Thủy, Ủy viên Ban Thường
vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trịnh Huy Đại, nguyên
Phó Chánh Thanh tra Sở Công Thương, tỉnh Lào Cai.
- Khai trừ ra khỏi Đảng: Bà Nguyễn Ngọc Bích, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Apatit
Việt Nam; Lương Văn Na, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tổng Giám đốc
Công ty; Cao Văn Tham, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Trưởng
Phòng Kế hoạch - Thị trường, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Apatit
Việt Nam; Phan Văn Cương, Phó Giám đốc Sở Công Thương, nguyên
Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở Công Thương, tỉnh
Lào Cai; Ngô Đức Hoàng, đảng viên Chi bộ Phòng Kế hoạch tài
chính, Cục Địa chất Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên Phó Trưởng Phòng
Công thương, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai.
UBKT
Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đồng
chí: Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng,
Mai Đình Định. UBKT Trung ương tiếp tục xem xét, thi hành kỷ luật các
đảng viên khác có liên quan.
UBKT
Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh
nghiệm sâu sắc; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm
đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật các tổ chức, cá
nhân có liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng đoàn
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, UBKT Trung ương nhận thấy:
Đảng
đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã vi phạm quy chế làm việc, các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê
bình, phê bình, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, để nội bộ mất đoàn kết;
thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
trong công tác tổ chức, cán bộ, thi đua khen thưởng và trong quản lý, sử dụng đất
đai, tài chính, tài sản, dự án đầu tư.
Trách
nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Đảng đoàn Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025; Đảng uỷ cơ quan Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các đồng chí: Nguyễn
Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch; Lê Văn Nghị, Ủy viên Đảng
đoàn, Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm UBKT, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học; Nguyễn
Mạnh Cường, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Chủ tịch
Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Nguyễn Văn Thịnh¸ Ủy viên Đảng
đoàn, Phó Chủ tịch; Trịnh Xuân Ngọc, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Bí thư
Đảng ủy cơ quan, Chánh Văn phòng Đảng đoàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ
chức cán bộ; Nguyễn Hùng Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ
quan, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy cơ quan, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kinh tế
và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm
nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức đảng, đảng viên.
Những
vi phạm, khuyết điểm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm suy giảm năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu và uy tín của Đảng đoàn, nguy cơ thiệt hại lớn tiền,
tài sản Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
UBKT
Trung ương yêu cầu Đảng đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Đảng ủy
cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với
một số tổ chức, đảng viên có liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
Xem
xét đề nghị của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm đối với
đồng chí Nguyễn Ngọc Ánh, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, UBKT
Trung ương nhận thấy: Đồng chí Nguyễn Ngọc Ánh suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối lộ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm
nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng
xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Thanh tra.
Căn
cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ
luật đồng chí Nguyễn Ngọc Ánh.
Xem
xét kết quả giám sát, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm, Ban
cán sự đảng và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng,
Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có một số vi phạm,
khuyết điểm trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc;
trong lãnh đạo, chỉ đạo tham mưu, xây dựng, tổ chức thực hiện thể chế, chính
sách; trong quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông, báo chí; trong công
tác cán bộ và thực hiện một số dự án đầu tư công.
UBKT
Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng chí Nguyễn
Mạnh Hùng kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo
khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; chỉ đạo kiểm điểm, xem xét
trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung
ương.
Cũng
tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét và quyết định một số nội dung quan
trọng khác.
Bình
Định đưa vụ nguyên Bí thư Huyện ủy thâu tóm đất rừng vào diện theo dõi
Trương Định
13/04/2023
TPO
- Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Bình Định đã vụ việc nguyên Bí thư
Huyện ủy Vĩnh Thạnh giả chữ ký để thâu tóm 115 ha đất rừng đưa vào diện theo
dõi, quản lý.
Ngày
13/4, liên quan vụ nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh Nguyễn Đình Kim giả chữ ký
để thâu tóm 115 ha đất rừng phòng hộ, Chủ
tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, hiện nay, vụ việc giao cho Ban
Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của tỉnh đưa vào diện theo dõi, quản lý. Cơ quan
công an đang tiến hành điều tra.
Hiện,
UBND tỉnh đang chờ kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT). Ngoài ra, ông
Tuấn cũng cho biết, vụ việc được Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đang chỉ đạo rất sát.
“Sẽ không có việc bao che, xử lý đúng người đúng tội”, ông Tuấn nói.
Như Tiền
Phong đưa tin, kết luận thanh tra việc giao đất, lấn chiếm đất rừng, phá rừng và xây dựng trái
phép trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Thanh tra tỉnh Bình Định
xác định, việc UBND huyện này giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân tại tiểu
khu 176a xã Vĩnh Hòa cũ (nay là xã Vĩnh Hiệp) và tiểu khu 169 xã Vĩnh Hảo là
không đúng đối tượng theo quy định.
Cùng
với đó là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng, nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định. Thanh tra tỉnh Bình Định
cũng xác định, có dấu hiệu thông đồng, hợp thức hóa hồ sơ giao đất, đứng tên hộ,
gây thiệt hại cho Nhà nước 138,4ha đất rừng phòng hộ, có dấu hiệu tội phạm.
Theo
kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Định, nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh Nguyễn
Đình Kim đã tự viết đơn, chữ ký, làm giúp hồ sơ xin giao đất cho 5 trường hợp đều
có quan hệ họ hàng với ông gồm: Chị ruột, 3 cháu ruột và con trai.
Cụ
thể, tại tiểu khu 176a, xã Vĩnh Hòa cũ (nay xã Vĩnh Hiệp), theo kết luận thanh
tra, ông Nguyễn Đình Kim xác nhận chữ viết và ký trong đơn xin giao đất (115 ha) cho 3 hộ gia đình
và 1 cá nhân đều do ông viết và ký tên. Từ khi được giao đất (năm 2004 - đến
nay), ông Kim trực tiếp quản lý sử dụng.
Còn
tại tiểu khu 169 xã Vĩnh Hảo, ông Kim cũng "làm giúp" hồ sơ giao đất
cho người cháu (với diện tích 23,4 ha).
Cách
hết chức vụ trong Đảng đối với Phó Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu
Tân Lộc
13/04/2023
TPO
- Trong cuộc thi tuyển viên chức cho Nhà hát Cao Văn Lầu năm 2022, Phó Giám đốc
Nhà hát Ngô Quốc Khánh được cho là có vi phạm những điều Đảng viên không được
làm nên bị cách hết chức vụ trong Đảng.
Theo
nguồn tin của Tiền Phong, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh vừa
triển khai quyết định kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng đối với
ông Ngô Quốc Khánh - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu, thuộc
Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu.
Ngoài
ra, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh còn kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo đối
với bà Tô Việt Ái - nguyên Phó phòng Tổ chức hành chính, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch. Bà Ái hiện là chuyên viên văn phòng.
Theo
đó, trong cuộc thi tuyển viên chức cho Nhà hát
Cao Văn Lầu năm 2022, ông Khánh đã bàn bạc với bà Ái để nhận 80 triệu đồng của
bốn nhân viên nhà hát.
Theo
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh Bạc Liêu, việc làm của ông Khánh gây hậu
quả nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ đảng viên, làm giảm uy tín của
đơn vị và vi phạm những điều Đảng viên không được làm.
Tuy
nhiên, xét thấy ông Khánh vi phạm lần đầu, chủ động chấm dứt vi phạm, khắc phục
kịp thời hậu quả (đã hoàn trả tiền cho cơ quan và các nhân viên), do đó có tình
tiết giảm nhẹ khi xem xét, kỷ luật.
Vụ
thầy giáo đâm chết bố vợ: Đồng nghiệp bàng hoàng
Hoàng Nam
https://tienphong.vn/vu-thay-giao-dam-chet-bo-vo-dong-nghiep-bang-hoang-post1525902.tpo
13/04/2023
TPO
- “Sáng nay nghe tin thầy Vinh dùng dao đâm chết bố vợ trong đêm khiến ai cũng
bàng hoàng. Anh ấy là người năng nổ trong công tác, luôn sống hoà đồng với mọi
người…” – thầy giáo Chu Đức Cảnh, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Quảng
Châu, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết.
Thầy
giáo Chu Đức Cảnh cho biết: Trước khi gây án, thầy Trần Anh Vinh được giao làm
Chủ nhiệm lớp 2. Vợ của thầy Vinh trước đây cũng làm giáo viên hợp đồng của nhà
trường. Sau khi nghỉ sinh con đã hơn một năm nay chưa thấy vợ thầy Vinh quay lại
trường ký hợp đồng.
Cũng
theo thầy Cảnh, trước khi gây án thầy Vinh không hề có biểu hiện gì khác thường.
Buổi chiều hôm trước vẫn đánh bóng chuyền và uống nước mía với mọi người. Thầy
Vinh cũng không hề than phiền, hay tâm sự chuyện gia đình với ai, nên hiện tại
nhà trường không biết nguyên nhân gây án là do đâu.
Như Tiền
Phong đã thông tin, khoảng 22 giờ 5 phút ngày 12/4/2023, Trần Anh Vinh
(SN 1988) trú tại thôn Trung Minh, xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch (Quảng
Bình) cầm theo dao, đi đến nhà của bố vợ là ông Lê Văn T. (SN 1960) trú tại
thôn Tùng Giang, xã Quảng Châu.
Tại
đây, Trần Anh Vinh đã dùng dao đâm ông T. tử vong và mang theo hung khí đến
Công an xã Quảng Châu tự thú.
Truy
nã nữ kế toán 'ôm' hơn 10 tỷ của đồng nghiệp rồi bỏ trốn
Thanh Hà
https://tienphong.vn/truy-na-nu-ke-toan-om-hon-10-ty-cua-dong-nghiep-roi-bo-tron-post1525721.tpo
13/04/2023
TPO
- Trong thời gian làm kế toán của một đơn vị trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội)
Nguyễn Thiên Tường Linh (SN 1985, trú trên địa bàn) đã kêu gọi đồng nghiệp, người
dân góp hơn 10 tỷ đồng, rồi bỏ trốn.
Ngày
13/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định truy nã đối với Nguyễn
Thiên Tường Linh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng
con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Theo
điều tra, từ năm 2010 đến tháng 4/2019, Linh là nhân viên kế toán đội xây lắp
lưới điện 8 thuộc Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 ở huyện Đông Anh. Trong quá
trình làm việc, Linh thường xuyên mời gọi cán bộ, nhân viên công ty và một số
người dân trên địa bàn huyện Đông Anh đầu tư góp vốn kinh doanh hạt điều, hồ
tiêu, cafe xuất khẩu.
Theo
cơ quan công an, để tạo dựng niềm tin, Linh xây dựng hình ảnh là một người có
nhiều nhà đất ở huyện Đông Anh. Sau khi gom được tiền, Linh đã bỏ trốn. Tổng số
tiền đối tượng chiếm đoạt của các bị hại là trên 10
tỷ đồng.
Căn
cứ vào tài liệu điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã ra Quyết định
khởi tố bị can đối với Nguyễn Thiên Tường Linh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
và sau đó ra quyết định bổ sung khởi tố bị can về tội “Sử dụng con dấu hoặc tài
liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư
trú.
Cơ
quan công an thông báo, nếu phát hiện đối tượng, người dân có thể báo ngay cho
Công an huyện Đông Anh theo số điện thoại 0985460199, hoặc cơ quan Công an nơi
gần nhất, Tổng đài 113… Đồng thời yêu cầu đối tượng truy nã ra đầu thú để hưởng
sự khoan hồng của pháp luật.
Khởi
tố giám đốc lập gần 200 hợp đồng khống để trốn thuế
Nguyễn Hoàn
https://tienphong.vn/khoi-to-giam-doc-lap-gan-200-hop-dong-khong-de-tron-thue-post1525718.tpo
13/04/2023
TPO
- Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hưng Yên vừa khởi tố Giám đốc Công ty An Phúc
Hưng để điều tra về hành vi lập 195 hợp đồng, chứng từ khống để hạch toán
nguyên liệu đầu vào hoạt động sản xuất doanh nghiệp nhằm trốn thuế gần 2 tỷ đồng.
Ngày
13/4, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Hưng Yên đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố
bị can Nguyễn Ngọc Hưng (SN 1967, ở huyện Kim Động) – Giám đốc Công ty An Phúc
Hưng về tội “Trốn thuế”.
Trước
đó, qua nắm bắt tình hình, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an Hưng Yên phát hiện
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ An Phúc Hưng (Công ty An Phúc
Hưng), địa chỉ ở xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động có dấu hiệu trốn thuế.
Vào
cuộc điều tra, cảnh sát xác định, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh
trong năm 2020-2021, ông Nguyễn Ngọc Hưng là giám đốc Công ty An Phúc Hưng đã
thiết lập 195 hợp đồng mua bán và các chứng từ đầu vào khống (không có hoạt động
mua bán) với 103 cá nhân ngoài địa bàn tỉnh. Các hợp đồng này có tổng giá trị
hàng hóa, nguyên liệu đầu vào hơn 14 tỷ đồng.
Sau
đó, bị can sử dụng các hợp đồng mua bán và chứng từ không hợp pháp này để hạch
toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, làm
giảm số tiền nộp ngân sách.
Qua
đó, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp gần 2 tỷ đồng. Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh
Hưng Yên đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ án.
Chủ
tịch UBND huyện Yên Dũng vi phạm Luật Tố cáo
Hoàng
Long
Thứ năm, 13/04/2023 (GMT+7)
(Thanh tra)- UBND tỉnh Bắc Giang vừa yêu cầu
Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng nghiêm túc rút
kinh nghiệm về những thiếu sót, vi phạm trong giải quyết đơn thư của công
dân.
Trước
đó, công dân gửi đơn tới UBND tỉnh Bắc Giang để tố cáo Chủ tịch UBND huyện
Yên Dũng vi phạm quy định của Luật Tố cáo, liên quan đến việc giải
quyết nội dung tố cáo của công dân được thụ lý theo Quyết định số
1107/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 của Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng, cụ thể là vi
phạm về thời hạn giải quyết tố cáo, vi phạm thời gian ban hành thông
báo về kết quả giải quyết tố cáo.
Căn
cứ nội dung công dân tố cáo, ngày 29/3/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng
có Thông báo số 38/TB-UBND về thụ lý tố cáo.
Tiếp
đó, ngày 13/5/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng có Quyết định số 1720/QĐ-UBND
gia hạn giải quyết tố cáo (thời gian gia hạn 30 ngày).
Đến
ngày 13/12/2022, công dân vẫn chưa nhận được văn bản giải quyết của
Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng.
Căn
cứ kết quả xác minh nội dung tố cáo của Thanh tra tỉnh, các tài liệu,
chứng cứ có liên quan, UBND tỉnh Bắc Giang có Kết luận số 981/KL-UBND về nội
dung tố cáo đối với Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng.
Qua
xác minh cho thấy, Công văn số 291/UBND-TCD ngày 19/1/2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh chuyển đơn của công dân thôn Thạch Xá, xã Yên Lư có nội dung
phản ánh hộ gia đình ông Đỗ Văn Sỹ, Bí thư Chi bộ thôn Thạch Xá, xã Yên
Lư cùng một số hộ dân trong thôn tự ý xây tường bao, tân nền, lấn
chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; tố cáo một số cán
bộ UBND xã Yên Lư có dấu hiệu bao che cho sai phạm của ông Sỹ và các hộ
dân nêu trên; không đồng ý với Công văn số 178/CV-UBND ngày 26/8/2021 của
UBND xã Yên Lư về việc trả lời đơn thư của công dân thôn Thạch Xá.
Ngày
26/1/2022, Chủ tịch UBND huyện giao Thanh tra huyện kiểm tra, làm rõ nội
dung đơn, kiến nghị Chủ tịch UBND huyện biện pháp giải quyết theo quy
định.
Ngày
29/3/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng có Quyết định số 1107/QĐ-UBND
thụ lý tố cáo đối với ông Tạ Ngọc Lự, nguyên Chủ tịch UBND xã Yên Lư,
giai đoạn 2010-2015 và ông Nguyễn Văn Hanh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lư,
với 3 nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại thôn Thạch
Xá, xã Yên Lư. Thời hạn giải quyết tố cáo là 30 ngày.
Ngày
13/5/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng có Quyết định số 1720/QĐ-UBND
gia hạn giải quyết tố cáo, thời gian gia hạn là 30 ngày.
Ngày
27/9/2022, tổ xác minh nội dung tố cáo có Báo cáo số 03/BC-TXM về kết
quả xác minh nội dung tố cáo.
Ngày
30/9/2022, Chủ tịch UBND huyện có Kết luận nội dung tố cáo số
14/KL-UBND đối với ông Tạ Ngọc Lự, nguyên Chủ tịch UBND xã Yên Lư, giai
đoạn 2010-2015 và ông Nguyễn Văn Hanh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lư.
Ngày
25/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng có Thông báo số 170/TB-UBND về
kết quả giải quyết tố cáo.
Sau
khi ban hành thông báo kết quả giải quyết tố cáo, Văn phòng HĐND-UBND huyện
Yên Dũng đã gửi công dân theo đường bưu điện tại Bưu cục huyện Yên
Dũng và được chấp nhận ngày 1/12/2022.
UBND
tỉnh xác định Chủ tịch UBND huyện có kết luận nội dung tố cáo đã vượt
quá thời hạn giải quyết tố cáo 71 ngày (không tính ngày nghỉ và ngày
lễ), vi phạm Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018.
Chủ
tịch UBND huyện có thông báo kết quả giải quyết tố cáo vượt quá thời
gian quy định 32 ngày (không tính ngày nghỉ theo quy định), vi phạm Khoản
3, Điều 35 Luật Tố cáo năm 2018.
Trách
nhiệm đối với vi phạm nêu trên trước hết thuộc Chủ tịch UBND huyện
Yên Dũng và Phó Chủ tịch UBND huyện được giao phụ trách lĩnh vực giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; trách nhiệm trực tiếp thuộc các tập
thể và cá nhân có liên quan trong việc tham mưu giải quyết đơn của công
dân được thụ lý theo Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 của Chủ
tịch UBND huyện Yên Dũng.
Căn
cứ theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh kết luận nội dung công dân tố cáo Chủ
tịch UBND huyện Yên Dũng vi phạm quy định của Luật Tố cáo, là tố cáo đúng.
Công
bố quyết định khai trừ Đảng thiếu tướng Đỗ Hữu Ca
https://thanhnien.vn/cong-bo-quyet-dinh-khai-tru-dang-thieu-tuong-do-huu-ca-185230413201923911.htm
13/04/2023
Ông
Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, bị Ban Bí thư quyết định thi hành
kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.
Chiều
13.4, ông Phạm Văn Nhường, Bí thư Đảng ủy P.Đằng Lâm, Q.Hải An (TP.Hải Phòng),
cho biết, sáng cùng ngày, tại Nhà văn hóa Kiều Sơn (P.Đằng Lâm), UBKT Thành ủy
Hải Phòng đã triển khai quyết định thi hành kỷ luật thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu
Giám đốc Công an TP.Hải Phòng.
Căn
cứ quy chế của Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII; căn cứ
các quy định, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
của Đảng; xét tờ trình số 157-TTr/UBKTTW, ngày 22.3.2023 của UBKT T.Ư về đề nghị
xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư nhận thấy việc ông Đỗ Hữu
Ca nhận số tiền 35 tỉ đồng của các bị can trong vụ án hình sự "mua bán trái
phép hóa đơn, chứng tờ, thu nộp ngân sách nhà nước" là hành
vi rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội và uy tín cá nhân.
Trước
đó, vào ngày 22.2, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (65 tuổi) bị Cơ quan An ninh điều tra
Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố, tạm giam về
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công
an bước đầu xác định ông Ca nhận 35 tỉ đồng từ bị can Trương Xuân Đước (52 tuổi,
trú P.Đằng Hải, Q.Hải An, TP.Hải Phòng) đưa, để nhờ "chạy án" cho Đước cùng đồng bọn. Đước
khi đó đang bị Công an tỉnh Quảng Ninh cáo buộc cầm đầu đường dây lập hàng loạt công ty ma tại Hải Phòng và Quảng
Ninh nhằm mục đích mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép với số tiền giao
dịch khoảng 7.500 tỉ đồng.
Ngày
24.2, ông Đỗ Hữu Ca bị đình chỉ sinh hoạt
Đảng ở Chi bộ tổ dân phố Kiều Sơn, Đảng bộ P.Đằng Lâm, Q.Hải
An, TP.Hải Phòng.
TP.HCM
đưa vụ án tại Bệnh viện TP.Thủ Đức vào diện theo dõi
13/04/2023
Ban
Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM thống nhất đưa vụ án 'Vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng', 'Đưa hối lộ', 'Nhận hối lộ' xảy
ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, Bệnh viện TP.Thủ Đức và Công ty Nam Phong
vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Ngày
13.4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM (Ban chỉ đạo) họp
phiên thứ ba dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy TP.HCM.
Phiên
họp thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan tiến độ điều tra các vụ án, vụ
việc tham nhũng, tiêu cực; việc thực hiện các kết luận, chỉ
đạo của Trưởng ban chỉ đạo tại các phiên họp và phương hướng hoạt động của Ban
chỉ đạo trong thời gian tới.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh
giá cao công tác chuẩn bị của Ban Nội chính Thành ủy (cơ quan thường trực Ban
chỉ đạo). Ông Nguyễn Văn Nên giao các thành viên Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực
triển khai, thực hiện nghiêm kết luận của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương tại phiên họp
23.
Đồng
thời, thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về công tác giám định, định giá tài sản; tập trung theo dõi, đôn
đốc tiến độ giải quyết vụ án, vụ việc, việc thực hiện các nhiệm vụ theo chương
trình, kế hoạch năm 2023. Công tác kiểm tra, giám sát phải đúng trọng tâm, trọng
điểm, bám sát thực tiễn để phát huy hiệu quả nhưng tránh trùng lắp, ảnh hưởng đến
hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Tại
phiên họp chiều nay, Ban chỉ đạo thống nhất chỉ đạo khẩn trương xây dựng, sớm
hoàn thành Đề án "Vận dụng, triển khai thực hiện Kết luận số 14-KL/TW của
Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì
lợi ích chung trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi sai phạm và bảo vệ cán bộ
dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung khi có rủi ro trong thi hành công vụ"
phù hợp thẩm quyền, trách nhiệm.
Mục
tiêu đề án nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức và khuyến khích, động viên, bảo vệ cán bộ năng động, dám nghĩ,
dám làm, vì lợi ích chung, góp phần cho sự phát triển của TP.HCM.
Tại
cuộc họp, Ban chỉ đạo cũng thống nhất đưa vụ án "Vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty CP
Công nghệ Việt Á, Bệnh viện TP.Thủ Đức và Công ty Nam Phong vào
diện theo dõi, chỉ đạo.
Ban
Nội chính Thành ủy TP.HCM tiếp tục rà soát kịp thời để tham mưu Ban chỉ đạo bổ
sung các vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo theo quy định.
No comments:
Post a Comment