Monday, April 3, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 03 tháng 04 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Ngoại trưởng Nhật kêu gọi Trung Quốc thả công dân

Financial Times: Công tố viên Thụy Sĩ điều tra vụ thâu tóm Credit Suisse

Ukraine: Sáu người chết, tám người bị thương trong vụ pháo kích của Nga ở miền đông

Bộ trưởng Nội vụ Anh: Rwanda an toàn cho di dân

Financial Times: Công tố viên Thụy Sĩ điều tra vụ thâu tóm Credit Suisse

 Giáo hoàng Phanxicô xuất viện, nói 'tôi vẫn còn sống'

Nhà nghiên cứu: Trung Quốc có thể coi đối tác chiến lược Việt-Mỹ là thách thức

Đưa một cựu tổng thống ra tòa?

Đằng sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

 

 

RFA

Bao nhiêu tiền một lạng Đinh La Thăng?

Việt Nam- Vatican họp vòng X Nhóm Công tác Hỗn hợp

Việt Nam- Israel kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do

Việt- Mỹ đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng lần thứ 12

Hàng không hay xe đò?

Cựu TNLT Nguyễn Thị Ngọc Sương tố bị công an Đồng Nai sách nhiễu

"Cuộc chiến thông tin" của Việt Nam chống lại ai?

Việt Nam cần tăng cường sức đề kháng để chống "cưỡng bách kinh tế" của Trung Quốc

Hưng Yên: Bắt hai cán bộ trung tâm đăng kiểm

Vụ thi thể người Việt trôi giạt ở Đài Loan: Tiến hành bảo hộ công dân

“Út trọc” nhận thêm năm năm tù trong vụ án thứ tư về tội trốn thuế

Bình Dương: Bắt giám đốc, phó giám đốc và ba nhân viên tại trung tâm đăng kiểm 61.09D

EVN lỗ hơn 26 ngàn tỷ đồng năm 2022, đề xuất tăng giá điện

Philippines và Trung Quốc nối lại các đàm phán về khai thác dầu khí chung ở Biển Đông

Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai sẽ bị xét xử vào ngày 17/4 tới

Trưởng Ban Nội chính thúc giục các địa phương giải quyết dứt điểm các vụ án tham nhũng

Việt Nam lên án Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa

Hai TNLT Huỳnh Thị Tố Nga và Nguyễn Văn Công Em mãn hạn tù trước thời hạn

Đài Loan xác định được bảy người Việt trong số 16 thi thể trôi giạt

 

BBC

 

Thăm Hoa lục, ông Mã Anh Cửu nói 'chúng ta đều là người Trung Quốc'

Human Rights Watch kêu gọi Úc đề cập vấn đề vi phạm nhân quyền với Việt Nam

New York dựng rào chắn kim loại chuẩn bị cho phiên tòa của Trump

Nga: Bị tù giam, đầu độc hay trục xuất? Cái giá phải trả cho việc chống lại Putin

Nga luân phiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ bất chấp sự giận dữ từ Ukraine

Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt - Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?

Loan de Fontbrune: ‘Tôi hãnh diện giúp cho thế giới biết thêm về mỹ thuật Việt Nam’

Lốc xoáy tàn phá dữ dội ở Mỹ khiến nhiều người thiệt mạng

Tổng thống Đài Loan quá cảnh ở Mỹ, Trung Quốc phản đối

 

RFI

Hàn - Mỹ - Nhật tập trận chống tàu ngầm đối phó với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên

Trung Quốc điều tra nhà sản xuất chip điện tử của Mỹ

Donald Trump bị truy tố : Những hệ quả đối với việc ông ra ứng cử tổng thống năm 2024

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Nga làm chủ tịch Hội Đồng Bảo An: Ukraina cực lực lên án, Liên Âu đề cao cảnh giác

Nhật, Trung đồng ý cải thiện quan hệ bất chấp “nhiều thách thức” còn tồn tại

Nam Phi, Nga thảo luận về chủ đề ‘‘điều chỉnh lại trật tự thế giới’’

Khu tổ hợp hạt nhân chính của Bắc Triều Tiên hoạt động ở mức cao

Pháp - Ukraina bàn việc tổ chức ''thượng đỉnh vì hòa bình''

« Vulkan Files » : Lộ thông tin về hoạt động tin tặc của Nga

Chiến tranh Ukraina: Quản thúc tổng giám mục Chính Thống Giáo, bị nghi dính líu đến Nga

Bulgarie bầu Quốc Hội trước thời hạn lần thứ 5 trong vòng 2 năm

Thể thao thành tích cao Việt Nam nhằm tới đấu trường lớn

Ai là người cả gan truy tố cựu tổng thống Trump?

Học thuyết ngoại giao mới : Nga đặt mục tiêu phá bỏ thế thống trị của Phương Tây

Tokyo dự kiến hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn, Bắc Kinh giận dữ

Cải tổ hưu trí Pháp: Các nghiệp đoàn nhận lời đối thoại với thủ tướng

Trung Quốc, đế quốc dối lừa và cuộc so găng với Mỹ

TT Pháp muốn Trung Quốc tham gia hỗ trợ thường dân Ukraina, nạn nhân chiến tranh

 (Le Monde) - Chiến tranh Ukraina : Hơn 260 vận động viên Ukraina thiệt mạng tính từ khi Nga xâm lược Ukraina. Bộ trưởng Thanh Niên Và Thể Thao Ukraina, Vadym Houttsait, đưa ra tồng kết trên trong buổi gặp với chủ tịch Liên đoàn Thể dục Dụng cụ Quốc Tế Morinari Watanabe vào hôm qua 01/04/2023. Theo bộ trưởng Houttsait, 363 cơ sở thể dục thể thao đã bị tàn phá. Bộ trưởng Thanh Niên Và Thể Thao Ukraina phản đối việc các VĐV Nga thi đấu ở các giải quốc tế và Thế Vận Hội bởi họ ủng hộ chiến tranh và tham gia vào nhiều sự kiện được tổ chức để ủng hộ cuộc chiến xâm lược của Nga.

(AFP) - Ba Lan : Hàng chục ngàn người biểu tình để bảo vệ danh dự của cựu giáo hoàng Jean Paul II. Cựu giáo hoàng Jean Paul II, qua đời hồi năm 2005, nhưng mới đây đã có những lời tố cáo ngài đã bao che cho các tội ác lạm dụng tình dục trẻ em thời làm tổng giám mục ở Ba Lan. Thủ tướng Mateusz Morawiecki gọi những cáo buộc này là dối trá. Hôm qua 01/04/2023, « cuộc tuần hành quốc gia vì Giáo hoàng » đã được các tổ chức tôn giáo tổ chức tại Vacxava, với sự ủng hộ của chính phủ và đảng bảo thủ cầm quyền (Pis). Bộ trưởng Quốc Phòng Mariusz Blaszczak cũng tham gia tuần hành.

 (AFP) – Chính quyền Nga hứa cung cấp thêm đạn dược cho quân đội ở Ukraina. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu hứa sẽ tăng cường cung cấp đạn dược cho các lực lượng đang chiến đấu ở Ukraina nhân chuyến thăm tổng hành dinh quân đội Nga. Trong một video công bố trên mạng Telegram, ngày 01/04/2023, ông Shoigu đảm bảo rằng: "Các biện pháp đã được thực hiện để tăng khối lượng chuyển giao các loại đạn dược được yêu cầu nhiều nhất".

(AFP) - Pháp : Việc xây dựng một tàu sân bay mới sử dụng động cơ đẩy hạt nhân sẽ bắt đầu từ cuối năm 2025, đầu năm 2026. Theo thông báo hôm 01/04/2023 của bộ trưởng Quân Lực Pháp, tàu sân bay mới này, với trọng tải 75.000 tấn, sẽ thay thế cho tàu Charles-de-Gaulle và sẽ chạy thử từ năm 2036-2037. Trên báo Le Parisien, bộ trưởng Lecornu khẳng định cho đến nay mới chỉ có Mỹ và Pháp có khả năng chế tạo và vận hành tàu sân bay sử dụng động cơ đẩy hạt nhân.

(AFP) – Hoa Kỳ: Có thêm ít nhất 21 người thiệt mạng vì bão và lốc xoáy. Theo nhà chức trách địa phương, vào hôm qua, 01/04/2023 bang Tennessee ghi nhận có 7 trường hợp tử vong do thời tiết khắc nghiệt, tất cả đều xảy ra ở hạt McNairy, phía đông thành phố Memphis. Bên cạnh đó, bão lốc còn khiến 14 nạn nhân khác thiệt mạng ở các bang Arkansas, Mississippi và Alabama, ở phía nam, cũng như ở bang Indiana và Illinois, thuộc miền trung nước Mỹ.

(AFP) – Pháp : Hơn 1.000 cảnh sát và lính cứu hỏa bị thương trong thời gian các cuộc biểu tình chống cải cách hưu trí. Trả lời tuần báo JDD ra ngày Chủ Nhật 02/04/2023, bộ trưởng bộ Nội Vụ Pháp Gérald Darmanin cho biết “Kể từ ngày 16 tháng 3, 1093 nhân viên cảnh sát, hiến binh và lính cứu hỏa đã bị thương” trong lúc đã có “2.579 vụ cố tình phóng hỏa và 316 vụ tấn công đập phá các cơ sở công cộng”, trong hai tuần qua.

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Hai 03.04.2023

1/ TRUNG CỘNG CÔNG BỐ 33 VÙNG BIỂN SẼ NGHIÊN CỨU, CÓ CẢ BIỂN ĐÔNG

Trung Cộng vào cuối tuần qua công bố danh sách vùng biển mà họ sẽ gửi tàu nghiên cứu đến nơi, gồm 33 khu vực, trong đó có eo biển Đài Loan, Biển Đông và các vùng biển gần căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương.

Bản đồ các điểm Trung Cộng sẽ gửi tàu khảo sát thường xuyên trải dài từ eo biển Đài Loan và Biển Đông đến các vùng biển phía tây Thái bình dương và phía đông Ấn Độ Dương, theo trích dẫn thông báo từ Tổ chức Khoa học Tự nhiên Trung Cộng (NSFC).

Theo số liệu mới nhất của tổ chức này, Trung Cộng đang vận hành một trong những đội tàu nghiên cứu hải dương lớn nhất thế giới, với hơn 60 chiếc hoạt động tính đến năm 2017. Tuy nhiên, hải trình của những con tàu này thường thiếu minh bạch và mỗi nhiệm vụ lại có điểm khác nhau.

Trong danh sách mới công bố, bên cạnh eo biển Đài Loan, các tàu Trung Cộng sẽ thường xuyên khảo sát 8 khu vực ở Biển Đông. Còn vùng tây Thái bình dương sẽ có tổng cộng 6 đội nghiên cứu gần các căn cứ của Mỹ cùng đồng minh, và một tuyến cắt ngang khu vực nằm giữa Đài Loan và Philippines, cũng là tuyến đường then chốt cho tàu ngầm.

Những điểm khảo sát khác nằm xung quanh đảo Guam và các đảo Thái Bình Dương, nơi Mỹ đã xây dựng mạng lưới các căn cứ quân sự nhằm ứng phó sự trỗi dậy của Bắc Kinh tại khu vực. Đồng thời nửa phần phía đông của Ấn Độ Dương cũng nằm trong phạm vi hoạt động tàu nghiên cứu hải dương của Trung Cộng.

https://thanhnien.vn/trung-quoc-cong-bo-33-khu-vuc-dieu-tau-den-nghien-cuu-co-bien-dong-185230401184854844.htm

2/ LỐC XOÁY TÀN PHÁ MIỀN TRUNG HOA KỲ, ÍT NHẤT 26 NGƯỜI CHẾT

Ít nhất 26 người đã thiệt mạng sau hàng loạt trận lốc xoáy tàn phá các thành phố ở miền nam và miền trung nước Mỹ.

Cần biết là trong mấy ngày cuối tuần qua, đã có hơn 60 trận lốc xoáy được ghi nhận ở nước Mỹ, khiến nhiều nhà cửa bị phá hủy và hàng ngàn gia đình bị mất điện ở nhiều tiểu bang.

Các tiểu bang Arkansas, Tennessee, Illinois, Indiana, Alabama và Mississippi đều có trường hợp tử vong. Một trận bão đã quét qua thị trấn Wynne của Arkansas, nằm cách Little Rock, thủ phủ tiểu bang này khoảng 170 cây số về phía đông.

Thống đốc Sarah Huckabee Sanders đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Arkansas vào ngày thứ Sáu, với các vệ binh quốc gia được huy động hỗ trợ các nỗ lực cứu cấp. Bà Sanders cho biết đã nói chuyện với Tổng thống Joe Biden về tình hình và ông hứa sẽ cung cấp viện trợ liên bang.

Những trận bão hôm thứ Sáu cũng làm sập mái nhà hát nơi đang tổ chức một buổi hòa nhạc ở Belvidere, tiểu bang Illinois, khiến một người chết và 28 người khác bị thương. Khi các cơn bão tiếp tục di chuyển về phía đông, hàng trăm ngàn người ở một số tiểu bang bị mất điện.

Virginia, Ohio và Pennsylvania bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong một bản tin, trung tâm khí tượng đã cảnh báo một số cơn lốc xoáy dự trù ​​có thể di chuyển trên mặt đất tới những khoảng cách xa. Những cơn lốc xoáy chết người xảy ra một tuần sau khi một cơn lốc di chuyển kéo dài hiếm thấy đã giết chết 26 người ở tiểu bang Mississippi.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx0gqp932qo

3/ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ CHO UKRAINE VAY KHOẢNG 15.6 TỶ MỸ KIM

Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa thông qua khoản vay mượn lên đến 15.6 tỷ Mỹ kim cho Ukraine nhằm hỗ trợ quốc gia này phục hồi nền kinh tế, trong lúc cuộc chiến của Nga vẫn diễn ra.

Khoản vay mượn là một phần trong gói hỗ trợ trị giá đến 115 tỷ Mỹ kim, bao gồm việc xóa nợ, trợ cấp và các khoản cho vay của các tổ chức đa phương và song phương, theo lời tuyên bố của ông Gavin Gray, đại diện IMF ở Ukraine.

Ông Gray cho biết mục tiêu của chương trình mới của IMF nhằm hỗ trợ Ukraine là cung cấp một căn bản cho các chính sách kinh tế và ổn định tài chính vĩ mô. Trong tổng số tiền được phê duyệt, gần 3 tỷ Mỹ kim sẽ được cung cấp cho Ukraine ngay lập tức, phần còn lại sẽ được giải ngân trong vòng 4 năm tới.

Chương trình cũng bao gồm các bảo đảm bổ sung từ một số thành viên của IMF trong trường hợp chiến tranh tiếp tục vượt quá thời gian ước tính hiện tại là giữa năm 2024. Nếu cuộc xung đột kéo dài đến năm 2025, nhu cầu tài chính của Ukraine sẽ tăng từ 115 tỷ Mỹ kim lên khoảng 140 tỷ Mỹ kim.

Theo quỹ Tiền tệ Quốc tế, cuộc xâm lược của Nga đã tàn phá nền kinh tế Ukraine, giảm khoảng 30% vào năm ngoái, phá hủy phần lớn nguồn vốn và lan rộng tình trạng nghèo đói. Cuộc chiến này cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, gây ra tình trạng lạm phát trên toàn thế giới do giá lúa mì và dầu khí tăng cao.

Cuộc xâm lược cũng cho thấy sự phụ thuộc của Âu châu vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga để bảo đảm an ninh năng lượng. Nhiều quốc gia buộc phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế sau khi chiến tranh bắt đầu.

https://www.voatiengviet.com/a/7032921.html

4/ UKRAINE GIẬN DỮ VÌ NGA GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BẢO AN LHQ

Vào cuối tuần qua, Nga trở thành chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ, bất chấp Ukraine kêu gọi các quốc gia thành viên ngăn chận điều này.

Cần biết là mỗi quốc gia trong hội đồng gồm 15 thành viên sẽ luân phiên giữ chức chủ tịch trong vòng một tháng. Lần cuối cùng mà Nga giữ chức vụ này là vào tháng 2 năm ngoái khi tiến hành cuộc xâm lược nhắm vào Ukraine.

Điều này có nghĩa quốc gia giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ lại đang có một tổng thống bị tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh truy nã, liên quan đến cáo buộc tội ác chiến tranh.

Mặc dù Ukraine bày tỏ giận dữ liên quan đến hành động mới nhất này, nước Mỹ tuyên bố không thể ngăn chặn Nga, vốn là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An.

Vai trò này hầu như mang tính thủ tục, thế nhưng ông Vasily Nebenzia, đại sứ Nga tại LHQ, tuyên bố với thông tấn xã Nga Tass là ông có kế hoạch giám sát một số cuộc tranh luận, bao gồm các vấn đề kiểm soát vũ khí. Ông Nebenzia cho biết ông sẽ thảo luận về "một trật tự thế giới mới" mà ông cho biết sẽ xuất hiện để "thay thế trật tự đơn cực".

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố chuyện Nga giữ vị trí lãnh đạo Hội đồng Bảo an LHQ là "trò đùa Cá tháng Tư dở chưa từng thấy" và là một gợi nhắc rõ ràng về điều gì đã sai trong cách thức vận hành nền kiến trúc an ninh quốc tế.

Trong một bình luận vào hôm thứ Bảy 1/4, ông Dmytro Kuleba đã gọi điều này là "một cú tát vào cộng đồng quốc tế".

Cần nhắc lại là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào năm ngoái đã kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ cải tổ hoặc giải tán, cáo buộc cơ quan này đã không thực thi đủ các hành động nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một cơ quan quốc tế chịu trách nhiệm trong việc duy trì nền hòa bình. Với vai trò là thành viên thường trực của hội đồng, Nga có quyền phủ quyết đối với các nghị quyết.

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw8dl6qdv35o

 

VNThoibao

VNTB – Tháng Tư với người Việt tỵ nạn không bao giờ là “mùa xuân”

VNTB – Putin03.04.2023 4:21

VNTB – Ông Trương Văn Dũng 03.04.2023 3:30

VNTB – Kiểm soát quyền lực trong bối cảnh độc quyền chính trị03.04.2023 3:17

VNTB – “Rút bảo hiểm xã hội một lần”: rối hơn canh hẹ03.04.2023 3:11

VNTB – Quá tải ca lọc thận ở TP.HCM: hệ lụy chính sách

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 03/04/2023

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

02/04/1805: Ngày sinh Hans Christian Andersen

Singapore: Nghịch lý phát triển

01/04/1924: Hitler bị kết án vì tham gia Đảo chính Nhà hàng Bia

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Chuyển động Quốc Phòng (24/3 – 30/3/2023)

Thế giới hôm nay: 31/03/2023

Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới

30/03/1980: 123 công nhân dầu mỏ chết đuối ở Biển Bắc

 


Báo Tiếng Dân

 

Thủ tục truy tố và kết tội một Tổng Thống diễn ra như thế nào?31/03/2023

 

Thuy My

 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 402,02-04-2023

Mai Quốc Ấn - Bạo bệnh

Hà Phan - Vì đâu nên nỗi ?

Dương Quốc Chính - Liệu có đường dây bán biển số đẹp ?

Nguyễn Thông - Loạn sĩ quan

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Công đoàn trong mắt ai? 03/04/2023

Putin đang cố gắng hết sức để ngăn chặn một nước Nga mới 03/04/2023

Truy tố ông Trump: Tiền lệ và hậu quả 03/04/2023

Sài Gòn, ký ức bóng mát 02/04/2023

Phong cách dân chơi của Trump đã quay lại làm hại ông như thế nào 02/04/2023

Huxley, Orwell, Ionesco mô hình nào cho Việt Nam? 01/04/2023

GS Võ Tòng Xuân: Người nông dân đứng thấp nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo, sao nói họ hưởng lợi 100%? 01/04/2023

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ? 01/04/2023

HRW tố Chính phủ Việt Nam “trơ trẽn” khi giải trình với LHQ về việc bắt chín nhà hoạt động 01/04/2023

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

Em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến thôi làm tổng giám đốc Tân Tạo

Phương Đông

https://vnexpress.net/em-trai-ba-dang-thi-hoang-yen-thoi-lam-tong-giam-doc-tan-tao-4588573.html

Thứ hai, 3/4/2023, 00:00 (GMT+7)

Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) thông báo miễn nhiệm chức tổng giám đốc với ông Đặng Quang Hạnh từ đầu tháng 4.

Quyết định miễn nhiệm do bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tân Tạo, đồng thời là chị gái ông Hạnh - ký ngày 1/4. Dù vậy, ông Hạnh vẫn là một trong ba thành viên Hội đồng quản trị công ty.

Đây là lần thứ hai ông Hạnh rời ghế tổng giám đốc Tân Tạo. Trước đó, vào năm 2017, ông xin từ nhiệm sau một tháng nhận chức vì không thường xuyên có mặt tại công ty điều hành và quản lý công việc.

Lần này, thời gian đương nhiệm tổng giám đốc của ông Hạnh dài hơn nhưng cũng chưa đến một năm (từ tháng 5/2022 đến nay). Thông báo của Tân Tạo không nêu rõ lý do miễn nhiệm. Tuy nhiên, trong giai đoạn ông Hạnh nắm quyền, kết quả kinh doanh của công ty chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán ghi nhận doanh thu năm ngoái giảm 35% so với cùng kỳ, đạt khoảng 600 tỷ đồng. Công ty lỗ sau thuế 257 tỷ đồng, nối dài mạch thua lỗ hai năm liên tiếp và kém xa mục tiêu 186 tỷ đồng đề ra trước đó.

Phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Phong, 47 tuổi, được bổ nhiệm làm tổng giám đốc thay ông Hạnh. Ông Phong tham gia Tân Tạo gần 25 năm, giữ chức phó tổng giám đốc cách đây 4 năm và từng là người được ủy quyền công bố thông tin của công ty. Ông Phong đang sở hữu khoảng 300.000 cổ phiếu ITA.

 

Hàng cây 2,5 tỉ đồng trên đường vừa thông xe mãi không thấy đâm chồi, nghi chết khô

PHẠM TUẤN

https://tuoitre.vn/hang-cay-2-5-ti-dong-tren-duong-vua-thong-xe-mai-khong-thay-dam-choi-nghi-chet-kho-20230402180003977.htm

02/04/2023 19:04 GMT+7

Hàng cây hai bên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa, Hà Nội) dù đã trồng nhiều tháng nay nhưng chưa đâm chồi, trơ trụi như củi khô.

Tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài thông xe từ ngày 17-1-2023, có tổng mức đầu tư hơn 340 tỉ, trong đó hạng mục trồng cây xanh hai bên đường trị giá 2,5 tỉ đồng. 

Tuy nhiên, cho đến nay hai hàng cây được trồng mới trên vẫn chưa đâm chồi, trổ lá, nghi đã bị chết khô. Theo ghi nhận, nhiều gốc cây đã bị bong vỏ, lộ ra thân gỗ khô khốc dù được chằng chống cẩn thận.

Ông Nguyễn Việt Cường - phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND quận Đống Đa - cho biết đơn vị đã phối hợp với nhà thầu thi công kiểm tra hạng mục cây bóng mát trên toàn tuyến đường này.

Trong quá trình kiểm tra, đơn vị phát hiện một số cây có dấu hiệu khô héo, nghi chết và đã đánh dấu lại hiện trạng để có các phương án xử lý.

Theo ông Cường, công trình trên đang trong giai đoạn tạm bàn giao để đưa vào sử dụng, trách nhiệm quản lý, chăm sóc, bảo hành cây do nhà thầu thi công thực hiện. 

Vì vậy, ban quản lý đã yêu cầu nhà thầu khẩn trương thay thế các cây nghi chết.

Không phải lần đầu cây xanh ở Hà Nội chết khô

Trước đó, cuối năm 2020, Tuổi Trẻ Online từng phản ánh tình trạng hàng cây phong lá đỏ chết khô ở tuyến đường được kỳ vọng lãng mạn nhất Hà Nội.

Các cây phong trên nằm trong chủ trương của Hà Nội về chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh (giai đoạn 2016 - 2020). Đầu năm 2018, TP Hà Nội đã cho trồng 100 gốc cây phong lá đỏ tại tuyến phố Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh với hy vọng sẽ mang lại cho thủ đô diện mạo mới.

Trong hai năm đầu, loạt cây này vẫn sinh trưởng khá ổn định, tuy nhiên lá không chuyển hẳn sang được màu đỏ như kỳ vọng. Đến năm 2020, nhiều cây có dấu hiệu rụng lá, chết khô, thậm chí có vài cây bị nứt toác thân khi trời chuyển sang đông.

Đến tháng 4-2021, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng về việc thay thế cây phong bằng một loại cây mới.

 

TP.HCM quá tải số ca lọc thận

XUÂN MAI

https://tuoitre.vn/tp-hcm-qua-tai-so-ca-loc-than-20230402173734307.htm

02/04/2023 19:00 GMT+7

Số bệnh nhân điều trị lọc thận ở các bệnh viện TP.HCM quá đông, các bệnh viện phải tổ chức nhiều ca chạy thận trong ngày.

Ngày 2-4, Sở Y tế TP.HCM cho biết số bệnh nhân đang điều trị lọc thận quá tải, đa số các bệnh viện phải tổ chức nhiều ca chạy trong ngày. 

Hiện trên địa bàn thành phố có tổng cộng 39 cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế và 8 đơn vị trực thuộc bộ/ngành có triển khai kỹ thuật chạy thận nhân tạo.

Theo báo cáo từ các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, tổng số bệnh nhân đang được lọc máu định kỳ là 4.254 người (tăng rõ so với cách đây 5 năm, thời điểm lúc bấy giờ chỉ hơn 3.000 người), điều đáng lưu ý là người bệnh có địa chỉ ngoài TP.HCM chiếm tỉ lệ gần 20%.

Theo Sở Y tế, các bệnh viện vẫn đảm bảo không để thiếu các vật tư, dịch lọc để điều trị cho bệnh nhân. 

Riêng ở Bệnh viện TP Thủ Đức không lựa chọn được nhà thầu cung cấp mặt hàng dịch lọc thận trong gói thầu mua sắm vật tư y tế năm 2022 qua hình thức đấu thầu rộng rãi (do bệnh viện xây dựng giá kế hoạch thấp).

Sở Y tế đã đề nghị ban giám đốc bệnh viện này phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, khi có tình huống phát sinh, đơn vị còn lúng túng trong xử lý thì phải báo cáo ngay đến Sở Y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời.

Trong thời gian chờ kết quả đấu thầu, Sở Y tế đã hướng dẫn bệnh viện mua sắm theo kết quả trúng thầu từ các bệnh viện bạn để đáp ứng nhu cầu điều trị trước mắt.  

 

Đồng Tháp: 'Chưa phát hiện tiêu cực liên quan 4 biển số xe siêu đẹp’5

BỬU ĐẤU
và 1 tác giả khác 

https://tuoitre.vn/dong-thap-chua-phat-hien-tieu-cuc-lien-quan-4-bien-so-xe-sieu-dep-20230402105539588.htm

02/04/2023 12:23 GMT+7

Công an tỉnh Đồng Tháp khẳng định bước đầu chưa phát hiện tiêu cực liên quan bốn biển số xe “siêu đẹp” tại Công an huyện Cao Lãnh.

Ngày 2-4, thượng tá Trần Trung Quốc - trưởng Phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Tháp - cho biết bước đầu đoàn kiểm tra Công an tỉnh Đồng Tháp đã có kết quả xác minh vụ bốn biển số xe "siêu đẹp" được bấm tại Công an huyện Cao Lãnh, gây xôn xao dư luận vừa qua.

"Trước mắt Công an tỉnh Đồng Tháp chưa phát hiện thông tin vi phạm của lực lượng làm nhiệm vụ và chưa thấy sai quy trình trong bấm biển số

Tuy nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ thông tin xung quanh việc bấm biển số xe này", thượng tá Quốc nói.

Tuổi Trẻ Online hỏi đoàn có làm việc với ông L., phó trưởng Công an huyện Cao Lãnh và một cán bộ công an huyện là hai người bấm được biển số đẹp chưa, ông Quốc nói: "Hiện tại các anh em đang tiếp tục kiểm tra thêm nên không trả lời câu hỏi này được".

Một lãnh đạo Công an huyện Cao Lãnh cho hay ông L. - phó trưởng Công an huyện - chỉ "đón gió" tìm biển số xe đẹp nên đã mua xe. "Anh L. thấy đầu số 999 là đẹp nên anh ấy mua xe thì bấm được biển số 999.79. Việc bấm này là hên xui để kiếm biển số đẹp. Còn quy trình cấp biển số xe hiện nay rất khó can thiệp được", vị này nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trần Văn Đoàn - phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp - cho biết đến thời điểm hiện tại, ông chưa tiếp cận được thông tin liên quan đến bốn biển số xe "siêu đẹp" tại huyện Cao Lãnh, gây xôn xao dư luận vừa qua. 

"Tôi chưa nghe chính thức từ vụ bốn biển số xe này. Tôi chỉ biết qua thông tin trên mạng xã hội và báo chí thôi. Tôi không biết giám đốc công an tỉnh có chỉ đạo gì không nhưng tôi nghĩ giám đốc sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm. Do thứ bảy và chủ nhật, tôi không trực lãnh đạo nên chưa tiếp cận được thông tin này", đại tá Đoàn nói.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, tối 31-3, một tài khoản Facebook lan truyền thông tin: ngày 8-3, tại Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) có bốn biển kiểm soát xe máy rất đẹp đã được bấm ra. Cụ thể, các biển số lần lượt là 66F1- 999.96, 66F1-999.79, 66F1-999.98 và biển 66F1-999.99.

Trong các bình luận, nhiều người chia vui cùng chủ xe vì quá may mắn, cụ thể đối với xe bấm được biển số 99999 ("ngũ quý") giá bán ra sẽ trên dưới 3 tỉ đồng.

Sau đó Công an tỉnh Đồng Tháp đã thành lập đoàn đến Công an huyện Cao Lãnh để làm việc, xác minh thông tin một số cán bộ Công an huyện Cao Lãnh bấm được biển số xe "siêu đẹp", gây xôn xao dư luận.

 

Khổ sở vì nước chung cư bốc mùi tanh hôi

LƯU DUYÊN

https://tuoitre.vn/kho-so-vi-nuoc-chung-cu-boc-mui-tanh-hoi-20230402092649134.htm

02/04/2023 10:32 GMT+7

Một tuần qua, hàng trăm hộ dân tại chung cư The Mansion (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh,TP.HCM) bức xúc khi nguồn nước chung cư chuyển màu vàng kèm cặn bẩn, có mùi tanh hôi.

Dù đã phản ảnh nhiều lần, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa thể xử lý.

Không dám tắm vì mùi như nước cống

Hơn 1 năm qua, nước sinh hoạt cấp đến các hộ dân tại khu chung cư The Mansion (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) thường xuyên bị vàng, cặn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân ở đây.

Trước đây, tình trạng nước chung cư chập chờn, cứ cách 2, 3 tháng lại tái diễn vàng, cặn. Nhưng khoảng một tuần qua, nhiều hộ dân phát hiện chất lượng nước sinh hoạt tệ hơn, trong nước có nhiều cặn bẩn, mùi tanh hôi... 

Tháo chiếc đầu lọc tự chế, anh Lê Cường (người dân sống tại tầng 14) bức xúc vì những chiếc khăn ngả vàng chỉ sau vài tiếng: “Chúng tôi mua nước sạch nhưng lại phải sử dụng nguồn nước bẩn một thời gian dài, lo sợ ảnh hưởng sức khỏe cho cả gia đình nên cả năm nay gia đình tôi ăn uống bằng nước bình mua. Nước từ chung cư chỉ để sinh hoạt, tuy nhiên đến nay nước có mùi khiến chúng tôi không dám sử dụng”.

Anh cho biết nhiều hộ dân tại đây cũng dùng đầu lọc tự chế nhưng chỉ sau một thời gian những miếng vải, bông gòn trắng chuyển vàng, ngả đen, đóng váng và có chất nhờn.

Nhiều cư dân lo lắng bởi nguồn nước bẩn sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Chị Tuyết Hồng phản ảnh: “Nước bị vàng và rất hôi, giặt đồ dùng gấp đôi nước xả mà vẫn còn mùi. Cuộc sống và sinh hoạt của mọi người bị đảo lộn rất nhiều”.

Để có nước sinh hoạt sạch và đảm bảo an toàn, nhiều hộ gia đình đã chủ động mua thêm thiết bị lọc nước, dùng khăn bịt các đầu vòi để lọc nước bớt cặn để dùng tạm.

Theo đại diện ban quản lý chung cư The Mansion, từ ngày 23-3, chung cư đã súc rửa hầm chứa nước và đường ống sau khi cư dân phản ảnh, đồng thời lấy mẫu nước kiểm nghiệm.

Sau khi kiểm tra và làm việc với đơn vị cung cấp nước, ban quản lý chung cư cho biết hai nguyên nhân dẫn đến việc nước có mùi hôi và bị vàng là do hầm nước chung cư kết nối với hệ thống nước phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó nguồn nước cũ từ hệ thống PCCC rò rỉ chảy ngược về hầm nước chung cư. Hầm nước chung cư cũng bị xuống cấp và bị thấm.

Về giải pháp, ban quản lý chung cư đã bơm rút nước ra khỏi hầm để xử lý khắc phục. Đồng thời thay thế các van hệ thống PCCC để ngăn rò rỉ từ hầm chứa nước PCCC về hầm nước sinh hoạt. 

Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 2-4, người dân cho hay chất lượng nước có cải thiện chút ít nhưng vẫn còn mùi tanh và cặn.

Ban quản lý chung cư cho biết đang tính đến phương án lắp đặt bồn nước tạm khoảng 30-40m3 để cấp nước cho cư dân.

Đại diện Xí nghiệp cấp nước sinh hoạt Nông thôn TP.HCM cho rằng nước ở chung cư The Mansion bị vàng và có mùi hôi là do hầm chứa nước bị bẩn.

Đại diện này giải thích nước đục là do những chất cặn bám trong đường ống nước hoặc lắng lại trong bể chứa nước. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm nước và nguyên nhân, công ty đã thông báo đến ban quản lý chung cư để súc hầm và sửa chữa những chỗ hư hỏng.

Đại diện xí nghiệp cũng khẳng định nước cấp cho dân từ nhà máy luôn đảm bảo chất lượng.

 

Vụ cháy chung cư Carina: Luật sư kiến nghị làm rõ trách nhiệm nhiều đơn vị

TUYẾT MAI

https://tuoitre.vn/vu-chay-chung-cu-carina-luat-su-kien-nghi-lam-ro-trach-nhiem-nhieu-don-vi-20230402085527315.htm

02/04/2023 11:54 GMT+7

Dự kiến ngày 5-4 TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử 2 bị cáo có trách nhiệm liên quan trong vụ cháy chung cư Carina.

Luật sư chỉ ra nhiều lỗ hổng khiến 13 người chết vụ cháy chung cư Carina 

Theo nội dung vụ án, lúc 1h15 ngày 23-3-2018, một chiếc xe máy tại bãi giữ xe tầng hầm chung cư Carina (quận 8, TP.HCM) chập điện, bốc cháy. Ít phút sau lửa lan ra khắp tầng hầm.

Khói, khí nóng và độc luồn theo lối buồng thang thoát hiểm dẫn lên các tầng nổi phía trên chung cư, đồng thời hệ thống báo cháy không kịp thời báo cháy, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (13 người tử vong, trên 60 người bị thương và gây thiệt hại nhiều tài sản).

Sau đó ông Nguyễn Văn Tùng (giám đốc Công ty Hùng Thanh, chủ đầu tư chung cư Carina) và ông Nguyễn Quốc Tuấn (trưởng ban quản lý chung cư Carina) bị truy tố về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Theo luật sư Nguyễn Thành Công (bào chữa cho ông Nguyễn Văn Tùng), bên cạnh trách nhiệm của các bị cáo, nhiều đơn vị, cá nhân có liên quan như Công ty SEJCO, Công ty Gia Khang... chưa được cơ quan tố tụng xem xét trách nhiệm, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Công ty SEJCO là đơn vị quản lý, vận hành chung cư Carina, trong đó có hệ thống PCCC. Tuy nhiên Công ty SEJCO đã không thực hiện đúng nhiệm vụ dẫn đến không kịp thời xử lý khi vụ cháy xảy ra.

Theo hợp đồng, việc kiểm tra vòi chữa cháy phải được bộ phận kỹ thuật Công ty SEJCO kiểm tra hằng ngày. Tuy nhiên, tại thời điểm cháy, tại tầng hầm không có vòi nước chữa cháy, gần như toàn bộ hệ thống điều khiển chữa cháy đều đang bị tắt hoặc chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay.

Theo thiết kế của hệ thống chữa cháy chung cư Carina, nguồn nước phục vụ chữa cháy gồm nước từ bể ngầm, được hệ thống bơm vào đường ống và nước từ bể nước trên mái của 3 block chung cư. Tuy nhiên, tại thời điểm cháy, van nước bể mái chỉ mở 1/4 lộ trình khiến không đủ áp lực nước xuống để chữa cháy tự động.

Ngoài ra, trách nhiệm không đóng cửa thoát hiểm dẫn tới khói xông lên dọc thang thoát hiểm làm 12 người dân đang thoát hiểm tử vong. Sự chậm trễ trong việc phối hợp giữa ban quản lý chung cư Carina và lực lượng bảo vệ khi vụ cháy xảy ra. 

Mâu thuẫn tại nội dung kiểm tra hệ thống PCCC của chung cư Carina giữa Công ty Thăng Long (đơn vị được thuê bảo dưỡng hệ thống PCCC) và đoàn kiểm tra liên ngành PCCC quận 8 cũng chưa được làm rõ.

Công ty bảo vệ chung cư Carina cũng không thể vô can?

Theo luật sư Công, cáo trạng đã bỏ qua trách nhiệm của Công ty bảo vệ Gia Khang. Cụ thể,  Công ty Gia Khang là công ty cung ứng dịch vụ bảo vệ cho chung cư Carina. Theo quy định, các nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ hành nghề bảo vệ, chứng chỉ PCCC. 

Tuy nhiên vào thời điểm cháy, trong 10 bảo vệ trực chỉ 2 người có chứng chỉ bảo vệ và không ai có chứng chỉ PCCC.

Bên cạnh đó theo hợp đồng, tổng số vị trí bảo vệ tại chung cư Carina ca ban đêm (từ 18h đến 6h) là 11 vị trí, trong đó có 1 vị trí tuần tra hầm xe 24/24.

Tuy nhiên tại thời điểm xảy ra vụ cháy, số lượng bảo vệ của chung cư Carina chỉ còn 10/11 người. Vị trí hầm xe là vị trí buộc phải bảo vệ, tuần tra 24/24 để phát hiện kịp thời các sự cố, tai nạn, cháy nổ thì không được bố trí đầy đủ.

 

Loạt dự án điện gió chậm hòa lưới điện: Phơi nắng, chờ gỡ khó

NHÓM PV ĐBSCL

https://tienphong.vn/loat-du-an-dien-gio-cham-hoa-luoi-dien-phoi-nang-cho-go-kho-post1522775.tpo

03/04/2023 | 05:59

TP - Trong khi chưa thể vận hành hòa lưới điện vì chờ đàm phán giá điện, hướng dẫn từ Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều dự án điện gió được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng ở miền Tây đứng phơi nắng, phơi sương, tốn kém và lãng phí. Bên cạnh đó, nhiều dự án đang thi công dở dang cũng trong cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Với tiềm năng, lợi thế lớn về năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, các địa phương ven biển vùng ĐBSCL thu hút nhiều dự án điện gió thời gian qua. Riêng tại tỉnh Cà Mau, có tới 14 dự án điện gió đã có chủ trương đầu tư với tổng công suất 800MW và 2 dự án được bổ sung quy hoạch tổng công suất 200MW đang thực hiện các thủ tục cấp chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, ngoài 3 dự án đã vận hành thương mại với tổng công suất 100MW, các dự án còn lại đang gặp nhiều khó khăn. Ông Lê Thanh Tuyền - Giám đốc Công ty Năng lượng 1A (chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió 1A) cho biết, đến nay hạng mục công trình trụ gió ngoài khơi đã cơ bản hoàn thành; riêng hạng mục công trình đường dây 220kV đấu nối cụm nhà máy điện gió Cà Mau 1 vào hệ thống điện quốc gia đã chậm tiến độ khoảng 10 tháng so với kế hoạch, do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra, hành lang tuyến đường dây đi qua 4 huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời và U Minh, hiện nay đã có phương án hỗ trợ đền bù đối với 63 hộ dân dưới hành lang nhưng chưa được UBND huyện phê duyệt; về đất trồng cây lâu năm cũng chưa có phương án đền bù…

Bên cạnh các dự án gặp khó do công tác giải phóng mặt bằng và đại dịch COVID-19 làm chậm tiến độ thì đáng chú ý là nhiều dự án hiện đã hoàn thành lại không được vận hành do gặp “sự cố” về giá điện do chưa có đàm phán và hướng dẫn từ Bộ Công Thương và EVN.

Sở Công Thương Cà Mau cho biết, Dự án điện gió Viên An đã hoàn thành thi công 16/16 móng tua-bin, hạng mục đường dây, trạm biến áp và nhà điều hành. Các hạng mục này đã đủ điều kiện vận hành, nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục để vận hành nhưng phải đứng chờ do chưa có phương án xác định giá điện và hợp đồng mua bán điện đối với các dự án chuyển tiếp.

Tương tự, Dự án nhà máy điện gió Tân Ân 1 giai đoạn 2021-2025, công suất 45MW do Công ty Cổ phần Đầu tư thủy điện Sông Lam làm chủ đầu tư đã thi công hoàn thành nhưng phải chờ đàm phán giá điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).…

Các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL được nhận định là nơi có tiềm năng đón gió tốc độ rất cao, thuận lợi cho phát triển các dự án điện gió. Các địa phương đã và đang khai thác tiềm năng với hàng loạt dự án điện gió được đầu tư xây dựng khắp các tỉnh. Tuy nhiên, đến ngày 31/10/2021 (hạn cuối được hưởng giá FIT ưu đãi), ngoài hơn 20 dự án đã đi vào vận hành thương mại thì còn hơn 30 dự án mặc dù đã ký hợp đồng PPA theo giá FIT nhưng do hoàn thành trễ hạn nên không được hưởng giá FIT. Trong số này, hiện tại đã có nhiều dự án hoàn thành xây dựng nhưng chưa thể vận hành.

Khó nối tiếp khó

Tại Bến Tre, đại diện Sở Công Thương tỉnh này cho biết, trên địa bàn có 3 dự án điện gió đã hoàn thành chờ đóng điện thử nghiệm thiết bị. Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN và chủ đầu tư các dự án điện gió chuyển tiếp đàm phán về giá phát điện nhưng EVN chưa có hướng dẫn chính thức nên các chủ đầu tư chưa có căn cứ nộp hồ sơ.

Trong khi chờ đợi các cơ chế, hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền đối với những dự án điện gió chuyển tiếp, hiệu lực thi hành của thỏa thuận đấu nối của các dự án nhà máy điện gió chuyển tiếp với Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hết hạn. Tuy nhiên, việc gia hạn thời gian hiệu lực các thỏa thuận đấu nối này vẫn chưa thực hiện được do EVNSPC đang đợi hướng dẫn từ EVN.

Đơn cử, Nhà máy điện gió Bình Đại đã được công nhận ngày vận hành thương mại (COD) cho một phần công suất. Theo yêu cầu của EVN, chủ đầu tư đã lắp đặt bổ sung công tơ phân tách sản lượng cho các trụ tua-bin đã COD và được nghiệm thu bởi cơ quan liên quan của EVN.

“Tuy nhiên, để có thể sử dụng kết quả đo đếm của công tơ phân tách sản lượng này cho việc thanh toán sản lượng điện, nhà máy cần phải ký phụ lục thỏa thuận hệ thống đo đếm điện năng với Công ty Mua bán điện liên quan hệ số tổn thất, phương thức giao nhận điện. Thế nhưng, hiện tại chủ đầu tư vẫn chưa nhận được hướng dẫn của EVN về việc này để có thể triển khai bước tiếp theo”, đại diện Sở Công Thương Bến Tre cho hay.

Theo đại diện các chủ đầu tư, do chưa có hướng dẫn của Bộ Công Thương nên EVN chưa có phương án đàm phán ra sao. Các nhà đầu tư cũng đề xuất cho những dự án đã hoàn thành đi vào vận hành rồi ghi nhận và tính một giá tạm nào đó để tránh lãng phí, tuy nhiên vẫn chưa áp dụng được.

Một lãnh đạo Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Ecotech Trà Vinh (chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh 78MW, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, tổng vốn đầu tư 4.206 tỷ đồng) cho biết, nhà máy hiện có 15/18 trụ tua-bin chưa thể vận hành để hòa lưới do chưa có hướng dẫn áp dụng giá điện.

“Mỗi năm mất hàng chục triệu USD, tiền lãi vay và các chi phí khấu hao khác. Đây là khó khăn chung của nhiều dự án, chúng tôi cũng đã kiến nghị rồi, địa phương , Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng ghi nhận kiến nghị. Nhà đầu tư rất khó khăn nhưng biết làm sao, đã làm rồi, lỡ ngồi trên lưng cọp rồi…” - đại diện Ecotech Trà Vinh, chia sẻ.

Thất thu ngân sách

Nhiều dự án điện gió đi vào vận hành sẽ mang về cho ngân sách các địa phương ven biển vùng ĐBSCL hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc các dự án đã hoàn thành nhưng phải đứng đợi không chỉ khiến ngân sách bị thất thu mà nhà đầu tư có nguy cơ bị vỡ kế hoạch tài chính…

Các dự án nhà máy điện gió chuyển tiếp hiện đã hoàn tất công tác lắp đặt, thử nghiệm và nghiệm thu theo quy định nhưng chưa được phép vận hành dẫn đến nguy cơ hỏng hóc các thiết bị, phát sinh chi phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư thủy điện Sông Lam (chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Tân Ân 1 ở Cà Mau), hiện nay, kinh phí đầu tư vào dự án khá lớn, nhưng thực tế vẫn chưa có chính sách giá điện cho giai đoạn tiếp theo đối với các dự án.

“Vật tư, thiết bị, máy móc cỡ lớn phục vụ thi công trên biển đang phải dừng chờ dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi hằng tháng; lãi vay doanh nghiệp phải chi trả khá cao trong khi chủ đầu tư chưa có nguồn thu” - đại diện DN cho hay.

Sóc Trăng cũng là địa phương có nhiều dự án điện gió đã hoàn thành, chuẩn bị đưa vào vận hành thương mại nhưng vẫn đang phải đợi hướng dẫn về quy trình cụ thể các bước đàm phán giá điện. “Mới đây, lãnh đạo tỉnh cũng có cuộc họp với các nhà đầu tư để nghe báo cáo tiến độ… Khó khăn nhất hiện nay là các dự án chuẩn bị đưa vào vận hành nhưng ngành điện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể”, ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng nói.

Bên cạnh những dự án đã hoàn thành nhưng chưa thể vận hành thì nhiều dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư cũng chưa thể hoàn thành thủ tục để thi công do chưa có giá điện mới. Các nhà đầu tư rơi vào tình cảnh “ngồi trên lưng cọp”, “tiến thoái lưỡng nan”.

Ông Phạm Văn Tám, Giám đốc Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Công Thương có phương án hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Còn ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chia sẻ: “Kiến nghị thì địa phương cũng đã kiến nghị nhiều rồi, phải chờ đợi thôi”.

Hàng loạt dự án điện gió tại khu vực ĐBSCL đi vào vận hành sẽ mang về cho ngân sách các địa phương hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đơn cử riêng tỉnh Sóc Trăng, dự kiến năm nay có 3 dự án vận hành thương mại chính thức và một phần dự án đang triển khai, cùng với 6 dự án chuyển tiếp hoạt động. 9 dự án điện gió này với tổng công suất 406 MW sẽ đóng góp sản lượng điện trị giá khoảng 600 tỷ đồng.

Kiến nghị cho đấu nối thử nghiệm

Ngành Công Thương một số tỉnh kiến nghị: Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh tăng khung giá điện đối với các dự án điện gió chuyển tiếp, để nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn; EVN sớm ban hành quy định hướng dẫn đàm phán giá điện để làm cơ sở cho các chủ đầu tư có cơ sở thực hiện và đưa các dự án vào vận hành thương mại sớm nhất có thể, tránh lãng phí tài nguyên; EVN chấp thuận cho các dự án điện gió đã hoàn tất lắp đặt, thử nghiệm và nghiệm thu theo quy định được phép đưa vào vận hành một khoảng thời gian định kỳ trước khi vận hành thương mại để tránh hỏng hóc thiết bị nếu không được vận hành trong thời gian dài.

 

 

Cách chức Chủ tịch xã vì loạt công trình xây trái phép trên đất nông nghiệp

Nguyễn Hoàn

https://tienphong.vn/cach-chuc-chu-tich-xa-vi-loat-cong-trinh-xay-trai-phep-tren-dat-nong-nghiep-post1522728.tpo

02/04/2023 | 17:59

TPO - Huyện ủy Cẩm Giàng (Hải Dương) vừa thi hành kỷ luật bằng hình thức "Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng" đối với Chủ tịch UBND, "Cảnh cáo" Bí thư Đảng ủy và cán bộ địa chính xã do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để 7 công trình xây dựng kiên cố trái phép trên đất nông nghiệp.

Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) vừa quyết định thi hành kỷ luật hàng loạt cán bộ thuộc Đảng ủy xã Cẩm Phúc nhiệm kỳ 2020-2025 do vi phạm trong quản lý đất đai.

Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Giàng quyết định thi hành kỷ luật Đảng ủy xã Cẩm Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025 bằng hình thức “Khiển trách”.

Cảnh cáo ông Vũ Văn Thọ - Phó trưởng Ban quản lý di tích huyện, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025. Thời điểm giữ chức Bí thư Đảng ủy xã, ông Thọ đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát UBND xã trong quản lý, ngăn chặn và xử lý vi phạm về đất đai.

Trước đó vào năm 2017, trên cương vị Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc, ông Thọ đã từng bị kỷ luật bằng hình thức "Khiển trách".

Huyện ủy Cẩm Giàng quyết định, "Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020-2025" đối với ông Nguyễn Xuân Chắc - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc, do thiếu trách nhiệm trong điều hành, quản lý về xây dựng, đất đai. Khi phát hiện vi phạm đã không kiên quyết ngăn chặn, xử lý dứt điểm, không báo cáo với Đảng ủy xã, UBND huyện.

Đồng thời, quyết định thi hành kỷ luật, hình thức “Cảnh cáo” đối với ông Bùi Văn Quế - Công chức địa chính, xây dựng xã, do thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, không kiểm tra, giám sát việc quản lý đất đai, xây dựng; không bám sát địa bàn, nhiệm vụ được phân công, không kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm nghiêm trọng, kéo dài.

Trước đó, lực lượng chức năng kiểm tra xác định, tại xã Cẩm Phúc có 7 trường hợp san lấp, xây dựng công trình kiên cố trái phép trên 1.200m2 đất nông nghiệp tại khu Cánh Bẳn, thôn Lê Xá trong thời gian dài nhưng không được phát hiện, xử lý. Các vi phạm này gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền xã Cẩm Phúc.

 

Vì sao Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Phong bị bãi nhiệm?

Duy Quang-Mạnh Thắng

https://tienphong.vn/vi-sao-pho-chu-tich-tinh-binh-thuan-nguyen-van-phong-bi-bai-nhiem-post1522735.tpo

02/04/2023 | 19:22

TPO - Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định 331/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông  Nguyễn Văn Phong.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đối với ông Nguyễn Văn Phong do Ban Bí thư đã có quyết định thi hành kỷ luật ông Phong bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 31/3.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ Nội vụ, HĐND, UBND tỉnh Bình Thuận và ông Nguyễn Văn Phong chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Trước đó, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9, HĐND Tỉnh Bình Thuận khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (ngày 31/3/2021) đã bầu bổ sung ông Nguyễn Văn Phong - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Ông Nguyễn Văn Phong sinh năm 1967, quê quán phường Mũi Né (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Ông Phong có Trình độ chuyên môn là cử nhân Tài chính kế toán, cử nhân Luật, trình độ lý luận chính trị: cử nhân.

Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức ngày 16/7/2021, ông Nguyễn Văn Phong tái đắc cử chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đến ngày 12/12/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 7 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).

Trong đó, ông Nguyễn Văn Phong - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị khởi tố điều tra về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trước khi làm phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Phong từng giữ chức giám đốc Sở Tài chính.

Liên quan đến vụ án, hồi đầu tháng 2/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 bị can với cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", gồm Nguyễn Ngọc Hai (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận), Lương Văn Hải (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh), Hồ Lâm (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), Lê Nguyễn Thanh Danh (cựu Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường) và Ngô Hiếu Toàn (Phó giám đốc Sở Tài chính).

Các bị can này đều liên quan đến việc giao hơn 92.000 m2 của 3 lô đất ở khu vực trên vào năm 2017 nhưng lại áp giá đất năm 2013 chỉ với 1,2 triệu đồng/m2. Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp Bộ đã có kết luận giá trị quyền sử dụng 3 lô đất 18, 19, 20 của dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, tính đến thời điểm ngày 7/3/2017 là 156,4 tỷ đồng và tài sản Nhà nước bị thiệt hại khi giao đất cho Công ty CP Tân Việt Phát là 45,4 tỷ đồng.

Theo hồ sơ, thời điểm ông Ngô Hiếu Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài chính ký công văn thống nhất với phương án giao đất không qua đấu giá theo giá đất 2013, ông Nguyễn Văn Phong đang là Giám đốc Sở Tài chính nên phải chịu trách nhiệm chính.

Liên quan đến vấn đề này, vào ngày 17/6/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Thuận quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Phong trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh ủy viên nhiệm kỳ 2015 - 2020, Giám đốc Sở Tài chính (tháng 6/2016 đến tháng 4/2019).

Ông Nguyễn Văn Phong chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Sở Tài chính. Cụ thể, ông Phong đã buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra để cấp phó của mình là ông Ngô Hiếu Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận vi phạm pháp luật, bị khởi tố, bắt tạm giam.

 

Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với 'đám sương mù' lạ

Dương Hưng

https://tienphong.vn/kinh-te-viet-nam-dang-doi-mat-voi-dam-suong-mu-la-post1522663.tpo

02/04/2023 | 11:15

TPO - Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với “đám sương mù" với nhiều hiện tượng lạ. Trong quý I năm nay, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, chỉ cao hơn thời điểm bùng phát dịch COVID-19 dù hiện Việt Nam không chịu bất kỳ cú sốc nào.

Sáng nay (2/4), tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2, với chủ đề “Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, cách đây mấy ngày, Thủ tướng vừa ký Nghị quyết số 45 về Chương trình hành động của Chính phủ trong phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn mới.

Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam có 1,5 triệu doanh nghiệp; năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và hình thành, phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, từ nay đến năm 2025 kinh tế tư nhân đóng góp 55% GDP, đến năm 2030 chiếm 65% GDP nền kinh tế, thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Theo ông Lực, hiện năng lực hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt còn hạn chế, mức độ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở mức thấp.

"Doanh nghiệp Việt vẫn chủ yếu là gia công, nhập khẩu để sản xuất, gia công rồi xuất khẩu - liên kết ngược. Năng lực quản trị của doanh nghiệp Việt hiện thấp nhất khu vực ASEAN. Đặc biệt, kinh tế tư nhân mới chỉ đóng góp khoảng 46% trong GDP, nên trong 2 năm tới để tăng lên 55% là rất thách thức”, ông Lực nói.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, trước đây chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến hiện nay mới chỉ khoảng 800.000 doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong quý I năm nay, có một thống kê đáng lo ngại khi cả nước có khoảng 60.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, nhiều hơn con số 57.000 doanh nghiệp được thành lập.

“Lần đầu tiên, số lượng doanh nghiệp biến mất lớn hơn số doanh nghiệp thành lập nên mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp ngày càng xa vời. Trong 2 năm tới mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp càng khó khăn hơn, thiếu thực tế”, ông Ánh cho hay.

Theo ông Ánh, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với “đám sương mù" với nhiều hiện tượng lạ. Trong quý 1/2023, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, chỉ cao hơn thời điểm bùng phát dịch COVID-19 (khoảng 3,21% - PV). Đặc biệt, khu vực công nghiệp, xây dựng lại tăng trưởng âm; xuất khẩu suy giảm. Đầu tàu kinh tế TPHCM cũng chỉ tăng trưởng 0,7%, còn tỉnh trọng điểm công nghiệp như Bắc Ninh lần đầu tiên âm tới 12%.

“Đây là những dấu hiệu cực kỳ đáng lo ngại trong khi hiện Việt Nam không chịu bất kỳ cú sốc nào. Kinh tế Việt Nam có vẻ đang lịm dần. Với nền kinh tế đang phát triển, nếu tăng trưởng dưới 5% có thể xem là dấu hiệu suy thoái”, ông Ánh cho hay.

 

Xem xét, xử lý khiển trách, cảnh cáo một số tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm

Đức Anh

https://thanhtra.com.vn/phong-chong-tham-nhung/tin-tuc/xem-xet-xu-ly-khien-trach-canh-cao-mot-so-to-chuc-dang-dang-vien-vi-pham-208853.html

02/04/2023 (GMT+7)

(Thanh tra) - Kết quả phiên họp thứ 12, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Nghệ An đã xem xét, kết luận và thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng và đảng viên thuộc các huyện: Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC).

Với Đảng ủy bộ phận CDC nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBKT Tỉnh ủy nhận thấy, ngoài những ưu điểm trong công các phòng, chống dịch Covid-19, đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra sai phạm trong tổ chức mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và vật tư tiêu hao.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ các quy định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy biểu quyết thi hành kỷ luật Đảng ủy bộ phận CDC nhiệm kỳ 2020 - 2025 bằng hình thức: Khiển trách.

Đối với kết quả kiểm tra việc thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thế, nguyên Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hưng Nguyên, UBKT Tỉnh ủy nhận thấy: Ban Thường vụ Huyện ủy Hưng Nguyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong quá trình xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thế đã vi phạm quy trình xử lý kỷ luật; xác định không đúng nội dung, tính chất vi phạm…

Vi phạm của Ban Thường vụ Huyện ủy Hưng Nguyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 đến mức phải xem xét, xử lý trách nhiệm. Yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Hưng Nguyên hủy bỏ quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thế, đồng thời chỉ đạo làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức Đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu xem xét, xử lý kỷ luật ông Nguyễn Văn Thế.

Ông Nguyễn Văn Thế đã vi phạm trong việc kê khai hồ sơ lý lịch không trung thực, tự ý tẩy sửa hồ sơ cán bộ công chức, sử dụng văn bằng không hợp pháp (tự ý tẩy sửa văn bằng).

Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ các quy định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy biểu quyết thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thế bằng hình thức cảnh cáo; đồng thời xem xét, xử lý trách nhiệm đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Hưng Nguyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thế.

Tại kỳ họp thứ 12, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Đàn, UBKT Tỉnh ủy quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Lê Viết Phú, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nghĩa Đàn do đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố, bắt tạm giam về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.

 

Chuyển cơ quan điều tra do có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động đấu thầu

Vũ Linh

https://thanhtra.com.vn/phong-chong-tham-nhung/ho-so-tu-lieu/chuyen-co-quan-dieu-tra-do-co-dau-hieu-vi-pham-trong-hoat-dong-dau-thau-208863.html

02/04/2023 (GMT+7)

(Thanh tra) - Ngày 2/4, theo nguồn tin của PV Báo Thanh tra, Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã chuyển thông tin sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Đắk Nông để xem xét, xử lý theo quy định 4 nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong hoạt động đấu thầu.

Trước đó, Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã tiến hành thanh tra các gói thầu đầu tư mua sắm trang thiết bị giáo dục thuộc Chương trình Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 được phê duyệt theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo nguồn tin của PV Báo Thanh tra, qua thanh tra, Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã phát hiện hàng loạt sai phạm đáng chú ý, có 4 nội dung Thanh tra tỉnh Đắk Nông chuyển thông tin sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông để xem xét, xử lý theo quy định do có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong hoạt động đấu thầu, gồm:

Việc phân bổ dự toán, việc nhà thầu thực hiện thủ tục mua sắm và cung cấp thiết bị 10 gói thầu mua sắm dù che nắng, cột bóng rổ tại 10 trường học trên địa bàn huyện Đắk R’lấp có dấu hiệu chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, thông thầu.

Việc nhà thầu thực hiện thủ tục mua sắm và cung cấp thiết bị 5 gói thầu mua sắm dù che nắng tại 5 trường học trên địa bàn huyện Đắk Mil có dấu hiệu thông thầu.

Việc nhà thầu thực hiện thủ tục mua sắm và cung cấp thiết bị 7 gói thầu mua sắm dù che nắng tại 7 trường học trên địa bàn huyện Đắk Glong có dấu hiệu thông thầu.

Việc nhà thầu thực hiện thủ tục mua sắm và cung cấp thiết bị 7 gói thầu trang thiết bị (có dù che nắng) tại 7 trường học và một số gói thầu mua sắm cột bóng rổ trên địa bàn huyện Đắk Song có dấu hiệu thông thầu.

Thông tin ban đầu, đối với 5 gói thầu tại 5 trường học trên địa bàn huyện Đắk Mil, Thanh tra tỉnh Đắk Nông phát hiện, toàn bộ thủ tục, hồ sơ do 1 nhà thầu thiết lập, chuyển cho 5 trường học ký. 5 bộ hồ sơ này giống nhau về ngày lập, thể thức, font chữ, cỡ chữ, lỗi chính tả. Hồ sơ, thủ tục lựa chọn nhà thầu không phải do bên mời thầu là các trường học lập là không đúng quy định, các báo giá của 3 nhà cung cấp không nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, các bảng báo giá của các hộ kinh doanh có mối quan hệ gia đình với nhau không đảm bảo yếu tố minh bạch.

Đáng chú ý, đơn giá mua dù che nắng (đường kính 20m, chất liệu vải dù 420D, trụ cao 9m) là 65 triệu đồng/cái, chênh lệch cao hơn gấp 4 đến 6 lần so với giá thị trường của các nhà cung cấp khác tham khảo trên mạng internet (giá từ 8,82 triệu đồng đến 15,5 triệu đồng).

Việc 1 nhà thầu thiết lập, chuẩn bị cung cấp toàn bộ hồ sơ, thủ tục báo giá cho 5 trường học ký để làm thủ tục lựa chọn nhà thầu mua sắm có dấu hiệu thông thầu quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013, cùng với thực trạng thiết bị dù che nắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng có giá trúng thầu cao gấp nhiều lần so với giá thị trường, có dấu hiệu thiệt hại ngân sách Nhà nước.

Do đó, việc thực hiện chỉ định thầu mua sắm 5 gói thiết bị dù che nắng giống nhau nêu trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong hoạt động đấu thầu.

Tương tự, tại huyện Đắk Song, khi thực hiện 7 gói thầu mua sắm thiết bị là dù che nắng tại 7 trường học cũng xảy ra tình trạng giống như trên ở huyện Đắk Mil.

Ngoài ra, 8 gói thầu mua sắm bộ cột bóng rổ cũng có tình trạng giống như các gói thầu mua dù che nắng. Giá dù che nắng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được ký hợp thức thủ tục thẩm tra, phê duyệt, không có cơ sở để bên mời thầu đối chiếu, thẩm tra, giá kế hoạch cao hơn giá thị trường thực tế. Cụ thể, giá mua dù che nắng (quy cách 22x22m, chất liệu vải dù 420D, trụ cao 9m) là 63 triệu đồng/cái, chênh lêch cao hơn gấp từ 4 - 6 lần so với giá thị trường của các nhà cung cấp khác, giá cột bóng rổ là 56,2 triệu đồng/bộ cao gấp 2 lần so với giá cột bóng rổ của nhà thầu cùng trong nhóm hộ gia đình cung cấp tại địa bàn huyện Krông Nô năm 2021 (25,5 triệu đồng/bộ).

Đối với các gói thầu tại các trường học trên địa bàn huyện Đắk R’lấp, việc phân bổ dự toán riêng lẻ giống nhau cho 10 trường học thực hiện mua sắm 10 gói thầu thiết bị riêng lẻ nhưng đồng bộ, giống nhau (1 dù che nắng, 1 cột bóng rổ, 2 kệ thiết bị) với giá trị mỗi gói thầu 100 triệu đồng với hình thức chỉ định thầu tại cùng một thời điểm, cùng một nhà thầu cung cấp là không phù hợp, có dấu hiệu chia nhỏ dự toán mua sắm để chỉ định thầu, không bảo đảm công bằng, minh bạch, vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu.

Tại huyện này cũng xảy ra các thực trạng như các huyện nêu trên, 1 nhà thầu thiết lập, cung cấp toàn bộ hồ sơ… Dù che nắng, cột bóng rổ không rõ nguồn gốc, giá trúng thầu cũng cao gấp nhiều lần so với giá thị trường.

Ngoài ra, các sai phạm tương tự như trên cũng được Thanh tra tỉnh Đắk Nông phát hiện tại 7 gói thầu mua sắm thiết bị dù che nắng tại 7 trường học trên địa bàn huyện Đắk Glong.

Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị giáo dục tại các phòng giáo dục và đào tạo và các trường học trên địa bàn 8 huyện, thành phố của tỉnh Đắk Nông đa số là các gói thầu nhỏ lẻ (310 gói giá trị 50 triệu đồng trở xuống và 226 gói giá trị từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng), giao về cho các trường học trực tiếp mua sắm bằng hình thức chỉ định thầu.

Trình tự, thủ tục hồ sơ mua sắm đa số chưa đảm bảo đầy đủ theo quy định, hàng hóa thiết bị mua sắm không có đầy đủ tài liệu, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng.

Bên cạnh đó, một số trang thiết bị đã mua sắm (dù che nắng, cột bóng rổ, thiết bị giáo dục thể chất) chưa thực sụ cấp thiết nên ít sử dụng hoặc chưa đưa vào sử dụng. Trong khi thực tế số lượng, giá trị mua sắm một số trang thiết bị dạy học tối thiểu theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết hơn tại một số trường học.

Đáng chú ý, còn có tình trạng một số nhà thầu thuộc nhóm gia đình, có biểu hiện thao túng thị trường cung cấp trang thiết bị giáo dục trên địa bàn tỉnh.

 

Sai phạm tại D.A khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu (TP Hạ Long, Quảng Ninh):

Bài 1: Sở không đồng thuận, ban vẫn có tờ trình

Trọng Tài

https://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan-thanh-tra/bai-1-so-khong-dong-thuan-ban-van-co-to-trinh-208813.html

02/04/2023 (GMT+7)

(Thanh tra) - Kết luận thanh tra tại Dự án (D.A) Khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu do Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Tiến (gọi tắt là Công ty Trung Tiến) làm chủ đầu tư cho thấy, mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh có ý kiến không đồng thuận về địa điểm đề xuất lập quy hoạch thực hiện D.A, tuy nhiên, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh vẫn có tờ trình đề nghị UBND tỉnh chấp thuận...

Thực hiện không đúng quy định của Luật Quy hoạch đô thị

Ngày 6/1/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 30 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư D.A khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu tại phường Hà Khẩu, TP Hạ Long. Nhà đầu tư là Công ty Trung Tiến.

Theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP Hạ Long phê duyệt, tổng diện tích sử dụng đất của D.A là 95.966,3m2 (đất xây dựng công trình 556m2; đất trồng cây ăn quả, dược liệu 64.075m2; đất cây xanh vườn hoa, mặt nước 4.470m2; đất sân, đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật 26.865,3m2).

D.A có tổng mức đầu tư 5.170 triệu đồng. Thời gian thực hiện 50 năm kể từ ngày được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đến thời điểm thanh tra, công ty đã thực hiện phát quang toàn bộ D.A và san gạt cắt tầng, vận chuyển đất ra khỏi D.A; đã xây dựng 3 công trình nhà tạm, gồm: 1 nhà công nhân mái tôn, khung thép hộp; 2 nhà ươm cây giống. Các hạng mục khác chưa thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

D.A bị chậm tiến độ so với quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh là 5 năm; so với quyết định giãn tiến độ thực hiện D.A của Sở Kế hoạch và Đầu tư là 3 năm 6 tháng.

Tiến hành thanh tra, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh chỉ rõ, trong việc chấp thuận địa điểm quy hoạch, mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến không đồng thuận về địa điểm đề xuất lập quy hoạch thực hiện D.A do hiện trạng sử dụng đất thể hiện không rõ tính pháp lý về quyền sử dụng đất và khu vực sử dụng đất nêu trong thuyết minh ý tưởng đầu tư D.A của công ty hiện nằm trong quy hoạch đất rừng sản xuất…

Tuy nhiên, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư vẫn có tờ trình đề nghị UBND tỉnh chấp thuận địa điểm cho nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng trồng cây ăn quả, cây dược liệu tại phường Hà Khẩu, TP Hạ Long do Công ty Trung Tiến đề xuất; không yêu cầu công ty có giải trình tiếp thu ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện không đúng quy định tại Điều 16, Khoản 4 Điều 20 Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Quy hoạch D.A không phù hợp với quy hoach chung của TP

Trong công tác phê duyệt quy hoạch, kết luận thanh tra cũng cho biết, UBND TP Hạ Long phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trồng cây ăn quả, cây dược liệu tại phường Hà Khẩu không đúng theo chỉ đạo của UBND tỉnh về thời gian.

Cụ thể, tại Quyết định số 2565, ngày 1/9/2015 của UBND tỉnh, mục thời hạn nghiên cứu, có nội dung: Đến hết ngày 30/10/2015 mà quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chưa được phê duyệt thì quyết định này không còn hiệu lực và Công ty Trung Tiến chịu trách nhiệm tự chi trả toàn bộ chi phí để khảo sát, lập quy hoạch.

Tuy nhiên, đến ngày 26/11/2015, UBND TP Hạ Long mới ban hành Quyết định số 3335 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trồng cây ăn quả, cây được liệu tại phường Hà Khẩu.

Mặt khác, Quyết định số 3335 không phù hợp với quy hoạch chung và kế hoạch sử dụng đất của TP.

Không chỉ vậy, quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, UBND TP Hạ Long đã không lấy ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định; không có đánh giá môi trường chiến lược theo Khoản 2 Điều 39 Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Phòng Quản lý đô thị TP Hạ Long đã thực hiện việc thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch không đúng theo quy định; thực hiện không hết trách nhiệm về nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với công tác thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch.

“Tồn tại, thiếu sót nêu trên thuộc trách nhiệm của UBND TP Hạ Long và Phòng Quản lý đô thị TP” - kết luận thanh tra khẳng định.

Công ty Trung Tiến chưa từng thực hiện D.A trồng cây ăn quả, cây dược liệu

Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ rõ, với chức năng là cơ quan chủ trì lấy ý kiến về việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng, chấp thuận chủ trương đầu tư, các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn có ý kiến về quy hoạch, quy định của pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác, phương án giải phóng mặt bằng… đối với D.A nhưng Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh đã không yêu cầu Công ty Trung Tiến và các đơn vị có liên quan giải trình tiếp thu ý kiến.

Cùng với đó, ban đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư D.A khi chưa có báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh. Điều này không đảm bảo theo quy định tại Khoản 6 Điều 33 Luật Đầu tư 2014.

Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 1/4/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 10, ngày 18/5/2015 (mới bổ sung lĩnh vực trồng cây ăn quả, cây dược liệu); công ty chưa từng thực hiện D.A trồng cây ăn quả, cây dược liệu.

“Tồn tại, thiếu sót nêu trên thuộc trách nhiệm của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh; trực tiếp là Phòng Hỗ trợ đầu tư và Phòng Tư vấn đầu tư” - kết luận thanh tra cho biết.

“Che đậy” hành vi vi phạm của doanh nghiệp?

Theo kết luận thanh tra, Sở TN&MT Quảng Ninh là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường; thực hiện việc giao đất tại thực địa và ký hợp đồng thuê đất đối với Công ty Trung Tiến.

Sau khi được giao đất giai đoạn 1, Công ty Trung Tiến đã có hành vi san nền, hạ cốt, khai thác đất đắp, làm biến dạng địa hình tại địa điểm thực hiện D.A. Tuy nhiên, Sở TN&MT không tham mưu UBND tỉnh về nội dung này.

Khi nhận được đề nghị xin giao đất giai đoạn 2 của Công ty Trung Tiến, Sở TN&MT Quảng Ninh đã tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra hiện trạng trước khi giao đất.

Điều đáng nói, tại biên bản thẩm tra đất đai ngày 3/4/2018, không đề cập đến việc công ty đã khai thác đất và làm biến dạng địa hình, không theo quy hoạch được phê duyệt; vẫn đề xuất UBND tỉnh giao đất giai đoạn 2 cho công ty này.

Tại Quyết định số 315, ngày 6/2/2018, D.A đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh đồng ý giãn tiến độ thực hiện đến 31/12/2018; theo đó, thời gian thực hiện D.A chỉ còn 6 tháng là hết hạn nhưng chủ đầu tư không tiến hành bất cứ hoạt động nào theo quyết định chấp thuận D.A đã được phê duyệt.

Tại buổi làm việc ngày 19/7/2021 để rà soát lại việc thực hiện D.A, Sở TN&MT có ý kiến: D.A chưa đủ điều kiện bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai. Đề nghị xem xét xử lý theo quy định của Luật Đầu tư.

Đồng thời, yêu cầu công ty có báo cáo chi tiết làm rõ về căn cứ pháp lý và khối lượng đất đá đã thực hiện đào, đắp phục vụ sau nền các hạng mục công trình nội bộ D.A và khối lượng đất đá đã thực hiện đào, vận chuyển ra khỏi khu vực D.A để phục vụ cho các mục đích khác; báo cáo gửi về Sở TN&MT trước ngày 10/8/2021 để xem xét, giải quyết theo quy định.

Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, Sở TN&MT không có tài liệu, hồ sơ thể hiện kết quả đã thực hiện đối với nội dung nói trên.

Sau khi nhận được chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT mới tổ chức kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi chưa bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại và không thực hiện báo cáo quản lý chất thải định kỳ theo quy định với tổng số tiền 105 triệu đồng.

Ngày 14/3/2022, Sở TN&MT có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra quá trình triển khai thực hiện D.A của Công ty Trung Tiến. Trong đó, có nội dung đề nghị UBND tỉnh xem xét gia hạn tiến độ thực hiện D.A 24 tháng.

 

Công viên Hòa Bình - Mỹ Lai bị bỏ hoang

Hải Phong

lvphong1993@gmail.com

https://thanhnien.vn/cong-vien-hoa-binh-my-lai-bi-bo-hoang-185230402222945837.htm

03/04/2023 06:12 GMT+7

Sau hơn 20 năm xây dựng, công viên Hòa Bình - Mỹ Lai ở xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) bị bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, nhiều hạng mục công trình bị xuống cấp nghiêm trọng.

Công viên Hòa Bình - Mỹ Lai do tổ chức Madison Quakers, Inc (MQI), tiền thân là tổ chức hỗ trợ Đông Dương, tài trợ 35.000 USD để xây dựng tại thôn Mỹ Lai, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi (trước là H.Sơn Tịnh) - địa bàn xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai vào tháng 3.1968. Năm 1998, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép thực hiện dự án. Sau đó, đến năm 2001, công viên mới được xây dựng với diện tích hơn 1,5 ha, do Ban Quản lý dự án thuộc UBND H.Sơn Tịnh làm chủ đầu tư.

Mục đích xây dựng công viên này là để người dân trong khu vực và địa phương đến vui chơi, giải trí, thư giãn... Tuy nhiên, do khai thác và quản lý không hiệu quả nên công viên bị bỏ hoang hàng chục năm qua, trong sự tiếc nuối của nhiều người dân.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, công viên Hòa Bình - Mỹ Lai bây giờ giống như một khoảnh rừng tự nhiên, cây cối mọc bít cả lối đi, không có người trông coi, chăm sóc. Cổng công viên bị xuống cấp, sắt thép hoen gỉ, đài vọng bị sụt lún, nứt, sơn bị bong tróc. Ghế đá được đặt bên trong đài vọng bị hư hỏng, các cây trong bồn hoa mọc vô tội vạ do không có người chăm sóc. Các công trình phụ như nhà vệ sinh, giếng nước… đều đã xuống cấp. Hồ sen thì không có cây sen nào, trông như hồ chứa nước mưa.

Ông Phùng Văn Tám (66 tuổi, ở xã Tịnh Khê) cho hay sau khi xây dựng công viên Hòa Bình - Mỹ Lai, người dân ở đây rất phấn khởi và vui mừng, nhưng một thời gian sau không biết vì lý do gì mà công viên lại bị bỏ hoang. Vì vậy, có một số người nghiện ma túy tụ tập về đây tiêm chích ma túy, vứt kim tiêm bừa bãi, khiến người dân lo lắng. Đến nay, tình trạng vào công viên tiêm chích ma túy đã giảm nhiều.

"Công viên xây xong mà bỏ hoang hàng chục năm như thế, tôi thấy rất lãng phí. Mong các cấp chính quyền quan tâm cải tạo để người dân xã Tịnh Khê có chỗ vui chơi, giải trí", ông Tám góp ý.

Sau khi xây dựng xong, công viên Hòa Bình - Mỹ Lai được Phòng VH-TT H.Sơn Tịnh quản lý. Năm 2012, UBND H.Sơn Tịnh thống nhất bàn giao cho UBND xã Tịnh Khê quản lý, bảo quản và sử dụng. UBND H.Sơn Tịnh cấp cho xã Tịnh Khê mỗi tháng 500.000 đồng để chăm sóc, làm vệ sinh công viên.

Sau khi tiếp nhận công trình, vì không có đủ kinh phí nên UBND xã Tịnh Khê không thể thực hiện đầu tư, khai thác hiệu quả công viên; chỉ quản lý, bảo vệ các công trình và cây cối hiện có. Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết sau khi sáp nhập vào địa giới hành chính TP.Quảng Ngãi, xã nhiều lần kiến nghị lên UBND TP.Quảng Ngãi về việc bàn giao lại công viên Hòa Bình - Mỹ Lai cho một đơn vị khác có chức năng quản lý, khai thác hợp lý hơn.

"Hiện UBND TP.Quảng Ngãi đã tiếp nhận ý kiến của xã và đang hoàn tất các thủ tục để bàn giao lại cho Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi quản lý công viên Hòa Bình - Mỹ Lai", ông Chính nói.

Liên quan đến vấn đề này, UBND TP.Quảng Ngãi đã có văn bản giao các đơn vị trực thuộc rà soát, tham mưu bàn giao hồ sơ, thủ tục của công viên Hòa Bình - Mỹ Lai cho Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận, quản lý theo quy định.

 

No comments:

Post a Comment