Sunday, April 2, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 04 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Phát hiện mức độ hoạt động cao tại địa điểm hạt nhân chính của Triều tiên

Giáo hoàng Phanxicô xuất viện, nói 'tôi vẫn còn sống'

Hong Kong bác bỏ báo cáo của Mỹ chỉ trích việc đàn áp các quyền tự do

Trung Quốc điều máy bay tuần tra ứng chiến vượt trung tuyến Eo biển Đài Loan

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lại được đón tiếp tại Nhà Trắng?

Hong Kong bác bỏ báo cáo của Mỹ chỉ trích việc đàn áp các quyền tự do

Trung Quốc điều máy bay tuần tra ứng chiến vượt trung tuyến Eo biển Đài Loan

 

 

RFA

Hàng không hay xe đò?

Hưng Yên: Bắt hai cán bộ trung tâm đăng kiểm

Vụ thi thể người Việt trôi giạt ở Đài Loan: Tiến hành bảo hộ công dân

“Út trọc” nhận thêm năm năm tù trong vụ án thứ tư về tội trốn thuế

Bình Dương: Bắt giám đốc, phó giám đốc và ba nhân viên tại trung tâm đăng kiểm 61.09D

Cựu TNLT Nguyễn Thị Ngọc Sương tố bị công an Đồng Nai sách nhiễu

"Cuộc chiến thông tin" của Việt Nam chống lại ai?

Việt Nam cần tăng cường sức đề kháng để chống "cưỡng bách kinh tế" của Trung Quốc

EVN lỗ hơn 26 ngàn tỷ đồng năm 2022, đề xuất tăng giá điện

Philippines và Trung Quốc nối lại các đàm phán về khai thác dầu khí chung ở Biển Đông

Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai sẽ bị xét xử vào ngày 17/4 tới

Trưởng Ban Nội chính thúc giục các địa phương giải quyết dứt điểm các vụ án tham nhũng

Việt Nam lên án Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa

Hai TNLT Huỳnh Thị Tố Nga và Nguyễn Văn Công Em mãn hạn tù trước thời hạn

Đài Loan xác định được bảy người Việt trong số 16 thi thể trôi giạt

HRW tố Chính phủ Việt Nam "trơ trẽn" khi giải trình với LHQ về việc bắt chín nhà hoạt động

Bình Thuận kiểm tra, thanh tra các dự án, gói thầu liên quan AIC

Lai Châu: Đoàn Thanh tra bị bắt vì nhận hối lộ

UBND TX Điện Bàn rút văn bản xin miễn truy cứu hình sự trong một vụ tham nhũng

 

BBC

 

 

Nga: Bị tù giam, đầu độc hay trục xuất? Cái giá phải trả cho việc chống lại Putin

Nga luân phiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ bất chấp sự giận dữ từ Ukraine

Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt - Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?

Loan de Fonbrune: ‘Tôi hãnh diện giúp cho thế giới biết thêm về mỹ thuật Việt Nam’

IMF phê duyệt khoản vay 15,6 tỷ USD cho Ukraine

Ô nhiễm không khí nặng ở Thái Lan: ‘Tôi thấy thương con gái tôi’

'Ông Trump sẽ không bị còng tay khi xuất hiện tại tòa án'

Sức mạnh Bắc Kinh: Honduras công nhận Trung Quốc khiến Đài Loan 'mất bạn'

Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ'

 

RFI

Học thuyết ngoại giao mới : Nga đặt mục tiêu phá bỏ thế thống trị của Phương Tây

Thể thao thành tích cao Việt Nam nhằm tới đấu trường lớn

Ai là người cả gan truy tố cựu tổng thống Trump?

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Tokyo dự kiến hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn, Bắc Kinh giận dữ

Cải tổ hưu trí Pháp: Các nghiệp đoàn nhận lời đối thoại với thủ tướng

Trung Quốc, đế quốc dối lừa và cuộc so găng với Mỹ

TT Pháp muốn Trung Quốc tham gia hỗ trợ thường dân Ukraina, nạn nhân chiến tranh

Học thuyết chống phương Tây của Nga : Ấn Độ tỏ thái độ cẩn trọng

Chiến tranh Ukraina : Mỹ dự kiến đợt viện trợ quân sự mới 2,6 tỉ đô la cho Kiev

Nga cạn kiệt vũ khí, phải dùng xe tăng « cổ lỗ » T-54 để chiến đấu ở Ukraina

Belarus lo chiến tranh hạt nhân, nhưng khẳng định sẽ tiếp nhận vũ khí hạt nhân "chiến lược" Nga

Mỹ cảnh báo về các đe dọa chống nhà báo gia tăng khắp nơi trên thế giới

Từ France Gall đến Dalida, các bản hòa âm huyền ảo của Yann Muller

Mỹ lo ngại Nga đổi lương thực lấy vũ khí Bắc Triều Tiên, tăng cường chiến sự tại Ukraina

Nga bắn 9 tên lửa vào Kharkiv vào lúc Ukraina tưởng niệm 1 năm thảm sát Butcha

Hoa Kỳ : Cựu tổng thống Donald Trump bị truy tố hình sự

Paris, từ « kinh đô Ánh sáng » đến « bãi rác lộ thiên » trong mùa đình công chống cải tổ hưu trí

Tổng thống Pháp công bố « Kế hoạch về Nước » để đối phó với biến đổi khí hậu

 

(Reuters) – 10 máy bay Trung Quốc vượt đường trung tuyến eo biển Đài Loan. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết 9 máy bay chiến đấu và một drone quân sự của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến trong vòng 24 giờ tính đến 6 giờ sáng hôm nay 01/04/2023. Đài Loan đã điều máy bay để phát tín hiệu cảnh báo. Trước đó Bắc Kinh đã đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa nếu tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đang công du Trung Mỹ, tiếp xúc với chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Kevin McCarthy, trên đường trở về Đài Bắc.

(AFP) – Hoa Kỳ mở tòa đại sứ tại Vanuatu. Bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 31/03/2023, thông báo dự trù mở tòa đại sứ tại đảo quốc Vanuatu, Nam Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Thông cáo bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rõ, một tòa đại sứ tại thủ đô Port-Vila, « cho phép Mỹ thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ » tại đảo quốc và thúc đẩy trợ giúp cho phát triển kể cả trong vấn đề khí hậu.

(AFP) – Mỹ nhận định Nhà nước pháp quyền ở Hồng Kông ngày càng xuống cấp. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 31/03/2023 khẳng định Trung Quốc đang tiếp tục làm xói mòn nền độc lập tư pháp và Nhà nước pháp quyền của Hồng Kông. Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi chính quyền Trung Quốc tái lập các quyền và tự do cho người Hồng Kông, trả tự do cho những người đã bị bắt giữ, bỏ tù bất hợp pháp, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và nhân quyền ở Hồng Kông.  

(AFP) – Tổng thống Brazil thăm Trung Quốc 11- 14/04/2023. Một phát ngôn viên phủ tổng thống Brazil hôm 31/03 cho biết lịch trình của tổng thống Lula da Silva tại Trung Quốc đang được thu xếp. Chuyến công du trước của tổng thống Brazil đã bị hủy do ông Lula bị viêm phổi. Trung Quốc là đối tác thương mại thiết yếu của Brazil : giao thương song phương đạt 150 tỉ đô la trong năm 2022. Khoảng 48% đầu tư nước ngoài của Trung Quốc là hướng sang Brazil, nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ La-tinh và cũng là một nước công nghiệp lớn.

(RFI) – Nga bắt đầu chiến dịch tuyển quân mùa xuân. Chiến dịch nhập ngũ mùa xuân của Nga bắt đầu từ hôm nay, 01/04, dự kiến ​kéo dài đến ngày 15 tháng 7. Đây là một trong hai đợt tuyển quân hàng năm, đợt còn lại diễn ra vào mùa thu. Chiến dịch năm 2023 này bắt đầu với một thể thức mới: triệu tập nhập ngũ trên mạng. Matxcơva hy vọng thể thức này cho phép giảm bớt tình trạng hỗn loạn như đợt động viên lớn hồi cuối năm ngoái. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, cho đến nay giới chức Nga vẫn bác bỏ khả năng có một động viên lớn binh sĩ cho chiến tranh Ukraina như hồi cuối năm ngoái.

(AFP) – Với tiền tài trợ của Liên Âu và Mỹ, Ukraina đặt hàng Ba Lan 100 xe bọc thép. Hôm nay 01/04/2023, thủ tướng Ba Lan thông báo đồng nhiệm Ukraina Denys Chmygal đã gửi cho Vacxava đơn đặt hàng 100 xe bọc thép đa năng Rosomak của Ba Lan được sản xuất theo giấy phép của hãng chế tạo xe bọc thép nổi tiếng Patria AMV của Phần Lan. Theo thủ tướng Mateusz Morawiecki, địa điểm sản xuất những chiếc xe bọc thép đa năng Rosomak là ở Siemianowice Slaskie, miền nam Ba Lan.

(AFP) – Hy Lạp đòi Liên Hiệp Châu Âu tài trợ để xây hàng rào kim loại ngăn nhập cư bất hợp pháp. Đến thăm biên giới trên bộ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis hôm qua,31/03/2023, tuyên bố đã đến lúc Bruxelles phải nghiêm túc tính đến việc dùng quỹ của Liên Âu để cấp kinh phí cho những dự án như vậy. Thủ tướng Mitsotakis khẳng định Hy Lạp đang góp phần bảo đảm an ninh cho châu Âu và cũng góp phần vào chính sách tị nạn của Liên Hiệp. Athens đã quyết định trong vòng một năm sẽ dựng thêm 35 km rào kim loại cao 5m dọc sông Evros ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và đặt mục tiêu từ nay đến năm 2026, hàng rào sẽ trải dài 100 km, kể cả nếu Liên Âu không cấp kinh phí. Hàng rào hiện nay dài khoảng 37,5km.

(AFP) – Ý đình chỉ robot ChatGPT. Hôm qua 31/03/2023, Cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân nước Ý ra thông cáo báo chí cáo buộc ChatGPT không tôn trọng các quy định của châu Âu, không có hệ thống xác minh tuổi của người dùng vị thành niên.  Lệnh đình chỉ có hiệu lực tức thời. Cơ quan chức năng Ý yêu cầu OpenAI (chủ quản ChatGPT) ‘‘thông báo trong vòng 20 ngày về các biện pháp đã thực hiện’’ để khắc phục tình trạng này.

(AFP) – Thái Lan : Cháy 800.000 m² rừng gần Bangkok. Hôm qua, 31/03/2023, hàng trăm lính cứu hỏa và quân nhân Thái Lan được huy động để chống lại vụ cháy rừng cách Bangkok chưa đầy 100 km. Diện tích rừng cháy bằng 100 sân bóng đá. Rừng cháy gần Công viên Quốc gia Khao Yai, công viên quốc gia lâu đời nhất của vương quốc, là một phần của quần thể rừng được UNESCO xếp hạng. Vụ hỏa hoạn làm ô nhiễm tăng nặng thêm. Thái Lan đối mặt với tình trạng ô nhiễm gia tăng một phần do nông dân đốt rác. Từ đầu năm đến nay đã có 1.730.000 người phải nhập viện điều trị về hô hấp do ô nhiễm không khí.

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức,: Chủ Nhật 02.04.2023 

1) NHÀ HOẠT ĐỘNG NGUYỄN LÂN THẮNG SẮP BỊ ĐƯA RA XỬ KÍN

Phiên tòa sơ thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/4/2023. Điều đặc biệt, phiên tòa sẽ được “xử kín” thay vì công khai như các phiên xử thông thường. Thông báo trên được tòa án thành phố Hà Nội đưa ra hôm 30/3, chỉ 06 ngày sau khi Viện Kiểm sát cùng cấp ra bản Cáo trạng với nhà hoạt động trên.

Ông Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, một nhà hoạt động nhân quyền sinh sống tại Hà Nội, bị bắt hôm 5/7/2022. Ông bị cáo buộc vi phạm điều 117- BLHS “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Phiên “xử kín” ông Nguyễn Lân Thắng diễn ra trong bối cảnh giới luật sư nhân quyền Việt Nam đang bị đàn áp dữ dội. Ít nhất 5 luật sư, những người chuyên nhận bào chữa cho các vụ án chính trị đang đối mặt với những cáo buộc tùy tiện từ nhà cầm quyền. Giới hoạt động trong nước lo lắng sẽ không được biết bất cứ thông tin gì về ông Thắng trong phiên tòa sắp tới.

 

2) CỰU TNLT NGUYỄN THỊ NGỌC SƯƠNG BỊ CÔNG AN KHỦNG BỐ 

Sáng 31/3, công an huyện Định Quán (Đồng Nai) đã triệu tập cựu TNLT Nguyễn Thị Ngọc Sương lên làm việc. Lý do được bà Sương giải thích là vì hai ngày trước, bà đã đến trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai để quan sát phiên toà phúc thẩm của YouTuber Nguyễn Thái Hưng và vợ chưa cưới Vũ Thị Kim Hoàng. Bà bị an ninh đuổi khỏi khu vực xử án sau đó bị triệu tập.

Tại buổi làm việc, một viên công an mặc thường phục, không đeo bảng tên đã tuyên bố từ nay “cứ mấy ngày tôi sẽ thăm chị một lần”.

Kể từ khi ra tù đến nay được ba tháng, bà Sương liên tục bị công an địa phương sách nhiễu, khủng bố.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương bị bắt cùng bà Vũ Thị Dung hồi tháng 10/2018 và bị xét xử trong cùng một vụ án với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Bà Sương bị kết án 05 năm tù giam và bà Dung nhận bản án 06 năm tù giam. Bà Sương được ra tù sớm hơn thời hạn 10 tháng.

Trong thời gian ở tù, bà Sương bị mắc nhiều bệnh. Ra tù, bà đã tố cáo cán bộ trại giam ăn chặn tiền của gia đình bà, bắt tù nhân lao động quá sức và không được chăm sóc y tế khi bệnh tật.

 

3)  EVN LỖ HƠN 26 NGÀN TỈ, TÍNH TRƯỚC SẼ LỖ VÀO NĂM 2023 VÀ ĐỀ NGHỊ TĂNG GIÁ ĐIỆN

Ngày 31/3, tại cuộc họp công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022, Bộ Công thương thông báo EVN (Tập đoàn điện lực Việt Nam) trong năm 2022 đã lỗ hơn 26 ngàn tỉ đồng- số liệu do chính tập đoàn này cung cấp.

Nguyên nhân được giải thích, do chi phí đầu vào liên tục tăng cao trong cả năm 2022, tỷ giá biến động mạnh và hơn bốn năm liên tiếp không được điều chỉnh giá bán lẻ điện, hiện mỗi kWh điện bán ra, tập đoàn bị lỗ 197 đồng, tương ứng mức lỗ 10,57%.

Tập đoàn này còn dự báo trước việc kinh doanh sẽ tiếp tục “bị lỗ” (gọi là “lỗ dự kiến”) của năm 2023 sẽ lên tới hơn 3.800 tỷ đồng. Do vậy, giải pháp đưa ra không thể khác là tăng giá điện để tránh “nguy cơ mất cân đối tài chính”.

 

Việc duy trì chính sách Nhà nước độc quyền ngành điện khiến ngành này không thể phát triển, kéo theo nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, mọi hậu quả từ nạn tham nhũng và sự quản lý yếu kém trong ngành điện đều do người dân gánh chịu.

4. ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ ĐÃ XUẤT VIỆN

Đức Giáo Hoàng  Phanxico, 86 tuổi, được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome hôm 29/3/2023  khi ngài cho biết cảm thấy khó thở. Theo thông tin từ bệnh viện, thì Ngài  bị  viêm phế quản. Qua 3 ngày điều trị Ngài đả xuất viện hôm thứ Bảy  1 tháng 4. Ngài có vẻ coi nhẹ bệnh tình của mình. Cho thấy mình đã bình phục, Ngài  dùng gậy chống khi bước ra khỏi xe trước khuôn viên bệnh viện, và nói với những người đến chúc sức khỏe: “tôi vẩn còn sống đây”.

Vị Giáo Hoàng đã trao đổi ngắn với các phóng viên đang chờ đó và xác nhận Ngài sẽ chủ tế Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô và sẽ có bài giảng hàng tuần như thường lệ. Đây Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu cho Tuần Thánh, chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật tới, đó là ngày lễ cao điểm nhật của Giáo Hội Công Giáo. Văn phòng thông tin tòa thánh cho biết giáo hoàng sẽ hiện diện trong các nghi lễ trong tuần Phục Sinh với sự hỗ trợ của các hồng y.

Đây cũng là thời gian đánh dấu 10 năm giáo triều của vị giáo hoàng gốc Châu Mỹ La-tinh, một người đã bị cắt một phần lá phổi từ nhiều năm trước. Năm 2021 Ngài cũng đã phải nhập viện để phẫu thuật đường ruột.

 

VNThoibao

VNTB – Không có Quyền Thứ Tư, Truyền thông Việt Nam có quyền tự hủy danh dự

VNTB – Thử thách lớn cho học sinh trung học muốn nghĩ rộng và dám làm

VNTB – Biếm họa : Bỏ xác ở U Cà

VNTB – Học đại học hay thất học đều chạy xe ôm?

VNTB – Cần thiết khởi tố vụ án hình sự liên quan Điều luật 331

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

02/04/1805: Ngày sinh Hans Christian Andersen

Singapore: Nghịch lý phát triển

01/04/1924: Hitler bị kết án vì tham gia Đảo chính Nhà hàng Bia

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Chuyển động Quốc Phòng (24/3 – 30/3/2023)

Thế giới hôm nay: 31/03/2023

Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới

30/03/1980: 123 công nhân dầu mỏ chết đuối ở Biển Bắc

Thế giới hôm nay: 30/03/2023

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

 

Báo Tiếng Dân

Thủ tục truy tố và kết tội một Tổng Thống diễn ra như thế nào?31/03/2023

 

Thuy My

Nguyễn Ngọc Chính - Mỗi năm chỉ có một ngày…

Hoàng Quốc Dũng - Củ chuối tháng Tư

Phúc Lai - Nhận xét về tin tức hóng được từ cuộc xâm lược Ukraine của Putox ngày 01/04/2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 400, 31-03-2023

Nguyễn Thông - Cây xanh (2)

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Phong cách dân chơi của Trump đã quay lại làm hại ông như thế nào 02/04/2023

Huxley, Orwell, Ionesco mô hình nào cho Việt Nam? 01/04/2023

GS Võ Tòng Xuân: Người nông dân đứng thấp nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo, sao nói họ hưởng lợi 100%? 01/04/2023

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ? 01/04/2023

HRW tố Chính phủ Việt Nam “trơ trẽn” khi giải trình với LHQ về việc bắt chín nhà hoạt động 01/04/2023

Trump bị truy tố hơn 30 tội, dự trù ra tòa Thứ Ba 01/04/2023

Hoà bình bao giờ? 31/03/2023

Trung Quốc: Thừa nước đục thả câu 31/03/2023

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Lời khai của nghi phạm đâm cán bộ Cục thuế Ninh Bình

M.Hiền/Công an Nhân dân

https://zingnews.vn/loi-khai-cua-nghi-pham-dam-can-bo-cuc-thue-ninh-binh-post1417647.html

Thứ bảy, 1/4/2023 19:34 (GMT+7)

Sau 6 tháng lẩn trốn, cơ quan công an phối hợp với gia đình vận động nghi phạm ra đầu thú, hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

Ngày 1/4, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thành Đạt (SN 1985), trú phường Nam Thành (TP Ninh Bình) về hành vi Cố ý gây thương tích.

Trước đó, khoảng 7h ngày 17/10/2022, ông N.V.G. (59 tuổi), cán bộ Cục thuế Ninh Bình, đi xe máy từ nhà đến Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình để học. Khi đến gần cổng trường, ông bị một người bịt mặt, đi xe máy không biển số áp sát rồi rút dao đâm một nhát vào đùi bên phải ông G.

Gây án xong, nghi phạm nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Ông G. được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Cơ quan công an giám định sức khỏe ông G. bị tổn hại 9%.

Cơ quan CSĐT Công an TP Ninh Bình đã khởi tố vụ án để điều tra, đồng thời xác định nghi phạm gây án là Nguyễn Thành Đạt. Ông G. cho biết không quen biết Đạt và giữa hai người không có bất cứ mâu thuẫn gì.

Sau 6 tháng lẩn trốn, ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Ninh Bình phối hợp với người thân nghi phạm đã vận động Đạt ra đầu thú.

Tại cơ quan công an, Đạt khai nhận do mâu thuẫn từ việc tham gia giao thông ngày 15/10/2022, nghi phạm nảy sinh ý định gây thương tích cho ông G. để trả thù.

Sáng ngày 17/10/2022, Đạt chuẩn bị dao nhọn, đi xe máy đến đầu ngõ nhà ông G, chờ ông này đi ra ngoài, nghi phạm đi theo sau. Khi đi theo đến khu vực cổng Trường Chính trị thấy vắng người, Đạt cầm dao đâm ông G. rồi bỏ trốn về tỉnh Hòa Bình cho đến khi ra đầu thú.

 

Đình chỉ trung tá công an vụ 2 vợ chồng cùng bấm được biển số đẹp

H.M.

https://tuoitre.vn/dinh-chi-trung-ta-cong-an-vu-2-vo-chong-cung-boc-duoc-bien-so-dep-20230401181451262.htm

01/04/2023 18:37 GMT+7

Liên quan vụ hai vợ chồng cùng bấm được biển số đẹp bất thường, chiều 1-4, nguồn tin xác nhận Công an tỉnh Đồng Nai đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với một phó công an xã mang hàm trung tá.

Cụ thể, trung tá Phạm Thanh Xuân - phó trưởng Công an xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ - bị tạm đình chỉ công tác vì liên quan vụ bốc biển số đẹp. Bước đầu cơ quan chức năng xác định ông Xuân có dấu hiệu thực hiện không đúng quy trình hướng dẫn đăng ký, cấp biển số xe.

Trong một diễn biến khác, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an cũng đã làm việc với một số cán bộ, chiến sĩ ở Công an huyện Cẩm Mỹ được giao nhiệm vụ đăng ký, tổ chức bấm biển số xe cho dân. Đồng thời, công an mời hai vợ chồng bấm biển số đẹp lên làm việc.

Trước đó, trên mạng xã hội xôn xao việc hai người dân đem bốn xe máy đến Công an xã Sông Nhạn bấm chọn biển số và đều chọn được các biển số rất "đẹp".

Cụ thể, người đàn ông bấm được hai biển số 60B6-88.889 và 60B6-88.886, còn người phụ nữ bấm được hai biển số 60B6-88.888 và 60B6-88.868. Điều bất ngờ hơn nữa khi họ là hai vợ chồng.

Khi thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, một số người hoài nghi về quy trình bấm biển số.

Trước vụ việc có dấu hiệu bất thường, Công an tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ phối hợp Công an huyện Cẩm Mỹ trực tiếp đến trụ sở Công an xã Sông Nhạn để xác minh thông tin. 

Một số máy móc, thiết bị phục vụ việc bấm biển số tại đây cũng bị niêm phong để phục vụ điều tra.

Trong khi công an đang xác minh vụ hai vợ chồng bấm được bốn biển số xe "đẹp" bất thường thì tại trụ sở Công an xã Sông Nhạn bất ngờ xuất hiện một xe máy biển số 60B6-888.88. Đặc biệt, số xe này trùng với một trong bốn biển số xe "đẹp bất thường" mà hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn đã bốc được trước đó.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, quy trình đăng ký, cấp biển số xe rất chặt chẽ. Cụ thể, chủ xe sau khi đóng thuế sẽ đưa xe tới công an để kiểm tra số máy, số khung và xe. Sau đó, chủ xe mới được làm thủ tục bấm số xe ngẫu nhiên.

Khi có số xe thì cán bộ giao biển số và đưa giấy hẹn ngày lấy giấy chứng nhận đăng ký xe (thường là 3 ngày).

 

Phạt 65 triệu vụ gia đình chủ tịch phường xây 9 nhà liền kề không phép2

TIẾN THẮNG

https://tuoitre.vn/phat-65-trieu-vu-gia-dinh-chu-tich-phuong-xay-9-nha-lien-ke-khong-phep-20230401125834273.htm

01/04/2023 14:21 GMT+7

Vợ ông Vũ Khắc Hiệp - chủ tịch UBND phường Lãm Hà, quận Kiến An, TP Hải Phòng - đã bị phạt 65 triệu đồng vì lấn chiếm đất phi nông nghiệp và xây 9 ngôi nhà liền kề không phép.

Ngày 1-4, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết ngày 31-3, UBND quận Kiến An, TP Hải Phòng đã ban hành quyết định số 525 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Thảo (54 tuổi, vợ ông Vũ Khắc Hiệp - chủ tịch UBND phường Lãm Hà, quận Kiến An) liên quan hành vi xây dựng 9 căn nhà liền kề không có giấy phép xây dựng.

Buộc tháo dỡ công trình lấn chiếm

Bước đầu, quận Kiến An xác định gia đình ông Hiệp đã có hành vi lấn chiếm 101,5m² đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị và tổ chức thi công xây dựng nhà ở mà không có giấy phép xây dựng.

Căn cứ mức độ vi phạm, UBND quận Kiến An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 65 triệu đồng đối với bà Lê Thị Thảo (là người đại diện chủ đầu tư xây dựng dãy nhà) về các vi phạm nêu trên. 

Trong đó, phạt 30 triệu đồng về hành vi "lấn chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị" và 35 triệu đồng về hành vi "xây nhà ở không giấy phép".

Đối với hành vi "lấn đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị", UBND quận Kiến An buộc bà Thảo phải tháo dỡ công trình nhà trên một phần thửa số 42, tờ bản đồ số 27, phường Quán Trữ trong vòng 30 ngày để khôi phục tình trạng ban đầu của đất và trả lại phần đất đã lấn chiếm.

Về hành vi "tổ chức thi công xây dựng nhà ở không giấy phép", yêu cầu trong 30 ngày bà Thảo phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp hết hạn mà không có giấy phép thì buộc tháo dỡ công trình vi phạm.

Xem xét trách nhiệm nêu gương của cán bộ, lãnh đạo

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, đầu năm 2023, UBND phường Quán Trữ phát hiện gia đình ông Vũ Khắc Hiệp tổ chức khởi công xây dựng 9 căn nhà ở liền kề trên thửa đất mặt phố Trữ Khê.

Qua rà soát, lực lượng chức năng xác định công trình này chưa được tách thửa, chưa có giấy phép xây dựng theo quy định và các căn nhà liền kề được xây chung tường, chung móng.

Ngay khi phát hiện, cán bộ phường Quán Trữ đã thông báo và yêu cầu bà Lê Thị Thảo (là người tổ chức xây dựng) dừng ngay việc thi công, hoàn thiện các thủ tục cấp phép theo quy định. 

Tuy nhiên, gia đình bà Thảo không chấp hành mà cố tình tổ chức thi công.

Đến giữa tháng 2-2023, UBND phường Quán Trữ tiếp tục kiểm tra, phát hiện dãy nhà liền kề này đã thi công hoàn thiện tầng hai và chuẩn bị xây trên tầng ba nên đã thông báo lần hai, tiếp tục lập biên bản vi phạm.

Ngày 15-2, Thanh tra Sở Xây dựng TP Hải Phòng có công văn đề nghị UBND quận Kiến An chỉ đạo UBND phường Quán Trữ và các phòng ban chuyên môn thuộc quận kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất, kiểm tra trật tự xây dựng, lập hồ sơ xử lý với 9 căn nhà liền kề nêu trên. 

Đồng thời, đề nghị đình chỉ thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng.

Liên quan vấn đề này, ông Phạm Văn Khanh - bí thư Quận ủy Kiến An - cho biết Thường trực Quận ủy đã họp, giao UBND quận chỉ đạo các phòng ban chuyên môn có liên quan và UBND phường Quán Trữ kiểm điểm trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm tại số 64 Trữ Khê.

Đồng thời, kiên quyết xử lý vi phạm xây dựng của gia đình ông Vũ Khắc Hiệp theo đúng quy định.

Ngoài ra, Quận ủy cũng thống nhất giao Ủy ban kiểm tra Quận ủy phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xác minh, xử lý vi phạm vụ việc. 

Sau khi các cơ quan có báo cáo về kết quả kiểm điểm, xác định trách nhiệm thì Quận ủy, UBND quận sẽ tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm nêu gương của cán bộ, lãnh đạo theo đúng quy định.

 

Công an TP.HCM khám xét Trung tâm đăng kiểm 50-01S quận Bình Tân

MINH HÒA
và 1 tác giả khác 

https://tuoitre.vn/cong-an-tp-hcm-kham-xet-trung-tam-dang-kiem-50-01s-quan-binh-tan-20230401151941353.htm

01/04/2023 15:21 GMT+7

Công an TP.HCM phối hợp các đơn vị liên quan khám xét Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-01S ở quận Bình Tân, TP.HCM.

Ngày 1-4, Công an TP.HCM đã phối hợp Công an quận Bình Tân và các đơn vị liên quan thực hiện việc khám xét tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-01S, đường số 7, Khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân).

Việc khám xét được công an thực hiện vào sáng cùng ngày.

Ghi nhận đến trưa cùng ngày, lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa bên ngoài trung tâm đăng kiểm để đảm bảo cho lực lượng kiểm tra, khám xét ở bên trong.

Mọi hoạt động đăng kiểm tại trung tâm trên tạm ngưng để phục vụ việc khám xét và kiểm tra.

Việc khám xét Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-01S diễn ra trong bối cảnh Công an TP.HCM đang mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác.

Trước đó, chiều 29-3, Công an quận 11 và các đơn vị liên quan đã khám xét Trung tâm đăng kiểm 50-02S trên đường Tống Văn Trân, phường 5, quận 11.

 

Sai phạm đất Phú Quốc: Kiểm điểm 45 cán bộ, công chức, viên chức

CHÍ CÔNG
và 1 tác giả khác 

https://tuoitre.vn/sai-pham-dat-phu-quoc-kiem-diem-45-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-20230401190334901.htm

01/04/2023 20:03 GMT+7

Liên quan sai phạm trong việc buông lỏng quản lý đất đai và trật tự xây dựng, 45 người là lãnh đạo các xã, phường và phòng chuyên môn ở Phú Quốc bị kiểm điểm.

Ngày 1-4, thông tin từ UBND TP Phú Quốc cho biết những tập thể bị kiểm điểm gồm: Đội trật tự quản lý đô thị TP Phú Quốc, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Phú Quốc, UBND phường Dương Đông, phường An Thới và UBND các xã Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, Dương Tơ, Cửa Dương, Hàm Ninh.

Cụ thể, có 28 lãnh đạo từ cấp trưởng, phó phòng trở lên và các chủ tịch xã của 10 tập thể bị kiểm kiểm; 17 cán bộ công chức, viên chức cấp xã là cán bộ địa chính của 8 xã, phường từ năm 2018 đến 2022 bị kiểm điểm.

Hiện UBND TP Phú Quốc đang làm quy trình kiểm điểm các cá nhân và tập thể trên vì để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng theo kết luận thanh tra số 10 của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 2-3-2023 (giai đoạn 2018 - 2022).

Được biết, từ năm 2018 đến năm 2022, ở TP Phú Quốc đã xảy ra hàng loạt vụ bao chiếm đất rừng, đất bãi biển, đất do Nhà nước quản lý; xây dựng trái phép, không phép tràn lan trên địa bàn. Nguyên nhân chính là do các cá nhân và tập thể trên buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm.

Do đó, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã phải thành lập tổ công tác đặc biệt tỉnh Kiên Giang để xử lý các vi phạm trên địa bàn TP Phú Quốc.

Đặc biệt, cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang còn chuyển một vụ sang Công an tỉnh Kiên Giang truy tố trách nhiệm hình sự trong việc xác nhận nguồn gốc và cấp sổ đỏ tại xã Cửa Cạn.

 

Kiểm tra vụ lãnh đạo công an huyện bấm được biển số xe ‘siêu đẹp’1

BỬU ĐẤU

https://tuoitre.vn/kiem-tra-vu-lanh-dao-cong-an-huyen-bam-duoc-bien-so-xe-sieu-dep-20230401164437506.htm

01/04/2023 17:16 GMT+7

Công an tỉnh Đồng Tháp thành lập đoàn xác minh thông tin lãnh đạo Công an huyện Cao Lãnh đã bấm được biển số xe “siêu đẹp”, gây xôn xao dư luận.

Ngày 1-4, thượng tá Trần Trung Quốc - trưởng Phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Tháp - cho biết Công an tỉnh đã thành lập đoàn đến Công an huyện Cao Lãnh để làm việc, xác minh thông tin một số cán bộ Công an huyện Cao Lãnh bấm được biển số xe "siêu đẹp", gây xôn xao dư luận.

"Công an tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra đi xác minh vụ việc này. Tôi thấy cũng lạ lạ nhưng đôi khi họ bấm biển số ra ngẫu nhiên rồi sao. Các anh em mới đi lúc 15h30 nên chưa thông tin gì. Tuy nhiên, phần mềm bấm biển số xe hiện nay từ tỉnh đã chuyển xuống huyện nên tôi nghĩ rất khó can thiệp. Khi nào đoàn công tác về có kết quả sẽ có thông tin cụ thể", thượng tá Quốc nói. 

Theo nguồn tin Tuổi Trẻ Online nắm được, trong số biển số xe đẹp thì một lãnh đạo Công an huyện Cao Lãnh đang sở hữu biển số 66F1-999.79 là ông L.

Tuổi Trẻ Online đã nhiều lần liên hệ qua số điện thoại của ông L. và lãnh đạo Công an huyện Cao Lãnh được nói là đang nắm giữ biển số xe đẹp nhưng không ai nghe máy.

Trước đó, tối 31-3, một tài khoản Facebook lan truyền thông tin: ngày 8-3, tại Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) có bốn biển kiểm soát xe máy rất đẹp đã được bấm ra. Cụ thể, các biển số lần lượt là 66F1- 999.96, 66F1-999.79, 66F1-999.98 và biển 66F1-999.99.

Trong các bình luận, nhiều người chia vui cùng chủ xe vì quá may mắn, cụ thể đối với xe bấm được biển số 99999 ("ngũ quý") giá bán ra sẽ trên dưới 3 tỉ đồng.

Đẩy nhanh điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Thành Nam

https://tienphong.vn/day-nhanh-dieu-tra-xu-ly-cac-vu-an-tham-nhung-tieu-cuc-post1522367.tpo

01/04/2023 | 06:50

TP - Ngày 31/3, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý I/2023 ngành Nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố (Ban Chỉ đạo). Tại hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc yêu cầu các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Hơn 500 vụ án, vụ việc phức tạp vào diện theo dõi

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải cho biết, đến tháng 8/2022, có 63/63 Ban chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập. Các Ban Chỉ đạo đã tổ chức 137 phiên họp Ban Chỉ đạo và 166 cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo; qua đó, đã đưa nhiều vụ án, vụ việc vào theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý.

Một số Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các nội dung, chuyên đề như: Việc thực hiện một số dự án tại địa phương; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19; thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh bất động sản; thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp…

Đáng lưu ý, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã chỉ đạo rà soát, quyết định đưa 327 vụ án, 179 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Các địa phương có nhiều vụ án, vụ việc đưa vào diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo là: Hà Nội 48 vụ, Thanh Hóa 10 vụ; Ninh Thuận, 10 vụ; Bắc Giang 9 vụ, Đồng Nai 9 vụ… Quý I/2023, các địa phương trong cả nước đã khởi tố mới 512 vụ án/1.283 bị can phạm tội về tham nhũng; số vụ án có cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tiêu cực là 225 vụ án/835 bị can.

Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính Trung ương yêu cầu các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực, trong đó có vụ liên quan đến Việt Á, AIC, FLC, Vạn Thịnh Phát, đăng kiểm, y tế, giáo dục...

Cùng với đó, các Ban Nội chính đã tham mưu Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tập trung chỉ đạo xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận quan tâm như: Vụ án Việt Á, vụ FLC, Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Công ty AIC, Vụ án xảy ra tại các Trung tâm Đăng kiểm...

“Đúng vai, thuộc bài”

Phát biểu kết luận, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đánh giá, những kết quả đạt được của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh vừa qua có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị, ý thức trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân; khẳng định chủ trương thành lập là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trạc cũng lưu ý một số địa phương chưa quán triệt nghiêm quy định của Ban Bí thư về thành phần tham gia Ban Chỉ đạo; bố trí nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo chưa đảm bảo cơ cấu, thành phần…

Về nhiệm vụ công tác tới đây, ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh yêu cầu tiên quyết là Ban Chỉ đạo phải thực sự là một tập thể mạnh, đoàn kết thống nhất cao, gắn bó chặt chẽ; mỗi thành viên phải hết sức gương mẫu, công tâm, trong sạch, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào và cũng không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. “Hiệu quả, quyết liệt hay không trước hết là người đứng đầu là Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và các lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh”, ông lưu ý, đồng thời yêu cầu các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phải “đúng vai, thuộc bài”, không làm thay, lấn sân sang các cơ quan khác. Đồng thời kịp thời điều chuyển, thay thế những khâu, “mắt xích” yếu, bảo đảm bộ máy Ban Chỉ đạo vận hành thông suốt, thực hiện đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư: “Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tập trung nghiên cứu, quán triệt cuốn sách về phòng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đồng thời chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, bí mật, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

“Hiệu quả, quyết liệt hay không trước hết là người đứng đầu là Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và các lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh”, ông Phan Đình Trạc lưu ý, đồng thời yêu cầu các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phải “đúng vai, thuộc bài”, không làm thay, lấn sân sang các cơ quan khác. Đồng thời kịp thời điều chuyển, thay thế những khâu, “mắt xích” yếu, bảo đảm bộ máy Ban Chỉ đạo vận hành thông suốt, thực hiện đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư: “Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”.

 

Dự án hồ chứa nước 4,4 nghìn tỷ ở Đắk Lắk: Lên kế hoạch cưỡng chế nhiều hộ dân khỏi lòng hồ

Huỳnh Thủy

https://tienphong.vn/du-an-ho-chua-nuoc-44-nghin-ty-o-dak-lak-len-ke-hoach-cuong-che-nhieu-ho-dan-khoi-long-ho-post1522471.tpo

01/04/2023 | 16:49

TPO - Hồ Krông Pách Thượng là 1 trong 3 công trình thủy lợi lớn nhất Đắk Lắk, hiện đang thi công giai đoạn “nước rút”. Theo UBND huyện M'đrắk, đến ngày 15/4, hộ nào không chịu di dời sẽ bị cưỡng chế.

Ngày 1/4, ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện M'đrắk (Đắk Lắk) cho biết, địa phương đang lên kế hoạch cưỡng chế di dân đợt 1 của giai đoạn 2 với 230 hộ dân nằm trong lòng hồ chứa nước Krông Pách Thượng.

Theo ông Thảo, dự án hồ chứa nước này đi qua nhiều huyện. Riêng M'đrắk có 2 xã gồm Cư San và Krông Á bị ảnh hưởng.Tổng số hộ dân thuộc diện phải di dời đến khu tái định cư là 729 hộ, chủ yếu thuộc xã Cư San.

“Trong số 230 hộ thuộc diện phải cưỡng chế, di dời đợt 1 giai đoạn 2, còn khoảng 47 hộ chưa đồng ý di dời. Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động từ nay đến 15/4, nếu các hộ này vẫn không chấp hành, sẽ cưỡng chế theo quy định”, ông Thảo thông tin.

Phó Chủ tịch UBND huyện M'đrắk cho biết thêm, những ngày qua, địa phương đã hỗ trợ phương tiện, nhân lực (gồm cán bộ công nhân viên chức, dân quân, đoàn thanh niên…), di dời tài sản cho người dân đến khu tái định cư. Cụ thể, bình quân 1 nhà, chính quyền huy động 20 người hỗ trợ. Đơn cử ngày 31/3, chính quyền huy động hơn 100 nhân lực để di dời 33 căn nhà giúp người dân.

Hồ chứa nước Krông Pách thượng là 1 trong 3 công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Đắk Lắk. Dự án này được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5/2009, nhưng do nguồn vốn khó khăn phải giãn, hoãn tiến độ đến năm 2013 mới tái khởi động.

Quá trình triển khai, dự án phải điều chỉnh do thay đổi chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư làm thay đổi tổng mức đầu tư lên 4,4 nghìn tỷ đồng.

Nhằm ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng, Đắk Lắk đã bố trí 2 khu tái định cư tại xã Cư Elang và Cư Bông (huyện Ea Kar). Đây là những khu vực đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định về nơi ở tái định cư tốt hơn so với nơi ở cũ của người dân. Mỗi hộ được cấp đất ở, đất sản xuất để ổn định cuộc sống.

Hơn 10 năm triển khai, ngày 22/3, Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ chặn dòng tích nước dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng, để hoàn thiện toàn bộ hạng mục của giai đoạn 1 trong năm 2023. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 2 của dự án, với tổng kinh phí 1.120 tỷ đồng để hoàn thiện toàn bộ hệ thống kênh trong năm 2025.

 

Người dân bị 'ép' mua bảo hiểm khi vay vốn, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngọc Mai

https://tienphong.vn/nguoi-dan-bi-ep-mua-bao-hiem-khi-vay-von-ngan-hang-nha-nuoc-noi-gi-post1522458.tpo

01/04/2023 | 13:10

TPO - Ông Lê Quang Huy - Phó Chánh Thanh tra cơ quan Thanh tra giám sát- NHNN-cho biết, bảo hiểm là tự nguyện trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng và không được bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Tại buổi họp báo quý 1/2023 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiều 31/3,ông Lê Quang Huy khẳng định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên trên nguyên tắc tình nguyện, không được ép buộc khách mua bảo hiểm và không bán kèm các sản phẩm.

“Thực tế thời gian qua, một số nhân viên ngân hàng bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn, NHNN đã yêu cầu rà soát toàn bộ, đảm bảo việc duyệt hồ sơ đúng quy định, cung cấp thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm rõ ràng, chính xác. Không được tự ý kê khai thông tin người mua bảo hiểm, nghiêm cấm ép khách hàng mua bảo hiểm”, ông Huy nói.

Thời gian qua, thông qua đường dây nóng cũng như hòm thư tiếp nhận đơn thư, NHNN nhận được nhiều kiến nghị, phản ánh của người dân liên quan đến vấn đề này.

Các kiến nghị chủ yếu tập trung vào việc các ngân hàng ép khách mua bảo hiểm mới được giải ngân gói vay, không được tư vấn rõ ràng về bảo hiểm khiến khách hàng nhầm tưởng đó là các sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng.

Ông Lê Quang Huy cho biết, NHNN đã chuyển các kiến nghị này đến NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố để các đơn vị này liên hệ với người kiến nghị, phản ánh; qua đó tổ chức thanh tra, điều tra nếu cần thiết. Trong trường hợp phát hiện vi phạm, chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ cho cơ quan thanh tra giám sát NHNN.

“Những đơn thư, những cuộc gọi phản ánh nhận được thời gian gần đây chúng tôi đã chuyển cho NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố. Chúng tôi sẽ tổng hợp các đầu mối để cung cấp đến các cơ quan báo chí”, ông Huy cho hay.

Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính vào chiều 30/3, ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), cho biết năm 2022 đã thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm. Đến nay, quá trình thanh tra đã cơ bản hoàn tất.

"Qua thanh tra, Cục đã phát hiện một số sai phạm nhất định liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên theo quy định khi chưa có kết luận thanh tra thì chưa được công khai thông tin. Đơn vị sẽ sớm hoàn thiện và công bố những sai phạm để có phương án xử lý phù hợp", ông Tuấn cho hay.

Đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm khuyến khích người dân bị ngân hàng, nhân viên gian dối khi bán bảo hiểm, gây thiệt hại làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an để được tiếp nhận và xử lý.

 

TPHCM: Công an xuất hiện ở Trung tâm đăng kiểm tại Bình Tân

Minh Anh

https://tienphong.vn/tphcm-cong-an-xuat-hien-o-trung-tam-dang-kiem-tai-binh-tan-post1522469.tpo

01/04/2023 | 12:58

TPO - Đến 11h30 phút ngày 1/4, lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành kiểm tra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-01S trên đường số 7, khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM.

Sáng cùng ngày, Công an quận Bình Tân phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM bất ngờ kiểm tra trung tâm kể trên.

Việc kiểm tra này diễn ra khi Công an TPHCM đang mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn thành phố và nhiều tỉnh thành khác.

Theo ghi nhận, mọi hoạt động của trung tâm 50-01S phải tạm dừng. Những người bên trong được yêu cầu ở lại trung tâm để phối hợp giải quyết.

Phía bên ngoài, lực lượng CSGT, Công an và dân phòng túc trực, đảm bảo an ninh trật tự, một phần đường số 7 bị phong tỏa, cấm ôtô lưu thông.

Ngoài ra, các phương tiện đến đăng kiểm được hướng dẫn di chuyển đi nơi khác.

Trước đó, chiều 29/3, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra Trung tâm đăng kiểm 50-02S trên đường Tống Văn Trân, phường 5, quận 11.

Liên quan đến sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố 147 bị can về các tội: “Giả mạo trong công tác”; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ"; "Môi giới hối lộ"; "Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật"; "Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác"…

 

Hải Phòng lắp camera phạt nguội từ tháng 4 tại 5 nút giao trọng điểm

Nguyễn Hoàn

https://tienphong.vn/hai-phong-lap-camera-phat-nguoi-tu-thang-4-tai-5-nut-giao-trong-diem-post1522450.tpo

01/04/2023 | 10:41

TPO - UBND TP Hải Phòng vừa giao Công an thành phố chủ trì phối hợp với Sở GTVT triển khai thí điểm lắp camera phạt nguội tại 5 nút giao thông trọng điểm và đưa vào vận hành xử lý vi phạm trong tháng 4.

Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương triển khai thí điểm lắp đặt camera phạt nguội tại 5 nút giao thông trên địa bàn để xử lý phạm lỗi “không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu giao thông đối với ôtô”.

Cụ thể, TP Hải Phòng dự kiến thí điểm 5 nút giao lắp camera phạt nguội, gồm: Phan Đăng Lưu – Hoàng Quốc Việt; Phạm Văn Đồng – Đường 363; Bùi Viện – Võ Nguyên Giáp; Tô Hiệu – Trần Nguyên Hãn và nút giao Nguyễn Đức Cảnh – Trần Nguyên Hãn.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng giao Công an thành phố chủ trì phối hợp với Sở GTVT và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương lắp đặt hệ thống camera, tổ chức vận hành trong tháng 4/2023.

Trước đó, giữa tháng 3, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chủ trì cuộc họp phê bình ông Vũ Duy Tùng và ông Nguyễn Minh Tuấn, lần lượt là Giám đốc và Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng.

Cụ thể, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT Hải Phòng đã không thực hiện, xin dừng thực hiện nhiệm vụ “nâng cao năng lực trung tâm quản lý điều hành giao thông, đô thị thông minh” và thực hiện Quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ về việc "thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình”.

Ông Nguyễn Văn Tùng yêu cầu Sở GTVT TP Hải Phòng tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ nêu trên. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố, Sở Tài chính nghiên cứu theo hướng hợp nhất 2 nhiệm vụ “nâng cao năng lực trung tâm quản lý điều hành giao thông, đô thị thông minh” và "đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị ghi hình phục vụ phạt nguội để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”.

Theo đó, có thể lựa chọn phương án đầu tư nâng cấp, bổ sung cơ sở hạ tầng sẵn có hoặc đầu tư mới để nâng cao năng lực trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thông minh thuộc Sở GTVT quản lý hoặc thuê hạ tầng, thiết bị, giải pháp thực hiện các chức năng đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.

 

Sửa bản án thẩm phán Nguyễn Thanh Tâm bị xử lý trách nhiệm

Thanh Hòa

https://thanhtra.com.vn/khieu-nai-to-cao/sua-ban-an-tham-phan-nguyen-thanh-tam-bi-xu-ly-trach-nhiem-208827.html

01/04/2023 (GMT+7)

(Thanh tra) - Thẩm phán Nguyễn Thanh Tâm vừa bị Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Lâm Đồng kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của TAND Tối cao liên quan đến Bản án số 50/2022/DS-PT ngày 13/5/2022 của TAND tỉnh Lâm Đồng do bản án khi tuyên tại phiên tòa khác với bản án lúc ban hành.

Ngày 28/3, Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng Đào Chiến Thắng có Văn bản số 53/TA-KNTC trả lời đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Sơn và bà Bùi Thị Bích Lệ cùng trú tại 09/10 đường Quang Trung, phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Trước đó, TAND tỉnh Lâm Đông nhận đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Sơn và bà Bùi Thị Bích Lệ; 02 đơn chuyển của Ban Nội chính Tỉnh ủy Lâm Đồng và 01 đơn Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Lâm Đồng chuyển về việc “không đồng ý Bản án số 50/2022/DS-PT ngày 13/5/2022 của TAND tỉnh Lâm Đồng do bản án khi tuyên tại phiên tòa khác với bản án lúc ban hành”.

Sau khi nghiên cứu nội dung đơn tố cáo của ông Sơn, bà Lệ đối với thẩm phán Nguyễn Thanh Tâm, Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng đã kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với thẩm phán Nguyễn Thanh Tâm theo quy định của TAND tối cao.

Theo TAND tỉnh Lâm Đồng, vụ án “tranh chấp kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Sơn và bà Bùi Thị Bích Lệ; bị đơn là bà Nguyễn Thị Mùi được giải quyết tại Bản án số 54/2022/DS-ST ngày 08/12/2021 của TAND TP Đà Lạt.

Không đồng ý bản án sơ thẩm nguyên đơn ông Sơn, bà Lệ kháng cáo toàn bộ bản án; bị đơn - bà Mùi kháng cáo một phần bản án, đã được giải quyết Bản án dân sự phúc thẩm số 50/2022/DS-PT ngày 13/5/2022 của TAND tỉnh Lâm Đồng do thẩm phán Nguyễn Thanh Tâm làm chủ tọa.

Sau khi nhận được bản án phúc thẩm ông Sơn, bà Lệ gửi đơn tố cáo có nội dung khiếu nại bản án phúc thẩm và gửi đơn kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Khẩn trương tổng hợp khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai trong các kết luận thanh tra

(Thanh tra)

https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/khan-truong-tong-hop-kho-khan-vuong-mac-lien-quan-den-dat-dai-trong-cac-ket-luan-thanh-tra-208843.html

01/04/2023 (GMT+7)

(Thanh tra) - Chiều 1/4, nhân dịp dự lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa, 48 năm Ngày Giải phóng Khánh Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Cùng dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh; lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Khánh Hòa.

Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng đi thăm Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, khảo sát thực tế việc bảo đảm thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế điều trị người bệnh; thăm Làng trẻ em SOS Nha Trang, tặng quà trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19; dự lễ khánh thành Nhà hát Đó - một điểm nhấn mới của văn hóa, du lịch Khánh Hòa. Các hoạt động này nhằm chuẩn bị cho việc phục vụ hội nghị Trung ương sắp tới dự kiến thảo luận một số vấn đề về chính sách xã hội.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022, 3 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Khánh Hòa, kết quả thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tháng 3/2022 (theo Thông báo số 97/TB-VPCP ngày 5/4/2022); phân tích các bài học, kinh nghiệm tốt của Khánh Hòa; xác định định hướng, nhiệm vụ giải pháp thời gian tới; đồng thời xem xét, giải quyết một số kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để Khánh Hòa phát triển nhanh, bền vững.

Báo cáo của tỉnh Khánh Hòa và các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá, mặc dù còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa đã đoàn kết, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế; nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 phục hồi mạnh mẽ, đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Trong đó, GRDP tăng 20,7% (cao nhất cả nước), bình quân đầu người đạt 76,5 triệu đồng, tăng 22,3%; thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 16.500 tỷ đồng, vượt 37,3% dự toán; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 62.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2021.

Một số ngành sản xuất chủ lực có mức tăng trưởng cao; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 21,7%. Ngành thủy sản phát triển tốt; xuất khẩu thủy sản tăng trở lại.

Khu vực dịch vụ phục hồi mạnh, là ngành có tăng trưởng cao nhất (25,46%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 54,6%. Doanh thu du lịch đạt trên 13.800 tỷ đồng, gấp 5,8 lần so với năm 2021. Bên cạnh các thị trường quốc tế truyền thống, tỉnh đang đẩy mạnh xúc tiến để mở rộng thị trường khách du lịch Ấn Độ, Hàn Quốc để góp phần điều chỉnh cơ cấu nguồn khách quốc tế, hướng đến đa dạng hóa thị trường và phát triển bền vững hơn

Hoạt động sản xuất kinh doanh khởi sắc mạnh mẽ, có 1.980 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là gần 18,5 nghìn tỷ đồng, tăng 63,1%. Các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai các dự án giao thông trọng điểm quốc gia được tích cực chỉ đạo.

Tỉnh đã cơ cấu lại thu - chi ngân sách Nhà nước  theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển. Năm 2022, chi thường xuyên chiếm khoảng 58,6% (năm 2021 là 69%), chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 41% (năm 2021 là 30,8%). Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 61.982,4 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2021.

An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 82%. Quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, tích cực, chủ động triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa đã chủ động xây dựng đề án Xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội trên biển của cả nước, hiện đang lấy ý kiến các cơ quan có liên quan.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được triển khai thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, tỉ lệ hồ sơ trực tuyến tiếp tục đạt rất cao, vượt chỉ tiêu đề ra; cơ cấu tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được tinh gọn, giảm 30 phòng, 4 chi cục và tương đương so với năm 2015. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Trong quý I/2023, kinh tế xã hội ổn định, tiếp tục duy trì tốc độ phát triển khá tích cực; một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tăng so với cùng kỳ (GRDP quý I ước tăng 7,4%; sản xuất công nghiệp tăng 7,78%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,3%).

Tỉnh tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, việc lập quy hoạch và đẩy mạnh xúc tiến, thu hút các nguồn lực đầu tư. Hoạt động du lịch phục hồi, khởi sắc, đẩy mạnh thu hút du khách, mở rộng sang nhiều thị trường quốc tế mới. Khánh Hòa đã khẩn trương hoàn thiện, trình phê duyệt 4 quy hoạch quan trọng của tỉnh.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến phát biểu, ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và những kết quả tích cực, khá toàn diện mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. 

Bên cạnh những thành tựu, kết quả là cơ bản, Thủ tướng cho rằng tỉnh cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thế mạnh của tỉnh, sự quan tâm của Trung ương; phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng Khánh Hòa "xanh, sạch, đẹp"; đóng vai trò tích cực hơn trong tăng cường hơn nữa liên kết vùng; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng các quy hoạch.

Năm 2021, chỉ số PCI của Khánh Hòa xếp thứ 44/63, giảm 18 bậc; PAR index xếp hạng 48/63; PAPI đứng thứ 40/60, SIPAS xếp thứ 56/63. Tỉnh cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…

Cùng với đó, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành, lĩnh vực trọng điểm. Nguy cơ tái nghèo cao, nhất là tại những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả việc khắc phục các sai phạm, nhất là thu hồi tài sản thất thoát cần cố gắng nhiều hơn nữa.

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Theo đó, cần tập trung quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ.

Thủ tướng nhấn mạnh: Khánh Hòa phải phát triển đột phá trong những năm tới, trở thành một trong những cực tăng trưởng của vùng và cả nước với 5 yếu tố: Có vị trí đặc biệt, chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, kết nối các vùng trên cả nước; có hạ tầng tương đối đồng bộ với 5 phương thức vận tải; có tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có điều kiện phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội với bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh; có bề dày lịch sử hào hùng, truyền thống và bản sắc văn hóa phong phú, con người cần cù, chịu khó và thông minh.

Là tỉnh có bờ biển dài nhất Việt Nam, có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, có 3 vịnh lớn, Khánh Hòa cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh.

Tỉnh cần bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá; làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra; coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác cán bộ.

Lưu ý một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu quán triệt, xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết 42 ngày 21/3/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09 và Nghị quyết 55.

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng cơ chế hợp tác, liên kết vùng thực chất, hiệu quả, có định hướng, tầm nhìn dài hạn, tương hỗ, cộng hưởng lẫn nhau để triển khai hiệu quả Nghị quyết 26 ngày 3/11/2022 về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng với đó, làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, triển khai thực hiện, quản lý, kiểm tra các quy hoạch bảo đảm thống nhất, hiệu quả, theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Điều chỉnh và thực hiện hiệu quả các Chương trình phát triển đô thị, phát triển nhà ở xã hội, xây dựng mô hình đô thị thông minh… của tỉnh phù hợp với quy hoạch được duyệt, đáp ứng yêu cầu thực tế và quan tâm các chính sách nhà ở xã hội.

Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, hiệu quả, thân thiện môi trường.

Thủ tướng yêu cầu Khánh Hòa tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các địa phương trong, ngoài nước, các tập đoàn kinh tế, tổ chức tài chính, phát huy tối đa nội lực, tiềm năng, lợi thế và bổ trợ, cộng hưởng lẫn nhau.

Đặc biệt, tỉnh cần triển khai đồng bộ Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng; hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2023 đề án Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, khu vực phòng thủ vững chắc, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo gắn với bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái biển.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình cấp thiết, trọng điểm theo hướng kết nối, liên thông và đa mục tiêu, nhất là các dự án đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang, cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa. Thủ tướng lưu ý tỉnh làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về bảo đảm vật liệu cho các dự án. Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải khởi công cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa trước tháng 6/2023.

Khánh Hòa cần huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư (đặc biệt vốn FDI và hình thức đối tác công tư PPP), tập trung thu hút vào 3 vùng động lực kinh tế của tỉnh (Khu kinh tế Vân Phong, thành phố Nha Trang và khu vực vịnh Cam Ranh).

Cùng với đó, quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên nền tảng phát triển chính quyền số, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến; cải thiện các chỉ số về năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị hành chính công, cải cách hành chính cấp tỉnh.

Thủ tướng lưu ý, trong bối cảnh có nhiều khó khăn hiện nay, cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận tín dụng kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp, người dân, phối hợp với ngành ngân hàng để khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền và triển khai các giải pháp phù hợp về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, gia hạn nợ, khoanh nợ cho doanh nghiệp…, hỗ trợ thiết thực cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Thủ tướng lưu ý chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, phải có nghị quyết về phát triển văn hoá, du lịch, biến di sản thành tài sản, nguồn lực; bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển khai hiệu quả các 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đặc biệt chú trọng Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giải quyết, xử lý dứt điểm các vấn đề về thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đào tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Khánh Hòa cần củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; gắn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật an toàn xã hội trong từng chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời các đề xuất, kiến nghị của Khánh Hòa liên quan tới công tác quy hoạch, cân đối nguồn vốn đầu tư nâng cấp một số tuyến đường, dự án, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp, đất ở đô thị, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại tỉnh Khánh Hòa…

Cho ý kiến cụ thể về từng nội dung, Thủ tướng yêu cầu trong các dự án mà tỉnh đề xuất, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn cho tuyến đường ven biển; đồng ý về chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở mới của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa theo nhiệm vụ tại Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị: "Xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện tuyến cuối của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ"…

Thủ tướng đề nghị Thanh tra Chính phủ khẩn trương tổng hợp các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án của các cơ quan chức năng, đề xuất giải pháp với cấp có thẩm quyền trên tinh thần không hợp pháp hóa cái sai nhưng phải xử lý các vướng mắc, giải phóng nguồn lực phát triển./.

 

Ông Nguyễn Đức Chung trong vụ án thứ 4: Cây xanh bị nâng khống giá thế nào?

Tuyến Phan       

https://thanhnien.vn/ong-nguyen-duc-chung-trong-vu-an-thu-4-cay-xanh-bi-nang-khong-gia-the-nao-185230401161126874.htm

01/04/2023 16:58 GMT+7

Trong vụ án thứ 4 ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, bị truy cứu, cơ quan điều tra xác định hàng trăm nghìn cây xanh trên địa bàn TP.Hà Nội đã được nâng khống giá nhằm "rút ruột" ngân sách.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can, bao gồm ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ở vụ án liên quan đến việc trồng cây xanh trên địa bàn Hà Nội.

Trong số này, ông Nguyễn Đức Chung là người duy nhất bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đây là vụ án thứ 4 cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ông Chung đang thi hành tổng cộng 12 năm tù tại 3 vụ án chiếm đoạt tài liệu mật, mua sắm chế phẩm Redoxy-3C và can thiệp đấu thầu tại Sở KH-ĐT TP.Hà Nội.

3 bị can Vũ Kiên Trung, cựu Chủ tịch Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội (Công ty Cây xanh); Bùi Văn Mận, cựu Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Sinh Thái Xanh (Công ty Sinh Thái Xanh) và Nguyễn Tuấn Nghĩa, cựu Giám đốc Công ty TNHH Vì Nhân Dân, cùng bị cáo buộc tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Riêng bị can Nghĩa còn bị đề nghị truy tố thêm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Giám đốc 'trốn nợ' Bùi Văn Mận đã trả ơn ông Nguyễn Đức Chung thế nào?

Theo kết luận điều tra, công tác trồng mới, thay thế cây xanh trên địa bàn TP.Hà Nội từ năm 2016 - 2019 là dịch vụ công ích; việc lựa chọn nhà thầu thực hiện phải áp dụng theo hình thức đấu thầu.

Tuy nhiên, sau khi được bổ nhiệm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ông Chung đã trực tiếp can thiệp, chỉ đạo toàn diện công tác trồng cây xanh, bao gồm việc đặt hàng thay vì đấu thầu. Hai đơn vị được đặt hàng là Công ty Cây xanh và Công ty Sinh Thái Xanh.

Quá trình thực hiện, với mục đích "rút ruột" ngân sách, các bị can tại Công ty Cây xanh câu kết với các bị can tại Công ty Sinh Thái Xanh và Công ty TNHH Vì Nhân Dân để nâng khống giá đầu vào các loại cây, từ đó gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng.

Không đủ năng lực vẫn được đặt hàng trồng gần 900.000 cây xanh

Các bị can Bùi Văn Mận và Nguyễn Đức Chung quen nhau từ giai đoạn 2013 - 2014, thông qua việc ông Mận từng trồng cây cho gia đình ông Chung. Tháng 6.2016, khi đang trốn nợ ở Lâm Đồng, ông Mận được ông Chung gọi về thực hiện các dự án trồng cây cho UBND TP.Hà Nội. Ông Mận sau đó thành lập Công ty Sinh Thái Xanh.

Tài liệu điều tra cho thấy, Công ty Sinh Thái Xanh chỉ vừa mới thành lập, không có thiết bị máy móc, không có đội ngũ kỹ sư, hồ sơ năng lực lập khống... Dù vậy, từ năm 2016 - 2019, công ty này vẫn được Ban Duy tu thuộc Sở Xây dựng TP.Hà Nội đặt hàng 6 hợp đồng, trồng và di chuyển hơn 868.000 cây xanh.

Với mục đích nâng cao lợi nhuận, rút tiền ngân sách để chia nhau chiếm hưởng, ông Mận câu kết cùng lãnh đạo Công ty Sinh Thái Xanh và nhờ các đơn vị, hộ kinh doanh ký hợp đồng, xuất hóa đơn giá trị giá tăng với số lượng và giá cây đã được nâng khống.

Ví dụ, cây keo có giá mua từ 700 - 1.800 đồng/cây được nâng khống lên 9.000 đồng/cây; cây long não có giá mua 3,8 triệu đồng/cây được nâng khống lên 8,2 triệu đồng/cây; cây sộp có giá mua khoảng 13 triệu đồng/cây được nâng khống lên 32 triệu đồng/cây...

Để hợp thức việc nâng giá và hoàn thiện hồ sơ thanh, quyết toán, các bị can tại Công ty Sinh Thái Xanh còn thông đồng với nhóm cán bộ, nhân viên tại Ban Duy tu và công ty thẩm định giá.

Kết quả xác định thiệt hại xảy ra tại 4 hợp đồng trồng cây với tổng số tiền hơn 17,7 tỉ đồng; hợp đồng thiệt hại thấp nhất là 335 triệu đồng, cao nhất hơn 10,3 tỉ đồng.

Trong số tiền thu lợi bất chính nêu trên, ông Mận và bà Hoàng Thị Kim Loan, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh, chia nhau mỗi người 6,5 tỉ đồng. Ông Mận khai trích hơn 1,2 tỉ đồng để trồng cây tại nhà cha mẹ ông chung, tại một trường học ở Phú Thọ để ông Chung dùng danh nghĩa cá nhân tài trợ. Tuy nhiên, ông Chung phủ nhận.

Nâng khống giá cây rồi chuyển tiền để chia nhau

Ngoài Công ty Sinh Thái Xanh, từ năm 2016 - 2019, Ban Duy tu còn đặt hàng Công ty Cây xanh thực hiện 10 hợp đồng, trồng hơn 41.000 cây xanh.

Theo chỉ đạo của ông Vũ Kiên Trung và ông Nguyễn Xuân Hanh, Phó tổng giám đốc Công ty Cây xanh, chỉ định Công ty TNHH Vì Nhân Dân là đơn vị cung cấp cây, nhằm thực hiện các hợp đồng đặt hàng trồng cây cho UBND TP.Hà Nội.

Quá trình mua bán, hai bên thông đồng, thỏa thuận trước về số lượng, chủng loại, đơn giá và địa điểm trồng cây; ký khống hợp đồng, nâng giá cây đầu vào cao hơn giá trị thực tế một số chủng loại cây (chà là, bàng lá nhỏ…).

Cũng giống sai phạm liên quan đến Công ty Sinh Thái Xanh, việc nâng giá cây giữa Công ty Cây xanh và Công ty TNHH Vì Nhân Dân còn có sự tiếp tay của cán bộ Ban Duy tu, nhân viên công ty thẩm định giá.

Trong số 10 hợp đồng, cơ quan điều tra xác định thiệt hại xảy ra tại 7 hợp đồng đã được quyết toán. Hợp đồng thiệt hại thấp nhất là 237 triệu đồng, cao nhất là hơn 5,7 tỉ đồng.

Sau khi được thanh toán tiền mua cây, ông Nghĩa chuyển lại cho ông Hanh tổng cộng 17 tỉ đồng. Số tiền này, ông Trung chỉ đạo trích 4,7 tỉ đồng chia cho một số cán bộ nhân viên chủ chốt của Công ty Cây xanh, còn lại sử dụng chi phí quan hệ ngoài sổ sách.

Đặc biệt, cựu Chủ tịch Công ty Cây xanh khai rằng, vào các dịp lễ, tết từ năm 2016 - 2018, bị can nhiều lần đưa cho ông Nguyễn Đức Chung tổng số tiền 2,6 tỉ đồng để cảm ơn đã tạo điều kiện giúp công ty được thực hiện dịch vụ cây xanh. Làm việc với cơ quan điều tra, ông Chung khẳng định không nhận bất cứ một khoản tiền nào.

Vẫn theo lời khai của bị can Trung, tại các cuộc họp giao ban của TP.Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung thường xuyên mắng chửi, gây áp lực bằng việc yêu cầu phải trồng cây thật nhanh và đúng ý của mình, nếu không sẽ cách chức hoặc đuổi việc.

Mặc dù nhận thức việc đặt hàng cây xanh thay vì đấu thầu là không đúng, nhưng ông Trung vẫn phải thực hiện vì ông Chung là cấp trên. Ngoài việc chỉ đạo tại các cuộc họp, ông Chung còn thường xuyên gọi điện thoại để hỏi tình hình, yêu cầu Công ty Cây xanh thực hiện việc trồng cây theo đúng ý của ông Chung…

Công an bác tin việc người lạ dụ dỗ học sinh bằng 'chiêu' cha mẹ gặp nạn

Huy Đạt

tranhuydat1510@gmail.com

https://thanhnien.vn/cong-an-bac-tin-viec-nguoi-la-du-do-hoc-sinh-bang-chieu-cha-me-gap-nan-185230401183041963.htm

01/04/2023 19:14 GMT+7

Sau quá trình xác minh, Công an Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) vừa có thông tin chính thức về vụ người lạ tới cổng trường báo tin cha mẹ gặp nạn, phát bóng bay để dụ dỗ học sinh lên xe.

Chiều 1.4, Công an Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) cho biết, sau quá trình vào cuộc xác minh, đơn vị khẳng toàn không có thật.

Cơ quan công an thông tin, theo nguồn tin xác minh, gia đình học sinh đã thừa nhận câu chuyện trên chỉ là do học sinh tự nghĩ ra để gia đình lo lắng, và có thể đến đón em đúng giờ tan trường.

Thực hư việc người lạ dụ dỗ chở học sinh đi vì 'cha mẹ gặp tai nạn'

Như trước đó Báo Thanh Niên đã đưa tin, anh N.T.Q, phụ huynh có con học ở Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu) phản ánh đến giáo viên chủ nhiệm về việc người lạ xuất hiện ở cổng trường phát bóng bay, dụ dỗ con anh lên xe để chở tới bệnh viện vì cho rằng anh cùng vợ đang bị tai nạn.

Cụ thể, theo thông tin từ anh Q. cung cấp, chiều 28.3, con anh là N.K.P bị một người lạ tiếp cận nói là ba của em bị tai nạn và bảo em đi cùng đến bệnh viện thăm. Tuy nhiên, P. không nghe lời. Người lạ tiếp tục dụ dỗ P. sẽ cho bóng bay, đồ chơi nhưng em vẫn không đi cùng người lạ.

Tối 29.3, P. về nhà kể lại cho bố mẹ, nghe xong sự việc và vì quá lo lắng nên anh N.T.Q (bố của bé) đã điện báo sự việc cho giáo viên chủ nhiệm. Ngay sau đó, giáo viên chủ nhiệm báo cáo lại với ban giám hiệu nhà trường. Vụ việc sau đó nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang cho nhiều phụ huynh và học sinh.

Xem nhanh 20h ngày 1.4: Lời khai giám đốc sát hại kế toán | Thực hư bà bán nem du lịch châu Âu

Thời gian gần đây, các sở GD-ĐT, trường học tại nhiều địa phương cảnh bảo về tình trạng kẻ gian dụ dỗ học sinh ở cổng trường và gọi điện lừa đảo phụ huynh.

Vào 28.3, nhiều trường ở TP.HCM phát cảnh báo một thủ đoạn lừa đảo mới đã xuất hiện ngay cổng trường học ở TP.HCM khi kẻ gian tiếp cận học sinh và nói: "Ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện. Chú là bạn của ba con".

Trước đó, bằng thủ đoạn nhắn tin, gọi điện báo "con đang cấp cứu, cần chuyển tiền gấp", kẻ gian đã lừa đảo nhiều phụ huynh ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chủ tịch TP.HCM: 'Chấm dứt ngay việc chờ góp ý bằng văn bản'

Sỹ Đông

https://thanhnien.vn/chu-tich-tphcm-cham-dut-ngay-viec-cho-gop-y-bang-van-ban-185230401145026278.htm

01/04/2023 15:03 GMT+7

'Gần đây, một số sở phản ánh lấy ý kiến các sở khác nhưng chưa phản hồi nên phải chờ. Tôi đề nghị chấm dứt việc này', Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói.

Yêu cầu trên được Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi kết luận trong phiên họp kinh tế - xã hội của UBND TP.HCM sáng 1.4. 

Sau khi Tổng cục Thống kê công bố tăng trưởng kinh tế TP.HCM chỉ 0,7% trong quý 1/2023, ông Phan Văn Mãi cho biết, báo chí và mạng xã hội những ngày qua đã đặt nhiều câu hỏi về việc "điều gì đang xảy ra", "thành phố đang gặp vấn đề gì?".

Ông Phan Văn Mãi cho rằng cần suy nghĩ nghiêm túc, xác định hành động trọng tâm, quyết liệt để sớm thoát khỏi tình trạng này và tiếp tục vươn lên. 

"Khó khăn của đại dịch Covid-19 rất lớn nhưng chúng ta cũng đứng dậy đi tới. Khó khăn lần này không nhỏ nhưng chắc chắn chúng ta cũng phải đứng dậy đi tới", ông Mãi nói.

Nêu nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 4 và quý 2/2023, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu từng sở, ngành, địa phương, mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải rà soát lại công việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, thực hiện tốt nhất chức trách, nhiệm vụ.

Đối với nhóm công việc cần sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, ông Phan Văn Mãi dẫn lại quy chế phối hợp và yêu cầu các đơn vị không chờ đợi nhau khi xin ý kiến. Trong thời gian nhất định, nếu đơn vị được xin ý kiến không phản hồi thì coi như đồng ý.

"Gần đây, một số sở phản ánh lấy ý kiến các sở khác nhưng chưa phản hồi nên phải chờ. Tôi đề nghị chấm dứt việc này", ông Mãi yêu cầu và giao Văn phòng UBND TP.HCM tổng hợp danh sách đơn vị không trả lời để có hình thức nhắc nhở.

Các sở ngành cần xác định dự án tồn đọng cần tập trung xử lý trong quý 2/2023, báo cáo trước ngày 15.4

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM

Hiện các Sở: QH-KT, TN-MT, KH-ĐT, Xây dựng, LĐ-TB-XH và Văn phòng UBND TP.HCM đang dẫn đầu danh sách các đơn vị có nhiều vấn đề tồn đọng. Lãnh đạo thành phố yêu cầu 6 cơ quan này rà soát, phân nhóm và công bố lên trang web các dự án chậm trễ.

Ngoài ra, 138 dự án bất động sản gặp vướng mắc mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị tháo gỡ cũng sẽ được phân nhóm ưu tiên xử lý. 

"Các sở ngành cần xác định dự án tồn đọng cần tập trung xử lý trong quý 2, báo cáo trước ngày 15.4", ông Mãi nêu mốc thời gian xử lý.

Tăng tốc đầu tư công, gỡ khó cho doanh nghiệp

Công tác giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM đang đi vào vết xe cũ của năm 2022 khi quý 1/2023 giải ngân chưa tới 1.000 tỉ đồng, đạt khoảng 2% số vốn đã giao là hơn 43.400 tỉ đồng. 

rong cơ cấu tổng vốn đầu tư công, 4 ban quản lý dự án lớn (đường sắt, giao thông, hạ tầng, dân dụng và công nghiệp) chiếm 67%. Đối với Ban Giao thông, dự án Vành đai 3 chiếm 80% vốn trong năm 2023.

Với vai trò dẫn dắt của đầu tư công, Chủ tịch Phan Văn Mãi yêu cầu 4 ban quản lý, chủ đầu tư dự án trọng điểm thường xuyên cập nhật tiến độ, đôn đốc giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Trong tháng 4.2023, kỳ họp chuyên đề của HĐND TP.HCM dự kiến sẽ thông qua nhiều tờ trình quan trọng như điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2023 cùng một số dự án khác.

Ông Phan Văn Mãi cũng yêu cầu chuẩn bị sẵn các dự án để khi nhận được khoản tiền thu vượt kế hoạch năm 2022 (dự kiến khoảng 7.200 tỉ đồng) thì triển khai ngay. 

Bên cạnh đó, Sở Tài chính và Sở Tư pháp khẩn trương hoàn thiện thủ tục để mua sắm tài sản công sau thời gian dài bị đình trệ.

Liên quan đến các khó khăn của doanh nghiệp, Chủ tịch TP.HCM đề nghị cần tập trung tháo gỡ các thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng, PCCC; thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp, giới thiệu các gói tín dụng chung cả nước. 

Đối với gói tín dụng riêng của hệ thống ngân hàng tại TP.HCM khoảng 80.000 tỉ đồng và 100 triệu USD, các ngân hàng cần công khai lĩnh vực, điều kiện, hồ sơ để doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Đối với chương trình kích cầu, ông Phan Văn Mãi cho biết trong nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017, TP.HCM đề xuất dùng ngân sách để kích cầu, hỗ trợ lãi suất. Nếu Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5.2023 thì trong tháng 7.2023, thành phố có thể triển khai.

 

Dự án siêu sân bay Long Thành và “vết xe đổ” chậm tiến độ - đội vốn

ĐÀO TUẤN 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/du-an-sieu-san-bay-long-thanh-va-vet-xe-do-cham-tien-do-doi-von-1174321.ldo

Thứ bảy, 01/04/2023 12:42 (GMT+7)

Với mức đầu tư khoảng 35.233 tỉ đồng, gói thầu Nhà ga hành khách “siêu sân bay” Long Thành cứ chậm tiến độ là mỗi năm mất 3.170,97 tỉ đồng, tính theo lãi suất cơ bản 9%.

Chính phủ đã bị đưa vào thế buộc phải chấp nhận tình trạng Dự án siêu sân bay Long Thành bị chậm tiến độ khi gói thầu chính "Xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1" (gói thầu số 5.10), trị giá là 35.233 tỉ đồng, đến giờ vẫn chưa chọn được nhà thầu.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đã rất ráo hoảnh, đề nghị kéo dài thời gian thực hiện gói thầu 5.10 từ 33 tháng như dự kiến, lên 39 tháng. Và thời gian hoàn thành dự án thành phần 3 cũng được đề xuất kéo sang năm 2026, thay vì năm 2025 như kế hoạch đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua.

Còn nhớ hồi Đại dự án Long Thành khởi công, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch ACV đã chém tay, rằng đây là dự án trọng điểm quốc gia, rằng tiến độ và chất lượng dự án sẽ được thực hiện ở mức cao nhất.

Nhưng rồi đến tháng 2.2022, ngay cả khâu giải phóng mặt bằng cũng chưa hoàn thành, dù tiền không hề thiếu, dù Thủ tướng, các Phó Thủ tướng liên tục có các cuộc thị sát để chỉ đạo gỡ từng vướng mắc.

Và bây giờ, lại xin lùi tiến độ vì chuyện đấu thầu mà chưa chọn được nhà thầu.

Theo ACV, đến thời điểm đóng thầu tháng 11.2022, chỉ có một liên danh nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Rồi sau 2 lần gia hạn vẫn không có thêm nhà thầu nào tham gia. Và liên danh duy nhất tham gia thì không đáp ứng yêu cầu. Cứ như thể việc chậm tiến độ là tại các nhà thầu không chịu tham gia, không đủ năng lực vậy.

Tính theo lãi suất cơ bản, gói thầu Nhà ga hành khách cứ chậm tiến độ là mỗi năm mất 3.170,97 tỉ đồng. Trong khi nếu hơn 100.000 tỉ đồng giai đoạn 1 Long Thành - mà là tiền đi vay thì việc chậm tiến độ quy tiền sẽ là 13,7 tỉ đồng - Nhấn mạnh là mỗi ngày.

Không phải ngẫu nhiên mà Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải làm rõ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan về việc chậm tiến độ.

Bởi nếu chỉ đổ lỗi cho khách quan - vì nhà thầu không mặn mà tham gia hoặc không đáp ứng yêu cầu - mà không nhìn nhận những yếu kém của Chủ đầu tư, của Ban quản lý dự án thì Đại dự án này sẽ lại “delay” cả chục năm như Dự án Cát Linh- Hà Đông?!

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhắc thẳng tên ACV rồi, khi Tổng công ty này đang nhận rất nhiều dự án cảng hàng không trong khi nguồn lực, thời gian có hạn và kinh nghiệm không nhiều.

Có lẽ, đến lúc cần xem xét năng lực của chính ACV chứ không chỉ là vấn đề năng lực các nhà thầu.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment