Saturday, May 24, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 05 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

RFA

Việt Nam chặn app nhắn tin Telegram với lý do chống phản động

BBC

Mối quan hệ với Trung Quốc trở thành gánh nặng chính trị của Harvard?

Thấy gì qua việc Bộ Công an yêu cầu chặn Telegram tại Việt Nam?

Mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ có thể thay đổi không quân Việt Nam như thế nào?

Ông Trump hiểu nhầm: Tuyến đường tưởng niệm ở Nam Phi không phải là nghĩa trang

Ông Macron đến Hà Nội: Bù đắp lỡ hẹn với lịch sử hay bình minh của trật tự đa cực mới?

Khả năng Việt Nam mua F-16: 'Thoát Nga' hay con bài mặc cả thuế quan với Mỹ?

Nhà xuất khẩu Trung Quốc: 'Áp lực không đến từ Mỹ, mà từ Việt Nam'

Thuế ông Trump áp lên Việt Nam buộc các ông lớn thể thao tăng giá bán

Một công dân Việt Nam bị Mỹ trục xuất sang Nam Sudan

Thù lao cho một năm chiến đấu với Nga và quy trình tuyển mộ người trẻ Ukraine

Chiến đấu cơ F-16: Đứa con ra đời từ Chiến tranh Việt Nam vì sao vẫn được săn đón?

Tin tặc đánh cắp dữ liệu từ cố vấn ông Trump và nhiều cơ quan chính phủ Mỹ

50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam

50 năm Kết thúc Chiến tranh: Hai Việt Nam – từ xa cách đến gắn kết qua ký ức gia đình

Hậu Chiến tranh Việt Nam: Chính quyền cải tạo hàng chục ngàn người như thế nào?

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 6: Khúc ruột ngàn dặm - di sản hải ngoại

50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời hậu chiến

Việt Nam

Đảo Thị Tứ: Hòn đảo Hy Vọng nơi Philippines đối đầu Trung Quốc ở Biển Đông

Tổng thống Macron thăm Việt Nam: Bàn về vấn đề gì?

Trump Tower Thủ Thiêm và sân golf Trump Hưng Yên giữa đàm phán thuế quan

Em bé Napalm: Ông Nguyễn Thành Nghệ nói gì sau hơn 50 năm im lặng?

Tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng để chữa 'nhờn luật', do dân và vì dân?

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt trong vụ án kẹo rau củ Kera

Những lý do ông Nick Út có thể không phải tác giả bức Em bé Napalm

Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng: Nỗ lực 'chuyên trách' đầy cam go

Em bé Napalm: World Press Photo ngưng ghi tên tác giả bức ảnh lịch sử

Số phận cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị điểm danh?

Việt Nam phê duyệt dự án sân golf 1,5 tỷ USD của Trump Organization tại Hưng Yên

Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án còn ông Lê Thanh Vân bị bác kháng cáo?

 

RFI

Liên Âu kêu gọi “tôn trọng” sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp thuế 50%

Nga tấn công ồ ạt thủ đô Kiev vào lúc đang trao đổi tù nhân với Ukraina

Seoul lo ngại việc Trung Quốc ra lệnh cấm tàu qua lại ở khu vực Hoàng Hải

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Biên giới Phần Lan - Nga : Điểm nóng mới tiếp sau chiến tranh Ukraina ?

 Nhạc ngoại lời Việt : Tuấn Nghĩa và phiên bản tình ca mới của Elsa

 Giải Ecoprod 2025: Khi điện ảnh có trách nhiệm với môi trường tại LHP Cannes

 Tổng thống Nga thông báo thiết lập một vùng đệm ở biên giới Ukraina

Seoul bác bỏ thông tin Mỹ rút một phần binh sĩ ra khỏi Hàn Quốc

Chính quyền Trump cấm đại học Harvard tuyển sinh viên nước ngoài

Mỹ mất gì nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan ?

Chiến tranh Ukraina : Trừng phạt của châu Âu chưa đủ mạnh để chặn đứng cỗ máy chiến tranh Nga

Chiến tranh Ukraina: Châu Âu vỡ mộng lớn với Donald Trump

Liên hoan phim Cannes 2025 : Bộ phim về bi kịch gia đình Valeur sentimentale tranh giải Cành Cọ Vàng

 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Việt Nam từ 25/05 đến 27/05

Ảnh vệ tinh: Nga tăng cường hoạt động quân sự sát biên giới với Phần Lan

Hai nhân viên sứ quán Israel bị bắn hạ trước Bảo tàng Do Thái ở Washington

Trung Quốc hưởng lợi gì từ xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan ?

 Quân sự-An Ninh : Nga và « tầm nhìn xa hơn » cho giai đoạn hậu chiến tranh Ukraina

 (HRW) - HRW hối thúc tổng thống Pháp nêu công khai vấn đề nhân quyền nhân chuyến công du Việt Nam. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch hôm 21/05/2025, công bố thư gửi tổng thống Emmnuel Macron trước chuyến đi Việt Nam (từ 25 đến 27/05) kêu gọi lãnh đạo Pháp về các cam kết giữa Paris và Hà Nội về « tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do căn bản ». Theo HRRW, tổng thống Pháp cần gây áp lực với lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm về các tù nhân chính trị, đặc biệt là những người như Phạm Đoan Trang, Bùi Tuấn Lâm, Phạm Chí Dũng, Đặng Đình Bách, Lê Đình Lượng, Đinh Văn Hải và Nguyễn Thái Hưng.

(AFP) - Vòng đàm phán thứ năm về hạt nhân Iran và Mỹ: Quyền tự làm giàu uranium của Teheran là bất đồng chính. Kể từ 11 giờ, giờ quốc tế, hôm nay, 23/05/2025, tại Roma, nước Ý, Teheran và Washington tiếp tục vòng đàm phán thứ năm với trung gian Oman. Theo ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi, trưởng đoàn đàm phán, bất đồng cơ bản hiện này nằm ở vấn đề « làm giàu uranium ». Lãnh đạo ngoại giao Iran nhấn mạnh, nếu Mỹ ngăn cản Iran làm giàu uranium thì « sẽ không có thỏa thuận ».

(AFP) - Thủ tướng Israel chỉ định tân chỉ huy an ninh nội địa, bất chấp phản đối của tư pháp. Hôm qua, 25/03/2025, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ định tướng David Zini làm lãnh đạo cơ quan an ninh nội địa. Thủ tướng Israel đưa ra quyết định nói trên bất chấp phản đối của lãnh đạo cơ quan công tố Israel, dựa trên phán quyết của Tòa án Tối cao. Theo cơ quan công tố, việc cách chức chỉ huy an ninh nội địa Ronen Bar là « phi pháp ».

(AFP) - Hội nghị bộ trưởng Tài Chính G7 ra được thông cáo chung trong bối cảnh cuộc chiến tranh thuế « làm rung chuyển » thế giới, do Trump khởi xướng, tiếp diễn. Kết thúc cuộc họp 3 ngày tại Canada hôm qua, 22/05/2025, các bộ trưởng G7 đã đạt được đồng thuận về một thông cáo chung, khẳng định là tình trạng « bất định » liên quan đến cuộc chiến thuế quan, đã « bắt đầu giảm bớt sau khi đạt mức cực điểm ». Thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 17/06, cũng tại Canada. Đây là lần đầu tiên từ khi trở lại nắm quyền, Donald Trump tới Canada, quốc gia mà ông Trump nhiều lần tuyên bố muốn sáp nhập vào Mỹ.

(Reuters) - Chiến tranh thuế: Đại diện Thương Mại Mỹ thất vọng với các đề xuất của Liên Âu, theo báo Anh. Hãng tin Reuters hôm nay, 23/05/2025, dẫn lại thông tin từ tờ Financial Times, cho hay các thương thuyết với Liên Âu không tiến triển, theo quan điểm của đại diện Thương Mại Mỹ Jamieson Greer, sau khi nhận được đề xuất từ phía Bruxelles. Đại diện Thương Mại Mỹ dự kiến có thông báo chính thức gửi đến đồng cấp châu Âu Maros Sefcovic hôm nay về vấn đề này.

(AFP) - Trump dọa áp thuế 50% đối với EU. Trên mạng xã hội Truth Social của ông, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm nay đe dọa Liên Hiệp Châu Âu (EU) là sẽ áp thuế 50% đối với hàng hóa châu Âu nhập vào Hoa Kỳ kể từ ngày 1 tháng 6, cho rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra « sẽ không đi đến đâu cả ». Ngay lập tức, các thị trường chứng khoán của châu Âu đều sụt điểm mạnh. Đến 14 giờ, Paris sụt 2,34%, Francfort 2,03% , Milan 2,77%.

(AFP) - Dự thảo tuyên bố chung của khối ASEAN bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về chính sách tăng thuế nhập khẩu của tổng thống Mỹ. Hãng tin Pháp hôm nay, 23/05/2025, cho biết theo một dự thảo tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN, mà AFP tham khảo được, lãnh đạo các nước Đông Nam Á « bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc áp thuế đơn phương » của Mỹ, và các biện pháp như vậy « đang đặt ra những thách thức phức tạp và đa chiều đối với tăng trưởng kinh tế, ổn định và sự hội nhập của ASEAN ». Thượng đỉnh ASEAN diễn ra ngày 26/05 tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, quốc gia chủ tịch luân phiên ASEAN.

(France 24) - Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách của Trump : Cắt trợ cấp y tế cho dân nghèo để bù lấp thâm hụt do giảm thuế với nhóm giàu nhất. Hạ Viện Mỹ thông qua hôm 22/05/2025 với chênh lệch sít sao 215 phiếu thuận, 214 phiếu chống. Hai dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống. Dưới cái tên mỹ miều « One Big Beautiful Bill Act » (tạm dịch là Một dự luật Đẹp và Hoành tráng) là việc tiếp tục chính sách cắt giảm thuế thu nhập với nhóm giàu nhất. Một phần ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt do việc giảm thuế sẽ được bù đắp bằng việc cắt tiền chi cho bảo hiểm y tế (Medicad) với hơn 7,6 triệu người nghèo, từ đây đến 2034. Dự luật sẽ phải chuyển qua Thượng Viện xem xét. Nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa báo trước sẽ yêu cầu « nhiều điều chỉnh quan trọng ».

(Vietnamnet) - Việt Nam muốn ngăn chặn ứng dụng Telegram. Theo thông tin từ cục Viễn Thông (bộ Thông Tin), hôm nay, 23/05/2025, cục này đã nhận được yêu cầu của cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc bộ Công An về việc phối hợp dùng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn Telegram ở Việt Nam. Lý do chính, theo cơ quan công an, là có đến 68% kênh trên tổng số 9.800 kênh, nhóm sử dụng Telegram, có các hành vi phạm luật, từ « lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy, có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố... ».

(AFP) - Donald Trump thông báo về một « cuộc trao đổi tù nhân lớn » giữa Nga và Ukraina. Trên mạng xã hội Truth Social, tổng thống Mỹ, hôm nay 23/05/2025, thông báo như trên và coi đây là một dấu hiệu cho thấy hai bên có thể tiến tới đàm phán trực tiếp. Hiện tại, cả Matxcơva lẫn Kiev đều chưa xác nhận thông tin này.

(AFP) - Tư pháp Nga xét xử cụ bà 84 tuổi vì bôi nhọ quân đội. Bà Lioudmila Vassilieva, từng trải qua cuộc phong tỏa Leningrad thời Đệ Nhị Thế Chiến, sắp bị xét xử tại Nga vì giơ tấm biển kêu gọi hòa bình trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraina tại Saint-Petersburg hồi tháng 3 vừa qua. Trên tấm biển có ghi : « Hãy dừng chiến tranh ! Chúng ta chịu trách nhiệm cho hòa bình trên Trái Đất ! » Bà có thể bị phạt từ 30.000 đến 50.000 rúp (từ 330 đến 550 euro).

(AFP) - Mỹ : Hung thủ giết chết hai nhân viên sứ quán Israel bị truy tố hôm 22/05/2025. Elias Rodriguez, 31 tuổi, đến từ Chicago, bị FBI buộc tội khủng bố và cơ quan này có thể khép các tội danh khác đối với hung thủ. Elias Rodriguez có thể đối mặt với án tử hình hoặc tù chung thân. Thủ tướng Israel đã yêu cầu tăng cường an ninh cho các đại sứ quán của nước này trên toàn thế giới. Ngoại trưởng Israel chỉ trích một số nước châu Âu đã kích động thù hận qua các lời phê bình cuộc chiến tại dải Gaza, nơi đang trải qua một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

(AFP) - Anh Quốc và đảo Maurice ký kết thỏa thuận chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài hơn 50 năm. Vương Quốc Anh, hôm 22/05/2025, đã ký thỏa thuận trả lại quần đảo Chagos cho đảo Maurice, nhưng Luân Đôn vẫn giữ lại căn cứ quân sự Mỹ - Anh trên đảo Diego Garcia. Thủ tướng Keir Starmer cho biết căn cứ này rất quan trọng đối với an ninh của Anh Quốc. Luân Đôn sẽ thuê căn cứ này trong vòng 99 năm, còn Washington chi trả chi phí hoạt động của căn cứ. Về phần mình, thủ tướng Maurice Navin Ramgoolam coi đây là chiến thắng lớn trong quá trình phi thực dân hóa.

(AFP) - Bầu cử tổng thống Rumani : Tòa Bảo Hiến bác bỏ yêu cầu xem xét lại kết quả của ứng viên thất cử. Tòa Bảo Hiến, hôm qua 22/05/2025, đã phê chuẩn chiến thắng trong vòng hai của ứng viên thân châu Âu Nicusor Dan. Trước đó, ứng viên thất cử George Simion, vốn bài Liên Âu, phản đối hỗ trợ quân sự cho Ukraina, đã yêu cầu hủy bỏ kết quả bầu cử với cáo buộc có sự can thiệp từ nước ngoài, trong đó có Pháp, nhưng Tòa Bảo Hiến bác bỏ do những cáo buộc của ông Simion không có cơ sở.

(AFP) - « Dạ tiệc tổ chức kín » : Trump tiếp đón hơn 200 người sở hữu nhiều đồng tiền điện tử $TRUMP nhất, đối lập Dân Chủ lên án « xung đột lợi ích ». Đồng tiền điện tử $TRUMP, được tung ra vài giờ trước khi Trump nhậm chức tổng thống. Hôm qua, 22/05/2025, tổng thống Mỹ đã tổ chức một dạ tiệc chưa từng có, tại Trump National Golf Club, bang Virginia, ngoại ô Washington. Chỉ những người sở hữu hơn 50.000 đồng $TRUMP mới được quyền có mặt tại dạ tiệc. Dự kiến tổng giá trị của tiền $TRUMP trong ba năm tới sẽ là khoảng 12 tỉ đô la. Theo văn phòng Chainalysis, cho đến nay những người lập ra đồng tiền điện tử $TRUMP đã bỏ túi khoảng 320 triệu đô la tiền thu phí. Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Jeff Merkley đã biểu tình cùng với nhiều người khác trước nơi diễn ra dạ tiệc, để lên án một « biểu tượng của nạn tham nhũng ».

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

 TIN TỨC : THỨ BẢY 24 THÁNG 05 NĂM 2025

 

1. TỔNG THỐNG PHÁP SẮP THĂM VIỆT NAM

Theo thông báo của điện Elysée, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước đến 3 quốc gia Đông nam Á gồm Việt Nam, Indonesia và Singapore nhằm củng cố "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương" của Paris.  Chuyến thăm Việt Nam sẽ kéo dài từ 25/05 đến 27/05/2025.

Ngoài việc gặp giới lãnh đạo cộng sản vào thứ Hai 26/05, ông Marron sẽ tiếp xúc với các đại diện của ngành năng lượng Việt Nam vào hôm sau, thứ Ba 27/5.

Theo Reuters, khoảng 30 thỏa thuận dự kiến sẽ được ký tại Hà Nội vào thứ Hai 26/05. Một trong số các thỏa thuận đang được đàm phán là thay thế một vệ tinh quan sát Trái Đất, do tập đoàn Airbus Defense chế tạo và phóng vào năm 2013. Ngoài ra, hợp đồng cung cấp vệ tinh viễn thông của tập đoàn Thales Alenia Space cũng có thể được ký nhân dịp này.

Trong bối cảnh Hoa Kỳ có những chuyển hướng trong chính sách đối ngoại, các chuyến công du của ông Macron được đánh giá là khẳng định vị thế quan trọng và tiên phong của quốc gia này trên trường quốc tế.

2. CHÍNH PHỦ LẠI RA NGHỊ ĐỊNH PHẠT NẶNG DÂN

Chính phủ CSVN lại vừa ban hành Nghị định 106/2025/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền tối đa lên đến 100 triệu đồng trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Cụ thể, đối với cá nhân vi phạm sẽ bị phạt 50 triệu đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, nghĩa là tối đa có thể lên đến 100 triệu đồng. Cụ thể, Nghị định quy định phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà…

Cùng với việc ban hành Nghị định 168 (về phạt vi phạm luật giao thông), Nghị định 106 và nhiều Nghị định khác cho thấy CSVN ngày càng gia tăng việc sử dụng luật pháp như những cái bẫy rình rập nhằm vơ vét, trục lợi từ dân nghèo. Đây cũng là cách tạo cơ hội cho đám quan lại làm giàu và củng cố quyền lực qua cơ chế phạt – thu – chia mờ ám.

 

3. NGA - UKRAINE THỰC HIỆN CUỘC TRAO ĐỔI TÙ NHÂN LỚN NHẤT, MỞ RA HY VỌNG HÒA BÌNH NHƯNG VẪN CÒN BẤT ĐỒNG

Nga và Ukraine đã thực hiện cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với 390 người được thả vào ngày 23 tháng 5 và dự kiến sẽ có thêm nhiều người được thả trong những ngày tới. Đây là một phần của thỏa thuận trao đổi 1.000 tù nhân, đạt được sau cuộc đàm phán tại Istanbul—cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên sau hơn ba năm xung đột.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ca ngợi thỏa thuận này, coi đây là một bước tiến có thể dẫn đến hòa bình. Liên minh châu Âu hoan nghênh việc thả tù nhân nhưng chỉ trích Nga vì từ chối đề xuất ngừng bắn vô điều kiện. Thổ Nhĩ Kỳ, nước chủ trì đàm phán, xác nhận các bên đã thống nhất tiếp tục thảo luận về một lệnh ngừng bắn. Liên Hợp Quốc vẫn chưa có phản ứng rõ ràng, trong khi Nga cho rằng Ukraine vi phạm các nguyên tắc chiến tranh.

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn 30 ngày ngay lập tức, nhưng Nga tuyên bố chưa thể dừng các cuộc tấn công cho đến khi các điều kiện của họ được đáp ứng, gây ra nhiều tranh cãi về triển vọng hòa bình. Cuộc trao đổi tù nhân mang lại hy vọng nhưng chưa đảm bảo kết thúc chiến sự.

4. VỤ TẤN CÔNG BẰNG DAO TẠI NHÀ GA HAMBURG KHIẾN 18 NGƯỜI BỊ THƯƠNG, NGHI PHẠM BỊ BẮT GIỮ

Một vụ tấn công bằng dao xảy ra vào giờ cao điểm tại nhà ga trung tâm Hamburg, Đức, vào ngày 23 tháng 5, khiến 18 người bị thương, trong đó 10 người bị thương nghiêm trọng. Cảnh sát đã bắt giữ một phụ nữ Đức 39 tuổi, nghi phạm được cho là đâm người ngẫu nhiên trên sân ga. Các nhà điều tra nghi ngờ cô đang trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần, không có động cơ chính trị.

Sự việc xảy ra khiến cảnh sát tập trung qui mô, nhưng phần lớn hoạt động nhà ga vẫn tiếp tục bình thường. Nhà điều hành đường sắt Deutsche Bahn bày tỏ sự thất vọng và cảnh báo về gián đoạn dịch vụ.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz gọi vụ việc là “kinh hoàng” và đề nghị hỗ trợ chính quyền Hamburg. Thị trưởng Peter Tschentscher và Bộ trưởng Nội vụ Alexander Dobrindt lên án vụ tấn công, gửi lời chia buồn đến các nạn nhân.

Lệnh cấm mang dao đã có hiệu lực tại nhà ga từ năm 2023, nhưng sự việc làm dấy lên lo ngại về an ninh tại các trung tâm giao thông đông đúc. Các cuộc điều tra tiếp tục để xác định động cơ của nghi phạm.

5. IRAN - HOA KỲ ĐẠT TIẾN TRIỂN TRONG ĐÀM PHÁN HẠT NHÂN NHƯNG CHƯA CÓ ĐỘT PHÁ

Iran và Hoa Kỳ đã kết thúc vòng đàm phán thứ năm tại Rome về chương trình hạt nhân của Tehran với một số tiến triển nhưng chưa đạt được kết quả quyết định. Cả hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, khi Washington yêu cầu Iran ngừng làm giàu uranium, trong khi Tehran kiên quyết duy trì chương trình của mình.

Nhà trung gian Oman, Badr al-Busaidi, hy vọng sẽ làm rõ các vấn đề còn lại để đạt được một thỏa thuận bền vững. Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cho rằng cần thêm thời gian để tìm giải pháp. Một quan chức Hoa Kỳ mô tả các cuộc đàm phán là "mang tính xây dựng" nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Tổng thống Trump cảnh báo về khả năng tấn công quân sự nếu không có tiến triển. Báo cáo tình báo Hoa Kỳ cho thấy Iran có thể sản xuất đủ uranium cấp độ tạo vũ khí trong chưa đầy một tuần, nhưng việc chế tạo bom sẽ mất nhiều tháng.

Điểm mấu chốt vẫn là mức độ làm giàu uranium mà Iran được phép duy trì, khi lập trường của Hoa Kỳ ngày càng cứng rắn. Dù còn nhiều khác biệt, các bên hy vọng đạt được giải pháp trong những vòng đàm phán tiếp theo.

VNThoibao

VNTB – Truyền thông Việt Nam: công cụ, quyền lợi và tiền.

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

24/05/1964: Bạo loạn tại trận bóng ở Lima làm hàng trăm người thiệt mạng

Trung Quốc nỗ lực phục hồi kinh tế trong lúc thuế quan được tạm dừng

 

Báo Tiếng Dân

 

Con đường Việt Nam trong thế kỷ XXI: Lựa chọn giữa Tự do hay Chuyên quyền23/05/2025

 

Thuy My

 

Trần Thanh Cảnh – Bi thảm

Dương Quốc Chính – Vì sao cần phát triển kinh tế tư nhân ?

Lê Đức Dục – Trường Sa và một chuyến đi tháng Năm rực rỡ

Phạm Thành Nhân – Tự cứu mình

Nguyễn Anh Huy - Ai có thể xử lý truyền thông cho Duy Mạnh và các KOL ?

Hà Phan – Sở Y tế có phải là cơ quan tố tụng ?

Hoàng Nguyên Vũ - Chị Băng anh Vũ : Từ từ khoai sẽ nhừ !

Nguyễn Anh Huy - Càn quét KOL quảng cáo và sản xuất thực phẩm chức năng dỏm !

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 23.05.2025

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

Boxitvn

 

Phát triển kinh tế tư nhân và nguy cơ đại bàng nuốt chim sẻ 24/05/2025

Luật biểu tình 24/05/2025

Bi thảm! 24/05/2025

Ông Macron đến Hà Nội: Bù đắp lỡ hẹn với lịch sử hay bình minh của trật tự đa cực mới? 24/05/2025

Con đường Việt Nam trong thế kỷ XXI: Lựa chọn giữa Tự do hay Chuyên quyền 23/05/2025

Ngàn Nưa – giữ được núi xanh, lo gì không có củi đốt 23/05/2025

Bài thơ khắc đá của tác giả Trương Hoà Bình tại huyệt đạo núi Nưa 22/05/2025

Biden chỉ là vật tế thần. Đảng Dân chủ mới là vấn đề 22/05/2025

Hình phạt để nâng cao nhận thức, chứ không phải tạo ra những “bước đường cùng” 21/05/2025

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

NHIỀU BÁC SĨ CHI 200-300 TRIỆU MUA CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y GIẢ

Văn Thành/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/nhieu-bac-si-chi-200-300-trieu-mua-chung-chi-hanh-nghe-y-gia-post1553858.html

Để có được chứng chỉ hành nghề y, nhiều bác sĩ thừa nhận đã chi số tiền 200-300 triệu đồng.

Liên quan đến vụ án "Môi giới hối lộ" và "Nhận hối lộ" trong đường dây mua bán chứng chỉ hành nghề y giả mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can, ngày 22/5, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đang rà soát các trường hợp có liên quan đến vụ án để cung cấp thông tin theo công văn đề nghị của Cơ quan CSĐT.

Như Báo CAND đã thông tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can gồm: Lê Thị Ánh Hồng (SN 1976, trú tại TP.HCM) về tội "Môi giới hối lộ", Phan Văn Ánh (SN 1989, cựu cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH Công an huyện Buôn Đôn) về tội "Nhận hối lộ".

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nơi cấp giấy xác nhận thời gian thực hành trái pháp luật cho các bác sĩ. Ngoài ra, 4 bác sĩ bị khởi tố về tội "Đưa hối lộ" gồm: Lê Anh Tài (SN 1978, trú tại Thừa Thiên - Huế), Hứa Chí Cường (SN 1981, trú tại TP.HCM), Huỳnh Văn Bình (SN 1970, trú tại tỉnh Bình Thuận) và Huỳnh Thành Giàu (SN 1976, trú tại tỉnh Đồng Tháp).

Năm 2018, Lê Thị Ánh Hồng làm việc tại Phòng khám Dr. Trung (đóng tại TP Buôn Ma Thuột) do ông Bùi Bình Trung (chồng của Hồng, hiện đã ly hôn) làm giám đốc. Thời gian này, Lê Thị Ánh Hồng có nói với một người tên Như Ý rằng, nếu ai có nhu cầu làm chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh thì giới thiệu để hưởng tiền hoa hồng.

Sau đó, Như Ý đăng thông tin lên mạng xã hội Facebook với nội dung "Hỗ trợ cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh". Thấy thông tin đăng tải và giới thiệu của người quen, Huỳnh Thành Giàu, Huỳnh Văn Bình, Hứa Chí Cường và Lê Anh Tài liên hệ với Như Ý và được Như Ý cho số điện thoại của Lê Thị Ánh Hồng để nhờ làm chứng chỉ hành nghề.

Khoảng tháng 2/2018, Lê Thị Ánh Hồng liên hệ với Phan Văn Ánh nhờ làm thủ tục nhập hộ khẩu cho 4 trường hợp này vào huyện Buôn Đôn. Sau đó, Lê Thị Ánh Hồng nhờ người liên hệ Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên làm giấy xác nhận thực hành cho các bác sĩ nói trên. Trên cơ sở kiểm tra hồ sơ Lê Thị Ánh Hồng nộp, năm 2019, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã cấp chứng chỉ hành nghề cho 4 bác sĩ này.

Theo tài liệu phóng viên có được, vào tháng 7/2018, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và Phòng khám bác sĩ Dr. Trung (ông Trung lúc đó là Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk) ký hợp đồng, đóng tiền học phí cho 7 bác sĩ "học nâng cao trình độ chuyên môn" thời gian 12 tháng. Tuy nhiên, sau đó chỉ có 4 bác sĩ nói trên nộp hồ sơ. Trong số 4 bác sĩ này, có người chưa từng tham gia thực hành tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nhưng bệnh viện này vẫn cấp giấy xác nhận thời gian thực hành cho cả 4 bác sĩ. Có được giấy xác nhận, những người này nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y và được Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk chấp thuận. Không chỉ có vậy, tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh viện không có Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ nhưng để cấp giấy xác nhận, bệnh viện đã ký giấy xác nhận thực hành cho số bác sĩ này đã thực hành tại Khoa Chấn thương chỉnh hình.

Thế nhưng, không hiểu sao Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk lại cấp chứng chỉ hành nghề y Phẫu thuật Thẩm mỹ cho cả 4 bác sĩ (!?). Làm việc với cơ quan chức năng vào thời điểm 2019, các bác sĩ này đã khai nhận mỗi người đã phải chi số tiền 220-300 triệu đồng để "chạy" chứng chỉ hành nghề y.

Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn phát hiện có 18 trường hợp là y, bác sĩ được Lê Thị Ánh Hồng nhờ người làm thủ tục nhập hộ khẩu không đúng quy định vào một số hộ dân ở huyện Buôn Đôn. Những trường hợp này đều có tên tuổi cụ thể, sinh sống ở nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết vụ việc này được Sở phát hiện từ năm 2019, thời điểm đó phát hiện 4 bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề y trái quy định. Sau khi phát hiện, Sở đã tổ chức thu hồi các chứng chỉ đã cấp và chấn chỉnh công tác xác nhận thời gian thực hành cũng như cấp chứng chỉ hành nghề trong toàn đơn vị. Đối với 18 trường hợp Cơ quan CSĐT mới đề nghị, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đang khẩn trương rà soát để phản hồi Công an tỉnh Đắk Lắk.

 

BỘ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN THẮNG: MỘT SỐ DỰ ÁN BOT KHÓ KHĂN DO LỖI NHÀ NƯỚC NÊN PHẢI THÁO GỠ

Ngọc An

https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-van-thang-mot-so-du-an-bot-kho-khan-do-loi-nha-nuoc-nen-phai-thao-go-20250523202906878.htm

Nhiều đại biểu đồng tình việc tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT nhưng kiến nghị cần đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa các bên.

Chiều 23-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một luật sửa đổi, bổ sung 7 luật liên quan tài chính, trong đó có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Một trong các nội dung được đại biểu quan tâm, đó là việc Chính phủ đề xuất cơ chế xử lý với dự án BOT giao thông gặp vướng mắc, giảm doanh thu trước thời điểm luật PPP có hiệu lực (1-1-2021). Cụ thể, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư phần chênh lệch giữa doanh thu trong phương án tài chính và thực tế theo tỉ lệ.

Nguyên nhân xảy ra do lỗi Nhà nước hay nhà đầu tư?

Nêu quan điểm về xử lý vướng mắc của doanh thu đối với các dự án BOT trong lĩnh vực đường bộ ký kết trước ngày 1-1-2021, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho hay hiện còn 78 dự án BOT không đạt đã hoàn chỉnh và đi vào khai thác. Mặc dù người dân đi vào tuyến đường nhưng nhà thầu không thu được phí do dân phản đối.

"Cần xem xét lại nguyên nhân xảy ra vấn đề này là gì và lỗi của nhà đầu tư, lỗi của Nhà nước hay của người dân" - đại biểu Hòa đồng tình việc xử lý các dự án, nhưng nếu kéo dài sẽ gây thiệt thòi cho ngân hàng, gắn với xác định sai sót các bên để chịu trách nhiệm.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng cần phải xem xét rõ ràng các dự án BOT, khi Quốc hội đã có nghị quyết nhưng vẫn chưa giải quyết được.

Ông ví dụ, dự án ngay cửa ngõ thủ đô, qua cầu Thăng Long thu vé 10.000 đồng nhưng chưa bù đắp được nên phải có trạm để nhà đầu tư thu thêm. Cùng đó, đại biểu đề nghị cần sửa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để giải quyết dứt điểm.

Đồng tình việc cần phải xử lý dứt điểm, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng dự thảo xử lý vướng mắc liên quan đến giảm doanh thu của các dự án BOT chỉ là xử lý tình huống. Bởi rà lại hệ thống pháp luật, chưa có một luật nào quy định xử lý tình huống mang tính chất hồi tố như dự luật đang thiết kế.

"Đồng tình Chính phủ cần phải giải quyết ngay, giải quyết càng sớm càng tốt để xử lý những dự án vướng mắc lâu nay nhưng dùng phương pháp nào? Đưa vào sửa trong luật, hay có một nghị quyết riêng hay nghị quyết chung của kỳ họp thì chúng tôi cho rằng cần phải tính toán hợp lý" - đại biểu An nêu quan điểm.

Cần có cơ chế chia sẻ rủi ro khi Nhà nước xử lý

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP.HCM) khuyến nghị cần có quy định về doanh thu, phương án tài chính điều chỉnh, kiểm toán đảm bảo chia sẻ rủi ro. Cùng đó, cần áp dụng trong điều kiện có những thay đổi mà doanh nghiệp không thể dự kiến được thì có thể giảm phần doanh thu và lúc đó phải đưa vào cơ chế chia sẻ rủi ro.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị ban soạn thảo xây dựng một điều khoản điều chỉnh nhóm dự án BOT có chia sẻ rủi ro và nên giao cho Chính phủ quy định xử lý đối với từng dự án cụ thể, từ đó sẽ mang tính chia sẻ rủi ro cao hơn đối với các dự án BOT chúng ta áp dụng trước đây và sẽ giải quyết vấn đề này từ dự thảo nghị quyết lần này.

Giải trình các ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng việc đưa nội dung này vào sửa Luật PPP khi thời gian qua có một số dự án BOT gặp khó khăn. Nguyên nhân được xác định là "lỗi" hoàn toàn do Nhà nước, không phải là của nhà đầu tư, nên phải có trách nhiệm xử lý, tháo gỡ cho các dự án BOT này.

Mặc dù vấn đề này đã được báo cáo Quốc hội, ban hành nghị quyết tháo gỡ, nhưng thực hiện vẫn còn một số dự án với số tiền là 8.000 tỉ đồng.

Với quan điểm tháo gỡ cho các dự án BOT trước đây, nếu chỉ ban hành nghị quyết thì sau này có thể sẽ phải tiếp tục có nghị quyết khi đưa vào vận hành một loạt dự án, như đường cao tốc Bắc - Nam thông xe, hay các dự án trên quốc lộ 1A.

"Rất nhiều dự án BOT hiện nay của các địa phương mà thu hút các doanh nghiệp đang làm thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng và chúng ta phải có cơ chế xử lý.

Chính vì điều đó nên Bộ Xây dựng mới đề nghị Bộ Tài chính đưa vào Luật PPP để sau này có hành lang pháp lý và chủ động trong việc triển khai thay vì chúng ta cứ phải chờ đợi và phải tính toán từng nhóm, từng nhóm dự án một" - ông Thắng nói.

 

LÝ DO CHỦ TỊCH 'SIÊU PHƯỜNG' Ở ĐỒNG NAI BỊ BẮT

Mạnh Thắng

https://tienphong.vn/ly-do-chu-tich-sieu-phuong-o-dong-nai-bi-bat-post1744668.tpo

TPO - Sau khi nhận tiền, Thanh, Vinh, Luyện đưa tiền cho các cá nhân là cán bộ phường Trảng Dài để lo thủ tục cho các hộ dân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và "bảo kê" để các hộ này không bị kiểm tra , lập biên bản vi phạm, hoặc buộc ngừng xây dựng, buộc tháo dỡ công trình.

Ngày 22/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thành Dân-Chủ tịch UBND phường Trảng Dài (TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) và 5 đối tượng cùng ngụ phường Trảng Dài là Nguyễn Bá Thanh (37 tuổi), Nguyễn Văn Vinh (44 tuổi), Nguyễn Văn Luyện (44 tuổi), Phạm Văn Tú (39 tuổi) và Trần Đình Hoài (39 tuổi) để tiếp tục điều tra về hành vi “môi giới hối lộ” và “nhận hối lộ”.

Cơ quan điều tra thi hành lệnh khám xét tại nhà đối tượng Nguyễn Bá Thanh

Trước đó, vào ngày 15/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Bá Thanh đang thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tiếp tục điều tra, Cơ quan công an đã bắt khẩn cấp các đối tượng Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Thành Dân-Chủ tịch UBND phường Trảng Dài cùng với 2 cán bộ công chức của phường này là Phạm Văn Tú và Trần Đình Hoài.

Bước đầu cơ quan điều tra xác định 3 đối tượng Thanh, Vinh và Luyện có mối quan hệ quen biết với các cá nhân là cán bộ phường Trảng Dài và các cá nhân là chủ đất có nhu cầu xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp. Thông qua các mối quan hệ quen biết này, Thanh, Vinh và Luyện đứng ra làm trung gian, nhận tiền của các cá nhân là chủ thửa đất có nhu cầu xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp.

Sau khi nhận tiền, Thanh, Vinh, Luyện đưa tiền cho các cá nhân là cán bộ phường Trảng Dài để lo thủ tục cho các hộ dân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và "bảo kê" để các hộ này không bị kiểm tra, lập biên bản vi phạm, hoặc buộc ngừng xây dựng, buộc tháo dỡ công trình.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra, xử lý các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.

 

BẠC LIÊU: TRUY TỐ 2 CỰU PHÓ CHỦ TỊCH UBND TX.GIÁ RAI

Trần Thanh Phong- tranthanhphongtn@gmail.com

https://thanhnien.vn/bac-lieu-truy-to-2-cuu-pho-chu-tich-ubnd-txgia-rai-185250523144134826.htm

2 cựu Phó chủ tịch UBND H.Giá Rai (nay là TX.Giá Rai, Bạc Liêu), bị Viện KSND tỉnh này truy tố về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan sai phạm xảy ra tại dự án Khu dân cư Nọc Nạng (H.Giá Rai, nay là P.1, TX.Giá Rai, Bạc Liêu), ngày 23.5, tin từ Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết, cơ quan này vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 7 bị can về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can bị truy tố gồm: Võ Văn Phượng (67 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TX.Giá Rai, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Bạc Liêu); Nguyễn Văn Trận (45 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TX.Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (58 tuổi, cựu Phó trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng TX.Giá Rai; Ngô Văn Hà (58 tuổi, cựu Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch TX.Giá Rai); Huỳnh Hữu Phước (72 tuổi, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và xây dựng số 8); Trần Xuân Hiền (62 tuổi, Phó giám đốc Công ty TNHH tư vấn Việt Hà); Nguyễn Việt Trung (41 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc).

Theo cáo trạng truy tố, các sai phạm liên quan quá trình đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư Nọc Nạng đã được cơ quan giám định xác định tổng giá trị thiệt hại cho nhà nước gần 42 tỉ đồng.

Dự án Khu dân cư Nọc Nạng có quy mô 11 ha. Năm 2011, Công ty TNHH Thiên Phúc trúng thầu với giá hơn 63 tỉ đồng. Mặc dù công ty này chỉ nộp cho nhà nước 7,7 tỉ đồng, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, nhưng UBND H.Giá Rai có công văn gửi UBND tỉnh Bạc Liêu xin hoãn việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và cho công ty được cấp 214 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Sau khi có 214 "sổ đỏ", trong khi hạ tầng dự án chưa được đầu tư hoàn thiện, Nguyễn Việt Trung đã chuyển nhượng, cầm cố cho nhiều cá nhân, thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, thu được khoảng 65 tỉ đồng.

Trong khi đó, Trung không đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng theo tiến độ và hợp đồng đã ký kết với UBND H.Giá Rai, gây thiệt hại cho nhà nước tổng số tiền gần 42 tỉ đồng.

Cũng theo cáo trạng, đối với hành vi sai phạm liên quan đến cấp 214 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu dân cư Nọc Nạng, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định tách vụ án hình sự để tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý sau.

 

TÀU METRO NHỔN-GA HÀ NỘI DỪNG CHẠY 1 GIỜ DO ‘BỊ NGẮT ĐIỆN’

Copyright: Nguoi Viet News, Inc.

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tau-metro-nhon-ga-ha-noi-dung-chay-1-gio-do-bi-ngat-dien/

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà chức trách xác nhận một vụ “trục trặc điện” dẫn đến việc tuyến tàu metro Nhổn-ga Hà Nội bị ngắt điện, dừng chạy một giờ vào chiều 23 Tháng Năm.

Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong, vào khoảng 2 giờ rưỡi chiều cùng ngày, tuyến metro Nhổn-ga Hà Nội bị ngắt điện tại các nhà ga Lê Đức Thọ, Đại Học Quốc Gia, Chùa Hà, Cầu Giấy.

Tuyến metro Nhổn-ga Hà Nội là một trong hai tuyến xe điện tại Hà Nội. (Hình: Hồng Quang/Tuổi Trẻ)

Sau đó, xí nghiệp vận hành tuyến metro “kích hoạt phương án điều hành và tác nghiệp kỹ thuật theo quy trình.”

Nhà thầu tuyến metro được thông báo để khắc phục vụ trục trặc, dừng chạy metro và phát loa thông báo trấn an hành khách.

Một số hành khách trên metro không có nhu cầu chờ đợi để đi tiếp đã được trả lại tiền vé.

Khoảng một giờ sau, vụ trục trặc hệ thống điện đã được khắc phục, tuyến metro chạy lại bình thường.

“Toàn bộ quá trình xử lý được thực hiện theo quy trình và nằm trong 57 kịch bản xử lý sự cố,” đại diện công ty Hà Nội Metro cho biết.

Giới chức này nói thêm rằng “sự việc phát sinh lỗi trong vận hành là điều không mong muốn” và mong muốn “nhận được sự chia sẻ, cảm thông của hành khách.”

Vụ trục trặc này xảy ra chỉ bốn ngày sau vụ hành khách đi tuyến metro Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội đang ngồi trong toa phải dùng dù che nước dột từ trần tàu chảy xuống như mưa.

Một đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội hôm 19 Tháng Năm cho thấy, nước từ phía trên trần toa tàu liên tục đổ xuống khiến hành khách phải bật dù để che, một số người khác không có dù phải đi ra khỏi toa tàu bị dột. Sự việc xảy ra trong lúc trời không có mưa.

Hành khách đi tàu metro Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội hôm 19 Tháng Năm, phải che dù, mặc dù đang ngồi trong toa tàu, do dột nước. (Hình: VietNamNet)

Tình trạng này tiếp tục tái diễn một ngày sau. Một tấm hình do báo Dân Trí đăng tải cho thấy nhân viên một số nhà ga của tuyến này phải liên tục lau sàn tàu để tránh trơn trượt.

Báo Tuổi Trẻ sau đó dẫn lời ông Khuất Việt Hùng, chủ tịch Hội Đồng Thành Viên công ty Một Thành Viên Đường Sắt Hà Nội (Hanoi Metro), cho biết đã nắm được nguyên nhân, đang mời chuyên gia và kỹ thuật của công ty để “tiến hành khắc phục.”

Theo ông Hùng, nguyên nhân ban đầu là do “trục trặc hệ thống điều khiển điều hòa [máy lạnh]” tại đoàn tàu số 1.

“Điều khiển đóng mở điều hòa không đều gây mất ổn định. Đáng ra phần thoát nước mở, thì điều hòa lại đóng nên khiến nước chảy tràn vào trong toa tàu,” ông Hùng giải thích.

Ông Hùng mong muốn người dân “hết sức chia sẻ” bởi vì đoàn tàu “đã tới giai đoạn phải trùng tu về mặt kỹ thuật” vì đã được nhập về Việt Nam từ lâu.

Trong lúc vụ tàu metro bị dột “chưa được khắc phục,” báo VNExpress hôm 23 Tháng Năm cho hay, khoảng 50 mét vuông mái nhà ga Yên Nghĩa thuộc tuyến metro Cát Linh-Hà Đông bị hư hại khiến nước mưa dội xuống, gây mất an toàn cho hành khách.

Vào sáng cùng ngày, trong cơn mưa kèm gió to, khu vực tầng hai sàn nhà ga Yên Nghĩa, quận Hà Đông, bị nước mưa chảy từ trên mái xuống, lênh láng mặt sàn.

Tại đây có hai nhân viên túc trực lau dọn liên tục.

Đại diện nhà ga cho hay một phần mái nhà ga đã bị gió thổi bay sau đợt bão Yagi hồi Tháng Chín nhưng đến nay vẫn chưa được sửa chữa. (N.H.K) [qd]

 

 


No comments:

Post a Comment