Đối Thoại Điểm Tin ngày 16 tháng 04 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Doanh nghiệp nhỏ
Trung Quốc 'chịu không nổi' thuế ông Trump
Hiểm họa từ chiến
lược chip của Trump: Mỹ sẽ chật vật để cạnh tranh với châu Á
Vì sao Việt Nam gấp
rút khai thác máy bay Trung Quốc COMAC?
Ông Tập thăm Hà
Nội: Việt Nam có xích lại gần Trung Quốc để 'chơi' Mỹ?
Thị trường Mỹ 'đóng
băng' tại hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc
Có gì đáng chú ý từ
'cuộc gặp đáng yêu' của ông Tập Cận Bình ở Việt Nam?
Ông Hồ Đức Phớc
'hoàn thành nhiệm vụ' đi Mỹ, tiếp theo là gì?
Công bố danh sách
sáp nhập: Lại đúng như lời đồn!
Tổng Bí thư, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Amanda Nguyễn:
người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ
Có phải Trung Quốc
luôn là mục tiêu thực sự trong cuộc chiến thuế quan của ông Trump?
Dự án golf Hưng Yên
của Tập đoàn Trump: Còn giá trị trong đàm phán thuế quan?
Ông Tập Cận Bình đi
Việt Nam: cơ hội giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng 'đừng quá thân mật'
Nhân viên Samsung
đứng ngồi không yên trước thuế quan Trump áp lên Việt Nam
Ông Tô Lâm yêu cầu
'phải lấy tiêu chuẩn cao nhất' về nhân sự
Ông Tập Cận Bình đi
Việt Nam: thương mại, đường sắt, Biển Đông và gì nữa?
Liệu Việt Nam có
khả năng đối mặt với trận động đất lớn 7 độ?
Hi vọng tránh thuế
Trump, Việt Nam 'sẵn sàng xử lý nghiêm hàng hóa Trung Quốc'
Các tổ chức quốc tế
muốn Việt Nam trả lời về cái chết của một lạt ma Tây Tạng
Ông Nguyễn Văn
Hiếu: nhân vật thứ 30 bị loại khỏi Trung ương Đảng khóa 13
Cựu Phó Thủ tướng
Trương Hòa Bình bị cách tất cả chức vụ, Đảng đang mạnh tay hơn?
Việt Nam chuẩn bị
khai thác máy bay Trung Quốc vào giữa tháng Tư
Cà phê Việt Nam mất
lợi thế giữa thương chiến
Mỹ và Trung Quốc
thương chiến leo thang: Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh?
Điều tra báo chí : Bắc Triều Tiên, nhà cung cấp đạn pháo hàng
đầu cho Nga
Nợ Mỹ và đô la “quật ngược” chiến lược thuế quan của Trump ?
Y tế: Thế giới có thể đối phó với đại dịch mới?
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp lực chống đòn thuế quan
của Mỹ
Thỏa thuận khoáng sản : Đàm phán giữa Mỹ và Ukraina có tiến
triển
Đại học Harvard không tuân lệnh Donald Trump, Nhà Trắng đình chỉ
trợ cấp 2,2 tỷ đôla
Phá giá đô la và tái cơ cấu nợ của Mỹ : Kế hoạch còn nguy hiểm hơn
chiến tranh thương mại
Kiểm soát đất hiếm : Đòn hiểm của Trung Quốc để trả đũa Mỹ và
khống chế châu Âu
Kinh tế gia Stephen Miran và giấc mơ Mỹ tái lập vị thế siêu cường
với « cuộc chiến thuế »
Paris : 250 năm giai thoại Công viên Bagatelle
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam kêu gọi tăng
cường quan hệ thương mại song phương
Mỹ và châu Âu lên án Nga oanh kích Sumy khiến 34 người Ukraina
thiệt mạng
Philippines nêu quan ngại về Biển Đông trong các đàm phán giữa
ASEAN-Trung Quốc về COC
Đối sách trước đòn thuế quan của Mỹ: Việt Nam trong thế khó
Đông Nam Á bị kẹt trong thương chiến “sát phạt” giữa Mỹ và Trung
Quốc
Châu Âu trước nguy cơ sóng thần mang tên “Hàng Trung Quốc”
Từ « Minecraft » đến « Arcane » : Trò chơi điện tử giúp Hollywood
bội thu
Mỹ miễn tăng thuế hải quan với các mặt hàng « công nghệ
cao » nhập từ Trung Quốc
(Bloomberg) - Trung Quốc tạm ngừng tiếp
nhận máy bay Boeing. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh chiến
tranh thương mại leo thang giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc
cũng đã yêu cầu các hãng hàng không của nước này ngừng mua mọi thiết bị hoặc
phụ tùng cho máy bay từ các công ty của Mỹ.
(AFP) -
Trump sẵn sàng tạm miễn thuế cho các hãng xe hơi. Hôm qua, 14/04/2025, tổng thống Mỹ
Donald Trump tỏ vẻ sẵn sàng nhân nhượng về mức thuế quan 25% nhắm vào các xe
hơi và phụ tùng xe hơi nhập vào Mỹ, được áp dụng từ 2 tuần qua. Sau tuyên bố
nói trên, cổ phiếu của các hãng xe hơi như Toyota, Honda, Hyundai đều tăng mạnh
trở lại. Nhưng cùng lúc đó, hôm qua Washington khởi động một cuộc điều tra có
thể mở đường cho việc áp thuế quan gắt gao đối với hàng dược phẩm và bán
dẫn.
(AFP) –
Hoa Kỳ sẽ đánh thuế cà chua Mêhicô 21 %. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hôm qua, 14/04/2025, cho biết
muốn rút khỏi thỏa thuận song phương với Mêhicô, vì « không bảo vệ
được các nhà sản xuất Hoa Kỳ » khi nhập nông sản giá rẻ từ
Mêhicô. Quyết định rút khỏi thỏa thuận, vốn cho phép miễn thuế nhập khẩu cà
chua Mêhicô, sẽ có hiệu lực từ giữa tháng Bảy và Washington có thể đánh thuế
mặt hàng này lên đến 21 %. Khoảng hơn nửa sản lượng cà chua của Mêhicô được
xuất khẩu đến Hoa Kỳ.
(Financial
Times) - Bruxelles khuyến cáo các nhà ngoại giao châu Âu hết sức đề phòng bảo
mật khi công du Mỹ. Đó là những biện pháp mà cho tới nay chỉ áp dụng cho các
chuyến công du ở Trung Quốc hay Ukraina. Cụ thể, các nhà ngoại châu Âu được yêu
cầu sử dụng loại điện thoại dùng một lần và không thể bị truy vết, cũng như sử
dụng máy tính xách tay do Ủy Ban Châu Âu cung cấp. Điện thoại cá nhân phải được
tắt và được đặt trong những túi chống gián điệp.
(AFP) –
Trung Quốc thông báo treo thưởng nếu bắt được mật vụ của Mỹ. Hôm nay, 15/04/2025, cảnh sát của Cáp
Nhĩ Tân, phía đông bắc Trung Quốc đăng lệnh truy nã 3 công dân Mỹ (Katheryn A.
Wilson, Robert J. Snelling và Stephen W. Johnson), được cho là mật vụ của Cơ
quan An ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA). Họ bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công
mạng vào Thế vận hội mùa đông châu Á, được tổ chức tại Cáp Nhĩ Tân vào tháng
Hai vừa qua, nhằm đánh cắp thông tin của các vận động viên. Chính quyền Trung
Quốc hồi đầu tháng Tư cho biết đã ghi nhận 270 000 vụ tấn công mạng từ
nước ngoài nhắm vào sự kiện thể thao.
(REUTERS)
– Philippines và Trung Quốc cáo buộc nhau có hành động nguy hiểm tại Biển Đông. Lực lượng hải cảnh Philippines cho
biết hôm qua, 14/04/2025, một tàu của Trung Quốc đã tăng tốc, chặn một tàu của
Philippines ở ngoài khơi bãi cạn Scarbough, nơi mà cả hai nước tranh chấp chủ
quyền. Manila tố cáo Bắc Kinh « trắng trợn coi thường an toàn
hàng hải ». Về vụ việc này, phía Trung Quốc hôm nay cũng cáo
buộc tàu Philippines hành động « nguy hiểm », đã tiếp cận tàu của
Trung Quốc, đi vào tuyến đường của tàu Trung Quốc, đồng thời cáo buộc
Philippines « dàn dựng một vụ va chạm giả ».
(AFP) -
Ukraina tấn công thành phố Koursk của Nga. Chính quyền thành phố Koursk của Nga
hôm nay, 15/04/2025, thông báo đã có 1 người chết và 9 người bị thương trong
một cuộc tấn công của Ukraina đêm qua. Cũng hôm qua, Matxcơva khẳng định là
quân Nga hôm Chủ nhật chỉ tấn công vào một cuộc họp của quân đội Ukraina ở
thành phố Soumy, đồng thời cáo buộc Kiev dùng thường dân làm “ bia đỡ đạn”. Vụ
oanh kích trung tâm thành phố Soumy khiến 34 người chết đã bị các nước phương
Tây cực lực lên án.
(AFP) –
Ukraina : Hai lính Trung Quốc bị bắt mong muốn được trao trả. Hôm qua, 14/04/2025, hai công dân Trung
Quốc bị bắt tại Ukraina đã có mặt trong một buổi họp báo tại Kiev, khẳng định
mong muốn được trao trả cho Nga, và Trung Quốc hỗ trợ đưa về nước, đồng thời
kêu gọi người Trung Quốc không làm theo họ. Những người lính này cho biết tham
gia vào quân đội Nga qua các tin tuyển dụng trên một số ứng dụng Trung Quốc như
Kuaishou hay Douyin, và khẳng định không có liên hệ với chính phủ Trung Quốc.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã kêu gọi tránh mọi « thao túng chính
trị » và đang « kiểm chứng các thông tin liên quan đến
công dân của mình ».
(YONHAP)
- Hàn Quốc và Hoa Kỳ tập trận chung. Hôm nay, 15/04/2025, Theo bộ Quốc
Phòng Hàn Quốc, cuộc tập trận chung bao gồm các cuộc thao dượt trên không, sử
dụng máy bay ném bom B-1B, chiến đấu cơ F-16, cũng như F-35A để khoa trương sức
mạnh với Bắc Triều Tiên. Seoul không nêu rõ địa điểm chính xác cũng như số
lượng thiết bị quân sự hay nguồn lực. Hai bên cũng đã có cuộc thao dượt chung
tương tự vào hồi tháng Hai năm nay.
(AFP) –
Khủng hoảng ngoại giao Pháp – Algérie. Hôm nay, 15/04/2025, bộ trưởng Ngoại
Giao Pháp Jean-Noël Barrot lấy làm tiếc về việc Algérie trục xuất 12 nhà ngoại
giao Pháp, và cảnh báo quyết định này « không phải không có hậu
quả ». Một ngày trước đó, chính quyền Algérie đã tuyên bố 12 nhà
ngoại giao Pháp không được « hoan nghênh » tại nước này và phải rời
khỏi Algérie trong vòng 48 giờ, để đáp trả việc Pháp bắt giữ một nhân viên
ngoại giao của nước này.
(AFP) –
Gaza : Hamas xem xét đề xuất lệnh ngừng bắn. Hôm qua, 14/04/2025, lực lượng
Hamas cho biết đang xem xét đề xuất lệnh ngừng bắn của Israel. Hôm nay, một
quan chức của lực lượng này cho biết sẽ đưa ra câu trả lời trong 48 giờ tới.
Điều kiện bao gồm việc trao trả một nửa con tin Israel mà Hamas vẫn giam giữ
trong tuần đầu tiên sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 45 ngày cũng
như việc cho phép viện trợ vào Gaza. Israel cũng yêu cầu Hamas giải giáp vũ
khí.
(AFP) )
- Hungary sửa Hiến Pháp để hạn chế quyền của giới LGBT+. Quốc Hội Hungary hôm qua,
14/04/2025, đã thông qua một tu chính án nhằm hạn chế hơn nữa quyền của giới
LGBT+ (đồng tính, chuyển giới, song tính). Cụ thể, Hiến pháp Hungary kể từ nay
chỉ công nhận giới tính nam hoặc nữ, tương tự như sắc lệnh mà tổng thống Mỹ
Donald Trump đã ký ban hành.
(AFP) -
Dân số Nhật Bản tiếp tục giảm. Theo các số liệu được công bố chính thức hôm qua, tính đến
tháng 10/2024, dân số Nhật Bản đã giảm xuống còn 123,8 triệu người, giảm đi
550.000 người. Như vậy là dân số Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 14 liên
tiếp. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1950 khi chính phủ Tokyo bắt đầu
thu thập những liệu về dân số. Tỷ lệ sinh đẻ của Nhật Bản thuộc loại thấp nhất
thế giới, kéo theo sự sụt giảm của dân số trong độ tuổi lao động, sự sụt giảm
của mức tiêu thụ và khiến các công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân
công.
(AFP) -
Pháp: Nhiều xe của nhân viên nhà tù bị đốt hoặc nhắm bắn. Tình trạng này xẩy ra trong những
ngày qua. Riêng nhà tù ở thành phố Toulon miền đông nam đã bị nhắm bắn bằng
súng tự động trong đêm qua, theo nguồn tin từ những người thân cận với bộ
trưởng Tư Pháp Gérald Darmanin hôm nay, 15/04/2025. Theo nguồn tin này, những
hành động nói trên “dường như có sự phối hợp và rõ ràng có liên hệ đến chiến
lược của bộ trưởng Tư Pháp chống các băng đảng buôn ma túy.”
(AFP) -
Sau kỷ lục về nhiệt độ cao, châu Âu cũng phải hứng chịu những trận lũ lụt mang
tính lịch sử vào năm 2024. Theo báo cáo của Viện quan sát khí hậu châu Âu Copernicus,
công bố hôm nay, 15/04/2025, gần một phần ba mạng lưới sông của châu Âu đã bị
ngập lụt vào năm 2024, được coi là một trong 10 năm ẩm ướt nhất của châu Âu từ
năm 1950. Các trận lụt đã khiến 335 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống
của 413 000 người, gây thiệt hại lên đến 18 tỷ euro. Báo cáo cũng chỉ ra
rằng chỉ khoảng một nửa các thành phố châu Âu có kế hoạch thích ứng với các
hiện tượng khí hậu cực đoan, như là nắng nóng kỷ lục hay lũ lụt.
TIN TỨC: THỨ TƯ 16.04.2025
1/ TẬP CẬN BÌNH KÊU GỌI VN HỢP TÁC CHỐNG LẠI THUẾ QUAN MỸ
Trong chuyến viếng thăm
Việt Nam, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào hôm 14/4 đã kêu gọi hai nước
cùng chống lại hành động “hù dọa” của Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thuế quan
leo thang giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Phát biểu với Tổng bí thư CSVN
Tô Lâm, họ Tập tuyên bố là hai nước phải
tăng cường mối quan hệ chiến lược để cùng chống lại hành động hù dọa và duy trì
sự ổn định của hệ thống tự do thương mại của thế giới, cũng như các chuỗi công
nghiệp và cung ứng.
Nhân dịp này, ông Tập Cận
Bình còn lên án chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ chẳng đi đến đâu, đồng thời nhấn mạnh sẽ không có ai thắng trong một cuộc chiến thương mại này.
Đáp lời họ Tập, ông Tô Lâm
tuyên bố Việt Nam luôn luôn sẵn sàng
cùng với Trung Cộng làm cho hợp tác giữa hai nước “có thực chất, cân bằng và
bền vững”.
Nhân chuyến thăm lần này,
hai nước đã ký tổng cộng 45 hiệp định hợp tác, đặc biệt là về các chuỗi cung
ứng, trí tuệ nhân tạo, tuần tra chung trên biển và đường sắt. Vào hôm qua tại
Hà Nội, ông Tập Cận Bình đã dự lễ khởi
động cơ chế hợp tác đường sắt Việt Nam
và Trung Cộng.
Trong khi đó, phát biểu với
các phóng viên tại tòa Bạch Ốc vào hôm qua 15/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho
rằng cuộc gặp giữa hai lãnh đạo VN và Trung Cộng chỉ nhằm mục đích “bòn rút” Hoa Kỳ.
2/ MỸ VÀ UKRAINE CÓ TIẾN TRIỂN VỀ THỎA THUẬN
KHOÁNG SẢN
Các cuộc đàm phán giữa
Ukraine và Hoa Kỳ nhằm đi đến một thỏa thuận về khai thác nguồn khoáng sản
chiến lược của Ukraine đã diễn ra có tính xây dựng.
Cuộc đàm phán vào hôm 11/4,
giữa Kiev và Washington, đã diễn ra
một cách bình thường, không gặp rắc rối và tất cả các bên đều tuyên bố đã thảo
luận có tính xây dựng.Cuộc đàm
phán này chỉ mang tính kỹ thuật, chủ yếu liên quan đến các vấn đề pháp lý, còn
các bảo đảm an ninh mà Kiev đòi hỏi với Washington không được đề cập đến.
3/PHILIPPINES VÀ TRUNG QUỐC CÁO BUỘC NHAU GÂY NGUY HIỂM Ở BIỂN ĐÔNG
Ngày 15/4, Trung Quốc và Philippines cáo buộc
lẫn nhau có hành động nguy hiểm tại bãi cạn Scarborough đang tranh chấp ở Biển
Đông. Tuần duyên Philippines cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đã chặn đường
tàu của họ cách bãi cạn khoảng 36 hải lý, vi phạm quy định quốc tế và đe dọa an
toàn hàng hải.
Phía Trung Quốc phản bác, nói tàu Philippines cố tình tạo ra va chạm giả, gây
nguy hiểm cho tàu và nhân viên Trung Quốc.
Căng thẳng tại Biển Đông leo thang trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố chủ quyền
gần như toàn bộ vùng biển này, nơi có giá trị thương mại hơn 3.000 tỷ USD mỗi
năm.
Cùng ngày, Philippines khai triển máy bay giám sát một tàu nghiên cứu Trung
Quốc hoạt động trái phép gần đảo Batanes, phía bắc Philippines. Tàu này bị cáo
buộc không có quyền tiến hành nghiên cứu trong vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines.
4/ HOA KỲ MUỐN CẮT GIẢM 48% NGÂN SÁCH CỦA BỘ NGOẠI GIAO
Chính phủ Donald Trump đề nghị cắt giảm 48%
ngân sách năm tới cho bộ ngoại giao Mỹ và chấm dứt việc tài trợ cho nhiều tổ chức
quốc tế như LHQ và khối NATO.
Vào hôm 14/4, Văn phòng Quản trị Ngân sách của
tòa Bạch Ốc đề nghị mức phân bổ ngân sách năm 2026 cho bộ ngoại giao Mỹ là 28 tỷ
Mỹ kim. Con số này thấp hơn ngân sách năm 2025 khoảng 27 tỷ Mỹ kim, tương đương
mức giảm lên đến 48%.
Con số này được đề cập
trong một tài liệu nội bộ được bộ ngoại giao Mỹ ban hành vào tuần trước. Đây là
mức đề nghị của văn phóng nói trên và có thể được Ngoại trưởng Marco Rubio yêu
cầu chỉnh sửa, trước khi được trình cho quốc hội Mỹ phê duyệt vào cuối tháng
này.
Năm tài khóa 2026 ở Mỹ sẽ
bắt đầu vào ngày 1/10 và kết thúc ngày 30/9 năm 2026. Đáng chú ý, con số 28 tỷ Mỹ
kim nói trên bao gồm cả ngân sách cho bộ ngoại giao và cơ quan USAID. Trong các
năm trước, USAID là một cơ quan độc lập, có ngân sách riêng biệt với bộ ngoại
giao.
Điều này cho thấy hai điều.
Thứ nhất là mức cắt giảm dành riêng cho bộ ngoại giao Mỹ có thể còn sâu hơn mức
giảm 48% được công bố. Và thứ hai là tòa Bạch Ốc chính thức xem USAID là một bộ
phận trực thuộc bộ ngoại giao.
Tài liệu trên cũng khẳng
định sẽ cắt giảm 54% ngân sách cho hoạt động viện trợ nhân đạo và 55% ngân sách
tài trợ y tế toàn cầu. Đặc biệt gần 90% ngân sách tài trợ cho các tổ chức quốc
tế sẽ bị cắt bỏ. Trong đề nghị nói trên là không chi một đồng nào cho tổ chức Liên
Hiệp Quốc, khối NATO và 20 tổ chức khác.
Các chương trình hợp tác
giáo dục và văn hóa do bộ ngoại giao quản trị, điển hình như chương trình trao
đổi học bổng Fulbright, sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Hàng chục ngàn trong tổng số
80 ngàn nhân viên của bộ ngoại giao sẽ bị sa thải, cùng với việc đóng cửa nhiều
tòa lãnh sự và cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài.
VNTB – Nhà thơ Hữu Loan và bài
thơ “Màu Tím Hoa Sim”
VNTB – Rước giặc vô nhà, đãi tiệc ăn mừng
phù phiếm xa hoa
Việt Nam thoát khỏi ngã ba đường: Đến lúc
phải thay đổi
Tại sao Bắc Kinh lại cứng rắn đáp trả
Trump?
Donald Trump sẽ sớm điện thoại cho ông Tập
mà thôi16/04/2025
Thomas L. Friedman: Tôi chưa bao giờ lo sợ
cho tương lai của đất nước mình như thế16/04/2025
Tập có khều được Hà Nội “ủ mưu” chống Mỹ
và “ngoại giao tre pheo” đã đến hồi kết?16/04/2025
Nghĩ về … nhà nước khủng bố16/04/2025
Harvard sẽ không tuân theo yêu cầu của
chính quyền Trump15/04/2025
Chủ tịch Harvard: Lời hứa của nền giáo dục
đại học Hoa Kỳ15/04/2025
Bill
Clinton và cái bóng không ngờ mang tên Donald Trump15/04/2025
Lý
do vì sao Huỳnh Thục Vy không chống Cộng nữa15/04/2025
Tản mạn
về việc đổi tên15/04/2025
Thời
sự ngày 15-4-2025: Tên gọi Sài Gòn15/04/2025
Phúc
Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 15/04/2025
Mai
Phan Lợi – Sài Gòn, cái tên chưa bao giờ chỉ là địa danh
Dương
Quốc Chính – Tản mạn về việc đổi tên
Binh
Nguyên - Sài Gòn trong mắt ai
Bùi
Chí Vinh – Trước tin Hòn ngọc Viễn Đông biến thành phường Sài Gòn ở quận 1
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 15.04.2025
Cù
Mai Công – « Theo tôi, không nên đặt tên ’’Sài Gòn’’ cho một phường »
Nguyễn
Thông - Thời sự 15.4.25: Tên gọi Sài Gòn
Hoàng
Nguyên Vũ - Đâu chỉ kẹo rau hay sữa, mà còn nhiều thứ, đặc biệt là "trà
sữa"
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Việt Nam thoát khỏi ngã ba
đường: Đến lúc phải thay đổi 16/04/2025
Tập có khều được Hà Nội “ủ mưu”
chống Mỹ và “ngoại giao tre pheo” đã đến hồi kết? 16/04/2025
Đường hòa giải còn ngổn ngang
vỏ đạn 16/04/2025
Có gì đáng chú ý từ ‘cuộc gặp
đáng yêu’ của ông Tập Cận Bình ở Việt Nam? 16/04/2025
Tận dụng sự “xung đột” Hoa Kỳ,
Trung Quốc 16/04/2025
Cần ưu tiên giữ lại những địa
danh lâu đời 16/04/2025
Đối sách trước đòn thuế quan
của Mỹ: Việt Nam trong thế khó 15/04/2025
Dân đang cần gì thêm nữa ở một
Hội nghị Trung ương? 15/04/2025
Tập Cận Bình phát động cuộc
chiến phe phái để sinh tồn 15/04/2025
Suy nghĩ về tên gọi các tỉnh
mới 14/04/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
ĐẠI ÚY CÔNG AN XÃ HY
SINH KHI TRUY BẮT ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TRÁI PHÉP
Cảnh
Kỳ
TPO
- Ngày 15/4, Ban Thường vụ, Ban Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang đã đến viếng Đại
úy Nguyễn Văn Kha (cán bộ Công an xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy), đã hy sinh
trong lúc bắt đối tượng sử dụng ghe cào điện để đánh bắt thủy sản trái phép.
Theo điều tra ban đầu,
tối 14/4, Công an xã Vĩnh Tường tiếp nhận tin báo có đối
tượng sử dụng ghe cào điện đánh bắt thủy sản trái phép trên kênh xáng Nàng Mau, đoạn qua địa
bàn. Công an xã Vĩnh Tường chia 2 tổ sử dụng vỏ lãi tuần tra trên sông.
Khoảng 21 giờ cùng
ngày, tổ của Đại úy Nguyễn Văn Kha và hai thành viên lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tới đoạn kênh qua ấp Vĩnh Thuận,
phát hiện 2 đối tượng đang dùng ghe cào dùng có kết nối điện đánh bắt thủy sản
trái phép, nên ra hiệu dừng phương tiện để kiểm tra.
Tuy nhiên, hai đối
tượng không chấp hành, không ngắt nguồn điện mà tăng ga bỏ chạy, đâm vào phương
tiện của công an, làm Đại úy Kha rơi xuống sông mất tích.
Nhận tin báo, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giangchỉ đạo lực lượng tìm kiếm và tìm được thi thể
Đại úy Kha khoảng hơn một giờ sau. Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm
tử thi, bước đầu xác định Đại úy Nguyễn Văn Kha bị điện giật dẫn đến hy sinh.
Ngày 15/4, Đại tá
Huỳnh Việt Hòa - Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang cùng Ban Thường vụ, Ban Giám
đốc Công an tỉnh đến viếng Đại úy Nguyễn Văn Kha thăm hỏi, động viên, chia buồn
cùng gia đình.
Công an tỉnh Hậu Giang
đã báo cáo và thực hiện các thủ tục gửi Bộ Công an để thực hiện chế độ chính sách đối với Đại úy Kha.
Hai đối tượng
dùng ghe cào điện đánh bắt thủy sản trái phép gây ra vụ việc trên được xác
định gồm: Lâm Quốc Khánh (SN 1995) và Trần Thanh Ái (SN 2003), cùng trú huyện
Giồng Riềng, Kiên Giang. Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hậu Giang đang tiến hành
củng cố hồ sơ xử lý.
VỤ GẦN 600 LOẠI SỮA
GIẢ: CƠ QUAN QUẢN LÝ 'ĐÁ BÓNG TRÁCH NHIỆM'?
Thanh Hiếu
https://tienphong.vn/vu-gan-600-loai-sua-gia-co-quan-quan-ly-da-bong-trach-nhiem-post1733882.tpo
TPO
- Gần 600 loại sữa giả được bày bán công khai trên thị trường trong suốt 4 năm
qua đang đặt nhiều dấu hỏi về những lỗ hổng trong công tác quản lý thị trường
và an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là nhiều đơn vị “gác cửa” trong lĩnh vực
này tỏ ra không liên quan vụ việc, thậm chí đổ… trách nhiệm cho
nhau.
“Con voi” chui lọt lỗ
kim
Theo Cơ quan cảnh sát
điều tra - Bộ Công an, từ tháng 8/2021 đến nay, Công ty Cổ phần Dược quốc
tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng
Hacofood Group đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại gồm sữa dành cho những người bị tiểu
đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng, phụ nữ có thai và bán qua kênh
thương mại điện tử, các cửa hàng nhỏ lẻ và mạng xã hội.
Các sản phẩm này được
quảng cáo đạt chuẩn chất lượng quốc tế, gồm có các thành phần như chiết xuất tổ
yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó... và được bày bán rộng rãi
trên nhiều địa phương. Tuy nhiên, theo xác định của cơ quan chức năng trong sữa hoàn
toàn không có những chất này.
Với thủ đoạn tinh vi,
các đối tượng trong đường dây đã lừa người tiêu dùng bằng bao bì bắt mắt, quảng
cáo sai sự thật và bán với mức giá cạnh tranh đã khiến không ít gia đình, đặc
biệt là những gia đình có trẻ nhỏ trở thành nạn nhân.
Vụ việc này không chỉ
gây hoang mang với người tiêu dùng mà còn đặt ra dấu hỏi lớn trong công
tác quản lý thị trường và giám sát an toàn thực phẩm (ATTP),
bởi 4 năm qua hàng trăm nghìn sản phẩm giả, chất lượng kém đã trót lọt đến tay
người tiêu dùng.
Trao đổi với PV Tiền
Phong, bà Trần Việt Nga - Cục trưởng An toàn thực phẩm, Bộ Y tế - cho biết,
quản lý an toàn thực phẩm hiện được quy định tại Luật ATTP, với sự quản lý của
các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, UBND các cấp.
Theo Nghị định 15/2018
(Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP), đa số các thực phẩm đều
được đơn vị sản xuất tự công bố và có 4 nhóm cần kiểm soát chặt hơn phải đăng
ký bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa
ra lưu thông trên thị trường, gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh
dưỡng dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và
sản phẩm đã được công bố là mới về công dụng, thành phần hoặc chưa được cấp
phép lưu hành tại Việt Nam.
Đối chiếu quy định,
UBND cấp tỉnh là đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp
giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với
các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
“Đối với sữa chế biến
thường, hiện UBND cấp tỉnh giao cho sở Công Thương quản lý; còn sữa bổ sung
giao cho sở Y tế. Với việc đã phân cấp về cho địa phương, Cục ATTP hiện chỉ
tiếp nhận công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Do đó, nếu xảy ra vi
phạm, các địa phương phải chịu trách nhiệm và xử lý”, bà Nga nói.
Khi được hỏi về trách
nhiệm trong công tác hậu kiểm, lãnh đạo Cục ATTP cho hay: Với vai trò là thường
trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, Bộ Y tế hằng năm chỉ xây dựng và ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm làm cơ sở cho các bộ ngành và địa phương; phối hợp liên ngành
để xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
Riêng đối với vụ sản
xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn
TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị khởi tố, Cục trưởng ATTP cho biết đang phối hợp với Bộ Công an về các
vấn đề chuyên môn để cơ quan điều tra có căn cứ xử lý, truy cứu trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Không phát hiện ra vi
phạm?
Ở góc độ cơ quan quản
lý thị trường, ông Trần Hữu Linh - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong
nước, Bộ Công Thương - khẳng định, Bộ Công Thương này chỉ có trách nhiệm quản
lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, còn các sản phẩm bổ sung vi
chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng
đặc biệt hiện do Bộ Y tế quản lý.
Bộ Công Thương không được thực hiện thanh tra chuyên
ngành, kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất và cung ứng sữa
Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng
Hacofood Group mà chỉ có thể tiến hành kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Với nhiệm vụ quản lý
thị trường, ông Trần Hữu Linh cho biết trong 4 năm qua lực lượng quản lý thị
trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số
lượng hàng hóa vi phạm là hơn 58.00 hộp, 451 thùng, gần 20.400 chai/lon. Tuy nhiên,
khi được hỏi "cơ quan chức năng đã từng phát hiện vi phạm đối với nhóm
doanh nghiệp trên hay chưa?", Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị
trường trong nước lại không thông tin.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Chi cục
Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Sở Công Thương TP. Hà Nội cũng
không đi thẳng vào việc từng phát hiện vi phạm của của 2 doanh nghiệp sản xuất
sữa giả mà chỉ dẫn số liệu báo cáo chung.
Theo đó, trong 4 năm qua, lực lượng quản lý thị trường TP. Hà
Nội đã kiểm tra và xử phạt 53 vụ với tổng số tiền phạt 546 triệu đồng; tổng số
lượng hàng hóa tịch thu, tiêu hủy với mặt hàng sữa là 5.853 lon, hộp, chai… với
tổng trị giá hơn 200 triệu đồng. Con số này so với quy mô của đường dây sữa giả
2 doanh nghiệp trên không đáng kể.
Nếu không có sự làm ngơ...
Trao đổi với PV Tiền
Phong, luật sư Nguyễn Thanh Hải - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội - cho biết, ATTP là lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe của người tiêu dùng. Hiện nay, sữa dạng bột do Bộ Công Thương quản lý
và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm và
cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm này.
Nếu cơ sở sản xuất có
công suất thiết kế lớn (bột và tinh bột từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên) sẽ
do cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công Thương thực hiện công tác hậu kiểm, nếu có
công suất thiết kế nhỏ hơn sẽ do sở công thương các tỉnh hậu kiểm. Đối với các
sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
cũng tương tự.
Theo ông Hải, lỗ hổng
trong việc quản lý các mặt hàng này hiện nay nằm ở Nghị định 15/2018, theo
đó, sữa dạng bột được xếp vào danh mục thực phẩm nên quy trình sản
xuất và đưa ra thị trường kinh doanh của các sản phẩm sữa hiện nay được doanh
nghiệp tự công bố sản phẩm. Nghĩa là sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức,
cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn
về an toàn của sản phẩm đó.
“Việc trao quyền công
bố sản phẩm cho các doanh nghiệp để tạo thông thoáng trong thủ tục hành chính
nhưng ngược lại cũng xuất hiện một số trường hợp doanh nghiệp làm ăn không chân
chính, lợi dụng sự thông thoáng, làm giả, quảng cáo các sản phẩm không đúng quy
định”, luật sư Hải nói.
Tuy nhiên, vị luật sư
cho rằng với hệ thống cơ quan quản lý từ các bộ, ngành, địa phương, lực lượng
quản lý thị trường dày đặc như vậy song điều đáng lạ là đường dây sản
xuất sữa giả với giá trị hơn 500 tỷ đồng vẫn hoạt động được trong suốt 4 năm.
“Nếu không có sự làm
ngơ, buông lỏng quản lý, thậm chí tiếp tay của một bộ phận lực lượng chức năng,
những sản phẩm này liệu có tồn tại được hay không?”, luật sự đặt câu hỏi và đề
nghị ngoài các đối tượng trong đường dây, cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan
quản lý có liên quan trong vụ việc này.
Liên quan đến vụ sữa giả, ngày 15/4, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Công Thương
Hà Nội cho hay, ngành công thương chỉ quản lý các sản phẩm sữa thông thường.
Sản phẩm sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng, hoặc thực phẩm chức năng do ngành y
tế quản lý. Ngoài ra, việc hậu kiểm sữa, thực phẩm chức năng cũng là do ngành y
tế thực hiện.
Tại sao doanh nghiệp
hoạt động đã 4 năm với hàng trăm loại sữa được lưu thông trên thị trường qua
nhưng không bị phát hiện, xử lý? Trả lời câu hỏi này, đại diện Sở Công Thương
Hà Nội cho biết hiện Sở đã giao các phòng ban liên quan và Chi cục Quản lý thị
trường Hà Nội rà soát. Thông tin cụ thể như thế nào, Sở sẽ cung cấp sau.
BỊ CÁO LƯU BÌNH
NHƯỠNG, LÊ THANH VÂN SẮP HẦU TÒA PHÚC THẨM
Hoàng An
https://tienphong.vn/bi-cao-luu-binh-nhuong-le-thanh-van-sap-hau-toa-phuc-tham-post1733879.tpo
TPO
- Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt; còn bị cáo Lê Thanh Vân, kháng cáo kêu oan. Tòa án nhân dân cấp phúc
thẩm sẽ mở phiên xem xét đơn của các bị cáo vào cuối tháng 4 này.
Kháng cáo xin giảm án
và kêu oan
Dự kiến 29/4, TAND Cấp
cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của hai bị cáo Lưu
Bình Nhưỡng và
Lê Thanh Vân.
Trong đơn kháng cáo,
ông Lưu Bình Nhưỡng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Còn bị
cáo Lê Thanh Vân và bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên
viên Văn phòng Chủ tịch nước) kêu oan.
Phiên tòa phúc thẩm
được xét xử công khai tại tỉnh Thái Bình do Thẩm phán Phạm Văn Nam làm chủ tọa
phiên tòa.
Hồi tháng 1/2025, TAND
tỉnh Thái Bình tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm tù về tội “Cưỡng đoạt
tài sản” và 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với
người khác để trục lợi”. Tổng hợp hình phạt đối với 2 tội danh nêu trên là 13
năm tù.
Bị cáo Lê Thanh Vân,
bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với
người khác để trục lợi”; bị cáo Nguyễn Văn Vương, nhận án 14 năm tù về cùng tội
danh.
Trong khi đó, hai bị
cáo Phạm Minh Cường (Cường "Quắt") và Vũ Đăng Phương cũng bị tuyên án
lần lượt 7 năm và 6 năm tù vì “Cưỡng đoạt tài sản”.
Theo toà ông Nhưỡng và
ông Vân đã lợi dụng tư cách đại biểu Quốc hội để ký giấy chuyển đơn nhằm can
thiệp vào các vụ việc để nhận lợi ích vật chất và được hứa hẹn hưởng thêm các
lợi ích khác.
'Tiếp tay' cho doanh
nghiệp, giang hồ
Các sai phạm của bị
cáo diễn ra trong giai đoạn 2020-2023, liên quan đến 5 vụ việc tại Thái Bình,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh và Hà Nội. Trong đó, ông Nhưỡng liên quan đến
cả 5 vụ, còn ông Vân có liên quan đến 2 vụ.
Cụ thể, tại Thái Bình,
với vai trò đại biểu Quốc hội khóa 14 và Phó ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, ông Nhưỡng đã giúp Cường "quắt" cưỡng đoạt tài sản của một
doanh nghiệp khai thác cát. Đổi lại, Cường đã bán cho vợ chồng ông Nhưỡng 30ha
bãi Triều trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng với giá 900 triệu đồng.
Ngày 4/9/2021, Cường
tiếp tục nhờ ông Nhưỡng can thiệp khi bị nhóm của Dũng "chiến" quấy
rối trong việc "bảo kê".
Từ tháng 10/2021 -
7/2022, Cường tiếp tục cưỡng đoạt 4,9 tỷ đồng từ Công ty Sao Đỏ với sự hỗ trợ
của ông Nhưỡng.
Tại Hải Phòng, trong
tháng 12/2020 và tháng 5/2021, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã lợi dụng danh nghĩa
đại biểu Quốc hội để ký các văn bản can thiệp vào công việc của lãnh đạo UBND
Hải Phòng, Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát và Giám đốc Công an Hải Phòng nhằm
giải quyết vụ việc có lợi cho anh Thao, người làm cho Cường. Qua đó, ông Nhưỡng
đã nhận một bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và được hứa sẽ được hưởng lợi
từ một lô đất trị giá 160 triệu đồng.
Còn tại Bắc Ninh,
tháng 3/2021, ông Nhưỡng can thiệp để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện
Dự án Quế Võ 3. Đổi lại, cựu đại biểu đã nhận 300.000 USD (khoảng 6,9 tỷ đồng)
lợi nhuận.
Trước đó, năm 2019,
ông Nhưỡng đã dùng tư cách đại biểu Quốc hội để ký hai văn bản yêu cầu UBND
tỉnh Quảng Ninh cho phép Công ty Hạ Long tiếp tục thực hiện dự án 36 ha. Sau
đó, ông Nhưỡng đã nhận một lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng và dự định hưởng lợi từ
1.000 m² đất trị giá 1,9 tỷ đồng.
Đối với ông Lê Thanh
Vân, từ tháng 8/2020 - 11/2023, ông bị cáo buộc đã lợi dụng danh nghĩa đại biểu
Quốc hội khóa 14 và 15, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội
để ký bốn văn bản can thiệp cho Công ty Hạ Long thực hiện dự án 36ha. Ông Vân
bị cáo buộc đã nhận một lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng và dự định hưởng lợi từ
1.000 m² đất khác, trị giá khoảng 1,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, bị cáo
Nguyễn Văn Vương, đã gặp ông Nhưỡng và ông Vân để nhờ can thiệp cho Công ty Hạ
Long và được nhận 3,3 tỷ đồng, 10% đất của dự án 36ha (tương đương 15.349 m²);
về phần đất nhận, Vương hứa sẽ tặng ông Nhưỡng và ông Vân mỗi người một lô đất
1.000 m² trị giá khoảng 1,9 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát cho rằng
trong vụ việc này, Vương dự tính trục lợi từ 13.349 m² đất trị giá hơn 26 tỷ
đồng.
Ngoài vụ việc đã nêu,
ông Nhưỡng và ông Vân còn bị quy kết giúp Công ty Trường Sinh được cấp phép
khai thác dự án tại Quảng Ninh. Ông Nhưỡng được hưởng lợi 210 triệu đồng, còn
ông Vân nhận 60 triệu đồng.
Tại phiên tòa, ông
Nhưỡng đã thừa nhận hành vi nhận tiền là sai lầm, xin được lượng thứ; còn ông
Vân phủ nhận hầu hết các cáo buộc.
HOANG MANG KHI PHÁT
HIỆN NUÔI CON BẰNG SỮA GIẢ
Phan
Dương
https://vnexpress.net/hoang-mang-khi-phat-hien-nuoi-con-bang-sua-gia-4873751.html
Khi danh sách 573 loại sữa giả bị phanh phui, chị Hoàng Thu
Liên, 33 tuổi, chết lặng vì thấy có loại sữa con đang uống mỗi ngày.
"Cả đêm
tôi mất ngủ, nhìn con mà xót xa, tự trách mình", chị Liên, ở Tứ Kỳ, Hải
Dương chia sẻ. "Giận nhất là những ngày con ốm, chỉ ăn được vài thìa sữa
nhưng giờ phát hiện là sữa giả, gần như không có chất".
Con trai chị
Liên dùng sữa ngoài từ khi 18 tháng, đến nay đã gần hai năm, mỗi ngày hai cữ.
Sau nhiều lần đổi các hãng khác nhau, cậu bé chịu uống loại PC100 có nắp in nổi
chữ "Rance Pharma", vừa bị Bộ Công an xác định là giả.
Con chị đã
uống hơn 30 hộp sữa này, mỗi hộp giá 460.000 đồng.
Tại Văn Chấn, Yên Bái, vợ chồng anh Thái Nguyễn, 36 tuổi cũng
bàng hoàng khi biết con mình uống phải sữa giả hơn một năm qua. Hai con anh học
lớp 5 và 7, thấp còi hơn so với các bạn nên được bố mẹ bổ sung thêm sữa công thức với hy vọng tuổi dậy thì có thể phát triển tốt nhất.
Chị Hà (vợ anh) chọn sản phẩm Morkid, sau khi được quảng cáo
"dành cho trẻ từ 1 đến 15 tuổi, kén ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng" và
chủ cửa hàng gần nhà tư vấn tận tình. "Họ bảo con cháu họ cũng uống, lại
là hàng xóm nên mình tin", chị Hà nói.
Hộp sữa 900 gram chị Hà mua với giá 490.000 đồng có cùng một
nguồn gốc với sản phẩm chị Liên đã mua, thuộc công ty Rance Pharma. Theo đánh
giá của người mua, các loại sữa này không rẻ, có bao bì bắt mắt, kèm những lời
quảng cáo như chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo... phù hợp cho trẻ nhỏ, người
tiểu đường, phụ nữ mang thai.
Chúng nằm trong đường dây làm giả với quy mô phủ sóng cả nước,
đã tồn tại suốt bốn năm. Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can, trong đó có Vũ Mạnh
Cường và Hoàng Mạnh Hà, giám đốc và cổ đông sáng lập Công ty Rance Pharma và
Hacofood Group. Các sản phẩm của hai công ty này quảng cáo dành cho nhiều đối
tượng khác nhau nhưng đều dùng chung công thức, nguyên liệu.
Tại cơ quan điều tra, nhóm này khai tất cả thông tin, hàm lượng
dinh dưỡng để sản xuất sữa bột đều không được kiểm tra. Doanh nghiệp gần như
không kiểm nghiệm thực tế toàn bộ dưỡng chất trong sữa.
Đáng nói, trong suốt thời gian hoạt động, các doanh nghiệp này
vẫn vận hành với hồ sơ giấy tờ đầy đủ, đạt chứng nhận FDA của Mỹ, xướng tên các
giải thưởng uy tín hàng năm. Họ thuê người nổi tiếng và bác sĩ xuất hiện trong hàng loạt video trên
mạng, góp phần tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc
gia, sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phổ
biến, đặc biệt với trẻ nhỏ. Sữa giả không bảo đảm cung cấp đủ năng lượng,
vitamin và khoáng chất gây nguy cơ cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến
các giai đoạn phát triển đối với trẻ. Với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thiếu hụt
dưỡng chất thiết yếu hoặc sống phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ sữa, hậu quả
còn nghiêm trọng hơn.
Sữa giả dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc và chất phụ gia
không được kiểm soát gây nhiều rủi ro cho người dùng như dị ứng, ngộ độc cấp
tính, rối loạn tiêu hóa. Về lâu dài, cơ thể tích lũy kim loại nặng, chất độc,
ảnh hưởng nội tiết và phát triển thần kinh, nhất là ở trẻ em.
Bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học Ứng dụng Việt Nam, bổ
sung thêm: "Người tiêu dùng lầm tưởng về hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao
bì sữa giả nên không bổ sung từ các nguồn thực phẩm khác".
Chuyên gia dinh dưỡng Phan Thái Tân, tốt nghiệp Đại học Y Dược
TP HCM và Học viện Dinh dưỡng tích hợp IIN (Mỹ) cho biết, những loại sữa giả,
sữa kém chất lượng này không chen được vào siêu thị lớn, chúng tấn công các thị
trấn, vùng nông thôn, phòng khám, hội chợ, bệnh viện.
Ba ngày qua, ông Tân nhận hàng trăm tin nhắn bày tỏ sự lo lắng
vì dùng phải sữa giả. Có người mẹ ở Cần Thơ nói con họ sinh non, thiếu tháng
uống phải sữa giả. Có những người con cho biết mua phải sữa giả cho bố mẹ ốm
bệnh theo đơn kê từ bác sĩ. Nhiều người già khác bất chấp con cái khuyên nhủ
vẫn tin dùng các sản phẩm sữa bị thổi phồng qua quảng cáo, hội thảo, hay từ
người quen.
"Tất cả đều có chung một câu hỏi: Đã uống suốt phải sữa giả
một thời gian dài, giờ phải làm sao?'", ông Tân nói.
Theo chuyên gia dinh dưỡng này, sữa giả không cung cấp đủ năng
lượng, vitamin, khoáng chất như công bố và còn có thể chứa phụ gia không kiểm
soát, gây tiêu chảy, dị ứng và rối loạn tiêu hóa. Dùng lâu dài, người bệnh và
trẻ nhỏ có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phát triển
thể chất và trí não.
Rất khó để xác định sữa thật hay giả bằng mắt thường. Để tự bảo
vệ mình, chuyên gia Phan Thái Tân khuyên nên chọn các thương hiệu sữa nổi
tiếng, lâu năm trên thị trường; nên mua tại siêu thị, cửa hàng lớn; tránh mua
tại tạp hóa, các hội thảo hay truyền miệng. Nếu giá thấp hơn kèm nhiều khuyến
mãi nên đặt câu hỏi.
Ngay sau khi biết con uống phải sữa giả, chị Thu Liên giữ lại
toàn bộ vỏ hộp làm bằng chứng, hy vọng được bồi thường hay ít nhất được ai đó
đứng ra xin lỗi. "Điều tôi thực sự muốn biết là suốt một năm qua, con tôi
đã nạp vào người những gì?", chị nói.
"Tôi từng lục tung các trang mạng, đọc từng dòng đánh giá,
so sánh bảng thành phần từng loại sữa", chị nói. "Cuối cùng chọn phải
sữa giả, thành phần chưa đến 70% tiêu chuẩn đăng ký".
Người đàn ông phân trần gia đình không bị hấp dẫn bởi khuyến mãi
hay quà tặng, bởi giá sản phẩm tới nửa triệu đồng. Sau khi phát hiện sữa giả,
họ đã nói chuyện với người bán hàng nhưng không nhận được câu trả lời thỏa
đáng.
"Chúng tôi chỉ mong những sản phẩm như vậy bị loại bỏ khỏi
thị trường vĩnh viễn để không đứa trẻ nào uống phải nữa", anh Thái nói.
HỘI NHÓM MẠI DÂM 'LAN
QUẾ PHƯỜNG' TẬP HỢP 300 CÔ GÁI BỊ TRIỆT PHÁ
Nguyễn
Đông
https://vnexpress.net/duong-day-mai-dam-lan-que-phuong-tap-hop-300-co-gai-bi-phat-hien-4874534.html
Đà NẵngNguyễn Trương Anh Tuấn bị cáo buộc cầm đầu
đường dây quy tụ hơn 300 gái bán dâm trong "hệ sinh thái Lan Quế
Phường", mỗi lượt phục vụ 500.000-2 triệu đồng.
Sáng 16/4,
Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt Nguyễn Trương Anh Tuấn, 40 tuổi, - nghi phạm
cầm đầu đường dây môi giới mại dâm quy mô lớn hoạt động thông qua mạng xã hội
Telegram.
Theo công
an, bằng cách sử dụng Telegram, Tuấn đã xây dựng một "hệ sinh thái"
mại dâm tinh vi với hàng loạt hội nhóm kín như "Lan Quế Phường Đà
Nẵng", "Lan Quế Phường trò chuyện", "List hot Lan Quế
Phường", "Chợ tình Đà Nẵng"... Các nhóm này đăng tải hình ảnh,
thông tin gái bán dâm nhằm chào mời và tương tác với khách, biến những hội nhóm
này thành "chợ ảo" hoạt động sôi động.
Đường dây quy tụ hơn 300 gái bán dâm. Tuấn thu phí quản lý mỗi
người 500.000 đến 2 triệu đồng/tháng. Mỗi lượt bán dâm giá từ 500.000 đồng đến
5 triệu đồng.
Công an ước tính từ năm 2022 đến nay, số tiền giao dịch phát
sinh qua các nhóm liên quan đến "Lan Quế Phường" lên đến hàng chục tỷ
đồng. Tất cả hình ảnh được sử dụng trong các nhóm đều do gái bán dâm tự cung
cấp nhằm thu hút khách.
Tuấn khai đã điều hành nhóm Telegram "Lan Quế Phường"
từ năm 2022 đến nay, với tổng cộng 14.611 thành viên.
Vụ án đang tiếp tục được mở rộng.
BẮT 'NỮ QUÁI' LỪA CHẠY ÁN, CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
https://lifestyle.znews.vn/bat-nu-quai-lua-chay-an-chiem-doat-tai-san-post1546097.html
Đặng Thị Hải Yến "nổ" sẽ lo cho anh
N.V.V. chuyển từ tù giam sang tù treo, qua đó nhận của anh này hàng trăm triệu
đồng để tiêu xài cá nhân.
Ngày 15/4, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh
Quảng Nam thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đặng Thị Hải Yến (55
tuổi, trú thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) để điều tra về hành
vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo hồ sơ vụ việc, tháng 1/2024, Đặng Thị Hải
Yến không có thẩm quyền xét xử, can thiệp việc xét xử của Tòa án đối với vụ án
do anh N.V.V (trú huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thực hiện, nhưng Yến đã đưa
ra thông tin gian dối về việc lo sẽ cho anh N.V.V chuyển từ tù giam sang tù
treo.
Anh V. tin tưởng và giao cho Yến số tiền 256
triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Yến không tác động bất kỳ ai, không giao tiền
cho ai để xin "chạy án" cho anh V mà chiếm giữ tiêu xài cá nhân.
Hiện, Phòng Cảnh sát Hình sự tiếp tục củng cố
hồ sơ, xử lý đối tượng Đặng Thị Hải Yến.
Cách đây gần 2 tháng, Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Sơn La thi hành lệnh bắt giam 3 người phụ nữ về hành vi Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Những người này gồm: Nguyễn Khánh Hòa (50 tuổi, trú
phường Đoàn Kết, TP Lai Châu), Nguyễn Thị Đan May (50 tuổi, trú quận Hoàng Mai,
Hà Nội) và Vương Thị Hằng (46 tuổi, trú Quốc Oai, Hà Nội).
Ba "nữ quái" này đã chiếm đoạt
gần 1 tỷ đồng từ việc "nổ" có nhiều mối quan hệ và có thể
"chạy án" cho anh M. (28 tuổi, trú tỉnh Thái Bình), người bị Công an
phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội bắt về hành vi Tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy.
LẬP CÔNG TY VÀ TRANG
MẠNG QUẢNG CÁO LỪA TIỀN CỦA NGƯỜI MUỐN CẤP “SỔ ĐỎ”
https://www.anninhthudo.vn/lap-cong-ty-va-trang-mang-quang-cao-lua-tien-cua-nguoi-muon-cap-so-do-post609067.antd
ANTD.VN - Lập trang fanpage “làm sổ đỏ nhà
đất” và “bất động sản tại Ba Vì”, Giang cùng đồng bọn tạo dựng niềm tin với
nhiều người để qua đó chiếm đoạt tiền của họ.
Ngày 15-4,Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử và
tuyên phạt phạt bị cáo Nguyễn Danh Giang (sinh năm 1986, trú ở xã Yên Bài,
huyện Ba Vì, Hà Nội) 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Giữ vai trò
đồng phạm, Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1995, trú cùng xã Yên Bài, huyện Ba Vì)
cũng bị tuyên phạt 10 năm tù.
Quá trình xét xử được biết tháng 3-2022, do cần tiền trả nợ và
chi tiêu cá nhân nên Nguyễn Danh Giang nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của các
cá nhân bằng hình thức nhận làm các dịch vụ như cấp mới giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (QSDĐ), cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất và tách thửa, hợp thửa.
Thực hiện hành vi phạm tội, Giang tạo lập trang fanpage “làm sổ
đỏ nhà đất” và “bất động sản tại Ba Vì” trên mạng xã hội Facebook. Bị cáo thuê
Nguyễn Văn Nam đăng tải các bài viết, thông tin quảng cáo để tìm kiếm khách
hàng và cam kết chia cho đồng phạm 10% số tiền thu được từ mỗi hợp đồng được ký
kết.
Bị cáo Giang còn thành lập Công ty Tây Thành và giữ chức Chủ
tịch HĐQT, còn Nam làm Giám đốc, đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Công ty
này đăng ký hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản.
Khi khách hàng đến công ty, Giang hoặc Nam sẽ trực tiếp tư vấn,
thỏa thuận, giao dịch đặt cọc và ký kết hợp đồng dịch vụ. Sau khi nhận tiền,
Giang chỉ đạo nhân viên đến thửa đất của khách để tiến hành đo đạc nhằm tạo
lòng tin cho khách hàng. Thực tế, Giang không thực hiện các thủ tục như hứa hẹn
mà chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Đến đầu tháng 7-2023, do không muốn hợp tác nên Nam giữ con dấu
Công ty Tây Thành. Do đó, Giang thành lập pháp nhân mới là Công ty TNHH Đầu tư
Giang Sơn Miền Bắc.
Cơ quan điều tra xác định, từ ngày 27-8-2022 đến tháng 7-2023,
Giang và Nam chiếm đoạt tiền của 5 bị hại số tiền hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra,
Giang còn chiếm đoạt của 20 bị hại khác số tiền hơn 1,7 tỷ đồng. Tổng số tiền
Giang đã chiếm đoạt của 25 bị hại là 2,8 tỷ đồng.
Trong các nạn nhân có anh Phạm Bá A. bị chiếm đoạt hơn 300 triệu
đồng. Theo đó, anh A. có nhu cầu làm “sổ đỏ” cho 5 thửa đất khai hoang thuộc
địa bàn huyện Ba Vì nên tìm kiếm thông tin và thấy bài quảng cáo trên nhóm bất
động sản Ba Vì.
Sau khi liên hệ, anh này được Nam hẹn gặp tại văn phòng “café
bất động sản” và có Giang. Tại đây, Giang giới thiệu bản thân quen biết với
Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội và nhiều lãnh đạo UBND huyện Ba Vì
nên có thể làm nhanh thủ tục cấp “sổ đỏ”, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách
bìa, tách thửa với chi phi rẻ. Tin tưởng nên anh này chuyển cho Giang 360 triệu
đồng và bị bộ đôi lừa đảo chiếm đoạt.
NHÓM CỰU LÃNH ĐẠO, CÁN
BỘ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM BỊ ĐỀ NGHỊ CÁC MỨC ÁN TÙ
ANTD.VN - Xác định nhóm cựu cán bộ lãnh đạo
của Tổng công ty Chè Việt Nam có những sai phạm dẫn tới 3 khu đất về tay tư
nhân, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị phạt tù nhóm bị cáo này, đồng thời thu hồi
bất động sản cho Nhà nước.
Chiều 15-4, phiên tòa xét xử nhóm cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng công
ty Chè Việt Nam chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện KSND TP Hà Nội nêu
quan điểm về vụ án và đề nghị mức án đối với 8 bị cáo.
Theo kiểm sát viên, các bị cáo nguyên là cựu cán bộ, lãnh đạo
của Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea) nhưng có hành vi vi phạm pháp luật dẫn
tới việc 3 khu đất từng thuộc Vinatea tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM rơi “vào
tay” tư nhân với giá rẻ. Trong đó, 7 bị cáo phạm vào tội “Vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng
Giám đốc) từ 11 - 12 năm tù; Vũ Ngọc Tự (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên) từ 7
- 8 năm tù; Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh và Trần Thị Hoa (cùng là cựu thành
viên Hội đồng thành viên) bị đề nghị mức án từ 3 năm 6 tháng tù đến 5 năm tù.
Bị cáo Bành Thương Trí (cựu Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty Chè
- tại TP. HCM) bị đề nghị tuyên phạt từ 7 - 8 năm tù; Đặng Văn Tới (cựu Kế toán
trưởng) bị đề nghị từ 8 - 9 năm tù. Liên quan, bị cáo Trần Hồng Điệp (cựu Kiểm
soát viên) bị đề nghị từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng”.
Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát cho rằng Tòa án cần tuyên
thu hồi 3 mảnh đất trong vụ án cho Nhà nước quản lý.
Cụ thể, nhà đất số 225, phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa cần trả lại cho
UBND - TP. HCM; khu đất 1.500m2 tại phố Trần Khát Chân trả cho UBND - TP Hà
Nội, còn khu đất 11.635m2 đường Chè Hương cần trả về UBND - TP Hải Phòng.
Hồ sơ vụ án thể hiện, Vinatea vốn là doanh nghiệp Nhà nước thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ). Năm 2015, doanh nghiệp này cổ phần
hóa và 3 sai phạm trong vụ án xảy ra tại thời điểm này hoặc trước đó.
Sai phạm đầu tiên xảy ra tại nhà đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa rộng
hơn 446m2, cáo trạng thể hiện nó vốn được TP. HCM cho Công ty Chè Sài Gòn thuộc
Vinatea thuê thời hạn hằng năm.
Ngày 16-6-2015, Thủ tướng Chính phủ có quyết định cổ phần hóa
Vinatea và nêu rõ không tính khu đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa;
để Công ty Chè Sài Gòn sử dụng.
Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn và đồng phạm thống nhất
chuyển quyền sử dụng đất trong tương lai từ Công ty Chè Sài Gòn cho Công ty Sản
xuất và kinh doanh GB-Tea Việt Nam (GB-TEA).
Đồng thời, Nguyễn Thiện Toàn vay 28 tỷ đồng Công ty GB TEA để
nộp tiền thuê đất 50 năm trả tiền một lần và cam kết chuyển quyền sử dụng đất
tại số 225 cho GB TEA. Hai bên sau đó đối trừ công nợ và Công ty GB-TEA được
đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Cơ quan tố tụng xác định, những việc làm trên thực hiện sau thời
điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá trị doanh nghiệp; Vinatea đang trong
thời gian cổ phần hóa, Khu đất này có giá hơn 44,1 tỷ đồng nên việc Vinatea
“chuyển nhượng” cho Công ty GB-TEA với giá 28 tỷ đã gây thiệt hại cho Nhà nước
16,1 tỷ đồng.
Sai phạm thứ 2 là các bị cáo trong vụ án đã vi phạm quy định với
khu đất 1.500 m2 tại phố Trần Khát Chân, Hà Nội. Ban đầu, Vinatea được Nhà nước
cho thuê đất thời hạn 30 năm. Năm 1994, Vinatea ký hợp đồng liên doanh với Công
ty Mulpa Haute Counture SDN.BHD của Malaysia để xây Hotel Indochine Hà Nội tại
khu đất nói trên với vốn pháp định 4,667 triệu USD.
No comments:
Post a Comment