Thursday, April 10, 2025

Đối Thoại Điểm Tin ngày 10 tháng 04 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp


RFA

Vào ngày 15 tháng 3, chính quyền Hoa Kỳ đã chấm dứt tài trợ cho Đài Á Châu Tự Do nên hiện chúng tôi đang hoạt động với ít nhân viên hơn. Chúng tôi vẫn cung cấp tin tức cập nhật hạn chế trên trang web và nền tảng mạng xã hội của mình. Cảm ơn sự ủng hộ của quý vị.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc điêu đứng vì Mỹ đánh thuế Việt Nam

Ông Tô Lâm ứng phó thế nào trước đòn đánh thuế của ông Donald Trump? 

Mỹ hạ thuế cho Việt Nam từ 46% xuống 10%

 

BBC

Chiến tranh đã 'lột xác' ông Zelensky - nhưng giờ là lúc ông lại phải thay đổi

Trump tấn công thương mại Trung Quốc – điều gì sắp tới?

Việt Nam chuẩn bị khai thác máy bay Trung Quốc vào giữa tháng Tư

Đòn thuế của ông Trump giáng vào nỗ lực tăng trưởng GDP của Việt Nam

Cà phê Việt Nam mất lợi thế giữa thương chiến

Mỹ và Trung Quốc thương chiến leo thang: Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh?

Chính quyền Trump 'khôi phục một số chương trình viện trợ nước ngoài'

Mỹ áp thuế 104% hàng Trung Quốc, ông Trump và ông Tập ai sẽ nhượng bộ trước?

Ukraine bắt giữ hai công dân Trung Quốc chiến đấu cho Nga

Trump chơi ván bài thuế quan, đó chỉ là 'khởi đầu'

Ông Tô Lâm giảm thuế 0% 'là không đủ': Việt Nam sẽ làm gì?

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt dưới góc nhìn truyền thông và pháp lý

Việt Nam

Thuế của ông Trump thổi bay 40 tỷ USD chứng khoán Việt Nam

GDP Việt Nam quý 1 tăng 6,93%

Thứ trưởng Công Thương nói về thuế quan Mỹ: Xuất khẩu sắp tới sẽ gặp nhiều thách thức

Giá giày Nike từ Việt Nam qua Mỹ sẽ tăng?

Bộ trưởng bị nêu tên trong sai phạm thất thoát 1.200 tỷ đồng tại hai bệnh viện

Động đất 7,1 độ ở Papua New Guinea, Mỹ cảnh báo sóng thần

Kỳ vọng gì qua cuộc điện đàm giữa ông Tô Lâm với ông Trump?

Ông Trump áp thuế 46%: dập tắt tham vọng tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam?

Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bị khởi tố, truy nã

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam

Thuế mới của Trump: 'nhà đàm phán' Hồ Đức Phớc đến Mỹ có xoay chuyển được tình thế?

Đề nghị kỷ luật ông Trương Hòa Bình và màn ra mắt của tướng Nguyễn Duy Ngọc

 

RFI

Zelensky: Bắc Kinh biết có hơn 150 người Trung Quốc tham chiến tại Ukraina

Macron: Pháp có thể công nhận Nhà nước Palestine vào tháng 06/2025

Thuế « đối ứng » của Mỹ với hơn 60 nước có hiệu lực, Trung Quốc đáp trả với mức thuế 84%

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Thuế quan toàn cầu : Trump có làm tái hiện thảm họa kinh tế tương tự năm 1930 ?

Nghệ thuật chiếu sáng làm tăng vẻ đẹp của Nhà thờ Đức Bà Paris

Thuế "đối ứng" của Mỹ: Liên Âu sẽ công bố các biện pháp đáp trả đầu tuần tới

Ukraina thông báo bắt giữ hai công dân Trung Quốc chiến đấu cùng quân Nga

Từ Hitler đến Trump, vì sao kiến trúc hiện đại bị ghét bỏ ?

Bị Mỹ đánh thuế 46% : Việt Nam trả giá vì làm “sân sau” cho Trung Quốc ?

Thuế quan : Trump khai tử hệ thống toàn cầu hóa do Mỹ xây dựng

Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk : Từ dịch vụ dân sự đến tác động quân sự, chiến lược

Bị Trump dọa áp thêm mức thuế 50%, Trung Quốc tuyên bố “sẽ chống đến cùng”

Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định quân Ukraina hiện diện ở vùng Belgorod của Nga

Donald Trump quả quyết Mỹ và Iran trực tiếp đàm phán về hồ sơ hạt nhân

Trung Quốc tự tin hơn để lao vào cuộc chiến thuế quan với Mỹ

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thật sự khai diễn

Nga không bị Trump áp thuế, nhưng châu Âu mới nắm thóp trừng phạt

Trung Quốc và Nga vui mừng trước việc Mỹ "chà đạp" lên phẩm giá phương Tây

 

(AFP) – Tây Ban Nha và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương để đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ. Nhân chuyến thăm Hà Nội, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cùng với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Minh Chính hôm nay, 09/04/2025, đã ký một tuyên bố chung nhằm nâng quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược toàn diện, trong bối cảnh cả hai quốc gia đang đối phó với các mức thuế quan do Washington áp đặt. Thủ tướng Tây Ban Nha tuyên bố « chiến tranh thương mại không mang lại lợi ích cho ai, mà chỉ gây tổn hại cho tất cả các bên ».

(AFP) – Bốn ngư dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ va chạm tầu hàng Panama. Theo Trung tâm Cứu hộ Hàng hải Việt Nam (MRCC), tám ngư dân khác đã được cứu sống. Vụ va chạm xảy ngày 08/04/2025, khi tầu hàng Hosei Crown, dài 120 mét và rộng 21 mét, mang cờ hiệu Panama rời cảng Chùa Vẽ ở Hải Phòng để đến Philippines. MRCC cho biết vào thời điểm xảy ra tai nạn sương mùa dày đặc. Một cuộc điều tra đã được mở để xác định nguyên nhân vụ va chạm này.

(AFP) – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Malaysia. Bộ trưởng Thông tin Fahmi Fadzil Malaysia, hôm nay, 09/04/2025, cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Kuala Lumpur từ ngày 15-17/04/2025. Đây sẽ là chuyến thăm Malaysia đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi thủ tướng Anwar Ibrahim lên cầm quyền. Chuyến công du này của ông Tập Cận Bình nằm trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng với Mỹ.

(Reuters) – Ấn Độ thông qua kế hoạch mua 26 chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ trích dẫn nhiều nguồn tin chính phủ khẳng định Ấn Độ đã thông qua hợp đồng mua 26 chiến đấu cơ Rafale với tổng trị giá 630 tỷ ru-pi, tương đương với khoảng 6,6 tỷ euro. Bộ Quốc Phòng Ấn Độ chưa đưa ra bình luận chính thức nào. Thỏa thuận mua chiến đấu cơ của Pháp đã được đúc kết hồi tháng 7/2023 nhân chuyến thăm Pháp của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Những chiến đấu cơ này, do hãng Dassault Aviation của Pháp sản xuất, sẽ thay thế các tiêm kích Mig-29 thời Xô Viết để trang bị cho hàng không mẫu hạm mới INS Vikrant của hải quân Ấn Độ.

(RFI) – Iran : Có thể đạt thỏa thuận hạt nhân nếu Mỹ thực tâm. Nhận định được ngoại trưởng Iran Abbas đưa ra ngày 08/04/2025, trước các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran ở Oman ngày 12/04. Trước đó, trong một bài viết trên nhật báo Washington Post, ông Araghchi tuyên bố Iran sẵn sàng chào đón các công ty quốc tế và Hoa Kỳ hiện đang bị ngăn cản đầu tư vào Iran do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nguyên nhân giải thích thái độ hòa hoãn hơn của Iran có thể là tình hình kinh tế nước này ngày càng khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ, lạm phát vượt tầm kiểm soát, gây ra sự bất bình chưa từng có trong xã hội.

(AFP) – Tòa án Tối cao Israel yêu cầu lãnh đạo Shin Bet vẫn giữ nguyên chức vụ. Ngày 08/04/2025, Tòa án Tối Cao Israel yêu cầu ông Ronen Bar, lãnh đạo cơ quan An ninh Nội địa Shin Bet vẫn giữ nguyên vị trí « cho đến khi nào có quyết định mới ». Yêu cầu này được đưa ra sau một phiên điều trần dài nhằm xem xét nhiều đơn phản đối việc chính phủ bãi nhiệm ông. Trong phán quyết, tòa còn yêu cầu chính phủ có thể phỏng vấn các ứng viên kế nhiệm ông Bar nhưng  không đưa ra « bất kỳ thông báo bổ nhiệm mới » nào. Thủ tướng Netanyahu ngay lập tức có phản ứng, xem quyết định trên của Tòa án Tối cao là « lạ lùng ».

(AFP) – Nhận tài trợ của Kadhafi: Cựu tổng thống Pháp Sarkozy chỉ trích  tòa trong ngày xử cuối cùng. Hôm qua, 08/04/2025, ngày cuối cùng của ba tháng xét xử cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (2007 – 2012) về những cáo buộc « nhận tài trợ bất hợp pháp trong chiến dịch vận động tranh cử », « che giấu biển thủ công quỹ », « tham nhũng thụ động » và « liên kết tội phạm ». Trong ngày điều trần cuối cùng, Nicolas Sarkozy đã mạnh mẽ chỉ trích một « bản cáo trạng chính trị », trong một « bối cảnh đáng ghét » hàm ý đến vụ xử bà Marine Le Pen, nguyên lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN). Theo dự kiến, tòa án hình sự Paris sẽ ra phán quyết vào ngày 25/09/2025.

(AFP) – Washington thông báo đàm phán Nga – Mỹ tại Istanbul. Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua, 08/04/2025, thông báo Mỹ và Nga có cuộc đàm phán vào ngày thứ Năm 10/04/2025 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Trọng tâm của vòng đàm phán thứ 10 là tái lập một số hoạt động đại sứ của hai nước, bị giảm đáng kể từ sau cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Tammy Bruce nêu rõ các vấn đề về chính trị, an ninh và hồ sơ Ukraina không nằm trong chương trình nghị sự.

(AFP) – Ouzbékistan đạt thỏa thuận với Mỹ về khai thác khoáng sản. Theo thông cáo của bộ Đầu Tư, Công Nghiệp, và Thương Mại Ouzbékistan hôm nay, 09/04/2025, « nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khoáng sản quan trọng đã được ký kết » với các doanh nghiệp Mỹ nhân chuyến thăm Washington. Tuy nhiên, thông cáo của bộ Đầu Tư không nêu rõ tên của các doanh nghiệp Mỹ cũng như trị giá các khoản đầu tư tại quốc gia Trung Á này. Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi một cuộc họp thượng đỉnh « Liên Hiệp Châu Âu – Trung Á » ở Ouzbékistan, trong đó các lãnh đạo châu Âu và Trung Á đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô quan trọng.

(Reuters) – Trump ký sắc lệnh hỗ trợ ngành công nghiệp than. Tại lễ ký sắc lệnh trước sự hiện diện của khoảng 30 công nhân mỏ than, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 08/04/2025 tuyên bố « sẽ khôi phục một ngành công nghiệp bị bỏ rơi ». Sắc lệnh này sẽ mang lại việc làm cho thợ mỏ trong một lĩnh vực sử dụng đến khoảng 40 ngàn công nhân, thay vì 70 ngàn như cách nay 10 năm. Trong số các sắc lệnh được ký, còn có những biện pháp nhằm bảo vệ các nhà máy khai thác nhiệt điện mà theo dự kiến sẽ bị dỡ bỏ trong khuôn khổ nỗ lực giảm phát thải khí các-bon gây hiệu ứng nhà kính.

(NHK) – Tác động của việc cắt giảm tài trợ của Mỹ đối với WHO. Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Nakatani Yukiko, than phiền ngân sách của WHO cho giai đoạn 2026-2027 sẽ giảm 40% do việc chính quyền  tổng thống Trump ngừng tài trợ cho cơ quan này. Điều này khiến WHO gặp khó khăn trong việc trả lương cho khoảng 800 trong số 9.000 nhân viên trên toàn cầu. WHO đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quốc gia khác, nhưng vẫn thiếu hụt 1,8 tỷ đô la.

(AFP) – Bắc Triều Tiên : Em gái lãnh đạo Kim Jong Un chỉ trích phương Tây. Bà Kim Yo Jong, hôm qua, 08/04/2025, đã chỉ trích các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu trong việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, gọi ý tưởng này là « giấc mơ hão huyền ». Bà đưa ra bình luận trên sau khi các nhà ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ ra tuyên bố tại một cuộc họp NATO, khẳng định cam kết của họ về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Kim Yo Jong cho biết bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân đều bị Bắc Triều Tiên coi là hành động thù địch.

(AFP) – Mỹ : Tư pháp yêu cầu chính quyền khôi phục quyền tác nghiệp của AP tại Nhà Trắng. Một thẩm phán liên bang hôm qua, 08/04/2025, đã yêu cầu Nhà Trắng khôi phục quyền tác nghiệp của hãng thông tấn Associated Press (AP), vốn bị đình chỉ trong 2 tháng qua, do những bất đồng giữa AP và chính quyền tổng thống Trump, đặc biệt về tên gọi của Vịnh Mêhicô. Thẩm phán này cho rằng việc các nhà báo AP không được tác nghiệp ở Nhà Trắng là vi hiến và đi ngược lại với Tu chính án thứ nhất, bảo vệ tự do báo chí. Ông nhấn mạnh chính phủ không thể cấm cửa các nhà báo chỉ vì bất đồng quan điểm.

(AFP) – Mỹ không cho phép Trung Quốc « đe dọa » hoạt động của Kênh đào Panama. Bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth hôm qua, 08/04/2025, đã cảnh báo như trên, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác đều không được phép làm tổn hại đến sự toàn vẹn của kênh đào. Ông Hegseth đã gặp tổng thống Panama José Raúl Mulino để thảo luận về quan hệ an ninh giữa hai quốc gia. Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lâm Kiếm hôm nay đã phủ nhận những cáo buộc của Hoa Kỳ và chỉ trích Washington tấn công Bắc Kinh một cách ác ý, « làm tổn hại đến quan hệ Trung Quốc-Panama và một lần nữa để lộ bản chất tàn bạo của Hoa Kỳ ».

(AFP) – Triệt phá đường dây tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại châu Âu. Cảnh sát Ba Lan hôm nay, 09/04/2025, thông báo đã triệt phá một mạng lưới tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến quy mô lớn, trong khuôn khổ chiến dịch phối hợp với 11 quốc gia châu Âu khác. Trong chiến dịch mang tên FEVER, 166 người trên khắp châu Âu bị sa lưới pháp luật, trong đó có 98 người ở Ba Lan. Chiến dịch này có sự hỗ trợ của Europol và cảnh sát của nhiều nước quốc gia khác. Trong số những kẻ bị bắt, một số đã tham gia sản xuất và phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em, cũng như tham gia vào các hoạt động thao túng tâm lý trẻ em. 

(AFP) – NASA sắp có lãnh đạo mới là một tỷ phú ? Ngày 09/04/2025, tỷ phú Mỹ Jared Isaacman điều trần ở Thượng Viện Mỹ để được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan không gian Mỹ NASA, theo đề cử của tổng thống Donald Trump, thay thế ông Bill Nelson. Tỷ phú 41 tuổi này, một người thân cận với Elon Musk, bắt đầu được công chúng biết đến từ tháng 09/2024 khi trở thành người bình thường đầu tiên ra khỏi phi thuyền trong không gian, trong khuôn khổ chương trình Polaris Dawn thực hiện bằng phi thuyền của SpaceX. Sau thành công này, ông Jared Isaacman đã đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực không gian. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ NĂM 10.04.2025

1/ VN GIA TĂNG NHẬP CẢNG NÔNG SẢN MỸ

Để đối phó với mức thuế quan lên đến 46% của Mỹ, các công ty VN đã gia tăng mức nhập cảng hàng hóa của Mỹ, thậm chí một số sản phẩm đã được hủy bỏ thuế quan, đặc biệt là nông sản.

Mặc dù các nông sản Mỹ vẫn chưa được nhập về Việt Nam nhưng sức mua đối với các sản phẩm này bắt đầu tăng khi nhiều siêu thị chủ động giảm giá bán. Theo dự trù nức nhập cảng hàng nông sản Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Tại siêu thị Emart, khu vực trái cây tươi Mỹ được bố trí riêng biệt, với kệ gỗ trưng bày theo tầng, sản phẩm đóng khay, và tem nhãn rõ ràng. Các loại táo Mỹ như Fuji, Gala, táo xanh,  được bày bán phong phú, chiếm ưu thế so với các loại trái cây nhập cảng khác.

Nhiều sản phẩm được giảm giá mạnh mẽ, điển hình như táo Fuji Mỹ chỉ còn 68 ngàn đồng một ký, táo Gala giảm xuống còn 88 ngàn đồng một ký, cam vàng Mỹ cũng được giảm giá từ 140 ngàn đồng xuống còn 98 ngàn đồng.

Không chỉ trái cây, các loại thực phẩm đóng gói từ Mỹ như hạt óc chó, hạt dẻ, kẹo sô cô la, bánh quy... cũng được siêu thị trưng bày nổi bật, chia thành từng cụm sản phẩm theo nhóm giá rẻ. Một số sản phẩm đông lạnh như ba chỉ bò, gầu bò Mỹ, tỏi gà đông lạnh cũng được giảm giá.

Ngoài trái cây, mỗi năm Việt Nam cũng chi hàng tỷ Mỹ kim để nhập nguyên liệu thực phẩm và thức ăn gia súc, như lúa mì, đậu nành, bắp, khô dầu, đậu tương. Trong khi đây là những nguyên liệu Mỹ có lợi thế, nhưng lâu nay các công ty VN ít nhập cảng nguyên liệu này từ Mỹ.

Tuoitre

2/ HOA KỲ TẠM HOÃN ÁP DỤNG MỨC THUÊ QUAN MỚI

Hôm nay, ngày 9 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo tạm hoãn áp đặt thuế quan đối với nhiều quốc gia trong 90 ngày, đồng thời tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 125%. Quyết định này được đưa ra sau khi thị trường tài chính toàn cầu trải qua biến động mạnh do các chính sách thương mại trước đó của ông. 

Trong thông báo của mình, Tổng thống Trump cho biết việc tạm hoãn thuế quan nhằm giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Trung Cộng sẽ phải chịu mức thuế cao hơn do “thiếu tôn trọng đối với thị trường toàn cầu”. 

Phản ứng trước quyết định này, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng điểm mạnh mẽ. Chỉ số S&P 500 tăng 9,5%, Nasdaq tăng 12,2%, và Dow Jones tăng gần 3.000 điểm. Sự phục hồi này được xem là một trong những ngày giao dịch tốt nhất kể từ Thế chiến Thứ Hai. 

Mặc dù tạm hoãn thuế quan đối với nhiều quốc gia, mức thuế 10% vẫn được duy trì đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, thuế đối với thép, nhôm và xe hơi vẫn được giữ nguyên.

Quyết định này của Tổng thống Trump đã nhận được nhiều phản ứng đối nghịch nhau. Một số nhà lãnh đạo thế giới và chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại về tác dụng tiêu cực tiềm tàng đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các thị trường mới nổi. Trong khi đó, một số khác coi đây là chiến lược đàm phán của ông Trump nhằm gây áp lực lên các đối tác thương mại.

Trung Cộng đã phản ứng bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% và đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới./. 

3/ KHÔNG KÍCH CỦA ISRAEL GIẾT CHẾT 29 NGƯỜI TẠI GAZA
Một cuộc không kích của Israel đã giết chết ít nhất 29 người Palestine, bao gồm cả trẻ em, tại một ngôi nhà ở khu Shejaia, Thành phố Gaza, theo cơ quan y tế địa phương. Cuộc tấn công trúng một tòa nhà nhiều tầng, khiến hàng chục người bị thương và nhiều người còn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Một số ngôi nhà lân cận cũng bị hư hại.
Quân đội Israel tuyên bố họ nhắm vào một chỉ huy cấp cao của Hama, người chịu trách nhiệm lên kế hoạch tấn công từ Shejaja thuộc miền bắc Gaza. Và họ cũng cho biết đã có nhiều biện pháp hầu giảm thiểu thương vong dân sự trước các cuộc tấn công.
Chín người Palestine khác bị giết trong các cuộc tấn công khác cùng ngày, nâng tổng số người thiệt mạng lên 38 người. Trước đó, Israel đã yêu cầu người dân Shejaia sơ tán để chuẩn bị cho các chiến dịch quân sự.
Từ ngày 18 tháng 3, Israel tái không kích Gaza sau hai tháng ngừng bắn. Trong ba tuần, gần 1.500 người Palestine đã thiệt mạng, theo Bộ Y tế do Hamas điều hành.
Từ cuối tháng 3, Israel yêu cầu thường dân rời khỏi các khu vực biên giới Gaza để lập "vùng an ninh", làm dấy lên lo ngại về ý định tái định cư vĩnh viễn. Trong khi đó, Hamas và nhóm Thánh chiến Hồi giáo, Islamic Jihad, tiếp tục phóng tên lửa vào Israel.
Israel và Hamas đã đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc trong các cuộc đàm phán ngừng bắn. Các nước trung gian hòa giải như Qatar và Ai Cập, được Hoa Kỳ hậu thuẫn, đã tăng cường nỗ lực để lập lại hòa bình nhưng đến nay vẫn chưa thể thu hẹp khoảng cách giữa hai bên.

4/ UKRAINE TỐ CÁO CÓ ÍT NHẤT 150 CÔNG DÂN TRUNG QUỐC ĐANG THAM CHIẾN TRONG QUÂN ĐỘI NGA

Sau khi tuyên bố bắt được 2 công dân Trung Quốc trong hàng ngũ quân lính Nga, tổng thống Zelensky cho biết thêm rằng tình báo Ukraine có bằng chứng thêm ít nhất 155 công dân Trung Quốc đang tham chiến trong hàng ngũ quân đội Nga.

Thông tin từ tình báo Ukraine cho biết Nga tuyển một công dân Trung Quốc qua các trang mạng xã hội. Ukraine đang có đầy đủ thông tin cá nhân của những người này cùng với đơn vị tác chiến của Nga mà họ đang phục vụ. Tình báo Ukraine còn tiết lộ rằng các Bắc Kinh cũng biết rõ điều này. Tuy nhiên, họ đang tìm hiểu việc này có liên quan đến chính quyền Trung Quốc hay không.

Ông Zelensky cho biết thêm rằng Kyiv đang điều đình để trao trả những công dân Trung Quốc bị bắt làm tù binh trong vài ngày qua.

Ông Zelensky lên án việc Nga dùng công dân Trung Quốc trong cuộc chiến và gọi đây là “sai lầm thứ nhì” của Nga, sau sai lầm thứ nhất là Nga đã điều động hơn 11,000 quân Bắc Hàn trong cuộc chiến.

 

VNThoibao

 

THANH TRA KIẾN NGHỊ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM NHIỀU CÁN BỘ TẠI VĨNH LONG
Cảnh Kỳ

https://tienphong.vn/thanh-tra-kien-nghi-xu-ly-trach-nhiem-nhieu-can-bo-tai-vinh-long-post1732368.tpo

TPO - Thanh tra tỉnh Vĩnh Long chỉ ra nhiều sai phạm dự án Khu thương mại - dịch vụ B Vĩnh Long (nay là Khu thương mại và nhà ở liên kế), và kiến nghị xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở ngành, địa phương liên quan.

Thanh tra tỉnh Vĩnh Long vừa có kết luận thanh tra việc thực hiện dự án Khu thương mại - dịch vụ B Vĩnh Long (nay là Khu thương mại và nhà ở liên kế, tại phường 1, TP Vĩnh Long), giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 5/2024.

Dự án Khu Thương mại - dịch vụ B Vĩnh Long do DNTN Ngọc Vân làm chủ đầu tư, khởi công cuối năm 2006, đưa vào sử dụng năm 2008. Dự án qua nhiều lần đổi tên và thay đổi công năng, kéo theo nhiều vấn đề phát sinh trong công tác quản lý nhà nước về thủ tục về đất đaichuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thực hiện các quyền của người mua căn hộ, việc quản lý cấp phép xây dựng sửa chữa...

Dự án cũng phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các cá nhân có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận, cấp phép xây dựng, các hoạt động xây dựng lấn chiếm lối đi chung, lối thoát hiểm...

Qua kết quả thanh tra, Thanh tra tỉnh Vĩnh Long kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các đơn vị.

Thanh tra kiến nghị kiểm điểm, có hình thức xử lý trách nhiệm ông Roãn Ngọc Chiến - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (đã nghỉ hưu), do ký cấp 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho DNTN Ngọc Vân không đúng quy hoạch sử dụng đất; thiếu trách nhiệm, không chỉ đạo thực hiện chỉnh lý biến động vào sổ đỏ, dẫn đến nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước từ khoản nợ của DNTN Ngọc Vân.

Kiến nghị kiểm điểm ông Đoàn Thanh Bình - nguyên Giám đốc Sở Xây dựng (đã nghỉ hưu), do có những sai sót trong việc thẩm định đề xuất phương án thiết kế thông tầng Khu thương mại - dịch vụ B và nhà ở, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Kiểm điểm, có hình thức xử lý trách nhiệm ông Tăng Tỷ - nguyên Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Long do ký cấp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 10 trường hợp nhận chuyển nhượng của DNTN Ngọc Vân không đúng quy hoạch, DNTN Ngọc Vân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và cơ quan thuế đã có văn bản ngăn chặn.

Kiểm điểm rút kinh nghiệm ông Đặng Văn Lượng - Chủ tịch UBND TP Vĩnh Long do ký trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch không đúng thực tế sử dụng đất, không đúng chỉ đạo của tỉnh.

Kiểm điểm có hình thức xử lý trách nhiệm đối với bà Bùi Thanh Vân - nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (đã nghỉ hưu) và ông Nguyễn Minh Tâm - Trưởng Phòng Quản lý đất đai (hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Tài nguyên khoáng sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường), do thiếu trách nhiệm tham mưu Giám đốc Sở cấp sổ đỏ không đúng quy hoạch, không tham mưu thực hiện chỉnh lý biến động, dẫn đến nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước từ khoản nợ của DNTN Ngọc Vân.

Kiểm điểm trách nhiệm ông Lê Thanh Hiệp - Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng Đăng ký đất đai, do ký cấp 37 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và 17 giấy chứng nhận nhà ở loại căn hộ riêng lẻ; kiểm điểm có hình thức xử lý trách nhiệm bà Nguyễn Thị Ngọc Như - chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai do là người kiểm tra và tham mưu.

Thanh tra cũng kiến nghị giao Chủ tịch UBND TP Vĩnh Long tổ chức kiểm điểm trách nhiệm ông Hồ Văn Tiếp - nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, do đã tham mưu trình Chủ tịch UBND thành phố cấp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 10 trường hợp nhận chuyển nhượng không đúng quy hoạch.

Kiểm điểm trách nhiệm ông Hà Chí Tâm - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vĩnh Long, do đã tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ký trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch không đúng quyết định giao đất và không đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Kiểm điểm rút kinh nghiệm ông Lê Hoài Vương - nguyên Chủ tịch UBND phường 1 (hiện là Chủ tịch UBND phường 8); bà Huỳnh Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch UBND phường 1; bà Nguyễn Huỳnh Mai - nguyên Phó Chủ tịch UBND phường 1 (hiện là Phó Chủ tịch UBND phường 9); kiểm điểm có hình xử lý trách nhiệm ông Nguyễn Thanh Phương - công chức địa chính, xây dựng phường 1 (hiện là công chức phường Tân Ngãi). Đây là những người ký xác nhận vào biên bản xác minh đo đạc, góp phần hoàn thiện thủ tục cho việc cấp 17 giấy chứng nhận nhà ở không đúng quy định.

Về xử lý kinh tế, Thanh tra tỉnh Vĩnh Long kiến nghị UBND tỉnh giao UBND TP. Vĩnh Long giám sát khả năng tài chính của DNTN Ngọc Vân, phối hợp cơ quan thuế kịp thời có giải pháp thu hồi số tiền hơn 31,4 tỷ đồng...

 

HAI CỰU LÃNH ĐẠO SỞ HẦU TÒA TRONG VỤ TUYỂN SINH TRÁI QUY ĐỊNH HƠN 63.000 HỌC VIÊN LÁI XE

Tân Châu

https://tienphong.vn/hai-cuu-lanh-dao-so-hau-toa-trong-vu-tuyen-sinh-trai-quy-dinh-hon-63000-hoc-vien-lai-xe-post1732197.tpo

TPO - Ông Dương Văn Đông (cựu Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai) và bà Nguyễn Thị Mộng Thu (cựu Phó giám đốc Sở LĐ TB-XH tỉnh Đồng Nai) là các bị cáo trong vụ trung tâm dạy nghề lái xe hợp thức hoá các thủ tục, điều kiện để tuyển sinh hơn 63.000 học viên, thu hơn 618 tỷ đồng học phí.

Ngày 9/4, TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử ông Hồ Đình Thái Hòa, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn (trụ sở tại Đồng Nai), và Công ty TNHH Phát triển giáo dục và dạy nghề 3T (Công ty 3T) cùng Dương Văn Đông (cựu Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai) và 8 bị cáo khác về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Chung vụ án, bà Nguyễn Thị Mộng Thu (cựu Phó giám đốc Sở LĐ TB- XH tỉnh Đồng Nai) cùng 2 bị cáo khác bị xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao công bố tại phiên tòa cho hay, Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn thuộc Công ty 3T do ông Hòa làm giám đốc, trụ sở tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Đây là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hình thức xã hội hóa, chịu sự quản lý về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Sở LĐ TB-XH tỉnh Đồng Nai, còn Sở GTVT tỉnh Đồng Nai quản lý chuyên môn đào tạo lái xe.

Ông Hòa đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng thuê xe bên ngoài; làm thủ tục đăng kiểm, hợp thức là xe của trung tâm để đủ điều kiện về ôtô tập lái. Trong 976 ôtô tập lái có tới 791 xe không đủ điều kiện.

Tại Trung tâm có 7 giáo viên lý thuyết và 31 giáo viên thực hành. Ông Hòa chỉ đạo cấp dưới tuyển dụng thêm, trong đó 1.375 giáo viên không qua tập huấn đào tạo tại trung tâm.

Ngoài ra, sân tập, phòng học của Trung tâm cũng không đủ điều kiện để đào tạo số lượng học viên đã đăng ký với Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, nhưng ông Hòa đã chỉ đạo hợp thức các điều kiện này để được phê duyệt kế hoạch đào tạo lái xe cho các học viên, thu học phí trái luật.

Từ năm 2020 đến 2023, Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận, phê duyệt cho Trung tâm đào tạo cho 63.458 học viên với tổng số tiền học phí đã thu hơn 618 tỷ đồng và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề bậc 1 cho hơn 39.000 học viên với tổng số tiền hơn 377 tỷ đồng.

Trong đó, Trung tâm trực tiếp tuyển sinh 4.156 học viên, thu hơn 39 tỷ đồng. Hơn 59.300 học viên còn lại, ông Hòa chỉ đạo hợp thức hóa điều kiện đào tạo lái xe với công ty do mình thành lập và các cá nhân bên ngoài sử dụng pháp nhân trung tâm để tuyển sinh, thu hơn 578 tỷ đồng. Số tiền này được nộp về Trung tâm hơn 119 tỷ đồng, còn lại 459 tỷ chi cho việc tự đào tạo và các cá nhân hưởng lợi trái phép.

 

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA NHIỀU TỘI DANH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CHO BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Hoàng An

https://tienphong.vn/de-nghi-bo-sung-tham-quyen-dieu-tra-nhieu-toi-danh-trong-bo-luat-hinh-su-cho-bo-doi-bien-phong-post1732048.tpo

TPO - Trong văn bản phúc đáp dự thảo dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung thẩm quyền điều tra cho Bộ đội Biên phòng đối với một số tội danh của Bộ luật Hình sự.

Lý do giữ nguyên mô hình cơ quan điều tra trong quân đội

Bộ Quốc phòng đã có văn bản phúc đáp Bộ Công an về việc đề nghị góp ý kiến hồ sơ dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi).

Trước đó, Bộ Tư pháp công bố dự thảo dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Trong dự thảo, Bộ Công an đề xuất, xóa bỏ Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao.

Đối với cơ quan điều tra trong Quân đội Nhân dân, dự thảo tiếp tục duy trì hai hệ thống: Cơ quan An ninh điều tra (cấp Bộ Quốc phòng và quân khu) và Cơ quan Điều tra hình sự (ba cấp: Bộ Quốc phòng, quân khu, khu vực). Tuy nhiên, có điểm mới là bổ sung cơ chế để Chính phủ chủ động trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể các cơ quan điều tra cấp quân khu, khu vực không cần sửa luật tại Quốc hội như hiện nay.

Phúc đáp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cho hay, cơ bản nhất trí với bố cục, nội dung, hình thức các dự thảo văn bản hồ sơ dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Tuy nhiên, Bộ có ý kiến giữ nguyên mô hình tổ chức cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân được quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 6 dự thảo, với 3 lý do:

Thứ nhất, cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền điều tra theo thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Hiện nay, mô hình tổ chức Tòa án quân sự không thay đổi.

Thứ hai, nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan điều tra được tổ chức theo mô hình Quân đội nhân dân phù hợp với đặc thù quân đội, các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân được tổ chức tại quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn, binh chủng, Bộ Tổng Tham mưu, tổng cục...

Thứ ba, tổng kết thực tiễn mô hình tổ chức hệ thống cơ quan điều tra đang phát huy tác dụng, bảo đảm tính kế thừa qua các giai đoạn, phù hợp với quy định pháp luật của Nhà nước, đặc thù của đơn vị. Cơ quan điều tra luôn phải cơ động theo đội hình chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị để xử lý, giải quyết các vụ việc kịp thời, đúng quy định...

Bổ sung thẩm quyền điều tra một số tội danh cho Bộ đội biên phòng

Bên cạnh 3 lý do giữ nguyên mô hình tổ chức cơ quan điều tra, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật nghiên cứu không quy định nội dung: “Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực” tại khoản 3, Điều 6.

Đồng thời, sửa nội dung tại khoản 4, Điều 6 dự thảo thành: “Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể; quy định về tổ chức bộ máy, địa bàn hoạt động, con dấu, biên chế của các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân”.

Đối với quy định về cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng nêu tại khoản 1, Điều 9, Chương I, đề nghị bổ sung “Đoàn Trinh sát” là cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong Bộ đội Biên phòng.

Lý do, Đoàn Trinh sát trực thuộc Cục Trinh sát có chức năng, nhiệm vụ là đơn vị trực tiếp đấu tranh với các loại tội phạm. Việc không quy định Đoàn Trinh sát là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia.

Còn tại Điều 26, Chương V - nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng đối với các tội danh quy định tại Điều 190 (Sản xuất, buôn bán hàng cấm), Điều 191 (Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), Điều 232 (Vi phạm về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản), Điều 234 (Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã) và Điều 244 (Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm) thuộc Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị dự thảo bổ sung các chức danh Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn trưởng Đồn biên phòng đều có thẩm quyền điều tra đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255).

Lý do, theo quy định tại khoản 2, Điều 26, Chương V, chỉ có Đồn trưởng đồn Biên phòng ở vùng sâu, vùng xa (do Chính phủ quy định) mới có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu (7 ngày) đối với tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động của tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chủ yếu xảy ra tại các quán karaoke, nhà nghỉ tập trung tại các khu trung tâm, du lịch... (trên địa bàn khu vực biên giới) và là tội phạm nguồn của các loại tội phạm khác (trộm cắp, cướp...) gây ra nhiều hiểm họa, hệ lụy cho xã hội và gia đình cần phải tập trung đấu tranh.

 

LUẬT SƯ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ 'PHẠM TỘI DO LẠC HẬU’ CHO MỘT ĐỒNG PHẠM CỦA BÀ TRƯƠNG MỸ LAN
Tân Châu

https://tienphong.vn/luat-su-de-nghi-ap-dung-tinh-tiet-giam-nhe-pham-toi-do-lac-hau-cho-mot-dong-pham-cua-ba-truong-my-lan-post1731264.tpo

TPO - Bào chữa cho bị cáo Kwok Hakman Oliver, luật sư Đặng Kim Chinh đã đề nghị HĐXX xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘phạm tội do lạc hậu’ cho bị cáo này. Bởi bị cáo Oliver là người nước ngoài, đã sinh sống phần lớn cuộc đời ở nước ngoài, dẫn đến kém hiểu biết về kiến thức pháp luật Việt Nam.

Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND cấp cao tại TPHCM xét xử vụ ‘đại án’ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 diễn ra hôm qua, HĐXX đã cho các luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh tụng với quan điểm luận tội của đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM.

Đáng chú ý, tại phần bào chữa, luật sư đã đề nghị HĐXX xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘phạm tội do lạc hậu’ cho một bị cáo người nước ngoài. Cụ thể là bào chữa cho bị cáo Kwok Hakman Oliver (71 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư An Đông), luật sư Đặng Kim Chinh (Đoàn Luật sư TPHCM) đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, áp dụng tình tiết ‘phạm tội do lạc hậu’.

Theo luật sư, lạc hậu ở đây là tụt hậu, không tiếp thu kịp kiến thức pháp luật Việt Nam, đặc biệt là pháp luật chuyên ngành đặc thù liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bởi vì hành vi sai phạm trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp này đã trở thành hành vi giúp sức trong chuỗi hành vi cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà các bị cáo bị quy kết.

Luật sư Đặng Kim Chinh cũng trình bày trước HĐXX rằng, bị cáo Kwok Hakman Oliver là người nước ngoài (quốc tịch Úc), theo lý lịch trong hồ sơ vụ án, bị cáo đã sinh sống 59 năm ở nước ngoài, chỉ khi tuổi già bị cáo mới đến Việt Nam làm việc và sinh sống. Với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, môi trường kinh doanh và pháp luật giữa Việt Nam và Úc nên bị cáo bị hạn chế khả năng nhận thức về pháp luật Việt Nam. Bị cáo thực hiện hành vi giúp sức cho các bị cáo khác mà không biết đó chính là hành vi phạm tội tại Việt Nam, mặc dù nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam buộc bị cáo phải biết.

Ngay sau phần bào chữa của luật sư, HĐXX cho gọi bị cáo Kwok Hakman Oliver tới bục khai báo. Trả lời HĐXX, bị cáo Kwok Hakman Oliver đồng ý với quan điểm của luật sư Đặng Kim Chinh.

Tại phiên tòa phúc thẩm này, Kwok Hakman Oliver là bị cáo người nước ngoài duy nhất kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên hồi tháng 2/2024, HĐXX đã phạt Kwok Hakman Oliver 5 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Kwok Hakman Oliver Kwok là em rể của bị cáo Ngô Thanh Nhã (em dâu của bà Trương Mỹ Lan). Trong vụ án này, Kwok Hakman Oliver Kwok bị cáo buộc đã ký các hợp đồng hợp tác đầu tư, ký hợp đồng mua trái phiếu sơ cấp, hợp đồng vay vốn và chuyển tiền để tạo lập trái phiếu khống, là đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tài sản.

 

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE SÀI GÒN NÓI THỰC HIỆN ĐÚNG NGHỊ ĐỊNH 65

Tuyết Mai

https://tuoitre.vn/giam-doc-trung-tam-day-nghe-lai-xe-sai-gon-noi-thuc-hien-dung-nghi-dinh-65-20250409182434612.htm

Chiều 9-4, phiên tòa xét xử 13 bị cáo trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn bắt đầu xét hỏi.

Theo cáo trạng, ông Hồ Đình Thái Hòa (cựu giám đốc Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn) đã chủ mưu, chỉ đạo thực hiện việc hợp thức hóa các điều kiện về xe tập lái, giáo viên, phòng học chuyên môn, sân tập lái xe của trung tâm.

Qua đó để được Sở Giao thông vận tải và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cấp lưu lượng đào tạo, phê duyệt kế hoạch đào tạo.

Hành vi của ông Hòa đã vi phạm thông tư số 12 của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, tuyển sinh trái quy định 63.458 học viên, thu hơn 618 tỉ đồng, trong đó ông Hòa hưởng lợi 118 tỉ đồng.

Trong số 63.458 học viên, ông Hòa đã cấp chứng chỉ sơ cấp nghề bậc 1 cho 39.021 học viên. Trong 39.021 học viên này, ông Hòa đã chỉ đạo nhân viên ký hợp thức báo cáo đề nghị Sở Giao thông vận tải tổ chức thi sát hạch, cấp giấy phép cho 34.760 học viên, còn lại 4.261 học viên thi trượt chờ thi lại.

Trả lời xét hỏi đầu tiên, ông Hòa cho biết Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dưới sự quản lý về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, quản lý chuyên môn đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.

Hoạt động của trung tâm phải tuân thủ thông tư 12; nghị định 65 và nghị định 138 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Bị cáo Hòa cho rằng hoạt động giáo dục nghề nghiệp là hoạt động được xã hội hóa nên được liên kết với bên ngoài.

Về số lượng xe tập lái, ông Hòa nói ông đã liên kết với bên ngoài 976 xe, không vượt quá 50% số xe theo nghị định 65. Ông thừa nhận có làm hợp đồng mua bán xe nhưng thực tế là không mua bán, nhưng việc này xuất phát từ lý do cơ quan thuế không cho thực hiện theo hình thức hợp tác đầu tư, chứ không phải hợp thức hóa để Sở Giao thông vận tải cấp lưu lượng.

Ông cũng cho biết trung tâm có 22 phòng học, quá trình học thấy cần phải bổ sung thêm nên đã bổ sung thêm 17 phòng học. Ông cho rằng hoạt động giáo dục nghề nghiệp đôi khi cần cơ sở vật chất ở một thời điểm cao điểm nào đó, nên mới thuê phòng học để phòng hờ khi cao điểm, chứ không phải để đối phó với kiểm tra.

Về giáo viên, ở thời điểm cao điểm nhất, Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn có khoảng 1.406 giáo viên.

Giáo viên của Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn đến từ 2 nguồn. Một là họ chưa biết gì, đến Trung tâm Sài Gòn thì được tổ chức tập huấn, sau đó được Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành. Nguồn thứ hai là người đã có sẵn giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành.

Ông Hòa cho rằng trung tâm đóng bảo hiểm xã hội cho 31 giáo viên cơ hữu, còn 1.375 giáo viên còn lại đã có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành, là giáo viên thỉnh giảng.

Ông Hòa nói mình không hợp thức các điều kiện để đưa vào báo cáo, các yêu cầu về đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập thỏa mãn nghị định 65.

Chủ tọa hỏi: “Bị cáo có đọc cáo trạng, các hành vi cáo trạng mô tả có sai không?”. Ông Hòa đáp: "Bị cáo chưa khẳng định được là đúng hay sai, nhưng cách hiểu của bị cáo khác với cách hiểu của viện kiểm sát, cơ quan điều tra".

Số tiền 119 tỉ đồng khi nộp về trung tâm, ông Hòa khai dùng chi trả chi phí quản lý, cơ sở hạ tầng, mặt bằng, tiền nhân viên…

 

GIÁM ĐỐC VÀNG PHÚ CƯỜNG CHUYỂN TRÁI PHÉP 426 TRIỆU USD QUA BIÊN GIỚI

Xuân Lâm/An ninh Thủ đô

https://lifestyle.znews.vn/giam-doc-vang-phu-cuong-chuyen-trai-phep-426-trieu-usd-qua-bien-gioi-post1544087.html

Cơ quan tố tụng cáo buộc Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn ngân hàng, chuyển trái phép 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỷ đồng ra nước ngoài.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chuẩn bị xét xử Nguyễn Ngọc Phương (Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường) về các tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" và "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".

Cùng vụ án, bị can Đinh Thị Diệu Thúy (Giám đốc nhân sự Công ty Lotte P&D Việt Nam) bị cáo buộc "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" và "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Ngoài ra, 11 bị can khác bị truy tố do có các hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hoặc vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Theo cáo trạng, Nguyễn Ngọc Phương có 7 doanh nghiệp trong nước gồm: Công ty Phú Cường, Công ty Quốc tế DPC, Công ty Lăng Nguyên, Công ty DPC Hà Nội, Công ty Giá Diệp, Công ty Aqua-com, Công ty Đông Đô.

Hệ thống doanh nghiệp của Phương ở nước ngoài là 3 công ty tại Hồng Kông (Trung Quốc), gồm: Công ty Louis, Công ty International và Công ty Global.

Năm 20142018, Nguyễn Ngọc Phương chỉ đạo nhân viên sử dụng hệ thống công ty nói trên để lập khống hồ sơ thanh toán quốc tế và 148 lần chuyển trái phép tiền ra nước ngoài. Việc chuyển tiền được thực hiện thông qua 7 tổ chức tín dụng của Việt Nam với tổng số tiền hơn 214 triệu USD, tương đương hơn 4.719 tỷ đồng.

Ngoài hành vi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, từ năm 2014 đến năm 2018, Nguyễn Ngọc Phương còn chuyển trái phép tiền từ nước ngoài về Việt Nam với tổng số tiền 212 triệu USD, tương đương 4.773 tỷ đồng.

Viện kiểm sát cáo buộc, với vai trò chủ mưu, cầm đầu, Nguyễn Ngọc Phương đã chỉ đạo các bị can đồng phạm thực hiện hành vi chuyển tiền trái phép qua biên giới giữa Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc) với tổng số tiền chuyển trái phép đi/về là 426 triệu USD, tương đương 9.492 tỷ đồng.

Để có tiền chuyển ra nước ngoài, Nguyễn Ngọc Phương đã câu kết với cán bộ ngân hàng và chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng. Trong đó, Phương gây thiệt hại cho một ngân hàng ở Hà Nội hơn 42 tỷ.

Trong vụ án, bị can Phan Thị Thu Thủy chịu cáo buộc làm việc cho Nguyễn Ngọc Phương từ năm 2011, được giao nhiệm vụ đứng tên Giám đốc Công ty Quốc tế DPC và giúp Phương trực tiếp quản lý điều hành chung.

Còn bị can Đinh Thị Diệu Thúy được Nguyễn Ngọc Phương giao nhiệm vụ phụ trách tài chính kế toán năm 2014-2018.

Theo chỉ đạo của Nguyễn Ngọc Phương, Thủy và Thúy cân đối số tiền cần vay ngân hàng, cần chuyển ra nước ngoài thông qua các hợp đồng tín dụng, hợp đồng nhập khẩu... sau đó chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ giải ngân, hồ sơ thanh toán quốc tế, giúp chuyển trái phép 148 lượt tiền ra nước ngoài, với tổng số tiền 214 triệu USD.

Cả Phan Thị Thu Thủy và Đinh Thị Diệu Thúy đều không tham gia vào việc lập hồ sơ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, không biết Phương chuyển về Việt Nam bao nhiêu tiền, chuyển về bằng cách nào, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền Nguyễn Ngọc Phương chuyển trái phép từ Hồng Kông (Trung Quốc) về Việt Nam.

 

2.000 CƯ DÂN CHUNG CƯ HÀ NỘI KHÔNG DÁM DÙNG NƯỚC MÁY VÌ 'MÙI HÔI TANH'

Việt An

https://vnexpress.net/2-000-cu-dan-chung-cu-ha-noi-khong-dam-dung-nuoc-may-vi-mui-hoi-tanh-4871987.html

Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU (quận Hà Đông) phải xuống chân tòa nhà lấy nước từ các vòi bơm tạm khi nguồn nước sinh hoạt tại tòa nhà xuất hiện mùi hôi tanh.

Tình trạng này diễn ra khoảng một tuần qua tại khu vực lắp đặt vòi bơm nước dưới chân chung cư SDU, phường Văn Quán. Vào mỗi buổi tối, khu vực này luôn tập trung đông đảo người dân mang theo đủ loại vật dụng để trữ nước sinh hoạt.

Do chỉ có một vòi nước nhỏ, việc lấy nước trở nên khó khăn và mất thời gian. Nhiều cư dân phải chờ đợi đến 1-2h sáng mới có thể lấy đủ nước dùng cho cả ngày. Trong khi đó, nước từ bể chứa của tòa nhà được ban quản lý khuyến cáo tạm dùng cho việc xả bồn cầu trong thời gian chờ xác định nguyên nhân chính thức.

Anh Thanh, một cư dân tòa nhà, cho biết nước sinh hoạt bốc mùi hôi thối, tanh như nước sông ô nhiễm đã xuất hiện từ khoảng tháng 11 năm ngoái, nhưng hai tháng gần đây thì nặng hơn khiến nhiều người không dám sử dụng.

Thiếu nước sạch, sinh hoạt hàng ngày của cư dân gặp nhiều xáo trộn. "Nước lấy từ vòi tạm mới lắp đặt chỉ đủ nấu ăn, còn quần áo, bát đũa phải tích lại ba ngày mới dám giặt", anh Thanh chia sẻ. Nhiều người ở các tầng thấp còn mang cả rau, bát đũa xuống vòi nước công cộng để rửa trực tiếp.

Cũng sinh sống trong tòa nhà, chị Phạm Hương Giang cho biết nhiều người đã xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, viêm da do sử dụng nguồn nước có mùi trước đó.

Chung cư SDU với khoảng 2.000 cư dân, được đưa vào sử dụng khoảng 10 năm. Nguồn nước sinh hoạt của tòa nhà do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông cung cấp, được bơm vào ba bể chứa ngầm dưới chân tòa nhà. Trong đó bể số 3 có vách chung với bể phốt khiến nhiều cư dân nghi ngờ mùi hôi có thể do rò rỉ từ bể phốt sang.

Ông Nguyễn Khắc Điền, Trưởng ban quản trị tòa nhà, cho biết đã nhận được phản ánh về tình trạng nước ô nhiễm từ ngày 26/2. Ban quản trị đã liên hệ công ty nước sạch để lấy 11 mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để kiểm tra, xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy các mẫu đều đạt chuẩn, không phát hiện Amoni.

Không đồng tình với kết quả này, 38 hộ dân đã làm đơn kiến nghị, sau đó thống nhất với ban quản trị tiến hành xét nghiệm độc lập với 5 mẫu nước. Kết quả cho thấy 4 mẫu không đạt chuẩn (tại bể ngầm, bể mái, tầng 30 và tầng 8), với hàm lượng Amoni cao gấp hơn 2 lần quy chuẩn, E.coli gấp 500 lần, Pseudomonas aeruginosa vượt 50 lần và tụ cầu vàng cũng vượt ngưỡng cho phép.

Sau khi phát hiện vấn đề, ban quản trị và ban quản lý tòa nhà đã tiến hành thau rửa bể chứa. Tuy nhiên theo phản ánh của cư dân, mùi hôi vẫn không hết. Một nhóm cư dân xuống bể kiểm tra phát hiện nước nổi váng dù đã được thau rửa, thành một số bể bị vỡ vụn khi chạm vào, bề mặt có lớp cặn đen nhờn, nhiều bùn lắng đọng, ống bơm hoen gỉ và thành bể bị bong tróc vữa.

Sau hơn một tháng không tìm ra nguyên nhân, cư dân đã gửi đơn kiến nghị lên UBND phường Văn Quán. Ngày 31/3, đại diện cư dân, chủ đầu tư và ban quản trị đã có cuộc họp tại phường.

Tại đây, UBND phường Văn Quán yêu cầu chủ đầu tư phải có phương án xử lý cụ thể và cấp nước sinh hoạt tạm thời cho người dân bằng ba téc nước đặt dưới chân tòa nhà. Theo kế hoạch, tình trạng nước có mùi và vấn đề bể chứa phải được khắc phục trước ngày 30/4.

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

10/04/1953: Ra mắt bộ phim 3D màu đầu tiên

Thế giới hôm nay: 10/04/2025

Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam

 

 

Báo Tiếng Dân

Cánh cửa nào tiếp theo cho sư Minh Tuệ và tăng đoàn?09/04/2025

 

 

Thuy My

 

Tạ Duy Anh - Mỹ-Trung nện nhau và hành động của chúng ta

Phúc Lai - Nước Nga đang thực sự sụp đổ

Lâm Bình Duy Nhiên - Một nước Mỹ “ốc đảo” liệu là chiến lược tối ưu ?

Bích Hậu - Thị trường sẽ quyết định

Mai Quốc Ấn - Bản chất chiến tranh thương mại và phản ứng của Việt Nam

Nguyễn Anh Huy - Hệ quả thương chiến Mỹ-Trung

Trương Thanh Liêm - Tariff : Đôi ngã chia ly của cặp hoàn hảo Trùm - Mót

Võ Ngọc Sỹ - "Phồn vinh giả tạo"

Lưu Nhi Dũ - Đem việc làm về cho nước Mỹ

Trần Thanh Cảnh - Mũi nhọn đả kích

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 09.04.2025

Võ Khánh Tuyên - Ai can 2 you ?

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Bị Mỹ đánh thuế 46%: Việt Nam trả giá vì làm “sân sau” cho Trung Quốc? 10/04/2025

Chính quyền đô thị: Vẫn thiếu một thể chế vượt trội 10/04/2025

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tinh gọn bộ máy như đảng chỉ đạo thế nào? 10/04/2025

Báo Tuổi Trẻ có đang ủng hộ bạo lực trong giáo dục? 10/04/2025

Làm thế nào để “vươn mình”? 09/04/2025

Hiểu thêm về Mỹ và Trump 09/04/2025

Hiệu quả lập tức 09/04/2025

Trật tự thế giới thay đổi như thế nào 08/04/2025

Hãy mở lòng nhân ngày ‘Đại Đoàn Kết 30/4’ 08/04/2025

Việt Nam đáng lẽ phải thấy đòn thuế quan này từ trước 08/04/2025

Chạy trời không khỏi 08/04/2025

Chỉ xin một cái ngoặc đơn 08/04/2025

Hội nhập: Hành trình tái tạo nội lực dân tộc để vươn ra thế giới 07/04/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

THANH TRA KIẾN NGHỊ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM NHIỀU CÁN BỘ TẠI VĨNH LONG
Cảnh Kỳ

https://tienphong.vn/thanh-tra-kien-nghi-xu-ly-trach-nhiem-nhieu-can-bo-tai-vinh-long-post1732368.tpo

TPO - Thanh tra tỉnh Vĩnh Long chỉ ra nhiều sai phạm dự án Khu thương mại - dịch vụ B Vĩnh Long (nay là Khu thương mại và nhà ở liên kế), và kiến nghị xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở ngành, địa phương liên quan.

Thanh tra tỉnh Vĩnh Long vừa có kết luận thanh tra việc thực hiện dự án Khu thương mại - dịch vụ B Vĩnh Long (nay là Khu thương mại và nhà ở liên kế, tại phường 1, TP Vĩnh Long), giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 5/2024.

Dự án Khu Thương mại - dịch vụ B Vĩnh Long do DNTN Ngọc Vân làm chủ đầu tư, khởi công cuối năm 2006, đưa vào sử dụng năm 2008. Dự án qua nhiều lần đổi tên và thay đổi công năng, kéo theo nhiều vấn đề phát sinh trong công tác quản lý nhà nước về thủ tục về đất đaichuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thực hiện các quyền của người mua căn hộ, việc quản lý cấp phép xây dựng sửa chữa...

Dự án cũng phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các cá nhân có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận, cấp phép xây dựng, các hoạt động xây dựng lấn chiếm lối đi chung, lối thoát hiểm...

Qua kết quả thanh tra, Thanh tra tỉnh Vĩnh Long kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các đơn vị.

Thanh tra kiến nghị kiểm điểm, có hình thức xử lý trách nhiệm ông Roãn Ngọc Chiến - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (đã nghỉ hưu), do ký cấp 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho DNTN Ngọc Vân không đúng quy hoạch sử dụng đất; thiếu trách nhiệm, không chỉ đạo thực hiện chỉnh lý biến động vào sổ đỏ, dẫn đến nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước từ khoản nợ của DNTN Ngọc Vân.

Kiến nghị kiểm điểm ông Đoàn Thanh Bình - nguyên Giám đốc Sở Xây dựng (đã nghỉ hưu), do có những sai sót trong việc thẩm định đề xuất phương án thiết kế thông tầng Khu thương mại - dịch vụ B và nhà ở, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Kiểm điểm, có hình thức xử lý trách nhiệm ông Tăng Tỷ - nguyên Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Long do ký cấp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 10 trường hợp nhận chuyển nhượng của DNTN Ngọc Vân không đúng quy hoạch, DNTN Ngọc Vân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và cơ quan thuế đã có văn bản ngăn chặn.

Kiểm điểm rút kinh nghiệm ông Đặng Văn Lượng - Chủ tịch UBND TP Vĩnh Long do ký trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch không đúng thực tế sử dụng đất, không đúng chỉ đạo của tỉnh.

Kiểm điểm có hình thức xử lý trách nhiệm đối với bà Bùi Thanh Vân - nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (đã nghỉ hưu) và ông Nguyễn Minh Tâm - Trưởng Phòng Quản lý đất đai (hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Tài nguyên khoáng sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường), do thiếu trách nhiệm tham mưu Giám đốc Sở cấp sổ đỏ không đúng quy hoạch, không tham mưu thực hiện chỉnh lý biến động, dẫn đến nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước từ khoản nợ của DNTN Ngọc Vân.

Kiểm điểm trách nhiệm ông Lê Thanh Hiệp - Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng Đăng ký đất đai, do ký cấp 37 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và 17 giấy chứng nhận nhà ở loại căn hộ riêng lẻ; kiểm điểm có hình thức xử lý trách nhiệm bà Nguyễn Thị Ngọc Như - chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai do là người kiểm tra và tham mưu.

Thanh tra cũng kiến nghị giao Chủ tịch UBND TP Vĩnh Long tổ chức kiểm điểm trách nhiệm ông Hồ Văn Tiếp - nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, do đã tham mưu trình Chủ tịch UBND thành phố cấp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 10 trường hợp nhận chuyển nhượng không đúng quy hoạch.

Kiểm điểm trách nhiệm ông Hà Chí Tâm - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vĩnh Long, do đã tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ký trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch không đúng quyết định giao đất và không đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Kiểm điểm rút kinh nghiệm ông Lê Hoài Vương - nguyên Chủ tịch UBND phường 1 (hiện là Chủ tịch UBND phường 8); bà Huỳnh Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch UBND phường 1; bà Nguyễn Huỳnh Mai - nguyên Phó Chủ tịch UBND phường 1 (hiện là Phó Chủ tịch UBND phường 9); kiểm điểm có hình xử lý trách nhiệm ông Nguyễn Thanh Phương - công chức địa chính, xây dựng phường 1 (hiện là công chức phường Tân Ngãi). Đây là những người ký xác nhận vào biên bản xác minh đo đạc, góp phần hoàn thiện thủ tục cho việc cấp 17 giấy chứng nhận nhà ở không đúng quy định.

Về xử lý kinh tế, Thanh tra tỉnh Vĩnh Long kiến nghị UBND tỉnh giao UBND TP. Vĩnh Long giám sát khả năng tài chính của DNTN Ngọc Vân, phối hợp cơ quan thuế kịp thời có giải pháp thu hồi số tiền hơn 31,4 tỷ đồng...

 

HAI CỰU LÃNH ĐẠO SỞ HẦU TÒA TRONG VỤ TUYỂN SINH TRÁI QUY ĐỊNH HƠN 63.000 HỌC VIÊN LÁI XE

Tân Châu

https://tienphong.vn/hai-cuu-lanh-dao-so-hau-toa-trong-vu-tuyen-sinh-trai-quy-dinh-hon-63000-hoc-vien-lai-xe-post1732197.tpo

TPO - Ông Dương Văn Đông (cựu Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai) và bà Nguyễn Thị Mộng Thu (cựu Phó giám đốc Sở LĐ TB-XH tỉnh Đồng Nai) là các bị cáo trong vụ trung tâm dạy nghề lái xe hợp thức hoá các thủ tục, điều kiện để tuyển sinh hơn 63.000 học viên, thu hơn 618 tỷ đồng học phí.

Ngày 9/4, TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử ông Hồ Đình Thái Hòa, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn (trụ sở tại Đồng Nai), và Công ty TNHH Phát triển giáo dục và dạy nghề 3T (Công ty 3T) cùng Dương Văn Đông (cựu Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai) và 8 bị cáo khác về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Chung vụ án, bà Nguyễn Thị Mộng Thu (cựu Phó giám đốc Sở LĐ TB- XH tỉnh Đồng Nai) cùng 2 bị cáo khác bị xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao công bố tại phiên tòa cho hay, Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn thuộc Công ty 3T do ông Hòa làm giám đốc, trụ sở tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Đây là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hình thức xã hội hóa, chịu sự quản lý về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Sở LĐ TB-XH tỉnh Đồng Nai, còn Sở GTVT tỉnh Đồng Nai quản lý chuyên môn đào tạo lái xe.

Ông Hòa đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng thuê xe bên ngoài; làm thủ tục đăng kiểm, hợp thức là xe của trung tâm để đủ điều kiện về ôtô tập lái. Trong 976 ôtô tập lái có tới 791 xe không đủ điều kiện.

Tại Trung tâm có 7 giáo viên lý thuyết và 31 giáo viên thực hành. Ông Hòa chỉ đạo cấp dưới tuyển dụng thêm, trong đó 1.375 giáo viên không qua tập huấn đào tạo tại trung tâm.

Ngoài ra, sân tập, phòng học của Trung tâm cũng không đủ điều kiện để đào tạo số lượng học viên đã đăng ký với Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, nhưng ông Hòa đã chỉ đạo hợp thức các điều kiện này để được phê duyệt kế hoạch đào tạo lái xe cho các học viên, thu học phí trái luật.

Từ năm 2020 đến 2023, Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận, phê duyệt cho Trung tâm đào tạo cho 63.458 học viên với tổng số tiền học phí đã thu hơn 618 tỷ đồng và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề bậc 1 cho hơn 39.000 học viên với tổng số tiền hơn 377 tỷ đồng.

Trong đó, Trung tâm trực tiếp tuyển sinh 4.156 học viên, thu hơn 39 tỷ đồng. Hơn 59.300 học viên còn lại, ông Hòa chỉ đạo hợp thức hóa điều kiện đào tạo lái xe với công ty do mình thành lập và các cá nhân bên ngoài sử dụng pháp nhân trung tâm để tuyển sinh, thu hơn 578 tỷ đồng. Số tiền này được nộp về Trung tâm hơn 119 tỷ đồng, còn lại 459 tỷ chi cho việc tự đào tạo và các cá nhân hưởng lợi trái phép.

 

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA NHIỀU TỘI DANH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CHO BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Hoàng An

https://tienphong.vn/de-nghi-bo-sung-tham-quyen-dieu-tra-nhieu-toi-danh-trong-bo-luat-hinh-su-cho-bo-doi-bien-phong-post1732048.tpo

TPO - Trong văn bản phúc đáp dự thảo dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung thẩm quyền điều tra cho Bộ đội Biên phòng đối với một số tội danh của Bộ luật Hình sự.

Lý do giữ nguyên mô hình cơ quan điều tra trong quân đội

Bộ Quốc phòng đã có văn bản phúc đáp Bộ Công an về việc đề nghị góp ý kiến hồ sơ dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi).

Trước đó, Bộ Tư pháp công bố dự thảo dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Trong dự thảo, Bộ Công an đề xuất, xóa bỏ Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao.

Đối với cơ quan điều tra trong Quân đội Nhân dân, dự thảo tiếp tục duy trì hai hệ thống: Cơ quan An ninh điều tra (cấp Bộ Quốc phòng và quân khu) và Cơ quan Điều tra hình sự (ba cấp: Bộ Quốc phòng, quân khu, khu vực). Tuy nhiên, có điểm mới là bổ sung cơ chế để Chính phủ chủ động trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể các cơ quan điều tra cấp quân khu, khu vực không cần sửa luật tại Quốc hội như hiện nay.

Phúc đáp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cho hay, cơ bản nhất trí với bố cục, nội dung, hình thức các dự thảo văn bản hồ sơ dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Tuy nhiên, Bộ có ý kiến giữ nguyên mô hình tổ chức cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân được quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 6 dự thảo, với 3 lý do:

Thứ nhất, cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền điều tra theo thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Hiện nay, mô hình tổ chức Tòa án quân sự không thay đổi.

Thứ hai, nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan điều tra được tổ chức theo mô hình Quân đội nhân dân phù hợp với đặc thù quân đội, các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân được tổ chức tại quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn, binh chủng, Bộ Tổng Tham mưu, tổng cục...

Thứ ba, tổng kết thực tiễn mô hình tổ chức hệ thống cơ quan điều tra đang phát huy tác dụng, bảo đảm tính kế thừa qua các giai đoạn, phù hợp với quy định pháp luật của Nhà nước, đặc thù của đơn vị. Cơ quan điều tra luôn phải cơ động theo đội hình chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị để xử lý, giải quyết các vụ việc kịp thời, đúng quy định...

Bổ sung thẩm quyền điều tra một số tội danh cho Bộ đội biên phòng

Bên cạnh 3 lý do giữ nguyên mô hình tổ chức cơ quan điều tra, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật nghiên cứu không quy định nội dung: “Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực” tại khoản 3, Điều 6.

Đồng thời, sửa nội dung tại khoản 4, Điều 6 dự thảo thành: “Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể; quy định về tổ chức bộ máy, địa bàn hoạt động, con dấu, biên chế của các cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân”.

Đối với quy định về cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng nêu tại khoản 1, Điều 9, Chương I, đề nghị bổ sung “Đoàn Trinh sát” là cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong Bộ đội Biên phòng.

Lý do, Đoàn Trinh sát trực thuộc Cục Trinh sát có chức năng, nhiệm vụ là đơn vị trực tiếp đấu tranh với các loại tội phạm. Việc không quy định Đoàn Trinh sát là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia.

Còn tại Điều 26, Chương V - nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng đối với các tội danh quy định tại Điều 190 (Sản xuất, buôn bán hàng cấm), Điều 191 (Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), Điều 232 (Vi phạm về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản), Điều 234 (Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã) và Điều 244 (Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm) thuộc Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị dự thảo bổ sung các chức danh Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn trưởng Đồn biên phòng đều có thẩm quyền điều tra đối với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255).

Lý do, theo quy định tại khoản 2, Điều 26, Chương V, chỉ có Đồn trưởng đồn Biên phòng ở vùng sâu, vùng xa (do Chính phủ quy định) mới có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu (7 ngày) đối với tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động của tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chủ yếu xảy ra tại các quán karaoke, nhà nghỉ tập trung tại các khu trung tâm, du lịch... (trên địa bàn khu vực biên giới) và là tội phạm nguồn của các loại tội phạm khác (trộm cắp, cướp...) gây ra nhiều hiểm họa, hệ lụy cho xã hội và gia đình cần phải tập trung đấu tranh.

 

LUẬT SƯ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ 'PHẠM TỘI DO LẠC HẬU’ CHO MỘT ĐỒNG PHẠM CỦA BÀ TRƯƠNG MỸ LAN
Tân Châu

https://tienphong.vn/luat-su-de-nghi-ap-dung-tinh-tiet-giam-nhe-pham-toi-do-lac-hau-cho-mot-dong-pham-cua-ba-truong-my-lan-post1731264.tpo

TPO - Bào chữa cho bị cáo Kwok Hakman Oliver, luật sư Đặng Kim Chinh đã đề nghị HĐXX xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘phạm tội do lạc hậu’ cho bị cáo này. Bởi bị cáo Oliver là người nước ngoài, đã sinh sống phần lớn cuộc đời ở nước ngoài, dẫn đến kém hiểu biết về kiến thức pháp luật Việt Nam.

Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND cấp cao tại TPHCM xét xử vụ ‘đại án’ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 diễn ra hôm qua, HĐXX đã cho các luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh tụng với quan điểm luận tội của đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM.

Đáng chú ý, tại phần bào chữa, luật sư đã đề nghị HĐXX xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘phạm tội do lạc hậu’ cho một bị cáo người nước ngoài. Cụ thể là bào chữa cho bị cáo Kwok Hakman Oliver (71 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư An Đông), luật sư Đặng Kim Chinh (Đoàn Luật sư TPHCM) đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, áp dụng tình tiết ‘phạm tội do lạc hậu’.

Theo luật sư, lạc hậu ở đây là tụt hậu, không tiếp thu kịp kiến thức pháp luật Việt Nam, đặc biệt là pháp luật chuyên ngành đặc thù liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bởi vì hành vi sai phạm trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp này đã trở thành hành vi giúp sức trong chuỗi hành vi cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà các bị cáo bị quy kết.

Luật sư Đặng Kim Chinh cũng trình bày trước HĐXX rằng, bị cáo Kwok Hakman Oliver là người nước ngoài (quốc tịch Úc), theo lý lịch trong hồ sơ vụ án, bị cáo đã sinh sống 59 năm ở nước ngoài, chỉ khi tuổi già bị cáo mới đến Việt Nam làm việc và sinh sống. Với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, môi trường kinh doanh và pháp luật giữa Việt Nam và Úc nên bị cáo bị hạn chế khả năng nhận thức về pháp luật Việt Nam. Bị cáo thực hiện hành vi giúp sức cho các bị cáo khác mà không biết đó chính là hành vi phạm tội tại Việt Nam, mặc dù nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam buộc bị cáo phải biết.

Ngay sau phần bào chữa của luật sư, HĐXX cho gọi bị cáo Kwok Hakman Oliver tới bục khai báo. Trả lời HĐXX, bị cáo Kwok Hakman Oliver đồng ý với quan điểm của luật sư Đặng Kim Chinh.

Tại phiên tòa phúc thẩm này, Kwok Hakman Oliver là bị cáo người nước ngoài duy nhất kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên hồi tháng 2/2024, HĐXX đã phạt Kwok Hakman Oliver 5 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Kwok Hakman Oliver Kwok là em rể của bị cáo Ngô Thanh Nhã (em dâu của bà Trương Mỹ Lan). Trong vụ án này, Kwok Hakman Oliver Kwok bị cáo buộc đã ký các hợp đồng hợp tác đầu tư, ký hợp đồng mua trái phiếu sơ cấp, hợp đồng vay vốn và chuyển tiền để tạo lập trái phiếu khống, là đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tài sản.

 

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE SÀI GÒN NÓI THỰC HIỆN ĐÚNG NGHỊ ĐỊNH 65

Tuyết Mai

https://tuoitre.vn/giam-doc-trung-tam-day-nghe-lai-xe-sai-gon-noi-thuc-hien-dung-nghi-dinh-65-20250409182434612.htm

Chiều 9-4, phiên tòa xét xử 13 bị cáo trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn bắt đầu xét hỏi.

Theo cáo trạng, ông Hồ Đình Thái Hòa (cựu giám đốc Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn) đã chủ mưu, chỉ đạo thực hiện việc hợp thức hóa các điều kiện về xe tập lái, giáo viên, phòng học chuyên môn, sân tập lái xe của trung tâm.

Qua đó để được Sở Giao thông vận tải và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cấp lưu lượng đào tạo, phê duyệt kế hoạch đào tạo.

Hành vi của ông Hòa đã vi phạm thông tư số 12 của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, tuyển sinh trái quy định 63.458 học viên, thu hơn 618 tỉ đồng, trong đó ông Hòa hưởng lợi 118 tỉ đồng.

Trong số 63.458 học viên, ông Hòa đã cấp chứng chỉ sơ cấp nghề bậc 1 cho 39.021 học viên. Trong 39.021 học viên này, ông Hòa đã chỉ đạo nhân viên ký hợp thức báo cáo đề nghị Sở Giao thông vận tải tổ chức thi sát hạch, cấp giấy phép cho 34.760 học viên, còn lại 4.261 học viên thi trượt chờ thi lại.

Trả lời xét hỏi đầu tiên, ông Hòa cho biết Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dưới sự quản lý về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, quản lý chuyên môn đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.

Hoạt động của trung tâm phải tuân thủ thông tư 12; nghị định 65 và nghị định 138 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Bị cáo Hòa cho rằng hoạt động giáo dục nghề nghiệp là hoạt động được xã hội hóa nên được liên kết với bên ngoài.

Về số lượng xe tập lái, ông Hòa nói ông đã liên kết với bên ngoài 976 xe, không vượt quá 50% số xe theo nghị định 65. Ông thừa nhận có làm hợp đồng mua bán xe nhưng thực tế là không mua bán, nhưng việc này xuất phát từ lý do cơ quan thuế không cho thực hiện theo hình thức hợp tác đầu tư, chứ không phải hợp thức hóa để Sở Giao thông vận tải cấp lưu lượng.

Ông cũng cho biết trung tâm có 22 phòng học, quá trình học thấy cần phải bổ sung thêm nên đã bổ sung thêm 17 phòng học. Ông cho rằng hoạt động giáo dục nghề nghiệp đôi khi cần cơ sở vật chất ở một thời điểm cao điểm nào đó, nên mới thuê phòng học để phòng hờ khi cao điểm, chứ không phải để đối phó với kiểm tra.

Về giáo viên, ở thời điểm cao điểm nhất, Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn có khoảng 1.406 giáo viên.

Giáo viên của Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn đến từ 2 nguồn. Một là họ chưa biết gì, đến Trung tâm Sài Gòn thì được tổ chức tập huấn, sau đó được Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành. Nguồn thứ hai là người đã có sẵn giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành.

Ông Hòa cho rằng trung tâm đóng bảo hiểm xã hội cho 31 giáo viên cơ hữu, còn 1.375 giáo viên còn lại đã có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành, là giáo viên thỉnh giảng.

Ông Hòa nói mình không hợp thức các điều kiện để đưa vào báo cáo, các yêu cầu về đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập thỏa mãn nghị định 65.

Chủ tọa hỏi: “Bị cáo có đọc cáo trạng, các hành vi cáo trạng mô tả có sai không?”. Ông Hòa đáp: "Bị cáo chưa khẳng định được là đúng hay sai, nhưng cách hiểu của bị cáo khác với cách hiểu của viện kiểm sát, cơ quan điều tra".

Số tiền 119 tỉ đồng khi nộp về trung tâm, ông Hòa khai dùng chi trả chi phí quản lý, cơ sở hạ tầng, mặt bằng, tiền nhân viên…

 

GIÁM ĐỐC VÀNG PHÚ CƯỜNG CHUYỂN TRÁI PHÉP 426 TRIỆU USD QUA BIÊN GIỚI

Xuân Lâm/An ninh Thủ đô

https://lifestyle.znews.vn/giam-doc-vang-phu-cuong-chuyen-trai-phep-426-trieu-usd-qua-bien-gioi-post1544087.html

Cơ quan tố tụng cáo buộc Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn ngân hàng, chuyển trái phép 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỷ đồng ra nước ngoài.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chuẩn bị xét xử Nguyễn Ngọc Phương (Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường) về các tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" và "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".

Cùng vụ án, bị can Đinh Thị Diệu Thúy (Giám đốc nhân sự Công ty Lotte P&D Việt Nam) bị cáo buộc "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" và "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Ngoài ra, 11 bị can khác bị truy tố do có các hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hoặc vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Theo cáo trạng, Nguyễn Ngọc Phương có 7 doanh nghiệp trong nước gồm: Công ty Phú Cường, Công ty Quốc tế DPC, Công ty Lăng Nguyên, Công ty DPC Hà Nội, Công ty Giá Diệp, Công ty Aqua-com, Công ty Đông Đô.

Hệ thống doanh nghiệp của Phương ở nước ngoài là 3 công ty tại Hồng Kông (Trung Quốc), gồm: Công ty Louis, Công ty International và Công ty Global.

Năm 20142018, Nguyễn Ngọc Phương chỉ đạo nhân viên sử dụng hệ thống công ty nói trên để lập khống hồ sơ thanh toán quốc tế và 148 lần chuyển trái phép tiền ra nước ngoài. Việc chuyển tiền được thực hiện thông qua 7 tổ chức tín dụng của Việt Nam với tổng số tiền hơn 214 triệu USD, tương đương hơn 4.719 tỷ đồng.

Ngoài hành vi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, từ năm 2014 đến năm 2018, Nguyễn Ngọc Phương còn chuyển trái phép tiền từ nước ngoài về Việt Nam với tổng số tiền 212 triệu USD, tương đương 4.773 tỷ đồng.

Viện kiểm sát cáo buộc, với vai trò chủ mưu, cầm đầu, Nguyễn Ngọc Phương đã chỉ đạo các bị can đồng phạm thực hiện hành vi chuyển tiền trái phép qua biên giới giữa Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc) với tổng số tiền chuyển trái phép đi/về là 426 triệu USD, tương đương 9.492 tỷ đồng.

Để có tiền chuyển ra nước ngoài, Nguyễn Ngọc Phương đã câu kết với cán bộ ngân hàng và chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng. Trong đó, Phương gây thiệt hại cho một ngân hàng ở Hà Nội hơn 42 tỷ.

Trong vụ án, bị can Phan Thị Thu Thủy chịu cáo buộc làm việc cho Nguyễn Ngọc Phương từ năm 2011, được giao nhiệm vụ đứng tên Giám đốc Công ty Quốc tế DPC và giúp Phương trực tiếp quản lý điều hành chung.

Còn bị can Đinh Thị Diệu Thúy được Nguyễn Ngọc Phương giao nhiệm vụ phụ trách tài chính kế toán năm 2014-2018.

Theo chỉ đạo của Nguyễn Ngọc Phương, Thủy và Thúy cân đối số tiền cần vay ngân hàng, cần chuyển ra nước ngoài thông qua các hợp đồng tín dụng, hợp đồng nhập khẩu... sau đó chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ giải ngân, hồ sơ thanh toán quốc tế, giúp chuyển trái phép 148 lượt tiền ra nước ngoài, với tổng số tiền 214 triệu USD.

Cả Phan Thị Thu Thủy và Đinh Thị Diệu Thúy đều không tham gia vào việc lập hồ sơ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, không biết Phương chuyển về Việt Nam bao nhiêu tiền, chuyển về bằng cách nào, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền Nguyễn Ngọc Phương chuyển trái phép từ Hồng Kông (Trung Quốc) về Việt Nam.

 

2.000 CƯ DÂN CHUNG CƯ HÀ NỘI KHÔNG DÁM DÙNG NƯỚC MÁY VÌ 'MÙI HÔI TANH'

Việt An

https://vnexpress.net/2-000-cu-dan-chung-cu-ha-noi-khong-dam-dung-nuoc-may-vi-mui-hoi-tanh-4871987.html

Hơn 2.000 cư dân chung cư SDU (quận Hà Đông) phải xuống chân tòa nhà lấy nước từ các vòi bơm tạm khi nguồn nước sinh hoạt tại tòa nhà xuất hiện mùi hôi tanh.

Tình trạng này diễn ra khoảng một tuần qua tại khu vực lắp đặt vòi bơm nước dưới chân chung cư SDU, phường Văn Quán. Vào mỗi buổi tối, khu vực này luôn tập trung đông đảo người dân mang theo đủ loại vật dụng để trữ nước sinh hoạt.

Do chỉ có một vòi nước nhỏ, việc lấy nước trở nên khó khăn và mất thời gian. Nhiều cư dân phải chờ đợi đến 1-2h sáng mới có thể lấy đủ nước dùng cho cả ngày. Trong khi đó, nước từ bể chứa của tòa nhà được ban quản lý khuyến cáo tạm dùng cho việc xả bồn cầu trong thời gian chờ xác định nguyên nhân chính thức.

Anh Thanh, một cư dân tòa nhà, cho biết nước sinh hoạt bốc mùi hôi thối, tanh như nước sông ô nhiễm đã xuất hiện từ khoảng tháng 11 năm ngoái, nhưng hai tháng gần đây thì nặng hơn khiến nhiều người không dám sử dụng.

Thiếu nước sạch, sinh hoạt hàng ngày của cư dân gặp nhiều xáo trộn. "Nước lấy từ vòi tạm mới lắp đặt chỉ đủ nấu ăn, còn quần áo, bát đũa phải tích lại ba ngày mới dám giặt", anh Thanh chia sẻ. Nhiều người ở các tầng thấp còn mang cả rau, bát đũa xuống vòi nước công cộng để rửa trực tiếp.

Cũng sinh sống trong tòa nhà, chị Phạm Hương Giang cho biết nhiều người đã xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, viêm da do sử dụng nguồn nước có mùi trước đó.

Chung cư SDU với khoảng 2.000 cư dân, được đưa vào sử dụng khoảng 10 năm. Nguồn nước sinh hoạt của tòa nhà do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông cung cấp, được bơm vào ba bể chứa ngầm dưới chân tòa nhà. Trong đó bể số 3 có vách chung với bể phốt khiến nhiều cư dân nghi ngờ mùi hôi có thể do rò rỉ từ bể phốt sang.

Ông Nguyễn Khắc Điền, Trưởng ban quản trị tòa nhà, cho biết đã nhận được phản ánh về tình trạng nước ô nhiễm từ ngày 26/2. Ban quản trị đã liên hệ công ty nước sạch để lấy 11 mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để kiểm tra, xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy các mẫu đều đạt chuẩn, không phát hiện Amoni.

Không đồng tình với kết quả này, 38 hộ dân đã làm đơn kiến nghị, sau đó thống nhất với ban quản trị tiến hành xét nghiệm độc lập với 5 mẫu nước. Kết quả cho thấy 4 mẫu không đạt chuẩn (tại bể ngầm, bể mái, tầng 30 và tầng 8), với hàm lượng Amoni cao gấp hơn 2 lần quy chuẩn, E.coli gấp 500 lần, Pseudomonas aeruginosa vượt 50 lần và tụ cầu vàng cũng vượt ngưỡng cho phép.

Sau khi phát hiện vấn đề, ban quản trị và ban quản lý tòa nhà đã tiến hành thau rửa bể chứa. Tuy nhiên theo phản ánh của cư dân, mùi hôi vẫn không hết. Một nhóm cư dân xuống bể kiểm tra phát hiện nước nổi váng dù đã được thau rửa, thành một số bể bị vỡ vụn khi chạm vào, bề mặt có lớp cặn đen nhờn, nhiều bùn lắng đọng, ống bơm hoen gỉ và thành bể bị bong tróc vữa.

Sau hơn một tháng không tìm ra nguyên nhân, cư dân đã gửi đơn kiến nghị lên UBND phường Văn Quán. Ngày 31/3, đại diện cư dân, chủ đầu tư và ban quản trị đã có cuộc họp tại phường.

Tại đây, UBND phường Văn Quán yêu cầu chủ đầu tư phải có phương án xử lý cụ thể và cấp nước sinh hoạt tạm thời cho người dân bằng ba téc nước đặt dưới chân tòa nhà. Theo kế hoạch, tình trạng nước có mùi và vấn đề bể chứa phải được khắc phục trước ngày 30/4.

 

 


No comments:

Post a Comment