NHỮNG KẼ “NỘI THÙ” CỦA ĐẢNG CSVNPhạm Trần
(07/024)
“Tham nhũng” và “tự diễn biến, tự chuyển hóa” là hai kẻ nôi thù nguy hiểm nhất của đảng CSVN hiện nay, nhưng sau gần 15 năm cầm quyền, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn loay hoay mãi.
Ông
Trọng nắm quyền từ khóa đảng XI ngày 19 tháng 1 năm 2011, thay ông Nông Đức Mạnh vào lúc “quốc nạn” tham
nhũng ngập đầu, chia rẽ trong đảng lan sâu, tình trạng “chạy chức” “chạy
quyền”, “chạy dự án” lên cao.
Quyết định nổi bật
của ông Trọng về chống tham nhũng sau nhận chức là chuyển
công tác này từ Chính phủ sang Bộ Chính trị và tự phong cho mình chức Trưởng “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực.”
ĐẢNG
KHOE
Theo số liệu thống
kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chỉ tính
riêng trong năm 2023: “Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ
luật 606 tổ chức đảng, 24.162 đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so
với năm 2022). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến cuối năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương đã
thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý (2/3 đảng viên bị xử lý kỷ
luật là do sai phạm từ những nhiệm kỳ trước đó), trong đó có 22 Ủy viên, nguyên
Ủy viên Trung ương Đảng...”
Ngoài
ra, chỉ tính riêng trong năm 2023, ngoài những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ
luật Đảng, pháp luật Nhà nước đến mức phải xử lý nghiêm khắc, nghiêm minh, Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp đã xem xét,
quyết định: “cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với
9 cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố
trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 92 cán bộ
thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý.”
[báo Quân đội nhân dân (QĐND), ngày 12/06/024]
Tuy
nhiên, tình trạng “tham nhũng” “vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp” là lết luận
của Đảng tứ mấy năm qua.
Bởi
vì, “Chỉ tính riêng trong năm 2023, ngoài những cán bộ, đảng
viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đến mức phải xử lý nghiêm khắc,
nghiêm minh, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp
đã xem xét, quyết định: “cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí
công tác khác đối với 9 cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho
từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ
luật, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý.” (QĐND, ngày 12/06/2024)
Trước
sự kiện “chống đâu đổ đó”, nhiều đảng viên băn khoăn về trách nhiệm của ông Trọng.
Tuy nhiên, ông trả lới:”Đấu tranh loại bỏ
tư tưởng bàn lùi, lo ngại rằng, nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
quá mạnh sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí, làm "cầm chừng",
"phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn", né tránh,
đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp.”
TIÊU
CHUẨN XIV
Để
tránh đi vào “vết xe đổ”, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra nhửng tiếu chuẩn chọn
người cho khóa đảng XIV, bắt đầu từ tháng 01/2026.
Theo
ông Trọng thì : “Uỷ viên
Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV phải thật sự là những đồng chí tiêu biểu của
Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác; bảo đảm
tiêu chuẩn chung của cán bộ.” (phát biểu ngày
13/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng)
Ông Trọng thừa nhận:
“Cũng cần thấy rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật
mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên
thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ
người dân tộc thiểu số chưa đạt chỉ tiêu mong muốn. trình độ ngoại ngữ, kỹ năng
giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế.
Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai
nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí
có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Chỉ tính từ đầu
nhiệm kỳ khoá XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp
thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.
Ngoài ra, theo ông
Trọng, “ Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển,
chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội…,
trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn
bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc
cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự.”
TIÊU CHUẨN XIV
Vì vậy, đảng đã
quyết định : “ Không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV những
người có một trong các khuyết điểm sau: (1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng;
không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị,
tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận
động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai không đấu tranh; (2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân,
chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán
bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; (3) Để nội bộ mất đoàn kết
nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa
phương, cơ quan, đơn vị; (4) Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ,
làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ
luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút;
(5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều
đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc
vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất
chính; (6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”
Tiểu ban Nhân sự
khóa XIV do ông Trọng đứng đầu còn quyết định : “Chống tư tưởng cục bộ, địa
phương, thân quen, "cánh hẩu", "lợi ích nhóm"; tránh cách
làm giản đơn, tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không
đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất
là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào
tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới,
bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.”
Những thứ “chống”
này của đảng không mới vì đã được viết trong Điều lệ đảng và Quy định 19
Điều ngày 25/10/2021 về “những việc đảng viên không được làm”.
Lý do vì, như đảng
nhìn nhận : “Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên
cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham
nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu
được ngăn chặn, đẩy lùi.”
Vì vậy, bốn nguy cơ (tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch
hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; "diễn biến hoà
bình") mà Đảng CSVN đã chỉ ra từ lâu vẫn tồn tại,có mặt gay gắt hơn. -/-
Phạm Trần
No comments:
Post a Comment