Đối Thoại Điểm Tin ngày 30
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Triều
Tiên chỉ trích quan hệ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ là phiên bản Châu Á của NATO
Biden
thừa nhận tuổi cao, tranh luận kém, nhưng quyết đánh bại Trump
Trung
Quốc nói dân Đài Loan cứ vui vẻ đến thăm đại lục, dù có đe dọa xử tử
Putin
nói Nga có thể tái tục triển khai phi đạn tầm trung toàn cầu
Lấy tiền từ tài sản Nga bị đóng băng cho Ukraine có
thỏa đáng?
Việt
Nam là điểm đến lớn và là thị trường tiêu thụ ngà voi, sừng tê giác
Việt
Nam chi gần 700 triệu USD nhập khẩu gạo trong nửa đầu năm 2024
Khách
quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại trên mức trước dịch COVID-19
Thích
Minh Tuệ – Sức mạnh của những kẻ không quyền lực
Việt
Nam cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe tham gia giao thông
Chủ
tịch nước Việt Nam Tô Lâm trước bàn cờ Mỹ - Trung - Nga
Lương
hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!
‘Phóng
tay chi tiền công đức’ để mong cầu gì?
Sáu
người Thượng ở Đắk Lắk nhận án tù theo cáo buộc ‘hủy hoại tài sản’
Án
tù cho 5 người gây mất gần 11.500 m3 gỗ thông tại Thừa Thiên- Huế
Mức
án thấp hơn đề nghị đối với cựu TGĐ CTy Phú Việt Tín
Bộ
Y tế đình chỉ bếp ăn Nhà máy đóng tàu Sông Cấm khiến 127 người nhập viện
Hải
Phòng: bắt trưởng phòng và một nhân viên thuộc Cảng vụ Hàng hải
Quảng
Nam: bắt giám đốc và hai cấp phó Trung tâm đào tạo lái xe ô tô
Giới
hoạt động: Mỹ cần mạnh tay chế tài quan chức Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo
Điều
ASEAN cần làm lúc này để tránh xung đột quân sự ở Biển Đông
Phúc
trình về Tự do tôn giáo Quốc tế 2023 của Hoa Kỳ: Việt Nam vẫn vi phạm, giới hạn
quyền này
Vụ cấp bằng tiến sĩ ‘thần tốc’ cho TT Thích Chân Quang- Bộ GD-ĐT
chưa nhận báo cáo của ĐH Luật
Trung
Quốc dừng nhập sầu riêng từ 33 nguồn của Việt Nam
BBC
Thủ tướng Phạm Minh
Chính thăm Hàn Quốc, có gì đáng chú ý?
Gặp bà ngoại 78
tuổi phim Gia tài của ngoại: 'Gia đình sum vầy là niềm hạnh phúc vô giá'
Biden và Trump: Ai
nói đúng? Ai nói sai?
Chết cùng nhau: Vì
sao cặp vợ chồng hạnh phúc lại quyết định ngừng sống?
Ông Joe Biden: Đảng
Dân chủ có thể thay ứng viên mới không?
Ngà voi sơn đen ở
Việt Nam: Tội phạm buôn lậu động vật hoang dã trở nên tinh vi hơn
Video,Hôn nhân đồng
giới: Gia đình hai bên hối cưới nên quất luônThời lượng, 10,05
Ông Nguyễn Văn Yên
bị bắt: Ông Phan Đình Trạc có 'chịu trách nhiệm người đứng đầu'?
‘Khiêu dâm trẻ em
từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
Đảng Dân chủ lâm
vào thế kẹt sau màn thể hiện của Tổng thống Biden
Luận án tiến sĩ
luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'
Bầu cử Mỹ: Ông
Trump 'vượt trội', Tổng thống Biden ‘bỏ lỡ cơ hội’
Việt Nam bán ra hơn 5 tỷ USD, bình ổn tỷ giá được không?
Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng,
sòng phẳng' như Philippines?
Vietnam Airlines đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như thế nào?
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ai thay ông Đinh Tiến Dũng?
Buôn người: Mỹ nâng hạng Việt Nam dù lo ngại 'sự đồng lõa
của quan chức chính phủ'
Người Việt Nam bị 'lừa' bởi hàng loạt sản phẩm dán nhãn
Hàn Quốc
Cựu Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên bị
bắt
Biển Đông: Va chạm tàu Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây, vì sao
tổng thống Philippines ‘chậm trễ’ lên tiếng?
Việt Nam và Campuchia còn là 'láng giềng đặc biệt' sau 57
năm thiết lập quan hệ ngoại giao?
Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn
Phú Trọng'?
Người theo đạo ở Việt Nam tăng bất chấp tỷ lệ vô thần
tăng ở Đông Á
Cà phê Việt Nam: Nông dân tiết lộ cách vượt qua hạn hán
nhưng chưa hết nỗi lo giá tăng
Bầu cử tổng thống Mỹ: Báo New York Times kêu gọi Biden rút khỏi
cuộc đua vào Nhà Trắng
Nga : Tổng thống Putin kêu gọi chế tạo trở lại tên lửa tầm trung
bị cấm trước đây
Bầu cử tổng thống Iran : Hai phe bảo thủ và ôn hòa tiếp tục đối
đầu nhau ở vòng 2
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu vì lịch sử
Hoa Kỳ và đồng minh: Bắc Triều Tiên bán tên lửa cho Nga vi phạm
lệnh trừng phạt
Trung Quốc khuyến khích du khách Đài Loan tiếp tục đến Hoa Lục
Hàn Quốc: Nhiều người bị hành quyết ở Bắc Triều Tiên vì nghe nhạc
K-pop
Abdallah : Một học sinh gốc nhập cư, từ một ngoại ô nghèo ở Paris
đến Harvard
Joyce Jonathan, ca sĩ Pháp chinh phục khán giả Trung Quốc
EURO 2024 : Đương kim vô địch Ý cùng chủ nhà Đức mở màn vòng loại
trực tiếp 1/8
Chico and the Gypsies, lối về cội nguồn
Bầu cử Quốc Hội, « vở hài kịch » của chính trường Pháp
Kiev thúc ép đồng minh châu Âu lập “vùng cấm bay” tại miền tây
Ukraina
Bầu cử tổng thống Mỹ : Joe Biden hụt hơi trước đối thủ Donald
Trump
Bầu Quốc Hội Pháp: Ngày cuối của chiến dịch tranh cử vòng một, cực
hữu vẫn bỏ xa các đối thủ
Việt Nam có kế hoạch xây dựng 3 tuyến đường sắt nối với Trung Quốc
Khai thác lithium : Pháp dung hòa “tự chủ chiến lược” và bảo
vệ môi trường
Pháp: Một ngày trước vòng 1 bầu cử Quốc Hội, phe cực hữu sung sức,
Phục Hưng trong bế tắc
(RFI) -
Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời tại Mỹ. Theo tin từ gia đình, bà Bích Thuận, một nghệ sĩ kỳ cựu
của sân khấu cải lương Việt Nam, vừa qua đời hôm 25/06/2024 tại Houston, Hoa
Kỳ, thọ 100 tuổi. Sinh ở Bắc Ninh, quê hương của quan họ, nhưng Bích Thuận lại
theo các gánh hát cải lương theo điệu nhạc tài tử miền nam. Sau khi vào miền
nam vào năm 1948, bà đã lập gánh hát Bích Thuận, nhưng giải tán gánh hát này 2
năm sau đó để gia nhập các gánh khác, hoạt động cùng với các tên tuổi khác của
bộ môn cải lương như Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nam, Kim Chung…Nghệ sĩ Bích Thuận
đã sang định cư ở Pháp từ thập niên 1980, nhưng vẫn thường tham gia trình diễn
các trích đoạn tuồng cải lương nổi tiếng. Những năm gần, do tình trạng sức khỏe
suy yếu, bà phải sang Mỹ để sống với các con.
(AFP) -
Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu 2024 tăng nhanh hơn dự kiến. Theo thống kê chính thức của Việt Nam
công bố ngày hôm nay 29/06/2024 cho biết GDP tăng 6,4 %. Để so sánh cùng thời
kỳ năm ngoái, tăng trưởng của Việt Nam là 3,7 %. Thành quả đạt được trong 6
tháng đầu năm nay chủ yếu nhờ sản xuất công nghiệp tăng 7,5 % ; đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam tăng 8,2 %. Tuy nhiên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vẫn kêu gọi
Việt Nam tiếp tục cải tổ để giữ được đà tăng trưởng nói trên.
(AFP) -
Bầu cử Quốc Hội Mông Cổ: Thủ tướng tuyên bố giành chiến thắng. Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain
Oyun-Erdene tuyên bố đảng cầm quyền đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc
Hội hôm qua, 28/06/2024, khẳng định đảng này vẫn giữ được đa số tuyệt đối trong
nghị viện mới, cho dù người dân nước này đã quá chán ngán với nạn tham nhũng và
tình hình kinh tế ảm đạm.
(AFP) -
Irak phát hiện 5 quả bom Daech cất giấu trong một đền thờ Hồi Giáo tại Mossoul
cách nay đã 7 năm. Đền
thờ Hồi Giáo Al-Nouri ở Mossoul được coi là một công trình kiến trúc độc đáo và
là một di sản văn hóa của Irak, được xây dựng từ thế kỷ thứ 12 nhưng đã nhiều
lần bị phá hủy. Nay chỉ còn lại một vài vết tích cổ. Trong công tác trùng tu di
tích lịch sử này các giới chức Irak tối qua 28/06/2024 đã phát hiện 5 quả bom
được giấu bên trong một bức tường của ngôi đền. Irak cần nhiều ngày để vô hiệu
hóa và tháo dỡ những quả bom đó khỏi đên Al Nourri.
(AFP) -
Đua xe đạp: Tour de France bắt đầu tại Ý. Các tay đua xe đạp Tour de France
(Vòng đua Pháp Quốc) đã xuất phát trưa nay tại Firenze ( Ý ). Các đội đua sẽ
đến Pháp vào thứ ba tuần tới. Năm nay, do Paris đón tiếp Thế Vận Hội Mùa Hè nên
điểm đến của Tour de France sẽ là thành phố Nice ở miền nam nước Pháp.
(AFP) -
Bản nhạc nổi tiếng Boléro chỉ có một tác giả là nhạc sĩ Maurice Ravel
(1875-1937). Tòa
Án Nanterre, ngoại ô Paris, hôm qua 28/06/2024 đã ra phán quyết như trên và hệ
quả kèm theo là tác phẩm không bị hạn chế sử dụng vì những ly do « tác
quyền ». Vụ kiện xuất phát từ chỗ gia đình của ông Alexandre Benois khẳng
định ông Benois, đã qua đời từ năm 1960, là đồng tác giả của bản Boléro. Nếu
được kiện thì tuyệt tác này của Maurice Ravel sẽ tiếp tục được bảo vệ về mặt
bản quyền cho đến tận năm 2039. Ngày 01/05/2016 bản Boléro hết
thời hạn bảo hộ tác quyền. Ra mắt công chúng lần đầu vào năm 1928 tác phẩm này
của Rave đã « gây nên một cơn sốt trong làng nghệ thuật
Paris ». Đến nay, đây là một trong những tác phẩm nhạc cổ điển hiếm hoi
cho phép thu về hàng trăm triệu euro tiền bản quyền.
(AFP) -
Vài tiết lộ về lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris 2024 : Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame, bảo
tàng Louvre, bảo tàng Orsay... và sông Seine sẽ là những điểm nhấn của lễ khai
mạc Olympic 26/07/2024 tới đây. Chương trình dự trù kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ
với các màn biểu diễn, diễu hành trải dọc theo sông Seine. Quảng trường
Trocadéro dường như sẽ là điểm « kết thúc » chương trình của lộ trình
dài 6km. Paris huy động 3.000 vũ công, nhạc sĩ để chào đón thế giới và chờ đợi
có tới 326.000 khán giả đi xem, hơn một tỷ khán giả theo dõi lễ khai mạc
Olympic Paris 2024 qua truyền hình.
TIN
TỨC: CHỦ NHẬT 30.06.2024
1.VIỆT
NAM SỬA ĐỔI LUẬT CẢNH VỆ, TRAO THÊM QUYỀN CHO BỘ TRƯỞNG CÔNG AN
Quốc hội Việt Nam hôm 28/6 thông qua Luật Cảnh vệ sửa
đổi, trong đó cho phép Bộ trưởng Công an được quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ
trong các trường hợp đặc biệt nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
Luật sửa đổi trao quyền quyết định cho Bộ trưởng Công an trong việc áp dụng
biện pháp cảnh vệ phù hợp với các trường hợp không thuộc diện được cảnh vệ
trong trường hợp cần thiết để bảo vệ cho an ninh quốc gia.
Điều đáng chú ý rằng, nội dung các biện pháp cảnh vệ
đều chứa đựng thông tin bí mật Nhà nước nên Luật Cảnh vệ hiện hành và sửa đổi
chỉ nêu tên biện pháp mà không nêu nội dung. Được viện dẫn là “bí mật nhà nước”
nên nội dung cụ thể được Bộ trưởng Công an quy định chi tiết cho phù hợp.
Trước đó, Trung tướng quân đội Nguyễn Quốc Duyệt trong
cuộc họp quốc hội đã “đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm cụm
từ Bộ trưởng Quốc phòng vào sau Bộ trưởng Công an bởi lực lượng cảnh vệ bao gồm
cả công an và quân đội.”
Tuy nhiên hôm 12/6, Ủy ban Quốc phòng-An ninh cho rằng
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác cảnh vệ nên việc bổ
sung thẩm quyền Bộ Quốc phòng là không cần thiết và đề nghị Thường vụ Quốc
hội không bổ sung vào
dự luật thẩm quyền của bộ trưởng Quốc phòng, theo VnExpress.
Việc áp dụng luật này sẽ ngốn thêm ngân sách người dân
và phản ánh phần nào cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng ngày càng khốc liệt.
2.ỦY
BAN NHÂN QUYỀN TOM LANTOS KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO BỐN NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN
Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về chống
tra tấn 26/6 hàng năm, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ vừa kêu
gọi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm, trong đó có ông Y Yich, ông Y
Pum Bya và bà Phạm Đoan Trang đang bị cầm tù
Ông Y Yich, một mục sư Tin lành, hiện đang thụ án 12
năm tù với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”. Ông Y Pum Bya, một
nhà truyền đạo Tin lành người Thượng tại Đắk Lắk, hiện đang thụ án 14 năm tù.
Trước khi bị bắt vào năm 2018, có thông tin là ông Bya đã bị công an thẩm vấn
về các hoạt động tôn giáo của mình, bị tra tấn và buộc phải ký cam kết ngừng
sinh hoạt ở một hội thánh tư gia. Bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo nổi tiếng bị
kết án 9 năm tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Trong khi đó,
ông Trần Huỳnh Duy Thức bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân” với bản án 16 năm tù giam. Hiện ông Thức đã ở tù được 15 năm.
Cả bốn nhà hoạt động trên đều bị ngược đãi, bị phân
biệt đối xử và không được chăm sóc y tế.
3.NAM
HÀN TỐ CÁO BẮC HÀN HÀNH QUYẾT NHIỀU NGƯỜI VÌ NGHE NHẠC K-POP
Nam Hàn trong một báo cáo được công bố ngày 27/06/2024
tố cáo Bắc Hàn đã hành quyết nhiều người chỉ vì nghe nhạc K-pop vốn bị xem là
sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động. Báo cáo của bộ Thống Nhất Nam Hàn về
những vi phạm nhân quyền tại Bắc Hàn được được căn cứ vào lời chứng của 649
người tị nạn Bắc Hàn đã đào thoát được sang Nam Hàn trong những năm gần đây.
Nhiều nhân chứng kể lại những trải nghiệm rùng rợn khi
chứng kiến những người khác bị hành quyết chỉ vì xem phim, nghe nhạc của Đại
Hàn. Một người tị nạn cho biết rất khó mà ngăn chặn ảnh hưởng của văn hóa Đại
Hàn đối với Bắc Hàn, dù là một quốc gia khép kín nhất thế giới.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Seoul công khai tố cáo
chế độ Bình Nhưỡng hành quyết những người bị kết án tử hình chiếu theo “luật
chống tư tưởng và văn hóa phản động”, được thông qua năm 2020.
VNTB – Làm thế nào để thanh tẩy Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam?
VNTB – Mùa Hè, và đi
ăn hàng với Tổng Thống tại DC
VNTB – Làm
thường dân cho sướng!
VNTB – Học thuộc
lòng, học tủ, học vẹt: ngu dân dễ trị
Trung
Quốc vật lộn giải quyết tình trạng chênh lệch phát triển vùng miền
29/06/1972:
Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình
Lê
– Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P1)
Phật tại tâm
(Bài 5)30/06/2024
Về
đề thi Ngữ văn và mấy điều cân nhắc30/06/2024
Những
bài học của Tập Cận Bình về Nga29/06/2024
Xây
dựng CNXH và những sản phẩm như Thích Chân Quang (Phần 2)29/06/2024
Bằng
tiến sĩ siêu tốc, nặng mùi hương khói cúng dường!29/06/2024
Làm
sao có đủ vốn đầu tư trên 17 tỷ USD cho toàn bộ 3 giai đoạn xây dựng sân bay
Long Thành? (Bài 5)29/06/2024
Khuya
nào từ nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo?29/06/2024
Tiến
sĩ, lại tiến sĩ (Bài 4)29/06/2024
Mấy
lời bàn thêm về đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn28/06/2024
Xây
dựng CNXH và những sản phẩm như Thích Chân Quang (Phần 1)28/06/2024
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/06/2024
Lê
Xuân Nghĩa - Nga thì kinh rồi!
Phan
Thanh Sơn Nam - Thương nhớ vải vụn xưa
Nguyễn
Hồng Lam - Cuộc cách mạng thời trang
Thái
Vũ - Who is Thich Minh Tue ?
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 29.06.2024
Phạm
Lưu Vũ - Tiến sĩ, lại tiến sĩ
Phạm
Lưu Vũ - Tiến sĩ, lại tiến sĩ
Nguyễn
Văn Tuấn - Một chút về đào tạo luật sư thời trước 1975
Đặng
Đình Mạnh - Khuya nào từ nghĩa trang Hàng Dương…
Lưu
Trọng Văn - Không thể vô can
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Mấy lời bàn thêm về đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 30/06/2024
Chỉ có luật mới gỡ được các rào cản 30/06/2024
Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos kêu gọi phóng thích 4 nhà hoạt động
Việt Nam 30/06/2024
Biden-Trump thượng đài, “kẻ cắp gặp ông già”! 30/06/2024
Chỗ cực bất ổn trong quan điểm của Thích Chân Quang (*) 29/06/2024
Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho
Vietnam Airlines 29/06/2024
Vài đánh giá về luận án TS Luật của Hòa thượng Thích Chân Quang 29/06/2024
Cần phơi bày những tiêu cực của Hội Nhà văn TP HCM 29/06/2024
Lên tiếng đề nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo 28/06/2024
Phản biện một đề thi 28/06/2024
16 nhà kinh tế học đoạt giải Nobel cảnh báo “lạm phát bùng lại”
nếu ông Trump tái đắc cử 28/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
TẠM
GIỮ MỘT CHỈ HUY TRƯỞNG QUÂN SỰ XÃ NGHI SỬ DỤNG MA TUÝ TẠI TRỤ SỞ
Ông N.H.T. (SN 1990, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ
huy quân sự xã Đê Ar, huyện Mang Yang, Gia Lai) bị công an tạm giữ hình sự để
điều tra về việc nghi sử dụng chất ma tuý. Ngày 29/6, nguồn tin của Tiền Phong cho
biết, Công an huyện Mang Yang đã tạm giữ hình sự ông N.H.T. (SN 1990, Chỉ huy
trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Đê Ar, huyện Mang Yang).
Theo thông tin ban đầu, ngày 27/6, Công an
huyện Mang Yang phát hiện ông N.H.T. cùng một phụ nữ đang có hành vi nghi sử
dụng trái phép chất ma tuý trong khuôn viên trụ sở UBND xã Đê Ar nên tiến hành
bắt giữ.
Liên quan tới vụ việc, ông Thân Văn Thái - Bí
thư Đảng uỷ ủy xã Đê Ar cho biết, đang chờ cơ quan công an xác minh, có kết
luận mới thông tin chính thức được.
Vụ việc đang được Công an huyện Mang Yang mở
rộng điều tra.
5
CỰU LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG VIỆT NAM TÍN NGHĨA LĨNH ÁN TÙ
https://lifestyle.znews.vn/5-cuu-lanh-dao-ngan-hang-viet-nam-tin-nghia-linh-an-tu-post1477199.html
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín
Nghĩa đã cho vay sai quy định 2.700 tỷ đồng trước khi ngân hàng này được sáp
nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Ngày 28/6, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã
mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín
Nghĩa (TNB) cho vay sai quy định 2.700 tỷ đồng trước khi ngân hàng
này được sáp nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vào năm 2012.
Tòa đã tuyên phạt 5 bị cáo trong vụ án này về
cùng tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”
gồm Phan Thanh Long (sinh năm 1954, cựu Tổng Giám đốc TNB) và Nguyễn Thị Phi
Yến (sinh năm 1974, cựu Trưởng phòng giao dịch Bạch Mai, TNB) cùng mức 42 tháng
tù; 3 bị cáo còn lại thuộc Công ty chứng khoán Trường Sơn (TSS) gồm Hoàng Minh
Sơn (sinh năm 1956, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị) lĩnh 36 tháng tù nhưng cho
hưởng án treo, Hồ Hoài Nam (sinh năm 1977, cựu Tổng Giám đốc) và Nguyễn Trung
Thành (sinh năm 1980, cựu Phó Tổng Giám đốc) đều nhận án 30 tháng tù nhưng cho
hưởng án treo.
Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên buộc bị cáo
Hoàng Minh Sơn phải bồi thường số tiền lãi phát sinh là hơn 18 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà
nước có quyết định hợp nhất 3 Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất, Sài Gòn,
Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Vụ án xảy ra trước khi Ngân hàng Tín Nghĩa bị
hợp nhất thành SCB.
Cụ thể, giai đoạn 2008-2009, TNB thực hiện
việc cho vay chiết khấu giấy tờ có giá theo Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN.
Phòng giao dịch Bạch Mai Ngân hàng Tín Nghĩa
do Nguyễn Thị Phi Yến làm Giám đốc đã chủ động trao đổi với Công ty chứng khoán
Trường Sơn về việc hợp tác cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
Theo hợp đồng hợp tác, cho vay ứng trước tiền
bán chứng khoán được hiểu là Ngân hàng Tín Nghĩa cho các khách hàng đầu tư
chứng khoán của TSS vay tiền để mua chứng khoán niêm yết. Tài sản bảo đảm và
nguồn trả nợ là từ nguồn thu từ việc bán chứng khoán đã mua.
Quá trình triển khai thực hiện hợp đồng hợp
tác với TSS, từ ngày 31/5/2010 đến ngày 14/9/2011, phòng giao dịch Bạch Mai đã
giải ngân cho TSS tổng số tiền hơn 2.700 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/10/2011, TSS còn nợ gốc
hơn 43 tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng không có khả năng
thanh toán.
Trong số các hồ sơ cho vay ứng trước tiền bán
có nhiều hồ sơ được lập khống nhằm rút vốn ngân hàng.
Tại Cơ quan điều tra, bị cáo Hồ Hoài Nam,
Nguyễn Trung Thành khai rằng theo ủy quyền của bị cáo Hoàng Minh Sơn, Nam và
Thành đã chỉ đạo nhân viên lấy thông tin từ khách hàng, lập hồ sơ khống và ký
giả chữ ký khách hàng khống để vay vốn ngân hàng lấy tiền phục vụ hoạt động
kinh doanh.
Cựu Giám đốc phòng giao dịch Bạch Mai Nguyễn
Thị Phi Yến đã không chỉ đạo kiểm tra hồ sơ vay vốn, không kiểm tra việc sử
dụng vốn vay dẫn đến không phát hiện các hồ sơ vay vốn giả.
Cơ quan điều tra xác định nhóm bị cáo TSS đã
lập khống 1.558 xác nhận kết quả giao dịch để làm giả 1.691 bộ hồ sơ dẫn đến
TNB giải ngân hơn 2.700 tỷ đồng. Số tiền này được TSS sử dụng để đảo nợ,
chuyển tiền vào các công ty của bị cáo Hoàng Minh Sơn theo các hợp đồng thuê
nhà, sửa chữa văn phòng, ủy thác mua trái phiếu Chính phủ và chi cho các hoạt
động khác của công ty.
Cơ quan giám định kết luận chữ ký trong giấy
đề nghị ứng trước tiền bán của 10 khách hàng mà Cơ quan điều tra yêu cầu giám
định là chữ ký giả mạo.
Xác minh tại Ủy ban chứng khoán cho thấy tại
các ngày từ 12 đến 14/9/2011, có 28 xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán là
không có thật, không có tên khách hàng, không có giao dịch.
Trong vụ án này, Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung
Thành có vai trò đồng phạm giúp sức cho Phan Thanh Long, Hoàng Minh Sơn và
Nguyễn Thị Phi Yến thực hiện hành vi phạm tội vi phạm các quy định về cho vay
trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Sau khi vụ án được khởi tố, từ ngày 11/3/2015
đến ngày 15/6/2015, bị cáo Hoàng Minh Sơn đã chuyển hơn 43 tỷ đồng và
sau đó chuyển tiếp số tiền lãi hơn 1,7 tỷ đồng vào tài khoản SCB để
trả số tiền nợ gốc, lãi của Công ty TSS tại TNB.
MỘT
DOANH NHÂN ĐƯỢC TẠI NGOẠI SAU 13 NĂM BỊ TẠM GIAM
https://lifestyle.znews.vn/mot-doanh-nhan-duoc-tai-ngoai-sau-13-nam-bi-tam-giam-post1483747.html
TAND TP Hà Nội vừa có quyết định hủy bỏ biện
pháp tạm giam đối với ông Nguyễn Huy Khang (SN 1959, giám đốc Công ty phát
triển công nghệ Thuận An).
Ông Nguyễn Huy Khang bị điều tra, truy tố, xét
xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án chuyển nhượng phần vốn góp của
Công ty TNHH Công nghiệp Trường Sinh. Vụ án liên quan đến doanh nhân này được
khởi tố từ năm 2010, đã kéo dài hơn 10 năm, hai lần tòa án cấp phúc thẩm hủy án
sơ thẩm để điều tra lại, nhưng đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết...
Mới đây, VKSND TP Hà Nội đã ban hành bản cáo
trạng mới và chuyển hồ sơ sang TAND TP để nghiên cứu xét xử đối với ông Nguyễn
Đình Bang, Nguyễn Huy Khang và bà Hoàng Thị Xuân (trước đó bỏ trốn) về tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
TAND TP Hà Nội đang thụ lý và giải quyết sơ
thẩm lần 3.
Cáo buộc lừa đảo
Vụ án bắt nguồn từ việc, tháng 6/2010, ông
Thái Khắc Toàn (Phó Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Huy Phát) gửi
đơn đến cơ quan CSĐT - Công an TP Hà Nội tố cáo ông Nguyễn Đình Bang và Nguyễn
Huy Khang có hành vi gian dối, chiếm đoạt 22 tỷ đồng và 17.000
USD trong việc góp vốn đầu tư dự án tại xã An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà
Nội).
Sau khi cơ quan Công an vào cuộc điều tra, ông
Nguyễn Đình Bang, Nguyễn Huy Khang bị cáo buộc và đưa ra xét xử về tội Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Cáo trạng lần này cho rằng, từ năm 2008 đến nay, quyền sử
dụng 6.338m2 đất tại Khu công nghiệp An Khánh, Hà Nội là thuộc Công ty Trường
Sinh, trong đó có 50% của ông Nguyễn Đình Bang, giám đốc công ty và 50% của
Công ty ADISCO.
Theo cáo buộc, ông Nguyễn Đình Bang đã tạo
dựng các văn bản cho ông Nguyễn Huy Khang có phương tiện, cơ sở để lừa đảo. Ông
Nguyễn Huy Khang đã sử dụng văn bản này để ông Thái Khắc Toàn, PGĐ Công ty Huy
Phát tin tưởng giao tiền góp vốn vào Công ty Trường Sinh và dùng thủ đoạn gian
dối chiếm đoạt hơn 22 tỷ đồng của Công ty Huy Phát.
Trong đó, ông Bang bị cáo buộc đã chiếm
đoạt 19 tỷ đồng; ông Khang chiếm đoạt 3 tỷ đồng và 17.000
USD.
Trước đó, trong các lần trả hồ sơ yêu cầu điều
tra lại vụ án, HĐXX cấp phúc thẩm đưa ra nhận định, vụ án còn một số vấn đề về
tố tụng như việc xác định nguyên đơn dân sự, điều tra viên ghi không đúng lời
khai của ông Nguyễn Huy Khang, nhiều lần bị cáo phải tự ghi lại và đề nghị thay
đổi điều tra viên nhưng đều không được giải quyết theo quy định.
Vụ án còn nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ như
dự án An Khánh là có thật, hiện dự án vẫn đang tồn tại, chưa bị thu hồi. Theo
đăng ký kinh doanh của Công ty Trường Sinh, ông Bang sở hữu 50% vốn góp và được
chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bản thân ông Toàn có lời khai không thống nhất
về các hành vi gian dối tự xưng là Giám đốc Công ty Trường Sinh của bị cáo
Nguyễn Huy Khang. Nội dung tố cáo của ông Toàn, các lời khai của ông Toàn mâu
thuẫn với nhau và mâu thuẫn với các chứng cứ khác.
Tòa phúc thẩm cho rằng, chưa có cơ sở vững
chắc để xác định quan hệ giữa ông Toàn và ông Khang là quan hệ vay nợ cá nhân
hay thực sự là quan hệ góp vốn đầu tư dự án. Cũng chưa làm rõ quan hệ này có
liên quan đến vai trò đồng phạm của ông Bang hay không.
Ngoài ra, về ý thức đồng phạm của ông Bang,
cấp phúc thẩm cho rằng trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện ông bị cáo
cùng bàn bạc, thống nhất ý chí thực hiện hành vi phạm tội. Ông Bang và Toàn
không có quan hệ quen biết nhau, việc Khang và Toàn ký hợp đồng góp vốn thì ông
Bang không biết và không được ai thông báo cho biết.
Việc chuyển tiền vào tài khoản của ông Bang
không ai báo trước. Sau khi nhận tiền chuyển nhượng thì ông Bang giao giấy tờ,
sổ đỏ, con dấu cho ông Khang và ông Toàn để hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký
kinh doanh.
Tại cơ quan điều tra, ông Bang nói sẽ trả lại
số tiền này và yêu cầu trả lại giấy tờ tài liệu, sổ đỏ, dự án và hủy hợp đồng
mua bán để bảo đảm an toàn cho mình nhưng không được xem xét giải quyết…
Được biết, giống như ông Nguyễn Đình Bang, ông
Nguyễn Huy Khang cũng nhiều lần kêu oan. Ông Nguyễn Đình Bang trước đó cũng đã
được tại ngoại sau nhiều năm bị tạm giam.
Tháng 11/2016, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị
cáo Khang 18 năm tù; bị cáo Bang 16 năm tù về cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”. Đến tháng 10/2017, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên hủy toàn bộ bản án sơ
thẩm, yêu cầu điều tra bổ sung.
Thời điểm tháng 9/2019, bị đưa ra xét xử theo
trình tự sơ thẩm lần 2, ông Nguyễn Đình Bang đã cung cấp 6 đoạn video ghi lại
các cuộc trao đổi với điều tra viên. Theo lời khai của ông Bang, những đoạn
video này nói lên bản chất của vụ án; trong đó thể hiện nội dung - điều tra
viên đã hướng dẫn những người khác khai báo không đúng sự thật, tạo dựng chứng
cứ để làm oan sai cho bị cáo.
Những chứng cứ mới mà bị cáo cung cấp, khiến
HĐXX phải trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.
Tháng 3/2020, mở lại phiên tòa sơ thẩm, TAND
TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Huy Khang (SN 1959, ở Bắc Giang) 18 năm tù;
Nguyễn Đình Bang (SN 1951, ở Hà Nội, cựu Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp
Trường Sinh) 16 năm tù vì cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tòa buộc hai bị
cáo phải bồi thường 22 tỷ đồng và 7.000 USD.
Đến năm 2022, tại phiên phúc thẩm lần hai, do
phát sinh việc bị can Hoàng Thị Xuân bị bắt theo lệnh truy nã (trước đó bỏ
trốn). Cho rằng việc điều tra làm rõ hành vi phạm tội của bà Xuân sẽ giúp việc
làm rõ mức độ, hành vi của ông Khang, ông Bang, tòa án cấp phúc thẩm một lần
nữa hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra xét xử lại.
LÃNH
ĐẠO CHỈ ĐẠO CẤP DƯỚI RÚT RUỘT HƠN 3 TỶ ĐỒNG ĐỂ TRẢ NỢ TIẾP KHÁCH
Nợ tiền tiếp khách, lãnh đạo UBND huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang cùng một số chủ tịch xã, doanh nghiệp bàn bạc lập hồ sơ
khống, ‘rút ruột’ công trình gây thiệt hại hơn 3,4 tỷ đồng.
Ngày 28/6, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, TAND tỉnh An Giang chuẩn bị
đưa vụ án tham ô tài sản xảy ra tại huyện Chợ Mới ra xét xử sơ thẩm. Vụ án có
23 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Chợ Mới và một số lãnh đạo doanh
nghiệp xây dựng.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh An Giang, từ năm
2019 – 2021, UBND huyện Chợ Mới nợ tiền tiếp khách gần 600 triệu đồng và tiền
đã tạm ứng chi thăm hỏi, chúc Tết hơn 1,3 tỷ đồng.
Lúc này, Thường trực UBND huyện Chợ Mới tổ
chức các cuộc họp với sự tham gia của Ngô Hoàng Hiếu - Chủ tịch UBND huyện; Vũ
Minh Thao và Nguyễn Hồng Viễn cùng là Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Văn Ven -
Chánh Văn phòng HĐND - UBND; Lê Quốc Điền và Nguyễn Tuấn Minh cùng là Phó Chánh
Văn phòng HĐND - UBND. Cuộc họp để bàn phương án tìm nguồn tiền trả nợ các
khoản trên.
Tại các cuộc họp, ông Ngô Hoàng Hiếu chỉ đạo
chọn xã để yêu cầu thanh, quyết toán kinh phí gửi tiền về cho UBND huyện sử
dụng. Sau các cuộc họp, bị can Viễn trực tiếp hoặc phân công Ven, Điền hoặc
Minh liên hệ với chủ tịch UBND các xã Hòa An, Tấn Mỹ, Hòa Bình, Hội An để yêu
cầu quyết toán lấy tiền gửi về UBND huyện.
Rút ruột công trình
Nguyễn Văn Ven - Chánh Văn phòng HĐND – UBND
huyện liên hệ với Chủ tịch UBND xã Hòa Bình - Đặng Thanh Bình truyền đạt ý kiến
của Thường trực UBND huyện, yêu cầu quyết toán khoảng 300 triệu đồng.
Nhận chỉ đạo, Bình bàn bạc với bị can Nguyễn
Văn Tuấn - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng - Dịch vụ Hải Đăng, nhà thầu
3 công trình do xã làm chủ đầu tư, để giảm bớt một số hạng mục công trình, nhằm
rút tiền xây dựng từ các công trình này gửi về cho UBND xã, và được Tuấn đồng
ý.
Sau đó, Bình phân công kế toán làm hồ sơ quyết
toán 3 công trình và chi trả cho Tuấn hết số tiền theo dự toán gần 1,5 tỷ
đồng, gây thiệt hại ngân sách hơn 750 triệu đồng. Sau khi nhận số tiền quyết
toán khống, Tuấn giao cho Ven 320 triệu đồng đem về UBND huyện. Tuấn tư lợi hơn
383 triệu đồng.
Tương tự, Chủ tịch UBND xã Hội An - Bùi Minh
Trí phát hiện Huỳnh Văn Hào - Giám đốc Công ty TNHH MTV Huỳnh Tú cho thi công
cọc không đúng hợp đồng, nên Trí báo cho Ven biết để báo cáo Chủ tịch UBND
huyện - Ngô Hoàng Hiếu.
Lúc này, Hiếu chỉ đạo cho xã quyết toán 100%
khối lượng công trình như hợp đồng và nộp số tiền dư cho UBND huyện. Trí liên
hệ Hào để thống nhất quyết toán công trình khống. Sau đó, kho bạc huyện chuyển
cho Hào hơn 378 triệu đồng. Hào giữ lại tiền chi phí thi công hơn 78 triệu
đồng, còn 300 triệu nộp về UBND huyện.
Tại xã Hoà An, Tấn Mỹ cũng bị Thường trực UBND
huyện chỉ đạo về việc phải nộp tiền cho huyện trả nợ và chúc Tết, tiếp khách.
Để có tiền nộp cho huyện, các xã đã cấu kết doanh nghiệp làm khống các hồ sơ dự
án để rút tiền ngân sách...
Thực hiện ý kiến, các chủ tịch UBND xã gồm:
Lưu Văn Khôn (xã Hòa An), Trần Hữu Đức, Nguyễn Thị Bích Liễu (cùng xã Tấn Mỹ),
Đặng Thanh Bình (xã Hòa Bình) và Bùi Minh Trí (xã Hội An) đã bàn bạc cùng các
doanh nghiệp lập hồ sơ khống 13 công trình, giảm thi công một số hạng mục của 5
công trình đang thi công để quyết toán khống, lấy tiền gửi cho UBND huyện, gây
thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 3,4 tỷ đồng.
Sau khi vụ việc bại lộ, UBND huyện Chợ Mới đã
yêu những người có liên quan hoàn trả số tiền gây thất thoát cho ngân sách và
xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị can. Sau đó, các bị can cũng đã nộp khắc phục
hậu quả hơn 3,2 tỷ đồng.
Thời gian mở phiên toà dự kiến từ ngày 3 -
6/7. Tòa cũng triệu tập 33 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Quá trình điều tra xác định ông Nguyễn Văn Ven
có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sai phạm tại UBND xã Hòa An, Hòa
Bình, Hội An, Tấn Mỹ. Đến ngày 10/3/2023, ông Ven đã chết nên không truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với Ven.
Đối với ông Ngô Hoàng Hiếu (thời điểm bị khởi
tố đang giữ chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh An Giang), ngày 14/4/2024, ông Hiếu
chết do bệnh lý.
BẮT
CỰU CÁN BỘ SỞ TN&MT QUẢNG TRỊ LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị xác định,
cựu cán bộ Sở TN&MT Lê Ngọc Phương lừa đảo chiếm đoạt của 11 bị hại tổng số
tiền 594 triệu đồng.
Hôm nay (28/6), Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Quảng Trị cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê
Ngọc Phương (SN 1979, trú khu phố 5, phường 2, thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) để
điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật
Hình sự. Sau một thời gian điều tra, lực lượng chức năng xác định, Lê Ngọc
Phương có thời gian dài công tác tại Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi
trường thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị (gần 20 năm, từ năm 2003 đến tháng
10/2022 thì có quyết định về việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên
chức).
Vì vậy, Phương biết rõ về các thủ tục, hồ sơ
liên quan đến đất đai. Từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2023, do cần tiền tiêu xài
cá nhân nên khi người dân nhờ Phương làm hồ sơ, thủ tục về đất đai thì đối
tượng nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của họ.
Thủ đoạn của Phương là ứng trước một số tiền
với lý do để làm hồ sơ, thủ tục ban đầu. Sau đó, đối tượng đưa ra các thông tin
gian dối khác (như sắp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp tiền thuế, mời
khách….) để những người nhờ Phương đưa thêm tiền và bị đối tượng chiếm đoạt.
Với thủ đoạn này, đến nay, Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh Quảng Trị đã chứng minh Phương lừa đảo chiếm đoạt của 11 bị hại (11
người gửi đơn tố giác đến Cơ quan CSĐT, trong đó: có 9 bị hại ở huyện Triệu
Phong, 2 bị hại ở huyện Hải Lăng) với tổng số tiền 594 triệu đồng.
Để phục vụ công tác điều tra, xử lý triệt để
vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị đề nghị, ai là bị hại của Lê Ngọc
Phương thì liên hệ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị.
'SẾP'
NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẮT TAY NHAU LÀM SAI
Trong "phi vụ làm ăn" này, một số
lãnh đạo Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Công ty chứng khoán TSS đã bắt
tay nhau, lợi dụng chính sách cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
Ngày 28/6, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phan
Thanh Long (SN 1954, nguyên TGĐ Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa), Nguyễn Thị
Phi Yến (SN 1974, nguyên Trưởng phòng giao dịch Bạch Mai, Ngân hàng TMCP Việt
Nam Tín Nghĩa), Hoàng Minh Sơn (SN 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng
khoán Trường Sơn -TSS), Hồ Hoài Nam (SN 1977, nguyên TGĐ TSS) và Nguyễn Trung
Thành (SN 1980) ra xét xử về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa (TNB) có trụ sở tại
quận 1, TP.HCM với vốn điều lệ 3.399 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT là ông Vũ Văn
Thành. Thời điểm tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước có quyết định hợp nhất 3
ngân hàng gồm: Ngân hàng Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (SCB). Công ty CP chứng khoán Trường Sơn (TSS) có ngành nghề kinh
doanh môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, người đại diện theo pháp
luật là ông Phạm Ngọc Thắng, Tổng giám đốc.
Sau khi điều chỉnh giấy phép hoạt động, ông
Hoàng Minh Sơn là Chủ tịch HĐQT, Hồ Hoài Nam là Tổng giám đốc TSS. Ngoài ra,
ông Hoàng Minh Sơn còn thành lập và làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP quốc tế Việt
Nam, Công ty CP đầu tư Việt Nam.
Bắt tay làm sai, cùng
hưởng lợi
Theo cáo buộc, lợi dụng chủ trương về cho vay
chiết khấu giấy tờ có giá để kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số
03/2008/QĐ- NHNN ngày 1/2/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số
39A/QĐ.HĐQT ngày 10/12/2009 của Ngân hàng TNB quy định về cho vay đầu tư và
kinh doanh chứng khoán, ông Phan Thanh Long, TGĐ Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa đã ký
hợp đồng với Công ty CP chứng khoán Trường Sơn.
Đây là hợp đồng hợp tác cho vay ứng trước tiền
TNB bán chứng khoán niêm yết. Phía NH giao cho Phòng giao dịch Bạch Mai triển
khai thực hiện có nội dung vi phạm Quyết định 39A/QĐ.HĐQT ngày 10/12/2009 của
Ngân hàng TNB ban hành quy định cho vay chứng khoán.
Triển khai thực hiện hợp đồng hợp tác với Công
ty CP chứng khoán Trường Sơn, ngày 31/5/2010-14/9/2011, bà Nguyễn Thị Phi Yến,
Giám đốc Phòng giao dịch Bạch Mai, đã không chỉ đạo kiểm tra hồ sơ vay vốn của
TSS, không kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đã giải ngân cho TSS tổng số
hơn 2.714 tỷ đồng vào tài khoản của TSS mở tại TNB, để các bị cáo
Hoàng Minh Sơn, Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung Thành sử dụng đảo nợ vay tại TNB và
phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Cáo buộc cho rằng, quá trình giải ngân, TNB
không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
niêm yết, không thực hiện trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin và hồ sơ do
TSS chuyển đến theo đúng quy định.
Kết quả điều tra xác định, Ngân hàng TNB và
Công ty TSS phát sinh quan hệ tín dụng thông qua hợp đồng hợp tác cho vay ứng
trước tiền bán chứng khoán. Tuy nhiên, xác minh tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
cho thấy, trong các ngày 12,12,14/9/2011, toàn bộ nội dung trong 28 xác nhận
kết quả giao dịch chứng khoán là không có thật, không có tên khách hàng, không
có kết quả giao dịch được khớp lệnh mà toàn bộ đều là xác nhận giả.
Ông Hồ Hoài Nam và Nguyễn Trung Thành khai
nhận, theo ủy quyền của ông Hoàng Minh Sơn, ông Nam và Thành đã chỉ đạo nhân
viên TSS lấy thông tin từ khách hàng, lập và ký khống các bộ hồ sơ vay tiền để
hoàn thiện hồ sơ vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của TSS.
Số tiền mà Phòng giao dịch Bạch Mai, Ngân hàng
TNB giải ngân vào tài khoản của TSS sau đó đã được TSS ký ủy nhiệm chi để rút
tiền mặt hoặc chuyển tiền đi các tài khoản khác của Công ty TSS nhằm sử dụng.
Trong “phi vụ làm ăn” này, lãnh đạo của cả TNB
và TSS đều có lợi. Cáo buộc cho rằng 2 bên đã bắt tay nhau, lợi dụng chính sách
cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán để cùng hưởng lợi.
Hành vi của các bị cáo đã vi phạm quy định về
cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Tính đến ngày 31/10/2011, TSS còn nợ
gốc hơn 43 tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng không có khả năng thanh
toán.
Ông Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung Thành có vai trò
đồng phạm giúp sức cho các bị cáo Phan Thanh Long, Hoàng Minh Sơn và Nguyễn Thị
Phi Yến thực hiện hành vi phạm tội Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng.
Sau khi vụ án được khởi tố, ngày
11/3/2015-15/6/2015, ông Hoàng Minh Sơn đã chuyển hơn 43 tỷ đồng và
sau đó chuyển tiếp số tiền lãi hơn 1,7 tỷ đồng vào tài khoản Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB) để trả số tiền nợ gốc, lãi của Công ty TSS tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan
Thanh Long và Nguyễn Thị Phi Yến mức án 42 tháng tù. Các bị cáo còn lại nhận án
30- 36 tháng tù treo.
MỘT NGƯỜI LẬP 116 CÔNG
TY: CẦN BỊT LỖ HỔNG TỪ KHÂU ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Người phụ nữ lập 116 công ty đã bị công an bắt
về tội rửa tiền. Tuy nhiên xung quanh câu chuyện này cho thấy nhiều lỗ hổng
trong cấp phép kinh doanh mà hệ quả là nạn mua bán hóa đơn, chiếm đoạt tiền
thuế gây nhức nhối suốt thời gian qua.
Lập hàng trăm công ty trong hơn 3 tháng
Ngày 19-6, Chi cục Thuế Q.6 đã có văn bản cảnh báo gửi Cục Thuế
TP.HCM và các chi cục thuế trên địa bàn TP.HCM.
Tại văn bản này, Chi cục Thuế Q.6 cho biết qua rà soát thông tin
đăng ký doanh nghiệp (DN) của người đại diện pháp luật và tra cứu dữ liệu người
nộp thuế trên ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) đã phát hiện bà Nguyễn Thị
Hương (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang làm đại diện pháp luật cho 116 công ty trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, có 5 công
ty đặt tại Q.6.
Trong số 5 công ty này, có 2 công ty đăng ký ngành nghề bán buôn
đồ dùng gia đình đóng tại 337D Hậu Giang, P.5, Q.6. Một công ty đăng ký ngành
nghề bán buôn thực phẩm có trụ sở trên đường Lê Trực, P.1, Q.6.
Hai công ty còn lại có một công ty đăng ký ngành nghề gia công
cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại. Còn một công ty đăng ký ngành nghề sản
xuất sắt, thép, gang.
Chi cục Thuế Q.6 cho biết đã kết hợp với UBND phường kiểm tra
xác minh thực tế trụ sở của 5 công ty trên địa bàn quận này. Kết quả cho thấy 5
công ty đều không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Căn cứ biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế
tại địa chỉ đăng ký, Chi cục Thuế Q.6 đã phát hành các thông báo về việc người
nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế với cả 5 công ty trên.
Sau đó, Chi cục Thuế Q.6 rà soát thông tin đăng ký DN của người
đại diện pháp luật và tra cứu dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế đã phát hiện
bà Nguyễn Thị Hương dùng căn cước công dân (CCCD) được cấp năm 2022 để đăng ký
thành lập 116 công ty.
"Nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về
thuế, vi phạm về hóa đơn của các tổ chức và cá nhân nêu trên, Chi cục Thuế Q.6
báo cáo Cục Thuế TP.HCM và thông báo đến các chi cục thuế có liên quan để phối
hợp kiểm soát các DN rủi ro nêu trên" - văn bản cảnh báo của Chi cục Thuế
Q.6 gửi các chi cục thuế nêu.
Lỗ hổng trong cấp phép đăng ký kinh doanh
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Dũng - cục phó Cục Thuế
TP.HCM - cho biết 116 DN này hầu hết là mới thành lập từ tháng 12-2023 đến
tháng 3-2024.
"Chỉ trong vòng 3 - 4 tháng, cá nhân này liên tục thành lập
hàng trăm DN. Khi thấy hiện tượng bất thường trên, các chi cục thuế đã mời đại
diện DN lên để tuyên truyền nhưng chủ DN không lên. Sau đó khi cơ quan thuế đi
kiểm tra thì các DN đều không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, có nơi
địa chỉ không có thật", ông Nguyễn Tiến Dũng nói.
Về hóa đơn, sau khi DN thành lập, để được sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế yêu cầu chủ DN phải hiện diện để đối chiếu CCCD.
"Một mặt vừa là phổ biến chính sách pháp luật về thuế nhưng một mặt cũng
là để nhận diện, nắm bắt, nhất là với những DN nhỏ.
Vì chủ DN chưa lên làm việc, khi kiểm tra DN lại không ở địa chỉ
kinh doanh nên những DN này chưa được cấp phép sử dụng hóa đơn điện tử, cũng
chưa phát sinh hoạt động kinh doanh", ông Dũng cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thức, chủ tịch hội đồng
thành viên Công ty TNHH Đại lý thuế BCTC, cho rằng qua sự việc trên cho thấy có
lỗ hổng rất lớn trong cấp phép đăng ký kinh doanh.
"Vì sao trong thời gian ngắn, một cá nhân có thể dùng một
CCCD để lập đến 116 công ty mà Sở Kế hoạch và Đầu tư không phát hiện và có biện
pháp ngăn chặn, nhất là khi cơ quan thuế từng có văn bản cảnh báo.
Việc cấp phép thành lập DN nên có sự rà soát ngay từ khâu đăng
ký, thủ tục có thể chậm một chút nhưng chắc còn hơn "thả gà ra đuổi".
Thời gian qua vấn nạn thành lập DN ma sau đó mua bán hóa đơn, chiếm đoạt tiền
hoàn thuế đã quá nhức nhối", ông Thức nói.
Đáng lưu ý 116 công ty này đều đăng ký tại TP.HCM và do người
Việt Nam đăng ký thành lập nhưng lại với tên nước ngoài và do chi cục thuế quận
huyện quản lý. Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho
rằng ngay từ đầu chủ DN đã "có ý đồ" khi lập hàng trăm DN và đặt tên
nước ngoài như vậy.
Luật sư Trần Xoa cho rằng thời gian qua cơ quan thuế đã áp dụng
nhiều biện pháp để bịt lỗ hổng lập DN ma nhằm mua bán hóa đơn bằng cách mời chủ
DN lên để nhận diện chủ DN, có trường hợp còn kiểm tra trụ sở làm việc theo
đăng ký kinh doanh… trước khi cấp phép sử dụng hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, để chống gian lận thuế, cần sự phối hợp của nhiều cơ
quan, trong đó có đơn vị cấp phép là Sở Kế hoạch và Đầu tư, chứ một mình cơ
quan thuế sẽ khó lòng làm nổi.
Chặn mua bán hóa đơn khống từ khâu đăng ký
kinh doanh
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, trước hàng loạt vi phạm về hóa đơn
vừa qua, mới đây Tổng cục Thuế đã đề xuất hàng loạt biện pháp nhằm giảm thiểu
và ngăn chặn.
Những đề xuất chính bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về cá nhân và DN vi phạm cho Cục Quản lý
đăng ký kinh doanh để cập nhật vào danh sách cảnh báo.
2. Yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ
đăng ký DN mới và thay đổi nội dung đăng ký.
3. Đề xuất sửa đổi luật để cá nhân chỉ được thành lập DN mới sau
khi hoàn thành nghĩa vụ thuế của DN cũ không còn hoạt động.
4. Đồng bộ hóa và xác thực thông tin định danh cá nhân của những
người tham gia thành lập và quản lý DN.
5. Đề nghị rút ngắn thời gian thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN
đối với các DN không còn hoạt động từ 1 năm xuống còn 90 ngày.
Lập doanh nghiệp mới tại nhiều quận
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cá nhân này mở doanh nghiệp với tốc
độ rất nhanh. Vào thời điểm tháng 3, Chi cục Thuế Q.10 phát hiện bà Nguyễn Thị
Hương đứng đại diện pháp luật 89 DN. Khi đó, Chi cục Thuế Q.10 đã báo cáo Cục
Thuế TP.HCM và gửi văn bản cho cơ quan công an. Tuy nhiên, đến tháng 6 con số
này đã tăng lên 116 DN.
116 công ty do bà Nguyễn Thị Hương làm đại diện pháp luật trải
đều các quận huyện tại TP.HCM. Trong đó tập trung nhiều nhất tại quận Tân Bình
với 22 DN, tiếp theo là quận Tân Phú với 15 DN.
Tại Chi cục Thuế TP Thủ Đức, bà Nguyễn Thị Hương làm đại diện
pháp luật 11 DN. Trong khi tại Chi cục Thuế Q.10 và Chi cục Thuế khu vực Q.7 -
Nhà Bè, bà Nguyễn Thị Hương thành lập 10 DN, Q.5 có 9 DN.
Còn tại chi cục thuế Q.1, Q.3, Q.4, Q.6, Q.8, Q.11, Bình Tân,
Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, khu vực Q.12 - Hóc Môn, cá nhân này đứng đại
diện từ 2 - 5 DN.
CỰU 'SẾP' NGÂN HÀNG CẤU KẾT VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CHO VAY SAI 2.700 TỶ ĐỒNG
Hoàng An
TPO - Giai đoạn 2008 - 2009, Phòng giao dịch
ngân hàng TNB Bạch Mai giải ngân 2.700 tỷ đồng sai quy định cho Công ty chứng
khoán Trường Sơn vay, dẫn đến doanh nghiệp này mất khả năng thanh toán hơn 43
tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng.
Ngày 29/6, TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Phan Thanh Long (cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại CP Việt Nam Tín Nghĩa - TNB)
và Nguyễn Thị Phi Yến (cựu Trưởng phòng giao dịch TNB Bạch Mai) cùng mức 42
tháng tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng”.
Cùng tội, 3 bị cáo còn lại thuộc Công ty chứng
khoán Trường Sơn (TSS), gồm: Hoàng Minh Sơn (cựu Chủ tịch HĐQT); Hồ Hoài Nam (cựu Tổng
Giám đốc); Nguyễn Trung Thành (cựu Phó Tổng giám đốc) bị phạt từ 30 – 36 tháng
tù nhưng cho hưởng án treo.
Riêng Hoàng Minh Sơn, ngoài án phạt còn phải bồi thường số tiền
lãi phát sinh hơn 18 tỷ đồng.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước có quyết
định hợp nhất 3 Ngân hàng: Thương mại cổ phần Đệ Nhất; Sài Gòn; Việt Nam Tín
Nghĩa, thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), do Trương Mỹ Lan nắm
90% cổ phần.
Trước khi hợp nhất, cơ quan truy tố cáo buộc giai đoạn 2008 -
2009, ngân hàng TNB thực hiện việc cho vay chiết khấu. Cụ thể là Phòng giao
dịch TNB Bạch Mai do Nguyễn Thị Phi Yến làm Giám đốc đã chủ động trao đổi với
Công ty chứng khoán Trường Sơn về việc hợp tác cho vay ứng trước tiền bán chứng
khoán.
Theo đó, phía TNB sẽ cho các khách hàng đầu tư chứng khoán của
TSS vay tiền để mua chứng khoán niêm yết. Tài sản bảo đảm, nguồn trả nợ là từ
nguồn thu từ việc bán chứng khoán đã mua.
Từ 31/5/2010 - 14/9/2011, Phòng giao dịch TNB Bạch Mai đã giải
ngân cho TSS tổng số tiền hơn 2.700 tỷ đồng. Đến 31/10/2011, TSS còn nợ gốc hơn
43 tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng không có khả năng thanh toán cho TNB.
Cơ quan truy tố cho rằng, hành vi của Phan Thanh Long, Nguyễn
Thị Phi Yến, với nhóm lãnh đạo công ty chứng khoán TSS đã vi phạm quy định về
cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Trong đó, Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung
Thành có vai trò đồng phạm giúp sức cho Long, Yến và Hoàng Minh Sơn, thực hiện
hành vi phạm tội vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng.
Tại Cơ quan điều tra, Nam và Thành khai theo ủy quyền của bị cáo
Sơn, cả hai đã chỉ đạo nhân viên lấy thông tin từ khách hàng, lập hồ sơ khống
và ký giả chữ ký khách hàng khống để vay vốn ngân hàng lấy tiền phục vụ hoạt
động kinh doanh.
Còn Nguyễn Thị Phi Yến đã không chỉ đạo kiểm tra hồ sơ vay vốn,
không kiểm tra việc sử dụng vốn vay dẫn đến không phát hiện các hồ sơ vay vốn
giả.
Cơ quan điều tra xác định nhóm bị cáo TSS đã lập khống 1.558 xác
nhận kết quả giao dịch để làm giả 1.691 bộ hồ sơ dẫn đến TNB giải ngân hơn
2.700 tỷ đồng.
Số tiền này được TSS sử dụng đảo nợ, chuyển tiền vào các công ty
của Hoàng Minh Sơn theo các hợp đồng thuê nhà, sửa chữa văn phòng, ủy thác mua
trái phiếu Chính phủ và chi cho các hoạt động khác...
Cơ quan tố tụng yêu cầu giám định kết luận chữ ký trong giấy đề
nghị ứng trước tiền bán của 10 khách hàng là chữ ký giả mạo.
Xác minh tại Ủy ban chứng
khoán Nhà nước cũng cho thấy,
từ ngày 12/9 - 14/9/2011, có 28 xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán là không có thật.
No comments:
Post a Comment