Monday, February 26, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 02 năm 2024 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

 

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

TT Zelenskyy: 31.000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng kể từ khi Nga xâm lược

Giáo hoàng Francis kêu gọi giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến Ukraine

Qatar sẽ tổ chức các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Hamas và Israel trong tuần này

Ukraine kỳ vọng ​​Mỹ sẽ viện trợ kinh tế 11,8 tỷ USD trong năm nay

Có cáo buộc Việt Nam chuyển nhiên liệu tới quân đội Myanmar bất chấp lệnh cấm

Việt Nam nhắm mục tiêu đến năm 2030 sản xuất 100.000-500.000 tấn hydro/năm

Mỹ ban hành ‘các biện pháp trừng phạt lớn’ đối với Nga về cái chết của Navalny

NHK: Nhật giúp Việt Nam lâu dài, tăng an ninh hàng hải ứng phó với TQ

Cố vấn của Nhà Trắng: TT Biden chưa được thông báo về chiến dịch của Israel ở Rafah

 

RFA

Cục Thuế: sẽ hoãn xuất cảnh với người bán hàng online nợ thuế

Hơn 4.100 MW điện gió tại Lào đang có kế hoạch bán về Việt Nam

Truy tố bảy cựu lãnh đạo, cán bộ HoSE, SSC giúp Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng

Công ty Việt Nam bán xăng máy bay cho Myanmar bất chấp cấm vận của quốc tế

Navalny đột tử: “Chuông nguyện hồn ai”?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Thay vì “Đào, phở và piano” hãy làm phim về Gạc Ma 1988!

Cựu giám đốc HRW châu Á phản hồi cáo buộc “báo cáo nhân quyền bịa đặt” của Hà Nội

Thực trạng “chạy án” ở Việt Nam

Vietjet phản bác cáo buộc của toà án ở Anh về việc cản trở trả máy bay vì nợ tiền thuê

Chủ tịch Tân Hiệp Phát bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng

Vụ ông Trịnh Văn Quyết: 51 người bị đề nghị truy tố

Công an TP Vĩnh Long xác nhận đã bắt người đàn ông bị cáo buộc xé cờ VN

Thủ tướng Phạm Minh Chính xuất hiện trở lại sau một tuần vắng mặt

Tám cán bộ lao động-thương binh-xã hội tỉnh Sơn La bị truy tố do lợi dụng quyền hạn

Ba người Việt bị bắt ở Malaysia do săn bắt động vật hoang dã

VinFast báo lỗ ròng 2 tỷ USD trong năm 2023

Việt Nam nhắm đến mục tiêu sản xuất từ 100.000 đến 500.000 tấn năng lượng hydrogen mỗi năm

Nga cấp 1.000 học bổng cho sinh viên Việt Nam

Bamboo Airways dừng đường bay Hà Nội, TPHCM- Côn Đảo từ tháng 4/2024

 

BBC

Việt Nam cần đúc kết bài học từ chiến tranh Nga – Ukraine

VinFast: Thấy gì từ con số lỗ hàng tỷ đô la?

Chiến tranh Ukraine: Zelensky khẳng định đất nước sẽ giành chiến thắng; thêm hy vọng vào NATO

Video,Những người đối lập ‘xấu số’ dưới thời PutinThời lượng, 4,29

Giải pháp nào cho những xung đột ngầm giữa Việt Nam và Campuchia

Bầu cử sơ bộ Nam Carolina: Donald Trump thắng dễ Nikki Haley tại bang nhà của bà

Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri lần đầu chào đón phụ nữ Nhật Bản sau hơn 1.250 năm

Người Việt ở Kyiv: 'Đất nước và dân tộc Ukraine còn ở đây thì mình vẫn ở đây'

Diễn viên Đào, phở và piano người Mozambique: Muốn làm rể Việt Nam, mến Đảng Cộng sản

Mỹ áp đặt thêm hơn 500 lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, có công ty ở Việt Nam

'Chính quyền tại Trung Quốc chi tiền để đột nhập website CSGT Việt Nam'

Ông Hun Manet giải thích việc bổ nhiệm em trai, nói chính phủ cần ‘thanh gươm’ và ‘thẩm quyền tuyệt đối’

 

RFI

Các đồng minh họp tại Paris để tái khẳng định sự yểm trợ cho Ukraina

Nghị Viện Hungary họp phê chuẩn kết nạp Thụy Điển vào NATO

 Việt Nam chừng mực - Philippines cứng rắn: Hai cách bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc ở Biển Đông

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Mỹ gởi 5 hàng không mẫu hạm đến Thái Bình Dương : Răn đe quá mức ?

TT Zelensky : Chiến thắng của Ukraina phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây

Nhóm G7 tái khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Ukraina, buộc Nga "trả giá" vì gây chiến

Belarus bầu Quốc Hội, đối lập lên án « màn kịch » của TT Lukashenko

Israel-Hamas : Đàm phán đình chiến tiếp diễn trong bối cảnh người dân Gaza bị nạn đói đe dọa

Nga : Thi hài của nhà đối lập Alexei Navalny được trao trả cho người thân

Bầu cử sơ bộ đảng Cộng Hòa : Donald Trump đánh bại Nikki Haley ở bang Nam Carolina

Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Ukraina nổ ra khắp châu Âu

Hàn Quốc : Bầu cử quốc hội và nỗi lo giả mạo từ deepfake

 Thể thao Việt Nam mất dần cơ hội giành vé chính thức dự Olympic Paris 2024

Chiến tranh sang năm thứ 3 : Ukraina chuyển sang thế thủ

Nông dân Pháp biểu tình "đón" tổng thống Macron khai mạc Hội chợ Nông nghiệp

Trung Quốc đặt mục tiêu « khống chế » can thiệp nước ngoài vào Đài Loan

Sau hai năm xâm lược Ukraina, đã đến lúc phương Tây buộc Putin phải trả giá

 

(AFP) – Cam Bốt : Cựu thủ tướng Hun Sen quay trở lại chính trường, làm chủ tịch Thượng Viện. Sau cuộc bầu cử kết thúc vào chiều ngày 25/02/2024, đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP), đã giành chiến thắng áp đảo với 50 trong tổng số 58 ghế tại Thượng Viện. Phát ngôn viên của đảng CPP xác nhận sẽ bổ nhiệm cựu thủ tướng Hun Sen làm chủ tịch Thượng Viện, và điều này sẽ cho phép Hun Sen có thể giữ vai trò như là nguyên thủ quốc gia khi nhà vua đi công du nước ngoài. Sau 4 thập kỷ cai trị Cam Bốt, ông Hun Sen đã từ chức thủ tướng và trao lại quyền lực cho con trai cả là Hun Manet sau một cuộc bầu cử. Lúc đó, ông cũng nói rõ là “dù từ chức”, nhưng vẫn muốn có sức ảnh hưởng về mặt chính trị.

(Financial Times) – Thủ tướng Malaysia chỉ trích « chứng sợ Trung Quốc » của các đồng minh phương Tây của Mỹ. Trả lời trang Financial Times ngày 25/02/2024, thủ tướng Anwar Ibrahim khẳng định sự cạnh tranh giữa hai đại cường Mỹ - Trung Quốc bóp nghẹt các nước nhỏ trong khi những nước này đang tìm cách đầu tư vào chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn. Các nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với những thách thức và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Theo ông, Malaysia « sẽ không tìm kiếm xung đột » với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á này.

(AFP) – Tông Khánh Hậu, doanh nhân giàu nhất Trung Quốc qua đời. Tông Khánh Hậu, nhà sáng lập tập đoàn Wahaha, chuyên kinh doanh nước giải khát và các loại thực phẩm khác, đã qua đời hôm chủ nhật, ngày 25/02/2024. Trang chính thức của tập đoàn trên mạng xã hội Vi Bác (Weibo) cho biết ông Tông ra đi sau “quá trình điều trị một căn bệnh không có hiệu quả”. Vị tỷ phú 79 tuổi người Trung Quốc được tạp chí Forbes coi là doanh nhân giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản khoảng 8 tỷ đôla vào năm 2010.

(AFP) – Sri Lanka ngừng triển hạn thị thực du lịch cho người Nga và Ukraina. Thông báo được chính phủ công bố ngày 25/02/2024 và có hiệu lực từ ngày 07/03. Từ khi Nga gây chiến ở Ukraina, vài nghìn người Nga và Ukraina đã sử dụng biện pháp triển hạn thị thực du lịch để ở lại Sri Lanka. Theo một quan chức phụ trách về di trú, « các chuyến bay hiện giờ đã bình thường trở lại nên họ không còn gặp khó khăn để về nhà ». Hơn 288.000 người Nga và gần 20.000 người Ukraina đã du lịch Sri Lanka trong hai năm gần đây.

(Yonhap) – Hàn Quốc : Các bệnh viện tiếp tục trong tình trạng quá tải từ 6 ngày qua. Vào cuối tuần này, nhiều bệnh viện tại thủ đô Seoul tiếp tục trong tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân phải chuyển đến các cơ sở chữa trị nhỏ hơn. Các bệnh viện cũng phải sửa đổi lịch làm việc tại các phòng điều trị đặc biệt do thiếu nhân lực. Bất chấp các cảnh báo từ chính phủ, các bác sĩ nội trú hoặc thực tập sinh tiếp tục duy trì cuộc đình công tập thể, đồng loạt nghỉ việc từ ngày 20/02, để phản đối quyết định tăng chỉ tiêu học sinh tại các trường y.

(AFP) – Nhân viên tháp Eiffel ngừng đình công. Sau sáu ngày đóng cửa, tháp Eiffel đón khách trở lại từ chủ nhật, 25/02/2024. Ban giám đốc và nhân viên đình công đã đạt được một thỏa thuận. Các nghiệp đoàn sẽ được tòa thị chính Paris, cổ đông chính trong công ty SETE khai thác tháp Eiffel, tiếp trong tuần tới để bàn về « mô hình kinh tế chung » của tháp.

(AFP) - Hoa Kỳ và Anh Quốc mở cuộc tấn công mới ở Yemen. Hôm qua, 24/02/2024, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã thực hiện các cuộc không kích nhắm vào 18 mục tiêu liên quan đến nhóm Hồi giáo Houthi, tại 8 địa điểm ở Yemen. Lầu Năm Góc cho biết đợt không kích này là để đáp trả các cuộc tấn công của nhóm phiến quân tấn công vào các tàu trên Hồng Hải và Vịnh Aden, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa quốc tế.

(RFI) – Phát hiện hàm lượng lớn kim loại nặng trong gạo Mỹ xuất sang Haiti. Theo kết luận của một nghiên cứu do đại học Michigan công bố, gần như tất cả các mẫu gạo mà Haiti nhập khẩu từ Mỹ đều có hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức khuyến nghị của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Cụ thể, hàm lượng cadmium và asen được ghi nhận trong gạo Mỹ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép và cao gấp đôi so với gạo được sản xuất ở Haiti.

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Hai 26-02-2024.

1/ HƠN 190 TÙ NHÂN BỎ TRỐN KHỎI TRẠI CAI NGHIỆN SÓC TRĂNG.

Vào tối ngày 24/2, khoảng 191 tù nhân đã đập phá và tấn công đám công an trại cai nghiện để trốn ra ngoài. Giới chức trách đã bắt được 20 người và đang truy lùng thêm những người còn lại.

Đến sáng 25/2, giới chức Sóc Trăng xác nhận có nhiều tù nhân đã trốn khỏi trại tù này. Theo tin ban đầu, vào khoảng 11 giờ đêm ngày thứ Bảy 24/2, một số tù nhân đã dàn cảnh đánh nhau, sau đó nổi loạn đập phá cơ sở và bỏ trốn ra ngoài.

Nhiều tù nhân đã tấn công lực lượng giam giữ, ngay sau đó cảnh sát cơ động xuất hiện nhưng nhóm người này chống lại và trốn chạy với tổng số 191 người. Một người dân sinh sống gần trại tù này cho biết là cả trăm tù nhân cai nghiện đã đập phá cổng chính và tản ra theo nhiều con đường nhỏ ở ruộng lúa để bỏ trốn.

Theo giới cầm đầu trại cai nghiện ma túy Sóc Trăng, nơi đây có hơn 460 tù nhân.

Thanhnien

2/ VN SẼ MUA ĐIỆN TỪ NƯỚC LÀO.

Bảy dự án điện gió của Lào, với tổng công suất hơn 4 ngàn MW, đang được các nhà đầu tư nước này đề nghị bán cho Việt Nam qua đường dây truyền tải liên miền.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho báo chí lề đảng biết tin trên vào hôm qua 25/2, với công suất mà Lào đề nghị bán ra vào năm 2025 là gần 700 MW. Tập đoàn Điện lực này cho biết đây là số điện lực mà Lào xuất sang các mạng điện ở Quảng Trị và dự trù sẽ mua thêm hơn 4 ngàn MW trong năm tới.

Cần biết là công ty Vinacom nhiều lần đề nghị Tập đoàn Điện lực VN về việc triển khai dự án điện gió Savan 1 tại tỉnh Savanakhet của Lào với công suất 495MW trước ngày 31/12 năm nay. Đây là đề nghị nhằm giúp giải quyết khả năng cung ứng điện cho miền bắc VN.

Theo báo cáo gửi bộ công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết điện lực cho miền trung và miền nam sẽ được bảo đảm đến năm 2030, nếu các nguồn cung cấp mới được bảo đảm tiến độ hoàn thành. Nhưng với miền bắc, việc cung ứng điện trong các tháng cuối mùa khô đến năm 2030 sẽ hết sức khó khăn và khu vực này thiếu điện từ năm 2025. Vì thế, việc nhập điện từ Lào sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu điện. 

Theo quy định của nhà nước VN, mức giá trần nhập điện từ Lào về Việt Nam là khoảng 7 xu Mỹ cho mỗi KW, tương đương với giá 1700 đồng, và chỉ áp dụng đối với các nhà máy điện vận hành thương mại trước ngày 31/12 năm nay. 

Lào có nguồn thủy điện lên đến khoảng 30 ngàn MW và điện gió lên đến 8 ngàn MW. Đây là các nguồn năng lượng sạch trong khi thị trường cung ứng điện trong nước tương đối nhỏ. Các khu vực phát triển dự án phần lớn tập trung tại các tỉnh biên giới với Việt Nam, thuận lợi cho việc xây dựng mạng truyền tải điện.

RFA

3/ PHILIPPINES LẠI CÁO BUỘC HẢI CẢNH TRUNG CỘNG CHẶN TÀU TIẾP TẾ.

Chính phủ Philippines vào hôm qua 25/2 lại lên tiếng cáo buộc Trung Cộng về hành động ngăn chặn không cho một chiếc tàu Philippines tiếp tế cho tàu bè của ngư dân gần bãi cạn Scarborough. Đây là biến cố thứ nhì trong vòng hai tuần qua.

Theo lực lượng tuần duyên Philippines, chiếc tàu BRP Datu Sanday đang tiếp nhiên liệu cho các tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborought thì bị một tàu hải cảnh và ba tàu khác của Trung Cộng quấy rối vào hôm 22/2. Ba trong tổng số 4 chiếc tàu này đã áp sát mũi tàu Datu Sanday với khoảng cách chưa đầy 100 thước.

Báo cáo của tuần duyên Philippines còn tố cáo hành vi gây nhiễu bộ tiếp sóng của tàu và nhiều hành động nguy hiểm khác. Trong buổi họp báo về tình hình Biển Đông, phát ngôn nhân tuần duyên Philippines Jay Tarriela khẳng định thuyền trưởng chiếc tàu Phi đã biểu lộ kinh nghiệm hàng hải xuất sắc và đã tránh được mọi ý định cản trở.

Bãi cạn Scarborough là một trong những điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila sau khi Trung Cộng chiếm quyền kiểm soát nơi đây từ Philippines vào năm 2012. Vào tuần trước cũng diễn ra một biến cố tương tự ở gần bãi cạn này.

Về phía Trung Cộng, tờ Hoàn cầu Thời báo khẳng định là tàu hải cảnh Trung Cộng đã đẩy lùi tàu Datu Sanday khi tàu này xâm nhập trái phép những vùng biển quanh  bãi cạn Scarborough,  nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 240 cây số.

Trong khi đó, theo một báo cáo của tổ chức nghiên cứu CSIS, Trung Cộng là nước làm hư hại nhiều rạn san hô nhất ở Biển Đông với tổng diện tích hơn 21 ngàn mẫu. Vào ngày 24/2, đại sứ Trung Cộng tại Philippines cáo buộc báo cáo trên là bịa đặt và khẳng định là Trung Cộng luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường ở quần đảo Trường Sa.

RFI

4/ NHÓM G7 KHẲNG ĐỊNH SỰ ỦNG HỘ MẠNH MẼ VỚI UKRAINE.

Nhóm Thất cường G7 đã tổ chức phiên họp đúng hai năm nước Nga mở chiến dịch xâm lược Ukraine với lời khẳng định ủng hộ mạnh mẽ quốc gia này trong cuộc chiến chống quân Nga.

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, nước chủ tịch luân phiên của khối G7, chủ tọa cuộc họp tại thủ đô Kiev của Ukraine vào ngày 24/02 cùng với nhiều giới chức lãnh đạo Âu châu và thủ tướng Canada. Trong thông cáo chung, khối này khẳng định sẽ tiếp tục buộc Nga phải trả giá đắt cho cuộc chiến, phải bị cắt giảm nguồn thu và cản trở những nỗ lực xây dựng cỗ máy chiến tranh của Nga.

Các nước cũng đồng lên án Iran, Trung Cộng và Bắc Hàn ủng hộ quân Nga và khẳng định hành động chống mọi trợ giúp vật chất cho cuộc chiến của Nga.

Phát biểu trước phiên họp của khối G7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị các nước đồng minh phương Tây hãy nỗ lực yểm trợ để năm 2024 trở thành năm quyết định cho việc khôi phục an ninh lâu dài ở Ukraine. Ông Zelensky cũng nồng nhiệt cảm ơn Ý và Canada vì những thỏa thuận an ninh song phương vừa được ký. Những thỏa thuận tương tự như vậy đã được ký với Đức và Pháp. Nhưng khác với hai nước này, Ý đã không nêu rõ khoản ngân sách yểm trợ.

Tổng thống Volodymyr Zelensky tham dự cuộc họp của khối G7, bày tỏ tin tưởng “sẽ chiến thắng quân Nga” nhưng cần có phương tiện để thành công. Một lần nữa, ông trông cậy vào các đồng minh khẩn trương viện trợ quân sự.

Sau khi ký thỏa thuận an ninh với Kiev, Thủ tướng Justin Trudeau thông báo là Canada sẽ viện trợ hơn 2 tỷ Mỹ kim trong năm 2024. Chủ tịch Ủy ban Âu châu Ursula von der Leyen cho biết khối Liên Âu sẽ chuyển 4 tỷ 500 triệu Âu kim cho Kiev vào tháng Ba. Đây là khoản đầu tiên trong tổng số 50 tỷ Âu kim được 27 nước thông qua vào tháng Hai.

Cũng trong dịp này, Tổng thống Zelensky tiết lộ là hơn 31 ngàn quân nhân Ukraine đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Nga trong vòng 2 năm qua.

RFI

 

VNThoibao

 

VNTB – Khi pháp luật nằm trong tay kẻ cướp

VNTB – Việt Nam vẫn nợ Quyền tự do hiệp hội của người lao động theo Công ước 87

VNTB – Tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS sẽ làm gia tăng bất bình đẳng?

VNTB – Chiến tranh mạng của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam

VNTB – Vài lời trao đổi với PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Các công ty Trung Quốc đang hồi sinh lực lượng dân quân thời Mao Trạch Đông

Thế giới hôm nay: 26/02/2024

Bản chất sống còn trong cuộc tranh luận về viện trợ cho Ukraine


Báo Tiếng Dân

Kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm lược Ukraine: Hiện trạng và triển vọng25/02/2024

 

Thuy My

 

Tạ Duy Anh - Hai năm Nga xâm lược Ukraina

Phan Châu Thành - Tình hình thế giới trong ngày kỷ niệm 2 năm cuộc xâm lược của Putin vào Ukraina, 24-02-2024

Phan Châu Thành - Hai năm chiến tranh và những chuyến xe viện trợ của người Việt cho Ukraina

Lưu Trọng Văn - Dân soi…

Lê Xuân Nghĩa - Ukraine quá quân tử

Đặng Đình Mạnh - Mãi Lai Thục trong vụ án Tân Hiệp Phát

Phúc Lai - Cầu Kerch sẽ bị đánh một lần nữa như thế nào ?

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

Dương Quốc Chính - Review phim Đào

Tiểu Vũ - Người Quảng và cái thùng diêm bất tử

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (2)

 

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Vài lời trao đổi với PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn 26/02/2024

Chuyện đời sống Hà Nội, 1979 26/02/2024

Chuyện đời sống 1980 (Kỳ I) 25/02/2024

Nga – Ukraine: Cuộc chiến 2 ngày đã thành 2 năm 25/02/2024

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Thay vì “Đào, phở và piano” hãy làm phim về Gạc Ma 1988! 25/02/2024

Thông điệp của một chiến binh Hoa Kỳ gửi Quốc hội 25/02/2024

Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình 25/02/2024

Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân 1968 (5 kỳ trọn vẹn) 25/02/2024

“Trở về với Phật giáo nguyên thủy” trong đời sống hiện tại 24/02/2024

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

   Vai trò của Doãn Văn Phương trong việc giúp Trịnh Văn Quyết lừa đảo

T.Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.zingnews.vn/vai-tro-cua-doan-van-phuong-trong-viec-giup-trinh-van-quyet-lua-dao-post1461754.html

Thứ hai, 26/2/2024 07:06 (GMT+7)

Ông Doãn Văn Phương từng giữ nhiều chức vụ tại FLC, cưới vợ hoa hậu                                                                                                             hiện bỏ trốn. CQĐT đã xác minh nhiều nơi nhưng chưa có kết quả.

Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ thao túng thị trường chứng khoán liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Ông Doãn Văn Phương (SN 1977, quê Thanh Hóa) khi đang ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC được giao thêm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Faros các giai đoạn.

Với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Faros, ngày 28/5/2015-9/11/2019, ông Phương đã chỉ đạo các thành viên HĐQT, Ban tổng giám đốc và các cá nhân thuộc công ty này thực hiện một số hành vi:

Chỉ đạo việc ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống, hạch toán kế toán, hợp thức việc góp vốn và sử dụng vốn góp khống, lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký, đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu, tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Faros; để ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

 Chỉ đạo và trực tiếp ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của HĐQT để ra chủ trương về việc tăng vốn và đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros; trực tiếp ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống tại Faros.

Ông Phương cũng ký các tài liệu để làm hồ sơ gửi Vụ giám sát Công ty đại chúng đề nghị đăng ký công ty đại chúng, đề nghị Trung tâm lưu ký cho đăng ký và lưu ký chứng khoán, đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Faros với giá trị vốn góp không đúng thực tế.

Tại CQĐT, ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhiệm kỳ 2015-2020 và Lê Hải Trà (từng là Ủy viên HĐQT, Phó TGĐ thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) thừa nhận làm sai, giúp ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống trên thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Trình bày lý do giúp cựu Chủ tịch FLC, cả ông Sinh và Trà đều cho rằng vì có mối quan hệ quen biết với ông Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương.

Nâng khống giá trị góp vốn

Kết luận điều tra bổ sung cũng chỉ ra với danh nghĩa cá nhân, ông Phương đã ký hợp đồng ngày 19/5/2015 với nội dung: Nhận chuyển nhượng 675.000 cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh tại Công ty Faros, nhưng không phát sinh thanh toán để đứng tên làm cổ đông góp vốn.

Sau khi trở thành cổ đông góp vốn, ngày 27/5/2015-12/11/2015, ông Phương ký khống 4 giấy tờ nộp tiền góp vốn khống và 2 ủy nhiệm chi khống để em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế dùng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền hợp thức làm tăng khống vốn góp mang tên Doãn Văn Phương tại Faros từ 675 triệu đồng, tương đương 675.000 cổ phần lên thành hơn 77 tỷ đồng, tương đương hơn 7,7 triệu cổ phần.

Trước khi niêm yết, ông Phương đã trả lại hơn 7,7 triệu cổ phần cho ông Trịnh Văn Quyết bằng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng ngày 28/1/2016, nhưng không phát sinh thanh toán tiền. CQĐT cho rằng ông Phương được hưởng lợi 500.000 cổ phiếu với giá trị phát hành là 5 tỷ đồng.

Ngày 29/8/2016, ông Phương đăng ký lưu ký tại tài khoản chứng khoán mang tên Doãn Văn Phương. Năm 2017 và 2018, ông Phương được trả cổ tức thêm 160.000 cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu ông này sở hữu lên 660.000 cổ phiếu.

Trong 2 ngày 6/5/2020 và 11/5/2020, tài khoản chứng khoán của ông Phương bán toàn bộ 660.000 cổ phiếu, thu hơn 2,3 tỷ đồng.

Kết quả điều tra cho thấy ông Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị góp vốn tại Công ty Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Theo CQĐT, hành vi của ông Phương đã đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4, Điều 174 BLHS năm 2015, đồng phạm với vai trò tổ chức thực hiện, giúp sức tích cực cho ông Trịnh Văn Quyết.

Quá trình điều tra, ông Phương đã bỏ trốn. CQĐT xác định được ngày 27/3/2022, ông Doãn Văn Phương xuất cảnh đi Vương quốc Anh.

Tân Châu/Tiền Phong

https://lifestyle.zingnews.vn/ba-truong-my-lan-duoc-ap-dung-nguyen-tac-co-loi-vu-van-thinh-phat-post1461756.html

Thứ hai, 26/2/2024 09:21 (GMT+7)

Ngày 5/3-29/4, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). 86 bị cáo trong vụ án này bị xét xử nhiều tội danh khác nhau.

Bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị xét xử về các tội “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Ở tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Viện Kiểm sát truy tố bà Lan theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 mà không áp dụng theo Bộ luật Hình sự 2015.

Khi truy tố bà Lan theo Bộ luật Hình sự năm 1999, Viện Kiểm sát tối cao lập luận bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi Bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực.

Tại quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 41 năm 2017, của Quốc hội về thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, thì những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018 thì xử lý theo điều, khoản tương ứng Bộ luật Hình sự năm 1999. Những hành vi sai phạm nếu xảy ra sau ngày 1/1/2018 bị xử lý theo các điều, khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị can.

Từ kết quả điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng đã rà soát, phân loại xử lý các bị can theo các tội danh cụ thể tương ứng với vị trí, vai trò, số lượng, tính chất, mức độ hành vi và lỗi của từng bị can. Theo các cơ quan tố tụng, bà Trương Mỹ Lan có hành vi sai phạm diễn ra trong thời gian dài, trước khi Bộ luật Hình sự hiện hành có hiệu lực, cơ quan tố tụng áp dụng nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội, nên áp dụng luật cũ đối với tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Bộ luật Hình sự năm 1999, thay vì áp dụng Bộ luật Hình sự 2015.

Ngân hàng thiệt hại từ tiền vốn đến lãi

Cáo trạng vụ án cho biết hành vi của bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị đánh giá là có tổ chức với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn. Từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan nắm giữ từ 85% đến 91,5% cổ phần của SCB, chỉ đạo, điều hành và thao túng toàn bộ hoạt động của SCB.

SCB đã giải ngân cho 1.366 khách hàng là 710 cá nhân và 656 tổ chức. Trong đó, nhóm của bà Trương Mỹ Lan có hơn 2.500 khoản vay tại SCB với tổng số tiền giải ngân hơn 1 triệu tỷ đồng. SCB cho nhóm bà Lan vay chiếm 93% số tiền cho vay, 7% còn lại là nhóm khách hàng thông thường.

Đến năm 2022, 875 khách hàng trong nhóm bà Trương Mỹ Lan với gần 1.300 khoản vay còn dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng. Bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thuộc cấp lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB với số tiền là 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng.

Như vậy, SCB ngoài việc mất số tiền gốc bị chiếm đoạt, ngân hàng này phải trả thêm hơn 129.372 tỷ đồng lãi suất.

 

Quản lý tiền công đức trên cả nước: Sẽ minh bạch quản lý, thu chi

Ngọc Linh/Tiền Phong

https://lifestyle.zingnews.vn/quan-ly-tien-cong-duc-tren-ca-nuoc-se-minh-bach-quan-ly-thu-chi-post1461737.html

Thứ hai, 26/2/2024 07:52 (GMT+7)

Lần đầu tiên, các tỉnh, thành trên cả nước phải rà soát, báo cáo tiền công đức về Bộ Tài chính trước ngày 31/3.

Thời hạn báo cáo sắp kết thúc, địa phương rốt ráo rà soát việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức. Việc báo cáo này được kỳ vọng sẽ giúp minh bạch nguồn tiền, tăng thêm niềm tin cho người dân.

Rốt ráo rà soát tiền công đức

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh vừa ký ban hành Kế hoạch kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử, văn hóa.

UBND TPHCM giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở, ngành tổng hợp và trình lãnh đạo thành phố ký, báo cáo Bộ Tài chính. Lãnh đạo TPHCM cũng yêu cầu thành phố Thủ Đức, các quận, huyện trực thuộc gửi công văn đề nghị báo cáo, tiếp nhận báo cáo của chủ thể quản lý di tích thông qua UBND xã, phường, thị trấn và tổng hợp báo cáo gửi Sở Tài chính trước ngày 10/3.

Theo thông tin của PV Tiền Phong, hiện nhiều địa phương đã ban hành kế hoạch kiểm tra tiền công đức. Tháng 11/2023, UBND tỉnh Ninh Bình cũng có văn bản đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng quyết định, kế hoạch kiểm tra quản lý tiền công đức và tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa. Tháng 12/2023, UBND tỉnh Bình Định cũng có văn bản giao Sở Tài chính chủ trì kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức.

Hiện cả nước có khoảng 40.000 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố trên khắp các vùng miền đã được kiểm kê, lập danh mục theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Trong số đó, có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 3.614 di tích quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, cả nước có gần 9.000 lễ hội, gồm lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo và lễ hội lịch sử.

Kế hoạch kiểm tra tiền công đức của các địa phương nêu rõ: Đối tượng kiểm tra là di tích lịch sử văn hóa đã có bằng xếp hạng di tích hoặc danh mục kiểm kê di tích theo Luật Di sản. Kiểm tra tập trung vào việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích hoạt động lễ hội và việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, giám sát tiếp việc kiểm đếm, sử dụng tiền công đức.

Việc kiểm tra giúp tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, ngày 31/3, các tỉnh, thành sẽ phải gửi báo cáo. Đầu tháng 4/2023, Bộ Tài chính sẽ công bố thông tin. Đoàn liên ngành kiểm tra phối hợp với các sở như tài chính, văn hóa thể thao du lịch; tùy theo từng địa phương có thể giao sở tài chính hoặc cơ quan thanh tra chủ trì việc kiểm tra.

“Theo phân cấp tại các tỉnh, thành phố, di tích lịch sử cấp tỉnh do UBND tỉnh quản lý và kiểm tra. Di tích còn lại chủ yếu do UBND cấp huyện quản lý và kiểm tra. UBND huyện tổng hợp số liệu, gửi sở tài chính tổng hợp, trình lãnh đạo UBND tỉnh ký, báo cáo Bộ Tài chính”, đại diện Vụ Hành chính sự nghiệp cho biết.

Ngăn bất cập trong tiếp nhận, quản lý tiền công đức

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, ở một số di tích, đền chùa lớn trên cả nước, vào mùa lễ hội, số bàn công đức được đặt nhiều hơn so với thường ngày. Tiêu biểu như tại Đền Trần (Nam Định), ngày 16/2, tại khuôn viên đền, từ cổng chính vào có tới 4 chiếc bàn công đức đặt phía ngoài sân. Bên hiên đền, trong khuôn viên đền có thêm bàn công đức. Trong khi đó, vào ngày bình thường, không phải cao điểm khai hội, bàn ghi công đức chỉ đặt phía trong đền. Tại mỗi chân bàn thờ đều có hòm đựng tiền giọt dầu, đèn nhang.

Chị Lê Thuỳ Dung (Hà Nội) một du khách du xuân tại Đền Trần cho biết, khi cùng gia đình đi lễ cầu may, ngoài mâm lễ dâng hương, chị thường bỏ tiền giọt dầu và ghi công đức.

“Tôi bỏ tiền giọt dầu và ghi công đức với mong muốn đóng góp để ban quản lý tu bổ, coi sóc di tích tốt hơn. Vì vậy, tôi rất ủng hộ việc công khai báo cáo sử dụng tiền công đức. Việc này giúp tôi yên tâm, tin tưởng số tiền công đức được sử dụng đúng mục đích”, chị Dung chia sẻ.

Liên quan việc thu, chi, gần đây, một số địa phương thanh tra, chỉ ra bất cập của việc tiếp nhận, quản lý tiền công đức. Kết luận thanh tra của UBND Hà Tĩnh chỉ ra nhiều bất cập ở đền Chợ Củi (Nghi Hồng, Nghi Xuân) trong việc giao khoán tiền công đức cho thủ nhang. Sau thanh tra, gia đình thủ nhang Đền Củi nộp lại 2,5 tỷ đồng tiền công đức năm 2023 và giao chìa khóa hòm công đức, chìa khóa Cung đức Thánh mẫu và các cung còn lại của nội tự để Ban Quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân tiếp nhận, quản lý.

Trước đó, Quảng Ninh thí điểm kiểm tra tiền công đức. Tổng số thu tiền công đức, tài trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cả năm 2023 dự kiến trên 180 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số thu là 61 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, việc địa phương trên cả nước đốc thúc báo cáo tiền công đức là tín hiệu mừng. Công khai, minh bạch thu chi nguồn tiền công đức giúp người nhận tiền thoải mái, người cung tiến cũng cảm thấy yên tâm.

“Lâu nay, việc quản lý tiền công đức phát sinh bất cập. Quy định kiểm kê tiền công đức đã có, đến nay, địa phương vào cuộc kiểm kê báo cáo sẽ giúp minh bạch nguồn tiền, tạo thêm niềm tin cho người dân”, ông Long nhận định.

 

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết phủ nhận cáo buộc lừa đảo

Phạm Dự

https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-flc-trinh-van-quyet-phu-nhan-cao-buoc-lua-dao-4715177.html

Thứ hai, 26/2/2024, 00:00 (GMT+7

HÀ NỘI - Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng nhiều người phủ nhận cáo buộc đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nâng khống vốn điều lệ cho Faros sau đó bán cổ phiếu, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng.

Ông Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng hai em gái ruột Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và 5 người vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đề nghị truy tố về tội Thao túng chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cùng vụ án, 13 người bị cáo buộc Thao túng thị trường chứng khoán, 22 người tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 7 người về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Trong 50 bị can, 11 người là em ruột và anh em, cháu trong họ hàng của ông Quyết. Nhiều bị can là vợ chồng, bố con; ba người là lái xe riêng và bạn học của ông Quyết.

Theo kết luận điều tra, tháng 8/2012 ông Quyết đề nghị cấp dưới mua lại một công ty giải trí với giá 1,5 tỷ đồng song không đưa vào hoạt động ngay. Qua nhiều lần đổi tên doanh nghiệp này đổi thành Công ty CP Xây dựng Faros. Hai năm sau đó, Chủ tịch FLC chỉ đạo em gái cùng một số người khác lập, ký khống hồ sơ vốn góp để bắt đầu chiến dịch nâng khống vốn điều lệ cho Faros.

Với cương vị là Chủ tịch HĐQT đầu tiên, ông Doãn Văn Phương (Tổng giám đốc FLC, đã bỏ trốn) đã chỉ đạo các thành viên HĐQT, Ban tổng giám đốc để ban hành nghị quyết về tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống, hạch toán kế toán, sử dụng vốn góp khống.

Nhà chức trách cho hay ông Phương đã xuất cảnh sang Vương Quốc Anh và chưa trở lại Việt Nam nên chưa có lời khai.

Một trong những mắt xích quan trọng khác ở Faros là Trịnh Văn Đại (em họ ông Quyết). Ông Đại được bà Trịnh Thị Minh Huế (em gái ruột ông Quyết) nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT Faros từ 2014. Song trên thực tế, bà Huế là người quản lý con dấu và điều hành mọi hoạt động.

Trong khi không tổ chức đại hội cổ đông nhưng với "mác" Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc, ông Đại đã ký khống các nghị quyết, hợp đồng, chứng từ, đứng tên cổ đông. Từ đó, bà Huế lấy làm căn cứ để nâng khống vốn điều lệ.

Trước khi Faros được niêm yết lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, ông Đại đã trả lại hơn 46 triệu cổ phần đang đứng tên hộ cho ông Quyết. Việc này được hợp thức bằng 5 hợp đồng chuyển nhượng song không phát sinh thanh toán.

Hành vi của ông Đại bị cơ quan điều tra đánh giá đã giúp sức cho ông Quyết và động phạm nâng khống vốn điều lệ sau đó niêm yết, bán cổ phiếu để chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.

Tại cơ quan điều tra, Đại thừa nhận toàn bộ vi phạm nhưng phủ nhận mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông khai không được hưởng lợi từ sai phạm mà chỉ nhận lương 39 triệu đồng/tháng với vai trò Phó phòng Vật tư của FLC Land và 41 triệu đồng/tháng dưới mác Phó tổng giám đốc Faros.

Giống như ông Đại, bị can Đỗ Như Tuấn, Phó tổng giám đốc FLC, cũng được ông Quyết giao kiêm nhiệm Giám đốc Faros. Với cương vị này, Tuấn ký các hợp đồng, chứng từ khống để tạo dòng tiền hợp thức kế toán, che giấu việc góp vốn khống.

Trước khi cổ phiếu của Faros được niêm yết, ông Tuấn đứng tên sở hữu 50.000 cổ nhưng trên thực thế không được sở hữu. Theo C01, Tuấn thừa nhận các sai phạm nhưng nói không có mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không được hưởng lợi ích. Nghi can này chỉ hưởng lương hàng tháng từ 115 đến 120 triệu đồng mỗi tháng.

Ngoài bị can Đại, Tuấn, 20 người khác bị điều tra trong giai đoạn bổ sung cũng đều chỉ thừa nhận sai phạm khi giúp sức nâng khống vốn cho Faros. Họ phủ nhận cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ở lần điều tra trước, C01 đánh giá, ông Quyết biết rõ việc nâng khống vốn điều lệ của Faros để niêm yết cổ phiếu sau đó bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt tiền trái pháp luật nhưng vẫn làm. Ban đầu, ông Quyết "thành khẩn khai báo" về việc chỉ đạo em gái thực hiện hành vi thao túng chứng khoán. Tuy nhiên, khi bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cựu chủ tịch FLC thay đổi lời khai, "không thừa nhận hành vi phạm tội và đổ lỗi cho em gái".

Trong nhóm bị cáo buộc lừa đảo, duy nhất chỉ có cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung và Phó tổng giám đốc Faros Nguyễn Thiện Phú không phản bác cáo buộc, kết luận điều tra nêu.

Bà Dung thừa nhận được ông Quyết trao đổi và biết rõ mục đích nâng khống vốn, niêm yết cổ phiếu để huy động vốn từ nhà đầu tư. Từ đó, bà Dung đã ký các hợp đồng chứng từ để giúp ông Quyết hợp thức dòng tiền tăng vốn khống.

Ngoài ra, C01 kết luận, từ năm 2016 đến 2022, còn có 187 người đứng tên đại diện pháp luật, nhân viên các công ty của hệ sinh thái FLC và người thân, bạn bè của ông Quyết có liên quan đến hành vi lừa đảo. Họ bị xác định đã ký các chứng từ như ủy nhiệm chi, giấy rút tiền, nộp tiền, séc, để nhóm ông Quyết làm thủ tục tạo dòng tiền khống. Mục đích của hành vi này để hợp thức, che giấu số vốn góp khống trước khi niêm yết của Faros.

Cơ quan điều tra cho rằng những người trên có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Che giấu tội phạm. Tuy nhiên họ khi ký chứng từ đều không biết rõ bản chất sự việc và chỉ thực hiện ở từng khâu đơn lẻ. Những người này cũng không tham gia vào lập hồ sơ góp vốn, không được trao đổi nên C01 không xem xét xử lý hình sự.

 

Chồng và cháu ruột bà Trương Mỹ Lan trong 'ván cờ' Vạn Thịnh Phát

ĐAN THUẦN
https://tuoitre.vn/chong-va-chau-ruot-ba-truong-my-lan-trong-van-co-van-thinh-phat-20240225162832985.htm

26/02/2024 09:01 GMT+7

Trương Huệ Vân, Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ) bị cáo buộc giúp sức cho Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) chiếm đoạt, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn của Ngân hàng SCB.

Trong số 86 bị cáo trong vụ đại án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sắp hầu tòa có 2 bị cáo là người thân của Trương Mỹ Lan, gồm: Trương Huệ Vân (cháu gọi Trương Mỹ Lan bằng cô ruột) và Chu Lập Cơ (chồng Trương Mỹ Lan).

Cháu gái ruột được Trương Mỹ Lan tin tưởng

Cụ thể, Trương Huệ Vân được Trương Mỹ Lan tin tưởng giao đứng tên cổ phần, góp vốn, tham gia quản lý nhiều công ty khác nhau thuộc Vạn Thịnh Phát như:

Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, Công ty Việt Vĩnh Phú, Công ty cổ phần Sài Gòn Galleria, Công ty cổ phần Eurasia Concept…

Trương Huệ Vân cũng được xác định là người trực tiếp sử dụng số tiền mà nhóm Vạn Thịnh Phát rút ra khỏi Ngân hàng SCB.

Năm 2021, Trương Mỹ Lan mua lại Công ty cổ phần Lavifood để đưa vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp và giao cho Trương Huệ Vân quản lý, điều hành.

Quá trình hoạt động, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trương Huệ Vân sử dụng pháp nhân Công ty Lavifood vay vốn tại Ngân hàng SCB để phục vụ mục đích kinh doanh và trả nợ vay tại các ngân hàng khác.

Ngoài ra, Trương Mỹ Lan còn thống nhất, chỉ đạo Trương Huệ Vân cho thành lập các công ty "ma" để lấy phương án kinh doanh mua bán nông sản với Công ty Lavifood nhằm lập hồ sơ vay vốn khống, tạo lập khoản vay, rút tiền từ Ngân hàng SCB để sử dụng cho các mục đích của Lan và Vân.

Quá trình điều hành Công ty Sài Gòn Galleria, Công ty Eurasia Concept, Vân còn chỉ đạo nhân viên cấp dưới phối hợp với các đối tượng ở Ngân hàng SCB lập hồ sơ vay vốn để lấy tiền chi cho các hoạt động của các công ty này.

Nhưng khi cần trả nợ thì không sử dụng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh, mà lấy tiền từ các khoản vay của các công ty, cá nhân khác được tạo lập khống tại Ngân hàng SCB để trả nợ cho chính SCB.

Cơ quan điều tra xác định từ năm 2020, Trương Huệ Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty "ma" và 4 công ty có hoạt động thật (50 khoản vay), tạo lập 155 khoản vay khống để rút tiền khỏi Ngân hàng SCB.

Tính đến ngày 17-10-2022, 155 khoản vay này còn dư nợ 2.800 tỉ đồng. Cơ quan điều tra xác định Trương Huệ Vân đã giúp sức, đồng phạm với Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền gần 1.100 tỉ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh là 25 tỉ đồng.

Trương Huệ Vân được cơ quan điều tra nhận định là đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án, nhận thức rõ hành vi phạm tội, tác động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả.

Tỉ phú Hong Kong giúp vợ hợp thức hồ sơ vay khống

Ông Chu Nap Kee Eric (tức Chu Lập Cơ, quốc tịch Hong Kong, Trung Quốc) là chồng của bà Trương Mỹ Lan.

Ông Chu Lập Cơ bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay quy định tại khoản 3, điều 179, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo đó, ông Chu Lập Cơ là cổ đông chính (có 99,26% cổ phần), chủ tịch hội đồng quản trị, giữ vai trò quyết định cao nhất tại Công ty cổ phần Times Square Việt Nam.

Năm 2012, để lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan đã trao đổi, thống nhất với Chu Lập Cơ và lãnh đạo Ngân hàng SCB về việc sử dụng các tài sản ở Times Square để đảm bảo cho các khoản vay.

Thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ đã ký biên bản họp đại hội đồng cổ đông; biên bản họp hội đồng quản trị của Công ty Times Square chấp thuận thế chấp tài sản của công ty để bảo lãnh nợ vay cho các cá nhân, tổ chức do bà Lan chỉ định.

Sau khi có tài sản đảm bảo để vay vốn, Trương Mỹ Lan chỉ đạo các cá nhân tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Times Square lập các hồ sơ vay vốn khống, nhờ người đứng tên các khoản vay và ký khống hồ sơ, thủ tục vay vốn.

Bằng phương thức này, từ tháng 12-2012 đến tháng 12-2014, Chu Lập Cơ đã giúp Trương Mỹ Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống để giải ngân số tiền vay tại Ngân hàng SCB cho 73 khoản vay của 67 khách hàng, tổng số tiền giải ngân là 29.441 tỉ đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Toàn bộ số tiền vay vốn được sử dụng cho mục đích riêng của Trương Mỹ Lan.

Đến năm 2017, các khoản nợ đến hạn nhưng không thể trả được, Trương Mỹ Lan thuyết phục Chu Lập Cơ tiếp tục sử dụng tài sản của Công ty Times Square để thế chấp. Tài sản thế chấp này đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho 54 khách hàng đang vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm gia hạn cho số nợ được đảm bảo là 35.541 tỉ đồng.

Tính đến thời điểm ngày 17-10-2022, tổng nghĩa vụ các khoản nợ do Chu Lập Cơ ký hợp thức thủ tục còn 46 khoản vay với tổng cộng dư nợ là 39.217 tỉ đồng.

Sau khi đối trừ giá trị tài sản bảo đảm của các khoản vay mà Chu Lập Cơ đã ký các tài liệu để hợp thức thủ tục vay vốn nêu trên là 30.100 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra cáo buộc Chu Lập Cơ đã giúp sức vợ gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 9.116 tỉ đồng.

 

Nguyên Tổng giám đốc HOSE - Trần Văn Dũng có dấu hiệu 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'

Hoàng Cư - Minh Đức

https://tienphong.vn/nguyen-tong-giam-doc-hose-tran-van-dung-co-dau-hieu-thieu-trach-nhiem-gay-hau-qua-nghiem-trong-post1615058.tpo

26/02/2024 | 10:19

TPO - Quá trình điều tra vụ án cựu Chủ tịch FLC - Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư chứng khoán, cơ quan điều tra xác định ông Trần Văn Dũng (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc HOSE) có dấu hiệu phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, căn cứ các quy định của pháp luật, CQĐT kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm về hành chính với ông Dũng.

Kiến nghị xử lý hành chính nguyên Chủ tịch UBCKNN

Ban hành kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an, đề nghị truy tố ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM - HOSE); Lê Hải Trà (cựu Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc HOSE, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết); Trầm Tuấn Vũ (nguyên Phó tổng giám đốc, Phó Chủ tịch hội đồng niêm yết) và Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Các ông Lê Công Điền (Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước); Dương Văn Thanh (Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam); Phạm Minh Trung (Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) bị đề nghị truy tố về tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

Nhóm 7 cán bộ chứng khoán nêu trên bị cáo buộc “giúp sức” cho hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng đồng phạm.

Ngoài các cá nhân bị đề nghị truy tố, kết luận điều tra của C01 cho rằng, 3 cá nhân thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Vụ giám sát Công ty Đại chúng, gồm: ông Vũ Bằng (nguyên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước); Lê Thị Thu Hằng (Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát Công ty đại chúng) và Nguyễn Thị Thúy (chuyên viên Vụ Giám sát Công ty Đại chúng) đã thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tham mưu cho ông Lê Công Điền (Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng) khi nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, chấp thuận công ty đại chúng đối với Công ty CP Xây dựng Faros.

Tuy nhiên, do chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an có văn bản kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm của nhóm người trên.

Nguyên Tổng giám đốc HOSE ký quyết định niêm yết cho Cty Faros

Tại HOSE, kết quả điều tra bổ sung vụ án xác định, ông Đoàn Vĩnh Nam (Chuyên viên Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết, Thư ký Hội đồng niêm yết) có dấu hiệu phạm tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Riêng ông Trần Văn Dũng (Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc HOSE); bà Nguyễn Thị Minh Hằng (Giám đốc Phòng Giám sát giao dịch, Thành viên Hội đồng niêm yết); bà Đỗ Thị Phương Lan (Giám đốc Phòng pháp chế, thành viên Hội đồng niêm yết); bà Hồ Ngọc Đoan Trang (Giám đốc Phòng Nghiên cứu phát triển); Ngô Viết Hoàng Giao (Ủy viên HĐT, kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính và Phòng Giám sát thị trường chứng khoán); Nguyễn Thị Việt Hà (Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc) bị cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại cơ quan điều tra, ông Trần Văn Dũng (Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc HOSE) khai do tin tưởng vào chuyên môn cấp dưới, ý kiến đồng ý chấp thuận của các thành viên trong Hội đồng niêm yết, thực hiện theo Nghị quyết của HĐQT để ký ban hành quyết định niêm yết cho Công ty CP Xây dựng Faros khi không đủ điều kiện niêm yết.

Cụ thể, ông Dũng là người ký quyết định số 348/QĐ-SGDHCM ngày 24/8/2016, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty CP Xây dựng Faros.

Một số cán bộ khác cũng thừa nhận nội dung diễn biến, chấp thuận niêm yết cổ phiếu cho Faros do tin tưởng Ban Tổng giám đốc đề xuất…

Căn cứ khoản 3 Điều 5, Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, C01 không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự nhóm lãnh đạo HOSE mà kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm về hành chính.

Năm 2016, Bộ Tài Chính cũng bổ nhiệm ông Trần Văn Dũng giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được điều động, bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc HOSE.

Ngày 18/5/2022, Ủy Ban Kiểm tra trung ương có Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 15 về việc xem xét, kết luận về xử lý kỷ luật đảng đối với Đảng ủy Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) và các cá nhân liên quan, lúc này ông Trần Văn Dũng đã rời HOSE, giữ vai trò Chủ tịch UBCKNN.

 

Nguyên Tổng giám đốc FLC đang bỏ trốn đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết lừa đảo thế nào?

Hoàng Cư - Minh Đức

https://tienphong.vn/nguyen-tong-giam-doc-flc-dang-bo-tron-da-giup-suc-cho-trinh-van-quyet-lua-dao-the-nao-post1615024.tpo

26/02/2024 | 07:02

 

TPO - Với vai trò Tổng giám đốc FLC kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, bị can Doãn Văn Phương đã  chỉ đạo Thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các nhân thuộc Faros ban hành nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống... nhằm mục đích giúp Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Vai trò của cựu Tổng giám đốc FLC Doãn Văn Phương

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Khác với kết luận điều tra trước, lần bổ sung này, C01 truy tố 51 bị can trong đó có 7 người là cựu lãnh đạo, cán bộ của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Tại Tập đoàn FLC, Công ty CP Xây dựng Faros và các công ty liên quan, C01 đã làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can, chỉ còn Doãn Văn Phương (SN 1977, Tổng giám đốc của Tập đoàn FLC) đã xuất cảnh trốn đi nước ngoài từ tháng 3/2022.

Theo cơ quan điều tra, trong vụ án, Doãn Văn Phương còn giữ vai trò kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros giai đoạn từ 2012 – 2016, sau đó là Thành viên HĐQT từ tháng 11/2016 - 6/2019.

Với vai trò Chủ tịch HĐQT Faros, từ ngày 28/5/2015 - 9/11/2016, Phương đã chỉ đạo các Thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và nhân viên thuộc Faros ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ; lập hồ sơ góp vốn khống;...lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký và đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros.

Việc làm này của Phương nhằm để Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể về hành vi của Phương, CQĐT cho rằng bị can đã chỉ đạo và trực tiếp ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của HĐQT để ra chủ trương về việc tăng vốn khống ở các lần tăng vốn (thứ 3, thứ 4, thứ 5) và chủ trương đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros trên sàn chứng khoán.

Với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Faros, Phương cũng trực tiếp tham gia ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống. Trong đó, ký 18 giấy rút tiền mặt để bị can Trịnh Thị Minh Huế (em gái Trịnh Văn Quyết) sử dụng rút 900 tỷ đồng vốn góp ra khỏi tài khoản của Faros; ký 12 ủy nhiệm chi để Huế làm thủ tục chuyển 296,5 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP Đầu tư phát triển Bình Định FLC đến tài khoản của các cá nhân khác nhau để tạo dòng tiền, hình thành công nợ ảo để hạch toán hợp thức trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

Hưởng lợi 500.000 cổ phiếu

Ngoài ra, bị can còn tiếp ký các tài liệu để làm hồ sơ gửi Vụ giám sát Công ty đại chúng đề nghị đăng ký công ty đại chúng; đề nghị Trung tâm lưu ký cho đăng ký và lưu ký chứng khoán; đề nghị sàn HOSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp với giá trị vốn góp không đúng thực tế.

Trên danh nghĩa cá nhân, Doãn Văn Phương đã ký hợp đồng ngày 19/5/2015, với nội dung: “Nhận chuyển nhượng 675.000 cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh tại Công ty CP Xây dựng Faros nhưng không phát sinh thanh toán để đứng tên làm cổ đông góp vốn”.

Sau khi trở thành cổ đông góp vốn, từ 27/5/2015 - 12/11/2015, Phương ký khống 4 giấy nộp tiền góp vốn khống và 2 ủy nhiệm chi khống để Trịnh Thị Minh Huế sử dụng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, hợp thức làm tăng khống số vốn góp mang tên Doãn Văn Phương tại Faros từ 675 triệu đồng (tương đương 675.000 cổ phần) lên hơn 77,6 tỷ đồng đồng (tương đương 7.762.500 cổ phần). Trước khi niêm yết, Phương đã trả lại 7.762.500 cổ phần cho Trịnh Văn Quyết bằng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng không phát sinh thanh toán tiền.

Cơ quan điều tra xác định, bị can Doãn Văn Phương được hưởng lợi 500.000 cổ phiếu với trị giá trị phát hành là 5 tỷ đồng. Ngày 29/08/2016, bị can đăng ký lưu ký tại tài khoản chứng khoán mang tên cá nhân mình. Trong hai năm 2017 – 2018, bị can được trả cổ tức thêm 160.000 cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu Phương sở hữu lên 660.000 cổ phiếu.

Trung tuần tháng 5/2020, Phương sử dụng tài khoản chứng khoán bán toàn bộ 660.000 cổ phiếu này, thu được hơn 2,3 tỷ đồng.

“Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị vốn góp tại Công ty CP Xây dựng Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, C03 kết luận và cho rằng, vi phạm của bị can Phương đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", với vai trò tổ chức thực hiện, giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết.

Đến nay, dù đã xác minh nhiều nơi nhưng không tìm được Doãn Văn Phương. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tách tài liệu liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bị can để xử lý sau.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment