Thursday, February 29, 2024

Các công ty chuyển sản xuất silicon đa tinh thể từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh lệnh cấm và thuế của Mỹ
2024.02.29
RFA

Hình chụp hôm 23/4/2019 cho thấy các tấm năng lượng mặt trời tại một trang trại điện gió ở tỉnh Bình Thuận (minh hoạ)
AFP

Một nghiên cứu mới đây của Bernreuter Reseach cho thấy các nhà sản xuất silicon đa tinh thể (thường được dùng trong pin năng lượng mặt trời) đang dịch chuyển việc xuất khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam sang Mỹ thay vì từ Trung Quốc để tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp do Mỹ áp đặt lên các mặt hàng của Trung Quốc và Đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Uyghur tại Trung Quốc.

Theo báo cáo mới của Bernreuter Reseach, nhập khẩu silicon đa tinh thể vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011, trong khi nhập silicon đa tinh thể bên ngoài đã giảm 28,5% xuống còn 62.965 tấn khối trong năm 2023 (con số này trong năm 2011 là 64.614 tấn khối trong năm 2011).

Trang tin solarpowerwworldonline dẫn lời người đứng đầu nghiên cứu của Bernreuter Reseach - ông Johannes Bernreuter cho biết “các nhà sản xuất silicon đa tinh thể không có xuất xứ Trung Quốc là Wacker, Hemlock Semiconductor và OCI Malaysia đang gia tăng việc chuyển dịch việc xuất khẩu hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nơi mà ba nhà cung cấp module năng lượng mặt trời lớn nhất Trung Quốc đã thiết lập các nhà máy sản xuất các tấm wafer”.

Trong các năm 2018/2019, JA Solar của Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất các tấm wafer ở Việt Nam với công suất 1.5 GW, và sau đó mở rộng lên 4 GW trong nửa đầu năm 2023. Hãng Jinko Solar cũng theo bước với nhà máy có công suất 7 GW vào năm 2022, Trina Solar đã khai trương nhà máy công suất 6,5 GW vào tháng 8 năm ngoái.

Việc chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu là để tránh thuế chống phá giá và chống trợ cấp mà Mỹ đánh lên mặt hàng của Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu từ Đông Nam Á không sử dụng các tấm wafer của Trung Quốc sẽ không phải chịu các mức thuế trừng phạt này bắt đầu vào tháng sáu tới. Vì vậy, các nhà sản xuất để xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã chuyển dịch sang Việt Nam.

Ngoài ra, Đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Uyghur vốn cấm việc sử dụng các sản phẩm được sản xuất bởi lao động cưỡng bức người Uyghur ở Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng dẫn đến xu hướng chuyển dịch này.

Tuy nhiên, các số liệu hải quan lại cho thấy xuất khẩu silicon đa tinh thể từ Trung Quốc vào Việt Nam đã gia tăng từ 639 tấn khối vào năm 2022 lên 4.970 tấn khối vào năm 2023. “Điều này làm dấy lên nghi ngờ về sự chia tách của dây chuyền cung ứng và có thể là cảnh báo đối với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) của Mỹ” - ông Johannes Bernreuter cho biết.

Tin, bài liên quan
TIN VIỆT NAM

No comments:

Post a Comment