VIỆT NAM ĐÃ NHẬP SÂU VÀO TRUNG QUỐCPhạm Trần
(12/2023)
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam.
Ông Tập có mặt ở
Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng
CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng
chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc”.
Kê hoạch này, tuy không bộc lộ tính ”bá quyền” như phương án “cộng
đồng chung vận mệnh” do Trung Quốc đưa ra từ năm 2007, nhưng về nội dung, lần
này phía Trung Quốc đã mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực “tình báo”, “an ninh chính quyền”
và “an ninh chế độ” để “giữ chân Việt
Nam” theo phương châm 16 chữ:“láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và tinh thần “4 tốt”: “láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Như vậy, tuy ngôn từ có khác, nhưng nội dung vẫn cho
thấy Việt Nam đã rơi vào “quỹ đạo” của
Trung Quốc.
BIỂN ĐÔNG - 2022
Bằng chứng trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng từ 30 tháng 10 đến
ngày 01 tháng 11 năm 2022, hai bên không có những đồng ý về “an ninh chính trị”
để bảo vệ nhau. Ngược lại, hai nước đã đặt nặng và thảo luận sâu về tình hình
Biển Đông.
Tuyên bố chung của hai bên hồi đó chỉ nói:” Kiên trì phương châm "láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần
"láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
-“Hai bên đi sâu trao đổi ý
kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất
đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn
thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.
-“Hai bên nhất trí tiếp tục
tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước
và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa", sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt
Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực
bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng
đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà
hai bên đều có thể chấp nhận được.
-“Hai bên nhất trí tích cực
thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định
vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực
chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực
ít nhạy cảm trên biển; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại
Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.
-“Hai bên đồng ý tiếp tục
thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển
Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được "Bộ quy tắc
ứng xử ở Biển Đông" (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp với luật
pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS
1982); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình
hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp
tác trên biển.”
QUỐC PHÒNG-CÁCH
MẠNG MẦU
Về lĩnh vực Quốc
phòng và an ninh nội bộ, Thông báo năm 2022 viết:
-- Hợp tác quốc phòng là một
trong những trụ cột của quan hệ hai nước. Tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao
giữa quân đội hai nước; triển khai giao lưu, hợp tác như hoạt động Giao lưu hữu
nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng, tuần tra liên hợp
trên vịnh Bắc Bộ giữa hải quân, đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; làm sâu
sắc hợp tác biên phòng, thúc đẩy tuần tra chung biên giới trên đất liền giữa lực
lượng bảo vệ biên giới hai nước.
Lập luận này
cũng được nhắc lại, nhưng chi tiết hơn trong Tuyên bố năm 2023. Theo đó, về Quốc
phòng :
-“Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa giao
lưu cấp cao giữa quân đội hai nước; phát huy tốt vai trò của các kênh như Giao
lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng và Đường dây
nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; triển khai hiệu quả "Tuyên bố Tầm nhìn chung
về hợp tác quốc phòng đến năm 2025" giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Tăng cường giao lưu, hợp
tác giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như công tác chính trị, đào tạo
cán bộ, nghiên cứu chung; tăng cường hơn nữa hợp tác về công nghiệp quốc phòng,
diễn tập và huấn luyện chung, y tế hậu cần, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và
lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tiếp tục đi sâu hợp tác biên phòng, thúc đẩy
triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền, khuyến khích các đồn trạm
biên phòng của hai nước thiết lập quan hệ hữu nghị, tăng cường phối hợp về quản
lý và bảo vệ biên giới. Tiếp tục triển khai tốt tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ
và hoạt động tàu quân sự thăm nhau; làm sâu sắc cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hải
quân và cảnh sát biển hai nước.”
AN NINH NỘI BỘ
Trong lĩnh vực an ninh nội
bộ, hai nước đã cam kết trong Tuyên bố
chung năm 2022:
-“Tăng cường giao lưu cấp cao giữa cơ quan thực thi pháp luật hai nước,
làm sâu sắc hợp tác về an ninh chính trị và thực thi pháp luật trên các lĩnh
vực; điều phối, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh đa phương…thúc đẩy
hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống "diễn biến hòa bình",
"cách mạng màu" …
Trong khi đó, bản Tuyên bố
chung năm 2023 cho thấy hai nước có những quan tâm và hợp tác sâu hơn về tình hình “chính trị nội bộ” của nhau để hỗ
trợ lẫn nhau.
Văn bản viết:“Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao
giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước; phát huy tốt vai trò của các cơ
chế Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến
lược; thiết lập cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị và Đường
dây nóng giữa Bộ Công an hai nước. Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an của Việt
Nam và cơ quan an ninh, thực thi pháp luật của Trung Quốc trong các lĩnh vực an
ninh, tình báo, đặc biệt là đi sâu hợp tác về bảo vệ “an ninh chính quyền” và “an
ninh chế độ”…Tăng cường giao lưu tình
báo giữa hai bên và phối hợp chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong các vấn đề
chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống "diễn biến hòa bình",
"cách mạng màu" của các thế lực thù địch, phản động. Tăng cường hợp tác trong việc phòng chống
các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo, quản lý các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài…”
Như vậy, hợp tác giữa hai
Bộ Công an với “đường giây nóng” để “bảo
vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ… chống can thiệp, chống ly khai..” là thỏa hiệp mới và có lợi cho Việt Nam nhiều hơn.
Điều này cho thấy Việt Nam đã
được Trung Quốc giúp “bảo vệ chính quyền
và bảo vệ chế độ” như chính Trung Quốc bảo vệ mình. Đó là hai nước vẫn do
đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư ưởng Mao Trạch Đông và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với chia sẻ tình báo về
an ninh chính trị để chống “diễn biến hòa bình” là nhằm chống lại những mưu
toan nổi dậy tự phát đã từng làm tan rã chính quyền và đảng Cộng sản cầm quyền ở Nga
năm 1991.
Việt Nam đã lấy tấm gương
rã của Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo làm bài học để kiểm soát và đàn áp đối
lập trong nước.
Như vậy, hai nước
Việt-Trung đã thống nhất hợp tác và bảo vệ chính trị nội bộ cho nhau trong
chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình. -/-
Phạm Trần
(12/2023)
+++++++++++++++++
Tuyên bố chung 2023:
-- Việt Nam và Trung Quốc là
láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là nước xã hội chủ
nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng, lý tưởng niềm tin
tương thông, con đường phát triển gần gũi, cùng chung chí hướng, chia sẻ tương
lai chung,
--"mối tình
thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em".
-- Việt Nam ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ
tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu
và Sáng kiến Văn minh toàn cầu.
--hai bên đồng ý thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc bước vào giai đoạn mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc
phòng-an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội
vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải
quyết tốt hơn, chung tay thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới phát
triển.
--Hướng tới tương lai, phía Trung Quốc
nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu
tiên trong ngoại giao láng giềng. Phía Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập,
tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Đây là lựa chọn chiến lược của
hai bên.
-- tuân theo phương châm "16 chữ" và tinh
thần "4 tốt", lấy dịp 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện làm thời cơ, xây
dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự
nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
-- Hợp tác quốc
phòng - an ninh thực chất hơn
Hợp tác quốc phòng - an
ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, có vai trò
quan trọng trong việc củng cố tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước. Để
bảo vệ an ninh của nước mình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định của
khu vực và thế giới, hai bên nhất trí tăng cường các cơ chế hợp tác về quốc
phòng, công an, an ninh, tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao, nghiên cứu xây
dựng cơ chế giao lưu giữa các cơ quan tư pháp tương ứng của hai nước, thúc đẩy
các hợp tác trọng điểm sau:
(1) Hai bên nhất trí
tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao giữa quân đội hai nước; phát huy tốt vai
trò của các kênh như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến
lược quốc phòng và Đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; triển khai hiệu quả "Tuyên
bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025" giữa Bộ Quốc phòng
hai nước.
Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như công
tác chính trị, đào tạo cán bộ, nghiên cứu chung; tăng cường hơn nữa hợp tác về
công nghiệp quốc phòng, diễn tập và huấn luyện chung, y tế hậu cần, gìn giữ hòa
bình Liên Hợp Quốc và lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tiếp tục đi sâu hợp
tác biên phòng, thúc đẩy triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền,
khuyến khích các đồn trạm biên phòng của hai nước thiết lập quan hệ hữu nghị,
tăng cường phối hợp về quản lý và bảo vệ biên giới. Tiếp tục triển khai tốt
tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và hoạt động tàu quân sự thăm nhau; làm sâu sắc
cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước.
(2) (3) Hai bên nhất trí
tăng cường hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho
hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các lĩnh vực; tích cực thực
hiện nghĩa vụ của các điều ước quốc tế mà hai bên là thành viên. Triển khai có
hiệu quả "Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình
sự", "Hiệp định dẫn độ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa"; thúc đẩy "Hiệp định giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về
chuyển giao người bị kết án tù" đi vào thực hiện có hiệu quả; thúc đẩy Bản
ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước đạt kết quả thực chất, cùng nhau hoàn
thiện cơ chế tương trợ về tư pháp giữa hai bên; nghiên cứu việc thiết lập các
phương thức giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại biên giới; thúc đẩy hợp
tác pháp luật và tư pháp địa phương có chung đường biên giới với các hình thức
phù hợp.
4.3. Hợp tác thực chất sâu
sắc hơn
Nhằm kiên trì hợp tác cùng
thắng, phục vụ sự phát triển của hai nước, thúc đẩy kinh tế khu vực và thế giới
phục hồi, tăng trưởng bền vững, hai bên sẽ tăng cường các cơ chế hợp tác tương
ứng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư ngành nghề, thương mại, nông
nghiệp, tài chính tiền tệ; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, cơ quan giao thông vận tải,
thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau:
(1) Cùng xây dựng
"Hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường"
Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát
triển giữa hai nước, thực hiện tốt "Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn
khổ Hai hành lang, một vành đai với Sáng kiến Vành đai và Con đường giữa Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa".
Thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên
giới Việt Nam - Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu
chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu
chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.
Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ
tầng biên giới, trong đó có xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực
biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Khuyến khích doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong các lĩnh vực
kết cấu hạ tầng đường bộ, cầu, đường sắt, điện sạch, viễn thông, logistics;
tiếp tục phối hợp mật thiết, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hợp tác vận tải
đường bộ, hàng không, đường sắt, tăng cường hợp tác logistics.
-- Phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam tham gia vào
các hoạt động liên quan của Liên minh quốc tế phát triển xanh "Vành đai và
Con đường.
-- Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật nghề cá và
hợp tác nuôi trồng, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật trên Biển Đông. Tăng cường
hợp tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
(3) Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện
toàn diện, hiệu quả "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC),
trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông" (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó
có UNCLOS 1982. Thực hiện cơ chế Cuộc họp quan chức cao cấp (SOM) và Cuộc họp
nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về triển khai "Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông" (DOC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có
hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, cùng duy trì ổn định
trên biển.
=======
2022: Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa từ ngày 30 tháng 10 đến
ngày 01 tháng 11 năm 2022.
No comments:
Post a Comment