Đối Thoại Điểm Tin ngày 20 tháng 12 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
WHO: ‘Biến thể được quan
tâm’ JN.1 của COVID không gây rủi ro cao
Thượng viện Mỹ sẽ không
chung quyết gói viện trợ Ukraine trong năm nay
Chương trình mới cho phép
dân Mỹ chọn người tị nạn để bảo lãnh
Đan Mạch, Mỹ đạt thỏa thuận
quốc phòng
Việt Nam diễn giải về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai'
với Trung Quốc
Tòa Tối cao
Colorado ra phán quyết lịch sử loại ông Trump khỏi lá phiếu vì liên quan đến
bạo loạn
Động đất làm chết hơn 100 người ở Trung Quốc, Đài Loan nói sẵn sàng trợ
giúp
Giám
đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh bị bắt do nhận hối lộ
Quốc
hội Việt Nam dự kiến họp phiên bất thường lần 5 để thông qua Luật Đất đai sửa
đổi
Hai
tạp chí bị Cục Báo chí, Bộ Thông tin- Truyền thông xử phạt do vi phạm quy chế
Đà
Nẵng: Bắt giám đốc Công ty Thép lừa đảo gần 10 tỷ đồng
"Lò"
ông Trọng chuẩn bị đốt củi Việt Á!
Chuyên
gia lý giải việc Việt Nam tuyên bố “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”
‘Tín
nhiệm thấp’ trên 50%: bất thường cần làm rõ?
Hàng
trăm tấn tôm hùm xuất sang Trung Quốc phải “giải cứu” do bị tắc bởi thủ tục
EVN
kiến nghị Bộ Công thương nhập điện gió từ Lào về
Bắt,
khởi tố hai cán bộ ngân hàng ở Gia Lai, Thừa Thiên Huế cùng hai nhân viên tín
dụng
Gần
50 trạm thu phí sẽ tăng giá vé từ 29/12
Blogger
Nguyễn Lân Thắng bị khủng bố tinh thần trong Trại giam số 5
Thực
chất của "cộng đồng chia sẻ tương lai"
Hoa
Kỳ không thấy có tác động gì bởi cam kết quốc phòng Việt- Trung
Trung
Quốc sẽ tiến hành thử nghiệm tàu khoan thăm dò biển sâu
Chủ
tịch nước Việt Nam mời Giáo hoàng La Mã đến thăm
Tổng
Giám đốc Việt Á và cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự ra tòa
ngày 27/12
Ukraine muốn huy
động thêm 500.000 quân - Tổng thống Zelensky nói
Lo ngại giá dầu thế
giới tăng sau các vụ tấn công ở Biển Đỏ
Đức: Thợ mộc
được AfD ủng hộ ‘thắng cử làm thị trưởng’ ở Saxony
Mỹ nói cam kết quốc
phòng Việt-Trung không ảnh hưởng tới quan hệ Việt-Mỹ
Việt Nam: Nên giảm
số lượng án tử hình về ma túy?
Nền tảng truyền
trực tuyến Twitch buộc phải cấm hình khoả thân do AI tạo ra
EU điều tra mạng X
của Elon Musk về 'thông tin sai lệch'
Câu chuyện Chúa
Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao?
Chiến tranh
Ukraine: Lính thủy đánh bộ Nga bị cấp trên đối xử như 'thịt'
Hong Kong bắt đầu
xét xử trùm ông truyền thông Jimmy Lai
Nhật - ASEAN hợp
tác an ninh biển để đối phó Trung Quốc
Công thức bí mật
giúp Đài Loan trở thành ‘siêu sao’ trong sản xuất chip trên toàn cầu
Mỹ, Nhật, Hàn chia sẻ dữ liệu ''trực tiếp'' về tên lửa Bắc Triều
Tiên
Gaza: Mỹ sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần
thiết
Động đất kinh hoàng ở Trung Quốc : Hơn 100 người thiệt mạng
Năm thế kỷ sô cô la tại Pháp : Khởi đầu từ hôn nhân của
vua Pháp và công chúa Tây Ban Nha
Mỹ lập liên quân quốc tế đối phó với phiến quân Houthi tại Hồng
Hải
Liên quân do Mỹ thành lập có chống được phiến quân Houthi để bảo
vệ lưu thông hàng hải ?
Lo ngại về xung đột Israel-Hamas lan sang Hồng Hải
Quân đội Ukraina đối mặt với tình trạng cạn kiệt vũ khí
Phần Lan ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ
Pháp: Ủy ban lưỡng viện tiếp tục bàn về dự luật nhập cư
Vatican chấp nhận ban phép lành cho các cặp đồng tính
Trung Quốc cạn tiền để tài trợ tăng trưởng ?
Luật Khôi phục Thiên nhiên, bước tiến ‘‘lịch sử’’ của Liên Âu năm
2023
Việt Nam: Không "chung vận mệnh", nhưng phải “chia sẻ
tương lai” với Trung Quốc
Bắc Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa có khả năng tấn công Mỹ
Hồng Kông xét xử chủ báo đối lập, tỷ phú Lê Trí Anh
Gaza: Quân đội Israel phát hiện đường hầm dài 4 km của Hamas
Đường sắt Côn Minh – Hải Phòng : Bắc Kinh thử thách chính
sách cân bằng đối ngoại của Hà Nội
(AFP) -
Chiến tranh Ukraina : Châu Âu thông qua loạt biện pháp trừng phạt thứ 12
nhắm vào Nga. Các
biện pháp mà Liên Âu thông qua hôm qua, 18/12/2023, chủ yếu là cấm nhập khẩu
kim cương từ Nga. Kim cương tự nhiên hay nhân tạo và đồ trang sức của Nga sẽ bị
cấm nhập vào Liên Âu từ tháng 01/2024. Kim cương của Nga nhưng được chế tác tại
một nước thứ ba sẽ bị cấm nhập vào Liên Âu từ tháng 09/2024. Đáp lại, Điện
Kremlin sáng nay thông báo sẽ lách các biện pháp trừng phạt của châu Âu về kim
cương. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố đã Matxcơva dự báo
lệnh cấm của châu Âu và ngành kim cương đã chuẩn bị các biện pháp lách trừng
phạt để bảo đảm lợi ích của nước Nga.
(Yonhap)
- Hyundai Motor bán nhà máy tại Nga do chiến tranh Ukraina. Hyundai Motor, nhà sản xuất xe hơi
lớn nhất của Hàn Quốc, hôm nay, 19/12/2023, thông báo quyết định bán nhà máy
tại Saint-Petersbourg cho công ty Nga Art-Finance LLC. Các hoạt động lắp ráp xe
tại nhà máy này lâu nay đã bị đình chỉ do tác động của chiến tranh Ukraina. Có
quy mô sản xuất 200.000 xe/năm, nhà máy Hyundai tại Saint-Petersbourg chuyên
sản xuất các mẫu xe Hyundai Solaris, Hyundai Creta, Kia Rio và Kia Rio X-Line.
(AFP) -
Pháp và Thụy Điển ký thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân. Tại Bruxelles, Bỉ, bộ trưởng Năng Lượng
Pháp Agnès Pannier-Runacher hôm nay, 19/12/2023, đã ký thỏa thuận với đồng
nhiệm Thụy Điển Ebba Busch hợp tác song phương về xây dựng các nhà máy điện hạt
nhân mới và về nghiên cứu và phát triển các lò phản ứng hạt nhân nhỏ thế hệ
tương lai. Nhưng thỏa thuận không nói rõ hai nước chọn công nghệ nào. Thỏa
thuận nói trên được thông báo chỉ vài ngày sau khi COP28 thông qua thỏa thuận
chung lần đầu tiên thừa nhận vai trò của điện hạt nhân trong cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu. Ngoài Pháp và Thụy Điển, tại châu Âu hiện có khoảng chục nước
đặt cược vào điện hạt nhân, trong đó có Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan và Rumani.
(AFP) -
Hy vọng được gia nhập Schengen, Bulgarie nhượng bộ Hungary. Rất muốn gia nhập không gian
Schengen sau nhiều năm chờ đợi và sợ bị Budapest phủ quyết, Sofia đã đồng ý với
yêu cầu của Hungary dỡ bỏ thuế đặc biệt đối với khí đốt của Nga được vận chuyển
qua lãnh thổ Bulgarie đến Hungary và Serbia. Trước đó, hai quốc gia này, phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn cung khí đốt của Nga và muốn duy trì quan hệ với điện
Kremlin, đã chỉ trích « một hành động thù địch của Sofia gây nguy
hiểm cho nguồn cung năng lượng cho hai nước ».
(Yonhap)
- Chiến lược Ấn Độ - Thái bình Dương : Hàn Quốc muốn mở rộng hợp tác về an
ninh hàng hải. Phát
biểu tại một diễn đàn hôm nay 19/12/2023, thứ trưởng Ngoại Giao Hàn Quốc Chang
Ho Jin nhấn mạnh đến mục tiêu dẹp trừ nạn đánh bắt cá trái phép và cho biết
Seoul hỗ trợ các nước Đông Nam Á và các đảo quốc Thái Bình Dương củng cố năng
lực. Chính phủ Hàn Quốc cũng dự định lập nhiều tổ chức tư vấn Ấn Độ - Thái Bình
Dương với các nước đối tác để thúc đẩy dân chủ và một trật tự dựa trên luật lệ.
(AFP) -
Đài Loan lại phát hiện một khinh khí cầu Trung Quốc vượt qua đường trung tuyến. Bộ quốc phòng Đài Loan hôm nay,
19/12/2023, thông báo thêm một khinh khí cầu của Bắc Kinh đã bị phát hiện di
chuyển qua đường trung tuyến giữa hòn đảo với Hoa lục. Đây là lần thứ ba trong
tháng này, Đài Loan ghi nhận khinh khí cầu Trung Quốc tiến gần hòn đảo. Đài
Loan đang cảnh giác cao độ trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới, trong
bối cảnh Đài Bắc và Washington đã nhiều lần cảnh cáo Bắc Kinh không được « can
dự » vào cuộc bầu cử.
(AFP) -
Nhật Bản : Hai văn phòng của đảng cầm quyền bị khám xét. Các nhà điều tra Nhật Bản hôm nay,
19/12/2023, đã khám xét văn phòng của hai chi nhánh thuộc đảng cầm quyền của
thủ tướng Fumio Kishida ở Tokyo trong khuôn khổ vụ án bê bối tài chính làm rún
động đảng cầm quyền và chính phủ từ vài tuần qua. Toshimitsu Motegi, tổng thư
ký đảng Tự do - Dân chủ, « rất lấy làm tiếc » về
vụ khám xét này, nhưng « sẽ làm những gì cần thiết và tôn trọng
tiến độ điều tra ».
(AFP)
- Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi tái đắc cử nhiệm kỳ
ba. Cơ quan
phụ trách bầu cử Ai Cập hôm qua, 18/12/2023, tuyên bố tổng thống Abdel Fattah
al-Sissi chính thức tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với 89,6% phiếu bầu, trong bối
cảnh Ai Cập đang trải qua khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Kết
quả của cuộc bỏ phiếu từ 10 đến 12/12/2023 phần lớn đã được dự báo trước, do
các đối thủ của ông al-Sissi đa phần là những nhân vật không có tên tuổi.
Tin Tức: Thứ Tư 20.12.2023
1/ TNLT NGUYỄN LÂN THẮNG BỊ KHỦNG BỐ TINH THẦN TRONG TÙ
Trong nhiều tháng qua, tù
nhân lương tâm Nguyễn Lân Thắng, một blogger của đài Á châu Tự do, đã bị khủng
bố tinh thần trong Trại giam số 5, theo thông tin của gia đình.
Ông Nguyễn Lân Thắng 48
tuổi bị bạo quyền Hà Nội kết án 6 năm tù giam với cáo buộc "tuyên truyền
chống chế độ" trong phiên tòa vào tháng 4 năm nay. Ông Thắng không kháng
cáo và sau đó bị chuyển đi thọ án ở trại tù số 5 huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Bà Lê Bích Vượng trong
chuyến đi thăm chồng vào ngày 17/12 được ông thuật lại toàn bộ sự việc. Bà cho
biết là từ lúc vào tù, ông Thắng bị nhốt chung với mấy người có bệnh tâm thần
và thường xuyên bị mắng chửi.
Bà cho biết là các tù nhân cùng
phòng đều kích động ông Thắng phải đấu tranh hoặc làm đơn tố cáo đám cai tù. Vì
không làm theo yêu cầu nên những người này sỉ nhục ông bằng những ngôn từ thô tục.
Trong buổi thăm gặp, sau
khi nghe ông Thắng thuật lại sự việc, cả gia đình đã phàn nàn với đám cai tù,
đề nghị họ phải có biện pháp giải quyết như chuyển ông sang phòng khác, tuy
nhiên phía trại giam cho rằng cơ sở vật chất hạn chế nên ông cần phải nhẫn
nhịn.
Ông Thắng cũng làm đơn đề
nghị được đi lao động để tránh phải ngồi trong phòng giam với không khí ngột
ngạt, tuy nhiên đơn không được giải quyết.
Ngoài việc bị khủng bố tinh
thần và không được ra khỏi phòng giam, ông Thắng còn gặp vấn đề về tiếp cận
thông tin. Ông cho gia đình biết ông gửi thư cho gia đình là từ tháng 7 và 8
nhưng cho đến nay gia đình vẫn chưa nhận được.
Cần biết ông Nguyễn Lân Thắng
là một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền, bảo vệ môi trường và chủ quyền quốc
gia trước âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Ông từng tham gia phong trào No-U
phản đối đường lưỡi bò của Trung Cộng ở Biển Đông từ năm 2011.
2/ HAI TỜ BÁO BỊ BẠO QUYỀN VN TRỪNG PHẠT NẶNG
Tạp chí Diễn đàn Doanh
nghiệp và tạp chí Tài Chính & Cuộc sống đã bị bộ Thông tin và Truyền thông,
tức bộ 4T, xử phạt lên đến hơn 252 triệu đồng, tức khoảng 11 ngàn Mỹ kim.
Báo chí lề đảng loan tin
trên vào ngày 18/12. Theo đó thì vào ngày 8/12 tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp bị
phạt vạ vì có 6 hành vi vi phạm hành chính. Theo cáo buộc của bộ 4T thì tạp chí
này đã không thực hiện đúng theo nội dung được cho phép, mở 3 trang điện tử khi
chưa được cấp giấy phép.
Riêng vào ngày 12/12, bộ 4T
đã xử phạt tạp chí Tài chính & Cuộc sống 45 triệu đồng với cáo buộc thực
hiện không đúng tôn chỉ và mục đích ghi trong giấy phép nhưng chưa gây ảnh
hưởng nghiêm trọng.
Cần biết tạp chí Diễn đàn
Doanh nghiệp là cơ quan truyền thông thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam. Trong khi đó tạp chí Tài chính & Cuộc sống thuộc Hiệp hội Quản
trị Tài chính Việt Nam, có trụ sở chính đặt ở phường 9, quận Phú Nhuận – Sài
Gòn.
3/ HÀNG TRĂM TẤN TÔM HÙM XUẤT SANG TRUNG CỘNG BỊ ÁCH TẮC
Hàng trăm tấn tôm hùm bông
ở tỉnh Khánh Hòa đã không thể xuất sang Trung Cộng bị ách tắc vì thủ tục khiến
người nuôi phải kêu gọi “giải cứu”.
Báo chí lề đảng loan tin
trên vào hôm qua 19/12, trích nguồn tin từ hợp tác xã nuôi trồng thủy sản ở Vân
Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Theo lời ông Võ Văn Thái, giám
đốc hợp tác xã nói trên, thì hàng trăm tấn tôm hùm bông đang bị ách tắc. Ông Thái
còn cho biết giá tôm hùm bông hiện xuống thấp chỉ ớ mức trên một triệu đồng mỗi
ký đối với loại một. Riêng các loại hai và loại ba dưới một triệu đồng mỗi ký.
Nhiều người nuôi cần tiền để trả nợ vay mượn.
Một quan chức sở nông
nghiệp tỉnh Khánh Hòa cho biết là tính đến hết tháng 11, tại huyện Vạn Ninh còn
tồn khoảng 135 tấn, dự trù đến hết năm nay sẽ tồn khoảng 355 tấn.
Vào cuối tháng 11 vừa qua, bộ
nông nghiệp Việt Nam cho biết tôm hùm muốn nhập vào thị trường Trung Cộng phải
đáp ứng một số yêu cầu mà theo giới chức trách là đang gây khó cho nhiều người
nuôi trong nước.
Tuy nhiên Trung Cộng là thị
trường nhập cảng chủ yếu tôm hùm Việt Nam nên người nuôi phải đáp ứng các yêu
cầu đó.
4/ ĐỘNG ĐẤT Ở TRUNG CỘNG, HƠN 100 NGƯỜI THIỆT MẠNG
Một trận động đất mạnh hơn 6
độ Richter ở một trong những khu vực nghèo nhất Trung Cộng vào nửa đêm thứ Hai
18/12, khiến ít nhất 127 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương và đánh
sập những căn nhà làm bằng bùn ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh.
Báo chí lề đảng Trung Cộng đã
tìm đến ngôi làng Dahe, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở
tỉnh Cam Túc, thuộc phía tây bắc Trung Cộng, và tìm thấy nhiều ngôi nhà có nguy
cơ bị sập hoặc đã sụp đổ.
Một cụ già được lực lượng cấp
cứu đưa ra khỏi ngôi nhà bị hư hại cho biết là ông đã sống hơn 80 năm qua và
chưa bao giờ chứng kiến một trận động đất lớn như vậy. Hơn 155 ngàn ngôi nhà ở tỉnh
Cam Túc đã bị sụp đổ.
Cần biết là vào lúc 12 giờ
đêm ngày 18/12, trận động đất đã làm rung chuyển quận Jishishan của Cam Túc, ở
độ sâu 10 cây số. Tâm chấn cách đường ranh giới giữa tỉnh Cam Túc và Thanh Hải
5 cây số, nơi cũng có thể cảm nhận được những rung chấn mạnh.
VNTB – Gần 18.000 cán bộ bị kỷ luật vẫn không làm trong
sạch bộ máy độc tài
VNTB – Phản đối thể chế chính trị là phản động, phải bị
trừng trị (!?)
VNTB – Chủ
nghĩa lý lịch: ‘a-pác-thai’ chính trị cộng sản
Triển
vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin
Phải
chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?
Tại
sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?
17/12/1862:
Ulysses S. Grant trục xuất người Do Thái
Giám
đốc Sở Tài chính TP.HCM: Âm thịnh, dương suy?20/12/2023
Còn lại gì?19/12/2023
Taxi
Xanh SM không được cấp phép ở Campuchia19/12/2023
Không
thể “giải cứu” mà là điều chỉnh19/12/2023
Phát
biểu của Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 17/1219/12/2023
“Lỗi hệ thống”19/12/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 66419/12/2023
Nhà
hoạt động Nguyễn Tiến Trung kể về cuộc vượt thoát khỏi sự truy đuổi của an ninh
Việt Nam19/12/2023
Giáng
sinh của “nạn nhân Cộng sản”19/12/2023
Con số
này nói lên điều gì?19/12/2023
Lưu
Trọng Văn - Có hay không mâu thuẫn nội bộ lãnh đạo Vĩnh Phúc ?
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 664, 19-12-2023
Lê
Đình Thắng - Mười rờ sáu rờ mà ba chưa về
Dương
Quốc Chính - Thực dân rất "vô trách nhiệm" !
Võ
Khánh Tuyên - Nghĩ về viễn cảnh toàn xã hội mua bán online
Nguyễn
Hoàng Linh - Phải chăng Orbán Viktor đã đi quá xa ?
Phúc
Lai - ISW : Các cuộc tấn công của Ukraine làm Biển Đen dậy sóng
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung kể về cuộc vượt thoát khỏi sự truy
đuổi của an ninh VN 20/12/2023
Việt Nam gia nhập ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai’: Tập Cận Bình có
‘đưa trâu qua rào’ thành công? 20/12/2023
Tòa Tối cao Colorado ra phán quyết lịch sử loại ông Trump khỏi lá
phiếu vì liên quan đến bạo loạn 20/12/2023
Điện thoại thông minh làm suy yếu khả năng chú ý của trẻ em và
người lớn ra sao 20/12/2023
Trà ngọt, tình có chát… 20/12/2023
Trí tuệ nhân tạo ngốn rất nhiều điện. Liệu nó có thể được thỏa
mãn? 19/12/2023
Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ
đầu? 19/12/2023
Về “cái sự học” ở Việt Nam (*) 19/12/2023
Tên lâm tặc này sắp chết 19/12/2023
Ukraine gia nhập EU sớm hơn dự định 18/12/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Vì sao Chủ tịch liên
đoàn Lao động huyện Lạc Sơn bị bắt?
https://www.anninhthudo.vn/vi-sao-chu-tich-lien-doan-lao-dong-huyen-lac-son-bi-bat-post561681.antd
ANTD.VN - Ông Bùi Văn Lích, chủ tịch liên đoàn
lao động huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bị bắt do dấu hiệu phạm tội Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình vừa ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm
giam đối với Bùi Văn Lích, chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Lạc Sơ, nguyên
Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lạc Sơn, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”.
Qua công tác nghiệp vụ lực lượng chức năng đã phát hiện việc
kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn huyện Lạc Sơn năm 2021 có nhiều sai
phạm. Trong đó, với vai trò là Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lạc Sơn,
Bùi Văn Lích đã chỉ đạo Đinh Thanh Bình, là chuyên viên kiêm thủ quỹ, nộp không
đầy đủ tiền phí xe ra, vào bến xe khách huyện Lạc Sơn vào kho bạc Nhà nước, chi
tiêu không đúng qui định, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.Ngày 19/12, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự,
Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Văn Lích
về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại
khoản 2, Điều 356 Bộ Luật Hình sự.Hiện, vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều
tra tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
Năm 2023, gần 18.000
cán bộ đảng viên, công chức, viên chức bị kỷ luật
ANTD.VN - Theo báo cáo của Bộ Nội vụ,
tính từ ngày 1/1 đến 15/12/2023, tổng số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức
bị kỷ luật là 17.808 người.
Bộ Nội vụ vừa có báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương
hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.
Báo cáo nêu rõ, trong năm 2023, Bộ Nội vụ đã tập trung nghiên
cứu, rà soát, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan này cũng đã tham mưu Chính phủ thể chế hóa chủ trương
của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, tạo cơ sở quan trọng để khắc phục tình
trạng không ít cán bộ sợ sai, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm
khiến công việc nhiều nơi bị trì trệ, gây ách tắc.
Qua đó tạo thêm động lực để cán bộ, công chức tự tin, bản lĩnh
hơn khi đương đầu với khó khăn, thử thách trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Đối với vấn đề tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, căn cứ các quyết định của Bộ Chính trị về biên chế
giai đoạn 2022-2026, bộ đã báo cáo Thủ tướng để giao biên chế công chức, số
lượng người làm việc hưởng lương ngân sách trong đơn vị sự nghiệp công lập của
các bộ, ngành giai đoạn 2022-2026.
Bộ Nội vụ cũng hướng dẫn UBND cấp tỉnh thực hiện trình tự phê
duyệt, giao biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng
người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của địa phương theo quy định.
Liên quan vấn đề quản lý cán bộ, công chức, viên chức, bộ đã tập
trung nghiên cứu, rà soát, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng sửa đổi, bổ sung nhiều
văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Đặc biệt đã tham mưu Chính phủ thể chế hóa chủ trương về khuyến
khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm vì lợi ích chung.
Trong năm 2023 (từ 1/1 đến 15/12/2023), tổng số cán bộ đảng
viên, công chức, viên chức bị kỷ luật là 17.808 người.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là
10.880 người, trong đó trung ương 983 người (110 công chức, 873 viên chức), địa
phương 9.897 người (866 công chức, 9.031 viên chức).
Báo cáo của Bộ Nội vụ cũng cho hay, năm 2023, cơ quan này đã
phối hợp với các bộ, ngành rà soát, xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô
tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức,
viên chức và cán bộ, công chức cấp xã.
Đến nay, đã có 20/20 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư
hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 15/15 bộ, cơ
quan ngang bộ ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp
vụ chuyên ngành.
Phó hiệu trưởng trường
đại học bị tố xài bằng tiến sĩ chưa được công nhận
Trường
đại học Văn Hiến đã yêu cầu ông Trần Anh Dũng, phó hiệu trưởng thường trực kiêm
trưởng khoa kinh tế - quản trị, tiến hành các thủ tục kiểm định, công nhận bằng
tiến sĩ.
"Dùng
bằng tiến sĩ chưa được công nhận, hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ"
Nhóm giảng viên Trường đại học Văn Hiến vừa phản ánh về quản lý
đào tạo cũng như bổ nhiệm nhân sự trưởng khoa nhưng không kiểm định bằng tiến
sĩ.
Theo đó, đối với vị trí trưởng khoa tại trường đại học yêu cầu
phải có trình độ tiến sĩ, nhưng ngày 30-7-2021, chủ tịch hội đồng trường ký
quyết định bổ nhiệm ông Trần Anh Dũng làm trưởng khoa kinh tế - quản trị.
Sau đó, ông Trần Anh Dũng tiếp tục được bổ nhiệm vị trí phó hiệu
trưởng thường trực nhà trường, kiêm nhiệm trưởng khoa kinh tế - quản trị đến
nay.
"Khi ông Trần Anh Dũng mới được bổ nhiệm trưởng khoa, chúng
tôi đã tìm hiểu và biết ông Dũng có gửi thông tin là tốt nghiệp tiến sĩ tại
Trường đại học Saint Mary của Philippines (tư thục). Đây là trường chưa có ký
bất kỳ hiệp định đào tạo nào với Việt Nam và cũng chưa được công nhận tại Việt
Nam" - nhóm giảng viên phản ánh.
Theo một số học viên cao học: "Theo quy định về đào tạo sau
đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về giảng dạy và hướng dẫn luận văn trình độ
thạc sĩ thì giảng viên dạy và hướng dẫn phải có trình độ là tiến sĩ trở lên
nhưng nhà trường vẫn phân công ông Trần Anh Dũng giảng dạy.
Khi chúng tôi có ý kiến về việc này, các cấp lãnh đạo nói là
không sao, cứ việc học. Sau đó ông Dũng cũng đã ngồi hội đồng luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của chúng tôi, trong đó với vai trò là chủ tịch hội đồng trong
rất nhiều hội đồng".
Một số giảng viên còn cho hay đã từng thông tin về trường hợp
của ông Trần Anh Dũng dùng bằng tiến sĩ chưa
được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định và công nhận với ban giám hiệu để giải
quyết nhưng đến nay ông Dũng vẫn tiếp tục hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
Yêu
cầu thực hiện kiểm định bằng tiến sĩ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Trường đại
học Văn Hiến xác nhận ông Trần Anh Dũng là phó hiệu trưởng thường trực, kiêm
nhiệm trưởng khoa kinh tế - quản trị của trường.
"Hiện ông Trần Anh Dũng chưa thực hiện kiểm định bằng tiến
sĩ. Nhà trường đã họp và yêu cầu ông Dũng thực hiện kiểm định bằng tiến sĩ do
Trường Saint Mary’s (Philippines) cấp. Sau khi có kết quả kiểm định nhà trường
sẽ có thông tin" - vị này nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi bổ nhiệm nhân sự vị
trí lãnh đạo khoa, ban giám hiệu, nhà trường có xem xét lý lịch khoa học, kiểm
định văn bằng hay không, đại diện Trường đại học Văn Hiến cho hay: "Khi bổ
nhiệm nhân sự, nhà trường xem xét trên các yếu tố về quá trình làm việc, chức
vụ, kinh nghiệm công tác của ông Trần Anh Dũng đã trải qua tại các trường trước
đây để xem xét và bổ nhiệm".
Trường đại học Saint Mary's có trong danh sách các cơ sở giáo
dục đại học được công nhận trên website của Trung tâm công nhận văn bằng, Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Trường đã được kiểm định cấp độ 3 theo The Philippine
Accrediting Association of Schools, Colleges and Universities (PAASCU) - cơ
quan kiểm định các trường đại học, cao đẳng cấp quốc gia của Philippines.
Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành thương mại cũng được Chính
phủ Philippines cho phép đào tạo và được kiểm định.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc công nhận văn
bằng do cơ sở nước ngoài cấp được thực hiện theo nhu cầu của người có văn bằng,
hoặc cơ quan quản lý về nhân sự, hoặc đơn vị quản lý lao động khi được sự đồng
ý của người có văn bằng.
"Các
trường không yêu cầu phải kiểm định văn bằng nên tôi chưa thực hiện"
Cũng theo nhà trường, ông Trần Anh Dũng đã có báo cáo với nhà
trường về các nội dung liên quan. Theo đó, năm 2009 ông Dũng nộp hồ sơ nghiên
cứu đăng ký vào chương trình nghiên cứu sinh của Trường đại học Saint Mary’s
(SMU).
Tháng 7-2010, sau khi xét duyệt hồ sơ, ông đủ tiêu chuẩn và được
chấp nhận chính thức tham gia học tại SMU, có visa sinh viên và thẻ cư trú sinh
viên của Chính phủ Philippines cấp. Việc học tập và thực hiện luận án tiến sĩ
được thực hiện trong 4 năm (2010-2013) và tháng 8-2013 ông bảo vệ thành công.
Luận án đã được thẩm định và đưa vào trung tâm học liệu của trường và quốc gia.
Ngày 12-10-2013, ông Trần Anh Dũng hoàn tất khóa học. Đến tháng
3-2014, ông được cấp bằng.
Giải thích về lý do chưa thực hiện kiểm định văn bằng tiến sĩ,
ông Dũng cho biết: "Do các trường trước đây tôi từng công tác không yêu
cầu phải kiểm định văn bằng nên tôi chủ quan và chưa thực hiện việc kiểm định
bằng".
Tuổi Trẻ Online đã liên hệ Bộ Giáo dục và Đào tạo để tìm hiểu
thông tin Trường đại học Saint Mary’s (Philippines) từng có hiệp định đào tạo
nào với Việt Nam và được công nhận tại Việt Nam chưa, đồng thời đề nghị hỗ trợ
xác minh văn bằng tiến sĩ của ông Trần Anh Dũng.
Ông Huỳnh Văn Chương - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ
Giáo dục và Đào tạo), cho biết: "Giám đốc Trung tâm công nhận văn bằng sẽ
trao đổi với phóng viên nếu có thông tin. Tuy nhiên đây là thuộc cá nhân nên
phải có công văn của đơn vị cần quan tâm với lý do cụ thể".
Phóng viên đã liên hệ bà Trần Thị Ngọc Bích, giám đốc Trung tâm
công nhận văn bằng, thì được yêu cầu "gửi công văn qua Cục Quản lý chất
lượng, cục trưởng sẽ là người cung cấp thông tin".
Ông Lê Duy Minh bị
bắt: DN xăng dầu nợ thuế nghìn tỷ, Cục Thuế hành xử bất thường
Cục
Thuế TP. Hồ Chí Minh chưa quyết liệt yêu cầu "ông lớn" xăng dầu Xuyên
Việt Oil thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước dù còn khả năng nộp thuế.
Ngày 19/12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi
tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Duy Minh, nguyên Cục trưởng Cục thuế TP. Hồ Chí
Minh (nay là Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM) để điều tra về tội Nhận hối lộ quy
định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Ông Lê Duy Minh, sinh năm 1972, trình độ thạc sĩ quản trị kinh
doanh. Tháng 11/2022, ông Lê Duy Minh được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Tài chính
TP. Hồ Chí Minh.
Ông Lê Duy Minh là cán bộ trưởng thành tại Cục Thuế TP. Hồ Chí
Minh, được bổ nhiệm giữ chức cục trưởng Cục Thuế từ tháng 1/2020.
Theo tìm hiểu của PV.VietNamNet, ngày 10/1/2020, cơ quan thuế đã
chuyển hồ sơ của Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil từ Chi cục Thuế Quận 3 về Cục
Thuế TP. Hồ Chí Minh để quản lý.
Căn cứ Sổ theo dõi tình hình nợ thuế, đến kỳ tháng 1/2020, Công ty
TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil chỉ nợ ngân sách nhà nước hơn
89,57 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường.
Thế nhưng, 3 năm sau, số thuế của công ty này tăng lên nhanh
chóng, gấp gần 20 lần. Sổ theo dõi tình hình nợ thuế đến kỳ tháng 8/2023 ghi
nhận Xuyên Việt Oil còn nợ ngân sách nhà nước trên 1.528 tỷ đồng. Trong đó,
tiền thuế bảo vệ môi trường là trên 1.244 tỷ đồng. Số thuế còn nợ này phát sinh
trên tờ khai tháng, từ kỳ tháng 10/2021 đến kỳ tháng 7/2022.
Theo công bố mới nhất của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH
Thương mại Vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil đứng đầu danh sách nợ thuế tại Cục
Thuế TP. Hồ Chí Minh, với số tiền hơn 1.528 tỷ đồng.
Ngày 13/9/2023, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh gửi Tổng cục Thuế báo cáo
tình hình nợ thuế của Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt
Oil.
Sau đó, ngày 10/10/2023, Tổng cục Thuế có văn bản gửi Cục Thuế TP.
Hồ Chí Minh chỉ ra những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế với Xuyên
Việt Oil.
Tổng cục Thuế đã viện dẫn khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế số
38/2019/QH14 quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về
quản lý thuế để chỉ ra những dấu hiệu bất thường trong quản lý thuế với Xuyên
Việt Oil.
Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ
chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu
nhập; Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê
biên theo quy định của pháp luật; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác đang nắm giữ;
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Căn cứ quy định trên, Tổng cục Thuế chỉ ra rằng: Cục Thuế TP. Hồ
Chí Minh chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế: Trích tiền từ tài khoản, Dừng làm
thủ tục hải quan, Ngừng sử dụng hóa đơn, Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh mà chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế: Kê biên tài sản, bán đấu giá tài
sản kê biên, Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
Đồng thời, năm 2020 đến tháng 7/2022, Xuyên Việt Oil còn khả năng nộp thuế nhưng Cục Thuế TP. Hồ
Chí Minh chưa quyết liệt yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước (số tiền thuế bảo vệ môi trường còn nợ đến kỳ tháng 8/2023
là số thuế phát sinh trên tờ khai tháng, từ kỳ tháng 10/2021 đến kỳ tháng
7/2022) mà chỉ áp dụng các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế sau khi Công ty phát
sinh số tiền thuế nợ lớn.
Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh thực hiện
đầy đủ các biện pháp cưỡng chế đối với công ty theo quy định tại Điều 125 Luật
Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Từ năm 2020 đến tháng 7/2022, ông Lê Duy Minh vẫn giữ chức vụ Cục
trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.
Giảng
viên đồng loạt ngừng việc vì nợ lương: Sinh viên 'mất ăn mất ngủ'
Sinh
viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam không khỏi hoang mang, lo lắng trước thông
tin nhiều thầy cô ngừng việc tập thể.
Tin thầy cô trong trường ngừng việc tập thể khiến các sinh viên
Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam lo lắng. Một sinh viên năm 2, khoa Dược chia sẻ
với VietNamNet: “Thầy cô ngừng việc tập thể khiến chúng em hoang mang. Chúng em
sợ ảnh hưởng đến tâm lý học tập và việc học tập sẽ bị kéo dài”.
Một sinh viên khác năm cuối ngành Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế
Quảng Nam, cùng chung tâm trạng. Sinh viên này thông tin, việc giảng viên bị nợ
lương xảy ra từ những năm trước.
“Các năm trước, tình trạng này đã xảy ra nhưng cuối cùng trường
vẫn giải quyết, thầy cô vẫn lên lớp bình thường. Nhưng đến năm nay, việc giảng
viên ngừng việc tập thể khiến em thực sự lo lắng khi tháng 7 đến đây chúng em
tốt nghiệp. Sự việc nếu kéo dài, thầy cô không lên lớp rất có khả năng sinh
viên sẽ không ra trường đúng tiến độ”, sinh viên này ngậm ngùi.
Cũng theo các sinh viên này, tại các nhóm zalo, thầy cô gửi tin
nhắn động viên tiếp tục học tập, không xao nhãng việc học hiện tại. Hầu hết,
các em đều mong muốn nhà trường hỗ trợ, giải quyết đầy đủ giúp thầy cô trở lại
giảng đường.
Ông Huỳnh Tấn Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam,
thông tin, sau khi thống nhất, ngày 20/12, nhà trường sẽ có cuộc họp với hội
đồng sư phạm toàn trường để lắng nghe nguyện vọng của hơn 100 người lao động và
tìm giải pháp trong việc nợ lương.
Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam hiện có gần 500 học viên, sinh
viên, trong đó, có khoảng 100 lưu học sinh Lào, 195 tân sinh viên.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 14/12, 18 cán bộ, giảng
viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam gửi thông báo quyết định ngừng việc tập
thể. Các cán bộ này thuộc Khoa Điều dưỡng và Khoa Y tế. Thông báo ngừng việc
bắt đầu từ ngày 18/12.
Lý do được những cán bộ, giảng viên này đưa ra là nhà trường đã
không thanh toán tiền lương và phụ cấp cho họ trong 6 tháng, tính từ tháng
7/2023 đến nay. Trong thời gian nợ lương này, vì không muốn ảnh hưởng đến việc
học của sinh viên nên các cán bộ, giảng viên vẫn đến trường làm việc.
Đến nay, thời gian nợ lương kéo dài, đời sống nhiều cán bộ giảng
viên rơi vào cảnh rất khó khăn, không thể tiếp tục công việc. Từ đó, tập thể
khoa đã họp và thống nhất đi tới quyết định ngừng việc tập thể từ ngày 18/12
đến khi nhà trường giải quyết chế độ lương và phụ cấp.
Việc ngừng hoạt động giảng dạy sẽ ảnh hưởng đến 6 lớp tại Khoa
Điều dưỡng gồm D17A, D17B, D18A, D18B, Y26, D6S. Các học phần ảnh hưởng là Vận
động nội tiết, Tâm lý - kỹ năng giao tiếp, thực hành tại trường, thực tập tại
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam…
Đến chiều 18/12, hai giảng viên khoa Y cơ sở đã ngừng dạy, hơn 30
sinh viên phải nghỉ học. Cùng với đó, 9 giảng viên Khoa Y cũng đã thống nhất
ngừng việc tập thể từ ngày 20/12, nâng tổng số người lao động ngừng việc lên
27.
Một giảng viên cho biết, đã 6 tháng chưa được nhận lương khiến
cuộc sống chật vật. Cả khoa vẫn động viên nhau lên lớp với sinh viên bởi vì
không muốn gián đoạn việc học tập cũng như tư tưởng, quyền lợi của các em.
Các giảng viên này chia sẻ, sẽ trở lại làm việc khi nhà trường
giải quyết hết lương và phụ cấp đang nợ cho giảng viên.
Nỗi
buồn tiếp tục kéo dài của 'vua cá tra' một thời
Cổ
phiếu HVG của “vua cá tra” một thời tiếp tục bị HNX đưa vào diện đình chỉ giao
dịch do doanh nghiệp chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán trong nhiều năm.
Cổ phiếu HVG của CTCP Hùng Vương do ông Dương Ngọc Minh làm chủ tịch vừa bị Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định tiếp tục duy trì ở diện đình chỉ giao
dịch từ ngày 15/12 trên sàn UpCom, do HVG chưa công bố báo cáo tài chính kiểm
toán 3 năm liên tiếp.
Trong báo cáo tài chính gần nhất, tính đến hết năm 2019, tổng tài
sản của công ty đạt 7.793 tỷ đồng. Trong đó, giá trị các khoản phải thu ngắn
hạn lên là hơn 3.629 tỷ đồng, dự phòng phải thu ngắn hạn lên tới 1.043 tỷ
đồng.
Ngoài ra, nợ phải trả của HVG đang ở mức 7.134 tỷ đồng, trong đó
nợ ngân hàng khoảng 3.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, lỗ lũy kế của HVG vượt 1.740 tỷ
đồng.
Công ty CP Hùng Vương tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương, được
thành lập và đi vào hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang vào năm 2003. Ngành nghề chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất
khẩu. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 32 tỷ đồng, công suất 50 tấn nguyên
liệu/ngày và 500 cán bộ công nhân viên.
Nói đến Chủ tịch Dương Ngọc Minh, nhà đầu tư nghĩ đến doanh nhân
một thời nổi tiếng với biệt danh "vua cá tra" cùng slogan nổi tiếng
"Think of fish, eat panga!" (Nghĩ đến cá, hãy ăn cá
tra).
Về lịch sử phát triển của HVG, tháng 1/2007, HVG chính thức trở
thanh công ty cổ phần với vốn điều lệ 120 tỷ đồng. Đến năm 2009, tổng tài sản
của HVG lên đến 600 tỷ đồng và là nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra có mô hình
sản xuất chế biến khép kín hàng đầu Việt Nam.
Tháng 11/2009, HVG chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM (HoSE) với mã cổ phiếu HVG.
Năm 2016, HVG ghi nhận doanh thu lên tới gần 18.000 tỷ đồng, tuy
nhiên lợi nhuận ròng đạt chưa đầy 10 tỷ. Sang năm 2017, Hùng Vương vẫn đạt trên
15.500 tỷ đồng doanh thu nhưng đã lỗ sau thuế hơn 705 tỷ đồng.
Đến tháng 8/2020, hơn 227 triệu cổ phiếu HVG chính thức bị hủy
niêm yết bắt buộc trên HoSE. Từ đó, HVG chuyển đăng ký giao dịch sang sàn
UPCoM.
Tuy nhiên, việc công bố thông tin vẫn chậm trễ dẫn đến việc bị duy
trì diện đình chỉ giao dịch.
Trên thị trường, sau khi vào diện đình chỉ giao dịch, cổ phiếu HVG
đang ở mức 1.400 đồng/cp.
Thời gian qua, nhiều cổ phiếu nổi danh trên sàn chứng khoán bị
đình chỉ giao dịch do vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ công bố thông tin.
Đơn cử, cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holding do Shark Thủy
làm Chủ tịch cũng bị HNX đình chỉ giao dịch ngay sau khi chuyển từ sàn HoSE
sang sàn UpCoM kể từ ngày 15/12.
Cổ phiếu GTT của CTCP Thuận Thảo do nữ đại gia Võ Thị Thanh làm
Chủ tịch vào diện đình chỉ giao dịch từ ngày 15/12 trên UpCom do chưa công bố
báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong nhiều năm liên tiếp. Đến nay, GTT vẫn
chưa công bố và không có biện pháp khắc phục.
No comments:
Post a Comment