Tuesday, December 19, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 12 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

 

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Chính sách đối ngoại của Trump nếu tái đắc cử: Tăng thuế quan, đòi NATO chi trả sòng phẳng

COVID tăng, WHO báo động virus vẫn tiếp tục biến thể

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chính thức mời Giáo hoàng Phanxicô thăm Việt Nam

Mỹ: Cam kết quốc phòng giữa Hà Nội-Bắc Kinh không tác động gì đến quan hệ Việt-Mỹ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chính thức mời Giáo hoàng Phanxicô thăm Việt Nam

Nạn thất nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn duy trì mức cao nhất Việt Nam

Vì sao giới trẻ Mỹ phát cuồng Taylor Swift?

Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tàu khoan siêu sâu đầu tiên trên biển

 

RFA

Blogger Nguyễn Lân Thắng bị khủng bố tinh thần trong Trại giam số 5

Thực chất của "cộng đồng chia sẻ tương lai"

Hoa Kỳ không thấy có tác động gì bởi cam kết quốc phòng Việt- Trung

Trung Quốc sẽ tiến hành thử nghiệm tàu khoan thăm dò biển sâu

30%, bao thắng

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung kể về cuộc vượt thoát khỏi sự truy đuổi của an ninh VN

Quyền giám sát của Nhân dân đối với ĐCSVN chỉ nằm trên giấy!

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có cần 2 sân bay?

Chủ tịch nước Việt Nam mời Giáo hoàng La Mã đến thăm

Tổng Giám đốc Việt Á và cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự ra tòa ngày 27/12

Ba cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nhận án tù

Giám đốc và một dược sĩ tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố và bị bắt do lợi dụng chức vụ

An Giang tuyên án hai cựu cán bộ Công an và "trùm buôn lậu" Mười Tường

VinFast và Marubeni công bố biên bản ghi nhớ về hợp tác tái sử dụng pin xe điện

Công an lắp camera chĩa thẳng vào nhà người bất đồng chính kiến: quan ngại quyền riêng tư bị xâm phạm

Nỗ lực điều hành “cứu” tăng trưởng, Chính phủ đối phó thách thức, rủi ro kép (phần tiếp)

Đài Bắc lên án tuyên bố chung Hà Nội- Bắc Kinh nói Đài Loan là ‘một phần của Trung Quốc”

Nhật Bản và ASEAN tăng cường quan hệ về an ninh và kinh tế giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc

Quảng Ngãi: thiết bị giống máy bay không người lái, có chữ Trung Quốc, dạt vào bờ biển

 

 

BBC

Mỹ nói cam kết quốc phòng Việt-Trung không ảnh hưởng tới quan hệ Việt-Mỹ

Việt Nam: Nên giảm số lượng án tử hình về ma túy?

Nền tảng truyền trực tuyến Twitch buộc phải cấm hình khoả thân do AI tạo ra

EU điều tra mạng X của Elon Musk về 'thông tin sai lệch'

Câu chuyện Chúa Giê Su ‘sang Phương Đông tu tập’ được kể lại ra sao?

Chiến tranh Ukraine: Lính thủy đánh bộ Nga bị cấp trên đối xử như 'thịt'

Hong Kong bắt đầu xét xử trùm ông truyền thông Jimmy Lai

Nhật - ASEAN hợp tác an ninh biển để đối phó Trung Quốc

Công thức bí mật giúp Đài Loan trở thành ‘siêu sao’ trong sản xuất chip trên toàn cầu

Ấn Độ Dương có thể là 'gót chân Achilles' của Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh Đài Loan?

Có phải Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang ‘tống tiền’ EU?

Israel thừa nhận giết nhầm ba con tin bị Hamas bắt giữ ở Gaza

 

 

RFI

Bắc Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa có khả năng tấn công Mỹ

Hồng Kông xét xử chủ báo đối lập, tỷ phú Lê Trí Anh

Gaza: Quân đội Israel phát hiện đường hầm dài 4 km của Hamas

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Việt Nam: Không "chung vận mệnh", nhưng phải “chia sẻ tương lai” với Trung Quốc

Đường sắt Côn Minh – Hải Phòng : Bắc Kinh thử thách chính sách cân bằng đối ngoại của Hà Nội

Hoa Kỳ gây áp lực yêu cầu Israel thay đổi chiến lược chống Hamas

Nước Nga, một « cường quốc tự chủ tự cường »: Khẩu hiệu tranh cử tổng thống của Putin

Kinh tế Nga đứng vững : Trừng phạt của phương Tây không hiệu quả ?

Bầu cử Serbia: Phe đối lập cáo buộc đảng cầm quyền gian lận bầu cử

Thủ tướng Hungary đã biến Nga từ thù thành bạn như thế nào ?

Phong trào phản đối cải tổ hưu trí: Sự kiện của năm 2023 tại Pháp

Biển Đông: Philippines muốn khởi động các dự án thăm dò dầu khí mới

Gaza: Paris yêu cầu làm sáng tỏ vụ nhân viên ngoại giao Pháp thiệt mạng vì bị Israel oanh kích

Serbia bầu lại Quốc Hội, đảng của tổng thống đương nhiệm có nhiều triển vọng tiếp tục giành đa số

Mỹ dọa "kết thúc" chế độ Bắc Triều Tiên nếu xảy ra tấn công hạt nhân

Điện Kremlin "kiếm" tới 2,5 tỉ đô la từ vàng do Wagner khai thác ở châu Phi

Bỉ : Một cựu thượng nghị sĩ bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Các cuộc tấn công ở Hồng Hải từ phe Houthi Yemen đe dọa lưu thông hàng hải

(AFP) – Đài Loan phát hiện hai quả kinh khí cầu của Trung Quốc. Có thể đây chỉ là những quả bóng theo dõi thời tiết và khí tượng. Bộ Quốc Phòng Đài Loan hôm nay 18/12/2023 cho biết hai quả bóng của Trung Quốc đã « bay qua đường trung tuyến » phân định không phận của Trung Quốc và Đài Loan. Đây là sự cố thứ nhì xảy ra trong cùng tháng, sau vụ Hoa Kỳ phát hiện khinh khí cầu dọ thám của Trung Quốc trên không phận của Mỹ. Vật thể này đã bị bắn hạ ở ngoài khơi Hoa Kỳ, gây nên căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung vào tháng 2/2023. 

(AFP) – Trung Quốc sẽ « trả đũa » đích đáng những tập đoàn Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay, 18/12/2023, khẳng định sẽ có những biện pháp trả đũa mạnh tay và Trung Quốc sẽ « cứng rắn » trừng phạt các tập đoàn Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Một lần nữa Bắc Kinh đòi Washington « ngừng những hành vi nguy hiểm, ngừng gây căng thẳng tại eo biển Đài Loan, ngừng yểm trợ cho các lực lượng ly khai ». Tuyên bố này được đưa ra sau khi Hoa Kỳ thông qua kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá các hợp đồng lên tới 300 triệu đô la.

(AFP) – Thủ tướng Nga công du Trung Quốc. Ngày mai 19/12/2023 ông Mikhail Michoustin bắt đầu chuyến công du hai ngày tại Bắc Kinh, đáp lại lời mời của người đồng cấp Lý Cường. Thủ tướng Nga và Trung Quốc đồng chủ trì cuộc họp song phương lần thứ 28 giữa hai chính phủ. Theo chương trình dự kiến, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp thủ tướng Nga. 

(AFP) – Viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraina : Thượng Viện Mỹ hoãn kỳ nghỉ cuối năm để tìm thỏa hiệp. Thượng nghị sĩ Dân Chủ Joe Manchin hôm qua, 17/12/2023, tỏ ra ‘‘rất lạc quan’’ về triển vọng lưỡng đảng Mỹ đạt thỏa hiệp về khoản viện trợ mang tính chất sống còn với Kiev trong cuộc chiến chống xâm lược Nga. Nếu được Thượng Viện thông qua, khoản viện trợ này còn phải vượt qua cửa ải Hạ Viện. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham hoài nghi về triển vọng này. Theo ông, các thương lượng tại Thượng Viện Mỹ sẽ phải kéo dài qua năm tới.

(Reuters) – Lực lượng bán quân sự phản đối Putin nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Quân đoàn Tự do của Nga, một nhóm bán quân sự đóng tại Ukraina, tập hợp những người Nga phản đối tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua, 17/12/2023, đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công xuyên biên giới, cách vùng Belgorod của Nga vài km. Nhóm bán quân sự này, bị Nga liệt vào danh sách khủng bố, khẳng định đã phá hủy một trại lính Nga gần làng Trebreno, nhưng không nêu rõ là họ đã phá sập các cơ sở hạ tầng hay tiêu diệt binh sĩ. 

(Le Monde) – Nga : Chuyên gia Liên Hiệp Quốc báo động nhà đối lập Navalny mất tích. Báo cáo viênđặc biệt của Liên Hiệp Quốc, bàMariana Katzarova, hôm nay, 18/12/2023, báo động về việc nhà đối lập mất tích từ đầu tháng. Các luật sư của Alexei Navalny đã không được gặp ông kể từ ngày 06/12. Nhà đối lập đang bị giam giữ với án tù tổng cộng 19 năm. Hôm 15/12, ông đã không xuất hiện trong một phiên tòa như dự kiến.

(AFP) – Hàng ngàn người Philippines tản cư tránh bão nhiệt đới Jelawat. Cảnh sát Manay, đảo Mindanao, miền nam Philippines, hôm nay 18/12/2023 cho biết hàng ngàn cư dân trong vùng được lệnh sơ tán. Trận bão nhiệt đới này đã gây lũ lụt và có nguy cơ mực nước sông Casaoman sẽ dâng cao, gây sạt lở đất. Theo các dự báo thời tiết, bão Jelawat sẽ tiếp tục hoành hành  suốt ngày hôm nay. Hơn 100 tàu thuyền phải neo đậu tại các cảng chung quanh. Khoảng 5.000 hành khách bị kẹt tại cảng Manila do không có phà để đi về miền nam Philippines. 

(AFP) – Ủy ban châu Âu « chính thức mở điều tra » nhắm vào mạng xã hội X. Mạng xã hội của nhà tỷ phú Mỹ Elon Musk bị chỉ trích đã « thiếu sót », để « thông tin giả » lưu hành. Thông báo được đưa ra vào sáng nay 18/12/2023, hơn 2 tháng sau khi Liên Hiệp Châu Âu mở điều tra « sơ khởi ». Thông cáo của Liên Âu hôm nay cho biết bắt đầu « thu thập bằng chứng » để lập hồ sơ pháp lý nhắm vào mạng xã hội X, hậu thân của Twitter. 

(AFP) – Dự luật nhập cư châu Âu: Hàng chục tổ chức phi chính phủ lên án một hệ thống ‘‘tàn nhẫn, đắt đỏ và không khả thi’’. Theo AFP hôm nay, 18/12/2023, nhân Ngày Quốc Tế Người Di Cư, hơn 50 tổ chức NGO, trong đó có Amnesty International, Oxfam, Caritas và Save the Children, đã gửi thư đến các nhà đàm phán về dự luật đang được thảo luận tới Nghị Viện Châu Âu để bày tỏ thái độ phản đối. Dự luật cải tổ hệ thống về nhập cư, tị nạn – được Ủy Ban Châu Âu đề xuất từ năm 2020 - có kế hoạch được thông qua trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu tháng 6/2024. 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Ba 19.12.2023

1/ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở MIỀN NAM LUÔN Ở MỨC CAO NHẤT NƯỚC

Tỷ lệ thất nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long luôn ở mức cao nhất nước, mặc dù nơi đây  được xem là có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế.

Tin trên được đưa ra vào hôm 12/12, trích lời Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói trong hội nghị Kinh tế Thường niên năm 2023 là tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của vùng này “vẫn cao nhất nước”, vì thế thu nhập bình quân luôn thấp hơn bình quân cả nước.

Ông Tự Anh, thuộc trường chính sách và quản lý của Đại học Fulbright Việt Nam, là trưởng nhóm nghiên cứu soạn ra bản báo cáo được công bố vào hôm 12/12 ở thành phố Cần Thơ.

Cần biết là kể từ đầu năm nay, báo chí lề đảng đã nhiều lần đưa tin, trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, nói rằng tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước luôn thuộc về vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tỷ lệ này đạt mức gần 3% vào mỗi quý, đồng nghĩa với gần 220 ngàn người thất nghiệp. Bản báo cáo về kinh tế đồng bằng sông Cửu Long cho thấy thực tế là vùng này có lượng người lao động di dân đến các khu vực khác thuộc hàng cao của cả nước. Phần lớn người trong độ tuổi lao động từ 18 đến 35 tuổi hiện nay của khu vực này đều tập trung tại các địa phương phát triển như Sài Gòn, Bình Dương và Đồng Nai.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Tự Anh lưu ý là ngay cả khi có tình trạng di dân đi rồi, lực lượng lao động còn lại “vẫn thất nghiệp cao và vẫn thiếu việc làm” ở miền nam, và điều đó có nghĩa là “đang thiếu cơ hội nội sinh của nền kinh tế”.

Bản báo cáo cũng chỉ ra một nguyên nhân nữa khiến tình trạng thất nghiệp ở khu vực này luôn ở mức cao là tỷ lệ doanh nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long “chỉ bằng 40% cả nước”.

VOA

2/ HỒNG KÔNG BẮT ĐẦU XÉT XỬ ÔNG TRÙM TRUYỀN THÔNG JIMMY LAI

Bạo quyền Hồng Kông đã mở phiên xét xử ông Jimmy Lai, vị tỷ phú truyền thông luôn ủng hộ nền dân chủ, với cáo buộc "cấu kết với thế lực ngoại bang".

Ông Jimmy Lai (Lê Trí Anh) bị giam từ tháng 12 năm 2020 và có thể phải ngồi tù chung thân nếu bị kết tội. Ông Lai bị bắt theo đạo luật An ninh Quốc gia do Trung Cộng áp đặt lên khu tự trị này.

Vụ án của ông gây rúng động quốc tế và được nhiều người xem là phép thử cho tính độc lập tư pháp của Hồng Kông. Trung Cộng đưa ra luật An ninh Quốc gia vào năm 2020 để đáp lại các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, và khẳng định là luật này là cần thiết để dập tắt bất ổn.

Trung Cộng xem ông Lai là “kẻ phản quốc”, nhưng giới chỉ trích thì cho rằng trường hợp của ông Lai là một ví dụ cho việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát Hồng Kông. Các luật sư của ông Lai cho biết là ông đã bị từ chối quyền được xét xử công bằng, với việc chỉ định luật sư đã bị bác bỏ.

Cần biết là ông Lai mang song tịch Anh và Hồng Kông. Vào hôm Chủ nhật vừa qua, Ngoại trưởng Anh David Cameron đã kêu gọi trả tự do cho ông Lai. Theo ông Cameron thì ông Jimmy Lai là một nhà báo, một nhà xuất bản nổi tiếng và thẳng thắn. Ông Lai đã trở thành mục tiêu đàn áp các quyền tự do ngôn luận.

Ông Jimmy Lai là gương mặt tiêu biểu ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông như Phong trào Dù Vàng năm 2014, biểu tình phản đối dự luật dẫn độ vào năm 2019. Ông đã thành lập và điều hành một số cơ quan truyền thông nổi tiếng nhất Hồng Kông, trong đó có tờ Apple Daily hiện bị đóng cửa.

BBC

3/ DO THÁI PHÁT GIÁC ĐƯỜNG HẦM DÀI 4 CÂY SỐ CỦA PHE HAMAS

Vào hôm 17/12, tức hơn hai tháng kể từ đầu cuộc chiến tranh tại Gaza, quân đội Do Thái thông báo phát giác được một đường hầm dài nhất và rộng nhất của phe Hamas.

Đây là đường hầm lớn nhất cho đến nay mà quân đội Do Thái tìm thấy được, với chiều dài 4 cây số, có nơi sâu đến 50 thước. Điểm cuối của đường hầm chỉ nằm cách cửa ải Erez, ở cực bắc dải Gaza, vài trăm thước.  

Đó là một mạng lưới đường hầm khổng lồ, được chia thành nhiều nhánh, theo giải thích của một sĩ quan với các nhà báo đến thăm địa điểm này ngày hôm qua. Đường hầm nói trên đủ rộng để các xe cỡ nhỏ lưu thông. Đường hầm được trang bị hệ thống đường ống, điện lực, thông gió, cống rãnh, mạng lưới thông tin liên lạc và đường rầy.  

Quân đội Do Thái cũng công bố những hình ảnh về việc xây dựng đường hầm, được cho là do ông Muhamad Sinwar, người anh của thủ lãnh Hamas ở Gaza, giám sát việc thi công. Theo Do Thái, việc xây dựng đường hầm này phải mất nhiều năm trời với phí tổn lên đến hàng triệu Mỹ kim. 

Việc vô hiệu hóa hệ thống đường hầm của Hamas, ước tính có chiều dài tổng cộng 500 cây số tại dải Gaza, là một mục tiêu chính của chiến dịch can thiệp quân sự của Do Thái tại vùng lãnh thổ Palestine. Theo quân đội Do Thái, phe Hamas đã xử dụng đường hầm này để vận chuyển các phương tiện cho cuộc tấn công khủng bố đẫm máu vào ngày 7/10 trên đất Do Thái.

RFI

 

VNThoibao

 

VNTB – Chậm hoàn thuế giá trị gia tăng: vấn nạn nhà quản lý?

VNTB – Tương lai lại tự chui vào rọ!

VNTB – Nguyễn Thị Bình  

VNTB – Hà Nội muốn trồng 200.000 cây ăn quả: lấy bóng mát hay lấy tiền dân?

VNTB – Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản miễn thị thực cho dân Việt Nam

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 19/12/2023

Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?

Thế giới hôm nay: 18/12/2023

Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?

17/12/1862: Ulysses S. Grant trục xuất người Do Thái

16/12/1998: Tổng thống Clinton ra lệnh không kích Iraq

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)

Thế giới hôm nay: 15/12/2023

Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung

Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?

 


Báo Tiếng Dân

Nhà báo Trần Mai Hưởng và phần hào hùng nhất của chiến tranh17/12/2023

 

Thuy My

 

Nguyễn Thông - Bần cùng hóa và mất niềm tin

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 18/12/2023

Bùi Chí Vinh - Sài Gòn ơi...

Lâm Bình Duy Nhiên - Ghi chép vội tại Phố Tàu, quận 13 Paris

Đinh Huy Hoàng - Lòng tham

Mai Quốc Ấn - Tương lai đất nước

Đỗ Duy Ngọc - Khốn nạn !

Nguyễn Chương - Ngớ ngẩn mà đòi lòe bịp !

 

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Trí tuệ nhân tạo ngốn rất nhiều điện. Liệu nó có thể được thỏa mãn? 19/12/2023

Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu? 19/12/2023

Về “cái sự học” ở Việt Nam (*) 19/12/2023

Tên lâm tặc này sắp chết 19/12/2023

Ukraine gia nhập EU sớm hơn dự định 18/12/2023

Điện mặt trời mái nhà 18/12/2023

Công thức bí mật giúp Đài Loan trở thành ‘siêu sao’ trong sản xuất chip trên toàn cầu 18/12/2023

36 văn bản Việt Nam ký kết với Trung Quốc có ý nghĩa gì? 17/12/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Trường bị nghi cắt xén bữa ăn của học sinh: Mập mờ cả tiền hỗ trợ mua sách, dụng cụ học tập

Lam Giang

https://soha.vn/truong-bi-nghi-cat-xen-bua-an-hoc-sinh-map-mo-ca-tien-ho-tro-mua-sach-dung-cu-hoc-tap-20231218201651114.htm

 

Mỗi tháng, mỗi học sinh nhận được số tiền 150 nghìn đồng để mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Thế nhưng vừa vào năm học mới mà sách của các cháu đã cũ, mất bìa.

Liên quan đến sự việc trường phổ thông dân tộc nội trú, tiểu học Hoàng Thu Phố 1, Bắc Hà, Lào Cai bị nghi cắt xén tiền ăn của 173 học sinh bán trú, tối 18/12, chương trình “Chuyển động 24h” tiếp tục phát sóng phóng sự về sự mập mờ trong khoản tiền hỗ trợ mua sách, dụng cụ học tập của trường này. 

Phóng viên VTV24 có mặt tại tiết học Khoa học của lớp 5A1, trường Hoàng Thu Phố 1, dù năm học mới bắt đầu được hơn 3 tháng nhưng toàn bộ sách giáo khoa của các em trong lớp đều đã cũ, nhiều quyển rách nát, mất bìa. 

Trong khi đó, mỗi tháng một em học sinh ở đây được nhà nước hỗ trợ 150.000 đồng để mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập. 

Khi phóng viên hỏi: “Con có được mua sách giáo khoa không?”, một em học sinh trả lời: “Dạ không”. 

 

Các em cho biết sách mình đang dùng là mượn của thư viện, và cô giáo mới bảo các em ghi thêm tên vào sách. 

 

Trả lời về vấn đề này, ông Trần Ngọc Hà, hiệu trưởng nhà trường nói trong phóng sự: “Tức là các cháu mượn thêm sách tham khảo. Còn sách học chính khóa là có đủ mỗi cháu một bộ, các cháu tự mua”. 

 

Về số tiền hỗ trợ 150.000 đồng/tháng/học sinh, ông Hà cho biết đã trả đủ tiền này cho phụ huynh để mua sách giáo khoa, vở, bút cho các cháu.

 

Khi phóng viên ngỏ ý muốn xem biên lai, giấy tờ liên quan đến việc thu, chi tiền bán trú, hỗ trợ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh, ông Hà nói hồ sơ đã nộp cho huyện để phục vụ công tác thanh tra. 

 

Thế nhưng, theo trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Bắc Hà, quá trình thanh tra đã kết thúc và hồ sơ đã trả lại cho nhà trường từ lâu. 

 

Ngoài khoản tiền hỗ trợ mua sách, đồ dùng học tập thì số tiền thừa của các bữa ăn bán trú theo quy định cũng phải trả lại cho phụ huynh.

 

Phóng viên tìm đến nhà anh Sùng Seo Sành (xã Hoàng Thu Phố, Bắc Hà, Lào Cai). Gia đình anh Sành có tới 6 đứa con từng học ở trường Hoàng Thu Phố 1 nhưng chưa bao giờ nhận được một đồng nào tiền chế độ chính sách cho học sinh vùng cao từ nhà trường. 

 

Tương tự, gia đình sanh Sùng Seo Sáng (xã Hoàng Thu Phố, Bắc Hà, Lào Cai) cũng vậy. Khoản tiền duy nhất gia đình anh Sáng nhận được sau 5 năm con học ở trường là khoản tiền thưởng tấm giấy khen của con gái Sùng Thị Ánh, mức thưởng là 50.000 đồng. 

 

Từ những bất thường nói trên khiến dư luận tiếp tục đặt ra câu hỏi về dấu hiệu trục lợi từ chính sách mà nhà nước và tỉnh Lào Cai dành cho phát triển đời sống xã hội, chăm lo giáo dục phổ thông. 

 

Hiện lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý nghiêm với tinh thần không bao che cho bất cứ sai phạm nào. 

 

 

Đồng loạt tăng phí qua 47 trạm BOT trên cả nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý

https://www.anninhthudo.vn/dong-loat-tang-phi-qua-47-tram-bot-tren-ca-nuoc-do-bo-giao-thong-van-tai-quan-ly-post561544.antd

ANTD.VN - Trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh giá vé của 44 dự án BOT với tổng số 48 trạm thu phí.

Tăng vì từ 2016 đến nay chưa được tăng phí do lộ trình

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam và các doanh nghiệp dự án BOT về việc điều chỉnh giá vé tại các hợp đồng BOT do Bộ quản lý.

Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh giá vé của 44 dự án BOT với tổng số 48 trạm thu phí.

Bộ GTVT yêu cầu doanh nghiệp dự án kiểm tra, rà soát danh sách các đối tượng thu, mức thu, đối tượng miễn, giảm giá vé và hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giá vé dự án và trạm thu phí theo đúng quy định; thực hiện thông báo công khai việc điều chỉnh giá vé trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan.

Đối với Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT yêu cầu đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, giám sát, thống nhất với doanh nghiệp dự án về mức giá, thời điểm điều chỉnh giá vé của từng dự án, trạm thu phí, bảo đảm không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư số 28/2021 của Bộ GTVT và hoàn tất thủ tục điều chỉnh giá vé các dự án, trạm thu phí theo đúng quy định.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi có chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục đã tổ chức họp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và đã thống nhất kế hoạch triển khai công tác điều chỉnh giá vé tại các trạm thu phí thuộc danh sách điều chỉnh giá vé.

Tại cuộc họp có 3 nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án kiến nghị không điều chỉnh giá vé (trạm Cù Mông thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả; trạm Km 1747 thuộc dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14), đoạn Km1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk; trạm Km11+625 thuộc dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp QL38 đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương theo hình thức Hợp đồng BOT). Trên cơ sở kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, theo đó, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổng hợp số dự án điều chỉnh giá vé là 41 dự án/47 trạm thu phí.

Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thông báo công khai và niêm yết mức giá, thời điểm áp dụng mức giá mới theo quy định tại Thông tư số 45/2021 của Bộ GTVT; niêm yết mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được điều chỉnh tại địa điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của pháp luật về giá, phí.

Sau khi hoàn thiện thủ tục điều chỉnh giá vé, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ đúng mức giá, đúng thời điểm, thực hiện công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đúng quy định.

Không tác động nhiều đến cước vận tải và CPI

Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải đã có đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng vé các dự án BOT do Bộ GTVT quản lý.

Theo đó, với phương án tăng phí sử dụng cầu đường đề xuất, giá cước vận tải trên các tuyến đường BOT sẽ tăng khoảng 0,2 - 1,4% so với trước khi tăng giá vé BOT. Việc điều chỉnh này chỉ làm tăng giá cước vận tải khoảng 0,2-1,4% nên dự kiến sẽ tác động không đáng kể đến CPI.

Lý giải về tăng giá vé các dự án BOT, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, các dự án BOT do Bộ GTVT quản lý đưa vào khai thác chủ yếu từ trước năm 2016, theo quy định của hợp đồng dự án BOT, một chu kỳ điều chỉnh giá vé là 3 năm/lần (với mức tăng 6%/năm).

Mặc dù các dự án, trạm thu phí đã đến kỳ tăng giá vé từ năm 2019 - 2022, cá biệt có những dự án đã đến chu kỳ tăng vé lần 2 nhưng vẫn chưa được tăng giá làm ảnh hưởng đến phương án tài chính và khả năng hoàn vốn của dự án.

 

Xét xử công khai 4 cựu sĩ quan Học viện Quân y trong vụ án Việt Á

Văn Thanh 

https://daidoanket.vn/xet-xu-cong-khai-4-cuu-si-quan-hoc-vien-quan-y-trong-vu-an-viet-a-10269200.html

Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội sẽ đưa 7 bị cáo, gồm 4 cựu sĩ quan quân đội, ra xét xử từ ngày 27/12. Phiên tòa sẽ xem xét các vi phạm liên quan Công ty Việt Á, phần do quân đội giải quyết.

Trong các bị cáo, có 2 người bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ và Hồ Anh Sơn, thượng tá, cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y.

Có 3 cựu sĩ quan Học viện Quân y bị truy tố tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" gồm Nguyễn Văn Hiệu, đại tá, cựu Trưởng phòng Trang bị Vật tư; Ngô Anh Tuấn, thiếu tá, Trưởng phòng Tài chính; Lê Trường Minh, thiếu tá, cựu Trưởng ban Hóa dược.

Hai bị cáo là người của Công ty Việt Á gồm Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc, bị truy tố về cả 2 tội danh nói trên. Bị cáo Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Việt Á, chỉ bị truy tố về hành vi vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Hội đồng xét xử vụ án gồm 5 quân nhân, do trung tá Vũ Đức Việt làm chủ tọa. Giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử có 2 sĩ quan thuộc Viện Kiểm sát Quân sự Thủ đô Hà Nội. Bào chữa cho các bị cáo có 14 luật sư.

Tòa án cũng triệu tập bị hại là Học viện Quân y; bị đơn dân sự là Công ty Việt Á cùng nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan như Cục Tài chính Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, cựu Chính ủy Học viện Quân y; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, cựu Phó Giám đốc Học viện Quân y…

Trước đó, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định xét xử các bị cáo trong vụ án Việt Á (phần dân sự) ra xét xử từ ngày 3/1/2024. Số này gồm 3 cựu Ủy viên Trung ương là các bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế; Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Khoa học Công nghệ; Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.

 

11 người ngộ độc khi đang ăn chung 1 nồi lẩu

Tân Văn 

https://laodong.vn/y-te/11-nguoi-ngo-doc-khi-dang-an-chung-1-noi-lau-1281695.ldo

Thông tin từ UBND xã Xuân La, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, vào trưa 18.12, một nhóm người tổ chức ăn lẩu tại gia đình ông C.V.T. (địa chỉ thôn Thôm Mèo, xã Xuân La, huyện Pác Nặm).

Đang ăn, 11 người đồng loạt có các triệu chứng ngộ độc như tê lưỡi, choáng váng, buồn nôn... 7 người ngộ độc nặng hơn đã được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm, 4 người có biểu hiện nhẹ hơn được chăm sóc tại nhà.

Theo thông tin ban đầu, quá trình ăn, nhóm người kể trên bỏ củ ấu tẩu vào nồi lẩu để làm thức ăn và đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc.

Đáng nói, đây không phải lần đầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ghi nhận việc ngộ độc khi sử dụng củ ấu tẩu. Trước đó, vào ngày 8.11.2022, ông P.T.H (SN 1954, trú tại phường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Bắc Kạn) đã tử vong sau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu.

Theo các tài liệu khoa học, củ ấu tẩu có chứa chất aconitin rất độc nên muốn ăn được cần cách chế biến đặc biệt và nấu nhừ thật kỹ trong nhiều giờ với nhiệt độ cao.

Hiện, cơ quan chức năng đã phối hợp cùng y tế và chính quyền địa phương lấy mẫu thực phẩm để xác định nguyên nhân vụ việc. Sức khỏe của 11 người ngộ độc đã ổn định.


Thêm 9 giảng viên ở Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam quyết định ngừng việc

Hoàng Bin 

https://laodong.vn/giao-duc/them-9-giang-vien-o-truong-cao-dang-y-te-quang-nam-quyet-dinh-ngung-viec-1281677.ldo

Vừa có thêm 9 giảng viên Khoa Y của Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Nam thông báo ngừng việc tập thể, nâng tổng số giảng viên quyết định ngừng việc lên con số 27 vì bị nợ lương kéo dài.

Hồi 15h chiều ngày 18.12, 9/13 giảng viên Khoa Y của Trường CĐYT Quảng Nam đã tổ chức họp, đi đến thống nhất ngừng việc tập thể từ ngày 20.12.2023 (4 người còn lại vắng mặt).

“Trong 6 tháng qua mặc dù chưa được nhận lương nhưng tập thể giảng viên trong khoa vẫn động viên nhau lên lớp cho sinh viên, vì không muốn gián đoạn việc học tập cũng như tư tưởng, quyền lợi được học của sinh viên.

Cho tới nay, nhà trường vẫn chưa giải quyết lương và phụ cấp khiến đời sống của cán bộ, giảng viên rơi vào tình trạng cực kỳ bế tắc, không đủ khả năng để tiếp tục công việc và duy trì đời sống” - trích văn bản Khoa Y gửi lãnh đạo Trường CĐYT Quảng Nam.

Toàn bộ giảng viên sẽ trở lại làm việc sau khi nhà trường giải quyết hết chế độ tiền lương (từ tháng 7.2023 cho đến nay) và phụ cấp (từ tháng 2.2023 cho đến nay) cho giảng viên.

Như vậy, tính đến nay đã có 27 cán bộ, giảng viên của 3 khoa gồm: Khoa Điều dưỡng, Khoa Y cơ sở và Khoa Y của Trường CĐYT Quảng Nam quyết định ngừng việc tập thể vì lý do bị nợ lương kéo dài.

Trong buổi chiều 18.12, hai giảng viên của Khoa Y cơ sở không lên lớp giảng dạy theo thông báo đã gửi nhà trường trước đó, khiến 32 sinh viên của trường phải nghỉ học.

Trao đổi với Lao Động, ông Huỳnh Tấn Tuấn - Hiệu trưởng Trường CĐYT Quảng Nam - cho biết, vào thứ 4 (ngày 20.12), sẽ họp hội đồng sư phạm toàn trường để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hơn 100 người lao động toàn trường, tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng nợ lương.


Khởi tố 1 cán bộ ngân hàng Agribank Đông Gia Lai

Ngọc Anh

https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/khoi-to-1-can-bo-ngan-hang-agribank-dong-gia-lai-d202233.html

Cơ quan công an xác định, Hoàng đã đưa thông tin gian dối có khách hàng cần "đáo hạn ngân hàng" để vay tiền hơn 7,3 tỷ đồng của nhiều người.

 

Ngày 18/12, một lãnh đạo Công an huyện Đắk Pơ (Gia Lai) xác nhận, Công an tỉnh này đã bắt tạm giam Nguyễn Phạm Hoàng – cựu Phó phòng Khách hàng, chi nhánh huyện Đak Pơ để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo nguồn tin trên trước đó, qua phản ánh của người dân địa phương, ngày 22/11, chi nhánh ngân hàng nêu trên đã nắm bắt thông tin về việc Hoàng khi còn là cán bộ ngân hàng đã vay, mượn tiền của người dân bên ngoài nhưng không trả được.

Ngay sau đó, chi nhánh ngân hàng đã kiểm tra, đối chiếu toàn bộ dư nợ vay của khách hàng thuộc địa bàn Hoàng được phân công phụ trách; phối hợp với Công an huyện Đak Pơ để làm rõ nội dung thông tin, xử lý vụ việc theo quy định. Đồng thời, chi nhánh ngân hàng này đã chấm dứt hợp đồng lao động với Hoàng theo quy định kể từ ngày 29/11. Đến nay, ông Hoàng không còn là cán bộ viên chức của Agribank.

Bước đầu cơ quan công an xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/2023, Hoàng đã đưa thông tin gian dối có khách hàng cần "đáo hạn ngân hàng" để vay tiền hơn 7,3 tỷ đồng của nhiều người. Vay xong, Hoàng đem trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Hiện Công an tỉnh Gia Lai đang mở rộng điều tra, hoàn tất hồ sơ, chuyển VKSND cùng cấp try tố đối tượng ra pháp luật.

 

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Kho bạc, cựu Trưởng phòng Kinh tế

Chinhphu.vn

https://soha.vn/khoi-to-bat-tam-giam-giam-doc-kho-bac-cuu-truong-phong-kinh-te-20231219082444622.htm

Công an tỉnh Hà Giang khởi tố, bắt tạm giam bị can Cao Mạnh Thắng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Bắc Mê. để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Khởi tố, bắt tạm giam cựu Trưởng Phòng Kinh tế TP. Rạch Giá, Kiên Giang

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Hoàng Nhi, cựu Trưởng Phòng Kinh tế TP. Rạch Giá (Kiên Giang).

Theo báo Kiên Giang, Cơ quan điều tra đã bắt giam ông Lê Hoàng Nhi vào ngày 14/12/2023 do có liên quan đến một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, ngày 28/9/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Rạch Giá, Kiên Giang đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Hoàng Nhi.

Đến ngày 3/10/2023, Chủ tịch UBND TP. Rạch Giá có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Nhi do đã có vi phạm, khuyết điểm đặc biệt nghiêm trọng trong công tác.

 

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Kho bạc huyện Bắc Mê, Hà Giang

Công an tỉnh Hà Giang cho biết, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 04 tháng đối với Cao Mạnh Thắng (SN 1973, trú tại phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), là Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ Luật Hình sự.

Kết quả điều tra của cơ quan chức năng đã xác định: Khoảng tháng 6/2021, Cao Mạnh Thắng với cương vị là Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Bắc Mê đã lợi dụng mối quan hệ quen biết với bà Phạm Thị Long (trú tại tổ 15, Phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang).

Ông Thắng đã đưa ra thông tin gian dối liên quan đến việc khai thác mỏ đá tại thôn Nà Viền (xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang), nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Long với số tiền trên 2,3 tỉ đồng.

Hiện vụ án đang được cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Giang tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo Công an tỉnh Hà Giang, đây là chiến công mở màn đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm của Phòng Cảnh sát Kinh tế, thể hiện tinh thần quyết liệt đấu tranh trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

Vừa qua, Công an tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ phát động mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo kế hoạch từ 15/12/2023 đến hết tháng 2/2024, các đơn vị Công an toàn tỉnh Hà Giang huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác.

Chủ động phân tích, đánh giá, dự báo chính xác tình hình liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực.

Đặc biệt là tội phạm giết người; cướp, cướp giật tài sản; trộm cắp; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen; các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển buôn bán hàng cấm, hàng giả; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép; vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm…

Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Công an tỉnh Hà Giang cũng phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống tội phạm tới từng thôn, bản, tổ dân phố, hộ gia đình...

Phát biểu giao nhiệm vụ tại lễ phát động cao điểm, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang đề nghị thủ trưởng các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ Công an toàn tỉnh nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Kịp thời tham mưu, phối hợp giải quyết hiệu quả các vấn đề nổi lên ngay tại cơ sở, không để diễn biến phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự.

Tập trung đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với các loại tội phạm; nhất là tội phạm hình sự, ma tuý, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, môi trường…; tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến pháo, vũ khí, vật liệu nổ, kiên quyết không để tội phạm lộng hành, không để xảy ra các vụ trọng án trong dịp Tết Nguyên đán.

Yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đồng loạt ra quân tấn công, trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm trên phạm vi toàn tỉnh với quyết tâm cao nhất, lập thành tích xuất sắc ngay từ những ngày đầu ra quân, tạo khí thế mạnh mẽ trong đợt cao điểm, giữ vững ổn định an ninh trật tự phục vụ nhân dân vui Tết, đón Xuân bình yên, hạnh phúc.

Bắt tạm giam Giám đốc doanh nghiệp đưa hối lộ

 

Điều tra mở rộng vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận, chiều 15/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt tạm giam ông Phạm Xuân Lộc, Giám đốc Công ty TNHH TM&DVKT Quang Châu về tội “Đưa hối lộ”.

Bị can Phạm Xuân Lộc (SN 1963, ngụ quận 10) được xác định đã đưa hối lộ cho ông Nguyễn Chí Quyết, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-13D (đường Trần Đại Nghĩa, ấp 1, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) trong quá trình nghiệm thu cải tạo các phương tiện do Lộc làm khống hồ sơ thi công cải tạo của các chủ phương tiện. Số tiền bị can Lộc đưa hối lộ gần 150 triệu đồng.

Sau khi bị can Lộc đưa tiền, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-13D bỏ qua nhiều lỗi sai phạm, sau đó cấp 97 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới trái quy định.

Trước đó, vào tháng 3/2023, ông Nguyễn Chí Quyết, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-13D và hai phó giám đốc của trung tâm này cũng đã bị khởi tố bị can và bắt tạm giam về hành vi nhận hối lộ.


Xét xử 100 người trong đường dây mua bán khống hóa đơn VAT lớn nhất cả nước

Danh Trọng

https://tuoitre.vn/xet-xu-100-nguoi-trong-duong-day-mua-ban-khong-hoa-don-vat-lon-nhat-ca-nuoc-2023121823100892.htm

 

100 bị cáo, trong đó có nhiều tổng giám đốc, giám đốc các công ty, hầu tòa vì liên quan đường dây mua bán khống hơn 1 triệu hóa đơn VAT với doanh số gần 64.000 tỉ đồng.

Sáng nay 19-12, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán khống hơn 1 triệu hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), tổng doanh số 64.000 tỉ đồng.

Trong số 100 bị cáo hầu tòa, 30 người bị truy tố tội trốn thuế, 68 người bị truy tố tội mua bán trái phép hóa đơn. Hai người còn lại bị truy tố các tội mua bán trái phép hóa đơn; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; trốn thuế.

Đáng chú ý, 71 bị can trước khi bị bắt là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch, phó giám đốc; 11 người là kế toán. Số còn lại là nhân viên và lao động, kinh doanh tự do.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ xác định cầm đầu đường dây là bị cáo Nguyễn Minh Tú (30 tuổi, trú TP.HCM), lao động tự do.

Tú thuê "đàn em" mua 646 doanh nghiệp qua hình thức online, chi phí 50-60 triệu đồng/doanh nghiệp.

Sau đó "đàn em" của Tú tự kê, khai khống doanh số mua vào, khai giảm doanh số hóa đơn bán ra tại tờ khai thuế điện tử trong các kỳ quyết toán thuế.

Qua mạng xã hội, Tú thiết lập mạng lưới trung gian (F1) để bán hóa đơn VAT. Để hợp thức thủ tục thanh toán qua ngân hàng cho các hóa đơn VAT đã bán, Tú mua sáu công ty tài chính, giao bị can Võ Tấn Lộc (26 tuổi) quản lý.

Tú và Lộc sử dụng sim "rác" để đăng ký ứng dụng Internet Banking, chuyển tiền qua lại với các "trung gian", tài khoản doanh nghiệp có nhu cầu mua hóa đơn khống nhằm ngụy tạo giao dịch, coi như hoàn thành thanh toán.

Bằng phương thức này, trong 22 tháng hoạt động, Tú bị cáo buộc bán 1.025.712 hóa đơn VAT khống cho 88.053 doanh nghiệp, tổng doanh số gần 64.000 tỉ đồng, hưởng lợi 0,7-1,5% doanh số.

Tính theo tổng số hóa đơn đã bán, Tú bị cáo buộc thu về hơn 294 tỉ đồng.

Ngoài hành vi trên, Tú còn đặt mua qua mạng Internet 32 con dấu giả của các cơ quan có thẩm quyền (UBND các tỉnh, các sở, ngành và cơ quan đăng kiểm, kiểm định, công chứng) nhằm tạo dựng khống các bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ghi trên hóa đơn.

Trong vụ án, có 30 bị cáo, phần lớn là giám đốc các doanh nghiệp, bị truy tố tội trốn thuế. Viện kiểm sát xác định tổng số hóa đơn VAT khống mà 30 bị cáo mua là 3.531 hóa đơn, từ đó trốn thuế với tổng số tiền 235 tỉ đồng.

Trong số trên, bị cáo Vũ Hoàng Phi Hiếu (46 tuổi), giám đốc 3 công ty thu mua phế liệu tại tỉnh Đồng Nai, bị cáo buộc là người mua nhiều hóa đơn VAT khống nhất, với 998 hóa đơn, tổng số tiền trốn thuế ước tính 130 tỉ đồng...

Cũng liên quan đến vụ án, cơ quan tố tụng xác định 73 người trung gian mua bán hóa đơn VAT khống, được Nguyễn Minh Tú đặt tên mã khách hàng. Tuy nhiên, đến nay kết quả điều tra mới đủ căn cứ truy tố 6 trường hợp.

67 "trung gian" còn lại bị cho là thông đồng cùng Tú bán hơn 472.000 hóa đơn, với tổng doanh số hơn 36.000 tỉ đồng. Do thời hạn điều tra đã hết và chưa làm rõ được nhân thân, lai lịch, hành vi phạm tội, cơ quan điều tra đã tách hồ sơ để tiếp tục điều tra, xử lý.


 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment