Đối Thoại Điểm Tin ngày 09 tháng 11 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Ngoại
trưởng Mỹ cảnh báo Israel chớ chiếm đóng Gaza
LHQ:
Thương vong ở Gaza cho thấy có gì đó ‘không ổn’ trong chiến dịch của Israel
Triều
Tiên dọa trả đũa truyền đơn của Hàn Quốc bằng ‘cơn mưa đạn’
Giới chức Trung Quốc yêu cầu
hãng bảo hiểm Bình An nắm cổ phần chi phối trong Country Garden
Chánh án tòa tối cao Việt Nam khẳng định ‘không có án
oan’
Công an Việt Nam
câu lưu bốn tín đồ Tin lành độc lập ở Tây Nguyên
Mỹ đưa Việt Nam
trở lại ‘danh sách giám sát’ về hành vi thao túng tiền tệ
Ông Putin kêu gọi
Nga-Trung hợp tác về vũ khí công nghệ cao
Luật
sư Võ An Đôn kêu gọi thành lập “Phiên toà Nhân dân” để xét xử quan chức cộng
sản
Âm
thanh của một vành đai, một con đường
Tỷ
phú Phạm Nhật Vượng gặp tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani thảo luận hợp tác
Biển
Đông: ASEAN không thể làm ngơ
Việt
Nam xuất khẩu lao động trong 10 tháng vượt mục tiêu đặt ra cho cả năm
Tuyên
bố của Thủ tướng VN về chống dịch COVID-19 đi ngược với thực tế?
Việt
Nam tăng tốc việc nạo vét và lấp đất ở khu vực quần đảo Trường Sa
Việt
Nam có thể kiểm soát quyền lực trong hoạt động tố tụng?
Hoa
Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát thao túng tiền tệ
Trung
Quốc đột ngột dừng nhập khẩu tôm hùm sống từ Việt Nam
Bamboo
Airways bị phong tỏa tài khoản vì nợ thuế hơn 102 tỷ đồng
Kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4 tỷ đô la, cao nhất sau 34 năm
Cựu
TNLT Lê Anh Hùng đề nghị xem xét giám đốc thẩm bản án
Chuyện gì
đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội?
Hãng Intel bỏ kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam
Biển
Đông: Đài Loan sẽ sớm triển khai tàu tuần tra lớn hơn đến Trường Sa
Đài Loan nhắm vào
'gián điệp cộng sản' của Trung Quốc
Người dân đang tháo
chạy khỏi cuộc chiến ở phía bắc Gaza bằng cách nào?
Giáo hội Chính
thống Nga ‘yêu cầu ca sĩ Alla Pugacheva xin lỗi’ vì phát biểu phản
chiến
Tìm đường thoát
Hamas: Cha dùng thân đỡ đạn cứu con gái
Chuyện
Israel-Hamas và bài học cho chính sách ‘ngoại giao đu dây’
Intel gác kế hoạch
mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam
Ngoại trưởng
Blinken thăm Hàn Quốc khi Bắc Hàn, Nga thắt chặt quan hệ
Mỹ âm thầm trang bị
vũ khí 'tận răng' cho Đài Loan
Đức muốn học Anh
cách đưa người xin tỵ nạn sang Rwanda?
Anh gia hạn quyền
thuê bất động sản tới 990 năm, VN có học được gì?
Ba Lan với sức
trẻ của nền dân chủ đang có các lãnh đạo thế hệ 7X và 8X
Pháp
tổ chức ''Hội Nghị Nhân Đạo'' hỗ trợ thường dân Gaza
Thượng đỉnh Joe Biden-Tập Cận Bình có thể diễn ra ngày 15/11/2023
Ủy Ban Châu Âu khuyến nghị mở đàm phán kết nạp Ukraina
Thế Vận Hội Montréal 1976 : Châu Phi nhất loạt tẩy chay
Quân đội Israel "giữa lòng" thành phố Gaza, thủ tướng
Netanyahu "không có ý định chiếm đóng" Gaza
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ ở ‘‘mọi cấp độ’’ để thúc đẩy
hợp tác
Gaza: Các ngoại trưởng G7 kêu gọi lập ‘‘những hành lang nhân đạo’’
Israel trả giá đắt cho cuộc chiến chống Hamas : Tối thiểu 50 tỉ đô
la
Ukraina : Cuộc chiến bị lãng quên và những thất bại chồng
chất
Chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông đẩy Philippines và Nhật Bản
thắt chặt hợp tác
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Hàn Quốc để bàn về Bắc Triều
Tiên
Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách ‘‘giám sát thao túng tiền
tệ’’
Pháp tổ chức Hội nghị quốc tế về Nam Bắc Cực
Khí hậu: 2023 là năm nóng nhất từ 125.000 năm qua
Khi thế giới hứng chịu El Niño - La Niña trong bối cảnh biến
đổi khí hậu
Chiến tranh Ukraina : Zelensky hoãn bầu cử tổng thống
2024
Một tháng xung đột Israel – Hamas : Thủ tướng Israel từ chối
ngừng bắn
Xung đột ở Gaza : Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn
khẩn cấp
(AFP) -
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đồng nhiệm Indonesia Joko Widodo tại
Washington. Phát
ngôn viên Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, cho biết như trên vào hôm qua
07/11/2023. Hai lãnh đạo sẽ hội đàm vào ngày 13/11 tới. Theo dự kiến, tổng
thống Biden sẽ tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ hợp tác gần 75 năm
giữa Washington và Jakarta. Hai bên sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế, sáng
kiến năng lượng sạch và các biện pháp nhằm củng cố hòa bình và ổn định trong
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
(Inquirer)
- Tổng thống Philippines sẽ thăm trụ sở Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ
ở Hawaii. Ngày
07/11/2023, bộ Ngoại Giao Philippines cho biết trên đường từ San Francisco (Mỹ)
trở về sau khi dự thượng đỉnh APEC (từ ngày 14-17/11), tổng thống Marcos Jr. sẽ
dừng chân ở Hawaii hai ngày 18-19/11 và có thể sẽ đề cập với các quan chức Mỹ
về tranh chấp ở Biển Đông. Báo mạng Nhật Bản Nikkei nêu khả năng tổng thống
Philippines gặp đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương
tại trụ sở ở Trân Châu Cảng trên đảo Oahu. Ông cũng sẽ gặp gỡ chủ doanh nghiệp
và cộng đồng Philippines ở Hawaii.
(AFP) –
Nga và Trung Quốc không lập ‘‘liên minh quân sự’’. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergueï
Choïgou tuyên bố như trên hôm nay, 08/11/2023, khi tiếp phái đoàn quân sự Trung
Quốc, dẫn đầu là tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy
Trung ương Trung Quốc. Hôm nay, tại Tokyo, các ngoại trưởng khối G7 đã kêu gọi
Trung Quốc không hỗ trợ Nga trong cuộc xâm lăng Ukraina.
(AFP) –
Tình báo Ukraina trừ khử một quan chức Nga, bị cáo buộc tổ chức nhiều trại tra
tấn tại vùng chiếm đóng. Theo cơ quan tình báo quân sự Ukraina GUR, hôm nay,
08/11/2023,‘‘đao phủ’’ Mikhaïl Filiponenko đã bị tiêu diệt với sự hỗ trợ của
các lực lượng kháng chiến địa phương. GUR cáo buộc quan chức này đã tổ chức
nhiều trại tra tấn thường dân và quân nhân Ukraina.
(AFP) -
Nga phát lệnh truy nã một thẩm phán của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI). Ngày 08/11/2023, bộ Nội Vụ Nga bổ sung
thẩm phán người Costa Rica Sergio Gerarde Ugaldo Godinez vào danh sách « bị
truy lùng trong khuôn khổ một cuộc điều tra » nhưng không nêu rõ
lý do. Công tố viên của CPI Karim Khan cũng bị Matxcơva phát lệnh truy nã vào
tháng 5/2023. Tổng thống Putin bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế phát lệnh bắt giữ vào
mùa xuân 2023 với cáo buộc bắt trẻ em Ukraina sang Nga hoặc các vùng bị Nga
chiếm đóng.
(AFP) -
Nga kết án 8 năm tù một nghệ sĩ phản chiến. Nghệ sĩ-nhạc sĩ Alexandra
Skotchilenko bị bắt tại Nga vào tháng 04/2022 vì đã thay bảng giá trong một
siêu thị bằng những thông điệp tố cáo cuộc xâm lăng Ukraina. Theo một số cơ
quan truyền thông độc lập, có mặt tại phiên tòa ngày 08/11/2023 ở Saint-Peterburg,
công tố viên đã đề nghị bản án trên đối với bà Skotchilenko với cáo buộc « tung
tin thất thiệt » về quân đội Nga. Bản án nghiêm khắc được cho là
một thảm họa đối với nghệ sĩ 33 tuổi, hiện có vấn đề về sức khỏe.
(AFP) –
Pháp : Đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất tẩy chay cuộc tuần hành chống
nạn bài Do Thái, do sự có mặt của đảng cực hữu. Hôm 06/11/2023, chủ
tịch Hạ Viện và chủ tịch Thượng Viện Pháp kêu gọi chính giới xuống đường tuần
hành chống nạn bài Do Thái vào Chủ nhật 12/11. Hơn 1.000 vụ bài Do Thái đã được
ghi nhận trong một tháng qua, kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát.
(AFP) –
Pháp : Giải văn học Goncourt vinh danh tiểu thuyết gia Jean-Baptiste
Andrea. Hôm
qua, 07/11/2023, giải thưởng văn học này đã được trao cho tiểu thuyết ‘‘Veiller
sur elle" của Jean-Baptiste Andrea, viết về tình yêu
và nghệ thuật thời chủ nghĩa phát xít đang trỗi dậy tại nước Ý những năm 20 –
30 thế kỷ trước. Giải thưởng Goncourt là một bảo đảm cho một tác phẩm văn học
được công chúng chú ý. Trung bình, tác phẩm đoạt giải Goncourt bán được khoảng
400 nghìn ấn bản.
(Reuters)
- Thủ tướng Bồ Đào Nha từ chức. Ông Antonio Costa đã từ chức hôm 07/11/2023 sau khi
chính phủ của ông bị điều tra về nghi án tham nhũng liên quan tới dự án năng
lượng. Thủ tướng Bồ Đào Nha thông báo trong bài phát biểu trên truyền hình sau
khi đơn từ chức của ông đã được tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa chấp thuận.
Costa khẳng định ông hoàn toàn trong sạch và sẵn sàng hợp tác với tư pháp.
(AFP) -
Động đất 7,1° Richter ở Indonesia. Trận động đất xảy ra ngày 08/11/2023 ở phía đông
Indonesina, ở độ sâu 10 km ngoài khơi quần đảo Maluku nhưng không gây sóng
thần. Hiện tại chưa có thông tin về thiệt hại về nhân mạng và vật chất. Người
dân địa phương dường như đã quen với các trận động đất, « nếu
không có cảnh báo sóng thần, thì cuộc sống trở lại bình thường ngay».
Tin Tức: Thứ Năm 09.11.2023
1/ VN LẠI BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH GIÁM
SÁT TIỀN TỆ CỦA HOA KỲ
Bộ tài chánh Hoa Kỳ vào hôm 8/11 đã đưa Việt Nam trở
lại "danh sách giám sát" tiền tệ, đồng thời loại bỏ Thụy Sĩ và Nam Hàn
khỏi danh sách này.
Theo báo cáo tiền tệ nửa năm của bộ tài chánh Mỹ trong
năm qua, kết thúc vào tháng 6 năm 2023, cho thấy ngoài Việt Nam thì các nước
khác như Trung Cộng, Đức, Mã Lai, Singapore và Đài Loan cũng bị đưa vào danh
sách giám sát.
Các quốc gia này đã vượt quá hai trong ba ngưỡng cửa
là thặng dư thương mại với Mỹ trên 15 tỷ Mỹ kim, thặng dư trương mục vãng lai
toàn cầu cao trên 3% tổng sản phẩm quốc nội và lượng mua ngoại tệ ròng liên tục
vượt quá 2% tổng sản lượng quốc gia.
Riêng Việt Nam bị đưa trở lại danh sách giám sát sau
khi thặng dư trương mục vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4.7% tổng
sản lượng quốc gia trong thời gian giám sát. Tổng xuất cảng của VN đã tăng
trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây khi các công ty chuyển một số hoạt
động sản xuất từ Trung Cộng sang VN.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 8/11 ra tuyên bố tích
cực hơn, nói rằng bộ tài chánh Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam không thao
túng tiền tệ, cho rằng báo cáo của Mỹ "đưa ra nhận xét tích cực đối với
kết quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam."
Một quan chức bộ tài chánh Hoa Kỳ cho biết Việt Nam
dường như không “trượt dốc” trong hoạt động ngoại hối cũng như trong việc hợp
tác với chính quyền Hoa Kỳ về các vấn đề tiền tệ.
2/ TRUNG CỘNG ĐỘT NGỘT
NGƯNG MUA TÔM HÙM VN
Trung Cộng đã đột ngột ngưng nhập tôm hùm của Việt Nam
từ tháng 10 đến nay mà không công bố nguyên nhân khiến nhiều gia đình nuôi tôm phải
lao đao.
Cục thủy sản cho truyền thông hay tin trên trong ngày
hôm qua 8/11 sau khi một số cơ sở xuất cảng và hội Nghề cá tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa phản ánh vụ ngưng mua này.
Theo cục thủy sản, Trung Cộng là thị trường lớn nhất
của tôm hùm Việt Nam. Tính đến hết tháng 8 năm nay, xuất cảng tôm hùm của Việt
Nam sang Trung Cộng đạt 76 triệu Mỹ kim, giảm 42% so với cùng thời gian năm
2022.
Ông Nguyễn Ân, chủ tịch xã Cam Bình, quận Cam Ranh,
cho biết là từ giữa năm đến nay, Việt Nam chỉ xuất được tôm hùm xanh sang Trung
Cộng. Riêng tôm hùm bông, số lượng bán ra tại Cam Bình rất hạn chế vì Trung Cộng
đã ngừng mua.
Cần biết là tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, có
khoảng 35 ngàn ô lồng được người dân nuôi tôm hùm. Trong số đó có khoảng 17
ngàn ô lồng nuôi tôm hùm bông, chủ yếu tập trung tại xã Vạn Thạnh. Người nuôi tôm cho biết từ ba
tháng qua, lái buôn ngưng mua tôm hùm bông khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.
3/ HÃNG BAMBOO AIRWAYS
BỊ PHONG TỎA TRƯƠNG MỤC VÌ NỢ THUẾ
Hãng hàng không Bamboo Airways vừa bị cục thuế Bình
Định phong tỏa các trương mục ngân hàng vì nợ quá hạn hơn 102 tỷ đồng tiền
thuế.
Báo chí lề đảng loan tin trên vào hôm qua 8/11, trích
dẫn nguồn tin từ cục thuế Bình Định cho biết đơn vị này đã cưỡng chế từ trương
mục của Bamboo Airways số tiền là hơn 102 tỷ đồng. Đây là số tiền thuế nợ quá
90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định.
Các trương mục ngân hàng của Bamboo Airways bị phong
tỏa bao gồm là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở chi nhánh Quy
Nhơn, Ngân hàng Quân đội ở Chi nhánh Bình Định và Ngân hàng Kỹ
thương Việt Nam.
Cần biết là Bamboo Airways đang gặp những khó khăn
trong vòng 2 năm qua, bắt đầu từ ngày
cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị truy tố và bắt giam vào tháng 3 năm
ngoái với cáo buộc “thao túng thị trường chứng khoán”.
Vào tháng 9 vừa qua, thông tấn xã Reuters cho biết
khoảng 30 phi công ngoại quốc đã nghỉ việc trong vòng hai tháng khi hãng Bamboo
đang gặp những khó khăn về tài chánh và chậm trả lương cho nhân viên.
Mới đây Bamboo Airways cho biết sẽ cắt giảm các hoạt
động quốc tế và tập trung vào khai thác máy bay thân nhỏ. Bamboo Airways sẽ
giảm tần suất của nhiều tuyến không hiệu quả vì nhu cầu thấp và gia tăng các
tuyến đường có nhu cầu cao.
VNTB – Intel hủy bỏ kế hoạch sản xuất chip tại Việt Nam
VNTB – Coi phim xong, cấm khen chê
VNTB
– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần bị khai trừ khỏi Đảng
VNTB – Dự án kênh đào Funan Techo Canal của Cam Bốt sẽ
ảnh hưởng xấu đến Việt Nam
Chiến
tranh địa đạo của Hamas gợi nhớ về Việt Cộng
Người
Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?
07/11/1972:
Nixon tái đắc cử tổng thống
Lược
sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ
Những
bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường
05/11/1912:
Woodrow Wilson chiến thắng áp đảo trong bầu cử tổng thống
Vì đâu dân trí
thấp?09/11/2023
100 năm Văn Cao
(Kỳ 2)09/11/2023
Chẳng giống ai…09/11/2023
Vài
gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 8-11-202308/11/2023
Điện ảnh sướng
thật08/11/2023
Khoa
học và nhà khoa học Việt Nam: Chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học08/11/2023
Câu
chuyện lớn ở ao Hạ Long (Phần 2)08/11/2023
Về
bức ảnh cụ già đóng giả “chim mồi”07/11/2023
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 08/11/2023
Phó
Đức An - Ngứa mắt kinh khủng
Hoàng
Nguyên Vũ - Việc hãm hại cảnh quan thiên nhiên này cần dừng lại!
Dương
Quốc Chính – Dự đoán về một quy trình
Lê
Xuân Nghĩa - Cần gì bơ thừa, sữa cặn của bọn Mỹ !
Nguyễn
Thông - Một cuộc kéo lùi lịch sử phát triển nhân loại
Bùi
Chí Vinh - Cảm thán từ một con chim mồi lộ liễu
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Món nợ hơn 30 năm 09/11/2023
Giới tranh đấu hoan nghênh chuyến công tác Việt Nam của Báo cáo
viên LHQ 09/11/2023
Chuyện Israel-Hamas và bài học cho chính sách ‘ngoại giao đu dây’ 09/11/2023
Intel gác lại kế hoạch tăng gấp đôi sản xuất chip tại Việt Nam,
theo nguồn tin của Reuters 08/11/2023
Nhìn vào Luật Bảo vệ môi trường, thấy lỗ hổng làm luật ở Việt Nam 08/11/2023
Vấn đề nóng trước ‘giờ G’ của ba dự thảo luật liên quan đến bất
động sản 08/11/2023
Sai lầm khiến Phú Quốc trả giá 08/11/2023
Chuyện gì đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội? 08/11/2023
Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ 08/11/2023
Một số ngụy biện bao che 07/11/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Chi tiết vụ hai hành
khách nói đùa có súng trong hành lý, chuyến bay hoãn cất cánh hơn 2 tiếng
ANTD.VN - Tối 8/11, Cảng vụ Hàng không Miền
Trung có thông cáo báo chí liên quan việc hai hành khách nói có súng trong hành
lý trên chuyến bay từ Đà Nẵng đi Hà Nội vào đêm 7/11.
Theo đó, sự việc xảy ra vào khoảng 19h30 ngày 7/11, khi chuyến
bay VN186 bay chặng Đà Nẵng - Hà Nội.
Khi chuyến bay chuẩn bị cất cánh tại sân bay Đà Nẵng thì phải
dừng khẩn cấp vì tiếp viên nghe hai hành khách nói chuyện với nhau về việc có
cất súng trong hành lý.
Cơ trưởng đã quyết định giữ hai hành khách, lập biên bản và yêu
cầu lực lượng an ninh hỗ trợ, xử lý tình huống trên khi máy bay chuẩn bị cất
cánh.
Đánh giá tính chất, mức độ vụ việc, Cảng vụ Hàng không Miền
Trung yêu cầu lực lượng an ninh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng áp giải hai
hành khách xuống khỏi máy bay.
Đồng thời tái kiểm tra an ninh với toàn bộ hành khách, hành lý
xách tay trên chuyến bay VN186 và lục soát máy bay.
Đến 21h, kết thúc quá trình lục soát máy bay, hành khách, hành
lý nhưng không phát hiện vật phẩm nguy hiểm hay chất cấm, chất nổ.
Đến 21h56 cùng ngày, chuyến bay VN186, chặng bay Đà Nẵng - Hà
Nội tiếp tục hành trình. Máy bay hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài an
toàn.
Cảng vụ Hàng không Miền Trung đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc, lập
biên bản vi phạm hành chính và đang xác minh để ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định pháp luật với 2 hành khách trên.
13
toa tàu của tập đoàn Trung Quốc ở Việt Nam: 275 tỷ đồng, nội thất xịn như máy
bay, sao chưa được chạy?
Trang
Anh
13 toa tàu được một tập đoàn của Trung Quốc
hợp tác với 2 công ty xe lửa Việt Nam đóng vỏ và lắp ráp từ năm 2019 đến nay
chưa đi vào hoạt động.
Tập đoàn Trung Quốc thuê đóng 13 toa tàu trị
giá 275 tỷ đồng
Liên
quan đến phương án xã hội hóa đầu tư toa xe, năm 2019, Công ty TNHH Phát triển
thiết bị đường sắt (Việt Nam) thuộc Tập đoàn Jinxin (Trung Quốc) đã được thành
lập và ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Xe lửa Gia Lâm và Công ty Xe lửa Dĩ An
đóng vỏ thép thùng xe và lắp ráp 13 toa xe.
Theo
thông tin từ tập đoàn Jinxin thì 13 toa xe thuê đóng và lắp ráp ở Việt Nam gồm
có 06 xe giường nằm, 05 xe ghế ngồi, 01 xe công vụ phát điện và 01 xe hàng cơm
bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại. Đặc biệt, một số thiết bị công nghệ tiên
tiến lần đầu được sử dụng tại Việt Nam.
"Hàm
lượng thiết bị, công nghệ tiên tiến, từ giá chuyển, hệ thống cách âm, cách nhiệt,
hệ thống module, hệ thống điện… cho đến từng ốc vít đều phải tiêu chuẩn, không
sử dụng mua tự do trên thị trường. Các vật liệu nội thất như thành vách, giường…
đều bằng composite, chống cháy", ông Đỗ Trọng Lừng,
Giám đốc Công ty CP Xe lửa Gia Lâm chia sẻ trên Báo Giao thông về các toa tàu
mà phía Trung Quốc đặt hàng.
Ông Phạm Văn Trường, chuyên gia tư vấn của Tập
đoàn Jinxin thông tin chi tiết thêm rằng nội thất và tiện ích của 13 đoàn tàu
này được trang bị như máy bay. Cụ thể như mỗi giường nằm có 1 tivi ở đầu giường
để hành khách tùy ý xem theo sở thích. Còn trên toa ghế ngồi lắp đặt 2 tivi
hướng về 2 phía.
Trên đoàn tàu có thiết bị phát wifi để hành
khách kết nối, sử dụng cho các thiết bị điện tử cá nhân, thuận tiện để giải
trí, làm việc trên tàu. Khách tại các buồng ngủ không chỉ có thể xem, nghe các
file video, âm nhạc đã được cài sẵn như trên máy bay mà còn có thể xem truyền
hình trực tuyến hay lướt web.
Thêm vào đó, ở khu vực rửa mặt, sử dụng thiết bị
cảm ứng như vòi nước… Thiết bị vệ sinh hoạt động như thiết bị lắp trên máy bay,
tức là theo nguyên lý hút chân không, tiết kiệm nước, chưa đến 0,47 lít/lần xả
nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ, không mùi.
Điều hòa của tàu cũng tự điều chỉnh nhiệt độ
theo nhu cầu từng buồng ngủ, không giống như toa xe giường nằm của đường sắt
Việt Nam, là nhiệt độ chung cho toàn toa xe.
Tại Hội nghị đường sắt ASEAN lần thứ 42 tại Đà
Nẵng vào năm 2022, Tập đoàn Jinxin đã kéo các toa tàu từ Hà Nội vào để giới
thiệu và cho biết tổng giá trị đóng 13 toa tàu hơn 275 tỉ đồng.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đây
là toa xe thiết kế mới hoàn toàn từ bộ phận chạy đến thùng xe nên theo quy định
của Việt Nam phải chạy thử nghiệm 100.000km trước khi cấp giấy phép đăng kiểm.
Tuy nhiên, đến nay, 13 toa tàu này vẫn chưa được cấp giấy phép để đưa vào khai
thác.
Việt Nam định hướng, hỗ trợ và tháo gỡ những khó
khăn để đưa 13 toa tàu chạy trên đường sắt Việt Nam. Theo tập đoàn này, việc dự
án 13 toa tàu hạng sang kéo dài 5 năm đã gây lãng phí và khó khăn cho doanh
nghiệp.
Được biết, năm 2019, Tập đoàn Jinxin hợp tác
chạy thử với Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội nhưng đến năm 2022, khi
mới chạy được 15.000km thì 2 bên đã thanh lý hợp đồng.
Đến năm 2023, tập đoàn này tiếp tục đề nghị hợp
tác với đường sắt Sài Gòn chạy thử khai thác thương mại tuyến TP.HCM - Nha
Trang nhưng bị từ chối. Một số nguyên nhân phía đường sắt Sài Gòn chỉ ra là
phía công ty chưa tiếp cận được hồ sơ kỹ thuật của doanh nghiệp (do quy định
bảo mật của Jinxin), hơn nữa, 13 toa tàu cũng chưa chạy thử nghiệm đủ 100.000km
theo quy định.
Tập đoàn Jinxin cũng đang đề nghị Bộ Giao thông
vận tải sửa đổi thông tư rút ngắn chạy thử nghiệm vận dụng từ 100.000km xuống
còn 5.000km.
Việt Nam có thể đóng mới toa tàu, nâng cấp
tàu chất lượng cao
Từ
năm 2017, các Công ty xe lửa Gia Lâm và Dĩ An bắt đầu đóng toa tàu mới với 90%
nội địa hóa, chi phí khoảng 11,8 tỷ đồng/toa. Có một số hạng mục chi tiết toa
tàu các đơn vị hoàn toàn làm được nhưng VNR không đầu tư vì sản lượng không nhiều.
Qua
một năm đẩy mạnh công nghiệp đường sắt bằng cách liên ngành cơ khí thì một toa
tàu chỉ còn khoảng 8,6-8,8 tỷ, trong khi chất lượng được cải thiện tăng lên so
với đoàn tàu đóng trước đó.
Ngành
đường sắt đã tính toán, cân nhắc các toa tàu nào còn thời gian sử dụng sẽ nâng
cấp, cải tạo nhưng phải đạt được ít nhất 80-90% so với đóng mới để đem lại hiệu
quả triển khai với mục tiêu có nhiều đoàn tàu chất lượng tốt nhất để phục vụ
người dân.
Đơn
cử như ngày 21/10 vừa qua, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã làm lễ ra mắt đôi
tàu chất lượng cao tuyến Hà Nội - Đà Nẵng mang số hiệu SE19, SE20.
Đây
là kết quả trong thời gian 3 tháng, các đơn vị đường sắt đã cải tạo, nâng cấp
28 toa xe thành toa chất lượng cao cho đôi tàu SE19, SE20. Tàu SE19/20 được
cho là sự đột phá mới của ngành đường sắt bởi tất cả trang thiết trong toa đều
được thay mới, tân trang để đảm bảo mỹ quan cao nhất mà vẫn giữ nguyên giá
vé như hiện tại với mục tiêu thu hút thêm khách đi tàu trên tuyến này.
Các toa xe chở khách được lắp đặt mới bình nước
nóng, thiết bị vệ sinh sứ ở khoang rửa mặt và buồng vệ sinh… đem lại cảm giác
sạch sẽ, sang trọng.
Ngoài các dịch vụ có sẵn từ trước, đặc biệt,
công ty đã mở app bán hàng trực tiếp dành cho hành khách đi tàu. Trong mỗi
khoang khách có 1 mã QR. Hành khách muốn sử dụng bất kỳ dịch vụ gì trên tàu chỉ
cần quét mã, sẽ hiện lên tất cả các đồ ăn, uống. Nhân viên nhận được đơn hàng
chỉ trong vòng 3-5 phút sẽ mang đồ ăn thức uống đến phục vụ.
Đáng chú ý, hành khách đi tàu SE19, SE20 có thể
quét mã QR để truy cập vào trang web bán hàng của đường sắt tìm mua đặc sản
vùng miền của 34 tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua để thưởng thức ngay trên
tàu hoặc mang về làm quà.
Tại khu vực giường nằm, ngoài thay mới chăn, ga
gối và trang trí lại thành vách toa xe, hệ thống điều hòa cũng được được thiết
kế có nút điều chỉnh cửa xả gió để hành khách có thể tự điều chỉnh nhiệt độ và
hướng gió theo nhu cầu.
Việt Nam có 1.092 toa xe, 121 đầu máy sắp hết
niên hạn
Hồi
tháng 7/2023, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tiến hành thu thập ý kiến về dự
thảo nghị định mới liên quan đến quy định về niên hạn sử dụng đầu máy và toa xe
đường sắt. Đáng chú ý, trong đó đề xuất cho phép các phương tiện đường sắt hết
niên hạn sử dụng có thể tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31/12/2030.
Theo
Nghị định 65/2018 (bắt đầu áp dụng từ năm 2020) có quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đường sắt có hiệu lực từ 1/7/2018, niên hạn đối với đầu máy và
toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia không quá 40 năm, toa hàng sử dụng tối
đa 45 năm.
Theo
Bộ GTVT, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động vận tải đường sắt bị tạm
ngừng và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đối mặt với nhiều khó khăn về sản
xuất kinh doanh. Với mục tiêu giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 01/2022 điều chỉnh lộ trình niên hạn của phương tiện đường
sắt, bắt đầu áp dụng từ ngày 31/12/2020 được kéo dài đến ngày 31/12/2023.
Nếu quy định về lộ trình niên hạn sử dụng đầu
máy và toa xe là 40 năm, toa xe hàng là 45 năm, VNR ước tính đến ngày
31/12/2025 sẽ phải ngừng hoạt động khoảng 114 đầu máy, 1.472 toa xe hàng và 168
toa xe khách.
Theo Bộ GTVT, kéo dài niên hạn sử dụng phương
tiện giao thông đường sắt dự kiến đến năm 2027 hoặc thậm chí đến năm 2030, nhằm
tận dụng tối đa các phương tiện giao thông đường sắt khi đã hết niên hạn sử
dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và điều kiện khai thác an toàn.
Trước đó, năm 2019, VNR từng đưa ra phương án xã
hội hóa đầu tư toa xe nhằm giảm áp lực gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp
vận tải khi phải đầu tư thay thế toa xe hết niên hạn, đồng thời có được phương
tiện hiện đại thu hút khách đi tàu. Cụ thể, VNR định hướng thuê toa xe do nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư, đóng mới, trong đó chi tiết phương án thuê, thời
gian, giá thuê, lãi, chuyển giao…
Chung cư, biệt thự
đang trở thành bãi đáp mới của dân bay lắc
Trọng Phú/VOV.VN
https://soha.vn/chung-cu-biet-thu-dang-tro-thanh-bai-dap-moi-cua-dan-bay-lac-2023110907250108.htm
Thay
vì sử dụng karaoke, quán bar để "chơi" ma túy như trước kia thì nay
nhiều "dân chơi" đã chuyển sang sử dụng chung cư, biệt thự.
Vì sao “dân chơi” ma túy ưa chuộng chung cư, biệt thự?
Nếu như trước đây, “dân chơi” ma túy thường
xuyên lấy quán bar, phòng karaoke làm nơi để tụ tập “bay lắc” thì nay, xu hướng
này đang có dấu hiệu chuyển dịch sang chung cư, biệt thự. Bởi đặc trưng của các
căn hộ này thường có không gian riêng, cách âm tốt, các đối tượng có thể tẩu
tán “hàng cấm” khi bị phát hiện.
Ngày 7/11 vừa qua, Công an tỉnh Hưng Yên cho
biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can về tội “Mua bán",
"Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Các đối tượng sử dụng căn hộ chung cư
cao tầng ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang nhằm tàng trữ “hàng cấm” và sau đó
xuất hàng đi từ chung cư nếu có khách mua.
Qua điều tra, lực lượng chức năng thu giữ số
lượng ma túy “khủng” lên tới 2930 viên ma túy tổng hợp, 4,477kg ma túy tổng hợp
(gồm Ketamine, Methamphetamine, MDMA) và 225 túi ma túy “nước vui”. Đây là
chuyên án ma túy được Công an tỉnh Hưng Yên triệt phá với số lượng ma túy tổng
hợp thu giữ lớn nhất từ trước tới nay.
Cũng chỉ cách đây 2 tuần, lực lượng chức năng đã
bắt giữ nhóm 17 người tụ tập “bay lắc” trong căn biệt thự kiên cố, xa hoa tại
Từ Sơn, Bắc Ninh. Chủ căn biệt thự là Nguyễn Kim Sơn (37 tuổi, ở khu phố Chùa
Dận, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn).
Biệt thự của Sơn được thiết kế chắc chắn với 4
lớp cửa và lắp đặt hệ thống camera giám sát xung quanh 24/24 giờ. Bên trong,
Sơn bố trí một phòng riêng tại tầng 3 có hệ thống cách âm, loa đèn hiện đại để
phục vụ "bay lắc". Người ngoài rất khó tiếp cận.
Tuy nhiên, rạng sáng ngày 23/10, lực lượng chức
năng đã ập vào bắt quả tang 17 đối tượng đang tụ tập “bay lắc” trong sự ngỡ
ngàng của gia chủ, thu giữ ma túy tổng hợp. Qua xét nghiệm, 15/17 đối tượng
dương tính với ma túy.
Ngoài việc sử dụng chính căn hộ của mình để tàng
trữ, sử dụng ma túy, một số đối tượng còn đi thuê căn hộ chung cư làm “bãi
đáp”. Đã xuất hiện hiện tượng chủ nhà cải tạo căn hộ chung cư thành “phòng
bay”, sau đó rao cho thuê trên mạng với giá từ 2 triệu – 5 triệu đồng đối với
mỗi 12 tiếng sử dụng. Với hình thức này, người thuê và người cho thuê làm việc
hoàn toàn trực tuyến, không cần phải gặp mặt nhau. Sau khi giao dịch xong, thẻ
phòng hoặc mật mã mở cửa sẽ được “ship” đến cho người thuê.
Điển hình như ngày 31/10, Công an quận Tây Hồ đã
khởi tố Nguyễn Xuân Yến Nhi (SN 2000; trú Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) cùng 4
đối tượng mở “tiệc ma túy” trong căn chung cư Tân Hoàng Minh ở phường Xuân La.
Nhi khai nhận, đêm 4/10 đã thuê căn hộ chung cư tại đây rồi rủ các bạn lên bật
nhạc, sử dụng ma túy. Khi hết ma túy, Nhi cùng các đối tượng đặt mua trên mạng
thêm ketamine và ma túy “nước vui” để tiếp tục sử dụng suốt nhiều ngày đêm. Đến
sáng 8/10 thì cả nhóm bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ.
Xuất hiện nhiều loại ma túy mới dưới dạng thực phẩm, đồ uống
Theo Thượng tá Phạm Quỳnh, Phó trưởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội, các đối tượng tổ chức hoạt
động khép kín, chọn ở các tòa chung cư cao cấp, có sự bảo vệ, kiểm soát chặt
chẽ, gây khó khăn cho công tác trinh sát. Không chỉ làm nơi lẩn trốn, việc tội
phạm lựa chọn chung cư còn nhằm tẩu tán tang vật khi biết hành vi bị bại lộ.
Cũng theo Thượng tá Phạm Quỳnh, trên thị trường
hiện nay xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp mới, nằm trong vỏ bọc như thực
phẩm, đồ uống. Về thủ đoạn, có đối tượng nghiền nhỏ ma túy (thuốc lắc) rồi trộn
với bột café hoặc pha vào nước ngọt, soda sau đó đóng thành túi, chai thành
phẩm bán cho khách. Tội phạm cũng chế biến cần sa thành bánh với các thành phần
khác như bơ, bột mì… rồi rao bán trên mạng xã hội.
“Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại
ma túy tổng hợp có mẫu mã, hình thức, thành phần chất ma túy, gây nghiện, chất
hướng thần mới được giới trẻ ưa chuộng. Đáng báo động, ma túy được pha trộn,
đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống nhằm che giấu cơ quan chức năng” – Thượng
tá Phạm Quỳnh cho biết.
Trả lời đại biểu Quốc hội tại nghị trường, Đại
tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Hiện nay tình trạng sử dụng trái
phép chất ma túy nói chung và ma túy tổng hợp nói riêng có gia tăng và ngày
càng trẻ hóa. Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có
khoảng 213.000 người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy. Trong đó
trên 81.000 người từ 16 đến 30 tuổi, chiếm khoảng 38%.
“Trong khi đó, các loại ma túy ngày càng đa dạng
chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng. Chúng có thể len lỏi vào
trường học, núp bóng dưới những cái tên rất mỹ miều, gây tò mò như “tem giấy”,
“nước vui”, “trà sữa”, “khô gà”… khiến cử tri và phụ huynh học sinh rất lo
lắng” – Đại tướng Tô Lâm chỉ rõ.
Cùng với giải pháp đấu tranh phòng chống ma túy
thì Bộ Công an tập trung ngăn chặn nguồn cung từ bên ngoài vào, đặc biệt là coi
trọng giảm nguồn cầu, nhất là ở đối tượng giới trẻ, thanh niên, học sinh.
Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ ngành, đoàn thể
tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng, chống ma túy; các chất ma túy mới để các
thanh, thiếu niên, học sinh biết, chủ động phát hiện, phòng tránh.
Lực lượng chức năng cũng thường xuyên kiểm tra,
rà soát và triển khai biện pháp nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh, xử lý các vi
phạm sử dụng trái phép chất ma túy tại khu vực trường học, quán bar, karaoke,
vũ trường; triệt phá các tụ điểm tổ chức sử dụng ma túy trái phép tại các địa
phương.
Ngành dệt may: Vì sao
nhiều đơn hàng tuột khỏi tầm tay?
H.HƯƠNG
http://daidoanket.vn/nganh-det-may-vi-sao-nhieu-don-hang-tuot-khoi-tam-tay-5743519.html
Hiện
nay, nhiều nền kinh tế đã đặt ra những tiêu chuẩn liên quan tới ứng phó với
biến đổi khí hậu. Xu hướng này sẽ tạo nên luật chơi mới cho các doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với ngành dệt may, đây là vấn đề đầy
thách thức.
Khó khăn vẫn còn ngổn
ngang
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường nhận định, những tháng còn lại năm
2023 và năm 2024, doanh nghiệp (DN) có thể phải đối mặt với những rủi ro như:
bất ổn chính trị, xung đột vũ trang ở các khu vực có nguy cơ lan rộng; tín hiệu
phục hồi bền vững ở cả Mỹ, EU, Nhật Bản đều chưa rõ ràng; thời gian áp dụng EPR
(trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới
carbon) đến gần…
“Tổng thể thị trường năm
2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn năm 2023, tuy nhiên mức độ cải
thiện không nhiều. Tổng cầu 2024 dự kiến vẫn thấp hơn từ 5 - 7%; xu thế giảm số
lượng hàng hóa để chuẩn bị dần cho việc có khả năng áp dụng EPR; đơn giá có thể
tăng hơn trên nền số lượng giảm và yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn phi tài chính
khác cao lên” – ông Trường nói.
Trong khi đó, Chủ tịch
HĐQT Tổng Công ty May Nhà Bè Phạm Phú Cường cho biết, chưa khi nào DN dệt may
gặp khó khăn như hiện nay, bởi thị trường giảm sâu, đơn hàng nhỏ, giá giảm… Tại
May Nhà Bè, DN yêu cầu mỗi người, mỗi bộ phận cần phải đột phá, sáng tạo trong
điều hành và quản trị.
Cuối năm 2022 đến giai
đoạn hiện tại, ngành dệt may rơi vào cảnh khó khăn bủa vây, đơn hàng bị sụt
giảm khiến cho doanh thu nhiều DN giảm. Trong quý II/2023, hầu hết các công ty
dệt may niêm yết đều ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm đáng kể,
với biên lợi nhuận thu hẹp so với năm trước. Công ty CP Đầu tư và Thương mại
TNG và Công ty CP Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) ghi nhận lợi
nhuận ròng giảm 37% và 96% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong một báo cáo cập
nhật ngành dệt may do SSI Research thực hiện cũng chỉ rõ, do nền kinh tế toàn
cầu suy thoái, áp lực lạm phát và mức tồn kho cao trong nửa đầu năm 2022, các
quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn khác cũng ghi nhận xuất khẩu giảm so với
cùng kỳ trong nửa đầu năm 2023. Cụ thể, Trung Quốc ghi nhận mức giảm 7,3%.
Bangladesh là quốc gia duy nhất ghi nhận mức tăng 4% trong nửa đầu năm 2023.
Theo khảo sát của các
nhà bán lẻ, mặc dù Việt Nam được đánh giá cao hơn Bangladesh về chất lượng và
năng lực sản xuất, nhưng Bangladesh có lợi thế về chi phí, thuế và các khoản
trợ cấp của Chính phủ. Bangladesh nằm trong số 45 quốc gia đang phát triển hiện
được miễn thuế vào châu Âu. Trong khi đó, thực thi EVFTA, quy tắc xuất xứ
nghiêm ngặt đối với vải trở đi là một trở ngại cho dệt may Việt Nam khi có
khoảng 70% vải được nhập khẩu từ Trung Quốc. Xuất khẩu của Bangladesh trở nên
cạnh tranh hơn so với Việt Nam.
Chậm chân là mất cơ hội
Giới chuyên gia khuyến
cáo, nếu như ngành dệt may không nhanh chân thay đổi, không chuyển đổi xanh
nhanh thì sẽ mất dần tính cạnh tranh. Hiện nay các nước nhập khẩu ngày càng khó
tính hơn khi yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn hàng hoá, các DN muốn xuất khẩu được
hàng hoá cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế như cam kết về
giảm phát thải dòng bằng 0, cam kết về giảm phát thải khí metan toàn cầu,…
Ông Nguyễn Sỹ Linh -
Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu - Viện Chiến lược, chính
sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) dẫn chứng, một số
thị trường lớn như thị trường châu Âu đã sớm đề cập đến những quy định liên
quan đến dấu vết carbon hay chuyển dịch năng lượng. Ngành dệt may của Việt Nam
thời gian qua chịu ảnh hưởng rất nhiều do các đơn hàng dịch chuyển sang quốc
gia khác, như Banglades. Đây cũng là quốc gia đang phát triển nhưng đã chuyển
dịch năng lượng theo hướng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và ít phát thải
hơn.
Còn ông Hoàng Văn Tâm -
Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh (Bộ Công thương) cho
biết, xu thế về hàng hóa hay dịch vụ carbon thấp là một xu thế không thể đảo
ngược và các DN cũng nhìn nhận rằng đây là một cơ hội rất lớn.
Theo ông Tâm, thách thức
đối với DN là vấn đề về vốn đầu tư, về công nghệ. Bởi muốn giảm được dấu vết
carbon thì DN buộc phải đầu tư cả những giải pháp về công nghệ, về chuyển đổi
năng lượng. Khi đó cơ hội sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng ngược lại, những DN vẫn
để lại nhiều dấu vết carbon trong sản phẩm, hàng hóa thì sản phẩm, hàng hóa đó
sẽ không thể tiếp cận thị trường một cách dễ dàng và sẽ mất đi cơ hội đầu tư.
“Nếu DN có tầm nhìn dài
hạn và có đầu tư thích đáng cho việc chuyển đổi thì sẽ đi đúng theo xu thế
chung của toàn cầu, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, đặc biệt là những
thị trường lớn như là EU hoặc Mỹ” - ông Tâm khẳng định.
Theo Hiệp hội Dệt may
Việt Nam, tình trạng thiếu đơn hàng có thể khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may cả
năm 2023 khó có thể đạt được kế hoạch đề ra. Tính đến hết tháng 8/2023, kim
ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 26,2 tỷ USD, giảm hơn 16% so cùng kỳ năm ngoái.
Và dự kiến cả năm 2023 kim ngạch ngành dệt may chỉ đạt khoảng 39,5 - 40 tỷ USD,
thấp hơn kỳ vọng.
2023 là năm nóng nhất
trong 125.000 năm
Mai Phương
http://daidoanket.vn/2023-la-nam-nong-nhat-trong-125000-nam-5743530.html
Các nhà
khoa học Liên minh châu Âu (EU) cho biết, năm nay “gần như chắc chắn” sẽ là năm
nóng nhất trong 125.000 năm qua, khi dữ liệu cho thấy, tháng 10 vừa qua là
tháng nóng nhất trong giai đoạn đó.
Ngày 8/11, Cơ quan Biến
đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU cho biết, tháng 10 đã phá vỡ kỷ lục nhiệt
độ các tháng 10 từ năm 2019. “Kỷ lục đã bị phá vỡ với 0,4 độ C, đây là mức
chênh lệch rất lớn” - Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess nói và mô tả rằng, sự
bất thường về nhiệt độ trung bình của trái đất trong tháng 10 là “rất khắc
nghiệt”.
Nắng nóng là kết quả của
việc phát thải khí nhà kính liên tục từ hoạt động của con người, kết hợp với sự
xuất hiện của hiện tượng thời tiết El Nino trong năm nay, làm ấm vùng nước bề
mặt ở phía đông Thái Bình Dương. Trên toàn cầu, nhiệt độ không khí bề mặt trung
bình trong tháng 10 vừa qua ấm hơn 1,7 độ C so với cùng kỳ giai đoạn 1850-1900.
C3S cho biết, việc phá
kỷ lục trong tháng 10 có nghĩa là năm 2023 “gần như chắc chắn” là năm nóng nhất
được ghi nhận. Kỷ lục trước đó là 2016 - năm cũng xuất hiện hiện tượng El Nino.
Nhà khoa học khí hậu
Michael Mann tại Đại học Pennsylvania cho biết: “Hầu hết những năm xuất hiện El
Nino đều phá kỷ lục, bởi vì sự ấm lên toàn cầu do El Nino làm trầm trọng thêm
độ tăng nhiệt đều đặn do con người gây ra”
Theo bà Burgess, căn cứ
các dữ liệu của Copernicus có từ năm 1940, kết hợp với dữ liệu từ Hội đồng khoa
học khí hậu Liên hợp quốc, có thể khẳng định 2023 đây là năm nóng nhất trong
125.000 năm qua.
Trước tháng 10, chỉ có
một tháng phá vỡ kỷ lục nhiệt độ với mức chênh lớn là tháng 9/2023. Bà Burgess
nói: “Tháng 9 đã thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên. Vì vậy, sau tháng 10, thật
khó để xác định liệu chúng ta có đang ở trong một trạng thái khí hậu mới hay
không. Nhưng hiện tại, các chỉ số liên tục sụt giảm và sự thay đổi đó ít gây
bất ngờ hơn so với một tháng trước”.
Mặc dù các quốc gia đặt
ra mục tiêu cắt giảm khí thải nhưng cho đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra. Lượng
khí thải CO2 toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022.
Sau 6 năm thi công
dang dở, dự án bệnh viện 1.700 tỉ đồng ở Cần Thơ chưa có ngày về đích
Tạ Quang
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ (quy
mô 500 giường), được khởi công vào tháng 10.2017. Tuy nhiên, sau 6 năm thi
công, tổng giá trị khối lượng liên danh nhà thầu mới thực hiện ước đạt khoảng
21% và đang phải tạm ngưng xây dựng gần 2 năm qua.
Dự án này được UBND thành phố Cần Thơ quyết định và phê duyệt
vào ngày 25.1.2017, với tổng mức đầu tư hơn 1.727 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ODA
của Chính phủ Hungary và vốn đối ứng của thành phố Cần Thơ.
Theo đó, dự án được tổ chức lễ động thổ ngày 11.10.2017, do Sở Y
tế thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án được duyệt từ
năm 2015 - 2022. Do dự án chậm tiến độ nên ngày 21.7.2022, Thủ tướng ban hành
quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện đến hết ngày 31.12.2026.
Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động những ngày đầu tháng 11 cho
thấy, dự án Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ (đường Nguyễn Văn Cừ, quận
Ninh Kiều, TP Cần Thơ) như đại công trường hoang tàn, cỏ cây mọc um tùm, vật
liệu chất đống lộn xộn, thiết bị máy móc cũng hoen gỉ theo thời gian.
Theo tìm hiểu, từ tháng 6.2022 đến nay, khối lượng thi công của
dự án đạt chỉ khoảng 21,3%. Gần 2 năm qua, không có công nhân lao động tại công
trường.
Ông Phạm Quang Dũng - Cán bộ Ban điều hành thi công công trình
dự án cho biết, toàn bộ máy móc, thiết bị tập kết ở công trường để thi công gần
2 năm qua không hoạt động, từ giàn giáo, cốp pha, sắt thép… đều đã bị hoen gỉ,
xuống cấp trầm trọng.
Theo ông Dũng, bây giờ nếu làm lại phải mất rất nhiều công sức,
tiền bạc để bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị.
Ngày 8.11, trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Trí - Phó
Giám đốc Công ty Bạch Đằng, Chỉ huy trưởng công trường - thông tin, sau khi 71
container về đến công trường, nhà thầu mua bạt về để che đậy, bàn giao cho chủ
đầu tư cũng như đề nghị thanh toán nhưng cũng không thanh toán.
Theo ông Trí, trong dự toán của đơn vị chỉ đặt điều kiện trông
coi 6 tháng từ tháng 7 - 12.2022, còn từ tháng 1.2023 bên chủ đầu tư phải tự bố
trí người trông coi, vì tài sản là của chủ đầu tư. Thế nhưng, bên chủ đầu tư
không bố trí, không bảo quản, và hiện nay máy móc thiết bị hư hao, xuống cấp
nghiêm trọng.
“Chủ đầu tư có ghi vào kết luận cuộc họp (tháng 2.2023) là sẽ
xem xét giao việc này cho người sử dụng (tức Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ). Tuy
nhiên, từ đó đến nay chủ đầu tư chỉ nói, sẽ giao cho Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ
có phương án trông coi, bảo quản”, vị phó giám đốc nói.
Về vấn đề này, ông Cao Hoàng Anh - Phó Giám đốc Sở Y tế thành
phố Cần Thơ - thông tin, hiện hợp đồng xây dựng Bệnh viện Ung bướu quy mô 500
giường giữa đơn vị và liên danh nhà thầu đã hết hiệu lực từ ngày 10.7.2022.
Hiệp định vay của dự án ký kết lần hai giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Eximbank
Hungary cũng hết hiệu lực ngày 11.7.2022.
“Mới đây, phía Hungary đã quyết định không tiếp tục gia hạn hiệp
định vay. Do đó, dự án Bệnh viện không thể tiếp tục thực hiện với Hungary nữa,
mà phải tìm phương án xây dựng khác” - ông Hoàng Anh nói.
Hiện Sở Y tế đã thuê công ty kiểm toán độc lập để tính toán
những hạng mục đã thực hiện, từ đó quyết toán với các đơn vị liên quan.
“Việc tiếp tục thực hiện hay không thì cũng phải quyết toán
những phần đã xây dựng, phần nào đủ điều kiện quyết toán thì quyết toán cho
xong. Còn với những phần đang xây dựng dở dang, chưa đủ điều kiện quyết toán,
Sở sẽ nhờ công ty tính toán xem chi phí áp dụng quyết toán với các đơn vị liên
quan” - ông Hoàng Anh khẳng định.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, hiện nay vốn tạm
ứng của dự án là khoảng 10 triệu Euro, sau khi công ty kiểm toán tính toán xong
thì sẽ hoàn ứng lại cho Chính phủ Hungary. Phần hoàn ứng đó vốn có thể từ ngân
sách Trung ương hoặc địa phương. Sở đang liên hệ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu
tư để quyết toán phần này.
Còn phần Hungary tạm ứng 71 container vật liệu Vinyl (nhựa PVC)
và gạch ốp lát, hiện Sở đang yêu cầu bên phía nhà thầu gửi những chứng từ để Sở
quyết toán.
“Để tiếp tục hoàn thành công trình này cần phải sử dụng nguồn
vốn khác” - ông Hoàng Anh nói thêm.
Thị lực của con giảm
sau mổ, PH kêu cứu, Sở Y tế chuyển đơn tới BV Mắt Sài Gòn
Hà Anh
GDVN-Vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã chuyển đơn của bà
Lê Thị Ngọc Thanh đến Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn để xem xét, giải quyết.
Ngày 31/10/2023, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có
phiếu chuyển đơn của công dân gửi đến Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn (Địa chỉ: 100
Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong phiếu chuyển đơn kiến nghị, phản ánh này, Thanh tra Sở Y
tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thanh tra Sở Y tế nhận được đơn ghi ngày
16/10/2023 của bà Lê Thị Ngọc Thanh (Phường An Tân, Thị xã An Khê, Gia Lai),
trong đơn có nội dung phản ánh Bệnh viện Mắt Sài Gòn, địa chỉ: 98-100 Lê Thị
Riêng, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có tắc trách trong việc
mổ mắt bằng phương pháp Femto Lasik cho người bệnh Vũ Lê Trung H. (sinh năm
2005, con của bà Thanh).
Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP
ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại,
đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và quy định của pháp luật, Thanh tra Sở Y
tế chuyển đơn của bà Lê Thị Ngọc Thanh đến Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn để
xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả cho Thanh tra Sở Y tế trong ngày 6/11.
Đến ngày 3/11, Bệnh viện mắt Sài Gòn có văn bản do BS.CKII Tăng
Hồng Châu, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn ký phản hồi về đơn kiến nghị của bà
Lê Thị Ngọc Thanh, đồng thời báo cáo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó,
Bệnh viện Mắt Sài Gòn cho biết, căn cứ phiếu chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến Bệnh viện, Bệnh viện có thông tin như sau:
“Thứ nhất, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận đơn
phản ánh của bà Thanh và tiến hành xác minh vụ việc có liên quan đến vấn đề
khám bệnh, chữa bệnh của bệnh nhân H. tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn.
Thứ hai, Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã báo cáo
trung thực và chi tiết với đoàn cán bộ Sở Y tế về toàn bộ quá trình thăm khám,
phẫu thuật của bệnh nhân H., kết luận của Hội đồng chuyên môn đối với tình
trạng của bệnh nhân cũng như các giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục kỹ
thuật của bệnh viện từ Bộ Y tế, chứng chỉ hành nghề, đăng ký chứng chỉ hành
nghề của các thành viên tham gia thăm khám và phẫu thuật cho bệnh nhân.
Thứ ba, bệnh viện sẽ tiếp tục chờ sự chỉ đạo
từ cơ quan quản lý nhà nước để phối hợp.
Chúng tôi hoàn toàn thấu hiểu về những bức xúc
của bà (tức bà Lê Thị Ngọc Thanh) và bệnh nhân H., tuy nhiên đến thời điểm hiện
tại, theo các kết quả thăm khám tại các bệnh viện trong và ngoài nước cũng như
kết luận của Hội đồng chuyên môn thì vẫn không có sơ sở để kết luận tình trạng
của bệnh nhân H. là do quá trình phẫu thuật.
Chúng tôi đã và sẽ luôn sẵn sàng hợp tác với
các chuyên gia trong lĩnh vực nhãn khoa với mong muốn xác định được nguyên nhân
tình trạng bệnh lý cũng như các giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân H.
Ngoài ra, nhằm mục tiêu động viên khuyến khích
em H. tiếp tục hành trình học vấn và định hướng nghề nghiệp mới, bệnh viện có
kế hoạch thực hiện chương trình cấp học bổng hỗ trợ cho hoàn cảnh đặc biệt. Đây
là một trong những động hướng đến sinh viên và cộng đồng thường niên của bệnh
viện. Vì thế chúng tôi rất mong muốn được gặp gỡ Bà và em H. để chia sẻ về kế
hoạch cấp học bổng này…”.
Tuy nhiên, sau khi nhận được phản hồi của bệnh viện, phụ huynh
Lê Thị Ngọc Thanh tiếp tục có đơn gửi Bộ Y tế, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về
việc không đồng ý với trả lời sơ sài và thiếu trách nhiệm từ phía Bệnh viện Mắt
Sài Gòn.
Đơn phản hồi của bà Thanh cho rằng: “Việc gây ra hậu quả
nghiêm trọng đối với tương lai cả đời sau này của con tôi nhưng bệnh viện lấy
“học bổng” hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn để xoa dịu nỗi đau, mất mát là không xứng
đáng với trách nhiệm, đạo đức của người hành nghề y. Sức khỏe, tâm lý và cuộc
sống sau này của con tôi ai phải chịu trách nhiệm?
Đặc biệt, ước mơ của con trai tôi đi phẫu
thuật mắt để đủ điều kiện tham gia học tại một trường khối quân đội nhằm cống
hiến sức trẻ cho đất nước, nhưng giờ đây giấc mơ đã tan biến. Từ khi xảy ra sự
việc như trên, sức khỏe cháu bị sa sút nghiêm trọng, tâm lý cháu bị dao động,
chán nản, mất phương hướng…
Việc Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện kết
luận về tình trạng của con tôi và không tìm ra được nguyên nhân nên không chịu
trách nhiệm liệu có khách quan, công tâm? Khác gì vừa “đá bóng, vừa thổi còi”?
Tôi mong muốn Sở Y tế, Bộ Y tế sớm lập Đoàn
kiểm tra, hội đồng chuyên môn để đánh giá, giám định nguyên nhân xảy ra tình
trạng mắt con tôi sau phẫu thuật cận gần như bị hỏng như vậy…”.
Trước đó, ngày 31/10, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng
tải bài viết “Sau mổ tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn, thị
lực của con giảm, phụ huynh kêu cứu”, trong đó nêu toàn bộ thư kêu cứu của chị Lê
Thị Ngọc Thanh (phường An Tân, Thị xã An Khê, Gia Lai) tố cáo Bệnh viện Mắt Sài
Gòn (98-100 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) và
phản hồi của bệnh viện về trường hợp của bệnh nhân H.
Trong thư, chị Thanh nêu, để đủ tiêu chuẩn về sức khỏe tham gia
xét tuyển vào một trường đại học khối quân đội nên ngày 10/4/2023, con chị
Thanh tên là Vũ Lê Trung H. (sinh năm 2005) có đến Bệnh viện Mắt Sài Gòn để
khám và chữa mắt cận, loạn.
Khi vào bệnh viện, cháu H. đeo kính thì thị lực hai mắt là 10/10
(bỏ kính ra là 6/10). Trước khi mổ mắt đã được bác sỹ Trương Công Minh tiền
khám, kết luận và cam kết mắt của Hiếu mổ được bằng phương pháp Femto Lasik.
Đến 13 giờ 00 ngày 10/4/2023, H. đã được các bác sỹ phẫu thuật xong.
Đến ngày 11/4/2023, chị Thanh cho con đi khám lại, bệnh viện đã
tiến hành đo thị lực hai mắt và kết luận hồi phục tốt, cho xuất viện. Sau 11
ngày phẫu thuật mắt của con chị Thanh, thị lực mắt phải giảm từ 9/10 xuống
2/10, mắt trái giảm từ 10/10 xuống 9/10.
Nghệ
An: Khởi tố, bắt giám đốc công ty Anh Pháp Việt về hành vi buôn lậu
Thắng Tình
Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố, bắt giám đốc
công ty TNHH một thành viên Anh Pháp Việt ở Nghệ An vì tội buôn lậu. Nữ giám
đốc công ty Anh Pháp Việt bị bắt liên quan đến một lô hàng gỗ trắc.
Ngày 9/11, Phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an Nghệ
An đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hoan
(SN 1968, trú tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu) về tội buôn lậu.
Theo tài liệu của cơ
quan điều tra, Công ty TNHH một thành viên Anh Pháp Việt do bà Nguyễn Thị Hoan
làm giám đốc. Năm 2021, Công ty Anh Pháp Việt ký hợp đồng xuất khẩu một lô hàng
gỗ trắc sang Trung Quốc. Quá trình làm thủ tục, công ty này kê khai hồ sơ xuất
khẩu không phù hợp với số lượng lô hàng xuất khẩu.
Do Cửa khẩu Đông Hưng,
tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc không đủ điều kiện để giám sát nhập khẩu gỗ nên lô
hàng bị trả lại.
Ngày 18/3/2022, khi
công ty Anh Pháp Việt đang trong quá trình đăng ký thủ tục tái nhập khẩu lô
hàng tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về Việt Nam thì bị phát hiện, bắt
giữ.
Qua kiểm tra, số lượng
hàng hóa trên phương tiện vận chuyển không đúng với số lượng hàng hóa công ty
này đã đăng ký thủ tục xuất khẩu và thủ tục tái nhập khẩu.
Quá trình điều tra, cơ
quan điều tra đã tiến hành điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh
hành vi vi phạm của công ty Anh Pháp Việt và các cá nhân có liên quan. Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố bị can, ra lệnh bắt
tạm giam đối với Nguyễn Thị Hoan về tội buôn lậu để điều tra theo quy định của
pháp luật.
Đấu giá tài sản: Cần chế tài xử lý người thao
túng giá, phô trương thanh thế
An
Linh
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị việc xem xét
năng lực và mục đích của người đấu giá cần được làm chặt chẽ; quy định tiền đặt
cọc trước đấu giá như thế nào để ràng buộc được trách nhiệm những người tham
gia đấu giá.
Thảo luận ở tổ về dự
thảo Luật Đấu giá tài sản đang được lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, đại biểu
Dương Ngọc Hải (đoàn ĐBQH TP.HCM) cho biết, thực tế nhiều người tham gia đấu
giá nhưng mục đích của họ chưa hẳn là mua được tài sản đấu giá.
Cần chế
tài xử lý người thao túng giá, phô trương thanh thế
"Ngoài việc trả
giá cao, họ còn có những mục đích khác như: thao túng mặt bằng giá mới, phô
trương danh thế… Cho nên, việc xem xét năng lực và mục đích của người đấu giá
cần được làm chặt chẽ", ông Hải cho hay.
Cũng theo đại biểu
Dương Ngọc Hải, cần quy định tiền đặt cọc trước đấu giá như thế nào để ràng
buộc được trách nhiệm những người tham gia đấu giá. Để cho họ thấy rằng, nếu
như họ vi phạm luật thì có thể mất tiền cọc và bị phạt hành chính.
Cũng về nội dung này,
Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) nói: Để tăng cường trách nhiệm
của người có tài sản đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá, dự thảo Luật sửa
đổi, cần bổ sung một số quy định về quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu
giá, trách nhiệm trong việc quản lý, vận hành, hướng dẫn sử dụng Cổng Đấu giá
tài sản quốc gia…
"Đây là những quy
định rất mới, theo hướng công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải
trình của các cơ quan, cá nhân liên quan", đại biểu Tạ Thị Yên nói.
"Thời gian qua,
trong đấu giá tài sản đã xuất hiện, hiện tượng thao túng giá khởi điểm, bỏ giá
rất cao rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo nhằm thu lợi, tạo nên
cơn sốt đất ảo … nên dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về hủy kết quả đấu
giá theo hướng: quy định rõ chủ thể, căn cứ hủy kết quả đấu giá đảm bảo khả
thi, phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự, hậu quả pháp lý khi hủy kết
quả đấu giá nhằm bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức và xác định rõ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm dẫn đến
việc hủy kết quả đấu giá", bà Yên nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Đại
biểu Yên, trong thực tế, khi hành vi của các chủ thể trong diễn biến của các
phiên đấu giá đã cho thấy sự không bình thường, hoặc quá vô lý thì chưa thấy có
quy định phải làm gì, hay hoãn, hoặc dừng phiên đấu giá để phân tích, đánh giá
tình hình?
Đại biểu Nguyễn Văn
Cảnh (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) cho rằng trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Đấu giá tài sản, mức giá khởi điểm khá thấp.
"Chẳng hạn về đấu
giá số điện thoại, mức giá khởi điểm chỉ khoảng 262.000 là quá thấp và là số
lẻ" - ông Cảnh nêu ý kiến.
Đấu giá
biển số hàng tỷ đồng, nhưng trả hơn 5 triệu đồng là đã thắng
Nêu thực tế, có một số
tài sản, giá khởi điểm thấp, giá trúng lại cao gấp vài nghìn lần, do đó đại
biểu đề nghị điều chỉnh lại mức giá linh hoạt hơn. Ông cũng đề nghị bổ sung
thêm mức giá theo phần trăm (%) ngoài mức giá tối đa, tối thiểu, cố định trong dự
luật.
"Chẳng hạn khi
đấu giá số điện thoại, giá khởi điểm là 262.000 nhưng khi đấu giá lên đến 1
triệu, mức giá tiếp theo nên là 5% của 1 triệu; khi đến 100 triệu, mức tiếp
theo là 5% của 100 triệu. Như vậy, mức đấu giá sẽ phù hợp", Đại biểu Cảnh
nêu.
Theo ông này,
"nhiều biển số được đấu giá lên đến hàng tỷ nhưng người sau có khi chỉ cần
thêm 5 triệu là đã thắng. Như vậy rất vô lý. Khi đã ở mức 1 tỷ, giá sau cần trả
cao hơn khoảng 50 triệu như vậy mới hợp lý", ông Cảnh nêu quan điểm. Đồng
thời, vị đại biểu này cho rằng, "người ta đã sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ thì họ
không chi li lắt nhắt vài triệu".
Đại biểu Lê Tất Hiếu
(Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc): Tôi quan tâm Khoản 6, Điều 33 về hủy hợp đồng dịch
vụ đấu giá tài sản và Điều 72 về hủy kết quả đấu giá. Trên thực tế, hiện nay
thì đã có những vụ việc quá trình đấu giá tài sản không có vi phạm gì cả, tuy
nhiên nếu trong quyết định hành chính để tịch thu hay bản án tịch thu, đặc biệt
là trong thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản đó có vi phạm mà vẫn đưa tài sản
đó ra đấu giá sẽ phát sinh nhiều vấn đề.
Ông Hiếu cho biết, về
nguyên tắc và theo quy định hiện hành thì không có cơ sở để hủy kết quả đấu
giá, nên phải thực hiện bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, ngay thẳng
thì phải bàn giao.
Trên thực tế để đảm
bảo cho an ninh trật tự thì không bao giờ có chuyện bàn giao tài sản này. Ví dụ
như là cơ quan thi hành án kê biên một ngôi nhà của người dân nhưng mà trong
quá trình kê biên vi phạm thì bây giờ mà nếu bàn giao ngôi nhà này Nhà nước sẽ
phải bồi thường, rất khó khăn, mà địa phương lại không bao giờ dám cho triển
khai nội dung này.
Do vậy, Đại biểu Hiếu
cho biết cần bổ sung vào Khoản 6, Điều 33 quy định hủy hợp đồng dịch vụ tài sản
đối với những trường hợp có quyết định hành chính, bản án hoặc quá trình cưỡng
chế, kê biên tài sản có vi phạm pháp luật. Đồng thời, bổ sung vào Điều 72 về
hủy cái kết quả đấu giá nà, vì như thế thì sẽ có cơ sở xem xét trách nhiệm của
các cơ quan có vi phạm pháp luật trong các khâu trước.
No comments:
Post a Comment