Thursday, November 30, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 11 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Triều Tiên tố Mỹ ‘hai mặt’

Nga: Sẽ có căng thẳng nếu Ba Lan đưa lính tới biên giới Phần Lan-Nga

Xung đột Israel-Hamas: Đôi bên thả thêm con tin, tù nhân

Henry Kissinger trong mắt học giả Mỹ và cựu quan chức Việt Nam Cộng Hoà

 Nguồn tin: Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ thăm Việt Nam trong tuần này

 Nga chuẩn bị buộc người nước ngoài ký ‘thỏa thuận trung thành’

 Henry Kissinger trong mắt học giả Mỹ và cựu quan chức Việt Nam Cộng Hoà

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả ‘Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên’, qua đời ở tuổi 87

 

 

RFA

Tương lai của ASEAN sẽ ra sao?

.Rắc hoa tươi lên vũng lầy

Việt - Nhật nâng cấp quan hệ trong mối lo ngại Trung Quốc

Công an Tiền Giang truy nã đặc biệt ông Lê Quốc Anh theo Điều 117

Công ty Truyền thông WPP bị phạt lần ba với lý do quảng cáo tại tài khoản YouTube có nội dung “chống Nhà nước”

Tang lễ cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn diễn ra tốt đẹp dù an ninh gây khó khăn

Sự “tái sinh” của các dự án thủy điện trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

Dự án thủy điện Đắk R’lấp 1,2 và 3: còn hy vọng cho Vườn Quốc gia Cát Tiên

Cựu thiếu tá tông chết nữ sinh lớp 12 sẽ ra tòa ngày 5/12

 

Quốc hội Việt Nam thông qua việc đánh thuế tối thiểu toàn cầu đối với các công ty đa quốc gia

Vốn đầu tư công năm 2023 chưa thể giải ngân dù chỉ còn hơn một tháng là qua năm mới

Ứng dụng Baemin của Hàn Quốc phải đóng tại Việt Nam do thua lỗ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Việt Nam từ ngày 30/11

Cán bộ Trại giam số 6 cắt ngắn cuộc thăm gặp TNLT Đặng Đình Bách sau khi ông tố bị hành hung

Tiếng nói góp phần mang ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” về lại Việt Nam

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chia buồn về sự ra đi của Trưởng lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Quốc hội Việt Nam thông qua việc sáp nhập ba lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở

Cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức ra tòa ngày 29/11 do gây thiệt hại hơn 81 tỷ đồng

Hà Tĩnh khởi tố ba người về tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”

 

BBC

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

Hòa thượng Tuệ Sỹ còn ảnh hưởng bao nhiêu tới Phật giáo và Phật tử Việt Nam hiện nay?

Biên phòng Phần Lan nói ‘Nga giúp người nhập cư’ trốn sang nước họ

Biển Đông: Mỹ tuyên bố thách thức các hạn chế 'phi pháp' của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan

Virgin Atlantic có chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên dùng ‘nhiên liệu xanh’

Israel - Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột

Bảo tàng Hà Lan trả cho Ukraine bộ sưu tập vàng và cổ vật Crimea

Vạn Thịnh Phát: Vì sao bà Trương Mỹ Lan bị cho là 'rút của SCB' hơn 1 triệu tỷ VND mà bị xử lý 304.096 tỷ?

Bầu cử tổng thống Nga 2024: Thách thức nào khi 'so kè' với Vladimir Putin?

Ông Lý Hiển Dương, em thủ tướng Singapore phải ‘bồi thường’ cho hai bộ trưởng

 

RFI

Israel-Hamas: Các nhà trung gian quốc tế nỗ lực vận động cho một cuộc ngừng bắn lâu dài

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Phản công của Ukraina gây thất vọng, NATO bất đồng nội bộ về yểm trợ cho Kiev

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, đồng minh bất đắc dĩ của NATO

Phần Lan đóng cửa hoàn toàn biên giới với Nga

Nga bị nghi ngờ đầu độc vợ lãnh đạo tình báo quân sự Ukraina

Xung đột Hamas- Israel : Thiếu lao động Thái Lan, nông nghiệp Israel “điêu đứng”

Bảo vệ Đa dạng Sinh học: Cộng đồng quốc tế đối mặt với các thất bại cay đắng

COP28 Dubai : Trung Quốc và Mỹ gây khí thải nhiều nhất trên thế giới, nguyên thủ đều vắng mặt

Ấn Độ giải cứu 41 công nhân sau 17 ngày bị kẹt dưới đường hầm giao thông bị sập

Nhật Bản và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện

Gaza: Hưu chiến Israel-Hamas được triển hạn, thêm con tin và tù nhân được phóng thích

NATO: Ukraina ‘‘gây tổn thất nặng nề cho quân xâm lược Nga’’ những tuần gần đây

Hiệp định Quân sự Toàn diện bị hủy và nguy cơ xung đột vũ trang liên Triều

Hải quân Trung Quốc và Miến Điện tập trận chung

Trung Quốc: Vụ tập đoàn Zhongzhi vỡ nợ bộc lộ những vấn đề về nền “tài chính ngầm”

Xung đột Gaza: Tổng thư ký NATO kêu gọi triển hạn ‘‘ngừng bắn’’

 (Reuters) – Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Việt Nam vào ngày mai 30/11/2023. Hãng tin Anh Reuters trích dẫn hai nguồn tin tại Hà Nội cho biết ông Vương Nghị sẽ có mặt tại Hà Nội trong hai ngày 30/11 và 01/12/2023, tham dự một cuộc họp liên chính phủ. Bộ Ngoại Giao hai nước chưa xác nhận tin trên.

(Reuters) – Rớt máy bay quân sự của Mỹ ngoài khơi Nhật Bản. Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản tai nạn xảy ra vào quãng 2 giờ 47 phút chiều ngày 29/11/2023, giờ địa phương ở ngoài khơi đảo Yakushima. Chưa có thêm thông tin về danh tính và số phận của 8 người trong chiếc máy bay quân sự Osprey bị nạn.

(Reuters) – Vì lý do sức khỏe Giáo Hoàng Phanxicô phải hủy chương trình dự hội nghị quốc tế chống biến đổi khí hậu COP28 tại Dubai. Chưa lại sức do bị cảm cúm nhẹ từ cuối tuần qua, hôm 29/11/2023 lãnh đạo Tòa Thánh Vatican, 86 tuổi, đã phải rút ngắn chương trình làm việc và buổi phát biểu hàng tuần. Giáo Hoàng vắng mặt nhân hội nghị COP28 mở ra từ ngày mai và hủy phát biểu được dự trù vào ngày 02/12/2023.

(AFP) – Cam Bốt hủy dự án xây dựng nhà máy điện sử dụng than đá. Trong nỗ lực giảm khí thải carbon làm hâm nóng trái đất, ngày mai 30/11/2023 thủ tướng Cam Bốt Hung Manet sẽ chính thức quyết định từ bỏ dự án đầu tư ước tính lên tới 1 tỷ rưỡi đô la. Đây sẽ là một tín hiệu mạnh chứng tỏ quyết tâm của Phnom Penh trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu vào lúc COP28 khai mạc tại Dubai-Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

(AFP) – Tổng thống tân cử Achentina tiếp xúc với các cố vấn thân cận của tổng thống Biden. Vừa đắc cử ông Javier Milei bay sang Hoa Kỳ hội kiến lãnh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF hôm đầu tuần vào lúc mà Buenos Aires sắp phải thanh toán món nợ 44 tỷ đô la đã vay từ 2018. Hôm 28/11 ông đã có một cuộc trao đổi với cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, Jake Sullivan và các cố vấn của chính quyền Washington về châu Mỹ Latinh. Tổng thống tân cử Achentina thảo luận về « tầm mức quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh bang giao giữa hai nước trên các vấn đề kinh tế và những ưu tiên khác ».

(AFP) – Tập đoàn quân sự Miến Điện dội bom một thành phố ở phía Tây. Theo lời thuật từ nhiều người dân và chiến binh phe nổi dậy thuộc lực lượng Arakan (AA), quân đội Miến Điện từ hôm qua, 28/11/2023, đã dùng vũ khí hạng nặng, chiến đấu cơ và tầu chiến oanh kích không ngừng thành phố Pauktaw, bang Rakhine (phía tây Miến Điện). Từ đầu tháng 11/2023, lực lượng Arakan, thuộc một sắc tộc thiểu số, đã chấm dứt lệnh hưu chiến với giới tướng lĩnh Miến Điện khi mở các cuộc tấn công chống lại lực lượng an ninh tại bang Rakhine và bang Chin.  

(AFP) – Cơ quan Không gian Nhật Bản bị tấn công tin tặc. Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11/2023, cho biết máy chủ của Cơ quan Không gian Nhật Bản (JAXA) có nhiều xác suất đã bị tấn công tin tặc từ những thực thể mới lạ. Tuy nhiên, cơ quan này xác nhận chưa có một thông tin nhậy cảm nào liên quan đến các phi thuyền hay vệ tinh đã bị đánh cắp.  

(AFP) – Hồng Kông : Phiên tranh luận cuối cùng xét xử các nhà ủng hộ dân chủ. Hôm 29/11/2023 là phiên tranh luận cuối cùng trong phiên tòa xét xử 47 nhà hoạt động dân chủ lớn nhất ở Hồng Kông. Những người này bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia hà khắc và nhiều nhân vật điển hình trong số này có nguy cơ lãnh án tù chung thân nếu bị buộc tội « âm mưu lật đổ quyền lực nhà nước ». 

(AFP) – Trung Quốc sẵn sàng tăng cường phối hợp với Liên Âu. Tuyên bố này được thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp ngày 29/11/2023, với trợ lý tổng thư ký Cơ quan Hoạt động Đối ngoại (SEAE), nhằm chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Trung Quốc – Liên Hiệp Châu Âu. 

(AFP) – Phương Tây cản trở Nga tham dự cuộc họp OSCE. Trong cuộc họp báo ngày 29/11/2023, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, cáo buộc phương Tây « làm mọi cách nhằm cản trở Nga tham gia cuộc họp bình thường » của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đồng thời khẳng định hành động này của một số nước đe dọa « sự tồn tại » của chính tổ chức. Hôm qua, Ukraina và nhiều nước vùng Baltic đã thông báo sẽ tẩy chay cuộc họp của OSCE được tổ chức ở Skopje, Bắc Macedonia nếu ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hiện diện. 

(AFP) – Ryad tổ chức Triển lãm Toàn cầu 2030. Văn phòng tổ chức triển lãm quốc tế ngày 29/11/2023, thông báo Riyad, thủ đô Ả Rập Xê Út đã được chọn để tổ chức Triển lãm Toàn cầu 2030, sau một cuộc bỏ phiếu bầu chọn giữa ba ứng viên là Riyad (Ả Rập Xê Út), Busan (Hàn Quốc) và Roma (Ý).  

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2023

1/ TANG LỄ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ VẪN DIỄN RA TỐT ĐẸP.

Bất chấp các hành động gây khó khăn của đám công an mật vụ, tang lễ của cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người đứng đầu giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, vẫn diễn ra một cách tốt đẹp vào sáng hôm qua 29/11.

Thi hài của Ngài được hỏa thiêu ở tỉnh Đồng Nai, với tro cốt dự trù sẽ được rải xuống biển theo di nguyện.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch vào lúc 4 giờ chiều ngày 24/11 tại chùa Phật Ân, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 81 tuổi. Ngài được đề cử chức Chánh thư ký Viện Tăng thống của giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, một giáo hội có từ thời VNCH, theo di chúc của Tăng thống Thích Quảng Độ.

Ngay trong tang lễ, bạo quyền tỉnh Đồng Nai đã đến chùa Phật Ân để yêu cầu gỡ bỏ băng-rôn có dòng chữ “Tang lễ cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh thư ký kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”.

Tuy nhiên, yêu cầu trên đã bị cự tuyệt một cách cương quyết với lời tuyên bố của Hòa thượng Thích Minh Tâm là nếu quý vị bắn chết tôi rồi muốn gỡ gì thì gỡ.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh tường thuật vụ việc, cho biết một phái đoàn của an ninh, ban tôn giáo, bạo quyền địa phương đến tìm trụ trì chùa Phật Ân, đòi tháo tấm biểu ngữ trong điện thờ và tất cả những gì có ghi danh tính của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Khi bị chất vấn thì một quan chức cho biết giáo hội này là một tổ chức không được nhà nước công nhận.

Giới báo chí lề đảng gần như im lặng về tang lễ này. Thậm chí có 3 tờ báo cũng loan tin rất sơ sài nhưng không ghi rõ chức vụ của Hòa thượng Tuệ Sỹ và cũng không đề cập đến tên của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất.

2/ ĐÁM CAI TÙ CẮT NGẮN CUỘC GẶP GỠ CỦA TNLT ĐẶNG ĐÌNH BÁCH.

Cuộc gặp gỡ của tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách với gia đình đã bị ngừng đột ngột sau khi ông này nói với người thân về lá đơn tố cáo bản thân bị hành hung chưa được giải quyết.

Thông tin trên được bà Trần Phương Thảo, vợ của ông Bách cho biết vào ngày 28/11. Bà Thảo cho biết việc gián đoạn đối thoại trong chuyến thăm vào ngày 15/11 sau khi ông Bách kể lại là hai lá đơn tố cáo bị đánh đập vào ngày 31/8, vẫn chưa được trả lời.

Bà Thảo cho biết khi bị đám cai tù trại tù số 6 khống chế lôi khỏi phòng thăm gặp, ông Bách đã kịp thời hét to cho biết người đánh là Nguyễn Doãn Anh với cú đá sau gáy khiến ông bị bầm ở sau gáy dài 7 cm. 

Cần biết là ông Bách tố cáo bị đánh đập bởi đám cai tù ngay sau cuộc gọi cho gia đình vào ngày 31/8 để thông báo về việc ông và ba tù nhân chính trị khác bị một nhóm người mặc đồ phạm nhân nhảy vào khu giam giữ tù chính trị uy hiếp tính mạng của họ.

Bà Thảo cho biết trong cuộc gọi về nhà vào ngày 27/11, ở những giây cuối cùng, ông Bách nói vợ mình ghi lại số hiệu 554-526 của Nguyễn Doãn Anh, người đã đánh và gây chấn thương cho ông cách đây gần 3 tháng.

Ông Đặng Đình Bách, một nhà hoạt động môi trường, đã bị kết án 5 năm tù giam về tội “trốn thuế” cho các dự án được tài trợ bởi nước ngoài. Bên cạnh đó ông còn bị buộc truy nộp số tiền lên đến gần 1tỷ 4 đồng. Bà Thảo cho biết là bạo quyền Hà Nội yêu cầu nộp số tiền nói trên, nếu không sẽ cưỡng chiếm căn nhà mà gia đình đang sinh sống.

3/ HOA KỲ THÁCH THỨC CÁC TUYÊN BỐ CỦA TRUNG CỘNG, VN VÀ ĐÀI LOAN.

Trong một tuyên bố đầy cứng rắn đưa ra vào ngày 25/11, đệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ cho biết việc di chuyển mà không cần thông báo hay phải xin phép bất cứ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền, Hoa Kỳ thách thức những hạn chế phi pháp do Trung Cộng, Đài Loan và VN áp đặt trên Biển Đông.

Hải quân Mỹ tuyên bố chiến hạm Hopper đã thực thi hoạt động vì tự do hàng hải trên Biển Đông gần quần đảo Paracel, mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Tuyên bố phía Mỹ nêu rõ là Trung Cộng, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền liên quan đến quần đảo này. Tất cả ba bên đều yêu cầu phải được thông báo hoặc cho phép, trước khi một tàu quân sự hoặc chiến hạm đi vào "lộ trình vô thưởng vô phạt này", một điều mà Hoa Kỳ cho rằng là vi phạm luật pháp quốc tế.

Hạm đội Mỹ cũng viện dẫn về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, trong đó nêu rõ tàu bè của tất cả các quốc gia đều có quyền di chuyển qua những lộ trình “vô thưởng vô phạt” này, và việc ngăn chặn là "bất hợp pháp".

Theo thông báo của Hoa Kỳ thì những tuyến bố chủ quyền bất hợp pháp và có quy mô sâu rộng trên Biển Đông tạo nên một mối đe dọa nghiêm trọng đến nền tự do hàng hải, bao gồm quyền tự do di chuyển và bay trên vùng trời, nền thương mại tự do và giao thương không bị can thiệp, và tự do cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven biển trên Biển Đông.

Trung Cộng tuyên bố vụ chiến hạm Hopper di chuyển qua Biển Đông là bằng chứng cho thấy Mỹ là một quốc gia tạo rủi ro an ninh ở Biển Đông. Tuy nhiên theo phát ngôn nhân của Đệ Thất Hạm đội thì Hoa Kỳ thách thức các tuyên bố chủ quyền vượt mức cho phép trên khắp thế giới, bất kể quốc gia nào.

4/ PHẦN LAN ĐÓNG CỬA HOÀN TOÀN BIÊN GIỚI VỚI NƯỚC NGA.

Chính quyền Phần Lan thông báo sẽ đóng cửa các cửa ải biên phòng cuối cùng còn mở với Nga kể từ đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm 30/11 nhằm ngăn chặn làn sóng di dân bất thường đến từ Nga. 

Theo giới chức Phần Lan, gần một ngàn người không giấy tờ đã nộp đơn xin tỵ nạn ở biên giới phía đông dài hơn 1300 cây số phân cách hai nước.  

Bộ trưởng nội vụ Phần Lan, bà Mari Rantanen, khẳng định là Phần Lan đang là mục tiêu của một cuộc chiến hỗn loạn từ Nga, và vì vấn đề an ninh quốc gia, cửa ải biên phòng sau cùng còn mở với Nga là Raja Jooseppi sẽ bị đóng cho đến ngày 13/12. 

Trong thông cáo, chính phủ Phần Lan yêu cầu những người xin tỵ nạn sẽ phải nộp đơn tại các hải cảng và phi trường.

Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo vào hôm 28/11 đã lên tiếng cáo buộc Nga từ nhiều tuần qua đã xử dụng di dân như là một công cụ, với dòng di dân đổ về biên giới là một “hoạt động có tổ chức, không thật sự là một tình trạng khẩn cấp”. Bởi vì theo ông, việc người tỵ nạn có thể đi đến được cửa ải biên giới xa xôi nhất Raja Jooseppi là một bằng chứng hiển nhiên. 

Trước hiện tượng di dân đổ về biên giới Phần Lan, vào trung tuần tháng 11, chính phủ Helsinki đã thông báo đóng 4 cửa trong số 8 cửa ải với Nga, trước khi rút xuống còn một lối vô duy nhất vào tuần rồi.

Trả lời chất vấn về việc chăm lo cho những di dân có nguy cơ bị bỏ lại trong giá rét tại các cửa ải bị đóng cửa, chính phủ Phần Lan một mặt quy trách nhiệm cho Nga. Bộ trưởng nội vụ Phần Lan cũng cứng rắn tuyên bố là “quý vị đừng nên đến vì biên giới đã đóng cửa!”

5/ KHỐI NATO KHÔNG HỀ MỆT MỎI KHI TRỢ GIÚP UKRAINE.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken vào hôm qua 29/11 tuyên bố là các đồng minh khối NATO “không hề có cảm giác mệt mỏi” khi giúp đỡ Ukraine.

Ông phát biểu sau cuộc họp của NATO và Ukraine ở Brussels, đồng thời nói thêm rằng các đồng minh NATO đều đồng thuận về quan điểm này và lưỡng viện quốc hội Mỹ cũng sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine.

Cần biết là chính phủ Ukraine lo ngại là cuộc chiến Do Thái và Hamas có thể chuyển hướng sự chú ý của quốc tế khỏi nỗ lực đánh bại Nga, quốc gia đã xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố là điều quan trọng trong tình đoàn kết với Ukraine không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà còn bằng hành động. Ông cho biết nước Nga hiện đang suy yếu về mặt quân sự, chính trị và kinh tế. Tuy nhiên khối NATO không đánh giá thấp nước Nga. Ông nhấn mạnh là Nga đã và đang thực hiện những nỗ lực mới nhằm tấn công mạng lưới điện và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, nhằm cố đẩy Ukraine vào đêm tối và giá lạnh.

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Phóng sự ảnh: Xóm đường rầy Sài Gòn

VNTB – Người H’Mông báo cáo Liên Hiệp Quốc về việc bị chính phủ Việt Nam kỳ thị

VNTB – Đoàn Việt Nam Hải Ngoại tham dự CERD

VNTB – Đầu năm 2024 Việt Nam sẽ có thay đổi nhân sự cấp cao

VNTB – Dự án điện gió ở Quảng Trị đổi chủ

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 30/11/2023

Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản

Thế giới hôm nay: 29/11/2023

Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine

Thế giới hôm nay: 28/11/2023

Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel?

Thế giới hôm nay: 27/11/2023

Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli

26/11/1916: T.E. Lawrence báo cáo về các vấn đề Ả Rập

25/11/1960: Chị em nhà Mirabal bị chế độ Trujillo ám sát

 


Báo Tiếng Dân

 

Đọc ‘Kết Luận Điều Tra’ vụ Vạn Thịnh Phát: Chết và hóa giải trách nhiệm (tiếp theo)29/11/2023

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/11/2023

Nguyễn Chương - Hãy cùng nhau yêu tiếng Việt hơn

Nguyễn Mỹ Khanh - Trả lại tên cho em

Nguyễn Thông - Học người Nhật

Nguyễn Tấn Cứ - Tiễn biệt Nhà văn Nhạc sĩ thi sĩ Nguyễn Đình Toàn

Nguyễn Gia Việt - Xin cúi đầu tiễn ông Nguyễn Đình Toàn!

Cù Mai Công - Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ra đi

Dương Quốc Chính - Trông người mà ngẫm đến ta

Hà Phan - Trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ngân hàng SCB đoạt 72 giải thưởng 'tốt nhất'!

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Khi cái chết trở nên điều huyền thoại 30/11/2023

Hàm ý của Tập Cận Bình gặp Joe Biden 30/11/2023

Bi hài chuyện “đèn cù” về cái tên thẻ 30/11/2023

Nhận hối lộ “không vụ lợi”: “sự ngụy biện, cưỡng từ – đoạt lý”! 30/11/2023

Cuộc đua đứt gánh của Trung Quốc và Ấn Độ để đại diện cho các nước đang phát triển 30/11/2023

Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel? 30/11/2023

Xin giữ vững lòng trung 29/11/2023

LS Đặng Đình Mạnh: Ăn hối lộ ‘không vụ lợi’ là ngụy biện của tư pháp Việt Nam 29/11/2023

Vạn Thịnh Phát: Vì sao bà Trương Mỹ Lan bị cho là ‘rút của SCB’ hơn 1 triệu tỷ VND mà bị xử lý 304.096 tỷ? 29/11/2023

Israel – Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột 29/11/2023

Suy tư từ một sự kiện văn hoá 28/11/2023

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Giám đốc công ty Hoàng Hạnh Phương chủ mưu tàng trữ gần 1 tạ...thuốc nổ

https://www.anninhthudo.vn/giam-doc-cong-ty-hoang-hanh-phuong-chu-muu-tang-tru-gan-1-tathuoc-no-post559564.antd

ANTD.VN - Kiểm tra ngôi nhà do Nguyễn Đình Hạnh thuê của người dân để làm nơi ở cho công nhân, lực lượng chức năng phát hiện 429 thỏi thuốc nổ công nghiệp với tổng khối lượng 86,2kg; 170 kíp nổ điện, cùng 7 đoạn dây nổ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Đình Hạnh (SN 1967, nơi thường trú: phường Tân Phong, thành phố Lai Châu) về hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.

Trước đó, hồi 11h30 ngày 28/11, Tổ công tác Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lai Châu và Công an xã Bản Hon (huyện Tam Đường) phát hiện Công ty TNHH một thành viên Hoàng Hạnh Phương, do Nguyễn Đình Hạnh là Giám đốc, có dấu hiệu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (mìn) để phá đá tại công trình thi công đường nối cao tốc Lào Cai - Lai Châu, đoạn qua địa phận xã Bản Hon.

Kiểm tra ngôi nhà do Nguyễn Đình Hạnh thuê của người dân để làm nơi ở cho công nhân, Tổ công tác phát hiện 429 thỏi thuốc nổ công nghiệp với tổng khối lượng 86,2kg; 170 kíp nổ điện, cùng 7 đoạn dây nổ.

Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc, người, phương tiện đối với Nguyễn Đình Hạnh; thu giữ 57 kíp nổ điện, cùng nhiều tài liệu, sổ sách liên quan đến việc sử dụng vật liệu nổ của Công ty TNHH một thành viên Hoàng Hạnh Phương.

Quá trình làm việc tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đình Hạnh khai nhận, số vật liệu nổ mà cơ quan điều tra thu giữ do Hạnh lấy ở kho vật liệu nổ của Công ty TNHH một thành viên Hoàng Hạnh Phương thi công Thủy điện Nậm Đích 2 (xã Khun Há, huyện Tam Đường); mục đích để thi công công trình mở đường đoạn nối cao tốc Lào Cai - Lai Châu mà Công ty của Hạnh đang được thuê thi công. Do không muốn tốn chi phí xây dựng kho mìn theo quy định, Hạnh đã cất trữ số vật liệu nổ trên ngay tại khu vực ngủ của công nhân, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng của người khác.

Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Sở Công thương tỉnh Lai Châu cấp cho Công ty TNHH một thành viên Hoàng Hạnh Phương đã hết hạn sử dụng từ ngày 30/9/2023.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đang phối hợp với các đơn vị chức năng mở rộng điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Giám đốc ký hợp đồng bán tài sản dù công ty đã ngừng hoạt động

https://www.anninhthudo.vn/giam-doc-ky-hop-dong-ban-tai-san-du-cong-ty-da-ngung-hoat-dong-post559494.antd

ANTD.VN - Dù công ty đã ngừng hoạt động nhưng Tuấn và Tùng vẫn ký kết hợp đồng bán tài sản nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc.

Ngày 28/11, Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã khởi tố bị can đối với Đào Văn Tuấn (SN 1970) trú tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, và Hồ Đình Tùng (SN 1979) trú tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ năm 2012, Công ty cổ phần Gạch ngói Sông Lam đóng tại xóm 10, xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, đã ngừng hoạt động. Tất cả các tài sản trong khuôn viên công ty đã thế chấp để vay vốn tín dụng tại ngân hàng.

Tuy nhiên, Đào Văn Tuấn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hồ Đình Tùng là Giám đốc Công ty Cổ phần gạch ngói Sông Lam vẫn ký kết các hợp đồng kinh tế với các công ty trong và ngoài tỉnh Nghệ An để bán các tài sản này, nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền cọc trong các hợp đồng kinh tế.

Công an xác định, với thủ đoạn trên, Tuấn và Tùng đã chiếm đoạt của 1 bị hại số tiền là 300 triệu đồng.

Cơ quan công an đã ra thông báo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên, nhanh chóng liên hệ Công an huyện Nghi Lộc để được phối hợp giải quyết.

 

TS "rởm" từng thỉnh giảng ở nhiều trường ĐH, hướng dẫn đồ án môn học SV Hutech

Việt Dũng

https://giaoduc.net.vn/ts-rom-tung-thinh-giang-o-nhieu-truong-dh-huong-dan-do-an-mon-hoc-sv-hutech-post239560.gd

GDVN- Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) xác nhận, ông Nguyễn Trường Hải từng là giảng viên thỉnh giảng, hướng dẫn đồ án môn học cho sinh viên.

Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có bài viết phản ánh: "Nguyên Trưởng khoa CĐ Công thương Việt Nam dùng bằng TS không có dữ liệu cấp bằng".

Đáng nói, sau khi thông tin này được đăng tải, tiếp tục lộ ra ông Nguyễn Trường Hải từng thỉnh giảng ở một số trường đại học, cao đẳng.

Chiều ngày 28/11, theo thông tin mà phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có được, ông Nguyễn Trường Hải - người sử dụng cả bằng thạc sĩ và tiến sĩ không có trong dữ liệu cấp bằng của nhà trường đã từng tham gia thỉnh giảng tại một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thậm chí, nguồn thông tin này cho biết, ông Hải đã từng là người hướng dẫn đồ án môn học cho sinh viên, với học vị là thạc sĩ.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hutech cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018, ông Hải đã từng là giảng viên thỉnh giảng của nhà trường.

Khi đó, ông Hải sử dụng bằng Thạc sĩ Tin học do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cấp, có công chứng, có phụ trách đứng lớp một số môn của khoa Công nghệ thông tin.

Vào năm 2017, ông Hải đã từng hướng dẫn đồ án môn học cho sinh viên ngành Công nghệ phần mềm, khoa Công nghệ thông tin.

Về vấn đề là nay phát hiện bằng thạc sĩ của ông Hải không có trong dữ liệu cấp bằng, thì những đồ án này của sinh viên có bị ảnh hưởng gì không?

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh cho hay, khi sinh viên bảo vệ đồ án môn học, tốt nghiệp thì đều có một hội đồng chấm, gồm từ 2 đến 3 giảng viên trong và ngoài nhà trường đánh giá.

Muốn đồ án tốt nghiệp môn học của sinh viên được đánh giá đạt, phải trải qua quá trình đánh giá của các thành viên trong hội đồng. Như vậy, sinh viên phải có đủ kiến thức, cố gắng rất nhiều thì mới bảo vệ thành công đồ án, đáp ứng đầy đủ các năng lực cần có.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, với các môn học nằm trong chương trình đào tạo, trường đều có chuẩn về giáo trình đề cương chi tiết, đề thi và một quy trình kiểm tra đánh giá chặt chẽ, khắt khe.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh nhấn mạnh: “Qua sự việc của ông Nguyễn Trường Hải, nhà trường sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc, rà soát kỹ hơn các quy trình khi tuyển dụng nhân sự”.

Trong khi đó, cùng ngày, đại diện cho Trường Đại học Sài Gòn cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, trong học kỳ 1 của năm học 2021 – 2022, ông Nguyễn Trường Hải có tham gia giảng dạy tại nhà trường, với vai trò thỉnh giảng.

Do lúc đó còn học và thi trực tuyến, lại là thời kỳ giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, nên nhà trường cũng không thẩm tra văn bằng, hồ sơ của ông Hải.

Ông Hải lúc đó chỉ mới có bằng thạc sĩ có tham gia giảng dạy 4 môn, có tham gia chấm thi kết thúc học phần một môn với một giảng viên cơ hữu trong trường.

Tuy nhiên, ông Hải cũng không tham gia hướng dẫn, không tham gia vào hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên của trường.

Sang tới học kỳ 2, năm học 2021 – 2022 thì ông Hải không tham gia giảng dạy tại trường.

Sang tới học kỳ 1 của năm học 2022 – 2023, khoa Công nghệ thông tin của trường có trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt việc mời ông Hải thỉnh giảng một môn, với học vị là tiến sĩ.

Thế nhưng, lúc đó chỉ giảng dạy được một thời gian rất ngắn, phía nhà trường có đề nghị ông Hải cung cấp bản sao bằng cấp, thì ông Hải không chịu gửi và đã có đơn xin nghỉ thỉnh giảng với lý do bận việc riêng.

Đại diện khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Văn Hiến cũng cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, ông Nguyễn Trường Hải cũng từng nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí Phó Trưởng khoa.

Vào tháng 11/2022, trường gửi thư mời nhận việc, nhưng phải thử việc, và chỉ làm được có vài ngày thì ông Hải cũng tự nộp đơn xin nghỉ việc, với lý do là không hội nhập được với nhân sự trong khoa. Khi đó, ông Nguyễn Trường Hải cũng chưa dạy ngày nào tại khoa.

Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư Lê Hiếu Giang – Quyền hiệu trưởng nhà trường cho biết, cùng thời gian thỉnh giảng tại Hutech thì ông Nguyễn Trường Hải cũng có tham gia thỉnh giảng tại nhà trường, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi nghỉ.

Thời gian ông Hải thỉnh giảng đã từ rất lâu rồi, còn thời gian gần đây thì nhà trường không còn mời ông Hải tham gia giảng dạy tại trường nữa.

Còn tại Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam, hồi đầu tháng 9/2023, ông Hải có được nhà trường nhận vào làm việc, với hợp đồng thừ việc.

Tới ngày 18/9, nhà trường công bố quyết định bổ nhiệm ông Hải giữ vị trí Trưởng khoa Công nghệ thông tin, nhưng cho thử việc trước.

Gần giữa tháng 10/2023, trường biết được thông tin những bằng cấp của ông Hải không có trong dữ liệu cấp bằng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tháng 11/2023, ông Hải tự nộp đơn đến nhà trường xin nghỉ việc, với lý do là bận việc gia đình.

 

Bị cấm nằm nệm, SV bức xúc, Giám đốc KTX Trường ĐH Sư phạm TPHCM nói gì?

Việt Dũng

https://giaoduc.net.vn/bi-cam-nam-nem-sv-buc-xuc-giam-doc-ktx-truong-dh-su-pham-tphcm-noi-gi-post239553.gd

GDVN- Ký túc xá của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra thông báo, yêu cầu sinh viên không được nằm nệm trong phòng, khiến các em bức xúc.

Sinh viên không được nằm nệm trong ký túc xá

Ký túc xá của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra thông báo, yêu cầu các em sinh viên ở trong ký túc xá không được nằm nệm, chỉ được nằm chiếu và không được đi dép ở trong phòng.

Cùng lúc, ký túc xá đề nghị sinh viên chỉ được để sách trên kệ sách, một hộp vừa ngăn kệ để đồ như mỹ phẩm, thuốc…Gầm giường không được để đồ, góc giường chỉ được để ba lô.

Thông tin đưa ra của Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã ngay lập tức gây ra tranh cãi trong các em sinh viên.

Thùy Liên, sinh viên năm 3 hiện đang ở tại Ký túc xá của nhà trường cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, em nằm ngủ trên chiếu không quen một chút nào. Từ nhiều năm nay, em đều nằm ngủ trên nệm nên quy định này của ký túc xá là khắt khe, tạo ra nhiều điều bất tiện cho sinh viên khi ở tại đây.

“Nằm chiếu như quy định, thì có thể em sẽ bị đau lưng, do một ngày học trên trường đã quá mệt rồi. Do đó, việc ký túc xá quy định như vậy là không ổn. Thay vì ký túc xá làm việc với những phòng ăn ở không vệ sinh, thì lại đưa ra cấm dùng nệm cho toàn bộ ký túc xá” – Thùy Liên cho biết.

Nhiều sinh viên đồng tình với việc ký túc xá đưa ra nội quy, để đảm bảo sinh viên thực hiện sinh hoạt thật nề nếp, đảm bảo mỹ quan, sạch sẽ ở các phòng ở, thuận lợi cho việc ăn ở, học tập, sinh hoạt tại ký túc xá của trường.

Thế nhưng, các em vẫn cho rằng, việc đưa ra những quy định quá tiểu tiết như vậy là không cần thiết, do các em cũng đã ở độ tuổi đã lớn, không phải là trẻ mẫu giáo, nên quy định vậy có thể sẽ làm cho các em ức chế.

Giám đốc Ký túc xá lên tiếng

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam vào sáng ngày 28/11, Thạc sĩ Nguyễn Anh Đài – Giám đốc Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận, đúng là ký túc xá vừa ban hành nội quy không cho phép sinh viên nằm nệm, mà chỉ được dùng chiếu, gây nên những ý kiến trái chiều từ phía sinh viên ở tại ký túc xá.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Đài thông tin, trong tổng số hàng chục nghìn sinh viên của trường thì chỉ có khoảng 1.600 sinh viên được ở trong khoảng 200 phòng của ký túc xá nhà trường.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Anh Đài, một số các em sinh viên ở trong đây thuộc gia đình chính sách.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Đài chia sẻ, việc ban hành thông báo sinh viên chỉ được dùng chiếu trong phòng ở của ký túc xá, thay vì trước đây có thể nằm nệm là do xuất phát từ tình hình thực tế của ký túc xá.

Một số phòng ở, các em sinh viên đã đáp ứng rất tốt các quy định, nhưng vẫn còn số ít một số phòng thì các em chưa thực hiện tốt, gây ảnh hưởng chung đến sinh hoạt của các phòng.

Do ở không vệ sinh, không sạch sẽ dẫn đến việc thu hút côn trùng, sinh ra rệp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên ở tại đây.

Cá biệt có thời điểm, cả dãy phòng đã có rệp xuất hiện, khiến cho ký túc xá phải đi thuê đơn vị xử lý côn trùng đến vệ sinh.

Thế nhưng, chỉ được một thời gian ngắn sau thì rệp lại xuất hiện. Ký túc xá cũng vừa phải thay ván giường của hai phòng sinh viên ở, vì rệp xuất hiện nhiều.

Song song đó, việc hàng năm, sinh viên ở ký túc xá ra trường đến mấy trăm em, để lại ký túc xá rất nhiều nệm cũ, khiến cho công tác xử lý số nệm này cũng là cả một vấn đề, do nệm là phải được xử lý riêng, đóng phí cho bên xử lý rác thải. Việc này cũng khiến cho ký túc xá mất thêm thời gian.

Giám đốc Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, sau khi ông ban hành thông báo nói trên, cho đến nay, sau thời gian kiên trì giải thích, thì những em sinh viên bức xúc với thông báo này đã vui vẻ chấp hành các quy định mới mà ký túc xá đưa ra.

 

Giáo viên dạy gì ở lớp học thêm?

Lê Mai

https://giaoduc.net.vn/giao-vien-day-gi-o-lop-hoc-them-post239539.gd

GDVN- Không còn áp lực điểm số, học sinh sẽ không cần học thêm tối ngày, chúng ta sẽ trả lại ký ức quý giá nhất của con người, đó là tuổi thơ thời học sinh.

Câu chuyện dạy thêm, học thêm trong thời gian vừa qua đã tốn bao giấy mực của dư luận xã hội, đã làm nóng nghị trường Quốc hội.

Chuyện dạy thêm, học thêm, chẳng khác mấy chuyện con gà và quả trứng, cái nào có trước, cái nào có sau. Vậy nhu cầu học thêm của học sinh đẻ ra dạy thêm hay dạy thêm đẻ ra học thêm?

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước tôi mới ra trường, mấy ai biết đến khái niệm học thêm, dạy thêm, trong bối cảnh đó, người viết nhận được đề nghị của một phụ huynh:

“Tôi nhờ thầy kèm 3 môn Toán, Lý, Hóa cho con tôi, một tuần ba buổi, mỗi buổi 2 tiết để cháu thi đậu đại học.

Đổi lại, đám ruộng 3 sào của thầy gia đình tôi sẽ phụ trách cày bừa, chăm sóc, gặt hái … đến mùa chở lúa về cho thầy, còn vườn nhà, cứ mỗi tuần hai vợ chồng tôi đến làm, dọn cho thầy một buổi.

Nếu cháu đậu đại học, tôi tặng thầy miếng đất trên lộ (đường nhựa- người viết), thầy làm nhà ra đó mà ở cho thông thoáng”.

Nghe vậy, tôi chẳng tính thiệt hơn, đồng ý cái rụp. Sau khi dạy kèm một thời gian ngắn, tiếng lành đồn xa, có hơn chục học sinh đến học với tôi, trong đó phân nửa là con giáo viên.

Lứa học trò học thêm đầu tiên của tôi đậu đại học 100%, đã mở đầu cho “phong trào tầm sư học đạo” của địa phương, có thể nói tôi là giáo viên đầu tiên dạy thêm ở trong trường và địa phương.

Nếu dạy thêm vô tư, trong sáng, trên tinh thần tự nguyện, tầm sư học đạo của học trò, chính nhu cầu học thêm của học sinh đẻ ra hoạt động dạy thêm của giáo viên.

Giáo viên dạy gì ở lớp học thêm là câu hỏi không ít người quan tâm.

Học sinh đi học thêm (trong sáng) để hiểu được bài sâu hơn, làm được nhiều bài tập hơn, đặc biệt là bài tập hay và khó, đạt điểm cao trong kiểm tra thi cử.

Đáp ứng nhu cầu hiểu được bài sâu hơn, làm được nhiều bài tập hơn, đặc biệt là bài tập hay và khó của học sinh, giáo viên phải dạy học sinh giải bài tập.

Giáo viên sử dụng các bài tập yêu cầu học sinh vận dụng công thức, định lý đã học để giải quyết vấn đề.

Các bài tập mẫu không thiếu, có nhiều trong bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, … nếu giáo viên có chút năng lực, chỉ cần thêm “mắm, thêm muối” là có ngay bài hay và khó.

Vì thế, ở lớp học thêm, giáo viên phần lớn dạy học sinh giải bài tập, giải đề thi, hay nói cách khác cả thầy và trò đang phấn đấu để thành “thợ” giải bài tập.

Một số học sinh không đi học thêm, nhưng có sách tham khảo, có tinh thần tự học, trở thành “thợ” giải bài có tay nghề cao, sáng tạo, nên các thủ khoa thường có “mẫu số chung” là … không đi học thêm.

Dạy thêm tràn lan thực ra xuất phát từ nhu cầu của giáo viên tạo ra nhu cầu học thêm, dùng “chiêu trò” để ép học sinh đi học thêm.

Vì thế, để hạn chế dạy thêm tràn lan, ngoài đưa dạy thêm vào hoạt động kinh doanh có điều kiện còn phải giáo dục đạo đức công vụ cho giáo viên.

Nhà trường phải làm cho giáo viên hiểu việc giấu bài, bớt bài, dùng chiêu trò ép học sinh đi học thêm là hành vi xấu xí, đáng xấu hổ, không nên làm, sẽ hạn chế được dạy thêm.

Học sinh đi học thêm để hiểu được bài sâu hơn, làm được nhiều bài tập hơn, đặc biệt là bài tập hay và khó; bên cạnh đó không thiếu học sinh đi học để thầy cô nâng đỡ, tổng kết điểm đẹp hơn

Tức là, học sinh đi học thêm không phải vì phát triển phẩm chất, năng lực của mình, mà vì giải quyết vấn đề điểm số.

Trong lúc giáo dục đang hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực người học, mà người học lại hướng đến mục tiêu điểm số, trái ngược với mục tiêu giáo dục có hai nguyên nhân.

Thứ nhất, công tác truyền thông của chúng ta đến phụ huynh, học sinh có thiếu, còn yếu, chưa làm cho xã hội hiểu và đồng hành cùng giáo dục.

Thứ hai, thực tế, theo người viết nhận thấy, đề thi, đề kiểm tra đánh giá của nhà trường vẫn mang tính hàn lâm, chưa thể hiện được việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Người viết mong rằng đề mẫu thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 hướng đến đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh, để điều chỉnh dạy và học ở địa phương.

Thực tế, không ít học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, thợ giải bài tập tốt nhưng ra ngoài đời như “gà công nghiệp”.

Ngược lại, có nhiều học sinh học học tập bình thường nhưng thành công trong cuộc sống, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều cho xã hội.

Vì thế, các danh hiệu thi đua như học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh xuất sắc … chưa phản ánh đúng phẩm chất và năng lực học sinh.

Khi nào không còn tổng kết đánh giá học sinh, xếp thi đua theo điểm số, không còn áp lực điểm số, học sinh sẽ không cần học thêm tối ngày, chúng ta sẽ trả lại ký ức quý giá nhất của con người, đó là tuổi thơ của học sinh.

 

Bắc Ninh kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Lê Hải - Thanh Bình

https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/bac-ninh-kien-quyet-xu-ly-nghiem-can-bo-suy-thoai-ve-tu-tuong-chinh-tri-dao-duc-loi-song-d201433.html

Bắc Ninh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện vi phạm để xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm minh, nhằm giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở.

Ngày 29/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Chỉ thị về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở trong cơ quan của Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt đầy đủ, sâu rộng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng và thực hiện đạo đức công vụ, văn hóa công sở; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…

Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, nhằm tạo chuyển biển thật sự về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như trong sinh hoạt hằng ngày.

Chỉ thị cũng nêu rõ yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trước hết phải gương mẫu tự giác đi đầu, thực hiện văn hóa công sở; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo, chủ trì, tham dự các cuộc họp; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, nền nếp việc báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi đi công tác ngoại tỉnh và nước ngoài theo quy định.

Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và kỷ luật lao động trong điều hành hoạt động, giải quyết công việc và quản lý cán bộ, công chức, nhân viên trong đơn vị; công tâm, khách quan trong phân công nhiệm vụ và sử dụng, đánh giá, xếp loại tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên hằng năm. Xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, thân thiện, hiện đại, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số, tiến bộ khoa học-công nghệ vào công việc.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tiếp tục đổi mới lề lối làm việc theo hướng chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, giao tiếp, ứng xử chuẩn mực, vì nhân dân, doanh nghiệp phục vụ; ngăn chặn các biểu hiện nhũng nhiễu trong thực thi công vụ.

Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội; sự vào cuộc của người dân; các cơ quan truyền thông phản ánh về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở của cán bộ, đảng viên và người lao động trên địa bàn tỉnh.

Bắc Ninh cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện vi phạm để xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm minh, nhằm giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở. Người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để cán bộ, đảng viên, người lao động vi phạm.

Chỉ thị cũng nêu rõ, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh còn có một số tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện lơ là, chưa nghiêm túc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng tâm lý sợ trách nhiệm, tránh va chạm, không chịu làm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền, thậm chí đẩy việc lên cấp trên, sang các cơ quan, đơn vị khác.

Trong đó, vẫn còn các vi phạm kỷ luật thời gian hành chính như: hiện tượng đi muộn, về sớm, làm việc cá nhân; cá biệt một số còn sử dụng rượu, bia trong giờ hành chính, buổi trưa trong các ngày làm việc; vi phạm giao thông; một số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ trong thực thi nhiệm vụ, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh nêu rõ, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên chủ yếu do nhận thức, ý thức, trách nhiệm của một số cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc còn chưa nghiêm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực thi công vụ chưa thường xuyên; việc xử lý các trường hợp thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ trong cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý còn chưa cương quyết, triệt để.

Ngày 22/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã có văn bản hỏa tốc, chỉ đạo sau phản ánh lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đi chơi golf trong giờ làm việc.

Theo đó, người đứng đầu UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu trước 17h cùng ngày, Giám đốc Sở Nông nghiệp phải giải trình và chỉ đạo các cá nhân liên quan giải trình, báo cáo lên Chủ tịch tỉnh.

Trước đó, cơ quan báo chí đã phản ánh ngày 20/10 là ngày làm việc trong tuần nhưng ông Đặng Trần Trung (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh) chơi golf cùng 3 người khác tại sân golf Vân Trì (huyện Đông Anh, Hà Nội).

Đến ngày 25/10, ông Trung tiếp tục cùng Phó Giám đốc Đặng Công Hưởng xuất hiện tại sân golf FLC Hạ Long (Quảng Ninh) để "giao lưu" với một người chơi golf chuyên nghiệp.

Sự việc tương tự diễn ra vào ngày 27/10, tại sân golf Đồi Rồng (phường Vạn Hương, Quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng). Ông Trung, ông Hưởng đã đánh golf nhiều giờ liền cùng ông Đặng Công Toàn (Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh), một số cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Bí thư Huyện ủy Yên Phong (Bắc Ninh) Nguyễn Anh Tuấn.

Chơi đến khoảng 17h, cả nhóm lãnh đạo, cán bộ đi ăn tiệc, nghỉ ngơi ở Khách sạn Dream Dragon Resort thuộc Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng.

Liên quan đến việc này, ngày 23/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh kiểm tra thông tin báo chí phản ánh, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; yêu cầu địa phương báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/11.

 

Quảng Ninh: 29 học sinh vùng cao huyện Bình Liêu nghi ngộ độc do ăn kẹo lạ

Nguyễn Quang

https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/quang-ninh-29-hoc-sinh-vung-cao-huyen-binh-lieu-nghi-ngo-doc-do-an-keo-la-d201478.html

29 học sinh của trường THCS và THPT Hoành Mô có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn sau khi ăn kẹo lạ mua tại khu vực cổng trường.

Ngày 29/11, theo thông tin từ Trường THCS - THPT Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh), 29 học sinh của trường có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn sau khi ăn kẹo lạ mua tại khu vực cổng trường.

Theo đó, vào khoảng 15h15 ngày 27/11, một số học sinh của nhà trường Trường THCS - THPT Hoành Mô có mua kẹo đem đến lớp để chia nhau ăn.

Qua rà soát ban đầu có 29 học sinh cùng ăn một loại kẹo (27 học sinh lớp 6A, 2 học sinh lớp 8C).

Sản phẩm kẹo các em ăn có chữ nước ngoài, không có chú thích bằng tiếng Việt, được mua tại cửa hàng tạp hóa ở ngoài đường gần cổng trường.

Buổi tối cùng ngày các em ăn kẹo đều có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Nhà trường đã thông tin tới cha mẹ học sinh để nắm bắt, theo dõi tình hình sức khỏe của các em.

Đến buổi học chiều 28/11, qua kiểm tra cả 29 học sinh vẫn còn tình trạng đau đầu, đau bụng, buồn nôn.

Ông Đặng Quốc Việt - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Hoành Mô - cho biết: Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Giám hiệu nhà trường đã báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, UBND huyện Bình Liêu. Đồng thời tạm giữ mẫu kẹo các em ăn trước đó.

Đến sáng nay, sức khỏe học sinh đã ổn định và đi học bình thường. Hiện Công an huyện Bình Liêu, Quản lý thị trường đang điều tra xác minh sự việc, đem mẫu thực phẩm đi xét nghiệm, các hàng quán khu vực cổng trường đã bị niêm phong.

Trước đó, ngày 25/11/2023, 5 học sinh Trường THCS thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có biểu hiện nghi ngờ ngộ độc thực phẩm như tê môi, chóng mặt, tức ngực, khó thở phải theo dõi điều trị tại Trung tâm Y tế huyện sau khi ăn kẹo lạ tại cổng trường.

 

Tốc độ 13 năm xong một dự án đường sắt đô thị, Hà Nội mất 150 năm để xây xong 10 tuyến?

Thái Hà

https://soha.vn/toc-do-13-nam-xong-mot-du-an-duong-sat-do-thi-ha-noi-mat-150-nam-de-xay-xong-10-tuyen-20231121162758114.htm

Phó chủ tịch TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: "Nếu cứ theo tiến độ các dự án đang triển khai, phải mất 150 năm mới hoàn thành 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch".

Quy hoạch đường sắt đô thị của Hà Nội

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giao thông, quản lý lòng đường, hè trên địa bàn, do Thường trực HĐND thành phố tổ chức ngày 16/11, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết thành phố đang xây dựng đề án để đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị.

Để kết nối các đô thị, TP Hà Nội cần có 9 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8km, 3 tuyến tàu điện một ray và 8 tuyến xe buýt nhanh (BRT) trong tương lai.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra là nguồn lực. Theo tính toán, để phát triển đường sắt đô thị, Hà Nội cần hơn 888.623 tỷ đồng. Hiện tại, chỉ có 1 tuyến đường sắt đô thị đang vận hành khai thác là tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông.

Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội dự kiến có các tuyến:

Tuyến số 1: Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh, chiều dài khoảng 38,7 Km.

Tuyến số 2: Nội Bài – Trung tâm thành phố – Thượng Đình, chiều dài khoảng 35,2 Km, là xương sống cho khu vực đô thị hiện tại và tương lai, kết nối với tuyến số 2A.

Tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai chiều dài khoảng 21 Km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 tới Sơn Tây, tổng chiều dài dự kiến là 48 km.

Tuyến số 4: Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Từ Liêm – Thượng Cát – Mê Linh. Tuyến có chiều dài khoảng 53,1 km, có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, số 2, số 3 và số 5. 

Tuyến số 5: Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc. Chiều dài khoảng 34,5 Km. 

Tuyến số 6: Nội Bài – Khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi, kết nối với Tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và Tuyến số 7 tại Dương Nội. Chiều dài khoảng 43 Km. 

Tuyến số 7: Mê Linh – Đô thị mới phía Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội, kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đại Mạch và Tây Tựu, với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội. Chiều dài khoảng 35 Km. 

Tuyến số 8: Cổ Nhuế – Vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá. Chiều dài khoảng 28 Km.

Dự kiến, khi mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội hoàn thiện sẽ gia tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35-45%, giảm thị phần người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%; đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực và cải thiện môi trường đô thị nhờ giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và tình trạng ô nhiễm.

Tốc độ làm đường sắt đô thị rất chậm, liên tục đội vốn

Tại Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã định hướng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội vào năm 2035.

Tuy nhiên, với cách thức và thực trạng triển khai hiện nay, theo Đại biểu quốc hội Nguyễn Phi Thường (đoàn TP Hà Nội), việc hoàn thành gần 600km đường sắt đô thị còn lại, trong đó Thủ đô 400km và TP Hồ Chí Minh gần 200km trong vòng 12 năm tới là khó khả thi, “nếu không muốn nói là bất khả thi về triển khai thực hiện cũng như huy động nguồn lực”.

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, kết nối hạ tầng tại Hà Nội còn nhiều bất cập, quá trình triển khai, chuẩn bị đầu tư mạng lưới đường sắt đô thị rất chậm. 

Trong khi đó, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: "Nếu cứ theo tiến độ các dự án đang triển khai, phải mất 150 năm mới hoàn thành 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch. Điều này không thể chấp nhận được".

Thử nhìn vào dự án đường sắt đô thị duy nhất đã hoàn thành là Cát Linh - Hà Đông. Dự án được phê duyệt năm 2008 với tổng chiều dài 13 km đi trên cao, gồm 12 ga, tốc độ tối đa 80 km/h. Kế hoạch ban đầu hoàn thành vào năm 2013.

Tới tháng 10/2011 dự án mới được khởi công, thời hạn hoàn thành lùi tới năm 2015. Quá trình triển khai thực tế cũng phát sinh bất cập, tai nạn, sự cố.

Bộ Giao thông Vận tải đánh giá việc chậm giải phóng mặt bằng, cộng với việc thay đổi thiết kế, trượt giá làm tăng kinh phí đền bù giải tỏa, tăng chi phí nguyên vật liệu. 

Sau 4 lần trễ hẹn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đóng điện và chạy thử liên động vào tháng 9/2018, đánh dấu hoàn thành cơ bản phần xây dựng, bước vào giai đoạn đánh giá an toàn và nghiệm thu, bàn giao. Tuy nhiên, thời gian thực hiện các thủ tục này kéo dài tới gần 3 năm.

Cuối cùng, ngày 6/11/2021, Cát Linh - Hà Đông mới chính thức vận hành. Đánh dấu mốc 13 năm từ ngày phê duyệt, tròn 1 thập kỷ xây dựng với số vốn từ 8.770 tỷ đồng tăng lên 18.002 tỷ đồng.

Thế nhưng sự chậm trễ của Cát Linh - Hà Đông vẫn không thể so sánh với dự án Nhổn - ga Hà Nội. Tuyến này được UBND TP Hà Nội phê duyệt đầu tư dự án năm 2009, khởi công năm 2010. Đến nay, mới cơ bản hoàn thành đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy, đoạn Cầu Giấy - ga Hà Nội đang thi công, dự kiến đưa vào khai thác năm 2027.

Thậm chí, tuyến Nhổn - ga Hà Nội còn được xây dựng với mục tiêu là tuyến thí điểm, lấy làm tham chiếu cho việc xây dựng các tuyến đường sắt của Hà Nội sau này thế nhưng đến nay vẫn chưa hẹn ngày hoàn thành 100%.

Theo quyết định phê duyệt đầu tư tại thời điểm khởi công, dự án có tiến độ hoàn thành năm 2016 với tổng mức đầu tư 18.408 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 34.826 tỷ đồng, số vốn tăng trên 87%.

Một trong số nhóm nguyên nhân chính khiến dự án bị chậm tiến độ và đội vốn được TP Hà Nội đưa ra là: chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án, nhất là đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội) dài 4 km.

Về các tuyến đường sắt đô thị khác của Hà Nội: tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang đề xuất điều chỉnh ga tổng mặt bằng ga C9, cạnh Hồ Gươm.

Hai tuyến số 3 ga Hà Nội đến Hoàng Mai và tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Hòa Lạc được thành phố thông qua chủ trương đầu tư. Tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi đang lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật.

 

Cầu gần 400 tỷ đồng xây xong thiếu đường kết nối

Phước Tuấn

https://vnexpress.net/cau-gan-400-ty-dong-xay-xong-thieu-duong-ket-noi-4680425.html

ĐỒNG NAIDự án cầu Vàm Cái Sứt đã hoàn thành nhưng không thể kết nối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây do thiếu đường đi.

Công trình dài 650 m, rộng hơn 23 m, 4 làn xe với kinh phí gần 400 tỷ đồng, khởi công cuối năm 2020, hoàn thành cuối năm nay. Dự án nằm trên hương lộ 2 đoạn qua khu đô thị phía đông tỉnh Đồng Nai (TP Biên Hòa).

Trước đó để phát huy hiệu quả toàn tuyến, sau khi cầu được khởi công, tỉnh đã triển khai nâng cấp hương lộ 2 với tổng vốn dự tính 1.500 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Đến nay, giai đoạn 1 dự án từ cầu tới xã Long Hưng, TP Biên Hòa, dài hơn hai km, đã hoàn thành. Còn đoạn dài gần 6 km của giai đoạn 2 hướng từ cầu đi cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây chưa được triển khai.

Theo lãnh đạo địa phương, dự án giai đoạn 2 trước đây được hai doanh nghiệp có khu đất mà đường đi qua đăng ký xây dựng theo quy hoạch của tỉnh. Song đến nay các doanh nghiệp này chưa thực hiện khiến tuyến không thể thông suốt đến cao tốc như kế hoạch. Gần một năm qua, tỉnh có nhiều cuộc họp gỡ vướng mắc để sớm đẩy nhanh tiến độ, dự án thông suốt, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Ông Nguyễn Bôn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai, cho biết UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương dùng ngân sách để xây đoạn 2 còn lại của tuyến đường thay cho chờ doanh nghiệp đầu tư. "Hiện các cơ quan ban ngành tỉnh hoàn thiện thủ tục để sớm triển khai dự án nhằm phát huy hiệu quả đoạn 1 và cầu Vàm Cái Sứt đã xây xong", ông Bôn nói.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, toàn tuyến hương lộ 2 hoàn thành giúp giảm lượng xe đi trên quốc lộ 51, rút ngắn thời gian, khoảng cách từ Đồng Nai đi TP HCM, phát triển khu vực kinh tế mở Long Hưng và các đô thị ven sông ở địa phương.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment